Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.27 KB, 21 trang )

BM 01-Bia SKKN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐỒNG NAI
Mã số: ................................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA
NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT NHIỆT TẠI TRƯỜNG
TRUNG CẤP KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐỒNG NAI

Người thực hiện: NGUYỄN THÀNH DANH
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: 
- Lĩnh vực khác: ..................................................... 
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình

 Đĩa CD (DVD)

 Phim ảnh

(Các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

Năm học: 2016 - 2017


 Hiện vật khác


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “Giải pháp nâng cao chất
lượng đào tạo của ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Nhiệt tại trườngTrung cấp
Kinh tế Kỹ thuật Đồng Nai”tác giả nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp
Lãnh đạo Trường, Khoa; đồng nghiệp và người học. Tác giả xin gởi lời cảm ơn sâu
sắc đến:
- Lãnh đạo trường;
- Lãnh đạo Khoa điện – Điện lạnh;
- Tập thể lớp 1409 Công nghệ kỹ thuật nhiệt;
- Tập thể lớp 1509 Công nghệ kỹ thuật nhiệt;
Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh những thiếu sót, kính mong
Quý Giám khảo, quý Thầy cô đóng góp ý kiến để giúp đề tài hoàn thiện hơn.
Chân thành cảm ơn !


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1

II.


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1

1. Cơ sở lý luận

1

2. Cơ sở thực tiễn

2

III.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

3

IV.

HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

4

V.

ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG

5


VI.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

5

VII. PHỤ LỤC

6


BM03-TMSKKN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ
KỸ THUẬT NHIỆT TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - KỸ THUẬT
ĐỒNG NAI

I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Chất lượng đào tạo là một nội dung cơ bản thể hiện uy tín và quyết định sự
tồn tại, phát triển của một nền giáo dục trong các cơ sở đào tạo.
Nâng cao chất lượng đào tạo góp phần tăng số lượng người học, tăng kiến
thức, kỹ năng, kỹ xảo cho người học để người học sau khi ra trường có thể đáp ứng
được với yêu cầu của các doanh nghiệp và xã hội.
Ngày nay với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, những công
nghệ mới luôn luôn được phát minh và ứng dụng vào sản xuất, để người học sau khi
ra trường có thể tự bước trên đôi chân của mình và tự tìm tòi và phát triển công việc

cho chính bản thân việc trang bị những kiến thức kỹ năng là một yếu tố quan trọng.
Để truyền tải được các kiến thức, kỹ năng thật tốt, đội ngũ giáo viên phải luôn luôn
trau dồi kiến thức, đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học
thu hút được học viên.
Trên thực tế ngành Công nghệ kỹ thuật nhiệt tại trường gặp nhiều khó khăn
trong việc tuyển sinh. Hằng năm số lượng học viên đăng ký học chiếm tỷ lệ thấp so
với các ngành khác trong trường.
Để cải thiện số lượng người học, tìm các giải pháp để giải quyết vấn đề trên
tác giả đã thực hiện đề tài “ Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành Công
nghệ kỹ thuật nhiệt tại trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Đồng Nai”.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
Năm 2013, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kí ban hành Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với
nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế.
Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu của đổi mới lần này là: Tạo chuyển biến
căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt
hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo
dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả
năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt
và làm việc hiệu quả.
Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý
tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo
1


đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội
hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội

chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt
trình độ tiên tiến trong khu vực.
Trong nghị quyết cũng đã nêu các mục tiêu cho từng cấp học, đối với hoạt
động dạy nghề Nghị quyết nêu rõ:
Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ
năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với
nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng,
thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao
động trong nước và quốc tế.
Để đáp ứng được mục tiêu trên việc nâng cao chất lượng đào tạo là một trong
những yếu tố đóng vai trò then chốt.
2. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay việc tuyển sinh trung cấp nói chung và trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Đồng Nai nói riêng gặp nhiều khó khăn, chỉ tiêu tuyển sinh không đạt mục
tiêu đề ra. Nguyên nhân của hiện tượng này là nhiều trường Đại học và Cao đẳng
mọc lên, cơ hội vào đại học, cao đẳng của học sinh rất cao. Tâm lý của phụ huynh
và các nhà trường cũng luôn chú trọng bằng cấp, thích con em phải theo học đại
học.
Hơn nữa, cơ hội việc làm của học sinh trung cấp là không cao bởi các địa
phương luôn đưa ra các tiêu chí đánh giá tuyển chọn chủ yếu ở trình độ cao hơn.
Tỷ lệ học viên ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt đăng ký vào đạt tỉ lệ rất thấp
cũng do một số lý do:
Học viên chưa hiểu rõ được ngành nghề mình yêu thích, đăng ký học chỉ là
do đọc qua tên ngành thấy thích.
Trong quá trình học, học viên thường không chú tâm, thái độ không thích thú
với môn học, lười biếng và không chú tâm vào việc thực hành. Sau khi ra trường
không đủ tự tin để làm việc theo đúng ngành nghề.
Cơ sở vật chất của trường lỗi thời, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, các
mô hình thiết bị của trường chưa đủ để cập nhật các kiến thức và công nghệ mới cho
học viên.
Chương trình đào tạo còn chú trọng nhiều lý thuyết các môn học mang tính

hàn lâm quá nhiều, trong khi đó thời gian thực hành chưa đủ để hình thành kỹ năng
kỹ xảo cho người học. Chưa có giáo trình, tài liệu tham khảo chi tiết cho từng học
phần.
Với khó khăn chung của trường, ngành Công nghệ kỹ thuật nhiệt của trường
đã gặp không ít khó khăn trong việc tuyển sinh những năm qua. Tỷ lệ học viên đăng
ký là rất thấp.
Tuy việc tuyển sinh của ngành Công nghệ kỹ thuật nhiệt tại trường gặp nhiều
khó khăn, nhìn lại các ngành khác của trường việc tuyển sinh vào các ngành Cơ khí
chế tạo, Bảo trì sửa chữa máy công cụ, Điện công nghiệp và dân dụng lại thu hút
được nhiều học viên.
2


Nguyên nhân của sự thành công này chính là nhờ chương trình đào tạo sát
thực tế, nắm chắc được nhu cầu nhân lực của xã hội và sự nhanh nhạy khi “bắt tay”
với doanh nghiệp trên địa bàn.
Vì vậy nâng cao chất lượng đào tạo là giải pháp then chốt để nâng cao uy tín,
và giúp cải thiện tình hình tuyển sinh của ngành Công nghệ kỹ thuật nhiệt.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Để nâng cao chất lượng đào tạo của ngành Công nghệ kỹ thuật nhiệt tại
trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đồng Nai đòi hỏi phải kết hợp nhiều yếu tố về
đội ngũ đào tạo, tư vấn tuyển sinh, chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp dạy
và học.
Dưới đây là một số giải pháp của đề tài
• Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên:
Chất lượng giáo viên đóng vai trò quyết định đảm bảo và nâng cao chất lượng
dạy học. Do vậy việc nâng cao chất lượng giáo viên là một giải pháp đột phá trong
việc nâng cao chất lượng đào tạo của ngành.
Để nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực giảng dạy và nghiên cứu của
giáo viên tác giả đề xuất một số giải pháp sau:

Đẩy mạnh công tác đào tạo, công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao
năng lực chuyên môn và nghiệp vụ giảng dạy của giáo viên.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, gắn hoạt động nghiên cứu khoa học
với công tác giảng dạy của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn.
Định kỳ tổ chức sinh hoạt chuyên môn, tổ chức đánh giá xếp loại giáo viên.
Điều chỉnh lại kế hoạch giảng dạy của từng học phần gắn với mục tiêu theo
chuẩn đầu ra của học phần đó.
• Đổi mới chương trình đào tạo
Để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo các cơ sở đào tạo phải có chương
trình đào tạo tiên tiến. Xây dựng chương trình đào tạo cần phải trả lời được câu hỏi:
“ Học viên sau khi ra trường phải đạt được các kiến thức, kỹ năng và thái độ gì?”
Để đạt được điều này cần phải rà soát lại chương trình đào tạo của ngành theo
khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, điều chỉnh lại mục tiêu, chuẩn đầu
ra cho phù hợp với cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường, cũng như nhu cầu thực
tế của doanh nghiệp và xã hội.
Xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tích hợp, nghĩa là tìm những
phương cách sáng tạo có thể, để thời lượng giảng dạy đảm bảo hai nhiệm vụ:
1. Học viên vừa phát triển sâu về kiến thức chuyên môn.
2. Đồng thời học được các kỹ năng cá nhân và giao tiếp.
Giảm bớt các môn học mang tính hàn lâm, tăng thời lượng thực hành cho các
môn học, tăng cường rèn luyện thái độ và kỹ năng của người học.
Tối ưu hóa chương trình, sắp xếp và bố trí lại các học phần cho hợp lý trong
từng kỳ học và năm học, theo tiến trình từ dễ đến khó để người học có thể tiếp thu
một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Đề cương chi tiết của các môn học phải được biên soạn lại cho phù hợp, có kế
hoạch cụ thể cho từng môn học, sau khi học xong môn học này các kỹ năng cần đạt
3


