Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tieng viiet TH nguyen thi thuy TH thi tran cam thuy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392 KB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT CẨM THỦY

SÁNG KI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC VẦN
CHO HỌC SINHTÊN
LỚPĐỀ
1 ĐẠT
TÀI KẾT QUẢ CAO
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN HUYỆN CẨM THỦY
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC VẦN
CHO HỌC SINH LỚP 1 ĐẠT KẾT QUẢ CAO
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN HUYỆN CẨM THỦY
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị trấn Cẩm Thủy
Ngườithuộc
thực hiện:
Thị Thúy
SKKN
môn: Nguyễn
Tiếng Việt
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị trấn Cẩm Thủy
SKKN thuộc môn: Tiếng Việt

THANH HOÁ NĂM 2017


THANH HOÁ NĂM 2017


MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

1. PHẦN MỞ ĐẦU

1

1.1.Lí do chọn đề tài

1

1.2. Mục đích nghiên cứu

1

1.3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

1

1.4. Phương pháp nghiên cứu

1

2. NỘI DUNG


2

2.1.Cơ sở lí luận.

2

2.2.Thực trạng của vấn đề

2

2.3.Giải pháp thực hiện

4

2.3.1.Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học

4

2.3.1.1. Tổ chức học tập dưới nhiều hình thức

4

2.3.1.2. Tổ chức trò chơi học tập

6

2.3.2. Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học

10


2.3.2.1. Sử dụng tranh, ảnh, mô hình, vật thật

10

2.3.2.2. Sử dụng đồ dùng dạy học khác

14

2.3.3. Sử dụng hệ thống câu hỏi phù hợp

15

2.4. Kết quả

16

3. ĐỀ XUẤT- KIẾN NGHỊ

18

2


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Tiếng Việt là môn học có vai trò quan trọng trong chương trình bậc tiểu học
bởi nó hình thành và phát triển các kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết cho các em học
sinh, góp phần cùng các môn học khác phát triển năng lực, tư duy, hình thành ở
các em nhu cầu thưởng thức cái đẹp, có khả năng rung cảm trước cái đẹp, trước
những buồn vui yêu, ghét của con người.

“ Cấp một là nền, lớp một là móng” , giúp các em thích học và học tốt
Tiếng Việt là giúp các em có một cơ sở vững chắc để học tốt các môn học khác
ở lớp Một cũng như ở các lớp trên. Đây sẽ là nền tảng, là động lực để thúc đẩy
các em tiếp thu bài đầy đủ, được trau dồi tri thức và tiếp tục vươn xa trên con
đường học vấn của mình.…
Với tất cả những người làm công tác trong ngành giáo dục nói chung và bản
thân giáo viên dạy lớp Một nói riêng thì việc chú ý, quan tâm đến việc tìm tòi,
khám phá, khai thác nội dung bài học; xây dựng hoạt động, vận dụng sử dụng
phối hợp các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đối
tượng học sinh. Xây dựng cho học sinh hướng phát huy chủ dộng, sáng tạo trong
học tập là việc làm vô cùng cần thiết.
Để nâng cao chất lượng học Tiếng Việt cũng như phát huy hết khả năng học
tập của học sinh trong giờ học vần người giáo viên vận dụng nhiều phương pháp
và kỹ thuật dạy học khác với cách dạy học truyền thống , " thầy tổ chức, trò
hoạt động" Giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học,
chiếm lĩnh kiến thức mới. Giờ học sẽ đạt hiệu quả cao.
Từ những suy nghĩ trên, bản thân đã mạnh dạn suy nghĩ, nghiên cứu và áp
dụng " Một số kinh nghiệm dạy Học vần cho học sinh lớp 1 đạt kết quả cao ở
trường Tiểu học Thị Trấn huyện Cẩm Thủy " để áp dụng vào thực tế lớp
Một nói riêng và học sinh khối Một nói chung.
1.2. Mục đích của đề tài
- Nghiên cứu thực trạng về việc dạy học phần Học vần -Tiếng Việt lớp Một,
phân tích những thuận lợi và khó khăn khi dạy và học Tiếng Việt ở lớp Một
phần Học vần.
- Tìm ra một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học
sinh trong tiết Học vần lớp Một.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp, điều kiện, các yếu tố liên quan đến kết quả dạy Học vần cho
học sinh lớp 1
1.4. Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã sử dụng các phương pháp
sau:
3


2. PHN NI DUNG
2.1.C s lớ lun
Chỳng ta u bit rng quỏ trỡnh dy hc gm hai hot ng cú quan h hu
c: Hot ng dy ca giỏo viờn v hot ng hc ca hc sinh. C hai hot
ng ny u c tin hnh nhm thc hin mc ớch giỏo dc.
Hot ng hc tp ca hc sinh chớnh l hot ng nhn thc. Hot ng
ny ch cú hiu qu khi hc sinh hc tp mt cỏch tớch cc ch ng, t giỏc vi
mt ng c nhn thc ỳng n. Luụn luụn phỏt huy tớch cc, ch ng trong
hot ng hc tp ca hc sinh mi tit hc.
Hin nay, vn i mi phng phỏp dy hc - i mi cỏch thc, hỡnh
thc dy hc nhm phỏt huy c tớnh tớch cc, t giỏc ca hc sinh trong hc
tp ang c ngi dy quan tõm. Song li thoỏt thc s cú hiu qu i vi
tng mụn hc qu l vn ang cũn nhiu nan gii v nht l vic to ra c
hng thỳ hc tp cho hc sinh. V.A XuKhụmlin Xki ó tng núi: "Nu tr
khụng ham mun hc tp thỡ mi d nh, tỡm tũi v lý lun u tan ra mõy
khúi v bin thnh mt xỏc p khụng hn".
ng thi vi nhim v chm lo cho cỏc em hc sinh lp mt, nhng hc
sinh nh tui ln u tiờn cp sỏch ti trng, quan tõm ti vic dy hc phỏt
trin ton din, trong ú cú vic bi dng tớnh cỏch, tõm hn mi cụng dõn nh
tui cú tỏc dng tip cho cỏc em mt phng tin khỏm phỏ chõn tri chi
thc ang cũn rng m phớa trc. Vic giỳp hc sinh phỏt huy tớnh tớch cc,
ch ng trong cỏc gi hc núi chung v trong gi Hc vn núi riờng là việc
làm hết sức cần thiết, bởi nếu không kích thích phát huy đợc
tớnh tớch cc, ch ng của học sinh thì không thể có đợc hiệu quả
học tập, càng không thể nói đến lòng ham học, ham hiểu biết

