Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành điện tử công nghiệp hệ công nhân kỹ thuật tại trường kinh tế kỹ thuật nghiệp vụ nguyễn tất thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 142 trang )

LỜI CẢM ƠN



Trước tiên, xin được tỏ lòng tri ân sâu sắc đến thầy hướng dẫn luận
văn, Phó Giáo sư-Tiến só Lê Sơn, đã nhiệt tình hỗ trợ, truyền đạt
những kinh nghiệm q báu và đònh hướng cho tôi trong quá trình
nghiên cứu thực hiện đề tài đến khi hoàn thiện.
Có được nền tảng kiến thức và lòng say mê đối với ngành học hôm
nay, tôi xin gởi đến các thầy cô giáo tham gia giảng dạy lớp cao học
khóa XI những tình cảm q mến và lời cảm ơn chân thành nhất.
Tiếp đến, xin cảm ơn phòng Quản lý Khoa học – Quan hệ Quốc tế
và sau Đại học, Khoa Sư phạm kỹ thuật, trường Đại học Sư phạm kỹ
thuật Tp.HCM.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các Trưởng-Phó Phòng
Ban cơ sở I và II, cùng các đồng nghiệp, các em học sinh ngành
ĐTCN trường KT-KT-NV Nguyễn Tất Thành đã tạo mọi điều kiện và
chân tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Sau cùng xin gởi lời cảm ơn đến tất cả các bạn cùng lớp Cao học
khóa XI đã cùng tôi chia sẻ trong suốt chặng đường học tập – nghiên
cứu vừa qua

Trần Văn Được




i
TÓM TẮT

Cách mạng khoa học-kỹ thuật-công nghệ cùng với sự ra đời của nền kinh tế


tri thức, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập đã dẫn đến sự cạnh tranh mãnh liệt giữa
các quốc gia trên Thế giới. Để chiếm ưu thế trên bất kỳ phương diện nào, một đất
nước không thể không có sự đóng góp tích cực của lực lượng tri thức nói chung và
đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề nói riêng.

Nhu cầu lớn về nguồn nhân lực chất lượng đã thúc đẩy giáo dục đào tạo nghề
phát triển nhanh chóng về quy mô lẫn loại hình đào tạo. Để có nguồn nhân lực
chất lượng thì phải có nền giáo dục đào tạo chất lượng. Tuy nhiên, chất lượng
giáo dục nói chung và chất lượng đào tạo nghề nói riêng tại Việt Nam hiện nay là
vấn đề vô cùng bức xúc không chỉ thu hút mối quan tâm những người trong ngành
giáo dục mà còn là tiêu điểm chú ý của toàn xã hội. Chính vì vậy, việc tìm ra giải
pháp để nâng cao chất lượng đào tạo là một nhu cầu cấp bách cho từng cơ sở dạy
nghề cũng như từng ngành nghề nhất đònh.

Nội dung của đề tài được triển khai trên 3 chương chính :
Trong chương 1, người nghiên cứu trình bày về vai trò của giáo dục đào tạo
nghề ở nước ta trong giai đoạn xây dựng CNH-HĐH, các luận cứ cho sự phát
triển tất yếu của giáo dục đào tạo nghề, nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực nói
chung và lực lượng CNKT có chất lượng nói riêng. Để có cơ sở khoa học cho việc
khảo sát thực trạng và đánh giá chất lượng đào tạo ngành ĐTCN tại trường KT-
KT-NV Nguyễn Tất Thành, người nghiên cứu đã đưa ra một số quan niệm về
chất lượng và đánh giá chất lượng đào tạo, điểm qua tình hình đánh giá chất



ii
lượng đào tạo trong nước và trên Thế giới, một số mô hình và tiêu chí đánh giá
được các nước sử dụng để đánh giá chất lượng đào tạo.

Chương tiếp theo phân tích thực trạng đào tạo ngành ĐTCN của trường KT-

KT-NV Nguyễn Tất Thành từ năm 2003 đến nay với các phần chính sau :
1. Tìm hiểu thực trạng đào tạo ngành ĐTCN qua các yếu tố : đầu vào tuyển
sinh, nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, đội ngũ giáo
viên, kết quả học tập của học sinh, giáo trình tài liệu giảng dạy, cơ sở vật
chất, trang thiết bò và phương tiện giảng dạy, vật tư thực hành, tổ chức
quản lý …
2. Đánh giá chất lượng đào tạo ngành ĐTCN thông qua tiến trình như sau :
- Lựa chọn các tiêu chí đánh giá chất lượng.
- Thu thập các dữ liệu từ một số đối tượng liên quan đến quá trình đào
tạo bằng phương pháp dùng phiếu điều tra và phỏng vấn.
- Xử lý số liệu, thống kê và đánh giá chất lượng đào tạo ngành ĐTCN.
Những nhận đònh có tính chủ quan về thực trạng đào tạo ngành ĐTCN sẽ
được đối chiếu với kết quả điều tra để rút ra kết luận cuối cùng về chất
lượng đào tạo ngành ĐTCN của trường KT-KT-NV Nguyễn Tất Thành.

