Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

skkn tạo HỨNG THÚ học tập LỊCH sử CHO học SINH THÔNG QUA CÁCH dẫn NHẬP bài học LỊCH sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.32 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT XUÂN THỌ


Mã số:…………………
(Do HĐKH Sở GD - ĐT ghi)

……………………………………..
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP LỊCH SỬ CHO HỌC SINH
THÔNG QUA CÁCH DẪN NHẬP BÀI HỌC LỊCH SỬ”

Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung
Tổ chuyên môn: Sử - Địa - GDCD
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lí giáo dục:
- Phương pháp dạy học bộ môn:
- Phương pháp giáo dục:
- Lĩnh vực khác:...............................

Có đính kèm:

Mô hình

Phần mềm

Phim ảnh

Năm học: 2011 - 2012

Hiện vật khác




Trường THPT Xuân Thọ

2

Tạo hứng thú học tập lịch sử thông qua cách dẫn nhập…

Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung


Trường THPT Xuân Thọ

Tạo hứng thú học tập lịch sử thông qua cách dẫn nhập…

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
- Họ và tên: Nguyễn Thành Trung
- Ngày, tháng, năm sinh: 18.08.1987
- Giới tính: Nữ
- Địa chỉ: Ấp Phượng Vỹ - Suối Cao – Xuân lộc – Đồng Nai
- Điện thoại: 0985 064 162
- Email:
- Chức vụ: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Thọ
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2009
- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Lịch sử
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy học môn Lịch sử
- Số năm có kinh nghiệm: 2 năm
- Sáng kiến kinh nghiệm đã có trong thời gian gần đây: Chưa thực hiện

3

Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung


Trường THPT Xuân Thọ

Tạo hứng thú học tập lịch sử thông qua cách dẫn nhập…

MỤC LỤC
Mục lục........................................................................................................................... Trang 2
Lời giới thiệu............................................................................................................................. 3
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 4
I. Lý do chọn đề tài..............................................................................................................4
II. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài.......................................................4
II.1. Thuận lợi.................................................................................................................. 4
II.2. Khó Khăn................................................................................................................5
III. Mục tiêu......................................................................................................................... 5
IV. Nhiệm vụ........................................................................................................................ 5
V. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................................5
NỘI DUNG................................................................................................................................ 6
I. Cơ sở lý luận..................................................................................................................... 6
II. Cơ sở thực tiễn................................................................................................................6
III. Thực trạng dạy – học bộ môn lịch sử tại trường THPT Xuân Thọ...........................6
III.1. Ưu điểm.................................................................................................................. 6
III.2. Hạn chế................................................................................................................... 7

III.3. Điều tra cụ thể.......................................................................................................7
IV. Giải pháp thực hiện việc tạo hứng thú học tập lịch sử cho học sinh thông qua cách
dẫn nhập bài học lịch sử................................................................................................8
IV.1. Những câu hỏi liên quan trực tiếp đến bài học....................................................8
IV.2. Những hình ảnh liên quan trực tiếp đến bài học.................................................9
IV.3. Những đoạn phim, video liên quan trực tiếp đến bài học.................................11
V. Kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài.....................................................................11
VI. Bài học kinh nghiệm....................................................................................................12
KẾT LUẬN............................................................................................................................. 13
I. Kết luận........................................................................................................................... 13
II. Một số kiến nghị............................................................................................................13
Tài liệu tham khảo.................................................................................................................. 15
Phụ lục..................................................................................................................................... 16

4

Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung


Trường THPT Xuân Thọ

Tạo hứng thú học tập lịch sử thông qua cách dẫn nhập…

LỜI GIỚI THIỆU
Lịch sử là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản nhất, cần thiết
về lịch sử xã hội loài người, giúp cho học sinh có thể hệ thống hoá, khái quát hoá những hiểu biết
căn bản nhất về lịch sử; đồng thời qua những bài học lịch sử, người giáo viên bên cạnh truyền đạt
những kiến thức sử học cho học sinh thì phải giáo dục tư tưởng tình cảm đúng đắn; rèn luyện cho
học sinh các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống…
Môn lịch sử có nhiều khả năng bồi dưỡng tư duy (khắc hoạ biểu tượng lịch sử, hình thành

