Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số biện pháp giúp HS lớp 4 hiểu và phân biệt nhanh từ loại tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.35 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài:...........................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu:....................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu:..............................................2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM...............................................2
2.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm..................................................................................3
2.2.1. Thuận lợi:.................................................................4
2.2.2. Khó khăn:.................................................................5
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề............5
2.4. Kết quả thực hiện....................................................................................18
3. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ........................................................................19

i


1.

PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài:
Mục tiêu giáo dục Tiểu học là giáo dục toàn diện cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi
có những hiểu biết cơ bản về: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và chăm
sóc sức khoẻ ban đầu. Thực hiện chủ trương dạy đủ môn ở trường Tiểu học,
ngành giáo dục đã không ngừng đổi mới phương pháp dạy học trong tất cả
các môn học nói chung. Mỗi môn học đều góp phần hình thành và phát triển
nhân cách của trẻ, cung cấp cho các em những tri thức cần thiết để phục vụ
cho cuộc sống, học tập và sinh hoạt sao cho tốt nhất và có hiệu quả cao.


Môn Tiếng Việt rất quan trọng đối với học sinh cấp bậc tiểu học nói
chung, ở lớp tôi nói riêng. Nếu học tốt phân môn này nó sẽ giúp các em học
tốt hơn các phân môn của phân môn Tiếng Việt như: Nó sẽ giúp thêm cho
môn Tập làm văn, câu sẽ trau chuốt hơn, diễn đạt bằng ngôn ngữ rõ ràng
mạch lạc, biết sàng lọc để đưa hình ảnh hay vào trong bài. Nó còn giúp cho
phân môn chính tả như viết đúng, ít lỗi hơn. Trong phân môn kể chuyện, các
em sẽ biết cách kể hay, hấp dẫn người nghe hơn. Học tốt phân môn này nó
còn giúp cho việc học và nắm bắt kiến thức các môn học khác một cách dể
dàng hơn.
Được phân công dạy lớp 4, qua một thời gian giảng dạy tôi thấy học sinh
của mình rất cố gắng học tập tất cả các môn học đặc biệt là môn Tiếng Việt.
Nhưng trong thực tế khi học đến từ loại Tiếng Việt thì nhiều em còn lúng
túng. Với suy nghĩ "Làm thế nào để học sinh nắm chắc kiến thức này và tự tin
trong học tập?" nên tôi đã quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp giúp
học sinh lớp 4 hiểu và phân biệt nhanh từ loại Tiếng Việt ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này nhằm mục đích sau:
- Để giúp cho chúng ta thấy rõ vị trí quan trọng của từ loại Tiếng Việt.
- Để giúp học sinh tiếp thu bài giảng một cách nhẹ nhàng, khắc sâu kiến
thức về từ loại.
- Phân loại được từng đối tượng học sinh để có biện pháp dạy học phù
hợp, giúp học sinh xác định đúng từ loại Tiếng Việt.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh lớp 4A trường Tiểu học Hoằng Anh.

1


- Biện pháp giúp học sinh lớp 4 hiểu và phân biệt nhanh từ loại Tiếng
Việt.

1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
1. Đọc và tra cứu tài liệu.
2. Điều tra khảo sát thực tế thu thập thông tin.
3. Mô tả, phân loại và so sánh tư liệu
4. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
5. Phương pháp thống kê xử lý số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận.
Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học là: Hình thành và phát triển ở
học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và
giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy
học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy, cung cấp cho
học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết
sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn ho¸, văn học của Việt Nam
và nước ngoài.
Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong
sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt
Nam trong xã hội chủ nghĩa. Các kiến thức về từ loại trong phân môn Luyện
từ và câu ®ãng vai trß rÊt lín trong viÖc thùc hiÖn c¸c môc tiªu
®ã.
Theo tác giả Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung thì “Danh từ, động
từ, tính từ, là ba từ loại cơ bản, chiếm số lượng lớn nhất và thể hiện tương đối
đầy đủ và rõ rệt nhất các tiêu chuẩn phân loại.” (Ngữ pháp Tiếng Việt – trang
77).
Đặc trưng ngữ pháp của danh từ là ý nghĩa thực thể (ý nghĩa chỉ sự vật,
chỉ khái niệm về sự vật và những gì được “sự vật hóa”), nó tồn tại trong thực
tại, được nhận thức và được phản ánh trong tư duy của người bản ngữ như là
những sự vật. Danh từ có khả năng kết hợp với đại từ chỉ định: này, kia, ấy,

