Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN: Một số kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.81 KB, 20 trang )

SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
II.Đặt vấn đề:
Giáo dục là sự nghiêp mà Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm. Trong
nghị quyết TW2 Khóa VIII đã khẳng định GD-ĐT là quốc sách hàng đầu
và đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Nhằm mục tiêu nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Để đáp ứng với nhu cầu của
đất nước,cần phải đào tạo con người có đầy đủ nhân cách, phát triển toàn
diện. Tuy giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của toàn xã hội quan tâm và
chăm lo nhưng lực lượng chủ yếu có tác động trực tiếp vẫn là đội ngũ các
thầy cô giáo. Là một giáo viên được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp
5A, tôi thấy đây là một trọng trách lớn cần phải giáo dục học sinh phát triển
toàn diện và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan, trò giỏi,
cháu ngoan Bác Hồ. Với trọng trách như vậy đòi hỏi người giáo viên phải
có lòng yêu nghề, mến trẻ, quan tâm đến từng đối tượng học sinh, biết tổ
chức các hoạt động dạy học và hoạt động ngoại khóa để thu hút học sinh
đến trường. Để các em không cảm thấy nhàm chán mà thích thú đi học và
thấy được: “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Ngoài ra người giáo
viên chủ nhiệm lớp đòi hỏi phải có phẩm chất đạo đức, có năng lực và có
uy tín đối với cha mẹ và học sinh. Đặc biệt phải có biện pháp xây dựng nề
nếp học tập cũng như sinh hoạt lớp hợp lí. Khi được phân công và nhận lớp
tôi đã xác định được nhiệm vụ trọng tâm của giáo viên chủ nhiệm lớp là
quan trọng trong Nhà trường.
Để đáp ứng các yêu cầu trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số kinh
nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp” để thực nghiệm cho lớp 5A ,
Người thực hiện đề tài: NGUYỄN THỊ HỒNG THU – Giáo viên Trường Tiểu học Phước Hiệp
SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
trường Tiểu học Phước Hiệp, huyện Phước Sơn (Trường thuộc huyện miền
núi tỉnh Quảng Nam).
III. Cơ sở lý luận:
- Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp thì đòi hỏi người giáo viên chủ
nhiệm lớp phải hiểu rõ mục đích, vai trò nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm,


tác động của hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đến phong
trào lớp và chất lượng giáo dục đó là: giáo dục thiếu niên nhi đồng làm
theo 5 điều Bác Hồ dạy, phấn đấu trở thành con ngoan , trò giỏi, đội viên
tốt, cháu ngoan của Bác Hồ. (Theo “Sổ tay đội viên” Đội thiếu niên tiền
phong Hồ Chí Minh).
- Người học sinh tiểu học muốn trở thành một công dân tốt cho đất nước
phải thực hiện tốt 5 nhiệm vụ cơ bản được quy định tại điều 38 chương 5 –
Điều lệ trường tiểu học năm 2007.
- Như chúng ta đều biết, mục tiêu của giáo dục tiểu học nhằm giúp học
sinh:
“Hình thành những cơ sở ban đầu về sự phát triển đúng đắn, lâu dài về tình
cảm, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để làm hành trang cho
các em bước tiếp vào bậc học trên” (khoản 2, điều 27, mục 2, chương II -
Luật giáo dục 2005) . Đất nước có phồn vinh, thịnh vượng hay không đều
phụ thuộc vào lớp trẻ. Đầu tư cho tương lai tức là đầu tư vào thế hệ trẻ,
giáo dục cho các em thành người có tri thức, có đạo đức, có tình nghĩa. Để
các em lớn lên hội đủ những phẩm chất cao quí đó, ngay từ bậc tiểu học các
Người thực hiện đề tài: NGUYỄN THỊ HỒNG THU – Giáo viên Trường Tiểu học Phước Hiệp
SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
em phải có ý thức học tập, học tập có nề nếp. Có như vậy các em mới vững
vàng bước lên và tiếp tục theo học các lớp học trên.
IV. Cơ sở thực tiễn:
Người thầy có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp giáo dục của
Đảng. Thời đại ngày nay, người giáo viên không chỉ có chức năng truyền
đạt tri thức cho học sinh mà còn có chức năng tác động tích cực đến sự
hình thành nhân cách của học sinh. Một giờ lên lớp không chỉ dừng lại ở
việc truyền thụ tri thức khoa học, hình thành kĩ năng cụ thể mà phải hướng
vào tạo dựng, phát triển nhân cách của học sinh. Ở tiểu học, do uy tín của
người thầy giáo mà toàn bộ hành vi cử chỉ của thầy cô thường là mẫu mực
cho hành vi của học sinh nói chung. Các em thường tin tưởng tuyệt đối nơi

