Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tại trường mầm non thạch bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD&ĐT THẠCH THÀNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN
THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” TẠI TRƯỜNG
MẦM NON THẠCH BÌNH

Người thực hiện: Đinh Thị Lan
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường mầm non Thạch Bình
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý


THẠCH THÀNH, NĂM 2017

MỤC LỤC
TT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3
2.3.1


2.3.2
2.3.3
2.3.4
2.3.5
2.4
3
3.1
3.2

NỘI DUNG

Trang
Mở đầu
1
Lý do chọn đề tài
1
Mục đích nghiên cứu
2
Đối tượng nghiên cứu
2
Phương pháp nghiên cứu
2
Nội dung
2
Cơ sở lý luận
2
Thực trạng của vấn đề
3
Các biện pháp đã sử dụng để nâng cao chất lượng phong trào 4
thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở

Trường mầm non Thạch Bình.
Huy động các nguồn lực cho việc xây dựng trường, lớp xanh, 4
sạch, đẹp, an toàn.
Chỉ đạo việc tổ chức dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc 8
điểm lứa tuổi , giúp trẻ tự tin trong các hoạt động
Công tác chỉ đạo rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
11
Phát huy tính sáng tạo của giáo viên trong việc tổ chức các 12
hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh, hiệu quả
Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, chăm sóc và phát huy 15
giá trị các di tích lịch sử, cách mạng ở địa phương
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
16
dục trong nhà trường
Kết luận, kiến nghị
17
Kết luận
17
Kiến nghị
18


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết, trường học là cái nôi đầu tiên cho mỗi trẻ em bắt
đầu cuộc sống học tập, rèn luyện. Đến trường, trẻ được học hành, vui chơi, được
tiếp thu những kiến thức, tri thức khoa học một cách có hệ thống, được rèn
luyện hành vi đạo đức, có kỹ năng cần thiết để hình thành và phát triển những
phẩm chất tốt đẹp của con người mới.
Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 60 Thế kỷ trước, thực hiện lời căn

dặn của Bác Hồ kính yêu: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy
tốt và học tốt”, ngành Giáo dục Việt Nam đã liên tục vượt qua những khó khăn,
thử thách để không ngừng phát triển. Phong trào thi đua Hai tốt thường xuyên
được đẩy mạnh và ngày càng có nhiều thành tựu nổi bật. Nhiều thầy cô giáo
được tôn vinh là những tấm gương sáng, là những “viên phấn vàng” trong phong
trào dạy tốt; nhiều học sinh có thành tích học tập xuất sắc, đạt nhiều giải cao
trên các trường thi quốc tế. Tiếp nối phong trào thi đua Hai tốt, trong những năm
qua, ngành Giáo dục- Đào tạo nước ta đã tổ chức thực hiện các cuộc vận
động: “Hai không”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và
sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”. Chúng ta có thể thấy rõ rằng: Cuộc vận động “Hai không” là tái tạo môi
trường sư phạm lành mạnh, làm nền tảng cho đổi mới giáo dục. Cuộc vận động
“Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo” nhằm
khẳng định vị trí quyết định của người thầy làm đầu tầu cho sự nghiệp giáo dục.
Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là “cơ
chế” Nhà nước và nhân dân cùng làm để phát triển sự nghiệp giáo dục; đồng
thời cụ thể hóa phong trào thi đua Dạy tốt - Học tốt, là giải pháp đột phá để nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện. [3].
Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã
được triển khai thực hiện rộng khắp trong các trường học trên mọi miền của đất
nước từ năm 2008. Trong gần 10 năm triển khai và thực hiện phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, sau mỗi năm học với vai
trò là người quản lý lãnh đạo điều hành nhà trường, bản thân tôi đã nghiêm túc
đánh giá, rút kinh nghiệm về những ưu điểm, hạn chế của các biện pháp, tìm ra
nguyên nhân của những yếu kém, hạn chế, từ đó đưa ra các biện pháp chỉ đạo
cho các năm học sau thật phù hợp sát với thực tế của nhà trường để ngày càng
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường, nâng cao chất
lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ; xây dựng trường, lớp luôn xanh, sạch, đẹp;
phát huy sự sáng tạo của giáo viên trong tổ chức các hoạt động. Trên cơ sở một
số kinh nghiệm đã được đúc rút trong quá trình triển khai thực phong trào thi

đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong những năm qua,
căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, căn cứ vào kế hoạch thực hiện
nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 của nhà trường đã xây dựng, là Hiệu trưởng nhà
trường thấy được vai trò quan trọng của việc phát động và thực hiện phong trào
thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường mầm
1


non tôi quyết định tham khảo tài liệu, nghiên cứu thực tế để tìm ra “ Một số biện
pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng phong trào thi đua xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực trong trường mầm non Thạch Bình” để tiếp tục chỉ đạo
thực hiện tại nhà trường trong năm học 2016 – 2017 và những năm học tiếp
theo.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm các biện pháp chỉ đạo để nâng cao chất lượng “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” trong trường mầm non Thạch Bình, góp phần
nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho trẻ trong trường mầm non.
Phát triển, rèn luỵên kỹ năng sống cho trẻ như kỹ năng học tập, kỹ năng
giao tiếp, ứng xử, kỹ năng mạnh dạn, tự tin, kỹ nằng tự bảo vệ …
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Năm nội dung “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Một số biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” ở trường mầm non Thạch Bình.
Đối tượng khảo sát thực nghiệm: 26 cán bộ giáo viên, nhân viên; 430 học
sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp quan sát, điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
Phương pháp thống kê sử lý số liệu
2. Nội dung

2.1.Cơ sở lý luận.
Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là
một phong trào nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện, xây dựng một môi trường giáo dục (cả về vật chất lẫn tinh thần) an toàn,
bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường vì người học, với
các mối quan tâm thể hiện thái độ thân thiện và tinh thần dân chủ. [1]
Trường học thân thiện là trường học tạo lập sự bình đẳng giới, xây dựng
thái độ và giáo dục hành vi ứng xử tôn trọng bình đẳng nam nữ. Chú trọng giáo
dục kỹ năng sống, giáo dục cho học sinh biết rèn luyện thân thể, biết tự bảo vệ
sức khỏe, biết sống khỏe mạnh, an toàn. Nhà trường là nơi huy động có hiệu quả
sự tham gia của học sinh, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh, của chính quyền, các tổ
chức đoàn thể, các đơn vị kinh tế và nhân dân địa phương nơi trường đóng cùng
đồng lòng, đồng sức xây dựng môi trường giáo dục thân thiện. [3]
Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của
trẻ. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, trẻ học tập hứng thú, chủ động tìm
hiểu kiến thức dưới sự chỉ bảo của cô giáo, gắn chặt giữa học và hành, biết thư
giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu
tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo. Để đào tạo
nên những con người có kỹ năng tư duy cao, tự tin phát triển năng lực của mình,
thì những phương pháp, hình thức giáo dục theo chương trình cũ không thể xây
2


dựng và phát triển cho trẻ những kỹ năng tư duy, kỹ năng tự khám phá, phát
triển năng lực của bản thân. Chính vì thế mỗi người quản lý, mỗi giáo viên cần
đổi mới phương pháp giáo dục, quản lý và dạy học theo phương pháp mới, từng
bước sử dụng hiệu quả công nghệ dạy học tiên tiến áp dụng vào thực hiện trong
các nhà trường.
Trong quá trình thực hiện đổi mới giáo dục, đổi mới công tác quản lý, đổi

