Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Củng cố kiến thức về số tự nhiên và các phép tính về số tự nhiên nhằm phát huy năng lực tư duy học toán cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.84 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
-----------o0o------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CỦNG CỐ KIẾN THỨC VỀ SỐ TỰ NHIÊN VÀ BỐN PHÉP TÍNH CƠ
BẢN CHO HỌC SINH LỚP 3.

Người thực hiện: Vũ Thị Chung
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Ba Đình
Sáng kiến kinh nghiệm thuộc môn: Toán

THANH HÓA, NĂM 2017

1


PHỤ LỤC
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
I Lý do chọn đề tài............................................................................... .trang 1
.II.Mục đích nghiên cứu........................................................ ...............trang 2
III.Đối tượng nghiên cứu ........................................................ ..............trang 2
IV.Phương pháp nghiên cứu........................................................ ..........trang 2
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I/ Cơ sở lý luận.......................... .......................................................... .. trang 4
II/ Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.................................................... .trang 4
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ........................................................ ...........trang 7


C.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ......................................................... .........trang 22
1/ Những kết luận về vấn đề nghiên cứu và triển khai SKKN .............trang 23
2/ Đề xuất, kiến nghị với các cấp…………………………..………….trang 24

2


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Hiện nay đất nước ta đang thực hiện “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá” đưa
nước Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Do đó Đảng
và Nhà nước ta đã xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”; Đặc biệt là giáo
dục tiểu học - bậc học nền tảng, là hệ thống giáo dục quốc dân ở mọi quốc gia
trên thế giới, bậc học học mà bất cứ người công dân Việt Nam nào sống ở thế kỷ
21 cũng phải trải qua.
Nằm trong hệ thống giáo dục phổ thông, bậc tiểu học là cái nôi đầu tiên giúp
trẻ phát triển nhân cách và tư duy, ... giúp trẻ hiểu rõ thế giới xung quanh ... và
bước đầu tiếp thu, vận dụng tính văn hoá nhân loại thông qua hệ thống các môn
học trong trường tiểu học. Trong đó, môn toán có ý nghĩa vô cùng quan trọng
trong thực tiễn, nó làm cho cuộc sống của con người nói chung, học sinh tiểu học
nói riêng trở tiếp cận nền văn mình nhân loại phần nào dễ dàng hơn.
Ở tiểu học, yếu tố “số tự nhiên” là một yếu tố xuyên suốt quá trình học từ
đầu cấp đến cuối cấp. Mọi khái niệm, tính chất, quy tắc về số của toán học được
xây dựng chủ yếu bắt đầu từ “Số tự nhiên”. Yếu tố “Số tự nhiên” nó vừa có tính
chất cụ thể, vừa có tính trừu tượng nên yêu cầu học sinh phải đi từ trực quan đến
trừa tượng, từ cụ thể, cái nhỏ lẻ đến tổng quát ... Dạy “Số tự nhiên” và các phép
tính có liên quan đến số tự nhiên không chỉ nhằm cung cấp cho học sinh những
kiến thức sâu rộng về số mà còn rèn luyện và phát triển thao tác tư duy, phân tích,
tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá ... Giúp các em nhận thức và phân tích tốt hơn
thế giới xung quanh.

Thực hiện trong quá trình dạy học về yếu tố “Số tự nhiên” cho học sinh tiểu
học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng, nhiều khi giáo viên còn gặp khoá khăn
khi lựa chọ nội dung để củng cố kiến thức và bồi dưỡng nâng cao cho học sinh
năng khiếu. Vì thế tôi chọn đề tài “Củng cố kiến thức về số tự nhiên và bốn phép
tính cơ bản cho học sinh lớp 3”, làm đề tài nghiên cứu của mình.

3


II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Ai trong chúng ta cũng hiểu, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong nhà
trường là nâng cao chất lượng dạy và học. Phát huy những mặt mạnh đã có sẵn
trong đội ngũ GV, ở các em HS, tận dụng sự quan tâm của nhà trường, gia đình
và xã hội để đưa chất lượng ngày một đi lên. Với các em HS lớp Ba, việc dạy cho
các em về yếu tố “Số tự nhiên” cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3
nói riêng, nhiều khi giáo viên còn gặp khoá khăn chứ đừng nói chi đến các em
phải đọc bài toán, suy nghĩ rồi tìm cách giải cho hợp lí hoặc nhiều cách giải khác
hay hơn. GV thì ít có thời gian học hỏi bạn bè, đồng nghiệp hoặc tài liệu tham
khảo của nhà trường còn ít… nên chất lượng dạy và học phần yếu tố về “Số tự
nhiên” chưa cao. Vì vậy tôi quyết định nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích đưa
ra một số giải pháp liên quan đến phương pháp dạy học của GV, đến ý thức trách
nhiệm của gia đình, của xã hội để giúp các em học tốt. Đặc biệt là một số phương
pháp tác động đến việc học tập của các em. Với những biÖn pháp đưa ra của đề
tài, chắc chắn chất lượng môn Toán của lớp sẽ được nâng lên. Qua đó cũng góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học .
III/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Học sinh lớp 3 trường tiểu học Ba Đình
IV/PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp sau;
- Phương pháp quan sát: Hình thức chủ yếu của phương pháp này là dự giờ
đồng nghiệp.

- Phương pháp thực nghiệm, thống kê ,so sánh: Với phương pháp này tôi có
thể phân loại,đối chiếu kết quả nghiên cứu.
- Ngoài ra tôi còn sử dụng một số phương pháp hỗ trợ khác như : đọc tài liệu
,thăm dò ý kiến học sinh,trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp.

