Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

skkn sân KHẤU hóa TRONG dạy và học môn LỊCH sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (965.96 KB, 23 trang )

BM 01-Bia SKKN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG PTDTNT - THCS & THPT ĐIỂU XIỂNG
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SÂN KHẤU HÓA TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN LỊCH SỬ

Người thực hiện: LƯU THỊ HOA PHƯỢNG
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: LỊCH SỬ



(Ghi rõ tên bộ môn)

- Lĩnh vực khác: ....................................................... 
(Ghi rõ tên lĩnh vực)

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình
 Đĩa CD (DVD)
 Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)


Năm học: 2016- 2017


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Lưu Thị Hoa Phượng
2. Ngày tháng năm sinh: 10/12/1990
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: Ấp Tân Thịnh – Xã Đồi 61 – Trảng Bom – Đồng Nai
5. Điện thoại: 0978258804
6. Fax:

(CQ)/

(NR); ĐTDĐ:

E-mail:

7. Chức vụ: Giáo viên
8. Nhiệm vụ được giao: Chủ nhiệm 10A1; giảng dạy môn lịch sử K9, K10;
bồi dưỡng học sinh giỏi khối 10.
9. Đơn vị công tác: Trường PTDTNT THCS THPT Điểu Xiểng
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: cử nhân sư phạm
- Năm nhận bằng: 2013
- Chuyên ngành đào tạo: Lịch sử
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm:
Số năm có kinh nghiệm: 4
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:


2


MỤC LỤC
Trang

Sơ lược lý lịch khoa học …………………………………………………….2
I. Lý do chọn đề tài …………………………………………………………..4
II. Cơ sở lý luận và thực tiễn ………………………………………………...4
1. Cơ sở lý luận ……………………………………………………………....4
2. Cơ sở thực tiễn …………………………………………………………….5
III. Tổ chức thực hiện các giải pháp………………………...………………..5
IV. Hiệu quả của đề tài …………………………………………...………...20
V. Đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng ………………………………...21
VI. Tài liệu tham khảo. ……………………………………………………..23

3


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SÂN KHẤU HÓA TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN LỊCH SỬ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Còn nhớ trong diễn đàn bàn về “Vai trò của việc dạy và học môn lịch sử
trong giáo dục Việt Nam” thầy Hà Văn Thịnh (nguyên cán bộ giảng dạy khoa lịch
sử, trường ĐHKH Huế) phát biểu: “Bi hài ở chỗ, sau hàng chục năm phát triển của
nền giáo dục XHCN, cả cơ quan chủ quản, phụ huynh, học sinh và hàng vạn người
quan tâm, yêu quý lịch sử nước nhà lại cứ phải day dứt, trăn trở mãi với câu hỏi
"Tại sao thế hệ trẻ không thích học sử nước nhà?". "Không thích" trong trường hợp
này chỉ là một uyển ngữ có chức năng…an ủi vì dùng đến từ "chán" thì quả thật là

hết sức nặng nề, xa xót…”.
Tôi hết sức chia sẻ với điều trăn trở trên của thầy Hà Văn Thịnh khi quan
niệm nhiều người cho rằng môn lịch sử cũng chỉ là “môn phụ”. Không chỉ riêng
học sinh, phụ huynh mà ngay cả giáo viên và nhà trường đều quan niệm môn lịch
sử là môn phụ, môn học thuộc bài,… Nhiều học sinh còn than thở: “Cô ơi, kiến
thức nhiều quá tụi em không nhớ nổi, toàn sự kiện với năm,..” Tôi đã phải tự đặt
câu hỏi: Tại sao học sinh thờ ơ với môn lịch sử? Bởi các em chán, chán giáo viên
luôn biến các em thành “cái bình đựng kiến thức” với ngày, tháng, năm, sự kiện.
Có một nghịch lí là nhiều em học sinh lại tỏ ra rất am hiểu về lịch sử Trung Quốc.
Các em có thể trả lời rành rọt diễn biến và các nhân vật lịch sử Trung Quốc ngay
cả thời Xuân Thu chiến quốc... Tại sao vậy? Rất đơn giản vì nhờ sự hỗ trợ của
những tác phẩm nghệ thuật, văn chương và điện ảnh là hai lĩnh vực cực kì hữu
dụng trong việc truyền tải lịch sử. Vậy thì, thay vì giáo viên cung cấp sự kiện, học
sinh ghi ghi chép chép một cách thụ động hãy để các em học sinh hóa thân vào các
nhân vật lịch sử, biến lớp học thành sân khấu, người thầy sẽ lui vào “cánh gà” để
nhường hết “sân khấu” cho các em làm chủ.
Đây là năm thứ ba tôi áp dụng phương pháp “Sân khấu hóa trong dạy và
học môn lịch sử” cho học sinh tái hiện lại lịch sử thông qua các vở kịch. Nhận
thấy thích hợp và mang lại hiệu quả cao sau khi vận dụng vào dạy học môn lịch sử
ở mọi cấp học tôi hi vọng đóng góp thêm một hướng đi tích cực trong quá trình đổi
mới phương pháp dạy học môn lịch sử. Tôi rất mong muốn giáo viên lịch sử quan
tâm hơn đến phương pháp này và áp dụng vào quá trình dạy học nhằm nâng cao
chất lượng giảng dạy để bộ môn lịch sử có vị trí xứng đáng .
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.Cơ sở lí luận
Theo PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh “Đóng kịch là phương pháp dạy học,
trong đó giáo viên tổ chức quá trình dạy học bằng cách xây dựng kịch bản và thực
hiện kịch bản đó nhằm giúp HS hiểu sâu sắc nội dung học tập” [2,tr. 227].
Trong cuốn Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, tác giả
Phan Trọng Ngọ đã đề cập đến phương pháp đóng kịch: “Phương pháp đóng kịch

