Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn một số biện pháp nâng cao hiệu quả giờ hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở trường mầm non thành kim thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.59 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT THẠCH THÀNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ HOẠT
ĐỘNG ÂM NHẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG
MẦM NON THÀNH KIM THÔNG QUA VIỆC ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Người thực hiện: Nguyễn Thị My
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thành Kim
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THẠCH THÀNH NĂM 2017


MỤC LỤC
Nội dung
1.MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
1.2 Mục đích nghiên cứu
1.3 Đối tượng nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để ứng dụng công nghệ thông tin vào


giờ học âm nhạc ở lớp 5-6 tuổi C
2.3.1. Có kiến thức và sáng tạo trong giờ hoạt động âm nhạc cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi
2.3.2. Sử dụng các phần mềm một cách linh hoạt để đạt hiệu quả cao
trong giờ dạy
2.3.3. Sử dụng linh hoạt các đồ dùng trực quan kết hợp với công
nghệ thông tin trong tổ chức tiết học
2.3.4. Giáo viên cần có kế hoạch bồi dưỡng tin học cho bản thân để
khắc phục những tình huống do sự cố của máy móc khi dạy
2.3.5. Thường xuyên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp,
với những người có hiểu biết về tin học về ứng dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục
2.4.2. Đối với bản thân
2.4.3. Đối với đồng nghiệp và nhà trường
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Ý kiến đề xuất

Trang
3
3
3
3
4
4
4
5

6
6
7
15
16
18
18
18
19
20
20
20
20


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Đất nước ta đang trong thời kì đổi mới vì vậy giáo dục góp phần to lớn
trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Nền giáo dục trong thời đại công nghệ thông
tin- truyền thông đã góp phần quyết định trong việc “nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Chính vì vậy đòi hỏi người làm công tác giáo dục
phải có năng lực toàn diện, có những phẩm chất cần thiết thì mới hoàn thành tốt
những nhiệm vụ được giao phó.
Để trẻ em được phát triển một cách toàn diện, trường mầm non đã tổ chức
các hoạt động giáo dục nhằm phát triển cho trẻ về mọi mặt như: Đạo đức, trí tuệ,
thể lực, lao động và thẩm mĩ. Đây chính là cơ sở để hình thành nhân cách con
người mới, giúp trẻ biết sáng tạo trong lao động tương lai. Chính vì vậy việc
thực hiện tốt các hoạt động trong trường mầm non sẽ góp phần không nhỏ trong
việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Giáo dục âm nhạc là một môn học độc lập của trẻ trước tuổi học, nó giúp

trẻ nắm được một số khái niệm sơ đẳng về âm nhạc như: Khả năng nghe hát,
nghe nhạc, khả năng thể hiện một số tác phẩm âm nhạc đơn giản, đặc biệt là khả
năng cảm thụ âm nhạc.
Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi C- trường Mầm
non Thành Kim tôi nhận thấy trẻ tuy rất hứng thú với hoạt động âm nhạc nhưng
khả năng tập trung lại chưa được lâu. Phần đông trẻ là con em nông thôn nên
còn chưa mạnh dạn, tự tin trong việc tham gia biểu diễn văn nghệ. Hầu hết các
giờ hoạt động âm nhạc trẻ chỉ hứng thú được phần đầu và dần mất tập trung ở
phần cuối. Chính vì điều này khiến tôi trăn trở và đòi hỏi tôi phải đổi mới trong
cách giảng dạy. Làm sao để trẻ thật sự hứng thú và say mê với giờ hoạt động âm
nhac? Làm sao để giờ học như một giờ chơi để trẻ thực sự thấy được thoải mái
và tự tin?...
Chính vì lí do trên, là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tôi mạnh dạn
chọn phương pháp “ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy” và việc “lấy
trẻ làm trung tâm” để đổi mới phương pháp giảng dạy của mình. Tôi đã thiết kế
được một số bài giảng, trò chơi dựa trên các phần mềm để tổ chức giờ hoạt động
âm nhạc cho trẻ.
Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài:“Một số biện pháp nâng cao hiệu
quả giờ hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non
Thành Kim thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin” để nghiên cứu.
Tôi rất mong nhận được sự góp ý và chia sẻ những kinh nghiệm hay của các
bạn đồng nghiệp để tôi có thêm kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục âm
nhạc cho trẻ nói riêng và các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ nói chung.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức giờ hoạt động âm nhạc cho trẻ
5- 6 tuổi.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:


Ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin để thiết kế các bài giảng giờ

học hoạt động âm nhạc.
Trẻ lớp 5-6 tuổi C trường Mầm non Thành Kim- Thạch Thành.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp khảo sát điều tra
+ Phương pháp thực hành, trải nghiệm
+ Phương pháp thống kê
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận:
Đối với trẻ lứa tuổi mầm non hoạt động âm nhạc là một hoạt động không
thể thiếu trong sinh hoạt và học tập của trẻ. Âm nhạc là loại hình nghệ thuật kết
tinh sự nhạy cảm của tâm hồn và thính giác. Đối với trẻ thơ âm nhạc là dòng sữa
mát lành nuôi dưỡng thế giới tâm hồn và có vai trò quan trọng trong việc hình
thành nhân cách trẻ. Với trẻ, thế giới xung quanh mà trẻ tiếp thu được qua âm
nhạc lại hiện ra một cách hoàn toàn mới mẻ, nó không chỉ tỏa sáng mà còn được
mở rộng, củng cố, khắc sâu hơn. Âm nhạc mang đến cho các em niềm vui vô
tận, góp phần tích cực phát triển ở trẻ những cảm xúc thẩm mĩ, bồi dưỡng thị
hiếu thẩm mĩ trong sáng, biết cảm nhận cái đẹp. Khơi dậy ở trẻ nhu cầu muốn
làm cho mình thêm đẹp, nhu cầu khám phá cái đẹp xung quanh. Đặc biệt, trẻ ở
lứa tuổi mẫu giáo đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo lớn rất nhạy cảm và thích thú với
những hoạt động nghệ thuật đặc biệt là âm nhạc.
Có thể nói, giáo dục âm nhạc là một trong những con đường hoàn thiện cho
trẻ về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể lực. Nhà sư phạm V.xukhomlinxki đã
đánh giá rất cao hiệu quả giáo dục toàn diện của âm nhạc: “Chất lượng công
việc giáo dục của một nhà trường được xác định bởi mức độ âm nhạc ở trường
đó”. Tâm lí học Xô viết đã khẳng định rằng: “Âm nhạc khi tác động vào cơ thể
sẽ gợi ra những phản ứng vận động tương ứng”. Từ đó ta có thể nói rằng: Để

