Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.57 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
A. Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài………………………………………….… ……….…… 2
2. Mục đích nghiên cứu:…………………………………………………..…

2

3. Đối tượng nghiên cứu:............................................................................... .3
4. Phương pháp nghiên cứu:……………………………………………..…… 3
B. Nội dung
1. Cơ sở lí luận…………………….………….………… ……………...…..... 3
2. Thực trạng……………………………………………..……..…………..…. 4
a. Thuận lợi……………….………………...………… ………..................… 4
b. Khó khăn…...……………………………..………… ……..……….….…. 5
3. Các biện pháp thực hiện
Biện pháp 1 : Điều tra tìm hiểu lớp mình phụ trách …..…………................… 6
Biện pháp 2 : Xây dựng nề nếp lớp học………..……………..…………….…. 7
Biện pháp 3 : Hình thành và phát triển năng lực cho học sinh.…..… ….……. 8
Biện pháp 4 : Hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh……….…..…. 13
Biện pháp 5 : Kết hợp với phô huynh học sinh.……….……………….……

15

Biện pháp 6 : Kết hợp với giáo viên bộ môn………………………………… 16
Biện pháp 7 : Tạo mối quan hệ giữa thầy và trò ……………………………. 16
Biện pháp 8 : Gương mẫu của giáo viên …………………………………….. 17
4 . Kết quả đạt được …………………………………..……………….…...

19

C. Kết luận – Đề xuất


1. Kết luận..……...…..……………..………………………………………..… 19
2. Đề xuất..……...…..……………..…………………………..………………. 19

1


A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bác Hồ dạy giáo dục là sự nghiệp “trồng người”. Giáo dục góp phần trọng trách
đào tạo con người mới Xã hội chủ nghĩa “ vừa hồng vừa chuyên”. Đặc biệt trong
giai đoạn hiện nay, giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nền tảng để phát phát triển
đất nước, tạo tiền đề cho tương lai đang trên đà hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Vì vậy, ngành giáo dục chúng ta cần chú trọng việc đào tạo năng lực cho đất nước,
việc đào tạo này bắt đầu từ đâu? Tất nhiên có ngôi nhà vững chắc thì cần có một
nền móng vững chắc. Ngay từ trường Tiểu học, học sinh phải được học đầy đủ các
môn học để phát triển toàn diện. Chính vì vậy mỗi người giáo viên chủ nhiệm phải
nhận thức đúng đắn về vai trò của mình , vì người giáo viên Tiểu học hầu như chịu
hoàn toàn trách nhiệm về lớp mình phụ trách. Đặc biệt giáo viên Tiểu học là một
trong những “Thần tượng” của học sinh, là tấm gương sáng để các em noi theo.
Trong các giờ tới trường luôn ở cạnh các em, kiểm tra, theo dõi được từng hành vi
nhỏ của các em. Bằng tấm gương của mình kết hợp với việc truyền thụ những giá
trị chuẩn mực thể hiện nội dung các môn học, giáo viên Tiểu học còn góp phần to
lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ thông qua công tác chủ nhiệm
lớp.
Hưởng ứng phong trào vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động. Mỗi giáo viên những không ngừng
đổi mới nội dung và phương pháp dạy học sao cho phù hợp với quá trình hội nhập
và phát triển của đất nước mà còn không ngừng đổi mới cách tổ chức,quản lý lớp
học, nhất là bậc Tiểu học để các em đến trường với tâm trạng thoải mái, vui tươi,
tạo không khí lớp học đầm ấm, nhẹ nhàng để tất cả học sinh không phải “sợ” đến

trường mà các em luôn cảm nhận được: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”..
Xuất phát từ thực tế cũng như những gì tôi đã làm, tôi luôn tâm niệm làm sao để
xây dựng được một tập thể vững mạnh? nhân cách học sinh được hình thành và
phát triển bằng con đường nào? làm sao để dạy dỗ, giáo dục các em trở thành
người hữu ích cho xã hội, xứng đáng với hình ảnh đẹp mà xã hội cũng như đồng
chí Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề
cao quý vì nó tạo ra những con người sáng tạo”. Để thực hiện điều này, tôi quyết
tâm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Vì vậy trong năm học 2016- 2017, tôi mạnh
dạn chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 2”.

2


2. Mục đích nghiên cứu
Giúp người giáo viên chủ nhiệm có điều kiện gần gũi với học sinh, hiểu
học sinh hơn để từ đó giáo dục các em ngày càng tiến bộ hơn.
Học sinh không còn tâm lý ngại gần gũi, ngại tiếp xúc với giáo viên chủ
nhiệm lớp, tạo điều kiện để học sinh phát huy tối đa những khả năng vốn có
của mình trong học tập cũng như mọi hoạt động của lớp, của trường.
3. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp, cách thức để làm tốt công tác chủ nhiệm.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra, trực quan, nêu gương, hỏi đáp.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của hoạt động.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
B. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Hoạt động giáo dục trong bất kì hoàn cảnh nào, giai đoạn nào thì vai trò của
người thầy cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và sự tiến bộ của học sinh.
Nhất là người giáo viên chủ nhiệm lớp ở bậc Tiểu học. Công tác chủ nhiệm lớp

chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong nhà trường. Nó quyết định đến chất
lượng giáo dục toàn diện của học sinh. Đặc biệt ở bậc Tiểu học mỗi giáo viên phải
trực tiếp giảng dạy và phụ trách một lớp, là người quyết định chất lượng giáo dục
về đức, trí, thể, mỹ của các em trong lớp đó nên công tác chủ nhiệm lớp càng
được quan tâm hơn.
Với mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có
đạo đức tri thức, nhân cách, sức khoẻ, thẩm mỹ và có kü năng tốt đòi hỏi người
giáo viên phải năng động sáng tạo, tìm tòi những giải pháp tốt nhất để đạt hiệu
quả giáo dục cao nhất.
Xác định rõ vai trò trên, bản thân tôi trong những năm qua đã không ngừng
phấn đấu, rèn luyện, học hỏi để làm tốt công tác chủ nhiệm của mình.
Như chúng ta đã biết, trường học là nơi đào tạo thế hệ trẻ trở thành con người
mới, có trình độ, nhân cách, kü năng sống. Trong những năm gần đây ngành giáo
dục đang tập trung đổi mới phương pháp dạy học nên công tác chủ nhiệm lớp của
giáo viên Tiểu học càng được chú trọng hơn. Chính vì thế đòi hỏi người giáo viên
3