2


nọ, v.v…Danh từ còn có khả năng kết hợp trực tiếp hay gián tiếp với số từ.
Trong mối quan hệ với động từ, tính từ danh từ thường làm chủ ngữ và nếu
làm vị ngữ thì danh từ phải kết hợp với từ “là” đứng trước nó.
Động từ là những từ biểu thị ý nghĩa khái quát về quá trình. Ý nghĩa quá
trình thể hiện trực tiếp đặc trưng vận động của thực thể. Đó là ý nghĩa hành
động. Ý nghĩa trạng thái được khái quát hóa trong mối liên hệ với vận động
của thực thể trong thời gian và không gian. Về khả năng kết hợp, động từ
thường có các phụ từ đi kèm như: hãy, đừng, chớ và với lắm, quá; không kết
hợp được với rất, hơi.
Tính từ là lớp từ chỉ ý nghĩa đặc trưng (đặc trưng của thực thể hay đặc
trưng của quá trình). Ý nghĩa đặc trưng được biểu hiện trong tính từ thường
có tính chất đối lập phân cực (thành cặp trái nghĩa) hoặc có tính chất mức độ
(so sánh và miêu tả theo thang độ). Tính từ có khả năng kết hợp với phụ từ,
nhưng không kết hợp được với hãy, đừng, chớ (đối lập với động từ). Tính từ
cũng có thể kết hợp với thực từ đi kèm (để bổ nghĩa cho tính từ). Chức năng
chính của tính từ là làm vị ngữ trong câu, nhưng tính từ cũng được dùng kèm
với danh từ hoặc động từ để bổ nghĩa cho danh từ hay động từ.
Trên cơ sở lí luận về ba từ loại cơ bản mà tác giả Diệp Quang Ban và
Hoàng Văn Thung cung cấp, tôi nhận thấy khi dạy cho các em cần chú trọng
cả nội dung, ý nghĩa và các dấu hiệu hình thức của từng từ loại, đồng thời rút
cho được “mẹo” nhỏ giúp học sinh dễ dàng nhận ra danh từ, động từ, tính từ.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Ở trong trường Tiểu học môn Tiếng Việt giữ vai trò đặc biệt quan trọng,
nó góp phần đắc lực vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ ở Tiểu học
theo đặc trưng bộ môn của mình. Việc dạy Tiếng Việt trong nhà trường nhằm
tạo cho học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt giao tiếp và học tập. Thông qua
việc học Tiếng Việt, nhà trường rèn luyện cho các em năng lực tư duy,

phương pháp suy nghĩ, giáo dục các em những tư tưởng lành mạnh, trong
sáng, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh.
Môn Tiếng Việt ở Tiểu học bao gồm nhiều phân môn. Mỗi phân môn đều
có nhiệm vụ riêng song mục đích cuối cùng của chúng ta là cung cấp cho học
sinh những kiến thức phổ thông về ngôn ngữ. Trên cơ sở đó rèn luyện kỹ năng
nghe, nói, đọc, viết nhằm giúp học sinh vận dụng các từ đã học vào phân môn
tập làm văn vốn rất hạn chế bởi việc hiểu nghĩa từ loại chưa chính xác.

3


Trong quá trình thực tế trực tiếp giảng dạy tôi thấy học sinh trường tiểu
học nói chung, học sinh lớp 4A nói riêng, việc xác định từ loại Tiếng Việt và
vận dụng từ loại Tiếng Việt vào các kỹ năng nói, viết vẫn con nhiều hạn chế
do một số nguyên nhân sau:
- Do không phân định đúng ranh giới của từ mà học sinh xác định từ loại
sai.
- Nhiều em không nắm vững khái niệm "từ loại" nên không hiểu đúng
yêu cầu của bài tập.
- Khi xác định từ loại học sinh còn gặp khó khăn trong những trường hợp
mà nghĩa của từ hoặc dấu hiệu hình thức không rõ ràng.
- Thời gian luyện tập, số tiết luyện tập về từ loại Tiếng Việt ở chương
trình lớp 4 còn chưa nhiều.
Sau đây là bảng thống kê kết quả của học sinh lớp 4A năm học 2016 –
2017 (tháng 9/2016) làm một số bài tập về thực hành từ loại Tiếng việt có
trong chương trình hiện hành khi chưa thực hiện đề tài này.
KÕt
q

