Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

skkn một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 6 tuổi đạt kết quả tốt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 23 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

I. MỞ ĐẦU

1

1. Lý do chọn đề tài

2

2. Mục đích nghiên cứu

2

3. Đối tượng nghiên cứu

2

4. Phương pháp nghiên cứu

2

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

3

1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm


3

2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

3

3. Các giải pháp – biện pháp thực hiện

4

4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

17

III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

18

1. Kết luận

18

2. Kiến nghị

19

3. Tài liệu tham khảo

20


1


I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc, âm nhạc là nhu
cầu của cuộc sống là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với con người đặc
biệt đối với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bỗng, những giai điệu mượt
mà,vui tươi trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như dòng sữa mẹ ngọt ngào nuôi
dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ. Âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm
trong nôi khi được nghe tiếng ru à ơi của mẹ. Tâm hồn trẻ ngây thơ trong sáng,
luôn luôn vui vẻ cho nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu với trẻ.
Bởi chính ở đây âm nhạc được coi như một phương tiện giáo dục toàn diện nhân
cách trẻ.
Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn giáo dục âm nhạc là một bộ
môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn
hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực
cho các hoạt động giáo dục khác. Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không thể
tách rời với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
Âm nhạc đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành và phát triển nhân cách
trẻ ý thức được vai trò to lớn của âm nhạc đối với trẻ nó được coi là phương tiện
phát triển nghệ thuật cho trẻ, trẻ có khả năng tự tin mạnh dạn đứng trước mọi
người chủ động thể hiện trong hoạt động nghệ thuật .
Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm
nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca
hát, vận động, nghe hát, múa, trò chơi âm nhạc. Đặc biệt đối với trẻ mầm non, giáo
dục âm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc, dần
hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Đây là
bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết cách biểu
diễn ở các mức độ khó hay dễ.

Xuất phát từ những vai trò cụ thể trên cho nên hoạt động âm nhạc là hoạt
động không thể thiếu trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ .
Việc nâng cao chất lượng dạy trẻ bộ môn giáo dục âm nhạc là vấn đề rất
quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Bên cạnh đó cho trẻ hoạt động
âm nhạc là phương pháp hình thành nhân cách đạo đức trong sáng, ngôn ngữ cũng
được phất triển .

2


Giáo dục âm nhạc cho trẻ là những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục
mầm non một cách toàn diện bao gồm phát triển thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể
lực tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hóa.
Đối với trẻ mầm non âm nhạc được trẻ đón nhận rất nhanh. Chính vì vậy
cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc là con đường dạy trẻ phát triển nghệ thuật tốt nhất,
hiệu quả nhất .
Thông qua âm nhạc giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, óc tưởng tượng sáng
tạo, biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp, khi trẻ tiếp xúc với âm nhạc ngôn ngữ
của trẻ cũng phát triển, trẻ phát âm cũng được rõ ràng mạch lạc, vốn từ phong
phú.Từ đó trẻ cảm thụ âm nhạc một cách tích cực từ thấp đến cao với các giai đoạn
mang những đặc trưng khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ mở ra cho trẻ cuộc
sống với xã hội và thiên nhiên, các mối quan hệ qua lại của con người, với nhiệm
vụ khơi dạy ở trẻ tình yêu đối với nghệ thuật thông qua âm nhạc
Nhận thức được vấn đề này trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non
bên cạnh việc ứng dụng công nghệ dạy học hiện đại tôi luôn tìm tòi học hỏi và
sáng tạo các hình thức phương pháp giáo dục trẻ, nhận thức dược tầm quan trọng
của âm nhạc đối với trẻ mầm non.
Chính vì thế, để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ trồng người của mình, năm
học 2016 – 2017, tôi chọn đề tài : “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt
động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi tại trường MN Hoa Mai ” làm đề tài nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng về chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ tại trường mầm
non.
Tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ tại
trường mầm non đáp ứng việc phát triển toàn diện theo hướng tích cực cho trẻ.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Với đề tài nghiên cứu đã chọn với khả năng và trách nhiệm của mình, tôi
chọn đối tượng nghiên cứu là: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động
âm nhạc cho trẻ 3 – 4 tuổi tại trường mầm non Hoa Mai.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình lựa chọn, trong quá
trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tìm tòi, tham khảo tài
liệu có liên quan để nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Phục vụ cho quá
trình khảo sát thực trạng trước và sau khi nghiên cứu.

