SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD & ĐT THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG TRẺ
TRONG TRƯỜNG MẦM NON
Người thực hiện: Lê Thị Tình
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị: Trường Mầm non Bắc Lương Thọ Xuân
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản ly
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
1.
MỞ ĐẦU
Trang
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN
3
2.1. Cơ sở lý luận
3
2.2. Thực trạng trong công tác nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non
Bắc Lương
4
2.2.1 Đặc điểm tình hình nhà trường
.
4
2.2.2 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện
.
4
2.2.3 Công tác chỉ đạo nuôi dưỡng trong nhà trường
.
5
2.2.4 Kết quả của thực trạng trên
.
5
2.3. Các biện pháp
6
2.3.1 Tham mưu đầu tư cơ sở vật chất
.
6
2.3.2 Xây dựng kế hoạch chỉ đạo chăm sóc nuôi dưỡng trong năm học
.
8
2.3.3 Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác chăm sóc nuôi
. dưỡng trẻ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường
9
2.3.4
.
2.3.5
.
2.3.6
.
2.3.7
.
2.3.8
.
Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn phù hợp với thực tế nhà
trường
Thực hiện tốt khâu VSATTP
10
12
Chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ
13
Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ trường học
14
Tăng cường công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh và
cộng đồng
17
2.4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động nuôi dưỡng trong nhà
trường.
3.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI
3.1. Kết luận
3.2. Đề xuất - kiến nghi
Tài liệu tham khảo
17
19
19
19
21
1. MỞ ĐẦU.
1.1. Ly do chọn đề tài.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,
chiu trách nhiệm chăm sóc nuôi dưỡng - giáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi. Đây là giai
đoạn vô cùng quan trọng đặt nền móng đầu tiên cho sự hình thành và phát triển
của nhân cách con người. Đặc biệt đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non.
Trong các mặt giáo dục thì giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là nhiệm vụ
hàng đầu và quan trọng nhất. Vì ở lứa tuổi này cơ thể của trẻ còn rất là non nớt
chưa có ý thức đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu dinh
dưỡng không đảm bảo cả chất và lượng thì rất rễ trẻ sẽ phát triển lệch lạc mất
cân đối làm cho việc giáo dục trẻ lại hết sức khó khăn, phức tạp. Vì vậy, ngay từ
bé việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở gia đình đến trường mầm non là vô cùng
quan trọng và cần thiết, ở trường mầm non trẻ sẽ có một môi trường giáo dục
tốt, sẽ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện ở các mặt" Đức- trí -thể- mĩ". Đặc
biệt là trí lực và thể lực, do vậy trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu được chăm sóc,
nuôi dưỡng giáo dục một cách hợp lý khoa học.
Điều 23 luật giáo dục năm 2005 cũng đã nêu rõ vai trò chăm sóc nuôi dưỡng
trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các trường mầm non " Giáo dục mầm
non phải đảm bảo phù hợp với tâm sinh lý của trẻ, hài hòa giữa nuôi dưỡng,
chăm sóc và giáo dục , giúp trẻ phát triển một cách cân đối". Để trẻ em trở thành
những chủ nhân, hữu ích của đất nước .
Dinh dưỡng cho trẻ mầm non là một vấn đề không chỉ được các bậc phụ
huynh quan tâm mà còn là vấn đề mà các nhà giáo dục ở các cơ sở giáo dục bậc
học mầm non đặc biệt chú trọng.
Vì thế mà nhu cầu dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng phải phù hợp theo từng độ
tuổi. Các chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ phải đảm bảo ở chất lượng bữa
ăn, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, làm thế nào giúp trẻ ăn được ngon
miệng , ăn hết xuất, đảm bảo đinh lượng kcalo cho trẻ trong ngày thì mới có tác
dụng tăng cường và bảo vệ sức khoẻ cho trẻ, giúp trẻ phát triển một cách hài hoà
cân đối, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển cơ thể con người để giúp trẻ duy trì sự
sống, làm việc, vui chơi, giải trí.
Trước những yêu cầu trên ngay từ đầu năm học 2016 - 2017 nhà trường
đã đặt nhiêm vụ chăm sóc nuôi dưỡng là nhiệm vụ trọng tâm. Là một phó hiệu
trưởng được phân công phụ trách mảng nuôi dưỡng của nhà trường, tôi phải làm
thế nào để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng cho trẻ? Đó là vấn đề tôi luôn băn
khoăn, trăn trở và tìm tòi, nghiên cứu các biện pháp để làm sao đổi mới việc
quản lý chỉ đạo, giúp cho chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng của nhà trường ngày
được nâng lên, và làm thế nào để đưa ra được các giải pháp để giáo viên, nhân
1
viên trong nhà trường có được những kiến thức về công tác chăm sóc nuôi
dưỡng, có trách nhiệm trong công việc và có điều kiện phát huy khả năng của
mình, thông qua chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giúp trẻ phát triển tốt về thể
lực, tâm lý, giúp trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tham gia vào các hoạt động một
cách tích cực, được phụ huynh yên tâm, tin tưởng gửi con vào trường.
Chính vì vậy mà bản thân đã áp dụng thành công đề tài: “ Một số biện pháp
quản ly chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường
mầm non ". Trong công tác nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non Bắc Lương nơi
tôi đang công tác.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của đề tài này nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Giúp giáo viên, nhân viên trong nhà trường hiểu được tầm quan trọng về
công tác nuôi dưỡng trẻ trong nhà trường, và thông qua đó có được những kiến
thức trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Giúp giáo viên, nhân viên nhận thức và hiểu rõ thêm về vấn đề chất lượng
thực phẩm cũng như giá tri dinh dưỡng của các loại thực phẩm đối với trẻ.
Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi của nhà trường trong năm học.
Tạo được niềm tin, uy tín với phụ huynh học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng nuôi dưỡng cho trẻ
trong trường mầm non.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tài liệu, sách báo, mạng internet có nội
dung nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho trẻ..
Phương pháp quan sát: Quan sát giờ ăn của trẻ, quan sát giờ ngũ của trẻ,quan
sát các hoạt động khác của trẻ .
Phương pháp đàm thoại trò chuyện: Trò chuyện giữa giáo viên với các đồng
nghiệp, phụ huynh của trẻ và với trẻ để tìm hiểu sự hiểu biết của trẻ về thức ăn
giúp trẻ nắm được những tri thức mới về dinh dưỡng, tìm hiểu sự hiểu biết của
đồng nghiệp và của phụ huynh về dinh dưỡng thế nào?
Phương pháp điều tra: Điều tra sức khỏe của trẻ.
