Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chữ thập đỏ ở trường tiểu học thọ thanh, huyện thường xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.22 KB, 20 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Chi hội Chữ thập đỏ là một tổ chức quan trọng trong trường tiểu học, góp
phần không nhỏ trong công tác giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển nhân
cách cho học sinh. Sinh thời, Bác Hồ đã dạy “Phải xuất phát từ tình yêu thương
nhân dân tha thiết mà góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân và làm mọi việc có
thể làm được để giảm bớt đau thương cho họ”. Thấm nhuần lời dạy của Người,
trong những năm qua, Chi hội Chữ thập đỏ Trường Tiểu học Thọ Thanh đã tích
cực hưởng ứng, thực hiện tốt các cuộc vận động lớn do Trung ương Hội phát
động như: “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”; phát động
phong trào ủng hộ Tết vì người nghèo, nạn nhân chất độc da cam; Người tàn tật,
học sinh vùng lũ, xây dựng nhà tình nghĩa; giúp đỡ trẻ em nghèo hiếu học; hiến
máu tình nguyện; … Các hoạt động này không chỉ thiết thực giúp đỡ những đối
tượng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống mà còn góp phần không nhỏ trong
việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Thông qua các hoạt động đó nhằm giáo
dục lòng nhân ái, tình thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong các em, nâng cao nhận
thức và trách nhiệm của các em về hoạt động Chữ thập đỏ. Khi chính các em
được hòa mình vào đó, các em hiểu thêm về truyền thống "Uống nước nhớ
nguồn", "Tương thân, tương ái" tốt đẹp của dân tộc, từ đó sống có trách nhiệm
hơn với bản thân, với cộng đồng". Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ là mối quan
tâm hàng đầu của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Từ tình yêu thương con
người dẫn đến sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau. Hướng các em
đến với những việc làm tốt đẹp, việc thiện và tránh xa việc làm sai trái, cái xấu,
cái ác. Hơn nữa, nhằm góp phần đoàn kết, giáo dục kỹ năng sống, khuyến khích
các em tham gia các hoạt động cộng đồng, nhân đạo, từ thiện.
Hàng năm, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã thống nhất chương
trình phối hợp trong công tác chỉ đạo công tác Đoàn - Đội - Hội Chữ thập đỏ ở
trường học. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, chi hội nhà trường còn
gặp không ít khó khăn, vướng mắc như: Một số cán bộ giáo viên, phụ huynh,
học sinh và nhân dân chưa nhận thức sâu sắc và đầy đủ về mục đích, ý nghĩa nội


dung của tổ chức Hội Chữ thập đỏ trong nhà trường; Trong việc lựa chọn nội
dung tổ chức các hoạt động và lồng ghép còn thiếu sáng tạo; một số cán bộ, hội
viên trong chi hội thiếu nhiệt tình, hạn chế năng lực. Những thái độ vô cảm, ích
kỷ, hẹp hòi, … Mặt khác học sinh thiếu kiến thức và kỹ năng về phòng tránh tai
nạn thương tích như: sơ cấp cứu, phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích, an
toàn giao thông, phòng ngừa, ứng phó thảm họa,…
Để tháo gỡ những khó khăn, bất cập nêu trên, rất cần có những biện pháp
tổ chức tốt nhất, có hiệu quả nhất nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công tác
Hội trong nhà trường. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, qua nhiều năm tìm tòi
nghiên cứu, tôi đã thực hiện thành công sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động Chữ thập đỏ ở Trường Tiểu học Thọ Thanh huyện Thường
Xuân” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
1


1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động Chữ thập đỏ trong trường học nói chung và ở Trường Tiểu học Thọ Thanh
nói riêng.
Góp phần tích cực trong việc giáo dục truyền thống tương thân tương ái
cho học sinh thông qua các hoạt động nhân đạo; trang bị kiến thức, kỹ năng cần
thiết về chăm sóc sức khoẻ, sơ cấp cứu ban đầu; khuyến khích các em tham gia
các hoạt động cộng đồng, nhân đạo, từ thiện, thúc đẩy phong trào thi đua học
tập, rèn luyện, xây dựng trường học an toàn, thân thiện.
Giúp các em hình thành và phát triển nhân cách toàn diện hơn. Nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung, biện pháp và hình thức tổ chức các hoạt động Chữ thập đỏ trong
trường học.
Thực trạng hoạt động công tác Chữ thập đỏ ở Trường Tiểu học Thọ Thanh.

1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết;
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin;
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu;
Phương pháp xây dựng kế hoạch;
Phương pháp so sánh đối chiếu và phân tích tổng hợp;
Phương pháp tổ chức tuyên truyền.
Phương pháp phỏng vấn.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được thành lập ngày 23 tháng 11 năm 1946, là
thành viên Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế từ ngày 01 tháng 11 năm 1957, thành
viên Hiệp hội Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế từ ngày 04 tháng 11 năm
1957 và là thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng
lập và làm Chủ tịch danh dự đầu tiên của Hội.
Hội Chữ thập đỏ là tổ chức xã hội hoạt động nhân đạo theo pháp luật Việt
Nam, pháp luật quốc tế, nguyên tắc cơ bản của Phong trào chữ thập đỏ và trăng
lưỡi liềm đỏ quốc tế, điều ước quốc tế khác về hoạt động nhân đạo mà Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và theo Điều lệ Hội1.
Hoạt động Chữ thập đỏ là hoạt động nhân đạo dựa vào cộng đồng do Hội
Chữ thập đỏ thực hiện hoặc phối hợp với tổ chức, cá nhân thực hiện về cứu trợ
khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo; chăm sóc sức khoẻ; sơ cấp cứu ban đầu; hiến
máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; tìm kiếm tin tức thân
nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa; tuyên truyền các giá trị nhân
đạo; tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm họa2.
1
2