được là những gì? Để đạt được mục tiêu này cần phải khai thác những cơ hội học

tập ngoại khóa, song song với chương trình đào tạo kết hợp thực hành bên ngoài và
phát triển giáo trình giảng dạy mới.
Đội ngủ tư vấn tuyển sinh, phải nắm bắt được nhu cầu của từng ngành học để
tư vấn tuyển sinh.
• Đổi mới phương pháp dạy học
Khi chương trình đào tạo đã hoàn thiện và phù hợp, quá trình đào tạo cần xem
xét đến các vấn đề về mặt phương pháp sư phạm (tức là giáo viên giảng dạy thế nào
và học viên học như thế nào).
Để đạt được mục tiêu kép trong việc học chuyên ngành và học kỹ năng một
cách tốt hơn việc sắp xếp lại thời gian học của học viên là thông lệ tốt nhất để đạt
được chất lượng đào tạo. Đáp ứng được yêu cầu này thì việc kết hợp giữa học tập
chủ động và trải nghiệm, cũng như thiết lập kinh nghiệm học tích hợp dẫn đến nắm
vững kiến thức chuyên môn, phát triển kỹ năng cá nhân và giao tiếp.
Các kỹ năng học tập chủ động có thể giúp thúc đẩy việc tiếp nhận kiến thức
của học viên được tốt hơn. Việc học chủ động có thể hình thành khi các học viên
được giao các bài tập có sự vận dụng và có sự sáng tạo. Học chủ động trong các
môn học lý thuyết có thể bao gồm những thời gian cho việc thảo luận nhóm và trình
bày báo cáo. Việc học chủ động cũng có thể trở thành kinh nghiệm khi học viên
được giao đảm nhiệm một nhiệm vụ nào đó.
Nói chung việc học tập chủ động có nhiều hữu ích cho học viên nhất là trong
các môn học lý thuyết.
Trong phạm vi của đề tài tác giả đã chú trọng vào giải pháp xây dựng lại
chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật nhiệt đáp ứng chuẩn kiến thức kỹ
năng và thái độ phù hợp với nhu cầu của địa phương và xã hội.
Sau khi đã nghiên cứu các nguyên nhân của việc giảm số lượng tuyển sinh
của ngành tác giả đã tìm ra giải pháp phải nâng cao chất lượng đào tạo để có thể tiếp
tục nâng cao số lượng tuyển sinh của ngành.
Để làm rõ hơn các giải pháp tác giả đã biên soạn lại chương trình chi tiết cũ
thành chương trình mới với đầy đủ các mục tiêu, chuẩn đầu ra cho môn học.
Chương trình chi tiết biên soạn lại được đính kèm trong phụ lục.

Trong chương trình chi tiết được biên soạn này các chương được sắp xếp theo
nhóm logic bổ trợ lẫn nhau và mỗi chương đều có những mục tiêu để phát triển kỹ
năng cá nhân, giao tiếp thông qua các buổi thảo luận và báo cáo:
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Việc biên soạn lại chương trình chi tiết môn học có sự tích hợp giữa lý thuyết
và thực hành giúp cho người học có sự hứng thú trong quá trình học tập.
Các môn học theo hướng tích hợp thu hút được học sinh hơn.
Các kiến thức trong các môn học lý thuyết sau khi kết hợp với việc thực hành
giúp học viên dễ hiểu và ghi nhớ một cách dễ dàng.
Việc kết hợp hoạt động nhóm trong các bài học giúp cho học viên có thể chia sẻ
quan điểm, thảo luận với nhau, cùng nhau hoàn thành các bài tập mà giáo viên đã
giao cho.
4


