Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Một số biện pháp quản lý thư viện, thiết bị dạy học ở trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 25 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
2.2.1. Đặc điểm chung
2.2.2. Thực trạng vấn đề
2.2.3. Giải pháp, biện pháp
2.2.3.1. Nâng cao nhận thức cho CBGV, NV
2.2.3.2. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kĩ năng nghiệp vụ cho
CB,GV,NV phụ trách thiết bị, Thư viện
2.2.3.3. Tổ chức quản lý thư viện, TBDH hiệu quả, khoa học, quy
củ, nề nếp có kế hoạch
2.2.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn
đề nghiên cứu.
2.2.4.1. Về đầu tư kinh phí cho thư viện
2.2.4.2. Tình hình bạn đọc của thư viện và số lần mượn ĐDDH
2.2.4.3. Công tác tuyên truyền giới thiệu sách
2.2.4.4. Danh hiệu thư viện đạt được
3. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

Trang
2


2
3
3
3
4
5
5
5
5
5
6
8
9
10
17
17
18
18
18
19
19
19

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Đã từ lâu, sách luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc
sống hằng ngày của chúng ta. Sách luôn là kho tàng huyền bí làm kích thích sự
tò mò của biết bao người. Sách càng bí ẩn bao nhiêu thì càng gợi sự say mê của
con người bấy nhiêu. Nếu chúng ta không thể sống thiếu bạn thì ta cũng không
thể sống thiếu sách được. Sách là chiếc chìa khóa vạn năng mở mang sự hiểu

biết và làm đẹp cuộc đời.
1


Nhà văn Maxim Gorki nói “Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân
trời mới”. Sách có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Đọc sách là việc từ
xa xưa được xem là một việc hết sức thanh tao, người đọc là người có phẩm chất
cao quý.
Nói đến sách chúng ta phải nói đến thư viện, thư viện trường học là nơi
lưu giữ sách, tài liệu, là nơi bạn đọc đến để mượn sách, tìm kiếm thông tin, đáp
ứng moị nhu cầu đọc của bạn đọc. Thư viện luôn sẵn sàng phục vụ bạn đọc.
Thiết bị dạy học trong nhà trường cũng có một vai trò rất quan trọng. Nó
là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu của nhà trường. Thiết bị dạy học góp
phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên. Những đồ dùng, thiết bị dạy
học trực quan giúp cho học sinh dễ dàng lĩnh hội kiến thức một cách chủ động
và sâu sắc.
Thư viện là nơi cung cấp cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách
giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển để tra cứu, các loại
sách báo, tạp chí các loại tài liệu cần thiết của Đảng, Nhà nước và của các cấp,
các ngành phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung
kiến thức các môn khoa học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện của nhà trường.
Giáo dục và đào tạo muốn phát triển tốt thì đòi hỏi phải phát triển cơ sở
vật chất nói chung và Thư viện thiết bị dạy học nói riêng cả về chất là lượng.
Trong báo cáo của ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII được trình bày tại
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX có đoạn: "Tăng cường cơ sở vật chất và từng
bước hiện đại hoá nhà trường, lớp học, sân chơi, bãi tập, máy tính nối mạng
internet, thiết bị học tập và giảng dạy hiện đại…" và "Đổi mới phương pháp dạy
học, phát huy tư duy sáng tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm,
ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay…".

Hiện nay, một số trường vẫn còn xem nhẹ công tác thư viện, thiết bị dạy
học. Chưa có sự quan tâm đúng mức về các hoạt động của thư viện nhà trường.
Cán bộ thư viện kiêm nhiệm quá nhiều việc, Cán bộ quản lý còn thiếu sự chỉ đạo
và quản lý sát sao về công tác này, hoặc quản lý còn lỏng lẻo dẫn đến hiệu quả
công tác thư viện chưa đạt hiệu quả cao.
Để thực hiện tốt đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước “Học phải đi
đôi với hành, lí luận phải gắn liền với thực tiễn”, một vấn đề cấp thiết đặt ra cho
lãnh đạo nhà trường là phải xây dựng cơ sở vật chất, thư viện, thiết bị đủ số
lượng, đảm bảo chất lượng; đề ra một số biện pháp quản lí thư viện, thiết bị dạy
2


