Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

skkn xây DỰNG MODULE PHƯƠNG PHÁP GIẢI bài tập DI TRUYỀN QUẦN THỂ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG bồi DƯỠNG học SINH lới 12 TRƯỜNG THPT tôn đức THẮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.67 KB, 17 trang )

Trường THPT Tôn Đức Thắng

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Tên đề tài:
“XÂY DỰNG MODULE PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP DI TRUYỀN
QUẦN THỂ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC
SINH LỚI 12 TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG”
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp
giảng dạy không còn là vấn đề xa lạ đối với giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, để
phát huy một cách mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả công tác đổi mới thì đòi hỏi
giáo viên không ngừng nghiên cứu và tìm tòi những phương pháp có khả năng
ứng dụng và có ý nghĩa thiết thực trong công tác giảng dạy là rất cần thiết.
Trong chương trình sinh học nói chung, sinh học 12 nói riêng không chỉ
nặng về mặt lý thuyết mà còn nặng cả về bài tập, nhất là nội dung chương trình
học kỳ I. Trong đó, Chương III. Di truyền học quần thể là một chương có nội
dung rất ngắn với 2 tiết lý thuyết nói về cấu trúc di truyền của quần thể. Tuy
nhiên, đây lại là một chương có nhiều bài tập vận dụng mà hầu hết các kì thi tốt
nghiệp THPT, Cao đẳng, Đại học đều có đề cập với nhiều dạng bài tập đa dạng
khác nhau. Với thời lượng là 90 phút (2 tiết) chúng ta không thể truyền tải hết
được nội dung, phương pháp giải bài tập cho học sinh nhất là học sinh yếu
kém .Vì thế hầu hết học sinh chỉ nắm được kiến thức lý thuyết mà không thể vận
dụng để giải các dạng bài tập có liên quan. Do yêu cầu học sinh phải nắm được
phương pháp để giải được những dạng bài tập cơ bản nên chúng tôi đã và đang
thực hiện giải pháp nghiên cứu là: “Xây dựng module phương pháp giải bài tập
di truyền quần thể nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh lớp 12 trường
THPT Tôn Đức Thắng”.
Giải pháp của chúng tôi là hệ thống các dạng bài tập di truyền quần thể
thường gặp trong các kì thi tốt nghiệp THPT sau đó xây dựng lại thành module
phương pháp giải bài tập giúp học sinh có cái nhìn khái quát nhất và dễ dàng


vận dụng nhất, đồng thời nâng cao kết quả học tập của học sinh.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm (chủ yếu là học sinh yếu) mỗi
nhóm gồm 10 học sinh thuộc lớp 12B2 và 12B4 của trường THPT Tôn Đức
Thắng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả
học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đạt kết quả trung bình là 6.25 cao hơn kết
quả của lớp đối chứng (giá trị trung bình chỉ đạt 5.25). Kết quả kiểm chứng T –
test cho thấy P < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của
lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ việc dạy học theo module
phương pháp giải bài tập di truyền quần thể đã nâng cao chất lượng bồi dưỡng
cho học sinh yếu kém phần “Bài tập di truyền quần thể”.
II. GIỚI THIỆU
Theo phân phối chương trình sinh học 12 nói chung, 12 cơ bản nói riêng,
số tiết lý thuyết thì nhiều còn số tiết bài tập – luyện tập chỉ đếm trên đầu ngón
tay. Muốn học sinh đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng giải các dạng bài tập cơ bản
trong chương trình chính khóa với chúng tôi quả là một thách thức. Với độ dài lý
thuyết và sự đa dạng các dạng bài tập khác nhau mà số tiết bài tập lại quá ít,
buộc chúng tôi phải tăng tiết buổi chiều nhằm bồi dưỡng cho học sinh những

GVTH: Nguyễn Thị Kim Anh

Trang


Trường THPT Tôn Đức Thắng

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

phần kiến thức chưa đạt, đồng thời rèn cho học sinh kỹ năng vận dụng các công
thức tổng quát trong giải toán di truyền nhằm đảm bảo nền tảng vững chắc cho
học sinh chuẩn bị hành trang hướng tới kì thi tốt nghiệp THPT.

1. Hiện trạng:
Khi nghiên cứu chương III: Cấu trúc di truyền quần thể. Mục tiêu đề ra là
học sinh phải nắm vững đặc điểm di truyền quần thể, cấu trúc quần thể ngẫu
phối và nội phối, nội dung, ý nghĩa định luật Hacđi – Vanbec và cách vận dụng.
Tuy nhiên học sinh (chủ yếu là học sinh yếu) thường bị nhầm lẫn trong việc áp
dụng công thức tổng quát, và khi vận dụng để giải một bài tập cụ thể học sinh
thường cho ra kết quả không chính xác. Nguyên nhân là do học sinh không phân
biệt được các dạng bài tập và công thức cần áp dụng. Do đó chúng tôi cần phải
phân loại các dạng bài tập và đưa ra các phương pháp giải nhằm giúp học sinh
vận dụng dễ dàng hơn.
2. Giải pháp thay thế:
Để thay đổi hiện trạng trên chúng tôi cần phải cung cấp cho học sinh một
hệ thống kiến thức tương đối trọn vẹn về nội dung, cũng như phương pháp giải
bài tập di truyền quần thể. Sau khi nghiên cứu một số đề tài như:
- Xây dựng module để bồi dưỡng học sinh giỏi phần cơ sở vật chất và cơ
chế di truyền – biến dị của Lê Thị Hà.
- Vận dụng tiếp cận module để tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng học sinh
giỏi phần sinh học vi sinh vật chương trình trung học phổ thông của Nguyễn Thị
Như An.
- Module hóa các nội dung dạy học sinh học lớp 12 theo hướng khai thác
giáo dục môi trường của Phan Thị Bé Thúy.
Tôi chọn giải pháp “Xây dựng module phương pháp giải bài tập di truyền
quần thể” nhằm giúp học sinh nắm kiến thức trọng tâm, công thức tổng quát và
cách vận dụng khi gặp một bài toán di truyền quần thể một cách chính xác và
nhanh nhất.
3. Vấn đề nghiên cứu:
Việc xây dựng module phương pháp giải bài tập di truyền quần thể có
nâng cao chất lượng bồi dưỡng cho học sinh lớp12 hay không?
4. Giả thuyết khoa học:
Việc xây dựng module phương pháp giải bài tập di truyền quần thể sẽ nâng