mới phương pháp dạy học, thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”, đã giúp cho các nhà quản lý thực hiện tốt nhiệm
vụ chuyên môn. Thực hiện sáng tạo 5 nội dung xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực là cơ sở để hình thành mô hình trường thân thiện, lớp thân
thiện góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong các trường
mầm non.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
2.2.1. Thuận lợi:
Trường Mầm non Thạch Bình được thành lập từ năm 1984 trên cơ sở là
trường Mẫu giáo, từ chỗ chưa có địa điểm chính, các lớp mẫu giáo được học nhờ
ở nhà văn hoá thôn đến nay nhà trường đã có 01 điểm trường chính và 02 điểm
lẻ 18 lớp/430 học sinh.
. Đội ngũ giáo viên đảm bảo tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp, giáo viên nhiệt tình,
có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Nhà trường luôn nhận được sự quan
tâm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và nhân dân. Cán bộ giáo
viên, nhân viên trong nhà trường đạt trình độ chuyên môn chuẩn và trên chuẩn
100%. Giáo viên trẻ, tâm huyết với nghề.
Chất lượng giảng dạy và các hoạt động giáo dục của nhà trường ngày
càng được nâng cao. Trong 2 năm gần đây trường luôn đạt Danh hiệu Tập thể
Lao động tiên tiến được Ủy Ban nhân dân Huyện tặng khen.
Nhà trường thực hiện đầy đủ các phong trào thi đua do ngành phát động,
tuyên truyền, huy động được các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham
gia vào công tác giáo dục.
Chất lượng giáo dục đã có nhiều chuyển biến từ khi thực hiện phong trào
thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
2.2.2 Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi đó, nhà trường vẫn còn những khó khăn nhất
định như:
- Trình độ chuyên môn của giáo viên chưa đồng đều, việc đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng dạy học lấy trẻ làm trung tâm của một số giáo viên

chưa đạt hiệu quả, giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp còn thấp,
chưa có giáo viên giỏi cấp Tỉnh;
- Khuôn viên nhà trường chưa được quy hoạch, trường lớp chưa đảm bảo
tiêu chí xanh, sạch, đẹp. Cây xanh, bóng mát còn thiếu, quy hoạch các loại cây
hoa trong sân trường chưa phù hợp.
- Giáo viên chưa sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động tập thể và
chưa chú trọng đến rèn kỹ năng sống cho trẻ. Việc tổ chức các trò chơi dân gian,
3


hát những bài hát dân ca, dạy trẻ múa các điệu múa dân tộc chưa thường xuyên,
còn mang tính hình thức chưa phát huy được khả năng tự tìm tòi, khám phá của
trẻ. Trẻ ít được giao lưu, khi tham gia các hoạt động học tập, vui chơi còn rụt rè,
thiếu tự tin, ngại giao tiếp
2.2.3. Kết quả điểu tra thực trạng:
* Chất lượng cán bộ giáo viên, nhân viên:
Năm học
Tổng
Xếp loại chuyên môn
Giáo viên dạy giỏi các
số
theo chuẩn nghề
cấp
CBGV,
nghiệp
NV
Xuất
Khá
TB Trường Huyện Tinh
sắc

2014 - 2015
27
11
16
0
9
3
0
2015 – 2016
27
12
14
1
11
3
0
* Chất lượng đánh giá học sinh
Năm học
Tổng số
Học sinh giỏi các cấp
học sinh
Trường
Huyện
Tỉnh
2014 - 2015
290
145
6
1
2015 – 2016

310
198
7
0
Nhìn vào bảng số liệu thấy được chất lượng đội ngũ, chất lượng trẻ trong
2 năm học 2014 – 2015 và năm học 2015 – 2016 đã có sự chuyển biến nhưng
chất lượng giáo viên xếp loại chuyên môn đạt xuất sác chưa đạt 50%, giáo viên
giỏi cấp huyện còn quá ít, chưa có giáo viên giỏi cấp Tỉnh. Chính vì thế mà việc
thực hiện 5 nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tich cực” cần phải được duy trì và nâng cao chất lượng thực hiện thì
mới đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non hiện nay.
2.3. Các biện pháp áp dụng thực hiện.
2.3.1. Huy động các nguồn lực để xây dựng trường, lớp xanh, sạch,
đẹp, an toàn.
Căn cứ vào nội dung thứ nhất của phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” là “Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an
toàn” [1]. Với điều kiện thực tế tại trường mầm non Thạch Bình, khuôn viên nhà
trường tuy đã được quy hoạch và trồng cây xanh nhưng chưa thật phù hợp, chưa
có nhiều cây xanh, cây hoa. Muốn thực hiện được nội dung này vào đầu năm
học căn cứ vào thực tế của nhà trường, tôi xây dựng kế hoạch và phối hợp cùng
với Công đoàn phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực”. Cụ thể hoá nội dung thứ nhất trong 5 nội dung của chỉ thị
40/2008/CT-BGDĐT. Tuyên truyền để mọi người hiểu được ý nghĩa của phong
trào, cùng chung tay xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.
Để xây dựng sân trường có khuôn viên đường đi lối lại an toàn, có cây
xanh, cây hoa thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, nhưng phải phù hợp với khuôn
viên, diện tích sân trường. Trước tiên tôi quy hoạch lại diện tích sân trường lên
sơ đò tổng thể các khu vực sân chơi, chọn vị trí trồng cây, Tôi lên kế hoạch chọn
4



các loại cây để tròng, quy hoạch vị trí trồng cây, chú trọng chọn các loại cây vừa
có bóng mát, vừa tạo vẻ đẹp cho sân trường lại vừa dễ chăm sóc. Tuyên truyền,
phối hợp với các đoàn thể trong xã, hội phu quân, hội phụ huynh, cán bộ giáo
viên, nhân viên trong nhà trường cùng chung tay xây dựng khuôn viên sân
trường đảm bảo tiêu chí “ Xanh, sạch, đẹp, an toàn”. Cụ thể trường mầm non
Thạch Bình được Hội phụ huynh hỗ trợ kinh phí để tạo khuôn viên sân trường
thành từng khu theo quy hoạch, có đường đi lối lại giữa các bồn hoa, cây xanh
với tổng số tiền 35.560.000đ. Hội phu quân tặng 01 xe ô tô những miếng đá xẻ
nhỏ để lát đường đi giữa các bồn hoa trong sân chơi với nhiều hình thù cho đa
dạng và đẹp mắt.
Khi đã tạo được khuôn viên sân trường tôi tuyên truyền, kêu gọi các đoàn
thể trong và ngoài nhà trường ủng hộ để có đủ cây xanh, cây hoa trồng vào các
vị trí đã quy hoạch. Muốn cho sân trường nhanh có màu xanh và có bóng mát
cho trẻ vui chơi nên khi huy động tôi đã tuyên truyền để mọi người hiểu rõ yêu
cầu của nội dung thứ nhất trong phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” là xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, sự cần
và thiết phải có cây xanh bóng mát trong sân trường, mọi người đã ủng hộ nhiệt
tình. Hội người cao tuổi tặng cho 01 cây vú sữa; Hội phu quân tặng 01 cây khế;
01 cây vú sữa và 01 cây cau vua. Hội phụ huynh tặng 03 cây Lộc vừng, cán bộ,
giáo viên, nhân viên trong nhà trường ủng hộ 02 cây sung và các cây hoa để
tròng dưới gốc cây và vào các bồn hoa.
Tôi phối hợp với Công đoàn tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên
trong nhà trường trồng cây theo các vị trí quy hoạch. Chỉ đạo chuyên môn chia
khu vực chăm sóc và phân công cho giáo viên các nhóm, lớp chăm sóc cây mới
trồng và tự trồng thêm các loại cây hoa dưới các gốc cây, các bồn hoa đã được
chia. Vận động giáo viên chọn cây hoa trồng dưới gốc cây, hoặc trồng trong các
bồn nên chọn nhiều loại hoa khác nhau, màu sắc khác nhau, không trồng cùng
một loại hoa ở khu vực được chia để tạo màu sắc rực rỡ, đẹp mắt trong khu vực
được chia của lớp mình.

