I.MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài.
Trẻ mầm non “học bằng chơi, chơi mà học” và đúng như vậy trong Trường
mầm non nếu nói hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non , nó là
phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ thì đồ chơi là
phương tiện là cầu nối trẻ đến với thế giới xung quanh, với hiện thực khách quan
đồng thời đồ chơi cũng chính là phương tiện giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh
động sâu sắc nhất.
Đồ chơi khiến trẻ nhập vào hành động chơi giống như thực, đáp ứng nhu cầu
bắt chước hành động của người lớn và làm quen thế giới xung quanh. Chính đồ
chơi là sợi dây bền chắc nhất liên kết trẻ với nhau để cùng chơi, cùng hành động và
để duy trì hứng thú của trẻ với trò chơi, đồng thời đồ chơi còn giúp trẻ hình thành
sự chú ý và ghi nhớ có chủ định, góp phần phát triển trí tuệ, tích luỹ các biểu tượng
làm cơ sở cho hoạt động tư duy của trẻ.
Hoạt động làm đồ dùng đồ chơi cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng
trong việc giáo dục trẻ. Trong quá trình trẻ làm đồ dùng đồ chơi đòi hỏi trẻ phải
luôn tìm hiểu, khám phá, sáng tạo chất liệu, cách làm hình thành niềm đam mê, yêu
thích, trẻ lĩnh hội được kiến thức, tiếp thu được kinh nghiệm, rèn luyện các kỹ năng
kỹ xảo tạo hình, sự linh hoạt khéo léo của đôi bàn tay và sự hứng thú sáng tạo cũng
lớn dần từ đây.
Hơn nữa, đồ chơi do tự tay mình làm ra, trẻ sẽ cảm thấy yêu quý, hứng thú
hơn, trẻ thấy tự hào về bản thân mình, biết chia sẻ cùng nhau cũng như hình thành
ở trẻ tình yêu lao động và yêu quý người lao động, sản phẩm lao động.
Trong chủ điểm “thế giới động vật” có thể nói nhánh “động vật nuôi trong
gia đình” được trẻ vô cùng yêu thích bởi những con vật vô cùng đáng yêu, gần gũi
với cuộc sống của trẻ. Thế nhưng đồ chơi ở chủ đề này lại thiếu và không đồng bộ,
thế nên việc cô hướng dẫn để trẻ tự tay mình làm ra những con vật ấy càng tạo nên
tình yêu động vật, tình yêu với hoạt động làm đồ dùng đồ chơi và lớn hơn là tình
yêu với thế giới xung quanh muôn màu, muôn vẻ ở trẻ mầm non.
Tuy nhiên trong thực tế, trường mầm non Lâm Xa nói chung và lớp mẫu giáo
nhỡ B2 nói riêng việc hướng dẫn trẻ tự làm đồ dùng- đồ chơi còn rất hạn chế, hiệu
quả trong hoạt động này chưa cao, chưa sâu, giáo viên chưa có nhiều sáng tạo trong
hoạt động này, điều này đưa đến cho tôi rất nhiều trăn trở và tôi mạnh dạn chọn đề
tài: “ Một số biện pháp dạy trẻ 4- 5 tuổi làm đồ dùng đồ chơi về chủ đề động vật
nuôi trong gia đình ở lớp B2 trường mầm non Lâm Xa năm học 2016 – 2017”
làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Bổ sung thêm đồ dùng đồ chơi trong chủ đề động vật nuôi trong gia đình cho
các hoạt động.
Rèn luyện kĩ năng tạo hình cho trẻ trong hoạt động.
1
Giáo dục trẻ tính kiên trì, tình yêu lao động và trân trọng sản phẩm lao động.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu một số biện pháp dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi ở lớp mẫu giáo
nhỡ B2 trường mầm non Lâm Xa năm học 2016 – 2017.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu lý thuyết thông qua giáo trình, tài liệu.
Trao đổi với giáo viên trong trường mầm non.
Quan sát.Điều tra, khảo sát thực tế.
Tìm kiếm, thu thập thông tin.Thống kê, sử lý số liệu.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cở sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1.Vai trò của đồ dùng đồ chơi với trẻ mầm non.
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo trong trường lớp mầm non và để
thực hiện được hoạt động này phải có đồ chơi. Đối với trẻ đồ chơi là người bạn
đồng hành không thể thiếu trong một trò chơi, là một trong nhiều phương tiện để
trẻ thực hiện các trò chơi, bởi chính trò chơi đã giúp trẻ tự tạo ra hoàn cảnh chơi,
hình thức chơi, không gian chơi theo đúng ý tưởng của mình.
Đồ chơi là phương tiện phát triển toàn diện nhân cách trẻ về mọi mặt:
Đồ chơi giúp trẻ mở rộng nhận thức về thế giới xung quanh, từng bước tích
lũy kinh nghệm sống, phát triển tư duy trí tuệ.
Đồ chơi là phương tiện giáo dục đạo đức: Đồ chơi hết sức cần thiết đối với
trẻ, nó có tác dụng và ý nghĩa giáo dục thật to lớn với trẻ.
Hoạt động với đồ chơi có tác dụng rèn luyện thể lực, sự khéo léo của đôi bàn
tay và đôi chân dẻo dai, cơ thể cân đối hài hòa, phát triển một “con người Việt Nam
mới” tham gia tích cực vào cuộc sống xã hội sau này.
Hoạt động với đồ chơi là quá trình trẻ được tương tác, hợp tác với nhau khi
chơi. Quá trình trao đổi, chia sẻ, cùng nhau chơi tăng thêm tình cảm bạn bè nhưng
cũng góp phần lớn trong việc phát triển ngôn ngữ tích cực ở trẻ.
Đồ chơi là cầu nối trẻ đến vời cái đẹp một cách chân thực và sâu sắc nhất, là
phương tiện phát triển thẩm mỹ vô cùng hiệu quả.
Như vậy, đồ chơi có ý nghĩa hết sức to lớn nó là phương tiện để chăm sóc,
giáo dục trẻ mầm non.[1].
2.1.2. Một số nguyên tắc dạy trẻ 4 – 5 tuổi làm đồ dùng đồ chơi.
2.1.2.1.Cho trẻ tham gia vào quá trình tự làm đồ dùng đồ chơi là đưa trẻ vào
hoạt động nghệ thuật:
Quá trình tự làm đồ dùng đồ chơi bản thân trẻ nảy sinh mối giao cảm, tình
cảm với hoạt động, trẻ mong muốn được trải nghiệm, được thể hiện khả năng tạo
hình của mình, và trẻ tự hào vì mình đã tạo ra sản phẩm đẹp được mọi người công
nhận. Vì vậy, giáo viên nên lựa chọn các phương pháp, biện pháp thích hợp để thoả
2
mãn nhu cầu này của trẻ. Đưa trẻ vào bài tập một cách nhẹ nhàng, gây hứng thú thu
hút trẻ vào hoạt động.
2.1.2.2. Đảm bảo tính sư phạm và an toàn với trẻ:
Hoạt động dạy trẻ tự làm đồ chơi phải có tính giáo dục cao, các đồ chơi được
giáo viên lựa chọn hướng dẫn trẻ phải gần gũi, rõ nét, đặc trưng và có giá trị sử
dụng.
Bên cạch đó, vấn đề được đặt lên hàng đầu của tất cả các hoạt động trong
trường mầm non đó là sự an toàn với trẻ. Các đồ chơi không những đẹp, giá trị sử
dụng cao mà các nguyên liệu tạo ra chúng phải an toàn, trong quá trình hướng dẫn
giáo viên cũng dạy trẻ cách sử dụng nguyên liệu sao cho hợp lý, an toàn và vệ sinh.
2.1.2.3. Nguyên tắc gợi cảm thẩm mỹ:
Với các hoạt động hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi cần tiến hành tạo nên
không khí của hoạt động nghệ thuật để kích thích hứng thú, thu hút sự tập trung chú
ý của trẻ.