4


trong dạy học là giáo viên cung cấp kịch bản và đạo diễn, học viên hành động
theo các vai diễn. Qua đó họ học được cách suy nghĩ, thể hiện thái độ và hành
động cũng nhờ các kỹ năng ứng xử khác của nhân vật trong kịch bản”[3,tr. 283].
Đối với bộ môn lịch sử khi “Sân khấu hóa”, học sinh được tham gia đóng
vai, hóa thân vào các nhân vật lịch sử. Khi đó giáo viên đảm nhiệm phần kịch bản
hoặc hướng dẫn học sinh viết kịch bản. Bằng việc nhập vai vào các nhân vật lịch
sử, các em sẽ chủ động tìm hiểu, chiếm lĩnh kiến thức và được hoạt động trực tiếp
trong suốt hoạt động đóng vai. Việc “Sân khấu hóa lịch sử” không chỉ hấp dẫn,
giúp các em khắc sâu kiến thức dễ dàng mà qua đó còn hình thành kinh nghiệm cá
nhân và rèn luyện kĩ năng tự tin trước đám đông..
2. Cơ sở thực tiễn
Dạy học Lịch sử là dạy những sự gì đã xảy ra trong quá khứ, mỗi bài học
đều có rất nhiều sự kiện và khái niệm lịch sử học sinh phải nhớ và hiểu. Trong thực
tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ
kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy. Tâm lí học sinh
vẫn xem nhẹ bộ môn Lịch sử và coi Lịch sử là môn phụ, các em chưa thực sự tập
trung tìm hiểu sâu bài học mà chỉ dừng lại ở mức độ học thuộc những gì thầy cô
cho ghi.
Mặt khác, một số giáo viên chưa thực sự hiểu sâu về phương pháp dạy học
và kiến thức còn lệ thuộc vào sách giáo khoa, tức là chưa làm chủ được kiến thức
dẫn đến giờ học khô khan, nhàm chán, nặng nề nên mất đi tính hấp dẫn của môn
lịch sử. Hơn nữa do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn lịch sử trong
đời sống xã hội. Một số học sinh và phụ huynh có thái độ xem thường bộ môn lịch
sử, coi đó là môn học phụ, môn học thuộc lòng,..
Qua bốn năm giảng dạy lịch sử , bản thân tôi luôn trăn trở để tìm ra những
phương pháp giúp học sinh hứng thú học tập bộ môn hơn và đạt kết quả cao hơn.
Một trong những phương pháp có hiệu quả tôi đã thực hiện là xây dựng kịch bản

cho học sinh đóng vai, hóa thân vào nhân vật lịch sử. Từ đó giúp học sinh liên hệ
đến các vấn đề liên quan một cách cụ thể để các em phát huy vốn kinh nghiệm
sống của bản thân thông qua việc phân tích, lí giải, tranh luận các tình huống, các
sự kiện thực tế. Nhờ vậy, các em tự rút ra bài học và khắc sâu kiến thức.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Khi “Sân khấu hóa” trong tiết học lịch sử, nhiều học sinh tham gia đóng vai,
tái hiện lại lịch sử sẽ gây chú ý và phấn khích cho cả lớp. Các em có cảm giác như
đang nghe và xem một câu chuyện lịch sử chứ không phải một tiết học lịch sử khô
khan. Tuy nhiên để xây dựng một tiết học hiệu quả và đảm bảo mục tiêu bài học
cần phải thực hiện đầy đủ các bước như sau:
- Bước 1. Giáo viên căn cứ vào nội dung, mục tiêu cụ thể của bài học để xây
dựng kịch bản hoặc hướng dẫn học sinh tự xây dựng kịch bản.
- Bước 2. Giáo viên xây dựng kịch bản hoặc chia nhóm yêu cầu tái hiện nội
5


dung lịch sử bằng vở kịch (cho các em làm biên kịch), giáo viên phải quy định rõ
thời gian thể hiện vai diễn theo kịch bản của các nhóm và nhắc nhở các em cấm
xuyên tạc lịch sử.
- Bước 3. Các nhóm thảo luận, xây dựng “kịch bản”, phân công vai diễn, tập
dượt diễn xuất trong nhóm ở nhà.
- Bước 4. Các nhóm phải thông qua “kịch bản” trước với giáo viên để giáo
viên kiểm soát nội dung.
- Bước 5. Các nhóm được phân công lên tái hiện lịch sử theo “kịch bản” đã xây
dựng.
- Bước 6. Nhận xét, đánh giá.
+ Đại diện nhóm tự nhận xét, đánh giá.
+ Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung, phát vấn, tranh luận..
+ Giáo viên tổng kết, đánh giá.
- Bước 7. Kết luận và rút ra bài học kinh nghiệm.

- Bước 8. Giáo viên cho điểm các nhóm (Giáo viên có thể cho điểm cộng,
điểm miệng hoặc 15’ cao nếu nhóm nào làm tốt để động viên, khuyến khích các
em).
Ví dụ 1- ( Chương trình lịch sử lớp 7/ có video minh họa)
Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống
quân Minh đầu TK XV
GV chia lớp thành 2 đội lớn tìm hiểu hai mục (1&2) trong sách giáo khoa
(Giáo viên đã giao nhiệm vụ trước ở nhà và hướng dẫn học sinh viết kịch bản) cho
5 phút chuẩn bị trên lớp.
Đội 1: Tái hiện lại cuộc xâm lược nhà Minh và sự thất bại của nhà Hồ.
Đội 2: Tái hiện lại tội ác của giặc Minh thông qua chính sách thống trị
của chúng.
Đội 1: Tái hiện lại cuộc xâm lược nhà Minh và sự thất bại nhà Hồ