9 -10

®iÓm

7-8
®iÓm

5 - 6 ®iÓm

Điểm dưới 5

S.L

%

S.L

%

S.L

%

4

16

13

52

7


28


S.L
T.S HS
25

1

%
4

2.2.1. Thuận lợi:
- Phòng giáo dục, Đảng ủy, Ủy ban xã Hoằng Anh và đặc biệt là Ban
giám hiệu trường Tiểu học Hoằng Anh đã và đang quan tâm đầu tư để không
ngừng nâng cao chất lượng giáo dục học sinh Tiểu học nói chung và việc
nâng cao kỹ năng phân môn Tiếng Việt của học sinh Tiểu học nói riêng.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đầu tư đồng bộ, đầy đủ.
- Phần lớn phụ huynh đã quan tâm đến việc học tập của con cái.
- Đa phần học sinh có trí nhớ tốt, có khả năng tiếp thu nhanh và tích cực,
chịu khó trong học tập.

4


2.2.2. Khó khăn:
- Do trình độ dân trí còn chưa cao, đặc biệt là kiến thức về từ loại của các
bậc phụ huynh còn nhiều hạn chế.
- Thời gian luyện tập, số tiết luyện tập về từ loại Tiếng Việt ở chương

trình lớp 4 còn chưa nhiều..
- Đa số học sinh hiểu nghĩa từ loại chưa chính xác dẫn đến các kỹ năng
nói, viết vẫn con nhiều hạn chế.
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Biện pháp 1. Giúp học sinh nắm chắc lí thuyết về từ loại
Từ loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp được
phân chia theo ý nghĩa khái quát, theo khả năng kết hợp với
các từ ngữ khác và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất
định ở trong câu. (Đinh Văn Đức - Ngữ pháp Tiếng Việt - Từ
loại).
Từ loại là khái niệm chỉ sự phân loại từ nhằm mục đích ngữ
pháp,theo bản chất ngữ pháp của từ. (Lê Biên - Từ loại Tiếng
Việt hiện đại). Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt - 2008 (trang
1327) định nghĩa “Từ loại là phạm trù ngữ pháp bao gồm các
từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát như:
danh từ, động từ, tính từ,…”

Các từ loại cơ bản

Danh từ

DT
chung

Động từ

DT
riêng

ĐT

chỉ
trạng
thái

Tính từ

ĐT
chỉ
hoạt
động

Chỉ t/c
chung
không kèm
mức độ

Đại từ

Chỉ t/c ở
mức độ
cao nhất

Quan hệ từ

Đại từ
chỉ
ngôi

Ghi nhớ :
- Dựa vào sự giống nhau về đặc điểm ngữ pháp, các từ được phân ra

thành từng loại, gọi là từ loại.
- Từ loại là các loại từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát.
5


- Các từ loại cơ bản của Tiếng Việt gồm : Danh từ, động từ, tính từ, đại
từ, Quan hệ từ .
(Ở chương trình lớp 4 học sinh chưa học đại từ, quan hệ từ)
3.3.1.1. Danh từ:
a.1. Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm
hoặc đơn vị.
Ví dụ: - Chỉ người: ông, bà, bố, me, thầy giáo , cô giáo, học sinh...
- Chỉ vật: nhà, bàn, ghế, cây, sách, vở, sông ...
- Chỉ hiện tượng: gió, bão, nắng, mưa ...
- Chỉ đơn vị: cơn, cân, mét, mẫu, lít,…
a.2. Muốn biết một từ có phải là danh từ không thì cần phải thử xem:
- Thêm vào trước nó một từ chỉ số lượng (một, hai, vài, những,các...) xem
có được không, nếu được thì đó là một danh từ.
Ví dụ: + Hai học sinh; vài cái ghế, những cái bàn, chiếc xe đạp…
( học sinh, cái ghế, cái bàn, xe đạp là danh từ)
- Thêm vào sau nó một từ chỉ trỏ (này, ấy, kia, đó, nọ..) xem có được
không nếu được thì đó là một danh từ.
Ví dụ: Học sinh ấy;cái ghế đó; cái bàn kia; xe đạp đó …
( học sinh, cái ghế, cái bàn, xe đạp là danh từ).
a.3. Danh từ có nhiều loại: Phân biệt danh từ chung với danh từ riêng:.
* Danh từ chung: là tên gọi chung của một loại sự vật.
VD: công nhân, thành phố, cây cối, bàn ghế, bút chì..
a.3.1. Nhóm danh chung.
Thường chỉ nhiều sự vật gần nhau hoặc giống nhau một số đặc điểm nào
đó.