Các đồ dùng, đồ chơi phải mang tính nghệ thuật và tính giáo dục cao.Tính
gợi cảm thẩm mỹ hay nói cách khác chính là cái đẹp của đồ chơi được trẻ yêu thích
và tạo ra bằng chính niềm đam mê của mình.
2.1.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức:
Tính vừa sức ở đây có nghĩa là không dạy những gì trẻ biết mà hướng tới
“vùng phát triển gần nhất của trẻ” để đánh thức tiềm năng của trẻ nhờ các phương
pháp, biện pháp dạy tạo hình. Áp dụng nguyên tắc này tức là giáo viên phải lựa
chọn hình thức phương pháp tổ chức hoạt động “không dễ quá và cũng không khó
quá”. Khó quá thì trẻ không thực hiện được và dẫn đến sự nhàm chán, dễ quá thì
không đánh thức được tiềm năng và sự sáng tạo ở trẻ.[2]
2.2. Thực trạng của hoạt động dạy trẻ 4- 5 tuổi làm đồ dùng đồ chơi về
chủ đề động vật nuôi trong gia đình ở lớp B2 trường mầm non Lâm Xa.
2.2.1. Điều kiện thuận lợi.
2.2.1.1.Về việc chỉ đạo của BGH trường mầm non Lâm Xa và việc thực
hiện của giáo viên trong trường:
Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà Trường đã thường xuyên quan tâm
bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên. Đặc biệt trong những năm gần đây
nhà trường luôn tổ chức các hội thi “làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo” cho giáo
viên,và 2 năm liên tục trường đạt giải nhất tập thể và nhiều giải cá nhân khác trong
cuộc thi do phòng tổ chức. Năm học 2015 – 2016 vừa qua trường đạt giải nhì cấp
tỉnh.Bên cạnh đó, nhà trường tổ chức hội thi “giao lưu trẻ mầm non” tạo điều kiện
để trẻ trong trường được tham gia giao lưu học hỏi, tranh tài và trong các bài thi đó
luôn có phần tạo hình nhằm tìm kiếm và phát triển tài năng nghệ thuật ở trẻ.
Ban giám hiệu luôn chú trọng đến công tác chuyên môn trong nhà trường,
thường xuyên cho các giáo viên đi học chuyên đề, đi tập huấn công tác chuyên
môn, cách làm đồ dùng đồ chơi mới để tiếp cận những thay đổi mới trong hoạt
3
động làm đồ dùng đồ chơi. Tổ chức cho chị em đi thăm quan một số trường lân cận
để học hỏi cách trang trí lớp, cách bài trí và làm đồ chơi nâng cao kĩ năng tạo hình
phục vụ đắc lực cho công tác giảng dạy theo kịp với thay đổi của thời đại mới. Ban
giám hiệu tạo điều kiện thuận lợi cho những giáo viên có năng khiếu làm đồ dùng
đồ chơi phát huy hết thế mạnh của mình.
Bên cạnh đó, Trường mần non Lâm Xa có các tổ chuyên môn thường xuyên
tổ chức làm đồ dùng đồ chơi, nhằm chia sẻ kinh nghiệm làm đồ dùng đồ chơi, chia
sẻ với nhau cách tổ chức hoạt động làm đồ dùng đồ chơi.
Với trẻ lớp mầu giáo nhỡ B2 là lứa tuổi trẻ mới bắt đầu làm quen với các kĩ
năng tạo hình phức tạp như cầm kéo, xé, dán… Vì vậy, giáo viên phải là người nắm
vững các kĩ năng và đưa các kĩ năng đó đến với trẻ.
Riêng cá nhân tôi luôn tham gia các buổi tập huấn và các cuộc thi làm đồ
dùng đồ chơi sáng tạo, tích lũy kinh nghiệm trong hoạt động làm đồ dùng đồ chơi
để nâng cao năng lực bản thân trong hoạt động này.Năm học 2015 -2016 bản thân
tôi cũng rất vinh dự khi được nằm trong nhóm làm đồ dùng đồ chơi của trường,
tham gia tích cực vào các hoạt động làm đồ dùng đồ chơi trong trường cũng như
các cuộc thi “làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo” do phòng giáo dục tổ chức và đạt 1
giải nhất cá nhân. Tham gia ôn thi giao lưu “giao lưu trẻ mầm non”cho trẻ trong
trường.
Bản thân tôi luôn nêu cao tinh thần học hỏi đồng nghiệp không chỉ trong
trường mà còn ở các trường bạn, đặc biệt là những trường nằm trong tầm nhìn thế
giới.
Không những thế, bản thân tôi thực sự yêu thích hoạt động làm đồ dùng đồ
chơi, dám mạnh dạn thử, mạnh dạn sáng tạo những cách làm mới và cùng trẻ trải
nghiệm nó.
2.2.1.2.Về cở sở vật chất:
Lớp B2 Trường mầm non Lâm Xa là một lớp mẫu giáo thuộc khu vực 30A
nhưng lại giáp trung tâm Thị Trấn, nơi có điều kiện tương đối tốt và được các cấp,
các nghành đặc biệt quan tâm. Được cấp phát một số đồ chơi ngoài trời.
Công tác xã hội hóa giáo dục của lớp luôn được tôi chú trọng và năm học
2016 -2017 phụ huynh học sinh cũng phần nào đóng góp kinh phí phục vụ cho việc
mua sắm trang thiết bị đồ dùng đồ chơi cho các cháu.
2.2.1.3.Về trẻ:
Bản thân tôi, năm học 2016 -2017 được nhà trường phân công phụ trách lớp
4 tuổi – lớp mẫu giáo nhỡ B2 khu trung tâm Trường mầm non Lâm Xa với tổng số
là 35 cháu, trong đó có 16 cháu nữ và 19 cháu nam. Nhìn chung trẻ đi học chuyên
cần cùng độ tuổi, đều khỏe mạnh nhanh nhẹn, tích cực tham gia vào các hoạt động.
Đặc biệt hơn, trẻ ở lớp tôi luôn thích tìm tòi, khám phá và trải nghiệm, chẳng
hạn như: Trẻ thích tìm kiếm lắp ghép các khối để tạo ra sản phẩm hoặc thích tháo
4
tung các đồ chơi có sẵn để tạo thành một sản phẩm mới...trẻ luôn đạt câu hỏi: Tại
sao? Và mong muốn tìm lời giải đáp...
2.2.2. Những khó khăn hạn chế và nguyên nhân.
2.2.2.1. Về việc chỉ đạo của BGH trường mầm non Lâm Xa và việc thực
hiện của giáo viên trong trường:
Tuy BGH trường mầm non Lâm Xa đã quan tâm tới việc nâng cao chuyên
môn cũng như tổ chức các hội thi khuyến khích giáo viên làm đồ dùng đồ chơi sáng
tạo, nhưng chỉ mang tính nhất thời ở thời điểm đó chứ chưa khuyến khích giáo viên
tự giác và coi hoạt động này là hoạt động thường xuyên.
Hoạt động dạy trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi là một hoạt động khó, đòi hỏi sự
đầu tư về chuyên môn và đồ dùng trực quan, nhưng nó chưa được coi trọng và rất
ít giáo viên tổ chức hoạt động, có chăng cũng chỉ đặt hoạt động này ở hoạt động
chiều chưa thực sự là một hoạt động có mục tiêu, kế hoạch cụ thể, chi tiết, ít được
giáo viên đưa vào kế hoạch hoạt động thường xuyên của các tuần, tháng.
Với bản thân tôi đã tổ chức cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi ở những chủ đề khác
nhưng vấp phải những khó khăn như:
Áp lực công việc nhiều , trường thiếu giáo viên và thời gian hạn chế nên
việc tổ chức hoạt động này vẫn rất ít.
Khi tổ chức được thì chưa có thời gian nghiên cứu kĩ nên đưa ra yêu cầu quá
cao trẻ không thực hiện được hoặc cô yêu cầu trẻ làm theo “mẫu mà cô đã dập
khuôn”. Bản thân còn lúng túng, vụng về trong sử lý các tình huống.
