Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở trường MN thành vân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.93 MB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD & ĐT THẠCH THÀNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO
Ở TRƯỜNG MẦM NON THÀNH VÂN
NĂM HỌC: 2016 - 2017

Người thực hiện: Nguyễn Thị Quyên
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thành Vân
SKKN thuộc lĩnh mực : Quản lý

THẠCH THÀNH, NĂM 2017


MỤC LỤC
NỘI DUNG
1. Mở đầu

1

1.1. Lí do chọn đề tài

1

1.2. Mục đích nghiên cứu


2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2

2.1. Cơ sở lý luận
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm:
2.2.1 Thực trạng

2-3
3
3-4

2.2.2. Kết quả thực trạng

5

2.3. Các giải pháp, biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn
đề.
2.3.1. Giúp giáo viên nhận thức đúng về việc dạy kỹ năng sống

cho trẻ:
2.3.2. Chỉ đạo giáo viên xác định đúng các kỹ năng sống cần
dạy cho trẻ:

5
5-6

2.3.3. Tạo môi trường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

8-12

2.3.4. Chỉ đạo giáo viên lấy trẻ làm trung tâm để giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ.
2.3.5. Làm tốt công tác phối kết hợp giữa nhà trường và gia
đình trẻ:
2.3.6. Tạo tình huống để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

12-13

7

13-15
16-17

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm :

17

3. kết luận, kiến nghị


18

3.1. Kết luận

18

3.2 Kiến nghị

18


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết trong văn kiện Đại hội Đảng khóa XII tiếp tục
khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo
nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh
quá trình giáo dục chủ yếu từ “Trang bị kiến thức” sang “ Phát triển toàn diện
năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực
tiễn”[1] . Đây là quan điểm định hướng cho phát triển giáo dục và đào tạo ở nước
ta trong những năm tới. Bên cạnh đó giáo dục mầm non lại có một vị trí hết sức
quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn lực trí tuệ con người Vì giáo dục
mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng
cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em.
Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm
non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Do vậy, phát
triển giáo dục mầm non, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu tố
quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Giáo dục kỹ năng sống là một trong các nội dung cần thiết không thể
thiếu trong chương trình giáo dục nói chung và giáo dục Mầm non nói riêng
nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách. “Kỹ năng sống là một

yếu tố quan trọng điều khiển ý thức và hành vi của con người.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non sẽ mang lại cho các
cháu rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe, giáo dục và cả văn hóa
xã hội, giúp các cháu sớm có một cơ thể cường tráng, lành
mạnh về trí tuệ cũng như thể lực, sớm có ý thức và khả năng
thích nghi với cuộc sống, làm chủ bản thân, sống tích cực và
hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như cho
cộng đồng. Giáo dục 5 năm đầu đời có ý nghĩa cho cả cuộc đời.
Giáo dục mầm non chính là đặt những viên gạch đầu tiên cho
nền móng của nước nhà. Nếu “Móng” có “Chắc” thì “Tường”
với “Bền” và “Nhà” cũng mới “Vững” [2].
Chính vì vậy mà trong quá trình phát triển nhân cách nếu đứa trẻ sớm được hình
thành và tôn vinh các giá trị đích thực của mình thì các em sẽ có một nhân cách
phát triển toàn diện, bền vững và biết ứng xử phù hợp với xung quanh và có khả
năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống,
Xong thực tế hiện nay cho thấy ở các trường Mầm non đã và đang thực
hiện nhiệm vụ đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào các hoạt động
trong ngày nhưng kết quả chưa cao hình như giáo viên còn mải mê với các nội
dung của bài học chính mà chưa lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống hoặc
có lồng ghép cũng chỉ thoáng qua hay nói đúng hơn là chưa linh hoạt mà còn
dập khuôn máy móc chưa phát huy được tính tích cực sáng tạo ở trẻ
Với trách nhiệm lớn lao của một người cán bộ quản lý, tôi luôn trăn trở, suy
1


nghĩ tìm tòi làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
được tốt. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu, quyết
tâm cao, cần phải chú trọng công tác chuyên môn, làm tốt công tác xã hội hóa
giáo dục, công tác nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nhằm duy trì và phát triển
chất lượng giáo dục trong nhà trường ngày càng đi lên đáp ứng với yêu cầu sự

nghiệp giáo dục mầm non hiện nay.
Trải qua một thời gian nghiên cứu và thực hiện cùng với những lý do trên
mà tôi đã chọn đề tài:
“ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ Mẫu giáo ở trường Mầm non Thành Vân năm học 2016-2017 ”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Giáo dục kỹ năng sống là rèn luyện cách tư duy tích cực, hình thành thói
quen tốt thông qua các hoạt động và bài tập được trải nghiệm, nhằm giúp trẻ có
kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm,
giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong sinh hoạt hàng
ngày. Do vậy mà tôi viết đề tài này nhằm nâng cao chất lượng dạy giáo dục kỹ
năng sống cho giáo viên đồng thời nâng cao sự hiểu biết về giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi ở trường Mầm non Thành Vân
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi ở trường
Mầm non Thành Vân nơi tôi công tác
1.4. Phương Pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi đã sử dụng các phương
pháp sau:
- Phương pháp nghiên nghiên cứu lí luận: Đọc nghiên cứu tổng hợp các tài
liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
- Phương pháp nghiên nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp quan sát sư phạm:
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
+ Phương pháp thu nhận thông tin
+ Phương pháp thực hành trải nghiệm .
+ Phương pháp thống kê, xử lý số liệu..
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận
Trẻ em là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của

mỗi dân tộc. "Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai". Chăm sóc và giáo dục trẻ
ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo, đào tạo và
bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành con người của thế kỉ 21.Chẳng có một tâm hồn
nào có thể tỏa bóng yêu thương mà lại không bắt dễ từ một hạt giống đã ươm
sâu lòng nhân ái. Thật vậy ngay từ khi mới sinh ra trẻ đã được cha mẹ yêu
thương, nâng niu, chăm sóc. Nhưng để trẻ có được một nhân cách toàn diện, sau
này trở thành người công dân tốt thì chỉ sự yêu thương chăm sóc thôi là chưa đủ
2