thầy cô giáo của mình nên thường bắt chước những cử chỉ, tác phong của
thầy cô giáo mình. Với vị trí hết sức quan trọng như vậy, nên có thể nói
trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm là vô cùng quan trọng. Bản thân tôi
luôn xác định là người mẹ thứ hai của các em, luôn quan tâm đến từng đối
tượng học sinh, có biện pháp giáo dục với từng đối tượng học sinh. Tìm ra
những nguyên nhân, rút ra những bài học để nâng cao hiệu quả công tác
chủ nhiệm lớp.
Là giáo viên được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp nhiều năm
liền, bản thân tôi nhận thấy chất lượng học tập của học sinh chưa đảm bảo
theo mặt bằng chung là do các nguyên nhân sau:
- Các em phải thường xuyên theo bố mẹ đi nương rẫy, phụ huynh chưa thực
sự quan tâm đến việc học tập của con em.
Người thực hiện đề tài: NGUYỄN THỊ HỒNG THU – Giáo viên Trường Tiểu học Phước Hiệp
SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
- Do cuộc sống gia đình các em còn khó khăn, các em thiếu thốn đủ thứ: Từ
trang phục đến dụng cụ học tập.
- Các em còn ảnh hưởng nặng nề những cổ tục lạc hậu ở bản làng và gia
đình như: cúng bái, cử kiêng, cấm kị việc học sinh ra khỏi nhà, điều này
làm các em thường xuyên nghỉ học.
- Sự thiếu nhiệt tình của đội ngủ giáo viên và sự đơn điệu trong cách thức
truyền đạt kiến thức ở trường cũng là nguyên nhân làm các em lười biếng
đến lớp.Và một số nguyên nhân khác, cả chủ quan và khách quan. Đây là
một vấn đề nan giải đối với giáo viên, nếu chúng ta biết cách tháo gỡ tất cả
các nguyên nhân trên thì chắc chắn chất lượng của lớp chủ nhiệm sẽ được
nâng cao.
Thực trạng học sinh của lớp chủ nhiệm trước khi nghiên cứu:
Trường Tiểu học Phước Hiệp là trường thuộc huyện miền núi, dân cư
sống không tập trung, hầu hết học sinh xuất thân từ gia đình có hoàn cảnh
khó khăn, trên 80% học sinh là dân tộc thiểu số. Đầu năm học 2009-2010 ,
tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5A . Qua tìm hiểu học sinh