6


Vua Minh: Truyền sứ giả do thám An Nam vào.
Công Công: Truyền sứ giả vào….
Sứ giả: Hoàng thượng vạn tuế vạn tuế…vạn vạn tuế!
Vua Minh: Bình thân.
Sứ giả: Hiện nay An Nam có biến, nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần ah!.
Vua Minh: (gật đầu đắc í, cho sứ giả lui) Truyền Trương Phụ vào.
Trương Phụ: Thánh thượng chắc đã có kế chiếm An Nam rồi?
Vua Minh: Đúng, trẫm nghĩ ta nên lấy cớ “ Phù Trần diệt Hồ” để biến An
Nam thành đất của ta, ngươi thấy thế nào?
Trương Phụ: Thánh thượng quả đa mưu, thần sẽ tập hợp 20 vạn quân lính rồi
chuẩn bị kế tấn công.
Vua Minh: Vậy ngươi mau đi đi.
Trương Phụ: Tuân lệnh! (khi triệu tập quân lính xong): Hôm nay chúng ta

chia làm hai đường thủy bộ để tấn công và xâm chiếm cho được An Nam, rồi biến
thành quận huyện của chúng ta.
Quân Lính: Biến thành quận huyện ta…
Quan nhà Hồ: Nguy to rồi hoàng thượng ơi, nhà Minh đã tràn vào nước ta
và pha hủy toàn bộ phòng tuyến ở Lạng Sơn, bây giờ chúng ta phải chạy về Sông
Nhị thôi.
Hồ Quý Ly: Chúng ta vê cố thủ ở thành Đa Bang, xây dựng phòng tuyến
nơi đây.
Quan nhà Hồ: Tuân lệnh (gấp rút lấy ngựa cho ta) .
Hồ Quý Ly: (ở thành Đa Bang và quân Minh đã đuổi kịp tới đây) Quân
Minh cớ sao tới đây xâm phạm, ta sẽ cho người nếm mùi thất bại.
Trương Phụ: Chưa biết bên nào sẽ trở thành “ chó cụp đuổi bỏ chạy” đâu,
quân lính tiến lên.
Quan nhà Hồ: Hoàng thượng nhìn kìa quân ta đã bị súng của chúng bắn hạ
gầm hết rồi ta nên làm thế nào?
Hồ Quý Ly: Ta lui về Tây Đô và ra lệnh cho người dân thực hiện kế “ thanh
dã”.
Người đọc cáo lệnh: Hiện giờ giặc Minh đang tiến vào Tây Đô nhà vua ra
lệnh mọi người dân phải ra tiếp trợ chiến đấu, hai là thực hiện kế vườn không nhà
trống.
Người dân 1 : Ông ta đúng là quá quắt, đùng một cái là bắt chúng ta làm
theo kế hoạch mà không hỏi xem chúng ta có đồng ý không?
7


Người dân 2 : Đúng, vua Trần xưa kia còn biết làm những gì tốt cho chúng
ta,.. tôi sẽ không làm theo cáo lệnh.
Người dân : Phải đó, đi nói với mọi người thôi.
Người đọc cáo lệnh: Sao rồi? các ngươi còn không mau thực hiện mệnh
lệnh?

Người dân 3: Chúng tôi sẽ không làm gì hết…
Hồ Quý Ly: (sau khi nghe được tin nhân dân không nghe lệnh lòng đầy suy
tư) Mình đã làm gì sai sao? Được! cho dù thế nào ta cũng quyết tâm sống mái với
giặc dù chiến đấu đơn độc.
Quan nhà Hồ: Nguy to rồi, quân Minh phá thành, chúng bắt bớ người dân,
chúng ta mau chạy thôi…
Hồ Quý Ly: Nhanh chạy về Hà Tĩnh, tới đó bàn bạc kế đánh giặc, tuyển thêm
quân binh.
Quan nhà Hồ: Tuân lệnh!
Sau khi chạy tới Hà Tĩnh, thấy không ai tiếp lệnh Hồ Quý Ly nghĩ bụng: Tại
sao không ai nghe lệnh? Làm phản ư??
Người dân 1: Trận chiến này ông tự quyết định mọi thứ nên ông hãy tự lo.
Quân nhà Minh: Bẩm tướng quân vẫn chưa thấy quân Hồ đâu hết
Trương Phụ: (tức giận) Cái gì? Dù phải lục tung chỗ này cũng phải tìm cho
ra hắn.
Quân nhà Minh: Bẩm! đã tìm ra hắn, chúng ở Hà Tĩnh trốn trong đám dân
thường.
Trương Phụ: Ta thấy hắn rồi, đuổi theo..
Quan nhà Hồ: Thánh thượng, quân Minh đuổi tới chạy mau thôi.
Hồ Quý Ly: Lên ngựa, đi thôi.
Trương Phụ: Hồ Quý Ly mau chịu hàng, quân của ngươi đã bị giết sạch và
bao vậy.
Hồ Quý Ly: bị bắt, hét to: Không !
Trương Phụ: Bay đâu giải tên phản nghịch này, An Nam bây giờ là của ta…
haha..
Thông qua vở kịch lịch sử, các em dễ dàng nhận ra âm mưu xấu xa của giặc
Minh muốn biến nước ta thành quận huyện của chúng, biết được sự thất bại của
nhà Hồ vì không được sự ủng hộ của nhân dân, từ đó rút ra được bài học xương
máu về đại đoàn kết và sức mạnh to lớn của nhân dân.
Đội 2: Tái hiện lại tội ác của giặc Minh thông qua chính sách thống trị

của chúng.
8


Trương Phụ gieo rắc tội ác trên đất nước ta
Trương phụ: Công công đâu, lập tức xóa bỏ quốc hiệu Đại Ngu đổi thành
quận Giao Chỉ nhập vào lãnh thổ của ta… ha haha, tăng thuế thật nặng, vét hết của
cải nơi đây…!
Công Công: Dạ…..ạ……ạ. Thần xin tuân lệnh…ệnh..! Bay đâu, bọn mi
nghe ngài ấy nói rồi đó, mau thi hành.
Quân Minh: Rõ, thưa công công.
Trương phụ: Bây giờ ta sẽ đi dạo một vòng xem thế nào, tới lớp học cho
ta..
Tới lớp học, học trò đọc to:
“ Đại Việt là của chúng ta
Có tên lịch sử mấy ngàn năm dư
Vẻ vang một bức họa đồ
Con Hồng cháu Lạc điểm tô sơn hà
Đinh Lê Trần Lí một nhà,
Đất nước thống nhất âu – ca thanh bình
Em buồn kẻ dạy đao binh
Em hờn kẻ giục chiến chinh hại người
Em mong đời mãi yên vui,
Ruộng đồng lúa chín thanh bình tự do”
Trương phụ: Tụi bay đọc cái gì đấy?
Học sinh: Ơ! Ông này, lạ nhỉ? Đọc sách chứ đọc gì?
Trương phụ: Bọn mi không được thứ vớ vẩn này (xé đốt hết sách vở).
9