Trong chương 3, dựa trên kết luận đánh giá chất lượng về thực trạng đào
tạo ngành ĐTCN, người nghiên cứu đề xuất một hệ thống các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành ĐTCN của trường, bao gồm các
vấn đề sau : giải pháp về giáo viên, về phương pháp giảng dạy, cơ sở vật
chất, nội dung chương trình đào tạo, tổ chức quản lý, liên kết đào tạo và một
số giải pháp liên quan khác.




iii
Cuối cùng là kết luận và kiến nghò.
Trong phần kết luận, người nghiên cứu điểm lại một số nét cơ bản và
trọng tâm của quá trình đào tạo ngành ĐTCN, những mặt mạnh cần phát huy
và mặt yếu cần khắc phục, khẳng đònh nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo

nói chung , chất lượng đào tạo nghề nói riêng là tất yếu, và muốn thực hiện
hiệu quả thì phải căn cứ theo một quy trình đánh giá chất lượng có cơ sở thực
tiễn. Phần kiến nghò có 6 vấn đề được người nghiên cứu đề xuất nhằm tạo
một sự chuyển biến tích cực trong hoạt động đào tạo nghề, thúc đẩy nhanh
tiến trình nâng cao chất lượng cho giáo dục đào tạo nghề nói chung và ngành
ĐTCN nói riêng.























iv

ABSTRACT

Nowadays, we are living in scientific technical revolution with the appearance
of the knowledge economy which leads to strong competitions between nations all
over the world holding the upper hand of any respects, in general, a country
positively contributes both knowledge and good workers of team in the other way.
The largest requirements of quality human resources have promoted the
training education to develop the standards and forms rapidly. To get the quality
human resources, we will have the quality of education. In Vietnam, however, the
education and the training are problems which should be solved. It is also
interested in training educators and the focus in the whole society. So the goal of
content is to find the solution for improving quality of the training as professional
branches.
The thesis consists of three chapters :
The chapter I describes the soles concerning with the training education in the
construction of industrialism and modernization in Vietnam. It is necessary to
provide quality human resources and the team of workers. That is basis of
sciences which examine currently and evaluate to quality of the training in
Industrial Electronic branch at Nguyen Tat Thanh Economic-Technical-
Professional school. The researchers also introduces the concepts about
Vietnamese and international educations. These are some models and standards
which all of nations are used for quality of the training.
The next chapter analyses the reality of education in Industrial Electronic
branch at Nguyen Tat Thanh Economic-Technical-Professional school from 2003
till now and the training process is conducted through some main parts :



v
1) Understanding the current education of branch such as : selecting the

students, the content of program, teaching methods and team, the result of
students, courses, materials and tools and management organization.
2) Quality of the training of Branch is evaluated such as : selection of
evaluation criteria, collection of data necessary for training process by
questionnaire and interview, process statistics and assessment.
The acknowledgement on Subjectivity of reality of training Industrial
Electronic branch which is compared with the investigating result, throughout
being made from conclusions of quality of the training in Industrial Electronic
branch at Nguyen Tat Thanh Economic-Technical-Professional school.
In chapter III, the thesis bases on results of assessment on Industrial Electronic
branch. The researchers prove the system of solutions to raise the quality of the
training of the branch at school. The problem consists of : teachers, teaching
methods, materials, the content of program, management organization, associate
training and others.
Finally, the thesis draws out some conclusions and suggestions.
In this part, the researchers consider to basic and important aspects of training
process of Industrial Electronic branch, the strong aspects must be developed and
the weak others must be overcome. Besides, results of the quality are based on
evaluation process.
In suggestion there are six problems the researchers draw out some problems
to use special educational activities and promote the processing development of
quality education and Industrial Electronic branch which are similar.






vi
CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á –Asia Development Bank
CLĐT : Chất lượng đào tạo
CNH : Công nghiệp hoá
CNKT : Công nhân kỹ thuật
ĐTCN : Điện tử Công nghiệp
GD & ĐT : Giáo dục và Đào tạo
GV : Giáo viên
HĐH : Hiện đại hóa
ILO : Tổ chức Lao động Thế giới-International Labor Organic
JUSE : Union of Japaness Scientis and Engineers
KH-CN : Khoa học- công nghệ
KH-KT : Khoa học-kỹ thuật
KT-KT-NV : Kinh tế-Kỹ thuật-Nghiệp vụ
KT-XH : Kinh tế-Xã hội
NXB : Nhà xuất bản
Bộ LĐ-TB-XH :Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội
PTCS : Phổ thông cơ sở
PTDH : Phương tiện dạy học
PTTH : Phổ thông trung học
QAA : Quality Assurance Agency
SACSCOS : The Southern Associotion of Colleges and Schools Commission on
Colleges
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
THCN : Trung học chuyên nghiệp