lớp chủ nhiệm tôi thấy học sinh sống rãi rác nhiều thôn trên địa bàn của xã,
gia đình còn nhiều khó khăn: đói nghèo, nhận thức của người dân về việc
học tập của con em chưa cao. Tình trạng du canh, du cư còn diễn ra (phụ
huynh thôn 1). Trong lớp chủ nhiệm có một số học sinh còn lười biếng học
tập, thường xuyên nghỉ học để theo bố mẹ đi nằm lại rẫy, một số học sinh
tham gia các hoạt động còn chưa nhiệt tình. Cán sự lớp còn rụt rè, chưa
phát huy hết khả năng vốn có của mình, ý thức tự quản chưa cao.Tôi khảo
sát 2 mặt học lực và hạnh kiểm của học sinh và thu được kết quả như sau:
Người thực hiện đề tài: NGUYỄN THỊ HỒNG THU – Giáo viên Trường Tiểu học Phước Hiệp
SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
a/ Kết quả khảo sát 2 môn Toán+ Tiếng Việt đầu năm học: 2009-2010
MÔN TSHS GIỎI KHÁ T. BÌNH YẾU
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
Tiếng Việt 19 2 10.5 3 15.8 9 47.4 5 26.3
Toán 19 3 15.8 3 15.8 8 42.1 5 26.3
b/ Kết quả khảo sát các nhiệm vụ của học sinh đạt được đầu năm học:
2009-2010
TSHS Nhiệm vụ
1
Nhiệm vụ
2
Nhiệm vụ
3
Nhiệm vụ
4
Nhiệm vụ
5
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
19 14 73.7 16 84.2 16 84.2 10 52.6 14 73.7
V. Nội dung nghiên cứu:

Trách nhiệm một giáo viên chủ nhiệm lớp đứng trước thực trạng như
vậy tôi đã vận dụng ngay kinh nghiệm chủ nhiêm lớp mà tôi đã đúc kết qua
nhiều năm giảng dạy nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp và nâng cao
giáo dục toàn diện cho học sinh.
Những kinh nghiệm đã vận dụng:
a. Tìm hiểu đối tượng:
Là một giáo viên được nhà trường phân công làm công tác chủ nhiệm
lớp thì trước hết phải tìm hiểu tỉ mĩ từng đối tượng học sinh, biết được
hoàn cảnh, năng lực của từng học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp
Người thực hiện đề tài: NGUYỄN THỊ HỒNG THU – Giáo viên Trường Tiểu học Phước Hiệp
SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
đối với từng đối tượng. Ngay đầu năm học tôi đã bắt tay vào tìm hiểu
thông tin về tình hình của lớp như sau:
- Tổng số học sinh trong lớp: 19 em / 11 nữ
- Số học sinh là con em dân tộc thiểu số: 16 em/ 6 nữ - Tỉ lệ : 84,2%
- Số học sinh có hoàn cảnh khó khăn (thuộc hộ nghèo đói): 13/19 em - Tỉ lệ
: 68,4%
- Số học sinh mồ côi: 2/19 em - Tỉ lệ : 10,5%
Đây là cơ sở để giáo viên phân loại học sinh theo từng nhóm và có
hướng giáo dục phù hợp. Những học sinh nào có hoàn cảnh khó khăn thì
quan tâm nhiều hơn bằng cách: Gặp trực tiếp cha mẹ (anh, chị) của học
sinh để động viên, tạo điều kiện cho con em đi học đều. Việc này giáo viên
phải tiến hành thường xuyên, liên tục hàng tuần. Sự chân thành và gắn bó
giữa giáo viên và học sinh như vậy phụ huynh sẽ có trách nhiệm động
viên , nhắc nhở con em ra lớp.
Phải quan tâm tới những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh mồ
côi : có thể là cho các em dụng cụ học tập nếu các em thiếu,có thể là quần
áo, dép, mũ…những đồ dùng này không giá là bao nhưng vẫn là nguồn
động viên, an ủi cho các em đến trường. Cũng có thể là những hành động
rất nhỏ như khâu lại cúc áo, chải lại mái tóc khi các em chưa kịp thực hiện

