Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của nhóm học tập khi dạy luyện từ và câu lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 36 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của

nhóm học tập khi dạy luyện từ và câu lớp 5
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Dạy môn Tiếng Việt lớp 5.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến : Từ tháng 9/2014 đến tháng 5/2015
4. Tác giả:
Họ và tên :

Phạm Thị Quỳnh Ly

Năm sinh :

1974

Nơi thường trú :

Thị trấn Gôi - Vụ Bản - Nam Định

Trình độ chuyên môn :

Đại học Sư phạm Tiểu học.

Chức vụ công tác :

Giáo viên.

Nơi làm việc :

Trường Tiểu học Thị trấn Gôi



Địa chỉ liên hệ :

Số nhà 11- đường Trần Huy Liệu - Thị trấn Gôi
Vụ Bản - Nam Định.

Điện thoại:

0948 702 199

Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến : 100%
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Tiểu học Thị trấn Gôi.
Địa chỉ:

Thị trấn Gôi - Vụ Bản - Nam Định.

Điện thoại:

03503821115

3


I.

ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của mỗi giáo viên trong giai đoạn

hiện nay là tìm biện pháp nâng cao chất lượng học tập cũng như phát triển một số

năng lực, phẩm chất của học sinh theo tinh thần của nghị quyết số 29-NQ/TW hội
nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI. Để đạt được mục tiêu
trên, tôi nhận thấy cách tổ chức dạy học theo nhóm học tập rất có hiệu quả. Dạy học
theo nhóm học tập là mô hình áp dụng phương pháp dạy học thay thế phương pháp
dạy truyền thống, chuyển đổi từ dạy học truyền thụ của giáo viên sang tổ chức hoạt
động tự học của học sinh. Để học sinh tiếp thu tốt nhất kiến thức của bài học thì quá
trình tự học, tự giáo dục của học sinh giữ vai trò trung tâm, còn giáo viên là người
hướng dẫn, đồng hành với học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu kiến thức. Học nhóm
còn là một trong những phương pháp giúp các em tự rèn luyện và phát triển kĩ năng
làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai
trò trách nhiệm, tính tích cực trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua học nhóm, các
em được cùng làm những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một
khoảng thời gian nhất định. Đối với cấp Tiểu học, việc rèn cho các em các kỹ năng
hợp tác nhóm là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu,
học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách
cho học sinh đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục trong thời kì mới.
Để thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng Việt của học
sinh nói chung và nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu nói riêng, nhằm
phát triển các năng lực, phẩm chất của các em, phù hợp với yêu cầu giáo dục trong
giai đoạn hiện nay, một trong những vấn đề tôi cũng như tất cả các đồng nghiệp
quan tâm chính là việc tổ chức và nâng cao hiệu quả của hoạt động của nhóm học
tập. Thực tế cho thấy nếu như tổ chức nhóm hoạt động đúng bản chất là có sự tương
tác thì mọi hoạt động diễn ra rất hiệu quả.
Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy phân môn Luyện từ và câu là một phân
môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong trường Tiểu học. Ngoài việc xây dựng thành
phân môn độc lập, các kiến thức và kỹ năng về từ và câu còn được tích hợp

4



trong các phân môn còn lại của môn Tiếng Việt và cả trong các môn học khác. Mặt
khác mục tiêu của phân môn Luyện từ và câu là rèn luyện và phát triển kỹ năng
ngôn ngữ cho học sinh Tiểu học thông qua việc phát triển vốn từ, rèn luyện kỹ năng
sử dụng từ chính xác, tinh tế để đặt câu, rèn luyện kỹ năng tạo lập câu và sử dụng
câu phù hợp với tình huống giao tiếp. Dạy Luyện từ và câu cho học sinh là dạy cho
các em thực hành ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ.
Hơn nữa các bài học của phân môn Luyện từ và câu phần lớn được sắp
xếp rất rõ ràng theo từng bài, từng phần nên rất phù hợp cho việc tổ chức hoạt động
của nhóm học tập.
Giáo dục Tiểu học đang chuyển hướng cách dạy học theo mô hình VNEN và
nhóm học tập chính là đặc trưng của mô hình này. Mọi hoạt động học hầu như diễn
ra ở nhóm. Hiểu được điều đó, tôi đã tích cực tìm hiểu và vận dụng các biện pháp tổ
chức hiệu quả hoạt động nhóm trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP.
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Qua dự giờ, thăm lớp, trao đổi với đồng nghiệp, và trải nghiệm của bản thân tôi
nhận thấy những hạn chế trong dạy học theo nhóm hiện nay như sau:
* Về phía học sinh :
- Trong hoạt động nhóm chỉ có một số em tham gia (chủ yếu là học sinh khá
giỏi), số còn lại không tham gia hoặc tham gia không tích cực.
- Các thành viên trong nhóm không chú ý lắng nghe ý kiến của nhau: có hiện
tượng áp đặt hay chấp nhận ý kiến của nhau một cách miễn cưỡng. Thường là những
học sinh giỏi áp đặt ý kiến của mình cho toàn nhóm, có hiện tượng học sinh yếu
không biết các bạn trong nhóm vừa thảo luận về vấn đề gì và đưa ra ý kiến chung
như thế nào.
- Nhóm hoạt động tự do, nhóm trưởng chưa biết điều hành hoặc còn rụt rè,
nhút nhát.