Phương pháp đánh giá trẻ: Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Điểm mới của đề tài này là đã sử dụng một số biện pháp mới có tính khả thi
cao, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, tác động và có hiệu quả rất
lớn về chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và
thấp còi.
Đổi mới phương pháp làm việc của quản lý khi xây dựng thực đơn, tính
khẩu phần ăn cho trẻ, đảm bảo đinh lượng kcalo hợp lý khoa học.
2
Đổi mới trong công tác chỉ đạo giáo viên nhân viên làm tốt công tác chăm
sóc nuôi dưỡng trẻ, tạo được niềm tin cho phụ huynh học sinh và các cấp chính
quyền đia phương.
Tăng cường nâng cao nhận thức và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho
cán bộ, giáo viên, nhân viên về nuôi dưỡng. Tăng cường công tác quản lý chăm
sóc sức khỏe trẻ. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chế độ ăn và nuôi
dưỡng trẻ.
Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ. Xây dựng môi trường đảm bảo an toàn
trong sạch, tổ chức tham gia các hội thi cô nuôi giỏi phục vụ cho chuyên đề
phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN:
2.1. Cơ sở ly luận.
Công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non tưởng
chừng như đơn giản, nhưng nó vô cùng quan trọng và vất vả đối với giáo viên
nhân viên trong các nhà trường hiện nay. Muốn có một thế hệ kế cận và là chủ
nhân hữu ích của đất nước thì đứa trẻ đó phát triển một cách toàn diện, hài hòa
cân đối về " trí - thể - mĩ " mà người ươm mầm cho trẻ là những giáo viên mầm
non. Vì vậy làm thế nào giúp trẻ phát triển được ở tất cả các mặt đó, thì đòi hỏi
các nhà trường cần tìm ra những biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng trẻ phù hợp với
lứa tuổi, phù hợp với tâm sinh lý của trẻ. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi phải
có sự đầu tư về chiến lược con người, đặc biệt là sức khỏe.
Muốn trẻ có một sức khỏe tốt thì việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ phải tốt, song
song với điều đó thì cũng cần phải có một dinh dưỡng tốt, vì dinh dưỡng là nhu
cầu của sức khỏe là vốn qúy của con người. Ăn uống là cơ sở tạo cho con người
có một thể lực tốt. Ăn uống theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, đảm bảo đủ cả
về lượng và chất thì cơ thể mới phát triển một cách toàn diện được. Trẻ em cũng
vậy, trẻ cần một chế độ dinh dưỡng để phát triển thể lực, trí tuệ. Chế độ dinh
dưỡng và chất lượng dinh dưỡng không chỉ phụ thuộc vào thành phần hoá học
của các loại lương thực thực phẩm mà còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác
như: Cách chọn thực phẩm, cách thức bảo quản, cách sơ chế và chế biến thực
phẩm. Thực tế cho thấy trong mỗi loại lương thực thực phẩm đều có những chất
dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy là giáo viên mầm non chúng ta nên phối kết hợp
các loại lương thực thực phẩm khác nhau để có đầy đủ và cân đối các chất dinh
dưỡng, đây là thông điệp là một nhu cầu cấp bách nhất của xã hội đối với trẻ em,
nó chiếm một vi trí đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và
phát triển của cơ thể trẻ.
Nếu một đứa trẻ được chăm sóc nuôi dưỡng tốt về nhu cầu dinh dưỡng sẽ
giúp cho đứa trẻ đó có một sức khoẻ tốt như: Trẻ khoẻ mạnh, hoạt bát, nhanh
nhẹn, thông minh và rất hứng thú tham gia vào các hoạt động, ngược lại dinh
3
dưỡng không tốt, không đầy đủ thi đứa trẻ sẽ chậm phát triển về các mặt và trẻ
không hứng thú tham gia các hoạt động.
2.2. Thực trạng trong công tác nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non
Bắc Lương.
2.2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường.
* Vài nét về địa phương:
Xã Bắc Lương là một xã thuần nông giàu truyền thống hiếu học.Trong
những năm qua, vượt qua khó khăn cán bộ và nhân dân xã Bắc Lương đã quyết
tâm việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển trồng trọt chăn nuôi, xây dựng
đường, trường, trạm và các ngành nghề phụ như: Trồng cây bưởi diễn, các trang
trại chăn nuôi... mang lại lợi ích kinh tế cao và xứng tầm đi lên xây dựng xã Bắc
Lương thành một xã nông thôn mới năm 2016.
* Tình hình nhà trường:
Trường mầm non Bắc Lương nằm ở khu vực trung tâm xã, và là trường đạt
chuẩn quốc gia năm 2016.
Trường có một khu rất khang trang, rộng rãi, cảnh quan môi trường sạch sẽ
thoáng mát. Có đủ điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi
dưỡng. Nhà trường đạt rất nhiều thành tích tập thể động xuất sắc cấp cơ sở ở các
năm học.
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường là 26 đồng chí.
Trong đó:
- Ban giám hiệu: 3 đồng chí
- Giáo viên: 18 đồng chí
- Nhân viên: 5 đồng chí
Trình độ:
- Đại học: 15 ; Cao đẳng: 01 ; Trung cấp: 10
Tổng số Đảng viên trong nhà trường: 16 đồng chí và sinh hoạt theo điều lệ.
Nhà trường có 10 nhóm lớp:
Trong đó: Mẫu giáo 8 lớp với số cháu 254
Nhóm trẻ 2 nhóm với số cháu 55
Số trẻ ăn bán trú ở trường 100 %
2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện.
Thuận lợi:
Được sự quan tâm của Đảng chính quyền và các ban nghành đoàn thể của
đia phương, UBND huyện và phòng giáo dục và Đào tạo Thọ xuân, đại diện hội
cha mẹ học sinh, các nhà hảo tâm, đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất trang
thiết bi để nhà trường hoạt động.
Nhà trường có cơ sở vật chất khang trang rộng rải, thoáng mát, môi trường
xanh, sạch, đẹp, trang thiết bi phục vụ chuyên môn và công tác nuôi dưỡng
tương đối đầy đủ các phòng học, các phòng chức năng, bếp ăn một chiều, có hệ
thống nước sạch, có vườn rau sạch phục vụ công tác ăn bán trú tại trường đạt
100%.
4
Đội ngũ ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên có trình độ chuyên môn vững
vàng, có sức khoẻ tốt, có năng lực, yêu nghề mến trẻ. Hằng năm đều được khám
sức khoẻ, tập huấn về kiến thức dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng
chống tai nạn thương tích cho trẻ do phòng giáo dục và trung tâm y tế tổ chức.
Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Khó khăn:
Ngoài những thuận lợi trên nhà trường còn không ít gặp những khó khăn:
Do đia phương là một xã thuần nông, nghề chủ yếu là trồng lúa, đời sống
nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn nên mức đóng góp tiền ăn cho trẻ còn thấp,
ảnh hưởng đến việc cải thiện bữa ăn cho trẻ.
Số trẻ suy dinh dưỡng đầu vào còn cao.
Giá cả thực phẩm không ổn đinh nên việc mua thực phẩm làm ảnh hưởng
chất lượng bữa ăn.
Cách chăm sóc nuôi dạy trẻ chưa thực sự chu đáo, cách chế biến các món ăn
còn lặp đi lặp lại nhiều, chưa tạo được hứng thú trong bữa ăn của trẻ.Việc rèn
luyện thói quen vệ sinh văn minh trong ăn uống vẫn còn nhiều hạn chế.
Trong các tiết học giáo viên còn ít lồng ghép các nội dung giáo dục dinh
dưỡng vào bài dạy.
2.2.3. Công tác chỉ đạo nuôi dưỡng trong nhà trường.
Ban giám hiệu lên kế hoạch chỉ đạo các chuyên đề nâng cao chất lượng nuôi
dưỡng cho cả năm học cụ thể từng tuần, tháng cho cán bộ giáo viên, nhân viên
thực hiện.
Có kế hoạch phân công giáo viên, tổ nuôi dưỡng trong nhà trường phù hợp
với trình độ năng lực của từng người.
Công tác kiểm tra giám sát, đánh giá việc thực hiện của giáo viên, nhân viên
chưa thường xuyên.Vì vậy kết quả nuôi dưỡng kết quả chưa cao, làm ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong toàn trường.
2.2.4. Kết quả của thực trạng trên.
Qua kiểm tra theo dõi sức khỏe trẻ khi vào trường đầu năm học 2016 - 2017
tôi thấy tình hình sức khỏe trẻ như sau:
phân loại kênh
Bệnh khác
Tổng
cân nặng
chiều cao
Trẻ
số
mắc Bệnh
Trẻ
Trẻ
Trẻ
Năm
Độ
trẻ
tai
phát
suy
phát
Trẻ bệnh
học
tuổi được
mũi tim mắt Giun
triển
dinh
triển thấp sâu
cân
bình
dưỡng
bình
còi răng họng
đo
thường
thường
2016 24 -36
55
50
5
53
2
5
15
2
tháng
2017 3 - 4
82
70
12
80
2
10
15
1
tuổi
5
Năm
học
Độ
tuổi
4-5
tuổi
5-6
tuổi
2016
2017
Tổng
số
trẻ
được
cân
đo
phân loại kênh
cân nặng
chiều cao
Trẻ
mắc Bệnh
Trẻ
Trẻ
Trẻ
tai
phát
suy
phát
Trẻ bệnh
mũi
triển
dinh
triển thấp sâu
bình
dưỡng
bình
còi răng họng
thường
thường
Bệnh khác
tim
mắt
90
75
15
80
10
12
10
3
82
75
7
76
6
5
5
5
cộng
309
270
39
289
20
32
45
11
Tỷ lệ
100%
87.3%
12.7%
93.5
6.5% 10.3% 14.6%
Giun
3.5%
2.3.Các biện pháp.
Đứng trước những thuận lợi và khó khăn, kết quả của thực trạng trên, trước
những yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mà ngành giáo dục
đề ra bản thân tôi đã tìm ra một số biện pháp sau:
2.3.1.Tham mưu đầu tư cơ sở vật chất.
Tham mưu về cơ sở vật chất là một trong những yếu tố không thể thiếu đối
với các trường mầm non trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.Vì vậy trước
khi bước vào đầu năm học mới ban giám hiệu nhà trường cùng với ban đại diện
cha mẹ học sinh rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bi hiện có của nhà trường để
có kế hoạch báo cáo tham mưu với đia phương hỗ trợ nguồn kinh phí tu sửa muu
sắm để đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bi như: Hệ thống
nước thải, các phòng học, các phòngchức năng, hỗ trợ cây xanh, tủ phòng
nhạc,... phục vụ công tác chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường.
Đồng thời ban giám hiệu cũng thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục từ
phụ huynh học sinh, các nhà hỏa tâm các doanh nghệp, để xin hỗ trợ kinh phí
xây dựng và mua xắm như: Bể nước, khu vực chế biến sống, hệ thống ga, máy
xay thit, nồi cơm ga, giá và tủ đựng bát, hệ thống quạt, xạp ngủ, bình nóng lạnh,
máy lọc nước, bình ủ nước ấm cho trẻ uống vào mùa đông, các tủ đựng đồ dùng
các nhân của trẻ, ti vi, loa đài, các bảng biểu tuyên truyền, đồ chơi ngoài trời ...
để phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng - giáo dục trẻ của nhá trường.
Căn cứ vào chỉ tiêu số lượng trẻ năm học 2016 - 2017 nhà trường đã kết hợp
với ban đại diện hội cha mẹ học sinh cùng mua sắm bổ sung các đồ dùng phục
vụ công tác bán trú như: Bát, thìa, xoang nồi, chảo, dao thớt, chăn, chiếu, gối, ca
cốc, khăn mặt để chuẩn bi tốt cho công tác ăn bán trú của trẻ tại trường.
6
Thống kê một số trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ công tác nuôi
dưỡng:
Nội dung đầu tư
Số tiền
Xây
Phòng học, các phòng
dựng cơ
5.500.000.000
chức năng, hệ thống bếp
sở vật
đ
một chiều.
chất
Bảng tuyên truyền, quạt
trần ở vòm mái, máy
58.000.000đ
bơm nước
Trang
Ti vi, đầu quay, máy bơm
thiết bi
355.000.000đ
nước, đồ chơi ngoài trời
vụ công
Tủ đựng đồ dùng chăn
tác chăn
chiếu, gối, xạp ngủ, máy
sóc nuôi
lọc nước, chăn, gối,
100.810.000đ
dưỡng
chiếu, bát ,thìa xoang
trẻ
nồi, bình nước ủ ấm,
bình nóng lạnh, hệ thống
ga, nồi cơm ga, bể nước
Tổng cộng
6.013.810.000
Nguồn đầu tư
Ngân sách đia phương
Các nhà hảo tâm
Các doanh nghiệp
Phụ huynh học sinh
- Kinh phí đầu tư cơ sở vật và chất thiết bi đồ dùng bán trú: 6.013.810.000
-Với sự đầu tư cơ sở vật chất và thiết bi đồ dùng bán trú như trên đã tạo điều
kiện cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng trong trường đạt hiệu quả cao. Cán bộ
giáo viên, nhân viên rất yên tâm khi được làm việc trong môi trường giáo dục
đầy đủ về cơ sở vật chất, các trang thiết bi đồ dùng bán trú.