lúc đến lớp,…nhưng đối với các em thì đó là một sự khích lệ vô cùng lớn
để các em vững bước trên con đường học tập.
b. Bầu ban cán sự lớp:
- Ngay vào đầu năm học giáo viên chủ nhiệm cho học sinh lớp bầu ra ban
cán sự lớp gồm: 1 lớp trưởng, 3 lớp phó và 3 tổ trưởng. Từ việc học sinh
Người thực hiện đề tài: NGUYỄN THỊ HỒNG THU – Giáo viên Trường Tiểu học Phước Hiệp
SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
bầu ra ban cán sự lớp, giáo viên phân công cụ thể công việc cho từng thành
viên như sau:
+ Lớp trưởng theo dõi bao quát và tổ chức hướng dẫn các hoạt động của
lớp.
+ 3 lớp phó: 1 lớp phó phụ trách về học tập có nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc
quá trình học tập của các bạn trong lớp. Lớp phó văn thể mĩ phụ trách về
hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao của lớp. Lớp phó phụ trách lao động
đôn đốc, phân công dọn vệ sinh, chăm sóc bồn hoa cây cảnh của trường,
của lớp.
+ 3 tổ trưởng trực tiếp quản lí các thành viên trong tổ của mình về tất cả
các hoạt động .
c. Bồi dưỡng năng lực tự quản cho ban cán sự lớp:
Để làm tốt công tác tự quản, trước hết giáo viên chủ nhiệm phải tập
huấn cho ban cán sự lớp và giao nhiệm vụ cho từng thành viên, sau khi các
em đã nhận biết vai trò trách nhiệm của mình các em sẽ có ý thức tự quản
tốt. Nhưng trong thời gian đầu năm học giáo viên chủ nhiệm phải theo dõi
sát sao các hoạt động của ban cán sự lớp để phát hiện mặt còn hạn chế và
uốn nắn kịp thời. Bám sát kế hoạch của Nhà trường, của Đội để vạch ra kế
hoạch từng tuần, từng tháng theo từng chủ điểm, từng đợt thi đua để ban
cán sự lớp có kế hoạch theo dõi, hướng dẫn các bạn thực hiện.
d. Nâng cao chất lượng học tập và giáo dục đạo đức cho học sinh:
Để nâng cao chất lượng học tâp cũng như giáo dục đạo đức cho các em,
tôi đã kết hợp cùng với gia đình một cách chặt chẽ. Tôi thường xuyên liên

lạc với phụ huynh để trao đổi tình hình học tập cũng như các sinh hoạt
Người thực hiện đề tài: NGUYỄN THỊ HỒNG THU – Giáo viên Trường Tiểu học Phước Hiệp
SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
khác. Tôi luôn nhắc nhở phụ huynh tạo mọi điều kiện cho con em đến
trường (không cho con em theo bố mẹ đi rẫy, không ở nhà trông em, trông
nhà, ). Trên bục giảng giáo viên phải mẫu mực, đối xử công bằng (không
phân biệt, không thiên vị bất cứ học sinh nào, đồng thời không phê bình
nặng làm tổn hại đến tâm lí của học sinh ở bất cứ hoàn cảnh nào).
Trong giờ học, tôi luôn tạo không khí sôi nổi, hài hòa, vui tươi không
căng thẳng mà tạo niềm vui, sự phấn chấn để các em tự tin học tập, các em
vừa học vừa chơi nhưng vẫn đảm bảo chương trình chung. Ví dụ trong giờ
lịch sử, ngoài nội dung bài học, tôi còn kể nhiều câu chuyện lịch sử cho các
em nghe. Hay trong giờ học toán tôi vận dụng các câu chuyện cổ tích, câu
chuyện vui để đưa ra các bài toán liên quan đến chương trình toán mà các
em đang học. Khi đọc các bài toán có trong câu chuyện các em cảm thấy
thú vị hơn với vấn đề yêu cầu các em giải quyết, nó còn giúp học sinh nâng
cao kĩ năng đọc. Từ sự hưng phấn đó khoảng cách giữa các em với cô giáo
chủ nhiệm được gần hơn, các em thực sự mạnh dạn trong học tập. Trong
mọi giờ học, tôi đã phát huy phương pháp tích cực luôn lấy học sinh làm
trung tâm để tự tìm lấy kiến thức cần chiếm lĩnh. Luôn động viên, khen
ngợi kịp thời không chê trách vì lứa tuổi của các em còn nhỏ, đa phần các
em hiếu thắng nếu bị cô giáo phê bình sẽ nhụt chí, các em sẽ nghĩ cô giáo
không thích mình, ghét bỏ mình, từ đó các em nản chí, tự ti dẫn đến kết quả
học tâp không cao.
* Xây dựng tác phong đạo đức: Trong lớp tôi luôn giáo dục cho các em
ý thức tổ chức kĩ luật, tôn trọng tập thể, chấp hành nghiêm chỉnh các hoạt
động của lớp, của trường(đi học đúng giờ, sinh hoạt đội, sinh hoạt ngoài
Người thực hiện đề tài: NGUYỄN THỊ HỒNG THU – Giáo viên Trường Tiểu học Phước Hiệp
SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
giờ lên lớp nghiêm túc, thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy); kính trọng