5



- Việc báo cáo kết quả thường chỉ do một học sinh thường xuyên thực hiện
không luân phiên thay đổi.
- Vì điều hành chưa tốt nên giờ học lộn xộn, ồn ào.
* Về phía giáo viên :
- Việc dạy học theo nhóm còn mang nặng tính hình thức, chưa thực sự chú ý
đến hiệu quả của nó đến tất cả học sinh.
- Vì tốn nhiều thời gian nên giáo viên thường hạn chế sử dụng, hoặc quy định
thời lượng chưa phù hợp với dung lượng kiến thức nên hiệu quả hoạt động nhóm
chưa cao.
- Giáo viên ít quan tâm sâu sát đến hoạt động của nhóm, của cá nhân yếu kém
trong nhóm.
Những hạn chế trên xuất phát từ nguyên nhân sau:
- Giáo viên chưa tổ chức hướng dẫn hoạt động nhóm hiệu quả.
- Học sinh chưa xác định rõ nhiệm vụ học tập.
- Kĩ năng hợp tác học sinh của học sinh chưa tốt, học sinh chưa mạnh dạn, tự
tin.
- Học sinh chưa biết tìm kiếm sự trợ giúp của thầy cô hoặc bè bạn khi gặp khó
khăn.
- Học sinh chưa hiểu nhiệm vụ của nhóm trong suốt quá trình học là phải tìm
cách làm cho mọi thành viên trong nhóm hiểu và thực hiện được nhiệm vụ học tập
thầy cô giao cho.
- Học sinh chưa biết lắng nghe ý kiến của bạn và chưa tích cực chủ động suy
nghĩ đưa ra ý kiến của riêng mình.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến.
2.1 Giáo viên xác định và đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức
hoạt động nhóm:
Để học hợp tác nhóm đạt hiệu quả tôi luôn chú ý đảm bảo những nguyên tắc
sau:
2.1.1 Các thành viên trong nhóm phối hợp tích cực.


6


Trong hoạt động hợp tác nhóm, học sinh phải nhận thấy trách nhiệm giải quyết
nhiệm vụ chung.Vì vậy các thành viên của nhóm phải gắn kết với nhau theo cách:
mỗi cá nhân cũng như toàn nhóm chỉ có thể thành công nếu cố gắng hết sức
mình. Nếu một bạn nào trong nhóm không hoàn thành thì chắc chắn nhiệm vụ của
cả nhóm sẽ không hoàn thành.Vì vậy tôi xác định rõ cho học sinh: trong nhóm học
tập, học sinh có hai trách nhiệm:
- Thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Đảm bảo các thành viên trong nhóm mình cũng hoàn thành nhiệm vụ được giao
(Bạn nào xong trước thì cùng hỗ trợ cho bạn mình để nhiệm vụ của nhóm được hoàn
thành).
2.1.2 Tạo môi trường hợp tác trong nhóm .
Học hợp tác nhóm đòi hỏi sự trao đổi qua lại tích cực giữa các học sinh trong
nhóm. Điều đó được thực hiện khi các thành viên nhóm nhìn thấy nhau trong trao
đổi. Tương tác mặt đối mặt, có tác động tích cực đối với học sinh như:
tăng cường động cơ học tập, làm nảy sinh những hứng thú mới, kích thích sự giao
thiệp chia sẻ tư tưởng và đáp án giải quyết vấn đề, tăng cường các kĩ năng tỏ thái độ,
biểu đạt, phản hồi bằng các hình thức: lời nói, ánh mắt, cử chỉ, khích lệ mọi thành
viên tham gia, phát triển mối quan hệ gắn bó, quan tâm đến nhau. Vì vậy, tôi hướng
dẫn học sinh cách góp ý cho bạn sao cho dễ nghe, dễ tiếp thu, tranh luận có lí nhưng
không gay gắt, nóng nảy, khi nói nhìn thẳng vào bạn, mạnh dạn, tự tin ;động viên
khích lệ bạn khi bạn có tiến bộ, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn trong diễn đạt hay
trình bày.
2.1.3 Nâng cao trách nhiệm cá nhân:
Nhóm học tập được tổ chức sao cho từng thành viên trong nhóm không thể trốn
tránh công việc, hoặc trách nhiệm học tập. Mọi thành viên đều phải học, đóng góp
phần mình vào công việc chung và thành công của nhóm. Mỗi thành viên thực hiện

một vai trò nhất định. Các vai trò ấy được luân phiên thường xuyên trong các nội
dung hoạt động khác nhau (Nhóm trưởng, thư kí, báo cáo viên ...). Mỗi thành viên
đều hiểu rằng không thể dựa vào công việc của người khác. Khi nhiệm vụ cá nhân,
dưới sự điều khiển của nhóm trưởng, tất cả các thành viên trong nhóm đều phải làm
7


