Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

SKKN tạo HỨNG THÚ học địa lý 10 CHO học SINH BẰNG câu hỏi gắn với THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 43 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT ĐOÀN KẾT
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TẠO HỨNG THÚ HỌC ĐỊA LÝ 10 CHO HỌC SINH
BẰNG CÂU HỎI GẮN VỚI THỰC TIỄN

Người thực hiện: Trần Thị Lan Hương
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: Địa lý 
- Lĩnh vực khác: ............................................ 

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Đĩa CD (DVD)
 Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

Năm học: 2016-2017


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Trần Thị Lan Hương


2. Ngày tháng năm sinh: 29/09/1984
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: Khu 10 - Thị trấn Tân Phú - Đồng Nai
5. Điện thoại: (CQ) 0613.795284 ; ĐTDĐ: 0985769976
6. Fax:

E-mail:

7. Chức vụ: Đảng ủy viên, Phó Bí thư Đoàn trường, Giáo viên
8. Nhiệm vụ được giao
-

Chủ nhiệm lớp 12A9.

-

Giảng dạy môn Địa lý lớp 12A9,10,11 và 10A9,10,11.

9. Đơn vị công tác: Trường THPT Đoàn Kết
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2007
- Chuyên ngành đào tạo: Địa lý
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Phương pháp dạy học
- Số năm có kinh nghiệm: 9
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Tổ chức trò chơi trong dạy và học
Địa lý ở trường THPT;

Trần Thị Lan Hương



Tạo hứng thú học Địa lý 10 cho học sinh bằng câu hỏi gắn với thực tiễn

TẠO HỨNG THÚ HỌC ĐỊA LÝ 10 CHO HỌC SINH BẰNG CÂU
HỎI GẮN VỚI THỰC TIỄN
I. Lý do chọn đề tài
Khi nói về công tác huấn luyện và học tập, Bác Hồ thân yêu của chúng ta có
dạy:
“ Học phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học
thì hành không trôi chảy”
Học là quá trình tiếp thu, rèn luyện kiến thức từ sách vở, nắm vững lý luận đã
được đúc kết mang tính khoa học có giá trị, đồng thời tiếp nhận những kinh nghiệm từ
các thế hệ đi trước. Tóm lại, học là mở mang trí tuệ, tiếp thu kiến thức từ sách vở hoặc
các bậc thầy có kinh nghiệm. Hành là làm, ứng dụng kiến thức vào thực tiễn. Học với
hành phải đi đôi nghĩa là học và hành không thể tách rời, phải coi trọng như nhau. Đó
là hai công việc thống nhất với nhau trong quá trình học tập.
Nếu ta nắm vững kiến thức, lý thuyết mà ta không vận dụng vào thực tiễn, thử
hỏi ta học để làm gì? Thật là vô ích vì đã bỏ phí biết bao thời gian, tiền bạc và công
sức để đầu tư vào việc học ấy. Nhưng hành mà không học thì dẫn đến thất bại nặng
nề, học là bước đầu tất yếu dẫn đến thành công khi thực hành. “Học phải đi đôi với
hành” chính là nguyên lý, là phương châm giáo dục đồng thời là phương pháp học tập
giúp ta đạt hiệu quả cao. Theo quan điểm cá nhân tôi, đây cũng chính là xu hướng
giáo dục, đào tạo nguồn lao động hiện nay.
Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới căn
bản và toàn diện. Công cuộc đổi mới này đòi hỏi phải có những con người lao động
năng động, chủ động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề. Muốn đào tạo con
người lao động năng động, chủ động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề thì
ngành giáo dục phải áp dụng phương pháp dạy học có thể khơi dậy, rèn luyện khả
năng nghĩ và làm một cách tự chủ, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học

sinh ngay từ khi còn đang học tập ở nhà trường THPT. Đó chính là phương pháp dạy
học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học
sinh.
Đối với bộ môn Địa lý nói chung và Địa lý 10 ở trường THPT để đổi mới
phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của
học sinh có thể áp dụng nhiều phương pháp như dạy học theo dự án, thuyết trình, thảo
luận nhóm, đóng vai, đàm thoại gợi mở, sử dụng câu hỏi gắn với thực tiễn hoặc trò
chơi địa lý... Trong đó việc tạo hứng thú học địa lý bằng những câu hỏi gắn với thực
tiễn, theo tôi là phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực học sinh
không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh vấn đề hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện
năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp,
đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn.
Trần Thị Lan Hương


Qua thực tiễn giảng dạy và tham khảo tài liệu tôi xin mạnh dạn trình bày sáng
kiến: Tạo hứng thú học Địa lý 10 cho học sinh bằng câu hỏi gắn với thực tiễn.
1

II. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1. Quan niệm về câu hỏi.
Chúng ta đều biết câu hỏi – câu nghi vấn có chức năng chính là dùng để hỏi. Để
thực hiện quá trình dạy và học, mọi giáo viên đều biên soạn bộ câu hỏi phục vụ cho
mỗi bài học. Tuy nhiên, tùy theo mục đích của giáo viên và thao tác tư duy của học
sinh, có nhiều loại câu hỏi: phân tích, tổng hợp, so sánh……
Tác giả Nguyễn Đức Vũ – Phạm Thị Sen đã trình bày trong cuốn sách “Đổi
mới phương pháp dạy học Địa lý ở trường trung học phổ thông”, NXB Giáo dục, Hà
Nội, 2004 các quan niệm về các loại câu hỏi (nghi vấn) như sau: [1, 25-26]
Dựa vào thao tác tư duy, có các loại câu hỏi :
- Câu hỏi phân tích: nhằm gợi ý học sinh tách riêng từng phần của sự vật và