thầy cô giáo, biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập. Biết lắng nghe, vâng
lời người lớn. Mặc khác, để giáo dục đạo đức cho học sinh thì phải hiểu
học sinh. Bản thân tôi đã cung cấp tri thức đạo đức cho học sinh thông qua
các tiết dạy môn đạo đức để học sinh hiểu biết: về nghĩa vụ, bổn phận,
trách nhiệm phải làm, thái độ phải có. Từ đó các em nhận thức được cái
thiện, cái ác, cái xấu, cái cao thượng, cái nhỏ nhen, cái ti tiện…
* Xây dựng nề nếp học tập: Chất lượng học tập được nâng cao hay
không thì yêu cầu đầu tiên phải có nề nếp, có qui định. Ngay lần họp phụ
huynh đầu năm học tôi đã yêu cầu phụ huynh phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ
học tập cho con em. - Tổ chức cho học sinh truy bài đầu buổi học: Lớp
phó học tập cùng với 3 tổ trưởng cứ đầu buổi học các em truy bài cũ các
bạn trong lớp, trong tổ. Hướng dẫn giải các bài tập khó và sẽ ghi tên các
bạn không hoàn thành bài tập, không thuộc bài vào sổ theo dõi trình cho cô
giáo vào 15 phút đầu buổi. Giáo viên sẽ có hình thức nhắc nhỡ hay xử lí kịp
thời.
- Phân chia đôi bạn “cùng tiến”: Khi phân chỗ ngồi, tôi bố trí cho học sinh
khá, giỏi ngồi cạnh học sinh trung bình, yếu. Em khá, giỏi sẽ theo dõi,
hướng dẫn bạn, kèm cặp bạn trong học tập. Nếu học sinh trung bình, yếu có
tiến bộ thì tôi lại ghi điểm tốt cho đôi bạn đó để khích lệ tinh thần. Chính vì
vậy đôi bạn nào cũng muốn có nhiều điểm tốt nên bạn khá, giỏi rất nhiệt
tình giúp bạn yếu học tập. Ngược lại, các bạn có sức học trung bình , yếu
cũng cố gắng học tập để không làm ảnh hưởng đến bạn mình.
Người thực hiện đề tài: NGUYỄN THỊ HỒNG THU – Giáo viên Trường Tiểu học Phước Hiệp
SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
- Xây dựng nề nếp học tập ở nhà: Ngay từ đầu năm học, tôi cho các em lập
thời gian biểu học tập cụ thể. Đồng thời phân nhóm học sinh theo thôn bản
để tiện học nhóm. Mỗi nhóm đều cử nhóm trưởng để thay cô giáo chỉ đạo
việc học.Việc làm này cũng có nhiều ưu điểm các em có thể giúp nhau
được ở mọi lúc, mọi nơi; Mặt khác các em học yếu cũng tránh được mặc
cảm với cô giáo. Giáo viên kiểm tra thường xuyên để đôn đốc nhắc nhở các