Việc đưa ra các bài tập thực hành của mỗi học phần đã thực hiện được mục
tiêu nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ cho người học. Các bài tập về nhà theo
nhóm, giúp học viên tăng khả năng tự lập kế hoạch, nâng cao kỹ năng hoàn thành
công việc, kỹ năng hợp tác với nhau.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG
Để nâng cao chất lượng đào tạo cần phải có sự kết hợp hài hòa nhiều yếu tố,
như phải nâng cao chất lượng của chính cán bộ giáo viên của ngành, hoàn thiện
chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực, xây dựng chương trình đào tạo
tiên tiến, cũng như đổi mới phương pháp dạy và học.
Qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu tác giả đưa ra một số đề xuất như sau:
- Hoàn thiện chương trình khung đào tạo theo hướng tích hợp và tiếp cận năng
lực người học.
- Xây dựng các chương trình chi tiết học phần, biên soạn giáo trình riêng cho
phù hợp với cơ sở đào tạo.
- Tăng cường công tác đào tạo giáo viên, nâng cao trình độ chuyên môn, trau

dồi kinh nghiệm thông qua công tác nghiên cứu khoa học và cử đi học các lớp
chuyên sâu để giảng dạy đạt hiệu quả hơn.
- Bổ sung trang thiết bị để có thể đáp ứng được với nhu cầu của doanh nghiệp
và xã hội.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo dục – Đào tạo (2013), Đề án “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.”
[2]. Dương Tấn Nghiệp (2010), Đổi mới phương pháp giảng dạy – Giải pháp cấp
thiết nâng cao chất lượng đào tạo, tạp chí Phát triển – Hội nhập;
[3]. Hồ Tấn Nhựt, Đoàn Thị Minh Trinh (2010), Cải cách và xây dựng chương
trình đào tạo kỹ thuật theo phương pháp tiếp cận CDIO, Nhà xuất bản Đại học quốc
gia TP.HCM;
[4]. Lê Thị Phương, Hoàng Văn Lợi (2010) Thực trạng và giải pháp nâng cao chất
lượng đội ngũ giảng viên giai đoạn 2010-2015.
Người thực hiện
Nguyễn Thành Danh
VII. PHỤ LỤC
Mẫu 3
CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Tên học phần: THIẾT BỊ LẠNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
2. Mã số học phần:
5


3. Số tiết: 90 tiết
4. Thời điểm thực hiện: Học kỳ thứ 5
5. Thời gian: 8 tiết/tuần, tổng số 12 tuần
6. Mục tiêu của học phần:
- Về kiến thức:

- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị trong tủ
lạnh, máy lạnh 1 khối, 2 khối;
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị chính và thiết bị
phụ trong hệ thống lạnh công nghiệp.
- Trình bày được nguyên lý hoạt của hệ thống lạnh dân dụng và công nghiệp.
- Trình bày được các thiết bị bảo vệ cho hệ thống lạnh.
- Thiết kế được mạch điều khiển cho hệ thống lạnh kho lạnh, máy làm đá cây,
hệ thống water chiller…
- Về kỹ năng:
- Tính toán và chọn được các thiết bị cho hệ thống lạnh dân dụng và công
nghiệp.
- Đo kiểm được các thông số kỹ thuật của các hệ thống lạnh.
- Vận hành được các hệ thống lạnh dân dụng và công nghiệp đúng yêu cầu và
quy trình.
- Phân loại được giữa các thiết bị chính và thiết bị phụ của hệ thống.
- Phân biệt được hệ thống lạnh dân dụng và công nghiệp.
7. Điều kiện tiên quyết:
- Để tiếp thu được kiến thức học phần này, học sinh phải học xong các học
phần: Kỹ thuật nhiệt, Kỹ thuật lạnh, Kỹ thuật điều hòa không khí.
8. Nội dung tóm tắt: Học phần này cung cấp cho học sinh hệ trung cấp
ngành Điện lạnh những kiến thức cơ bản về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ
lạnh, máy lạnh, hệ thống bảo vệ của hệ thống lạnh công nghiệp, mạch điện hệ thống
lạnh công nghiệp và cách vận hành hệ thống lạnh công nghiệp.
9. Kế hoạch lên lớp:
Lý thuyết