Ví dụ: Ở khu vực sân trước văn phòng tôi chia làm hai khu vực và giao
cho 02 lớp phụ trách.
Khu vực 1: Tôi phân chia cho lớp mẫu giáo lớn chăm sóc và trồng thêm
cây hoa , gợi ý cho giáo viên trồng một bồn hoa sam màu vàng, xung quanh bồn
hoa là cây xanh làm hàng rào thấp, sen kẽ hàng rào xanh là những bông hoa sam
màu vàng trông rất dẹp mắt
Khu vực 2: Tôi giao cho lớp mẫu giáo nhỡ, tôi cũng gợi ý giáo viên trồng
cây hoa sam nhưng chọn màu đỏ, cứ một bồn hoa màu vàng lại đến một bồn hoa
màu đỏ xen kẽ các hàng rào cây xanh màu sắc sân trường sẽ rực rỡ khi hoa nở
Để liên tục sân trường có hoa tôi gợi ý cho giáo viên chọn cây hoa sam
vừa có rất nhiều màu săc lại vừa dễ trồng mà liên tục có hoa, hoặc cây lá nhung
màu đỏ cũng rất đẹp… Nhà trường sẽ tổ chức đánh giá chất lượng và đưa vào
tiêu chí xếp loại thi đua hàng tháng để tạo không khí thi đua và phát huy sự sáng
tạo của giáo viên giữa các nhóm, lớp.
5


(Khuôn viên sân trường sau khi quy hoạch và trồng cây xanh và cây hoa)
Cùng với các nguồn lực là các đoàn thể, hội phu quân, người cao tuổi,
hội phụ huynh và giáo viên là những người tạo nên khuôn viên, trồng và chăm
sóc các loại cây theo quy hoạch. Nguồn huy động từ những trẻ độ tuổi mẫu giáo
trong nhà trường cùng tham gia chăm sóc bảo vệ cảnh quan môi trường cũng
được tôi đặc biệt quan tâm trú trọng. Huy động trẻ cùng chăm sóc bảo vệ cảnh
quan môi trường là thực hiện có hiệu quả tiêu chí “ Học sinh tích cực tham gia
bảo vệ canh quan môi trường,,,, biết giữ vệ sinh chung và tạo môi trường luôn
xanh, sạch, đẹp” của nội dung thứ nhất [1].
Để giúp trẻ tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, từng bước
được làm quen với công việc lao động, tôi chỉ đạo chuyên môn nhà trường xây
dựng kế hoạch lồng ghép rèn nề nếp, thói quen lao động, giáo dục trẻ ý thức bảo
vệ môi trường vào các chủ đè và cụ thể từng thời điểm trong ngày cho phù hợp.

Ví du: Trong các giờ hoạt động ngoài trời đến nội dung chơi tự do tôi chỉ
đạo giáo viên hướng dẫn cho trẻ tham gia cùng với cô bảo vệ, chăm sóc cây
trong sân trường. Trẻ nhỏ 3 – 4 tuổi thì nhặt lá rụng, nhặt rác trên sân trường bỏ
vào nơi quy định, trẻ lớn 5 – 6 tuổi thì tưới cây, lau lá, nhỏ cỏ, bắt sâu cùng cô.
Quan sát trẻ lao động tôi thấy trẻ rất thích thú, biết nhắc nhau làm việc, nhiều trẻ
tự giác khi có bạn không bỏ rác vào thùng đã nhắc để các bạn bỏ rác vào thùng
rác. Với những việc làm thường xuyên, liên tục tưởng chừng đơn giản nhưng đã
giáo dục trẻ tính tự giác, thói quen hoạt động tập thể, yêu lao động và gần gũi
với môi trường thiên nhiên. Từ đó trẻ biết trân trọng những thành quả lao động
đã làm nên, biết giữ gìn và bảo vệ các cây xanh, cây hoa có trong sân trường.
Biết bảo vệ môi trường luôn sạch, đẹp.

6


( Hình ảnh trẻ MG 5 – 6 đang lau lá, chăm sóc cây trong góc thiên nhiên )
Cùng với huy động các nguồn lực tạo môi trường bên ngoài việc tạo môi
trường lớp học luôn xanh, sạch đẹp, an toàn cũng là một nhiệm vụ quan trọng
mà người Hiệu trưởng phải quan tâm trú trọng. Làm tốt được nhiệm vụ này
nguồn huy động mà tôi nghĩ đến là giáo viên và phụ huynh ở các nhóm lớp. Để
nhóm, lớp xanh, tôi chỉ đạo các nhóm, lớp xây dựng góc thiên nhiên, trồng
những chậu hoa nhỏ, chậu cây cảnh… đảm bảo góc thiên nhiên da dạng các loại
cây, hoa và luôn tràn ngập sắc màu thiên nhiên vì đây nơi trẻ được hoạt động
trong các giờ hoạt động góc, hoạt động ngoài trời …. Ngoài ra để nhóm, lớp
xamh tôi chỉ đạo mỗi nhóm, lớp trang trí thêm các các dây hoa trên các ô cửa sổ,
trước cửa lớp để tạo không gian trong lớp luôn xanh.
Hoạt động chính trong lớp học là dạy và học, chính vì vậy việc trang trí
lớp học cho phù hợp với chủ đề cũng rất cần thiết. Muốn có một lớp học thân
thiện, thoáng mát và sạch, đẹp thì việc trang trí nhóm, lớp đẹp, hấp dẫn trẻ cũng
là một vấn đề. Tôi đã chỉ đạo giáo viên trang trí nhóm lớp theo đúng chủ đề, có