cảm thụ âm nhạc tốt thì một yếu tố quan trọng là phải có khả năng cảm thụ nhịp
điệu âm nhạc tốt[1]
Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương
pháp và hình thức dạy học. Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các
phần mềm giáo dục mầm non cũng đạt được những thành tựu đáng kể như: Phần
mềm mầm non, phần mềm Kidpix, phần mềm tin học mầm non hay phần mềm
Kidsmart…và các phần mềm đóng gói, tiện ích khác. Ưu điểm nổi bật của
phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin so với phương pháp giảng dạy
truyền thống là: Môi trường đa dạng kết hợp những hình ảnh Camera, Video…
với âm thanh, văn bản…được trình bày trên máy tính theo kịch bản đã vạch sẵn.
1. Mục 2.1: Được trích từ TLTK số 1


Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh
chữ, âm thanh sống động làm cho trẻ dễ nghe, dễ thấy, dễ tiếp thu. Giờ học trở
nên sinh động hấp dẫn hơn với trẻ.
2.2. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến:
Năm học 2016 - 2017, tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp Mẫu
giáo 5-6 tuổi C với tổng số trẻ là 33 cháu. Hầu hết các cháu đều khỏe mạnh,
nhanh nhẹn và yêu thích hoạt động âm nhạc. Trường nằm ở trung tâm xã, thuận
lợi cho việc phụ huynh đưa đón trẻ nên tỉ lệ các cháu đi học đông và chuyên cần.
Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của các cháu. Nhà trường luôn nhận
được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo địa phương, tạo điều kiện về cơ sở vật
chất trường lớp cho cán bộ giáo viên công tác.
Ban giám hiệu nhà trường luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng
đội ngũ nên thường xuyên thăm lớp dự giờ, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ; thực hiện nghiêm túc các chuyên đề, tổ chức các giờ thực hành cho
chị em đồng nghiệp học tập và rút kinh nghiệm. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học giúp giáo viên hoàn thành nhiệm vụ.
Lớp tôi đang phụ trách được trang bị đàn Oocgan, dàn máy vi tính, nối

mạng Internet...rất thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc
giảng dạy. Bản thân tôi là giáo viên trẻ có trình độ chuyên môn trên chuẩn, có
lòng yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong công việc. Tôi rất thích tìm tòi, khám
phá về tin học, nhất là những gì có liên quan đến ngành học mầm non.
Bên cạnh những thuận lợi cũng còn những mặt hạn chế:
- Tuy là địa bàn trung tâm nhưng đa phần trẻ là con em nông thôn nên đời
sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, trẻ vẫn còn nhút nhát, chưa tự tin trong
giao tiếp và biểu diễn.
- Lớp tôi phụ trách là lớp 5-6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1 nên đa số phụ huynh
thường trú trọng đến việc dạy chữ và số cho con, ít quan tâm đến các hoạt động
khác.
- Trẻ ít được tiếp xúc với công nghệ thông tin, nếu có thì chỉ là xem hoạt
hình, siêu nhân…hoặc nghe những bài hát người lớn, trẻ thuộc ít các bài hát
thiếu nhi chính thống.
- Trẻ chưa hứng thú tham gia giờ hoạt động âm nhạc, hoặc sự tập trung
chú ý chỉ được ở những phần đầu của giờ học, sau đó trẻ nhanh chóng nhàm
chán hoặc mất tập trung.
- Hệ thống máy tính cây được mua đã lâu và không thường xuyên được
bảo dưỡng bảo trì nên thường xảy ra những sự cố hỏng hóc, ảnh hưởng lớn tới
việc dạy và học bằng máy tính.
Qua thực tế tổ chức một số giờ hoạt động âm nhạc và cho trẻ tham gia các
hoạt động biểu diễn văn nghệ đầu năm tôi đã phân loại học sinh theo bảng khảo
sát tháng 9 năm 2016 như sau:
Nội dung

TST

Số trẻ đạt
Tốt- Khá
TB


Số trẻ chưa
đạt


Số
lượng

Tỉ
lệ
%
21

Số
lượng

Tỉ
lệ
%
61

Số
lượng

Tỉ
lệ
%
18

Trẻ thuộc bài hát, hát rõ lời, 33

7
20
6
đúng giai điệu bài hát.
Trẻ biết vận động (vỗ tay, 33
10
30 19
58 4
12
gõ nhạc cụ, múa minh họa)
theo bài hát
Biết thể hiện cảm xúc khi 33
9
27 19
58 5
15
nghe các bài hát, bản nhạc
Biết chơi các trò chơi âm 33
9
27 18
55 6
18
nhạc
Tự tin tham gia biểu diễn.
33
6
18 17
52 10
30
Hứng thú đến hết giờ hoạt 33