cao chất lượng bồi dưỡng phần “Bài tập di truyền học quần thể” cho học sinh
lớp 12”.
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
Chúng tôi chọn đối tượng là học sinh yếu bộ môn với hai nhóm tương
đương nhau về học lực, mỗi nhóm gồm 10 học sinh của lớp 12B2 và 12B4 của
trường THPT Tôn Đức Thắng cụ thể như sau:
Bảng 1: Kết quả điểm thi học kỳ I môn sinh lớp 12 năm học 2016 2017
Nhóm đối chứng lớp 12B2
Nhóm thực nghiệm lớp 12B4
STT
Họ và tên
Điểm
Họ và tên
Điểm

GVTH: Nguyễn Thị Kim Anh

Trang


Trường THPT Tôn Đức Thắng

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

HKI

HKI

1


Đoàn Thị Hồng Nhung

4.3

Lê Trung Thắng

3.3

2

Hoàng Thanh Tùng

3.8

Trương Hoàng Trung

4.3

3

Huỳnh Thị Hồng Linh

2.8

Trần Lê Phương Quỳnh

3.5

4


Vi Nhân Phú

4

Nguyễn Hữu Phong

3.8

5

Hầu Thị Kim Xuân

3.8

Nguyễn Nhật Tường Vy

3.5

6

Vương Thị Trang

3.8

Phạm Văn Trọng

2.8

7


Dương Thị Sinh

4.5

Trần Phi Hổ

4.0

8

Bùi Minh Tiến

3.3

Lê Trung Đỉnh

4.5

9

Dương Văn Thương

3.5

Nguyễn Ngọc Thục
Quyên

3.8


10

Lê Mộng Hoàng Đức

3.8

Nguyễn Thị Thắm

3.8

2. Thiết kế nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng thiết kế kiểm tra sau tác động với các nhóm tương
đương. Trong đó, cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đều được lựa chọn
ngẫu nhiên.
Để xác định sự tương đương giữa hai nhóm chúng tôi sử dụng kết quả thi
học kì I môn sinh năm học 2016 – 2017 làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả
kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó chúng
tôi dùng phép kiểm chứng T – Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số
trung bình của hai nhóm trước khi tác động. Kết quả:
Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương nhau về
học lực
Thực nghiệm (a) Đối chứng (b)
Giá trị trung
3.73
3.76
bình
Giá trị P
0.446
Với P = 0.446 > 0.05 từ đó ta có thể kết luận sự chênh lệch điểm số trung
bình cộng của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai

nhóm được coi là tương đương.
Chúng tôi sử dụng thiết kế nghiên cứu kiểm tra sau tác động với các
nhóm ngẫu nhiên theo bảng sau:
Bảng 3: Thiết kế kiểm tra sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên
(Thiết kế 4)
Nhóm
Tác động
Kiểm tra sau tác động
Thực
Dạy học theo Module
O3
GVTH: Nguyễn Thị Kim Anh

Trang


Trường THPT Tôn Đức Thắng

nghiệm
(Lớp 12B4)
Đối chứng
( Lớp 12B2)

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Dạy học bằng phương
pháp giải bài tập mẫu

O4


3. Quy trình nghiên cứu
3.1 Chuẩn bị bài của giáo viên
- Cô Nguyễn Thị Kim Anh dạy lớp đối chứng (12B2): Thiết kế bài học
không theo module, dạy học bằng phương pháp giải bài tập mẫu, qui trình chuẩn
bị bài như bình thường.
- Cô Nguyễn Thị Kim Anh dạy lớp thực nghiệm (12B4): Thiết kế kế
hoạch bài học theo module, trong đó module thể hiện các phương pháp giải các
dạng bài tập di truyền quần thể dạng cơ bản. Để có thiết kế này đòi hỏi giáo viên
phải sưu tầm tài liệu, rút ra những kinh nghiệm của bản thân, tham khảo các bài
giảng của đồng nghiệp.
3.2 Tiến hành dạy thực nghiệm
Thời gian tiến hành thực nghiệm trong 2 tuần (4 tiết) vào các buổi dạy
tăng tiết tuân theo kế hoạch dạy học của trường và theo thời khóa biểu nhằm
đảm bảo tính khách quan.
Trong đó:
- Cô Nguyễn Thị Kim Anh dạy lớp 12B2 bằng phương pháp giải bài
tập mẫu.
- Cô Nguyễn Thị Kim Anh dạy lớp 12B4 bằng module phương pháp giải
bài tập.
Thứ ngày
Môn/ Lớp
Tiết
Tên bài dạy
Ba,
Sinh, lớp
10
Bài tập
11/10/2016
12B2
10

di truyền quần thể
Ba,
Sinh, lớp
18/10/2016
12B2
Ba,
Sinh, lớp
9
11/10/2016
12B4
9
Phương pháp giải bài tập di
Ba,
Sinh, lớp
truyền quần thể
18/10/2016
12B4
4. Đo lường – thu thập dữ liệu
4.1 Thu thập dữ liệu
Bài kiểm tra trước tác động là bài thi học kỳ I môn sinh học 12 do Sở giáo
dục và Đào tạo Đồng Nai ra đề thi chung cho các trường THPT trong tỉnh.
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra do giáo viên dạy lớp 12B2 và
12B4 tham gia thiết kế, sau khi học sinh học xong nội dung phần “ Bài tập di
truyền quần thể” (xem phần phụ lục). Bài kiểm tra sau tác động gồm 20 câu hỏi
trắc nghiệm dạng nhiều lựa chọn.
4.2 Tiến hành kiểm tra và chấm bài.

