Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Xây dựng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.15 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

XÂY DỰNG NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP NHẰM RÈN KỸ
NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 5

Người thực hiện: Nguyễn Thị Oanh
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Ba Đình, tp Thanh Hóa
SKKN thuộc lĩnh mực: Hoạt động ngoài giờ

THANH HOÁ NĂM 2017

1


MỤC LỤC
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
Nội dung
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng của việc dạy các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở lớp 5
3. Giải pháp trong việc đổi mới pp và hình thức tổ chức các tiết HĐGDNGLL
nhằm rèn Kỹ năng sống cho học sinh lớp 5


4. Kết quả đạt được
5. Bài học kinh nghiệm
Kết luận – Kiến nghị

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Luật Giáo dục năm 2005 ( sửa đổi, bổ sung năm 2009 ) đã xác định:
“ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân,
tính năng động, sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục
học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Với vai trò là cấp học nên tảng, giáo dục tiểu học phải “nhằm giúp học sinh
hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức,
trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học
cơ sở”.
Trong trường tiểu học, việc giáo dục học sinh thông qua hai con đường cơ
bản: con đường dạy học trên lớp và con đường thông qua các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ( HĐGDNGLL) là một
hoạt động quan trọng, là bộ phận hợp thành của giáo dục, góp phần thực hiện mục
tiêu giáo dục của nhà trường. Chính từ những hoạt động như: lao động, sinh hoạt
tập thể, hoạt động xã hội đã góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách học
sinh. Các em biết tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện con người. Có thể nói
khái quát hơn việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp là xây dựng cho các em mối
quan hệ phong phú đa dạng một cách có mục đích, có kế hoạch, có nội dung và
phương pháp nhất định. Biến các nhu cầu khách quan của xã hội thành những nhu
cầu của bản thân học sinh. Các công trình nghiên cứu về khoa học đã xác định:

Nhân cách trẻ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động có ý thức. A.
Binet xem trí thông minh là hoạt động có chủ đích được điều khiển từ nội tâm bằng
cách xác lập những mối quan hệ giữa chủ thể và hành động. Các nhà nghiên cứu
cho rằng: chính trong quá trình sống, học tập, lao động, vui chơi, giải trí... con
người đã tự hình thành và phát triển nhân cách của mình. Vì thế, hoạt động ngoài
giờ lên lớp có liên quan đến việc mở rộng kiến thức, tư tưởng, tình cảm, năng lực,
nâng cao thể lực, thể chất và tinh thần học sinh. Do vậy, cần thiết phải kết hợp việc
học tập trên lớp với việc rèn luyện kỹ năng thực hành, giúp học sinh hiểu sâu hơn
và nắm bản chất của sự vật hiện tượng, tạo niềm tin và óc sáng tạo cho các em khi
còn ngồi trên ghế nhà trường.[1]

3


Tuy nhiên, thực tế hiện nay công tác các HĐGDNGLL vẫn còn gặp nhiều
khó khăn. Việc thực hiện các HĐGDNGLL giữa các nhà trường chưa đồng bộ, một
số nhà trường và giáo viên chưa thực sự chú ý, nội dung sinh hoạt còn nghèo nàn,
hình thức tổ chức chưa phong phú, hấp dẫn. Khả năng tổ chức của giáo viên còn
nhiều hạn chế, giáo viên khi thực hiện còn mang tính bắt buộc nên chưa mang lại
hiệu quả. Kinh phí đầu tư chưa được chú trọng ….Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến
công tác chỉ đạo các HĐGDNGLL của các nhà trường.
Qua những vấn đề nêu trên tôi thấy HĐGDNGLL góp phần rất lớn trong
việc thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung và mục đích học tập của học sinh trong
nhà trường nói riêng. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn thực hiện “ Xây dựng nội
dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn kỹ
năng sống cho học sinh lớp 5”. Với mong muốn thông qua các HĐGDNGLL, học
sinh được rèn luyện nhiều kỹ năng bổ ích trong cuộc sống, giúp các em tự tin và
phát triển được năng lực cá nhân, phát triển nhân cách một cách toàn diện.
2. Mục đích nghiên cứu:
Dựa vào việc tìm hiểu thực trạng dạy các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ

lên lớp cho học sinh lớp 5, để đề xuất việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ
chức các hoạt động GDNGLL nhằm giúp học sinh được rèn nhiều kỹ năng cần
thiết, hữu ích trong cuộc sống.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Nội dung và hình thức tổ chức các tiết Hoạt động GDNGLL.
- Học sinh khối 5 Trường Tiểu học Ba Đình.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.

4


NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận:
Hoạt động GDNGLL là một hoạt động giáo dục cơ bản, được thực hiện
một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm thực thi quá trình đào tạo
nhân cách học sinh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội.
Hoạt động này do nhà trường quản lý tiến hành ngoài giờ dạy học trên
lớp, theo chương trình kế hoạch dạy học, hoặc trong đời sống xã hội do nhà trường
chỉ đạo, diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình
giáo dục, làm cho quá trình đó có thể thực hiện được mọi nơi, mọi lúc.
GDNGLL là cầu nối tạo ra mối quan hệ hai chiều giữa nhà trường với
xã hội, giữa giờ dạy trên lớp và HĐGDNGLL, góp phần điều chỉnh và định hướng
quá trình giáo dục đạt hiệu quả.
Hiện nay, HĐGDNGLL được coi như một nội dung học tập ở trường Tiểu
học, nó có chương trình chính thức và có tài liệu hướng dẫn giảng dạy. Cho
nên chúng ta càng hiểu rõ hơn việc chỉ đạo các HĐNGLL ở trường Tiểu học là
thực sự cần thiết và là một bộ phận không thể thiếu của quá trình giáo dục.