8
24 16
50 9
36
động.
Từ những thực trạng trên, để nâng cao chất lượng giáo dục, tôi đã mạnh
dạn ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế một số bài giảng giờ hoạt động âm
nhạc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi
C.
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để ứng dụng công nghệ thông tin vào
giờ học âm nhạc ở lớp 5-6 tuổi C trường Mầm non Thành Kim:
2.3.1. Có kiến thức cơ bản và sáng tạo trong giờ hoạt động âm nhạc
của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi:
Để thiết kế được giáo án giờ hoạt động âm nhạc trước hết tôi phải nắm
vững được những yêu cầu cơ bản của một giờ học môn âm nhạc cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi. Ngoài việc tiến hành đầy đủ các bước theo yêu cầu bài soạn bản
thân tôi luôn trăn trở tìm tòi những hình thức sinh động, hấp dẫn trẻ. Đối với trẻ
ở độ tuổi này thời gian học của trẻ đã có thể kéo dài tận 35 phút. Tuy nhiên để
thu hút trẻ tham gia vào giờ học một cách hứng thú là điều không dễ. Chính vì
vậy bản thân tôi luôn tạo ra sự mới mẻ trong các giờ học: có thể là theo hình
thức hội thi, có thể là hình thức giờ học, có thể theo hình thức một câu chuyện
cổ tích… làm cho trẻ vô cùng hứng thú.
Bên cạnh đó các hoạt động của trẻ cũng rất đa dạng, phong phú hơn nhiều
so với các lứa tuổi trước đó. Trẻ có thể hát, múa, vỗ tay theo tiết tấu, múa xen kẽ
nam nữ, vận động theo nhóm, cá nhân,… trẻ lại thành thạo các trò chơi, vốn bài
hát của trẻ rất phong phú vì vậy tôi rất dễ dàng để lựa chọn nội dung trọng tâm
của tiết học.
Tùy vào mức độ thành thạo đối với tác phẩm mà tôi lựa chọn nội dung
trọng tâm, nội dung kết hợp cho phù hợp. Khi lựa chọn nội dung tôi lưu ý xen kẽ
giữa “động” và “tĩnh” để trẻ luôn được vận động nhưng không quá sức.

Ví dụ: Nội dung trọng tâm: “Dạy hát: Ngày vui của bé” là hoạt động tĩnh
thì nội dung kết hợp sẽ là hoạt động động “Vận động: Múa minh họa theo lời
bài hát và trò chơi: Ai nhanh hơn”. Hoặc nội dung trọng tâm là động: “Hát- vận


động: Cả nhà thương nhau” thì nội dung kết hợp là hoạt động tĩnh: “nghe hát:
Ba ngọn nến lung linh và trò chơi: nhìn hình ảnh đoán tên bài hát”.
Từ việc xác định nội dung trọng tâm của giờ học tôi có kế hoạch soạn bài
và phân phối thời gian phù hợp cho từng nội dung để giờ học đạt hiệu quả cao
nhất và thu hút được trẻ tham gia một cách hứng thú.
2.3.2. Sử dụng các phần mềm một cách linh hoạt để đạt hiệu quả cao
trong giờ dạy:
Để có kiến thức trong lĩnh vực công nghệ thông tin bản thân tôi phải luôn
tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp, học qua bạn bè, học qua các tài liệu và qua mạng
Internet. Trước khi thiết kế được một giáo án điện tử trước hết tôi phải tìm hiểu
xem những phần mềm nào mình cần phải sử dụng trong quá trình thiết kế bài
giảng. Từ đó tôi học cách sử dụng các phần mềm đó và thực hành trên các bài
giảng của mình.
Những phần mềm tôi đã tìm hiểu và sử dụng hiệu quả trong thiết kế bài
giảng môn hoạt động âm nhạc gồm có:
- Các phần mềm soạn thảo văn bản và giáo án điện tử: Phần mềm Microsoft
Powerpoint, phần mềm vui học mầm non, Violet …là các phần mềm quen thuộc
và tiện ích để cho giáo viên sử dụng soạn thảo văn bản và thiết kế giáo án điện
tử.
- Các phần mềm chỉnh sửa âm thanh, hình ảnh: Adobe PhotoShop, Window
Movie maker, Xwave Mp3 Cutter & Joiner, Mp3 Key Shifter,…
Ngoài ra tôi thường lấy thông tin trên mạng bằng cách truy cập các trang
Web, và trang thông tin tôi thường truy cập là: www.google.com.vn
a. Thiết kế hình ảnh, âm thanh trên phần mềm Micosoft Powerpoint:
Trong một giờ hoạt động âm nhạc ngoài nội dung chính là trẻ được hát

múa, nghe nhạc, hay chơi trò chơi… trẻ còn học được ở đó những kiến thức về
môi trường xung quanh, cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên hay biết yêu gia
đình, yêu quê hương đất nước... Từ việc xác định được nội dung của chủ đề
đang học tôi lựa chọn những bài hát phù hợp với chủ đề. Từ bài hát đó tôi lựa
chọn nội dung tích hợp lồng ghép. Từ những nội dung cần giáo dục trẻ tôi lựa
chọn những hình ảnh cho phù hợp với kiến thức cần cung cấp. Những hình ảnh
được tôi chọn lựa kĩ càng sao cho phù hợp với nội dung và đảm bảo được tính
thẩm mĩ. Có khi tôi tìm được trên mạng những hình ảnh ưng ý sau đó lưu vào
máy và sử dụng làm tư liệu giảng dạy, nhưng đôi khi tôi phải dùng máy ảnh,
máy quay của mình để ghi lại những hình ảnh theo đúng nội dung của bài học
mà mình muốn thiết kế.
Ví dụ: Ở nội dung: Hát- vận động bài hát “Trường chúng cháu là trường
mầm non” tôi cho trẻ trò chuyện về trường mầm non và muốn trẻ trò chuyện về
trường mầm non Thành Kim, tôi liền dùng máy ảnh chụp ảnh thực tế và cho trẻ
được xem lại hình ảnh của trường mình trên máy tính, trẻ rất thích.
- Cài đặt các đường dẫn đặc biệt cho các câu hỏi để có thể linh hoạt khi
đặt câu hỏi hoặc trình bày minh hoạ cho bài giảng. Lúc cần, tôi có thể tự quyết