Thực hành

Thảo luận


Kiểm tra

Tổng số

20

46

20

4

90

6


10. Phương pháp dạy và học: Thuyết trình, bài tập, thảo luận, trình chiếu.
11. Đánh giá kết thúc học phần: Thi viết, thang điểm 10
12. Đề cương chi tiết học phần:
Chương 1: MÁY NÉN LẠNH DÂN
DỤNG

Thời lượng
LT

TH

Thảo luận


2

5

1

KT

1. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài học này học sinh có khả năng:
 Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động các loại máy nén lạnh dân
dụng.
 Phân loại được các loại máy nén dân dụng, máy nén piston, máy nén loại gale.
 Đo kiểm và xác định được cực tính của máy nén.
 Vận hành được máy nén lạnh dân dụng.
2. YÊU CẦU:
 Học viên cần đọc trước tài liệu .
 Tìm hiểu các kiến thức chung về các loại máy nén.
3. NỘI DUNG:
1. Phân loại máy nén lạnh.
2. Cấu tạo máy nén lạnh.
3. Nguyên lý làm việc.
4. Xác định cực tính máy nén.
Chương 2: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ
HOẠT ĐỘNG CỦA TỦ LẠNH

Thời lượng
LT

TH


Thảo luận

2

4

2

1. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
 Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ lạnh.
7

KT


 Trình bày được nguyên lý hoạt động của hệ thống xả đá trực tiếp.
 Phân loại được tủ lạnh gián tiếp và tủ lạnh trực tiếp.
 Vận hành được tủ lạnh và đo được các thông số kỹ thuật của tủ lạnh.
2. YÊU CẦU:
Học sinh,cần đọc trước tài liệu về cấu tạo tủ lạnh.
Khảo sát mạch điện của tủ lạnh xả đá trực tiếp và gián tiếp.
Thực hành đấu mạch điện cho tủ lạnh.
Thảo luận nhóm theo từng đề tài, ưu nhược điểm của từng loại tủ lạnh.
Rèn luyện tác phong công nghiệp và an toàn lao động khi xuống xưởng thực
hành.
 Rèn luyện kỹ năng thuyết trình, báo cáo.
3. NỘI DUNG:







1.

Phân loại tủ lạnh.

2.

Cấu tạo.

3.

Nguyên lý làm việc.

4.

Sơ đồ mạch điện tủ lạnh đơn giản.

5.

Sơ đồ mạch điện xả đá trực tiếp.
Thời lượng

Chương 3: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ
HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY LẠNH

LT


TH

Thảo
luận

KT

2

4

1

1

1. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài học này học sinh:
 Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy lạnh 1 cụm và 2 cụm.
 Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy lạnh Inverter.
 Phân biệt được máy lạnh loại thường và loại tiết kiệm điện.
 Vận hành và đo kiểm được máy lạnh loại thường và loại tiết kiệm điện.
2. YÊU CẦU:
 Đọc tài liệu về máy lạnh 1 cụm, 2 cụm, máy lạnh Inverter.
 Thảo luận nhóm về cấu tạo chức năng của máy lạnh Inverter và loại thường.
 Thực hành vận hành và đo kiểm các loại máy lạnh.
8


 Hoàn thành bài kiểm tra về kiến thức kỹ năng của bài học.

 Rèn luyện tác phong công nghiệp và an toàn lao động.
 Rèn luyện kỹ năng thuyết trình, báo cáo.
2. NỘI DUNG:
1.
2.
3.
4.
5.

Phân loại máy lạnh.
Cấu tạo.
Nguyên lý hoạt động.
Sơ đồ mạch điện máy lạnh.
Vận hành đo kiểm thông số kỹ thuật.
Chương 4: TÍNH TOÁN CHỌN MÁY
LẠNH

Thời lượng
LT

TH

Thảo luận

KT

5

7


2

1

1. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài học này học sinh có khả năng:
 Tính toán chọn được công suất cho hệ thống lạnh dân dụng.
 Tính toán chọn được công suất của máy nén.
 Tính toán được các tổn thất về nhiệt.
2. YÊU CẦU:
 Học sinh cần đọc trước tài liệu.
 Thảo luận cách tính toán chọn công suất của máy nén và hệ thống.
 Tính toán chọn lựa công suất máy lạnh theo yêu cầu.
 Rèn luyện tác phong công nghiệp và an toàn lao động.
 Rèn luyện kỹ năng thuyết trình, báo cáo.
3. NỘI DUNG:
1.