Học sinh: Ông kia (giọng tức giận) ông là ai? Sao ông tới đây gây sự? sao
dám xé sách của chúng tôi???
Trương phụ: (Đưa cuốn sách Trung Hoa và nói ) đây, hãy đọc cuốn sách
này nè.
Học sinh: Thứ này hả? Tôi không cần, thà chết chứ không thèm (vứt cuốn sách
xuống).
Trương phụ: Được! Ngươi nói thà chết cũng không đọc chứ gì? Cho ngươi
toại nguyện, bay đâu mổ bụng moi gan lôi ruột cuốn vào gốc cây cho ta. Rồi đốt
hết mấy thứ sách vớ vẩn đó cho ta.
Quân lính: Rõ, thưa tướng quân.
Trương phụ: Thật là bực mình chết đi được, nhìn kìa cái thứ dân này mặc
cái gì kia? Xe hết áo bắt mặc áo nước ta.
Nói rồi quân Minh tàn nhẫn xé rách quần áo, bắt nhân dân phải mặc trang
phục giống chúng nhằm âm mưu đồng hóa.
Trương Phụ lùng sục khắp nơi tìm những cô gái xinh đẹp bắt về nước làm
nô tì.
Trương Phụ: Cô gái kia thật đẹp, đem về dâng chúa công.
Cô gái: Không, xin tha cho tôi, tôi không đi đâu đồ đê tiện, biến thái..
Trương Phụ: Con tiện nhân này, mày biết theo tao được sung sướng không
hả? Bắt ả tiện nhân này cho ta.
Quân lính: Tuân lệnh!
Cô gái: Không… tôi không đi.
Mẹ già: Các ông làm ơn tha cho con gái tôi, tôi chỉ có mình nó, xin các
ông..
Trương Phụ: Mụ già lắm lời, cút.. (đá bà mẹ văng.)

10


Người mẹ đau xót khi con gái bị giặc bắt

Cô gái: Mẹ ơi! Mẹ có sao không?
Mẹ già: Mẹ không sao, nhưng con nhất quyết không thể theo lũ giết người!
Trương Phụ: Lôi ả đi..
Cô gái : Ông không được đưa tôi đi, tôi còn mẹ già phải chăm sóc.
Trương Phụ: ha..ha.., vậy đánh chết bà già kia, rồi mi không phải chăm sóc
ai nữa thoái mái theo ta.. ha..ha…
Quân lính: Tuân lệnh!
Cô gái: Không… xin ông tha cho mẹ tôi, đừng đánh nữa tôi sẽ theo ông.
Trương Phụ: Có phải đỡ tốn thời gian không.. ha..ha…, đưa ả đi.
Mẹ già: (gào thét) : Trả con lại cho tôi..
Trương Phụ: Gái Giao Chỉ đẹp thật, phải bắt hết về nước, vét hết tài sản nơi
đây, đồng hóa chúng mới được… ha..ha..
Chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Trãi thốt lên:
..Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
11


Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi
Thông qua việc hóa thân (hay theo dõi vở kịch) các em như được sống lại
thời khắc đau thương nhất của dân tộc, cùng đau một nỗi đau mất nước, căm
hận bọn giặc Minh tàn bạo gây ra bao tang tóc cho dân tộc: đốt sách, moi ruột,
mổ bụng,.. để thực hiện âm mưu đồng hóa. Cảm phục tinh thần đấu tranh bất
khuất ông cha để rèn luyện phát huy trong thời nay.
Ví dụ 2: (Chương trình lịch sử lớp 7/ Có video minh họa)

Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên thế kỉ XIII
GV chia lớp làm hai đội:
+ Đội 1: Tái hiện lại quá trình chuản bị kháng chiến của quân và dân nhà Trần
(1285).
+ Đội 2: Tái hiện lại diễn biến diễn biến cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên
của quân và dân nhà Trần 1285.
Đội 1: Tái hiện lại quá trình chuẩn bị kháng chiến của quân và dân nhà
Trần.

Thái Thượng hoàng và vua Trần đang họp bàn kế đánh giặc.
Thái thượng hoàng: Các khanh ! Người thì chủ ý muốn cho quân Mông
Nguyên mượn đường, người thì phân vân nên hòa, ta biết liệu bề nào đây?
Quan nhát: Đánh chúng khác gì đem trứng chọi đá, cả Hoa Hạ đã nằm
trong tay chúng,cả vua tôi Tống triều đều phải nhảy xuống biển một thảy mà tự
vẫn. Sức ta sao chống trả được?
Vua Trần (lắc đầu..)

12


Quan đại thần: Xin Thượng hoàng và quan gia cho đánh, cho giặc mượn
đường đánh Chiêm Thành là rước kẻ cướp vào nhà, không thể được. Chúng ta nên
quyết đánh!
Quan nhát : Thế giặc rất mạnh, phía Đông đã chiếm đến Cao Ly, cả Hoa Hạ
đã thuộc vê Mông Nguyên. Nếu chống lại liệu ta có giữ được tấm miếu của tổ
tiên???????
Các quan khác: Xin thánh thượng và quan gia cho đánh
Trần Quốc Tuấn: Bọn giặc Thát ngày càng lấn tới, chúng coi thường ta quá
lắm. Không thể cam chịu mãi được!
Thái thượng hoàng : Hãy cho ta biết quyết định cuối cùng của các khanh?