mà cần giáo dục trẻ một cách khoa học, phù hợp và trường Mầm non chính là
môi trường thuận lợi nhất để giáo dục trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ đang
được ngành giáo dục triển khai và thực hiện khá tốt trong
trường mầm non. Tùy theo lứa tuổi, các cháu sẽ được bắt đầu
làm quen với các kỹ năng như giao tiếp, thích nghi, khám phá
thế giới xung quanh, kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng
tạo niềm vui, tự bảo vệ mình, kỹ năng làm việc nhóm, và kỹ
năng tự quyết một số tình huống phù hợp với lứa tuổi. Những
bài học với những yêu cầu khác nhau sẽ được các cô giáo thực
hiện ở từng lứa tuổi để các cháu có thể tiếp thu và thực hiện. Ví
dụ ở lứa tuổi từ 3-5 tuổi, trẻ sẽ được học các kỹ năng chào hỏi,
lễ phép với người lớn, biết cám ơn và xin lỗi. Một số kỹ năng tự
phục vụ như tự xúc ăn, tự uống nước, tự mặc áo quần và một số
kỹ năng vệ sinh cá nhân đơn giản như rửa tay bằng xà phòng
trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Kỹ năng khám phá thế giới
như nhận biết và cách gọi tên đồ dùng cá nhân, đồ dùng trong
gia đình, cách nhận biết sự việc, các mối quan hệ gần gũi với
trẻ trong cuộc sống. Lớn lên thêm một chút, các cháu được học
về kỹ năng bảo vệ mình như tránh xa các nơi nguy hiểm, bảo vệ

môi trường, vệ sinh răng miệng, cơ thể, kỹ năng tự phục vụ
mình như tự mặc quần áo, xếp áo quần và để đúng nơi qui
định… Các kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết các tình huống
đơn giản trong cuộc sống. Lý thuyết luôn đi đôi với thực hành
thông qua nhiều hoạt động hỗ trợ được tổ chức theo một thời
khóa biểu nhất định hàng tuần trong chương trình giáo dục,
khiến cho trẻ cảm thấy hứng thú với bài học theo phương pháp
học mà chơi, chơi mà học.[3].
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1./Thực trạng:
2.2.1.1. Vài nét khái quát về tình hình địa phương và nhà trường:
*Vài nét khái quát về địa phương:
- Thành Vân là một xã thuần nông có địa bàn dân cư phức tạp toàn xã có 11
thôn với tổng số 1.608 hộ và 6.636 khẩu với 2 dân tộc kinh và mường phần lớn
là nghề nông. Đời sống của nhân dân phụ thuộc vào thâm canh cây lúa nước,
vườn đồi và một số nghề buôn bán nhỏ, nhận thức của nhân dân về ngành học
mầm non còn nhiều hạn chế.
*Vài nét khái quát về trường mầm non Thành Vân năm học 2016-2017:
- Ngày hội đến trường của bé năm học 2016 - 2017 cũng là ngày vui của
nhân nhân địa phương trong lễ đón bằng nhận trường Mầm non Thành Vân đạt
chuẩn Quốc gia mức độ I. Phụ huynh học sinh thực sự vui mừng vì con em mình
được học tập và vui chơi dưới ngôi trường khang trang, sạch đẹp. Ngoài việc
3


đầu tư xây dựng trường lớp và mua sắm trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi
phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Cần phải
có nhiều biện pháp tích cực. Song trong quá trình thực hiện nhà trường có những
thuận lợi và khó khăn sau:
+ Thuận lợi:

Trường mầm non Thành Vân được sự quan tâm chỉ đạo của phòng GD &
ĐT Thạch Thành, cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương và các ban ngành
đoàn thể trong xã đã tạo điều kiện mua sắm, bổ xung cơ sở vật chất, trang thiết
bị tương đối đầy đủ, nhà trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức
độ 1, nhà trường được công nhận trường học Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn đảm
bảo cho việc dạy và học của cô và trò trong nhà trường.
100% trẻ đến trường được chia theo độ tuổi, bán trú do đó rất thuận lợi cho
việc triển khai thực hiện chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1.
Nhà trường có tổng số cán bộ giáo viên là 30 đồng chí, 100% số giáo viên
có trình độ chuẩn và trên chuẩn.
Đội ngũ giáo viên đều có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình trong công
tác luôn tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống
hàng ngày, yêu nghề, mến trẻ ham học hỏi và luôn có tinh thần tự học hỏi nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu giáo dục mầm non mới
hiện nay.
Đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường chỉ đạo sâu sát về các hoạt động
chuyên môn, sự đồng lòng của các đồng ngiệp và sự ủng hộ nhiệt tình của phụ
huynh học sinh, nên công tác chỉ đạo giáo viên thực hiện một số biện pháp nâng
cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo trong trường Mầm non
Thành Vân được tiến hành rất thuận lợi.
+ Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên nhà trường còn gặp một số khó khăn:
Toàn trường có 19 nhóm lớp với tổng số 417 trẻ trong đó có 17 nhóm lớp
học ở khu trung tâm còn 2 nhóm lớp học ở điểm lẻ, trình độ dân trí không đồng
đều, nên việc tuyên truyền để mọi người dân hiểu biết trong quá trình dạy trẻ 5
tuổi còn nhiều hạn chế.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, chăm sóc giáo dục trẻ
được đầu tư đầy đủ tuy nhiên trong đấy còn nhiều loại đồ dùng đồ chơi đã cũ,
mẫu mã chưa phong phú nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động giáo dục
của trẻ.

Một số phụ huynh do bận nhiều công việc nên nhiều khi còn chưa quan tâm
chú trọng đến việc học của trẻ, mà nhất là việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Sự phối hợp cùng cô giáo rèn nề nếp cho trẻ ở nhà còn hạn chế. Một số gia đình
do không nắm vững đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, nên thường để trẻ được tự do
thoải mái trong việc giáo dục kỹ năng cho trẻ không theo khoa học cũng chẳng
theo một qui tắc nào mà trẻ thích gì làm nấy thậm chí trẻ vứt rác bừa bãi thì cha
mẹ chống chế là con đang còn nhỏ hay khi gặp người lớn trẻ không chào thì nói
4