góc trưng bày sản phẩm, để hàng ngày sau những buổi học trẻ sẽ trưng bày các
sản phẩm tạo hình của trẻ lên góc, tạo cho lớp học thân thiện, gần gũi với trẻ.
Ngoài ra tôi chỉ đạo giáo viên tạo góc mở để trẻ được cùng cô trang trí, giúp trẻ
thật sự thoải mái khi đến lớp học và lớp học thật sự gần gũi, thân thiện với trẻ.
Ví dụ: Với lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi khi trang trí mảng chủ để lớn trong
lớp, tôi chỉ đạo giáo viên tổ chức cho trẻ cùng trang trí với cô giáo, để phát huy
tính sáng tạo của trẻ, cô giáo giới thiệu cho trẻ tên chủ để sẽ học và gợi ý để trẻ
suy nghĩ cần trang trí những gì, sau đó cho trẻ chọn các loại tranh ảnh cô đã sưu
tầm gắn lên góc chủ đề cho phù hợp. Đối với trẻ được chủ động chọn những
tranh ảnh theo chủ đề, phối hợp với nhau để trang trí lên mảng tường có sự
hướng dẫn định hướng của giáo viên, trẻ rất hứng thú và luôn có ý thức bảo vệ
giữ gìn những thành quả mình làm nên.
Hoạt động trang trí môi trường lớp học, không chỉ có trẻ, giáo viên tham
gia mà tôi còn chỉ đạo giáo viên huy động sự tham gia của các bậc phụ huynh để
7


cùng trang trí nhóm lớp, có thêm người là có thêm lý tưởng làm đẹp cho lớp
học. Khi huy động phụ huynh cùng tham gia trang trí môi trường lớp học sẽ giúp
cho trẻ thấy được sự chung tay của cô giáo, của cha mẹ cùng làm đẹp cho lớp
học trẻ sẽ cảm nhận được sự quan tâm của mọi người đối với trẻ, từ đó giáo dục
trẻ lòng biết ơn, kính trọng, ý thức bảo vệ giữ gìn môi trường lớp học.
Một trường lớp học thân thiện gắn liền với cảnh quan trong và ngoài lớp
học. Để môi trường lớp học thân thiện người quản lý phải quan tâm đến quy
hoạch cảnh quan, tạo ra một môi trường thân thiện nhưng phải đảm bảo an toàn
cho trẻ khi chơi. Trong chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường trong và ngoài
lớp học tiêu chí an toàn luôn được đặt lên hàng đầu. Khi giáo viên làm tôi trực
tiếp kiểm tra khi thực sự thấy an toàn mới được đưa vào sử dụng.
Ví dụ: Khi chỉ đạo giáo viên trang trí, sắp xếp các bình hoa, cây cảnh trên
các khung cửa sổ, ở góc lớp sẽ tạo nên một khung cảnh lớp học sinh động, đẹp

mắt và mát mẻ, đôi khi cũng dùng để làm đồ dùng trực quan phục vụ cho bài
dạy của cô giáo. Tôi yêu cầu giáo viên viên khi đặt những chậu cây, treo những
giỏ hoa trên cửa sổ …. phải đảm đảo tuyệt đối an toàn từ chọn chậu đến chọn vị
trí đặt vừa thuận tiện khi sử dụng làm đồ dùng dạy học nhưng tuyệt đối an toàn
cho trẻ và cho giáo viên
Như vậy, khi huy động được các nguồn lực cùng chung tay xây dựng
trường lớp đã thực sự đem lại một môi trường thân thiện ở lớp, ở trường, phát
huy được tính tích cực trong học tập cho trẻ và thực hiện có hiệu quả nội dung
thứ nhất: “Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn”.
2.3.2. Chỉ đạo việc tổ chức dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc
điểm lứa tuổi của trê, giúp trẻ tự tin trong các hoạt động
Để thực hiện đạt kết quả nội dung “ Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với
đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp cac em tự tin trong học
tập” [1]. thì việc chỉ đạo giáo viên đưa chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non
lấy trẻ làm trung tâm” vào thực hiện trong các hoạt động dạy trẻ là rất quan
trọng. Vào đầu năm học tôi chỉ đạo chuyên môn tổ chức cho giáo viên nghiên
cứu tài liệu chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” [2].
Giúp giáo viên hiểu thặt sâu các phương pháp giáo dục theo quan điểm “ Dạy
học, lấy trẻ làm trung tâm”. Trong công tác xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên
môn, tôi đưa vào nội dung đổi mới của nhà trường trong năm học 2016 – 2017
là “ Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm dạy học lấy trẻ làm
trung tâm”. Tôi chỉ đạo chuyên môn trong các buổi sinh hoạt đưa nội dung của
chuyên đề ra cùng thảo luận về nội dung, phương pháp dạy học “Lấy trẻ làm
trung tâm” để tất cả giáo viên hiểu sâu sắc “ Dạy học lấy trẻ làm trung tâm” là
như thế nào? Từ đó mới vận dụng có hiệu quả vào tổ chức các hoạt động dạy trẻ.
Trên cơ sở hiểu rõ mục đích của “ Dạy học, lấy trẻ làm trung tâm” tôi chỉ đạo
giáo viên căn cứ vào tình hình thực tế, vào nhận thức của trẻ trong nhóm, lớp
mỗi giáo viên tự tìm cho mìmh một phương pháp dạy học tốt nhất để phát huy
tính chủ động sáng tạo của trẻ trong học tập và rèn luyện. Giáo viên phải tích
cực đổi mới phương pháp giảng dạy học để gây hứng thú, phát huy tích cực, chủ

8


động, sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của trẻ.
Với phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm, vai trò của giáo viên chỉ là
người hướng dẫn, gợi mở, tạo điều kiện cho trẻ được thực sự tham gia và trải
nghiệm, được bày tỏ suy nghĩ và mạnh dạn biẻu đạt những gì mà trẻ nghĩ, giúp
trẻ thảo luận và tìm ra các hướng giải quyết. Giáo viên có thể cho trẻ hoạt động
theo nhóm ( tuỳ theo yêu cầu cảu từng hoạt động) để trẻ có cơ hội cùng nhau
chia sẻ và phát biểu ý kiến của mình. Việc tranh luận sẽ giúp trẻ hiểu sâu hơn,
nhớ nhanh kiến thức, vì trẻ được tiếp thu kiến thức một cách chủ động, thoải
mái. Vận dụng phương pháp này tạo cho trẻ ý thức tự giác trong học tập, rèn
luyện cho trẻ thói quen tìm tòi, suy nghĩ, tự giải quyết vấn đề, từ đó hình thành ở
trẻ thói quen chủ động, độc lập, sáng tạo, biết chia sẻ những suy nghĩ của mình
với người khác. Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy sẽ tạo được
hứng thú cho trẻ trong giờ học khuyến khích trẻ đi học chuyên cần, thích học, từ
đó trẻ sẽ tích cực, chủ động, sáng tạo và luôn có ý thức phấn đấu vươn lên [2].
Ví dụ: Trong tổ chức hoạt động làm quen với chữ cái ch trẻ 5 – 6 tuổi, để
tài “ Nhận biết nhóm chữ cái u,ư” sau khi cho trẻ quan sát, nhận biết các chữ cái
u,ư, đến hoạt động luyện tập nhận biết các chữ cái trên mặt con xúc sắc. giáo
viên tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm, cô đeo con xúc sắc trên bề mặt có dán
các chữ cái u,ư, cho trẻ ngồi theo nhóm để trao đổi, thảo luận với nhau, thống
nhất chọn đúng các chữ cái mà cô giáo yêu cầu.