khái niệm lịch sử, hệ thống hoá các sự kiện lịch sử…); rèn luyện cho học sinh những kỹ năng có
thể áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Cùng với các môn học khác, bộ môn lịch sử trong trường THPT góp phần bồi dưỡng cho
học sinh ý thức, trách nhiệm, tự giác tìm hiểu, khám phá khoa học; giáo dục lòng tự hào dân tộc,
tình yêu thiên nhiên, con người, tình yêu quê hương đất nước.
Vì vậy, có thể nói môn học lịch sử là một bộ môn không thể thiếu trong các trường THPT.
Tuy nhiên, hiện nay việc dạy – học bộ môn lịch sử đang gặp nhiều vấn đề nan giải. Vậy làm thế
để tiết học sử trở nên thật thú vị? Học sinh hứng thú tìm hiểu, khám phá; giáo viên hăng say,
nhiệt tình truyền đạt kiến thức? Sau thời gian giảng dạy tại trường THPT Xuân Thọ, mặc dù chỉ
mới được một thời gian ngắn (3 năm) nhưng trong suốt thời gian giảng dạy, tiếp xúc với nhiều
học sinh khác nhau và được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô đồng nghiệp đi trước, tôi cũng
đúc kết cho mình một vài kinh nghiệm trong việc giảng dạy bộ môn lịch sử trong trường THPT
theo hướng tích cực hơn. Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu có liên quan và qua kinh nghiệm thực
tế bản thân, tôi mạnh dạn đề xuất một yếu tố có thể tạo được hứng thú học tập lịch sử cho học
sinh THPT, đó là “tạo hứng thú học tập lịch sử cho học sinh thông qua cách dẫn nhập bài
học lịch sử”
Trong quá trình thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình, tôi không tránh khỏi
những thiếu sót, mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô đồng nghiệp và tập thể sư phạm nhà
trường.
Tôi chân thành cảm ơn!

5

Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung


Trường THPT Xuân Thọ

Tạo hứng thú học tập lịch sử thông qua cách dẫn nhập…


MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, trong hầu hết tất cả các trường học thuộc các cấp học mà nhất là cấp THPT, cả
thầy và trò dần gặp nhiều vấn đề khó khăn trong việc dạy – học bộ môn lịch sử. Một câu hỏi mà
các giáo viên luôn bâng khuâng là “làm thế nào để dạy tốt - học tốt môn lịch sử?”, có thể nói
phương pháp dạy học bao giờ cũng là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành công hay
thất bại của một tiết học, vấn đề quan trọng là người giáo viên phải biết vận dụng phương pháp
sao cho hợp lí để mang lại hiệu quả cao trong hoạt động dạy – học lịch sử. Tuy nhiên, vấn đề đặt
ra là ngay khâu mở đầu bài học lịch sử người giáo viên không thể nào tạo được hứng thú tìm hiểu
của học sinh, không kích thích tính khám phá, tìm tòi của các em thì rõ ràng tiết học sử đó rất có
khả năng sẽ trở thành một tiết học thật buồn chán. Vì vậy, tôi nghĩ rằng để dạy tốt – học tốt bộ
môn lịch sử THPT không chỉ riêng việc các giáo viên áp dụng hợp lý đổi mới phương pháp dạy
học mà vấn đề quan trọng đầu tiên yêu cầu đặt ra ở đây là cách dẫn nhập bài mới của giáo viên
phải thu hút được học sinh trước đã, phải tạo cho các em sự tò mò, từ đó dẫn đến hứng thú ham
học hỏi, tìm tòi, khám phá của học sinh. Tôi nghĩ việc người giáo viên áp dụng thuần thục, hợp lý
các phương pháp dạy học và có một cách dẫn nhập bài mới hấp dẫn thì hiệu quả của tiết học sử sẽ
tăng lên rất nhiều.
Trên cơ sở những luận cứ đó, tôi mạnh dạn đề xuất ý kiến của mình về việc “TẠO HỨNG
THÚ HỌC TẬP LỊCH SỬ CHO HỌC SINH THÔNG QUA CÁCH DẪN NHẬP BÀI HỌC
LỊCH SỬ”, lấy thực nghiệm trong chương I: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN (từ giữa thế
kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII) thuộc phần ba: lịch sử thế giới cận đại của chương trình lịch sử 10
– cơ bản.
Hy vọng với phần trình bày của tôi cũng góp phần làm phong phú thêm kho tàng kinh
nghiệm trong việc giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường THPT.
II. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài
II.1. Thuận lợi
- Qua việc tìm hiểu về kiến thức lịch sử tôi đã đúc kết được nhiều mẫu chuyện lịch sử, hình
ảnh và phim tư liệu lịch sử có liên quan đến quá trình giảng dạy, nó có thể trở thành những câu
chuyện mở đầu thú vị cho học sinh trước khi vào bài học.
- Học sinh đa phần rất hứng thú với những mẫu chuyện lịch sử, hình ảnh và phim tư liệu lịch

sử, nó tạo sự tò mò buộc các em phải đi tìm hiểu bài học để có thể giải thích được những thắc
mắc ban đầu.
- Hiện nay, phương tiện thông tin rất gần, rất phổ biến chính là Internet, giáo viên và học sinh
đều có thể dễ dàng tìm hiểu nhiều thông tin lịch sử thú vị liên quan đến bài học lịch sử.