GVTH: Nguyễn Thị Kim Anh

Trang



Trường THPT Tôn Đức Thắng

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Trước khi tiến hành kiểm tra chúng tôi thực hiện phương pháp giải bài tập
mẫu đối với lớp đối chứng và dạy học theo module đối với lớp thực nghiệm. Sau
đó giao bài tập về nhà để các em tự luyện tập.
Khi thực hiện làm bài kiểm tra sau tác động, cả hai nhóm cùng tiến hành
làm bài kiểm tra 20 phút trong cùng một thời điểm.
Khi học sinh hoàn thành bài kiểm tra thì chúng tôi tiến hành chấm điểm
và thống kê kết quả của hai nhóm nhằm đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng
của đề tài.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Phân tích dữ liệu
Sau khi chấm bài và phát bài cho học sinh, chúng tôi cho học sinh tự nhận
xét về khả năng vận dụng các phương pháp giải bài tập di truyền quần thể vào
trong quá trình kiểm tra và việc áp dụng module các phương pháp giải bài tập di
truyền quần thể có nâng cao tính chính xác và rút ngắn thời gian hoàn thành hay
không. Học sinh tự nhận xét sau khi được bồi dưỡng có tiến bộ hay không. Kết
quả, là những học sinh làm bài tốt sẽ có những ý kiến khác nhau vì có những
học sinh được học bằng phương pháp này có học sinh được học bằng phương
pháp kia, tuy nhiên sẽ có một vài học sinh do chưa thuộc công thức nên làm mất
nhiều thời gian và thực hiện chưa chính xác. Nhưng để đánh giá chính xác hiệu
quả của đề tài, chúng tôi sử dụng các phép đo: tính giá trị trung bình; T-test độc
lập; tính độ lệch chuẩn; mức độ ảnh hưởng để kiểm chứng. Cụ thể như sau:
Bảng 4: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Nhóm thực
Nhóm đối chứng

nghiệm
Trung bình cộng
5.25
6.25
Độ lệch chuẩn
0.75
0.71686044
Giá trị p của T- test
0.003543688
Chênh lệch giá trị trung
1.3333
bình chuẩn (SMD)
Như trên đã chứng minh kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương.
Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T – test cho kết quả p
= 0.003543688 (p < 0,05) cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng là rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả
trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là
không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Mức độ ảnh hưởng của tác động ES được tính theo công thức:
Giá trị TB Nhóm thực nghiệm – Giá trị TB nhóm đối chứng
ES =
Độ lệch chuẩn Nhóm đối chứng

Theo dữ liệu trên ta tính được:
Chênh lệch trung bình chuẩn SMD = = 1.3333
GVTH: Nguyễn Thị Kim Anh

Trang



Trường THPT Tôn Đức Thắng

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Dựa vào bảng tiêu chí Cohen để xác định mức độ ảnh hưởng của tác
động:
Bảng tiêu chí của Cohen
Giá trị ES
Mức độ ảnh hưởng
> 1,00

Rất lớn

0,80 – 1,00

Lớn

0,50 – 0,79

Trung bình

0,20 – 0,49

Nhỏ

< 0,20

Rất nhỏ

Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =

1.3333 cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc dạy học theo module phương
pháp giải bài tập di truyền quần thể dẫn đến kết quả học tập của nhóm thực
nghiệm là rất lớn.

Như vậy, giả thuyết của đề tài “Việc xây dựng module phương pháp giải
bài tập di truyền quần thể sẽ nâng cao chất lượng bồi dưỡng phần bài tập di
truyền học quần thể cho học sinh lớp 12” đã được kiểm chứng.
2. Bàn luận
- Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có điểm
trung bình là 6.25, kết quả trung bình của nhóm đối chứng là 5.25. Độ chênh
lệch điểm số giữa hai nhóm là 6.25 – 5.25 = 1 > 0 điều đó cho thấy điểm trung
bình của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm có sự khác biệt rõ rệt và lớp thực
nghiệm được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng.
- Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn là SMD = 1.3333. Điều này có nghĩa
mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.
- Phép kiểm chứng T- test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của
hai lớp là p = 0.003543688 ≤ 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm
trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà do tác động, nghiêng
về nhóm thực nghiệm.

GVTH: Nguyễn Thị Kim Anh

Trang


Trường THPT Tôn Đức Thắng

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

- Với hai phương pháp khác nhau, cả hai phương pháp đều có tác động

nâng cao trị số trung bình. Lớp thực nghiệm với trị số trung bình từ 3.73 lên
6.25 . Lớp đối chứng với trị số trung bình từ 3.76 lên 5.25. Nhưng với sự chênh
lệch trị số trung bình giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng sau tác động là 1,
chứng tỏ tác động được nghiên cứu đem lại kết quả khả quan hơn.
**Hạn chế:
Nghiên cứu này sử dụng module các phương pháp giải bài tập di truyền
quần thể trong tiết bồi dưỡng phụ đạo học sinh yếu kém là rất tốt. Tuy nhiên
mức độ nghiên cứu nội dung còn ở mức cơ bản. Để sử dụng có hiệu quả, đòi hỏi
giáo viên phải đầu tư nhiều hơn trong việc xây dựng các module sao cho có thể
áp dụng để bồi dưỡng nhiều đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh diện khá
giỏi.
Phương pháp dạy học theo module đã nâng cao chất lượng học sinh yếu bộ
môn phần “Di truyền học quần thể” tuy nhiên giá trị trung bình chỉ đạt 6.25 đối
với lớp thực nghiệm và chỉ chênh lệch so với lớp đối chứng là 6.25 – 5.25 = 1.
Điều đó cho thấy, việc sử dụng phương pháp này chưa khai thác hết tiềm năng
của học sinh. Vì vậy, trong quá trình dạy học giáo viên cần có sự phối hợp của
nhiều phương pháp hoặc tìm ra một giải pháp tối ưu hơn.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Việc xây dựng module phương pháp giải bài tập di truyền quần thể áp
dụng vào quá trình dạy bồi dưỡng học sinh yếu kém lớp 12, trường THPT Tôn
Đức Thắng đã nâng cao chất lượng học sinh trong giải toán “ Di truyền học quần
thể”. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng bộ môn.
Tôi nhận thấy các em nắm được kiến thức, đồng thời các em hiểu sâu hơn
về mặt lí thuyết và thấy được ý nghĩa của định luật về mặt thực tế. Đặc biệt các
em giải nhanh các bài toán quần thể dưới dạng trắc nghiệm rất tốt.
Tuy nhiên, bài viết này chắc chắn còn nhiều thiếu sót mà tôi chưa phát
hiện ra được. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô, đồng
nghiệp và bạn bè.
Với kết quả của đề tài này, chúng tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp
quan tâm và chia sẻ và đặc biệt là đối với giáo viên đang dạy lớp 12 có thể ứng