HĐGDNGLL ở trường Tiểu học có vai trò:
- Là nơi thể nghiệm, vận dụng và củng cố tri thức trên lớp; là dịp, cơ hội để học
sinh tự bộc lộ nhân cách toàn vẹn, từ đó khẳng định vị trí của mình; là môi trường
nuôi dưỡng và phát triển tính chủ thể cho học sinh: chủ động, tích cực, độc lập và
sáng tạo; là dịp tốt để thu hút cả ba lực lượng giáo dục cùng tham gia giáo dục.
- HĐGDNGLL củng cố và khắc sâu kiến thức các môn học, mở rộng và
nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong
phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của học sinh.
- Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi như kỹ năng
giao tiếp, ứng xử, kỹ năng tự đánh gía kết quả học tập, lao động, kỹ năng hòa
nhập... Bồi dưỡng thái độ tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt
động xã hội, hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống,
với quê hương, đất nước, có thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã
hội.
- HĐGDNGLL có phạm vi rộng (trong và ngoài nhà trường) phong phú đa
dạng; được tổ chức dưới sự hướng dẫn của người lớn trên cơ sở tạo điều kiện
phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh; được tiến hành tập thể trong đó mỗi
5


học sinh tham gia hoạt động với tư cách, ý thức của một thành viên trong tập thể
nhất định; HĐGDNGLL mang tính chất tự nguyện, tự giác phục vụ hoàn toàn lợi
ích tập thể, lợi ích xã hội chứ không vì lợi ích cá nhân.[2]
Bên cạnh đó, lứa tuổi học sinh tiểu học các em đang hình thành và phát triển
cả về mặt sinh lý và tâm lý. Các em có nhiều nét tính cách tốt như hồn nhiên, ham
hiểu biết, lòng thương người, lòng vị tha, dễ thích nghi, thích tiếp nhận cái mới và
luôn hướng tới tương lai. Nhưng tư duy các em còn mang tính trực quan cụ thể, dễ
nhớ, dễ quên, thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định
chưa được phát triển mạnh. Các em rất hiếu động, ưa khám phá, thích hoạt động,
thích được thể hiện mình. Bởi vậy, việc tạo ra một sân chơi bổ ích, thông qua các

hoạt động vui chơi để rèn kỹ năng là việc làm rất phù hợp với học sinh tiểu học.
2. Thực trạng của việc dạy các tiết hoạt động GDNGLL ở lớp 5
Theo CV16/2006 ngày 01/9/2006 của Bộ trưởng BGD&ĐT quy định thời
lượng dành cho Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là 1 tiết/tuần, 4 tiết/tháng, 35
tiết/năm. Nhưng cũng có thể tổ chức linh hoạt thành các hoạt động lớn 1 lần/tháng.
Tuy nhiên, thực tế giảng dạy ở các nhà trường hiện nay chủ yếu xây dựng kế hoạch
dạy 1 tiết/ tuần theo sách hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp của Bộ GD&ĐT. Bên cạnh đó còn đan xen thêm các tiết dạy về An toàn giao
thông, Giáo dục kỹ năng sống. Cách làm đó mang lại những bất cập sau:
2.1. Thời gian và tài liệu phục vụ:
Thời gian dành cho HĐGDNGLL quá ít, 1 tiết/tuần ( có lồng ghép dạy các
tiết Kỹ năng sống và An toàn giao thông) chủ yếu là cung cấp các kiến thức lý
thuyết theo từng tiết học đơn lẻ mà chưa tạo cho học sinh được một sân chơi hiệu
quả để rèn luyện kỹ năng.
Tài liệu phục vụ chưa phong phú, chỉ có một cuốn Hướng dẫn tổ chức các
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam với nội
dung giảng dạy mang tính chung chung, thiếu cụ thể, khó thực hiện được trong 1
tiết dạy.
2.2. Thực trạng về giáo viên:
Để tổ chức được các HĐGDNGLL hiệu quả đòi hỏi người dạy phải có khả
năng tổng hợp các kiến thức đã dạy ở chương trình tiểu học, kết hợp với vốn sống,
vốn thực tế của giáo viên để tổ chức các hoạt động sao cho sáng tạo, phù hợp với
đặc điểm tâm sinh lý học sinh và sát với thực tiễn. Tuy nhiên, năng lực của giáo
viên hiện nay còn nhiều hạn chế trong việc xây dựng nội dung, hình thức tổ chức
6


dạy học HĐGDNGLL nên tiết học chưa phong phú, chưa lôi cuốn được học sinh
tham gia .
Giáo viên còn xem nhẹ, chưa thấy được tầm quan trọng của HĐGDNGLL

đối với học sinh tiểu học, coi đây là tiết phụ nên cắt xén để dạy Toán và Tiếng Việt.
2.3. Thực trạng về học sinh:
Một số học sinh do bố mẹ mải buôn bán không có thời gian quan tâm trò
chuyện hoặc một số khác, các em ở với người giúp việc nên thiếu vắng tình
thương, còn thụ động, rụt rè, thiếu tự tin, không có kỹ năng sống.
Từ nhận thức được những thực trạng trên, tôi đã tiến hành khảo sát đối với
học sinh lớp 5 để một lần nữa khẳng định lại việc nhận thức của mình là có cơ sở.
Tôi đã tổ chức cho 239 em học sinh lớp 5 làm bài trắc nghiệm Kỹ năng sống
như sau:
Câu 1. Trong lúc nói chuyện với mọi người, bạn trả lời họ theo cách:
.A Luôn suy nghĩ kỹ vấn đề trước khi trả lời.
B. Chỉ trả lời một cách chung chung.
C. Qua loa cho xong chuyện.
Câu 2. Nếu thấy bạn làm việc sai trái, em sẽ chọn cách ứng xử nào?
A. Mặc bạn không quan tâm.
D. Bao che cho bạn
B. Tán thưởng việc làm của bạn.
C Khuyên ngăn bạn
C. Bắt chước bạn.
G. Không chơi với bạn nữa.
Kết quả:
Số học sinh Có kỹ năng xử lý tốt
239
Số lượng
Tỷ lệ
31
12,9%

Chưa có chính kiến
Số lượng

Tỷ lệ
118
49,3%

Chưa có kỹ năng xử lý
Số lượng
Tỷ lệ
90
37,8%

Như vậy, từ kết quả khảo sát, tôi thấy học sinh còn nhiều em chưa tự tin và
chưa có kỹ năng xử lý tốt các mối quan hệ trong cuộc sống. Chính vì vậy, tôi đã
xây dựng nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
nhằm rèn kỹ năng sống cho các em.
3. Giải pháp trong việc xây dựng nội dung và hình thức tổ chức các chủ điểm
HĐGDNGLL nhằm rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5.
Với nội dung, hình thức và thực trạng giảng dạy các tiết HĐNGLL như hiện
nay, tôi thấy giáo viên rất khó trong việc rèn các kỹ năng cho học sinh. Từ đó, mục
tiêu của việc tổ chức dạy học các tiết HĐNGLL không thực hiện được. Chính vì
vậy, tôi đã xây dựng nội dung sinh hoạt các tiết HĐNGLL theo chủ điểm từng
7


tháng cho hs khối 5. Mỗi tháng, các em sẽ sinh hoạt theo khối ngoài sân trường,
với các chủ điểm ứng với các sự kiện trong năm. Với nội dung và hình thức phong
phú, đa dạng, hướng tới việc đưa học sinh vào môi trường thực tiễn để rèn luyện
các kỹ năng.
Tháng 9: Chủ điểm mái trường thân yêu kết hợp giáo dục An toàn giao thông.
1. Mục tiêu:
- Giáo dục về truyền thống nhà trường, ý thức về An toàn giao thông.