không những phải có trình độ chuyên môn vững vàng mà phải biết tổ chức, quản
lý học sinh trong các hoạt động giáo dục. Ngoài ra cần phải có hiểu biết sâu sắc về
tình hình, điều kiện, hoàn cảnh của mỗi em để từ đó có biện pháp thích hợp giúp
các em có ý thức tự giác, chấp hành tốt nội quy lớp học, chủ động tiếp thu kiến
thức một cách nhẹ nhàng.
Công tác chủ nhiệm lớp có thể hiểu là hệ thống những kế hoạch, những biện
pháp mà giáo viên đã đưa ra nhằm tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện tốt những
nhiệm vụ của người học sinh, của nhà trường, của Đội, của lớp…
2. Thực trạng
Có thể thấy hầu hết các giáo viên chủ nhiệm đều làm tốt công tác chủ nhiệm lớp,
nhiệt tình trong giảng dạy và giáo dục học sinh. Tuy nhiên đâu đó vẫn còn một số
giáo viên chưa thật nhiệt tình, tâm huyết với công tác chủ nhiệm, đôi khi tư tưởng

“tối ngày đầy công”, hoặc suy nghĩ cũng chỉ dạy lớp đó một năm sang năm lại gi¸o
viªn khác dạy, cũng có một số giáo viên đặc biệt là những giáo viên trẻ mới ra
trường còn thiếu kinh nghiệm nên còn lúng túng trong việc tổ chức và quản lí lớp
học. Vào đầu mỗi năm học, một số giáo viên chủ nhiệm cũng đã có tiến hành khảo
sát, điều tra các đối tượng học sinh nhưng chỉ mới dừng lại ở mức theo yêu cầu và
theo mẫu biểu bảng ở sổ chủ nhiệm, chưa đi sâu đi sát vào từng đối tượng cụ thể để
đề ra những biện pháp giáo dục phù hợp.
Một số giáo viên chưa có kinh nghiệm trong việc xây dựng, chỉ đạo bộ máy quản
lí lớp có năng lực để giúp đỡ, hỗ trợ giáo viên trong quá trình quản lí chỉ đạo lớp.
Việc phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với gia đình học sinh và các tổ chức
đoàn thể khác còn chưa thường xuyên, liên tục.
Chưa chú trọng cho học sinh học tập một cách nghiêm túc nội quy của nhà
trường, của lớp. Một số giáo viên chủ nhiệm còn xem nhẹ tầm quan trọng của một
giờ sinh hoạt lớp vào cuối tuần.
a. Thuận lợi
Bản thân được đào tạo sư phạm chính quy trên chuẩn, có thâm niên cũng
như kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp. Luôn nhận được
sự giúp đỡ của Ban giám hiệu, Chuyên môn Nhà trường và sự ủng hộ nhiệt tình
của đồng nghiệp. Luôn tạo điều kiện cho bản thân tôi vững bước trong quá
trình công tác. Nghiêm túc, nhiệt tình, hết lòng yêu thương, dạy dỗ học sinh.
Được Chuyên môn nhà trường, đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh tin yêu.
4


Hầu hết học sinh lớp tôi đều ngoan, lễ phép, hòa nhã và thân thiện với thầy cô và
bạn bè, có ý thức học. Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em
mình, luôn động viên nhắc nhở, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập cho các
em trước khi đến lớp .
b. Khó khăn
Năm học 2016 -2017, tôi được BGH nhà trường phân công chủ nhiệm và trực

tiếp giảng dạy lớp 2C, lớp có tổng số học sinh là 26 em, trong đó có 13 em nam và
13 em nữ. 100% các em đều là con gia đình nông nghiệp nên việc quan tâm, chăm
lo đến học tập của các bậc phụ huynh đối với các em còn nhiều hạn chế. Nhiều em
bố mẹ đi làm ăn xa gửi các em ở nhà với ông bà đã già yếu. Một số em có hoàn
cảnh kho khăn : Mồ côi cha , mẹ đi làm ăn xa nên phải ở với bà (em Nguyên
Thiên An , em Lê Thị Huyền Trang) hoặc có những em bố mẹ chia tay nhau khi các
em còn rất nhỏ.( em Nguyễn Thị Hông Ngọc) ... Với điều kiện hoàn cảnh sống của
các em như vậy, dẫn đến các em bị thiếu hụt đi một phần tình cảm của người thân
cũng như thiếu đi sự chăm sóc dạy dỗ của cha hoặc mẹ. Nên cách sống và tính cách
của các em khác với các bạn trong lớp. Ví dụ em Nguyễn Thị Hồng rất ít nói,
không tham gia chơi cùng các bạn . Nếu có ai hỏi đến là em lại khóc, khi muốn đi
vệ sinh em cũng khóc....
Trên thực tế khi đi học rất nhiều em còn thiếu sách vở đồ dùng : Giờ toán quên
Sachs Khoa , giê tập đọc quên sách Tiếng Việt; giờ viết không có bút..., gia đình
quên nhắc nhở v.v... Vì vậy, các em không hoạt động học tập cùng các bạn, làm ảnh
hưởng đến không khí học tập của cả lớp. Do đó, cần hình thành nề nếp vµ tËp cho
c¸c em, tạo thói quen cho học sinh giờ nào việc nấy là việc làm cần thiết không thể
thiếu được.
Nhiều em chưa có định hướng vì tâm lý lứa tuổi còn nhỏ lại chưa bao giờ được
uốn nắn trong việc học tập nên khi giáo viên hỏi, các em thường trả lời tự do, lúc
giáo viên chưa cho phép hoặc có em đã biết giơ tay xin phát biểu, nhưng chưa đúng
cách ….
Từ những khó khăn và thuận lợi trên. Thiết nghĩ để làm tốt công tác chủ nhiệm
lớp, xây dựng một tập thể lớp vững mạnh, đạt được các chỉ tiêu mà nhà trường giao
cho, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải áp dụng nhiều biện pháp, từ khâu tổ
chức, giáo dục đến tác động vào từng cá nhân và tập thể. Quá trình đó cũng không
phải diễn ra trong một hai ngày mà là quá trình tác động lâu dài, thường xuyên.