Đánh hay hòa.
Vừa lúc đó Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản đòi xông vào hội nghị..
Vua Trần : Ai ở trên đó?
Trần Quốc Toản: Muôn tâu là Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, xin cho đánh
cho đánh, cho giặc mượn đường là mất nước (lấy gươm kề cổ).
Quan nhát: Chưa nếm trải nỗi khiếp sợ máu chảy đầu rơi mà dám cả gan
gây rối, thật là đồ nghịch tử. Xin quan gia trói lại trị tội khi quân.
Thái thượng hoàng: Trần Quốc Toản quả là đã phạm luật, song xét tới gốc
là vì lo cho nước cho dân. Đáng khen thay cho chàng thiếu niên quả cảm.
Vua Trần: Tự ý xông vào nơi họp bàn quốc sự là phạm vào luật của triều
đình nhưng xét tình Hoài Văn Hầu trẻ tuổi đã biết lo cho dân cho nước, chí ấy đáng
trọng cũng nên ban thưởng. ( ban cho một quả cam).
Quan nhát: Bọn trẻ luôn hăng máu nhưng việc nước đâu phải trò chơi.
Trần Quốc Toản: Được rồi, để xem ai còn dám chê ta là trẻ con nữa ( bóp
nát quả cam lúc nào không hay).
Vua Trần: Tới chỗ Trần Quốc Tuấn: Nay trẫm ban cho quốc công thanh bảo
kiếm thay trẫm điều hành việc quân cơ chống giặc.
Trần Quốc Tuấn: Đội ơn thánh thượng!!!
Trần Quốc Tuấn cho quân tập trận ở Đông Bộ Đầu, soạn Hịch Tướng Sĩ
khích lệ tinh thần tướng sĩ:
“ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt nước mắt
đầm đìa. Chỉ giận chưa thể xẻ thịt lột da, ăn gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm
thân ta phơi ngoài nội cỏ, ngàn thây ta bọc trong da ngựa, ta cũng cam lòng ! ta
cũng cam lòng!..”
Ba quân tướng sĩ : Sát Thát, Sát Thát..

13


Vua Trần ban thanh bảo kiếm cho Trần Quốc Tuấn

Trần Quốc Tuấn: Thưa đức vua, việc đánh giặc là việc của toàn dân, ta nên
mở hội nghị để lòng dân đươc tỏ nguyện.
Thái Thượng Hoàng: Lời quốc công quả là vàng ngọc, lòng dân mà thuận
việc chống giặc ắt thành công.
Lính : Loa.. loa… loa… Cho mời bô lão khắp cả nước bàn kế đánh giặc, lấy
điện Diên Hồng làm nơi nghị sự…
Vua Trần: Các bậc trưởng lão, người thay mặt quốc dân, nay thế giặc đang
mạnh vậy ta nên hòa hay nên đánh?
Các bậc bô lão đồng thanh: Quyết đánh!
Cả lớp đồng thanh hát vang bài “ Hội nghị Diên Hồng” của Lưu Hữu Phước
làm sống lại hào khí Thăng Long

Các bô lão bày tỏ ý chí quyết đánh giặc Thát
14


Với việc “sân khấu hóa” quá trình chuẩn bị kháng chiến của quân và dân nhà
Trần, cả lớp như hòa vào không khí hừng hực kháng chiến, đặc biết khi cả lớp hát
vang bài “Hội nghị Diên Hồng” như làm sống lại ý chí quyết tâm cao độ của cả
một dân tộc thề quyết sống mái với kẻ thù “Sát Thát”, “Quyết đánh”… Khơi dậy
lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc trong trái tim mỗi học sinh. Qua đó, kiến
thức lịch sử nhẹ nhàng len lỏi vào tâm trí các em.
Đội 2: Hóa thân vào nhân vật tái hiện lại diễn biến cuộc kháng chiến chống
Mông Nguyên của quân và dân nhà Trần 1285.

Trần Bình Trọng bị giặc Thát bắt vẫn không hề run sợ
- Thoát Hoan: 50 vạn quân san bằng Đại Việt cho ta!
- Trần Quốc Tuấn: Thế giặc mạnh chúng ta tạm lui về Vạn Kiếp để bảo
toàn lực lượng.
- Tướng ta: Hãy lui quân vào các hang động, rút quân theo khe suối, thiêu

hủy toàn bộ lương thực.
( Cả lớp hóa thân quân dân nhà Trân, nghe lệnh chui xuống gầm bàn)
- Vua Trần tới gặp Trần Quốc Toản: Ta nhận được tin Chi Lăng thất thủ,
phải lui về Vạn Kiếp nên bồn chồn không yên.
- Trần Quốc Tuấn: Để thánh thượng lo lắng như vậy, tội thần đáng muốn
chết.
- Vua Trần: Thế giặc mạnh như nước lũ, ta mà chống lại với chúng thì dân
sự tàn lụi, hay là ta hãy chịu hàng chúng để cứu lấy muôn dân?
- Trần Quốc Tuấn: Bệ hạ nói câu ấy thật là lời nhân đức, nhưng còn xã tắc
thì sao? Nếu bệ hạ muốn hàng thì hãy chém đầu thần đi đã.
15


Trần Quốc Tuấn trấn an vua Trần: Xin người yên lòng, đầu thần còn, xã
tắc còn. Thần đã có kế đánh giặc.
- Vua Trần (an tâm): Vậy ta sẽ theo sự sắp đặt của quốc công.
- Thoát Hoan: (tới Thăng Long) Cười đắc thắng: ha...ha..ha...Quân Đại Việt
chỉ có cách này thôi sao? Quân bay đâu, bày tiệc lên chính điện của chúng, cho
chúng bay thoả sức say sưa..
- Lính Mông Nguyên (hốt hoảng sau khi lùng sục khắp nơi không có bóng
người lương thực): Dạ bẩm đại vương, cả Thăng Long trống trơn, không lương
thực, thực phẩm, quân Trần rút và mang theo tất cả rồi ạ!.
- Thoát Hoan: Ngươi nói gì? Cả tòa thành trống trơn hả?