- Rèn kỹ năng làm việc hợp tác, tinh thần tập thể, giao tiếp ứng xử.
2. Thời gian: Chiều thứ 5 ngày 29 tháng 9 năm 2016
3. Tài liệu, phương tiện, đồ dùng hỗ trợ:
- Loa đài, băng đĩa, những bông hoa có gắn phiếu ghi câu hỏi, phiếu tin, bộ
biển báo giao thông.
4. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1: Khởi động
- Học sinh hát múa tập thể bài hát Bống bống bang bang.
Hoạt động 2: Trò chơi Truyền hoa ( GD kỹ năng hợp tác, tự tin, phản ứng nhanh)
Người dẫn chương trình phổ biến luật chơi: Cả khối hát tập thể bài hát Em
yêu trường Ba Đình, bông hoa sẽ được truyền từ bạn đầu tiên của lớp 5A1 theo
hàng ngang đến lớp 5A2, 5A3,….Bài hát kết thúc ở đâu thì hoa dừng lại ở bạn đó,
bạn có quyền được mở bông hoa trả lời câu hỏi, nếu trả lời đúng được nhận một
phần quà, nếu sai bạn khác sẽ giúp đỡ. Cứ tiếp tục như thế với lần hát tiếp theo….
Câu 1: Trường Tiểu học Ba Đình được thành lập ngày, tháng, năm nào? Đến
nay đã được bao nhiêu năm?
Trả lời: - Trường Tiểu học Ba Đình được thành lập ngày 18 tháng 12 năm 1955,
đến nay đã được 67 năm.
Câu 2: Trường ta vinh dự được mang tên cuộc khởi nghĩa Ba Đình lịch sử.
Em hãy cho biết cuộc khởi nghĩa Ba Đình diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu? Ai là
người lãnh đạo?
Trả lời: Cuộc khởi nghĩa Ba Đình diễn ra vào năm 1886 – 1887 tại Ba Đình, huyện
Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa dưới sự chỉ huy của Đinh Công Tráng, Phạm Bành và
một số tướng lĩnh khác.
Câu 3: Từ khi thành lập đến nay, trường ta phát triển qua mấy giai đoạn?
Mỗi giai đoạn trường có tên là gì?
Trả lời: 3 giai đoạn
8



- Giai đoạn 1 ( 1955 – 1974 ): trường có tên là Trường Thị Xã 4 sau đó đổi tên
thành trường cấp 1 Ba Đình
- Giai đoạn 2 ( 1974 – 1994 ): trường có tên Trường cấp 1, 2 Ba Đình, sau đó
là Trường PTCS Ba Đình.
- Giai đoạn 3( 1994 đến nay: có tên Trường Tiểu học Ba Đình
Câu 4: Em hãy cho biết từ khi thành lập đến nay trường ta có bao nhiêu giáo
viên giỏi quốc gia, bao nhiêu học sinh giỏi quốc gia?
Trả lời: 7 giáo viên giỏi quốc gia và 120 học sinh giỏi quốc gia.
Câu 5: Trường ta vinh dự được đón những lãnh đạo cấp cao của Đảng và
Nhà nước về thăm. Đó là ai?
Trả lời: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm
Văn Đồng ( tháng 10/ 1984) và Phó Chủ nước Nguyễn Thị Bình về thăm.
Câu 6: Em hãy cho biết tên cô giáo Hiệu trưởng nhà trường được phong tặng
danh hiệu cao quý Nhà giáo Nhân dân?
Trả lời: Cô giáo Cao Thị Diệu Hoàng
Hoạt động 3: Nhận diện biển báo giao thông( Rèn KN quan sát )
Biển báo sau đây cho em biết điều gì?
Quản trò lần lượt giơ các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển chỉ
dẫn để hs nhận diện, hs giơ tay trả lời, trả lời đúng được nhận một phần quà, trả lời
sai nhường quyền cho bạn khác.
Hoạt động 4: Trò chơi Ban nhạc đặc biệt ( Rèn kỹ năng hợp tác)
Quản trò quy định một lớp đóng giả gà con, lớp khác đóng giả gà mái, lớp
khác đóng giả gà trống…. Khi được đọc đến tên mình cùng động tác chỉ tay cảu
quản trò lập tức nhóm phải phát ra tiếng kêu của gà. VD: gà con kêu chíp…chíp…,
gà mái kêu tục…tục…, gà trống kêu ò…ó…o…. Lệnh được phát ra liên tục cho ba
nhóm sẽ tạo ra bản nhạc rất vui.
Lưu ý: Để xem nhóm nào phản xạ tốt nhất, quản trò vừa làm động tác chỉ
vào nhóm đó nhưng lại nói tên gà của nhóm khác, các em sẽ phát hiện ra tiếng kêu
nhầm. Nêu nhóm nào kêu không đúng, hoặc kêu chậm, kêu sai thì bị phạt lặc cò cò
quanh sân.

Hoạt động 5: Truyền tin( Rèn KN phản xạ nhanh)
Đại diện các lớp lên bắt thăm nhận tin, về lớp mình. Khi quản trò hô “bắt
đầu” thì bạn đầu tiên truyền tin cho bạn bên cạnh, cứ thế lần lượt cho đến bạn cuối

9


cùng. Bạn cuối cùng ghi nhanh tin đó vào bảng và giơ lên. Lớp nào nhanh và viết
đúng tin lớp đó thắng. Các tin:
- Một tháng chúng ta tổ chức sân chơi này một lần.
- Học sinh Ba Đình thi đua học tập tốt, lao động tốt.
- Học sinh Ba Đình học tập sáng tạo, vui chơi lành mạnh.
- Học sinh Ba Đình rèn luyện chăm ngoan, học tập sáng tạo.
- Học sinh Ba Đình thực hiện tốt luật giao thông đường bộ.
- Học sinh Ba Đình quyết tâm giữ gìn trường lớp xanh, sạch, đẹp.
Hoạt động 6: Kết thúc
HS toàn khối hát tập thể bài hát: Trái đất này là của chúng mình.
Tháng 10: Chủ điểm Vòng tay bè bạn
1. Mục tiêu:
- Biết giới thiệu về lớp mình, biết bày tỏ tình cảm của mình với bạn bè trong khối,
trân trọng tình bạn.
- Rèn kỹ năng làm việc hợp tác, tinh thần tập thể, giao tiếp ứng xử.
2. Thời gian: Chiều thứ 4 ngày 19 tháng 10 năm 2016
3. Tài liệu, phương tiện, đồ dùng hỗ trợ: Bóng.
4. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1: Khởi động
- Học sinh hát múa tập thể bài hát Khăn quàng thắp sáng bình minh.
Hoạt động 2: Trò chơi Truyền bóng(Rèn KN thể hiện cảm xúc)
Mỗi lớp đứng thành một vòng tròn. Mỗi vòng tròn có 1 giáo viên làm quản
trò. Quản trò ném bóng cho một hs trong lớp, hs đó truyền bóng cho bạn bên cạnh,

