Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm giàu vốn từ tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.97 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD& ĐT THANH HOÁ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5
LÀM GIÀU VỐN TỪ TIẾNG VIỆT

Người thực hiện: Lê Thị Hà
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc
SKKN thuộc lĩnh vực môn : Tiếng Việt

THANH HÓA NĂM 2017


A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Tiếng Việt là môn học rất quan trọng chiếm thời lượng nhiều nhất trong
các nội dung giáo dục ở nhà trường Tiểu học hiện nay với thời lượng 8 tiết/ tuần.
Học giỏi môn Tiếng Việt sẽ là chìa khóa, là cơ sở để học giỏi các môn học khác.
Chương trình Tiểu học mới xác định mục tiêu là: Hình thành và phát triển
ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe- nói- đọc - viết) để học tập và
giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và
học tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. Đồng thời cũng cung
cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ
giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và
nước ngoài. Quan trọng hơn là bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói
quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân
cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhưng, thực trạng hiện nay, vốn từ
của học sinh còn nghèo nàn, học sinh còn lúng túng khi sử dụng từ để đặt câu,


diễn đạt ý.
Mục tiêu giáo dục xã hội đang đặt ra rất quan trọng. Từ những mục tiêu
quan trọng ấy mà trong những năm gần đây xu hướng dạy tiếng Việt là dạy một
công cụ để giao tiếp và sử dụng đang được đề cao. Vì thế trong nhà trường Tiểu
học nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho học sinh ngày càng đặc biệt chú trọng. Có
một vốn từ phong phú, đa dạng thì khả năng giao tiếp mới có thể phát triển tốt.
Vì vốn từ càng giàu bao nhiêu thì khả năng lựa chọn, sử dụng từ càng chính xác,
tinh tế bấy nhiêu. Không có một vốn từ phong phú thì không thể hiện, diễn đạt
rõ được ý mình muốn nói để người khác hiểu chính xác ý định của mình và tiếp
nhận ngôn ngữ của người khác một cách chính xác trong giao tiếp.
Từ thực trạng dạy học vốn từ ở trường Tiểu học và mục tiêu giáo dục xã hội
đặt ra, tôi đã lựa chọn, nghiên cứu đề tài: " Một vài biện pháp giúp học sinh
lớp 5 làm giàu vốn từ Tiếng Việt".
2. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu thực trạng dạy học làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 5 ở trường
Tiểu học.
- Đề xuất một số giải pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 5.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu việc dạy học làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 5 trong các
phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp thu thập thông tin.
- Phương pháp thực nghiệm.

2


B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.

Như chúng ta đã biết “từ” dùng để tạo câu; nhiều câu kết lại để tạo thành
đoạn và có nhiều đoạn mới tạo thành văn bản, thành tác phẩm. Vì thế "từ" có
vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ - vốn từ của mỗi người
quyết định khả năng sử dụng ngôn ngữ như một công cụ để giao tiếp, trao đổi tư
tưởng, tình cảm của người đó.Vấn đề số lượng từ, tính năng động, tính đa dạng
của từ là vấn đề được đề cao trong dạy học tiếng Việt ở Tiểu học. Chính vì vậy,
việc dạy học từ ngữ ở tiểu học hiện nay đặc biệt chú trọng mục tiêu thực hành là
làm giàu vốn từ cho học sinh.
Làm giàu vốn từ ở Tiểu học được hiểu là hình thành cho học sinh một số
lượng từ phong phú, đa dạng về phong cách và sắc thái ngữ nghĩa. Nhưng vốn từ
này phải được sắp xếp theo một trật tự nhất định trong trí nhớ của học sinh,
đồng thời vốn từ có được ấy phải được học sinh sử dụng thường xuyên.
Chính vì vậy, nói đến thực hành làm giàu vốn từ cho học sinh Tiểu học là
nói đến ba nhiệm vụ song song là: Dạy từ ngữ, hệ thống hóa vốn từ và tích cực
hóa vốn từ.
II. THỰC TRẠNG DẠY HỌC LÀM GIÀU VỐN TỪ Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC.
1. Thực trạng chung:
Nhìn chung trong toàn xã hội hiện nay, hầu như người ta chú trọng các
môn học tự nhiên hơn các môn học xã hội. Chính vì thế, ngay từ Tiểu học, các
bậc phụ huynh kể cả là giáo viên cũng chỉ lo thúc dục con em học nhiều ở môn
Toán, thậm chí là kiểm tra, kèm cặp, hướng dẫn cho các em cũng chỉ tập chung
vào môn Toán hoặc Tiếng Anh mà thôi. Còn môn Tiếng Việt, có chăng chỉ chú ý
đến đọc thông, viết thạo là đủ. Riêng về phần luyện từ và câu ít ai quan tâm, một
phần là nó khó phân định đúng sai, một phần là kiến thức của họ cũng chưa đủ
để giải đáp cho con em mình. Từ những khó khăn trên dẫn đến việc học môn
Tiếng Việt càng ngày càng ít đầu tư.
2. Thực trạng của giáo viên:
Việc dạy từ của giáo viên hướng tới mục đích làm giàu vốn từ cho học
sinh. Nhưng, công việc đó chưa thực hiện một cách đồng đều giữa các giáo viên,
bởi lẽ trình độ và năng lực của mỗi giáo viên còn khác nhau, quan điểm, suy

nghĩ của mỗi giáo viên cũng khác nhau. Vì vậy mà trong dạy học nhiều khi giáo
viên chỉ rập khuôn, gò bó theo sách giáo khoa và sách hướng dẫn, chưa giám
thoát ra khỏi sách, chưa dám mở rộng thêm cho học sinh những từ ở ngay trong
cuộc sống của các em đã từng được nghe hàng ngày.
3. Thực trạng của học sinh
Vốn từ của học sinh còn nghèo nàn, còn đơn điệu về phong cách và có
tình trạng hiểu sai về sắc thái ngữ nghĩa của từ. Có trường hợp học sinh hiểu
nghĩa gốc của từ nhưng kĩ năng sử dụng trong văn cảnh kém. Nhiều em bắt
chước sử dung những từ ngữ đã nghe ông, bà, bố, mẹ… nói thường nhật nhưng
lại không hiểu chính xác nghĩa của nó, dẫn đến các em dùng sai. Có trường hợp
3


học sinh hiểu nghĩa của một lượng từ lớn nhưng không rõ ràng nên khi sử dụng
các em rất lúng túng, vụng về thậm chí là đặt nhầm trong văn cảnh.
4. Kết quả của thực trạng:
Năm học 2016- 2017 tôi được giao cho phụ trách lớp 5B. Ngay từ đầu
năm tôi đã cho kiểm tra để phân loại học sinh để dễ bề kèm cặp các em.
Sau khi kiểm tra tôi đã thu được kết quả như sau:
học sinh hiểu HS hiểu nghĩa HS làm bài
HS chưa
từ vận dụng của từ nhưng không chắc
hiểu từ.
vào làm bài làm bài còn chắn, sai nhiều.
tốt.
nhầm lẫn gặp
sai sót ít
SL
%
SL