vii
THCS : Trung học cơ sở

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TTB : Trang thiết bò
WTO :Tổ chức Thương mại Thế Giới (World Trade Oganization)























viii
MỤC LỤC
Lời cảm ơn

Tóm tắt…………………………………………………………………………………………………………………………………………….… i
Các chữ viết tắt……………………………………………………………………………………………………………………………… vi
Mục lục…………………………………………………………………………………………………………………………………………….viii
Danh mục các bảng biểu……………………………………………………………………………………………………………xiii
Danh mục các hình ………………………………………………………………………………………………………………………xiii
A- PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………………………………………… 1
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………………………………………………………….…………… 1
2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………………….………………………………….……… …3
3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………………………………………….………… …3
4. Khách thể nghiên cứu…………………………………………………………………………………………………………….….3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………………………………………………….………… ……4
6. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………………………………… ………………4
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài…………………………………………………………………………….5
B - PHẦN NỘI DUNG…………………………………………………………………………………………………………… 6
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN………………………………………………………………………………………… 6
1.1. Vai trò đào tạo CNKT trong sự nghiệp CNH – HĐH ở Việt Nam.………………… …6
1.1.1. Một số cơ sở khoa học để ưu tiên phát triển đào tạo nghề trong
giai đoạn hiện nay……………………….……………………………………….……………………………………… …6
1.1.2. Vai trò đào tạo CNKT ……………………………………………………………………………………… ……… 9
1.2. Mục tiêu đào tạo nghề nói chung và đào tạo công nhân kỹ
thuật nói riêng………………………………………………………………… ………………………………….… ……… ….10
1.3. Vai trò và mục tiêu đào tạo CNKT ngành ĐTCN………………………………………….…………12
1.4. Quan điểm của Đảng và nhà nước về phát triển nguồn nhân lực …………….….…13



ix
1.5. Chất lượng đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực ……………………………………… …13
1.5.1. Khái niệm nguồn nhân lực …………………………………… …………………………………………………13
1.5.2. Chất lượng nguồn nhân lực…………………………………………………………………………………………14

1.5.3. Khái niệm về nhân lực khoa học-kỹ thuật……………………………………………….…… …14
1.5.4. Phát triển nguồn nhân lực ………………………………………………………………………………… ……14
1.6. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu…………………………………………………………………… ………… 15
1.6.1. Các quan niệm về chất lượng và chất lượng đào tạo………………………… ………….15
1.6.2. Các khái niệm về đánh giá chất lượng đào tạo ……………………………………… 16
1.6.3. Sơ lược tình hình đánh giá chất lượng đào tạo trong
nước và trên thế giới…………………………………………………………………………………………… ….18
1.6.4. Xu hướng thực hiện quản lý chất lượng đối với lónh vực
giáo dục dạy nghề để nâng cao chất lượng đào tạo……………………………………… 20
1.6.5. Các mô hình đánh giá chất lượng đào tạo……………………………………………………….….21
1.6.5.1. Mô hình Kirkpatrick…………………………………………………………………………………………… 21
1.6.5.2. Mô hình Hamblin……………………………………………………………………………………………… 22
1.6.5.3. Mô hình đánh giá thành quả chương trình của Mỹ……… ………………………….23
1.6.5.4. Hệ thống tiêu chí và qui đònh đánh giá các điều kiện
đảm bảo chất lượng đào tạo các trường chuyên nghiệp
theo tiêu chuẩn ILO/ADB …………………………………………………………………………….….…23
Tóm tắt chương 25
Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN…………………………………………………………………………… ….26
2.1. Sơ lược về lòch sử trường KT-KT-NV Nguyễn Tất Thành ……………………………………26
2.2. Mục tiêu đào tạo ngành điện tử công nghiệp tại trường KT-KT-NV
Nguyễn Tất Thành………………………………………………………………… ………………….……………….… 27
2.3. Thực trạng đào tạo ngành ĐTCN tại trường KT-KT-NV
Nguyễn Tất Thành…………………………………………………………………………….……………… ….…….……28



x
2.3.1. Đầu vào tuyển sinh các năm học ……………………………………………………………………… ….28
2.3.2. Nội dung chương trình đào tạo………………………………………………………………………………….28
2.3.3. Phương pháp giảng dạy …………………………………………………………………………………………… 29