Luật Chữ thập đỏ
Luật Chữ thập đỏ


2


Chức năng nhiệm vụ của hoạt động Chữ thập đỏ trong trường tiểu học
nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các em trong các hoạt
động nhân đạo, qua đó góp phần giáo dục lòng nhân ái, sự sẻ chia, yêu thương,
giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và cuộc sống; Trang bị kiến thức, kỹ năng cần
thiết về chăm sóc sức khỏe, sơ cứu, cấp cứu, ứng phó với các tình huống khẩn
cấp cho thiếu niên, nhi đồng tập làm nhân đạo; vận động và tổ chức cho thiếu
niên, nhi đồng tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, qua đó giáo dục lòng
nhân ái cho các em. Góp phần thúc đẩy phong trào thi đua dạy và học, rèn luyện
và nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng trường học an toàn, thân thiện. Đoàn
kết, tập hợp thiếu niên, nhi đồng.
2.2. Thực trạng hoạt động Chữ thập Trường Tiểu học Thọ Thanh
Thọ Thanh là một xã vùng núi thấp của huyện Thường Xuân, là một xã
thuần nông, nhưng luôn là một trong những địa phương có truyền thống hiếu
học từ lâu đời. Toàn xã có 5831 nhân khẩu; 1422 hộ. Trong đó có 247 hộ nghèo
và 310 hộ cận nghèo. Có 9 chi hội với 1600 hội viên. Gồm có 7 chi hội nông
thôn và 2 chi hội cơ quan trường học.
Nhà trường gồm 03 điểm trường. Trong đó có 01 điểm Trung Tâm điều
kiện mọi mặt tương đối thuận lợi, riêng 02 điểm lẻ đóng ở địa bàn thôn Thanh
Long và thôn Thanh Cao điều kiện kinh tế xã hội của hai thôn này gặp nhiều khó
khăn hơn. Thôn Thanh Long trước kia là một hợp tác xã thủ công trong thời bao
cấp, đến nay nhân dân sống chủ yếu bằng nghề đi rừng và nuôi cá lồng, nhiều
gia đình đi làm ăn xa để con cái ở nhà. Thôn Thanh Cao mới có điện cách đây 2
năm, đường xá đi lại hết sức khó khăn, nhân dân bị chia cắt với khu trung tâm
bởi dòng sông Chu, vào mùa mưa chỉ có thể đi bộ chứ không thể đi bằng
phuơng tiện khác.
Năm học 2016 – 2017, Chi Hội Chữ thập Trường Tiểu học Thọ Thanh

hiện có 35 hội viên ( là cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường) và 393 em học
sinh. Trong đó 239 em là thiếu niên chữ thập đỏ (từ 9 đến 11 tuổi) và 154 em
nhi đồng tập làm nhân đạo (từ 6 đến đủ 8 tuổi), 42 học sinh nghèo, 14 học sinh
khuyết tật, 01 học sinh mồ côi và 05 địa chỉ nhân đạo là học sinh mồ côi, học
sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Trong những năm qua, Chi hội Chữ thập đỏ nhà trường luôn nhận được
sự quan tâm chỉ đạo của Huyện hội Chữ thập đỏ Thường Xuân, công tác Chữ
thập đỏ ở địa phương nói chung và nhà trường nói riêng luôn được các cấp ủy
đảng, chính quyền và nhân dân địa phương quan tâm. Phong trào “ Nhà nhà làm
việc thiện - Người người làm việc thiện” đã phát triển mạnh mẽ đến từng thôn,
từng dòng họ, từng gia đình. Có được những thành quả đó là do có sự chỉ đạo
sát sao của Chi bộ - Ban giám hiệu nhà trường và sự thống nhất, phối hợp của
các tổ chức, ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Sự năng động sáng
tạo, nhiệt tình tâm huyết của các thành viên trong ban chấp hành chi hội. Được
nhân dân đồng tình ủng hộ đến các hoạt động của hội. Đặc biệt là sự nỗ lực của
toàn thể cán bộ hội viên, thiếu niên chữ thập đỏ trong trường. Đa số học sinh có
hoàn cảnh sống tương đối ổn định, học sinh phần đa là người kinh, bố mẹ quan
3


tâm đến học tập của con em mình. Các em học sinh đều ngoan, nhiệt tình, luôn
tích cực trong mọi phong trào. Chi hội luôn được sự quan tâm của phụ huynh
học sinh, tạo điều kiện và hỗ trợ vật chất cũng như tinh thần cho Hội phát triển.
Hoạt động của Chi hội Chữ thập đỏ mang tính nhân đạo, tuyên truyền dễ
hiểu và dễ thực hiện, mang lại ý nghĩa cụ thể cho từng học sinh nên dễ chạm đến
trái tim mọi người. Hơn nữa những mảnh đời có hoàn cảnh kém may mắn ấy
đang hiện hữu xung quanh rất cần có sự chia sẻ của mọi người, có khi là bạn
trong lớp, trong trường hoặc trong thôn, trong xã,… Đây là hoạt động xuất phát
từ trái tim, từ tình thương, mang tính nhân văn sâu sắc nên luôn luôn được cộng
đồng ủng hộ. Bởi vì, dân tộc Việt Nam vốn giàu lòng yêu nước và truyền thống

nhân ái. Càng trong hoạn nạn khó khăn, tinh thần đó càng được nhân lên gấp
bội.
Đội ngũ ban chấp hành đều là người của địa phương, trẻ, khỏe, năng
động, nhiệt tình. Bản thân tôi là chi hội trưởng đã gắn bó với công tác Hội nhiều
năm nên cũng tích lũy được chút kinh nghiệm và chịu khó học hỏi, làm việc
khoa học, có hiệu quả.
Bên cạnh những thuận lợi Chi hội nhà trường cũng gặp không ít khó khăn
do Thọ Thanh vẫn còn là một xã nghèo, nhân dân chủ yếu làm nghề nông, thu
nhập bình quân đầu nguời thấp, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao. Đời sống của
một bộ phận không ít nhân dân trên địa bàn còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí
không đồng đều, am hiểu và nhận thức về tổ chức Hội còn nhiều hạn chế.
Công tác tuyên truyền của Hội chưa thường xuyên, phương thức hoạt
động của Hội còn chậm đổi mới và chưa có chiều sâu. Nhận thức của một bộ
phận phụ huynh học sinh cho rằng nhà mình cũng nghèo thì mình phải được ủng
hộ chứ không cần ủng hộ ai cả. Mặt khác, số ít học sinh có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn như bị khuyết tật bẩm sinh, mắc bệnh hiểm nghèo, có những em bố mẹ
ly thân, ly hôn hoặc đi làm ăn xa các em phải ở với ông bà hoặc cô dì, chú bác
thiếu bàn tay chăm sóc của bố mẹ. Đây là những trường hợp dễ bị tổn thương,
các em thường rơi vào tình trạng trầm cảm, tự kỷ,…
Trong những năm gần đây do tác động của cơ chế thị trường, thời tiết khí
hậu khắc nghiệt, tình hình dịch bệnh, thiên tai, giá cả không ổn định, địa phương
chuyển dịch cơ cấu cây trồng hiệu quả chưa cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến
đời sống các tầng lớp nhân dân, do vậy công tác vận động của Chi hội gặp rất
nhiều khó khăn.
Ban chấp hành Chi hội đều là kiêm nhiệm, chủ yếu là làm việc trên tinh
thần nhiệt tình tự giác, nên có phần hạn chế.
Với phương châm phát huy thế mạnh và khắc phục những tồn tại hạn chế,
xác định mục tiêu phấn đấu của Chi hội trong nhà trường, từng bước làm chuyển
biến nhận thức trong đội ngũ cán bộ, hội viên, đội viên, tập làm nhân đạo, phụ
huynh học sinh và củng cố lòng tin đối với xã hội. Đáp ứng tôn chỉ mục đích của