là “ Con nít ấy mà ” sau này lớn hẵng hay thậm chí có phụ huynh còn nói bằng
tí tuổi thì biết cái gì về kỹ năng sống mà dạy,
Bên cạnh đó một số giáo viên phương pháp giảng dạy còn khô khan , cứng
nhắc chưa linh hoạt sáng tạo trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mà
còn dập khuôn máy móc.
Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi là Hiệu phó
phụ trách chuyên môn đã trăn trở suy nghĩ để tìm ra những phương pháp, kinh
nghiệm để chỉ đạo giáo viên giúp trẻ có kỹ năng sống được tốt hơn.
2.2.2. Kết quả thực trạng.
Từ sự thiếu hiểu biết của các bậc phụ huynh về việc giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ, cũng như trong quá trình dạy trẻ của giáo viên tại lớp chưa thực sự
mang tính chất khoa học và phù hợp với lứa tuổi nên trong những năm qua còn
rất nhiều trẻ mẫu giáo vẫn rụt rè, nhút nhát và thiếu kỹ năng sống, ngôn ngữ diễn
đạt thiếu hụt ý và chưa có những mối quan hệ tình cảm trong xã hội thậm chí có
cháu còn chưa tự mặc quần áo. Cụ thể qua điều tra 342 trẻ tại các lớp Mẫu
giáovào thời điểm đầu tháng 9 năm học 2016-2017 cho thấy kết quả như sau:
Trước khi thực hiện đề tài
TS trẻ
khảo sát
Đạt

Chưa đạt
TT
Nội dung khảo sát
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ %
lượng
%
lượng
Kỹ năng tự phục vụ,
300
87.7%
32
12.3%
1
bảo vệ
250
73%
92
27%
2 Kỹ năng tự nhận thức
342
Nề nếp thói quen vệ
280
81.9%
62
18.1%
3
sinh

300
87.7%
36
12.3%
4 Kỹ năng giao tiếp
Giải quyết vấn để và
285
83.3%
57
16.7%
5
hợp tác
Quan sát vào bảng trên cho thấy còn rất nhiều trẻ thiếu tự tin, nhút nhát
chưa biết tự phục vụ bản thân chưa có nề nếp thói quen vệ sinh đặc biệt là kỹ năng
giao tiếp.
Từ thực trạng trên, tôi đã tìm ra những giải pháp tối ưu nhất để chỉ đạo
giáo viên áp dụng vào thực tế trong bài giảng và trong sinh hoạt hàng ngày
nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện để trẻ có một hành trang vững chắc chuẩn bị
bước vào tiểu học.
2.3. Các giải pháp, biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Từ thực trạng của nhà trường trong những năm gần đây và nhất là năm
học 2016-2017 này. Xuất phát từ nhận thức đúng đắn về ngành học Mầm non
của Ban quản lý nhà trường và đội ngũ giáo viên, cùng với việc nghiên cứu lý
luận quản lý chỉ đạo đổi mới phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt
5


muốn nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tại trường mầm non
Thành Vân đạt kết quả cao tôi đã sử dụng các biện pháp sau:
2.3.1. Giúp giáo viên nhận thức đúng về việc dạy kỹ năng sống cho

trẻ:
Để thực hiện tốt nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ việc đầu tiên cần
làm là phải giúp giáo viên nhận thức đúng về việc dạy kỹ năng sống cho trẻ, tại
sao tôi lại nói vậy, bởi lẽ trong một nhà trường có hơn 30 giáo viên mỗi giáo
viên là một cá thể riêng biệt họ khác nhau về cách nghĩ, cách làm mà nhất là về
trình độ năng lực của họ lại không đồng đều trong khi đó đội ngũ giáo viên lại
là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường. Chất lượng chăm
sóc giáo dục trẻ có thực hiện được hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý trí,
năng lực công tác của đội ngũ giáo viên nói chung và chất lượng giáo dục kỹ
năng sống nói riêng chính vì thế mà việc giúp cho giáo viên hiểu một cách
“Đúng đắn” về nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo là rất cần
thiết, do đó với tư cách là Phó hiệu trưởng chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường
tôi đã cùng với ban quản lý nhà trường tổ chức cho giáo viên tham gia học tập
các lớp chuyên đề do phòng giáo dục triển khai đồng thời trong buổi họp chuyên
môn hàng tháng tôi đi sâu nhấn mạnh những nội dung cần giải quyết nếu giáo
viên nào còn chưa rõ chưa hiểu được vấn đề thì cùng nhau thảo luận tháo gỡ
những vấn đề đó để tất cả giáo viên trong nhà trường đều nắm vững nội dung
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo. Và điều quan trọng là giáo viên phải
hiểu được rằng: Kỹ năng sống như những nhịp cầu giúp con người biến kiến
thức thành thái độ, giá trị, hành vi và thói quen lành mạnh. Vì vậy cần giáo dục
kỹ năng sống cho trẻ ngay từ khi còn thơ bé, sẽ giúp trẻ tự biết chăm sóc và bảo
vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm. Trẻ có thể hoà nhập nhanh với cuộc
sống xung quanh, biết cách phát triển các mối quan hệ với mọi người, với thiên
nhiên từ đó học hỏi và làm giàu có thêm vốn kiến thức, kinh nghiệm cũng như
các kỹ năng của bản thân. Nếu thiếu các kỹ năng sống cần thiết, trẻ sẽ khó tránh
khỏi những lúng túng, sai phạm thậm chí gặp nguy hiểm khi phải giải quyết các
tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Việc trang bị những kỹ năng sống
phù hợp sẽ giúp trẻ có cơ hội phát triển nhân cách đầy đủ và đúng hướng, nhưng
chúng ta cũng phải khẳng định với nhau rằng dạy kỹ năng sống không phải là ép
trẻ phải làm những cái mà người lớn muốn mà dạy trẻ có ý thức được những gì

trẻ cần làm và thực hiện chúng đúng cách. Chỉ có như vậy thì kỹ năng sống của
trẻ mới được hình thành và theo trẻ đến suốt cuộc đời

6


Ảnh hội nghị chuyên môn của nhà trường
2.3.2. Chỉ đạo giáo viên xác định đúng các kỹ năng sống cần dạy cho
trẻ:

.

Sau khi giáo viên đã nhận thức đúng về sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ thì việc thứ 2 mà tôi cần làm là tiếp tục giúp giáo viên xácđịnh rõ
ràng những kỹ năng sống cần dạy cho trẻ, vì thế mà trong hội nghị chuyên môn
đầu năm tôi đã triển khai đến toàn thể giáo viên trong nhà trường những nội
dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo gồm:
.