2.3.4. Đội ngũ giáo viên ………………………………………………………………………………………………………….30
2.3.5. Kết quả học tập của học sinh ……………………………………………………………………………………30
2.3.6. Giáo trình tài liệu giảng dạy …………………………………………………………………………………….33
2.3.7. Cơ sở hạ tầng ……………………………………………………………………………………………………………….34
2.3.8. Trang thiết bò và phương tiện giảng dạy …………………………………………….……………….5
2.3.9. Vật tư thực hành ………………………………………………………………………………………….……………….36
2.4. Đánh giá chất lượng đào tạo ngành ĐTCN ……………………………………………….….………… 37
2.4.1. Lựa chọn mô hình đánh giá chất lựơng đào tạo ……………………………….…………….…37
2.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo ………………………………… …………….38
2.4.2.1. Nội dung chương trình đào tạo ……………………………………………………….………… … 38
2.4.2.2. Mục đích và mục tiêu đào tạo …………………………………………………….…….…………… 39
2.4.2.3. Năng lực giáo viên …………………………………………………………………………….….…………… 39
2.4.2.4. Phương pháp giảng dạy………………………………………………………………………….…………….39
2.4.2.5. Giáo trình, tài liệu giảng dạy ………………………………………………………………………….…39
2.4.2.6. Đầu vào học sinh …………………………………………………………………………………………… ….40
2.4.2.7. Kiểm tra, đánh giá …………………………………………………………………………………………… …40
2.4.2.8. Cơ sở vật chất, trang thiết bò …………………………………………………………….………… …40
2.4.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo ……………………………………….……………………41
2.4.4. Lý do chọn mẫu và chọn mẫu điều tra ……………………………………………………………… 44
2.4.4.1. Chọn mẫu điều tra………………………………………………………………………………………………….44
2.4.4.2. Nội dung các mẫu điều tra …………………………………………………………………….………… 45
2.4.5. Kết quả điều tra …………………………………………………………………………………………………………….46
2.4.5.1. Thống kê thành phần mẫu điều tra …………………………………………………………….…46



xi
2.4.5.2. Thống kê ý kiến đánh giá của các thành phần điều tra …….……… ……… 48
2.4.5.3. Thống kê ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra về một
số yếu tố liên quan khác ……………………………………………………………… ……………… 50

2.4.6. Phân tích, đánh giá chất lượng đào tạo …………………………………………………………… …53
2.4.6.1. Một số nhận đònh về các đối tượng điều tra……………………………………………….…53
2.4.6.2. Đánh giá chất lượng đào tạo ngành ĐTCN của trường
KT-KT-NV Nguyễn Tất Thành ……………………………………………………………….…….54
Tóm tắt chương ……………………………………………………………………………………………………………………… 64
Chương 3 : CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯNG ĐÀO TẠO………….65
3.1. Giải pháp về đội ngũ giáo viên ………………………………………………………………………………… ….65
3.1.1. Những đặc trưng về chất lượng của giáo viên ……………….……………….…………….….66
3.1.2. Những đặc điểm đặc trưng cho một giáo viên có năng lực……………………………66
3.1.3. Các giải pháp nhằm cải thiện và duy trì chất lượng giáo viên…………………….68
3.2. Giải pháp về cơ sở vật chất……………………………………………………………………………………………….70
3.2.1. Về trang thiết bò……………………………………………………………………………………………………… … 71
3.2.2. Về phương tiện dạy học………………………………………………………………………………………… ….73
3.3. Giải pháp về nội dung chương trình đào tạo……………………………………………………….………73
3.3.1. Cấu trúc của chương trình đào tạo……………………………………………………….………….………74
3.3.2. Ý nghóa của chương trình đào tạo………………………………………………………………………….…74
3.3.3. Các giải pháp thực hiện…………………………………………………………………………………………… 74
3.4. Giải pháp về phương pháp giảng dạy…………………………………………………………… ………….…75
3.4.1. Về phương pháp giảng dạy……………………………………………………………………….…………….…76
3.4.2. Về đánh giá-kiểm tra……………………………………………………………………………………………… ….77
3.5. Giải pháp về quản lý tổ chức…………………………………………………………………………………………….78
3.5.1. Về tổ chức bộ máy quản lý…………………………………………………………………………………………78
3.5.2. Về tổ chức xưởng thực hành……………………………………………………………………………………….80



xii
3.6. Giải pháp liên kết-hợp tác đào tạo……………………………………………………………………………… 83
3.7. Một số giải pháp khác………………………………………………………………………………………….………………83
C- PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………… 85

1. Kết luận…………………………………………………………………………………………………………………….………………… 85
2. Phần kiến nghò…………………………………………………………………………………………………………………………….88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………………………… 90
PHẦN PHỤ LỤC…………………………………………………………………………………………………………………………… I
Phụ lục 1……………………………………………………. ………………………………… ……………………………………….……… II
Phụ lục 2 ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………XXII
















xiii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
trang
Bảng 1.2 : Bảng các chuẩn đánh giá các điều kiện bảo đảm chất lượng
trường dạy nghề…………………………………………………………………………………… …………… …24
Bảng 2.1 : Bảng phân phối của các phần học………………………………………………………… …………29
Bảng 2.2 : Bảng thống kê đội ngũ giáo viên…………………………………………………………………… 30
Bảng 2.3 : Kết quả học tập của học sinh lớp 03-