dụng để dạy bồi dưỡng cho học sinh, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện module
để làm tư liệu cho giáo viên trong quá trình giảng dạy.
- Các dạng bài tập này thường gặp trong kiểm tra định kì, thi học kì, thi
chọn học sinh giỏi, tốt nghiệp THPT, cao đẳng, đại học,…. Vì vậy phạm vi ứng
dụng đối với học sinh tham gia các kì thi sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
- Đề nghị tổ và trường tạo điều kiện để sang năm tiếp tục phát triển đề tài
trên qui mô rộng hơn.
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Hà (2006), Xây dựng module để bồi dưỡng học sinh giỏi phần cơ
sở vật chất và cơ chế di truyền – biến dị, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học,
Đại học Sư phạm - Đại học Huế.

GVTH: Nguyễn Thị Kim Anh

Trang


Trường THPT Tôn Đức Thắng

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

2. Nguyễn Thị Như An ( 2009), Vận dụng tiếp cận module để tổ chức các
chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần sinh học vi sinh vật chương
trình trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư
phạm - Đại học Huế.
3. Phan Thị Bé Thúy, Module hóa các nội dung dạy học sinh học lớp 12
theo hướng khai thác giáo dục môi trường, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục
học, Đại học Sư phạm - Đại học Huế.
4. Mai Thị Thùy Nga ( 2009), Hướng dẫn giải các dạng bài tập từ các đề thi
Quốc gia của Bộ giáo dục và Đào tạo môn Sinh học, NXB Đại học Quốc

gia Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Sách giáo khoa sinh học 12 của nhà xuất bản giáo dục, xuất bản 2013.
7. Đặng Hữu Lanh, Trần Ngọc Danh, Mai Sỹ Tuấn - Sách bài tập sinh học 12
của nhà xuất bản giáo dục, xuất bản 2008.
8. Huỳnh Quốc Thành - Sách phương pháp giải sinh học 12 phần Di truyền học
quần thể, người – Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
9. Sách tuyển chọn và giới thiệu đề thi sinh học – Nhà xuất bản Đại học quốc gia
Hà Nội.
10. Một số bài tập trắc nghiệm được lấy từ mạng internet của Thư viện giáo án
điện tử (Thư viện trực tuyến VIOLET).
VII. PHỤ LỤC
DTHQT – Module:
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
1. Hệ vào
1.1 Giới thiệu module
Module này sẽ cho bạn biết cách nhận biết và phương pháp giải một số
dạng bài tập di truyền quần thể. Giúp học sinh phân loại các dạng bài tập và vận
dụng có hiệu quả các công thức tổng quát để giải các dạng bài tập có liên quan.
Tuy nhiên, module này chỉ giới thiệu phương pháp giải những dạng bài tập di
truyền quần thể cơ bản nhằm bồi dưỡng, phụ đạo cho học sinh yếu kém, nâng
cao chất lượng học sinh hướng tới kỳ thi tốt nghiệp THPT.
1.2 Danh mục các tiểu module
Module này gồm các tiểu module:
QT01 – Tiểu module: Đặc trưng di truyền của quần thể.
QT02 – Tiểu module: Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối.
QT03 – Tiểu module: Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối.
QT04 – Tiểu module: Phương pháp giải bài tập di truyền quần thể.
1.3 Mục tiêu của module

- Kiến thức:
+ Học sinh nắm được các đặc trưng di truyền của một quần thể.
+ Xác định được cấu trúc di truyền của quần thể khi cho quần thể giao
phối tự do hoặc cho tự phối.
- Kỹ năng:
GVTH: Nguyễn Thị Kim Anh

Trang


Trường THPT Tôn Đức Thắng

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

+ Rèn cho học sinh kỹ năng vận dụng các công thức tổng quát trong giải
toán di truyền quần thể.
- Thái độ: Học sinh tích cực, chủ động trong quá trình học và tự nghiên
cứu.
1.4 Điều kiện để học tiểu module QT04
Để học được tiểu module này, học sinh cần phải có kiến thức cơ bản về
quần thể và cần phải lĩnh hội được các tiểu module: QT01, QT02, QT03. Tuy
nhiên phần này chúng tôi xin thông qua vì nội dung này các em đã được nghiên
cứu trong chương trình chính khóa. Ở đây chúng tôi chỉ tập trung bồi dưỡng cho
học sinh cách vận dụng các phương pháp để giải bài tập di truyền quần thể có
liên quan.
2. Thân module
2.1 Tiểu module QT04: Phương pháp giải bài tập di truyền quần thể
- Bước 1: Xác định dạng bài tập di truyền quần thể dựa vào bảng
phân biệt sau:
Quần thể ngẫu phối

- Các cá thể trong quần thể giao
phối tự do ( còn gọi là ngẫu phối)
- Trong điều kiện không có các
nhân tố tiến hóa tác động, một quần
thể ban đầu có cấu trúc di truyền:
P: xAA + yAa + zaa = 1
+ Sau khi ngẫu phối, tần số alen và
thành phần kiểu gen của quần thể
duy trì không đổi từ thế hệ này sang
thế hệ khác.
+ Cấu trúc di truyền của quần thể
sau một thế hệ giao phối luôn đạt
trạng thái cân bằng và nghiệm đúng
công thức:
p2AA + 2pq Aa + q2 aa = 1