nhóm học tập hiệu quả.
e. Các hoạt động khác:
- Tổ chức giờ sinh hoạt cuối tuần: là giáo viên chủ nhiệm lớp thì giờ sinh
hoạt cuối tuần là thời gian quan trọng nhất, bởi tiết này không đơn thuần
chỉ dừng lại ở việc nhận xét ưu, khuyết điểm của lớp trưởng về hoạt động
của lớp tuần qua mà trong giờ sinh hoạt cuối tuần nhằm để học sinh nhận
thấy được các khuyết điểm của chính bản thân mình , dù nhỏ hay lớn đều
phải tự hứa trước lớp sẽ có biện pháp khắc phục trong tuần tới. Đặc biệt
trong giờ sinh hoạt này, tôi lấy các tấm gương điển hình về học tập, giúp đỡ
bạn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao để tuyên dương, khen ngợi
phần này được nhấn mạnh hơn, phần tồn tại chỉ nhắc nhở không quá khắt
khe có như vậy các em mới tự giác thực hiện tốt.
- Tìm tòi những phương pháp, tổ chức các hoạt động để lôi cuốn các em
vào hoạt động học tập“Học mà vui,vui mà học” là rất cần thiết ở trong tất
cả giờ dạy.
- Qua từng đợt thi đua, giáo viên cho học sinh bình bầu những tấm
gương điển hình trong lớp để đề nghị Nhà trường, liên đội trường nêu
gương và khen thưởng kịp thời. Vào đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm
Người thực hiện đề tài: NGUYỄN THỊ HỒNG THU – Giáo viên Trường Tiểu học Phước Hiệp
SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
phát động quĩ lớp nhằm để phát thưởng cho học sinh có nhiều thành tích
trong học tập, lao động, văn nghệ hay các hoạt động ngoại khóa khác. Ban
cán sự lớp cùng giáo viên chủ nhiệm đến thăm gia đình học sinh chưa thực
sự hòa mình vào tập thể lớp để trao đổi phối hợp kịp thời cùng gia đình,
Nhà trường, địa phương để giáo dục các em.
- Tổ chức các hoạt động nhân đạo từ thiện như thăm hỏi, giúp đỡ các gia
đình chính sách ở địa phương. Lao động giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó
khăn , gia đình học sinh mồ côi vào những ngày mùa…
- Lồng ghép trong những buổi họp hội, sinh hoạt thôn bản giáo viên chủ
nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương có những biện pháp giáo dục

những học sinh ươn bướng chưa thực sự tham gia tích cực các hoạt động
của trường, của lớp. Hay những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, con mồ
côi tham mưu cùng chính quyền địa phương để bản thân các em được quan
tâm nhiều hơn, được hỗ trợ nhiều hơn về vật chất cũng như tinh thần để các
em vững bước trên con đường học tập.Mặt khác, đề nghị các cấp kịp thời
khen thưởng những học sinh có tiến bộ về nhiều mặt, học sinh có thành tích
tốt trong học tập…
VI. Kết quả nghiên cứu:
Với những kinh nghiệm nhỏ đã nêu trên, sự nhiệt tình của bản thân và
sự phối hợp với phụ huynh, các tổ chức khác ở địa phương, cùng với hoạt
động tích cực của đội ngũ cán sự lớp nên chất lượng học tập và các mặt
hoạt động khác của lớp có nhiều tiến triển rõ rệt. Đó là kết quả của một quá
trình vận dụng sáng tạo những kĩ năng sư phạm vào công tác chủ
Người thực hiện đề tài: NGUYỄN THỊ HỒNG THU – Giáo viên Trường Tiểu học Phước Hiệp
SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
nhiệm.Thành công lớn nhất của lớp tôi chủ nhiệm là kết quả của học sinh
cuối năm tăng so với đầu năm và đạt kết quả cụ thể như sau:
a. Kết quả môn Toán và môn Tiếng Viêt cuối học kì II năm học
2009- 2010:
MÔN TSHS GIỎI KHÁ T. BÌNH YẾU
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
Tiếng Việt 19 4 21.1 5 26.3 10 52.6 0 0
Toán 19 5 26.3 4 21.1 10 52.6 0 0
b. Kết quả vận dụng công tác chủ nhiệm để giáo dục đạo đức cho
học sinh đạt được tính đến thời điểm cuối năm học 2009-2010:
TSHS Nhiệm vụ
1
Nhiệm vụ
2
Nhiệm vụ