7
(Hình ảnh trường và khu nhà bếp trường mầm non)
2.3.2. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo chăm sóc nuôi dưỡng trong năm học.
Xây dựng kế hoạch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý.
Đầu năm học việc đầu tiên tôi làm là xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng cho cả năm
học, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần và từng ngày một cách nghiêm túc. Từ đó,
tôi xây dựng kế hoạch chỉ đạo cho công tác nuôi dưỡng như sau:
Đối với ban giám hiệu nhà trường:
Có kế hoạch tham mưu với đia phương để sửa chữa bổ sung cơ sở vật chất.
Họp đại diện hội cha mẹ học sinh rà soát các trang thiết bi phục vụ công tác
chăm sóc nuôi dưỡng - giáo dục trẻ để có kế hoạch thu và mua sắm trong năm học.
Tổ chức họp các chủ hàng thực phẩm và ký hợp đồng thực phẩm cho năm
học mới mang tính pháp lý, đảm bảo các thủ tục giấy tờ theo quy đinh.
Họp hội đồng giáo viên phân công phụ trách lớp phù hợp với trình độ năng
lực đảm bảo công tác chăm sóc nuôi dưỡng - giáo dục trẻ.
Tổ chức họp phụ huynh học sinh để thông qua về chế độ nuôi dưỡng trẻ,
mức thu ăn của trẻ.
Mẫu giáo: 14.000đ/ngày trong đó 1000đ tiền chất đốt.
Nhà trẻ: 13.000đ/ngày trong đó 1000đ tiền chất đốt.
Xây dựng thực đơn cho trẻ theo tuần, theo mùa phù hợp với ở đia phương.
Tổ chức hội thi cô nuôi giỏi cấp trường dự kiến ngày 18/11/2016
Phối kết hợp với trạm y tế cân đo khám sức khoẻ đinh kỳ cho trẻ 2 lần/năm
Triển khai nhiệm vụ năm học, nhấn mạnh công tác chăm sóc nuôi dưỡng.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện đầy đủ các nội dung chăm
sóc nuôi dưỡng trẻ của giáo viên, nhân viên, và cập nhật hồ sơ nuôi đầy đủ.
8
+ Đối với giáo viên:
Đầu năm học yêu cầu giáo viên đứng lớp kiểm tra các đồ dùng bán trú như:
Xạp, chăn, chiếu, gối, ca cốc, các giá phơi khăn, bình nước uống, bàn ghế để kip
thời sửa chữa và mua sắm bổ sung để chuẩn bi cho trẻ ăn bán trú tại trường được
đảm bảo. Có sổ sách theo dõi bảo quản đồ dùng của lớp.
Xây dựng các kế hoạch tổng dọn vệ sinh trong và ngoài lớp học và các đồ
dùng sinh hoạt của trẻ, hàng ngày,hàng tuần, hàng tháng trong năm học.
Đồng thời cho giáo viên cân đo theo dõi trẻ bằng biểu đồ theo các giai đoạn
để phát hiện trẻ suy dinh dưỡng hay thấp còi, béo phì ghi chép sổ sách theo dõi
và có kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, phấn đấu vào giữa năm tỷ lệ trẻ suy
dinh dưỡng giảm và cuối năm không còn suy dinh dưỡng nữa.
100% trẻ đến trường được tiêm chủng đầy đủ, được khám sức khỏe đinh kì
2lần/năm, 100% trẻ ăn bán trú tại trường và được uống vác xin, vitaminA và
theo dõi biểu đồ tăng trưởng, các lớp có góc tuyên truyền và cập nhật bài tuyên
truyền hàng tháng đầy đủ.
Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân, cách ăn uống, vệ sinh và giáo viên phải
luôn giám sát việc thực hiện của trẻ.
Thực hiện đúng công tác thu chi bán trú, hồ sơ sổ sách ghi chép đầy đủ.
Tổ chức cho trẻ ăn bán trú ở trường được đảm bảo an toàn và chất lượng.
+ Đối với nhân viên:
Vào đầu năm học kiểm tra đồ dùng phục vụ bán trú để có kế hoạch bổ sung,
mua sắm như: Bát, thìa, nồi,chảo, bếp ga, thớt, dao, chậu, giá đựng bát...
Vệ sinh, lau chùi khu vực nhà bếp và các đồ dùng bán trú .
Nhập các loại thực phẩm khô chuẩn bi tốt cho công tác trẻ ăn bán trú.
Xây dựng các kế hoạch tổng dọn vệ sinh trong và ngoài khu vực nhà bếp, và
các đồ dùng bán trú hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng trong năm học.
2.3.3. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
*Đối với giáo viên:
Tổ chức cho giáo viên học các nội quy, quy chế, các thao tác cấp cứu, biết
cách xữ lý và phòng tránh một số tai nạn thương tích ở trẻ trong các hoạt động.
Trong năm nhà trường tổ chức thi nấu ăn "Cô giáo giỏi nội trợ". Qua hội thi đã
góp phần nâng cao chất lượng nhận thức giúp giáo viên nắm thêm được kiến thức
lựa chọn thực phẩm, kỹ thuật chế biến...
Tổ chức học hỏi kiến thức nuôi dưỡng trẻ thông qua các buổi học chuyên đề
dự giờ đồng nhiệp, qua các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn hè, các lớp bồi
dưỡng chuyên đề, tham gia học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ cho giáo viên
mầm non.
Bên cạnh đó chỉ đạo giáo viên tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng vào
chương trình giảng dạy theo các chủ đề.
9
Ví dụ 1: Tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe vào chủ đề "Gia
đình". Ở chủ đề này chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp những nội dung sau: Làm quen với các nhóm thực phẩm, tập ăn hết suất, rèn luyện hành vi văn minh
trong ăn uống: Biết mời cô và các bạn trước khi ăn; ngồi ăn ngay ngắn, không
co chân lên ghế; cầm thìa bằng tay phải tự xúc ăn gọn gàng, tránh đổ vãi, ăn từ
tốn, nhai kỹ, không nói chuyện và đùa nghich trong giờ ăn.
Tập tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày tại trường: Tự cất, dọn đồ dùng ăn
uống sau khi ăn, lấy gối lên giường đi ngủ.