3


- Phương pháp thống kê xử lý số liệu: Phục vụ cho quá trình tổng hợp kết
quả thực trạng và kết quả đạt được sau khi nghiên cứu.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Ca hát là một trong những nội dung của giáo dục âm nhạc, nó là loại hình
nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao vì nó tác động đến người nghe cả về âm nhạc và
lời ca, nó phản ánh cuộc sống sinh hoạt, tâm tư tình cảm của con người và nó gần
gũi với con người, được đông đảo công chúng yêu thích. Trong trường mầm non ca
hát là 1 hoạt động được thực hiện thường xuyên liên tục và được lồng ghép trong
các hoạt động của trẻ, nó là cầu nối giữa hoạt động này với hoạt động khác và nó

là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động. Tuy nhiên
khi trẻ ca hát ta thường nhận thấy đôi lúc có phần không chính xác về giai điệu
hoặc về lời ca, thậm chí trẻ còn tự sáng tác lời không phù hợp nội dung..... Mặt
khác, kỹ thuật hát của trẻ còn hạn chế về giọng, về hơi, vì âm vực tiết tấu vì thế nó
làm giảm đi tính nghệ thuật của bài hát. Ngoài ra, cơ quan phát âm của trẻ chưa
thực sự hoàn chỉnh, âm phát ra yếu, hơi thở ngắn, nông và đặc biệt sự phối hợp
giữa tai nghe và giọng chưa thật chủ động. Do đó, trẻ hát chưa có tính nghệ thuật.
Vậy làm thế nào để trẻ hát hay, hát chính xác một tác phẩm âm nhạc. Để trả lời cho
câu hỏi đó rất cần sự hỗ trợ đắc lực từ cô giáo. Vì vậy là một giáo viên mầm non
tôi luôn trăn trở tìm tòi khám phá những điều mới lạ về giáo dục âm nhạc áp dụng
vào dạy cho trẻ hàng ngày ở lớp, nhăm để trẻ lĩnh hội và hoàn thiện những hạn chế
về khả năng cảm thụ ậm nhạc.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
a.Thuận lợi:
- Được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo, tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà
trường, được sự hướng dẫn và chỉ đạo sát sao của chuyên môn.
- Phụ huynh của lớp rất quan tâm, ủng hộ nhiệt tình trong các hoạt động của
trẻ.
- Trẻ hào hứng, mạnh dạn, tự tin, thông minh và thích tham gia vào các
chương trình biểu diễn âm nhạc.
- Nội dung của các bài hát phù hợp với trẻ.
b. Khó khăn:
* Về phía trẻ:
- Trẻ hát chưa đúng giai điệu, hát không rõ lời hoặc hát sai lời.
- Trẻ chưa phân biệt rõ nét về cao độ, trường độ bài hát ,đặc biệt là thể hiện
cảm xúc khi thể hiện tác phẩm âm nhạc (hát nhỏ hoặc la hét căng cứng).

4



- Khi hát trẻ chưa hoà quyện giọng hát của mình vào giọng hát của tập thể.
* Về phía giáo viên:
- Chưa gây được hứng thú với trẻ đến các tác phẩm âm nhạc.
- Chưa chú trọng đến rèn kỹ năng ca hát cho trẻ, gò ép trẻ.
- Giáo viên chưa thực sự đầu tư về nghệ thuật, kỹ năng ca hát.
- Chưa lựa chọn các tác phẩm khi giới thiệu với trẻ. Các tác phẩm giới thiệu
đến trẻ còn nghèo nàn, đơn điệu và phụ thuộc vào chương trình chung. Giáo viên
chưa chịu khó sưu tầm các bài hát hay, nó nội dung hấp dẫn ngoài để đưa vào dạy
trẻ.
c. Kết quả thực trạng:
Từ những tình hình thực tế trên tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá trẻ ngay từ
đầu năm học với các tiêu chí sau:

Tiêu chí

Đạt

Chưa đạt

Số trẻ

%

Số trẻ

%

Trẻ hứng thú tham gia

19/30


63.3 %

11/30

36.7 %

Trẻ có khả năng ca hát tự sáng tạo
trong từng tác phẩm

12/30

40 %

18/30

60 %

Trẻ có khả năng cảm thụ âm nhạc

15/30

50 %

15/30

50 %

Trẻ có kỹ năng biểu diễn cá nhân, theo
nhóm (Tính đoàn kết,mạnh dạn, tinh

thần hòa đồng giữa các bạn trong tập
thể).

16/30

53.3%

14/30

46.7 %

3. Các giải pháp – biện pháp thực hiện:
3.1.Các giải pháp:
- Giáo viên tự rèn luyện nâng cao kỹ năng khi hát mẫu cho trẻ nghe.
- Kịp thời sửa sai cho trẻ trong quá trình trẻ hát
- Rèn luyện thông qua các trò chơi âm nhạc.
- Rèn luyện cách biểu diễn và thể hiện động tác.
- Rèn kỹ năng ca hát mọi lúc, mọi nơi cho trẻ.
- Rèn cách cảm thụ về âm nhạc cho trẻ.
5


- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền đến các bậc phụ huynh về giáo dục âm
nhạc cho trẻ mầm non.
3.2. Các biện pháp tổ chức để thực hiện:
3.2.1. Biện pháp 1: Giáo viên tự rèn luyện nâng cao kỹ năng khi hát mẫu
cho trẻ nghe.
- Để chuẩn bị dạy hát cho trẻ, tôi tìm hiểu và phân tích bài hát trên cơ sở đó
luyện hát diễn cảm, thể hiện sắc thái tình cảm phù hợp nội dung bài hát. Từ đó tôi
luyện kỹ năng những hứng thú sở thích của trẻ.