của các em.
Ngoi ra, vic i mi phng phỏp, hỡnh thc t chc dy hc nhm nõng
cao cht lng hc Ting Vit cú tỏc dng tớch cc tr li i vi giỏo viờn.
cú th dy c, dy vit, dy núi,.. cho hc sinh lp Mt, nhng hc sinh ln
u lm quen vi sỏch v, ngi giỏo viờn luụn phi hc hi, t bi dng kin
thc nõng cao trỡnh chuyờn mụn v nng lc s phm cng nh phi bi
dng lũng yờu ngh, s kiờn nhn, tinh thn tn tõm vi cụng vic.
2.2. Thc trng ca vn
Trờn thc t, phỏt huy tớnh tớch cc, ch ng ca hc sinh trong gi Hc
Vn lp Mt, giỏo viờn trc tip ging dy cú nhng thun li v khú khn nht
nh, ú l:
- Chng trỡnh sỏch giỏo khoa c biờn son trờn c s ca vic i mi
phng phỏp dy hc (Cỏc bi hc c sp xp theo nguyờn tc: mch kin
thc v k nng c thc hin t n gin n phc tp; cú lp li nhng ỏp
ng yờu cu phỏt trin, nõng cao...).Vic tng cng kờnh hỡnh ca sỏch, cỏch
4


trình bày hấp dẫn, sinh động, nhiều hình ảnh, hình vẽ phù hợp với lứa tuổi học
sinh lớp Một tạo điều kiện cho các em tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên hơn.
- Đồ dùng dạy học được trang bị tương đối đầy đủ cho giáo viên và học sinh.
(Tranh ảnh minh hoạ từ ứng dụng, tranh luyện nói, tranh kể chuyện và bộ thực
hành Tiếng việt, của giáo viên và học sinh)
- Được sự quan tâm của Bộ - Sở - Phòng Giáo dục và đặc biệt là Ban giám
hiệu của nhà trường rất quan tâm đến việc đổi mới phương pháp (Tổ chức các
tiết dạy thực hành, chốt lại quy trình tiết dạy, cách dạy từng dạng bài cụ thể...)
- Việc học tập của học sinh hiện nay cũng được nhiều bậc phụ huynh chú ý.
Học sinh Tiểu học ở lứa tuổi từ 6 -11 tuổi đang ở giai đoạn phát triển rất
mạnh mẽ về thể chất và tư duy. Các em đọc sách, học bài, nghe giảng rất dễ hiểu
nhưng cũng sẽ quên ngay khi chúng không tập trung cao độ. Học sinh Tiểu học

rất dễ xúc động và rất thích tiếp xúc với các sự vật hiện tượng. Trẻ hiếu động
nên chóng chán, ham hiểu biết cái mới nên rất dễ hình thành cảm xúc mới. Đặc
biệt, học sinh lớp Một dễ bảo nhưng hình ảnh lại chưa bền vững dễ mất đi vì
tính mục đích chưa cao. Nhiều em còn phát âm sai các tiếng có phụ âm n, l, kh,
th... một số em còn đọc ngọng dấu hỏi và dấu ngã, dẫn đến việc các em ngại
đọc, không chủ động khi phát âm và đọc nhỏ. Nhiều học sinh học yếu, tiếp thu
chậm dẫn đến tình trạng các em thiếu tự tin khi tham gia các hoạt động học tập.
Ngoài ra, giờ Học vần lặp đi lặp lại, chiếm số lượng lớn trong phân phối
chương trình dễ gây nhàm chán. Chính vì vậy, để tổ chức một tiết học với sự chú
ý cao, phát huy được tinh thần học tập tối đa của học sinh là việc làm hết sức
khó khăn.
Với một số giáo viên, việc quá quen thuộc với qui trình cũng như cách thức
dạy Học Vần tạo nên lối suy nghĩ đơn giản đó là truyền thụ đúng, đủ nội dung,
cung cấp rõ âm, vần mới…mà chưa quan tâm tới chất lượng đọc, tới khả năng
ghi nhận lâu dài của các em…Do vậy mà tiết Học Vần vẫn là sự tiếp nhận thụ
động của học sinh, là những bài đọc đồng thanh ra rả thiếu sắc màu cảm xúc, là
sự nhàm chán mệt mỏi của cả cô và trò…
Qua một thời gian giảng dạy, theo dõi quá trình học tập của học sinh trên
lớp, kết quả đạt được như sau:
THỐNG KÊ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
(Thời điểm khảo sát: tháng 10 năm 2016)

TS
HS
32

HS chưa
chú ý vào
bài
TS

%

TS

%

14

10

31%

43,4%

HS phát
âm sai

HS không
tìm được từ
mới
TS
%

TS

14

12

43,4%


Đọc, viết
kém
%
37,2
%

HS tích cực,
chủ động
học tập
TS
%
18

55,8
5


2.2.1. Đánh giá thực trạng:
Qua bảng thống kê, tôi nhận thấy :
- Số học sinh chưa tập trung vào bài học chiếm 43,4%.
- Có 43,4% học sinh tìm từ còn chậm và số lượng ít, hay tìm từ giống
nhau hoặc giống sách giáo khoa.
- Học sinh chưa có ý thức lắng nghe và làm theo sự hướng dẫn của cô, chỉ
có khoảng 55% các em chăm chú lắng nghe sự hướng dẫn của cô.
- Số học sinh đọc viết kém chiếm 37, 2%
- Có 55,8% học sinh tích cực chủ động trong học tập.
2.2.2. Nguyên nhân của thực trạng
* Về phía giáo viên:
Còn nặng về cung cấp kiến thức, chưa chú ý tạo điều kiện giúp học sinh

tự tìm tòi tiếp thu kiến thức.
* Về phía học sinh:
- Học sinh lớp Một còn quá nhỏ, quen chơi hơn quen học. Khi đi học, các
em phải làm việc trong một tập thể có nội quy, kỉ luật, có hướng dẫn học tập , có
trách nhiệm nghĩa vụ rõ ràng.
- Một số em khó tập trung chú ý lâu, nhất là khi phải chú ý các kiến thức
trừu tượng, ít hấp dẫn.
Vậy làm thế nào để giúp học sinh học tập tốt các môn học nói chung và
Học Vần nói riêng, phát huy hết khả năng sáng tạo của các em. Làm thế nào để
đáp lại sự mong đợi của nhà trường và phụ huynh học sinh….Tôi đã trăn trở suy
nghĩ và quyết định đi sâu tìm hiểu đề tài: " Một số kinh nghiệm dạy Học vần
cho học sinh lớp 1 đạt kết quả cao ở trường Tiểu học Thị Trấn huyện Cẩm
Thủy " nhằm tìm ra biện pháp tối ưu giúp học sinh có kĩ năng đọc tốt, làm tiền
đề, cơ sở vững chắc để các em có thể học tốt ở các lớp cao hơn.
2.3. Giải pháp thực hiện
2. 3.1- Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học
2. 3.1.1-Tổ chức học tập dưới nhiều hình thức:
Hình thức tổ chức dạy học phong phú góp phần kích thích hứng thú học
tập cho học sinh, nhất là học sinh nhỏ tuổi. Tiết học sẽ nhàm chán, tẻ nhạt, kém
hiệu quả khi giáo viên chỉ sử dụng một vài hình thức đơn điệu: Hỏi - đáp hay
giáo viên nêu yêu cầu, học sinh thực hiện,...
Để giúp các em có hứng thú tham gia đọc bài, giáo viên cần tổ chức cho
học sinh tập đọc dưới nhiều hình thức khác nhau như: thi đọc (cá nhân, nhóm),
chuyển thành các trò chơi, ... với biện pháp gây không khí sinh động như: Giáo
viên chọn từ khó, câu khó, cá nhân (nhóm) thi đọc, hay cá nhân học sinh chọn
câu văn thích nhất để đọc, gắp thăm đọc một trong tất cả các bài học vần đã
6