hiện tượng địa lý, hoặc các thành phần của mối liên hệ.
- Câu hỏi tổng hợp: nhằm làm cho học sinh xác lập tính thống nhất và mối liên
hệ của các thuộc tính của các sự vật, bộ phận hay dấu hiệu của chúng. Câu hỏi tổng
hợp không phải là sự cộng đơn thuần các bộ phận của sự vật, hiện tượng địa lý. Sự
tổng hợp đúng là một hoạt động tư duy mang lại kết quả mới nhất về chất.
- Câu hỏi so sánh, liên hệ: nhằm liên hệ các sự vật, hiện tượng địa lý lại với
nhau trong tất cả các mối quan hệ có thể có trong địa lý và thiết lập sự giống nhau, sự
khác nhau giữa chúng.
- Câu hỏi nguyên nhân – kết quả: là loại câu hỏi nêu lên mối quan hệ nhân quả.
- Câu hỏi khái quát hóa: nhằm dùng khái quát hóa các kiến thức cụ thể, nêu lên
cái chính, cái căn bản, cái “chung”, thường dung vào cuối chương hay câu hỏi tổng
quát cuối bài.
Các loại câu hỏi trên thường được sử dụng trong quá trình dạy học Địa lý ở
trường THPT, tuy nhiên theo tôi để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát
huy năng lực học sinh, các loại câu hỏi trên chưa phát huy được hết khả năng tạo
hứng thú, say mê học tập, tìm tòi và chưa nâng cao được các kỹ năng tự học, tư duy,
sáng tạo trong học sinh. Mà theo quan điểm cá nhân tôi, việc sử dụng những câu hỏi
gắn với thực tiễn trong bài học địa lý sẽ khắc phục được hạn chế trên.
2. Quan niệm về câu hỏi gắn với thực tiễn
Thông qua những câu hỏi gắn với thực tiễn giúp học sinh khắc sâu kiến thức,
nhớ lâu kiến thức và có thể giải đáp được những tình huống nảy sinh trong cuộc sống,
trong lao động, trong sản xuất thì sẽ tăng lòng say mê học hỏi, phát triển tư duy, sáng
tạo.
Trần Thị Lan Hương


Việc sử dụng những câu hỏi này trong quá trình dạy và học sẽ góp phần thực
hiện nguyên lý “Học đi đôi với hành”, lý luận gắn với thực tiễn qua đó nâng cao hiệu
quả, chất lượng học tập và góp phần đào tạo những con người tích cực, năng động,
sáng tạo trong thời kỳ đổi mới đất nước.

2
Vậy câu hỏi gắn với thực tiễn là gì?
II.1Quan niệm về câu hỏi gắn với thực tiễn
Theo cá nhân tôi, câu hỏi gắn với thực tiễn là câu hỏi có nội dung gây hứng thú
cho học sinh, mang tính chất nêu vấn đề và phải gắn liền với những tình huống thực
tiễn, gần gũi trong cuộc sống hàng ngày. Quan trọng nhất là các câu hỏi được vận
dụng kiến thức vào cuộc sống và sản xuất, góp phần giải quyết một số vấn đề đặt ra từ
thực tiễn.
Câu hỏi gắn với thực tiễn có thể sử dụng được trong lúc vào bài, chuyển ý, hay
dùng trong một nội dung cụ thể của bài học, một khái niệm.
2.2 Cấu trúc của câu hỏi gắn với thực tiễn
Một câu hỏi gắn với thực tiễn thường có 3 phần:
• Phần thứ nhất: Câu dẫn

Mang tính chất nêu vấn đề.
Gắn liền với những tình huống thực tiễn.
Nội dung gây hứng thú cho học sinh.
Có thể trình bày dưới dạng chữ, hình ảnh, biểu đồ, số liệu, bản đồ…
• Phần thứ hai: Câu hỏi
Các dạng câu hỏi: Câu hỏi trắc nghiệm một/ nhiều lựa chọn; câu hỏi đúng/ sai;
câu hỏi có/không; câu hỏi mở; câu hỏi đóng…
Mục đích nhằm định hướng cho phần trả lời của học sinh.
• Phần thứ ba: các phương án lựa chọn
Đối với câu hỏi một hoặc nhiều lựa chọn có từ 4 phương án trở lên.
Đối với câu hỏi đúng/sai phải ghép từ 4 phương án đúng/sai trở lên có mối
quan hệ trong cùng một vấn đề.
2.3 Vai trò, chức năng của câu hỏi gắn với thực tiễn
Hiện nay, sử dụng câu hỏi gắn với thực tiễn được xếp vào hệ thống các phương
pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng
lực học sinh ở cấp trung học phổ thông nói chung và môn Địa lý nói riêng.

Câu hỏi gắn với thực tiễn vừa là phương pháp dạy học tích cực, vừa là phương
pháp kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học
lấy người học là trung tâm để nâng cao chất lượng dạy và học Địa lý hiện nay.
Bài học có sử dụng câu hỏi gắn với thực tiễn sẽ cung cấp cho học sinh kiến
Trần Thị Lan Hương


thức, hướng dẫn con đường giành lấy kiến thức, kích thích tìm tòi, trí tò mò khoa học,
khám phá kiến thức, ham muốn giải đáp kiến thức của học sinh. Qua đó, học sinh có
niềm tin vào kiến thức đã được khám phá để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Câu hỏi gắn với thực tiễn trong dạy học địa lý có chức năng dạy học, chức năng
giáo dục, chức năng kiểm tra, đánh giá, chức năng định hướng và phát huy năng lực
3
của học sinh… Những chức năng này đều hướng tới mục đích dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh.
Thông qua việc sử dụng các câu hỏi gắn với thực tiễn trong dạy và học Địa lý,
học sinh hiểu và nắm vững kiến thức đã học, hình thành và rèn luyện kỹ năng, cũng
như bồi dưỡng thêm về tình cảm, thái độ
Về kiến thức:
Học sinh hiểu và nắm vững hơn các hiện tượng địa lý tự nhiên, hiện tượng kinh
tế xã hội, thiên nhiên, môi trường, các vấn đề thời sự trong nước và quốc tế. Giúp học
sinh mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú, vận dụng kiến thức nhằm
giải thích các vấn đề, hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày.
Về kỹ năng:
Rèn luyện cho học sinh năng lực thích ứng, nhận thức, nhận biết và giải quyết
vấn đề, hợp tác làm việc theo nhóm, thu thập – xử lý thông tin, tư duy, tổng hợp, diễn
đạt bằng lời nói, …
Về thái độ:
Nâng cao hứng thú học tập và sự tự tin, tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong
học tập và trong quá trình giải quyết các vấn đề thực tiễn