%
SL
%
SL
%
38 em
0
0
15
39,4
15
39,4
8
21,2
Từ những thực tế trên tôi đã suy nghĩ tìm cách cung cấp vốn từ cho học
sinh càng nhiều càng tốt. Sau một thời gian, tôi đã tìm ra một vài biện pháp làm
giàu vốn từ cho học sinh Tiểu học.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Các giải pháp:
Ngay từ đầu năm tôi đã dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu phân
loại bài tập và tìm phương pháp dạy học sinh sao cho hiệu quả nhất. Cuối cùng
tôi đã quyết định phải thường xuyên, liên tục cung cấp, giải nghĩa từ đồng thời
vận dụng luôn trong cuộc sống của các em qua các câu nói, thành ngữ, tục
ngữ…và xuyên suốt trong tất cả các phân môn của môn tiếng Việt. Từ những
suy nghĩ trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp sau:
1.1. Làm giàu vốn từ trong phân môn Tập đọc:
1.2. Làm giàu vốn từ trong phân môn Chính tả:
1.3. Làm giàu vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu.
1.4. Làm giàu vốn từ trong phân môn Tập làm văn.
2. Các biện pháp tổ chức thực hiện:

2.1. Làm giàu vốn từ trong phân môn Tập đọc:
Việc làm giàu vốn từ cho học sinh Tiểu học trong phân môn Tập đọc chủ
yếu tập trung vào dạy nghĩa từ. Bởi để tăng thêm vốn từ cho học sinh phải cung
cấp những từ mới, do đó công việc đầu tiên của dạy từ là giúp cho cho học sinh
hiểu nghĩa của từ. Việc dạy nghĩa từ trong phân môn Tập đọc là dạy cả nghĩa
gốc, nghĩa chuyển và nghĩa văn chương.
Muốn hiểu được nghĩa từ cần đặt từ vào trong ngữ cảnh. Tuy từ có thể có
nhiều nghĩa, nhưng trong ngữ cảnh cụ thể từ thường được dùng với một nghĩa
nhất định.
Để dạy cho học sinh Tiểu học thì cần phải có các kĩ năng giải nghĩa từ.
Những từ cần được giải nghĩa trong văn bản không phải khi nào cũng là những
từ mới mà còn bao gồm những từ học sinh đã biết nghĩa gốc hoặc nghĩa chuyển
Tổng
số HS

4


nào đó. Việc làm rõ nghĩa của từ đầu tiên phải nhằm vào các từ quan trọng các
từ "Chìa khóa" trong văn bản.
* Để làm rõ nghĩa từ mới, tôi yêu cầu học sinh thực hiện các thao tác sau:
- Thứ nhất: Đọc to để ghi nhớ âm thanh và cấu tạo từ.
- Thứ hai: Tìm nghĩa của từ mới bằng một số cách sau:
+ Tra từ điển.
+ Sử dụng đồ dùng dạy học như tranh vẽ, mô hình, vật thật...
+ Dựa vào từ đã viết trong câu để đoán nghĩa.
+ Đặt câu với từ đó. (cũng có thể cho HS tìm từ trái nghĩa hoặc đồng
nghĩa)
* Để làm rõ nghĩa văn cảnh một số từ, tôi yêu cầu học sinh thực hiện theo
các thao tác:

- Thứ nhất: Đọc to để ghi nhớ âm thanh và cấu tạo từ.
- Thứ hai: Tìm nghĩa của từ mới bằng một số cách sau:
+ Tra từ điển
+ Dựa vào nghĩa của từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ đó ( ẩn dụ, hoán
dụ...)
Kĩ năng làm rõ nghĩa của từ là một kĩ năng đặc biệt quan trọng trong nhóm
kĩ năng làm rõ nội dung văn bản và mục đích của người viết. Bởi vì nếu đã biết
rõ nghĩa của các từ trong văn bản tức là người đọc về cơ bản có cơ sở để nắm
được nghĩa của các câu trong văn bản, từ đó có thể nắm được nội dung miêu tả
trong văn bản. Những từ được học sinh hiểu nghĩa qua văn bản sẽ đi vào vốn từ
của học sinh - vốn từ đó được tăng dần lên qua mỗi lớp học, bậc học.
Trên cơ sở lí thuyết về dạy nghĩa từ, phải xây dựng được hệ thống bài tập
dạy nghĩa từ tương ứng để các kiến thức được khắc sâu hơn. Đó là các dạng bài
tập thực hành dạy nghĩa từ gồm:
- Bài tập nhận diện từ mới hoặc chưa rõ nghĩa.
- Bài tập giải nghĩa những từ quan trọng, từ chìa khóa.
- Bài tập làm rõ nghĩa của từ mới.
- Bài tập làm rõ nghĩa của từ trong văn cảnh.
a) Bài tập nhận diện từ mới hoặc chưa rõ nghĩa:
Đối với loại bài tập nay, giáo viên nên sử dụng hình thức gạch chân hoặc
đóng khung các từ mới và từ mà học sinh chưa hiểu. Đây là dạng bài tập cần
thiết, quan trọng đối với học sinh. Khi học sinh tìm ra những từ đó thì tương ứng
với nó là việc giải nghĩa của giáo viên. Vì vậy, yêu cầu giáo viên phải có vốn từ
Việt phong phú, ngoài ra phải có sự hiểu biết phương ngữ nơi mình công tác để
có thể giải nghĩa bất kì từ gì mà học sinh đưa ra. Khi học sinh tìm được các từ
mới, các từ chưa rõ nghĩa trong bài, giáo viên giải nghĩa các từ đó, học sinh sẽ
tiếp nhận một cách dễ dàng, có chủ động và trở thành những từ của mình. Đặc
biệt là lớp từ Hán Việt:
Vídụ1: Giải nghĩa từ “hành trình” trong bài Hành trình của bầy ong TV5 tập 1
trang 117. Sau khi giáo viên hướng dẫn cho HS giải thích được hành trình là