học hữu hiệu để công tác dạy và học của trường thực sự đi vào chiều sâu, có
hiệu quả.
Vì vậy, cần phải làm thế nào để xây dựng thư viện trường học đạt hiệu
quả chủ động khai thác vốn sách, tổ chức các hoạt động của thư viện, quản lý
thư viện, để kịp thời bổ sung các loại sách, tài liệu mới, sử dụng và quản lý chặt
chẽ kinh phí đầu tư cho thư viện nhà trường đúng mục đích. Làm thế nào để
quản lý và sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học trong nhà trường để mang lại
chất lượng cho mỗi giờ học đó là điều mà tôi băn khoăn, trăn trở trong vai trò
công tác quản lý của mình. Chính vì vậy tôi chọn đề tài về “Một số biện pháp
quản lý thư viện, thiết bị dạy học ở trường tiểu học ” để nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác thư viện, thiết bị dạy học ở trường
Tiểu học nơi tôi công tác, những vấn đề đặt ra trước mắt, đề ra những giải pháp
nhằm chỉ đạo, quản lý công tác thư viện, thiết bị dạy học trong nhà trường đạt
hiệu quả.
Qua khảo sát tình hình thực tế, đánh giá thực trạng công tác thư viện, thiết bị
dạy học của nhà trường. Nêu ra những giải pháp tích cực để chỉ đạo, quản lý công
tác thư viện nhà trường qua các việc làm cụ thể hàng tuần, hàng tháng. Nêu được kết

quả thực hiện trong 02 năm học, năm học 2015-2016 và năm học 2016-2017.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp quản lý thư viện, thiết bị dạy học ở trường tiểu học Xuân
Hòa huyện Thọ Xuân năm học 2015-2016 và năm học 2016-2017.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, các văn bản pháp qui về thư viện, thiết bị.
- Phương pháp khảo sát, điều tra biểu mẫu, số liệu.
1.5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
- Đưa ra được các biện pháp quản lý, chỉ đạo cán bộ thư viện - thiết bị dạy
học hoạt động có hiệu quả.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách thư viện – thiết bị một số kỹ
năng quản lý bạn đọc có hiệu quả.
- Số lượt đọc của giáo viên, học sinh tăng nhanh, mọi người yêu thích đọc
sách và tích cực sử dụng thiết bị dạy học.
3


2. PHẦN NỘI DUNG:
2.1. Cơ sở lý luận:
Năm học 2016-2017, toàn ngành tập trung kế hoạch hành động thực hiện
Nghị quyết số 29/NQ-TW về "Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và Đào tạo,
đáp ứng yêu cầu, công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế". Mục tiêu trong giai đoạn hiện
nay là phải tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học coi
4


trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, bổ sung những thành tựu khoa học

công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.
Trong Điều 2. Chương 1, Quyết định số 61/1998/QĐ/BGD&ĐT ngày 06
tháng 11 năm 1998 về qui chế tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông
đã nêu: “Thư viện có nhiệm vụ cung cấp cho giáo viên và học sinh đầy đủ các
loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển, tác phẩm
kinh điển để tra cứu, các loại sách báo cần thiết khác, góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy, học tập và tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và học
sinh”.
Sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, giáo viên và học sinh những
sách báo cần thiết của Đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục - Đào tạo, phục
vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức của các
bộ phận khoa học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy toàn diện
“Công tác tổ chức và hoạt động của thư viện phải là một nội dung quan trọng
trong đánh giá để công nhận trường chuẩn quốc gia và Danh hiệu thi đua hàng
năm” (Quyết định số 61/1998/QĐ – BGD&ĐT).
Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, giáo dục là quốc sách hàng đầu của
quốc gia trong việc đào tạo con người mới phát triển toàn diện ... Không thể nào hình
dung được một chiến lược phát triển giáo dục phổ thông mà không có sự tham gia
tích cực của thư viện trường học cũng như các cơ quan thông tin. Thư viện còn giúp
cho cán bộ - giáo viên – nhân viên – học sinh xây dựng phương pháp học tập, phong
cách làm việc khoa học, biết kỹ năng sử dụng sách, báo, tài liệu...
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Đặc điểm chung:
Trường Tiểu học Xuân Hòa là trường hạng III. Được tách ra từ trường
THCS Xuân Hòa từ năm 1992 và mang tên là trường Tiểu học Xuân Hòa. Đến
nay trường đã trải qua 25 năm xây dựng và trưởng thành. Ngay từ những ngày
đầu thành lập trường đã gặp không ít những khó khăn. Số lượng học sinh đông,
CSVC của nhà trường chưa đầy đủ, đời sống kinh tế của nhân dân địa phương
nơi trường đóng đang gặp nhiều khó khăn nên đã phần nào ảnh hưởng đến nhà
trường.