trước khi truyền bóng phải nói một câu yêu thương hoặc một lời khen xứng đáng
đối với bạn. Cứ như vậy cho đến khi hết số hs trong lớp, bạn cuối cùng mang bóng
về cho quản trò, nhận bảng và bút viết lời yêu thương hoặc lời khen về tất cả các
bạn. Lớp nào nhanh nhất lớp đó thắng.
Hoạt động 3: Sắm vai xử lý tình huống( Rèn kỹ năng ra quyết định)
Dẫn chương trình đưa tình huống, các nhóm thảo luận đưa ra phương án trả lời.
Tình huống 1: Rèn kỹ năng giao tiếp với bạn bè và mọi người.
Tình huống 2: Rèn kỹ năng giao tiếp với thầy cô, biết chào hỏi lễ phép.
Tình huống 3: Giáo dục hs biết chơi trò chơi an toàn và không làm ảnh hướng tới
người khác.
Hoạt động 4: Trò chơi Nhóm ba nhóm bảy( Rèn kỹ năng quan sát, phản xạ nhanh)
10


Dẫn chương trình phổ biến luật chơi: Tất cả cùng hát bài “Tung tăng múa
ca…thừa ra”, quản trò hô nhóm ba thì hs ghép đúng nhóm 3 em, nếu hô nhóm bảy
thì ghép đúng 7 em, nếu em nào thừa ra sẽ bị phạt nhảy cò cò, làm tiếng kêu con
vật, múa…
Hoạt động 6: Kết thúc
HS toàn khối hát tập thể bài hát: Khối 5 mình đoàn kết và đọc 5 điều Bác Hồ dạy.
Tháng 11: Chủ điểm Biết ơn thầy cô
1. Mục tiêu:
- Giúp hs hiểu được ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Hiểu được công
lao to lớn của thầy, cô giáo, có thái độ biết ơn và kính trọng thầy, cô giáo.
- Học sinh có ý thức học tập và rèn luyện tích cực để lập thành tích chào mừng
ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Rèn kỹ năng làm việc hợp tác, tinh thần tập thể, sự tự tin.
2. Thời gian: Chiều thứ 3 ngày 16 tháng 11 năm 2016
3. Tài liệu, phương tiện, đồ dùng hỗ trợ:
Tranh, ảnh, thông tin về các thầy cô giáo trong trường, hoa điểm tốt bằng

giấy, các bài hát về thầy cô và mái trường, máy tính, loa, bảng ghi tên 6 đội, bông
hoa chơi trò chơi Mảnh ghép kỳ diệu, tranh ngôi nhà.
4. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1: Khởi động
- Học sinh hát múa tập thể bài hát Em yêu trường em.
Hoạt động 2: Trò chơi Tam sao thất bản( Rèn KN ghi nhớ)
Dẫn chương trình chia khối thành 6 đội ( mỗi lớp 1 đội ), GVCN sẽ đứng
trước từng hàng giới thiệu về một trong các cô giáo đang có mặt cho hs đứng đầu
hàng nghe. Học sinh sẽ chuyền tai nhau giới thiệu với bạn bên cạnh. Cứ lần lượt
như thế đến bạn cuối cùng sẽ có nhiệm vụ chạy thật nhanh, nói lời chúc mừng và
tặng hoa cho cô giáo được nêu tên. Đội nào tặng đúng người và trả lời đúng câu
hỏi phụ mà dẫn chương trình nêu ra đội đó sẽ giành chiến thắng.
Hoạt động 3: Nghe nhạc hiệu đoán tên bài hát ( Rèn KN ra quyết định)
GV cho hs nghe 6 bài hát, yêu cầu lần lượt hs từng lớp nêu được tên bài hát
đó. Mỗi lần nêu tên đúng sẽ nhận được 1 bông hoa điểm tốt. Đội nào hát được bài
hát sẽ được thưởng thêm điểm.
Bài 1: Em yêu trường Ba Đình
Bài 2: mẹ và cô
Bài 3: Bụi phấn
Bài 4: Ngày đầu tiên đi học
11


Bài 5: Tạm biệt búp bê thân yêu
Bài 6: Bài học đầu tiên
Hoạt động 4: Mảnh ghép kỳ diệu( Rèn tư duy phản xạ nhanh)
Dẫn chương trình phổ biến luật chơi: Có 1 bông hoa 5 cánh, bên trong mỗi
cánh hoa là một câu hỏi, đội nào trả lời đúng câu hỏi sẽ nhận được 1 phần quà. Sau
khi trả lời đúng 1 câu hỏi, sẽ có 1 từ khóa mở ra. Đội nào không trả lời được sẽ
nhường quyền trả lời cho đội khác. Sau khi 5 cánh hoa được mở, đội nào đoán

đúng nội dung của bông hoa sẽ giành chiến thắng.

Câu
5
o

Câu
1
Chú
c
Câu 6
Việt
Nam

câu 2
Mừn
g
Câu 3
Ngày

Câu 4
Nhà

Câu 1: Một tiếng gồm 4 chữ cái chỉ lời nói nhằm mang đến cho người nghe
sự tốt đẹp.
Câu 2: Nghe câu hát sau và đoán từ còn thiếu trong câu hát đó: ……….chúc
các cô chúng em chăm học hành, để rồi mai đây đi xây dựng đất nước.
Câu 3: Một từ gồm 4 chữ cái chỉ đơn vị đo thời gian gồm 24 tiếng.
Câu 4: Một từ gồm 3 chữ cái chỉ một công trình xây dựng để con người ở.
Câu 5: Nghe câu hát sau và đoán từ còn thiếu trong câu hát đó: Cô ……em

người xinh xinh, cô hay cười, mắt cô long lanh.
Câu 6: Một từ gồm 2 tiếng, tên của đất nước ta.
Hoạt động 6: Kết thúc
HS hát tập thể bài hát: Lớp chúng mình đoàn kết và đọc 5 điều Bác Hồ dạy.
Tháng 12: Chủ điểm Uống nước nhớ nguồn
1. Mục tiêu:
- Giúp hs hiểu được ý nghĩa của ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12.
Hiểu được công lao của các anh bộ đội.
- Giáo dục thái độ biết ơn và kính trọng các anh bộ đội.
- Rèn kỹ năng làm việc hợp tác, tinh thần tập thể, sự tự tin.
2. Thời gian: Chiều thứ 3 ngày 20 tháng 12 năm 2016