- Lời ca trong bài hát cần ngắn gọn, dễ hiểu, nên chọn những bài hát có nội
dung gắn với hiện tượng thiên nhiên xã hội gần gũi với trẻ và phù hợp với chủ đề.
Ví dụ:
+ Với chủ đề ''Trường mầm non'' tôi chọn các bài ''Vui đến trường''; ''Bé
múa'' của Hoàng Tiến; “Trường chúng cháu là trường mầm non'' của Phạm
Tuyên....
+ Với chủ đề “Bản thân’, tôi lựa chọn bài hát về bản thân mà trẻ yêu thích
như bài hát: ‘Cái mũi” - Nhạc ngoại; “Ồ sao bé không lắc”....
+ Với chủ đề “Gia đình”, tôi lựa chọn bài hát về gia đình mà trẻ yêu thích đó
là: “Cả nhà thương nhau” – Phan Văn Minh; “Ba ngọn nến lung linh” - Ngọc
Lễ.....
+ Với chủ đề “Thế giới động vật”, tôi lựa chọn bài hát về các con vật trẻ yêu
thích như “Vì sao mèo rửa mặt'' - Hoàng Long ; ''Con cào cào'' - Lê Thương; “Gà
trống, mèo con và cún con'' - Thế Vinh...
+ Với chủ đề ''Tết và mùa xuân'', tôi chọn bài ''Bé chúc xuân'' - Vũ Hoàng;
''Sắp đến tết rồi''...
+ Với chủ đề “Giao thông”, tôi chọn bài hát “Đèn xanh, đèn đỏ” – Lương
Vĩnh; “Em đi qua ngã tư đường phố” – Hoàng Văn Yến....
+Với chủ đề “thực vật “ tôi chọn bài “em yêu cây xanh”- Hoàng Văn Yến,
“ bầu bí thương nhau “_Phạm Tuyên
+Với chủ đề “Nghề nghiệp”, tôi chọn bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
(Hoàng Yến) , “làm chú bộ đội”
+ Với chủ đề “ Quê hương đất nước - Bác hồ kính yêu ” Tôi chọn bài “Nhớ
ơn Bác” ( Phạm Huỳnh Điểu) “Yêu Hà Nội ” ( Bảo Trọng )
Tôi lựa chọn các bài hát phản ánh hiện thực gần gũi với trẻ như những bài
dân ca, đồng dao hoặc các bài hát vui tươi trong sáng phù hợp với trẻ.
Ví dụ:
+ Đồng dao ''Xỉa cá mè''; ''Con gà''; ''Làng chim''...

6



+ Dân ca '' Lý cây khế ''; ''Lý cây bông''; ''Lý kéo chài''...
+ Các bài có tính chất vui vẻ ''Đèn đỏ đèn xanh''; ''Bong bóng bay''; ''Chú ếch
con''...
3.2.2 Biện pháp 2: Kịp thời sửa sai cho trẻ trong quá trình trẻ hát.
Thông thường khi tiến hành dạy ca hát cho trẻ, giáo viên hay sửa sai cho trẻ
theo dự kiến của mình 1 cách máy móc mà chưa nghĩ đến kỹ năng cho trẻ.

Vì vậy giáo viên sửa sai khi trẻ đã nắm được khái quát toàn bài nên chú ý
sửa khi trẻ hát sai về một số lỗi sau:
+ Sai về tiết tấu, giai điệu
+ Sai về âm điệu luyến láy
+ Sai về lời ca
+ Sai về âm thanh, phong cách thể hiện.
Ví dụ 1:

7


Bài ''Con cào cào'', khi trẻ hát thường sai về tiết tấu bởi bài này có tiết tấu
nhanh hơn so với các bài hát. Nên khi sửa sai cho trẻ tôi vừa hát vừa vỗ tay đệm
theo tiết tấu nhanh để trẻ hát theo cho đúng.
Ví dụ 2:
Bài ''Đi học về'', khi hát trẻ chưa hát luyến được lời ''Cha mẹ'' trong bài tôi
đã hát mẫu lại cho trẻ nghe và cho trẻ nghe trên đàn nhiều lần, sau đó cho trẻ hát
lại cả câu hát.
Ví dụ 3:
Bài ''Cô và mẹ'', câu hát ''Cô là mẹ và các cháu là con'' thì trẻ hát thành ''Cô
và mẹ và các cháu là con''. Tôi đọc lại câu đó cho trẻ nghe 2 - 3 lần sau đó hát lại