- Kỹ năng nhận thức
- Kỹ năng vận động,
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng tự phục vụ và bảo vệ
- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng hợp tác.
Khi giáo viên đã hiểu được những nội dung cần dạy trẻ. Là người chỉ đạo
chuyên môn cần tôi chỉ rõ hơn là những nội dung đó dạy vào thời điểm nào cho
phù hợp chẳng hạn kỹ năng nhận thức thì lồng vào các hoạt động học, hoạt động
góc và cũng có thể lồng vào các hoạt động khác trong ngày giáo viên cần lồng

ghép làm sao đó cho phù hợp với chủ đề và lứa tuổi.

7


Hình ảnh giờ hoạt động góc có lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
Hoặc đối với kỹ năng giao tiếp thì cô giáo thường xuyên trò truyện với trẻ
tạo cơ hội cho trẻ được nói chuyện được thể hiện khả năng giao tiếp của mình
mà nhất là khi trẻ được phát biểu ý kiến hay khi nhà trường tổ chức các hội thi
như: Bé hát dân ca, Bé khỏe Bé ngoan trẻ được tự giới thiệu về bản thân, bố mẹ,
anh chị em, địa chỉ nơi ở, tên trường lớp nơi bé học đây là lúc mà trẻ được
luyện kỹ năng giao tiếp nhiều nhất chính vì thế mà giáo viên nên tận dụng
những thời điểm thích hợp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ đạt kết quả tốt nhất.
Để thực hiện được biện pháp này giáo viên phải nhiệt tình luôn tâm huyết với trẻ
yêu thương trẻ như con mình sinh ra.

.

.

2.3.3. Tạo môi trường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ:
.
Nói đến môi trường chúng ta nghĩ ngay đến môi trường bên trong và bên
ngoài lớp học,Vì môi trường hết sức quan trọng nhất là môi trường trong lớp, ấn
tượng đầu tiên tác động vào sự chú ý của trẻ là toàn bộ sự bài trí, cách sắp xếp
trang trí trong lớp học của trẻ, trẻ quan sát xem xung quanh lớp mình có khác gì
nhà mình không? Chính môi trường lớp học sẽ tạo ấn tượng khó phai trong tâm
hồn trẻ, đây là điều kiện cần thiết cuốn hút trẻ vào các bài học tạo điều kiện cho
trẻ hứng thú hoạt động tăng khả năng sáng tạo. Do đó tôi thường xuyên nhắc
nhở giáo viên căn cứ vào mục tiêu giáo dục của từng chủ đề để tận dụng tối đa

môi trường không gian xung quanh lớp học sắp xếp các góc hoạt động cho linh
hoạt sáng tạo, khai thác triệt để các thiết bị, đồ dùng sẵn có, bổ sung thêm thiết
bị, đồ dùng tự làm. Mỗi góc hoạt động của trẻ có đặc điểm riêng nó phản ánh
đúng với nội dung của từng góc chơi chẳng hạn như: Góc hoạt động nghệ thuật
đặc thù của góc này là hoạt động với các đạo cụ âm nhạc trẻ đi lại nhiều nên cần
sắp xếp trang trí nơi yên tĩnh đủ không gian để trẻ hoạt động. Ngược lại đối với
góc học tập trẻ đi lại ít hơn mà chủ yếu hoạt động với sách, vở bút …nên tôi chỉ
.

8


đạo giáo viên bố trí nơi có đủ ánh sáng để không ảnh hưởng đế thị giác sau này
của trẻ. Hoặc góc xây dựng lắp ghép trẻ cũng đi lại nhiều thì sắp xếp trang trí ở
nơi không cản trở lối đi lại đủ diện tích để trẻ thiết kế công trình phù hợp với
chủ đề. Đấy là vị trí sắp xếp của các góc còn muốn cho các góc đấy hoạt động
thế nào cuốn hút sự chú ý của trẻ tham gia các hoạt động ra sao đặc biệt là khi
trang trí tôi nhắc nhở giáo viên khi trang trí phải thể hiện nổi bật được tính giáo
dục mà nhất là giáo dục kỹ năng sống.
Ví dụ: Chủ đề Bản thân: Nên lồng ghép nội dung rèn luyện kỹ năng tự
phục vụ và bảo vệ :
Tôi đã chỉ đạo các nhóm lớp ở góc học tập có dòng chữ “ Bé đang làm gì”
nên treo những hình ảnh trẻ đang đánh răng, rửa mặt, tự mặc quần áo, tự cầm
thìa bát để xúc cơm ăn, tự rửa tay, tự đeo giầy dép... Để phát huy tác dụng của
những hình ảnh này tác động đến trẻ thì trước giờ ăn cô dùng thủ thuật gọi trẻ
đến đứng xung quanh, cho trẻ quan sát những hình ảnh sau đó cô chỉ vào từng
hình ảnh rồi hỏi trẻ đây là những hình ảnh các bạn đang làm gì?các con có
muốn làm giống các bạn không sau đó lần lượt cô cho trẻ thực hành trải nghiệm,
xong muốn theo lập trình thứ tự thì cô cũng có thể treo hình ảnh trẻ đang thực
hiện theo cách: “ Đánh răng - rửa mặt - tự mặc quần áo - đi giầy dép...” hoặc “

Tự rửa tay bằng xà phòng - ngồi vào bàn ăn - tự cầm thìa xúc cơm ăn”...đối với
nội dung này thì nên áp dụng nhiều đối với trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi tuổi vì ở độ
tuổi này trẻ mới qua độ tuổi nhà trẻ tất cả các kỹ năng đều phụ thuộc vào người
lớn nên các kỹ năng tự phục vụ còn nhiều bỡ ngỡ chính vì thế mà để hình thành
những thói quen nề nếp cũng như luyện kỹ năng cho trẻ giáo viên cần lưu tâm
nhiều hơn. Nói như thế đối với lứa tuổi mầu giáo nhỡ 4-5 tuổi và mẫu giáo lớn
5-6 tuổi không phải chúng ta không cần giáo dục kỹ năng này mà vẫn tiếp tục
giáo dục trẻ nhưng đi sâu vào các kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
nhận thức...Ngoài ra tôi còn chỉ đạo giáo viên bài trí sắp xếp đồ dùng đồ chơi
gọn gàng ngăn nắp, sắp đặt vừa với tầm tay của trẻ để trẻ dễ lấy, dễ cất có như
thế mới cuốn hút trẻ đến lớp cũng như thu hút sự chú ý của trẻ vào chủ đề và các
hoạt động. Có rất nhiều cách tạo môi trường trong lớp để rèn luyện kỹ năng
sống cho trẻ nhưng dù là cách gì và làm như thế nào cũng phải phù hợp với chủ
đề và lứa tuổi. Đấy là môi trường bên trong lớp học còn môi trường bên ngoài
lớp học thì sao?
Ấn tượng đầu tiên gây sự chú ý của trẻ là khi trẻ bước chân vào cổng rường,
trẻ như bước vào một thế giới khác, thế giới của trẻ thơ với những bức tranh
lung linh đầy màu sắc. Vì thế cô giáo cần tạo cho trẻ một cảm giác an toàn thoải
mái đầy ấm cúng nhưng không thiếu phần thân thiện giúp trẻ vui với niềm vui
được đến trường vào mỗi buổi sáng mai.