Hội. Với cương vị là Chi hội trưởng tôi đã áp dụng thành công một số biện pháp
sau:
4


2.3. Các biện pháp hoạt động Chữ thập đỏ Trường Tiểu học Thọ
Thanh, huyện Thường Xuân
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch
Xây dựng kế hoạch là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng của nhà
quản lý vì xây dựng kế hoạch là một trong những hoạt động nhằm tìm ra con
đường để huy động nguồn lực một cách có hiệu quả nhất trong công tác hội. Vì
vậy mà hàng năm, cứ vào dịp đầu mỗi năm học, tôi luôn dành thời gian nghiên
cứu kỹ các văn bản chỉ đạo của cấp trên, căn cứ kết quả hoạt động của năm học
trước và nhiệm vụ trọng tâm của năm học mới để dự thảo kế hoạch hoạt động
của Chi hội sau đó tổ chức họp ban chấp hành để trưng cầu ý kiến đóng góp,
khơi dậy lòng nhiệt thành, sức cống hiến và sự đoàn kết, khuyến khích sự suy
nghĩ sáng tạo, phát huy trách nhiệm và quyền hạn cá nhân trong ban chấp hành,
trao đổi để thống nhất. Sau khi tổng hợp ý kiến góp ý bổ sung, tôi hoàn thiện kế
hoạch và trình Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt. Từ đó tổ chức, triển khai thực
hiện các hoạt động chữ thập đỏ trong trường học theo kế hoạch đề ra.
Để hoạt động Chữ thập đỏ của nhà trường thực hiện theo đúng kế hoạch
và từng bước đi vào nề nếp và mang lại hiệu quả thiết thực, Hiệu trưởng nhà
trường phân công tôi ( Phó hiệu trưởng) làm Chi hội trưởng, gắn kết hoạt động
nhân đạo của nhà trường với các hoạt động khác của Công đoàn, Chi Đoàn, Liên
Đội, từ đó hoạt động nhân đạo, tương thân tương ái, hoạt động mang màu sắc
Chữ thập đỏ trong nhà trường đã có nhiều chuyển biến tích cực có nề nếp và đạt
hiệu quả cao hơn hẳn.
Biện pháp 2: Làm tốt công tác tuyên truyền vận động
Để xây dựng tổ chức Hội nhà trường ngày càng vững mạnh thì cần thiết
phải thu hút được đông đảo lực lượng cán bộ, hội viên, đội viên và tập làm nhân

đạo tích cực hưởng ứng tham gia mọi hoạt động chữ thập đỏ trong nhà trường.
Công tác Chữ thập đỏ trong nhà trường phải đủ có sức lan tỏa sâu rộng trong
toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh và mọi tầng lớp nhân
dân. Bên cạnh, nội dung và phương thức hoạt động thực sự phong phú thì công
tác truyên truyền cũng là một hoạt động rất nổi bật của Chi hội Chữ thập đỏ
Trường Tiểu học Thọ Thanh.
Bản thân tôi đã thường xuyên tuyên truyền đến cán bộ giáo viên, nhân
viên, học sinh, phụ huynh học sinh và nhân dân, làm cho mọi người, mọi nhà có
những nhận thức sâu sắc và hiểu rõ về tổ chức, nhiệm vụ của hội Chữ thập đỏ
Việt Nam. Nhằm thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân hướng tới việc tự
nguyện và tích cực làm việc thiện, nhân đạo. Cụ thể, tôi đã tổ chức tuyên truyền
cho cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, đội viên và tập làm nhân đạo, phụ huynh
học sinh hiểu rõ về các nội dung như sau:
- Tuyên truyền về tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ của hội chữ thập đỏ Việt
Nam. Chương trình hành động của các cấp hội nhân các ngày kỉ niệm của các
cấp hội, các giá trị nhân đạo, phong trào Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ quốc
tế, Luật nhân đạo quốc tế, Luật hoạt động chữ thập đỏ, tổ chức và hoạt động của
5


Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, giúp thay đổi nhận thức và hành vi, biết giúp đỡ
người dễ bị tổn thương trong xã hội và có trách nhiệm với cộng đồng.
- Chi Hội Chữ thập đỏ thường xuyên kết hợp với y tế nhà trường, trạm y
tế địa phương làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, truyền thông giáo dục
sức khỏe, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về tự
bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Thông qua Chi hội Chữ thập đỏ, nhà
trường đã thường xuyên tuyên truyền kiến thức về phòng chống sốt xuất huyết,
bệnh tay chân miệng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuyên truyền vệ sinh môi
trường, tẩy giun, vệ sinh học đường, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, dinh
dưỡng học đường, bảo vệ môi trường, phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ứng

phó với biến đổi khí hậu.
- Hiến máu tình nguyện, các phong trào, các cuộc vận động nhân đạo của
Hội. Tích cực hoạt động công tác nhân đạo, có nhiều việc làm thiết thực, nghĩa
cử cao đẹp, hiệu quả trong công tác hội.

- Phối hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên và Liên đội trong nhà trường
tuyên truyền ngày “ Thế giới phòng chống HIV/AIDS 01 tháng 12, tháng hành
động phòng chống HIV/AIDS ” và học tập nội dung tuyên truyền phòng chống
HIV/AIDS.
- Tuyên truyền về Luật an toàn giao thông. Đặc biệt là tuyên truyền cho
học sinh và phụ huynh khi tham gia giao thông bằng phương tiện mô tô xe máy
phải đội mũ bảo hiểm. Thực hiện tốt về công tác an toàn giao thông, phòng tránh
tai nạn thương tích, khi đi tắm sông phải có người lớn đi cùng.