Đồ dùng trực quan của cô chưa đảm bảo yêu cầu nên không thu hút được trẻ
cũng chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo của trẻ.
Hoạt động dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi được khởi đầu từ việc rèn luyện cho
trẻ các kĩ năng tạo hình như: Vẽ, nặn, cắt, xé dán. Các hoạt động này được giáo
viên tổ chức riêng lẻ, không có sự kết hợp nên hiệu quả rất hạn chế.
Mặt khác, do lớp đông, không gian lớp chật cô không bao quát hết được trẻ.
Cũng từ điều này làm mất đi sự hứng thú và niềm đam mê nghệ thuật ở trẻ nhỏ,
làm mất đi món ăn tinh thần vô cùng quan trọng đối với trẻ thơ.
Đa số trong hoạt động tạo hình cô để trẻ hoạt động độc lập dẫn tới sự hợp
tác giao lưu giữa các bạn còn hạn chế, trẻ không cùng thảo luận và đưa ra ý kiến
dẫn đến khả năng hoạt động nhóm còn hạn chế.
2.2.2.2. Về cở sở vật chất:
Hiện nay lớp mẫu giáo nhỡ B2 vẫn phải học trong phòng chật hẹp không
đảm bảo không gian cho các hoạt động , ảnh hưởng nhiều đến chất lượng chăm sóc
và giáo dục trẻ.
Trong năm học 2016 – 2017, lớp mẫu giáo nhỡ B2 đã được phụ huynh học
sinh hỗ trợ kinh phí mua sắm đồ dùng đồ chơi nhưng nguồn đồ chơi đó chỉ là một
phần rất nhỏ trong sự thiếu hụt đồ chơi của lớp. Đặc biệt trong nhánh “động vật
5
nuôi trong gia đình” một nhánh chủ đề mà cần rất nhiều đồ chơi tuy nhiên đồ chơi
lại thiếu và không đồng bộ.
Thiếu đồ dùng đồ chơi, bản thân tôi có làm thêm nhưng số lượng còn hạn
chế không đủ cho trẻ sử dụng. Khi làm đồ chơi tự tạo thì bản thân không gom đủ
nguyên liệu.
2.2.2.3. Về trẻ:
Trong tổng số 35 trẻ học lớp nhỡ B2 thì có 15 trẻ chưa qua học mẫu giáo bé
nên kĩ năng tạo hình hạn chế,trẻ còn lúng túng không biết cách cầm kéo, cầm bút,
không biết xé dán như thế nào, không biết phân biệt màu sắc ra sao, trẻ còn phụ
thuộc và trông chờ vào cô giáo, chưa chủ động, sáng tạo. Bởi trẻ chỉ chủ động được
khi trẻ biết cách làm và sáng tạo được khi trẻ có hứng thú và đã làm xong bài và
thành thạo các kĩ năng. Điều này làm cho giáo viên phải dạy và cung cấp lại kiến
thức cũng như kĩ năng lại từ đầu cho trẻ.
Trong những chủ đề trước tôi có hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi nhưng
thất bại với những nguyên nhân như: Trẻ hạn chế về kĩ năng cắt ( đặc biệt là cắt nét
cong). Vẽ, khả năng ghi nhớ hạn chế, việc phối hợp các kĩ năng, trẻ không biết
dùng băng dính để lắp ghép các phần, sự sáng tạo vô cùng ít, mức độ hoàn thành
bài tập chỉ đạt 15/35 trẻ.
2.2.3. Kết quả khảo sát khi chưa áp dụng biện pháp mới.
Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu trên 35 trẻ của lớp mẫu giáo nhỡ B2
trường Mầm Non Lâm Xa, tôi thấy kết quả của hoạt động hướng dẫn trẻ làm đồ
dùng đồ chơi còn thấp cụ thể như sau:
(Bảng A)
Nội dung khảo sát
Số trẻ đạt
Tỷ lệ Số trẻ chưa Tỷ lệ
(%)
đạt
(%)
Khả năng quan sát ghi nhớ.
15/35
43%
20/35
57%
Khả năng lựa chọn nguyên vật liệu.
10/35
29%
25/35
71%
Kỹ năng phối hợp vẽ, cắt, dán…
12/35
34%
23/35
66%
Kỹ năng lắp ghép.
11/35
31%
24/35
69%
Sự sáng tạo.
3/35
9%
32/35
91%
Mức độ hứng thú.
15/35
43%
20/35
57%
Trước kết quả đáng báo động của lớp tôi và trước những hạn chế, bất cập
làm giảm hiệu quả giáo dục trên cần có những hoạt động dạy trẻ 4- 5 tuổi tự làm đồ
dùng đồ chơi về chủ đề nhánh động vật nuôi trong gia đình ở lớp B2 trường mầm
non Lâm Xa để khắc phục hạn chế và đưa hiệu quả của hoạt động dạy trẻ 4- 5 tuổi
làm đồ dùng đồ chơi lên cao hơn.
2.3. Một số biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Qua thực tế tìm hiểu cho thấy rằng: Hoạt động dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi còn
vấp phải những hạn chế xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan. Những hạn chế
6
này hoàn toàn có thể khắc phục được. Sau đây là một số biện pháp dạy trẻ 4 - 5 tuổi
làm đồ dùng đồ chơi về chủ đề nhánh“động vật nuôi trong gia đình” ở lớp B2
trường mầm non Lâm Xa năm học 2016 – 2017.
2.3.1. Biện pháp 1: Tự học và nghiên cứu cách làm đồ dùng đồ chơi.
Để có thể thực hiện tốt hoạt động “ Dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi” trước hết
giáo viên mầm non phải nắm vững mục đích yêu cầu của hoạt động và biện pháp
thực hiện giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó, áp đặt
giúp trẻ hiểu bài sâu và vận dụng những điều đã học vào thực tế hàng ngày của
trẻ.Giáo viên cần hiểu rằng trẻ phải thực sự đam mê, thực sự thích thú thì hoạt động
này mới thành công và phát huy được sự sáng tạo ở trẻ.
Bản thân tôi cần đọc và nghiên cứu kỹ chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ
mầm non 4- 5 tuổi để lựa chọn các biện pháp hướng dẫn trẻ phù hợp, cũng như cần
nghiên cứu đặc điểm trẻ lớp mình phụ trách, quan tâm đến đặc điểm cá nhân trẻ.
Tham gia các cuộc thi “làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo” và các chuyên đề làm
đồ dùng đồ chơi sáng tạo do phòng tổ chức qua cuộc thi này bản thân tôi đã học hỏi
được nhiều kinh nghiệm, phương pháp làm đồ dùng đồ chơi, sáng tạo được thêm
nhiều cách làm hay, chất liệu hợp lý trong từng sản phẩm và tôi cũng xác định rằng
" làm đồ dùng đồ chơi ấy nhằm mục đích gì?". Cũng thông qua cuộc thi này tôi
thực sự hứng thú, yêu thích và say mê hoạt động làm đồ dùng đồ chơi nó như thôi
thúc tôi phải tìm ra những biện pháp hay áp dụng vào hoạt động này để trẻ của lớp
mình cũng có thể làm được đồ dùng đồ chơi.
Ngoài ra, tôi tìm đọc tham khảo những cách làm đồ dùng đồ chơi đơn giản
trên sách báo, trên các chương trình “Hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm
non”, tham gia vào cộng đồng mạng xã hội dành cho giáo viên mầm non nhằm học
hỏi cách làm đồ dùng đồ chơi để sửa đổi, sáng tạo và áp dụng vào trẻ của mình một
cách hợp lý nhất.
Chẳng hạn như cũng với cách hướng dẫn trẻ “làm con gà trống bằng bìa
giấy” tôi đã học được qua mạng xã hội, nhưng khi áp dụng vào trẻ của mình tôi đã
có sự đổi khác về bià cứng tôi không dùng 1 loại bìa mua sẵn mà sử dụng vỏ hộp
thuốc, hộp sữa, giấy mời, bìa giáo án hỏng... để làm thân con gà...