học, ... Giáo viên cùng học sinh trong lớp thảo luận, đánh giá kết quả đọc, bình

bầu, biểu dương (khen ngợi, tặng hoa, sao) vào bảng thi đua, tặng danh hiệu:
nhóm đọc đúng nhất, bạn có giọng đọc hay nhất…
Các hình thức tổ chức luyện đọc, luyện viết, luyện nói trong tiết học vần:
- Luyện đọc: Đọc thành tiếng (Trên bảng lớp, trong sách giáo khoa, ở bìa
ghép chữ ...), đọc nhẩm - đọc thầm (qua sử dụng vở bài tập Tiếng việt 1, trong
SGK...), với các hình thức: đọc theo cá nhân - theo tổ - theo nhóm - cả lớp.
- Luyện viết: Viết vào bảng con , viết trên bảng lớp, viết trong vở tập viết.
- Luyện nói: Nói câu, nói theo chủ đề với các hình thức: Nói trong nhóm,
nói cá nhân trước lớp .
Việc vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học, tạo môi trường
thuận lợi cho việc giao tiếp, cho việc rèn luyện 4 kĩ năng sử dụng Tiếng Việt
(đọc, viết, nghe, nói); Tạo điều kiện cho mọi học sinh đều luyện đọc, luyện viết,
luyện nói; Tạo điều kiện cho các em cách làm việc tập thể theo nhóm, học cách
phối hợp với bạn bè trong học tập; Chống học vẹt; Ghi nhớ bằng nhiều giác
quan cách đọc, cách viết giúp học sinh không nhàm chán và ghi nhớ hơn bài
học.
Khi tổ chức các hình thức học tập, lưu ý kết hợp sử dụng đúng lúc, đúng
chỗ, tận dụng thế mạnh của mỗi hình thức trong quá trình dạy học; Tổ chức dạy
học theo nhóm chỉ thích hợp với các nội dung học tập cần có sự thảo luận, bàn
bạc... giữa học sinh với nhau. Không lạm dụng chia nhóm một cách hình thức,
không cần thiết, mất thời gian và hiệu quả không cao. Mệnh lệnh đưa ra cần rõ
ràng (chia nhóm nhỏ, lớn); giao việc cụ thể cho từng nhóm, phân công nhiệm vụ
cho các em.
Học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp Một nói riêng rất thích được
khen. Hình thức khen thưởng tạo không khí lớp học thân thiện, cởi mở. Kích
thích sự hứng thú, ham học hơn ở các em. Giúp học sinh tự tin hơn trong học
tập.
Khích lệ học sinh tích cực làm việc giúp các em dễ dàng vượt qua khó khăn
trong học tập. Do vậy, khi làm việc với học sinh, tôi luôn luôn tìm những lời
khen ngợi thích hợp với từng học sinh, với từng tình huống dạy học. Đánh giá

nhấn mạnh vào thành công dù là nhỏ bé ở mỗi học sinh.
Đối với các em nhận thức chậm, tôi luôn lắng nghe và động viên các em
trình bày, không nôn nóng. Khi các em có tiến bộ về một mặt nào đó, tôi khen
ngay. Có thể thưởng bằng hình thức : Tặng cho bạn một tràng pháo tay để khích
lệ các em.
Đối với học sinh ít nói, thụ động tôi đặt câu hỏi dễ, động viên các em cùng
tham gia. Khi các em trả lời được chỉ cần một ý nhỏ tôi cũng khen ngay và động
viên em đó tiếp tục phát huy.
7


Đối với các em khá giỏi tôi khuyến khích, gợi mở bằng những câu hỏi khái
quát hơn. Tôi còn tổ chức thi viết chữ đẹp theo tháng, treo bài viết đẹp trên lớp
để động viên các em đó và các em khác cũng lấy đó làm gương.
Thái độ nâng đỡ khích lệ, cảm thông.....của giáo viên đã khơi gợi niềm tự
hào về thành công ở mỗi học sinh, điều đó có ý nghĩa vô cùng to lớn. Bởi chỉ có
thành công, niềm tự hào về thành công, cảm giác xúc động khi thành công mới
là nguồn gốc của sự mong muốn học hỏi.
2.3.1.2- Tổ chức '' Trò chơi học tập ''
Trò chơi học tập là hình thức học tập thông qua trò chơi. Hình thức này rất
phù hợp với lứa tuổi học sinh lớpMột, giúp các em tránh được những mệt mỏi
do phải đột ngột thay đổi cách học ở mẫu giáo (chơi là hoạt động chủ đạo).
''Học mà chơi, chơi mà học'' tạo cho các em hứng thú và niềm tin trong học tập,
duy trì được khả năng chú ý của các em trong tiết học.
Trò chơi học tập không chỉ nhằm giải trí mà còn góp phần củng cố tri thức,
kĩ năng học tập cho học sinh. Việc sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy
học nhằm làm cho việc tiếp thu tri thức, rèn kĩ năng bớt đi sự khô khan, có thêm
sự sinh động, hấp dẫn, phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh; rèn cho học
sinh tính mạnh dạn, tính thi đua, tính kỉ luật... do đó hiệu quả học tập của học
sinh cao hơn.

Thông thường trong mỗi tiết lên lớp tôi thường phối hợp các hình thức
dạy học hợp lý để giờ học đạt kết quả tốt, không nhàm chán. Do vậy tôi phối
hợp các hình thức dạy học theo nhóm, cá nhân, lớp với phương pháp hỏi đáp,
quan sát, thảo luận đóng vai dưới dạng các trò chơi. Mấu chốt của các trò chơi
này là tôi lôi cuốn tất cả các học sinh vào hoạt động học tập, tạo không khi sôi
nổi, giúp học sinh tiếp thu bài hoàn toàn thoải mái, có chất lượng.
Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học, “Học mà chơi-chơi mà học” Lúc
nào các em cũng rất thích chơi, rất muốn chơi, nhiều khi chơi say mê đam mê,
quên cả ngủ. Chúng ta thường ví trò chơi như “ Cơm ăn, nước uống”…để mô tả
nhu cầu, sở thích của các em. Vì thế tổ chức trò chơi trong học tập nói chung và
trong môn Tiếng Việt nói riêng giúp giáo viên có thể phát huy tối đa vai trò chủ
thể của học sinh, để học sinh có thể nhanh chóng nắm bắt được những kỹ năng,
kỹ xảo, sớm thích ứng với đời sống xã hội, hòa nhập phát triển cộng đồng…
Khi tổ chức trò chơi cần chú ý đến việc đảm bảo cho sự thành công của trò
chơi trong học tập.
- Nội dung trò chơi phải gắn với mục tiêu của bài học.
- Luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện.
- Điều kiện và phương tiện tổ chức trò chơi phong phú, hấp dẫn.
- Sử dụng trò chơi đúng lúc, đúng chỗ.
- Kích thích sự thi đua giành phần thắng cho học sinh khi tham gia.
8