( Hình ảnh trẻ 5 – 6 tuổi đang học giờ làm quen chữ cái u,ư)
Ngoài ra, để việc dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi
giáo viên phải hiểu rõ từng đối tượng trẻ trong lớp thì mới có những biện pháp
dạy học đạt hiệu quả. Ngay từ đầu năm học tôi chỉ đạo giáo viên các nhóm lớp
khảo sát sơ bộ đẻ phân loại đối tượng trẻ, xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt
động phù hợp với các đối tượng trẻ trong lớp. Trong các giờ học chú ý đến các

đối tượng trẻ yếu, nhút nhát để luôn quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ trẻ kịp thời để
trẻ theo kịp với các bạn trong lớp,
9


Trong các buổi họp chuyên môn, tôi khuyến khích giáo viên có kinh
nghiệm trong giảng dạy đưa ra các ý tưởng mới trong tổ chức các hoạt động dạy
trẻ mang lại hiệu quả, để giáo viên học tập vận dụng thực hiện, từ đó giúp giáo
viên tự hoàn thiện các kỹ năng chuyên môn như: kỹ năng lập kế hoạch giảng
dạy, kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy trẻ, kỹ năng sử dụng công nghệ thông
tin … Làm được những điều này sẽ giúp cho người giáo viên tự tin hơn trong
mọi công việc, dễ dàng xử lý được các tình huống xẩy ra trong giờ học, tạo được
tâm thế thoải mái, thân thiện, gần gũi với trẻ và chất lượng, hiệu quả giờ dạy sẽ
đạt cao hơn.
Với nội dung “Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của
học sinh, giúp các em tự tin trong học tập” [1]. Trong việc xây dựng và lập kế
hoạch hoạt động của trường, tôi luôn xác định rõ các mục tiêu, nội dung hoạt
động chuyên môn. Phối hợp với chuyên môn cùng thảo luận, tìm ra các biện
pháp thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của trường, vận dụng linh hoạt
những biện pháp, nhằm thực hiện và đạt được các mục tiêu đã đề ra. Cùng với
việc xác định rõ mục tiêu, phối hợp với chuyên môn thảo luận để đưa ra các biện
pháp dạy học tích cực thì việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác
quản lý, giảng dạy, kết hợp với đổi mới phương pháp dạy học là một việc làm
cần thiết, giúp giáo viên tổ chức được các hoạt động dạy và học đa dạng, phong
phú tạo được hiệu quả cao trong hoạt động học tập, rèn luyện của trẻ. Để giúp
giáo viên có thể thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức các
hoạt động dạy trẻ, tôi luôn tạo điều kiện cho giáo viên tiếp xúc với công nghệ
thông tin trong soạn, giảng, nối mạng intenet để giáo viên cập nhật, khai thác
những tư liệu trực quan sinh động, đẹp mắt có tính thực tế trên mạng để thiết kế
các hoạt động dạy trẻ, tạo hứng thú cho trẻ trong giờ học, giúp trẻ hiểu sâu hơn

nội dung kiến thức của bài học, các hoạt động dạy trẻ theo cách soạn giảng
PowerPoint với những hình ảnh sinh động thu hút trẻ tích cực, chủ động tham
gia vào các hoạt động, giờ học đạt hiệu quả cao hơn. Để giúp giáo viên hoàn
thiện những kỹ năng về công nghệ thông tin tôi tổ chức cho giáo viên học tập,
chọn một giáo viên thành thạo công nghệ thông tin hướng dẫn các kỹ năng soạn
thảo giáo án, kỹ năng lấy hình ảnh, âm thanh và thiết kế thành những thành
những Slide để đưa vào dạy trẻ. Qua các buổi học giáo viên đã biết ứng dụng
công nghệ thông tin vào thiết kế các hoạt động dạy trẻ, sử dụng các phương
pháp dạy học một cách linh hoạt, nhẹ nhàng, thoải mái, tạo được sự hứng thú,
say mê học tập và khả năng sáng tạo của trẻ. Nắm vững các phương pháp dạy
học tích cực, vận dụng kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học vào giảng dạy để vừa đạt mục tiêu giáo dục, vừa phù hợp với đối
tượng trẻ và điều kiện thực tế của trường.
Việc chỉ đạo giáo viên vận dụng những phương pháp dạy học tích cực vào
dạy trẻ đã giúp giúp giáo viên từng bước hoàn thiện những kỹ năng sư phạm, từ
đó vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong công tác giảng dạy và giáo dục trẻ. Quá
trình vận dụng những phương pháp dạy học tích cực này, sự say mê học tập và
những tiến bộ rõ rệt của trẻ chính là nguồn động lực thúc đẩy giáo viên luôn nỗ
10


lực và phấn đấu không ngừng để ngày càng nâng cao chất lượng tổ chức các
hoạt động dạy trẻ. Việc áp dụng tổ chức các hoạt động dạy trẻ theo quan điểm
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã giúp cho người giáo viên nắm bắt được khả
năng nhận thức của các đối tượng trẻ, biết vận dụng linh hoạt những phương
pháp dạy học tích cực sao cho phù hợp vào dạy trẻ, từng bước uốn nắn, tạo điều
kiện để trẻ khắc phục những mặt hạn chế, đồng thời giúp trẻ phát huy tối đa khả
năng của bản thân vào thực hiện các hoạt động. Đây là điểm mấu chốt trong nội
dung : “Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở
mỗi địa phương, giúp trẻ tự tin trong học tập” [1].

2.3.3. Công tác chỉ đạo rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
Rèn kỹ năng sống cho trẻ cũng là một nhiệm vụ quan trọng đối với nhà
trường, với trẻ mầm non: Đây là giai đoạn trẻ học, tiếp thu, lĩnh hội những giá
trị sống để phát triển nhân cách, trẻ rất dễ bộc lộ cảm xúc, chưa có nhiều kỹ
năng, vốn hiểu biết về thế giới xung quanh còn nhiều hạn chế do đó nhiều trẻ
còn thụ động, không biết ứng phó với các tình huống nguy cấp, không biết tự
bảo vệ mình trước nguy hiểm hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác…. Do đó,
việc dạy kỹ năng sống cho trẻ là rất cần thiết bởi kỹ năng sống thúc đẩy sự phát
triển cá nhân trẻ, giúp trẻ có nhận thức đúng và hành vi ứng xử phù hợp ngay từ
độ tuổi mầm non
Để làm tốt công tác rèn kỹ năng sống cho trẻ. Ngay từ đâu năm học căn
cứ vào tình hình thực tế nhà trường, tôi chỉ đạo chuyên môn xây dựng kế hoạch
rèn kỹ năng sống cho trẻ. Chỉ đạo giáo viên căn cứ trên kế hoạch rèn kỹ năng
sống cho trẻ của nhà trường xây dựng tự lên kế hoạch rèn kỹ năng sống cho trẻ
của lớp mình phụ trách phù hợp với độ tuổi và thực tế của lớp. Xác định rõ
những nhóm kỹ năng sống cần rèn luyện cho trẻ như kỹ năng tự tin ; kỹ năng
hoạt động theo nhóm, kỹ năng giao tiếp lịch sự, kỹ nằng tự bảo vệ .... Vận dụng
linh hoạt việc đưa nội dung tích hợp rèn kỹ năng sống cho trẻ vào các hoạt động
trong ngày cho phù hợp và hiệu quả
*Rèn luyện kỹ năng tự tin
Để rèn luyện kỹ năng này tôi chỉ đạo giáo viên phải luôn tôn trọng trẻ, giúp
trẻ xây dựng hình tượng tốt của chính mình. dùng lời động viên trẻ một cách
chân thành và trong mọi việc cô phải luôn nói “ con có thể làm được” để dần
củng cố niềm tin vào bản thân cho trẻ.
Ví dụ : Trong giờ thể dục, một số trẻ sợ độ cao nên không dám trèo lên
xuống thang, cô giáo không ép buộc trẻ phải thực hiện hoạt động đó ngay lập
tức mà sẽ khuyến khích trẻ với lời động viên “ con có thể trèo được…” để trẻ tự
tin thể hiện bản thân mình trước các bạn.
Hoặc : Khi trẻ xung phong lên hát trước cả lớp, cô giáo sẽ khen ngợi là
trẻ rất giỏi, rất mạnh dạn…để lần sau trẻ tự tin và không e ngại khi biểu diễn