kết hợp với đàn để cho trẻ hát theo cho đúng.
Ví dụ 4:
Khi cho trẻ hát ''Bông hồng tặng cô'' thì tôi trò chuyện với trẻ nội dung bài
hát. Từ đó giúp trẻ thể hiện được phong cách khi biểu diễn phải tình cảm trìu mến
vì đó là tình cảm mà trẻ dành cho cô giáo của mình.
3.2.3 Biện pháp 3: Thông qua các trò chơi âm nhạc.
Đối với trẻ, việc làm quen với âm nhạc thông qua các trò chơi âm nhạc là
một trong những biện pháp hữu hiệu nhất. Trò chơi đã trở thành phương tiện và
đem đến cho trẻ các yếu tố của nghệ thuật sinh động, nó có tác dụng mạnh mẽ
nhưng lại đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái.
Hiện nay, trò chơi âm nhạc được xem là một trong các hình thức vận động
âm nhạc của chương trình giáo dục âm nhạc. Nó có vai trò quan trọng giúp trẻ
luyện tai nghe nhạc, củng cố ca nhạc, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu
âm nhạc.
Mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có
những phản xạ nhanh, nhạy, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu những nội
dung giáo dục. Đặc biệt trò chơi âm nhạc còn rèn luyện cho trẻ có kỹ năng thông
qua tai nghe âm nhạc. Vì đặc điểm của lứa tuổi mầm non là “Học mà chơi, chơi mà
học”.
Để tổ chức trò chơi âm nhạc cho trẻ, giáo viên cần phải lựa chọn trò chơi
một cách phù hợp với khả năng tiếp nhận của trẻ. Để giúp trẻ thực hiện được, tôi
đã lựa chọn một số trò chơi để rèn các kỹ năng âm nhạc cho trẻ như:
* Trò chơi: “Tai ai tinh”:
Trò chơi này tạo cho trẻ sự tập trung, chú ý lắng nghe các âm thanh của các
dụng cụ âm nhạc khác nhau và trẻ hứng thú được khám phá, trải nghiệm.
- Cách chơi:

8



Yêu cầu trẻ nghe và phân biệt âm thanh của các nhạc cụ. Cô giới thiệu cho
trẻ biết từng loại nhạc cụ và âm thanh của các loại nhạc cụ đó như: tiếng đàn ooc
gan, tiếng sáo, tiếng trống, tiếng phách trẻ... Sau khi giới thiệu hết các loại nhạc cụ,
cô thực hiện 1 – 2 lân cho trẻ nghe và hỏi trẻ về những dụng cụ mình vừa sử dụng.
Khi trẻ đã quen, cô cho trẻ bịt mắt, sau đó cô lần lượt sử dụng các loại nhạc cụ đó
và hỏi xem trẻ nhận biết được âm thanh của loại nhạc cụ nào. Sau đó chia trẻ thành
các đội chơi và thi đua nhau, nếu đội nào đoán sai phải hát một bài hát theo yêu
cầu của cô. Nếu đoán đúng, đội đó sẽ được khám phá, trải nghiệm với dụng cụ đó
* Trò chơi: “Ô cửa bí mật”:
Trò chơi này giúp trẻ được ôn luyện các bài hát, tạo cho trẻ tính mạnh dạn
khi lên tham gia biểu diễn và mong muốn được lên tham gia khám phá bí mật của
các ô cửa.
- Cách chơi:
Chia trẻ thành 2 đội, 2 đội trưởng lên oản tù tì để tìm ra đội nào chơi trước.
Trên màn hình có 3- 5 ô cửa được đánh dấu theo thứ tự, đội chơi trước được quyền
lựa chọn ô cửa mà trẻ thích, khi ô cửa được mở ra, bên trong ô cửa có hình ảnh gì
thì đội chơi phải hát một bài hát nói về hình ảnh đó.
Mở ô cửa số 3 có hình ảnh con gà trống thì đội chơi phải hát bài hát về con
gà trống như: “Gà trống, mèo con và cún con”...
Đội nào mở ô cửa và hát được bài hát có hình ảnh tương ứng trong ô cửa sẽ
nhận được một phần quà. Nếu không thể hiện được bài hát sẽ phải nhường quyền
cho đội bạn
* Trò chơi: “Giai điệu thân quen”:
Trò chơi này giúp trẻ được củng cố kiến thức về tên bài hát và củng cố giai
điệu bài hát đã học, đồng thời tạo cho trẻ sự tập trung lắng nghe và nhanh nhẹn,
linh hoạt, trả lời chính xác tên bài hát.
- Cách chơi:
Cô mở đĩa (đàn) cho trẻ nghe giai điệu bài hát, hai đội lắc sắc xô để dành
quyền trả lời. Đội nào có tín hiệu trước thì sẽ được trả lời trước, trả lời bằng cách
nói rõ tên bài hát vừa nghe, nếu trả lời đúng sẽ được tặng một bông hoa, nếu trả lời

sai sẽ nhường quyền trả lời cho đội bạn.
Cô đàn cho trẻ nghe giai điệu “Nắng vừa lên em đi mẫu giáo....” thì trẻ phải
trả lời được đó là bài hát “Em đi mẫu giáo”.
* Trò chơi: “Nghe thấu hát tài”:
Trò chơi này giúp trẻ có trí nhớ tốt, nhanh nhẹn, linh hoạt để truyền tin cho
bạn.