6


Biện pháp 3. Huy động nguồn lực, kinh phí hoạt động chữ thập đỏ
trong trường học
Chi hội luôn xác định xây dựng và phát triển nguồn lực là mục tiêu, nhiệm
vụ trọng tâm của hoạt động nhân đạo trong nhà trường. Bởi muốn tổ chức các
hoạt động theo kế hoạch, Chi hội phải có nguồn lực thì mới chủ động trong việc
trợ giúp các đối tượng dễ bị tổn thương tại đơn vị và ngoài địa phương.
Trong quá trình hoạt động, Chi hội Chữ thập đỏ Trường Tiểu học Thọ
Thanh đã tổ chức huy động bằng nhiều hình thức như: huy động tại chỗ, phát
động dưới cờ, đặt thùng từ thiện ở các Hội thi, Hội diễn văn nghệ, hội nghị phụ
huynh học sinh của nhà trường; tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân,
các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân. Đặc biệt là tranh thủ sự ủng hộ của
Chương trình tầm nhìn thế giới tại Thường Xuân. Thông qua các hình thức xây
dựng quỹ như tổ chức “Giao lưu văn nghệ với người khuyết tật”; “Câu lạc bộ

tấm lòng vàng”, “Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau”, “Câu lạc bộ Thể dục thể
thao”… đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, tạo thành phong
trào “Người người làm việc thiện, nhà nhà làm việc thiện” với những việc làm ý
nghĩa, góp phần tích cực giúp đỡ những người có hoàn cảnh kém may mắn trên
địa bàn. Bên cạnh đó, Chi hội đã tuân thủ các nguyên tắc công khai, minh bạch
về quản lý tài chính để tạo niềm tin với mọi người, là điều kiện để xây dựng quỹ
thuận lợi; đồng thời tôn vinh các nhà tài trợ kịp thời. Bởi nhà tài trợ cần sự minh
bạch trong việc sử dụng quỹ đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn,
đúng chất lượng.
Kết quả huy động nguồn lực, kinh phí kêu gọi vận động, quyên góp ủng
hộ trong năm học 2016 – 2017. Số tiền quyên góp được từ các cuộc kêu gọi vận
động tại chỗ là 19.532.000 đồng. Thực hiện chương trình Ba đủ: đủ ăn, đủ mặc
và đủ sách vở đến trường, tôi đã huy động và tranh thủ được sự ủng hộ của các
nhà hảo tâm Lê Quỳnh ở Thành phố Hồ chí Minh tặng 108 bộ quần áo cho học
sinh nghèo, cận nghèo, khuyết tật và mồ côi với tổng số tiền trị giá 25.000.000
đồng; Nhà hảo tâm Huyền hẹn tặng 400 cuốn vở và 68 bộ đồ dùng học tập cho
học sinh nghèo. Hưởng ứng phong trào “ Áo ấm đến trường” mùa đông năm
2016, Hội cha mẹ học sinh tặng 393 áo ấm với tổng số tiền là: 40.720.000 đồng.
Đặc biệt nhân dịp tết Nguyên đán Đinh Dậu, Chi hội đã tổ chức đến thăm
chúc Tết và tặng quà cho mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Tiệp ở Thôn 1 xã Thọ
Thanh; bác Lê Đình Quỳ là thương binh nặng ¼ ở Thôn 2 xã Thọ Thanh; 05 địa
chỉ nhân đạo; 07 gia đình cán bộ giáo viên ốm đau trong dịp tết; 15 xuất quà cho
học sinh nghèo; Mỗi xuất quà trị giá 300.000 đồng. Đặc biệt, cùng chung tay Tết
vì người nghèo với Chi hội Trường Tiểu học Thọ Thanh nhân dịp Tết Đinh Dậu
2017, nhà tài trợ Alpha Group tặng 12 xuất học bổng cho học sinh nghèo vượt
khó, trị giá mỗi xuất quà 300.000 đồng, hỗ trợ 50 xuất gạo mỗi xuất 10kg và 55
xuất quà cho học sinh đặc biệt khó khăn. Trị giá mỗi xuất quà 250.000 đồng.
Chương trình Phát triển Vùng Thường Xuân tặng 300 cuốn vở và 57 áo ấm cho
học sinh nghèo, học sinh khuyết tật, mồ côi trị giá mỗi áo ấm 200.000 đồng.
Tổng số quà tặng nhà trường quyên góp và kêu gọi vận động được trong dịp Tết

7


Đinh Dậu 2017 là 99 xuất quà trị giá quy ra tiền 20.450.000đ đồng. Tổng số tiền
quyên góp ủng hộ trong năm 2016 là 126.235.000 đồng.

Biện pháp 4. Tổ chức tốt các hoạt động nhân đạo trong nhà trường
Phong trào tương thân, tương ái là phong trào hoạt động mạnh mẽ nhất của
nhà trường. Chi hội đã triển khai sâu rộng các phong trào, các cuộc vận động
“Tết vì người nghèo”, “Mỗi tổ chức cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”,
“Chăn ấm tặng bà”, “ Áo ấm tặng bạn”, “Quĩ tấm lòng vàng”, “ Hiến máu tình
nguyện”,….
Ngay từ đầu các năm học, chúng tôi đã rà soát và lập danh sách các đối
tượng học sinh con hộ nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Sau khi
đã nắm được đối tượng học sinh cần giúp đỡ, chúng tôi đã phân loại đối tượng,
chủ động tìm hiều về nhu cầu, nguyện vọng của các em cả về chất và tinh thần
như: học sinh mồ côi, học sinh bị bệnh hiểm nghèo hoặc sức khỏe không tốt,
hoặc có bố (mẹ) bị bệnh hiểm nghèo, học sinh có bố (mẹ) khuyết tật, học sinh có
bố (mẹ) hay đau ốm, học sinh có hoàn cảnh gia đình éo le phải ở với ông bà hay
học sinh gặp rủi do, hoạn nạn, học sinh khuyết tật, người già neo đơn ở địa
phương, bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình chính sách.
Sau khi phân loại các đối tượng và xác định địa chỉ nhân đạo, tôi đã lập
hồ sơ các đối tượng cần giúp đỡ, từ đó xây dựng kế hoạch vận động, quyên góp
ủng hộ.
Huy động nguồn lực từ các nhà hảo tâm, tổ chức Tầm nhìn thế giới hỗ trợ
tiền viện phí cho em Hà Văn Mạnh bị bỏng xăng nặng phải nằm điều trị tại bệnh
viện trung ương suốt hai tháng ròng; Tặng xe đạp, học bổng, 50kg gạo ăn, đồ
dùng học tập, quần áo, sách vở cho em Trịnh Thị Thêm. Mẹ Thêm mất từ khi em
chưa đầy một tuổi, bố em đã phải vừa làm cha vừa làm mẹ tần tảo nuôi hai anh
em Thêm ăn học. Nhưng tai họa ập đến, căn bệnh đột quỵ não đã cướp đi sinh

mạng của bố Thêm. Để lại hai anh em côi cút, khi em mới lên lớp 4 còn anh trai
đang học lớp 9.
Hỗ trợ các đối tượng gặp tai nạn rủi ro, bị bệnh hiểm nghèo như: em Lê
Thị Hạ Vi 2B bố mất, mẹ đi làm ăn xa, em là trẻ khuyết tật ở với bà. Tuy đã lên
8


