Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

skkn GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM tại TRƯỜNG TRUNG cấp KINH tế kỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 10 trang )

BM03-TMSKKN

Tên SKKN: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TRA
TRẮC NGHIỆM TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ KỸ THUẬT
ĐỒNG NAI
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Công nghệ thông tin (CNTT) có vai trong quan trọng đối với sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tác động đến sự phát triển của xã hội, làm thay
đổi về cách sống, làm việc, học tập, tư duy. Có thể hiểu CNTT là tập hợp các
phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền
đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số.
Trong ngành giáo dục, việc ứng dụng CNTT trong thời gian qua đem lại kết
quả đáng kể góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, hoạt động dạy-học, tập
trung nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, coi trọng việc ứng dụng CNTT
trong đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đối với hoạt động giáo dục, CNTT được ứng
dụng rộng rãi trong soạn giáo án; thực hiện bài giảng; khai thác dữ liệu; ứng dụng
trong đánh giá; trong học tập của học sinh (HS) và trong quản lý giáo dục. Đặc
biệt, kiểm tra đánh giá là khâu then chốt cuối cùng của quá trình dạy học. Đây
cũng là khâu quan trọng tác động lớn đến quá trình nâng cao chất lượng đào tạo.
Việc kiểm tra đánh giá khách quan, nghiêm túc, đúng cách, đúng hướng sẽ là động
lực mạnh mẽ khích lệ sự vươn lên trong học tập của người học, thúc đẩy sự tìm tòi
sáng tạo không ngừng của người học. Việc đánh giá có chất lượng là một vấn đề
quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý giáo dục ở nước ta hiện nay.
Từ năm 1994, Bộ giáo dục và Đào tạo chủ trương đổi mới kiểm tra đánh giá
kết quả học tập bằng hình thức trắc nghiệm nhằm nâng cao chất lượng đánh giá.
Hiện nay nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đã triển khai áp
dụng việc đánh giá kết quả học tập của người học bằng hình thức trắc nghiệm
khách quan. Đặc biệt trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông Quốc gia năm
2017 đã sử dụng hình thức trắc nghiệm tất cả các môn thi (trừ môn ngữ văn)
Vậy để phát huy tính tích cực của người học nói chung và học sinh trường


Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Đồng Nai nói riêng có được kết quả học tập tốt. Tác
giả xin trình bày giải pháp cải tiến là: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH
TẾ KỸ THUẬT ĐỒNG NAI”.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một phép lượng giá cụ thể mức độ khả năng
thể hiện hành vi trong lĩnh vực nào đó của một người cụ thể nào đó.
Phương pháp trắc nghiệm khách quan là một trong những dạng trắc nghiệm
viết, kỹ thuật trắc nghiệm này được dùng phổ biến để đo lường năng lực của con
người trong nhận thức, hoạt đông và cảm xúc. Phương pháp trắc nghiệm khách
1


quan đã được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực như y học, tâm lý, giáo dục … ở
nhiều nước.
Trong lĩnh vực giáo dục, trắc nghiệm khách quan đã được sử dụng rất phổ
biến tại nhiều nước trên thế giới trong các kỳ thi để đánh giá năng lực nhận thức
của người học, tại nước ta trắc nghiệm khách quan được sử dụng trong các kỳ thi
tuyển sinh cao đẳng, đại học, kỳ thi kết thúc học phần tại nhiều trường, kỳ thi tốt
nghiệp trung học phổ thông quốc gia 2017
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thuận lợi
Lãnh đạo trường luôn quan tâm, khuyến khích nâng cao chất lượng dạy và
học, Nhà trường thường xuyên yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng
công nghệ thông tin vào giảng dạy và quản lý;
Nhà trường có cơ sở vật chất đáp ứng điều kiện học tập: số lượng phòng
học, chất lượng và trang bị phòng học, xưởng thực tập đảm bảo, máy tính, máy
chiếu, hệ thống kết nối mạng internet tốc độ cao;
Đội ngũ giáo viên trong trường có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy

định của Pháp luật, luôn đoàn kết và không ngừng học tập nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, luôn hòa đồng với đồng nghiệp, thường xuyên trao đổi
học tập kinh nghiệm; luôn hòa đồng, gần gũi, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ
người học tạo môi trường sư phạm lành mạnh, người học an tâm học tập.
Học sinh đều được trang bị kiến thức tin học cơ bản để khai thác và sử dụng
internet thông qua các chương trình đào tạo tại trường nên việc ứng dụng trong
việc thi cữ sẽ đạt được hiệu quả
2.2. Khó khăn
Người học phải học song song văn hóa và nghề nên số lượng tiết học nhiều,
dễ gây ra áp lực dẫn đến không tập trung và có thể dễ chán học. Một bộ phận học
sinh chưa tự giác học tập: thích lên mạng xã hội, lười học, ham chơi game;
Một số phụ huynh học sinh có chưa thật quan tâm đến con em mình làm ảnh
hưởng việc trao đổi thông tin giữa Nhà trường và gia đình, dẫn đến chất lượng giáo
dục bị ảnh hưởng;
Một bộ phận giáo viên còn tư tưởng đối phó trong công tác giảng dạy.
Hệ thống bài tập, câu hỏi trắc nghiệm các học phần chưa thật sự phong phú,
trường chưa xây dựng ngân hang đề thi và chưa có ứng dụng công nghệ thông tin
vào việc thi cữ, đặc biệt là các học phần trắc nghiệm như: toán, lý
2.3. Số liệu thống kê
Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường 100% giáo viên sử dụng bài giảng ứng
dụng công nghệ thông tin, kết hợp với đồ dùng dạy học, kết hợp nhiều phương
pháp dạy học vào 1 tiết giảng;