Tập luyện thói quen tốt về vệ sinh cá nhân, đi vệ sinh đúng nơi qui đinh. Giữ
gìn vệ sinh môi trường như không khạc nhổ nơi công cộng, vứt rác đúng nơi
qui đinh
Ví dụ 2: Khi tổ chức hoạt động góc qua trò chơi “Cửa hàng bán thực phẩm"
khi mua hàng các cháu phải biết chọn thực phẩm tươi ngon, thực phẩm không bi
rập nát. Còn qua trò chơi “Nấu ăn” các cháu biết rửa tay và vệ sinh đồ dùng, rửa
sạch thực phẩm trước khi chế biến, phải biết ăn chín uống sôi.
Với trò chơi học tập: “ chọn nhanh theo nhóm” thì cần phải chuẩn bi những
lô tô về các loại thực phẩm (đủ 4 nhóm dinh dưỡng) và trò chơi“Thi ai nhanh”
yêu cầu trẻ lấy đúng và xếp nhanh phân loại nhóm dinh dưỡng theo yêu cầu của
cô giáo.
Thông qua các trò chơi sẽ giúp trẻ nhận biết và nhớ lâu các nhóm thực phẩm
trẻ biết nhóm nào nên ăn nhiều và nhóm nào ăn hạn chế.
* Đối với tổ nuôi:
Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về nuôi dưỡng cho 100% số cô nuôi của các
bếp ăn qua các lớp tập huấn do phòng Giáo dục và Trung tâm y tế dự phòng tổ chức.
Tổ chức học các chuyên đề về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ như: chuyên đề về
dinh dưỡng, chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
cho trẻ trong trường mầm non...Trang trí, sắp xếp đồ dùng theo quy trình bếp ăn
một chiều sao cho hợp lý, đảm bảo vệ sinh, gọn gàng ngăn nắp thuận tiện cho
việc chế biến thực phẩm.
Nhà trường tổ chức thi "Cô nuôi giỏi". Qua hội thi đã góp phần nâng cao chất
lượng nhận thức giúp nhân viên nắm thêm được kiến thức lựa chọn thực phẩm, kỹ
thuật chế biến làm cho món ăn thơm ngon dẫn hơn. Vào các chiều thứ năm hàng
tuần nhà trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn rút kinh nghiệm công tác nuôi
dưỡng chăm sóc sức khỏe của trẻ bao gồm hiệu phó phụ trách bán trú, các cô tổ
nuôi, tổ trưởng các khối lớp để rút kinh nghiệm những việc đã làm được và
những tồn tại cần phải khắc phục, sửa chữa ngay và xây dựng những món ăn,
phương pháp chăm sóc mới.
2.3.4. Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn phù hợp với thực tế nhà
trường.
Để có một khẩu phần ăn cân đối cho trẻ, tôi đã phối hợp nhiều loại thực
10
phẩm với nhau trong ngày ở tỷ lệ thích hợp, đảm bảo đủ năng lượng theo lứa
tuổi. Nhằm cung cấp cho trẻ đầy đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh
dưỡng. Do đó hàng ngày tôi lựa chọn cho trẻ ăn những món ăn đa dạng phù hợp
với giá cả ở đia phương và thay đổi từng ngày, từng bữa, để hấp dẫn trẻ giúp trẻ
ăn ngon miệng và ăn hết xuất ăn của mình.
Thực đơn được xây dựng trên phần mềm. Để có một thực đơn phù hợp cho
trẻ trong năm đòi hỏi khi lên thực đơn phải nắm vững đinh lượng kcalo, tỷ lệ các
chất như:
Đối với MG: P: 12 -15%; L: 20 - 25%; G: 60 - 62%: Đạt 900 kcalo/tuần
Đối với NT: P: 12 -15%; L: 30 - 35%; G: 50 - 55%: Đạt 850 kcalo/tuần
Bữa ăn hợp lý thì phải ăn đúng giờ, ăn đủ các chất, hợp vệ sinh, cân đối 5o%
đạm động vật, 50% đạm thực vật, đảm bảo 4 nhóm thực phẩm và thực tế tôi đã
xây dựng thực đơn của trường mình như sau:
BẢNG THỰC ĐƠN DINH DƯỠNG MÙA HÈ
Tuần Buổi
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Ruốc cá
Thit gà Thit bò xào
1- 3 Trưa Thit dim đậu Thit ngan
phụ
Canh bí
muối lạc
Canh củ
giá
Canh rau nấu
hầm
vừng
hầm
Canh cua
hến
xương Giấm cá
xương
Phụ
Chuối tiêu
Dưa hấu
Đu đủ
cam
chuối tiêu
Chiều Cháo chim Miến ngan Cháo xương bánh cuốn cháo chè
đậu xanh
thit
nhân thit
Tuần Trưa
Thit ngan
Thit dim
Ruốc cá
Thit bò
Thit dim
2-4
Canh bí
Canh cua muối lạc
xào giá
tôm
hầm xương
vừng
Canh cua Canh rau
Giấm cá
nấu tôm
Phụ
Dưa hấu
chuối tiêu
Đu đủ
Sữa đậu Chuối tiêu
nành
Chiều Miến ngan cháo chè
Cháo
Xôi ruốc
Cháo vit
xương thit
đậu xanh
BẢNG THỰC ĐƠN DINH DƯỠNG MÙA ĐÔNG
11
Tuần
1.3
Tuần
2.4
Buổi
Thứ 2
Trưa
Phụ
Thit dim
đậu phụ
Canh rau
nấu thit
Chuối tiêu
Chiều
Cháo lươn
Trưa
Thit ngan
Canh bí
hầm xương
Phụ
Dưa hấu
Chiều
Miến ngan
Thứ 3
Thứ 5
Thứ 6
Thit ngan
Ruốc cá
Canh bí
muối lạc
hầm
vừng
xương
Giấm cá
Dưa hấu
Đu đủ
Thit gà
Canh củ
hầm
xương
cam
Thit bò xào
giá
Canh cua
Cháo
Miến ngan
xương
thit
Thit dim
Ruốc cá
Canh cua muối lạc
vừng
Giấm cá
chuối tiêu
Đu đủ
Bánh rán
bột nhân
thit
Thit bò
xào giá
Canh rau
nấu hến
Sữa đậu
nành
Xôi ruốc
cháo
chim đậu
xanh
Thứ 4
Cháo
xương thit
sữa đậu
nành
Xôi gấc
Thit dim
tôm
Canh rau
nấu tôm
Chuối tiêu
Cháo vit
đậu xanh
2.3.5. Thực hiện tốt khâu VSATTP:
VSATTP là vấn đề nóng đang được xã hội rất quan tâm.Vì vậy đối với trẻ
VSATTP là việc quan trọng đầu tiên quyết đinh đến chất lượng bữa ăn của trẻ,
cần chú trọng đến khâu vệ sinh trước và sau khi tiếp nhận,chế biến thực phẩm.