8 tuổi là học sinh lớp 2 nhưng em nói vẫn chưa rõ lời; em Nguyễn Văn Tươi lớp
3B cả nhà có bố mẹ và 2 chị em đều thuộc đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện
thiểu năng trí tuệ; em Lê Đình Trai lớp 5C là trẻ mồ côi; em Lê Việt Anh lớp 3A
học sinh khuyết tật mẹ mất ở với bà ngoại; Em Lê Sỹ Bảo lớp 1B bị bệnh máu
trắng có thể nói thời gian ở viện nhiều hơn ở trường; Em Lê Sỹ An lớp 2B bị
ngã ở nhà gãy tay, em Lê Sỹ Đạt lớp 5B tham gia giải đá mi ni do địa phương tổ
chức bị ngã gãy tay, em Vũ Thế Linh lớp 5B bị trâu húc gãy tay.
Tặng chăn ấm cho người già neo đơn ở địa phương gồm các cụ: Cụ Lê
Thị Ốc Thôn 1, Lê Thị Lạng Thôn 3, Cụ Lê Văn Khứu thôn Hồng Kỳ, Cụ Lê
Thị Cúc Thôn 2 trị giá mỗi chăn ấm 500.000 đồng.
Nhân ngày 27/7, Chi hội đã phối hợp với các tổ chức trong nhà trường
thăm hỏi tặng quà các gia đình thương binh, liệt sỹ là thân nhân cán bộ giáo viên
trong nhà trường và địa phương. Mỗi dịp tết đến xuân về, Chi hội tặng quà ít
nhất 20 xuất quà cho cho học sinh và các đối tượng có hoàn cảnh éo le trong nhà
trường và trên địa bàn xã. trị giá mỗi xuất quà là 300.000 đồng.
Duy trì, thực hiện tốt các các đợt phát động phong trào “áo ấm tặng bạn”,
“Chăn ấm tặng bà”, Quyên góp quần áo để ủng hộ các bạn học sinh vùng cao ít
nhất là 50 bộ mỗi năm.
Kết quả: Bằng những tình cảm và việc làm đầy ý nghĩa ấy của thầy cô và
bạn bè đã giúp cho các em đã vượt qua được nỗi đau khắc phục khó khăn tiếp
tục đến trường và đạt nhiều thành tích trong học tập.
Hàng năm, các cuôc vận động, quyên góp ủng hộ ở nhà trường đều vượt
chỉ tiêu kế hoạch đề ra và giúp đỡ cho hàng 100 đối tượng là học sinh nghèo,

học sinh mồ côi, nạn nhân chất độc da cam, trẻ khuyết tật, học sinh bị bệnh hiểm
nghèo, những gia đình học sinh gặp rủi ro, hoạn nạn, người già neo đơn, gia
đình chính sách được hỗ trợ về tiền mặt, gạo thóc, chăn ấm, quần áo, sánh vở, đồ
dùng học tập, tặng học bổng, xe đạp, mũ bảo hiểm từ cuộc tuyên truyền vận
động, kêu gọi ủng hộ với số tiền gần 100.000.000 đồng.

Chăn ấm tặng bà.

Áo ấm tặng bạn.
9


Biện pháp 5: Bồi dưỡng một số kỹ năng hoạt động thanh niên, thiếu
niên Chữ thập đỏ
Từng năm học, Chi hội nhà trường luôn củng cố, bổ sung và phát triển
góc truyền thông chăm sóc sức khỏe, “Góc sức khỏe Chữ thập đỏ”, “Tủ thuốc
Chữ thập đỏ”, phát triển vườn cây thuốc Nam. Chi hội đã mua và cấp phát một
số dụng cụ y tế như panh, kéo, bông, băng, thuốc dự phòng cho từng lớp để khi
cần thiết sử dụng sơ cứu tại chỗ trước khi đưa đến các cơ sở y tế. Tổ chức các
buổi truyền thông học đường phổ biến kiến thức y học thường thức, vận động
hội viên, thiếu niên nhi đồng thực hiện tốt các chương trình: ăn chín, uống sôi,
tiêm chủng mở rộng, khám bệnh định kỳ. Giúp các em rèn luyện sức khỏe của
bản thân, vệ sinh cá nhân, vệ sinh học đường, phòng tránh một số bệnh thường
gặp như tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết, thủy đậu, cận thị, nha khoa, bướu
cổ, … Từ đó, Chi hội lập hồ sơ theo dõi sức khoẻ cá nhân, ghi chép đầy đủ tình
trạng sức khoẻ của từng người. Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên và học
sinh thực hiện tốt thói quen khám bệnh định kỳ. Khi có dấu hiệu bệnh tật đã đi
đến các cơ sở y tế khám và điều trị theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.
Phối hợp với địa phương, tổ chức Tháng hành động vì trẻ em, Trại hè
nhân dịp Tết Trung thu, “Học kỳ nhân ái” dành cho thanh, thiếu niên; vận động

và tổ chức cho thanh, thiếu niên tham gia các hoạt động tình nguyện, hoạt động
nhân đạo, từ thiện trong và ngoài trường học.
Chi hội Chữ thập đỏ nhà trường phối hợp với ngành y tế địa phương,
Chương trình phát triển vùng Thường Xuân tổ chức tập huấn cán bộ giáo viên
và học sinh cách phòng chống các tệ nạn xã hội; Triển khai nội dung tập huấn kỹ
năng sơ cứu ban đầu cho cán bộ giáo viên trong toàn trường. Thông qua tập
huấn trang bị kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu cho cán bộ giáo viên và học sinh.
Đội Chữ thập đỏ xung kích luôn có mặt kịp thời để sơ cứu cho các bạn.
Đội thiếu niên Chữ thập đỏ luôn luôn là lực lượng đi tiên phong trong dọn vệ
sinh môi trường tạo khuôn viên trường học luôn xanh, sạch, đẹp. Học sinh biết
giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng. Thường xuyên dọn vệ sinh trường lớp
sạch, trồng, chăm sóc vườn hoa cây cảnh. Tham gia phong trào vệ sinh môi
trường, phòng chống dịch bệnh.
10