TĐ1………………………………………………… …31
Bảng 2.4 : Kết quả học tập của học sinh lớp 03-
TĐ2……………………………………………… …….31
Bảng 2.5: Kết quả học tập của học sinh lớp 03-
TĐ3…………………………………………………….….32
Bảng 2.6: Kết quả học tập của học sinh lớp 04-
TĐ1……………………………………… …………… 32
Bảng 2.7: Kết quả học tập của học sinh lớp 04-
TĐ2……………………………………………………… 32
Bảng 2.8: Kết quả học tập của học sinh lớp 04-TĐ3.
…………………………………………………… 33
Bảng 2.9: Kết quả học tập của học sinh lớp 04-TĐ4.
…………………………………………………… 33
Bảng 2.10: Bảng thống kê giáo trình, tài liệu giảng dạy……………………………………………… 33
Bảng 2.11: Bảng thống kê cơ sở vật chất phục vụ đào tạo…………………………………… ……34
Bảng 2.12: Bảng thống kê trang thiết bò giảng
dạy………………………………………………………… 36
Bảng 2.23 : Bảng đánh giá điểm trung bình về kiến thức



xiv
và kỹ năng thực
hành.………………………………………………………………………………………… 55
Bảng 2.24 : Điểm đánh giá trung bình về nột số kỹ năng và thái
độ…………………………58
Bảng 3.1 :Bảng so sánh giá thành đầu tư một số trang thiết bò-mô hình
học cụ dạng nguyên chiếc so với giá thành đầu tư đơn vò tự làm
……… …72
DANH MỤC CÁC HÌNH

trang
Hình 1.1 :Các chỉ số đánh giá theo mô hình đánh giá thành quả của
Mỹ…………….….23
Hình 3.1 : Giải pháp về tổ chức quản lý bồi dưỡng giáo viên
…………………………………… 79

Trang 1
A- PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Vào những thập niên cuối của thiên niên kỷ vừa qua, xã hội loài người đã có
những biến đổi vô cùng nhanh chóng trong mọi lónh vực của đời sống. Đặc biệt sự
phát triển của khoa học công nghệ đã làm một cuộc cách mạng tác động mạnh
mẽ đến mọi khía cạnh và làm thay đổi sâu sắc đời sống tinh thần và vật chất của
xã hội. Những thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã đặt
nền móng cho sự hình thành nền kinh tế tri thức với việc phát triển nguồn nhân
lực trong nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức.
Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập đã dẫn đến sự cạnh tranh mãnh liệt giữa các
quốc gia trên Thế giới. Để chiếm ưu thế trên bất kỳ phương diện nào, một đất
nước không thể không có sự đóng góp tích cực của lực lượng tri thức nói chung và
đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề nói riêng.
Nhu cầu lớn về nguồn nhân lực chất lượng đã thúc đẩy giáo dục đào tạo nghề
phát triển về quy mô lẫn loại hình đào tạo. Để có nguồn nhân lực chất lượng tất
yếu phải có một nền giáo dục đào tạo chất lượng.
Một số nước phát triển tuy đầu tư rất nhiều cho giáo dục đào tạo nghề,
nhưng vẫn không hoàn toàn đáp ứng được đòi hỏi hoàn hảo về chất lượng do qui
mô đào tạo không ngừng phát triển theo tốc độ tăng dân số và yêu cầu ngày càng
cao của thời đại. Vì vậy, nâng cao chất lượng đào tạo nghề là vấn đề luôn được
đặt ra và tìm cách giải quyết ở mọi giai đoạn phát triển c của xã hội.

Mục tiêu phát triển đào tạo nghề của nước ta trong giai đoạn 2001-2010 là
“Đào tạo và bồi dưỡng nhân lực kỹ thuật với chất lượng cao, với qui mô và cơ cấu
ngành nghề hợp lý phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và hội nhập. Nâng cao