Hợp đồng thực phẩm: Người cung cấp thực phẩm vô cùng quan trọng nó
quyết đinh đến chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng của nhà trường nên yêu cầu với
chủ cơ sở cung ứng thực phẩm cho nhà trường phải đủ hồ sơ pháp lý như: Hồ sơ
khám sức khỏe, Giấy chứng nhận VSATTP do TTYT dự phòng cấp, chứng minh
nhân dân, khi ký hợp đồng có đại diện của UBND xã, đại hiện hội cha mẹ học
sinh và ban giám hiệu nhà trường cùng nhau ký kết.
Lựa chọn thực phẩm an toàn:
Người nhận thực phẩm phải có kiến thức và hiểu biết về thực phẩm để có thể
nhận biết được các thực phẩm tươi, sạch hoặc không đảm bảo vệ sinh an toàn .
Đối với các loại thực phẩm tươi sống như: Thit, cá, rau, củ quả, trái cây phải
tươi sống đảm bảo không có thuốc sâu hay hoá chất, thực phẩm sạch có nguồn
gốc rõ ràng.
Đối với các loại thực phẩm khô như: Gạo tẻ, gạo nếp, đậu xanh ,miến gạo,
các loại gia vi trước khi nhập kho cần xem kĩ tránh bi mốc ẩm, không đúng
chũng loại hàng hóa yêu cầu.
Khi tiếp nhận các loại thực phẩm cần có hóa đơn tên thực phẩm, số lượng,
12
chất lượng, có nhận xét và kí nhận rõ ràng.
Chế biến thực phẩm:
Đối với thực phẩm sống như: thit, cá, rau, không nên cắt nhỏ ngâm trong
nước vì sẽ làm mất đi một số vitamin, đối với các loại củ nên rửa nhẹ nhàng sau
khi đã gọt sạch vỏ để giảm thiểu việc mất vitamin do các vitamin làm ngay dưới
lớp vỏ
Khi chế biến thực phẩm phải theo quy trình bếp một chiều thức ăn sống
không để gần thức ăn chín, đảm bảo chất lượng thức ăn có mùi vi hấp dẫn, thơm
ngon phù hợp với trẻ, cho trẻ ăn chín, uống sôi và an toàn tránh ngộ độc thực
phẩm
Khi chế biến song phải có vung đậy tránh bi côn trùng vào thực phẩm.
Thực hiện nghiêm túc kiểm thực 3 bước và lưu mẫu sau khi chế biến
Vệ sinh nhà bếp:
Chỉ đạo nhân viên nhà bếp thực hiện nghiêm túc khâu vệ sinh nhà bếp theo
lich hàng ngày, hàng tuần và tháng.
Vệ sinh trước và sau khi chế biến phải dọn dẹp, xắp xếp đồ dùng, dụng cụ
vào đúng nơi quy đinh, lau chùi quyét dọn sạch sẽ, mở quạt thông gió, mở các
cửa sổ để thông gió cho khô, thoáng nhà bếp trước khi đóng cửa ra về.
Các dụng cụ như: nồi, chảo, dao, thớt, máy xay thit, chậu,... hàng ngày phải
được rửa sạch, phơi khô dưới ánh nắng, trùng nước sôi dụng cụ đựng thức ăn
cho trẻ, vệ sinh trong và ngoài khu vực bếp.
Vệ sinh môi trường:
Rác và thức ăn hàng ngày phải để vào đúng nơi quy đinh, rác ngày nào phải
sử lý ngày đó không để đến hôm sau.Thùng rác phải có nắp đậy và để xa nơi chế
biến. Cống rảnh khu vực sân rửa thực phẩm, nhà bếp luôn được thông thoáng,
không ứ đọng. Hàng tuần tổng vệ sinh nhà bếp, khơi thông cống rãnh.
Vệ sinh đối với cô nuôi:
Mặc quần áo đồng phục trường, mang tạp dề, đầu tóc gọn gàng, móng tay,
móng chân phải cắt ngắn, sạch sẽ. Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chế
biến thức ăn cho trẻ, khi chia thức ăn phải có bao tay và đeo khẩu trang
2.3.6. Chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt bữa ăn, giấc ngũ cho trẻ.
Tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ:
Để đảm bảo cho trẻ ăn trưa, giáo viên cho trẻ vệ sinh trước và sau khi ăn
trưa.
13
(Hình ảnh trẻ vệ sinh trước và sau khi ăn trưa)
Tổ chức giờ ăn phải đúng theo giờ quy đinh, trong khi ăn giáo viên phải bao
quát được trẻ, không dọa nạt, quát mắng trẻ, luôn tạo không khí vui vẻ trong bữa
ăn, theo dõi khuyến khích, động viên trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất ăn của
mình, đặc biệt chú ý quan tâm đến những trẻ suy dinh dưỡng, ăn chậm, hay
ngậm thức ăn.. Khi chia thức ăn phải có khẩu trang 4 đến 6 trẻ ngồi ăn một bàn.
Hình ảnh trẻ ăn trưa
Tổ chức tốt giấc ngủ cho trẻ:
Để giúp trẻ có được giấc ngủ ngon giáo viên cần chuẩn bi đầy đủ các đồ
dùng cho trẻ như: xạp, chiếu, chăn, gối, màn đúng số lượng cháu.
Tạo cho trẻ có một tâm thế thoải mái yên tâm khi ngủ ở trường, cô ân cần
nhẹ nhàng âu yếm vỗ về hát ru trẻ ngủ. Đồng thời chú ý đến đóng cửa chớp kéo
rèm để tạo ánh sáng phù hợp, phòng ngũ phải đảm bảo ấm về mùa đông và mát
về mùa hè.
14
(Hình ảnh trẻ cho trẻ ngủ trưa)
2.3.7. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ trường học
Công tác kiểm tra giúp chúng tôi nắm bắt được việc thực hiện của giáo viên,
nhân viên về chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, qua đó biết được biện pháp
nâng cao chất lượng nuôi dưỡng đã được thực hiện đến đâu, và có những sai
lệnh để kip thời khắc phục.
Đối với nhân viên:
Kiểm tra thực phẩm đầu vào khi nhập để xem các thực phẩm đó có một số
loại thực phẩm nào không được tươi hoặc không đủ số lượng cân theo quy đinh
ở trong thực đơn.