Với mong muốn nâng cao nhận thức đến mọi tổ chức cá nhân và mọi
tầng lớp nhân dân trên địa bàn, trong quá trình tổ chức tập huấn, tôi chia theo
các nhóm đối tượng khác nhau. Cụ thể:
- Tập huấn cho cán bộ, hội viên là giáo viên nhân viên, tôi mời đại diện
trưởng các ban ngành đoàn thể địa phương; trưởng, phó các thôn. Về giảng viên
tôi đã mời đồng chí Hoàng Xuân Thành Phó chủ tịch thường trực Huyện hội
huyện Thường Xuân cùng tham gia triển khai.
- Tập huấn cho học sinh, tôi mời đại diện hội cha mẹ học sinh của lớp đó
cùng tham gia với các em.
Công tác tuyên truyền, huấn luyện được Chi hội triển khai thông qua các
hình thức như: lớp tập huấn; các buổi sinh hoạt dưới cờ; Sinh hoạt Đội – Sao;
Hoạt động ngoài giờ lên lớp; các Hội thi Chúng em với an toàn giao thông –
Ngôi trường an toàn – Phòng tránh tai nạn thương tích; các buổi giao lưu văn
nghệ với người tàn tật với chủ đề: “ Những trái tim không tật nguyền; nêu gương

người tốt, việc tốt trên phương tiện thông tin của nhà trường; tổ chức các buổi
truyền thông các ngày lễ lớn trong năm như kỉ niệm ngày thành lập hội Chữ thập
đỏ Việt Nam 23/11/1946; và ngày Quốc tế Chữ thập đỏ 08/05/1863,…
Một số hình ảnh minh họa về công tác tập huấn, trại hè

11


Biện pháp 6: Giáo dục kỹ năng phòng ngừa tai nạn thương tích
Tai nạn thương tích rất dễ xảy ra với lứa tuổi học sinh tiểu học vì ở lứa
tuổi các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức,
kỹ năng phòng tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích. Hiện nay, Việt Nam tình
trạng tai nạn thương tích ở trẻ em là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng đe dọa
đến tính mạng và sức khỏe của trẻ em. Trong thời gian vừa qua, Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản, kế hoạch để chỉ đạo, triển khai công tác
phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh. Tuy nhiên, gần đây
đã liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn đuối nước nghiêm trọng, dẫn đến những cái
chết thương tâm của nhiều học sinh, gây tổn thất đối với gia đình, nhà trường và
xã hội. Những cái chết thương tâm ấy đều có thể phòng tránh được nếu thầy cô,
cha mẹ và các em có ý thức và thực hiện nghiêm túc những biện pháp phòng
ngừa.
Để giúp học sinh nắm vững một số kiến thức cơ bản về tai nạn thương
tích và ngăn ngừa phòng chống một số tai nạn thương tích có thể xảy ra. Trong
năm học 2016-2017, Chi hội đã có nhiều biện pháp hữu hiệu trong việc phòng
tránh tai nạn thương tích cho học sinh cụ thể như sau:
Phòng ngã: Phòng tránh tai nạn thương tích do ngã gây ra, nhà trường đã
củng cố cơ sở vật chất của trường, cụ thể: Cải tạo khuôn viên sân trường bằng
phẳng, nhiều khu vui chơi được bê tông hóa không bị trơn trượt; Cửa sổ, hành
lang, cầu thang đều có tay vịn, lan can; Bàn ghế hỏng, không chắc chắn đã được
sửa chữa và thay mới trong hè trước ngày khai giảng năm học; Dụng cụ thể dục

thể thao đều chắc chắn, đảm bảo an toàn; Những bồn hoa cây cảnh, cây bóng
mát ở sân trường được bao quanh, giao cho các lớp bảo vệ học sinh không leo
trèo được; Không cho học sinh chơi gần những nơi không an toàn. Khi phát hiện
thấy có nguy cơ mất an toàn, thầy Hiệu trưởng đã cho sửa chữa ngay.
Phòng ngừa đánh nhau, bạo lực trong trường học: Nhà trường thường
xuyên giáo dục ý thức cho các em không được gây gổ, đánh nhau trong trường;
quán triệt và nghiêm cấm học sinh mang các vật sắc nhọn nguy hiểm như dao,
súng cao su và các hung khí đến trường; Xây dựng lớp tự quản, đoàn kết.
Phòng ngừa tai nạn giao thông: Tôi đã chỉ đạo giáo viên tuyên truyền
kiến thức an toàn giao thông cho học sinh thông qua các bài học trên lớp, các
tình huống có nội dung liên quan, qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, hội thi. Bên
cạnh đó trường có cổng, tường rào chắc chắn. Trong giờ ra chơi đều được đóng
cổng, không cho các em chạy ra đường chơi. Trường có biển báo trường học cho
các loại phương tiện cơ giới. Hướng dẫn học sinh thực hiện luật an toàn giao
thông. Đặc biệt là tuyên truyên cho học sinh và phụ huynh khi tham gia mô tô xe
máy phải đội mũ bảo hiểm.
Phòng ngừa bỏng, nhiễm độc, ngộ độc thức ăn: Trong các phòng học,
phòng thư viện và các phòng chức năng đều có nội quy hướng dẫn sử dụng an
toàn hóa chất, an toàn điện cho các em khi tham gia thực hành thí nghiệm, học
tập. Giáo dục cho các em các kĩ năng phòng tránh bị bỏng khi ở trong bếp, khi
đun nấu thức ăn, ước uống. Rèn cho các em có thói quen ăn chín, uống sôi, rửa
12


tay trước khi ăn. Tham mưu với địa phương, tuyên truyền đến các hàng quán
gần trường, bán thức ăn phải đảm bảo an toàn, đồ ăn, thức uống phải đảm bảo vệ
sinh. Có kiểm tra thường xuyên. Hệ thống nước sạch của nhà trường được xử
dụng đúng qui trình và đảm bảo vệ sinh.
Phòng ngừa điện giật: Tuyên truyền, giáo dục các em có kiến thức và kỹ
năng sử dụng thiết bị điện khi ở nhà. Hệ thống điện trong lớp đều đảm bảo an

toàn, bảng điện để cao, không có hiện tượng để dây trần, dây điện hở. Các dụng
cụ thí nghiệm đều đảm bảo an toàn trước khi cho học sinh thực hành.
Phòng ngừa đuối nước: Trường có hàng rào ngăn cách với hồ sen và
tuyên truyền, quán triệt các em không tự ý ra hồ lấy sen. Học sinh khu Thanh
Cao khi qua đò đi học cần phải mặc áo phao. Trong năm học vào mùa mưa lũ
giáo viên và học sinh qua sông bảo đảm an toàn.
Góp phần phòng tránh đuối nước Tầm nhìn Thế giới đã tặng áo phao, cặp
phao cho 49 em học sinh thôn Thanh Cao. Giếng, bể nước trong trường đều
được đậy nắp đảm bảo an toàn.
Nhằm nâng cao kỹ năng bơi, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích,
đuối nước cho học sinh, hè năm 2016, nhà trường đã phối hợp với tổ chức Tầm
nhìn Thế giới mở lớp dạy bơi cho 60 học sinh. Và phối hợp với hội cha mẹ học
sinh tập bơi cho 160 học sinh. Trong 86 em được gia đình đưa ra sông Chu tập
bơi, đến nay đã biết bơi thành thạo.
Trong thời gian nghỉ hè cần phải thực hiện tốt về công tác an toàn giao
thông, phòng tránh tai nạn thương tích, khi đi tắm sông, hồ phải có người lớn đi
cùng.