việc. Có thể mỗi cá nhân có tiến độ thực hiện công việc khác nhau, nếu gặp khó
khăn hay tốc độ chưa đảm bảo, tôi khuyến khích các em giỏi hơn theo dõi giúp đỡ
bạn. Khi cần thảo luận hoặc thống nhất nội dung gì, nhóm trưởng nêu yêu cầu, mọi
thành viên trong nhóm đều có trách nhiệm đóng góp ý kiến. Nhóm sẽ kịp thời biểu
dương những học sinh có nhiều ý kiến hoặc những thành viên vốn rụt rè nhút nhát
mà có tiến bộ. Từ đó nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân trong nhóm.
2.1.4 Sử dụng kĩ năng giao tiếp và kĩ năng xã hội.
Tôi luôn chú ý rèn cho học sinh các kĩ năng làm việc trong nhóm nhỏ. Đó là
các kĩ năng:
+ Kĩ năng hình thành nhóm như: tham gia ngay vào hoạt động nhóm, không rời
khỏi nhóm.
+ Kĩ năng giao tiếp như: biết chờ đợi đến lượt, tóm tắt và xử lí thông tin, biết
chấp nhận ý kiến đúng và bổ sung ý kiến...
+ Kĩ năng xây dựng niềm tin như bày tỏ sự ủng hộ qua ánh mắt, nụ cười, yêu
cầu giải thích, giúp đỡ và sẵn sàng giải thích giúp bạn.
+ Kĩ năng giải quyết mối bất đồng như: kìm chế bực tức, không xúc phạm bạn
khi phản đối ý kiến...
Có những kĩ năng có thể rèn được ngay, nhưng cũng có những kĩ năng với một
số học sinh thì phải cần cả một quá trình.
2.1.5 Rút kinh nghiệm tương tác nhóm:
Sau mỗi hoạt động hợp tác, tôi hướng dẫn học sinh đánh giá quá trình hoạt động
của mỗi thành viên nhóm như những mặt tốt trong hoạt động chung và những đóng
góp cá nhân nổi bật cần được phát huy, những mặt cần thay đổi, cải thiện để hoạt

động của nhóm có hiệu quả hơn. Điều này, giúp học sinh học được kĩ năng hợp tác
với người khác một cách có hiệu quả.
Tóm lại, dạy học theo phương thức hợp tác nhóm là giáo viên tổ chức cho học
sinh đối diện nhau trong nhóm học tập cùng trao đổi, chia sẻ, tìm tòi những kinh
nghiệm, những kiến thức hay giải quyết nhiệm vụ học tập được giao. Trong khi đó,
giáo viên bao quát, theo dõi hoạt động của học sinh và sẵn sàng làm cố vấn, trọng tài
hay hỗ trợ các nhóm khi cần thiết
8


2.2 Tổ chức hướng dẫn hoạt động nhóm.
2.2.1 Thành lập nhóm học tập:

* Xác định số lượng học sinh trong nhóm và lựa chọn các thành viên vào
nhóm:
Để hoạt động nhóm thực sự có hiệu quả, ngay từ đầu năm học tôi đã tìm hiểu
phân loại học sinh về nhận thức, năng lực, hoàn cảnh, phẩm chất làm tiền đề cho
việc chia nhóm.
Khi chia nhóm tôi chọn phương án 6 học sinh trong một nhóm chia thành 3
cặp đôi cho phù hợp với điều kiện của lớp học. Tôi sắp xếp các thành viên vào một
nhóm, sao cho các thành viên nhóm càng đa dạng càng tốt. Nhóm hoạt động có hiệu
quả là nhóm gồm các thành viên có năng lực đa dạng: khả năng nhận thức cao, trung
bình và thấp, đa dạng về thành phần xuất thân, điều kiện kinh tế, môi trường sống ...
Với nhóm như vậy, mỗi một vấn đề cần giải quyết sẽ chứa đựng sự cân nhắc toàn
diện hơn.
Giai đoạn đầu, tôi cố gắng để đạt được các yêu cầu sau: Mỗi nhóm đều có 1
nhóm trưởng có năng lực điều hành (sau này sẽ luân phiên thay đổi), có 1 thành viên
trong ban học tập, và nếu có thể thì có đủ các thành viên trong các ban, cân bằng
lượng nam nữ trong nhóm; có 3 đôi bạn cùng bàn có thể giúp nhau tiến bộ.
* Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm

Các thành viên trong nhóm cần có nhiệm vụ, vai trò rõ ràng. Sau mỗi hoạt
động nhóm, các thành viên cần thay đổi vai trò cho nhau, tránh tình trạng mỗi thành
viên chỉ đóng một vai trò trong thời gian quá lâu. Vai trò của các thành viên trong
một nhóm bao gồm:
+ Nhóm trưởng : Nhóm trưởng là người nhận nhiệm vụ từ giáo viên, điều
hành hoạt động của nhóm, giải thích rõ nhiệm vụ hoạt động của nhóm, tóm tắt, kiểm
tra sự hiểu biết vấn đề trao đổi, thống nhất ý kiến của nhóm, xây dựng bầu không khí
ấm áp, giải quyết các "mâu thuẫn" trong quá trình hoạt động nhóm. Với vai trò này
9


học sinh cần có nhiều năng lực hơn, đặc biệt là năng lực quản lí, giám sát và hướng
dẫn bạn. Nhóm trưởng hoạt động trong nhóm như một thầy cô giáo của một lớp học
nhỏ
+ Thư kí : Ghi chép, tóm tắt mọi ý kiến, tổng hợp ý kiến, đồng thời cùng các

thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao của nhóm,
ghi lại sự tiến bộ của bạn để báo cáo thầy cô.
+ Báo cáo viên : Thay mặt các thành viên trong nhóm báo cáo kết quả làm
việc của nhóm mình và giải trình ý kiến thắc mắc trước lớp, đồng thời cùng các
thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao qua từng
hoạt động.
+ Các thành viên : Trao đổi, bàn bạc, chia sẻ, đóng góp, thống nhất chung ý
kiến về nhiệm vụ được giao.
2.2.2 Hướng dẫn tổ chức hoạt động nhóm:

Tôi chia lớp thành 5 nhóm học tập, cho các em tự đặt tên cho nhóm dựa vào
đặc trưng của nhóm ví dụ nhóm chăm chỉ, nhóm đoàn kết, nhóm cần cù...., các em tự
làm và trang trí biển tên nhóm, quy định việc bố trí sắp xếp các đồ dùng dùng chung
trong nhóm hay của từng cá nhân cho phù hợp. Qua việc này, tôi nhận thấy mỗi

nhóm, các em đều có ‘‘bản sắc’’ riêng, các em rất hứng thú và đoàn kết, có trách
nhiệm với nhau trong việc đề ra các quy định riêng của nhóm và tự giác thực hiện.
Mỗi nhóm đều có đôi bạn cùng bàn, nếu có thể thì tôi sắp xếp một học sinh
giỏi, một học sinh yếu hoặc một học sinh năng động, một học sinh rụt rè nhút nhát
hay hai học sinh cùng lực học để giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ.
Khi giao nhiệm vụ học tập cho học sinh, ngôn từ của giáo viên phải rõ ràng,
mạch lạc để đảm bảo cho học sinh hiểu rõ tránh thất bại trong hoạt động giải quyết
nhiệm vụ. Tôi có thể hỏi thêm những câu hỏi phụ để kiểm tra xem học sinh đã hiểu
nhiệm vụ được giao chưa. Những câu hỏi phụ đảm bảo cho sự trao đổi hai chiều,
đảm bảo việc giao nhiệm vụ thực hiện một cách có hiệu quả và đảm bảo học sinh
sẵn sàng bắt tay vào hoàn thành nhiệm vụ đó.
10


Các vấn đề đưa ra cho học hợp tác nhóm được tôi biên soạn trong phiếu học tập
hoặc viết bảng phụ và chỉ giao một lần. Các phiếu được biên soạn đơn giản, rõ mục
đích, có tính trực quan cao, không rườm rà, gây khó hiểu hoặc mất thời gian.
Khi bắt đầu làm việc, nhóm trưởng lên nhận tài liệu từ cô giáo hoặc trưởng ban
học tập, sau đó phát cho các bạn và phân công các thành viên trong nhóm, mỗi
người một việc, sau đó cá nhân làm việc độc lập rồi từng em đưa ra ý kiến để thảo
luận trong nhóm. Ý kiến thống nhất được ghi nhận để chuẩn bị trình bày trước lớp.
Người trình bày cũng nên luân phiên để tạo điều kiện cho tất cả học sinh được rèn
luyện kĩ năng. Trong thời gian học sinh làm việc, giáo viên thường xuyên theo dõi
để hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm trao đổi thảo luận đúng yêu cầu bài học, tránh thảo
luận tùy hứng dẫn đến nguy cơ đi lệch yêu cầu hoặc giáo viên gợi mở thêm nhằm
mở rộng kiến thức và giáo dục kỹ năng sống cho các em.
Quy trình như vậy nhưng không dễ để các em nắm được ngay nếu không có sự
hướng dẫn chỉ bảo từng bước một.
Đầu tiên, tôi hướng dẫn học sinh biết cách tự học, thông qua tự trải nghiệm,
khám phá, nghiên cứu tài liệu để có được những hiểu biết cá nhân về bài học. Đây

cũng là bước khởi đầu của hoạt động nhóm. Các em làm việc cá nhân cùng với tài
liệu học tập. Lúc này các em tích cực, chủ động huy động kiến thức, vốn sống, vốn
hiểu biết cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ. Tài liệu của các em là sách giáo khoa, vở
bài tập, từ điển... Quá trình này đối với các em có lực học khá giỏi là đơn giản,
nhưng đối với các em học yếu thì còn gặp khó khăn. Giải pháp của tôi lúc này là
khuyến khích các em tìm kiếm sự trợ giúp từ thầy cô, bè bạn. Các học sinh khá giỏi
có thể giảng giải cho bạn, giáo viên cũng bám sát, kịp thời giúp đỡ các em. Việc tự
học có thể dành cho phần Nhận xét, hoặc hoạt động thực hành của mỗi bài Luyện từ
và câu. Ví dụ tìm hiểu để biết về từ đồng nghĩa, đại từ,....hoặc làm các bài tập theo
thứ tự trong vở bài tập.
Dưới đây là một vài hình ảnh học sinh đang làm việc cá nhân trong nhóm học
tập.
11


Học sinh làm việc cá nhân trong nhóm học tập
12


Học sinh làm việc cá nhân trong nhóm học tập
13


Học sinh làm việc cá nhân trong nhóm học tập
Sau học cá nhân, học sinh sẽ chia sẻ trong cặp đôi và sau đó là trao đổi trong
nhóm. Trong quá trình tự học rất nhiều vấn đề nảy sinh mà mỗi cá nhân không thể tự
mình giải quyết hoặc kiểm chứng, trao đổi với bạn cùng bàn và trong nhóm sẽ giúp
các em tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong lúc tự học.
Học sinh có thể đổi vở để kiểm tra bài làm của bạn; nói cách nghĩ, cách làm bài
cho bạn nghe; tiếp thu góp ý của bạn; điều chỉnh ý kiến; kết quả của mình. Chia sẻ

trong cặp đôi giúp học sinh kiểm tra hiểu biết của bản thân, tiếp thu góp ý của bạn,
bảo vệ chính kiến của mình giúp học sinh tiếp cận vấn đề theo những góc độ khác
nhau, khích lệ tính tự giác của mỗi học sinh.