Hoặc trong cuộc thi “ làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo” ở huyện Bá Thước có
giáo viên đã làm con mèo bằng hộp sữa chua với cách làm như sau:
Dùng keo 502 dính 2 hộp sữa chua lại làm thân mèo.
Vẽ tai mèo, mắt, miệng, đuôi ra xốp màu, cắt rời các bộ phận ra dùng keo
nến dính các bộ phận ấy vào thân mèo.
Nhưng khi dạy trẻ tôi không cho trẻ dùng keo nến và keo 502 vì nó không an
toàn, thay vào đó tôi cho trẻ dùng băng dính 2 mặt, và tôi cũng không cho trẻ cắt
các bộ phận của con mèo ra riêng lẻ và dính trực tiếp lên hộp sữa chua vì nó quá
khả năng của trẻ, tôi chỉ hướng dẫn trẻ vẽ mặt mèo rồi cắt ra dính vào 1 đầu của
thân mèo, đầu còn lại dính đuôi.
7
Như vậy, bản thân tôi từ thực tế của lớp mình phụ trách cảm thấy mình cần
phải học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để làm tốt nhiệm vụ của mình và
cũng học hỏi cách làm đồ dùng, đồ chơi, đam mê, yêu thích hoạt động này để
truyền thụ lại cho học sinh của mình.
2.3.2.Biện pháp 2: Tổ chức cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi ở mọi lúc mọi
nơi từ những nguyên vật liệu đơn giản dễ tìm.
Biện pháp “Tổ chức cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi ở mọi lúc mọi nơi từ những
nguyên vật liệu đơn giản dễ tìm” không phải là một biện pháp mới. Nhưng, cái mới
ở đây là các điều kiện, cách thức tổ chức trong giờ hoạt động góc, hoạt động chiều
và cả giờ đón trẻ. Khi sử dụng phương pháp này yêu cầu giáo viên phải có sự đầu
tư về các đồ dùng dạy học và đồ dùng học tập,đồ dùng trực quan cũng như sự tìm
tòi trong cách tổ chức phải sinh động, mới lạ, hấp dẫn. Sự chuẩn bị này đòi hỏi phải
phù hợp với khả năng của trẻ.
Việc giáo viên cùng trẻ tìm kiếm nguyên liệu từ những nguyên liệu như: Đĩa
CD, bìa cứng, hột hạt, lon bia, lõi giấy…Làm như vậy chúng ta sẽ tiết kiệm được
tiền mua sắm vật liệu, tạo ra nhiều đồ chơi mang tính sáng tạo phong phú cho lớp
học của mình. Những đồ chơi này vừa dễ làm vừa dễ sử dụng trong các giờ học và
trong các hoạt động.
Biện pháp tổ chức cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi ở mọi lúc mọi nơi được lồng
ghép vào hoạt động chơi của trẻ cũng như hoạt động ngoài giờ học giúp trẻ luyện
tập, củng cố và rèn luyện kĩ năng tạo hình.
2.3.2.1.Trong giờ đón trẻ: Dạy trẻ làm con chó bằng lõi giấy vệ sinh.
Cách thực hiện: Tận dụng thời gian đón trẻ tôi cho trẻ xem băng hình về
chú chó để trẻ khái quát lại kiến thức cơ bản về chú chó sau đó tôi hướng dẫn trẻ
cách làm. Trẻ làm theo nhóm nhỏ để trẻ hỗ trợ lần nhau ( mỗi nhóm khoảng 5 bạn).
Chuẩn bị: Mỗi nhóm 1 rổ đồ dùng gồm: Giấy bìa màu, xốp màu, lõi giấy vệ
sinh, hồ dán, băng dính 2 mặt, bông cũ, kéo, đĩa và khăn lau tay.
Cách hướng dẫn trẻ làm: Tôi hướng dẫn trẻ lấy hồ dán bôi xung quanh lõi
giấy vệ sinh rồi dính bông cũ vào làm thân con chó.
Vẽ 2 hình tròn tương ứng với kích thước của 2 đầu lõi giấy rồi cắt 2 hình
tròn ra.
Dùng bút chì vẽ mặt con chó ( cô vẽ mặt con chó là một hình tròn, vẽ thêm
một hình tròn nhỏ hơn lồng vào hình tròn vừa vẽ tạo nên mũi con chó, mắt con chó
cô vẽ là 2 hình tròn nhỏ nằm cân đối nhau, miệng chó cô vẽ bằng 1 hình tam giác
nhỏ phía dười 2 mắt, sau đó vẽ tai chó là đường cong, cô vẽ 2 tai chó cân đối
nhau).
Cắt mặt, đuôi con chó ra dùng băng dính 2 mặt dính vào 2 đầu của thân con
chó.
8
Quá trình trẻ làm: Trước khi trẻ làm cô nhắc lại tư thế ngồi, cách cầm bút,
cách giữ vệ sinh khi làm. cách cầm kéo và tuyệt đối nhắc trẻ dùng kéo an toàn, và
an toàn khi sử dụng các nguyên vật liệu( không cho bông vào mắt mũi miệng).
Trong quá trình trẻ làm cô quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ trẻ,khuyến khích trẻ
sáng tạo thêm các nguyên liệu và cách vẽ mặt con chó bằng những câu hỏi “ Bây
giờ không có lõi giấy vệ sinh chúng mình có thể dùng gì để làm thân con chó? Con
có cách vẽ mặt và đuôi con chó khác không? Hãy vẽ theo cách nghĩ của con!”…
Khi trẻ làm xong yêu cầu trẻ thu dọn đồ dùng và rửa tay bằng xà phòng.
Kết quả: Đa số các nhóm đã hoàn thành con chó mà cô yêu cầu, có 2 nhóm
còn sáng tạo được cách vẽ mặt mèo bắng cách khác, 2 nhóm dùng lon bia thay thế
lõi giấy, cò nhóm lại vẽ đuôi là một nửa hình tròn… tuy nhiên vần còn 1 nhóm
chưa gắn được đuôi con chó và tai con chó.
Kinh nghiệm: Qua thực tế tôi thấy cần tìm tòi bổ sung nhiều nguyên vật liệu
để trẻ chọn lựa, và những vật liệu này cần được xử lý kĩ đảm bảo yêu cầu vệ sinh
và an toàn cho trẻ( nên tìm kiếm bông với nhiều màu sắc để trẻ dử dụng, tìm thiêm
lon bia…)
Thường xuyên rèn luyện các kĩ năng cắt, lắp ghép cho trẻ ở các hoạt động
khác.
Giá trị sử dụng: Con chó này trẻ dùng để chơi trong hoạt động góc, dùng
trong phần gây hứng thú của hoạt động khám phá khoa học, âm nhạc, hoạt động
toán đếm số lượng, dùng làm mô hình để gây hứng thú trong tiết tạo hình,trưng bày
trong góc học tập…
Cô đang hướng dẫn trẻ làm con chó.
Cô đang cùng trẻ nhận xét sản phẩn
2.3.2.2.Trong giờ hoạt động góc:
Cánh thực hiện: Trong hoạt động góc nhánh “động vật nuôi trong gia đình”
tôi xây dựng kế hoạch của 1 giờ hoạt động góc và đưa hoạt động “làm chú lợn
bằng lon bia” vào góc nghệ thuật.
Trong góc nghệ thuật có khoảng 5-8 bạn thì chỉ cần 1 nhóm phân công
nhiệm vụ và làm 2-3 con lợn theo yêu cầu.
Chuẩn bị: Lon bia, xốp màu, băng dính hai mặt, bút chì, kéo..
9
Cách hướng dẫn trẻ làm: Đầu tiên tôi sử dụng lon bia làm thân con lợn.