Cách tổ chức trò chơi học tập: Giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi,
thời gian chơi và phổ biến luật chơi (Có thể tiến hành nhiều cách khác nhau
nhưng tôi nói ngắn gọn rõ ràng, dễ hiểu, sao cho tất cả học sinh nắm được cách
chơi). Cho học sinh chơi thử ( nếu cần ). Khi tiến hành chơi tôi điều khiển trò
chơi phải theo tiến trình và theo dõi chặt chẽ. Đánh giá kết quả chơi (động viên
là chủ yếu), nhận xét thái độ của học sinh tham dự và rút kinh nghiệm.
Trong quá trình giảng dạy tôi đã sưu tầm nghiên cứu và đưa vào bài dạy môn

Tiếng Việt một số trò chơi như:
Một số trò chơi thường sử dụng trong giờ học vần:
* Trò chơi tô chữ trên tranh:
+ Mục đích: Nhận được dạng chữ ghi âm, ghi vần mới, đọc tiếng có âm(vần)
mới.
+ Cách chơi: Khi có lệnh “ Bắt đầu” mỗi nhóm hai em ( hoặc 4 em) dùng
bút chì màu tô vào chữ có âm hoặc vần mới học; sau khi tô, học sinh phải nói rõ
ô chữ ở hình vẽ nào (gọi tên con vật, đồ vật, người trong hình vẽ ) có chữ ghi âm
(vần) mới. Nhóm nào tô đúng và nhanh nhất sẽ thắng.
+ Chuẩn bị : Tôi sao chép hình ảnh một số con vật, đồ vật, người...có tên gọi
là từ chứa âm (vần) mới. Có cả một vài hình ảnh của người, vật mà tên gọi
không có âm (vần) mới để học sinh lựa chọn. Ghi tên gọi dưới mỗi hình, kẻ
khung cho từng chữ ghi mỗi tên gọi. Chụp các hình này vào một trang giấy rồi
nhân bản cho mỗi học sinh hoặc một nhóm một bản để chơi.
Minh hoạ bài 10: ô – ơ

hồ

con hổ

vó bè

ô tô

9


quả bơ

cái nơ


cỏ

lá cờ

Nên dùng trò chơi này ở những bài đầu của phần học âm và chữ cái.
* Trò chơi thi ghép vần, tiếng,từ.
+ Mục đích: Nhớ mặt chữ ghi vần mới, ghép vần mới với phụ âm đầu và
thanh để tạo tiếng mới; đọc trơn;
+ Cách chơi: Tôi tổ chức cho học sinh chơi ghép vần, tiếng từ, theo nội dung
bài học, chú ý dẫn dắt, mở rộng vốn từ và vốn hiểu biết của học sinh.
Ví dụ bài 44: on - an
Sau khi học xong bài tôi cho học sinh ghép tiếng ngoài bài có chứa vần on,
vần an theo hai dãy ( dãy 1 ghép tiếng chứa vần on, dãy 2,3 ghép tiếng chứa vần
an) vào bảng gài. HS ghép xong, tôi yêu cầu học sinh giơ bảng hỏi thêm để từng
em nêu rõ tiếng tìm được có trong từ (hoặc cụm từ) nào, như: màn (cái màn),
than (than đá), đan (đan lưới), gan (gan dạ), tan (tan học), bán (bán hàng)...Tổ
nào ghép được nhiều từ đúng và hay sẽ là tổ chiến thắng.
Nên tổ chức cho cả lớp cùng chơi, trò chơi này nên dùng cho các bài học
âm, vần mới ở cuối tiết 2.
*Trò chơi hái hoa:
+ Mục đích: Luyện nhẩm đánh vần nhanh để đọc trơn cả tiếng, cả từ, dùng
từ đã học để tạo từ ngữ hoặc câu ngắn.
+ Cách chơi: HS tự chọn cho mình một bông hoa giấy gắn trên cành rồi tự
giơ bông hoa ra đọc từ ghi ở mặt giấy phía trong. Đọc xong học sinh phải nói
một cụm từ hoặc một câu trong đó có các từ đã học.
+ Chuẩn bị và tổ chức: Tôi cắt khoảng 10 đến 20 bông hoa giấy gắn vào một
cành cây, trên mỗi bông hoa ghi một từ có âm hoặc vần mới học. Sau khi học
sinh hái một bông hoa thì cần đổi vị trí gắn bông hoa đó.


10


Nên tổ chức cho cả lớp cùng chơi, trò chơi này nên dùng cho các bài học
âm, vần mới và các bài ôn tập.
* Trò chơi nhìn ra xung quanh
+ Mục đích: Luyên nhớ vần mới, tìm nhanh các tiếng có vần mới, đọc và
viết các tiếng, từ đó.
+ Cách chơi: HS quan sát trong không gian lớp học xem có đồ vật nào,
người nào, chữ viết nào trên tường, trên bảng có từ chứa vần mới học. Viết
những từ tìm được lên bảng phụ của nhóm rồi đọc các từ này cho cả lớp cùng
nghe kết hợp với việc chỉ vật hoặc người mà từ đó gọi tên. Ai tìm được nhiều từ
nhất sẽ thắng.
+ Chuẩn bị và tổ chức: Tôi bố trí nhiều vật, tranh ảnh, hình vẽ những người
và vật có tên gọi là từ chứa vần mới học treo trên các bức tường của lớp học.
Nên tổ chức cho cả lớp cùng chơi, trò chơi này có thể dùng ở các bài học
âm, vần mới và bài ôn tập.
*Trò chơi Truyền điện
+ Mục đích: Luyên nhớ vần mới, tìm nhanh các tiếng có vần mới, đọc và
viết các tiếng, từ đó. Trò chơi: “ Truyền điện” để học sinh tích cực tham gia học
tập, kích thích tư duy sáng tạo cho các em và nâng cao hiệu quả giờ dạy.
+ Cách chơi: Chia lớp làm 2 đội: Nam và Nữ. Giáo viên đưa lệnh: Tìm từ
chứa tiếng có vần mới học. Một học sinh đội Nam ( hoặc Nữ ) nêu từ và được
quyền chỉ định một bạn đội kia ( truyền điện ) nêu từ khác, tiếp tục đội Nữ trả
lời và truyền điện đội Nam.
+ Chuẩn bị và tổ chức:
- GV ghi vần mới vào bảng con
- Chia lớp thành 2 đội
- Một chiếc đồng hồ để tính thời gian.
+ Ví dụ minh họa:

Bài dạy: Bài 89: iêp - ươp
- GV ghi vần iêp lên bảng để học sinh nhìn rõ và thực hiện đúng yêu cầu.
- Hai đội oẳn tù tì giành quyền chơi trước chẳng hạn:
Nhóm A: chơi trước
HS1A: Nêu từ thiếp mời (chỉ định 1 HS B)
HS1B: Nhanh chóng nói : liên tiếp (chỉ định HS2A)
HS2A: tiếp sức (chỉ định HS2B)
HS2B : thiêm thiếp (chỉ định HS3A)
HS3A: khiếp đảm (chỉ đinh HS3B)
11


HS3B: Không nói được hoặc nói sai mẫu đứng tại chỗ bị “điện giât.’’
Sau khi chơi hết lượt ban giám khảo (là 3 HS do tập lớp cử)… ghi số người
phải đứng tại chỗ ở mỗi nhóm và đổi yêu cầu chơi.
Kết thúc hai lượt chơi Ban giám khảo kiểm tra xem nhóm nào có ít người
phải đứng là nhóm thắng cuộc. Giáo viên công bố và trao phần thưởng cho
nhóm thắng cuộc điểm 10.
*Trò chơi “Truyền điện’’ được sử dụng linh hoạt trong tất cả các giờ học
Tiếng Việt. Chỉ khác một điều là giáo viên điều chỉnh yêu cầu của trò chơi cho
phù hợp với nội dung bài dạy. Trò chơi này không những nhắc nhở các em sống
phải biết đoàn kết mà còn giúp các em được thể hiện khả năng của mình một
cách lý thú và hấp dẫn. Trong các giờ học, tất cả các em đều hào hứng tham gia
và cố gắng tập trung hết sức để được tham gia trò chơi. Ngay cả các em yếu nhât
thường nhút nhát, thiếu tự tin như em Hải Đăng, em Hưng, em Quỳnh Anh, em
Quốc Anh thì nay đã mạnh dạn hơn, cố gắng tập trung tư duy hơn để được chơi
để khi chơi không bị “ điện giật’’ để được cô khen, được bạn bè tán thưởng.
Chính vì thế nó làm cho giờ học thêm phong phú, phù hợp với tính hiếu động
của trẻ thơ nên thúc đẩy tính tích cực hoạt động, rèn kỹnăng suy nghĩ độc lập, sự
nhanh trí cùng bạn bè, các tình huống đòi hỏi phải vận dụng những kiến thức đã

học tạo cho học sinh khả năng nhớ lâu, nhớ chính xác và đảm bảo tính logic của
kiến thức.
Tổ chức cho học sinh tập đọc với nhiều hình thức như vậy sẽ khiến cho lớp
học sinh động, hấp dẫn, phát huy tính tích cực, sáng tạo và ý thức đọc cho mọi
học sinh trong lớp.
2.3.2. Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học.
Đồ dùng dạy học là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình dạy học.
trong quá trình dạy học, học sinh nhận thức bài học dưới sự tổ chức, dẫn dắt của
giáo viên có sự hỗ trợ của các đồ dùng dạy học. Đồ dùng dạy học đảm bảo cho
học sinh lĩnh hội tốt nhất các biểu tượng, quy tắc, hình thành kĩ năng.
Đối với học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp Một nói riêng đồ dùng dạy
học đặc biệt quan trọng vì nó giúp các em quan sát sự vật, hiện tượng một cách
trực quan cụ thể, giúp học sinh nhận thức sâu hơn nội dung bài học, hình thành
tốt kĩ năng.
Đồ dùng dạy học đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện yêu cầu đổi
mới phương pháp dạy học. Sử dụng đồ dùng dạy học hợp lí, có hiệu quả sẽ góp
phần phát huy tính tích cực, nâng cao chất lượng dạy học. Sau đây là một vài
cách mà tôi đã sử dụng đồ dùng dạy học trong giờ học vần ở lớp Một của tôi.
2.3.2.1-Sử dụng tranh ảnh, mô hình, vật thật.
a. Sử dụng tranh ảnh, mô hình, vật thật để giải nghĩa từ.

12


Sử dụng tranh, mô hình, vật thật khi giải nghĩa từ là biện pháp tối ưu nhất
giúp học sinh hiểu từ khoá, từ ứng dụng, hiểu chính xác về sự vật, sự việc. Việc
có tranh ảnh, mô hình, vật thật khiến không khí lớp học trở nên sinh động. Giáo
viên là người gợi mở, học sinh sẽ phát hiện nghĩa của từ dựa trên những gì đã
quan sát được. Việc làm này không chỉ giúp học sinh chủ động tìm tòi kiến thức
mà còn giúp các em hào hứng học tập, nhớ kĩ và nhớ lâu.

Để phục vụ tiết học, tôi đã sưu tầm nhiều vật thật có trong cuộc sống gần gũi
với các em.
* Ví dụ dạy bài 40: iu - êu
Để giảng từ '' Cái phễu '', tôi đưa cái phễu ra và hỏi:
+ Đây là cái gì ?
+ Phễu được làm bằng gì ?
+ Hãy mô tả cái phễu ?
Từ việc quan sát thực tế, học sinh dễ dàng trả lời được những nét cơ bản,
giáo viên sẽ bổ sung, chỉnh sửa cho chính xác nhất và đặt thêm câu hỏi phát huy
trí lực học sinh:
+ Em nào biết cái phễu thường dùng để làm gì ?
+ Vì sao miệng phễu phải loe rộng ?
- Học sinh trả lời : Cái phễu dùng để rót rượu, nước mắm ...vào chai cho
khỏi rớt ra ngoài.
Để giúp học sinh có những trải nghiệm thú vị, cùng với sự hỗ trợ, giáo viên
có thể cho học sinh thực hành rót nước vào chai. Như vậy học sinh không những
biết đó là cái phễu mà còn biết tác dụng của cái phễu. Với cách làm đơn giản,
nhưng lại thu được hiệu quả như mong muốn.

13


Cái phễu
b. Sử dụng tranh ảnh để minh hoạ câu ứng dụng.
Sử dụng khai thác tranh ảnh khi dạy câu ứng dụng, giúp học sinh hiểu thêm
về nội dung câu ứng dụng, và một số từ mới có trong câu ứng dụng.
Ví dụ dạy bài 40: iu -êu
Khi học câu ứng dụng: Cây bưởi cây táo nhà bà đều sai trĩu quả .
Tôi cho học sinh quan sát tranh minh họa ''vườn cây nhà bà'' và nói: Đây là
bức tranh vẽ cảnh vườn cây nhà bà. Các em hãy quan sát bức tranh và cho cô

biết:
+ Quả của các cây trong vườn nhà bà như thế nào ?
Học sinh trả lời: Quả của các cây trong vườn nhà bà đều rất nhiều quả.
Tôi chỉ tranh nói: "Các cây trong vườn nhà bà đều sai trĩu quả'' và giảng
thêm: Sai trĩu quả cây rất nhiều quả, đến nỗi trĩu cả cành xuống.