3
Nhiệm vụ
4
Nhiệm vụ
5
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
19 19 100 19 100 19 100 18 94.7 18 94.7
+ Trên 90% học sinh tham gia tốt các hoạt động Đội, thực hiện tốt chương
trình rèn luyện đội viên, các hoạt động ngoại khóa tham gia tích cực.
+ 100% học sinh biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp. Biết chăm
sóc bồn hoa , cây cảnh trong trường . Biết bảo vệ cây trồng và con vật nuôi.
+ Tham gia tốt các hoạt động của Nhà trường, các hội thi đều đạt nhiều
giải cao cụ thể: Hội thi vẽ tranh theo đề tài “Trường học thân thiện, học
sinh tích cực” đạt 1 giải nhất. Hội thi “Giữ vở- rèn chữ” đạt 2 giải: 1 giải
nhất và 1 giải nhì…
Người thực hiện đề tài: NGUYỄN THỊ HỒNG THU – Giáo viên Trường Tiểu học Phước Hiệp
SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
+ Kết quả cuối năm:
TS
HS
HẠNH KIỂM HỌC LỰC
Thực hiện
đầy đủ
Chưa thực
hiện đầy
đủ
Giỏi Khá Trung
bình
Yếu
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL % SL TL%

19 19 100 0 0 4 21,1 5 26,3 10 52,6 0 0
VII. Kết luận:
Để công tác chủ nhiệm lớp trong Nhà trường đạt được kết quả cao thì
người giáo viên chủ nhiệm phải là người có tâm huyết với nghề, phải có
lòng yêu nghề, mến trẻ, phải thường xuyên học hỏi trau dồi chuyên môn
nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm.
Theo tôi để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp thì người giáo viên cần làm
tốt những công việc sau:
- Ngay từ đầu năm học phải tìm hiểu đối tượng, hoàn cảnh và nơi ở của
gia đình học sinh trong lớp.
- Phân loại đối tượng để có hướng giúp đỡ, giáo dục phù hợp.
- Làm tốt công tác tổ chức đầu năm (Lựa chọn đội ngũ cán sự lớp, giao
việc đúng người và tập huấn hướng dẫn cách làm cho từng thành viên)
- Phối hợp với phụ huynh học sinh, các tổ chức xã hội khác ở địa phương
để giáo dục học sinh.
- Bám sát kế hoạch của Nhà trường, chuyên môn, Đội, hoạt động ngoài
giờ lên lớp đề ra phương hướng hoạt động cho từng tuần, từng tháng, học
kì và cả năm.
Người thực hiện đề tài: NGUYỄN THỊ HỒNG THU – Giáo viên Trường Tiểu học Phước Hiệp
SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
- Đánh giá các hoạt động của lớp theo từng tuần , từng tháng, học kì và có
khen thưởng những học sinh tiến bộ, những học sinh có thành tích xuất sắc,
đồng thời chấn chỉnh kịp thời những hạn chế.
Công tác chủ nhiệm lớp là nhiệm vụ rất quan trọng trong Nhà trường
Tiểu học. Đặc biệt với lứa tuổi các em, lứa tuổi rất hiếu động, phát triển về
tâm sinh lí, các em dễ bị lôi kéo, dễ mắc phải các tệ nạn xã hội. Do vậy tôi
quyết định nghiên cứu và trải nghiệm kinh nghiệm nhỏ này tại lớp tôi phân
công làm công tác chủ nhiệm. Qua một năm nghiên cứu và trải nghiệm
sáng kiến này tôi đã thu được nhiều kết quả đáng mừng: Chất lượng học tập
của học sinh nâng cao rõ rệt, các em học sinh đều tích cực tham gia các