chuyến đi xa và lâu ngày nhiều gian khổ, vất vả. Giáo viên cung cấp luôn nghĩa
5


của từ hành là “đi” đây là từ Hán Việt. Để HS hiểu sâu và cặn kẽ hơn, tôi đã
hướng dẫn các em tìm từ có tiếng hành nghĩa là đi và đặt câu. HS đã tìm được
các từ ngữ cụ thể, gần gũi với các em như: hành quân là đội quân đi từ nơi này
đến nơi khác, hay vi hành, hành khất…rồi đặt câu.
Ví dụ2: Từ “thâm thuý” trong câu “Những hạt cát của điệp trắng nhấp nháy
muôn ngàn hạt phấn làm tăng thêm vẻ thâm thuý cho khuôn mặt…”
Trong bài: Tranh làng Hồ- TV5- tập 2- trang 88.
Sau khi học sinh đã giải nghĩa được thâm thuý là vẻ đẹp sâu kín bên trong
của người phụ nữ.Tôi hướng dẫn cho HS hiểu thâm nghĩa là sâu đây là từ Hán
Việt. Tôi cũng hướng dẫn tương tự như từ hành và HS đã tìm được như: tham
thì thâm ( nghĩa là: tham lam thì sẽ lún sâu vào sai trái, tội lỗi); phụ tử tình thâm
(nghĩa là tình cảm cha con sâu nặng); thâm sơn cùng cốc…. và các em đặt câu.
b) Bài tập giải nghĩa những từ quan trọng, từ chìa khóa:
Như chúng ta đã biết, để nhớ và hiểu những gì được đọc, người đọc không
phải xem tất cả các chữ đều quan trọng như nhau mà có thể và cần sàng lọc để
giữ lại những từ; "chìa khóa", những nhóm từ mang nghĩa cơ bản, những từ có
vấn đề. Cần chọn những từ này để giải nghĩa vì đó là những từ ngữ toát lên nội
dung, ý nghĩa của bài. Nhờ vậy học sinh hiểu bài nhanh và chính xác hơn.
Ví dụ: Bài “Phong cảnh làng mạc ngày mùa” TV5- tập2- trang 10. Toàn bài tác
giả Tô Hoài tả cảnh ngày mùa khá dài, nhưng khi dạy tập đọc tôi đã hướng dẫn
học sinh đọc lướt và yêu cầu: Các em hãy kể tên các sự vật có màu vàng và từ
chỉ màu vàng có trong bài? Học sinh đã tìm được:
Lúa- vàng xuộm
tàu lá chuối - vàng ối
nắng - vàng hoe
bụi mía - vàng xọng

xoan - vàng lịm
rơm, thóc - vàng giòn
lá mía - vàng ối ....
tất cả - một màu vàng trù phú, đầm ấm.
Trong khi ấy, tôi ghi nhanh các từ chỉ màu vàng: vàng xuộm, vàng ối, vàng
hoe, vàng xọng, vàng lịm, vàng giòn, vàng ối, .... , trù phú, đầm ấm.Tiếp theo,
tôi cho học sinh giải nghĩa của từng từ tôi ghi trên bảng để các em phân biệt
được sắc thái khác nhau của các từ đồng nghĩa chỉ màu vàng. Đặc biệt hướng
dẫn HS giải thích từ trù phú nghĩa là: nơi đông người ở và giàu có. Cả bài văn
dài tả cảnh ngày mùa tôi chủ yếu cho HS đọng lại những từ ngữ then chốt ấy.
Chỉ bấy nhiêu cũng đủ làm toát lên một bức tranh ngày mùa ở làng quê đẹp, sinh
động và trù phú. Từ đó các em hiểu ngay nội dung chính của bài là gì? Nhờ đó
các em hiểu bài nhanh và sâu.
c) Bài tập làm rõ nghĩa của từ mới:
Loại bài tập này sẽ giúp học sinh hiểu được nghĩa của những từ mới mà
học sinh chưa biết, chưa gặp. Thông qua bài tập này học sinh có thể vận dụng
những từ đó vào hoạt động ngôn ngữ của mình. Có được từ mới và hiểu nghĩa
của từ đó cũng chính là bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh.Các từ mới thì hầu
như trong các bài tập đọc đều có và đều được giải thích ở phần chú giải. Nhưng
trong chú giải những từ có một nghĩa rõ ràng thì các em hiểu ngay, còn những từ

6


Hán Việt hoặc những từ có nhiều nghĩa, tôi sẽ hướng dẫn các em thêm để mở
rộng vốn từ.
Ví dụ: Bài “Kì diệu rừng xanh” TV5- tập 1- trang 76.có từ “tân kì” học sinh giải
thích được là: mới lạ. Tôi đã hướng dẫn các em rõ nghĩa hơn. cụ thể hơn: tân
nghĩa là mới; kì nghĩa là lạ đây cũng là từ Hán Việt. Rồi, tôi yêu cầu học sinh
tìm từ có tiếng tân nghĩa là mới, các em đã tìm được: tân gia (nhà mới), tân hôn

(mới cưới), tân tiến (mới và tiến bộ) ....Xong, tôi lại yêu cầu HS tìm từ có tiếng
kì nghĩa là lạ học sinh đã tìm được: kì diệu (vừa lạ lùng vừa làm cho người ta
phải ca ngợi), kì ảo (kì lạ tựa như không có thật), kì lạ (lạ tới mức không thể ngờ
được), ....
d) Bài tập làm rõ nghĩa của từ trong văn cảnh:
Tiếng Việt rất phong phú và đa dạng. Một từ có thể có nhiều nghĩa khi nó
được đặt trong những văn cảnh khác nhau. Vì vậy, muốn giúp học sinh hiểu
nghĩa của từ cần đặt từ ở trong câu, nói rộng hơn là đặt từ trong một ngữ cảnh.
Ngữ cảnh có tác dụng hiện thực hóa, cụ thể hóa nghĩa của từ. Tuy từ có thể có
nhiều nghĩa khác nhau, trong những ngữ cảnh cụ thể từ thường được dùng với
một nghĩa nhất định. Việc xây dựng bài tập giải nghĩa từ trong ngữ cảnh cũng
chính là cho học sinh xác định được nghĩa của từ trong những văn cảnh khác
nhau. Thông qua đó không chỉ làm cho vốn từ của học sinh tăng lên về số lượng
mà còn hiểu sâu hơn về sắc thái ngữ nghĩa của chúng.
Ví dụ: Từ “hạt vàng” trong câu “Hạt vàng làng ta” Hạt gạo làng ta - TV5 - tập1
- trang 139. Tôi đã hỏi: Hạt vàng ở đây là hạt gì? Tại sao tác giả lại gọi là hạt
vàng? Học sinh đã dựa bài đọc, các em đã giải thích được: Hạt vàng ở đây chính
là hạt gạo, vì làm ra hạt gạo phải mất nhiều công sức, mồ hôi thậm chí là cả máu
nên nó quý như vàng. Để giải thích được nghĩa như vậy chỉ có thể dựa vào văn
cảnh mà thôi.
Như vậy, việc dạy nghĩa của từ trong phân môn Tập đọc là một điều
không thể thiếu, nó có tác động tích cực tới học sinh. Qua mỗi bài Tập đọc sẽ
cung cấp cho các em một số lượng từ rất lớn. Khi học sinh đã hiểu được nghĩa
của từ thì có thể vận dụng vốn từ đó vào việc giao tiếp ngôn ngữ. Đây chính là
làm giàu vốn từ cho học sinh.
2.2. Làm giàu vốn từ trong phân môn Chính tả:
Đặc điểm Chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm học, còn có thể hiểu rằng
Chính tả Tiếng Việt là loại chính tả ngữ nghĩa. Đây là đặc trưng quan trọng về
phương diện ngôn ngữ của Chính tả Tiếng Việt mà khi dạy Chính tả giáo viên
cần chú ý. Vì vậy, khi dạy phân môn Chính tả, giáo viên cần chú trọng vào chính

tả âm- vần, các bài tập về điền âm, vần để làm giàu vốn từ cho học sinh. Để làm
được điều này phải xây được hệ thống bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh.
a ) Bài tập hệ thống hóa vốn từ:
Trong phân môn chính tả, bài tập hệ thống hóa vốn từ được sử dụng đó là
tìm các từ có cùng cấu tạo được chia làm ba dạng:
*Dạng 1: Tìm các từ có cùng phụ âm đầu, hoặc có cùng âm cuối:
Tìm 5 từ láy có âm cuối ng: ...................................
7