Lớp học bơi của Trường Tiểu học Thọ Thanh
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Trong những năm qua, Chi hội Chữ thập đỏ Trường Tiểu học Thọ Thanh
hoạt động có hiệu quả thiết thực. Các chương trình khi tổ chức thu hút được sự
quan tâm của nhiều tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm, cha mẹ học sinh, các thầy
cô giáo và học sinh nhà trường. Góp phần tích cực vào việc giáo dục lòng nhân
ái cho học sinh. Tinh thần nhường cơm sẻ áo, truyền thống “lá lành đùm lá
13


rách” đã được phát huy mạnh mẽ trong toàn thể cán bộ, giáo viên nhân viên, học
sinh và nhân dân.

Nếu nói “Một trong những hoạt động thiết thực trong công tác Hội của
nhà trường là “Tết vì người nghèo nạn nhân chất độc da cam”; “Mỗi tổ chức cá
nhân gắn với địa chỉ nhân đạo”; “Hiến máu nhân đạo”; “Áo ấm tặng bạn - Chăn
ấm tặng bà”; ủng hộ học sinh bị bệnh hiểm nghèo; tặng học bổng cho học sinh
nghèo vượt khó; thăm hỏi giúp đỡ kịp thời học sinh và giáo viên có hoàn cảnh
khó khăn” thì “Hoạt động nổi bật là: Giáo dục kỹ năng sơ cứu ban đầu và phòng
chống tai nạn thương tích, cách giữ an toàn trong mùa mưa lũ, phòng chống các
bệnh học đường, lồng ghép kiến thức về Luật giao thông đường bộ. Chăm sóc
sức khoẻ, bảo vệ môi trường”.
Từ đó cho thấy, công tác Chữ thập đỏ nhà trường đã chuyển biến mạnh
mẽ. Đó là có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, của thường
trực huyện Hội, sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể, cùng với sự nỗ lực của
toàn thể cán bộ hội viên, Đội viên và tập làm nhân đạo trong nhà trường, sự ủng
hộ của các tầng lớp nhân dân địa phương, các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm
đã giúp đỡ cho hàng trăm người có hoàn cảnh kém may mắn trong cuộc sống.
Kết quả đã hỗ trợ được nhiều học sinh có thêm động lực vươn lên trong
học tập. Các hoạt động đó đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
trong nhà trường, duy trì sĩ số học sinh và các quyền trẻ em được đảm bảo. Cụ
thể như sau:
Nội dung vận động

Năm học
2015-2016 2016-2017
Tầm nhìn Thế giới tặng xe đạp cho học sinh nghèo
7 cái
40 cái
Vở ghi
400 cuốn
600 cuốn
Trao học bổng cho “Học sinh nghèo vượt khó”.

7 xuất
12 xuất
Đồ dùng học tập
68 bộ
215 bộ
Cặp sách
35 cái
57 cái
Áo ấm tặng bạn ( hoạt động chia khó)
115 áo
145 áo
Áo mới đến trường
50 áo
108 bộ
Áo ấm mùa đông
187 áo
393 áo
Tập huấn
3 khóa
5 khóa
Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho HS
2 lần
2 lần
Hiến máu tình nguyện
6 người
9 người
Tết vì người nghèo
11.100.000 20.450.000
Mỗi tổ chức cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo
8.200.000 14.800.000

Chăn ấm tặng bà
2.000.000 3.000.000
Giao lưu với học sinh khuyết tật
4.500.000 5.250.000
Hỗ trợ gạo
4.200.000 5.500.000
Có được kết quả nêu trên là do có sự đoàn kết đồng lòng chung tay của cả
cộng đồng, luôn duy trì nắm chắc đối tượng cần trợ giúp tại nhà trường và trong
14


địa phương được Chi hội thực hiện một cách kịp thời, công bằng, dân chủ công
khai từ khâu rà soát lập danh sách đến tổ chức quyên góp tặng quà, tổng kết
đánh giá rút kinh nghiệm và tuyên dương, khích lệ kịp thời. Bên cạnh đó Chi hội
còn tham gia tốt các hoạt động trong và ngoài nhà trường như tích cực tham gia
các phong trào thi đua, tham gia hoạt động xã hội như đóng góp giúp đỡ đồng
bào bị thiên tai, vận động hiến máu nhân đạo, tạo điều kiện cho các gia đình nhà
giáo viên vay vốn ngân hàng mua đất làm nhà hoặc tăng gia sản xuất, nâng cao
chất lượng đời sống theo mô hình vườn ao chuồng,… Có thể nói, hoạt động
nhân đạo là một cuộc vận động lớn, nó đã khơi gợi, phát huy được tình đoàn kết
tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam.
Với những thành quả đáng kể nêu trên, Chi Hội Chữ thập đỏ Trường Tiểu
học Thọ Thanh đã liên tục nhiều năm liền được Trung ương Hội Chữ thập đỏ
Việt Nam tặng Bằng khen: “ Vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và
phong trào chữ thập đỏ trong trường học”. Bản thân tôi được Chủ tịch Ủy ban
nhân dân huyện Thường Xuân tặng Giấy khen “Đã có thành tích xuất sắc trong
hoạt động Chữ thập đỏ của huyện Thường Xuân khóa V, nhiệm kỳ 2011-2016”
và nhiều năm liền được Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tặng Bằng khen.
Năm 2016, tôi được Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tặng Kỷ niệm
chương Vì sự nghiệp nhân đạo.