12


3. Tài liệu, phương tiện, đồ dùng hỗ trợ:
Cây hoa có gắn các câu hỏi, chiếu, chăn để chơi trò chơi tài năng chiến sĩ,
các tiết mục văn nghệ, máy tính, loa.
4. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1: Khởi động
- Học sinh hát múa tập thể bài hát Chú bộ đội
Hoạt động 2: Tìm hiểu về chú bộ đội ( Rèn KN ra quyết định và giải quyết vấn đề)
Dẫn chương trình giới thiệu trò chơi: Trên cây hoa có rất nhiều bông hoa,
mỗi bông hoa là một câu hỏi. Các bạn sẽ xung phong lên hái hoa và trả lời câu hỏi.
Bạn nào trả lời đúng sẽ nhận được một phần quà. Ngoài ra còn ghi thêm được 10
điểm cho lớp mình.
Câu 1: Ai là vị tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam?
Trả lời: Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Câu 2: Quâan đội nhân dân Việt Nam có các loại quân chủng nào?
Trả lời: lục quân, hải quân, phòng không – không quân.

Câu 3: Em hãy nêu nhiệm vụ của từng loại quân chủng trong Quân đội nhân
dân Việt Nam?
Trả lời: - Phòng không – không quân: canh giữ vùng trời tổ quốc.
- Hải quân: canh giữ vùng biển của tổ quốc.
- Lục quân: canh giữ vùng đất trên đất liền.
Câu 4: Em hãy kể một vài cấp bậc trong quân đội mà em biết?
Trả lời: chiến sĩ, hạ sĩ, thiếu úy.....
Câu 5: Bộ đội hải quân làm nhiệm vụ gì?
Trả lời: Canh giữ vùng biển và hải đảo của tổ quốc
Câu 6: Em hãy kể tên một số đảo và quần đảo ở nước ta mà em biết.
Trả lời: Đảo Mê, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Bạch Long Vĩ, Gạc Ma.....
GV cho hs xem tranh hoặc clip một số đảo ở nước ta.
Câu 7: Theo em các chú bộ đội đã có công lao gì đối với đất nước?
Trả lời: Canh giữ vùng trời, vùng biển và phần đất liền của tổ quốc. Bảo vệ hòa
bình, sự bình yên cho mọi người.
Câu 8: Đối với các chú bộ đội chúng ta cần phải có thái độ như thế nào?
Trả lời: yêu quí, kính trọng và biết ơn các chú bộ đội.
Hoạt động 3: Tài năng chiến sĩ nhỏ( Rèn tính kỉ luật, kỹ năng sắp đặt ngăn nắp,
gọn gàng)
- Thi gấp chăn: Mỗi lớp cử 1 bạn lên thực hiện tác phong chú bộ đội trong việc gấp
chăn. Trong 2 phút bạn nào gấp nhanh, vuông vắn, đẹp.... sẽ ghi được 10 điểm cho
lớp của mình.
13


- Thi thực hiện các động tác đứng nghiêm, nghỉ, đi đều, chào... Lớp nào thực hiện
tốt, đúng nhất với tác phong anh bộ đội sẽ ghi cho lớp mình 50 điểm.
Hoạt động 4: Đọc thư gửi các chú bộ đội ( Rèn kỹ năng tự tin, tính mạnh dạn khi
diễn đạt)
Tổng kết, tuyên dương, trao giải cho những hs có những bức thư hay đã

được chọn gửi cho các chiến sĩ Trường Sa trong cuộc thi “Chúng em hướng về
Trường Sa” đã được phát động trước đó.
Chọn 3 bức thư hay nhất để các em đọc trước trước bạn.
Hoạt động 5: Thi hát về chú bộ đội ( Rèn kỹ năng hợp tác)
Mỗi lớp thi biểu diễn một tiết mục văn nghệ hát về chú bộ đội. Ban giám
khảo sẽ chấm điểm lần lượt: lớp dẫn đầu 100 điểm, lớp thứ hai 90 điểm….lớp thứ
sáu 40 điểm.
Hoạt động 6: Kết thúc
Dẫn chương trình tổng kết buổi sinh hoạt, công bố điểm của các lớp, trao giải.
HS toàn khối hát tập thể bài hát: Màu áo chú bộ đội .
Tháng 1: Chủ điểm Ngày Tết quê em
1. Mục tiêu:
- Tìm hiểu ý nghĩa của các phong tục, những nét văn hóa truyền thống trong ngày
Tết cổ truyền của dân tộc.
- Trưng bày sản phẩm tranh vẽ, bưu thiếp, hoa giấy chào mừng năm mới.
- Giáo dục thái độ biết trân trọng gìn giữ các giá trị văn hóa của dân tộc.
- Rèn kỹ năng làm việc hợp tác, tinh thần tập thể, sự tự tin.
2. Thời gian: Chiều thứ 4 ngày 18 tháng 1 năm 2017
3. Tài liệu, phương tiện, đồ dùng hỗ trợ:
Sản phẩm trưng bày do các lớp làm để trưng bày, màn hình, câu hỏi, bảng,
bút dạ, thảm ngồi phục vụ cho trò chơi Rung chuông vàng, các tiết mục văn nghệ.
4. Tiến hành haoạt động:
Hoạt động 1: Khởi động
- Học sinh hát múa tập thể bài hát Ngày Tết quê em
Hoạt động 2: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm “Khéo tay hay làm” theo chủ đề
Ngày Tết quê em ( Rèn kỹ năng hợp tác, tinh thần đồng đội)
Các lớp trưng bày sản phẩm của lớp mình, giới thiệu về từng sản phẩm đó.
Ban giám khảo sẽ chấm điểm, trao giải cho lớp có nhiều tác phẩm đẹp, có ý nghĩa.
Hoạt động 3: Trò chơi Rung chuông Vàng ( Rèn kỹ năng ra quyết định )
- Dẫn chương trình ổn định tổ chức, giới thiệu luật chơi.

- HS lần lượt giơ bảng trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Thời điểm nào sau đây là lúc giao thừa?
14


A. 12 giờ trưa ngày 01/01 âm lịch hàng năm.
B. 1 giờ sáng ngày 01/01 âm lịch hàng năm.
C 12 giờ đêm hay 0 giờ sáng ngày 01/01 âm lịch hàng năm.