14


Trao đổi cặp đôi sau khi làm việc cá nhân
2.2.3 Theo dõi, can thiệp và điều chỉnh tiến trình hợp tác nhóm:

Trong quá trình theo dõi hoạt động của các nhóm, tôi đưa ra những gợi ý,
nhắc lại những biện pháp và cách thức để hoàn thành công việc được giao, giải đáp
các thắc mắc và dạy các kĩ năng thực hiện nhiệm vụ khi cần thiết. Đối với những
nhóm chưa thực hiện nhiệm vụ được giao một cách tích cực tôi đến gần và cùng
tham gia, làm mẫu cho học sinh. Khi học sinh gặp khó khăn, tôi đưa ra những gợi ý
cần thiết như liên hệ những kiến thức đang trao đổi với những kiến thức học sinh đã
được học, tạo ra mối quan hệ giữa kiến thức mới và những kiến thức học sinh đã
biết, đã trải nghiệm.

15


Tôi luôn chú ý quan tâm đến hoạt động của các học sinh yếu trong nhóm, đặc biệt
là trong quá trình các em tự học, giúp các em hiểu bài để các em tự tin hơn khi trao
đổi với bạn cùng bàn và với nhóm. Với các học sinh khá giỏi, tôi giúp các em khắc
sâu và mở rộng kiến thức bằng những câu hỏi phụ nhằm định hướng cho các em
nâng cao kiến thức.
Trong quá trình theo dõi các nhóm hoạt động, tôi luôn cố gắng quan tâm đến tất
cả các nhóm ở mỗi phần công việc, vì ở nhóm nào cũng có đối tượng yếu cần giúp
đỡ và đối tượng giỏi cần nâng cao kiến thức và cũng để nhắc nhở, động viên khích lệ

các em làm việc tốt hơn. Khi gặp vấn đề khó, tất cả các nhóm đều vướng mắc, tôi sẽ
tổ chức hoạt động chung của cả lớp giúp các em tháo gỡ kịp thời. Với từng bài học
cụ thể, giáo viên cần dự kiến trước các khó khăn của đa số học sinh để quan sát và
giúp đỡ đúng thời điểm.
2.2.4 Tổ chức báo cáo và nhận xét tương tác nhóm:

Trước khi cho đại diện nhóm trình bày, giáo viên cần nêu lại vấn đề để cả lớp
tập trung lắng nghe. Phải rèn cho học sinh có thói quen lắng nghe và khuyến khích
các em đưa ra nhận xét cụ thể hoặc ý kiến bổ sung cho nội dung nhóm bạn vừa trình
bày. Cao hơn nữa là tập cho học sinh đặt vấn đề, nêu câu hỏi tạo tình huống phản
biện. Quá trình báo cáo kết quả thảo luận nếu điều hành tốt thì sẽ giúp học sinh rút
thêm kinh nghiệm khi điều hành thảo luận trong nhóm sau này và kĩ năng hợp tác
nhóm của học sinh sẽ ngày một cao hơn.
Các em sẽ rất muốn chia sẻ kết quả làm việc trong nhóm để khẳng định kiến thức.
Đây chính là tâm thế tốt của các em trước khi tiến hành tương tác nhóm. Do vậy mà
mỗi khi đại diện nhóm trình bày, các em rất chăm chú lắng nghe để đối chiếu với kết
quả làm việc của nhóm mình để nhận xét, bổ sung.
Tôi hướng dẫn các em luân phiên thay đổi báo cáo viên trong nhóm. Ban đầu ,
những học sinh có năng lực trình bày lưu loát sẽ báo cáo kết quả, sau đó thì luân

16


chuyển để em nào cũng được trình bày, nhằm rèn cho các em năng lực trình bày
trước đám đông, giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp.
Để báo cáo viên có thể trình bày rõ kết quả làm việc của nhóm, nhóm phải tổ
chức tập huấn trước, khi đó các em sẽ đưa ra các tình huống giả định khi nhóm bạn
phát biểu ý kiến để chuẩn bị các phương án tranh luận góp ý. Việc này khiến học
sinh nào cũng phải nỗ lực hết khả năng của mình để hoàn thành nhiệm vụ. Các em
khác cũng chuẩn bị sẵn phương án giúp đỡ, điều đó tăng cường mối quan hệ và tinh

thần trách nhiệm đối với tập thể.