Thoát Hoan lo lắng khi biết kinh thành Thăng Long trống trơn
- Một tên lính Mông Nguyên khác( hốt hoảng bẩm báo): Dạ...dạ... Đâu đâu
cũng có khẩu hiệu Sát Thát, chúng còn xăm cả lên cánh tay nữa. Đại quân chúng
không biết trốn ở đâu hết, chỉ còn một số cứng đâu ẩn nấp bất ngờ rồi xông ra đánh
ạ..
-Thoát Hoan: Hả? Quân láo xược, ta thề sẽ chặt những cánh tay xăm chữ

Sát Thát của chúng, chất cao hơn núi để hả cơn giận này... (ném chai rượu... tức
giận..)
- Toa Đô: Bẩm đại vương quân Trần chạy mất rồi ạ!
16


- Thoát Hoan: Các ngươi là một lũ vô dụng!
- Toa Đô: Dạ bẩm, hạ tướng biết tội nhưng đó là quân cảm tử ah, hạ tướng
đã dùng toàn bộ binh lực vây bắt chúng, bắt được Binh Trọng tướng quân xin dâng
đại vương.
Bình Trọng tướng quân ung dung bước vào.
- Toa Đô: Bẩm đại vương tên này rất ngông cuồng, bao của ngon vật lạ hắn
chẳng mẩy may động lòng, lại tuyệt thực mấy ngày nay.
- Thoát Hoan: (gật gật)
- Toa Đô: Tên kia thấy đại vương ta sao không quỳ.
Bình Trọng tướng quân hiên ngang hất mặt không thèm nhìn
- Thoát Hoan: Tướng quân hãy theo ta về làm vương đất Bắc.
- Trần Bình Trọng: Ha..ha..ha, ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm
vương đất Bắc.
- Thoát Hoan (tức tối): Quân bay, mang hắn ra chém!
Quân Mông Nguyên khốn khổ vi thiếu lương thực, tinh thần tàn lụi, mệt
mỏi...
- Trần Quốc Tuấn: (nắm thanh gươm) thời cơ đã đến, phục kích và phản
công Hàm Tử, Chương Dương và giải phóng Thăng Long..
Cả lớp (ồ..ồ...giơ tay lên)
- Lính Mông Nguyên: chạy, chạy, nhanh lên..
Toa Đô bị chém đầu.
Thoát Hoan phải chui vào ống đồng cho lính khiêng về nước.
Trần Quốc Tuấn: Đất nước đã sạch bóng quân thù:
“ Chương Dương cướp giáo giặc

Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy nghìn thu”
Trước câu chuyện lịch sử về cuộc đối đầu giữa quân dân nhà Trần và giặc
Mông Nguyên, các em hả hê sung sướng vì chứng kiến Thoát Hoan thua nhục nhã
chui vào ống đồng trốn về nước, cảm phục tài thao lược của vua quan nhà Trần, ý
chí khẳng khái bằng câu nói đi vào lịch sử của Trần Bình Trọng: “Ta thà làm quỷ
nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”.
Ví dụ 3: (Chương trình lịch sử lớp 8)
Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 – 1884)
17


GV sẽ làm kịch bản quá trình Pháp đánh Bắc Kì lần 1 ( 1873), chọn một
nhóm “Sân khấu hóa” vở kịch đó. Cả lớp theo dõi vở kịch và trả lời tất cả câu hỏi
thông qua đó lĩnh hội kiến thức lịch sử.
Dẫn chuyện:
Kính thưa quý thầy cô và các bạn học sinh! Bác Hồ từng nói: “Dân ta phải
biết sử ta – cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Hôm nay, rất may mắn vì tôi
đã mượn được cỗ máy thời gian của chú mèo máy Đôremon. Các bạn muốn quay
về thời kì nào?
Cả lớp đồng thanh: Thời Kì Pháp xâm lược Việt Nam đánh chiếm Bắc Kì
1873
Dẫn chuyện: Quay lại thời kì Pháp đánh Bắc Kì 1873… 1,2,3
Dẫn chuyện: Tại phòng cao ủy Pháp ở Việt Nam
Cao ủy Pháp: Bây giờ đã chiếm được các tỉnh Nam Kì rồi, nhưng đây chỉ là
mới bắt đầu thôi…haha. Đuy – puy đâu, Đuy – puy đâu?
Đuy – Puy: Vâng thưa ngài
Cao ủy Pháp: Ta muốn chiếm trọn vùng đất béo bở này..
Đuy- puy: Gật đầu..

Cao ủy Pháp: Trước hết ta muốn chiếm Bắc Kì trước, Nơi đây tập trung rất
nhiều tài nguyên khoáng sản, đông dân lại có sông Hồng nối liền Hoa Nam Trung
Quốc.. cho nên bằng mọi giá phải chiếm Bắc Kì.
Đuy-puy: a..aaa…Vậy… (nhìn nhau gật đầu)
Cao ủy Pháp: Người hãy cho người đóng giả giáo sĩ nắm bắt tình hình nơi
đây, đồng thời cướp bóc gây rối cho ta… (Nhìn nhau cười đễu gật đầu…)
Dẫn chuyện: Thế là Đuy – puy cướp bóc bắt quan lính và dân đem xuống
tàu... để rồi tại phòng cao ủy Pháp:
- thưa ngài, người triều đình muốn gặp ngài
Cao ủy Pháp: cho vào (cười đắc thắng)
Lính nhà Nguyễn: thưa ngài xin hãy giúp chúng tôi, hiện nay tình hình ở Bắc
kì căng thẳng thường xuyên bị cướp bóc, bất ổn. Vua tôi mong muốn ngài hãy cử
người ra Bắc Kì dẹp loạn
Cao ủy Pháp: Ồ, nhà vua đã nhờ vả ta đây sao nỡ từ chối.. người yên về
đi... hahahaha
Cao ủy Pháp: Gác-ni-e, hãy đưa 200 quân ra Bắc Kì “ giúp đỡ”.. công phá
thành Hà Nội luôn..
(hai tên nhìn nhau cười... ha...ha..ha..)
18


Dẫn chuyện: Thế là Gác-ni-e chỉ huy 200 quân từ Sài Gòn ra Bắc. Khi tới
Hà Nội Gác- ni-e hét lên:
- Công phá thành Hà Nội cho ta ( cho quân nổ súng đánh thành Hà Nội)
Dẫn chuyện: Lúc này tại Hà Nội, 7000 quân triều đình dưới sự chỉ huy
Nguyễn Tri Phương cố gắng cản giặc nhưng thất bại. Buổi trưa hôm đó thành mất,
Nguyễn Tri Phương bị thương và bị bắt.
Hình ảnh Nguyễn Tri Phương từ chối giặc cứu chữa, vứt vết băng nhịn ăn
chết...
Dẫn chuyện: Chưa đầy 1 tháng sau đó Pháp đánh chiếm các tỉnh lân cận :