Câu 2: Năm 2017 ( âm lịch ) là năm con gì?
A. Con Khỉ
B. Con Mèo
C Con Gà
Câu 3: Một loại bánh không thể thiếu được trong những ngày Tết cổ truyền của
dân tộc Việt Nam, đó là:
A. Bánh nướng
B Bánh chưng
C. Bánh dày
Câu 4: Chọn ý đúng nhất:
A. Ngày Tết, mọi người đi chơi xuân không cần đội mũ bảo hiểm.
B Trong những ngày Tết mọi người càng cần phải thực hiện nghiêm túc luật
giao thông.
C. Những ngày Tết, mọi người được phép vượt đèn vàng.
Câu 5: Điền từ còn thiếu vào câu thơ sau:
Mùa ………là tết tồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng…..
Trả lời: Xuân
Câu 6: các nước cùng đón Tết nguyên đán giống Việt Nam là:
A. Nga, Trung Quốc, Lào, Mông Cổ, Singgapo
B. Hàn Quốc, Trung Quốc, Triều Tiên, Cam-pu-chia

C Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Singgapo, Mông Cổ
Câu 7: Cây hoa gì là biểu tượng cho mùa xuân của miền Bắc.
Câu 8: Ngày Tết, trên bàn thờ gia tiên của người Việt Nam thường có thứ này?
Trả lời: Mâm ngũ quả
Câu 9: Trẻ em thường nhận được gì từ người lớn trong những ngày Tết?
Trả lời: Tiền lì xì
Câu 10: Em hãy viết câu Chúc mừng năm mới bằng Tiếng Anh.
Trả lời: Happy new year.
- Dẫn chương trình trao phần thưởng cho người cuối cùng được rung chuông.
Hoạt động 4: Hát về mùa xuân
Học sinh lên trình bày những tiết mục văn nghệ hát về mùa xuân .
- Khánh Ngọc: bài hát Như hoa mùa xuân
15


- Bích Hạnh: bài hát Uống trà
- Đức Duy: bài hát Ôi quê tôi
Hoạt động 5: Kết thúc
Dẫn chương trình tổng kết buổi sinh hoạt, nhận xét việc tham gia của các lớp.
HS toàn khối hát tập thể bài hát Tiếng Anh: Goodbye song.
Tháng 2: Chủ điểm Em yêu Tổ quốc Việt Nam
1. Mục tiêu:
- HS thể hiện sự hiểu biết của mình về quê hương Thanh Hóa, đất nước Việt Nam.
- Tổ chức chơi các trò chơi dân gian, giáo dục cho các em ý thức gìn giữ các nét
văn hóa của dân tộc.
- Giáo dục tình yêu đối với quê hương, đất nước.
- Rèn kỹ năng làm việc hợp tác, tinh thần tập thể, sự tự tin.
2. Thời gian: Chiều thứ 5 ngày 23 tháng 2 năm 2017
3. Tài liệu, phương tiện, đồ dùng hỗ trợ:
Đồ dùng phục vụ trò chơi cướp cờ, kéo co, quà, các tiết mục văn nghệ.

4. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1: Khởi động
- Học sinh hát múa tập thể bài hát Quê hương tươi đẹp
Hoạt động 2: Tìm hiểu về quê hương đất nước ( củng cố và bổ sung kiến thức)
Ở phần thi này hs sẽ thể hiện sự hiểu biết của mình bằng các trả lời các câu
hỏi do dẫn chương trình đưa ra. Học sinh trả lời đúng sẽ nhận được một phần quà
từ ban tổ chức.
Câu 1: Tên đầy đủ của nước ta?
Trả lời: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu 2: Thủ đô của nước ta có tên là gì?
Trả lời: Hà Nội
Câu 3: Kể tên hai thành phố lớn nhất của nước ta?
Trả lời: Tp Hồ Chí Minh, tp Hà Nội
Câu 4: Kể tên 3 cảnh đẹp của đất nước mà em biết?
Trả lời: hs nêu, gv giới thiệu một số cảnh đẹp trên đất nước VN.
Câu 5: Trang phục mà bạn đang mặc là trang phục của dân tộc nào?
HS mặc trang phục Thái xuất hiện
Trả lời: Trang phục của người Thái,GV giới thiệu về dân tộc Thái.
Câu 6: Xin mời các bạn nghe bài hát sau và cho biết bài hát đó hát về ai?
16


Mở bài hát: Bác Hồ một tình yêu bao la.
Trả lời: Hát về Bác Hồ, GV giới thiệu về Bác Hồ.
Câu 7: Đoạn thơ sau nhắc đến tên một tỉnh nào?
Vùng đất quê em đẹp lắm thay
Nhiều khu du lịch, chiến công dày
Đánh quân xâm lược từ xa đến
Hàm Rồng anh dũng bắn máy bay.
Trả lời : Tỉnh Thanh Hóa

Câu 8: Em hãy kể tên cây cầu lớn đi vào lich sử của tỉnh Thanh Hóa?
Trả lời: cầu Hàm Rồng, GV giới thiệu về lịch sử cây cầu Hàm Rồng.
Câu 9: Bạn hãy kể tên 3 cảnh đẹp của tỉnh Thanh Hóa?
Trả lời: Biển Sầm Sơn, Thành nhà Hồ, bến En, Di tích lịch sử Lam Kinh..., GV giới
thiệu về danh lam thắng cảnh của Thanh Hóa.
Hoạt động 3: Thi văn nghệ giữa các lớp với chủ đề “Em yêu các làn điệu dân ca”
- Mỗi lớp sẽ lên biểu diễn 1 bài hát dân ca chủ đề “Em yêu các làn điệu dân ca”
theo thứ tự từ lớp 5A1 đến lớp 5A6.
+ 5A 1 : Đi cấy: Dân ca Thanh Hóa
+ 5A 2: Bèo dạt mây trôi: Dân ca quan họ Bắc Ninh
+ 1A 3: Gà gáy: Dân ca Cống
+ 1A 4: Inh lả ơi: Dân ca Thái
+ 1A 5: Lý con sáo gò công
+ 1A 6: Lý cây bông: Dân ca Nam Bộ
Hoạt động 4: Trò chơi dân gian( Rèn luyện sức khỏe, kỹ năng hợp tác, tinh thần
đồng đội)
* Trò chơi Cướp cờ
- Hình thức chơi: Đội : A1, A2, A3; Đội 2: A4, A5, A6.
- Cách chơi như sau: hs đếm số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5, 6... và nhớ số của mình. Khi gv
gọi đến số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ. Khi
gọi số nào về thì số đó phải về.
- Luật chơi:
+ Khi đang cầm cờ nếu bị bạn vỗ vào người thì thua cuộc.
+ Khi lấy được cờ về đội mình không bị bạn vỗ vào người thì thắng cuộc.
+ Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ.
+ Chỉ được cướp cờ trong vòng tròn.
17


Đội nào thắng thì được tặng quà.