5



3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Để các em có sự chuyển biến về học tập tốt hơn lên trong từng tuần, từng
tháng và từng học kì. Giáo viên cần chú ý xác định rõ học lực và hoàn cảnh từng
em, đề ra yêu cầu cụ thể, có hướng giúp đỡ học sinh cá biệt.
Rèn nếp trong từng môn, từng ngày, từng tuần, hàng tháng (nếu các em chưa
thực sự có ý thức - phải sửa nắn kịp thời). Tuy nhiên, trong từng tiết học mục đích
của giáo viên là đảm bảo chất lượng dạy và học - học sinh thực sự học mà vui, vui
mà học, không khí học tập không căng thẳng mà sôi nổi, vui trong sự hướng dẫn
của giáo viên, học sinh phải có nề nếp trong học tập của từng môn.
Do vậy , người giáo viên phải thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, gây
hứng thú học tập cho học sinh để việc học tập trở thành niềm vui, tạo không khí
học tập phấn khởi hăng say cho học sinh. Có như vậy các em mới có hứng thú
trong học tập, đồng thời giáo viên vẫn đảm bảo việc duy trì nề nếp cho học sinh
trong học tập.
Từ các phương hướng và mục đích trên tôi tiến hành bằng các biện pháp cụ thể
như sau:
Biện pháp 1- Điều tra, tìm hiểu lớp mình phụ trách
Ngay sau khi nhận lớp, trước tiên tôi tìm hiểu hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lí,
nhân cách, những ưu điểm, hạn chế của từng học sinh trong lớp , qua quá trình học
tập của từng học sinh thông qua bài thi, bài kiểm tra và kết quả học tập của học sinh
năm trước qua sổ học bạ, sổ liên lạc. Qua trao đổi trò chuyện trực tiếp hoặc gián
tiếp với học sinh thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp
hoặc trong các giờ sinh hoạt lớp hay các giờ ra chơi.
Trực tiếp thăm hỏi gia đình học sinh, nhất là những học sinh có hoàn cảnh khó
khăn, những học sinh cá biệt, học sinh ở xa trường, trò chuyện với phụ huynh tìm
hiểu hoàn cảnh, năng lực, sở trường, mối quan hệ với tập thể, với những người
xung quanh và năng lực trí tuệ của học sinh. Qua họp phụ huynh đầu năm để cập
nhật về học sinh sớm nhất. Cụ thể như sau:
Đầu năm nhận lớp 2C có 2 em phải rèn luyện trong hè, mức độ tiếp thu quá

chậm, đặc biệt học lớp 2 nhưng các em phải đánh vần từng chữ như em: (Tuệ
Minh , Đức Minh)
Một số em chữ viết chưa đúng mẫu, chưa đều, chưa biết rèn chữ và giữ vở như
em: (Tài Anh , Minh Quân…)
6


Nhiu gia ỡnh cú hon cnh khú khn: em An b mt sm, m đi làm xa, em
vi ụng b ngoi ó gi yu m au thng xuyờn; em Trang cng bố mt, mẹ
i lm n xa, phi gi nh cụ trong khi cụ li ụng con, kinh t khú khn; nờn
ớt nhiu nh hng n cụng tỏc ch nhim lp ca giỏo viờn.
Song bờn cnh ú,cng cú cỏc em: Lờ ỡnh Kiờn, Nguyn Ngc Anh , Nguyn
Qunh Anh , Nguyn Lờ Hõn ... thụng minh, c tt, vit ch p v ỳng mu.
Cỏc em: Quang , H, Cng , Lng.. nhanh nhn, mnh dn, t qun tt.
Tụi cp nht ghi chộp c th nhng thụng tin ca tng hc sinh lp mỡnh vo
nht ký ch nhim lp. T ú cú nhng bin phỏp phự hp nh : Biu dng, khen
ngi hay nhc nh, ng viờn hng tun nhm thỳc y s tin b ca hc sinh.
Trong s ch nhim ghi rừ hc sinh cú nng khiu, hc sinh cũn hn ch mụn no
cú k hoch bi dng hc sinh cú nng khiu, hc sinh d thi ting hỏt- k
chuyn, hc sinh d thi v sch ch p ca trng , hc sinh thi c vua v ph
o hc sinh cha hon thnh thng xuyờn.
Bin phỏp 2: Xõy dng n np lp hc
a, Sp xp ch ngi cho hc sinh
Sau khi iu tra tỡnh hỡnh c im ca lp, tụi ó tin hnh phõn chia chỗ ngi
cho cỏc em. Vỡ õy l nhim v quan trng u tiờn m tụi phi lm. Tụi ó da
vo cỏc cn c sau xp chỗ ngi cho phự hp cỏc em hc tp tt hn:
Kin thc, k nng ca hc sinh: Xp theo học sinh tip thu tt ngi vi học
sinh cha hon thnh, tip thu chm, s to iu kin cỏc em cựng giỳp nhau
trong hc tp tt hn.
Th cht ca hc sinh : Hc sinh thp ngi trc, cao ngi sau, mt kộm, cú

biu hin v trớ tru ngi gn bng.
Hc sinh cha cú ý thc hc, hay núi chuyn thỡ cho ngi trc, gn bn giỏo
viờn hn. Sau mi thỏng tụi i ch ngi cho cỏc em.