Trong đề tài của mình, tôi mạnh dạn đề ra giải pháp hoàn toàn mới để áp dụng
vào quá trình giảng dạy tại trường THPT Đoàn Kết của mình trong năm học 2016
-2017 nhằm tạo hứng thú học tập môn Địa lý cho các em học sinh lớp 10, góp phần
nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Địa lý. Sau đây tôi xin được trình bày những
câu hỏi gắn với thực tiễn trong quá trình giảng dạy tôi đã thực hiện ở khối lớp 10
trong năm học qua.
III. Tổ chức thực hiện các giải pháp
1. Hệ thống các câu hỏi gắn với thực tiễn có thể sử dụng trong từng bài
học trong chương trình địa lý 10 nhằm tạo hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá
cho học sinh.
1.1 Chương II - Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất
Bài 5: Vũ trụ. Hệ mặt trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh
trục của Trái Đất
Tất cả tám hành tinh trong Hệ Mặt Trời đều có nhiều tính chất và đặc điểm
giống nhau: đều là nhũng khối cầu, cấu tạo bằng những chất gần như nhau, đều quay
quanh trục của mình như con quay, và đều chuyển động xung quanh Mặt Trời theo
quỹ đạo hình elip. Vì vậy, các nhà khoa học cho răng các hành tinh này đều cùng
chung một nguồn gốc phát sinh, như thể anh chị em trong cùng một gia đình. [2,6]
Trần Thị Lan Hương


Câu 1: Vì sao Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống?
Hướng dẫn chấm:
Mức đầy đủ: Giải thích được
Do Trái Đất cách Mặt Trời là 149,6 triệu km. Khoảng cách đó cùng với kích
thước, thời gian tự quay quanh trục và chuyển động xung quanh Mặt Trời đã giúp Trái
Đất nhận được từ Mặt Trời một lượng bức xạ phù hợp, tạo điều kiện cho sự sống4 tồn
tại. Vì vậy, Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống.
Mức tương đối đầy đủ: Giải thích có ý đúng nhưng diễn đạt ngôn ngữ chưa rõ
ràng hoặc còn sai sót.

Mức không tính điểm:
Đáp án khác

Không trả lời.
Câu 2: Dựa vào hình bên, hãy xác định khi Trái Đất tự quay quanh trục, có mấy
điểm không di chuyển vị trí? Đó là những điểm nào?
A. Không có điểm không di chuyển
B. Có 1 điểm. Đó là cực Bắc.
C. Có 1 điểm. Đó là cực Nam
D. Có 2 điểm. Đó là cực Bắc và cực Nam.
Hướng dẫn chấm:
Mức đầy đủ:
Đáp án: D
Mức không tính điểm:
Đáp án khác
Không trả lời.
Câu 3: Một máy bay cất cánh ở Hà Nội lúc 7h sáng để sang Hương Cảng thuộc
múi giờ số 8. Sau một giờ bay, máy bay hạ cánh, hỏi bấy giờ đồng hồ tại Hương Cảng
chỉ mấy giờ?
Hướng dẫn chấm:
Mức đầy đủ: Giải thích được
Hà Nội thuộc múi giờ số 7. Một máy bay cất cánh ở Hà Nội lúc 7 giờ sáng để
sang Hương Cảng ở múi giờ số 8 cách Hà Nội 1 múi giờ, lúc này ở Hương Cảng đã là
7+1 =8h. Sau một giờ bay, máy bay hạ cánh, bấy giờ đồng hồ đã chỉ 8+1= 9h rồi.
Mức tương đối đầy đủ: Nêu đúng
được kết quả, nhưng diễn đạt ngôn ngữ,lập
luận chưa rõ ràng hoặc còn sai sót.
Mức không tính điểm:
Trần Thị Lan Hương



Đáp án khác
Không trả lời.
Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.
Hình: Các mùa theo dương lịch ở bán cầu Bắc [3,23]
5

Câu 1: Tỉnh Đồng Nai ở vĩ độ 11 034’B, tại đây có xảy ra hiện tượng Mặt Trời
lên thiên đỉnh không ? Nếu có, trong một năm hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh xảy
ra mấy lần? Tại sao?
Hướng dẫn chấm:
Mức đầy đủ: Giải thích được
Tại Đồng Nai có xảy ra hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh. Trong một năm
hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh xảy ra 2 lần. Do tỉnh Đồng Nai ở vĩ độ 11 034’B
thuộc khu vực nội chí tuyến.
Mức tương đối đầy đủ: Giải thích có ý
đúng nhưng diễn đạt ngôn ngữ chưa rõ ràng
hoặc còn sai sót.
Mức không tính điểm:
Hình: Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời
Đáp án khác
trong năm [3,22]
Không trả lời.
Câu 2: Nếu trục Trái Đất vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo thì có sự thay đổi
mùa như hiện nay không? Vì sao?
Hướng dẫn chấm:
Mức đầy đủ:
Nếu trục Trái Đất vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo thì không có sự thay đổi
mùa như hiện nay.
Giải thích, vì khi đó góc nhập xạ tại các địa điểm trên cùng một vĩ tuyến không

thay đổi  lượng nhiệt tại các địa điểm trên cùng một vĩ tuyến không thay đổi trong
suốt năm. Do đó, sẽ không có sự thay đổi về thời tiết, khí hậu nên không có sự thay
đổi mùa.
Mức tương đối đầy đủ: Giải thích có ý đúng nhưng diễn đạt ngôn ngữ chưa rõ
ràng hoặc còn sai sót.
Mức không tính điểm:
Đáp án khác
Không trả lời.
Câu 3: Nếu Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động tịnh tiến
Trần Thị Lan Hương


xung quanh Mặt Trời thì hệ quả là:
A. Có ngày và đêm nhưng không phải 24h
B. 6 tháng là ngày, 6 tháng là đêm.
C. Ngày và đêm vẫn diễn ra liên tục
6
D. Các ý trên
Hướng dẫn chấm:
Mức đầy đủ:
Đáp án D
Mức không tính điểm:
Đáp án khác
Không trả lời.
1.2
Chương III - Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ địa lý
Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
Nhật Bản nằm trong vùng có
nền địa chất không ổn định, nơi đây
có tới bốn mảng nền tiếp giáp nhau:

mảng nền Thái Bình Dương, mảng
nền Á-Âu, mảng nền Bắc Mĩ và
mảng nền Philippin. Khi các mảng
này dịch chuyển va vào nhau sẽ gây
nên động đất dữ dội và núi lửa phun
trào. Ước tính trung bình mỗi năm ở
Nhật Bản có tới 1500 trận động đất
nhưng hầu hết là các trận động đất nhỏ, không gây thiệt hại. Tuy nhiên trong số đó
cũng có một số trận động đất rất lớn gây thiệt hại đáng kể về người và của. [4, 132]
Câu 1: Trên Trái Đất,nơi thường phát sinh động đất và núi lửa là:
A. Những vùng bất ổn định của Trái Đất.
B. Vùng tiếp xúc của các mảng.
C. Vùng có hoạt động kiến tạo xảy ra
D. Các ý trên
Hướng dẫn chấm:
Mức đầy đủ:
Đáp án D
Mức không tính điểm:
Đáp án khác
Không trả lời.
Trần Thị Lan Hương