trước đám đông…..
* Rèn kỹ năng hoạt động theo nhóm. Đây là một kỹ năng cần thiết giúp trẻ
thực hiện tốt các hoạt động học tập, vui chơi trong ngày. Tôi chỉ đạo giáo viên tổ
chức hoạt động nhóm trong học tập cũng như trong các hoạt động tập thể giúp
11


trẻ phát huy hết khả năng học tập theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo, trẻ tự
bộc lộ khả năng của mình, tự tìm tòi, tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới.
Thông qua cách làm việc theo nhóm giúp trẻ có điều kiện hợp tác, trao đổi, tự
học lẫn nhau. Khi làm việc theo nhóm, tự các nhóm có quyền lựa chọn cách thực
hiện nào tùy thích nhưng phải đạt được yêu cầu cô giáo giao cho.
* Rèn kỹ năng giao tiếp lịch sự : Đây cũng là một kỹ năng cần thiết để giúp
trẻ sử dụng hàng ngày và là một kỹ nằng quan trong cho trẻ sau này khi lớn lên.
Ví dụ : Dạy trẻ biết lắng nghe khi người khác nói, không ngắt lời, không
nói leo. Biết cảm ơn khi được giúp đỡ, xin lỗi khi làm phiến, lễ phép với người
trên, tôn trọng bạn, nhường nhịn em nhỏ bằng cử chỉ đúng mực ....
* Kỹ năng bảo vệ bản thân : Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách
làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong
phạm vi an toàn. Tôi đã chỉ đạo giáo viên rèn luyện cho trẻ một số kỹ năng quan
trọng cần thiết như :
Kỹ năng an toàn khi tự chơi. Trong quá trình chơi, trẻ có thể gặp phải
những mối nguy hiểm từ những đồ vật trong gia đình như phích nước, ổ điện,
bếp ga, đồ dùng nhà bếp, cầu thang và những đồ vật nhỏ. Cô giáo phải giúp cho
trẻ hiểu được đâu là đồ chơi, đâu là đồ dùng trong gia đình; đâu là đồ vật an toàn
và đồ vật không an toàn,…
Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể : Vấn đề này chưa thực sự được quan
tâm đúng mức, nhưng đây lại là vấn đề khá nhức nhối trong xã hội hiện nay. Để
đảm bảo cho trẻ có những kiến thức cơ bản về bảo vệ thân thể cũng như cách
phòng tránh khi bị xâm hại cơ thể, giáo viên cần giúp cho trẻ hiểu được thế nào

là hành động xâm phạm thân thể, nếu bị xâm hại cơ thể trẻ nên ứng xử ra sao.
Tổ chức các hoạt động thực hành để trẻ biết cách phòng tránh khi bị xâm hại cơ
thể.
Như vậy, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là một việc làm hết sức cần thiết
đối với trẻ mầm non vì thông qua rèn kỹ năng sống đã giúp trẻ có những kinh
nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp
trẻ biết hợp tác cùng bạn, xây dựng tính độc lập, kích thích óc tò mò, khả năng
sáng tạo, biết yêu thương, chia sẻ biết lắng nghe người khác nói, đồng thời biết
diễn đạt ý của mình trong nhóm bạn; ngoài ra còn xây dựng ở trẻ lòng tự tin, chủ
động và biết cách sử lý các tình huống trong cuộc sống khi tiếp nhận thử thách
mới, đặt nền tảng cho trẻ trở thành con người có trách nhiệm và có cuộc sống
hài hoà trong tương lai.
Để việc chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu qủa tốt, trước hết
nhà trường cần xây dựng được môi trường thân thiện, tạo sự gần gũi và gắn kết
giữa trẻ với cô giáo, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh để
" Trường học thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai của trẻ, cô giáo là những người
thân trong gia đình". .
2.3.4. Phát huy tính sáng tạo của giáo viên trong việc tổ chức các hoạt
động tập thể vui tươi, lành mạnh, hiệu quả.
Như chúng ta đã biết tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh
12


là hoạt động không thể thiếu được trong các nhà trường. Tham gia các hoạt động
này, trẻ không chỉ là đối tượng được giáo dục để nâng cao sức khoẻ, biết múa,
hát, biết vui chơi, mà khi trẻ tham gia các hoạt động mang tính tập thể đã giáo
dục trẻ tinh thần đoàn kết, biết quý trọng tình cảm giữa mình và mọi người xung
quanh, hoặc khi được hát các bài hát dân ca, múa các điệu múa truyền thống của
địa phương đã hình thành ý thức dân tộc cho trẻ, lòng yêu quê hương đất nước
Vì vậy đưa các trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca vào nhà trường một cách

phù hợp với lứa tuổi trẻ, vừa là hoạt động làm cho trẻ vui tươi khi đến trường,
tăng cường sức khỏe, phát triển giao tiếp, mà còn là hoạt động rất cần thiết để
hình thành nhân cách con người Việt Nam ở trẻ.
Để phát huy tính sáng tạo của giáo viên trong tổ chức các hoạt động tập
thể cho trẻ mang lại hiệu quả, vào đầu năm học tôi xây dựng kế hoạch tổ chức
các hoạt động tập thể trong cả năm học cụ thể từng tháng và từng nội dung sẽ
thực hiện trong tháng là gì, ai là người chịu trách nhiệm chính? Sau đó thông
qua trong cuộc họp hội đồng đầu năm để giáo viên không bị động trong thực
hiện kế hoạch. Giao cho giáo viên các lớp chịu trách nhiệm xây dựng chương
trình, tổ chức thực hiện. Trong tháng Ban giám hiệu nhà trường trực tiếp đánh
giá kết quả thực hiện kế hoạch của từng nhóm lớp, Sau mỗi tháng trong buổi
họp họi đồng tôi đánh giá, nhận xét kết quả thực hiện của từng lớp có đúng kế
hoạch đề ra hay không và chất lượng thực hiện các hoạt động đó như thế nào?
Đây cũng là một kênh để xếp loại thi đua hàng tháng. Như vậy, muốn được đánh
giá tốt thì mỗi giáo viên phải phát huy khả năng sáng tạo của mình trong tập
luyện cũng như tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ làm sao thu hút tối đa trẻ
tham gia hoạt động và sân chơi tập thể mang lại cho trẻ một không khí vui tươi
lành mạnh mang tính giáo dục cao.
Sau quá trình thực hiện tôi nhận thấy khi giáo viên biết trước được kế
hoạch của nhà trường, giáo viên sẽ chủ động trong công tác chuẩn bị và thực
hiện, có đánh giá, xép loại sẽ giúp giáo viên cố gắng phát huy được khả năng
sáng tạo của bản thân trong tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể cho trẻ để đạt
được kết quả cao
Ví dụ: Kế hoạch nhà trường tháng 12 tổ chức thi “ Bé hát dân ca” cấp
trường, kế hoạch tháng 11 giáo viên phải đưa nội dung tập luyện cho trẻ. Muốn
đạt kết quả cao thì giáo viên phải sáng tạo trong chọn bài, chọn trẻ và tổ chức
tập luyện thì mới đạt kết quả cao.