Ví dụ:
Tìm 5 từ láy có cùng phụ âm đầu : n... n......
* Dạng 2: Tìm những từ có cùng vần
Ví dụ: Tìm và viết ra 4 từ có vần: oăt, 4 từ có vần oay......
* Dạng 3: Tìm những từ ghép với tiếng đã cho:
Ví dụ:
lương thực
lương
Với bài tập này, tôi đã hướng dẫn học sinh, thêm vào trước hoặc sau tiếng lương
1 hoặc 2 tiếng để thành từ có nghĩa là được. Vì vậy, các em cứ thử ghép các
tiếng vào rồi chọn từ có nghĩa và đã tìm được: lương khô, quân lương, lương
tâm, lương duyên, lương thiện, ...
Vậy qua các dạng bài tập hệ thống hóa vốn từ trong phân môn Chính tả sẽ
giúp học sinh hệ thống được vốn từ của mình theo những cách thức khác nhau
nhưng đều đạt được một mục đích chung là vốn từ của của học sinh được tăng
lên.
b) Bài tập sử dụng từ
Bài tập sử dụng từ trong phân môn Chính tả được chia làm 4 kiểu bài:
b.1. Bài tập điền vào chỗ trống: Đây là kiểu bài được sử dụng nhiều ở Tiểu
học. Trong kiểu bài tập này được chia làm 4 dạng

* Dạng 1: Điền vào chỗ trống phụ âm đầu
Ví dụ: Điền vào chỗ trống ch hay tr:
- Mẹ ... ả tiền mua cân ...ả cá.
- Loại hàng này thậm ...í vừa bán vừa cho cũng không ai mua.
- Anh ấy là người bươn ...ải trong cuộc sống.
* Dạng 2: Điền vào chỗ trống phụ âm cuối:
Ví dụ: Điền vào chỗ trống n hay ng:
- bay lượ...
- số lượ...
* Dạng 3: Điền vần vào chỗ trống
Ví dụ: Điền vào chỗ trống oang hay ang:
- l.......... lổ; d.......... tay; h...........sâu; sáng ch..............
* Dạng 4: Điền từ vào chỗ trống:
Ví dụ: Điền các từ thích hợp vào chỗ chấm sá hay xá:
- Giúp được anh tôi ..... gì công ..............
- Phố ...... tấp nập người qua lại.
- Bác ấy mới về quê, chưa quen đường .... nên bị lạc.
Học sinh sẽ suy nghĩ và tự điền vào chỗ trống, có thể là các em hiểu,
nhưng cũng có thể là điền mò. kết quả điền như sau:
- Giúp được anh tôi sá (1) gì công xá (1)
8


- Phố xá (2) tấp nập người qua lại.
- Bác ấy mới về quê, chưa quen đường sá (2) nên bị lạc.
Sau khi chữa bài cho học sinh, chốt kết quả đúng, tôi còn phân tích nghĩa
của từng từ sá/ xá để giúp học sinh phân biệt rõ hai từ này.
Sá nghĩa là - đường đi
hoặc: - kể đến, để ý tới (dùng có kèm ý phủ định)
Vậy từ sá(1) nghĩa là kể hay để ý tới (dùng có kèm ý phủ định). Các em

hãy tìm từ có tiếng sá nghĩa là kể đến, để ý tới (dùng có kèm ý phủ định)? HS
tìm được sá gì, sá chi, sá nào…
sá(2) nghĩa là đường đi. Các em hãy tìm thêm các từ có tiếng sá nghĩa là đường
đi? Tôi hướng dẫn để các em tìm được: đường sá, sá cày,…;
Còn từ xá nghĩa là: - nhà ở, nơi ở, ấp, quán.
Hoăc:
- tha cho, miễn cho không bắt phải chịu.
Vậy xá(2) có nghĩa là nhà ở. Vì thế phố xá là chỉ đường ở thành phố mà hai bên
đường có nhà ở kế tiếp nhau , khác với đường sá. Tôi lại yêu cầu HS tìm tử có
tiếng xá nghĩa là nhà ở, nơi ở, ấp, quán. HS đã tìm được: kí túc xá, trạm xá, bệnh
xá, quán xá,…
Còn từ công xá là tiền công trả cho người làm. Nó không thuộc nghĩa theo
các nghĩa của tiếng xá đứng riêng.
b.2. Bài tập chữa lỗi:
Bài tập đưa ra những từ ngữ viết sai chính tả yêu cầu học sinh chỉ ra và sửa
lại cho đúng:
Ví dụ: Tìm các từ viết sai chính tả và sửa lại cho đúng:
Quả xài, ngắc ngải, khoai lang, thai thoải, khái chí, năm ngái, mệt nhài,
khai dảng.
Như vậy, qua hệ thống bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh Tiểu học sẽ
giúp cho các em hệ thống được vốn từ của mình và có thể sử dụng nó một cách
đúng đắn và chính xác. Đây là biện pháp có chất lượng cao trong việc làm giàu
vốn từ cho học sinh Tiểu học.
2.3. Làm giàu vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu.
Đây là phân môn trọng yếu chiếm toàn bộ thời lượng của tiết học cho việc
cung cấp từ và luyện từ. Vì thế trong phân môn này, tôi tích cực cung cấp từ cho
các em không chỉ đầy đủ kiến thức trong sách giáo khoa mà còn vận dụng
những vốn từ của bản thân trong cuộc sống để chuyển tải cho các em mong rằng
mình có những gì thì truyền hết cho học sinh thân yêu của mình, thông qua các
dạng sau:

2.3.1. Dạy nghĩa từ: Là biện pháp giải nghĩa bằng cách nêu nội dung nghĩa
bằng một định nghĩa. Qua đó học sinh sẽ hiểu được nghĩa của từ.
Bài tập dạy nghĩa từ trong phân môn Luyện từ và câu được chia làm hai
dạng:
* Dạng 1: Cho sẵn nội dung ( nghĩa từ) và tên gọi (từ) chỉ yêu cầu học sinh phát
hiện ra sự tương ứng giữa chúng.