Gần nhau: Sách vở, nhà cửa, chim chuột…
Giống nhau: Phố xá, làng xóm, chim chóc, chùa chiền, thuyền bè….
* Khả năng kết hợp.
- Có khả năng kết hợp với với từ tất cả, tất thảy, cả….
VD: Tất cả bàn ghế đã kê ngay ngắn.
- Có khả năng kết hợp với danh từ chỉ đơn vị.
VD: Một / đàn / cò trắng đang bay lượn trên cánh đồng.
- Có khả năng kết hợp với từ chỉ số lượng .

6


VD: Ba bà cháu rất yêu thương nhau.
a.3.2. Nhóm danh từ chỉ loại - danh từ chỉ đơn vị.
Danh từ chỉ loại.
Mang ý nghĩa mờ nhạt không biểu thị sự vật hiện tượng nào: con, cây,
cục, cái, bức, chiếc, hòn, tấm….chúng thương đứng trước danh từ chungđể có
tác dụng loại biệt hóa, cá thể hóa cho danh từ chung đó.
Chẳng hạn:
+ Cái, chiếc - danh từ chỉ sự vật.
- Khi chiếc lá xa cành
Lá không còn màu xanh.
- Cái bàn ba chân.
+ Con - danh từ chỉ động vật.
Con cò bay lả bay la
Bay từ ngọn cỏ bay ra cánh đồng.
Ca dao
+ Tấm :
- Danh từ chỉ sự vật có bề mặt mỏng, trọn vẹn.
Tấm ảnh, tấm lịch, tấm thảm, tấm ván….

Tấm lòng, tấm áo, tấm thân…
+ Bức:
- Danh từ chỉ vật có bề mặt, thường mỏng.
VD: Bức tranh, bức ảnh, bức thư, bức mành, bức tường….
+ Cuốn, quyển :
- Danh từ chỉ vật có bề mặt mỏng, liên quan đến tri thức.
VD: Cuốn sách, cuốn vở, cuốn truyện, cuốn lịch, cuốn từ điển….
Danh từ chỉ đơn vị.
Thường dùng để xác định ý nghĩa đo lường, tính toán của sự vật như:
cân, mét, mẫu, lít….
* Khả năng kết hợp.
- Khả năng kết hợp với từ chỉ số lượng
Không có khả năng kết hợp với danh từ chỉ loại vì nó đứng ở vị trí của
danh từ chỉ loại. Nếu có kết hợp được thì nó chuyển sang danh từ chỉ sự vật.
VD: Cái cân thịt ( - )
Một cái cân ( + ) cân là danh từ chỉ sự vật.

7


Danh từ chỉ đơn vị được chia làm 2 nhóm:
+ Danh từ chỉ đơn vị chính xác.
VD : Mét, xăngtimet, mẫu, sào, đồng, xu, yến, tạ, tấn…
+ Danh từ chỉ đơn vị không chính xác.
VD: Bầy, đoàn, toán, lũ, bọn….
Danh từ chỉ chất liệu.
Thường dùng để biểu thị chất liệu: dầu, mỡ, thịt, xăng, nước mắm, xì
dầu…
* Khả năng kết hợp:
- Khả năng kết hợp với những từ như tất cả, tất thảy…