2


Đối với các chương trình đào tạo thì học phần tin học đại cương được giảng
dạy tại học kỳ 2, 100% học sinh được trang bị đủ kiến thức để học sinh khai thác
và sử dụng internet
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

1. Mô hình thi trắc nghiệm qua mạng internet

Hình 1 Dành cho thành viên

3


Hình 2. Dành cho quản trị viên
2. Các chức năng chính của website
2.1 Chức năng dành cho thành viên
Khi người học truy cập vào địa chỉ: sẽ hiện
thị lên trang yêu cầu người học phải đăng nhập (nếu người học chưa có tài khoản
thì website sẽ có chương trình hỗ cho người học đăng ký tài khoản)

Hình 3. Giao diện trang chủ
4


Sau khi đăng nhập thành công thì người học sẽ được đưa đến giao diện trang
làm bài và lựa chọn bài làm phù hợp để tiến hành chọn bài làm phù hợp với trình
độ

Hình 4. Giao diện trang làm bài dành cho thành viên
Giao diện hiển thị nội dung chú thích trước khi người học thực hiện bài làm

Hình 5. Giao diện trang bài làm
Giao diện trang web hiển thị câu hỏi và các phương án đã được xáo trộn để
đa dạng hóa bài làm cho người học, sau khi thực hiện xong bài làm thì người học
sẽ được thông báo kết quả


5


Hình 6. Giao diện phần đầu trang bài làm

Hình 7. Giao diện phần cuối trang bài làm
2.2 Chức năng dành cho quản trị viên
Khi người quản trị truy cập vào địa chỉ: />
Hình 8. Giao diện trang chủ
6


Sau khi đăng nhập thành công thì người quản trị sẽ được đưa đến giao diện
trang chủ dành cho người quản trị, tại đây người quản trị cũng có thể tham gia làm
bài và kèm theo một số đặt quyền riêng cho người quản trị như: làm bài, quản lý
ngân hàng đề, quản lý bài kiểm tra, quản lý báo cáo, quản lý người dung và thoát.

Hình 9. Giao diện chính trang quản trị
Giao diện ngân hàng đề cho phép người quản trị tạo thêm, sửa chữa và xóa
câu hỏi

Hình 10. Giao diện trang quản lý ngân hàng đề
Giao diện trang web quản lý bài kiểm tra cho phép người quản trị thêm bài
kiểm tra

7


Hình 11. Giao diện trang quản lý bài kiểm tra
Giao diện câu hỏi kiểm tra cho phép người quản trị nhập câu hỏi vào đề

kiểm tra

Hình 12. Giao diện trang đưa câu hỏi vào bài kiểm tra
Giao diện quản lý bài kiểm tra để người quản trị quản lý kết quả làm bài của
người

Hình 13. Giao diện trang quản lý báo cáo
Giao diện quản lý người dùng cho phép người quản trị quản lý thông tin
người học
8


Hình 14. Giao diện trang quản lý người dùng
3. Tổ chức kiểm tra và quản lý
Có thể nói khi thực hiện việc kiểm tra và đánh giá kết quả của người học
thông qua quá trình làm bài gặp nhiều thuận lợi vì người học đã được trang bị đủ
kiến thức, trình độ thực hiện, Người quản trị (giáo viên) chỉ tập hợp các câu hỏi,
ngân hàng đề thi để đưa lên website và người học chỉ cần truy cập, đăng ký tài
khoản và tiến hành kiểm tra năng lực của mình để hoàn thiện nhất (nếu không đạt
thì người học có thể làm lại). Người quản trị có thể xem được kết quả của người
học từ đó đề ra phương pháp cụ thể để họ khắc phục và đạt kết quả học tập tốt hơn.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài tác giả nhận thấy, để nâng
cao chất lượng giảng dạy tại trường nói chung cũng như nâng cao chất lượng dạy
học mỗi môn học đều có ngân hàng đề thi, người học phải linh hoạt đổi mới, kết
hợp nhiều phương pháp, phải ứng dụng công nghệ thông tin, phương tiện, kỹ thuật
vào học tập hợp lý.
Đề tài tạo điều kiện để người học tiếp cận với đề thi trắc nghiệm một cách dễ
dàng, giúp người học rèn luyện kỹ năng làm bài phù hợp hơn bằng hình thức các
câu hỏi, đáp án được xáo trộn. Tác giả cập nhật lên website để người học tham gia

làm bài mọi thời điểm (địa chỉ website />Thông qua đề tài giúp người học rèn luyện them kỹ năng làm bài thi trắc
nghiệm, tạo điều kiện người học nâng cao trình độ kiến thức và thực hiện bài thi
tốt hơn
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân tác giả đã rút ra một số
kinh nghiệm sau:
- Cần phải phối hợp với các bộ phận, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên giảng
dạy để tạo điều kiện cho người học tiếp cận
- Ngân hàng câu hỏi phải thật sự phong phú đa dạng nhằm thúc đẩy, thoi
thúc người học tham gia để đạt kết quả học tập cao nhất
9


- Cần phải đặt ra các phương án xử lí các tình huống xảy ra trong quá trình
ứng dụng vào trong học tập, quản lý như: đường truyền internet, máy tính, ngân
hàng câu hỏi, ngân hàng đề thi,…để tạo điều kiện cho người học có kết quả tốt
nhất;
Khuyến nghị cùng các cấp Lãnh đạo trong thời gian tới cần đẩy mạnh hơn
nữa và thực hiện thường xuyên việc, đổi mới phương pháp dạy học tích cực, ứng
dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập người
học. Năm học 2017 – 2018, sẽ thay thế hình thức trắc nghiệm trên giấy bằng sử
dụng công nghệ thông tin (website) để đánh giá người học
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Website: />2. Website: />3. Website:
NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Minh Trí

10




×