6

Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung


Trường THPT Xuân Thọ

Tạo hứng thú học tập lịch sử thông qua cách dẫn nhập…

II.2. Khó khăn
- Do xu thế phát triển của xã hội hiện nay đã tạo tâm lý cho đa phần học sinh và kể cả phụ
huynh thường xem bộ môn lịch sử trong trường phổ thông là môn phụ nên ít quan tâm đến.
- Về khách quan mà nói, tình hình học tập của học sinh chưa có sự đồng bộ, tỷ lệ học sinh yếu
kém vẫn còn nhiều, học sinh lười tìm tòi học hỏi. Do đó việc dạy - học lịch sử theo hướng tích
cực vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
III. Mục tiêu
Bằng việc sử dụng cách dẫn nhập bài học lịch sử một cách thú vị kết hợp cùng những
phương pháp tích cực trong quá trình dạy – học, giáo viên dẫn dắt học sinh học tập một cách tích
cực, chủ động, sáng tạo, nắm vững những kiến thức cơ bản, từ đó xóa dần cái tâm lí chán nản khi
học lịch sử, học sinh không còn cảm thấy lịch sử là một bộ môn học quá khô khan, “khó nuốt”,
không còn mơ hồ về kiến thức lịch sử. Đó là cơ sở giúp người học có sự tò mò, hứng thú để tìm
hiểu học tập lịch sử.
Giúp giáo viên có sự nhìn nhận đúng về tầm quan trọng của việc phải cần có một phương
pháp dẫn nhập hấp dẫn, thú vị thì mới có thể tạo nên sự hứng thú học tập bước đầu cho học sinh
trong việc học tập lịch sử của chương trình phổ thông. Nhưng quan trong hơn hết là giúp học sinh

dễ hiểu bài, nắm vững kiến thức, ham học và nhất là càng yêu mến bộ môn lịch sử hơn.
IV. Nhiệm vụ
Nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng hợp lý những mẫu chuyện lịch sử, hình ảnh, phim tư liệu
lịch sử có liên quan đến bài học lịch sử thuộc chương I: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN (từ
giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII) (Thuộc phần lịch sử thế giới cận đại – chương trình lịch
sử lớp 10 – cơ bản) để có được cách dẫn nhập vào bài học lịch sử một cách thú vị nhất. Đồng
thời, từ đó có thể đưa ra thêm những phương pháp, cách thức dẫn nhập vào bài học lịch sử cho
những bài học khác nhằm nâng cao chất lượng dạy – học, đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục
ngày nay.
V. Phạm vi nghiên cứu
Với thời gian có hạn, sáng kiến “tạo hứng thú học tập lịch sử cho học sinh thông qua
cách dẫn nhập bài học lịch sử” của tôi có giới hạn phạm vi nghiên cứu là chương I: CÁC
CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN (từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII) thuộc phần lịch sử
thế giới cận đại, chương trình lịch sử lớp 10 – ban cơ bản.

7

Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung


Trường THPT Xuân Thọ

Tạo hứng thú học tập lịch sử thông qua cách dẫn nhập…

NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
Môn học nào cũng có đặc điểm riêng của nó. Nói đến học tập lịch sử là cả một quá trình
nhận thức lâu dài từ quá khứ đến hiện tại và chuẩn bị cho tương lai. Vấn đề tồn tại của lịch sử là
sự kiện lịch sử quá nhiều làm cho người học khó nhớ, nhiều khái niệm trừu tượng, khó hiểu, xa lạ
với học sinh và rất dễ dẫn đến tình trạng nhàm chán, từ đó đâm ra lười học sử, nhát học sử, thậm