Tiếp theo tôi cho trẻ dùng bút chì vẽ mặt con lợn( mặt con lợn cô vẽ bằng hình tròn,
mắt lợn cô vẽ là 2 hình tròn nhỏ nằm cân đối nhau, phía dưới cô vẽ mũi con lợn là
một nửa hình tròn, miệng lợn cô vẽ bằng 1 hình tam giác nhỏ phía dười mũi), đuôi
lợn được vẽ lên một miếng xốp nhỏ rồi lấy kéo cắt đầu và đuôi lợn ra sau đó dính
vào 1 đầu lon bia làm đầu lợn, còn đuôi lợn dán vào đầu còn lại của lon bia.
Quá trình trẻ làm: Trước khi trẻ làm cô nhắc lại tư thế ngồi, cách cầm bút,
cách giữ vệ sinh khi làm. cách cầm kéo và tuyệt đối nhắc trẻ dùng kéo an toàn, và
an toàn khi sử dụng các nguyên vật liệu.
Trong quá trình trẻ làm cô quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ trẻ,khuyến khích trẻ
sáng tạo thêm các nguyên liệu và cách vẽ mặt con lợn bằng những câu hỏi “ chúng
mình có thể dùng cái gì để làm đuôi lợn?”, “ Con có cách vẽ mặt và đuôi lợn khác
không? Hãy vẽ theo cách nghĩ của con!”…
Khi trẻ làm xong yêu cầu trẻ thu dọn đồ dùng.
Trẻ mang sản phẩm của mình tặng lại cho các bạn ở góc xây dựng.
Cuối cùng cho trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi chuyển sang hoạt động
khác.
Kết quả: Ở hoạt động góc với nội dung “làm con lợn bằng lon bia” trẻ đã
hoàn thành trước thời gian.
Kinh nghiệm: Qua thực tế tôi thấy trẻ còn lãng phí trong khi sử dụng
nguyên liệu cần giáo dục trẻ biết sử dụng hợp lý các nguyên liệu. Giáo viên cũng
cần tìm tòi bổ sung nhiều nguyên vật liệu để trẻ chọn lựa và những vật liệu này cần
được xử lý kĩ đảm bảo yêu cầu vệ sinh và an toàn cho trẻ.
Cho trẻ rèn luyện thêm kĩ năng dán băng dính 2 mặt và khi trẻ dùng đang
còn nhiều lúng túng.
Giá trị sử dụng: Trẻ đã đem sản phẩm tặng lại cho góc xây dựng để xây
dựng trang trại cho chú lợn đó. Cô cũng có thể dùng trong phần gây hứng thú giới
thiệu bài của hoạt động âm nhạc, môi trường xung quanh, truyện, thơ, trang trí
lớp...
10
Cô hướng dẫn trẻ.
Sản phẩm của trẻ.
2.3.2.2.Trong hoạt động chiều.
Trong giờ hoạt động chiều nhánh “động vật nuôi trong gia đình” Làm con
mèo từ hộp sữa chua, hộp kem.
Cách thực hiện: Trong hoạt động này tôi cho trẻ hoạt động độc lập để tăng
sự đa dạng và sáng tạo của trẻ bởi trong hoạt động chiều thời gian tương đối dài và
với hoạt động làm con mèo bắng hộp sữa chua cũng không quá khó so với khả
năng của trẻ.
Chuẩn bị: Mỗi trẻ một rổ đồ dùng gồm: 1 hộp sữa chua (hộp kem),1 cuộn
băng dính 2 mặt, 1 cái kéo, xốp màu.
Cách hướng dẫn trẻ làm: Tôi dùng hộp sữa chua (hộp kem) làm thân mèo.
Dùng bút chì vẽ mặt con mèo lên tờ giấy xốp màu( cô vẽ mặt con mèo là
hình tròn, mắt mèo cô vẽ là 2 hình tròn nhỏ nằm cân đối nhau, miệng mèo cô vẽ
bằng hình tam giác nhỏ phía dười 2 mắt mèo, sau đó cô vẽ râu mèo là những nét
xiên, tai con mèo là 2 hình tam giác nhỏ) sau đó cắt mặt mèo ra.
Dùng bút chì vẽ đuôi của mèo là 2 nét cong dài, sau đó cô cắt ra.
Dùng băng dính 2 mặt dính đầu mèo vào miệng của hộp sữa chua (hộp kem)
và đuôi mèo vào đầu cón lại.
Quá trình trẻ làm: Trước khi trẻ làm cô nhắc lại tư thế ngồi, cách cầm bút,
cách giữ vệ sinh khi làm, cách cầm kéo và tuyệt đối nhắc trẻ dùng kéo an toàn, và
an toàn khi sử dụng các nguyên vật liệu.
Trong quá trình trẻ làm cô quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ trẻ, khuyến khích trẻ
sáng tạo thêm các nguyên liệu và cách vẽ mặt con mèo bằng những câu hỏi “Chúng
mình có thể dùng gì để làm thân mèo?”, “ Con có cách vẽ mặt và đuôi mèo khác
không? Hãy vẽ theo cách nghĩ của con!”…
Khi trẻ làm xong yêu cầu trẻ thu dọn đồ dùng và rửa tay bằng xà phòng.
Kết quả: 32/35 trẻ đã hoàn thành sản phẩm. Và đa số các bạn tự chọn màu
sắc cho mặt của mèo theo ý thích của trẻ, có một số bạn sáng tạo thêm vằn cho
mèo, có bạn vẽ tai mèo là 2 nét cong, có bạn vẽ đuôi mèo là hình chữ nhật…Tuy
11
nhiên, vẫn còn 1 bạn chưa lắp được tai mèo, 1 bạn còn lúng túng không biết lắp
đuôi, 1 bạn không biết dùng băng dính 2 mặt nên chưa lắp được thân con mèo.
Kinh nghiệm: Qua thực tế tôi thấy cần bổ sung thêm hộp sữa chua, hộp
kem…
Thường xuyên rèn luyện các kĩ năng sử dụng băng dính 2 mặt, lắp ghép cho
trẻ ở các hoạt động khác.
Giá trị sử dụng: Cho trẻ mang về tặng phụ huynh, dùng trong hoạt động
toán tiết đếm, tạo nhóm số lượng, dùng trong hoạt động khám phá khoa học trong
phần trò chơi củng cố với trò chơi “chọn đúng vật nuôi”, dùng trong hoạt động góc
(góc xây dựng hoặc góc phân vai trò chơi bán hàng), dùng trong phần giới thiệu bài
của hoạt động âm nhạc, tạo hình, truyện, thơ…
Như vậy, với biện pháp này tôi thấy trẻ được tham gia vào hoạt động này
một cách tự nhiên thoải mái, không gò ép và cũng không nặng về kết quả nên trẻ
thỏa sức sáng tạo theo khả năng của mình.
Bên cạnh đấy, chỉ với những nguyên vật liệu hết sức đơn giản dễ tìm trẻ có
thể làm được rất nhiều đồ dùng đồ chơi cho mình và trẻ tỏ ra rất tích cực, thích thú
và tự hào về bản thân, trân trọng sản phẩm của mình và của bạn và điều quan trọng
là trẻ đã có đồ chơi để chơi và cô có đồ dùng trong hoạt động giáo dục của mình.
Cô và trẻ đang làm con mèo từ hộp sữa chua, hộp kem.
2.3.3.Biện pháp 3: Dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi trong giờ hoạt động
chung có chủ đích.
Đối với trẻ mầm non, tư duy của trẻ còn mang tính trực quan hành động, trực
quan hình tượng, tư duy sáng tạo còn hạn chế, trẻ “chóng nhớ, chóng quên”. Do
vậy, cần dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi trong hoạt động chung có chủ đích bởi ở đó
trẻ có thể tìm hiểu cuộc sống xung quanh, trẻ tiếp thu các tri thức, kỹ năng kỹ xảo
theo một chương trình có tính hệ thống, bài bản, có kế hoạch và mục tiêu cụ thể, rõ
ràng phù hợp với khả năng của trẻ.
12
Hơn nữa, ở biện pháp này cô luôn đưa ra những tình huống có vấn đề kích
thích hứng thú và sự sáng tạo của trẻ.