9


Ví dụ: Hãy giải thích các từ: " anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang" bằng
cách nối mỗi từ với nghĩa của nó:
a. anh hùng
b. bất khuất
c. trung hậu
d. đảm đang

1. biết gánh vác, lo toan mọi việc
2. có tài năng, khí phách, làm nên những
việc phi thường
3. không chịu khuất phục trước kẻ thù
4. chân thành và tốt bụng với mọi người

Với dạng bài tập này, tôi yêu cầu HS đọc kĩ từng từ ở cột bên trái, rồi đọc kĩ
từng nghĩa ở cột bên phải. Rồi suy nghĩ cộng với một chút phán đoán để lựa
chọn sao cho thích hợp. Các em nghiêm túc suy nghĩ và cũng nối được:
a- 2; b- 3; c- 4; d- 1. Sau đó, tôi cho HS chiết tự từ “bất khuất” HS cũng giải
thích được ‘bất’ nghĩa là không; ‘khuất’ nghĩa là khuất phục.Vậy bất khuất nghĩa
là không chịu khuất phục trước kẻ thù. Các em đã được học ở cô khá nhiều nên
cũng quen cách giải thích này. Nhờ thế mà vốn từ của các em tăng lên đáng kể

nhất là từ Hán Việt.
* Dạng 2: Cho sẵn từ, nghĩa của từ yêu cầu tìm từ điền vào chỗ thích hợp.
Ví dụ: Xếp các từ có tiếng hữu cho đưới đây thành 2 nhóm a,b: Hữu nghị, hữu
hiệu, chiến hữu, hữu tình, thân hữu, hữu ích, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu, hữu
dụng.
a. Hữu có nghĩa là “bạn bè”: …………………………
b. Hữu có nghĩa là “có”: ………………………….
Luyện từ và câu bài: Mở rộng vốn từ: Hữu nghị- hợp tác. TV5- tập1- trang 56.
Tôi đã hướng dẫn cho các em giải thích nghĩa của từng từ một như: hữu nghịtình cảm thân thiết giữa các nước; hữu hiệu- có hiệu quả; chiến hữu - bạn chiến
đấu; thân hữu - bạn bè thân thiết; hữu ích- có ích ; hữu dụng - có thể dùng được
việc,….Khi các em đã hiểu nghĩa thì sẽ tự xếp vào từng nhóm rất nhanh và
chính xác.
2.3.2. Hệ thống hóa vốn từ gồm:
* Dạng 1: Tìm từ có cùng chủ đề
Ví dụ: Chia những từ sau đây thành 2 nhóm, đặt tên cho mỗi nhóm khiêm tốn,
thật thà, can đảm, dũng cảm, đoàn kết, lễ phép, chăm học, học tập, lao động, vui
chơi.
* Dạng 2: Tìm từ có cùng cấu tạo
Ví dụ 1: Căn cứ vào cấu tạo của từ hãy xếp các từ sau thành 3 nhóm và đặt tên
cho mỗi nhóm: Ăn ở, đẹp, mập mạp, xanh lơ, đỏ thắm, ngọt, lành lạnh, mơ
mộng, mơ màng, mơ, bờ bãi, mênh mông, rộng.
Với dạng bài này tôi hướng dẫn học sinh xác định xem chia theo cấu tạo
thì chia thành những loại từ nào? HS suy nghĩ và tìm được cách chia thành từ
đơn, từ ghép và từ láy.
10


- Từ đơn: đẹp, ngọt, mơ, rộng.
- Từ ghép: ăn ở, xanh lơ, đỏ thắm, mơ mộng, bờ bãi.
- Từ láy: mập mạp, lành lạnh, mơ màng, mênh mông.

Cũng có một em lẫn lộn từ: mơ mộng hoặc bờ bãi là từ láy. Khi ấy, tôi cho
HS giải thích từ láy, từ ghép. Cụ thể mơ mộng có âm đầu giống nhau nhưng xét
về nghĩa thì cả hai tiếng đều có nghĩa vì thế nó là từ ghép. Tương tự bờ bãi cũng
hướng dẫn như thế.
Ví dụ 2: Thêm tiếng vào chỗ chấm để tạo thành từ ghép có nghĩa tổng hợp, từ
ghép có nghĩa phân loại, từ láy
Từ ghép có nghĩa phân loại Từ ghép có nghĩa tổng hợp Từ láy
đen …………
đen …………..
đen …………..
trắng …………..
trắng …………
trắng………….
vui ……………
vui …………..
vui …………..
đẹp ……………..
đẹp………….
đẹp………….
Tôi đã yêu cầu HS suy nghĩ và tìm thêm tiếng để được cấu tạo theo yêu
cầu. Các em đã làm được.
Từ ghép có nghĩa phân loại Từ ghép có nghĩa tổng hợp Từ láy
đen xì, đen ngòm,..
đen đỏ, đen bóng,…
đen đủi, đen đen.
trắng tinh, trắng xoá,…
trắng trong, trắng hồng,…
trắng trẻo
vui mắt, vui tai,…
vui buồn, vui mừng, …

vui vẻ, vui vầy.
đẹp người, đẹp nết,…
đẹp xinh, đẹp tươi, …
đẹp đẽ.
Qua đó, tôi củng cố cho các em về từ ghép, từ láy....
Ví dụ3: Từ tiếng mờ hãy tạo (nhiều nhất có thể) các từ có cấu tạo khác nhau.
Đây là bài tập tổng hợp và nâng cao một chút. Vì thế yêu cầu HS phải suy nghĩ
và hiểu đúng yêu cầu của đề, từ đó các em phải biết tìm được các từ đơn, từ
ghép tổng hợp, ghép phân loại, từ láy âm, láy vần, láy cả âm và vần thậm chí là
láy ba, láy tư…. có tiếng mờ. Học sinh đã tìm được như: mờ, mờ tỏ, mờ mắt, mờ
mịt, lờ mờ, mờ mờ, lờ tờ mờ…
Ví dụ 4: Tìm từ có tiếng nhân không cùng nghĩa với các tiếng còn lại trong mỗi
nhóm:
a. Nhân từ, nhân vật, nhân đức, nhân hậu.
b. Nhân quả, nguyên nhân, nhân tài, nhân tố.
Tôi đã hướng dẫn và yêu cầu học sinh phải đọc kĩ từng nhóm từ rồi xác
định nghĩa của từng từ, nghĩa của tiếng nhân. Sau khi HS nêu được từ không
cùng loại là: nhóm a: nhân vật; b: nhân tài. Tôi cho các em giải thích.Vì sao?
Học sinh đã nêu được. Nhóm a các từ: Nhân từ, nhân đức, nhân hậu đều
chỉ tính tốt của con người, còn từ nhân vật là chỉ con người.
Nhóm b các từ: Nhân quả, nguyên nhân, nhân tố đều là chỉ yếu tố cần
thiết để dẫn đến kết quả tiếp theo, còn từ nhân tài là chỉ người có tài.
* Dạng 3: Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa; đồng âm, nhiều nghĩa.
Ví dụ 1: Tìm các từ đồng nghĩa, trái nghĩa với mỗi từ sau:
- đen, nhỏ, rộng, vui.