chí là sợ học sử. Vì vậy, làm thế nào để học sinh cảm thấy rằng học sử không phải là một “sự tra
tấn” mà ngược lại, các em cảm thấy thật thú vị khi được tìm hiểu về những gì thuộc về các em và
xã hội của các em. Do đó, việc tạo hứng thú cho học sinh thông qua những mẫu chuyện lịch sử,
hình ảnh, phim tư liệu liên quan đến bài học là rất cần thiết, người giáo viên cần tạo được hứng
thú tìm tòi, khám phá lịch sử ngay bước dẫn nhập vào bài mới.
Giáo sư Đặng Đức An trong khi biên soạn cuốn “những mẫu chuyện lịch sử thế giới” đã nói
rất hay rằng “những câu chuyện về lịch sử thế giới là nhằm bổ sung thêm những kiến thức lịch sử
thế giới và để minh hoạ thêm những bài học trong sách giáo khoa lịch sử ở phổ thông góp phần
làm cho bài học lịch sử thêm phần sinh động và thú vị”.
II. Cở sở thực tiễn
Ngày nay, đa phần học sinh vốn dĩ đã áp đặt suy nghĩ rằng “sử là một bộ môn quá khô khan,
quá dài vá khó học” cho nên tiết dạy – học lịch sử của cả thầy và trò đều rất nặng nề, căng thẳng,
giáo viên gặp quá nhiều áp lực trong việc dạy sử, trong khi đó thái độ học tập lịch sử của học sinh
chưa đúng với yêu cầu và vị trí của nó. Vì vậy, tôi cho rằng cách dẫn nhập vào bài học lịch sử là
rất quan trọng. Người giáo viên chúng ta cần tạo được hứng thú học tập lịch sử ngay từ bước đầu
tiên, chúng ta cần tạo ra một không khí thật sự thoải mái để học sinh cảm thấy không bị ép buộc
mà các em tự ý thức được muốn biết rõ hơn những gì mà ta vừa được nghe, vừa được thấy thì ta
cần phải tìm hiểu, khám phá bài học mới. Như vậy, tiết dạy – học sử của cả thầy và trò sẽ trở nên
thật thú vị. Từ đây, có thể kết luận rằng việc áp dụng một cách dẫn nhập bài học lịch sử thú vị
theo hướng tích cực gây hứng thú cho học sinh là yếu tố quan trọng và cần thiết đối với mỗi
người giáo viên dạy lịch sử.
III. Thực trạng dạy – học bộ môn lịch sử trường THPT Xuân Thọ
III.1. Ưu điểm
a. Về phía giáo viên
- Cả 4 giáo viên giảng dạy lịch sử đều còn rất trẻ, nhiệt tình và tâm huyết trong việc truyền
đạt kiến thức lịch sử cho học sinh.
- Các giáo viên luôn cố gắng tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm trong việc đổi mới phương
pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh trong việc học tập lịch sử.
8


Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung


Trường THPT Xuân Thọ

Tạo hứng thú học tập lịch sử thông qua cách dẫn nhập…

- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cố gắng kết hợp tốt, hợp lý những phương pháp dạy
học mới theo hướng tích cực giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức…
b. Về phía học sinh
- Đa số học sinh chú ý nghe giảng, chịu khó tiếp thu bài mới, cố gắng trả lời những câu hỏi
mà giáo viên đưa ra.
- Học sinh tham gia tích cực những tiết thảo luận nhóm, cố gắng nắm vững được những
kiến thức trọng tâm, cơ bản của bài học.
III.2. Hạn chế
a. Về phía giáo viên
- Xét ở một góc độ nào đó, việc thay đổi phương pháp dạy học của giáo viên vẫn chưa hoàn
toàn phát huy được tính tích cực của học sinh.
- Giáo viên chịu áp lực về thành tích môn học từ đó luôn suy nghĩ phải bắt buộc học sinh
học sử, thuộc sử một cách cứng nhắc, giáo khoa, không tạo được hứng thú học tập cho học sinh.
- Cả 4 giáo viên đều còn rất trẻ nên kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, nhiều tình huống sư
phạm không xử lý hợp lý khiến học sinh càng lúc càng cảm thấy chán học sử, căng thẳng khi học
tiết sử…
b. Về phía học sinh
- Ngay từ khi mới vào lớp 10, các em đã sớm định hướng con đường học vấn của mình, các
em luôn xem bộ môn lịch sử là một môn phụ, nên không thật sự chịu tìm hiểu, học tập một cách
nghiêm túc.
- Học sinh yếu kém đạt tỷ lệ tương đối cao nên chỉ có khả năng trả lời các câu hỏi của giáo
viên như đọc lại bài trong sách giáo khoa, khả năng tư duy của các em còn rất hạn chế.
- Đa số học sinh luôn áp đặt cho mình suy nghĩ rằng sử là một môn học quá dài dòng, khô

khan và khó nhớ, khó thuộc nên không mấy hứng thú tìm hiểu.
3. Điều tra cụ thể
Tôi được phân công trực tiếp đứng lớp giảng dạy 4 lớp 10 từ 10B10 đến 10B13, và một
thực tế cho thấy hầu hết các em học sinh đều cho rằng môn sử là bộ môn nhàm chán, giáo viên đa
phần chưa tạo được không khí hứng thú học tập lịch sử ở học sinh.
BẢNG TỶ LỆ MỨC ĐỘ HỌC SINH THÍCH HỌC SỬ
Lớp