Biện pháp này tăng tình hoạt động cá nhân để làm nên sự đa dạng cũng như
kích thích sự sáng tạo của từng cá nhân trẻ, giúp cô giáo phát hiện ra những điểm
mạnh, điểm yếu để giáo viên lựa chọn hình thức giáo dục phù hợp với trẻ.
2.3.3.1.Làm con gà trống bằng bìa giấy trong hoạt động tạo hình.
Cách tiến hành: Hoạt động này phải diễn ra ở cuối chủ đề nhánh, hoặc cuối
của chủ điểm “Thế giới động vật”khi trẻ đã nắm được các đặc điểm của các con vật
nuôi trong gia đình, trẻ đã có kĩ năng tạo hình cơ bản, hay nói cách khác trẻ đã
được học các giờ tạo hình trước đó như: Tiết mẫu, tiết đề tài và trẻ đã được làm một
số đồ dùng ở hoạt động mọi lúc mọi nơi.
Dạy trẻ 4- 5 tuổi làm đồ dùng đồ chơi về chủ đề nhánh“động vật nuôi trong
gia đình” trong hoạt động chung được tiến hành như một tiết tạo hình bình thường
nhưng nó yêu cầu giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo hơn về hình thức tổ chức,
vật mẫu và nguyên liệu. Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, củng cố kỹ
năng cũ như: kĩ năng vẽ, tô màu, cầm bút, kĩ năng cầm kéo, kĩ năng dán... và cung
cấp cho trẻ những kỹ năng tạo hình mới (kĩ năng lắp ghép). Đồ chơi của cô làm
(vật mẫu) và sự dẫn dắt bằng tình huống có vấn đề phải kích thích trẻ hứng thú
tham gia, kích thích sự sáng tạo qua quá trình hoạt động. Nghĩa là phải làm trẻ thấy
đẹp, thấy hấp dẫn, trẻ mong muốn được làm ra sản phẩm đẹp giống cô theo năng
lực của trẻ.
Cách “làm con gà trống bằng bìa giấy” tôi đã học được qua mạng xã hội,
nhưng khi áp dụng vào trẻ của mình tôi đã có sự đổi khác về bià cứng tôi không
dùng 1 loại bìa mua sẵn mà sử dụng vỏ hộp thuốc, hộp sữa, giấy mời, bìa giáo án
hỏng... để làm thân con gà.
Chuẩn bị: Đồ dùng của cô đầy đủ: 1 con gà trống làm bằng bìa cứng, bìa
cứng( vỏ hộp bánh kẹo...), giấy xốp màu, keo, kéo, băng dính 2 mặt, bút chì.
Đồ dùng của trẻ đầy đủ: Bìa cứng, giấy xốp màu, hồ dán, kéo, băng dính 2
mặt, bút chì, khăn lau tay.
Cách hướng dẫn: Cô dùng chiếc rổ nhựa úp xuống bìa cứng và vẽ theo
vòng tròn của rổ và dùng kéo cắt theo đường tròn, gấp đôi hai mép của hình tròn lại
tạo thành thân con gà (màu sắc do các bạn tự lựa chọn).
Cô dùng kéo cắt 1 hình chữ nhật làm cổ gà(màu sắc do các bạn tự lựa chọn).
Cô dùng hồ dán cổ gà vào thân gà.
Cô vẽ một hình tròn lên miếng bìa làm đầu gà, lấy kéo cắt ra và dùng hồ dán
vào cổ gà (màu sắc do các bạn tự lựa chọn).
Tiếp theo cô lấy bút vẽ các bộ phận của gà lên giấy màu và cắt rời các bộ
phận ấy ra: Mào màu đỏ hình lượn sóng, mắt hình tròn màu đen, mỏ hình tam giác
màu đỏ, sau đó lấy hồ dán các bộ phận của gà lên phần đầu gà.
13
Vẽ các đường cong nhiều màu sắc làm đuôi gà, vẽ nửa hình tròn làm cánh
gà. Cắt đuôi và cánh ra.
Gắn đuôi gà vào đầu còn lại đối diện với đầu gà, gắn cánh lên thân gà.
Quá trình trẻ làm: Trước khi trẻ làm cô nhắc lại tư thế ngồi, cách cầm bút,
cách giữ vệ sinh khi thực hiện hoạt động. cách cầm kéo và tuyệt đối nhắc trẻ dùng
kéo an toàn, và an toàn khi sử dụng các nguyên vật liệu.
Trong quá trình trẻ làm cô quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ trẻ,khuyến khích trẻ
sáng tạo thêm các nguyên liệu và cách làm khác.
Khi trẻ làm xong yêu cầu trẻ thu dọn đồ dùng và rửa tay bằng xà phòng.Trẻ
trưng bày sản phẩm vào góc nghệ thuật.
Kết quả: 31/35 trẻ đã hoàn thành sản phẩm, vẫn còn 1 bạn chưa lắp được
đuôi gà, 2 bạn không cắt được mào gà, 1 bạn chỉ mới làm xong phần thân và đầu gà
đã hết thời gian.
Kinh nghiệm: Rèn luyện kĩ năng cắt theo đường ngoằn nghèo cho trẻ, kĩ
năng cắt nét cong. Tăng thêm thời gian cho trẻ yếu, tăng nguồn nguyên vật
liệu.Nên đưa trẻ ra không gian rộng hơn để hoạt động và nên cho trẻ ngồi 2 bạn 1
bàn.
Giá trị sử dụng: Cho trẻ mang về tặng phụ huynh, dùng trong hoạt động
toán tiết đếm, tạo nhóm số lượng, dùng trong hoạt động khám phá khoa học, dùng
trong hoạt động góc( góc xây dựng hoặc góc phân vai trò chơi bán hàng), dùng
trong phần giới thiệu bài của hoạt động âm nhạc, tạo hình, truyện, thơ...
Cô đang hướng dẫn trẻ.
Cô cùng trẻ nhận xét sản phẩm.
2.3.3.2.Làm con gà con bằng bìa giấy trong hoạt động khám phá khoa
học – đề tài: Tìm hiểu một số con vật nuôi trong gia đình.
Cách tiến hành: Trong hoạt động này tôi đưa hoạt động làm con gà con
bằng bìa giấy vào phần trò chơi củng cố.Vì thời gian trong phần này hạn chế nên
tôi chuẩn bị và cắt các bộ phận của con gà con riêng ra và yêu cầu 3 nhóm hãy gắn
nó thành một chú gà hoàn chỉnh. Bởi vì, trong phần trọng tâm của bài trẻ đã được
tìm hiểu các bộ phận của chú gà cũng như vị trí của các bộ phận ấy.
14
Chuẩn bị: Mỗi đội gồm các bộ phận của 1 con gà đã được cắt rời ra bằng
bìa giấy, hồ dán, kéo, băng dính 2 mặt, khăn lau tay.
Cách hướng dẫn: Cô cho trẻ xem vật mẫu con gà con cô đã ghép hoàn
chỉnh và đàm thoại về các bộ phận, cách dán các bộ phận sau đó yêu cầu trẻ hãy
dùng hồ dán dán các bộ phận của gà con lại với nhau để tạo thành một con gà con
hoàn chỉnh.
Quá trình trẻ làm:Trước khi trẻ làm cô nhắc lại cách bôi hồ.
Trong quá trình trẻ làm cô quan sát, hướng dẫn, khích lệ trẻ.
Khi trẻ làm xong cô nhận xét, nhắc trẻ thu dọn đồ dùng và rửa tay bằng xà
phòng.
Trẻ mang 3 con gà con vừa làm được trưng bày vào góc học tập nơi có chú
gà trống để tạo thành một đàn gà.
Kết quả: 3 nhóm đã hoàn thành sản phẩm theo yêu cầu của cô giáo.
Kinh nghiệm: Nâng cao yêu cầu với trẻ vì ở hoạt động này trẻ làm xong
trước thời gian quy định.
Giá trị sử dụng: Kết hợp với các sản phẩm trước đó bổ sung đồ chơi cho
hoạt động góc, âm nhạc, môi trường xung quanh, tạo hình, thơ, truyện… ( sử dụng
mô hình các con vật nuôi để giới thiệu bài).