Trang 2
hiệu quả đào tạo nghề, gắn đào tạo với việc làm, với sử dụng, phấn đấu đến năm
2010 sẽ có khoảng 80% lao động có việc làm sau khi đào tạo “. Như vậy trong bối
cảnh đất nước vừa có nhiều thời cơ lẫn thách thức, Đảng và nhà nước đã xác đònh
rõ tầm quan trọng của đào tạo nghề trong việc cung ứng nguồn nhân lực kỹ thuật
có chất lượng để góp phần phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Chất lượng và
hiệu quả đào tạo ngày nay là yếu tố quyết đònh thành công trong việc cạnh tranh
sản xuất nguồn nhân lực cho mỗi quốc gia. Do đó việc không ngừng nâng cao
chất lượng đào tạo luôn là nhiệm vụ trọng tâm của mọi cơ sở đào tạo nghề.
Điện tử Công nghiệp là một ngành kỹ thuật bổ trợ rất hữu ích cho lónh vực tự
động hóa trong sản xuất công nghiệp.Việc tìm các giải pháp để nâng cao chất
lượng đào tạo cho đội ngũ CNKT thuộc ngành này trong giai đoạn hiện nay là
hợp lý, đáp ứng được chủ trương của Thủ Tướng Chính Phủ về việc ưu tiên chiến
lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010 : “ …Ưu tiên nâng cao chất lượng
đào tạo nhân lực , đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao,
cán bộ quản lý kinh doanh giỏi và CNKT lành nghề…” (Quyết đònh ban hành số
201/2001/QĐ-TTG).
Hiện nay, dù chưa chính thức được công nhận về mặt pháp lý, nhưng ở Việt
Nam đã có một số hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo cho các trường
Trung học chuyên nghiệp và CNKT. Trên cơ sở đó, các trường dạy nghề mới có
các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo cho đơn vò mình. Tuy nhiên,
các tiêu chí đánh giá chất lượng này chỉ nhắm vào mặt tổng thể của cơ sở đào tạo
chứ chưa đi sâu vào việc đánh giá chất lượng đào tạo của từng ngành nghề cụ thể.
Vì vậy, cho đến nay, xây dựng một hệ thống giải pháp thật hữu hiệu và có cơ sở
thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho ngành ĐTCN vẫn là một công
việc còn bỏ ngõ.


Trang 3
Trường KT-KT-NV Nguyễn Tất Thành đã đặt ra mục tiêu chiến lược cụ thể là
đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, chủ trương gắn đào tạo nghề với sản xuất
nhằm gia tăng sự tiệm cận giữa kỹ năng nghề nghiệp của học sinh với thực tiễn.
Việc phân tích thực trạng đào tạo ngành Điện tử Công nghiệp, tìm ra những
nguyên nhân để từ đó có giải pháp nâng cao chất lượng là công việc xác đáng và
cần thiết.
Vì những lý do trên, người nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Các giải pháp
nâng cao chất lượng đào tạo ngành Điện tử công nghiệp hệ công nhân kỹ thuật
tại trường Kinh tế- Kỹ thuật – Nghiệp vụ Nguyễn Tất Thành“ để tiến hành
nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng
đào tạo ngành ĐTCN trường KT-KT-NV Nguyễn Tất Thành trên cơ sở dựa vào
kết quả đánh giá chất lượng hoạt động đào tạo ngành ĐTCN của Trường.
3. Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng đào tạo ngành Điện tử công nghiệp tại trường KT-KT-NV- Nguyễn
Tất Thành.
4. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động đào tạo ngành Điện tử công nghiệp tại trường KT-KT-NV-Nguyễn Tất
Thành.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm những vấn đề sau:
- Tìm hiểu, nghiên cứu các khái niệm về chất lượng đào tạo.
- Khảo sát thực trạng đào tạo ngành ĐTCN của trường KT-KT-NV Nguyễn
Tất Thành và phân tích các yếu tố tác động đến chất lượng.

Trang 4
- Xác đònh, lựa chọn các tiêu chí đánh giá và tiến hành đánh giá chất lượng

đào tạo của ngành ĐTCN tại trường KT-KT-NV Nguyễn Tất Thành .
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của ngành ĐTCN.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được đề tài, người nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên
cứu khác nhau :
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu lưu trữ, thống kê, các báo cáo
khoa học liên quan đến đề tài.
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu văn bản để nghiên cứu các chủ trương
chính sách của Đảng - Nhà nước, các quyết đònh và qui đònh của Trường về
giáo dục đào tạo.
- Sử dụng phương pháp điều tra và phỏng vấn các đối tượng là học sinh,
giáo viên của trường KT-KT-NV Nguyễn Tất Thành, các doanh nghiệp đã
tiếp nhận học sinh thực tập.
- Để khảo sát thực trạng đào tạo, người nghiên cứu sử dụng phương pháp
thu thập thông tin, xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê. Ngoài ra
người nghiên cứu còn thống kê và phân tích các số liệu đã có phản ảnh
thực trạng đào tạo của ngành ĐTCN
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trường KT-KT-NV Nguyễn Tất Thành được thành lập từ năm 2002 và bắt đầu
tuyển sinh từ năm 2003, đến nay chỉ có một khóa thuộc ngành ĐTCN mới vừa tốt
nghiệp. Do đó nguồn thông tin đánh giá năng lực học sinh từ các cơ sở sử dụng
lao động chưa thể thu thập được. Vì vậy người nghiên cứu chỉ thu thập thông tin từ
các cơ quan đã tiếp nhận học sinh thực tập trong thời gian 2 tháng.
- Về thời gian : Khảo sát thực trạng đào tạo ngành Điện tử Công nghiệp
trường KT-KT-NV Nguyễn Tất Thành từ đầu năm 2003 đến tháng 7/2005.