định trình bày hay không trình bày, đặt câu hỏi hay không đặt câu hỏi, tùy từng
bài học.
- Đặt các hình ảnh, âm thanh trên các chương trình song song, không cần
cắt chèn vào bài giảng, khi mở bài giảng tôi có thể mở đồng thời các chương
trình này. Thao tác chèn thường mất nhiều thời gian và gây nhiều biến động cho
bài giảng khi chép đi chép lại.
- Lưu file giáo án dưới dạng Slide Show để tránh mất thời gian khi phải
mở từ đầu và chọn Slide Show cho từng bài giảng.
- Một điều cần lưu ý nữa trong khi viết giáo án điện tử đó là nên hết sức
thận trọng trong việc chọn lựa Font chữ, màu chữ, cỡ chữ, màu nền của Slide và
các hiệu ứng. Chẳng hạn như sử dụng những Font chữ nghệ thuật với nhiều nét

cong, Slide với nền màu vàng, màu chữ là xanh lá cây, sử dụng nhiều hiệu ứng
trong đó các hình ảnh hay chữ viết nhảy múa với nhiều kiểu bắt mắt…
Sau khi đã thiết kế xong các slide, tôi đặt các hiệu ứng làm xuất hiện hay
mất đi các hình ảnh: tôi vào hiệu ứng slide Show → Custom Animation →
AddEffect → Emphasis → Spin → ok (Phụ thuộc vào từng bài) bằng cách bấm
chuột hay đặt chế độ tự động. Nhưng trong quá trình dạy trẻ tôi đặt chế độ kích
chuột các slide khi chiếu giúp cho tôi hoàn toàn chủ động trong tiết dạy, dễ dàng
xử lý các tình huống phát sinh ngoài ý muốn.
Ngoài việc thiết kế hình ảnh trình chiếu trên Powerpoint tôi còn đưa các
hiệu ứng âm thanh như: Tiếng vỗ tay, tiếng các con vật, tiếng các phương tiện
giao thông hay cài các bài hát, bản nhạc vào trong Slide đó để tôi chủ động hơn
trong tiết dạy, không phụ thuộc vào đàn Oocgan. Nhờ có các hiệu ứng âm thanh
làm cho giờ học trở nên sinh động hơn và việc sử dụng cũng rất thuận tiện.
Ví dụ: Chủ đề: Ngày 22/12- Đề tài:“NDTT: Hát múa minh họa bài hát:
Cháu thương chú bộ đội-NDKH: Nghe hát: Màu áo chú bộ đội – TC: Nhìn hình
ảnh đoán tên bài hát”. Tôi đưa các hình ảnh về các chú bộ đội đang làm nhiệm
vụ cho trẻ xem trẻ rất hứng thú với các hình ảnh trên màn hình.

Nghe hát: Màu áo chú bộ đội


Hình ảnh Slide đã chèn nhạc

b. Cắt, nối nhạc theo đúng ý tưởng của bài dạy:
Việc sử dụng các bài nhạc có sẵn trên Internet rất thuận tiện, các bài nhạc
được hòa âm phối khí rất hay. Tuy nhiên có những bản nhạc lại dài hoặc ngắn
không phù hợp với ý tưởng của bài soạn. Lúc này tôi cần sử dụng đến một công
cụ khác để hỗ trợ đó là các phần mềm cắt- nối nhạc, phần mềm mà tôi thường sử
dụng và đã sử dụng hiệu quả đó là phần mềm X Wave MP3 Cutter Joiner. Sử
dụng phần mềm này tôi có thể cắt ngắn bản nhạc theo đúng thời lượng mà tôi

đang dự định sử dụng hoặc cắt lấy một đoạn nhạc mà tôi cần. Bằng các bước
sau:
- Bước 1: Doanload phần mềm X Wave MP3 Cutter Joiner về máy.
- Bước 2: Mở ứng dụng X Wave MP3 Cutter Joiner cửa sổ của giao diện
xuất hiện, chọn Open hoặc Click here to open a file

Cửa sổ giao diện của X Wave MP3 Cutter Joiner

- Bước 3: Kéo chuột trái chọn phần muốn cắt, sau đó ấn Delete
- Bước 4: Sau khi Delete, file nhạc sẽ mất đi. Chọn File → Save để lưu lại
file mới.
Với các thao tác trên tôi có thể sử dụng cắt để lấy những đoạn nhạc mà tôi
cần cho bài dạy. Bên cạnh đó tôi còn sử dụng phần mềm này để nối những bản
nhạc với nhau tạo thành những bản nhạc dài hoặc những bản nhạc sáng tạo.
Bằng các thao tác đơn giản trên giao diện của X Wave MP3 Cutter Joiner:
Tương tự như cách cắt nhạc: Mở giao diện X Wave MP3 Cutter Joiner, chọn
Join (nối) → xuất hiện cửa sổ nối nhạc→ chọn File cần nối →Ấn Join → Save
để lưu File. Nhờ việc sử dụng phần mềm cắt, nối nhạc tôi đã có những bản nhạc
dài ngắn tùy theo yêu cầu của bài dạy.
Ví dụ: Bản nhạc bài hát “Đố bạn” có độ dài 45s và hát 2 lượt khi tôi dạy
tôi chỉ muốn sử dụng một lượt của bài hát đó, tôi muốn lấy phần nhạc đầu và bỏ
phần cuối.
Vậy tôi sẽ sử dụng phần mềm X Wave MP3 Cutter Joiner với các thao tác:
Mở ứng dụng chọn File (Đố bạn) → ấn Play kéo chuột từ giây thứ 17 đến hết


sau đó ấn Delete. Vậy là phần nhạc cuối đã được xóa. Thao tác cuối cùng là lưu:
Ấn Save và đặt tên File mới là “Đố bạn ok.mp3”.
c. Nâng, hạ tông (transpose) và tốc độ nhanh, chậm (tempo) của một
bản nhạc:

Thông thường trong một tiết dạy hát hoặc vận động của trẻ mầm non yêu
cầu cô giáo phải hát tốc độ (trường độ) vừa phải hoặc chậm, hát to rõ ràng.
Nhưng các bản nhạc beat mà tôi tải về máy thường có trường độ tempo rất
nhanh chỉ hợp với biểu diễn hoặc học sinh lớn hơn. Để phù hợp với yêu cầu của
độ tuổi tôi cần phải điều chỉnh Tempo sao cho phù hợp với bài dạy. Bên cạnh đó
chất giọng của tôi là chất giọng trầm nên khó hát những bài hát có tông (cao độ)
cao. Vì vậy không những về trường độ mà cao độ tôi đều cần giảm xuống.
Để giải quyết được vấn đề này tôi đã tham khảo và sử dụng thành công
phần mềm Mp3 Key Shifter- phần mềm điều chỉnh Tone nhạc. Cách sử dụng
như sau:
- Bước 1: Tải phần mềm Mp3 Key Shifter về máy.
- Bước 2: Cửa sổ giao diện xuất hiện→ ấn Open chọn File cần điều
chỉnh→ ấn Play để nghe bản nhạc cần điều chỉnh.
- Bước 3: Dùng thanh Key để điều chỉnh cao độ của bài nhạc
- Bước 4: Dùng thanh Tempo để điều chỉnh độ nhanh chậm của bài nhạc
- Bước 5: Khi bản nhạc đã vừa ý ấn Save để lưu vào File mới. Thoát ra
bằng Exit.
Như vậy chỉ với những thủ thuật đơn giản dựa trên những phần mềm tin
học tôi đã tự tạo cho mình những File nhạc phù hợp với tông giọng của mình và
của trẻ, tự điều chỉnh tốc độ phù hợp với trẻ. Trẻ hát với tốc độ và cao độ vừa
phải rất dễ hát, dễ nghe, dễ thuộc.
Ví dụ:
Khi muốn cho trẻ nghe hát bài hát “Cô giáo miền xuôi”, tôi Download bản
nhạc beat “Cô giáo miền xuôi- Minh Tuấn” trên mạng nhưng tông lại hơi cao
hơn so với âm vực giọng của tôi nên khi hát rất khó. Vì vậy tôi đã sử dụng phần
mềm Mp3 Key Shifter để xử lí âm thanh sao cho phù hợp với giọng hát của tôi.
Thao tác rất nhanh: Mở ứng dụng→ vào File chọn bài hát “Cô giáo miền xuôi”
→ ấn Play và dùng chuột trái di chuyển thanh công cụ Key kéo hạ xuống ½
tông. Tiếp tục nghe và thử hát lại với giọng hát của mình, khi độ cao vừa với
giọng hát của tôi→ ấn Save lưu vào File mới với tên “Cô giáo miền xuôi

ok.mp3”.
d. Sử dụng một số phần mềm tiện ích khác trong thiết kế bài giảng:
* Phần mềm Photoshop:
Tôi đã sử dụng phần mềm photoshop để cắt, tách các
nhân vật theo ý của mình. Cách làm như sau:
Bước 1: Tôi mở chương trình photoshop. Vào file chọn
open để mở ảnh. Chọn công cụ magic wandtool và kích vào
những vùng cần tách.


Bước 2: Ấn tổ hợp phím ctrl + j, ở cột bên phải sẽ hiện lên
một player mới có tên là player 1.
Bước 3: Ấn vào chỗ con mắt ở player bacgroup và tắt nó
đi thì chỉ còn lại player1 chính là player có hình cần tách.
Bước 4: Ấn tổ hợp phím ctrl + shift+ S -> hiện bản lưu,
đặt tên cho file và lưu ở đuôi JPG.
Bằng việc sử dụng phần mềm photoshop tôi có thể tách
và ghép nhân vật vào một giao diện khác tạo hình ảnh động
cho nhân vật, cài thêm âm thanh làm cho bài học trở nên sinh
động hơn.
Ví dụ:
Chủ đề: Những con vật sống trong rừng.
Mở chương trình Photoshop. Vào file chọn open để mở
ảnh. Chọn công cụ Magic wandtool và kích vào những vùng cần
tách, hình ảnh thu được:
Sau khi tách được hình ảnh thỏ, gấu tôi tôi có thể sử dụng
vào thiết kế các giáo án dạy các bài hát trong chủ đề nhánh
“Những con vật sống trong rừng”... đồng thời tôi lồng các hiệu
ứng di chuyển hay lồng âm thanh phù hợp với bài dạy làm cho
bài học vô cùng sinh động.

* Phần mềm Window movie maker :
Một trong những phần mềm rất hữu ích cho việc thiết kế các giáo án điện
tử để tôi có các bài giảng hay và sống động phải kể đến phần mềm Window
Movie Maker. Phần mềm này rất hữu ích giúp tôi làm video. Các
bước thực hiện như sau:
Bước 1: Sau khi khởi động chương trình, tôi bấm vào liên
kết “Import Picture” trên thanh menu bên trái để thêm hình ảnh
và “Import audio or music” để thêm nhạc nền.
Bước 2: Lần lượt kéo thả các bức ảnh tôi đã import ở trên
vào các khung hình vuông bên dưới theo thứ tự hình ảnh muốn
thể hiện trong đoạn phim của mình.
Bước 3: Kéo thả các tập tin âm thanh làm nhạc nền
xuống khung bên dưới. Tôi sẽ thu được kết quả như sau: phía
trên (Video) là danh sách các hình ảnh, bên dưới (Audio/music)
là các bài hát.
Bước 4: Để thêm hiệu ứng, chọn liên kết “View video
transitions” trong mục “Edit video” ở bên trái. Tôi chọn một hiệu
ứng trong danh sách bên cạnh và kéo thả vào giữa 2 bức ảnh ở
phía dưới.
Bước 5: Để thêm bình luận cho tấm ảnh, chọn “Make titles
or creadits” ở bên dưới mục “View video transitions”. Tôi có tiếp
các lựa chọn như hình sau. Để chèn tựa đề ở đầu video, tôi