Đàn gà được trẻ đưa vào chơi trong góc xây dựng.
2.3.4. Biện pháp 4:Kết hợp với phụ huynh dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi
về chủ đề nhánh“động vật nuôi trong gia đình”.
2.3.4.1. Cô giáo kết hợp với phụ huynh và trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi
ở lớp.
Bản thân tôi xây dựng kế hoạch phối hợp với phụ huynh dạy trẻ làm đồ dùng
đồ chơi. Lựa chọn thời gian vào buổi chiều trước giờ trả trẻ, phụ huynh đến trước
khoảng 40 phút, giáo viên sẽ đề xuất với nhà trường mở cổng trước cho phụ huynh
cùng vào làm đồ chơi với con em mình tại lớp.
15
Phụ huynh chuẩn bị nguyên vật liệu cùng mang đến lớp, cô giáo sẽ hướng
dẫn và cùng làm với phụ huynh và trẻ của mình. Làm như vậy phụ huynh sẽ phần
nào biết và hiểu về sự vất vả cũng như tin tưởng hơn vào cách giáo dục của cô giáo.
2.3.4.2. Kết hợp với phụ huynh tìm kiếm nguyên vật liệu:
Từ việc các bậc phụ huynh được trực tiếp làm đồ chơi với con em mình ở lớp
học, họ sẵn sàng chia sẻ và gúp đỡ cô giáo tìm kiếm nguyên vật liệu.
Để thực hiện được các biện pháp dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi cần một nguồn
nguyên vật liệu đa dạng, phong phú một mình cô giáo không thể gom đủ cho học
sinh sử dụng mà phải nhờ vào sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh.
Bản thân tôi xây dựng kế hoạch cụ thể, liệt kê các nguyên liệu ra giấy và gửi
tận tay phụ huynh cùng trao đổi và mong muốn phụ huynh học sinh hỗ trợ tìm kiếm
để phục vụ cho hoạt động dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi.
Ví dụ như: Tôi muốn tổ chức cho trẻ “Làm con mèo từ hộp sữa chua, hộp
kem” trong hoạt động chiều.
Tôi liệt kê nguyên liệu: - Mỗi trẻ 1 hộp sữa chua,1 cuộn băng dính 2 mặt,1 lọ
hồ dán, 1 cái kéo, xốp màu. Tôi photo và gửi cho phụ huynh trước thời gian thực
hiện khoảng 3 - 5 ngày. Ghi rõ mục đích sử dụng và mong phụ huynh phối hợp
cùng cô giáo. Tuy đồ dùng là vậy nhưng tôi chỉ nhờ phụ huynh tìm kiếm lon bia,
hộp sữa chua, bìa cứng còn hồ hoặc keo dán, băng dính… tôi tự mua nhằm phục vụ
cho hoạt động của mình.
Bên cạch đó tôi kích thích trẻ cùng tìm kiếm nguyên liệu với phụ huynh và
cũng để trẻ nói với cha mẹ mình “con tìm vỏ sữa chua, vỏ lon bia… làm đồ chơi
mẹ ạ!”làm như vậy vừa kích thích hứng thú của trẻ vừa làm tăng sự tin tưởng của
phụ huynh vào hoạt động giáo dục của cô.
2.3.4.2. Phối hợp với phụ huynh dạy trẻ làm đồ đùng đồ chơi ở nhà.
Trước tiên tôi lập kế hoạch và đưa kế hoạch hoạt động trọng tâm của tuần,
tháng vào góc trao đổi phụ huynh từ tuần 1 của tháng trong đó có các nội dung dạy
trẻ làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo.
Ngoài ra tôi đưa sản phẩm của trẻ chưa hoàn thành về gia đình để phụ huynh
giúp trẻ hoàn thành. Với những bài tập đa số trẻ đã hoàn thành tôi cho trẻ mang về
tặng phụ huynh, chắc hẳn họ sẽ rất hạnh phúc khi cầm trên tay sản phẩm của con
mình.
Mời phụ huynh thăm quan lớp đặc biệt là góc học tập và góc nghệ thuật để
phụ huynh được tận mắt ngắm sản phẩm của con mình làm ra.
Nhờ phụ huynh dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi ở nhà:
Lập bảng kê các nguyên liệu cần dùng, cách làm, mục đích và gửi tới tay các
bậc phụ huynh.
Trao đổi trực tiếp với phụ huynh về mục đích, cách làm và những thắc mắc
của phụ huynh. Chẳng hạn tôi cần mũ múa cho 3 đội (gà trống, mèo con, cún con)
ở hoạt động âm nhạc và muốn phụ huynh dạy trẻ làm mũ múa đó.
16
Tôi thực hiện như sau:
Đưa cho phụ huynh quan sát một số mũ múa của lớp.
Đưa cho phụ huynh khung mũ múa cô đã làm sẵn(dùng bút chì kẻ lên bìa 1
dải dài 40cm, rộng 3cm sau đó cắt một hình tròn đường kình 20cm, cắt đôi hình
tròn ra dùng hồ dán vào dải giấy vừa cắt tạo nên khung của mũ múa, cắt hoa trang
trĩ cho mũ múa).
Photo các hình gà trống, mèo con, cún con( mỗi trẻ chỉ một hình tùy vào trẻ
thuộc đội nào) phát cho các bậc phụ huynh và kèm theo cách để phụ huynh hướng
dẫn trẻ tô màu các con vật ấy.
Phụ huynh hướng dần trẻ cắt hình các con vật dán vào khung mũ múa mà cô
đã đưa cho phụ huynh.
Giá trị sử dụng: Với những chiếc mũ múa này tôi cho trẻ sử dụng vào hoạt
động âm nhạc, cô cũng có thể sử dụng trong hoạt động văn học, cô dùng để kể
chuyện gây hứng thú trong hoạt động tạo hình, khám phá khoa học…
Với biện pháp này tôi vừa tăng hiệu quả của việc dạy trẻ làm đồ dùng đồ
chơi vừa tăng sự tin tưởng của phụ huynh về phương pháp giáo dục trẻ của mình.
Mũ múa được PH hướng dẫn trẻ
Mũ múa được sử dụng trong HĐ âm nhạc
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Như vậy, qua thực tế của lớp mình tôi đã tìm ra những biện pháp tích cực
phù hợp để nâng cao hiệu quả của hoạt động làm đồ dùng đồ chơi, kết quả thu được
như sau:
2.4.1.Đối với hoạt động giáo dục.
Các biện pháp này tạo ra đồ dùng đồ chơi khắc phục tình trạng thiếu đồ chơi
cho trẻ tại lớp, giúp trẻ có đồ chơi để thỏa mãn nhu cầu vui chơi – hoạt động chủ
đạo của trẻ mầm non.
Sau khi áp dụng biện pháp mới tôi thấy hiệu quả của hoạt động này được
nâng lên rõ rệt, cô phát huy được tính tích cực, sáng tạo của trẻ. Khi trẻ thực hiện
hoạt động kĩ năng tạo hình được nâng lên rõ dệt.
17
Nhìn chung trẻ trở nên sáng tạo hơn, linh hoạt hơn trong hoạt động tạo hình,
thông qua việc dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi trẻ khám phá ra nhiều điều mới lại
trong cách cắt dán, lắp ghép, trang trí....Mỗi khi làm xong một đồ chơi, trẻ rất phấn
khởi và vui sướng.
Qua hoạt động này trẻ còn lĩnh hội những bài học giáo dục một cách tự
nhiên, chân thực và sâu sắc hơn, trẻ thấy được những vất vả của quá trình tạo ra sản
phẩm lao động, biết yêu quý và biết giữ gìn sản phẩm lao động của mình cũng như
người khác làm ra. Rèn tính kiên trì cho trẻ qua hoạt động.
Bảng khảo sát sau khi áp dụng biện pháp mới. (Bảng B)
Nội dung khảo sát
Khả năng quan sát ghi nhớ.