( Hội thi “ Bé hát dân ca cấp trường )
13



Hoặc: kế hoạch nhà trường đưa ra tháng 4 tổ chức ngày hội “ Bé yêu thể thao”
cho các lớp khối mẫu giáo. Với hội thi này ngoài các trò chơi phát triển vận
động theo yêu cầu của ban tổ chức, thì tất cả các trẻ tham gia thi phải cùng thể
hiện một màn đồng diễn thể dục nhịp điệu. Để trẻ biểu diễn đều, đẹp, đúng nhạc
trong ngày hội của nhà trường, thì trong kế hoạch chuyên môn tháng 3 tổ trưởng
khối mẫu giáo phải đưa kế hoạch tập luyện cho trẻ và phân công nhiệm vụ cụ
thể cho từng thành viên trong khối mẫu giáo như giáo viên có năng khiếu thì
chọn bài, chọn động tác tập luyện, các giáo viên khác phối hợp nhau để xây
dựng kế hoạch và tổ chức cho trẻ tập luyện thì tháng 4 tham gia ngày hội mới
đạt kết quả cao.

(Hình ảnh: Các bé mẫu giáo thể hiện màn đồng diễn thể dục nhịp điệu trong
ngày hội “ Bé yêu thể thao”)
Với việc tổ chức các trò chơi dân gian. Tôi chỉ đạo giáo viên tổ chức cho
trẻ chơi các trò chơi dân gian vào các thời điểm khác nhau trong ngày như hoạt
động ngoài trời, hoạt động góc hoặc lồng ghép vào các hoạt động học tuỳ theo
tính chất của bài dạy phù hợp với từng loại trò chơi.
Ví dụ: Với Hoạt động ngoài trời tôi chỉ đạo giáo viên tổ chức cho trẻ chơi
trò chơi: Hùm bắt lợn; Kéo co; Rồng rắn lên mây ...

( Hình ảnh trẻ chơi “ Rồng rắn lên mây”)
14


Hoặc: Hoạt động góc: Tôi chỉ đạo giáo viên tổ chức các trò chơi dân gian
như chuyền sẻ, ô ăn quan; chi chi chành chành

( Hình ảnh trẻ chơi “ Ô ăn quan”)

Với hoạt động học: Tôi chỉ đạo giáo viên chọn những trò chơi như “Nhảy
lò cò” tổ chức trong hoạt động làm quen với toán. Trẻ vừa nhảy lò cò vừa kết lại
những nhóm bạn là 5 hoậc cao hơn là kết thành những nhóm bạn có số lượng nữ
nhiều hơn bạn nam là 1,2 người hay ngược lại .... hoặc trò chơi “ Tập tầm vông”
tổ chức vào hoạt động âm nhạc ...
Như vậy, thông qua các hoạt động tập thể không những giúp trẻ có ý thức
rèn luyện thân thể, tính nhanh nhẹn, mà còn là hoạt động mà giáo viên và trẻ có
cơ hội tạo nên sự gần gũi, vui vẻ, thân thiện. Thông qua các trò chơi dân gian
như ném còn, kéo co, nhảy dây, chơi chuyền, chơi ô ăn quan, nhảy lò cò...; Các
hoạt động thể thao như: Sách nước Bước qua chướng ngại vật; đi cà kheo ném
túi cát... Qua hoạt động này trẻ được thể hiện khéo léo, tính dẻo dai của sức
khoẻ, giúp trẻ nhanh nhẹ hoạt bát hơn trong các hoạt động khác
2.3.5. Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, chăm sóc và phát huy
giá trị các di tích lịch sử, cách mạng ở địa phương
Đối với trẻ mầm non hoạt động này chỉ dừng lại ở mức độ giáo dục truyền
thống văn hóa dân tộc, truyền thống cách mạng cho trẻ thông qua các câu
chuyện kể về các gương anh hùng dân tộc, các địa danh lịch sử .... trong sách,
báo, trong truyện đọc và các di tích lịch sử có ở địa phương, chứ chưa tổ chức
cho trẻ chăm sóc các di tích lịch sử.
Đối với xã Thạch Bình có 02 di tích lịch sử cấp Quóc gia đó là Đình Tam
Thánh và Nghè Mẫu. Để trẻ hiểu được ý nghĩa lịch sử và nguồn gốc của hai di
tích lịch sử này tôi chỉ đạo chuyên môn lên kế hoạch lồng ghép giáo dục trẻ vào
các chủ đề phù hợp
Ví dụ: Chủ đề: Quê hương đất nước. Tôi chỉ đạo giáo viên lồng ghép cho
trẻ tìm hiểu về các di tích lịch sử của quê hương trẻ. Giúp trẻ hiểu được không
chỉ ở mọi miền đất nước Việt nam mới có các di tích lịch sử mà ngay tại quê
hương trẻ cũng có những di tích lịch sử cấp Quốc gia là Đình Tam Thánh và
Nghè Mẫu. Từ đó giáo dục trẻ tình cảm đối với quê hương ....
Ngoài việc cho trẻ tìm hiểu những di tích lịch sử ở địa phương, tôi chỉ đạo
giáo viên sưu tầm những câu truỵện kể về những anh hùng dân tộc, những di

15


tích lịch sử của quê hương Thanh Hoá, lồng ghép vào các chủ đề cho trẻ tìm
hiểu và giáo dục trẻ lòng yêu quê hương đất nước, biết ơn những anh hùng dân
tộc như Thạch Thành có Chiến khu ngọc trạo; có anh hùng Mai Ngọc Thoảng;
có hang Con Moong ... để khơi dậy ở trẻ tình cảm biết ơn các anh hùng dân tộc
.
Để giáo dục trẻ truyền thống văn hóa dân tộc của địa phương tôi chỉ đạo
giáo viên tổ chức cho trẻ tìm hiểu các lễ hội ở địa phương
Ví dụ: Tháng 2 ở xã Thạch Bình có lễ hội Nàng Nga, Tổ chức cho trẻ
chơi các trò chơi có trong lễ hội
Qua việc tìm hiểu các di tích lịch sử đã giáo dục trẻ lòng tự hào về truyền
thống lịch sử dân tộc, biết trân trọng và giữ gìn di tích lịch sử. Thông qua hoạt
động tìm hiểu các giá trị các di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương giúp cho việc
tổ chức các hoạt động giáo dục tình yêu quê hương đất nước trở nên sinh động
và hiệu quả hơn,
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
2.4.1. Kết quả khảo sát khi sử dụng các giải pháp trên
* Về Cán bộ giáo viên, nhân viên:
Năm học
Tổng Xếp loại chuyên môn
Giáo viên dạy giỏi
số
Xuất Khá
TB
Trường Huyện Tinh
CBGV,
sắc
NV