Quần thể tự phối
- Các cá thể trong quần thể giao
phối cận huyết hay giao phối
gần (nội phối)
- Trong điều kiện không có các
nhân tố tiến hóa tác động, một
quần thể ban đầu có cấu trúc di
truyền:
P: xAA + yAa + zaa =
1
+ Sau khi tự phối, tần số alen
của quần thể duy trì không đổi
từ thế hệ này sang thế hệ khác
nhưng thành phần kiểu gen của

quần thể thay đổi theo hướng
tăng tỉ lệ đồng hợp, giảm tỉ lệ
dị hợp.
+ Cấu trúc di truyền của quần
thể sau n thế hệ tự phối nghiệm
đúng công thức:
y’ Aa = y
x’ AA = x + y
z’ aa = z + y
 Fn : x’ AA + y’ Aa + z’ aa =
1

- Bước 2: Xác định yêu cầu của đề bài dựa vào bảng sau:
Quần thể ngẫu phối
Quần thể tự phối

GVTH: Nguyễn Thị Kim Anh

Trang


Trường THPT Tôn Đức Thắng

- Tính tần số alen của quần thể
- Xác định trạng thái cân bằng của
quần thể ban đầu
- Xác định tần số kiểu gen, tần số
kiểu hình của quần thể sau giao
phối n thế hệ
- Xác định số lượng cá thể của

quần thể ban đầu
- So sánh tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình
của quần thể này với quần thể
khác.
- Xác định số kiểu gen, số tổ hợp
kiểu gen trong quần thể.

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

- Không yêu cầu tính tần số alen
- Không yêu cầu xác định trạng
thái cân bằng di truyền
- Xác định thành phần kiểu gen,
tần số kiểu hình của quần thể sau
tự phối n thế hệ
- Rất ít khi yêu cầu
- Rất ít khi yêu cầu.
- Không yêu cầu.

- Bước 3 : Vận dụng công thức tổng quát.
* Đối với quần thể giao phối, giả sử một gen gồm hai alen A và a
- Dạng 1 : Tính tần số tương đối của các alen.
Quy ước :
Gọi P là tần số của alen A
với p+q = 1  (PA + qa)2 = 1.
Gọi q là tần số của alen a.
Tùy theo giả thiết mà ta có các cách tính sau :
+ Cách 1 : Dựa vào tỉ lệ kiểu gen  tần số alen
Nếu quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền P0 : xAA + yAa + zaa = 1
Trong đó x, y z lần lượt là tỉ lệ các kiểu gen AA, Aa, aa thì :

Tần số tương đối của alen A là: p(A) = x +
Tần số tương đối của alen a là : q (a) = z +
+ Cách 2 : Dựa vào số lượng cá thể đã biết kiểu gen ban đầu  tần số
alen
Nếu quần thể ban đầu có x cá thể kiểu gen AA, y cá thể có kiểu gen
Aa, z cá thể có kiểu gen aa thì :
Tần số tương đối của alen A là: p(A) =
Tần số tương đối của alen a là : q(a) =
+ Cách 3 : Dựa vào tỉ lệ kiểu hình lặn của quần thể khi đạt trạng thái
cân bằng di truyền  tần số alen lặn
Nếu quần thể ban đầu có tỉ lệ kiểu hình lặn aa = z , khi ở trạng thái cân
bằng thì tỉ lệ kiểu hình lặn z = tỉ lệ kiểu gen lặn aa và nghiệm đúng công thức p 2
AA + 2pq Aa + q2aa = 1. Từ đó suy ra z = q2. Nên
Tần số alen a là : q (a) = √ z
Vì p(A) + q(a) = 1 nên ta có :
Tần số alen A là p (A) = 1 – q (a)
- Dạng 2 : Xác định tần số kiểu gen của quần thể khi ở trạng thái cân bằng di
truyền

GVTH: Nguyễn Thị Kim Anh

Trang 10


Trường THPT Tôn Đức Thắng

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Dựa vào tần số alen của quần thể ta suy ra được tần số các kiểu gen của
quần thể

+ Tần số kiểu gen AA = p 2
+ Tần số kiểu gen Aa = 2 pq
+ Tần số kiểu gen aa = q2
 Cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng :
p2AA + 2pq Aa + q2 aa = 1
- Dạng 3: Xác định tần số kiểu hình của quần thể khi ở trạng thái cân bằng
di truyền
Dựa vào tần số các kiểu gen của quần thể ta suy ra được tần số các kiểu
hình của quần thể
+ Tần số kiểu hình trội = (tần số kiểu gen AA + tần số kiểu gen Aa) =
p 2+ 2 pq
+ Tần số kiểu hình lặn = (tần số kiểu gen lặn aa) = q2
- Dạng 4: Xác định trạng thái cân bằng di truyền của quần thể dựa trên các
dấu hiệu sau:
+ Dấu hiệu 1: Quần thể chỉ có kiểu hình đồng hợp duy nhất (đồng hợp
trội AA hoặc đồng hợp lặn aa)
+ Dấu hiệu 2: Cho quần thể giao phối tự do đến khi tần số tương đối của
các alen không đổi
+ Dấu hiệu 3: Cấu trúc di truyền của quần thể nghiệm đúng công
thức :
p2AA + 2pq Aa + q2 aa = 1
Khi đó: p2q2 = ( )2
- Dạng 5: Xác định số lượng cá thể có các kiểu gen khác nhau:
Nếu quần thể ban đầu có tổng số cá thể là H và tỉ lệ các loại kiểu gen AA,
Aa, aa của quần thể lần lượt là x, y, z. Ta có
+ Số lượng cá thể có kiểu gen đồng hợp trội là p2. H = x . H
+ Số lượng cá thể có kiểu gen dị hợp là 2pq.H = y. H
+ Số lượng cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn là q2. H = z . H
- Dạng 6: Xác định số lượng cá thể có các kiểu hình khác nhau:
Nếu quần thể ban đầu có tổng số cá thể là H và tỉ lệ các loại kiểu gen AA,