Sĩ Số

Rất Thích

Thích

Bình
thường

Không thích

Hoàn toàn
không thích

SL

%

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

10B10

40

0

0

5

12.5

30

75

2


5

3

7.5

10B11

41

0

0

2

4.9

28

68.3

6

14.6

5

12.2


9

Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung


Trường THPT Xuân Thọ

Tạo hứng thú học tập lịch sử thông qua cách dẫn nhập…

10B12

44

0

0

3

6.8

36

81.8

4

9.1

1


2.3

10B13

44

0

0

3

6.8

34

77.3

5

11.4

2

4.5

IV. Giải pháp thực hiện việc tạo hứng thú học tập lịch sử cho học sinh thông qua cách dẫn
nhập bài học lịch sử.
Để thu hút được sự chú ý cũng như kích thích tính tò mò, muốn tìm tòi khám phá lịch sử

của học sinh thì bước quan trọng đầu tiên là người giáo viên phải làm sao tạo được sự hứng thú
học tập ở học sinh ngay từ những câu nói đầu tiên trước khi vào bài học lịch sử. Trước khi bước
vào bài mới, giáo viên cần tạo ra một cách vào đề thật thú vị.
IV.1. Những câu hỏi liên quan trực tiếp đến bài học.
Giáo viên có thể dùng những câu hỏi vừa mang ý gợi mở kiến thức bài học mới, vừa gần gũi
với hiện tại của chúng ta ngày nay, để học sinh cảm thấy muốn tìm hiểu, muốn giải thích cho
được vấn đề mà giáo viên đặt ra.
Ví dụ: Khi dạy bài 29: CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH, giáo viên có thể vào bài bằng cách
đặt ra cho học sinh những câu hỏi mang hình thức gợi mở:
- Đưa cho học sinh xem hình ảnh của nhà lãnh đạo cách mạng thiên tài Ôlivơ Crômoen, đặt
câu hỏi “Crômoen là ai? Crômoen đã làm được những gì để khiến cho nhân dân Anh yêu quý và
tin tưởng ông?”. Muốn biết được ông ta là ai, ông ta có đóng góp gì cho nước Anh, hôm nay cô
và trò chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về “cách mạng tư sản Anh” và vai trò của Crômoen đối với
cách mạng.

- Giáo viên hỏi học sinh “nước Anh hiện nay theo thể chế chính trị như thế nào? Ai là người
đứng đầu nước Anh hiện nay?”. Sau khi học sinh trả lời giáo viên bắt đầu dẫn dắt học sinh “Tại
10

Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung


Trường THPT Xuân Thọ

Tạo hứng thú học tập lịch sử thông qua cách dẫn nhập…

sao từ một nước phong kiến như chúng ta đã được học ở học kỳ I mà giờ đây Anh lại tồn tại theo
chế độ quân chủ lập hiến?”, “chế độ quân chủ lập hiến là chế độ như thế nào? Nó có gì khác so
với chế độ phong kiến hay cộng hoà không?”. Muốn trả lời được những câu hỏi này, cô và trò
chúng ta hãy cùng vào bài mới “cách mạng tư sản Anh” để có thể giải đáp những câu hỏi này.

- Giáo viên có thể mở đầu bằng một câu hỏi thật đơn giản nhưng sẽ rất cuốn hút tính tò mò của
học sinh “Tại sao phần lịch sử thế giới cận đại, chúng ta lại mở đầu bằng các cuộc cách mạng tư
sản? Vậy cách mạng tư sản là gì? Nó có liên quan gì và tác động như thế nào đến tiến trình phát
triển của lịch sử xã hội loài người?”. Để giải đáp được những thắc mắc đó, cô và trò chúng ta sẽ
học một bài mới về cách mạng tư sản, đó là cuộc cách mạng tư sản Anh.
IV.2. Những hình ảnh liên quan trực tiếp đến bài học
Giáo viên cho học sinh xem những hình ảnh liên quan trực tiếp đến bài học, mà đó sẽ là
những hình ảnh mà các em có khả năng nhận biết được để các em cảm thấy được rằng thật sự
mình cũng không phải không biết gì về lịch sử, sau đó hỏi xem các em hình ảnh đó nói lên điều
gì?. Các em biết gì về những hình ảnh đó?
Ví dụ: Khi dạy bài 30: CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA 13 THUỘC ĐỊA ANH Ở
BẮC MỸ, giáo viên có thể cho học sinh xem những hình ảnh sau đây:

Tượng “Nữ thần tự do”

11

Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung


Trường THPT Xuân Thọ

Tạo hứng thú học tập lịch sử thông qua cách dẫn nhập…

George Washington

Quốc kỳ của Mỹ

12


Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung


Trường THPT Xuân Thọ

Tạo hứng thú học tập lịch sử thông qua cách dẫn nhập…

Tờ 1 đôla của Mỹ có hình George Washington
Sau khi cho học sinh xem xong giáo viên đặt câu hỏi vấn đề “Những hình ảnh này làm các
em liên tưởng đến quốc gia nào?”. Khi học sinh đã trả lời, giáo viên bắt đầu gợi mở vào bài học
mới “Tại sao Quốc kỳ của Mỹ có hình dạng như vậy? Tại sao thủ đô của Mỹ lại có tên là
Washington? Tại sao trên tờ giấy bạc 1 USD của Mỹ lại có hình ảnh của George Washington?”.
Để trả lời được những câu hỏi đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài học mới – bài 30: chiến tranh giành
độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. Và đồng thời qua bài học này chúng ta cũng sẽ hiểu
được tại sao lại nói “chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là một cuộc cách
mạng tư sản?”.
IV.3. Những đoạn phim, video liên quan trực tiếp đến bài học
Giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh những bộ phim tư liệu có liên quan trực tiếp đến bài
học lịch sử, sau đó gợi mở cho học sinh tìm hiểu xem từ đâu mà có những đoạn phim đó, nó khắc
họa thời kỳ lịch sử nào, giai đoạn nào hay quốc gia nào, nó ra đời trong hoàn cảnh nào…
Ví dụ: Trong bài 31: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII, giáo viên có
thể cho học sinh xem những đoạn phim nói về “tình hình kinh tế của nước Pháp trước cách
mạng”, và đặt câu hỏi “với tình hình kinh tế như vậy nó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của
người dân Pháp và họ đã làm gì để đưa nước Pháp thay đổi? Hay giáo viên cho học sinh xem
đoạn phim về quốc ca “La Marseilaise” của nước Pháp. Sau đó giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để
dẫn nhập vào bài mới “tại sao ca khúc La Marseilaise lại trở thành quốc ca của nước Pháp? Nó ra
đời trong hoàn cảnh nào?”.
V. Những kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài (sáng kiến kinh nghiệm)
Mặc dù thời gian cho một tiết học lịch sử trên lớp là rất hạn chế nhưng sau khi áp dụng đề
tài này vào thực tiễn giảng dạy của mình, tôi cũng đã đạt được một kết quả khả quan. Trước hết

bản thân tôi nhận thấy rằng đây là những kinh nghiệm rất phù hợp với việc dạy – học sử trong
trường phổ thông hiện nay, nó kích thích được tính tò mò, muốn tìm hiểu lịch sử ngay từ khi bắt
13

Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung


Trường THPT Xuân Thọ

Tạo hứng thú học tập lịch sử thông qua cách dẫn nhập…

đầu vào bài học, chính vì vậy đây có thể xem là một biện pháp góp phần phát huy tính tích cực,
chủ động học tập của học sinh.
Từ đây cũng nhận thấy được rằng thái độ, cách nhìn nhận của học sinh về bộ môn lịch sử đã
thay đổi, các em không cảm thấy quá nặng nề, quá nhàm chán mỗi khi vào tiết học lịch sử nữa.
Mà ngược lại các em cảm thấy thật thú vị khi được tự mình khám phá những kiến thức lịch sử có
liên quan đến cuộc sống hiện nay, bài học lịch sử trở nên gần gũi hơn đối với học sinh.
BẢNG TỶ LỆ MỨC ĐỘ HỌC SINH THÍCH HỌC SỬ
Lớp