Cây sai trĩu quả
c. Sử dụng tranh ảnh để giúp học sinh tái hiện nội dung ở phần luyện nói.
Sử dụng tranh ảnh minh họa giúp học sinh mở rộng thêm hiểu biết về chủ đề
cần luyện nói, góp phần kích thích hứng thú học tập của học sinh, đối với những
bài không có tranh tôi sử dụng đèn chiếu để học sinh quan sát.
Khi sử dụng tranh ảnh hướng dẫn học sinh luyện nói trong giờ dạy học vần,
tôi đã chú ý: Nắm vững nội dung, yêu cầu luyện nói trong giờ học vần; Lựa
chọn và sử dụng ảnh minh hoạ đúng mục đích, đúng yêu cầu, nêu bật nội dung
chủ đề luyện nói.
14


* Ví dụ dạy bài 33: ôi - ơi:
Khi dạy chủ đề luyện nói '' Lễ hội '' Tôi tiến hành theo các bước:
- Yêu cầu học sinh đọc chủ đề luyện nói trong sách giáo khoa ( Lễ hội ); Tìm
tiếng chứa vần ôi ( tiếng hội ).
- Hướng dẫn học sinh quan sát tranh minh hoạ, gợi mở bằng câu hỏi để học
sinh luyện nói theo chủ đề.
+ Tranh vẽ cảnh gì ?
+ Vì sao em biết đây là lễ hội ?
+ Em có biết lễ hội nào không ? ở đâu?
+ Em đi lễ hội với ai ?
Sau đó tôi treo ảnh minh họa: Lễ hội đền Hùng (Phú Thọ), Hội Lim (Bắc
Ninh), Hội chọi trâu (Hải Phòng), Hội đua voi (Tây Nguyên), để giới thiệu thêm

nội dung có thể mở rộng về chủ đề luyện nói (một vài cảnh lễ hội ở các vùng
khác nhau).
- Nhận xét kết quả luyện nói của học sinh , tôi đã chú ý biểu dương học sinh
nói được các ý mở rộng so với tranh minh họa trong sách giáo khoa, nhưng vẫn
hướng vào chủ đề Lễ hội .

Lễ hội đua voi ở Tây Nguyên

15


Hội Lim (Bắc Ninh)
d. Sử dụng tranh ảnh trong phần kể chuyện (Tiết ôn tập)
Mỗi tiết ôn tập đều có phần kể chuyện, nhưng nội dung mỗi câu chuyện đều
ẩn trong các tranh minh họa, chỉ có giáo viên mới có nội dung truyện. Đây là
điều khó khăn không nhỏ khi dạy nội dung này, đòi hỏi giáo viên phải biết tận
dụng, khai thác triệt để mỗi bức tranh nhằm giúp học sinh nhớ được nội dung
truyện.
* Ví dụ dạy kể chuyện '' Hổ ''
- HS mở sách giáo khoa, đọc tên nhân vật trong câu chuyện: Hổ
- Tôi gợi mở: Câu chuyện hôm nay nói về hai nhân vật Mèo và Hổ. Nội
dung câu chuyện cho ta thấy Hổ là con vật như thế nào? các em hãy chú ý lắng
nghe.
- Tôi kể lần 1 để học sinh nắm được nội dung câu chuyện. Khi kể chuyện
lần 2 tôi kết hợp tranh minh họa, để học sinh nhớ hơn về nội dung truyện.
- Tôi gợi ý học sinh quan sát từng hình ảnh trong tranh, giúp câu chuyện
thêm hấp dẫn; kích thích được trí tưởng tượng của các em. Dựa theo tranh, các
em hình dung ra không gian, thời gian xảy ra câu chuyện, sắp xếp các ý của câu
chuyện, tự nhớ lại nội dung để kể.
2.3.2.2. Sử dụng các đồ dùng dạy học khác.

a. Sử dụng mẫu chữ trong dạy tập viết:
Sử dụng mẫu chữ trong tập viết, giúp cho các em ghi nhớ được hình dáng,
cách viết chữ bằng nhiều giác quan ( mắt nhìn, tai nghe ), giúp các em ghi nhớ
lâu và hình thành kĩ năng viết.
16


* Ví dụ dạy viết chữ: h
- Tôi đưa mẫu chữ h
- Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét độ cao của chữ h; phân tích chữ h gồm
mấy nét? Là những nét nào?
- Một loại trực quan rất quan trọng đối với học sinh đó là cô viết mẫu. Tôi
rất trú trọng đến kĩ năng viết mẫu cho đúng và sao cho tất cả học sinh đều quan
sát được từ đó các em chủ động viết được trên bảng con và trên vở.
b. Sử dụng bộ đồ dùng dạy học Tiếng Việt.
Sử dụng bộ thực hành Tiếng Việt không những giúp học sinh nắm được cấu
tạo của từ, viết được từ mà còn phát triển tư duy. Các em được sử dụng tất cả
các giác quan như mắt nhìn, tay cầm do đó các em sẽ ghi nhớ lâu. Không những
thế việc sử dụng bộ thực hành Tiếng Việt còn làm giảm bớt sự khô khan của việc
tìm từ mà còn làm lớp học thêm sinh động.
* Ví dụ dạy bài 44: on - an
- Tôi đưa lệnh yêu cầu học sinh:
+ Ghép vần on – an
+ Ghép tiếng khoá con, sàn
Nhận xét việc học sinh ghép đúng (sai), kịp thời động viên khuyến khích
những học sinh có tiến bộ để các em có tự tin hơn trong các giờ học sau.
Cuối tiết 1, tôi cho học sinh tự tìm và ghép tiếng, (có nghĩa) chứa vần đã học
nhưng không xuất hiện trong sách giáo khoa. Việc làm này giúp các em luyện
tập thực hành để vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học một cách tích cực và sáng
tạo.