9


- Cách chơi:
Chia trẻ thành 2 đội chơi. Cô mời mỗi đội một đại diện đứng ra ngoài lớp,
sau đó cô sẽ nói thầm vào tai 2 thành viên của 2 đội đó một câu hát giống nhau.
Sau đó, 2 trẻ có nhiệm vụ chạy về đội mình và nói lại câu hát đó cho bạn thứ 2,
bạn thứ 2 lại nói thầm cho bạn thứ 3, và cứ như thế cho đến bạn cuối cùng của đội.
Trẻ cuối cùng có nhiệm vụ lên hát lại câu hát đó. Đội nào hát đúng và nhanh hơn là
đội thắng cuộc.
- Ví dụ:
Cô nói thầm vào tai 2 bạn đại diện câu hát “Gà mà không gáy là con gà
con...”. Hai bạn đại diện có nhiệm vụ chạy nhanh về hàng của đội mình nói thầm
với bạn thứ 2, .... và cứ như thế cho đến bạn cuối cùng của đội lên hát lại đúng câu
hát trên và nhanh hơn đội kia là đội thắng cuộc.
3.2.4 Biện pháp 4: Rèn luyện cách biểu diễn và thể hiện động tác.
- Cô rèn luyện kỹ năng, hướng dẫn trẻ cách biểu diễn các động tác phù hợp
với nội dung, giai điệu của bài hát.
- Trẻ biết thực hiện theo hiệu lệnh, khẩu lệnh, biết chia nhóm, biết về hàng
và tạo cho trẻ cảm giác tự tin, mạnh dạn, nhanh nhẹn và linh hoạt qua việc trẻ lên
biểu diễn.

(Hình ảnh trẻ tự tin khi biểu diễn trên sân khấu)

10


- Rèn thêm cho trẻ một số động tác múa như: nhún ký chân, cuộn tay, lắc
mông.....nhịp nhàng theo lời bài hát.
- Tạo điều kiện cho trẻ tự thõa thuận và tự chọn các vận động theo ý thích và
sự sáng tạo của trẻ. Cô có thể dùng lời để khuyến khích, động viên trẻ thực hiện
các hoạt động sáng tạo khác nhau mà không trùng với vận động của bạn.
- Cô rèn cho trẻ cách thể hiện tự nhiên và biết kết hợp các động sao cho nhịp
nhàng.
- Ngoài ra để tạo hướng thú thêm cho trẻ khi bước vào tiết dạy hoạt động âm
nhạc tiết biểu diễn tôi đã chuẩn bị trang phục và mũ múa cho trẻ khi trẻ tham gia
hoạt động nhằm giúp trẻ thấy tự tin và hứng thú hơn khi được tham gia biểu diển.

11


Ví dụ 1:
Như bài “Trời nắng, trời mưa: - Tác giả: Đặng Nhất Mai. Cô hướng dẫn cho
trẻ thể hiện bài hát với khuôn mặt hồn nhiên, điệu bộ nhí nhảnh kết hợp với 2 tay
đưa lên đầu làm tai thỏ, chân bật nhảy vòng quanh, các động tác kết hợp với lời bài
hát và nhún nhảy theo nhịp....
Ví dụ 2:
Với bài hát “Múa cho mẹ xem” – Tác giả: Xuân Giao. Cô hướng dẫn cho trẻ
thể hiện bài hát với khuôn mặt tươi vui, đồng thời múa kết hợp với lời bài hát như:
“hai bàn tay của em đây em múa cho mẹ xem....” thì trẻ đưa 2 tay ra phía trước
vuốt xuống kết hợp với nhún chân và cuộn tay về hai bên theo nhịp của bài hát..
. Ví dụ 3:
Với bài hát “Cá vàng bơi ” – Tác giả: Nguyễn Hải Hà. Cô hướng dẫn cho trẻ
thể hiện bài hát với khuôn mặt tươi vui, đồng thời múa kết hợp với lời bài hát như:

“Hai vây xinh xinh, cá vàng bơi trong bể nước....” thì trẻ đưa 2 tay sang ngang
xuống kết hợp với nhún chân và vẫy tay theo nhịp của bài hát...
3.2.5. Biện pháp 5: Rèn kỹ năng ca hát mọi lúc, mọi nơi cho trẻ.
- Trẻ mẫu giáo không những được hoạt động trên tiết học mà các hoạt động
của trẻ được diễn ra mọi lúc, mọi nơi nhằm giúp trẻ ôn luyện, củng cố, luyện kỹ
năng các bài hát mà trẻ đã học. Hoạt động âm nhạc luôn luôn tham gia cùng với
các hoạt động ở trường mầm non. Với hoạt động góc, trẻ sẽ được ôn luyện củng cố
và vận dụng những kỹ năng âm nhạc, qua các trò chơi, các hoạt động sáng tạo
nghệ thuật. Vì vậy, cô phải gợi ý cho trẻ những mong muốn của mình thể hiện qua
các chủ đề bằng hoạt động âm nhạc như: các trò chơi âm nhạc hoặc sử dụng nhạc
cụ gõ đệm bài hát.
Ví dụ 1:
Khi ở hoạt động góc, cô có thể dành một chút thời gian cho trẻ nghe nhạc,
video, băng đài, hoặc múa hát theo từng nhóm. Việc này có thể nhằm hỗ trợ cho
việc thực hiện các hoạt động âm nhạc trong giờ hoạt động chung.