chọn “Title at the beginning“. Nếu muốn thêm bình luận vào
một bức ảnh, chọn “Title on selected clip”. Nhập văn bản muốn
hiển thị vào hộp thoại hiện ra và bấm “Done, add title to movie”
để kết thúc. Sau khi kết thúc 5 bước trên, bấm nút “Play” tại
cửa sổ “Review” bên phải để xem trước tác phẩm của mình.
Bước 6: Tôi xuất bản đoạn video vừa hoàn thành ra định

dạng “WMV” bằng cách chọn “Save to my Computer” ở trong
mục “Finish Movie”, nhập tên và chọn nơi lưu trữ ở hộp thoại
hiện ra, rồi bấm “Next”.
Tiếp tục bấm “Next” và đợi chương trình lưu đoạn video vào
máy tính.
Sau khi kết thúc quá trình này, bấm “Finish” để đóng hộp
thoại lại.
Ví dụ: Ở chủ đề bản thân. Đề tài: Dạy hát: “Mời bạn ăn”
Để giúp trẻ hiểu quá trình sinh ra và lớn lên của bé, tôi đã sưu tầm các
hình ảnh như: hài nhi, sơ sinh, mẹ bế bé, các món ăn dành cho bé… sau đó sử
dụng phần mềm Movie maker tạo thành đoạn video ngắn giúp trẻ hiểu được bản
thân mình được sinh ra và lớn lên như thế nào, làm thế nào để cơ thể khỏe
mạnh? Từ đó, giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân bằng cách: ăn
uống đầy đủ, chăm tập thể dục thể thao
Hoặc ở chủ đề: “Thế giới thực vật”, tôi sử dụng phần mềm này để thiết kế
đoạn phim ngắn về sự nảy mầm và lớn lên của cây, tôi lồng nhạc và cả đoạn
phim và kể chuyện cho trẻ nghe. Trẻ như được xem một đoạn phim hoạt hình
ngắn và tỏ ra rất thích thú...
* Phần mềm vui học mầm non:
Đây là phần mềm tiện ích cho các giáo viên mầm non, là kho tài liệu cho
giáo viên mầm non trong quá trình giảng dạy. Phần mềm có thiết kế rất nhiều
các bài giảng Powerpoint cho các môn học và lứa tuổi cho giáo viên sử dụng và
lấy tư liệu. Phần mềm còn có một gói nhạc thiếu nhi cho lứa tuổi mầm non tiện
ích cho giáo viên sử dụng. Tuy nhiên với phần mềm này có giá thành cao nên ít
cá nhân sử dụng. Ban giám hiệu trường tôi đã đầu tư phần mềm này để cho giáo
viên có kho tài liệu tham khảo.
* Phần mềm Violet:
Đây là phần mềm có giao diện trực quan và dễ dùng, có ngôn ngữ giao
tiếp và phần trợ giúp hoàn toàn bằng tiếng Việt nên phù hợp với tất cả giáo viên
kể cả những giáo viên còn hạn chế về trình độ tin học và ngoại ngữ. Violet có

thể chạy được trên mọi máy tính, hoặc trực tuyến qua mạng internet và có thể
liên kết hoặc nhúng thẳng vào các phần mềm khác…Truy cập vào phần mềm
Violet.com tôi đăng kí làm thành viên của hệ thống, ở đây tôi có thể tham khảo
và sử dụng các hình ảnh, bài thơ, bài hát, bản nhạc hoặc các bài giảng Word, bài
giảng Powerpoint rất tiện ích và dễ dàng. Ngoài ra tôi còn có thể đăng những bài
soạn lên diễn đàn để nhận được sự góp ý của đồng nghiệp trên mọi miền đất


nước. Từ việc tham gia diễn đàn trực tuyến này tôi có thêm kinh nghiệm trong
chuyên môn và nâng cao trình độ về công nghệ thông tin.
2.3.3. Sử dụng linh hoạt các đồ dùng trực quan kết hợp với công nghệ
thông tin trong tổ chức giờ hoạt động âm nhạc:
Có thể nói công nghệ thông tin đã mang lại nhiều thành công trong giảng
dạy nhưng không vì thế mà tôi lạm dụng công nghệ thông tin trong giờ học. Để
cho giờ âm nhạc được sinh động tôi luôn sử dụng hợp lí giữa ứng dụng công
nghệ thông tin với các đồ dùng trực quan để cho giờ học được sinh động và cho
trẻ được trải nghiệm thực tế hơn.
Ví dụ: Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài:
- Dạy hát- vận động bài hát: Lớn lên cháu lái máy cày
- Nghe hát:Bác đưa thư vui tính
- TC ÂN: Ai nhanh hơn
Khi trò chuyện về nội dung bài hát tôi cho trẻ xem hình ảnh trên máy
tính để trò chuyện về nội dung bài hát. Sau đó tôi cho trẻ hát vận động theo tiết
tấu phối hợp của bài hát đồng thời cho trẻ kết hợp sử dụng các loại nhạc cụ để
gõ theo tiết tấu. Trẻ được hát và biểu diễn với các nhạc cụ khiến cho giờ học vô
cùng sôi động và hứng thú. Đồng thời nhờ các hình ảnh trực quan trên màn hình
trẻ hiểu biết hơn về các nghề khác nhau.
Đến phần nghe hát tôi sử dụng hình ảnh để trò chuyện với trẻ về nghề đưa
thư. Sau đó tôi cho trẻ gặp gỡ bác đưa thư (trước đó tôi chuẩn bị một trẻ đóng
vai bác đưa thư đi xe đạp chở thùng thư). Tôi hát cho trẻ nghe bài hát trên nền