4


NỘI DUNG
I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN.
Như chúng ta đã biết, môn Toán là một trong hai môn nhiều giờ và cũng là một
trong các môn đánh giá bằng điểm số ở khối Ba. Là môn học liên quan đến rất
nhiều các môn học khấc như: Tiếng Việt; Mĩ thuật.... Học sinh học tốt môn Toán
sẽ bổ sung rất nhiều các môn học khác, và ngược lại, nếu các em học tốt các môn
học khác như : Tiếng Việt; Đạo đức; TNXH... thì tất nhiên các em sẽ học tốt môn
Toán. Vì các em có đọc được, viết được thì các em mới hiểu được yêu cầu của bài
tập nói gì? Mới hiểu được bài toán ấy cho ta biết gì? Hỏi ta điều gì? Rồi mới suy
luận lo gíc và làm ra phép tính, kết quả được !
Trước tình hình đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài này là một vấn đề hoàn toàn hợp
lí. Trong đề tài có đưa ra một số giải pháp, mặc dù những giải pháp đó chưa được
sắc bén. Xong dù sao cũng đã góp được một phần nào vào việc nâng cao chất
lượng môn Toán trong lớp chúng tôi.
II/THỰC TRẠNG
1. Việc học của học sinh
- Khi học về yếu tố “Số tự nhiên” đôi lúc các em còn chưa khắc sâu được các
kiến thức cần ghi nhớ về “khái niệm số tự nhiên, số và chữ số, cấu tạo thập phân
của số, các phép tính cơ bản và các tính chất có liên quan ...”. Do đó khi làm các
bài tập các em còn làm chưa đúng, hay làm mà không chắc chắn là đúng hay
không. Mặt khác khi làm các bài tập có mức độ cao hơn các bài tập đại trà, việc
vận dụng các kiến thức vào làm bài tập còn lúng túng, xa lạ, nhất là những bài tập

yêu cầu về suy luận.
- Thực tế, qua việc học của học sinh còn cho thấy kĩ năng thực hiện các bài toán có
yêu cầu suy luận (ngược lại với các công thức, quy tắc, tính chất đã được học hay một số
tính chất được suy ra từ các công thức, quy tắc, tính chất đó) còn chưa thành thạo.
Ví dụ: Đơn giản nhất khi yêu cầu học sinh tính bằng hai cách ở các bài toán
sau: 4 x (5+6) và 5 x 4 + 6 x 4
Thì: Bài toán 1 các em thực hiện rất thành thạo còn bài toán 2 một số em lại
chỉ làm được một cách là: 5 x 4 + 6 x 4 = 20 + 24 = 44, còn cách hai: 5 x 4 + 6 x
4 = (5 + 6) x 4 hay 4 x (5 + 6) thì các em lại không làm được.
2. Việc dạy của giáo viên.
5


- Trong các tiết dạy ở trên lớp, giáo viên cung cấp cho học sinh hết những
kiến thức cơ bản nhất (nội dung trong sách giáo khoa), do đó có một số kiến thức
được mở rộng hay được suy ra từ kiến thức cơ bản các em có thể nắm được hoặc
cũng có thể không nắm được vì vấn đề cung cấp những kiến thức này không bắt
buộc. Do đó khi gặp những bài tập có mức độ khó hơn các bài tập đại trà, các em
còn lúng túng trong quá trình làm bài hoặc là không làm được.
Ví dụ: Khi dạy về phép cộng, giáo viên chỉ cần dạy để học sinh thực hiện
được: 120 + 53 bằng bao nhiêu nhưng để học sinh trả lời nhanh được: 120 x 2 +
53 x 2 bằng bao nhiêu (mặc dù đã biết kết quả của 120 + 53) thì còn nhiều học
sinh không thể tính hay trả lời nhanh được. Nhưng nếu giáo viên đã làm cho học
sinh nắm được “khi các số hạng trong một tổng cùng tăng lên bao nhiêu lần thì
tổng cũng tăng lên bấy nhiêu lần” thì bài toán trên lại trở nên đơn giản.
Từ đó ta cũng thấy được rằng việc dạy để học sinh làm tốt được các bài toán
có nhiều ý nghĩa. Đó là hình thức tốt nhất để củng cố, đào sâu, hệ thống hoá kiến
thức và rèn luyện kĩ năng. Đó cũng là phương tiện có hiệu quả để rèn luyện và
phát triển các thao tác tư duy. Do đó đòi hỏi người giáo viên phải biết lựa chọn
nội dung, biết tổ chức có hiệu quả tiết dạy thì việc dạy mới có vai trò quyết định

chất lượng học toán của học sinh.
Trong thực tiễn dạy học, cách hệ thống, đào sâu kiến thức thông qua các bài
tập được thường xuyên sử dụng trong tất cả các tiết học. Bài toán được coi là
“mắt xích chính” của quá trình giảng dạy toán học. Việc giải bài toán cụ thể bao
gồm nhiều ý đồ. Tác dụng của mỗi bài tập không chỉ phụ thuộc vào nội dung mà
còn phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp khai thác lời giải của nó. Vì vậy, việc
giáo viên đưa ra các câu hỏi gợi ý hướng dẫn học sinh làm bài cũng là một công
việc vô cùng quan trọng mà không phải bất cứ giáo viên nào cũng làm tốt được.
Ví dụ: Em hãy tìm các số chẵn có hai chữ số mà khi quay ngược lại vẫn
được một số chẵn?
- Giáo viên thứ nhất chỉ yêu cầu học sinh tìm rồi nêu các số tìm được.
- Giáo viên thứ hai đưa ra các câu hỏi gợi ý như sau:
? Nêu các chữ số khi quay ngược lại vẫn có nghĩa? ( 0,6, 8, 9)
? Số cần tìm là số như thế nào? (Số chẵn có hai chữ số)

6


? Từ các chữ số 0, 6, 8, 9 ta viết được những số chẵn có hai chữ số nào? (60,
80, 90, 68, 86, 96,98, 88, 66)
? Trong những số đã viết được đó, số nào quay ngược lại vẫn là số chẵn?
(86, 96, 98, 88)
Vậy, việc dạy của giáo viên mà cụ thể là việc khai thác, đào sâu, củng cố các
kiến thức cho học sinh thông qua các bài tập vẫn là vấn đề cần được quan tâm và
bồi dưỡng nhiều.
* Tóm lại.
Ở lớp 3 học sinh được học rất nhiều về kĩ năng tính toán như: Cộng, trừ,
nhân, chia, tính giá trị biểu thức ... Ngoài ra các em còn gặp những bài toán có
liên quan đến số, chữ số, cấu tạo thập phân của số. Một số học sinh năng khiếu thì
mới có thể làm được hoặc không làm được các bài tập dạng này ở mức độ khó

hơn. Vì thế, để làm tốt các bài tập phần này, nếu các em không khắc sâu được tất
cả các kiến thức về khái niệm, tính chất cơ bản, có liên quan đế “Số tự nhiên” và
các kiến thức mở rộng về “Số tự nhiên” thì việc phát triển tư duy toán hay bồi
dưỡng học sinh có năng khiếu toán sẽ gặp khó khăn. Mặt khác lớp 3 là lớp cuối
của “Giai đoạn 1” nên tôi cũng muốn giúp các em khắc sâu, nắm vưng các kiến
thức về “Số tự nhiên và các phép tính có liên quan” để các em có một vốn kiến
thức sâu, rộng cho “giai đoạn 2” của bậc tiểu học và các bậc học cao hơn.
Để giải quyết được “thực trạng nêu trên” đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi
cho nội dung, phương pháp dạy của mình như thế nào để giúp học sinh dần khắc
phục được các tồn tại nêu ở trên, từ đó các em học tốt hơn và nhất là việc bồi
dưỡng thêm được cho học sinh có năng khiếu toán.