hoạt động của lớp của trường và hầu hết học sinh thích đến trường học tập.
Coi mái trường là ngôi nhà thứ hai của các em vậy. Em nào cũng muốn
phấn đấu học tập và tu dưỡng đạo đức thật tốt để trở thành con ngoan, trò
giỏi, cháu ngoan của Bác Hồ- Là chủ nhân tương lai của đất nước sau này.
VIII. Đề nghị:
Đề tài này tôi đã áp dụng trong phạm vi lớp 5A tôi đang chủ nhiệm có
kết quả tốt. Đây cũng chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân đã tích
lũy bấy lâu muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp. Bản thân muốn phát triển đề
tài này rộng hơn ở những năm học tới. Rất mong các cấp lãnh đạo, Nhà
trường chia sẻ, góp ý chân thành để bản thân rút kinh nghiệm và bổ sung
cho đề tài được hoàn hảo, được áp dụng rộng rãi ở các lớp trong bậc Tiểu
học những năm sau.
Xin chân thành cảm ơn!
Phước Hiệp, ngày 5 tháng 5 năm 2010.
Người thực hiện đề tài: NGUYỄN THỊ HỒNG THU – Giáo viên Trường Tiểu học Phước Hiệp
SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Người thực hiện

Nguyễn Thị Hồng Thu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Người thực hiện đề tài: NGUYỄN THỊ HỒNG THU – Giáo viên Trường Tiểu học Phước Hiệp
SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Khi nghiên cứu đề tài này, tôi đã dựa trên các tài liệu tham khảo
sau:
1.Giáo trình: Tâm lý học Tiểu học của Bộ GD&ĐT xuất bản năm 2001
2.Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiểu học chu kì III
( 2003 -2007) của Bộ GD&ĐT xuất bản tháng 4 năm 2005.
3.Sổ công tác giáo viên khối Tiểu học- Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
4.Quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/8/2007 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo.

5. Sổ tay Đội viên Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh của Hội đồng
đội Trung ương.
Người thực hiện đề tài: NGUYỄN THỊ HỒNG THU – Giáo viên Trường Tiểu học Phước Hiệp
SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
MỤC LỤC
TT TIÊU ĐỀ TỪNG PHẦN TRANG
1 Tên đề tài 1
2 Đặt vấn đề 1
3 Cơ sở lý luận 1-2
4 Cơ sở thực tiễn 2-3
5 Nội dung nghiên cứu 3-7
6 Kết quả nghiên cứu 7- 8
8 Kết luận 8-9
9 Đề nghị 9
10 Tài liệu nghiên cứu 10
Người thực hiện đề tài: NGUYỄN THỊ HỒNG THU – Giáo viên Trường Tiểu học Phước Hiệp
SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Người thực hiện đề tài: NGUYỄN THỊ HỒNG THU – Giáo viên Trường Tiểu học Phước Hiệp
SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC
Năm học: 2009 – 2010
I.Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường Tiểu học Phước Hiệp
1. Tên đề tài: “Một số kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp”
2. Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hồng Thu
3. Chức vụ: Giáo viên
4. Nhận xét của chủ tịch HĐKH về đề tài:
a) Ưu điểm:

……………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…….
……………………………………………………………………………
……
b) Hạn chế :
………………………………………………………………. ….
……………………………………………………………………………
……
……………………………………………………………………………
……
5) Đánh giá, xếp loai:
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài, HĐKH Trường Tiểu học Phước
Hiệp thống nhất xếp loại:…………………
Người thực hiện đề tài: NGUYỄN THỊ HỒNG THU – Giáo viên Trường Tiểu học Phước Hiệp
SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
………………………………………
………………………………………
………………………………………
II. Đánh giá xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT Phước Sơn
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT Phước
Sơn thống nhất xếp loại:……………………
Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
( Ký, ghi rõ họ tên) (Ký,đóng dấu, ghi rõ họ tên)
…………………………………
…………………………………
………………………………
III. Đánh giá xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam

Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên,HĐKH Sở GD&ĐT Quảng
Nam thống nhất xếp loại:………………
Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký,đóng dấu, ghi rõ họ tên)
……………………………
……………………………
Người thực hiện đề tài: NGUYỄN THỊ HỒNG THU – Giáo viên Trường Tiểu học Phước Hiệp

×