nhạc được cài sẵn trên máy tính và sau đó cho trẻ hát giao lưu hát đối đáp cùng
cô. Trẻ đã vô cùng hứng thú với phần nghe hát và hiểu rõ hơn về nghề đưa thư.
Kết thúc là phần trò chơi tôi sử dụng âm thanh trên máy tính kết hợp với
các đồ dùng như vòng thể dục và xắc xô để trẻ chơi trò chơi.
Như vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin mang lại hứng thú cho trẻ
nhưng sử dụng nó một cách linh hoạt thì sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ cho tiết
dạy. Sự kết hợp giữa máy tính, đàn và các loại nhạc cụ làm cho giờ học sôi động
và bản thân tôi thấy rất tự tin.
2.3.4. Giáo viên cần có kế hoạch bồi dưỡng tin học cho bản thân để
khắc phục những tình huống do sự cố của máy móc khi dạy
- Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao bản thân tôi luôn nhận thức được việc
bồi dưỡng tin học cho bản thân bằng cách tìm tòi tham khảo các tài liệu có liên
quan và cùng nhau trao đổi với những đồng nghiệp có kinh nghiệm qua các buổi
sinh hoạt chuyên môn để được giúp đỡ.
- Bên cạnh đó tôi tự nâng cao trình độ tin học của mình bằng cách truy
cập các trang web của ngành học mầm non như: Violet.com; 123.com;
mamnon.com…
- Bằng cách bồi dưỡng tin học cho bản thân, ta có thể khắc phục được
những sự cố khi chẳng may bấm nhầm quá hình ảnh thì khôi phục bằng cách
nào. Hay giáo án đã hoàn thiện muốn thêm chữ để minh hoạ thì làm như thế
nào? …


Khi thiết kế bài giảng điện tử trên Microsoft Powerpoint chúng ta thường
gặp những khó khăn như chèn nhạc có đuôi mp3 khi chèn trực tiếp Insert
→Movies and souds → Movie from file khi chuyển bài giảng đi máy tính khác
chúng ta sẽ bị mất các file nhạc đã chèn hay chúng ta không thể chèn một đoạn
video trực tiếp vào bài giảng mà không mở được video vì chúng ta không đổi
đuôi hoặc không cài phần mềm hỗ trợ video. Một số hình ảnh tải về khi ghép
với cảnh không được hợp lí. Khi gặp phải vấn đề này tôi đã suy nghĩ rất nhiều

và qua tìm hiểu nghiên cứu trên mạng tôi đã tìm ra cách giải quyết như sau: Để
cài nhạc không bị mất tôi tải phần mềm Total Video Converter cài đặt vào máy
→ tôi đổi đuôi nhạc sang đuôi “.wav” để cài tôi vào Slide show chọn hiệu ứng
cho đối tượng hay slide mà mình định chèn nhạc sau đó vào effect options →
Sound → tìm bài hát đã đổi đuôi “.wav” và chèn → ok là được nếu bạn làm theo
cách này sẽ không bao giờ bị mất. Với cách này chúng ta cũng đổi đuôi video và
chúng ta cài thêm phần mềm hỗ trợ xem video Flash player video.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự ủng
hộ tích cực của các đồng nghiệp và các bậc cha mẹ của trẻ đã giúp tôi đạt được
một số thành công trong ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ hoạt động âm
nhạc, thể hiện ở các kết quả sau:
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục:
- Với một số hình thức ứng dụng phần mềm tin học vào các giờ hoạt động
âm nhạc để dạy trẻ, tôi đã thu hút được 100% trẻ chăm chú vào tiết học. Bởi
những hình ảnh, âm thanh sống động, mô phỏng các hoạt động tương đối chính
xác, giúp cho trẻ tham gia các hoạt động một cách chủ động. Chất lượng kiến
thức ở mỗi tiết học truyền đạt đến trẻ kết quả đạt hết sức khả quan.
- Trẻ hứng thú tham gia tiết học, kĩ năng hoạt động âm nhạc của trẻ tiến
bộ rõ rệt.
- Trẻ thuộc nhiều bài hát trong các chủ đề, biết vận động và chơi các trò
chơi âm nhạc. Hát đúng giai điệu và biết hát theo tiết tấu của nhạc Beat.
- Sau gần một năm áp dụng công nghệ thông tin vào các giờ hoạt động âm
nhạc trẻ lớp tôi đã mạnh dạn, tự tin sẵn sàng tham gia các buổi biểu diễn văn
nghệ.
* Kết quả thu được cuối năm học tháng 3 năm 2017 như sau:
Số trẻ đạt
Tốt- Khá
TB

Nội dung
TST
Số
Tỉ
Số
Tỉ
lượng lệ lượng lệ
%
%
Trẻ thuộc bài hát, hát rõ lời, 33
23
70 9
27
đúng giai điệu bài hát.
Trẻ biết vận động (vỗ tay, 33
25
76 8
24

Số trẻ chưa
đạt
Số
Tỉ
lượng lệ
%
1
3
0

0



gõ nhạc cụ, múa minh họa)
theo bài hát
Biết thể hiện cảm xúc khi
nghe các bài hát, bản nhạc
Biết chơi các trò chơi âm
nhạc
Tự tin tham gia biểu diễn
Hứng thú đến hết giờ hoạt
động