7


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. SỐ TỰ NHIÊN.

1. Số tự nhiên, số, chữ số.
Kiến thức cần ghi nhớ.
- Để ghi các số, người ta dùng 10 chữ số từ 0 đến 9. Các chữ số nhỏ hơn 10.
Số có 1 chữ số được ghi bởi 1 chữ số
Số có 2 chữ số được ghi bởi 2 chữ số
Số có 3 chữ số được ghi bởi 3 chữ số
- Từ 1 đến có 9 số có 1 chữ số; 90 số có 2 chữ số; 900 số có 3 chữ số; 9000 số có
4 chữ số.
- Giữa 2 số tự nhiên liên tiếp không còn có số tự nhiên nào nữa.
+ Hai số tự nhiên liên tiếp (hơn) kém nhau 1 đơn vị.
- Người ta có thể viết chữ biểu thị các chữ số, mỗi chữ cái biểu thị 1 chữ số. Khi
viết chữ thay số cần có gạch ngang trên đầu để tránh nhầm lẫn.

VD:

ab gồm có a chục, b đơn vị
ab = a x 10 + b = a 0 + b

abc gồm có a trăm, b chục, c đơn vị
abc = a x 100 + b x 10 + c = a 00 + b0 + c

- Số tự nhiên nhỏ nhất là số 0
- Không có số tự nhiên nào lớn nhất.
Ví dụ 1: Các chữ số a, b, c của số abc có điều kiện gì thay đổi nếu.
a. Giá trị số đó không thay đổi khi đọc số đó từ phải sang trái.
b. Giá trị số đó không thay đổi khi thay a bởi b, b bởi c, c bởi a.
Hướng dẫn học sinh giải:
a. ? Số

abc là số có mấy chữ số? (3 chữ số)

? Khi đọc số đó từ phải sang trái ta được số mới là số nào? ( cba )
? Giá trị số đó không thay đổi khi đọc số đó từ phải sang trái có nghĩa là
gì? ( abc = cba )?
? Để abc = cba thì cần có điều kiện gì? (a = c).
b. Ta hiểu: Thay a bởi b, b bởi c và c bởi a như thế nào? (Vị trí của a được
thay bằng b, của b được thay bằng c và của c được thay bằng a)
8


? Khi thay như vậy ta được số mới là gì? ( bca )
? Giá trị số đó không thay đổi khi thay a bởi b, b bởi c, c bởi a có nghĩa là
gì? ( abc = bca )

? Để abc = bca thì cần có điều kiện gì? (a = b, b = c, c = a hay a = b = c)
Ví dụ 2: Cho dãy số 1, 2, 3, ... 97; 98; 99; 100.
a. Dãy số có tất cả bao nhiêu số?
b. Dãy số có tất cả bao nhiêu chữ số?
Hướng dẫn học sinh giải:
a. ? Dãy số trên gồm những loại số nào? (số có 1 chữ số, số có 2 chữ số, số
có 3 chữ số)
? Trong dãy số trên có bao nhiêu số có 1 chữ số; bao nhiêu số có 2 chữ số,
bao nhiêu số có 3 chữ số? (9 số có 1 chữ số, 90 số có 2 chữ số và 1 số có 3 chữ
số)
? Nêu cách để tìm dãy số đã cho có bao nhiêu chữ số? (9 + 90 + 1)
b. ? Để viết số có 1 chữ số người ta dùng mấy chữ số? (1 chữ số)
? Để viết số có 2 chữ số người ta dùng mấy chữ số? (2 chữ số)
? Để viết số có 3 chữ số người ta dùng mấy chữ số? (3 chữ số)
? Trong dãy số trên có bao nhiêu số có 1 chữ số, bao nhiêu số có 2 chữ số,
bao nhiêu số có 3 chữ số? (9 số có 1chữ số, 90 số có 2 chữ số và 1 số có 3 chữ
số).
? Để viết 9 số có 1 chữ số người ta phải dùng tất cả bao nhiêu chữ số? (9 x 1)
? Để viết 90 số có 2 chữ số người ta phải dùng tất cả bao nhiêu chữ số? (90 x 2)
? Để viết 1 số có 3 chữ số người ta phải dùng tất cả bao nhiêu chữ số? (1 x 3)
? Vậy để viết dãy số trên phải dùng tất cả bao nhiêu chữ số? ( 9 + 180 + 3)
* Như vậy, qua 2 ví dụ trên ta thấy: Để làm tốt 2 bài tập này giáo viên cần
nhấn mạnh, khắc sâu để học sinh nắm vững được:
- Cấu tạo thập phân của số
- Phân biệt được số với chữ số, cách dùng chữ số để viết số
- Có bao nhiêu số có 1 chữ số, 2 chữ số, 3 chữ số...
2. Số lẻ - số chẵn.
Kiến thức cần nhớ.
- Các số lẻ là các số có chữ số tận cùng (chữ số hàng đơn vị) là 1, 3, 5, 7 và 9.
9



- Các số chẵn là các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, và 8.
- Hai số lẻ liên tiếp hơn (kém) nhau 2 đơn vị. Giữa 2 số lẻ có 1 số chẵn.
- Hai số chẵn liên tiếp hơn (kém) nhau 2 đơn vị. Giữa 2 số chẵn có 1 số lẻ.
- Trong dãy số tự nhiên liên tiếp cứ 1 số chẵn lại đến một số lẻ rồi đến 1 số
chẵn và cứ thế tiếp tục xen kẽ nhau như thế mãi.
- Người ta gọi các số tự nhiên chẵn (hoặc lẻ) liên tiếp là dãy số cách đều có
khoảng cách là 2.
Ví dụ 1:
a. Tìm số chẵn có 2 chữ số mà quay ngược lại vẫn là số chẵn.
b. Tìm số chẵn có 2 chữ số mà quay ngược lại ta được một số lẻ.
Hướng dẫn học sinh giải:
? Nêu những chữ số để xuôi hay quay ngược vẫn có nghĩa? (0, 6, 8 và 9)
? Số chẵn có tận cùng là những chữ số nào? (0, 2, 4, 6, 8)
? Để thoả mãn đề bài thì những số cần tìm có chữ số tận cùng là bao nhiêu?
(0, 6, 8)
? Từ 4 chữ số 0, 6, 8 và 9 ta viết được những số chẵn nào có 2 chữ số? (66,
88, 60, 80, 68, 86, 90, 96, 98)
? Khi quay ngược những số này lại ta được những số có 2 chữ số nào? (99,
88, 89, 98, 96, 86)
? Hãy chọn ra trong những số có 2 chữ số khi đã quay ngược lại những số
thoả mãn với yêu cầu của ý a và ý b?
Ví dụ 2: Bạn An có số nhãn vở là số lẻ nhỏ nhất có 2 chữ số. Nếu Bình có 4 nhãn
vở nữa thì số nhãn vở của Bình hơn số nhãn vở của bạn An là 2 chiếc. Hỏi cả 2
bạn có bao nhiêu nhãn vở?
Hướng dẫn học sinh giải:
? Bạn An có số nhãn vở là số lẻ nhỏ nhất có 2 chữ số, vậy số nhãn vở của
bạn An là bao nhiêu? (11)
? Theo bài ra Bình có 4 nhãn vở nữa thì số nhãn vở của Bình hơn số nhãn