Chính vì vậy trong một thời gian dài trường chúng tôi gặp không ít khó
khăn, nhưng với lòng nhiệt tình của sức trẻ và tinh thần đoàn kết của cán bộ giáo
viên, nhân viên nhà trường đã từng bước khắc phục khó khăn, nâng cao chất
lượng dạy và học của nhà trường. Sau 25 năm phát triển và trưởng thành hiện
5


nay trng Tiu hc Xuõn Hũa khụng ch cú c s vt cht phỏt trin ngy cng
ỏp ng nhu cu hc tp nghiờn cu ca giỏo viờn cng nh hc sinh m nh
trng ó xõy dng thnh cụng trng t chun Quc gia mc II.
Trong cỏc nm hc, trc s h tr ca Nh nc, cựng vi ngun huy
ng úng gúp ca nhõn dõn ó xõy dng c phũng hc v cỏc phũng chc
nng khỏ khang trang, cnh quan, mụi trng xanh - sch - p.
Hin nay, nh trng cú 13 lp vi 330 hc sinh, i ng cỏn b qun lớ,
giỏo viờn, nhõn viờn trong nh trng cú 25 ngi.
2.2.2. Thc trng vn :
a. Thun li:
Trng Tiu hc Xuõn Hũa cú i ng giỏo viờn nhit tỡnh, nhiu giỏo viờn ging dy lõu
nm cú kinh nghim; i ng giỏo viờn tr giu nhit huyt, chun v trỡnh chuyờn mụn.
Nh trng c s quan tõm ch o sõu sỏt ca phũng Giỏo dc v
o to huyn Th Xuõn.
Ban lónh o nh trng ó to c mt khi on kt nht trớ cao trong
tp th s phm. Chi b nh trng ch o kp thi, sõu sỏt. Chớnh quyn, cụng
on, on thanh niờn phi hp vi nhau nhp nhng, cht ch, trờn c s tụn trng
ln nhau, ó gúp phn thỳc y nh trng thc hin tt k hoch nm hc do hi
ngh cỏn b, viờn chc ra. Hi Khuyn hc, Ban i din cha m hc sinh hot
ng cú hiu qu gúp phn thỳc y nh trng khụng ngng phỏt trin.
Nhõn viờn th vin cú trỡnh i hc th vin v ó nhiu nm lm
cụng tỏc th vin v gi thit b dy hc. C s vt cht nh trng n nay
tng i hon thin, õy cng l mt trong nhng iu kin thun li nh

trng thc hin nhim v ging dy v hc tp t kt qu tt trong nhng nm
gn õy.
b. Khú khn:
Một số gia đình cha quan tâm đến việc học tập của
con em mình. Vì vậy việc huy động, đầu t cho sự nghiệp
giáo dục cha cao do đó phần nào cũng ảnh hởng việc học tập
của học sinh.
Mt s hc sinh xa trng, nờn vic i li ca hc sinh nh tui cũn gp
nhiu khú khn khi n trng.
Nhõn viờn th vin cũn lm cụng tỏc kiờm nhim gia cụng tỏc th vin,
cụng tỏc thit b dy hc, nhõn viờn phc v. Phũng thit b dy hc din tớch
nh cha cỏc thit b dy hc trong nh trng.
6


Ban giám hiệu chưa có sự quan tâm đúng mức, nhận thức về công tác thư
viện chưa đầy đủ nên trong công tác chỉ đạo và quản lý chưa sát sao.
c. Nguyên nhân của thực trạng:
Chưa huy động được các nguồn lực trong nhà trường, các tổ chức đoàn
thể địa phương để tham gia xây dựng thư viện vững mạnh.
Ban giám hiệu chưa có sự quan tâm đúng mức, nhận thức về công tác thư
viện chưa đầy đủ nên trong công tác chỉ đạo và quản lý chưa sát sao.
Trong những năm học gần đây, trường Tiểu học Xuân Hòa đã có cơ sở vật
chất tương đối đầy đủ và đồng bộ. Tuy nhiên, công tác quản lý thư viện, thiết bị
dạy học của cán bộ quản lí, nhân viên còn gặp khó khăn. Mặc dù nhân viên làm
công tác quản lý thiết bị dạy học có lòng nhiệt tình với công việc nhưng do phải
kiêm nhiệm vừa làm thư viện vừa làm thiết bị dạy học lại vừa kiêm nhiệm nhân
viên phục vụ vì vậy mà hiệu quả chưa cao. Khi nhà trường phát động phong trào
làm đồ dùng dạy học thì hầu hết giáo viên đều hưởng ứng tham gia, nhưng chất
lượng các đồ dùng dạy học chưa cao. Khi có tiết thao giảng thì giáo viên mới sử

dụng thiết bị dạy học, phần lớn những tiết còn lại là dạy chay hoặc do giáo viên
đã sử dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy.
Hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, tiếp tục hưởng ứng
phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, thực hiện tốt đường lối chủ
trương của Đảng và nhà nước “Học phải đi đôi với hành, lí luận phải gắn liền
với thực tiễn”, một vấn đề cấp thiết đặt ra cho lãnh đạo nhà trường là phải xây
dựng cơ sở vật chất, thư viện, thiết bị đủ số lượng, đảm bảo chất lượng; đề ra
một số biện pháp quản lí thư viện, thiết bị dạy học hữu hiệu để công tác dạy và
học của trường thực sự đi vào chiều sâu, có hiệu quả, thiết thực, góp phần đưa
giáo dục của địa phương lên tầm cao mới, góp phần vào công cuộc đổi mới đất
nước, đưa đất nước từng bước đi lên theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá.
Từ thực trạng công tác thư viện, nhận thức được tầm quan trọng của thư
viện trong trường học là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của
nhà trường. Đặc biệt sự quan tâm chỉ đạo, quản lý của người Phó Hiệu trưởng
với công tác thư viện và thiết bị dạy học là vô cùng quan trọng nó quyết định
đến chất lượng giáo dục trong nhà trường. Do đó tôi chọn đề tài : “Một số biện
pháp quản lý thư viện, thiết bị dạy học ở trường Tiểu học ” để nghiên cứu.
2.2.3. Giải pháp, biện pháp:
7