7


Sắp xếp chỗ ngồi của học sinh
Khi tiến hành chia tổ, cần tạo sự đồng đều trong tổ. Có nghĩa là mỗi tổ phải
đảm bảo nhiều đối tượng : có học sinh học sinh tiếp thu tốt, có học sinh chưa hoàn
thành, tiếp thu chậm, học sinh ở xa - gần trường, có học sinh ngoan, học sinh cá
biệt,…
Có như vậy thì trong quá trình học tập các em có thể hỗ trợ cho nhau tạo tinh
thần thi đua giữa các tổ
b, Kiểm tra nề nếp học tập của học sinh thông qua cán bộ lớp:
Hàng ngày, hàng tuần, các cán bộ lớp bao gồm ba tổ phó, ba tổ trưởng, mét
lớp phó, một lớp trưởng kết hợp với Cờ đỏ sẽ tiến hành công việc của mình.
* Đầu giờ kiểm tra việc soạn sách vở đầy đủ theo thời khoá biểu, mang đủ đồ
dùng học tập …
*Các tổ trưởng tập hợp kết quả tổ của mình báo cáo với lớp trưởng hay lớp
phó (nếu lớp trưởng vắng) vào đầu mỗi giờ học, lớp trưởng sẽ báo cáo cô giáo chủ
nhiệm. Thời gian ổn định tổ chức giáo viên trực tiếp nhắc nhở từng học sinh vi
phạm hay khen ngợi nếu lớp đầy đủ…
Trường hợp vi phạm hai lần trở lên giáo viên sẽ thông báo về cho phụ huynh
học sinh biết để kịp thời đôn đốc con em thực hiện tốt nề nếp học tập. Có như thế
các em mới nhớ và tạo thói quen có nề nếp tốt trong học tập.
Vận dụng các biện pháp tôi đưa ra cùng với sự nổ lực không ngừng của cán sự
lớp nên trong năm học này lớp luôn được xếp đứng Nhất của trường.

8



Biện pháp 3 - Hình thành và phát triển năng lực cho học sinh
a. Hướng dẫn học sinh ý thức tự phục vụ, tự quản
. * Công tác tự phục vụ
Đa số bản thân các em cùng được gia đình chăm sóc, vệ sinh cá nhân tốt. Song
bên cạnh đó do điều kiện cũng như sự quan tâm chăm sóc của gia đình chưa chu
đáo nên trong lớp có một số em như : Ngọc Anh, Tuệ Minh…đi học mà quần áo
xộc xệch, đầu tóc không gọn gàng bù xù, tay chân để móng dài , mặt mũi có em
còn chưa rửa, lem luốc, có mùi khó chịu, chính vì vậy tôi đã thực hiện : Mặc đồng
phục theo ngày quy định (thứ hai và thứ năm) trong tuần theo mùa. Những ngày
khác trong tuần cần ăn mặc quần áo gọn gàng đủ ấm về mùa đông và thoáng mát về
mùa hè.
Giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể : tắm gội thường xuyên
nhất là về mùa hè cho da tóc luôn sạch sẽ thơm tho, tránh được các bệnh ngoài da
như ghẻ lở, hắc lào, chấy…mùa đông cần có nước ấm khi tắm gội, không t¾m
nước lạnh dễ bị cảm . Nhắc nhở các em mặc quần áo gọn gàng, theo ngày quy định
đồng phục, theo đúng mùa. Đầu tóc bạn nam cắt ngắn, bạn nữ nếu để tóc dài phải
buộc gọn gàng.
Hướng dẫn các em giữ sạch đôi bàn tay : Bàn tay bẩn dễ bị nhiễm bệnh giun
sán, tay- chân- miệng. Chính vì vậy cần cắt ngắn móng tay, rửa tay bằng xà phòng
dưới vòi nước sạch trước khi rửa mặt, trước khi cầm thức ăn, sau khi đi tiểu hoặc
đại tiện…rửa tay khi nào cảm thấy tay mình bẩn. Tôi trực tiếp cắt móng tay cho
những em móng tay dài, thực hành hướng dẫn các em röa tay bằng xà phòng dưới
vòi nước sạch. Giao tổ trưởng kiểm tra tay sạch trước mỗi buổi học.
Hướng dẫn các em vệ sinh răng miệng : Cần duy trì đánh răng hằng ngày,
không cắn những vật cứng, không ăn đồ ngọt ban đêm.. để tránh bị sâu răng, viêm
lợi, đặc biệt các em trong độ tuổi thay răng sữa sẽ giúp răng các em trắng đẹp.
* Thực hiện nội quy của trường, lớp
Ngay từ đầu năm học, giáo viên cho các em đọc thuộc nội quy của trường, lớp

học. Nhưng muốn các em ghi nhớ, tôi đã treo ngay “Nội quy lớp học” ở khoảng
tường bên phải gần cửa lớp (bên cạnh bảng đen), để học sinh thực hiện tốt nhất.
Như: Đi học đầy đủ, đúng giờ, chăm ngoan, lễ phép, tích cực xây dựng bài, chẩn bị
bài chu đáo ở nhà, giữ vệ sinh chung, bảo vệ của công, đoàn kết…

9


Nội quy lớp học
Yêu cầu häc sinh ghi nhớ các lệnh của giáo viên quy định, tập cho học sinh cách
giơ tay xây dựng bài, cách xin phép khi ra vào lớp, cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
Quy định nếu nghỉ học phải có giấy xin phép hoặc có sự báo cáo của phụ huynh với
giáo viên chủ nhiệm. Thường xuyên giáo dục các em có tính tự giác, chấp hành tốt
nội quy của lớp, của trường, để từ đó mỗi học sinh có ý thức học tập cũng như ý
thức tự quản tốt, xây dựng một lớp học vững mạnh.
*Chuẩn bị đủ, giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập .
Ngay từ tuần đầu tiên của năm học tôi cho học sinh nắm thời gian biểu ở
trường, thời khóa biểu của lớp. Tôi in cho mỗi em một bản, yêu cầu các em dán ở
góc học tập của các em ở nhà, để các em có thói quen soạn - chuẩn bị bài cũng như
sách vở đồ dùng học tập đầy đủ cho mỗi buổi học ngày hôm sau, đồng thời dán ở
lớp để học sinh thực hiện nghiêm túc.
Ngoài việc học sinh học tập tốt, tham gia các hoạt động tích cực, tôi còn phát
động phong trào “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” vì ông bà ta từ xưa đã nói “Nét chữ,
nết người”, vì thế mà trong môi trường giáo dục, đặc biệt ở các trường Tiểu học đã
nhận thấy đây là một nhiệm vụ cần thiết trong việc nâng cao chất lượng dạy và học,
vì vậy mà phong trào “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp”. Cụ thể:
10