vở của bạn An là 2 chiếc. Như vậy, nếu Bình không có thêm 4 nhãn vở nữa thì số
nhãn vở của Bình so với An như thế nào? (Bình kém An 2 nhãn vở)
? Vậy Bình có bao nhiêu nhãn vở? (11 - 2)
? Hai bạn có tất cả bao nhiêu nhãn vở? (11+9)

10


* Như vậy qua 2 ví dụ trên ta thấy: Để làm tốt 2 bài tập này giáo viên cần nhấn
mạnh và khắc sâu cho học sinh nắm vững được:
- Tính chất của số chẵn, số lẻ
- Những chữ số nào khi để xuôi hay quay ngược vẫn có nghĩa
- Số lẻ (số chẵn) bé nhất hay lớn nhất có 1, 2, 3... chữ số hay 1, 2, 3,...chữ
số khác nhau.
3. Viết thêm chữ số 0 ở bên phải một số.
Kiến thức cần ghi nhớ.

- Khi viết thêm vào bên phải 1 chữ số 0, số đó tăng lên 10 lần.
- Khi viết thêm vào bên phải 2 chữ số 0, số đó tăng lên 100 lần.
- Khi gạch bỏ 1 chữ số 0 tận cùng ở bên phải 1 số thì số đó giảm 10 lần.
- Khi gạch bỏ 2 chữ số 0 tận cùng ở bên phải 1 số thì số đó giảm 100 lần....
Ví dụ1: Tìm 1 số biết rằng nếu viết thêm 1 chữ số 0 vào bên phải số đó thì ta
được 1 số mới lớn hơn số cũ là 882 đơn vị.
Hướng dẫn học sinh giải:
? Khi viết thêm 1 chữ số 0 vào bên phải số đó thì ta được 1 số mới. Số mới
so với số cũ thì như thế nào? (gấp 10 lần)
- Giáo viên dùng sơ đồ đoạn thẳng để biểu thị số cũ, số mới
? Nếu lấy số mới trừ đi số cũ thì ta được gì? (9 lần số cũ)
? 9 lần số cũ có giá trị bằng bao nhiêu? (882 đơn vị)
? Nêu cách tìm số ban đầu? (882 : 9)

Ví dụ 2: Tìm 1 số biết rằng nếu ta gạch bỏ 1 chữ số 0 tận cùng bên phải của số đó
giảm đi 648 đơn vị.
Hướng dẫn học sinh giải:
? Khi gạch bỏ 1 chữ số 0 ở tận cùng bên phải của 1 số thì số đó thay đổi
như thế nào? (Giảm 10 lần)
? Yêu cầu học sinh nêu mối liên hệ của số cũ và số mới để vẽ bằng sơ đồ
đoạn thẳng.
? Khi lấy số cũ trừ đi số mới ta được gì? (9 lần số mới)
? 9 lần số mới có giá trị bằng bao nhiêu? (648 đơn vị)
? Nêu cách tìm số mới? (648 : 9)

11


? Nêu cách tìm số ban đầu? (Viết thêm 1 chữ số 0 vào bên phải số mới
hoặc lấy số mới nhân 10)
* Qua 2 ví dụ trên, ta thấy để làm tốt 2 bài tập này giáo viên cần nhấn mạnh, khắc
sâu cho học sinh nắm được:
- Khi viết thêm 1, 2, 3... chữ số 0 vào bên phải 1 số tự nhiên thì số đó sẽ
tăng lên 10, 100, 1000... lần.
- Khi bỏ bớt đi 1, 2, 3... chữ số 0 ở bên phải 1 số tự nhiên thì số đó sẽ giảm
đi 10, 100, 1000... lần.
II. CÁC PHÉP TÍNH CƠ BẢN CỦA SỐ TỰ NHIÊN.

1. Phép cộng
Kiến thức cần nhớ
A+ B+ C = M
A,B,C gọi là số hạng. M là tổng.
* Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
* Trong phép cộng có nhiều số hạng, nếu có một số hạng chưa biết, để tìm số

hạng chưa biết đó ta lấy tổng trừ đi các số hạng đã biết.
- Tính chất của phép cộng:
+ Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ các số hạng thì tổng số không thay đổi.
+ Tính chất kết hợp: Trong một tổng ta có thể thay hai hay nhiều số hạng
bằng tổng của chúng thì kết quả chung vẫn không thay đổi.
+ Số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó.
Ví dụ 1: Tính nhanh:
a. 14+25+23+26+15+17+40
b. 4+7+10+13+16+19+22+25+28+31
Hướng dẫn học sinh giải:
? Để tính nhanh được 2 phép tính trên ta phải làm gì? (Ghép các cặp tổng
có kết quả là những số tròn chục)
? Nêu cách ghép? (Những số có tận cùng là 1 thì ghép với những số có tận
cùng là 9; 2 với 8, 3 với 7; 4 với 6; 5 với 5)
? Để tính nhanh được kết quả của 2 phép tính trên ta đã phải sử dụng
những tính chất nào của phép cộng? (Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp)

12


Ví dụ 2: Trường hợp nào tổng của hai số bằng một trong hai số hạng của nó?
Tổng của hai số bằng mỗi số hạng của nó?
Hướng dẫn học sinh giải:
? Khi tổng của 2 số bằng 1 trong 2 số hạng của nó thì 1 trong 2 số hạng
phải là số nào? (số 0)
? Khi tổng của 2 số bằng mỗi số hạng của nó thì mỗi số hạng phải là số
nào? (số 0)
Ví dụ 3: Tìm x
15 + x + 27 + 53 = 100
Hướng dẫn học sinh giải:

? Nêu tên gọi của x trong phép tính trên? (số hạng chưa biết)
? Nêu cách tìm số hạng x chưa biết đó? (lấy tổng trừ đi các số hạng đã biết)
* Như vậy, để làm tốt được 3 ví dụ trên giáo viên cần nhấn mạnh, khắc sâu cho
học sinh nắm được:
- Cách tìm số hạng chưa biết trong 1 tổng
- Tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng
- Cách ghép các cặp tổng trong bài tính nhanh
- Số 0 trong phép cộng.
2. Phép cộng thêm bớt vào 1 tổng
Kiến thức cần nhớ.
- Nếu các số hạng trong 1 tổng tăng lên bao nhiêu đơn vị thì tổng cũng tăng thêm
bấy nhiêu đơn vị.
- Trong một tổng có hai số hạng, nếu thêm vào số hạng này bao nhiêu đơn vị và
bớt số hạng kia bấy nhiêu đơn vị thì tổng không thay đổi.
- Nếu thêm vào số hạng này, bớt đi ở số hạng kia thì:
+ Tổng sẽ tăng lên nếu lượng thêm lớn hơn lượng bớt
+ Tổng sẽ giảm đi nếu lượng thêm bé hơn lượng bớt
- Các số hạng của tổng tăng (hay giảm) bao nhiêu lần thì tổng cũng tăng (hay
giảm) bấy nhiêu lần.
Ví dụ 1: Tổng hai số thay đổi thế nào trong từng trường hợp sau:
a. Mỗi số hạng cùng tăng thêm 35 đơn vị.
b. Số hạng này tăng thêm 35 đơn vị, số hạng kia giảm 30 đơn vị.
13


c. Mỗi số hạng cùng gấp lên 2 lần (hoặc cùng giảm 2 lần)
Hướng dẫn học sinh giải:
? Tổng đã cho gồm bao nhiêu số hạng? (2 số hạng)
a. ? Nếu mỗi số hạng đều tăng thêm 35 đơn vị thì tổng thay đổi như thế
nào? (tăng 35 x 2 = 70 đơn vị)

b. ? Nếu số hạng này tăng 35 đơn vị, số hạng kia giảm 30 đơn vị thì tổng
mới so với tổng cũ như thế nào? (Tổng mới hơn tổng cũ: 35 - 30 = 5 đơn vị).
c. ? Yêu cầu học sinh điền số còn thiếu vào chỗ chấm.
a x 2 + b x 2 = (a + b)x....
? Như vậy, nếu mỗi số hạng đều gấp lên 2 lần thì tổng thay đổi như thế
nào? (Tổng gấp lên 2 lần).
a : 2 + b : 2 = (a+b):....
? Nếu mỗi số hạng cùng giảm 2 lần thì tổng thay đổi như thế nào? (Tổng
giảm 2 lần).
* Để học sinh làm tốt ví dụ trên, giáo viên cần nhấn mạnh, khắc sâu để học sinh
nắm vững được:
- Nếu các số hạng trong 1 tổng tăng thêm bao nhiêu đơn vị thì tổng cũng
tăng bấy nhiêu đơn vị.
- Nếu lượng thêm lớn hơn lượng bớt thì tổng tăng lên
- Nếu lượng thêm bé hơn lượng bớt thì tổng giảm đi
- Các số hạng trong tổng cùng tăng (hay giảm) bao nhiêu lần thì tổng cũng
tăng (hay giảm) bấy nhiêu lần.
3. Phép trừ
Kiến thức cần ghi nhớ.
A-B=Q
A là số bị trừ; B là số trừ; Q là hiệu.
- Muốn tìm số bị trừ (chưa biết) ta lấy số trừ cộng với hiệu số
- Muốn tìm số trừ (chưa biết) ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu số.
- Tính chất của phép trừ.
+ Khi cùng thêm hoặc cùng bớt ở số bị trừ và số trừ cùng một số đơn vị như
nhau thì hiệu số không thay đổi.

14



+ Số bị trừ và số trừ cùng tăng (hay cùng giảm) bao nhiêu lần thì hiệu cũng
tăng (hay giảm) lấy nhiều lần.
+ a - 0 = a; a - a = 0
Ví dụ 1: Tìm x:
a. 42 - x + 25 = 35
b. x - 75 - 10 = 34.
Hướng dẫn học sinh giải:
a. ? Nêu tên của x trong biểu thức trên? (x là số trừ chưa biết)
? Biểu thức đã cho được thực hiện như thế nào? (Làm từ trái qua phải)
? Nêu cách tìm x? (42 - x = 35 - 25; 42 - x = 10; x = 42 - 10; x =32)
b. Nêu tên của x trong biểu thức trên? (x là số bị trừ chưa biết)
? Biểu thức đã cho được thực hiện như thế nào? (Làm từ trái qua phải)
? Nêu cách tìm x?
Cách 1: x - 75 = 34 +10; x -75 = 44; x = 44 + 75; x = 119
Cách 2: x - (75 + 10) = 34; x - 85 = 34; x = 34 + 85; x = 119
Ví dụ 2: Năm nay bố hơn anh 27 tuổi. Hỏi 5 năm nữa bố hơn anh bao nhiêu tuổi?
Hướng dẫn học sinh giải:
? Sau 5 năm nữa tuổi bố và tuổi anh thay đổi như thế nào? (Bố tăng thêm 5
tuổi, anh cũng tăng thêm 5 tuổi)
? Vậy sau 5 năm nữa tuổi bố hơn tuổi anh là bao nhiêu? (Bố vẫn hơn anh
27 tuổi)
Ví dụ 3:
a. Trường hợp nào hiệu của 2 số bằng số bị trừ?
b. Trường hợp nào hiệu của 2 số bằng số trừ?
Hướng dẫn học sinh giải:
a. ? Khi hiệu của 2 số bằng số bị trừ thì cần điều kiện gì? (Số trừ bằng 0)
b. ? Để số bị trừ trừ đi số trừ mà kết quả lại bằng số trừ thì cần điều kiện
gì? (Số bị trừ bằng 2 lần số trừ).
- Giáo viên có thể qua biểu thức: a - b = b ⇒ a = b + b hay a = b x 2 để học
sinh nhận ra điều này.