11


Dạng bài tập này nhằm củng cố về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. Vì thế, tôi cho

HS nhắc lại. Từ đồng nghĩa là từ như thế nào? Từ trái nghĩa là từ như thế nào?
Sau đó yêu cầu các em làm bài tập.
Từ đã cho
Từ đồng nghĩa
Từ trái nhĩa
Đen
hắc, ô, huyền, đen xì
trắng, trắng tinh, trắng xoá
nhỏ
bé, nhỏ bé, bé tí …
to, lớn, to lớn, to tướng,…
rộng
Mênh mông, rộng rãi…
hẹp, chật hẹp, …
vui
mừng, vui mừng, …
buồn, buồn bã, …
Ví dụ 2: Cho các nhóm từ sau, hãy xác định từ đồng âm, từ nhiều nghĩa của
tiếng in đậm:
a. thịt bò, kiến bò, bò gạo.
b. tay áo, tay lái, tay tre, tay nghề, bàn tay.
c. vạt áo, vạt nương, vạt nhọn cái gậy.
Trong VD 2 ý a, b đã rất rõ ràng, GV chỉ lưu ý cho HS ở ý c. Vì ý này lộn
lẫn cả từ đồng âm, cả từ nhiều nghĩa. Ý c các em cần nêu được: vạt1 với vạt2 là
từ nhiều nghĩa, còn vạt1 với vạt3 hoặc vạt2 với vạt3 là từ đồng âm.
Qua bài tập này tôi cần củng cố cho HS về từ nhiều nghĩa, từ đồng âm,
cần phân biệt được điểm khác nhau giữa hai loại từ này.
* Dạng 4: Từ loại (danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ…)
Trong dạng này, khi dạy bài “Đại từ”, tôi đã cung cấp cho học sinh một
loạt từ Hán Việt có tiếng đại. Tôi tiến hành như sau:

Ngay sau khi giới thiệu bài giáo viên ghi đề bài lên bảng, hướng dẫn học
sinh giải nghĩa từ “đại từ” HS nêu được: đại từ là thay thế từ. GV chiết tự luôn
đại nghĩ là thay thế các em hãy tìm từ có tiếng đại nghĩa là thay thế. HS suy
nghĩ cùng với sự hướng dẫn của giáo viên các em đã tìm được các từ như: đại
diện là thay mặt; đại biểu là thay mặt nhiều người phát biểu ý kiến…
Yêu cầu HS tiếp tục tìm các từ có tiếng đại với nghĩa khác? HS không tìm được
thì tôi cho 1 từ cụ thể để các em nêu nghĩa. Ví dụ: tôi đưa từ đại dương hướng
dẫn học sinh giải thích được là biển lớn. Vậy đại nghĩa là gì? Các em sẽ nêu
được đại nghĩa là lớn. từ đó các em sẽ tìm được nhiều từ có tiếng đại nghĩa là
lớn, như: đại hội, đại hoạ , đại chiến, đại thắng, đại lí, đại lễ, đại lộ…
Để các em phân biệt được từ loại tôi cho các em làm nhiều bài tập để nắm
chắc loại này.
Ví dụ: Xác định từ loại trong câu sau: Mùa xuân, trên những cành bàng, một
màu xanh bao phủ khiến chim chóc kéo về hót ríu rít như trẩy hội, đem niềm vui
đến cho mọi người.
Học sinh đã làm, nêu kết quả của bài làm như sau:
Danh từ: mùa xuân, cành bàng, màu xanh, chim chóc, niềm vui, người.
Động từ: bao phủ, khiến, kéo về, hót, trẩy hội, đem, đến.
Tính từ: ríu rít.
Quan hệ từ: trên, như.

12


Trong lớp có một số em xác định sai từ màu xanh, niềm vui là tính từ. Tôi cho
HS giải thích thì các em nói là màu xanh là từ chỉ màu sắc nên nó là tính từ. Tôi
giúp các em ôn lại danh từ bằng cách hỏi: Danh từ có thể kết hợp với những từ
nào? HS nêu kết hợp với cái, con, nỗi, niềm, màu, mùi, …. Vì thế, các em hiểu
được xanh là tính từ còn màu xanh lại là danh từ. Tương tự hướng dẫn để các
em nhận ra vui là tính từ nhưng niềm vui là danh từ.

Đồng thời củng cố luôn cho các em về động từ thường kết hợp với những
từ nào? (Thường kết hợp với: đã, sẽ, đang). Tính từ thường kết hợp với những từ
nào? (Thường kết hợp với từ chỉ mức độ: rất quá, lắm). Nhờ vậy mà học sinh có
thể xác định từ loại khá chính xác.
2.3.3. Bài tập sử dụng từ:
Trong phân môn Luyện từ cà câu bài tập sử dụng từ được dùng khá nhiều và
trong quá trình dạy học, tôi đã sử dụng 3 kiểu bài tập về sử dụng từ sau để
hướng dẫn cho học sinh, đó là:
a). Bài tập điền từ: Bài tập này yêu cầu học sinh điền những từ thích hợp vào
chỗ trống;
* Dạng 1: Cho sẵn từ cần điền
Ví dụ: Chọn các từ thích hợp trong các từ sau: thi sĩ, thi hào, thi nhân, nhà thơ
để vào chỗ trống:
a. Trong các nhà văn, .............. viết cho thiếu nhi, Phạm Hổ là cây bút có nhiều
thành tựu.
b. Anh ấy có tâm hồn...............................
c. Nguyễn Du là một .............................. của dân tộc.
d. Hoài Thanh là tác giả cuốn sách nổi tiếng: " .......................... Việt Nam".
Tôi hướng dẫn học sinh giải thích nghĩa của từng từ. Cụ thể là thi hào:
nhà thơ lớn; thi nhân: người làm thơ, nhà thơ; thi sĩ: nhà thơ. Giáo viên lưu ý
đến sắc thái của từng từ. Rồi HS tự điền:
a. nhà thơ;
b. Thi sĩ. Ở câu này nếu các em điền từ khác, tôi hướng dẫn HS giải thích : Vì
đây là chỉ tâm hồn, chứ không phải con người cụ thể nên các em không thể điền
thi hào, thi nhân hay nhà thơ được.
c. thi hào.
d. thi nhân.
* Dạng 2. Từ cần điền không cho sẵn:
Ví dụ1: Tìm từ trái nghĩa với từ in đậm điền vào chỗ trống.
- Trẻ trồng na, ............. trồng chuối.

- Tuổi nhỏ, trí .............
- Trống đánh .............. kèn thổi ngược.
- Chết vinh còn hơn sống .............
Dạng bài tập này không khó, các em chỉ việc tìm từ trái nghĩa là được.
Như: trẻ/ già; nhỏ/ lớn; ngược/ xuôi; vinh/ nhục.
Ví dụ2: Điền từ vào chỗ trống để hoàn chỉnh những câu thành ngữ, tục ngữ.
- Tay............ hàm nhai, tay quai miệng ...............
13