Trang 5
- Về không gian : Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi cơ sở I và II
trường KT-KT-NV Nguyễn Tất Thành, một số cơ quan tiếp nhận học sinh thực
tập trên đòa bàn Tp.HCM.

- Về qui mô : Nghiên cứu tiến hành ở mức độ là đề xuất các giải pháp
nâng cao chất lượng đào tạo cho ngành Điện tử Công nghiệp trường KT-KT-NV
Nguyễn Tất Thành.
Nhiệm vụ đề tài là khảo sát thực trạng đào tạo của ngành Điện tử Công nghiệp
có phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay hay không, những yếu tố quan trọng
nào chi phối chất lượng đào tạo cần phải cải tiến và khắc phục. Vì vậy người
nghiên cứu không đặt trọng tâm vào việc xây dựng một hệ thống tiêu chí đánh
giá chất lượng đào tạo cho ngành Điện tử Công nghiệp mà chỉ dựa vào một số
tiêu chí đánh giá đã có sẵn để tiến hành đánh giá.






Trang 6
B - PHẦN NỘI DUNG

Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Vai trò đào tạo CNKT trong sự nghiệp CNH – HĐH ở Việt Nam
1.1.1. Một số cơ sở khoa học để ưu tiên phát triển đào tạo nghề trong giai
đoạn hiện nay
Dựa vào đường lối giáo dục-đào tạo của Đảng :
Nghò quyết TW2 khóa VIII đã xem giáo dục và đào tạo, khoa học và công
nghệ là quốc sách hàng đầu. Trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo,
Đảng ta luôn luôn nhấn mạnh phải đặc biệt coi trọng việc Dạy nghề trong chiến
lược phát triển nguồn nhân lực của đất nước bởi vì trong bố trí cơ cấu nguồn nhân
lực thì lực lượng CNKT, nhân viên nghiệp vụ lành nghề bao giờ cũng chiếm đa số
và giữ vai trò nòng cốt trong nền sản xuất công nghiệp, chỉ khi nào bước vào nền

kinh tế hậu công nghiệp thì vai trò đó mới thay đổi. Hiện nay, đất nước ta chỉ mới
bắt đầu giai đoạn tiến hành công nghiệp hoá. Chính vì thế, Nghò quyết đại hội lần
thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh : “… Mở rộng đào tạo công nhân kỹ thuật và nhân
viên nghiệp vụ nhiều trình độ Coi trọng đội ngũ công nhân tay nghề cao, kỹ sư
thực hành”.
Dựa vào trình độ phát triển kinh tế của đất nước :
Người ta phân trình độ phát triển kinh tế của các nước trên thế giới thành 3
loại: các nước chưa phát triển, các nước đang phát triển và các nước phát triển.
Tùy theo trình độ kinh tế của mỗi nước mà vò trí ưu tiên phát triển cho giáo dục
phổ thông, đào tạo nghề và giáo dục đại học có khác nhau. Các nhà khoa học đã
đưa ra thứ tự lựa chọn mục tiêu ưu tiên để phát triển Giáo dục-Đào tạo như sau :

Trang 7

Các giai đoạn ưu tiên
Thứ tự lựa chọn mục tiêu ưu tiên
Các nước chưa phát triển
Giáo dục phổ thông-Đào tạo nghề-Đại học
Các nước đang phát triển
Đào tạo nghề-Giáo dục phổ thông-Đại học
Các nước phát triển
Đại học-Đào tạo nghề-Giáo dục phổ thông

Theo UNESCO, phát triển hệ thống giáo dục đào tạo một cách hợp lý phù hợp
với phát triển kinh tế thì phải đảm bảo theo yêu cầu tỉ lệ đào tạo sau :
- Đối với các nước đang phát triển thì tỉ lệ học sinh học nghề trên học sinh
tốt nghiệp THCS và THPT là 1/9.
- Đối với các nước phát triển là 1/4.
- Tỉ lệ trung bình của thế giới là 1/6.
(Các số liệu trên dựa vào “Báo cáo tài chính và kế hoạch cho giáo dục-đào tạo

ở những nước đang phát triển trong thời kỳ chuyển tiếp” của tác giả Jie. Tae
Hong, năm 2001)
Trong khi đó, ở Việt Nam, tỉ lệ trên là 1/22 vào năm 1995 và 1/15 vào năm
2000. Đây là một tỉ lệ rất thấp, trái với quy luật phát triển giáo dục. Vì Việt Nam
là nước đang phát triển nên dạy nghề cần được ưu tiên hàng đầu.
Dựa vào việc bố trí cơ cấu nguồn nhân lực trong sản xuất
Việc bố trí cơ cấu nhân lực không phụ thuộc vào ý đònh chủ quan của cá nhân
nào mà phụ thuộc vào trình độ phát triển kỹ thuật và công nghệ của mỗi nước.
Trình độ kinh tế và khoa học- công nghệ khác nhau thì bố trí cơ cấu nhân lực có
khác nhau nhưng phải tuân theo những quy luật chung :
* Khu vực dòch vụ và một số lónh vực khác có cơ cấu nhân lực thường được
bố trí theo tỉ lệ 1/4/10 nghóa là cứ 1 Đại học thì bố trí 4 Trung cấp, 10 nhân viên.