* Như vậy, để học sinh làm tốt các ví dụ trên thì giáo viên cần nhấn mạnh, khắc
sâu cho học sinh nắm vững được:
- Cách tìm số bị trừ, số trừ chưa biết
15


- Cỏc tớnh cht ca phộp tr (nh ó nờu phn trờn)
4. Thờm bt vo s b tr - s tr.
Kin thc cn ghi nh.
- S tr gi nguyờn, s b tr tng (hay gim) bao nhiờu n v thỡ hiu cng
tng (hay gim) by nhiờu n v.
- S b tr gi nguyờn, s tr tng (hay gim) bao nhiờu n v thỡ hiu s
gim (hay tng) by nhiờu n v.
Vớ d 1:
a, Hai số có hiệu bằng 41,nếu giữ nguyên số trừ và tăng số bị
trừ thêm 19 đơn vị thì hiệu mới bằng bao nhiêu?
b, Hai số có hiệu bằng 37 ,nếu giữ nguyên số trừ và giảm số bị
trừ đi 9 đơn vị thì hiệu mới bằng bao nhiêu?
c,Hai số có hiệu bằng 74 ,nếu giữ nguyên số bị trừ và tăng số
trừ thêm 27 đơn vị thì hiệu mới bằng bao nhiêu?
d, Hai số có hiệu bằng 62 ,nếu giữ nguyên số bị trừ và giảm số
trừ đi 38 đơn vị thì hiệu mới bằng bao nhiêu?
Hng dn hc sinh gii:
a, Nếu giữ nguyên số trừ và tăng số bị trừ thêm 19 đơn vị
thì hiệu mới bằng bao nhiêu? ( 41+19 = 60 )
b, Nếu giữ nguyên số trừ và giảm số bị trừ đi 9 đơn vị
thì hiệu mới bằng bao nhiêu? ( 37 - 9 = 28 )
c, Nếu giữ nguyên số bị trừ và tăng số trừ thêm 27 đơn
vị thì hiệu mới bằng bao nhiêu? ( 74-27= 47 )
d, Nếu giữ nguyên số bị trừ và giảm số trừ đi 38 đơn

vị thì hiệu mới bằng bao nhiêu? ( 62 + 38 = 100 )
Vớ d 2: Khi m 35 tui thỡ con gỏi 11 tui. Nm nay m 42 tui. Hi con gỏi bõy
gi bao nhiờu tui?
Hng dn hc sinh gii:
? M hn con bao nhiờu tui? (35 - 11 = 24)
? Hiu ca tui m v tui con cú thay i khụng? Vỡ sao? (Khụng vỡ khi
con tng 1 tui m cng tng 1 tui)
? Nm nay m hn con bao nhiờu tui? (Vn hn 24 tui)
? Tui con nm nay l bao nhiờu? (42 - 24 = 18)
* Nh vy, hc sinh lm tt 2 vớ d trờn thỡ giỏo viờn cn nhn mnh khc sõu
hc sinh nm vng c:
16


- Khi số bị trừ tăng bao nhiêu đơn vị thì hiệu cũng tăng lên bấy nhiêu đơn
vị và ngược lại.
- Khi số trừ tăng bao nhiêu đơn vị thì hiệu sẽ giảm đi bấy nhiêu đơn vị và
ngược lại.
- Khi thêm vào số bị trừ và số trừ với cùng 1 số tự nhiên thì hiệu không
thay đổi.
5. Một số trừ đi một tổng - một số trừ đi một hiệu
Kiến thức cần ghi nhớ.
- Muốn lấy 1 số trừ đi một tổng ta lấy số đó trừ đi số hạng thứ nhất được bao
nhiêu trừ đi số hạng thứ hai.
A - (B + C) = A - B - C
- Muốn lấy 1 số trừ đi một hiệu ta lấy số đó trừ đi số bị trừ, được bao nhiêu
cộng với số trừ: A - (B - C) = A - B + C.
Ví dụ: Tính nhanh:
a. 156 - (56 + 60)
b. 257 - 37 - 73

Hướng dẫn học sinh giải:
a. Giáo viên giúp học sinh nhận thấy: 156 - (56 + 60) = (156 - 56) - 60
b. Giáo viên giúp học sinh nhận thấy: 257 - 37 - 73 = 257 - (37 + 73)
* Như vậy, qua ví dụ trên giáo viên cần khắc sâu cho học sinh nắm vững một số
kiến thức sau để học sinh áp dụng vào việc tính nhanh giá trị của 1 biểu thức như:
- Muốn trừ 1 số cho 1 tổng ta có thể lấy số đó trừ đi 1 trong 2 số hạng của
tổng rồi được bao nhiêu trừ đi số hạng còn lại.
- Muốn trừ 1 số cho 2 hay nhiều số ta có thể lấy số đó trừ đi tổng của các
số trừ.
6. Phép nhân.
Kiến thức cần ghi nhớ.
- Phép cộng các số hạng bằng nhau là phép nhân trong đó có 1 thừa số là số
hạng của phép cộng, thừa số lưu là số các số hạng.
- Kết quả của phép nhân gọi là tích số.
- Tính chất cơ bản.
+ Khi ta thay đổi thứ tự các thừa số thì tích không thay đổi.

17


+ Trong phép nhân có ba thừa số, ta có thể nhân thừa số thứ nhất với tích của
2 thừa số thứ hai và thứ ba hoặc nhân thừa số thứ ba với tích hai thừa số thứ nhất
và thứ hai.
+ Bất cứ số nào nhân với 1 cũng chính bằng số đó.
+ Bất cứ số nào nhân với 0 cũng bằng 0 .
+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích tính chia cho thừa số đã biết.
+ Tích 1 thừa số chẵn nhân với 5 thì tận cùng bằng 0
+ Tích 1 thừa số lẻ nhân với 5 thì tận cùng bằng 5.
Số chẵn x số chẵn = số chẵn.
Số chẵn x số lẻ = số chẵn