12


Hình ảnh trẻ tham gia trong hoạt động rèn kỹ năng ca hát và biểu diễn cho trẻ
Ví dụ 2:
Khi tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ, cô có thể củng cố lại kỹ năng âm
nhạc cho trẻ đã được học trên lớp hay hoạt động chiều, cô tạo điều kiện cho trẻ
quan sát, cô có thể cho trẻ hát những bài hát quen thuộc có nội dung phù hợp với
chủ đề cần quan sát, qua hoạt động ngoài trời cô tạo điều kiện cho trẻ được thường
xuyên luyện tập hơn và đồng thời kết hợp với rèn luyện thêm cho những trẻ có khả
năng cảm nhận về âm nhạc còn kém.

13



3.2.6. Biện pháp 6: Rèn cách cảm thụ về âm nhạc cho trẻ.
- Âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ, nó còn
giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá
trình cảm thụ âm nhạc và mục đích trong quá trình này đó là hình thành cho trẻ
lòng yêu thiên nhiên, tổ quốc, tình yêu thương con người rộng lớn. Hình thành và
phát triển thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể: Đó là tính tổ chức kỷ luật, tự chủ,
mạnh dạn trước mọi người, nó còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp
trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức của trẻ qua hoạt động học tập, vui
chơi trong cuộc sống hàng ngày. Dần dần sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một
nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa, đó là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí
tuệ, thể lực và là mối liên hệ chặt chẽ.
Vì vậy khi cho trẻ nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm
nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Đồng thời âm nhạc
cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình
thành sự liên tưởng, như: nhịp điệu rắn rỏi của bản hành khúc gợi cho trẻ niềm vui,
hào hứng, phấn khởi.... Bài hát êm dịu đưa trẻ đến tình cảm nhẹ nhàng... Nghe bản
nhạc vui, trẻ lắc lư, đạp tay vào đùi, vỗ tay, nhảy.... Nghe bản nhạc buồn trẻ lắng
đọng, ngồi đung đưa nhẹ nhàng...
Ví dụ:
Như lời ở bài hát ‘Cả nhà thương nhau”: trẻ lắng nghe giai điệu ca từ trong
bài hát, trẻ có thể cảm nhận được tình cảm gắn kết, thương yêu giữa những người
thân yêu trong gia đình. Và đung đưa theo điệu nhạc của bài hát...
Hay như lời bài hát “Cô và mẹ”: Trẻ thêm yêu và quý mến cô như người mẹ
của trẻ. Hoặc như bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”: Trẻ hiểu được công việc
của những người công nhân lao động. Từ đó, trẻ biết yêu quý những đồ dùng mà
con người làm ra.....
- Bên cạnh việc dạy trẻ hát, giáo viên cần lựa chọn những bài hát có ý nghĩa
để thể hiện các bài hát cho trẻ nghe nhằm giá dục trẻ tình yêu quê hương đất nước,
yêu gia đình, bạn bè, yêu thiên nhiên và thế giới xung quanh.

Ví dụ như các bài hát: “Quê hương” – thơ Đỗ Trung Quân, nhạc Giáp Văn
Thạch; hay bài hát ‘Cho con” – Tăng Nhật Tuệ; hoặc bài hát ‘Cô giáo” - Đỗ Mạnh
Thường ....
Vì vậy khi giáo viên dạy hát hoặc hát cho trẻ nghe cần phải lựa chọn bài hát
và nội dung phù hợp với trẻ, bài hát cần phải ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với từng
chủ đề. Trên cơ sở đó, trẻ dần nảy sinh tình cảm với âm nhạc, hứng thú và nhu cầu
hoạt động với âm nhạc.

14


- Trong quá trình cho trẻ tham gia các hoạt động, giáo viên cần lưu ý tới tất
cả những vận động mà trẻ thực hiện không xét tới điều kiện đẹp hay chưa đẹp, thể
hiện đầy đủ thừa hay thiếu... chủ yếu là để trẻ được thể hiện ý tưởng của mình.
Giáo viên phải tôn trọng trẻ, mọi hành động của trẻ luôn được đề cao và đặt
sự tin tưởng ở trẻ, từ đó đặt tâm trạng an toàn, tâm trạng này được củng cố và phát
triển cao, nó có thể trở thành sự nhận thức, tự giác và tự tin, thúc đẩy sự phát triển
ý tưởng.
Sự hiểu biết sâu rộng kết hợp với những điều kiện nêu trên tạo nền tản cho
sự phát triển an toàn tâm lý cho trẻ. Trẻ thích thú sáng tạo, cởi mở hơn và thể hiện
tình cảm của mình từ chính những điều mà trẻ cảm nhận.
Giáo viên cho trẻ hoàn toàn tự do, diễn đạt biểu tượng, trẻ tự do nghĩ, cảm
nhận và thể hiện ý tưởng của mình. Phát triển khả năng hứng thú với đời sống từ
đó lôi cuốn trẻ sáng tạo.
3.2.7. Biện pháp 7:Lồng ghép vào hoạt động lễ hội trong năm học như lễ
hội :
Có thể nói động ngoại khóa đặc biệt là tổ chức ngày hội ngày lễ cho trẻ là
hình thứ giáo dục hiệu quả và sinh động nhất, giúp trẻ hứng thú tích cực tham gia
biểu diễn văn nghệ.
Thông qua đó tạo cho trẻ niềm phấn khởi vui vẻ, những cảm xúc mới mẻ