33

27

82

6

18

0

0

33

26


79

6

18

1

3

33
33

25
27

76
82

6
6

18
18

2
0

6
0


Với những số liệu trên cho thấy kết quả trên trẻ cuối năm đã tiến bộ rõ rệt
đây chính là sự nỗ lực lòng quyết tâm phấn đấu không ngừng của bản thân tôi
nói riêng và của ban giám hiệu cùng tập thể giáo viên trong trường nói chung.
2.4.2. Đối với bản thân:
- Tôi đã có được một số lượng các bài giảng, giáo án điện tử của các chủ
đề và các bản nhạc đã được chỉnh sửa phù hợp với giọng hát của tôi
- Tôi đã có một vốn kinh nghiệm trong việc tổ chức giờ hoạt động âm
nhạc cho trẻ 5-6 tuổi
- Tôi đã nắm vững được cách sử dụng các phần mềm để xử lí các bản
nhạc phục vụ không chỉ những giờ học mà còn cho các tiết mục biểu diễn văn
nghệ của nhà trường.
- Việc sử dụng thành thạo các phần mềm giúp tôi tự tin hơn trong thiết kế
giáo án điện tử ở tất cả các môn học khác.
2.4.3. Đối với đồng nghiệp và nhà trường:
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập luôn được
nhà trường quan tâm và ủng hộ. Nhà trường đặc biệt quan tâm hơn tới việc nâng
cao kiến thức tin học cho các chị em còn chưa thành thạo. Nhà trường còn huy
động ban phụ huynh ủng hộ mua sắm các thiết bị máy móc cho các lớp còn
thiếu.
- Các giáo viên trong trường cũng hết sức quan tâm đến đề tài của tôi và
khi đề tài được ứng dụng thành công các chị em đã tham khảo và học hỏi kinh
nghiệm từ tôi. Đa phần các chị em rất hứng thú với lĩnh vực công nghệ thông tin
và luôn cố gắng học hỏi để thành thạo hơn trong cách sử dụng.
- Các phần mềm nhà trường mua về đã được giáo viên sử dụng một cách
hiệu quả và sáng tạo.
3. KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non chiếm vị trí rất quan trọng. Để đáp
ứng được yêu cầu “đổi mới” trong giáo dục thì việc ứng dụng công nghệ thông

tin vào việc tổ chức hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động âm nhạc cho trẻ
nói riêng là việc làm cần thiết. Sau khi thực hiện đề tài “Một số biện pháp nâng
cao hiệu quả giờ hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm


non Thành Kim thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin” tôi rút ra một
số bài học đó là:
- Là giáo viên mầm non cần mạnh dạn, tự tin, không ngại khó, không
ngừng sáng tạo. Thiết kế cho mình những bài giảng điện tử hữu ích giúp tổ chức
các giờ hoạt động âm nhạc theo chủ đề cho trẻ một cách hiệu quả. Từ đó, giáo
viên có thể tự mình tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm quý báu nhờ quá trình
tự học hỏi, say mê của mình.
- Phải biết sắp xếp, bố trí công việc hợp lý để có thời gian dành cho việc
thiết kế bài giảng điện tử và giáo dục âm nhạc cho trẻ.
- Luôn học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp về kiến thức chăm sóc giáo
dục mầm non và giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non, tham gia các lớp học
chuyên đề do nhà trường, tổ chuyên môn tổ chức.
- Quá trình giáo dục âm nhạc phải thường xuyên và liên tục, tích hợp ở
mọi hoạt động. Có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường để đạt hiệu quả cao
nhất.
- Các bài giảng phải có sử kết hợp linh động giữa đồ dùng trực quan, các
nhạc cụ với màn hình máy tính để tránh làm cho trẻ nhàm, tránh lạm dụng công
nghệ thông tin một cách thái quá. Cần chủ động trong các tình huống như mất
điện, sự cố về kĩ thuật để bài dạy đạt hiệu quả.
3.2. Kiến nghị:
Để ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ hoạt động âm nhạc nói riêng và
các giờ hoạt động khác nói chung nhằm đáp ứng được nhu cầu đổi mới trong
giảng dạy, tôi có một số đề nghị sau:
- Đề nghị nhà trường nâng cao chất lượng hệ thống mạng Internet để giáo
viên sử dụng được nhanh và thuận tiện hơn, có phương án bảo dưỡng, nâng cấp

các thiết bị máy tính trong nhà trường để đảm bảo cho việc dạy và học bằng máy
vi tính.
- Đề nghị phòng giáo dục mở thêm các chuyên đề ứng dụng công nghệ
thông tin vào giảng dạy, xây dựng nhiều hơn nữa các tiết thực hành để giáo viên
có điều kiện học hỏi và trau dồi kiến thức.
Do thời gian và khả năng có hạn, sáng kiến của tôi vẫn còn nhiều hạn chế.
Rất mong nhận được sự góp ý của các lãnh đạo ngành, các bạn đồng nghiệp để
sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thạch Thành, ngày 03 tháng 04 năm 2017
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản thân
không sao chép nội dung của người khác.

Người viết SKKN
Nguyễn Thị My
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.
2.
3.
4.

Khái luận âm nhạc học- tác giả Nguyễn Thanh Hà
Module MN 32: Thiết kế và sử dụng giáo án điện tử
Các phần mềm tin học và trang Web: www.google.com.vn
Chương trình giáo dục mầm non (ban hành kèm theo thông tư số
17/2009/TT- BGD&ĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009)

5. Các tập san giáo dục mầm non

DANH MỤC


CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN
XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị My
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên- trường mầm non Thành Kim
Tên đề tài SKKN
Một số biện pháp tổ chức hoạt
động góc cho trẻ 3-4 tuổi
Một số biện pháp phát triển vốn từ
cho trẻ 25-36 tháng tuổi

Cấp đánh giá
xếp loại
Phòng

Kết quả
đánh giá
xếp loại
B

Năm học
đánh giá
xếp loại
2012-2013


Phòng

B

2014-2015



×