VD: Tất cả xì dầu được mua hôm nay là 3 chai.
- Có khả năng kết hợp với cái chỉ xuất.
VD : Đem cái bình ấy đến phòng học lớp 4A.
- Không có khả năng kết hợp với từ chỉ số lượng
VD: Hai vàng này ( - )
Ba thịt ( - )
Danh từ chỉ người.
Ý nghĩa:
Chỉ quan hệ thân thuộc, nghề nghiệp, chức vụ của người trong xã hội:
ông, bà, cha, mẹ, bác sĩ, công nhân, giáo viên, thủ trưởng….
* Khả năng kết hợp:
- Có khả năng kết hợp với tất cả…
VD: Tất cả các bạn học sinh đều có mặt đầy đủ.
- Có khả năng kết hợp với từ chỉ số lượng.
VD : Lớp ta có 25 học sinh.
- Có khả năng kết hợp với cái chỉ xuất
VD: Cái con người ấy, ai cầu mà chi.
Danh từ chỉ động, thực vật.
* Ý nghĩa: Thường chỉ loài vật hoặc thực vật.
* Khả năng kết hợp:
- Có khả năng kết hợp với từ tất cả…
VD: Tất cả chú chim chích bông đã bay đi mất.
- Có khả năng kết hợp với từ chỉ số lượng:

8


VD: Ba con lợn rừng
Tám cây chanh
- Có khả năng kết hợp với cái chỉ xuất.

VD: Cái cây cam này ít quả quá.
Cái con chim này không chịu hót.
Danh từ chỉ khái niệm.
Ý nghĩa: Chỉ những sự vật mà ta nhận ra được bằng suy nghĩ chứ không
phải bằng các giác quan.
VD: Niềm vui, đạo đức, thái độ, nhiệm vụ…..
* Danh từ riêng: là tên gọi riêng của một loại sự vật.
VD: Bác Hồ, Kim Đồng, núi Trường Sơn, Thanh Hóa,….
Trong câu, danh từ (đứng một mình hoặc kèm theo các từ phụ thuộc)
có thể làm nhiều chức vụ khác nhau: Làm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ.
3.3.1.2. Động từ:
a.1. Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
VD:
- Chỉ hoạt động của người: ngồi, vẽ, ngủ, chạy, đi, viết…
- Chỉ trạng thái của sự vật: lượn, đổ, bay, phi,…
- Đặc điểm ngữ pháp nổi bật nhất của động từ chỉ trạng thái là:
nếu như động từ chỉ hoạt động, hành động có thể kết hợp với từ xong ở phía
sau (ăn xong, đọc xong ,...) thì động từ chỉ trạng thái không kết hợp với xong
ở phía sau (không nói: còn xong, hết xong, kính trọng xong, ...).
a.2. Trong Tiếng Việt có một số loại động từ chỉ trạng thái sau:
+ Động từ chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại): còn, hết,
có,...
+ Động từ chỉ trạng thái biến hoá: thành, hoá,...
+ Động từ chỉ trạng thái tiếp thụ: được, bị, phải, chịu,...
+ Động từ chỉ trạng thái so sánh: bằng, thua, hơn, là,...
- Một số động từ sau đây cũng được coi là động từ chỉ trạng thái: nằm,
ngồi, ngủ, thức, nghỉ ngơi, suy nghĩ, đi, đứng, lăn, lê, vui, buồn, hồi hộp, băn
khoăn, lo lắng,...Các từ này có một số đặc điểm sau:
+ Một số từ chuyển nghĩa thì được coi là động từ chỉ trạng thái (trạng thái
tồn tại).

VD: Bác đã đi rồi sao Bác ơi! (Tố Hữu )
Bác ấy đứng tuổi rồi.