Số lẻ x số lẻ = số lẻ.
+ Tích của hai thừa số không, đổi khi thừa số thứ nhất tăng (hay giảm) bao
nhiêu lần thì thừa số thứ hai giảm (hay tăng) bấy nhiêu lần.
+ Muốn nhân một số với 10; 100; 1000; ta chỉ việc thêm vào bên phải số đó
1, 2, 3 chữ số 0.
Ví dụ 1: Tích 2 số hay đổi thế nào trong từng trường hợp sau:
a. Mỗi thừa số cùng gấp lên 2 lần.
b. Thừa số này gấp lên 3 lần thừa số kia, giảm đi 3 lần.
Hướng dẫn học sinh giải:
a. Qua cách điền số hay chữ còn thiếu vào phép tính để học sinh nhận ra
được tích thay đổi như thế nào: a x b = m
(a x 2) x (b x 2) = (a x b) x ....x.... = m x .....
b. a x b = m
(a x 3) x (b : 3) = (a x b) x... : .... = ......
Ví dụ 2: Tìm một số có 2 chữ số biết tích của 2 chữ số bằng một trong hai chữ số
của nó và tổng hai chữ số bằng 8.
Hướng dẫn học sinh giải:
? Khi nào tích của 2 số bằng 0? (Một thừa số bằng 0)
? Khi 1 số bằng 0 mà tổng của 2 số bằng 8 thì số kia là bao nhiêu? (bằng 8)
? Số cần tìm là số nào? (80)
* Như vậy, qua 2 ví dụ trên ta thấy: Giáo viên cần nhấn mạnh khắc sâu cho học
sinh nắm vững được:
18


- Tích thay đổi như thế nào nếu mỗi thừa số trong tích tăng hay giảm một
số lần hay cùng tăng, cùng giảm một số lần.
- Tích của 2 số không thay đổi khi thừa số này tăng lên bao nhiêu lần thì
thừa số kia lại giảm đi bấy nhiêu lần.
- Tích của 2 số bằng 0 khi một trong hai thừa số phải là 0.

7. Phép chia:
Kiến thức cần ghi nhớ.
A: B= K
A là số bị chia: B là số chia: K là thương.
- Muốn tìm số bị chia chưa biết, ta lấy số chia nhân với thương số.
- Muốn tìm số chia, ta lấy số bị chia chia cho số thương.
- Bất kỳ số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
- Bất kỳ số nào khác 0 chia cho chính số đó cũng được thương là 1.
- 0 chia cho bất kỳ số nào khác 0 cũng được thương là 0.
- Số chia bao giờ cũng phải khác 0.
- Muốn chia một số chẵn chục, chẵn trăm cho 10; 100; ta chỉ việc bỏ bớt một chữ
số 0, hai chữ số 0 ở phải số đó.
- Khi cả số bị chia và số chia cùng tăng hay cùng giảm một số lần như nhau thì
thương không thay đổi.
- Số chia giữ nguyên, số bị chia tăng lên (hay giảm đi) bao nhiêu lần thì thương
cũng tăng lên (hay giảm đi) bấy nhiêu lần.
- Số bị chia giữ nguyên, số chia tăng lên (hay giảm đi) bao nhiêu lần thì thương
giảm đi (hay tăng lên) bấy nhiêu lần.
Ví dụ 1: Cho phép chia: 56 : 7
a. Số bị chia giảm 2 lần thì thương mới là bao nhiêu?
b. Số chia tăng 2 lần thì thương mới là bao nhiêu ?
Hướng dẫn học sinh giải:
? Khi số bị chia giảm thì thương tăng hay giảm? (Thương giảm)
? Khi số chia tăng thì thương tăng hay giảm? (Thương giảm)
- Từ đó học sinh áp dụng vào bài: Số bị chia giảm 2 lần thì số bị chia sẽ
còn bao nhiêu và thương còn bao nhiêu. Có thể mở rộng so sánh với thương ban
đầu để nhận ra số bị chia giảm 2 lần thì thương cũng giảm 2 lần.
19



- Câu b tương tự
Ví dụ 2: a,Hai số có thương bằng 16 , nếu giữ nguyên số bị chia và tăng số chia
lên 2 lần thì thương mới bằng bao nhiêu? ( 16:2=8)
b, Hai số có thương bằng 16 , nếu giữ nguyên số bị chia và giảm số
chia đi 2 lần thì thương mới bằng bao nhiêu? ( 16x2=32)
c, Hai số có thương bằng 16 , nếu giữ nguyên số chia và tăng số bị chia
lên 2 lần thì thương mới bằng bao nhiêu? ( 16 x 2= 32)
d,Hai số có thương bằng 16 , nếu giữ nguyên số chia và giảm số bị chia
đi 2 lần thì thương mới bằng bao nhiêu? ( 16 : 2= 8)
Ví dụ 3: Tìm một số có hai chữ số mà thương các chữ số là 1 mà tích các chữ số
của số đó là 16.
Hướng dẫn học sinh giải:
? Khi nào thương của 2 số bằng 1? (Hai số đó bằng nhau)
? Hai số bằng nhau nào có tích bằng 16? (4 x 4 = 16)
- Từ đó học sinh nhận ra số cần tìm là 44
* Qua 2 ví dụ trên, giáo viên cần khắc sâu và nhấn mạnh để học sinh nắm vững
được:
- Khi số bị chia tăng (hay giảm) bao nhiêu lần thì thương cũng tăng (hay
giảm) bấy nhiêu lần.
- Khi số chia tăng (hay giảm) bao nhiêu lần thì thương giảm (hay tăng) bấy
nhiêu lần.
- Thương của 2 số bằng 0 khi số bị chia bằng 0. Số chia bao giờ cũng khác 0.
- Thương của 2 số bằng 1 khi số bị chia bằng số chia
8. Quan hệ giữa các số trong phép nhân, phép chia, phép chia có dư:
a. Quan hệ các số trong phép nhân chia:
*Ax B = C

A = C:B; B = C:A
*Ax B x C= Q


*A: B = K



A = Q:B:C = Q: (B x C)



B = Q:A:C = Q: (A x C)
C = Q:A:B = Q: (A x B)
A = B x K; B = A : K

b. Phép chia:
- Phép chia hết là phép chia không còn dư. Thương là số tự nhiên.
- Các số chẵn đều chia hết cho 2
- Trong phép chia có dư, bao giờ số dư cũng nhỏ hơn số chia.
20


Trong phép chia có dư thì:
+ Số bị chia = số thương x số chia + số dư
+ Số chia = (Số bị chia - số dư) : số thương
+ Số dư lớn nhất là số dư chỉ kém số chia một đơn vị. Số chia nhỏ nhất là số chia
chỉ hơn số dư một đơn vị.
Ví dụ 1: Tìm x
a. x : 6 = 7 (dư 3)
b. 72 : x = 7 (dư 2)
Hướng dẫn học sinh giải:
? Muốn tìm số bị chia trong phép chia có dư ta làm thế nào? (Thương x số
chia + số dư)