Mặc dù được cấp trên ghi nhận về sự nỗ lực của tập thể và cá nhân. Song
tôi cảm thấy chưa bằng lòng về kết quả đó mà luôn trăn trở là mình phải cố gắng
hơn nữa, làm tốt hơn nữa để xứng đáng với niềm tin của tập thể và danh hiệu
mình đã được trao tặng.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Công tác Chữ thập đỏ là một công tác xã hội mang tính nhân văn sâu sắc
và có đặc thù riêng. Đòi hỏi người cán bộ Hội phải thực sự khéo léo, có kiến
thức, kỹ năng và phương pháp vận động cộng đồng, kiên trì thuyết phục, quyết
tâm, đam mê với công việc vận động nhiều người tham gia bằng những việc làm
15


cụ thể, mang lại hiệu quả thiết thực. Đồng thời làm tốt các hoạt động chăm sóc
sức khoẻ học đường và sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, Hội
cấp trên và sự phối hợp có hiệu quả của các ban ngành đoàn thể trong và ngoài
nhà trường là yếu tố quyết định sự phát triển của tổ chức và hoạt động của Chi
hội trong nhà trường.
Mỗi thành viên trong nhà trường phải thật sự hiểu rõ quan điểm “Mình vì
mọi người”, biết quý trọng, thương yêu con người, có sự được đồng cảm thì sẽ
thu hút mọi người cùng hành động.
Thực hiện lời dạy của Bác “ Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Vì
thế trong quá trình kêu gọi, vận động phải tế nhị, nhẹ nhàng, không gây phiền
nhiễu, áp lực cho các tổ chức cá nhân, các nhà hảo tâm, cán bộ, hội viên, học
sinh, phụ huynh, nhân dân và các mạnh thường quân. Vì vậy phương pháp và
hình thức hoạt động phải luôn đổi mới, linh hoạt. Công tác xây dựng quỹ Hội
phải đa dạng và phù hợp với từng đối tượng để có phương pháp vận động hợp
lý, đồng thời tôn vinh nhà tài trợ.
Sử dụng nguồn quỹ đóng góp đúng mục đích, đúng đối tượng, minh bạch, rõ

ràng và có đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời.
Làm tốt công tác thi đua khen thưởng: Công tác thi đua khen thưởng có tác
dụng lớn trong việc đẩy mạnh nâng cao chất lượng hoạt động trong nhà trường.
Làm cho mọi giáo viên, học sinh hiểu mục đích của thi đua là để đánh giá công
lao cống hiến của mỗi cá nhân, mỗi tập thể, khuyến khích mọi người làm tốt hơn
nhiệm vụ của mình. Qua đó nhân rộng những tấm gương điển hình trong công
tác nhân đạo, lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Cuối cùng, nếu ai cũng biết hết sức quý trọng và yêu thương con người
như Bác Hồ đã dạy thì công tác Chữ thập đỏ sẽ đem lại hạnh phúc cho nhiều
người và ngày càng được xã hội trân trọng, tôn vinh.
3.2. Kiến nghị
Để làm tốt hơn nữa công tác Chữ thập đỏ trong nhà trường, tôi xin đưa ra
một số đề xuất như sau:
Với địa phương: Cần tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng ủy, chính
quyền địa phương. Sự vào cuộc của các tổ chức ban ngành đoàn thể trên địa bàn,
tích cực hoạt động tốt hơn nữa khơi dậy lòng nhân ái vận động nhiều tổ chức hội
viên và nhân dân tham gia vào các hoạt động nhân đạo, chung tay vì sức khỏe
cộng đồng.
Với giáo viên:
- Giáo viên chủ nhiệm cần chủ động hơn nữa trong việc tìm hiểu nắm bắt
hoàn cảnh của từng đối tượng học sinh trong lớp, thường xuyên thăm hỏi, động
viên, giúp đỡ các địa chỉ nhân đạo.
- Đảng viên, giáo viên luôn đi đầu trong mọi hoạt động của nhà trường,
làm gương sáng cho học sinh noi theo.
Trên đây, là một số biện pháp tôi đã rút ra từ thực tế chỉ đạo, tổ chức thực
hiện công tác Chữ thập đỏ ở Trường Tiểu học Thọ Thanh, huyện Thường Xuân.
Đã góp phần tích cực trong việc giáo dục truyền thống tương thân tương ái cho
16



học sinh thông qua các hoạt động từ thiện, nhân đạo; trang bị kiến thức, kỹ năng
cần thiết về chăm sóc sức khoẻ, sơ cứu ban đầu cho các em; khuyến khích các
em tham gia các hoạt động cộng đồng. Thúc đẩy phong trào thi đua học tập, rèn
luyện, xây dựng trường học an toàn, thân thiện. Giúp các em hình thành và phát
triển nhân cách toàn diện hơn. Góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
Hy vọng rằng, những vấn đề tôi đưa ra trong sáng kiến kinh nghiệm, các
trường tiểu học trong huyện, trong tỉnh có thể tham khảo, vận dụng linh hoạt
góp phần nâng cao chất lượng công tác Chữ thập đỏ ở từng trường học nói riêng
và các trường học trong toàn tỉnh nói chung.
Với năng lực bản thân có hạn nên trong khi trình bày không tránh khỏi
những thiếu sót. Kính mong nhận được những góp ý chân thành của Hội đồng
khoa học và quý đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép của người khác.
Người viết

Lê Thị Nga

17


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ
XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CẤP TỈNH


Họ và tên tác giả: Lê Thị Nga
Chức vụ và đơn vị công tác: Trương Tiểu học Thọ Thanh

TT

1.

2.

3.

4.

5.

Tên đề tài SKKN
Một số biện pháp rèn kỹ năng
đọc diễn cảm cho học sinh
lớp 4 ở Trường Tiểu học Yên
Nhân 2.
Dạy học lịch sử địa phương
lớp 5 ở Trường Tiểu học Thọ
Thanh.
Một số biện pháp nhằm thực
hiện có hiệu quả dạy học Địa
lý địa phương lớp 4, 5
Trường Tiểu học Thọ Thanh.
Một số biện pháp nhằm thực
hiện có hiệu quả dạy học Địa

lý địa phương lớp 4, 5
Trường Tiểu học Thọ Thanh.
Biện pháp duy trì và nâng cao
chất lượng phổ cập giáo dục
tiểu học đúng độ tuổi Trường
Tiểu học Thọ Thanh.

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

Phòng

B

2005-2006

Sở

B


2007-2008

Sở

B

2010 - 2011

Tỉnh

B

2012

Sở

B

2013-2014

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Hoạt động Chữ thập đỏ
2. Chương trình phối hợp trong hoạt động thanh niên, thiếu niên Chữ thập
đỏ trường học Giai đoạn 2016 – 2021.
3. Chương trình phối hợp trong hoạt động thanh niên, thiếu niên Chữ thập
đỏ trường học năm học 2016 – 2017 huyện Thường Xuân.


19


20



×