* Trò chơi Kéo co: Hai đội tiếp tục tham gia trò chơi Kéo co. Trong 3 keo, đội nào
giành chiến tắng đội đó sẽ nhận được phần thưởng.
Hoạt động 5: Kết thúc
Dẫn chương trình tổng kết buổi sinh hoạt, nhận xét việc tham gia của các lớp.
HS toàn khối múa hát tập thể bài hát Trống cơm.
Tháng 3: Chủ điểm Yêu quý mẹ và cô giáo
Tổ chức giao lưu Câu lạc bộ Em yêu Tiếng Việt.
1. Mục tiêu:
- Thông qua buổi giao lưu giáo dục cho các em ý thức gìn giữ sự trong sáng của
Tiếng Việt.
- Tạo sân chơi bổ ích, rèn kỹ năng làm việc hợp tác, tinh thần tập thể, sự tự tin.
2. Thời gian: Chiều thứ 6 ngày 24 tháng 3 năm 2017
3. Tài liệu, phương tiện, đồ dùng hỗ trợ:
Sân khấu, loa đài, màn hình, phông màn, các tiết mục văn nghệ.
4. Tiến hành hoạt động:
* Văn nghệ chào mừng: 3 tiết mục
- Bài hát : Lời thầy cô – HS lớp 5A1
- Bài nhảy Ấn Độ - biểu diễn hs lớp 2A4
- Bài hát múa: Việt Nam gấm hoa – biểu diễn Bích Hạnh và tốp múa.
* Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu:
* Các phần thi:
- Phần 1: màn chào hỏi của 3 đội, mỗi đội 5 phút
- Phần 2: Kiến thức
+ Chặng 1: Khởi động, có 5 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, các
đội sẽ bấm chuông giành quyền trả lời, sâu 15 giây nếu không có đội nào bấm
chuông quyền trả lời dành cho khán giả.
+ Chặng 2: Bứt phá, trò chơi ô chữ. Đội thấp điểm ở chặng 1 sẽ được quyền
chọn ô chữ trước. Mỗi câu trả lời đúng hàng ngang được 10 điểm. Trả lời hàng
dọc từ câu 1 đến câu 4 được 50 điểm, từ câu 5 đến 9 được 30 điểm. Sau khi mở
được hàng dọc thì mỗi câu hàng ngang chỉ được 5 điểm. Nếu đội mở ô chữ mà

không trả lời được thì dành cho khán giả.
+ Chặng 3: Về đích, đội thấp điểm nhất sẽ chọn gói câu hỏi của mình trước.
Mỗi đội có 3 gói câu hỏi từ dễ đến khó lần lượt có số điểm 10 điểm, 20 điểm, 30
18


điểm. Các đội lựa chọn gói câu hỏi của mình, nếu trả lời đúng thì được điểm, nếu
trả lời sai đội khác có quyền bấm chuông trả lời, nếu trả lời đúng sẽ được số điểm
lấy từ quỹ điểm của đội chơi, nếu trả lời sai bị trừ nửa số điểm của gói chơi đó
trong quỹ điểm của mình.
- Phần 3: Tài năng
Các đội thi biểu diễn hoạt cảnh, mỗi đội có 10 phút để thể hiện tài năng, tổng
điểm cho mối đội chơi là 90 điểm.
5. Tổng hợp, trao giải
Tháng 4: Chủ điểm Hòa bình và Hữu nghị
1. Mục tiêu:
- Giáo dục tình đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới.
- Tự hào giới thiệu những điều em biết về đất nước, con người Việt Nam.
- Rèn kỹ năng làm việc hợp tác, tinh thần tập thể, sự tự tin.
2. Thời gian: Chiều thứ 5 ngày 27 tháng 4 năm 2017
3. Tài liệu, phương tiện, đồ dùng hỗ trợ:
- Quốc kì các nước, trang phục của các nước, 3 bức tranh.
4. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1: Khởi động
- Học sinh hát múa tập thể bài hát Trái đất này là của chúng mình
Hoạt động 2: Thi ghép tranh ( Rèn KN hợp tác, sự cảm thông)
- GV phổ biến luật chơi: Có 3 bức tranh về 3 địa điểm nổi tiếng của đất nước Việt
Nam ( cố đô Huế, Hà Nội, tp Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, 3 bức tranh này đã bị cắt
thành nhiều mảnh. Nhiệm vụ của các đội chơi là ghép đúng các mảnh ghép và giới
thiệu về địa điểm trên bức tranh.

- Các đội tham gia chơi, sau 5 phút dừng lại để giới thiệu. Ban giám khảo nhận xét,
công bố đội thắng cuộc.
- Các đội tham gia chơi, sau 5 phút dừng lại để giới thiệu. Ban giám khảo nhận xét,
công bố đội thắng cuộc.
Hoạt động 3: Giới thiệu các nước qua lá quốc kỳ ( Rèn KN tự tin, KN diễn đạt)
- Mỗi lớp sẽ trưng bày sản phẩm lá quốc kỳ mà mình tự làm hoặc tự vẽ về một đất
nước nào đó trước các bạn. Sau dó, giới thiệu về văn hóa, truyền thống, lễ hội,
những nét đặc trưng của đất nước đó.
- Ban giám khảo sẽ đánh giá và trao thưởng cho những lớp có sản phẩm đẹp, giới
thiệu đúng và hay.
Hoạt động 4: Trình diễn thời trang( Rèn kỹ năng tự thể hiện)

19


Mỗi lớp sẽ cử 3 học sinh tham gia trình diễn thời trang về trang phục của các
dân tộc trên đất nước Việt Nam.
Hoạt động 5: Kết thúc
HS toàn khối múa hát tập thể bài hát dân vũ Rửa tay.
Tháng 5: Bác Hồ kính yêu( Giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh)
- Tổ chức cho học sinh đi báo công dâng Bác tại nhà tưởng niệm Bác Hồ vào ngày
15 tháng 5.
4. Kết quả đạt được
Lứa tuổi tiểu học là lứa tuổi hiếu động, thích khám phá. Các em rất quan tâm và
mong muốn được tham gia vào các hoạt động nhẹ nhàng, sinh động, vui tươi, phù
hợp với độ tuổi. Do vậy, việc tổ chức các HĐGDNGLL có nội dung và hình thức
phong phú sẽ tác động tích cực tới tư duy, nhận thức, tình cảm, niềm tin và hành vi
của các em, đem lại những cơ hội tốt để các em được thực hành, được trải nghiệm
những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Điều đó giúp các em hiểu biết sâu
sắc hơn về những nội dung đã được giáo dục. Chính vì vậy, tính đến thời điểm giữa

kỳ 2 kết quả kiểm tra định kỳ của khối 5 đã có kết quả khả quan như sau:
- Về chất lượng văn hóa:
Môn
Toán
Tiếng Việt