? Muốn tìm số chia trong phép chia có dư ta làm thế nào? (Số bị chia - số
dư được bao nhiêu chia cho thương)
- Từ đó học sinh tìm được x trong các bài toán trên.
Ví dụ 2: Tìm chữ số hàng đơn vị của số x biết:
a. x chia hết cho 2
b. x chia hết cho 5
c. x chia hết cho 2 dư 1
Ví dụ 3: Tìm một số, biết rằng số đó chia cho 8 được 9 và số dư là số lớn nhất có
thể có được?
Ví dụ 4: Tìm số bị chia trong phép chia cho 8, biết thương là 4 và số dư là số lớn
nhất có thể có được?
Hướng dẫn học sinh giải:
a. ? Những số chia hết cho 2 là những số có đặc điểm gì? (Là số chẵn)
? Số chẵn có chữ số tận cùng (chữ số hàng đơn vị) là những chữ số nào? (0,
2, 4, 6, 8)
b. ? Những số chia hết cho 5 có đặc điểm gì? (Có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5)
c. ?Những số nào chia cho 2 dư 1? (số lẻ)
? Số lẻ là những số có tận cùng bằng mấy? (1, 3, 5, 7, 9)
* Như vậy qua 2 ví dụ trên ta thấy: Để làm tốt 2 ví dụ này học sinh cần nắm vững
được:
- Cách tìm số bị chia, số chia trong phép chia có dư. Số dư luôn bé hơn số chia.
- Số chẵn là số chia hết cho 2. Số lẻ là số chia cho 2 dư 1.
- Số chia hết cho 5 thì có tận cùng là 0 hoặc 5
21


C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Trong hai năm học vừa qua, tôi đã tiến hành đưa nội dung đề tài của mình
vào việc dạy học môn toán lớp 3, đặc biệt là ở buổi học thứ 2 và nội dung phát
hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu toán; tôi thấy học sinh thực sự có một vốn

kiến thức sâu rộng hơn về “số tự nhiên và các phép tính về số tự nhiên”; học sinh
làm các bài tập đại trà, cơ bản về mạch kiến thức này tốt hơn; học sinh khá giỏi
có thể giải quyết các bài tập ở mức độ cao hơn mà không còn bỡ ngỡ, lúng túng.
Kết quả học tập môn toán nói chung và các bài toán về số tự nhiên nói riêng được
nâng lên rõ rệt. Cụ thể như sau:
- Kết quả môn toán của lớp 3A4 (39 học sinh) khi chưa đưa nội dung đề tài vào
việc giảng dạy trong một thời gian nhất định đạt như sau:
Điểm 9-10
SL
%
7
17,9

Điểm 7-8
SL
%
10
25,6

Điểm 5-6
SL
%
18
46,2

Điểm dưới 5
SL
%
4
10,3


- Sau khi đưa nội dung đề tài của tôi vào việc giảng dạy môn toán lớp 3 thì kết
quả học môn toán của lớp 3A sau một thời gian nhất định đạt như sau:
Điểm 9-10
SL
%
10
25,6

Điểm 7-8
SL
%
18
46,2

Điểm 5-6
SL
%
9
23,1

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
22

Điểm dưới 5
SL
%
2
5,1



1/ Những kết luận về vấn đề nghiên cứu và triển khai SKKN.
Như chúng ta đã biết, trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta đã rất coi
trọng sự nghiệp Giáo dục. Đảng cho rằng : Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
Nền Giáo dục có phát triển được hay không, những nhân tài có xuất hiện được
hay không chính là nhờ vào sự học tập, rèn luyện của các em học sinh. Mà chất
lượng của các em có tốt hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào sự giảng dạy của
các thầy cô giáo. Vì thế, nhận thức tốt về điều đó, là một GV chủ nhiệm, tôi rất
trăn trở, băn khoăn trong quá trình dạy học. Làm sao để giúp các em học tốt?
Làm sao để đưa chất lượng tăng cao với một lớp có nhiều đối tượng khác nhau,
có những đặc thù riêng biệt hơn so với những lớp khác? Việc đưa chất lượng đại
trà đi lên đã khó huống chi là bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém.
Vay muốn đưa chất lượng đi lên thì trước hết giáo viên phải dạy tốt tất cả các
môn và đặc biệt là chú trọng vào môn Toán. Trong môn toán thì phần “số tự nhiên
và các phép tính về số tự nhiên”; là vô cùng quan trọng. Nó kết hợp tất cả kiến
thức số học. Nó còn bổ sung cho các môn học khác nữa. Từ tìm hiểu đặc điểm
tình hình của lớp đến gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh, rồi làm tốt công tác xã hội
hóa giáo dục cũng như là tìm ra phương pháp phù hợp để giúp đỡ các em nắm
vững kiến thức, tiếp thu bài một cách dễ dàng.Tôi nghiên cứu, tìm tòi những giải
pháp hữu hiệu để giúp các em hiểu bài. Thay hình thức dạy học, cũng như là gần
gũi, quan tâm, giúp đỡ các em. Khích lệ các em nêu cao tinh thần học tập. Ngoài
các lần kiểm tra định kì tôi còn cho các em làm bài kiểm tra theo dõi thường
xuyên 15 phút, 1 tiết v.v., giúp các em cũng cố kiến thức và đó cũng là căn cứ để
giúp tôi nắm bắt tình hình và điều chỉnh quá trình dạy học cho hợp lí hơn.. Kết
quả cho thấy chất lượng HS tiến bộ rõ rệt, khẳng định được vai trò to lớn của GV
trong quá trình dạy học, trong công tác chủ nhiệm. Các em học sinh chăm ngoan,
học giỏi, vâng lời bố mẹ, thầy cô. Cùng nhau thi đua trong học tập.

II/ ĐỀ XUẤT:
a/ Đối với nhà trường:

- Thường xuyên mở các buổi hội thảo chuyên đề bồi dưỡng nâng cao trình độ cho
giáo viên.
- Hỗ trợ tạo điều kiện cho giáo viên sưu tầm tµi liÖu
b/ Đối với cấp trên:

23


- Phòng GD& ĐT nên tổ chức thường xuyên những hội thảo chuyên đề đi sâu vào
từng phân môn.
Trên đây là kết quả nghiên cứu và thực nghiệm bước đầu của đề tài sáng
kiến kinh nghiệm ‘’ củng cố kiến thức về số tự nhiên và các phép tính về số tự
nhiên nhằm phát huy năng lực tư duy học Toán cho học sinh lớp 3”
Tuy vậy, vì thời gian có hạn nên tôi nhận thấy đề tài của mình vẫn còn có
những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để đề tài
của tôi đạt kết quả cao hơn.
Tôi chân thành cảm ơn.
Ba Đình, ngày 10 tháng 3 năm 2017
Người thực hiện

Vũ Thị Chung

24



×