Chăm lo thường xuyên đến sách vở, chữ viết của học sinh, nhắc nhở các em

viết đúng độ cao, viết đúng kiểu chữ, uốn nắn tư thế ngồi viết của các em qua từng
tiết học ở trường và phối hợp với phụ huynh nhắc nhở các em tư thế ngồi viết ở
nhà.
Tuyên tuyền vận động cha mẹ học sinh tham gia vào việc rèn luyện cho con em
mình giữ gìn sách vở, viết chữ đẹp thông qua các buổi họp phụ huynh lớp, giáo
viên giới thiệu bộ vở của học sinh đạt chuẩn vở sạch chữ đẹp, bài thi viết chữ
đẹp ... để cùng phụ huynh có biện pháp rèn luyện cho học sinh.
Trong khi giảng bài, phải cố gắng trình bày bảng như cách trình bày trong vở
học sinh, làm cho bảng đen trở thành trang giấy mẫu cho học sinh noi theo.
Tổ chức cho học sinh thi “Vở sạch - Chữ đẹp” trong lớp, để khen thưởng
động viên các em. Ngoài ra tôi kể tấm gương luyện chữ của Cao Bá Quát, nhắc nhở
các em cần học tập noi gương Cao Bá Quát “Văn hay nhưng chữ phải đẹp”.

Thi trưng bày vở sạch chữ đẹp

11


b. Kĩ năng giao tiếp và hợp tác
Học sinh lớp 2 còn rụt rè, chưa mạnh dạn trong giao tiếp, học sinh trong lớp
còn có em sử dụng tiếng phổ thông trong giao tiếp chưa đúng ngữ cảnh. Trong các
tiết học cần tăng cường cho học sinh được trình ý kiến trước lớp.
Thói quen nói trống không, nói không có đầu có đuôi, không thưa dạ xảy ra ở
học sinh rất thường xuyên, đôi khi xưng hô chưa đúng, còn nói tục…Giáo viên chủ
nhiệm phải uốn nắn sửa cho các em từng câu: VD Cô giáo hỏi : “Em đã làm bài tập
cô giao về nhà chưa”? học sinh thường trả lời: “Chưa ạ” (hoặc “Rồi ạ”). Trong
trường hợp này giáo viên phải hướng dẫn cách trả lời: “Thưa cô, em đã làm bài tập
rồi cô ạ”.
Trường hợp giáo viên phát hiện trong lớp có tình trạng nói tục và cãi nhau thì tôi
sẽ bằng cách kể một câu chuyện liên quan để giáo dục các em. Ngoài ra phát động

ngay phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt”, “Gọi bạn xưng mình”. Muốn các em
thực hiện tốt, nghiêm túc thì người giáo viên chủ nhiệm lớp phải thực sự gương
mẫu về mọi mặt, phải là: “Tấm gương sáng cho học sinh noi theo”, nói phải làm, đề
ra phải thực hiện và khen chê đúng mực.
Giáo dục häc sinh có thói quen kĩ năng cùng nhau tham gia thực hiện các hoạt
động nhóm, lớp như vệ sinh trường lớp, trong học tập, vui chơi…
c. Hướng dẫn thói quen tự học và giải quyết vấn đề
Học tập là nhiệm vụ hàng đầu của học sinh trong nhà trường. Thành tích học
tập của học sinh là thước đo của quá trình rèn luyện và phấn đấu của các em. Vì
vậy tôi phải sử dụng nhiều biện pháp cụ thể :
Phân “Nhóm học tập” ở nhà và phân công “ Đôi bạn cùng tiến” đặc biệt quan
tâm, phân các em tiếp thu tốt, giúp các em chưa hoàn thành, tiếp thu chậm :
Kiênvới Tuệ Minh; Tâm với Ngọc , Hân với Bảo; …để giúp các em đó tiến bộ
theo kịp với phong trào cả lớp.
Hướng dẫn phương pháp học, tận tình chỉ bảo, uốn từng câu, cầm tay từng em
viết chữ khi các em chưa làm được để giúp các em học tập có hiệu quả, gây không
khí hứng thú trong học tập. Trong học tập học sinh phải có thái độ học tập đúng,
không lười học, không bỏ học, không gian lận trong kiểm tra thi cử, các phương
tiện học tập phải chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng cho các hoạt động học tập. Các hoạt
động trong lớp được các tổ chấm chéo nhau.

12


Sau mỗi tiết học, mỗi buổi học giáo viên cần dặn dò kĩ việc học và làm bài ở
nhà cho các em, do tính trẻ con còn ham chơi mau quên nên vừa để khuyến khích,
vừa để kiểm tra việc tự học ở nhà của học sinh. Mỗi buổi học đều có 15 phót đầu
giờ dành cho việc chữa bài , vì vậy yêu cầu học sinh thực hiện nghiêm túc, thường
xuyên. Các tổ trưởng kiểm tra các thành viên trong tổ, ban cán sự kiểm tra các tổ
trưởng, giáo viên kiểm tra ban cán sự lớp.

Cuối mỗi tuần có tiết sinh hoạt, tổ trưởng lên báo cáo, sau đó lớp trưởng nhận
xét trước lớp về các mặt hoạt động trong tuần. Sau mỗi tuần, giáo viên chủ nhiệm
cùng với ban cán sự lớp tổng kết những ưu điểm, nhược điểm của mỗi tuần công
khai trên bảng thi đua của lớp. Sau mỗi học kỳ, để khuyến khích, động viên các em,
giáo viên chủ nhiệm tổng kết, xếp loại và phát thưởng cho các tổ, cá nhân đạt thành
tích tốt, giúp các tổ và cá nhân các em có hướng phấn đấu vươn lên.
Biện pháp 4- Hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh
Có thể nói giáo dục đạo đức có vai trò và vị trí rất quan trọng trong việc giáo
dục thế hệ trẻ, góp phần bồi dưỡng nhận thức về chuẩn mực đạo đức xã hội. Giáo
dục đạo đức góp phần định hình và phát huy những phẩm chất cần thiết của nhân
cách con người với những hành vi cao đẹp đầy tính nhân văn.
Ở Tiểu học các em còn nhỏ, các em như một tờ giấy trắng sẽ rất dễ học được
những điều tốt đẹp nhưng cũng dễ dàng nhiễm những thói hư tật xấu mà xã hội
mang lại. Chính vì vậy học sinh Tiểu học, các em còn thơ dại nên giáo dục phải nhẹ
nhàng, nghiêm túc nhưng phải cởi mở gần gũi, thân thiện với học sinh. Đồng thời
giáo dục cho các em đức tính “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” như lời Bác Hồ dạy.
a. Thông qua quá trình dạy học
Bản thân quá trình dạy học và ngay trong các nhiệm vụ dạy học là nhằm góp
phần giáo dục phẩm chất cho học sinh. Tính chất giáo dục của việc dạy học đòi hỏi
giáo viên phải khai thác đúng đắn, sâu sắc nội dung các môn học, thông qua việc
dạy học mà thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục nhằm phát triển các phẩm
chất đạo đức, hoàn thiện nhân cách học sinh.
Trước hết phải nói tới quá trình dạy học môn Đạo đức ở lớp. Thông qua môn học
này mà học sinh có được một hệ thống khái niệm, tri thức đạo đức. Nhờ đó học
sinh có thể hiểu được mục đích hành động, biết được cần phải làm gì, phân biệt
được “cái tốt và cái xấu”, “cái nên làm và cái không nên làm” v.v… Trên cơ sở đó,
các em định hướng đúng trong các hiện tượng phong phú và phức tạp ở quanh mình
và có được tính tự giác trong quá trình học tập. Ở bậc Tiểu học, việc dạy và học môn
13