Sĩ Số

Rất Thích

Thích

Bình
thường

Không thích


Hoàn toàn
không thích

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

10B10

40

6


15

20

50

13

32.5

1

2.5

0

0

10B11

41

8

19.5

25

61


6

14.6

2

4.9

0

0

10B12

44

11

25

22

50

10

22.7

1


2.3

0

0

10B13

44

10

22.7

29

65.9

4

9.1

1

2.3

0

0


VI. Bài học kinh nghiệm
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào bài dạy lịch sử, bản thân tôi đã rút được
một số bài học:
- Thứ nhất, với mỗi tiết dạy, giáo viên cần nêu rõ yêu cầu mục tiêu của bài học lịch sử, từ
đó biết được đâu là kiến thức trọng tâm mà học sinh cần khắc sâu để đưa ra được cách dẫn nhập
bài mới phù hợp, không đi lạc hướng suy nghĩ, khám phá của học sinh.
- Thứ hai, tiết học sử có thời lượng rất ngắn (45’) nhưng lượng kiến thức thì tương đối
nhiều, vì vậy khi dẫn nhập vào bài mới, giáo viên không nên đi quá xa bài học mà cần có những
lối dẫn nhập thật cụ thể, trực tiếp nhưng luôn gợi được tính tò mò của học sinh để tránh mất thời
gian cho phần trọng tâm của tiết học.
- Thứ ba, giáo viên cần nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, tìm hiểu thêm các thông tin bên
ngoài nhất là về phim, ảnh để tạo không khí sinh động cho một tiết học lịch sử.
- Thứ tư, giáo viên luôn có được những cái mới, những cái hay trong việc dẫn nhập học
sinh vào bài học lịch sử, tránh sự lập đi lập lại của một kiểu mở đầu, như thế rất dễ gây tâm lý
nhàm chán ở học sinh.
- Thứ năm, bên cạnh việc có một cách vào đề hấp dẫn tạo được hứng thú cho học sinh tìm
hiểu, khám phá bài học thì trong quá trình dạy – học lịch sử, giáo viên cần phải biết áp dụng hợp
lý đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, như thế có thể phát huy tính tích cực, chủ động của học
sinh trong học tập lịch sử, đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục hiện nay.

14

Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung


Trường THPT Xuân Thọ

Tạo hứng thú học tập lịch sử thông qua cách dẫn nhập…

KẾT LUẬN

I. Kết luận
Với sáng kiến “tạo hứng thú học tập lịch sử cho học sinh thông qua cách dẫn nhập bài
mới” (thực nghiệm chương I: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN (từ giữa thế kỷ XVI đến
cuối thế kỷ XVIII) thuộc phần lịch sử thế giới – chương trình lịch sử lớp 10), giáo viên có thể
dùng trong bất kỳ một tiết học sử nào cho tất cả các khối lớp. Muốn cho học sinh học giỏi sử,
trước tiên người giáo viên cần phải làm sao để các em không chán sử, sợ sử rồi sau đó là yêu sử,
mê sử. Tức là muốn đạt được một kết quả thật tốt trong việc dạy – học lịch sử, trước hết hãy chú
ý đến việc tạo cho học sinh sự hứng thú trong việc tìm hiểu và khám phá lịch sử.
Bên cạnh việc áp dụng sáng kiến này vào bài dạy lịch sử thì người giáo viên dạy sử phải
luôn biết rèn luyện, trao dồi thêm kiến thức lịch sử. Luôn chủ động tìm hiểu và nắm bắt những
thông tin mới có liên quan đến lịch sử. Tích cực trong việc trao đổi và học hỏi những kinh
nghiệm giảng dạy của các đồng nghiệp khác. Có như thế người giáo mới dần tự hoàn thiện bản
thân về chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm dạy học tích luỹ ngày càng nhiều. Đó sẽ là những
kinh nghiệm đáng quý cho tất cả những giáo viên dạy bộ môn lịch sử trong suốt quá trình giáo
dục học sinh của mình.
II. Một số kiến nghị
- Thứ nhất, một thực tế rất rõ ràng là hiện nay nhà trường vẫn còn thiếu một số thiết bị liên
quan đến dạy – học lịch sử ở phổ thông như tranh ảnh, tư liệu…chính vì vậy việc áp dụng những
đồ dùng trực quan vào dạy học lịch sử còn rất hạn chế.
- Thứ hai, vì kiến thức lịch sử tương đối dài, đa số giáo viên đều sợ “cháy giáo án” nên thường
không dẫn nhập bài mới cho học sinh mà đi trực tiếp bài học, như thế làm học sinh cũng cảm thấy
nặng nề và giáo viên thì áp lực về thời gian. Cho nên, tôi nhận thấy rằng với một bài học lcịh sử,
người giáo viên cần đặt ra được đâu là kiến thức trọng tâm, cơ bản buộc phải giảng dạy cho học
sinh hiểu, đâu là kiến thức bổ trợ học sinh có thể tự tìm hiểu, từ đó phân bổ thời gian thật hợp lý
cho một tiết dạy – học lịch sử, và quan trọng là giáo viên không quên mở đầu bài dạy bằng những
sự kiện thật thú vị, luôn gây được hứng thú cho học sinh.
- Thứ ba, giáo viên cần có những cuộc thi liên quan đến lịch sử, có thể tổ chức cấp lớp, cấp
khối hay cấp trường nhằm hệ thống kiến thức lịch sử đã học của học sinh, có như thế học sinh sẽ
cảm thấy thoải mái hơn khi tiếp cận với bộ môn lịch sử.
- Cuối cùng, người giáo viên luôn biết vận dụng tốt các phương pháp dạy học lịch sử, luôn có