2014 - 2015
27
11
16
0
9
3
0
2015 – 2016
27
12
14
1
11
3
0
2016 - 2017
26
16
10
0
16
5
0
* Học sinh
Năm học
Tổng số
Học sinh giỏi các cấp
học sinh
Trường

Huyện
Tỉnh
2014 - 2015
290
145
6
1
2015 – 2016
310
198
7
0
2016 - 2017
430
360
13
0
2.4.2. Hiệu quả khi áp dụng các biện pháp trên vào thực hiện tại trường
mầm non Thạch Bình
Nhìn vào kết quả trẻn tôi nhận thấy. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
trong nhà trường đã được nâng lên rõ rết. Trẻ năng động hơn, tư duy của trẻ
phát triển hơn. Những trẻ thụ động nhút nhát, đã dần mạnh dạn hơn, tự tin hơn,
mạnh dạn trong giao tiếp với bạn bè, giao tiếp với cô giáo, trẻ thích đến trường,
thích tham gia các hoạt động tập thể. Trong các giờ học, trẻ đã có khả năng nói
lên những suy nghĩ, ý kiến của mình trước lớp. Mối quan hệ bạn bè trong nhóm,
lớp ngày càng tốt đẹp hơn, thân thiện hơn. Trẻ trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát, biết
thực hiện các công việc lao động tự phục vụ và có hứng thú trong thực hiện các
hoạt động học tập. Kết quả các hội thi, kết quả học sinh giỏi cấp huyện, giáo
viên giỏi huyên được tăng lên năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể:
- Năm học: 2015 - 2016 Tham gia Hội thi “ Bé khỏe mầm non” đạt giải

Khuyến khích có đạt 7 cháu đạt học sinh giỏi cấp huyện. Có 3 giáo viên đạt giáo
16


viên giỏi cấp huỵên.
- Năm học 2016 – 2017 Tham gia Hội thi” Bé hát dân ca” cấp huyện. đạt
giải nhì. Có 13 cháu đạt học sinh giỏi cấp huyện. Có 5 giáo viên đạt giáo viên
giỏi cấp huyện.
Với những kết quả trên tôi nhận thấy với những biện pháp tôi nghiên cứu
và đưa vào thực hiện tại trường mầm non Thạch Bình đã mang lại hiệu quả. Việc
nâng cao chất lượng thực hiện phong trào thi đua ” Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” đã tạo được hứng thú cho trẻ trong thực hiện các hoạt
động học tập cũng như vui chơi, trẻ tham gia học tập với tâm trạng hồ hởi, thích
thú, trẻ tỏ ra say mê và tích cực chủ động trong hoạt động học tập cũng như
trong hoạt động vui chơi.
3. Kết luận, kiến nghị:
3.1. Kết luận:
Để phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” trong trường học đạt kết quả tốt thì vai trò cuả người quản lý là rất quan
trọng trong công tác chỉ đạo và giáo viên là người sáng tạo để dem lại kết quả
cao.
Trước hết, Hiệu trường cần có nhận thức đầy đủ về mục đích, yêu cầu và
nội dung của phong trào thi đua, từ đó mới đưa ra được những giải pháp, biện
pháp nhằm cụ thể hóa các nội dung của phong trào thi đua” Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” từ đó đưa ra được kế hoạch thực hiện sát với
thực tế nhà trường và huy động được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo
dục trong và ngoài nhà trường cùng chung tay xây dựng và đẩy mạnh các hoạt
động của nhà trường theo 5 nội dung của phong trào thi đua "Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực”.
Để thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua Hiệu trưởng phải thành lập

được Ban chỉ đạo và xây dựng được kế hoạch hoạt động để thực hiện phong trào
thi đua. Tổ chức họp Hội đồng nhà trường để thông qua kế hoạch, cùng thảo
luận sâu, kỹ kế hoạch của Hiệu trưởng và đưa ra những biện pháp để thực
hiện có hiệu quả các nội dung của phong trào thi đua.
Mỗi giáo viên phải xác định rõ mình là nhân vật quan trọng trong phong
trào xây dựng môi trường thân thiện trong trường học, giào viên phải luôn thân
thiện, phát huy hết khả năng của mình tìm ra những biện pháp dạy học tích cực
nhất để tổ chức các hoạt động học đạt hiệu quả thu hút trẻ vào thực hiện các hoạt
động học tập.
Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến
khích sự tham gia tích cực của trẻ; tổ chức các trò chơi dân gian, rèn luyện kỹ
năng sống cho trẻ, kỹ năng ứng xử hợp lý các tình huống gặp phải trong sinh
hoạt, các kỹ năng ứng xử văn hóa.... Hình thành cho trẻ thói quen hoạt động theo
nhóm, thói quen lao động tập thể ....
Có kế hoạch phối hợp với các Ban, ngành, đoàn thể, Hội phụ huynh học
sinh, Hiệu trưởng luôn tuyên truyền sâu rộng chủ trương này và xây dựng kế
hoạch phối hợp, hình thành sự hợp tác giữa gia đình, nhà trường và xã hội nhằm
17


mục đích huy động sự tham gia, đóng góp của toàn xã hội triển khai phong trào
thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà
trường.,
3.2. Kiến nghị.
- Phòng giáo dục hỗ trợ kinh phí kích cầu đẻ xã xây dựng thêm phòng
học cho trường mầm non. Phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia năm 2018
Trên đây là một số biện pháp tôi đã tìm ra và đưa vào áp dụng chỉ đạo tại
trường mầm non Thạch Bình. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội
đồng chấm SKKN để các biện pháp tôi đưa ra ngày càng hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Thạch Bình, ngày 10 tháng 03 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
NGƯỜI VIẾT SKKN

Phạm Thị Hoa

Đinh Thị Lan

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO .
[1] Chỉ thị số 40/2008/CT - BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc phát động Phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực”.
[2] Tài liệu “ Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm
non”. Mô đun QL1: Xây dựng trường mầm non láy trẻ làm trung tâm
[3] Tham khảo trên mạng. Phân tích vai trò của Hiệu trưởng trong tổ chức
chỉ đạo phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
của tác giả Đỗ Thị Thanh Thuỷ trường THPT Hoàng Quốc Việt , Yên Bái

19


DANH MỤC

CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Đinh Thị Lan
Chức vụ và đơn vị công tác: Hiệu trưởng, Trường mầm non Thạch Bình

TT

Tên đề tài SKKN

1.

Một số biện pháp chỉ đạo nâng
cao chất lượng hình thành biểu
tượng toán sơ đẳng cho trẻ mẫu
giáo
Một số biện pháp chỉ đạo giáo
viên nâng cao chất lượng làm
quen tác phẩm văn học cho trẻ
mẫu giáo
Một số biện pháp chỉ đạo giáo
viên làm đồ dùng đồ chơi từ các
phế liệu, nguyên vật liệu đơn
gián và tổ chức hướng dẫn trẻ
mẫu giáo làm đồ chơi tự tạo

2.

3.


Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Sở GD&ĐT

C

2007 2008

Phòng
GD&ĐT

A

2010 2011

Sở GD&ĐT

B

2012 2013


Năm học
đánh giá
xếp loại

20



×