Quản lí cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là một nội dung lớn trong những
nội dung quản lí ở trường. Nội dung này bao gồm: quản lí, sử dụng và bảo quản.
Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, xuất phát từ tình hình thực tiễn
của địa phương, của nhà trường chủ yếu đi sâu vào phân tích, lí giải thực trạng
về công tác quản lí thư viện, thiết bị dạy học tại trường. Từ đó đề ra một số biện
pháp thích hợp để có thể áp dụng vào quản lí trong trường, từng bước đưa thư
viện vào quy củ và nề nếp hơn; thiết bị dạy học được bảo quản tốt, ngăn nắp,
khoa học, để thuận lợi trong việc sử dụng, góp phần nâng cao chất lượng dạy và

học của nhà trường. Cụ thể tập trung vào các giải pháp chính như sau:
Thứ nhất: Cần phải nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên
về công tác quản lí thư viện, thiết bị dạy học ở trường Tiểu học.
Thứ hai: Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kĩ năng nghiệp vụ cho cán bộ,
giáo viên, nhân viên phụ trách thư viện, thiết bị dạy học.
Thứ ba: Tổ chức quản lí thư viện, thiết bị dạy học hiệu quả, khoa học, qui
củ, nề nếp, có kế hoạch.
2.2.3.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về công
tác thư viện, thiết bị dạy học ở trường Tiểu học.
Như tôi đã trình bày ở trên, cán bộ làm công tác thư viện, thiết bị dạy học
ở trường Tiểu học Xuân Hòa phải kiêm nhiệm nên việc thực hiện công việc của
mình còn nhiều hạn chế. Một thói quen đã trở thành cố hữu, người quản lí, nhiều
giáo viên, nhân viên đã xem nhẹ vai trò của thư viện, xem thường tác dụng của
thiết bị dạy học trong công việc dạy và học. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức cho
cán bộ, giáo viên, nhân viên phụ trách thư viện, thiết bị dạy học là một một vấn
đề cấp thiết. Cần làm cho họ ý thức được sự cần thiết và có nhu cầu sử dụng
thường xuyên các thiết bị này. Phát huy hiệu quả sử dụng chúng trong các giờ
học là điều cần thiết. Ý thức được vai trò của sách báo trong thư viện sẽ góp
phần bồi dưỡng cho họ về kiến thức chuyên môn, kĩ năng sư phạm phục vụ tốt
cho công tác giảng dạy.
Để nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, nhà trường cần
phải thực hiện được những công việc sau:
- Thường xuyên triển khai các văn bản pháp luật, các quyết định, chỉ thị,
hướng dẫn... của các cấp liên quan đến vấn đề cơ sở vật chất, thư viện, thiết bị
dạy học để cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập, nhận thức đầy đủ, đúng đắn, kịp
thời.
8


- Kịp thời giới thiệu được các loại sách báo có trong thư viện, các danh

mục, các thiết bị dạy học mà trường hiện có hoặc mới được cung cấp.
- Tập huấn các phương pháp dạy học cải tiến có hiệu quả, trong đó phải sử
dụng thiết bị dạy học.
- Biểu diễn các tính năng đưa lại hiệu quả dạy học đối với các thiết bị dạy
học đang có.
Đây là một việc làm rất cần thiết cho công tác quản lí, vừa bắt buộc, vừa khích
lệ giáo viên phải sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp.
- Đầu năm học cho các tổ chuyên môn họp lại, kiểm tra và tổng hợp
những tiết trong chương trình môn học cần sử dụng thiết bị dạy học để từ đó cán
bộ phụ trách thiết bị dựa vào đó để chuẩn bị thì hiệu quả sử dụng sẽ cao hơn.
Đây cũng là cơ sở để Ban giám hiệu nhà trường giám sát tốt hơn việc giáo viên
có sử dụng thiết bị dạy học trong tiết dạy hay không.
- Tổ chức hội thảo thường xuyên công tác đổi mới phương pháp dạy học,
trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau về cách khai thác sách báo trong thư
viện, việc sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả trong công tác dạy và học.
- Tổ chức các đợt tham quan học hỏi về lĩnh vực này tại các đơn vị có
kinh nghiệm, có thành tích trong huyện, tỉnh, ngoại tỉnh.
2.2.3.2. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kĩ năng nghiệp vụ cho cán bộ,
giáo viên, nhân viên phụ trách thư viện, thiết bị dạy học.
a. Đối với cán bộ quản lí
- Nắm vững cơ sở pháp lí, cơ sở khoa học để chỉ đạo công tác thư viện, thiết
bị dạy học.
- Lập ra kế hoạch, biện pháp quản lí thư viện, thiết bị dạy học khoa học và có
hiệu quả.
- Lập hồ sơ, sổ sách theo dõi thư viện, thiết bị dạy học trên các mặt: xây
dựng, bảo quản, sử dụng.
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện những kế hoach đã đề ra theo tuần, tháng, quí, kì, năm.
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của nhân viên thư viện, thiết bị dạy học,
của giáo viên để kịp thời uốn nắn, sửa chữa.
- Đánh giá việc triển khai, thực hiện kế hoạch. Rút ra kinh nghiệm để quản