.

.

.

.

.


.

.

.

9


Hình ảnh xây dựng môi trường bên ngoài lớp học
Với những câu chuyện cổ tích, những cây cỏ hoa lá những nhân vật ngộ
nghĩnh trang trí trên khắp tường rào và hành lang lớp học cũng cuốn hút sự chú
ý của trẻ. Vườn cổ tích cũng nơi giúp trẻ rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ rất có
hiệu quả.

Hình ảnh vườn cổ tích của bé
Trang trí môi trường ngoài lớp học có rất nhiều hình thức khác nhau, mỗi
hình thức đều có ưu điểm riêng chúng ta nên lựa chọn cách nào tốt nhất phù hợp
nhất thì thực hiện: Trang trí ở những nơi có nhiều người qua lại hoặc cổng ra vào
10


nơi mà phụ huynh và học sinh dễ quan sát do đó tôi chỉ đạo giáo viên dưới tán
cây to trong sân trường cũng có thể trang trí theo chủ đề.
.
Ví dụ: Chủ đề tết và mùa xuân: Giáo viên cắt những dây hoa đào, hoa mai
treo thành dải dài từ trên cành cây rũ xuống, cánh hoa mai màu vàng, hoa đào
màu hồng, tôi nghĩ nhị hoa nên trang trí bằng 1 hình tròn có in các thành ngữ “
Mừng Đảng Mừng xuân - Mừng đất nước đổi mới; Chúc mừng năm mới; Vạn

sự như ý ; An khang thịnh vượng…”
.

Lưu ý mỗi từ gắn vào 1 bông hoa, mỗi dây hoa là một thành ngữ rất có ý
nghĩa. Ngoài ra những hình ảnh được vẽ sơn trên mảng tường không phải lúc
nào cũng thay đổi như mảng tường trong lớp vì thế đối với những hình ảnh này
tôi tham mưu với hiệu trưởng nhà trường nên trang trí những hình ảnh mang tính
giáo dục nhiều hơn là tính trang trí.
.
Ví dụ: Hình ảnh 1 em bé đang nhặt rác bỏ vào thùng, Hình ảnh bé chào cô
khi đến lớp, Hình ảnh mọi người đang tham gia giao thông đi đúng phần đường
qui định, hình ảnh trong bài thơ Giúp bà...
.

Hình ảnh vẽ sơn lên mảng tường ngoài lớp học
Đối với góc thiên nhiên được trang trí và trồng nhiều cây cảnh, tạo cho trẻ
một không gian xanh, để mỗi ngày trẻ có thể tự mình chăm sóc cây xanh, tạo
cảnh quan sân trường sạch, đẹp. Ý thức được điều đó ngay từ đầu năm học trong
hội nghị phụ huynh tôi đã đề nghị giáo viên tuyên truyền tới cha mẹ trẻ về tầm
quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống để cha mẹ trẻ cung cấp các nguyên
vật liệu sẵn có ở địa phương, gia đình cùng cô giáo trang trí tạo môi trường giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo đạt hiệu quả .

11


Hình ảnh góc thiên nhiên của trẻ
Ngoài môi trường trong lớp, môi trường ngoài lớp ra môi trường xã hội
cũng rất quan trọng vì đây chính là nơi giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ
và giữa trẻ với những người xung quanh. Do đó tôi chỉ đạo giáo viên luôn tạo

bầu không khí thân thiện ấm áp để trẻ luôn có cảm giác an toàn khi đến trường
đúng với câu nói “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” mỗi thành viên trong
nhà trường luôn luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo về mọi phương diện.
2.3.4. Chỉ đạo giáo viên lấy trẻ làm trung tâm để giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ.
Thật vậy nói đến lấy trẻ làm trung tâm là nói đến việc trẻ được nói nhiều,
thực hành nhiều, được tự khám phá nhiều được thỏa mãn chí tò mò ham hiểu
biết kích thích sự thông minh sáng tạo của trẻ, bên cạnh đó khuyến khích trẻ
đưa ra những quyết định hay lựa chọn theo khả năng của trẻ. Chính vì thế khi
họp chuyên môn hàng tháng tôi luôn luôn chỉ đạo giáo viên khi giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ cô nên cho trẻ được nói, được làm chứ không giáo dục theo
kiểu “ Lý thuyết xuông” cô chủ động nói trẻ thụ động lắng nghe
Ví dụ: Khi tổ chức giờ hoạt động ngoài trời: Chủ đề cây xanh và môi
trường sống. Sau khi cho trẻ quan sát tìm hiểu về cây xanh xong cô muốn giáo
dục cho trẻ bảo vệ môi trường thì cô không nên nói là : Các con không được bẻ
cành, ngắt lá, không được chèo cây, hoặc không vứt rác bừa bãi.
Mà cô phải hỏi cá nhân để trẻ được tự trả lời theo suy nghĩ của trẻ:
.