Aa, aa của quần thể lần lượt là x, y, z. Ta có:
+ Số lượng cá thể có kiểu hình trội là (p2 + 2pq) H = (x + y) H
+ Số lượng cá thể có kiểu hình lặn là q2. H = z . H
- Dạng 7: Xác định số kiểu gen, số tổ hợp kiểu gen trong quần thể.
+ Trong một quần thể giao phối giả sử một gen có n alen thì :
Số kiểu gen y = 
Số kiểu giao phối =
+ Nếu trong một quần thể giao phối giả sử gen thứ nhất có n alen, gen
thứ hai có m alen, các gen phân li độc lập, thì sự giao phối tự do sẽ tạo ra:
Số tổ hợp kiểu gen = .
* Đối với quần thể tự phối:
- Dạng 1: Xác định thành phần kiểu gen và kiểu hình của quần thể sau n thế
hệ tự thụ phấn.
Nếu quần thể có cấu trúc di truyền ban đầu là 100%Aa. Thì ở thế hệ
GVTH: Nguyễn Thị Kim Anh

Trang 11


Trường THPT Tôn Đức Thắng

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Fn:
Tỉ lệ kiểu gen
Tỉ lệ kiểu gen Aa =
Tỉ lệ kiểu gen AA = aa =

Tỉ lệ kiểu hình
Tỉ lệ kiểu hình trội (A_ ) =

+
Tỉ lệ kiểu hình lặn aa =

- Dạng 2: Xác định thành phần kiểu gen và kiểu hình của quần thể sau n thế hệ
tự thụ phấn.
Nếu quần thể có cấu trúc di truyền ban đầu là 100% AA ( hoặc 100%
aa ) thì ở thế hệ Fn tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình không thay đổi.
- Dạng 3: Xác định thành phần kiểu gen và kiểu hình của quần thể sau n thế hệ
tự thụ phấn.
Nếu quần thể có cấu trúc di truyền ban đầu là x% AA + z% aa thì ở thế
hệ Fn tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình không thay đổi.
- Dạng 4: Xác định thành phần kiểu gen và kiểu hình của quần thể sau n thế hệ
tự thụ phấn.
Nếu quần thể có cấu trúc di truyền ban đầu là x% AA + y% Aa thì ở thế
hệ Fn tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình sẽ là:

Tỉ lệ kiểu gen
Tỉ lệ kiểu gen Aa = y%
Tỉ lệ kiểu gen AA = x% + y%
Tỉ lệ kiểu gen aa = y%

Tỉ lệ kiểu hình
Tỉ lệ KH trội (A_) = y % + x% +
y%
Tỉ lệ KH lặn aa = y%

 Công thức tổng quát: Xác định thành phần kiểu gen và kiểu hình của quần thể sau n
thế hệ tự thụ phấn. Nếu quần thể có cấu trúc di truyền ban đầu là P: x% AA + y%
z% aa = 1. Ở thế hệ Fn: hệ Fn:
Tỉ lệ kiểu gen (KG)


GVTH: Nguyễn Thị Kim Anh

Tỉ lệ kiểu hình (KH)

Trang 12


Trường THPT Tôn Đức Thắng

Tỉ lệ KG Aa = y%
Tỉ lệ KG AA = x% + y%
Tỉ lệ KG aa = z% + y%

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Tỉ lệ KH trội (A_) = y% + x% + y%
Tỉ lệ KH lặn aa = z % + y%

2.2 Bài tập luyện tập
Bài 1: Ở một quần thể thực vật tại thế hệ P 0 có 100% thể dị hợp về kiểu gen Aa nếu bắt
buộc tự thụ qua 3 thế hệ thì có tỉ lệ dị hợp và thể đồng hợp là bao nhiêu ?
Bài 2: Một quần thể thực vật có số lượng cá thể với tỉ lệ đồng hợp trội (AA) chiếm 50%,
tỉ lệ dị hợp (Aa) chiếm 50%. Xác định tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình của quần thể nếu
cho quần thể tự thụ phấn qua 3 thế hệ.
Bài 3: Một quần thể động vật có 70% là thể dị hợp ( Aa), 20% là thể đồng hợp lặn
(aa) nếu cho tự phụ phấn qua 5 thế hệ thì tỉ lệ các loại kiểu gen của quần thể
sẽ như thế nào ?
Bài 4: Một quần thể thực vật ở thế hệ ban đầu có 25% kiểu gen AA,50% kiểu
gen AA, 50% kiểu gen Aa, 25% kiểu gen lặn aa. Xác định thành phần

kiểu gen của quần thể nếu cho tự thụ phấn bắt buộc qua 3 thế hệ.
Bài 5: Trong một quần thể thực vật khi cân bằng di truyền có 20.000 cây trong
đó có 450 cây thân thấp. Biết A quy định cây cao, a quy định cây thấp.
Hãy xác định tần số tương đối của các alen.
Bài 6: Ở bò, kiểu gen AA quy định bò lông đen, aa quy định bò lông trắng, Aa
quy định bò lông lang trắng đen. Một quần thể bò gồm có 108 con lông
đen, 48 con lông trắng, 144 con lông lang trắng đen. Tính tần số của các
alen A và a của quần thể bò nói trên.
Bài 7: Trong một quần thể giao phối : A quy định quả ngọt, a quy định quả chua.
Viết cấu trúc di truyền của quần thể xác định tỉ lệ kiểu hình và cho biết
trạng thái cân bằng di truyền của mỗi quần thể trong các trường hợp sau :
a) Quần thể 1 : có A= 0,9, a = 0,1
b) Quần thể 2 : có a = 0,2
Bài 8: Lúc đạt trạng thái cân bằng di truyền quần thể 1 có tần số tương đối của
alen A= 0,6; quần thể 2 có tần số tương đối của alen a = 0,3. Quần thể nào
có tỉ lệ cá thể dị hợp tử cao hơn và cao hơn bao nhiêu phần trăm?
Bài 9: Cho 2 quần thể giao phối có cấu trúc di truền như sau :
Quần thể 1 : 0,6AA + 0,2Aa + 0,2 aa = 1
Quần thể 2 :0,225 AA + 0,0550Aa + 0,7225aa = 1
a) Quần thể nào đã đạt trạng thái cân bằng di truyền
b) Muốn quần thể chưa cân bằng di truyền đạt trạng thái cân bằng di
truyền phải có điều kiện gì? Lúc đó cấu trúc di truyền của quần thể sẽ như
thế nào ?
Bài 10: Ở một loài thực vật, màu xanh bình thường của mạ được qui định bởi
GVTH: Nguyễn Thị Kim Anh