Khả năng lựa chọn nguyên vật liệu.
Kỹ năng phối hợp vẽ, cắt, dán…
Kỹ năng lắp ghép.
Sự sáng tạo.
Mức độ hứng thú.
Số trẻ đạt
32/35
31/35
33/35
30/35
25/35
33/35
Tỷ lệ
(%)
91%
89%
94%
86%
71%
94%
Số trẻ chưa
đạt
3/35
4/35
2/35
5/35
10/35
2/35
Tỷ lệ
(%)
9%
11%
6%
14%
29%
6%
Căn cứ vào bảng khảo sát khi chưa áp dụng biện pháp mới ( bảng A) và sau
khi áp dụng biện pháp mới (bảng B), ta thấy:
Về khả năng quan sát ghi nhớ:
Số trẻ đạt tăng từ 43% lên 91% (Tăng 48%).
Số trẻ chưa đạt giảm từ 57% xuống 9%.
Về khả năng lựa chọn nguyên vật liệu:
Số trẻ đạt tăng từ 29% lên 89% (Tăng 60%).
Số trẻ chưa đạt giảm từ 71% xuống 11%.
Về kỹ năng phối hợp vẽ, cắt, dán:
Số trẻ đạt tăng từ 34% lên 94% (Tăng 60%).
Số trẻ chưa đạt giảm từ 66% xuống 6%.
Về kỹ năng lắp ghép:
Số trẻ đạt tăng từ 31% lên 86% (Tăng 55%).
Số trẻ chưa đạt giảm từ 69% xuống 14%.
Về sự sáng tạo:
Số trẻ đạt tăng từ 9% lên 71% ( Tăng 62%).
Số trẻ chưa đạt giảm từ 91% xuống 29%.
Về mức độ hứng thú:
Số trẻ hứng thú tăng từ 43% lên 94% ( Tăng 51%).
Số trẻ chưa hứng thú giảm từ 57% xuống 6%.
18
Như vậy, khi áp dụng biện pháp mới tỷ lệ trẻ đạt ở các nội dung đều tăng lên
như: Khả năng quan sát ghi nhớ (tăng 48%), khả năng lựa chọn nguyên vật
liệu(tăng 60%), kỹ năng phối hợp vẽ, cắt, dán(tăng 60%), kỹ năng lắp ghép(tăng
55%), sự sáng tạo( tăng 62%), về mức độ hứng thú (tăng 51%).
2.4.2.Đối với bản thân.
Sau khi nghiên cứu tôi đã có nhận thức đúng đắn về vai trò của việc hướng
dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi.
Khi áp dụng biện pháp tự học và nghiên cứu cách làm đồ dùng đồ chơi giúp
cho bản thân tôi học hỏi được rất nhiều cách làm đồ dúng đồ chơi. Đúc rút kinh
nghiệm của bạn bè đồng nghiệp, sáng tạo, mạnh dạn áp dụng vào hoạt động giáo
dục của mình và truyền được đam mê tới trẻ.
Khi áp dụng biện pháp trên trẻ tôi đã trau dồi chuyên môn nói chung và kĩ
năng kĩ xảo tạo hình nói riêng, làm mới cách thức hướng dẫn trẻ.
Cũng từ những biện pháp đã áp dụng bản thân tôi tự rút ra những kinh
nghiệm dạy trẻ, tìm ra những điểm mạnh điểm yếu của trẻ, nguyên nhân để khắc
phục trong các hoạt động kế tiếp.
2.4.3. Đối với đồng nghiệp, nhà trường.
Đối với BGH khi thấy được kết quả trên trẻ thì tin tưởng và tạo mọi điều
kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời khuyến khích giáo viên
trong trường cùng áp dụng biện pháp này.
Đối với tổ chuyên môn tạo điều kiện để tổ chức các buổi giao lưu cùng tôi
xây dựng kế hoạch của hội thi làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo cho trẻ.
Đối với đồng nghiệp họ cũng nhận thức đúng hơn về vai trò của hoạt động
này, họ ủng hộ, hỗ trợ tôi khi tôi áp dụng các biện pháp mới. Ngược lại, khi đồng
nghiệp cần sự hồ trợ tôi sẵn sàng tái hiện lại trên trẻ và chia sẻ kinh nghệp với mọi
người.
2.4.4. Đối với phụ huynh.
Sau khi áp dụng các biện pháp này tôi thấy phụ huynh hiểu được những khó
khăn của cô giáo khi dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi cũng như khó khăn vất vả của
giáo viên mầm non trong chăm sóc và giáo dục trẻ. Họ hiểu rằng trẻ đến lớp không
chỉ “ hát vài bài, ăn, và ngủ” như những suy nghĩ lệch lạc trước kia nữa mà trẻ
mầm non lớp B2 được chăm sóc, giáo dục và phát triển toàn diện. Từ hiểu biết
đúng họ chia sẻ, tin tưởng và ủng hộ, hỗ trợ tôi tìm vật liệu cho trẻ hoạt động, họ
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động cũng như hướng dẫn trẻ làm các bài tập
ở nhà. Đó cũng là nền tảng cho sự tin tưởng vào phương pháp giáo dục của tôi.
Như vậy, hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp tôi luôn có sự đồng hành và tín
nhiệm của các bậc phụ huynh.
III.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1.Kết luận.
19
Hoạt động dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi đóng một vai trò hết sức quan trọng
trong việc giáo dục trẻ. Nó vừa tạo ra đồ dùng đồ chơi khắc phục tình trạng thiếu
đồ chơi vừa thỏa mãn nhu cầu chơi ( hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non),vừa thỏa
mãn nhu cầu tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, sáng tạo ở trẻ nhỏ.
Tóm lại, với những biện pháp đã nêu trên đã giúp tôi xác định được rõ mục
tiêu và tầm quan trọng của việc dạy trẻ 4 – 5 tuổi làm đồ dùng đồ chơi về chủ đề
nhánh“động vật nuôi trong gia đình” ở lớp B2 trường mầm non Lâm Xa. Nó giúp
trẻ mạnh dạn tự tin hơn nhiều khi thấy sản phẩm của mình làm ra được cô giáo và
người lớn công nhận. Qua đó phát huy được tính tích cực sáng tạo của trẻ, trẻ thấy
yêu thích khi đến lớp học, cô giáo thấy tự tin nhiệt tình say mê và yêu nghề hơn.
Trong giới hạn và phạm vi cho phép tôi đã áp dụng các biện pháp dạy trẻ 4 –
5 tuổi làm đồ dùng đồ chơi về chủ đề nhánh“động vật nuôi trong gia đình” thành
công. Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu ở những chủ điểm khác trong chương trình giáo
dục mầm non để hoàn thiện bản thân góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của
nhà trường. Bản thân tôi cũng mong rằng những biện pháp này được nhân rộng ra
không những ở lớp mẫu giáo nhỡ B2 mà còn ở cả lớp mẫu giáo bé, mẫu giáo lớn
với sự điều chỉnh phù hợp.
3.2. Kiến nghị.
Qua một năm thực hiện nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm, tôi xin được kiến
nghị với cấp trên như sau:
Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nói chung
và tổ chức các cuộc thi làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo nói riêng. Đặc biệt là phát
động tổ chức các cuộc thi “trẻ làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo”.
Cần tăng cường cơ sở vật chất, bổ sung phòng học và phòng chức năng.
Ngoài ra cần đầu tư trang thiết bị dạy học như : Máy tính, máy chiếu, dồ
dùng đồ chơi phục vụ cho giáo dục trẻ.
Tổ chức cho giáo viên được đi thăm quan và học hỏi kinh nghiệm dạy trẻ
làm đồ dùng đồ chơi ở những trường điểm.
Sáng kiến kinh nghiệm này đã được tôi dày công nghiên cứu tuy nhiên do tôi
là một giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm nên rất mong nhận được sự góp ý
tận tình từ cấp trên và bạn bè đồng nghiệp.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 28 tháng 02
năm2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết sáng kiến
20
Nguyễn Thị Hải Vân
21