tăng cường khả năng cảm thụ âm nhạc, mở rộng nhận thức cho trẻ. Ngày hội, ngày
lễ là cơ hội cho giáo viên và trẻ trong toàn trường giao lưu, hiểu biết đồng thời tạo
cơ hội cho trẻ nâng cao các kỹ năng hoạt động nghệ thuật, trẻ hiểu thêm những
điều mới lạ chỉ có trong những ngày lễ hội, đồng thời cũng cố những điều trẻ đã
lĩnh hội được.
Nhận thức được điều đó ngay từ khi xây dựng kế hoạch năm học Ban giám
hiệu nhà trương đã chú trọng đến việc tổ chức các ngày lễ hội trong năm như: “ Lễ
hội bé vui đến trường”, “lễ hội trung thu”, “Hoa Mai chung sức đua tài”…
Để chuẩn bị tốt cho trẻ tham gia vào lễ hội trong năm tôi luôn chú trọng đến
việc thường xuyên rèn luyện những kỹ năng ca hát và vận động theo nhạc cho trẻ.
Khi có kỹ năng tổ chức lễ hội tôi lựa chọn nội dung phù hợp để luyện tập, ngoài ra
tôi còn đầu tư trang phục, chuẩn bị tâm lý cho các cháu tham gia lễ hội. Khi biểu
diễn mặc dù ở độ tuổi bé nhưng các cháu luôn mạnh dạn, tự tin hoàn thành rất xuất
sắc phần thể hiện của mình.

15


(Lễ hội bé vui đến trường)

Hình ảnh các bé vui trung thu
16


Hình ảnh trẻ tham gia lế hội “Hoa Mai chung sức đua tài”
3.2.8 .Biện pháp 8: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền đến các bậc phụ
huynh về giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non.
Để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục âm nhạc cho trẻ
thì việc tuyên truyền, kết hợp với phụ huynh là điều vô cùng quan trọng. Ngoài bài
giảng trên lớp, trẻ cần được ôn luyện mọi lúc, mọi nơi.


17


Thường xuyên tôi trao đổi với phụ huynh cho trẻ nghe băng đĩa ở nhà, cha
mẹ của trẻ cùng trẻ thể hiện bài hát. Từ đó làm phong phú thêm vốn hiểu biết vì
âm nhạc của trẻ, giúp trẻ tự nhiên khi thể hiện ca khúc trẻ yêu thích.
Vận động phụ huynh hỗ trợ vật liệu mở như: Thùng giấy, ống lon, hộp sữa,
chai nhựa, quần áo cũ, dụng cụ hóa trang..... để tạo thành các đồ dùng - đồ chơi tự
tạo dạy môn âm nhạc cho trẻ.
Ngoài ra tôi còn kết hợp với phụ huynh sưu tầm băng đĩa nhạc hay, những
bài hát hay có nội dung phù hợp với trẻ ngoài chương trình để dạy trẻ hoặc ghi âm
giọng hát của trẻ vài đĩa và xây dựng thư viện âm nhạc của lớp.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Sau khi sử dụng các biện pháp trên để rèn luyện kỹ năng ca hát và cách cảm
thụ về âm nhạc cho trẻ, tôi đã nhận được một số kết quả sau:
4.1.Về phía trẻ:
- Trẻ hát tự nhiên rõ lời, hát đúng cao độ, trường độ của các tác phẩm.
- Trẻ tự tin thể hiện một tác phẩm và biểu diễn vui tươi, hồn nhiên, nhí
nhảnh.
- Các giờ hoạt động nêu gương cuối tuần, biểu diễn liên hoan văn nghệ của
lớp được các cháu thể hiện nhiều bài hát hay, phong phú và đa dạng về nội dung
cũng như giai điệu.
-Trẻ tự tin khi tham gia biểu diễn cùng các bạn ở các độ tuổi trong trường
trên những sân khấu lớn.
4.2.Về phía giáo viên:
- Nâng cao được nghệ thuật ca hát khi thể hiện các tác phẩm âm nhạc.
- Sưu tầm và sáng tác được nhiều ca khúc hay đưa vào dạy trẻ.
- Tạo được hứng thú cho trẻ khi hoạt động ca hát
- Có nhiều tiết dạy âm nhạc được xếp tốt

* Về phía phụ huynh:
- Phụ huynh có biểu biết về kiến thức âm nhạc.
- Đã kết hợp với giáo viên cùng thực hiện tốt việc nêu kỹ năng ca hát cho
trẻ.
- Thường xuyên quan tâm đến chất lượng các tiết mục văn nghệ của lớp
cũng như của tường, của ngành tổ chức.
* Kết quả khảo trẻ như sau:

18


Tiêu chí

Đạt

Chưa đạt

Số trẻ

%

Số trẻ

%

Trẻ hứng thú tham gia

29/30

96.6 %


1/30

3.4 %

Trẻ có khả năng ca hát tự sáng tạo
trong từng tác phẩm

26/30

86.6 %

4/30

13.4 %

Trẻ có khả năng cảm thụ âm nhạc

27/30

90 %

3/30

10 %

Trẻ có kỹ năng biểu diễn cá nhân, theo
nhóm (Tính đoàn kết,mạnh dạn, tinh
thần hòa đồng giữa các bạn trong tập
thể).