12


Chẳng hạn như muốn cho cây cối được xanh tốt có môi trường trong sạch thì
các con phải làm gì? ( Con thưa cô muốn cho cây tươi tốt hàng ngày phải chăm
sóc cây, cháu khác lại nói con không bẻ cành ngắt lá… cô có thể cho các tiếp
theo nói để môi trường trong sạch con uống sữa xong thì con bỏ hộp sữa vào
thùng rác ạ…) Là người làm công tác chỉ đạo chuyên môn nhiều năm tôi thấy
hầu hết giáo viên Mầm non các trường nói chung và trường tôi nói riêng
giáo viên vẫn còn xem nhẹ phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm mà
khi giáo dục trẻ chủ yếu là cô nói nhiều mà trẻ chỉ ngồi chú ý lắng nghe

Ví dụ: Các con về nhà phải ngoan ngoãn nghe lời ông bà bố mẹ, khi bố
mẹ ăn cơm xong thì phải lấy tăm cho bố mẹ, không được tranh dành đồ chơi với
em… Điều này chứng tỏ rằng giáo viên không sử dụng phương pháp lấy trẻ là
trung tâm mà ngược lại do đó khi thăm lớp dự giờ tôi thường xuyên nhắc nhở
giáo viên phải chú trọng đưa biện pháp lấy trẻ làm trung tâm vào để soạn giáo
án cho đạt hiệu quả, hơn nữa trong năm học này tôi đã mạnh dạn đưa vào tiêu
chí chấm thi giáo viên giỏi cấp trường nếu giáo viên nào khi dạy trẻ mà không
sử dụng phương pháp lấy trẻ làm trung tâm thì giáo viên đó không đạt điểm tối
đa
Như chúng ta đã biết đối với lứa tuổi mẫu giáo tư duy của trẻ là tư duy trực
quan hành động bởi vậy trẻ được nói được trải nghiệm thì trẻ mới nhớ lâu còn
nếu trẻ cứ ngồi nghe cô nói thì rất nhanh quên. Để làm được điều này giáo viên
phải hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi phải nhiệt tình tâm huyết với con trẻ.
2.3.5. Làm tốt công tác phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình trẻ:
Trường Mầm non là ngôi nhà thứ 2 của trẻ vậy thì ngôi nhà thứ nhất và
ngôi nhà thứ 2 phải có cùng quan điểm và cùng thống nhất về cách chăm sóc
giáo dục trẻ cũng như trong một gia đình Bố và mẹ phải hoà hợp thì gia đình
mới hạnh phúc. Ngày càng nhiều bố mẹ quan tâm đến việc học kỹ năng sống
cho con, tuy nhiên không phải phụ huynh nào cũng hiểu tầm quan trọng của
việc học kỹ năng sống và tại sao trẻ lại cần được học kỹ năng sống. Ở lứa tuổi
mầm non, việc phát triển kỹ năng sống cho trẻ là vô cùng quan trọng. Đa
phần phụ huynh đều nhận thức được điều này nhưng không phải bậc cha mẹ nào
cũng có các phương pháp dạy con những kỹ năng sống đúng đắn, hầu hết sự lựa
chọn của phụ huynh đó là tìm cách nghiêm cấm con tiếp xúc với các rủi ro, việc
chỉ nghiêm cấm mà không giải thích, phân tích cho con hiểu lý do tại sao không
được làm điều đó thì lại càng kích thích tính tò mò khám phá của trẻ dẫn đến
việc giáo dục sẽ không có tác dụng. Nhận thức được điều đó ngay từ đầu năm
học tôi đã chỉ đạo cho các giáo viên khi tổ chức hội nghị phụ huynh đầu năm
nên lồng ghép thêm một số nội dung cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để cha
mẹ cùng hiểu và hợp tác.

Hình ảnh hội nghị phụ huynh đầu năm
.

13



dụ: Đối với trẻ 4 tuổi và 5 tuổi khi“ Giáo dục kỹ năng tự phục vụ và bảo vệ
”cô dạy trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đánh răng sau khi ăn và
trước khi đi ngủ thì đương nhiên phụ huynh phải nhắc nhở trẻ khi trẻ ở nhà nhất
là đánh răng trước khi đi ngủ vào buổi tối, hoặc phụ huynh cũng cần nhắc nhở
trẻ ở nhà tránh xa các nơi nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn như: Ao, Hồ, Sông,
suối ổ điện, bếp than, bếp củi không nên nghịch dao và những đồ chơi sắc
nhọn...Ngoài ra tôi cũng chỉ đạo giáo viên nên tuyên truyền với các bậc phụ
huynh về vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay về hiện trạng trẻ em bị xâm hại
thân thể để từ đó phụ huynh cũng cần giáo dục con em mình về 5 vòng tròn giao
tiếp để trẻ biết cách phòng tránh bị xâm hại,
“Vòng 1: Ôm hôn - Chỉ dùng với những người thân ruột thịt trong nhà như anh
chị em ruột, bố mẹ, ông bà.
Vòng 2: Khoác tay, nắm tay-Với họ hàng, thầy cô, bạn bè.
Vòng 3: Bắt tay- Khi gặp người quen biết.
.
Vòng 4: Vẫy tay - Nếu gặp người lạ.
.
Vòng 5: Xua tay - Để phòng tránh xâm hại trẻ em, hãy dạy trẻ phải biết xua tay
không tiếp xúc hoặc nếu cần, phải biết hét to để cầu cứu, bỏ chạy nếu những
gặp người xa lạ tiến lại gần và có những cử chỉ thân mật khiến trẻ bất an, khó
chịu”[4]

.


Giáo viên cần tuyên truyền với phụ huynh nên dạy trẻ về giới tính và các vùng nhạy
cảm và các vùng riêng tư, không được đụng vào vùng nhạy cảm của người khác, tránh xa và
không nghe theo lời người lạ mặt, phụ huynh cần nhắc trẻ nên kể cho bố mẹ và ngừi thân
của mình những điều trẻ cảm thấy sự hãi. Những nội dung này tưởng chừng như đơn giản
nhưng nó lại rất quan trọng đối với trẻ nhất là các bé gái do đó phụ huynh cũng cần để ý và
quan tâm hơn nhiều. Ngoài ra tôi còn chỉ đạo giáo viên trong giờ ngủ trưa giáo viên nên sắp
xếp các bé trai, bé gái nên nằm riêng ( Trai với trai, gái với gái) để tránh có những tiếp xúc
gần gũi tôi sợ rằng có thể trẻ vô tình xem phim ảnh ở nhà nên thường bắt trước những
hành động của người lớn dẫn đến hậu quả không tốt từ đó sẽ ảnh hưởng đến kỹ năng sống
sau này của trẻ. Còn đối với “ Giáo dục kỹ năng giao tiếp” trong giờ đón trả trẻ, khi trẻ
đến lớp phụ huynh cần nhắc trẻ chào cô và xin phép cô vào lớp đồng thời giáo viên dạy trẻ