Đạo đức với tư cách là môn học cũng có tác dụng đặc biệt; thông qua việc dạy học
môn Đạo đức giáo dục các biểu hiện nổi bật như: Chăm học, chăm làm tự trọng, tự
tin, tự chịu trách nhiệm bản thân, trung thực, kỉ luật, đoàn kết có tình cảm, thái độ yêu
quý mọi người….Cụ thể như
qua các bài Đạo đức lớp 2:
+ Chăm học, chăm làm: Gồm: Bài 4- Chăm làm việc nhà; Bài 5- Chăm chỉ học tập.
+ Trung thực, kỉ luật: Gồm: Bài 2 - Biết nhận lỗi và sửa lỗi; Bài 9 - Trả lại của rơi.
+ Tự trọng, tự tin: Gồm: Bài 10- Biết nói lời yêu cầu đề nghị; Bài 11- Lịch sự khi nhận
và gọi điện thoại; Bài 12- Lịch sự khi đến nhà người khác.
.
+ Có tình cảm, thái độ yêu quý mọi người: Gồm: Bài 6- Quan tâm giúp đỡ bạn;
Bài 13- Giúp đỡ người khuyết tật.
Ngoài môn Đạo đức, tất cả các môn học khác ở Tiểu học, đặc biệt là môn Tiếng
Việt, Tự nhiên vµ Xã hội, môn Toán đều có khả năng tiềm tàng, nếu được khai thác
tốt, đúng hướng, nhằm vào việc giáo phẩm chất cho häc sinh. Chẳng hạn ở môn
Tiếng Việt qua các câu chuyện kể, các bài văn, bài thơ có nội dung phong phú, sinh
động ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, ca ngợi văn hóa, các tập quán truyền thống tốt
đẹp của đất nước, của dân tộc nếu được khai thác, tiến hành đúng đắn sẽ mở rộng
được kiến thức về đạo đức, về truyền thống văn hóa, về kinh nghiệm, lối sống,
phản ánh bản sắc đạo đức của dân tộc. Trong quá trình học tập cùng nhau các mối
quạn hệ về lợi ích giữa cá nhân với tập thể sẽ hình thành tinh thần đoàn kết gắn bó
với nhau vì lợi ích chung cũng sẽ phát triển. Tất cả sẽ là cơ sở để xây dựng nên ý
thức của học sinh về nghĩa vụ, trách nhiệm, về bổn phận với mọi người, gia đình và
xa hơn nữa là với xã hội.
b. Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp
Cùng với các môn học trên lớp, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, trong
trường Tiểu học có vai trò giúp cho học sinh được củng cố, mở rộng, khắc sâu một
số kiến thức cơ bản đã được học qua các môn văn hoá, rèn luyện sức khỏe, nâng
cao thể lực, phát triển nhận thức về một số lĩnh vực đời sống xã hội phù hợp với lứa

tuổi. Thông qua các hoạt động này, hình thành cho học sinh những kỹ năng cần
thiết . Vì thế, ngoài việc học tập trên lớp, việc tổ chức hoạt động GDNGLL cho học
sinh Tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được, đòi hỏi mỗi giáo
viên chủ nhiệm cần có các giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và rèn
luyện học sinh cụ thể:
Để tạo cơ hội cho các em tích cực tham gia các hoạt động tập thể tôi chú ý đến
công tác tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp(HĐNGLL).
14


Do đặc điểm về tâm lý, bản chất việc học của học sinh Tiểu học đặc biệt là ở các
lớp đầu cấp như lớp 1, lớp 2 “học mà chơi, chơi mà học” là đặc trưng cơ bản cho
mọi hoạt động học tập, lao động, vui chơi giải trí và cũng là yêu cầu quan trọng
khi mà chúng ta đang hướng vai trò trung tâm của học tập, tự rèn luyện lại là chính
các em. Vì thế, ngoài việc học tập trên lớp, việc tổ chức hoạt động GDNGLL cho
học sinh Tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được, đòi hỏi mỗi
giáo viên chủ nhiệm cần có các giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và rèn
luyện học sinh cụ thể:
Thực hiện đúng các nội dung hoạt động do nhà trường tổ chức theo chủ điểm.
Xây dựng bồi dưỡng cho Hội đồng tự quản về năng lực tổ chức, điều hành, hướng
dẫn, quản lí tập thể lớp; rèn tính chủ động, tự giác, tính tập thể, tính sáng tạo trong
tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Ngay trong quá trình dạy học trên lớp, tổ chức nhiều hình thức, phương pháp
dạy học nhằm phát huy tính chủ động học tập của mọi đối tượng học sinh. Đây là
nÒn tảng cơ bản, là động lực quan trọng để thúc đẩy tất cả học sinh trong lớp mạnh
dạn tham gia các hoạt động khác.
Thường xuyên phối hợp với Tổng phụ trách Đội trong nhà trường để tổ chức
nhiều các hoạt động cho học sinh.
Thông qua hoạt động GDNGLL tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm, thực
hành những kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống như: Thi tiếng hátkể chuyện tiểu học, thi khéo tay hay làm; thi đấu cờ vua; trang trí lớp học; tổ chức