28/30

93.3%

2/30

6.7 %

III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua các biện pháp thực hiện và kết quả đạt được tôi đã rút ra bài học kinh
nghiệm khi tiến hành rèn kỹ năng ca hát cho trẻ mầm non như sau:
- Giáo viên phải tìm hiểu kỹ năng tiếp thu âm nhạc của từng trẻ để có biện
pháp rèn luyện cho phù hợp.
- Luôn chú ý đến phong cách biểu diễn để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động
ca hát.
- Chú ý sửa sai cho trẻ về kỹ năng ca hát và giúp trẻ thể hiện đúng phong
cách.
- Sưu tầm và sáng tác nhiều ca khúc để dạy trẻ.
- Xây dựng thư viện âm nhạc của lớp để có đầy đủ các thể loại nhạc cần
thiết, phục vụ cho hoạt động ca hát của cô và trẻ.
- Tạo cho trẻ có thói quen đánh giá tác phẩm âm nhạc khi được thưởng thức
để nâng cao kiến thức âm nhạc cho trẻ.
- Khuyến khích trẻ sáng tạo phong cách biểu diễn khi thể hiện các tác phẩm
âm nhạc.
- Kết hợp với phụ huynh cùng rèn kỹ năng cho trẻ, khuyến khích phụ huynh
sưu tầm các tác phẩm âm nhạc để làm màu thêm thư viện âm nhạc cho lớp.

19



2. Kin ngh.
Qua vic nghiờn cu Mt s bin phỏp nõng cao cht lng hot ng õm
nhc cho tr, tụi cú mt s ý kin xut sau:
- ngh ban giỏm hiu nh trng tớch cc tham mu hn na vi cỏc cp
lónh o ngnh v a phng trang b thờm cỏc trang thit b, dựng dy hc
b sung thờm cỏc trang thit b hin i cho phũng chc nng (phũng õm nhc)
t chc cỏc lp hc nng khiu nh n, mỳa, hỏt nõng cao... cho tr t kt qu
cao hn.
- Thng xuyờn t chc cỏc lp chuyờn nhm trang b cho giỏo viờn
nhng kin thc c bn v cỏc loi nhc c v t chc cho giỏo viờn c bi
dng thờm cỏc lp n oocgan, ghi ta....
- To iu kin cho giỏo viờn trong trng c i hc tp, tham quan
giỏo viờn cú thờm c hi c hc hi, trao i kinh nghim t chc cỏc hot ng
hc tp v vui chi cho tr vi cỏc n v bn.
- Tng cng u t kinh phớ, thi gian, ng thi hng dn, ng viờn,
khuyn khớch giỏo viờn tớch cc nghiờn cu, sỏng tỏc thờm nhiu hc liu mi,
nhiu hot ng mi, hp dn tr v cú hiu qu phc v cho cụng tỏc giỏo dc
tr.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong vic nõng cao
cht lng hot ng õm nhc cho tr mm non đã đợc thực hiện ở lớp tôi
và ít nhiều cũng đạt đợc kết quả nhất định.
Rất mong nhận đợc ý kiến đóng góp của các bạn đồng
nghiệp và các cấp lãnh đạo để cho bản sáng kiến kinh nghiệm
của tôi đợc hoàn thiện hơn.

XC NHN
CA TH TRNG N V


Thanh Húa, ngy 05 thỏng 03 nm 2017
Tụi xin cam oan õy l SKKN ca
tụi vit, khụng sao chộp ni dung ca
ngi khỏc
Ngi vit sỏng kin

Lờ Th Ton
To Th Chuyn.

20


LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp giáo dục âm nhạc trong trường mầm non của tác giả Phạm
Thị Hòa.
2. Một số vấn đề về đặc điểm tâm lý mẫu giáo của nhà xuất bản Giáo dục,
Hà Nội.
3. Âm nhạc với tuổi thơ của nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội.
4. Nghiên cứu xây dựng chương trình phương pháp dạy học âm nhạc đáp
ứng mục tiêu đào tạo Giáo viên CĐSP Âm nhạc cho các trường Mầm non, Tiểu
học, Trung học cơ sở, THSP 12+2, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà
Nội.
5. Trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non của nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

21


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP

CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Tào Thị Chuyền
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường mâm non Hoa Mai

TT

1.

Tên đề tài SKKN

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

“ Một số kinh nghiệm nâng
cao chất lượng dạy đồng dao
cho trẻ 5-6 tuổi”

Phòng


A

2013 - 2014

Phòng

B

2014 - 2015

“Một số biện pháp pháp triển
2.

ngôn ngữ cho trẻ thông qua
hoạt động kể chuyện sáng tạo
cho trẻ 5 – 6 tuổi”

22


23



×