14


quay lại chào bố mẹ sau khi bố mẹ hoặc người thân ra về, hơn nữa giáo viên cũng cần trao
đổi với phụ huynh giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường trong gia đình không khạc nhổ, vứt
rác bừa bãi ra nhà, hay nơi công cộng mà phải bỏ rác đúng nơi qui định. Biết cảm ơn và xin
lỗi đúng nơi đúng lúc

Hình ảnh phụ huynh dự hoạt động học giữa cô và trẻ
Thực sự mà nói không có gì vui hơn khi mà chính phụ huynh được trực
tiếp nhìn thấy con em mình được học được chơi dưới mái trường khang trang và
môi trường giáo dục thân thiện, phải nói rằng khi nhìn thấy trên khuôn mặt cha
mẹ học sinh ánh lên niềm vui tôi cảm thấy rất tự hào, hơn thế nữa nhiều phụ
huynh còn chia sẻ là với nhà trường về sự vất vả của các cô giáo khi họ được
chứng kiến về các hoạt động mà giáo viên phải thực hiện trong một ngày. Phải
chăng đây cũng là niềm an ủi động viên hay cũng là động lực thúc đẩy giúp các
cô hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.

Muốn làm được điều này trước hết cô giáo và người lớn ( những người
thân của trẻ nhất là bố mẹ ...) hiểu được rằng đối với lứa tuổi mẫu giáo trẻ chưa
biết hành vi nào xấu, hành vi nào tốt điều cần làm trước hết người lớn phải là
tấm gương sáng cho trẻ noi theo, phải yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng
với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ. Việc học của trẻ nếu luôn đựơc người lớn
khuyến khích, chia sẻ thì trẻ sẽ tự tin vào năng lực của bản thân hơn. Nhân cách
ý chí tình cảm của trẻ được hình thành thông qua chơi, chơi để lớn lên. Vì thế,
người lớn cần tạo cơ hội để trẻ chơi, từ đó giúp trẻ tìm ra nhiều cách học khác
nhau, những kinh nghiệm trẻ nhận được trong các trò chơi là nền tảng tạo nên sự
hăng hái học tập lâu dài ở trẻ, bởi trẻ nhận ra rằng, học vừa vui mà vừa có ý
nghĩa.

.

2.3.6. Tạo tình huống để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ:
.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non có nghĩa là người lớn chúng ta giúp
15


trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên
làm. Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non thì có rất ít bài thơ, câu
chuyện nhằm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mà hầu hết chỉ chỉ mang tính chất
giáo dục lễ giáo nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Nhưng trong xã
hội đang trên đà phát triển hiện nay mọi tình huống có thể xảy ra xung quanh trẻ
nên tôi đã mạnh dạn chỉ đạo giáo viên vào các buổi chiều hàng tuần nếu không
có nội dung ôn bài cũ hoặc làm quen với bài mới thì đưa nội dung giáo dục kỹ
năng sống vào hoạt động chiều, giáo dục vào lĩnh vực nào thì phải soạn cụ thể rõ
ràng ở lĩnh vực đó có thể tạo các tình huống để giáo dục trẻ nhưng phải phù hợp
với điều kiện của địa phương và nhà trường, có rất nhiều tình huống để ta áp

dụng vào dạy kỹ năng sống cho trẻ sau đây tôi đưa ra một vài tình huống cụ thể:
Ví dụ:
Tình huống 1: Trong ngày nghỉ bố mẹ cho con đi chơi thăm quan công viên
chẳng may con bị lạc thì con làm thế nào?
- Cô có thể cho trẻ tự thảo luận đưa ra các câu trả lời sau đó cô đưa ra cách giải
quyết: Nếu chẳng may con bị lạc thì con phải bình tĩnh không khóc lóc ầm ĩ mà
đứng yên ở chỗ đấy, để bố mẹ còn quay lại chỗ đó tìm, hãy chờ lúc laaukhoong
thấy thì lại chỗ chú bảo vệ nhờ gọi điện thoại hoặc nhờ người lớn thông báo lên
loa để tìm bố mẹ, tuyệt đối không đi lung tung tìm bố mẹ, không được đi theo
người lạ dù người lạ có hứa dẫn đến chỗ bố mẹ chẳng may người lạ họ bắt cóc
thì sao.
Tình huống 2: Nếu con ở nhà một mình có người gọi mở cửa con phải làm gì?
- Cũng như tình huống trên cô cho trẻ cùng thảo luận trả lời, cô nhận xét câu trả
lời của trẻ sau đó đưa ra cách giải quyết tốt nhất, trước hết cô giải thích với trẻ,
người gọi cửa cũng có người tốt nhưng cũng có nhiều người xấu nên tuyệt đối
không được mở cửa nếu như người đó có thể là người quen của bố mẹ, người
thu tiền điện…Vì khi các con mở cửa ra nếu là người tốt thì không sao còn gặp
phải người xấu sẽ vào ăn trộm đồ hoặc làm hại đến các con vì thế mà các con
phải ngoan nghe lời ông bà bố mẹ và người thân yêu của mình, cô có thể cho trẻ
xem tranhhoặc, vi deo có liên quan đến các tình huống cần dạy trẻ về kỹ năng
sống,
Tình huống 3: Không nhận quà người lạ:
Khi con đang chơi một mình hoặc chơi cùng các bạn trong xóm có một người lạ
đến cho quà và rủ con đi chơi thì con có đi không?
Trước hết cô cho trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ, cô dựa vào nội dung câu trả lời
của trẻ mà giải thích cho trẻ hiểu sau đó cô đưa ra biện pháp phù hợp nhất đó là:
- Thứ nhất khi có người có khác cho quà dù là người quen hay người lạ khi bố
mẹ chưa cho phép thì không được nhận.
- Thứ hai: Nếu nhận quà gặp người tốt thì không việc gì còn gặp phải người
không tốt thì các con sẽ bị người đó bắt cóc làm điều xấu sẽ nguy hiểm đến

tính mạng. Cuối cùng cô khẳng định rằng tuyệt đối các con không nhận quà
của người lạ
.
Như vậy, để hành động trở thành kĩ năng cần trải qua một quá trình. Giáo dục kỹ

.

.

.

.

.

.