Câu 2: Qua nghiên cứu, cấu trúc bề mặt Trái Đất vẫn có sự thay đổi. Ví dụ như:
đảo Madagaxca ngày càng trôi dạt xa châu Phi, đỉnh Everet vẫn tiếp tục cao lên. Vậy
tại sao cấu trúc bề mặt Trái Đất vẫn có sự thay đổi?
Hướng dẫn chấm
7
Mức đầy đủ:
Vật chất trong tầng trên của lớp Manti có trạng thái quánh dẻo, nhiệt độ cao do

đó vật chất có thể chuyển động thành các dòng đối lưu sinh ra năng lượng làm cho
thạch quyển có thể di chuyển trên lớp quánh dẻo này. Vì vậy, đây là nơi có ý nghĩa
lớn đối với vỏ Trái Đất, nơi tích tụ và tiêu hao năng lượng bên trong sinh ra các hoạt
động kiên tạo làm thay đổi cấu trúc bề mặt Trái Đất.
Mức tươnag đối đầy đủ: Giải thích có ý đúng nhưng diễn đạt ngôn ngữ chưa rõ
ràng hoặc còn sai sót.
Mức không tính điểm:
Đáp án khác
Không trả lời.
Câu 3: Nhật Bản nằm ở vùng tiếp giáp của các mảng kiến tạo nào? Sự dịch
chuyển của các mảng kiến tạo có quan hệ gì tới việc hình thành động đất, núi lửa ở
Nhật Bản?
Hướng dẫn chấm:
Mức đầy đủ:
-Nhật Bản nằm ở vùng tiếp giáp của 4 mảng kiến tạo mảng nền Thái Bình
Dương, mảng nền Á-Âu, mảng nền Bắc Mĩ và mảng nền Philippin.
- Ở những vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo bao giờ cũng có các hoạt động
kiến tạo xảy ra. Đó là những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất, sinh ra các hoạt động động
đất, núi lửa. Nhật Bản nằm ở khu vực có hiện tượng các mảng kiến tạo xô vào nhau
nên thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa.
Mức tương đối đầy đủ: Giải thích có ý đúng nhưng đôi chõ còn thiếu ý hoặc
chưa rõ ràng.
Mức không tính điểm:
Đáp án khác
Không trả lời
Bài 8: Tác động của nội lực
đến địa hình bề mặt Trái Đất

Hình: Nếp uốn trong đá vôi silic ở đèo
Trần Thị Lan Hương

7


Mã Pì Lình – Cao nguyên Đồng Văn, Hà Giang [5]

Câu 1: Nêu sự hình thành núi uốn nếp.
8
Hướng dẫn chấm
Mức đầy đủ:
Vận động theo phương nằm ngang làm biến đổi thế nằm của đá, khiến chúng bị
xô ép, uốn cong thành các nếp uốn, đặc biệt ở những nơi đá có độ dẻo cao. Về sau
cườn độ nén ép tăng mạnh đưa toàn bộ khu vực bị nén ép dâng cao. Dưới tác dụng
của các quá trình ngoại lực, bề mặt địa hình bị cắt xẻ trở thành miền núi uốn nếp
Mức tương đối đầy đủ: Giải thích có ý đúng nhưng diễn đạt ngôn ngữ chưa rõ
ràng hoặc còn sai sót.
Mức không tính điểm:
Đáp án khác
Không trả lời.
Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
Câu 1:Vì sao quá trình phong hóa lại xảy ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất?
Hướng dẫn chấm
Mức đầy đủ:
Vì ở trên bề mặt Trái Đất, đá trực tiếp nhận được năng lượng của bức xạ Mặt
Trời và là nơi tiếp xúc trực tiếp với khí quyển, thủy quyển và sinh quyển.
Mức tương đối đầy đủ: Giải thích có ý đúng nhưng diễn đạt ngôn ngữ chưa rõ
ràng hoặc còn sai sót.
Mức không tính điểm:
Đáp án khác
Không trả lời.
Câu 2: Việt Nam thuộc miền nhiệt đới ẩm, kiểu phong hóa diễn ra với cường độ

mạnh nhất là:
A. Phong hóa lý học.
B. Phong hóa hóa học.
C. Phong hóa sinh học.
D. Tất cả các kiểu phong hóa trên đều xảy ra với cường độ mạnh như nhau.
Hướng dẫn chấm:
Mức đầy đủ:
Đáp án B
Mức không tính điểm:
Trần Thị Lan Hương


Đáp án khác
Không trả lời.
Câu 3: Truông Nhà Hồ - dải cồn cát ven biển rộng nhất nước ta.
9
Truông Nhà Hồ là vùng cồn cát lớn nhất nước ta, nằm ở phía Bắc huyện Vĩnh
Linh thuộc tỉnh Quảng Bình.
Vì bờ biển Vĩnh Linh vừa thấp lại vừa bằng phẳng, không có núi, đồi che chắn
nên cát di chuyển vào sâu trong đất liền. Mặt khác, vào mùa đông, gió Đông Bắc lại
thổi thẳng góc vào bờ biển, tạo điệu kiện thuận lợi cho sự hình thành các bãi cát và
cồn cát phát triển với quy mô lớn. Ta hãy quan sát sự hình thành chúng. Khi có gió
biển thổi vào, cát bay là là mặt đất. Gặp phải một bụi cây, tảng đá, mô đất, cát tụ lại
thành đống nhỏ. Nhiều đống nhỏ hợp với nhau thành những đống lớn rồi phát triển
thành các cồn cát. Ngày tháng trôi qua, các cồn cát cứ to mãi lên. [6, 26]
Câu hỏi: Quá trình được miêu tả trong đoạn văn trên là quá trình gì?
A. Quá trình phong hóa.
B. Quá trình bóc mòn.
C. Quá trình vận chuyển.
D. Quá trình bồi tụ