- Giấy rách phải giữ lấy ........................
- Học thầy không ............... học bạn.
Để làm bài tập này, yêu cầu các em phải có vốn kiến thức tích hợp từ các
tiết mở rộng vốn từ đã học và trong cuộc sống hàng ngày.
b). Bài tập dùng từ đặt câu:
Bài tập này yêu cầu học sinh sử dụng cả kiến thức từ ngữ và ngữ pháp để
đặt câu. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa những từ đã cho để đặt
câu có nghĩa và đúng ngữ pháp.
Ví dụ: a. Đặt câu với từ : dũng cảm, thông minh, chăm chỉ, ............
b. Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm: đậu, bò, cờ, nước…
Với bài này thì ý a học sinh có thể làm được ngay nhưng ý b sẽ có em lúng túng.
Vì chưa tìm được các từ đồng âm để đặt. Khi ấy, tôi sẽ hướng dẫn các em tìm
trong thực tế xem có những từ nào chứa tiếng ấy mà nghĩa khác nhau. Tôi gợi ý
để HS tìm được như : Con ruồi đậu đĩa xôi đậu.
Con kiến bò trên đĩa thịt bò.
Trọng tài phất cờ ra lệnh cho hai bên đánh cờ. .v.v.
Các em có thể đặt mỗi từ một câu nhưng khuyến khích những em đặt một
câu mà có 2 hoặc 3 từ luôn.
c). Bài tập dựng đoạn:
Với kiểu bài này, giáo viên phải hướng dẫn học sinh thực hiện được hai yêu

cầu: Dùng được các từ đã nêu và viết đoạn văn có nội dung logic chặt chẽ chứ
không phải là những câu rời rạc. Trong phân môn Luyện từ và câu thường yêu
cầu học sinh viết đoạn văn với chủ đề đã cho.
Ví dụ: Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) tả cảnh , trong đoạn văn có sử dụng một số
từ sau: mênh mông, bát ngát, lấp lánh, vắng vẻ.
Như vậy, với việc dạy thực hành trong phân môn Luyện từ và câu đã góp
phần quan trọng trong việc làm giàu vốn từ cho học sinh Tiểu học, đã giúp cho
vốn từ của các em phong phú về số lượng và sắc thái ngữ nghĩa.
2.4. Làm giàu vốn từ trong phân môn Tập làm văn.
Phân môn Tập làm văn với các kiểu bài: điền từ, quan sát và trả lời câu hỏi
theo nội dung bài đọc, dùng từ đặt câu, miêu tả, kể chuyện, viết thư. Mỗi kiểu
bài đều là những bài tập sử dụng làm giàu vốn từ cho học sinh.
Trong phân môn Tập làm văn được chia làm 2 dạng bài: Tập làm văn miệng
và Tập làm văn viết. Mỗi dạng bài đều có những vai trò và nhiệm vụ khác nhau
nhưng đều có mục đích phát triển ở người học năng lực sử dụng Tiếng Việt theo
phong cách khẩu ngữ hoặc bút ngữ. Khi dạy Tập làm văn chúng ta cần phải coi
trọng cả hai dạng bài để bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng làm văn.
Dạy Tập làm văn chính là dạy sử dụng từ và các bài tập sử dụng từ làm
giàu vốn từ cho học sinh. Để việc làm giàu vốn từ đạt kết quả cao trong phân
môn này tôi xin đề xuất một số biện pháp đã áp dụng trong giảng dạy như sau:
a. Rèn luyện kĩ năng diễn đạt cho học sinh.
Ở học sinh Tiểu học kĩ năng diễn đạt còn hạn chế, khi diễn đạt câu văn
thường thiếu sinh động. Mặt khác lời nói và viết của các em còn nhiều nhược
14


điểm như dùng từ chưa chính xác, viết câu què cụt, không gọt giũa chọn lọc. Vì
vậy giáo viên cần phải rèn cho các em kĩ năng diễn đạt. Trước hết giáo viên phải
chuẩn bị vốn từ và cung cấp thêm từ ngữ cho các em.
Ví dụ: Khi cho học sinh quan sát "cây bút chì", giáo viên có thể cho các em biết

những từ ngữ nào có thể dùng được trong bài như: màu xanh, xanh thẫm, màu
đỏ tươi, màu đen bóng, vàng óng ánh, màu hồng nhạt, đen nhánh, thơm mùi gỗ
và nước sơn, xinh xắn, thon dài, đều đặn, tròn trĩnh,.... Những từ ngữ này là
bước gợi mở giúp học sinh có thể vận dụng vào trong bài viết của mình. Qua đó
vốn từ của học sinh được tăng lên, từ ngữ trong bài văn được sàng lọc và chính
xác. Điều này cần phải chú trọng ngay từ tiết Tập làm văn miệng. Trong khi làm
văn miệng giáo viên phải hướng dẫn học sinh sắp xếp từ ngữ một cách hệ thống
để khi viết văn bản dù sáng tạo nhiều hơn nhưng quy trình chung vẫn được đảm
bảo và ngôn ngữ trong sáng, sinh động.
b. Xây dựng hệ thống bài tập sử dụng từ:
Đây là kiểu bài tập được sử dụng nhiều nhất trong phân môn Tập làm văn.
Bởi lẽ dạy Tập làm văn là dạy nói viết thành bài. Để thực hiện nhiệm vụ này
phải xây dựng hệ thống sử dụng từ. Những bài tập này nhằm làm giàu vốn từ
của học sinh bằng cách hình thành ở các em kĩ năng sử dụng từ. Bài tập sử dụng
từ trong phân môn Tập làm văn được chia làm 4 kiểu:
- Điền từ vào chỗ trống ( bài tập điền từ)
- Bài tập dùng từ đặt câu.
- Bài tập dùng từ nói viết thành bài
- Bài tập chữa lỗi dùng từ.
b.1. Bài tập điền từ:
Đây là kiểu bài tập tích cực hóa vốn từ yêu cầu tính độc lập và sáng tạo của
học sinh ở mức độ thấp, vừa sức với tuổi nhỏ. Khi thực hiện được bài tập điền từ
tức là học sinh hiểu được nghĩa và biết được khả năng kết hợp của từ. Đây là
một trong những biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh.
Ví dụ: Đề bài: Biết ơn thầy cô.
Em hãy chọn những từ ngữ sau điền vào chỗ trống: ( cô giáo, lớn khôn, dạy
bảo, dìu dắt, nhớ ơn, kính trọng)
" Ai cũng .................... và cũng biết ơn thầy giáo, ....................... của mình. Thầy
cô.............., ............... mỗi chúng ta nên người. Dù đã ................., dù đi đâu rất
xa, mỗi người đều luôn ............... thầy cô.

b.2. Bài tập dùng từ đặt câu;
Với những từ ngữ đã cho yêu cầu học sinh đặt câu và đạt ttheo chủ đề.
Như vậy, học sinh sẽ thể hiện sự hiểu biết của mình về nghĩa của từ, cách thức
kết hợp từ với nhau.
b.3. Bài tập dùng từ nói, viết thành bài.
Bài tập này ngoài những yêu cầu như bài tập dùng từ đạt câu thì còn yêu
cầu học sinh viết thành các câu liên kết với nhau thành bài. Khi học sinh thực
hiện được bài tập này là học sinh đã có đầy đủ kĩ năng của việc dùng từ.
b.4. Bài tập chữa lỗi dùng từ:
15