Điểm 9-10
SL
Tỉ lệ
206
86,1%
204
85,3%

Điểm 7-8
SL
Tỉ lệ
28
11,7%
32
13,3%

Điểm 5-6
SL Tỉ lệ
4
2,2%
2
1,4%

Điểm dưới 5

SL
Tỉ lệ
0
0
0
0

- Về năng lực, phẩm chất:
Tốt: 205 em (85,8%)
Đạt: 34 em (14,2 %)
Ngoài ra, thông qua các hoạt động GDNGLL các em đã được thể hiện, bộc
lộ, tự khẳng định bản thân; được giao lưu, học hỏi bạn bè. Từ đó, các em được rèn
nhiều kỹ năng sống như: tinh thần đồng đội, khả năng hợp tác, tính kỷ luật, tinh
thần trách nhiệm, tình cảm nhân ái, sự cảm thông, tính mạnh dạn, tự tin, kiên định,
tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề.
Những nét nhân cách này chính là nền tảng quan trọng cho việc hình thành các giá
trị cốt lõi của con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
5. Bài học kinh nghiệm:
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận cấu thành của hoạt
động giáo dục trong nhà trường, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của bậc

20


học. Ngoài ra, nó còn là chiếc cầu nối quan trọng giữa nhà trường, gia đình và xã
hội. Muốn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đạt chất lượng tốt nhà trường phải
quan tâm đầu tư đúng mức, tạo mọi điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, nguồn lực
con người, kinh phí, thời gian,… cho hoạt động. Đặc biệt Ban giám hiệu nhà
trường phải thực hiện thật tốt các biện pháp quản lí, chỉ đạo và tổ chức thực hiện
các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong suốt cả năm học song song cùng với

hoạt động dạy học trên lớp. Cụ thể:
- Ngay từ đầu năm học, cán bộ quản lý phải có kế hoạch chỉ đạo phù hợp, kế
hoạch hoạt động rõ ràng, phải nắm chắc chương trình, nội dung, phương pháp
giảng dạy, phân công chuyên môn phù hợp với trình độ và năng lực, sở trường của
giáo viên .
- Gắn bó chặt chẽ việc dạy các môn học khác với các hoạt động giáo dục
ngoài giờ trong và ngoài nhà trường. Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà
trường và cộng đồng nhằm tạo ra môi trường giáo dục khép kín, tạo bầu không khí
lành mạnh xung quanh trẻ để hình thành và phát triển tư tưởng tình cảm hành vi và
thói quen cho các em để các em biết vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.
- Giáo viên phải có năng lực tổ chức các hoạt động GDNGLL, nhiệt tình,
bám lớp, bám trường; thật sự là người thầy, người cô; người chị, người mẹ và thậm
chí là người bạn của các em, cùng học, cùng vui chơi với các em để tạo nên một
môi trường thật thân thiện, để thật sự “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
- Phối hợp chặt chẽ, tranh thủ được sự ủng hộ của phụ huynh về tinh thần
cũng như vật chất trong việc tổ chức các HĐGDNGLL.
- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá để đôn đốc, nhắc nhở kịp thời.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Rèn kỹ năng sống cho học sinh là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, ảnh hưởng
đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của các em. Khi xảy ra
vấn đề nào đó, nếu không được trang bị kỹ năng sống, các em sẽ không đủ kiến
thức để xử lý các tình huống bất ngờ. Vì thế, rèn luyện kỹ năng sống sẽ giúp các
em sớm có ý thức làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành
mạnh cho chính mình cũng như xã hội.
Hiện nay, việc tổ chức các hoạt động GDNGLL luôn được sự quan tâm của
các cấp, các ngành, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Các buổi hoạt động
ngoại khoá luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc rèn kỹ năng sống cho các
21



em. Mang đến cho các em một môi trường học tập năng động, tích cực. Thông qua
các hoạt động ngoại khoá, các em sẽ được phát triển trí tưởng tượng, khả năng
sáng tạo, đồng thời phát huy sự nhanh nhạy, khéo léo, giúp các em sống hoà đồng,
gắn bó. Đồng thời cũng giúp các em phát triển tư duy và khả năng sáng tạo. Vì vậy,
xây dựng nội dung và hình thức tổ chức các HĐGDNGLL phong phú, đa dạng sẽ
có tác dụng rất lớn trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh và là việc làm cần
thiết hiện nay.
2. Kiến nghị:
Về phía Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT:
- Cần mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao năng lực tổ chức các HĐGDNGLL cho
cán bộ giáo viên.
- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn cụm về công tác tổ chức các
HĐGDNGLL để các trường học hỏi kinh nghiệm.
- Xây dựng chương trình phần mềm Kỹ năng sống để hỗ trợ cho giáo viên trong
việc giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh.
- Có cơ chế, tạo điều kiện cho các nhà trường phối hợp với phụ huynh trong việc tổ
chức các hoạt động ngoại khóa.
Về phía địa phương:
- Cần tăng cường đầu tư về CSVC, xây dựng phòng đa năng đủ tiêu chuẩn để nhà
trường có thể tổ chức tốt các nội dung hoạt động tập thể.
Xác nhận của Hiêu trưởng

Ba Đình, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác.

Tài liệu tham khảo:
1. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh
lớp 5 – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

2. SKKN của cô giáo Nguyễn Thị Hồng Nga, GV trường Tiểu học Kim An :
“ Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tập thể ở trường Tiểu học
Kim An” năm 2015.

22


DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI
ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
STT Tên sáng kiến kinh nghiệm

1

Đổi mới quy trình và phương
pháp dạy kiểu bài Tập làm
văn điền từ (không có từ cho
trước) cho học sinh lớp 2
theo hướng tích cực hóa hoạt

Cấp đánh
giá

Cấp tỉnh

23

Kết quả
đánh giá

B


Năm học đánh
giá xếp loại

2002 – 2003


động người học.

2

3

4

5

Đề xuất cách tổ chức dạy học
biện pháp so sánh nhằm bồi
dưỡng năng lực viết văn cho
học sinh lớp 3.
Xây dựng một số dạng bài
tập luyện viết văn Kể chuyện
cho học sinh khá giỏi lớp 4, 5
Ứng dụng công nghệ thông
tin, đổi mới phương pháp dạy
học bài Ôn tập về tả đồ vật
phân môn Tập làm văn lớp 5.
Đổi mới phương pháp và
hình thức dạy học bài MRVT

ước mơ nhằm tạo hứng thú
học tập cho học sinh lớp 4.

Cấp tỉnh

B

2004 – 2005

Cấp tỉnh

C

2007 – 2008

Cấp tỉnh

B

2009 – 2010

Cấp tỉnh

B

2012 – 2013

24




×