Hướng dẫn chấm:
Mức đầy đủ:
Đáp án D
Mức không tính điểm:
Đáp án khác
Không trả lời.
Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất
Câu 1: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương ngày 27.8. 2006 cho
biết, trong 3-4 ngày tới, dải áp thấp có trục đi qua Bắc Trung Bộ sẽ mạnh dần lên
thành dải hội tụ nhiệt đới; áp cao Thái Bình Dương cũng sẽ mạnh lên và lấn về phía
tây. [5]
Dải hội nhiệt đới là gì? Hình thành như thế nào?
Hướng dẫn chấm
Mức đầy đủ:
Dải hội nhiệt đới là nhiễu động nhiệt đới. Dải hội tụ nhiệt đới được hình thành
do khối khí xích đạo ở Bắc bán cầu gặp khối khí xích đạo ở Nam bán cầu. Hai khối
khí này đều nóng ẩm và có hướng gió khác nhau.
Mức tương đối đầy đủ: Giải thích có ý đúng nhưng diễn đạt ngôn ngữ chưa rõ
ràng hoặc còn sai sót.
Trần Thị Lan Hương


Mức không tính điểm:
Đáp án khác
Không trả lời.
Câu 2: Bảng: Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ [3,41]
Vĩ độ

Nhiệt độ trung bình
năm (0C)


00
200
300
400
500
600
700

24,50
250
20,40
140
5,40
0,60
-10,50

10

Tại sao ở bán cầu Bắc nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở khu vực chí tuyến
chứ không phải ở khu vực xích đạo?
Hướng dẫn chấm
Mức đầy đủ:
Ở bán cầu Bắc nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở khu vực chí tuyến chứ không
phải ở khu vực xích đạo vì:
- Ở khu vực xích đạo chủ yếu là đại dương, phần lục địa chủ yếu là rừng.
- Ở khu vực chí tuyến: diện tích lục địa lớn, nhiều sa mạc, áp cao chí tuyến
thống trị.
Mức tương đối đầy đủ: Giải thích có ý đúng nhưng diễn đạt ngôn ngữ chưa rõ
ràng hoặc còn sai sót.

Mức không tính điểm:
Đáp án khác
Không trả lời.
Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính
Câu 1: Trong bài thơ “Nước non ngàn dặm” nhà thơ Tố Hữu có câu thơ:
“Trường Sơn, đông nắng, tây mưa
Ai chưa đến đó như chưa rõ mình.” [7]
Giải thích hiện tượng địa lý tự nhiên trong câu thơ trên. Hiện tượng được viết
về vùng nào của nước ta và trong khoảng thời gian nào trong năm.
Hướng dẫn chấm
Trần Thị Lan Hương


Mức đầy đủ:
- Hiện tượng địa lý trong câu thơ trên là hiện tượng phơn.
- Hiện tượng phơn xảy ra ở vùng Tây Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ,
11
Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
- Hiện tượng phơn thường xảy ra từ tháng IV đến tháng IX.
Mức tương đối đầy đủ: Giải thích có ý đúng nhưng diễn đạt ngôn ngữ chưa rõ
ràng hoặc còn sai sót.
Mức không tính điểm:
Đáp án khác
Không trả lời.
Câu 2: Dựa
vào hình bên và
kiến thức đã học,
hãy trình bày và giải
thích sự hình thành
và hoạt động của

gió đất và gió biển.
Hình: Gió đất và gió biển [3,47]
Hướng dẫn chấm
Mức đầy đủ:
- Ban ngày ở lục địa, ven bờ đất hấp thụ nhiệt nhanh, nóng hơn mặt nước ven
biển, nên ven bờ trên đất liền hình thành áp thấp; ở ven bờ trên mặt biển mát hơn hình
thành áp cao. Gió thổi từ cao áp (ven biển) vào tới áp thấp (ven đất liền) gọi là gió
biển.
- Ban đêm, đất tỏa nhiệt nhanh mát hơn, hình thành cao áp ở vùng đát liền; còn
vùng nước biển ven bờ tỏa nhiệt chậm, nên hình thành áp thấp. gió thổi từ áp cao (đất
liền) tới áp thấp (ven biển) nên gọi là gió đất.
Mức tương đối đầy đủ: Giải thích có ý đúng nhưng diễn đạt ngôn ngữ chưa rõ
ràng hoặc còn thiếu ý.
Mức không tính điểm:
Đáp án khác
Không trả lời.
Câu 3: Vùng ven biển, ngư dân thường ra khơi đánh bắt vào khoảng thời gian
từ 3 – 5h sáng, tại sao?
Hướng dẫn chấm
Mức đầy đủ:
Vùng ven biển, ngư dân thường ra khơi đánh bắt vào khoảng thời gian từ 3 – 5h
sáng vì trong khoảng thời gian này gió đất vẫn đang hoạt động, gió thổi từ đất liền ra
Trần Thị Lan Hương


biển do đó ngư dân lợi dụng sức gió để giong buồm ra khơi đánh cá.
Mức tương đối đầy đủ: Giải thích có ý đúng nhưng diễn đạt còn sai sót, hoặc
thiếu ý.
12
Mức không tính điểm:

Đáp án khác
Hình: Các khu áp cao và áp thấp trong tháng 1 [3,46]
Không trả lời.
Câu 4: Nguyên nhân tạo thành gió mùa
là do
A. Sự thay đổi khí áp theo mùa trong
năm.
B. Chênh lệch khí áp giữa lục địa và
đại dương ở khu vực vĩ độ trung bình.
C. Chênh lệch khí áp giữa hai bán cầu ở
vùng nhiệt đới.
D. Các ý trên.
Hướng dẫn chấm:
Mức đầy đủ:
Đáp án D
Mức không tính điểm:
Đáp án khác
Không trả lời.
Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa
Câu 1: Miền ven Đại Tây Dương
của Tây Bắc châu Phi cũng nằm ở vĩ độ
như nước ta, nhưng lại có khí hậu nhiệt
đới khô, còn nước ta lại có khí hậu nhiệt
đới ẩm mưa nhiều?
Hướng dẫn chấm
Mức đầy đủ:
- Tây Bắc châu Phi có khí hậu
nhiệt đới khô vì nằm ở khu vực cao áp
thường xuyên, gió chủ yếu là gió mậu
dịch, ven bờ có dòng biển lạnh.