16


năng sống cho trẻ phải gắn với các việc làm, tình huống cụ thể: trẻ được quan
sát người khác làm, trẻ được tự thực hiện để trải nghiệm. Sự trải nghiệm nhiều
lần sẽ giúp trẻ nhận thấy ý nghĩa thiết thực của việc làm, từ đó trẻ sẽ chủ động
vận dụng các kĩ năng cần thiết vào từng tình huống cụ thể trong cuộc sống.
Hàng ngày, chúng ta có thể giáo dục kỹ năng sống cho trẻ qua nhiều hình thức
khác nhau,
.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm :
Nhờ có sự nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, sự phấn đấu không ngừng của giáo
viên, sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường kết hợp áp

dụng các biện pháp mới. Sau gần một năm chỉ đạo việc nâng cao chất lượng
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non Thành Vân năm
học 2016 – 2017 đến nay đã đạt kết quả như sau:
.

.

TT

Nội dung khảo sát

2

Kỹ năng tự phục vụ, bảo
vệ
Kỹ năng tự nhận thức

3

Nề nếp thói quen vệ sinh

1

TS trẻ
khảo sát

342

Sau khi thực hiện đề tài
Đạt


Chưa đạt
Số
Tỉ lệ
lượng
%
7
2%

Số
lượng
335

Tỉ lệ
%
98%

336

98.2%

6

1.8%

340

99%

2


1%

340
99%
2
1%
Kỹ năng giao tiếp
Giải quyết vấn để và hợp
333
97.4%
9
2.6%
5
tác
Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy kỹ năng sống của trẻ sau khi áp dụng
các biện pháp mới tiến bộ rõ rệt,
Điểm đáng nghi nhận là số giáo viên nắm vững chuyên môn nói chung và
có biện pháp đổi mới phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nói riêng
nhiều hơn so với đầu năm hơn nữa số giáo viên tự giác hoàn thành các loại hồ sơ
sổ sách đầy đủ nhanh gọn và khoa học cũng tăng lên so với cách chỉ đạo cũ.
Đối với trẻ thì không bị nhàm chán khi tham gia các hoạt động mà rất hứng thú
say mê.
Bên cạnh đó điểm nổi bật nhất trong năm học là phụ huynh đã biết và hiểu
được việc làm của giáo viên mầm non, đã quan tâm đến con em mình nhiều hơn
và có trách nhiệm hơn so với các năm trước, đặc biệt là biết chia sẻ với với giáo
về nỗi khó khăn vất vả mà hàng ngày các cô phải trải qua. Đây cũng là nguồn
động viên an ủi rất lớn lao đối với cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp đứng lớp
điều này giúp cho cán bộ giáo viên trong nhà trường có thêm nghị lực vượt qua
mọi khó khăn để luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà cấp trên giao cho.

3. Kết luận , kiến nghị
3.1. Kết luận:
4

17


Qua thực tế nghiên cứu về vấn đề chỉ đạo việc đổi mới phương pháp chăm
sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non Thành Vân tôi đã rút ra một số kết luận như
sau:
- Để làm tốt nhiệm vụ người cán bộ quản lý thực sự là con chim đầu đàn
là người có tay nghề vững vàng là chỗ dựa tinh thần và chuyên môn cho giáo
viên. Phải thực hiện và nắm vững đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng luôn
tham mưu và ngoại giao tốt.
- Người quản lý phải nắm bắt tình hình của nhà trường năng lực của từng
giáo viên để phân công giáo viên phụ trách lớp phù hợp với trình độ năng lực
của từng người
- Tuy nhiên người quản lý phải biết vận dụng vào điều kiện thực tế của địa
phương để đề ra các biện pháp phù hợp với trường mình.
- Muốn thành công trong mọi việc trước hết bản thân tôi phải có lòng nhiệt
tình, tận tuỵ với công việc chỉ đạo cho từng giáo viên phải thực sự đi sâu về
chuyên môn bằng trách nhiệm và tâm huyết của mình.
3.2. Kiến nghị:
Để phát huy hiệu quả của các biện pháp chỉ đạo việc nâng cao chất lượng giáo
dục kỹ năng sông cho trẻ mẫu giáo tôi xin có một số kiến nghị sau:
- Về giáo viên: Thường xuyên bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên
nhằm nâng cao trình độ năng lực phẩm chất phù hợp với su thế phát triển giáo
dục trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước:
- Đối với nhà trường: Ban giám hiệu cần quan tâm tạo điều kiện thuận lợi
cho giáo viên được học tập, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn. Tham mưu

với các cấp các ngành từ sở đến phòng và cùng Đảng uỷ UBND xây dựng thêm
cơ sở vật chất trường học.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao
chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo trong trường Mầm non
Thành Vân năm học 2016-2017 ”. Vì điều kiện quá hạn hẹp, bản thân có nhiều
hạn chế cho nên trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những khiếm
khuyết. Rất mong được sự chỉ giáo của hội đồng khoa học nhà trường cũng như
hội đồng khoa học các cấp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thạch Thành, ngày 15 tháng 4 năm 2017
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết sáng kiến

Nguyễn Thị Quyên

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII ( Báo cáo chính trị )
2. Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng sống trên trang mạng xã hội googole.com
3. Trang mạng xã hội googole.com : Chuẩn bị hành trang cho trẻ đến trường và
bước vào cuộc sống
4. Báo mới đời sống, Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường Mầm non Th.s
Lưu Thị Thu Hằng. Khoa SP THMN

19



DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: NGUYỄN THỊ QUYÊN
Chức vụ và đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng Trường Mầm non Thành Vân

TT
1.

Tên đề tài SKKN
Một số biện pháp đổi mới
phương pháp chăm sóc giáo dục
trẻ ở trường Mầm non Thành
Kim – Thạch Thành

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)
Cấp Tỉnh

C


Năm học
đánh giá xếp
loại
2008-2009

20


2.

3.

“Bồi dưỡng về nhận thức và khả
năng thực hiện chương trình
giáo dục MN mới cho đội ngũ
giáo viên trong trường Mầm
non Thành Kim – Thạch Thành
– Thanh Hoá năm học 20112012”

Cấp Tỉnh

C

2011-2012

A

2014-2015


Một số biện pháp nâng cao chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ
trong trường Mầm non Thành

Cấp Huyện

Vân – Thạch Thành – Thanh
Hoá năm học 2014-2015

----------------------------------------------------

21



×