sinh nhật cho các em theo tháng.
Tổ chức cho các em tham gia các hoạt động nhân đạo do nhà trường tổ chức:
“Áo ấm tặng bạn”, “ Chăm sóc tượng đài liệt sĩ”, “giúp đỡ người khuyết tật”…
Trong và sau mỗi hoạt động tôi đã theo dõi, quan sát, bao quát đánh giá kết quả
hoạt động GDNGLL của học sinh nhằm : nâng cao nhận thức, rèn luyện kĩ năng
hoạt động tập thể và hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng thái độ tích cực hoạt động.
Biện pháp 5. Kết hợp với phụ huynh học sinh:
Buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã đề ra yêu cầu để phụ huynh cùng rèn
nếp cho học sinh.
- Hàng ngày. kiểm tra sách vở của con.
- Nhắc nhở con học và làm bài tập cô giao
15


- Chuẩn bị sách, vở và đồ dùng học tập cho con theo thời khoá biểu hàng
ngày.
- Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi.
- Sinh hoạt điều độ, đúng thời gian biểu, giờ nào việc nấy, tránh tình trạng
vừa học vừa chơi.
- Thường xuyên trao đổi cùng giáo viên chủ nhiệm, qua trò chuyện trực tiếp,
điện thoại hoặc qua sổ liên lạc để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh nếp học tập ở
lớp cũng như ở nhà.
Biện pháp 6. Kết hợp với giáo viên bộ môn:
Ngay từ khi học sinh bước vào học Tiểu học, ngoài cô giáo chủ nhiệm lớp ,
các em còn được học với các thầy, cô giáo bộ môn như : Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể
dục…nên việc rèn nếp cho học sinh là rất cần thiết. Giáo viên chủ nhiệm kết hợp
với giáo viên bộ môn phát hiện kịp thời các đối tượng hay nói chuyện, làm ồn trong
giờ học, thường xuyên quên sách vở - đồ dùng, ... để cùng rèn nề nếp cho các em
phải có ý thức tự giác. Ngoài ra còn phải uốn nắn cho các em từ tư thế ngồi, cách
cầm bút, cách giơ tay phát biểu…Nếp này phải được rèn thường xuyên trong học

sinh để các em tạo thói quen và trở thành điều kiện thuận lợi cho việc học tập ở
những lớp trên.
Thời gian đầu, tôi kết hợp với các đồng chí giáo viên bộ môn và được sự ủng
hộ nhiệt tình của các đồng chí cho nên nếp học tập của các em được xuyên suốt và
trở thành thói quen hàng ngày.
BiÖn ph¸p 7. Tạo mối quan hệ thân thiện giữa thầy vµ trò:
Có thể nói, mối quan hệ thân thiện giữa thầy - trò có ý nghĩa đối với học .
Quan hệ giữa cô giáo với trẻ như quan hệ mẹ - con. Cô luôn nói với trẻ bằng những
lời ngọt ngào, âu yếm. Trẻ luôn nhận được sự cổ vũ, động viên từ cô giáo và bạn
bè.
Vì thế giáo viên cần phải biết tạo ra một môi trường học tập sao cho tự
nhiên, nhẹ nhàng và thoải mái nhất, chú trọng đánh giá mặt thành công của học
16


sinh, đề cao sức sáng tạo của các em - dù là rất nhỏ, đánh giá thành quả, sự nỗ lực
của học sinh trong chính quá trình phát triển và hoàn thiện nhận cách của bản thân
các em .... Với sự khích lệ, động viên, nâng đỡ, giúp các em thấy được thế mạnh
của mình, đồng thời tạo dựng lòng tin vào bản thân, giáo viên đã mang trong mình
sứ mệnh của một người thầy vĩ đại.
Biện pháp 8. Gương mẫu của giáo viên:
Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục học sinh, vì
thế giáo viên phải luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, dạy dỗ các em
bằng tình yêu thương đúng với câu “Cô giáo như mẹ hiền”; gần gũi, sẵn sàng giúp
đỡ những em có hoàn cảnh khó khăn trong học tập, luôn tạo niềm tin cho các em,
không tỏ thái độ bực dọc khi lên lớp.
- Tìm hiểu hoàn cảnh của từng học sinh ngay từ đầu năm học để xây dựng
và uốn nắn cho phù hợp.
- Có nội quy của lớp học ngay từ đầu năm học và thường xuyên nhắc nhở,
rèn cho học sinh có tính kỉ luật trong các tiết học.

Xây dựng nề nếp học tập cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của
người giáo viên. Muốn vậy giáo viên phải thực sự thương yêu, gần gũi với các em,
phải nhẫn nại và có tinh thần trách nhiệm cao.
* Qua các biện pháp đã thực hiện, tôi nhận thấy muốn cho học sinh có nếp
học tập tốt phải hướng dẫn học sinh một cách tỉ mỉ, từ việc chuẩn bị sách vở đồ
dùng học tập ở nhà đến việc lấy vở, cất vở khi chuyển tiết, nếp giơ tay phát biểu,
chú ý nghe giảng, giữ gìn sách vở đồ dùng học tập, làm bài, viết bài sao cho theo
kịp lớp, đảm bảo thời gian học. Giáo viên là người mẹ thứ hai của các em ở trường,
vì vậy trong các giờ học trên lớp, tôi uốn nắn các em từ những động tác ngồi ngay
ngắn, không nằm bò ra bàn, vừa ảnh hưởng tới sức khoẻ, vừa gây không khí uể oải
trong lớp học.