+ vần on: bón, đòn, gọn, lon ton...
+ vần an: can, cạn, cản, bạn, lan can, đàn ngan, bàn tán...
c. Sử dụng hiệu quả sách giáo khoa:
Ngoài việc cho học sinh quan sát tranh ảnh, mẫu chữ trên bảng, thì việc khai
thác các kênh hình, kênh chữ trong sách giáo khoa là việc làm rất cần thiết. Sách
giáo khoa là một đồ dùng học tập không thể thiếu được trong mỗi tiết học.
Việc hướng dẫn các em biết cách sử dụng sách giáo khoa, giúp các em phát
huy được tính tích cực chủ động trong học tập. Việc dùng sách giáo khoa còn
giúp các em tiếp cận trực tiếp với văn bản, hiểu đúng văn bản.
Ngoài ra sách giáo khoa còn giúp giáo viên tiện lợi hơn trong việc thiết kế
các hoạt động dạy học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.
* Ví dụ: Khi dạy đọc từ (câu) ứng dụng, tôi có thể cho học sinh đọc theo
nhóm đôi các từ, câu trong sách giáo khoa, để nhiều em được luyện đọc hơn.
Hay khi luyện nói, học sinh có thể dựa vào tranh ảnh trong sách giáo khoa để
nói theo định hướng của tranh trong sách giáo khoa, trước khi lên trình bày.
17


2.3.3. Sử dụng hệ thống câu hỏi phù hợp
Việc sử dụng câu hỏi trong dạy học giúp phát huy trí lực của học sinh, là cơ
hội để giáo viên hiểu học sinh của mình, tạo mối quan hệ tương tác giữa thầy và
trò. Quá trình trao đổi giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh nội dung phù hợp với
các đối tượng học sinh.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu nội dung bài dựa vào các câu
hỏi và bài tập trong sách giáo khoa. Yêu cầu đặt ra với các câu hỏi là bám sát
văn bản về nội dung, ý nghĩa. Hơn nữa, đây là các câu hỏi dành cho học sinh
nhỏ nên cần ngắn gọn, dễ hiểu, đi từ dễ đến khó theo một trình tự nhất định.
Xuất phát từ mục đích yêu cầu của nội dung bài và đối tượng học sinh trong
lớp tôi xây dựng hệ thống câu hỏi chính và câu hỏi phụ kèm theo. Hệ thống câu
hỏi thể hiện phân hoá đối tượng học sinh, tạo điều kiện cho học sinh yếu kém

được trả lời, phát huy tính tích cực của tất cả học sinh trong lớp.
* Câu hỏi yêu cầu tái hiện:
- Ví dụ dạy bài 66: uôm – ươm . Sau khi học xong bài, tôi hỏi:
+ Hôm nay các em học hai vần mới nào?
Học sinh trả lời: Hôm nay em học hai vần mới là vần uôm và vần ươm.
* Câu hỏi yêu cầu so sánh:
- Ví dụ dạy bài 66: uôm - ươm
Khi giới thiệu vần ươm, tôi yêu cầu học sinh so sánh vần uôm và vần ươm.
- Ví dụ dạy bài 26: y - tr
Khi dạy chủ đề luyện nói ''Nhà trẻ '', tôi đặt câu hỏi để học sinh so sánh việc
học ở nhà trẻ và học ở lớp Một có gì giống và khác nhau.
+ Nhà trẻ khác lớp Một ở chỗ nào? ( Đi nhà trẻ khác với đi học lớp Một là ở
nhà trẻ giờ chơi nhiều hơn, có nhiều đồ chơi hơn, các em vừa học lại vừa chơi...)
* Câu hỏi yêu cầu suy luận:
Câu hỏi suy luận dùng để yêu cầu học sinh tìm hiểu nguyên nhân sự việc,
vận dụng kiến thức vào bài học, khái quát hoá kiến thức.
- Ví dụ dạy bài 37: Ôn tập; phần kể chuyện '' Cây khế ''.
Sau khi học xong câu chuyện, tôi hỏi:
+ Vì sao người em trở nên giàu có?
- HS phải suy luận từ các sự việc để trả lời: Người em hiền lành, chăm chỉ
nên trở nên giàu có.
- Ví dụ dạy bài 27: Ôn tập

18


Sau khi hình thành xong bảng ôn vần, để học sinh phân biệt khi nào viết gh,
khi nào viết g. Tôi hỏi:
+ Nhìn vào bảng ôn tập, ta thấy gh đứng trước âm nào ? Còn g đứng trước
âm nào?

Học sinh phải quan sát bảng ôn để nêu được gh đứng trước âm ( i, e, ê ),
còn g đứng trước các âm còn lại.
* Câu hỏi yêu cầu liên hệ.
- Ví dụ bài 7: ê – v; khi học chủ đề luyện nói '' bế bé '' tôi hỏi:
+ Mẹ thường làm gì khi bế bé ?
+ Còn em bé nũng nịu mẹ như thế nào?
+ Mẹ rất vất vả, em có thể làm gì để giúp đỡ mẹ ?
Để đạt hiệu quả cao, khi nêu câu hỏi cho học sinh cần chú ý:
- Thu hút sự chú ý của học sinh.
- Sau khi nêu câu hỏi, giành thời gian cho học sinh suy nghĩ.
- Chú ý phân bố hợp lý số học sinh được chỉ định trả lời.
- Chú ý khuyến khích những học sinh rụt rè, chậm chạp.
- Đặt câu hỏi vừa sức, đúng trình độ học sinh.
Với đặc điểm ham hiểu biết, ưa thích tìm tòi, khám phá, các em sẽ tích cực
suy nghĩ và thể hiện khả năng của bản thân với các câu hỏi được thầy, cô nêu ra.
Do vậy, tính chủ động, khả năng sáng tạo của các em cũng sẽ được phát huy.
2.4. Kết quả của sáng kiến
Sau khi nghiên cứu thực trạng việc học sinh chưa tích cực, chủ động trong
tiết học vần ở lớp 1 và đã đề ra biện pháp thích hợp. Tôi bắt đầu dạy thử nghiệm
theo biện pháp trên bắt đầu từ ngày 3/ 10 / 2016 với học sinh lớp tôi chủ nhiệm
qua các bài học vần, có sự điều chỉnh cho phù hợp, kiểm tra nhận xét, động viên
kịp thời, rõ ràng. Tôi đã áp dụng thành công việc sử dụng tranh ảnh, vật thật vào
việc giải nghĩa từ, giảng nội dung câu ứng dụng và gợi ý cho học sinh khi luyện
nói. Ngoài ra việc sử dụng hệ thống câu hỏi khai thác bài hợp lí và tận dụng các
hình thức tổ chức dạy học phong phú, sử dụng trò chơi ghép tiếng từ có hiệu quả
đã giúp tôi thành công trong các tiết học.
Qua quá trình thực hiện, tôi nhận thấy tính tích cực chủ động của học sinh
trong lớp thực sự có tiến bộ rõ rệt. Các em hăng hái học tập, lớp học lúc nào
cũng sôi nổi, những em còn rụt rè, học chậm trước đây đã tự tin hơn trong giờ
học. Từ đó tôi nhận thấy rằng các biện pháp đã thực hiện thực sự có hiệu quả,

được phụ huynh đồng tình và đánh giá cao.