Trình bày kết quả và nhận xét, báo cáo

17


Trình bày kết quả và nhận xét, báo cáo
18


Trình bày kết quả và nhận xét, báo cáo

19


Trình bày kết quả và nhận xét, báo cáo
Giáo viên cần dự kiến trước các tình huống trả lời của học sinh để có thể xử lí tốt
các kết luận. Ví dụ: Chuẩn bị câu hỏi gợi mở để làm rõ vấn đề hơn, hoặc liên hệ thực
tế để giúp học sinh có khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Nếu kết quả làm
việc nhóm của học sinh đáp ứng đầy đủ yêu cầu thì có thể sử dụng để hệ thống thành
bài học. Điều này sẽ làm tăng sự thích thú làm việc của học sinh bởi vì các em rất tự
hào khi tự mình có thể hình thành được bài học cho cả lớp, đồng thời giảm bớt sự
can thiệp của giáo viên trong quá trình học.
Sau khi báo cáo viên của nhóm trình bày, các nhóm khác có thể đặt câu hỏi chất
vấn thì cả nhóm cùng hỗ trợ bạn báo cáo để trả lời các câu hỏi của bài.
Tôi tiến hành nhận xét ngay sau khi hoạt động hợp tác kết thúc hoặc vào cuối mỗi
tiết học. Mục đích của nhận xét hoạt động nhóm là để học sinh có ý thức thực hiện
những yêu cầu về kĩ năng hợp tác. Nội dung nhận xét sẽ tập trung vào việc thực hiện


20


những nhiệm vụ về hợp tác diễn ra như thế nào? Học sinh nào đã thực hiện tốt,
những gì có thể thay đổi để hoạt động hợp tác ngày càng được tốt hơn ? Dần dần, tôi
hướng dẫn học sinh tự nhận xét nhóm mình, các nhóm khác nhận xét nhóm bạn, tôi
đóng vai trò tập hợp, khái quát, bổ sung những nhận xét của từng nhóm.
Việc nhận xét quá trình làm việc của nhóm cũng không nên qua loa, đại khái.
Càng đưa ra nhận định cụ thể càng giúp học sinh tích lũy nhiều kinh nghiệm cho
những hoạt động sau. Những tiêu chí nhận xét cần thiết phải có:
- Tinh thần thái độ làm việc của các thành viên trong quá trình thảo luận.
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Kĩ năng trình bày kết quả hoặc giải thích chất vấn trước lớp.
- Sự luân phiên trong nhóm.
* Lưu ý: Cần khen ngợi những học sinh biết lắng nghe và đưa ra những câu hỏi
thắc mắc phù hợp.
Để học sinh hiểu, biết được vai trò và trách nhiệm của mình, tôi có thể làm
mẫu để học sinh học tập. Qua việc làm mẫu học sinh hiểu được cách thức thảo luận
và biết được vai trò của mình trong nhóm (Việc làm này thường diễn ra ở giai đoạn
đầu năm học)
2.3 Tổ chức hướng dẫn hoạt động nhóm khi dạy phân môn Luyện từ và
câu lớp 5.
Trong chương trình hiện hành, phân môn Luyện từ và câu lớp 5 có 62 tiết
(không kể 4 tuần ôn tập) chia làm 3 kiểu bài:
- 18 tiết thuộc kiểu bài hình thành kiến thức mới.
- 22 tiết thuộc kiểu bài ôn tập, luyện tập.
- 22 tiết thuộc l kiểu bài mở rộng vốn từ.
Các bài học Luyện từ và câu lớp 5 thường có cấu trúc như nhau là gồm hệ
thống bài thực hành với các nhiệm vụ hoặc yêu cầu khá rõ. Cụ thể như sau:
* Kiểu bài Hình thành kiến thức mới.

Mục đích của kiểu bài này là hình thành cho học sinh một số kiến thức lý
thuyết về từ và câu nhằm giúp học sinh nắm chắc và sử dụng từ đúng và hay.

21


Cấu tạo của kiểu bài Hình thành kiến thức mới gồm ba phần: Nhận xét, Ghi
Nhớ, Luyện tập.
- Nhận xét là phần cung cấp ngữ liệu và nêu câu hỏi (bài tập) gợi ý cho học
sinh phân tích nhằm rút ra kiến thức lý thuyết. Theo quan điểm tích hợp, ngữ liệu
thường được lấy từ những bài tập đọc mà học sinh đã học trước đó. Các ngữ liệu đều
mang tính điển hình cao và có số lượng chữ hạn chế để đảm bảo tính hiệu quả của
việc phân tích và tránh làm mất nhiều thời gian học tập. Các câu hỏi và bài tập ở
phần Nhận xét có nội dung rất phong phú, tương ứng với các kiến thức lí thuyết cần
hình thành cho học sinh và được sắp xếp thành hệ thống được đánh số thứ tự bài 1,
bài 2, bài 3... Mục đích của các bài tập này chính là giúp học sinh phân tích ngữ liệu
để rút ra các khái niệm hoặc các qui tắc cần ghi nhớ. Mỗi bài tập ở phần này sẽ
tương ứng với một bộ phận kiến thức lí thuyết ở phần Ghi nhớ. Vì vậy, khi dạy,
người giáo viên cần phải nắm vững mối liên hệ này để có thể hướng dẫn học sinh
giải quyết yêu cầu của bài học một cách lô gic, hệ thống. Sau đó hướng dẫn tìm mối
liên hệ này trong quá trình tự học.
- Phần Ghi nhớ là phần chốt lại những điểm chính yếu về kiến thức được rút
ra từ việc phân tích ngữ liệu ở phần Nhận xét. Học sinh cần nắm vững những kiến
thức này.
- Phần Luyện tập được xây dựng dưới dạng hệ thống các bài tập, có mục đích
giúp học sinh củng cố và vận dụng các kiến thức đã được hình thành. Các bài tập ở
mục Luyện tập bao gồm hai loại: bài tập nhận diện và bài tập vận dụng.
Bài tập nhận diện có mục đích giúp học sinh củng cố các kiến thức lí thuyết
đã được hình thành trong bài. Ở mỗi bài dạy thường có một hoặc hai bài tập nhận
diện.