lý tốt hơn các năm học kế tiếp.
b. Đối với nhân viên phụ trách thư viện, thiết bị dạy học.
Nhân viên thư viện vừa là người quản lý trực tiếp thư viện, thiết bị dạy
học vừa là người phụ tá giúp việc cho giáo viên thực hiện tốt bài giảng với việc
9


sử dụng, khai thác tốt thư viện, thiết bị dạy học. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu dạy
và học hiện nay, điều cấp thiết là phải đào tạo, bồi dưỡng kĩ năng, nghiệp vụ cho
nhân viên, giáo viên phụ trách thư viện, thiết bị dạy học.
Cán bộ thư viện ngày nay không thể chỉ bằng lòng là những người “thủ kho
giữ tài liệu” với phương châm “ vui vẻ, hòa nhã, nhiệt tình” mà còn phải là
những “ hoa tiêu” trong ”đại dương” thông tin; năng động, thạo nghề, có trình
độ ngoại ngữ, tin học để chỉ ra những tài liệu độc giả cần một cách nhanh nhất,
chính xác nhất. Bên cạnh đó, cán bộ thư viện phải luôn có ý thức trách nhiệm
động viên, nuôi dưỡng thói quen và sự hứng thú đọc sách cho sinh viên.
Ngoài các kiến thức về chuyên môn, ngoại ngữ, vi tính, người cán bộ thư
viện còn cần được đào tạo các kiến thức về tâm lý, kỹ năng giao tiếp… để biết
vận dụng khéo léo khả năng, trình độ của mình vào công việc và có những thái
độ, cư xử thích hợp với bạn đọc trong từng tình huống khác nhau.
Để làm được điều này, nhà trường đã gửi các cán bộ thư viện đi đào tạo nâng
cao trình độ. Đào tạo mới qua những khóa học ngắn hạn về tin học, ngoại ngữ
để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
2.2.3.3. Tổ chức quản lí thư viện, thiết bị dạy học hiệu quả, khoa học,
quy củ, nề nếp, có kế hoạch.
a. Quản lí thư viện
- Xây dựng, củng cố thư viện: Phải làm được những việc sau:
+ Từ đầu năm học, nhà trường phải có kế hoạch mua sắm các loại tủ, bàn
ghế thư viện, kệ đựng sách báo…
+ Huy động những nguồn vốn khác nhau: ngân sách nhà nước, ngân sách

từ công tác xã hội hoá giáo dục, từ những nguồn thu hợp pháp trong trường để
xây dựng thư viện.
+ Phát động cho giáo viên, phụ huynh học sinh trong nhà trường... ủng hộ
sách, báo, truyện cho thư viện nhà trường.
- Bảo quản và sử dụng:
+ Thư viện phải đảm bảo an toàn, mưa, bão không ướt.
+ Hệ thông điện phải đủ ánh sáng, đảm bảo cho việc đọc sách báo…
+ Khoảng cách các tủ, giá sách, bàn ghế phải hợp lí, khoa học đảm bảo
cho việc đi lại, tìm sách thuận lợi…
+ Xây dựng nội qui thư viện.

10


+ Rà soát, kiểm kê tất cả các loại sách báo có trong thư viện. Xử lý kỹ
thuật như đăng ký, đóng dấu, phân loại sách, mô tả, sắp xếp sách... Loại bỏ
những sách báo cũ không còn giá trị. Phân loại sách báo. Có thể phân loại thành
sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo… Từ đó có thể phân loại theo bộ
môn, theo khối lớp. Báo có thể phân loại thành: Báo Nhân dân, Tuổi trẻ, Thanh
niên, nhi đồng ...và được sắp xếp theo từng loại để người đọc dễ tìm.
+ Xây dựng thư mục sách của thư viện.
+ Xây dựng các loại sổ sách theo dõi của thư viện: Sổ tổng hợp các loại
sách báo có trong thư viện, sổ theo dõi giáo viên, học sinh mượn sách, các loại
sổ cần thiết khác.
+ Lập bảng giới thiệu sách, báo mới .
+ Thực hiện các buổi giới thiệu sách đến học sinh, giáo viên mỗi khi có
sách mới hoặc sách chưa được giới thiệu.
+ Làm thẻ thư viện cho người mượn, đọc sách.
Để thư viện trường học thật sự là nơi đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo
dục, đòi hỏi phải tăng cường vốn tài liệu, đảm bảo về nội dung phù hợp từng

khối lớp, bổ sung sách tham khảo, xây dựng tủ sách pháp luật – đạo đức bên
cạnh đó bổ sung thêm các loại báo tạp chí phù hợp lứ tuổi bạn đọc, đáp ứng
được yêu cầu sử dụng của người dùng .