19


Đặc biệt trong lớp có nhiều học sinh có tiến bộ rõ rệt các em đã mạnh dạn
đọc to, rõ ràng, đúng tốc độ . Số học sinh chưa tích cực, chủ động giảm đi rõ rệt.
KẾT QUẢ CỤ THỂ
(Thời điểm khảo sát: Tháng 3 năm 2017)
TS
HS
32

HS chưa
chú ý
vào bài
T
%
S
5

15,5%

HS phát
âm
sai

HS không
tìm được từ
mới


Đọc, viết
kém

HS tích cực,
chủ động học
tập

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

2

6,2%

5


15,5%

3

9,3%

28

85,4

3. KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Giáo dục là nền tảng của xã hội, là cơ sở tiền đề để quyết định sự phồn vinh
của đất nước. Giáo dục cung cấp những hiểu biết về kho tàng tri thức của nhân
loại cho biết bao thế hệ, giúp cho các em những hiểu biết cơ bản cần thiết về
khoa học và cuộc sống. Mặt khác giáo dục cũng góp phần hình thành và bồi
dưỡng nhân cách tốt đẹp cho học sinh, đặc biệt là Giáo dục Tiểu học, đây là bậc
học mang tính chất nền móng để các em học tiếp các bậc học cao hơn.
Vậy để GD có hiệu quả và đạt chất lượng cao, trong quá trình giảng dạy giáo
viên cần biết lựa chọn phương pháp dạy tối ưu nhất, phù hợp với phương pháp
đổi mới, phù hợp với mục tiêu và nội dung của bài học. Song để đi đến thành
công giáo dục đòi hỏi mọi người phải biết và không ngừng nỗ lực phấn đấu,
sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học, đầu tư thích đáng vào công việc của
mình. Đây là một công việc vừa mang tính giáo dục vừa mang tính nghệ thuật.
Bộ giáo dục đã đề ra yêu cầu của việc dạy học hiện đại là tăng cường hoạt động
tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. Đổi mới về phương pháp dạy học ở tất
cả các môn học thông qua việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa từ lớp 1
đến lớp 5. Đó là yêu cầu tất yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà
trường tiểu học ở trong tình hình hiện nay.


20


Tính tích cực của con người được biểu hiện trong hoạt động, đặt biệt trong
hoạt động chủ động của chủ thể. Học tập là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi đi học.
Tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái, chủ động, tự
giác tham gia các hoạt động học tập, thích tìm tòi khám phá những điều chưa
biết dựa trên những cái đã biết, sáng tạo vận dụng kiến thức đã học vào thực tế
cuộc sống …
Khi giảng dạy cần cuốn hút học sinh vào hoạt động học tập do giáo viên
tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó học sinh chủ động khám phá, tìm tòi kiến thức
không thụ động trông chờ vào việc truyền thụ của giáo viên. Học sinh được hoạt
động, được trực tiếp quan sát, thảo luận, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc
sống theo khả năng nhận thức, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân.
Từ kinh nghiệm thực tiễn dạy học và kết quả nghiên cứu, tôi rút ra một số
kết luận sau:
* Để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh nói chung và trong giờ
Tiếng Việt nói riêng cần:
+ Sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả.
+ Tổ chức '' Trò chơi học tập ''
+ Có hệ thống câu hỏi hợp lí.
+ Tổ chức dạy học với nhiều hình thức, làm cho lớp học thêm sinh động.
+ Động viên, khen thưởng kịp thời.
Để các tiết dạy thành công, người giáo viên phải nắm chắc mục đích, yêu
cầu bộ môn, phải hiểu tâm lí của trẻ mới đến trường, phải có sự chuẩn bị chu
đáo cho bài dạy của mình. Khi thực hiện phải vận dụng linh hoạt các phương
pháp dạy học, các hình thức dạy học. Người giáo viên phải có lòng yêu nghề
mến trẻ, tận tâm với nghề nghiệp.
Tổ chức tốt các hoạt động dạy học tạo không khí sôi nổi, để học sinh có
hứng thú học tập từ đó các em sẽ tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức một cách

tự nhiên không gò ép.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi để giúp học sinh tích cực, chủ động
trong giờ Học vần, từ đó góp phần nâng cao chất lượng học môn Tiếng Việt cho
học sinh lớp 1. Với những cố gắng trên, hy vọng góp chút sức lực nhỏ bé của
mình vào chiến lược " Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục" của nước nhà
để tạo ra những thế hệ trẻ có đủ hành trang tri thức bước vào cuộc sống, xây
dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Rất mong nhận được sự đóng góp của cấp
lãnh đạo, các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để giúp tôi thành công hơn
trong sự nghiệp của mình.
3.2. Kiến nghị
Để chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng dạy – học môn tiếng Việt lớp
Một ngày một nâng cao tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau:
21


Về phía nhà trường:
- Luôn duy trì, tăng cường các chuyên đề thực hành môn Tiếng Việt.
- Tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cần thiết phục vụ cho công tác giảng
dạy cho học sinh và giáo viên.
Về phía giáo viên:
- Phải thường xuyên tự học và học hỏi nâng cao trình độ về chuyên môn
cũng như tay nghề.
- Thường xuyên nghiên cứu để tìm ra những cách làm hay, đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng tích cực.
- Trước khi lên lớp phải chuẩn bị bài thật kỹ càng, có sự đầu tư cho bài dạy.
- Liên hệ với cha mẹ học sinh để có biện pháp hỗ trợ cho các em ở nhà.

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Thị trấn, ngày 10 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép của người khác.
Người viết

Nguyễn Thị Thúy
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TT

TÊN TÀI LIỆU

TÁC GIẢ- NHÀ XUẤT
BẢN

1

Dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học

Nguyễn Trí

2

Một số vấn đề dạy ngôn bản Nói và Viết ở
Tiểu học theo hướng giao tiếp.

Bộ Giáo dục- ĐT

3


Một số vấn đề của chương trình tiểu học
mới.

Đỗ Đình Hoan

4

Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học

Đỗ Đình Hoan

5

Thi pháp dân gian

Bộ Giáo dục- ĐT

22


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT

Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thúy
Chức vụ và đơn vị công tác:Trường Tiểu học Thị Trấn Cẩm Thủy
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại

xếp loại

Năm học
đánh giá xếp
loại

TT

Tên đề tài SKKN

1.

Một số kinh nghiệm rèn kĩ
năng viết văn miêu tả cho học
sinh lớp 4

Phòng
GD&ĐT

B

2009- 2010

2.

Một số kinh nghiệm để làm
tốt công tác chủ nhiệm lớp

Phòng
GD&ĐT


B

2011- 2012

3.

Một số king nghiệm dạy từ

Phòng

B

2013- 2014
23


trái nghĩa cho các đối tượng
học sinh lớp 5 trường TH
Cẩm Châu

GD&ĐT

Nhận xét đánh giá , xếp loại của Hội đồng khoa học cấp trường

…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………

…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
24


…………………………………………………………
…………………………………………………………
……………………………………………..…………..
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
Nhận xét đánh giá , xếp loại của Hội đồng khoa học cấp huyện

…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………

…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
25


×