Kiểm tra các thao tác chế biến món ăn có sạch sẽ, có đảm bảo vệ sinhATTP
không? có thực hiện theo quy chế bếp một chiều không? khâu chia thức ăn cân
có đúng không? khâu vệ sinh các đồ dùng trước và sau khi chế biến có rữa sạch
sẽ không... Việc sắp xếp vi trí các khu vực của nhà bếp có thuận tiện, gọn gàng
để tránh các loại côn trùng, chuột vào bếp hay không?
15
Kiểm tra các khu vực hoạt động của nhà bếp đã có biển đề rõ ràng: Nơi tiếp
nhận thực phẩm, khu tinh chế, khu nấu chín, khu chế biến thực phẩm chín, khu
chia thức ăn, khi thực hiện có làm lộn xộn không?
Nhà bếp có thực hiện nhiệm vụ theo bảng phân công công việc trong ngày:
Người nấu chính, nấu phụ, người tiếp phẩm, sơ chế thực phẩm, vệ sinh dụng cụ.
Bếp ăn có bảng thực đơn theo tuần phù hợp theo mùa, bảng đinh lượng suất ăn
hàng ngày và công khai tài chính cụ thể rõ ràng.
Nơi để thức ăn phải thoáng có kính để ngăn không cho ruồi, nhặng, muỗi
chuột đậu hoặc ăn vào. Bát thìa phải dùng bằng inox, không dùng loại nhựa tái
chế và phải đực tráng nước sôi trước khi ăn. sau khi sử dụng phải được rửa sạch
phơi khô và cất đúng nơi quy đinh
Người không phận sự không được vào bếp
Kiểm tra việc lưu mẩu, bảo quản và hủy mẫu lưu của tổ nuôi
Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện vi phạm hay làm chưa tốt nhà trường
họp tổ rút kinh nghiệm ngay để các cô chấn chỉnh lại việc làm chưa tốt của
mình.
Nếu trong giờ ăn mà do món ăn trẻ không thích hoặc chế biến chưa đảm bảo
sẽ rút kinh nghiệm chỉ đạo nhân viên tổ nuôi thay đổi cách chế biến...
Đối với giáo viện:
Giáo viên phải thực hiện tốt quy chế ở các nhóm lớp
Tiến hành kiểm tra đột xuất, không báo trước để tránh tư tưởng đối phó,
kiểm tra các giờ kiểm tra bữa ăn, giờ ngũ của trẻ, vệ sinh phòng, nhóm lớp… để
biết giáo viên có thực hiện đúng và thường xuyên không.
Kiểm tra theo dõi chất lượng bữa ăn: cháu ăn có đúng thực đơn không? đủ số
lượng cho cháu không? kiểm tra kỹ thuật chế biến món ăn có ngon, có hợp khẩu
vi với trẻ không? trẻ ăn có hết suất của mình không
Nhắc nhở giáo viên các lớp giới thiệu đúng tên món ăn cho trẻ và các chất
dinh dưỡng có trong món ăn đó.( tích hợp giáo dục dinh dưỡng trong giờ ăn)
Chính vì áp dụng tốt biện pháp trên nên trong các bữa ăn của trẻ ở trường
luôn hết xuất và không còn thức ăn dư thừa lại.
100% giáo viên thực hiện đúng quy chế chăm sóc nuôi dưỡng trẻ hàng ngày.
100% giáo viên thực hiện tốt phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
Đối với công tác y tế của nhà trường:
Kiểm tra việc cân đo theo dõi trẻ trên biểu đồ tăng trưởng của nhân viên y tế có
đúng thời gian và ghi chép cập nhật đầy đủ không, để đối chiếu so sánh rút kinh
nghiệm cho việc nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Việc thực hiện theo kế hoạch phối kết hợp với trạm y tế xã để tổ chức khám
sức khỏe cho cháu một năm 2 lần: Lần 1: Vào ngày 10/10; lần 2 vào ngày 10/4.
16
( Nhân viên y tế cân đo cho trẻ)
( Trạm y tế khám bệnh cân đo trẻ)
+ Đối với nhà trẻ: Một tháng cân đo một lần đánh giá theo dõi trên biểu đồ.
+ Đối với mẫu giáo: 3 tháng cân đo một lần đánh giá theo dõi trên biểu đồ.
Kết quả cân đo, khám sức khỏe của trẻ đều được thông qua phụ huynh tại
góc tuyên truyền của các lớp.
Phối hợp với phụ huynh học sinh cùng giám sát kiểm tra chất lượng ăn của
trẻ thường xuyên trong năm học.
2.3.8. Tăng cường công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh và cộng
đồng.
Công tác phối hợp tuyên truyền là một việc làm thường xuyên và rất cần
thiết. Giúp cho các bậc phụ huynh và giáo viên nắm được những phương pháp
chăm sóc, nuôi dạy trẻ theo khoa học. Thông qua hội cha mẹ học sinh tham gia
giám sát kiểm tra bếp ăn, chế độ ăn, chất lượng bữa ăn của trẻ tại các điểm trường.
Phụ huynh, giáo viên đăng ký bán thực phẩm sạch cho nhà trường theo giá
thi trường của từng thời điểm.
Hướng dẫn giáo viên thông tin bảng tuyên truyền tại lớp, thông qua giờ đón
trẻ, trả trẻ trao đổi với phụ huynh về tinh hình sức khoẻ, chế độ ăn uống, chăm
sóc để thống nhất phương pháp chăm sóc giáo dục, đề phòng một số bệnh theo
mùa, bệnh thông thường, trao đổi kinh nghiệm chăm sóc sức khoẻ trẻ và hinh
thành nề nếp thói quen cho trẻ trong ăn, ngủ, nề nếp sinh hoạt, chế độ luyện tập.
Tuyên truyền vận động tổ chức phong trào làm " Vườn rau cho Bé", tại các
khoảng đất tại các điểm trường.
Hàng ngày các cô giáo gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với phụ huynh trong lớp để
nắm tình hình sức khỏe của trẻ ở nhà trường qua giờ đón và trả trẻ .
Xây dựng các góc “ trao đổi phụ huynh” ở mỗi lớp. Dán các hình ảnh tuyên
truyền sinh đẻ có kế hoạch, tháp dinh dưỡng, tuyên truyền các món ăn chứa đầy
đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, cách phòng một số tai nạn cho trẻ, biểu đồ tăng
trưởng của mỗi nhóm/lớp để phụ huynh học sinh tham khảo nâng cao nhận thức
theo dõi sức khỏe của con mình.
17
Thông qua các hội thi như: “ Trang trí phòng nhóm”, “ Thi tuyên truyền về
dinh dưỡng”, “ Bé tập làm nội trợ”... tại trường để tuyên truyền kiến thức cho
các bậc cha mẹ để hiểu được tầm quan trọng của việc đưa trẻ ra trường mầm non
để học.