Tính theo tiêu chuẩn quốc tế.

2.

Tính theo phương pháp cân bằng nhiệt.

3.

Nhiệt từ bên ngoài xâm nhập.

4.


Nhiệt do con người tạo ra.

5.

Nhiệt do thiết bị điện tạo ra.

6.

Nhiệt do tổn thất thông gió.

7.

Tính toán chọn công suất máy nén.
9


8.

Tính toán chọn công suất máy lạnh cho phòng làm việc.
Chương 5: ỨNG DỤNG CỦA HỆ
THỐNG LÀM LẠNH

Thời lượng
LT

TH

Thảo luận

3


1

1

KT

1. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
 Trình bày được ứng dụng của các hệ thống lạnh .
 Trình bày được cách bảo quản thực phẩm trong hệ thống lạnh.
 Nhận biết được giữa ứng dụng sấy lạnh và sấy nhiệt nóng.
 Ứng dụng được hệ thống lạnh vào trong thực tế.
2. YÊU CẦU:
Đọc tài liệu về cầu chủ động.
Khảo sát các hệ thống lạnh và trình bày ứng dụng của từng hệ thống.
Thảo luận về chức năng và ứng dụng của hệ thống lạnh trong thực tế.
Rèn luyện tác phong công nghiệp và an toàn lao động, ý thức chấp hành an
toàn lao động.
 Rèn luyện kỹ năng thuyết trình, báo cáo
3. NỘI DUNG:





1. Bảo quản thực phẩm.
2. Ứng dụng trong sản xuất bia.
3. Ứng dụng trong công nghiệp hóa chất.
4. Ứng dụng trong điều hòa không khí.

5. Ứng dụng trong siêu dẫn.
6. Ứng dụng trong y tế.
7. Ứng dụng trong xây dựng.
Thời lượng
Chương 6: THIẾT BỊ TRONG HỆ
THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

1. MỤC TIÊU:
10

LT

TH

Thảo luận

3

1

1

KT


Sau khi học xong bài học này học sinh có khả năng:
 Trình bày được các thiết bị chính và thiết bị phụ trong hệ thống lạnh công
nghiệp.
 Phân biệt được thiết bị chính và thiết bị phụ trong hệ thống lạnh.
 Đo kiểm và tra được các thông số của từng thiết bị trên hệ thống.

 Nêu được chức năng của từng thiết bị trên thống.
2. YÊU CẦU:
Học sinh,cần đọc lại tài liệu về cầu chủ động.
Nhận biết các chi tiết trong hệ thống.
Thảo luận về thiết bị trên hệ thống.
Rèn luyện tác phong công nghiệp và an toàn lao động, ý thức chấp hành nội
quy xưởng.
3. NỘI DUNG:





1. Thiết bị chính trên hệ thống lạnh.
2. Thiết bị phụ trên hệ thống lạnh.
3. Thiết bị bảo vệ cho hệ thống lạnh.
4. Khảo sát và vận hành các thiết bị trên hệ thống.
Thời lượng
Chương 7: MẠCH ĐIỀU KHIỂN VÀ BẢO
VỆ HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP

LT

T
H

Thảo luận

KT


2

3

2

1

1. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài học này học sinh có khả năng:
 Trình bày được nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển hệ thống lạnh .
 Trình bày được nguyên lý hoạt động của mạch bảo vệ hệ thống lạnh.
 Thiết kế được mạch điều khiển và bảo vệ hệ thống lạnh.
 Vận hành được mạch điều khiển đúng yêu cầu.
2. YÊU CẦU:
 Học sinh cần đọc trước tài liệu về tự động hóa trong hệ thống lạnh.
 Thực hành nhận diện các chi tiết của hệ thống phanh ô tô, dẫn động phanh ô tô
 Thảo luận về thiết kế mạch điều khiển và bảo vệ cho hệ thống.
11