- Nước ta nằm ở khu vực khí hậu
nhiệt đới gió mùa, không bị cao áp ngự
Hình: Lược đồ tự nhiên châu Phi [5]
trị thường xuyên,
Mức tương đối đầy đủ: Giải thích được một trong hai ý hoặc có ý đúng nhưng
Trần Thị Lan Hương


diễn đạt chưa rõ ràng.
Mức không tính điểm:
13
Đáp án khác
Không trả lời.
Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học và hình bên, giải thích tình hình phân bố mưa
ở các khu vực: xích đạo, chí tuyến, ôn đới, địa cực
Hướng dẫn chấm
Mức đầy đủ:
- Khu vực xích đạo mưa nhiều
nhất do khí áp thấp, nhiệt độ cao, khu
vực chủ yếu là đại dương và rừng xích
đạo ẩm ướt, nước bốc hơi mạnh, dòng
biển nóng phân bố tại đây.
- 2 khu vực chí tuyến mưa ít do
khí áp cao, tỉ lệ diện tích lục địa tương
đối lớn, dòng biển lạnh chảy ven bờ.
Hình: Phân bố lượng mưa theo vĩ độ [3,51]
- 2 khu vực ôn đới mưa trung
bình, khí áp thấp, có gió Tây ôn đới từ biển thổi vào.
- 2 khu vực địa cực mưa ít nhất, do khí áp cao, do không khí lạnh, nước không
bốc hơi lên được.

Mức tương đối đầy đủ: Giải thích có ý đúng nhưng còn thiếu ý hoặc sai sót.
Mức không tính điểm:
Đáp án khác
Không trả lời.
Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Một
số sông lớn trên Trái Đất.
Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học và bản đồ Tự
nhiên Việt Nam, em hãy cho biết vì sao mực nước lũ
của các sông ngòi miền Trung nước ta thường lên rất
nhanh
Hướng dẫn chấm
Mức đầy đủ:
- Sông ngắn, dốc, do địa hình núi lan ra biển.
- Mưa khá tập trung, mưa với lượng nước mưa
lớn, trong thời gian ngắn.
Mức tương đối đầy đủ: Giải thích có ý đúng
nhưng diễn đạt ngôn ngữ chưa rõ ràng hoặc thiếu ý.
Trần Thị Lan Hương


Mức không tính điểm:
Hình: Miền Nam Trung bộ và Nam bộ [8,14]
Đáp án khác
Không trả lời.
14
Câu 2: Băng tuyết cũng nằm trong vòng tuần hoàn của nước.
A. Đúng
B. Sai
Hướng dẫn chấm:
Mức đầy đủ:

Đáp án A
Mức không tính điểm:
Đáp án khác
Không trả lời
Bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển
Câu 1: Ở vùng chí tuyến, bờ nào của
lục địa có khí hậu ẩm, mưa nhiều, bờ nào của
lục địa có khí hậu khô? Tại sao?
Hướng dẫn chấm
Mức đầy đủ:
Ở vùng chí tuyến:
-Bờ đông của lục địa có khí
Bản đồ phân bố dòng biển thế giới [3,61]
hậu ẩm, mưa nhiều vì có dòng
biển nóng chảy ven bờ.
- Bờ tây của lục địa có khí hậu khô vì có dòng biển lạnh chảy ven bờ.
Mức tương đối đầy đủ: Giải thích được một trong hai ý, hoặc diễn đạt ngôn ngữ
chưa rõ ràng.
Mức không tính điểm:
Đáp án khác
Không trả lời.
Câu 2: Trong đời sống thực tế, thuỷ triều có những vai trò gì?
Hướng dẫn chấm
Mức đầy đủ:
Trong đời sống thủy triều có vai trò:
- Sản xuất điện.
- Đưa nước vào ruộng đồng.
- Giúp thuyền, tàu biển vào hải cảng thuận lợi, chủ động không mắc cạn.
Trần Thị Lan Hương



- Làm muối.
- Ứng dụng trong quân sự (lợi dụng thuỷ triều để đánh giặc).
15
Mức tương đối đầy đủ: Nêu được từ một đến bốn ý đúng.
Mức không tính điểm:
Đáp án khác
Không trả lời.
Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng
Câu 1: Tại sao trên thế giới lại có rất nhiều loại đất khác nhau?
Hướng dẫn chấm
Mức đầy đủ:
Bất cứ loại đất tự nhiên nào cũng đều được hình thành từ 5 nhân tố hình thành
đất. Mỗi nhân tố có một vai trò nhất định, không thể thay thế nhau trong quá trình
hình thành đất. Tuy nhiên mức độ tác động của từng nhân tố thì ở mỗi nơi mỗi khác.
Vì thế mới tạo nên rất nhiều loại đất khác nhau trên thế giới
Mức tương đối đầy đủ: Giải thích có ý đúng nhưng diễn đạt ngôn ngữ chưa rõ
ràng hoặc còn thiếu ý.
Mức không tính điểm:
Đáp án khác
Không trả lời.
Câu 2: Đất có tuổi già nhất ở miền nhiệt đới và miền cận nhiệt đới vì các miền
này có:
A. Nhiệt độ trung bình năm cao nên phong hóa lí học mạnh.
B. Lượng mưa và độ ẩm lớn nên phong hóa hóa học mạnh.
C. Quá trình hình thành đất liên tục không bị gián đoạn.
D. Các ý A và B.
Hướng dẫn chấm:
Mức đầy đủ:
Đáp án C

Mức không tính điểm:
Đáp án khác
Không trả lời.
Câu 3: Vì sao lượng mùn trong đất giảm ở các khu vực đất trống, đồi trọc? Cần
có nhưng biện pháp nào để bảo vệ đất ở các khu vực này?
Hướng dẫn chấm:
Mức đầy đủ:
Trần Thị Lan Hương