Ninh Bình, Hưng yên, Phủ Lí...
Dẫn chuyện: 1,2,3 trở về hiện tại… Các bạn ơi, chú Doremon vừa giúp
chúng ta quay lại thời kì đất nước bị giày xéo. Chú cũng có câu hỏi cho các ban
đây:
Nhóm 1,2: Vì sao Pháp đánh Bắc Kì (1873)? Để thực hiện âm mưu này
Pháp vẽ ra kế hoạch như thế nào?
Nhóm 3,4: lúc này quân triều đình có 7000 quân, quân Pháp có 200 theo em
tại sao quan quân triều đình vẫn thua?
Nhóm 5,6: Nhóm em có suy nghĩ gì về hình ảnh Nguyễn Tri Phương từ chối
sự giúp đỡ cứu chữa của Pháp khi bị thương, nhịn ăn cho đến chết?
Trên đây là một vài kịch bản trong rất nhiều kịch bản tôi đã xây dựng và
thực hiện nơi đơn vị công tác. Nhận thấy khi thực hiện phương pháp “Sân khấu
hóa” tiết học lịch sử nhẹ nhàng vô cùng, học trò hứng khởi tỏ ra vô cùng thích thú.
Với một giáo viên lịch sử có lẽ đây là niềm hạnh phúc lớn lao nhất, chỉ muốn mang
cả kho tàng lịch sử nước nhà đến gần với các em bằng các câu chuyện để thực hiện
được lời dạy của Hồ chủ tịch kính yêu: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích
nước nhà Việt Nam”.
Thực tế trong quá trình giảng dạy (khối 7,khối 8, khối 10 và khối 9 ở học kì
2), các em học sinh luôn hào hứng khi tôi thường xuyên xây dựng kịch bản để
“Sân khấu hóa lịch sử”. Chính phương pháp này đã kích thích sự tìm tòi, yêu mến
môn lịch sử nhờ vậy chất lượng bộ môn cũng được nâng lên. Cụ thể:
+ Chất lượng thi cuối học kì 1 môn lịch sử khối 7 và khối 8 so với mặt bằng huyện
Xuân lộc năm học 2016 – 2017:
Môn lịch sử

Trường DTNT Điểu Xiểng

Mặt bằng huyện Xuân Lộc

(%)


(%)

Khối 7

92%

79%

Khối 8

85%

72%
19


+ Khối 9: Chất lượng thi HKI 2016-2017 đạt 66% trên trung bình. Sau khi tôi tiếp
nhận và thực hiện phương pháp chất lượng tăng lên rõ rệt, cụ thể kì thì chất lượng
HKII năm 2016-2017 vừa qua đạt 90% học sinh trên trung bình.
+ Ở khối 10, năm học 2016- 2017 có ba em tham gia kì thi học sinh giỏi tỉnh thì
hai em đạt giải (1 giải ba và 1 giải khuyến khích)
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Mỗi phương pháp đều có những vai trò nhất định trong quá trình dạy học.
Riêng với phương pháp “Sân khấu hóa lịch sử”, tôi nhận thấy có những vai trò
quan trọng trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở các cấp, tạo
hứng thú học tập cho học sinh, qua đó nâng cao chất lượng dạy và học, có ý nghĩa
to lớn trong việc phát triển toàn diện.
Thứ nhất: “Sân khấu hóa” trong dạy học lịch sử tạo hứng thú cho các em,
lôi cuốn tất cả các em làm gia vào câu chuyện lịch sử.

Nhìn lại toàn cảnh bức tranh chung về phương pháp dạy học môn lịch sử
hiện nay chúng ta nhận thấy phương pháp thuyết trình vẫn chiếm ưu thế. Việc “sân
khấu hóa” trong dạy học lịch sử tạo cảm giác thoải mái tươi vui trong lớp học, kích
thích tư duy sáng tạo của học sinh (sáng tạo trong giải quyết tình huống, sáng tạo
trong xây dựng kịch bản, sáng tạo trong đặt vấn đề...). Lôi cuốn tất cả học sinh
tham gia, tránh nhàm chán hay “buồn ngủ” trong giờ lịch sử.
Thứ hai: “Sân khấu hóa” trong dạy học môn lịch sử giúp học sinh thêm yêu
đất nước mình.
Sinh thời nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng từng nói: “Học sử làm gì? Học
địa làm gì? Học địa để sống với non sông đất nước. Học sử để sống với người đã
chết”. Việc biến lớp học thành sân khấu, học sinh hóa thân thành các anh hùng dám
quên mình hi sinh vì tổ quốc trong dựng nước và giữ nước không chỉ khơi dậy
trong trái tim các em lòng khâm phục, kính trọng, biết ơn, mà còn trở thành những
tấm gương soi cho các em học tập, suy nghĩ về trách nhiệm của mình đối với đất
nước hiện nay. Các em như được sống lại từng khoảnh khắc thăng trầm của dân tộc
để biết về nguồn cội- quốc gia, biết về những giá trị mà cha ông để lại, hun đúc
lòng tự hào, tự tôn dân tộc, và cả những bài học từ đau thương, mất mát. Từ đây
các em biết một cách chắc chắn mình là ai; dân tộc - quốc gia mình đang ở đâu trên
thế giới này; đâu là điểm mạnh, điểm yếu; đâu là cơ hội, thách thức; đâu là bạn,
đâu là thù…
Thứ ba: “Sân khấu hóa” lịch sử có tác dụng to lớn trong việc gắn kết các
thành viên trong lớp.
Khi các em cùng nhau hóa thân vào các nhân vật lịch sử, các em phải cùng
nhau tập luyện để tạo nên thành công vở kịch. Trong quá trình đó các em được trao
đổi giao lưu với thầy cô, bạn bè; được thể hiện năng khiếu, thể hiện mình trước
đám đông và được hòa mình vào không khí lớp học sôi nổi, thân thiện, thoải mái,
không nặng nề, không nhàm chán.. Các em xích lại gần nhau hơn.
20