 Rèn luyện tác phong công nghiệp và an toàn lao động, ý thức chấp hành nôi
quy xưởng
3. NỘI DUNG:
1. Chuỗi bảo vệ an toàn cho hệ thống lạnh.
2. Mạch hạn chế dòng khởi động máy nén.
3. Mạch điều khiển hệ thống lạnh.
4. Mạch điều khiển khởi động cho hệ thống.
Chương 8: HỆ THỐNG LẠNH SẢN XUẤT
NƯỚC ĐÁ


Thời lượng
LT

TH

Thảo luận

KT

3

7

2

1

1. MỤC TIÊU:
Sau khi học bài này học sinh có khả năng:
 Trình bày được nguyên lý hoạt động của hệ thống lạnh làm đá cây .
 Trình bày được nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển hệ thống lạnh làm đá
cây.
 Trình bày được quy trình vận hành hệ thống lạnh làm đá cây.
 Thiết kế được mạch điều khiển cho hệ thống lạnh làm đá cây.
 Đo kiểm và vận hành mạch điều khiển của hệ thống lạnh làm đá cây.
2. YÊU CẦU:
 Học sinh cần đọc trước tài liệu về tự động hóa hệ thống lạnh.
 Thiết kế và lắp ráp mạch điều khiển và bảo vệ cho hệ thống lạnh làm đá cây.
 Thảo luận sự khác biệt giữa hệ thống làm đá cây với các hệ thống lạnh khác.

 Rèn luyện tác phong công nghiệp và an toàn lao động.
3. NỘI DUNG:
1. Sơ đồ nguyên lý hệ thống sản xuất nước đá
2. Phương pháp vận hành
3. Mạch điện điều khiển hệ thống sản xuất nước đá
4. Vận hành
Chương 9: HỆ THỐNG KHO LẠNH CẤP
ĐÔNG
12

Thời lượng
LT

TH

Thảo luận

KT


3

6

1

1. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài học này học sinh có khả năng:
 Trình bày được nguyên lý hoạt động của hệ thống kho lạnh cấp đông .
 Trình bày được nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển hệ thống kho lạnh

cấp đông.
 Trình bày được quy trình vận hành hệ thống kho lạnh cấp đông.
 Thiết kế được mạch điều khiển cho hệ thống kho lạnh cấp đông.
 Đo kiểm và vận hành mạch điều khiển của hệ thống kho lạnh cấp đông.
2. YÊU CẦU:
 Học sinh cần đọc trước tài liệu về tự động hóa hệ thống lạnh.
 Thiết kế và lắp ráp mạch điều khiển và bảo vệ cho hệ thống kho lạnh trữ đông.
 Thảo luận sự khác biệt giữa hệ thống làm đá cây với hệ thống kho lạnh trữ
đông.
 Rèn luyện tác phong công nghiệp và an toàn lao động.
3. NỘI DUNG:
1. Sơ đồ nguyên lý hệ thống kho lạnh.
2. Phương pháp vận hành.
3. Mạch điện điều khiển hệ thống kho lạnh.
4. Vận hành.
Thời lượng
Chương 10: HỆ THỐNG LẠNH TRUNG
TÂM

LT

TH

Thảo luận

KT

2

6


1

1

1. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
 Trình bày được nguyên lý hoạt động của hệ thống lạnh trung tâm .
 Trình bày được nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển hệ thống lạnh trung
tâm.
 Trình bày được quy trình vận hành hệ thống lạnh trung tâm.
 Thiết kế được mạch điều khiển cho hệ thống lạnh trung tâm.
 Đo kiểm và vận hành mạch điều khiển của hệ thống lạnh trung tâm.
13


2. YÊU CẦU:
 Học sinh cần đọc trước tài liệu về tự động hóa hệ thống lạnh.
 Thiết kế và lắp ráp mạch điều khiển và bảo vệ cho hệ thống lạnh trung tâm.
 Thảo luận sự khác biệt giữa hệ thống lạnh trung tâm với hệ thống kho lạnh trữ
đông.
 Rèn luyện tác phong công nghiệp và an toàn lao động.
3. NỘI DUNG:
1. Sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh trung tâm.
2. Phương pháp vận hành.
3. Mạch điện điều khiển hệ thống lạnh trung tâm.
4. Vận hành.
13. Trang, thiết bị dạy - học cho học phần: Máy tính, Projector
14. Yêu cầu giáo viên: Đại học, trên đại học chuyên ngành Nhiệt lạnh.
15. Tài liệu tham khảo dùng cho học phần:

[1]. Tủ lạnh, máy kem, máy đá, điều hòa nhiệt độ - Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn
Tùy- NXB KHOA HỌC KỸ THUẬT - năm 2006
[2]. Kỹ thuật điện tử và điện lạnh - Nguyễn Văn Tuệ- NXB đại học quốc gia
TP.HCM – năm 2006
[3]. Hệ thống máy và thiết bị lạnh - PGS. TS Đinh Văn Thuận, TS Võ Chí Chính
- Nhà xuất bản Khoa học & Kỹ thuật - 2006;
[4]. Tự động hóa hệ thống lạnh - Nguyễn Đức Lợi - Nhà xuất bản Giáo dục 2004.

14


BM01b-CĐCN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ
KỸ THUẬT ĐỒNG NAI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nhơn Trạch, ngày tháng

năm 2017

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2016 - 2017
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của ngành
Công Nghệ Kỹ Thuật Nhiệt tại trườngTrung cấp Kinh tế Kỹ thuật Đồng Nai
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thành Danh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Khoa Điện – Điện lạnh
Họ và tên giám khảo 1: ............................................ Chức vụ:.....................................

Đơn vị: ..........................................................................................................................
Số điện thoại của giám khảo: ........................................................................................
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm:
1. Tính mới
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
2. Hiệu quả
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Điểm: …………./8,0.
3. Khả năng áp dụng
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
Nhận
xét
khác
(nếu
có):
.............................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ......................................................
Phiếu này được giám khảo 1 của đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo
quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo; ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên
xác nhận của giám khảo 1 và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng kiến kinh nghiệm liền

trước Phiếu đánh giá, chấm điểm, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm của giám khảo 2.
GIÁM KHẢO 1
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)


BM01b-CĐCN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ
KỸ THUẬT ĐỒNG NAI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nhơn Trạch, ngày tháng

năm 2017

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM
Năm học: 2016 - 2017
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của
ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Nhiệt tại trườngTrung cấp Kinh tế Kỹ thuật
Đồng Nai
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thành Danh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Khoa Điện – Điện lạnh
Họ và tên giám khảo 1: ............................................ Chức vụ:.....................................
Đơn vị: ..........................................................................................................................
Số điện thoại của giám khảo: ........................................................................................
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm:
1. Tính mới

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
2. Hiệu quả
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Điểm: …………./8,0.
3. Khả năng áp dụng
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
Nhận
xét
khác
(nếu
có):
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ......................................................
Phiếu này được giám khảo 2 của đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại
theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo; ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin,
có ký tên xác nhận của giám khảo 2 và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng kiến kinh
nghiệm liền sau Phiếu đánh giá, chấm điểm, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm của
giám khảo 1.
GIÁM KHẢO 2
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)



BM04-NXĐGSKKN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ
KỸ THUẬT ĐỒNG NAI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nhơn Trạch, ngày tháng năm 2017

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2016 - 2017
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của
ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Nhiệt tại trườngTrung cấp Kinh tế Kỹ thuật
Đồng Nai
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thành Danh

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị: Khoa Điện – Điện lạnh
Lĩnh vực:
Quản lý giáo dục



Phương pháp dạy học bộ môn: 

Phương pháp giáo dục 
Lĩnh vực khác: ..................................... 

Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị , Trong Ngành

1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
-Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
-Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học,
đúng đắn 
-Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng
ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
-Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có
hiệu quả cao 
-Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn
ngành có hiệu quả cao 
-Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả
cao 
-Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có
hiệu quả 
-Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng
ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị

3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính
sách:


Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện
và dễ đi vào cuộc sống:

Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở
GD&ĐT  Trong ngành 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT

Trong ngành 
Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá 
Đạt 
Không xếp loại 
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao
chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến
kinh nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến
kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên
môn trường xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác
hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác
giả.
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của
tác giả và người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi
bản sáng kiến kinh nghiệm.
NGƯỜI THỰC HIỆN
SKKN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thành Danh

XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ
họ tên và đóng dấu)



×