Lượng mùn trong đất giảm ở các khu vực đất trống, đồi trọc do mất đi lớp phủ
thực vật, mất đi nguồn vật chất hữu cơ để tạo thành mùn. Ngoài ra, tác động xói mòn,
rửa trôi tăng cường rất nhanh.
16
Để bảo vệ đất ở những khu vực này, cần tái tạo rừng.
Mức tương đối đầy đủ: Giải thích có ý đúng nhưng diễn đạt ngôn ngữ chưa rõ
ràng hoặc còn thiếu ý.
Mức không tính điểm:
Đáp án khác
Không trả lời
Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố
sinh vật
Câu 1: Con người có tác động đến sự phân bố sinh vật không? Tại sao?
Hướng dẫn chấm:
Mức đầy đủ:
Con người có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật. Vì con người có
thể mở rộng phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng và vật nuôi. Con người còn trồng
rừng để tăng độ che phủ của rừng. Ngược lại, những tác động tiêu cực của con người
có thể làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng
nhiều loại thực, động vật hoang dã.

Mức tương đối đầy đủ: Giải thích có ý đúng nhưng diễn đạt ngôn ngữ chưa rõ
ràng hoặc còn thiếu ý.
Mức không tính điểm:
Đáp án khác
Không trả lời
Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến sự tuyệt chủng của tê giác một sừng ở Khu dự
trữ sinh quyển Đồng Nai?
Hướng dẫn chấm:
Mức đầy đủ:
Do sự săn bắt trái phép của lâm tặc.
Mức tương đối đầy đủ: Nêu được các nguyên khác gần nghĩa với đáp án trên.
Mức không tính điểm:
Đáp án khác
Không trả lời
1.3. Chương IV - Một số quy luật của lớp vỏ địa lý
Bài 20: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý
Trần Thị Lan Hương


Từ tháng 5/2007, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, UBND các tỉnh
Lâm Đồng, Đăk Nông và Bình Phước, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai
đã nghiên cứu và lập dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A với tổng diện tích thực hiện
dự án là trên 372 ha đất rừng, trong đó có hơn 128 ha đất ở khu Cát Lộc thuộc vùng
17
lõi Vườn quốc gia Cát Tiên. [5]
Câu hỏi: Theo em việc thực hiện dự án này sẽ tác động như thế nào đến môi
trường tự nhiên?
- Tác động đến dòng chảy hạ lưu
- Làm mất vĩnh viễn 372 diện tích rừng – suy giảm diện tích rừng
- Giảm đa dạng sinh học, nhiều loài động thực vật đặc hữu có nguy cơ bị tuyệt

chủng: loài cá chình hoa quý hiếm, ếch mày gai mắt đỏ, dương xỉ…..
- Thay đổi kết cấu thổ nhưỡng.
- Thay đổi toàn bộ cảnh quan thiên nhiên của vùng.
Mức tương đối đầy đủ: Nêu được từ một đến bốn ý.
Mức không tính điểm:
Đáp án khác
Không trả lời
Bài 21: Quy luật địa đới, phi địa đới

Hình: Biểu đồ các loại đất chính ở Việt Nam và rừng Cúc Phương [5]

Câu hỏi: Sự phân bố của các thảm thực vật và đất ở Việt Nam thể hiện những
quy luật nào?
Hướng dẫn chấm:
Mức đầy đủ:
Thảm thực vật và đất ở Việt Nam thể hiện rõ nét quy luật địa đới và quy luật
phi địa đới.
- Sự phân bố đất Việt Nam thể hiện rõ quy luật địa đới: Khí hậu nhiệt ẩm gió
Trần Thị Lan Hương


mùa tương ứng với nhóm đất feralit. Và ¾ diện tích đất đai nước ta là đồi núi, do đó
ảnh hưởng của địa hình đến sự phân bố đất đã tạo điều kiện cho quy luật đai cao phát
triển.
- Các kiểu thảm thực vật thể hiện rõ quy luật địa đới: Kiểu thảm thực vật rừng
nhiệt đới gió mùa là phổ biến nhất. Bên cạnh đó quy luật phi địa đới cũng được thể
18
hiện rõ nét: Lên miền núi, do khí hậu lạnh bà mưa nhiều, các kiểu rừng á nhiệt đới và
ôn đới, chủ yếu là rừng lá rộng thường xanh thay thế cho kiểu thảm thực vật rừng rậm
nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá.

Mức tương đối đầy đủ: Trình bày có ý đúng nhưng diễn đạt ngôn ngữ chưa rõ
ràng hoặc còn thiếu ý.
Mức không tính điểm:
Đáp án khác
Không trả lời
1.4. Chương V - Địa lý dân cư
Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số
Cách đây 3000 năm, dân số thế giới khoảng 300 triệu người. Đến ngày
31/10/2011, dân số thế giới đã đạt 7 tỷ người. [9]
Câu 1: Vì sao, tỷ suất tử thô ở các nước phát triển cao hơn ở các nước đang
phát triển.
Hướng dẫn chấm:
Mức đầy đủ:
- Vì các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ, các nước phát triển có cơ
cấu dân số già.
Mức tương đối đầy đủ: Giải thích có ý đúng hoặc diễn đạt thiếu ý.
Mức không tính điểm:
Đáp án khác
Không trả lời
Câu 2: Ý nào sau đây đúng với tình hình sinh và tử trên thế giới từ năm 1950 –
2000?
A. Tỷ suất sinh thô giảm ở các nước phát triển, tỷ suất tử thô tăng ở các nước
đang phát triển.
B. Tỷ suất sinh thô giảm ở các nước phát triển, tỷ suất tử thô giảm ở các nước
đang phát triển.
C. Tỷ suất sinh thô giảm ở các nước phát triển và đang phát triển, tỷ suất tử thô
tăng ở các nước đang phát triển.
Tỷ suất sinh thô tăng ở các nước đang phát triển, tỷ suất tử thô giảm ở các nước
đang phát triển.
Trần Thị Lan Hương