Bài tập nhận diện cũng có nội dung rất phong phú tương ứng với các vấn đề lí
thuyết. Qua các bài tập này, học sinh củng cố được tri thức lí thuyết đã được học.
Trong quá trình hướng dẫn HS giải bài tập, bài tập nhận diện là loại phải giải quyết
đầu tiên.
Bài tập vận dụng có mục đích giúp học sinh ứng dụng những kiến thức lý
thuyết đã được học vào hoạt động giao tiếp hàng ngày.
22


Ví dụ, bài Từ nhiều nghĩa (tr.66, Tiếng Việt 5, tập 1)
Từ nhiều nghĩa
I - Nhận xét
1. Tìm nghĩa ở cột B thích hợp với mỗi từ ở cột A:
A. Từ

B. Nghĩa

Răng

a) Bộ phận ở hai bên đầu người và động vật, dùng để nghe.

Mũi

b) Phần xương cứng, màu trắng, mọc trên hàm, dùng để cắn, giữ và
nhai thức ăn.
c) Bộ phận nhô lên ở giữa mặt người hoặc động vật có xương sống,

Tai

dùng để thở và ngửi.

2.Nghĩa của các từ in đậm trong khổ thơ sau có gì khác nghĩa của chúng ở bài tập 1
?
Răng của chiếc cào
Làm sao nhai được ?
Mũi thuyền rẽ nước
Thì ngửi cái gì ?
Cái ấm không nghe
Sao tai lại mọc ?...
Quang Huy
3. Nghĩa của các từ răng, mũi, tai ở bài 1 và bài 2 có gì giống nhau ?
II - Ghi nhớ
Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển.
Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
III- Luyện tập
1. Trong những câu nào, các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa gốc và trong những câu
nào, chúng mang nghĩa chuyển ?
a) Mắt
- Đôi mắt của bé mở to.
- Quả na mở mắt.
23


b) Chân
- Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
- Bé đau chân.
c) Đầu
- Khi viết, em đừng ngoẹo đầu.
- Nước suối đầu nguồn rất trong.
2. Các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ nhiều nghĩa. Hãy tìm
một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của những từ sau: lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng.

* Kiểu bài Mở rộng vốn từ theo chủ đề
- Kiểu bài Mở rộng vốn từ của sách giáo khoa Tiếng Việt hiện nay được thiết
kế thành hệ thống các bài tập nhằm hướng đến cả ba mục đích giải nghĩa từ, hệ
thống hoá vốn từ, tích cực hoá vốn từ. Học sinh tham gia giải quyết các bài tập để
kiến thức và kỹ năng sử dụng từ ngữ được hình thành một cách tự nhiên. Các từ ngữ
được hình thành sau giờ học là những từ ngữ mở, phong phú, đa dạng không chỉ bó
hẹp trong bảng từ gợi ý của sách giáo khoa như trước đây.
Bài tập của kiểu bài Mở rộng vốn từ ở sách giáo khoa lớp 5 gồm các dạng
sau đây:
- Phân loại, quản lý vốn từ: Loại bài tập này yêu cầu HS dựa theo các tiêu chí
quan hệ đồng nghĩa, trái nghĩa, đề tài, chủ đề, cấu tạo từ, nghĩa của yếu tố Hán Việt để hệ thống hoá lại vốn từ của mình.
- Giải nghĩa từ: Bài tập loại này có nhiều dạng: xác lập sự tương ứng giữa từ
và nghĩa của từ, lựa chọn nghĩa phù hợp với từ, tìm từ thích hợp với nghĩa đã cho,
trả lời câu hỏi về ý nghĩa của từ (thành ngữ, tục ngữ).
- Sử dụng từ: Bao gồm các kiểu sau: điền từ, đặt câu, tạo ngữ, viết đoạn
Mỗi bài Mở rộng vốn từ thường từ 3 - 5 bài tập, bao gồm tất cả các dạng nêu
trên được sắp xếp theo một lô gíc nhất định, thuận tiện cho quá trình giải quyết bài
tập, hình thành vốn từ cho học sinh.
Ví dụ, bài Mở rộng vốn từ: Nhân dân (tr.27, Tiếng Việt 5, tập 1, Nxb Giáo
dục, 2006).
1. Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp nêu dưới đây:
24


a) công nhân

d) quân nhân

b) nông dân


e) trí thức
g) học sinh

c) doanh nhân

(giáo viên, đại uý, trung sĩ, thợ điện, thợ cơ khí, thợ cấy, thợ cày, học sinh tiểu
học, học sinh trung học, bác sĩ, kĩ sư, tiểu thương, nhà tư sản)
2.Các thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói lên những phẩm chất gì của người Việt
Nam ta?
a) Chịu thương chịu khó.
b) Dám nghĩ dám làm.
c) Muôn người như một.
d) Trọng nghĩa khinh tài. (tài: tiền của)
e) Uống nước nhớ nguồn.
3. Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi:
Con Rồng Cháu Tiên
Ngày xửa ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, có một vị thần tên là Lạc Long
Quân. Thần mình rồng, sức khoẻ vô địch, lại có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi
cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm
cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Hai người gặp nhau, kết thành vợ chồng. Đến kỳ sinh nở, Âu
Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng. Kỳ lạ thay, trăm trứng nở thành một trăm người
con đẹp đẽ, hồng hào và lớn nhanh như thổi. Sống với nhau được ít lâu, Lạc Long
Quân bảo vợ:
- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ
trên cạn, người dưới nước, tập quán khác nhau, khó mà ở cùng nhau lâu dài được.
Nay ta đem năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau
cai quản các phương, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.
Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên
của người Việt Nam ta. Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam thường tự hào
xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào.