Bài tập này được sử dụng nhiều nhất trong phân môn Tập làm văn. Bởi lẽ
giờ chữa bài Tập làm văn là lúc có điều kiện thuận lợi để tiến hành các bài tập
chữa lỗi dùng từ. Bài tập này đưa ra những câu dùng từ sai, yêu cầu học sinh
nhận ra và sửa chữa.
Ví dụ: Gạch dưới từ dùng sai, thay vào từ dùng đúng rồi chép lại câu đó.
Bố mẹ đi làm, Lan ở nhà đỡ đần em bé.
Bài này tôi đã hướng dẫn các em tìm từ dùng sai và giải thích rồi tìm từ
thay thế. HS đã tìm được từ dùng sai là đỡ đần. Vì đỡ đần là giúp đỡ một phần
trong sinh hoạt. Vậy các em phải thay là trông hoặc giữ.
Như vậy, qua phân môn Tập làm văn có thể làm giàu vốn từ cho các em.
Đồng thời rèn luyện cho học sinh kĩ năng lựa chọn từ và sử dụng từ để đặt
câu, dựng đoạn, viết bài văn.
Ngoài môn tiếng Việt, tôi còn sử dụng ở tất cả các môn học khác khi có
cơ hội. Ví dụ: Ở môn toán có bài học về diện tích. Tôi hướng dẫn để các em hiểu
nghĩa của từ diện tích nghĩa là số đo của bề mặt. Tôi chiết tự diện nghĩa là mặt,
cho HS tìm các từ có tiếng diện nghĩa là mặt. HS tìm được diện kiến, diện mạo.
IV. HIỆU QUẢ :
Trong quá trình giảng dạy tôi rất chú trọng đến việc thực hiện nguyên tác

đồng bộ trong việc làm giàu vốn từ. Trong từng phân môn cụ thể, tôi đã áp dụng
các biện pháp làm giàu vốn từ nhằm cung cấp từ mới, vừa khai thác vốn từ sẵn
có của các em, giúp học sinh vận dụng tốt vào từng ngữ cảnh, tình huống cụ thể.
Chính vì vậy, vốn từ và kĩ năng sử dụng từ của các em ngày càng được nâng lên.
Mức độ sai sót về việc sử dụng từ ở từng bài làm đã giảm đáng kể. Do đó, chất
lượng của học sinh lớp 5B đã có nhiều tiến bộ. Không chỉ các em đã biết sử
dụng vốn từ trong học tập mà các em còn lựa chọn được từ ngữ phù hợp với yêu
cầu giao tiếp.
Cuối tháng 3 năm 2017, tôi đã ra đề khảo sát chất lượng của lớp mình và
đã thu được kết quả như sau :
học sinh hiểu HS hiểu nghĩa HS mập mờ, lơ HS chưa
từ vận dụng của từ nhưng
mơ, làm bài
hiểu từ.
Tổng
vào làm bài làm bài còn
không chắc
số HS
tốt.
nhầm lẫn gặp chắn, sai nhiều.
sai sót ít
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
38 em

8
21
21
55,4
8
21
1
2,6
Từ kết quả trên so với chất lượng đầu năm, học sinh lớp tôi đã có nhiều
tiến bộ. Có những em như em Phương Nhung, em Vân, em Diệu Linh, em
Quỳnh Anh, em Quang đã tích lũy được khá nhiều vốn từ và hiểu nghĩa rất chắc
chắn, khiến tôi rất yên tâm.
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã thực hiện trong quá trình giảng
dạy xung quanh vấn đề làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 5B trường Tiểu học

16


Nguyễn Bá Ngọc qua các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập
làm văn và đã thu được những kết quả đáng khích lệ.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận:
Qua một năm thực hiện việc làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 5 với
những kết quả trên tôi đã rút ra một số kết luận như sau:
Để việc làm giàu vốn từ cho học sinh Tiểu học đạt hiệu quả cao người
giáo viên cần chú ý đến những điều kiện đó là:
Thứ nhất: Việc làm giàu vốn từ cho học sinh phải được dạy trên cả hai
mặt: lý thuyết và thực hành, trong đó phần thực hành là quan trọng nhất. Bởi lẽ
trong thực hành có hệ thống bài tập dạy nghĩa từ, hệ thống hóa vốn từ và tích
cực hóa vốn từ - bài tập thực hành làm giàu vốn từ cho học sinh.

Thứ hai: Giáo viên phải sử dụng một cách đầy đủ và tích cực các biện
pháp làm giàu vốn từ cho học sinh mà sách giáo khoa và các tài liệu dạy học
khác đưa ra để truyền thụ cho học sinh một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Đồng
thời học sinh cũng có đủ tài liệu tham khảo để tạo ra sự kết hợp hài hòa, nhuần
nhuyễn giữa giáo viên và học sinh thì vốn từ học sinh sẽ được tăng lên về mặt số
lượng và đa dạng về sắc thái ngữ nghĩa.
Thứ ba: Giáo viên phải không ngừng nghiên cứu và học hỏi để có những
biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh phù hợp, có hiệu quả.
Tuy nhiên, người giáo viên cũng phải tự làm giàu vốn từ cho chính mình
trước khi giúp học sinh.
2. Đề xuất:
a. Với giáo viên: Người giáo viên Tiểu học cần nắm vững nội dung, chương
trình, nắm được đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học, nắm được những điểm
yếu, những thiếu sót của học sinh để cung cấp thêm. Trong quá trình lập kế
hoạch bài học, quá trình giảng dạy giáo viên cần quan tâm đến việc làm giàu
vốn từ cho học sinh, giúp học sinh có kĩ năng sử dụng từ trong giao tiếp nói và
viết một cách thông thạo, chính xác, phong phú.
b. Với tổ chuyên môn, nhà trường: Nên mở chuyên đề dạy học phân môn
luyện từ và câu để giáo viên thấy được những thiếu sót của mình trong quá trình
giảng dạy, từ đó tự điều chỉnh, lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp với
từng đối tượng học sinh.
Trên đây là một số việc tôi đã làm và thấy có hiệu quả. Vậy tôi mạnh dạn viết
ra nhưng trong khi làm cũng khó tránh khỏi sai sót nên rất mong các bạn đồng
nghiệp và các tổ, ban khoa học đóng góp ý kiến để cho sáng kiến của tôi được
trọn vẹn hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

17



XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hoá , ngày 6 tháng 4 năm 2017

NHÀ TRƯỜNG
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết

Lê Thị Hà

18


MỤC LỤC
NỘI DUNG
A. Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
B. Nội dung SKKN
I. Cơ sở lí luận
II. Thực trạng dạy học và làm giàu vốn từ ở
trường Tiểu học.
1. Thực trạng chung
2. Thực trạng của giáo viên
3.Thực trạng của học sinh.
4. Kết quả thực trạng

III. Giải pháp và tổ chức thực hiện
1. Các giải pháp
2. Các biện pháp tổ chức thực hiện.
2.1 Làm giàu vốn từ trong phân môn Tập đọc.
2.2 Làm giàu vốn từ trong phân môn Chính tả
2.3 Làm giàu vốn từ trong phân môn Luyện từ và
câu.
2.4 Làm giàu vốn từ trong phân môn Tập làm văn.
IV. Hiệu quả
C. Kết luận và đề xuất

TRANG
1
1
1
1
2
2
2
2
2
3
3
3
3
3
6
8
13
15

16

19



×