Hướng dẫn chấm:
Mức đầy đủ:
Đáp án B
Mức không tính điểm:
19
Đáp án khác
Không trả lời.
Bài 23: Cơ cấu dân số
Câu 1: Dựa vào biểu đồ, Việt
Nam ta thuộc nước có cơ cấu dân
số trẻ hay cơ cấu dân số già? Cơ
cấu dân số Việt Nam có những
thuận lợi và khó khăn gì đối với
việc phát triển kinh tế - xã hội.
Hướng dẫn chấm:
Mức đầy đủ:
- Việt Nam có cơ cấu dân số
trẻ.
- Những thuận lợi và khó
khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội:
+ Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, thị trường lao động rộng lớn, nguồn lao
động dự trữ trong tương lai.
+ Khó khăn: gây sức ép đến kinh tế - xã hội, giáo dục, y tế, môi trường.
Mức tương đối đầy đủ: Giải thích có ý đúng nhưng diễn đạt ngôn ngữ chưa rõ
ràng hoặc còn thiếu ý.
Mức không tính điểm:
Đáp án khác
Không trả lời

Câu 2: Ở các nước phát triển, cơ cấu dân số già đã đem lại lợi thế gì đến kinh tế
- xã hội. Viết “Đúng” hoặc “Sai” tương ứng với mỗi ý mà em lựa chọn.
STT

Lợi thế

1

Giảm sức ép về giáo dục, chăm sóc sức khỏe

2

Nguy cơ suy giảm dân số

3

Nguy cơ thiếu nguồn lao động

4

Chất lượng cuộc sống tốt

Trần Thị Lan Hương

Đúng/Sai


5

Nguồn lao động giàu kinh nghiệm


Hướng dẫn chấm:
Mức đầy đủ: Đáp án đúng
STT

Lợi thế

Đúng/Sai

1

Giảm sức ép về giáo dục, chăm sóc sức khỏe

2

Nguy cơ suy giảm dân số

Sai

3

Nguy cơ thiếu nguồn lao động

Sai

4

Chất lượng cuộc sống tốt

Đúng


5

Nguồn lao động giàu kinh nghiệm

Đúng

20

Đúng

Mức tương đối đầy đủ: Chọn được từ một đến bốn đáp án đúng.
Mức không tính điểm:
Đáp án khác
Không trả lời
Bài 24: Phân bố dân cư.Các loại hình quần cư và đô thị hóa

Câu 1: Khi đô thị hóa không xuất phát từ công nghiệp hóa, chỉ là hiện tượng
dân cư ồ ạt tập trung vào thành phố sinh sống sẽ gây hậu quả gì?
Hãy lựa chọn đáp án tương ứng
STT

Tác động tiêu cực

1

Tại nông thôn thiếu nguồn lao động

2


Chuyển dịch cở cấu kinh tế

3

Tại thành phố tỷ lệ thất nghiệp gia tăng

4

Chất lượng cuộc sống được nâng cao

Trần Thị Lan Hương

Đúng/Sai


5

Môi trường các thành phố bị ô nhiễm

6

Hình thành các khu ổ chuột trong các thành phố

Hướng dẫn chấm:
Mức đầy đủ: Đáp án đúng
STT

Tác động tiêu cực

Đúng/Sai


1

Tại nông thôn thiếu nguồn lao động

Đúng

2

Chuyển dịch cở cấu kinh tế

3

Tại thành phố tỷ lệ thất nghiệp gia tăng

4

Chất lượng cuộc sống được nâng cao

Sai

5

Môi trường các thành phố bị ô nhiễm

Đúng

6

Hình thành các khu ổ chuột trong các thành phố


Đúng

Sai
Đúng

Mức tương đối đầy đủ: Chọn được từ một đến năm đáp án đúng.
Mức không tính điểm:
Đáp án khác
Không trả Biểu
lời đồ cơ cấu lao động của Pháp, Mehico, Việt Nam [5]
1.5. Chương VI - Cơ cấu nền
kinh tế
Bài 26: Cơ cấu nền kinh tế
Câu hỏi: Các nước có nền kinh
tế phát triển cao, thường có:
A. Số người lao động trong
ngành nông nghiệp ít.
B. Tỷ lệ khu vực I (Nông – lâm
– ngư nghiệp) trong cơ cấu GDP rất thấp.
C. Tỷ lệ khu vực II (Công nghiệp – xây dựng) trong cơ cấu GDP rất cao.
D. Số người lao động trong ngành công nghiệp rất cao.
Hướng dẫn chấm:
Mức đầy đủ:
Đáp án: A, B
Mức không tính điểm:
Đáp án khác
Không trả lời.
Trần Thị Lan Hương


21


1.6. Chương VII – Địa lý nông nghiệp
Bài 27: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân
bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Trong cơ cấu giá trị sản xuất kinh tế nước ta, nông nghiệp chỉ chiếm tỉ trọng
23% (2004). Tuy nhiên, trong giai đoạn khó khăn hiện nay, nông nghiệp lại đang là
22
trụ đỡ của nền kinh tế. [9]
Câu 1: Tại sao ở các nước đang phát triển, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là
nhiệm vụ chiến lược hàng đầu
Hướng dẫn chấm:
Mức đầy đủ:
- Ở các nước đang phát triển, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ
chiến lược hàng đầu vì nông nghiệp:
+ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân.
+ Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến lương thực thực
phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.
+ Tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.
Mức tương đối đầy đủ: Trình bày được một đến hai ý hoặc diễn đạt ngôn ngữ
chưa rõ ràng.
Mức không tính điểm:
Đáp án khác
Không trả lời
Câu 2: Câu ca dao dưới đây cho thấy một đặc điểm cơ bản của sản xuất nông
nghiệp.
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng, đá mềm

Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng
Cho biết đặc điểm đó là gì? Xuất phát từ đâu mà có đặc điểm đó?
Hướng dẫn chấm:
Mức đầy đủ:
- Đặc điểm: Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
- Xuất phát từ nguyên nhân: Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng,
vật nuôi. Các đối tượng này chỉ có thể tồn tại và phát triển nhờ vào các yếu tố cơ bản
của tự nhiên là nhiệt độ, ánh sáng, không khí và dinh dưỡng.
Mức tương đối đầy đủ: Trình bày có ý đúng nhưng diễn đạt ngôn ngữ chưa rõ
ràng hoặc còn thiếu ý.
Trần Thị Lan Hương


×