Theo Nguyễn Đổng Chi

25


- Tập quán : thói quen đã thành nếp trong đời sống của cộng đồng.
- Đồng bào : những người cùng giống nòi, cùng đất nước ( đồng : cùng, bào :
màng bọc thai nhi ).
a) Vì sao người Việt Nam ta gọi nhau là đồng bào ?
b) Tìm từ bắt đầu bằng tiếng đồng ( có nghĩa là " cùng ").
M:

- đồng hương ( người cùng quê)
- đồng lòng ( cùng một ý chí )

c) Đặt câu với một trong những từ vừa tìm được
* Kiểu bài Luyện tập thực hành.
- Kiểu bài Luyện tập thực hành hay phần Luyện tập trong bài học đều có mục
đích chung là giúp học sinh củng cố và vận dụng các kiến thức đã học. Bên cạnh đó,
có những vấn đề rộng, không thể khuôn trong một bài học cũng phải có thêm bài
Luyện tập thực hành. Do đó, bài Luyện tập thực hành còn có thêm mục đích: thông
qua thực hành, giúp học sinh hiểu biết thêm về một bộ phận kiến thức nào đó, chuẩn
bị cho nội dung học tập tiếp theo hoặc cần lưu ý khi sử dụng. Ví dụ: Luyện tập về từ
nhiều nghĩa (Tiếng Việt 5) nhằm giúp HS hiểu biết thêm về các thành phần nghĩa
của từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc và nghĩa chuyển), giúp HS phân biệt về từ đồng âm và
từ nhiều nghĩa.
- Những bộ phận kiến thức được mở rộng ở phần Luyện tập hay ở kiểu bài
Luyện tập thực hành là những kiến thức không bắt buộc ghi nhớ như những kiến
thức qui định trong phần Ghi nhớ.
- Kiểu bài này cũng được xây dựng thành một hệ thống bài tập trong đó cũng

bao gồm 2 dạng: bài tập nhận diện và bài tập vận dụng. Xét về các dạng bài tập, mục
Luyện tập của kiểu bài Hình thành kiến thức mới và kiểu bài này giống nhau.
Ví dụ, bài Ôn tập về từ loại (tr.142, Tiếng Việt 5, tập 1)
Ôn tập về từ loại
1. Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sau vào bảng phân loại ở bên dưới:
Không thấy Nguyên trả lời, tôi nhìn sang. Hai tay Nguyên vịn vào song cửa
sổ, mắt nhìn xa vời vợi. Qua ánh đèn ngoài đường hắt vào, tôi thấy ở khoé mắt nó
26


hai giọt lệ lớn sắp sửa lăn xuống má. Tự nhiên nước mắt tôi trào ra. Cũng giờ này
năm ngoái, tôi còn đón giao thừa với ba ở bệnh viện. Năm nay ba bỏ con một mình,
ba ơi !
Theo Thuỳ Linh
Động từ

Tính từ

Quan hệ từ

M: trả lời

Vời vợi

qua

2. Dựa vào ý khổ thơ 2 trong bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa, viết một
đoạn văn ngắn tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng bức. Chỉ ra một đông từ,
một tính từ và một quan hệ từ em đã dùng trong đoạn văn ấy.
* Kiểu bài Ôn tập.

- Kiểu bài Ôn tập có mục đích giúp HS hệ thống hoá lại các kiến thức đã học,
tiếp tục củng cố, khắc sâu và hướng dẫn vận dụng. Vì vậy, ngoài các bài tập nhận
diện, vận dụng còn có bài tập yêu cầu hệ thống hoá kiến thức. Ví dụ, dựa vào kiến
thức đã học ở lớp 4 và các ví dụ dưới đây, hãy lập bảng tổng kết về tác dụng của
dấu gạch ngang (Tiếng Việt 5, tập 2, tr.159). Giải quyết bài tập này HS sẽ hệ thống
hoá được các kiến thức về tác dụng của dấu gạch ngang. Kiểu bài Ôn tập chỉ xuất
hiện ở SGK Tiếng Việt 5 và có mục đích giúp HS ôn tập các vấn đề đã học ở lớp
dưới.
Mục đích của kiểu bài này không chỉ hướng dẫn HS luyện tập thực hành thông
qua các bài tập mà còn khái quát hoá, hệ thống hoá, các kiến thức lý thuyết đã học.
Vì vậy, sau mỗi bài tập GV cần có thêm bước 5: Yêu cầu HS rút ra những lưu ý cần
thiết về kiến thức lý thuyết..
Qui trình lên lớp kiểu bài Hình thành kiến thức mới
Qui trình này bao gồm bốn bước cơ bản:
Bước 1: Thực hiện bài tập phân tích ngữ liệu thông qua các thao tác phân tích,
so sánh, đối chiếu, tổng hợp hoá, khái quát hoá trên ngữ liệu tự hình thành được các
kiến thức lí thuyết tương ứng.

27


×