Phát thanh trong nhà trường: Là hình thức tuyên truyền rất hiệu quả cung cấp
các thông tin cần thiết tới phụ huynh do thông tin được phát trong giờ đón và trả
trẻ. Phối hợp cùng hội phụ nữ, ban văn hoá xã tổ chức tuyên truyền kiến thức
nuôi dạy con theo khoa học đến các bậc phụ huynh trên thông tin đại chúng, qua
các buổi sinh hoạt, hội họp đia phương tổ chức, kết hợp cùng nhà trường để tổ
chức các hội thi cho trẻ như bé khoẻ bé ngoan, nuôi con khoẻ, gia đình dinh
dưỡng trẻ thơ.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động nuôi dưỡng trong nhà
trường.
Qua một số biện pháp quản lý chất lượng nuôi dưỡng cho trẻ năm học 20162017 nhà trường đã đạt được thành tích đáng kể sau:
- Không có trường hợp nào bi ngộ độc thực phẩm và dich bệnh xảy ra trong
nhà trường.
- Qua kiểm tra y tế học đường, vệ sinh an toàn thực phẩm được trung tâm y
tế huyện đánh giá xếp loại tốt 100/100đ.
- Qua việc kiểm tra của phòng giáo dục về công tác an toàn trẻ em được
đánh giá làm tốt và đề nghi huyện công nhận.
- Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đoàn kết thống nhất cao
trong việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
- Phụ huynh tin tưởng ngày càng gửi con vào trường đông hơn, yên tâm hơn.
- Được lãnh đạo và nhân dân đia phương tin yêu.
- Bếp ăn được cải tạo theo đúng quy trình bếp 1 chiều.
- Được trang bi đầy đủ đồ dùng chăm sóc nuôi dưỡng theo hướng hiện đại
hoá.
- Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng được nâng cao và đi vào thực chất đảm
bảo thường xuyên.
- Học sinh khoẻ mạnh tăng cân giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng so với đầu năm là
5,4%.
Chính vì vậy khi áp dụng những giải pháp này vào công tác nuôi dưỡng đã
nêu trên, trường chúng tôi đã có những chuyển biến tích cực. Qua kiểm tra theo
dõi sức khỏe trẻ cuối năm học 2016 - 2017 tôi thấy tình hình sức khỏe trẻ thể
hiện như bảng sau:
18
Năm
học
2016
2017
phân loại kênh
Bệnh khác
cân nặng
chiều cao
Trẻ
Trẻ
Trẻ
Trẻ
mắc Bệnh
phát
suy
phát
Trẻ bệnh
tai
mắt
triển
dinh
triển thấp sâu
mũi tim
bình
dưỡng
bình
còi răng họng
thường
thường
Độ
tuổi
Tổng
số
trẻ
được
cân
đo
24 -36
tháng
55
54
1
54
1
2
8
3-4
tuổi
82
79
3
81
1
5
5
4-5
tuổi
90
85
5
88
2
5
7
5-6
tuổi
82
80
2
79
3
3
5
cộng
309
298
11
302
7
15
25
2
3.5%
97.9%
2.1
%
4.8%
8%
0.7%
Tỷ lệ 100% 96.5%
1
1
Nhìn vào bảng trên ta thấy kết quả tăng lên rõ rệt khi áp dụng các biện pháp ,
tỷ lệ trẻ bán trú và được cân đo theo dõi biểu đồ đat 100% tỷ lệ SDD giảm
xuống từ 12.7% xuống còn 3.5%, điều đó chứng tỏ công tác nuôi dưỡng trẻ của
nhà trường đã được quan tâm và chú trọng đến và việc áp dụng các giải pháp
trên cho ta một kết quả khả quan.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI
3. 1. Kết luận:
Trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở lứa tuổi mầm non nó đóng một
vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ ở các
mặt thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ. Hình thành những yếu tố đầu tiên của
nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, là nền móng vững trãi để chuẩn bi
đầy đủ mọi điều kiện tốt giúp trẻ vào lớp 1 trường tiểu học.
Đây là một trong những nội dung căn bản để giúp trẻ có được các điều kiện
trên đó là công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non. Giáo
viên,cô nuôi và nhân viên nhà bếp phải nắm vững kiến thức,trách nhiệm của
mình phải đảm bảo nuôi dưỡng trẻ khoẻ mạnh và an toàn. Chính vì vậy mà
trong năm học 2016- 2017 bản thân tôi đã cố gắng tích cực tham mưu với hiệu
trưởng nhà trường, xây dựng một số hoạt động, biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Các hoạt động bước đầu đã đem lại một số kết
19
quả đáng kể như: Đã nâng cao được nhận thức của đội ngũ giáo viên, nhân viên
trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Làm tốt công tác tham mưu với các ban
ngành đoàn thể đia phương để tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường đảm
bảo việc chăm sóc trẻ ngày càng tốt hơn. Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
được nâng lên, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm so với đầu năm học, quy trình chế
biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh, công tác vệ sinh được thực hiện nghiêm túc và
có hiệu quả.
3.2. Đề xuất - kiến nghị:
* Đối với phòng GD&ĐT:
Tổ chức các lớp tập huấn về công tác chăm sóc nuôi dưỡng để giáo viên,
nhân viên trong nhà trường có thêm một vốn kiến thức về cách xây dựng thực
đơn, chế biến món ăn và quy chế tổ chức giờ ăn.
Có kế hoạch bổ sung thêm một số tài liệu về dinh dưỡng về các trường học
ngay đầu năm học.Bên cạnh đó luôn luôn quan tâm và tạo điều kiện về mọi mặt
để nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
* Đối với sở giáo dục:
Tham mưu với ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung giáo viên , nhân viên còn thiếu
cho các trường mầm non đồng thời hỗ trợ các trang thiết bi đồ dùng đồ chơi cho
các trường mầm non.
Rất mong được sự quan tâm giúp đỡ đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh
đạo, các ban đồng nghiệp để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được đầy đủ hơn
để áp dụng có hiệu quả hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của nhà trường
Thọ xuân,ngày 05 tháng 05 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết không sao chép của người khác.
Tác giả
Lê Thị Tình
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Luật giáo dục 2005;
- Giáo trình dinh dưỡng trẻ em của Bùi Thi Thúy - chủ biên;
- Chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý trường MN theo quyết đinh số
382/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/01/2012;
- Hướng dẫn thực hiện nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ khối mầm non;
- Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi;
- Phần mềm dinh dưỡng;
- Thông tư 13 của Bộ GD & ĐT về an toàn trường học và phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ.
21