11


12


Một số hình ảnh thư viện của nhà trường
Những công việc trên, người cán bộ quản lí lên kế hoạch, chỉ đạo nhân viên
thư viện phải thực hiện. Hàng tuần, hàng tháng người quản lí phải kiểm tra các loại
sổ mà thư viện có, nhân viên phải báo cáo việc quản lí thư viện cho cán bộ quản lí.
Nếu như nhân viên thực hiện chưa tốt thì cán bộ quản lí phải thường xuyên kiểm tra,
đôn đốc, nhắc nhở. Nếu người đọc, người mượn làm rách hoặc mất sách... thì nhân
viên thư viện căn cứ vào nội qui thư viện mà xử phạt thích đáng.
- Xây dựng thư viện xanh với mong muốn mang lại một nét mới, một

không gian thư viện gần gũi thiên nhiên, đáp ứng nhu các độc giả.Thư viện
xanh là nơi cho các cuộc nói chuyện, thảo luận, hội họp, triển lãm sách và
các hoạt động mang tính giáo dục. Với không gian mở, không gian giao
thoa giữa người đọc và thiên nhiên. Thư viện không chỉ khơi dậy niềm
đam mê đọc sách báo, củng cố văn hóa đọc mà còn tạo cho khuôn viên
trường xanh - sạch - đẹp.
Giờ đây, “Thư viện xanh” đã thực sự trở thành “Khoảng trời riêng”
của các em học sinh. Đầu giờ sáng, mỗi giờ ra chơi, giờ tan học…, bất cứ
khi nào có thể là các em đều tranh thủ tìm cho mình một vị trí trí thật lý
tưởng để đọc sách!


13


14


Học sinh đọc sách tại thư viện xanh của nhà trường
b. Quản lí TBDH
* Sắp xếp, phân loại thiết bị dạy học.
Từ đầu năm học, nhà trường có kế hoạch để nhân viên thiết bị dạy học
phân loại thiết bị dạy học: Thiết bị dạy học của từng bộ môn, thiết bị dùng
chung, bàn ghế thí nghiệm..., sau đó sắp xếp khoa hoc, ngăn nắp. Việc sắp xếp
phân loại này giúp nhân viên thiết bị dễ quản lí, giáo viên sử dụng thiết bị dạy
học trong giờ dạy của mình cũng dễ tìm, mỗi phòng thực hành sẽ do một giáo
viên bộ môn đó quản lí.
* Lên kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học theo khung phân phối chương
trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo do tổ chuyên môn xây dựng, các tổ chuyên
môn thảo luận và lên kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học của bộ môn mình dạy
cho từng tiết, từng bài, từng chương cụ thể. Trong kế hoạch này tổ chuyên môn
phải nêu được:
+ Sẽ sử dụng thiết bị gì cho tiết nào, bài nào, chương nào.
15


+ Thiết bị dạy học đó sẽ khai thác ở đâu? (Thiết bị hiện có của trường hay tự
làm).
+ Những kiến nghị, đề xuất với trường.
Dựa vào kế hoạch của từng tổ chuyên môn nhà trường sẽ có kế hoạch
chung về việc sử dụng thiết bị dạy học cho toàn trường.
* Tổ chức chỉ đạo thực hiện

+ Lập sổ theo dõi
Để quản lí thiết bị dạy học hiệu quả, việc cần thiết đầu tiên là phải lập sổ
theo dõi.
Dựa vào sổ theo dõi trên, người cán bộ quản lí dễ dàng biết được hiện tại
trường có bao nhiêu thiết bị dạy học của từng bộ môn, từng khối lớp.
Căn cứ vào kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học được xây dựng, dựa vào sổ
theo dõi mượn thiết bị dạy học của nhân viên thiết bị dạy học đối với từng giáo
viên, người quản lí biết được tiết nào, bài nào, thuộc bộ môn nào, giáo viên có
sử dụng thiết bị dạy học; tiết nào giáo viên không sử dụng. Người quản lí dễ
dàng thống kê được tổng số lượt mượn thiết bị dạy học của mỗi giáo viên trong
tháng, học kì. Theo cách này, có thể thống kê tổng lượt mượn, sử dụng thiết bị
dạy học của toàn trường trong học kì, năm học.
* Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm:
+ Trong quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc sử dụng thiết bị dạy học
trong giảng dạy, người quản lí thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở nhân viên thiết
bị dạy học thực hiện đúng những qui trình, thủ tục nêu trên.
+ Thường xuyên nhắc nhở, động viên những giáo viên chưa hoặc sử dụng
chưa đều thiết bị dạy học vào trong giờ dạy. Khuyến khích, tuyên dương những
giáo viên sử dụng tốt thiết bị dạy học.
+ Tổng kết kết quả sử dụng thiết bị dạy học theo tháng, theo kì, từ đó có
kế hoạch khen thưởng, kỉ luật kịp thời, đúng mức đối với từng giáo viên.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.