17


Trong từng tiết học, từng công việc cụ thể các em đều được rèn tính ngăn
nắp, tính khoa học, nhanh nhẹn, khẩn trương để các em chủ động trong việc tiếp
thu kiến thức mới.
4. Kết quả thực hiện

Xuất phát từ thực tiễn của lớp, tôi đã thực hiện các biện pháp trên, qua một
thời gian tôi thấy lớp tôi có chuyển biến rõ rệt về nề nếp cũng như chất lượng
học tập. Trong giờ học sự kết hợp của cô giáo và học sinh rất nhịp nhàng, các
em tiếp thu bài tốt, không khí học tập sôi nổi, thực sự tiết học trở thành “học
mà vui, vui mà học”. Các em rất hứng thú say mê trong học tập. Như vậy rõ
ràng việc rèn nếp học tập cho học sinh lớp hai không những làm cho các em
luôn có thói quen chuẩn bị tốt, đầy đủ đồ dùng học tập, có ý thức nề nếp trong
từng môn học mà còn giúp các em chủ động sáng tạo hơn khi học tập.
Hầu hết học sinh thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ của học sinh. Thực hiện tốt
những quy định của trường cũng như của lớp đề ra. Các em ngoan ngoãn, lễ phép

khi gặp thầy cô giáo, người lớn tuổi, biết giao tiếp, ứng xử có văn hóa, biết cách cư
xử với mọi người xung quanh, nói năng nhã nhặn, thân thiện với bạn bè. Các em đi
học chuyên cần, nghỉ học có giấp phép của phụ huynh.
Kết quả kiểm tra học tập và nề nếp của Đội, nhà trường , lớp tôi đều đạt loại
tốt.
Xếp loại các mặt: Học tập, Kỷ luật, Vệ sinh qua các tháng trong năm học như sau:
(Sĩ số lớp: 26 học sinh)

Học tập
Tháng

Tốt

Chưa
tốt

Tốt

Ghi chú

Vệ sinh

Kỷ luật
Chưa
tốt

Chưa

Tốt


tốt

9+10

10

16

16

10

18

8

Nề nếp đầu năm

11+12

13

13

22

4

21


5

Đã có tiến bộ.

1+2

17

9

23

3

22

4

3

22

4

24

2

24


Chuyển biến rõ rệt.

2

Trong tập thể lớp 2C của tôi chủ nhiệm có trường hợp đặc biệt là một học
sinh hoàn cảnh éo le mồ côi cha, mẹ đi làm xa em phải ở với ông bà . Đó là em Lê
18


Thị Huyền Trang với sức khỏe quá yếu (15 kg), mức độ tiếp thu bài của em Trang
không được như những học sinh khác, đã thế lại ít nói, hay khóc, ... Tôi đã cố gắng
hết sức và đã tạo cho em nề nếp học tập: có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập; thích
đi học (có những hôm trời mưa to, nhiều học sinh nghỉ học nhưng em vẫn bắt ông
nội đã ngoài 70 tuổi lai đi học)....
C. KẾT LUẬN- ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Để đẩy mạnh phong trào nâng cao chất lượng giáo dục trong trường học thì
công tác chủ nhiệm là một việc làm phải được tiến hành thường xuyên và liên tục
đối với giáo viên chủ nhiệm. Đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kiến thức vững chắc,
phải có kỷ năng sư phạm, phải biết giao tiếp, hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của
học sinh để nhanh chóng đi vào thế giới tâm hồn của trẻ thơ một cách hấp dẫn, dễ
dàng. Đồng thời đòi hỏi người giáo viên tiểu học phải nhiệt tình, yêu nghề, mến
trẻ, vượt khó, coi các em như chính con của mình. Chúng ta phải thực sự yêu
thương học sinh, chỉ có tình yêu thương mới giúp chúng ta cảm hóa được tất cả
các em. Muốn giáo dục học sinh có hiệu quả thì giáo viên phải có kế hoạch cụ thể
cho từng ngày, từng tuần, từng tháng và cả năm học. Phải xây dựng đội ngũ cán
bộ lớp, rèn ý thức tự quản tốt cho học sinh. Giáo viên phải thường xuyên theo dõi
để phát hiện ra những em có biểu hiện tốt, biểu hiện chưa ngoan để kịp thời tuyên
dương và có biện pháp giáo dục em, hướng các em đi vào nề nếp tốt. Thường
xuyên đến thăm gia đình học sinh để trao đổi với phụ huynh về chất lượng giáo

dục, học tập của học sinh. Tổ chức tốt các đợt thi đua, các hoạt động của trường
đề ra phải được tiến hành chu đáo có tuyên dương khen thưởng cụ thế. Thường
xuyên kiểm tra, theo dõỉ phong trào thi đua, biểu dương khuyến khích kịp thời
những cố gắng của học sinh. Ngoài ra còn phải kết hợp đồng bộ với các giáo viên
bộ môn, tổng phụ trách §ội, phụ huynh học sinh, phối họp với các ban ngành đoàn
thể trong nhà trường, địa phương… nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa gia đình với
gia đình và xã hội.
2. Đề xuất
Để công tác chủ nhiệm lớp đạt được hiệu quả tốt nhất, tôi xin mạnh dạn
đưa ra một số đề xuất sau:
- Đối với giáo viên chủ nhiệm phải thật sự tâm huyết, trăn trở với công tác
chủ nhiệm lớp.

19


- Đối với cha mẹ học sinh: Cần quan tâm hơn nữa tới việc tự học, tự rèn ở
nhà của các em. Luôn báo với với giáo viên những sai sót ở gia đình để cùng
giáo viên có biện pháp uốn nắn, giáo dục.
- Đối với chính quyền địa phương : Luôn luôn tạo mọi điều kiện giúp đỡ về vật
chất và tinh thần cho những em học sinh nghèo và những em học sinh có hoàn
cảnh khó khăn (Quỹ khuyến học) để các em được ấm lòng và đến trường vui vẻ
như các bạn khác.
- Đối với nhà trường: Cần tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, các chuyên
đề để phổ biến các kinh nghiệm có chất lượng trong công tác chủ nhiệm lớp để
giáo viên trong nhà trường học hỏi và vận dụng vào thực tiễn công tác chủ nhiệm
lớp để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi về công tác chủ nhiệm lớp
trong thời gian qua. Chắc chắn rằng đề tài này còn có những thiếu sót nhất định,
kính mong các cấp quản lý cùng bạn bè đồng nghiệp góp ý chân thành giúp cho

công tác chủ nhiệm của tôi ngày càng thành công hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của Hiệu trưởng

Đông Tân, ngày 10 tháng 3 năm 2017
Tôi cam đoan đây là SKKN của mình viết ,
không sao chép SKKN của người khác
Người viết

Nguyễn Thị Lý

20



×