Trang 8
* Khu vực công nghiệp:
- Ở giai đoạn từ thủ công lên cơ khí hóa như ta hiện nay người ta bố trí cứ 100
lao động thì có 1 Đại học + 4 Trung cấp + 60 Công nhân lành nghề + 20 Công
nhân bán lành nghề và 15 lao động phổ thông.
- Ở giai đoạn thiết bò tự động hóa một phần, cơ cấu nhân lực được bố trí là : 1
Cán bộ nghiên cứu + 7 Đại học + 21 Trung cấp + 60 Công nhân lành nghề + 11
Công nhân bán lành nghề, không có lao động phổ thông.
- Ở giai đoạn thiết bò tự động hóa mang hệ thống chương trình (bắt đầu bước
sang nền kinh tế hậu công nghiệp còn gọi là kinh tế trí thức) cơ cấu nhân lực
được bố trí là : 4 Cán bộ + 25 Đại học + 50 Trung cấp + 21 Công nhân lành nghề.
Giờ đây công nhân bán lành nghề mất đi, công nhân lành nghề giảm, xuất hiện
loại công nhân “cổ trắng”, “cổ vàng”, lao động của họ có tính trí tuệ cao gần
giống lao động của kỹ sư, nhưng nhân viên dòch vụ , số lượng kỹ sư và kỹ thuật
viên trung cấp đều tăng
- Ở giai đoạn tự động hóa toàn bộ và công nghệ thông tin phát triển, cơ cấu

nhân lực là : 6 Cán bộ nghiên cứu + 34 Đại học + 60 Trung cấp. Ở giai đoạn này,
nền kinh tế tri thức đã phát triển cao thì những người công nhân lành nghề
chuyển hóa dần thành kỹ thuật viên trung cấp hoặc kỹ sư.
Song nhìn chung trong suốt các giai đoạn tiến bộ kỹ thuật, lực lượng nòng cốt
của nền sản xuất công nghiệp bao giờ cũng vẫn là công nhân lành nghề bao gồm
cả công nhân “cổ trắng”, “cổ vàng”.
Dựa vào quy luật cung cầu
Trong ngành Dạy nghề hiện nay đang có hiện tượng cung ít cầu nhiều. Xét
tổng thể toàn xã hội thì cả nước hiện có khoảng 42 triệu lao động. Trong đó thanh
niên ở lứa tuổi 15 đến 34 chiếm đa số. Ngành Dạy nghềâ có trách nhiệm phải đưa
số lao động đã qua đào tạo từ 25% hiện nay lên 40% vào năm 2010.

Trang 9
Xét mối tương quan cung cầu về công nhân lành nghề cho các doanh nghiệp
thuộc 5 thành phần kinh tế, đặc biệt phục vụ trực tiếp cho hơn 80 khu công
nghiệp, khu chế xuất đã được cấp phép hoạt động, còn một số khu công nghiệp,
khu chế xuất sẽ được cấp phép trong tương lai. Chúng ta đã thẩm đònh quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của 8 vùng : đồng bằng Sông Hồng, Tây Bắc,
Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng Sông Cửu Long, vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng duyên hải Nam
Trung Bộ. Mỗi bản quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế của từng vùng, từng khu
công nghiệp, khu chế xuất đều có dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, trong
đó chủ yếu là nhu cầu về công nhân lành nghề.
Như vậy, nhu cầu học nghề của xã hội và nhu cầu công nhân kỹ thuật của các
thành phần kinh tế là rất lớn mà ngành Dạy nghề hiện nay chỉ có khả năng đáp
ứng một phần rất nhỏ.
1.1.2. Vai trò đào tạo CNKT
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa là nhu cầu phát triển tất yếu của các quốc
gia. Đối với Việt Nam, nhu cầu phát triển này ngày càng trở nên cấp thiết khi
chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đưa đất nước hòa nhập mạnh

mẽ vào xu thế toàn cầu hóa, mở ra những triển vọng to lớn không chỉ đối với việc
thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thò trường tiêu thụ sản phẩm, phát triển sản
xuất công nghiệp mà còn tạo ra một nhu cầu sử dụng rất lớn lực lượng lao động
lành nghề. Nghò quyết hội nghò lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
IX đã nêu rõ: ”…Tiếp tục chủ động hội nhập, thực hiện có hiệu quả các cam kết và
lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, chuẩn bò tốt các điều kiện trong nước để sớm gia
nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)…”. Trước tình hình bức xúc đó, đào tạo
nghề cho lực lượng lao động nói chung và lực lượng CNKT nói riêng để phát

×