16


Để thực hiện tốt các vấn đề đã được đề cập trong nội dung sáng kiến kinh
nghiệm. Với cương vị là người quản lí, bản thân tôi luôn xác định cho mình
những điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp sau đây:
* Về cơ sở vật chất:

Phòng Thư viện - thiết bị dạy học phải đủ rộng, đảm bảo đủ ánh sáng, các
trang thiết bị và sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo đầy đủ để phục vụ cho
việc giảng dạy.
* Đối với cán bộ làm công tác Thư viện - thiết bị dạy học: Cần xác định
được tầm quan trọng của cán bộ làm công tác Thư viện - thiết bị dạy học trong
nhà trường để có kế hoạch cụ thể, xây dựng được một thư viện xuất sắc.
* Đối với cán bộ quản lí:
- Nắm vững cơ sở pháp lí, cơ sở khoa học để chỉ đạo công tác thư viện, thiết
bị dạy học.
- Lập ra kế hoạch, biện pháp quản lí thư viện, thiết bị dạy học khoa học và có
hiệu quả.
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện những kế hoach đã đề ra theo tuần, tháng, quí, kì,
năm.
- Lập hồ sơ, sổ sách theo dõi thư viên, thiết bị dạy học trên các mặt: xây
dựng, bảo quản, sử dụng.
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của nhân viên thư viện, thiết bị dạy học,
của giáo viên để kịp thời uốn nắn, sửa chữa.

17


(Hình ảnh về một buổi giới thiệu sách của nhà trường)
2.2.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
nghiên cứu.
Từ thực trạng công tác thư viện, thiết bị dạy học, có sự chỉ đạo, quản lý
của Hiệu trưởng đặc biệt là đề ra các giải pháp nên hiệu quả đạt được như sau:
2.2.4.1. Về đầu tư kinh phí cho thư viện (ngàn đồng).
Năm học

Kinh phí mua sách

báo, tài liệu, tạp chí

Kinh phí mua
sắm cơ sở vật
chất

2015-2016

35.056.000

45.059.000

2016-2017

16.069.000

11.369.000

Ghi chú

Trường tiết kiệm từ nguồn chi
thường xuyên
Trường tiết kiệm từ nguồn chi
thường xuyên

Phân tích số liệu:
- Năm học 2015-2016 là năm tiếp theo xây dựng thư viện nên kinh phí
đầu tư khá lớn.

18



- Năm học 2016-2017 tiếp tục đầu tư bổ sung thêm về cơ sở vật chất và
mua sách, báo, tài liệu nên nguồn kinh phí giảm đi.
2.2.4.2. Tình hình bạn đọc của thư viện và số lần mượn đồ dùng dạy
học:

Năm học

TS
GV

TS
HS

Số lượt bạn đọc
đến thư viện/
mượn ĐDDH
GV
HS

2015-2016
2016-2017

26
25

330
327


2280/203
3052/212

Số lượt sách đưa ra phục vụ trong
năm
GV

HS

GV

HS

GV

HS

2236 658
3253 721

1256
1320

1203
1324

0

125
225


1689
2256

0

Ghi
chú

2.2.4.3. Công tác tuyên truyền giới thiệu sách:

Năm học

Số lần giới
thiệu sách

Kể chuyện
theo sách
(lần)

Điểm
sách (lần)

Thi vui đọc
sách (lần)

Đọc to nghe
chung (lần)

2015-2016


8

4

1

3

3

2016-2017

6

3

1

2

2

2.2.4.4. Danh hiệu thư viện đạt được qua 2 năm trở lại đây:
Năm học
2014-2015
2015-2016

Danh hiệu thư viện
Đạt tiên tiến

Đạt tiên tiến

3. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:

19

Ghi chú

Tính đến tháng
3/2017


Thư viện là nơi cung cấp nền tảng kiến thức cho công tác giáo dục. Nhìn
vào phòng thư viện, phòng thiết bị dạy học của nhà trường có thể đánh giá được
sự quan tâm của người quản lý đối với chất lượng giảng dạy của giáo viên và
học tập của học sinh trong nhà trường. Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất,
sách, tài liệu cho thư viện, tổ chức khai thác nguồn sách để phục vụ giảng dạy và
học tập trong nhà trường là những vấn đề đang được các nhà trường quan tâm.
Xuất phát từ cở sở lí luận, cơ sở thực tiễn, sau khi phân tích thực trạng
công tác quản lí cơ sở vật chất nói chung, quản lí thư viện, thiết bị dạy học nói
riêng tại trường Tiểu học Xuân Hòa huyện Thọ Xuân. Qua thực tiễn làm công
tác quản lý nhà trường, nhận thức được tầm quan trọng của công tác thư viện,
thiết bị dạy học bản thân tôi đã có những giải pháp để chỉ đạo, quản lý thư viện
của nhà trường đạt được hiệu quả cao, đó là:
Thứ nhất: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường
về tầm quan trọng của thư viện và thiết bị dạy học.
Thứ hai: Bồi dưỡng nâng cao trình độ, kĩ năng, nghiệp vụ cho cán bộ
quản lí, giáo viên, nhân viên phụ trách thư viện, thiết bị dạy học.
Thứ ba: Tổ chức quản lí thư viện, thiết bị dạy học hiệu quả, khoa học, quy

củ, nề nếp, có kế hoạch khoa học cụ thể.
Thứ tư: Hàng năm tiết kiệm được nguồn chi thường xuyên của nhà trường
để mua sắm thêm trang thiết bị, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, tạp chí...để đầu
tư cho thư viện.
Thứ năm: Giáo viên - học sinh tích cực làm và sử dụng đồ dùng phục vụ
cho các tiết học. Không còn hiện tượng giáo viên dạy chay không sử dụng đồ
dùng dạy học. Chất lượng giáo dục của nhà trường được nâng lên rõ rệt.
3.2. Kiến nghị:
Hàng năm Phòng GD&ĐT cần tư vấn, hỗ trợ cho nhà trường một phần
kinh phí để mua sắm thêm trang thiết bị và tài liệu cho thư viện nhà trường.
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách bằng nhiều hình thức
khác nhau để cán bộ thư viện tham gia, rút kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau.
Nhân điển hình cán bộ thư viện giỏi, cho cán bộ thư viện đi học ở những
trường xuất sắc trong và ngoài tỉnh.
Trên đây là "Một số biện pháp quản lý thư viện, thiết bị dạy học ở trường
Tiểu học Xuân Hòa huyện Thọ Xuân", rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
20


Tôi xin cam đoan bản sáng kiến kinh nghiệm này là do bản thân tôi tìm
tòi, nghiên cứu và hoàn thiện. Không sao chép của người khác. Nếu có gian lận
gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Ngày 05 tháng 3 năm 2017
Người viết sáng kiến

HIỆU TRƯỜNG

Lưu Thị Tình


Đỗ Thị Hiền

TÀI LIỆU THAM KHẢO

21


1. Quyết định số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 03 tháng 01 năm 2003 của
Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện trường
phổ thông.
2. Thông tư 35/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006
của Bộ giáo dục và Đào tạo - Bộ nội vụ Hướng dẫn định mức biên chế viên chức
ở cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
3. Hướng dẫn số 11185/GDTH ngày 17 tháng 12 năm 2004 của Bộ
GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông.
4. Quyết định số 61/1998/QĐ/BGD&ĐT ngày 06 tháng 11 năm 1998 của
Bộ GD&ĐT về việc Ban hành qui chế về tổ chức hoạt động thư viện trường phổ
thông.

CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
22


Họ và tên tác giả: Đỗ Thị Hiền
Chức vụ và đơn vị công tác: Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Xuân Hòa

TT


1.
2.
3.

4.

5.

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)

Tên đề tài SKKN
Một số biện pháp rèn đọc cho
học sinh lớp 3
Một số biện pháp quản lý
chuyên môn
Phó Hiệu trưởng với công tác
thư viện ở trường Tiểu học
Một số biện pháp chỉ đạo nền

Phòng

C


1993 - 1994

Phòng

B

2005 - 2006

Phòng

C

2008 - 2009

Sở

B

2011 - 2012

Phòng

C

2013 - 2014

nếp dạy học, nhằm nâng cao
hiệu quả giáo dục trong
trường tiểu học

Xây dựng gia đình nhà giáo
văn hóa

Năm học
đánh giá xếp
loại

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN
****************
23



TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC ĐỀ TÀI ĐÃ ĐƯỢC XẾP GIẢI

Người thực hiện: Đỗ Thị Hiền
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường TH Xuân Hòa-Thọ Xuân
SKKN thuộc lĩnh vực: Thư viện

THANH HÓA NĂM 2017

24


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN
****************



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THƯ VIỆN, THIẾT
BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

Người thực hiện: Đỗ Thị Hiền
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường TH Xuân Hòa-Thọ Xuân
SKKN thuộc lĩnh vực: Thư viện

25


×