9


+ Một số từ mang đặc điểm ngữ pháp của tính từ (kết hợp được với các từ
chỉ mức độ )
+ Một số từ vừa được coi là động từ chỉ hành động, lại vừa được coi là
động từ chỉ trạng thái.
- Các động từ sau đây cũng được coi là động từ chỉ trạng thái (trạng thái
tâm lí ) : yêu, ghét, kính trọng, chán, thèm, hiểu,...Các từ này mang đặc điểm
ngữ pháp của tính từ, có tính chất trung gian giữa động từ và tính từ.
- Có một số động từ chỉ hành động được sử dụng như một động từ chỉ trạng
thái.
VD: Trên tường treo một bức tranh rất đẹp.
- Động từ chỉ trạng thái mang một số đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa
giống như tính từ. Vì vậy, chúng có thể làm vị ngữ trong câu kể: Ai thế nào ?
3.3.1.3. Tính từ:
c.1. Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật,
hoạt động, trạng thái.
Ví dụ: - xanh, đỏ, xanh biếc, đỏ thắm (chỉ màu sắc)
- vuông, tròn, thon (chỉ hình thể)
- to, nhỏ,dài, ngắn...(chỉ kích thước)
- nặng, nhẹ, nhiều, ít...(chỉ khối lượng, dung lượng)
- tốt, xấu, thông minh...(chỉ phẩm chất)
c.2 . Có hai loại tính từ:
* Tính từ chỉ tính chất chung, không có mức độ. Ví dụ: xanh, đỏ, dài,
tốt...
* Tính từ chỉ tính chất có xác định mức độ hoặc có tác dụng gợi tả hình

ảnh, cảm xúc.
Ví dụ: xanh biếc, gầy nhom, chi chít...
c.3. Phân biệt từ chỉ đặc điểm, từ chỉ tính chất, từ chỉ trạng thái :
- Từ chỉ đặc điểm :
VD : + Từ chỉ đặc điểm bên ngoài: cao, thấp, rộng , hẹp, xanh, đỏ,...
+ Từ chỉ đặc điểm bên trong: tốt ,ngoan, chăm chỉ, bền bỉ,...
- Từ chỉ tính chất:
VD: tốt, xấu, ngoan, hư, nặng, nhẹ, sâu sắc, nông cạn, suôn sẻ, hiệu
quả, thiết thực,...

10


Như vậy, đối với học sinh Tiểu học, khi phân biệt (một cách tương đối) từ
chỉ đặc điểm và từ chỉ tính chất, giáo viên có thể tạm thời cho rằng: Từ chỉ
đặc điểm thiên về nêu các đặc điểm bên ngoài, còn từ chỉ tính chất thiên về
nêu các đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng. Một quy ước mang tính sư
phạm như vậy được coi là hợp lí và giúp học sinh tránh được những thắc mắc
không cần thiết trong quá trình học tập.
2.3.2. Biện pháp 2. Cách phân biệt các danh từ, động từ, tính từ dễ
lẫn lộn:
Để phân biệt các danh từ, động từ, tính từ dễ lẫn lộn, ta thường dùng các
phép liên kết (kết hợp) với các phụ từ.
*Danh từ :
- Có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng như: mọi, một, hai, ba,
những, các,... ở phía trước (những tình cảm, những khái niệm, những lúc,
những nỗi đau,...)
- Danh từ kết hợp được với các từ chỉ định: này, kia, ấy, nọ, đó,... ở phía
sau (hôm ấy, trận đấu này, tư tưởng đó,... )
- Danh từ có khả năng tạo câu hỏi với từ nghi vấn “nào” đi sau (lợi ích

nào? chỗ nào? khi nào?...)
- Các động từ và tính từ đi kèm: sự, cuộc, nỗi, niềm, cái,... ở phía trước
thì tạo thành một danh từ mới (sự hi sinh, cuộc đấu tranh, nỗi nhớ, niềm
vui,...)
- Chức năng ngữ pháp thay đổi cũng cũng dẫn đến sự thay đổi về thể loại:
VD: Sạch sẽ là mẹ sức khoẻ. ( sạch sẽ (tính từ đã trở thành danh từ)
* Động từ:
- Có khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh: hãy, đừng, chớ,... ở
phía trước (hãy nhớ, đừng băn khoăn, chớ hồi hộp,...)
- Có thể tạo câu hỏi bằng cách đặt sau chúng từ bao giờ hoặc bao lâu
(tính từ không có khả năng này) (đến bao giờ? chờ bao lâu?...)
*Tính từ:
- Có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ như : rất , hơi, lắm,
quá, cực kì, vô cùng,... (rất tốt, đẹp lắm,...)
* Lưu ý: Các động từ chỉ cảm xúc (trạng thái) như: yêu, ghét, xúc
động,... cũng kết hợp được với các từ: rất, hơi, lắm,.... Vì vậy, khi còn băn