sự đổi mới trong từng tiết học để không gây tâm lý nhàm chán ở học sinh.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình giảng dạy bộ môn lịch sử ở
trường THPT Xuân Thọ, hiểu biết và kinh nghiệm chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, rất
mong nhận được sự góp ý chân thành của quý đồng nghiệp.

15

Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung


Trường THPT Xuân Thọ

Tạo hứng thú học tập lịch sử thông qua cách dẫn nhập…

Cuối cùng tôi chân thành cảm ơn tập thể giáo viên và học sinh trường THPT Xuân Thọ đã
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành bài “sáng kiến kinh nghiệm” của mình.

Xuân thọ, ngày 20 tháng 03 năm 2012
Người thực hiện đề tài

Nguyễn Thành Trung

16

Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung


Trường THPT Xuân Thọ

Tạo hứng thú học tập lịch sử thông qua cách dẫn nhập…


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Lịch sử 10 - NXB GD - 2006
2. Những mẩu chuyện lịch sử thế giới - Đặng Đức An – NXB Giáo Dục - 2002
3. Phương háp dạy học lịch sử- Phan Ngọc Liên – NXB Giáo Dục - 2003
4. Con đường và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường THPT - Ngô Minh Oanh
– NXB ĐHSP TPHCM - 2006
5. Sổ tay kiến thức lịch sử (phần lịch sử thế giới) - Phan Ngọc Liên - NXB Giáo Dục - 2003
6. Thuật ngữ khái niệm lịch sử phổ thong - Phan Ngọc Liên - NXB ĐHQG HN -2005
7. Sử dụng lược đồ trong SGK lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh - Tưởng
Phi Ngọ - Hội nghị chuyên đề lịch sử.
8. Các trang Web:
- www.violet.com
- www.hinhanhlichsu.com
- www.youtube.com.vn
Và một số tài liệu khác.

17

Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung


Trường THPT Xuân Thọ

Tạo hứng thú học tập lịch sử thông qua cách dẫn nhập…

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Hình ảnh, tư liệu liên quan đến đề tài.

Oliver Cromwell – Cách mạng tư sản Anh


Tuyên ngôn độc lập của Mỹ

18

Tượng “Nữ thần tự do” – Chiến tranh giành độc lập…

Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung


Trường THPT Xuân Thọ

Tạo hứng thú học tập lịch sử thông qua cách dẫn nhập…

Quốc kỳ Mỹ - Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

Geogre Washington – Cách tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

19

Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung


Trường THPT Xuân Thọ

Tạo hứng thú học tập lịch sử thông qua cách dẫn nhập…

Tình cảnh nông dân Pháp – Cách mạng tư sản Pháp

Hình ảnh mô tả ca khúc “La Marseilaise” – Cách mạng tư sản Pháp


20

Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung


Trường THPT Xuân Thọ

Tạo hứng thú học tập lịch sử thông qua cách dẫn nhập…

Tấn công ngục Baxti – Cách mạng tư sản Pháp

21

Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung


Trường THPT Xuân Thọ

Tạo hứng thú học tập lịch sử thông qua cách dẫn nhập…

Phụ lục 2:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ CỦA HỌC SINH
Trường:………………………………..
Lớp:……………….
Hãy đánh dấu X vào ô em chọn.
Em có thích học bộ môn lịch sử không?
1. Rất thích
2. Thích
3. Bình thường

4. Không thích
5. Hoàn toàn không thích
Theo ý kiến của riêng em, muốn tiết học sử như thế nào? Yêu cầu đối với một người học sinh
trong tiết học sử là gì?
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn ý kiến của các em.

22

Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung


Trường THPT Xuân Thọ

23

Tạo hứng thú học tập lịch sử thông qua cách dẫn nhập…

Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung




×