Thứ tư: “Sân khấu hóa” lịch sử có tác dụng giáo dục kĩ năng sống cho HS.
Các nhà sử học Hy Lạp cổ đại đã khẳng định rằng "Lịch sử là cô giáo của
cuộc sống", "Lịch sử là bó đuốc soi đường đi tới tương lai" vì vậy thông qua những
câu chuyện do chính các em dàn dựng và hóa thân, các em sẽ tự rút ra nhiều bài
học kinh nghiệm quý báu. Ngoài ra sân khấu hóa lịch sử còn:
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp: Khi hóa thân vào nhân vật lịch sử đòi hỏi HS
phải chủ động trong quá trình học tập, trong quá trình tham gia đó đã góp phần
hình thành cho HS kĩ năng trong giao tiếp giữa học sinh – học sinh, học sinh – cả
lớp, học sinh – giáo viên, từ đó giúp các em linh hoạt hơn trong vấn đề giao tiếp.
- Rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề. Thông qua việc “sân khấu hóa” lịch

sử, các nhóm tái hiện lịch sử sẽ đặt vấn đề và các nhóm khác sẽ phải giải quyết vấn
đề.
- Rèn luyện kĩ năng tự tin trước đám đông. Không phải ai sinh ra cũng có
năng khiếu làm “diễn viên”, thuyết trình hay hùng biện và thực tế rất nhiều HS đã
quen với lối truyền thụ một chiều là giáo viên đọc, học sinh chép. Thông qua việc
hóa thân vào nhân vật lịch sử, các em sẽ trở nên tự tin hơn khi đứng trước đám
đông (cả lớp) và các em cũng sẽ nhận thấy mình cần phải cố gắng hơn nữa để “vai
diễn” của mình nhận được sự khen ngợi của giáo viên và cả lớp. Nếu được thực
hành nhiều bản thân các em sẽ tự rút ra kinh nghiệm quý báu để làm sao thuyết
phục được cả lớp, để “đốt lửa” và “truyền lửa” cho cả lớp.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Bản thân tôi, trong quá trình giảng dạy thường xuyên cho xây dựng kịch
bản và cho học sinh hóa thân vào nhân vật lịch sử, tôi nhìn thấy ánh mắt thích thú
của các em, tôi nhường hết sân khấu cho các em thỏa thích thể hiện.. Tôi nhận thấy
hiệu quả rõ rệt khi thực hiện phương pháp này. Sau đây tôi xin đưa ra một số yêu
cầu khi vận dụng phương pháp sân khấu hóa trong dạy và học Lịch sử:
* Đảm bảo mục tiêu giáo dục:
Về kiến thức: Phải đảm bảo yêu cầu cung cấp cho HS những kiến thức cơ
bản và hiện đại, sát với thực tế, liên hệ thực tiễn.

Về kĩ năng: Đây vốn là một phương pháp dạy học tích cực, có tác dụng lớn
trong việc phát triển trí tuệ, phát huy các kĩ năng sống thông qua việc hóa thân vào
các nhân vật lịch sử để các em làm hành trang khi ra trường. Bên cạnh đó, phải
đảm bảo yêu cầu giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho các em. Thiết nghĩ,
lịch sử là môn học có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, đó
là tình yêu quê hương, đất nước; Tự hào, biết ơn về truyền thống đấu tranh chống
giặc ngoại xâm bảo về đất nước của cha ông; Trân trọng những giá trị văn hóa của
đất nước... trên cơ sở đó có ý thức, trách nhiệm xây dựng, bảo vệ, gìn giữ những
giá trị văn hóa, vật chất, tinh thần của tổ tiên để lại.
* Đảm bảo tính khả thi thực hiện:
21


- Khả thi về “kịch bản”:
+ Kịch bản phải được xây dựng căn cứ vào mục tiêu, nội dung của bài học
(lưu ý: không phải bất cứ bài học nào cũng sân khấu hóa lịch sử được).
+ Kịch bản phải tái hiện được đúng sự thật lịch sử để thông qua đó các em
lĩnh hội được các kiến thức lịch sử.
+ Kịch bản phải có tính giáo dục, bồi dưỡng cảm xúc, tình yêu quê hương
đất nước cho người học.
+ Kịch bản phải xây dựng hay mới lôi kéo được cả lớp tham gia vào câu
chuyện lịch sử.
- Khả thi về thời gian: Cần cho học sinh chuẩn bị chu đáo ở nhà trước để
đảm bảo 45’ trên lớp vẫn thực hiện hiệu quả.
* Đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng.
Phải bám sát chương trình và SGK để đạt được mục tiêu dạy – học, đây là
pháp lệnh.

22



VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Nguyễn Ngọc Bích - Tôn Quang Cường- Phạm Kim Chung, Tập
bài giảng phương pháp và công nghệ dạy học, ĐHGD-ĐHQGHN, 2006.
2.
Trần Thị Tuyết Oanh ( chủ biên), Giáo trình Giáo dục học, Tập 1,2.
Nxb ĐHSPHN,2005.
3.
Bộ Giáo dục và đào tạo, Lịch sử 7,8,9,10 ( SGK chương trình chuẩn,
3 cuốn). Nxb Giáo dục, 2008..
4.

Phan Trọng Ngọ, Dạy học và PPDH trong nhà trường.Nxb
ĐHSPHN, 2005.

5.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Nxb Văn hóa thông tin, 2003.

6.
Nguyễn Kỳ, Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung
tâm. Nxb Giáo dục, 1995.
7.
Phan Ngọc Liên( chủ biển), Phương pháp dạy học Lịch sử. Nxb
ĐHSP, 2011.
Web:
8.

www.edu.net.


9.

www.docs.vn

10.

www.giaoduc.vn

IV.PHỤ LỤC
Đính kèm các biểu mẫu Phiếu khảo sát, Phiếu thăm dò, Phiếu lấy ý kiến; các
bài tập, các bài giảng trong quá trình thực nghiệm; phim, ảnh, sản phẩm phần mềm
và các sản phẩm khác thu được từ quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm,…
NGƯỜI THỰC HIỆN

Lưu Thị Hoa Phượng

23



×