Trang 13


Trường THPT Tôn Đức Thắng


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

gen A trội hoàn toàn so với màu lục qui định bởi alen lặn a. Một quần thể ngẫu
phối có 10000 cây, trong đó có 400 cây màu lục. Hãy xác định cấu trúc di
truyền của quần thể?
Bài 11: Một quần thể thực vật có 423 cá thể kiểu gen BB và Bb, 133 cá thể kiểu
gen bb. Xác định tần số p(B) và q(b) .
Bài 12: Trong một quần thể ngẫu phối, xét 2 gen alen B và b , biết tỉ lệ của gen
b là 20% thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ như thế nào?
Bài 13: Trong một quần thể ngẫu phối, nếu một gen có 3 alen a1, a2, a3 thì sự giao
phối tự do sẽ tạo ra bao nhiêu tổ hợp kiểu gen?
Bài 14: Một xã có 40000 dân, trong đó có 16 người bị bệnh bạch tạng (bệnh do
gen a trên nhiễm sắc thể thường). Quần thể trên đã đạt trạng thái cân bằng
di truyền. Số người mang kiểu gen dị hợp là bao nhiêu?
Bài 15: Ở người bệnh bạch tạng do gen d nằm trên nhiễm sắc thể thường gây ra.
Những người bạch tạng được gặp với tỉ lệ 1/20000. Tỉ lệ % số người
mang gen bạch tạng ở thể dị hợp trong quần thể là bao nhiêu?
Bài 16: Một quần thể bò có 4169 con lông đỏ (AA), 3780 con lông khoang
(Aa), 756 con lông trắng (aa). Tần số tương đối của các alen trong quần
thể là bao nhiêu?
3. Hệ ra
BÀI KIỂM TRA 20 PHÚT
(BÀI TẬP DI TRUYỀN QUẦN THỂ)
Câu 1: Một quần thể gà có 410 con lông đen ( kiểu gen AA), 580 con lông đốm
( kiểu gen Aa), 10 con lông trắng ( kiểu gen aa). Tần số tương đối của 2 alen A
và a trong quần thể là:
A. A = 0,7 ; a = 0,3
B. A = 0,8 ; a = 0,2
C. A = 0,6; a = 0,4

D. A = 0,5 ; a = 0,5
Câu 2: Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,64AA ; 0,32Aa ; 0,04aa.
Tần số tương đối của các alen A và a của quần thể là:
A. A : a = 0,6 : 0,4
B. A : a = 0,9 : 0,1
C. A : a = 0,7 : 0,3
D. A : a = 0,8 : 0,2
Câu 3: Ở cừu , màu sắc mỡ do 1 gen trên NST thường quy định. A qui định mỡ
vàng, a qui định mỡ trắng. Một quần thể gồm 12000 cá thể, trong đó có 11730
con mỡ vàng. Số cá thể có kiểu gen dị hợp là:
A. 3840
B. 8670
C. 270
D. 3060
Câu 4: Ở gà, AA qui định lông đen, aa qui định lông trắng, Aa qui định lông
đốm, các alen nằm trên NST thường. Một quần thể gà có 398 cá thể lông đen,
203 cá thể lông đốm, 402 cá thể lông trắng. Khi quần thể có hiện tượng giao
phối ngẫu nhiên thì cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ sau sẽ là:
A. 0,45AA : 0,45Aa : 0,1aa
B. 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa
C. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa
D. 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa
Câu 5: Quần thể 1 có tần số A = 0,7 ; quần thể 2 có tần số a = 0,2. Số cá thể
trong mỗi quần thể khi đạt trạng thái cân bằng là 5000 cá thể . Vậy số cá thể dị
hợp trong mỗi quần thể 1 và 2 lần lượt là:
A. 2450 và 3200
B. 1600 và 2100
GVTH: Nguyễn Thị Kim Anh

Trang 14



Trường THPT Tôn Đức Thắng

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

C. 2100 và 1600
D. 450 và 200
Câu 6 : Trong một quần thể, số cá thể lông đỏ chiếm 64%, còn lại là lông trắng.
Biết A – lông đỏ trội hoàn toàn so với a – lông trắng. Tính tỉ lệ % của các cá thể
lông đỏ đồng hợp trong quần thể ta được.
A. 16%
B. 48%
C. 49%
D. 42%
Câu 7: Tần số tương đối của alen A trong quần thể I là 0,3 còn tần số tương đối
của alen a trong quần thể II là 0,6. Lúc đạt trạng thái cân bằng, quần thể nào có
tần số kiểu gen dị hợp cao hơn và cao hơn bao nhiêu?
A. Quần thể II và hơn 8%
B. Quần thể I và hơn 6%
C. Quần thể I và hơn 8%
D. Quần thể II và hơn 6%
Câu 8: Quần thể nào sau đây đã đạt trạng thái cân bằng di truyền ?
A. 0,4375AA : 0,125Aa : 0,4375aa
B. 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa
C. 0,375AA : 0,25Aa : 0,375aa
D. 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa
Câu 9: Một loài thực vật, gen trội A qui định quả đỏ, a qui định quả vàng. Một
quần thể của loài trên ở trạng thái cân bằng di truyền có 75% số cây quả đỏ và
25% số cây quả vàng. Tần số tương đối của các alen A và a trong quần thể là:

A. 0,2A và 0,8 a B. 0,4A và 0,6a
C. 0,5A và 0,5 a D. 0,6A và 0,4 a
Câu 10: Cho biết D: lông đen; d : lông trắng. Tần số của D = 0,75. Tìm tỉ lệ
lông đen và lông trắng
A. 93,75% lông đen : 6,25% lông trắng
B. 75% lông đen : 25% lông trắng
C. 6,25% lông đen : 93,75% lông trắng
D. 25% lông đen : 75% lông trắng
Câu 11: Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu: 0,2 AA + 0,6 Aa + 0,2 aa
= 1. Sau ba thế hệ tự phối thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là:
A. 0,35 AA + 0,3 Aa + 0,35 aa = 1
B. 0,4625 AA + 0,075 Aa + 0,4625 aa = 1
C. 0,425 AA + 0,15 Aa + 0,425 aa = 1
D. 0,25 AA + 0,5 Aa + 0,25 aa = 1
Câu 12: Một quần thể có cấu trúc: 0,4 AA + 0,4 Aa + 0,2 aa = 1. Cấu trúc di
truyền của quần thể sau 2 thế hệ ngẫu phối là:
A. 0,36 AA + 0,48 Aa + 0,16 aa = 1
B. 0,55 AA + 0,1 Aa + 0,35 aa = 1
C. 0,4 AA + 0,4Aa + 0,2 aa = 1
D. 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1
Câu 13: Một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát có 100% Aa. Qua tự thụ phấn
thì tỉ lệ % AA ở thế hệ thứ nhất và thứ hai lần lượt là:
A 0,25 ; 0.5
B 0,75 ; 0,25
C 0,25 ; 0,375
D 0,5 ; 0,25
Câu 14: : Một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát có 100% cá thể mang kiểu
gen Aa tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen
ở thế hệ thứ ba sẽ là:
A. 0,2AA + 0,4Aa + 0,4aa = 1

B. 0,4375AA + 0,125 Aa + 0,4375 aa = 1
C. 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1
D. 0,375 AA + 0,25 Aa + 0,375 aa = 1
GVTH: Nguyễn Thị Kim Anh

Trang 15


Trường THPT Tôn Đức Thắng

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Câu 15: Cấu trúc di truyền của một quần thể tự thụ phấn: 0,6 AA : 0,4 aa. Giả
sử đột biến và chọn lọc không đáng kể, thành phần kiểu gen của quần thể sau 5
thế hệ tự thụ phấn là:
A. 0,48 AA : 0,16 Aa : 0,36 aa = 1
B. 0,6 AA : 0,4 aa = 1
C. 0,36AA : 0,48 Aa : 0,16 aa = 1
D. 0,6 Aa : 0,4 aa = 1
Câu 16: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a
quy định hoa trắng. Thế hệ ban đầu của quần thể có tần số các kiểu gen là 0,5Aa
: 0,5aa. Các cá thể của quần thể ngẫu phối và không có các yếu tố làm thay đổi
tần số alen, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ F1 là:
A. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng
B. 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng
C. 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng
D. 7 cây hoa đỏ : 9 cây hoa trắng
Câu 17: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen
a quy định hoa trắng. Thế hệ ban đầu của một quần thể tự thụ phấn có tần số
các kiểu gen là 0,6AA : 0,4Aa. Biết rằng không có các yếu tố làm thay đổi tần

số alen, tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây hoa đỏ ở thế hệ F1 là:
A. 90%
B. 96%
C. 32%
D. 64%
Câu 18: Gen A qui định cây cao trội hoàn toàn so với gen a qui định cây thấp.
Quần thể ngẫu phối nào sau đây chắc chắn ở trạng thái cân bằng và ổn định về
mặt di truyền?
A. quần thể có 100% cây cao
B. quần thể có 50% cây cao : 50% cây thấp
C. quần thể có 100% cây thấp
D. quần thể có 75% cây cao : 25% cây thấp
Câu 19: Quần thể xuất phát có 100% Aa. Qua 2 thế hệ tự thụ phấn tỉ lệ kiểu
hình trội ở thế hệ F2 là:
A. 50%
B. 62,5%
C. 37,5%
D. 25%
Câu 20: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen
a qui định hoa trắng. Quần thể xuất phát có 0,4Aa. Qua 2 thế hệ tự thụ phấn tỉ
lệ kiểu hình ở thế hệ F2 là:
A. 75% hoa đỏ : 25% hoa trắng
B. 25% hoa đỏ : 15% hoa trắng
C. 50%hoa đỏ : 50% hoa trắng
D. 100% hoa đỏ
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
- 20 câu đúng 10 điểm
- Một câu đúng 0,5đ
1A


2D

3D

4C

5C

6A

7D

8D

9C

11B

12A

13C

14B

15B

16D

17A


18C

19B

10
A
20
B

4. Bảng điểm sau tác động
Nhóm đối chứng lớp 12B2
GVTH: Nguyễn Thị Kim Anh

Nhóm thực nghiệm lớp 12B4
Trang 16


Trường THPT Tôn Đức Thắng

STT

Họ và tên

1

Đoàn Thị Hồng
Nhung
Hoàng Thanh Tùng
Huỳnh Thị Hồng
Linh

Vi Nhân Phú
Hầu Thị Kim Xuân
Vương Thị Trang
Dương Thị Sinh
Bùi Minh Tiến

2
3
4
5
6
7
8
9
10

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Điểm
KT 20’
5.5
5

Họ và tên
Lê Trung Thắng
Trương Hoàng Trung

4.5

Trần Lê Phương Quỳnh


6
7
5
5
5

Nguyễn Hữu Phong
Nguyễn Nhật Tường Vy
Phạm Văn Trọng
Trần Phi Hổ
Lê Trung Đỉnh
Nguyễn Ngọc Thục
Quyên
Nguyễn Thị Thắm

Dương Văn Thương

4.5

Lê Mộng Hoàng Đức

5

Điểm
KT 20’
5
7
5.5
6.5

7
5.5
7
6
6.5
6.5

NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Thị Kim Anh

GVTH: Nguyễn Thị Kim Anh

Trang 17



×