11


khoăn một từ nào đó là động từ hay tính từ thì nên cho thử kết hợp với hãy,
đừng, chớ,...Nếu kết hợp được thì đó là động từ.
2.3.3. Biện pháp 3. Thực hành các dạng bài tập về từ loại.
2.3.3.1. Dạng bài tập khắc sâu khái niệm “từ loại”:
Ví dụ: Cho các từ sau: núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, ngọt,
thành phố, ăn, đánh đập. Hãy xếp những từ trên thành các nhóm theo hai
cách:
a, Dựa vào cấu tạo (từ đơn, từ ghép, từ láy)
b, Dựa vào từ loại ( danh từ, động từ, tính từ)
- Ở bài tập này học sinh phải củng cố về kiến thức thế nào là chia từ theo

cấu tạo và thế nào là chia từ theo từ loại. Các em sẽ dễ dàng làm được.
- Nếu xếp theo cấu tạo từ, ta sẽ xếp như sau:
+ Từ đơn: vườn, ăn, ngọt
+ Từ ghép: núi đồi, thành phố, đánh đập
+ Từ láy: rực rỡ, dịu dàng, chen chúc
- Nếu xếp theo từ loại, ta sẽ xếp như sau:
+ Danh từ: núi đồi, thành phố, vườn
+ Động từ: chen chúc, đánh đập, ăn
+ Tính từ: rực rỡ, dịu dàng, ngọt.
2.3.3.2. Dạng bài tập xác định từ loại cho sẵn từ.
Dạng này thường có 2 kiểu bài tập sau.
Kiểu 1: Cho sẵn các từ yêu cầu học sinh xác định từ loại của các từ đó.
Kiều 2: Xác định từ loại trong đoạn thơ văn có sẵn:
VD kiểu 1. Xác định từ loại của các từ sau: niềm vui, vui tươi, vui chơi,
tình yêu, yêu thương, đáng yêu.
Để xác định từ loại của những từ này, ta xét ý nghĩa (chỉ đối tượng, chỉ
hành động hay chỉ tính chất) cũng như thử các khả năng kết hợp của chúng.
Có thể nói :
- những niềm vui
- rất yêu thương
- hãy yêu thương
- hãy vui chơi
- tình yêu ấy
- rất đáng yêu
Sau đó học sinh trình bày:
Danh từ
vui tươi
tình yêu

Động từ

niềm vui
đáng yêu

Tính từ
vui chơi
yêu thương
12


Kiểu 2: Xác định từ loại trong đoạn thơ văn có sẵn:
VD 1: Xác định động từ, danh từ, tính từ trong hai câu thơ của Bác Hồ:
“ Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suỗt cả ngày”
- Ở bài tập này, học sinh cần phải xác định ranh giới các từ rồi xét ý nghĩa
và các khả năng kết hợp của từ rồi xếp.
“Cảnh / rừng / Việt Bắc / thật là / hay
Vượn / hót / chim / kêu / suốt /cả /ngày”
Danh từ
cảnh, rừng, Việt Bắc, vượn,
chim, ngày

Động từ

Tính từ

hót, kêu

hay

VD 2: Xác định động từ, danh từ, tính từ trong các câu sau:

Chú chuốn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt
nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.
- Ở bài tập này, học sinh cần phải xác định ranh giới các từ rồi xét ý nghĩa
và các khả năng kết hợp của từ rồi xếp.
Chú/ chuồn chuồn nước/ tung cánh/ bay/ vọt/ lên/. Cái bóng/ chú/ nhỏ
xíu/ lướt/ nhanh/trên/ mặt hồ/. Mặt hồ /trải rộng/ mênh mông/ và/ lặng sóng.
Danh từ
chú, chuồn chuồn,
nước, cái bóng, chú,
mặt hồ, mặt hồ

Động từ
trải rộng, tung cánh,
bay, vọt, lên, lướt,
nhanh

Tính từ
nhỏ xíu, mênh mông, lặng
sóng

2.3.3.3. Dạng bài tập xác định từ loại trong các từ khó phân định ranh
giới.
VD: Tìm tính từ trong khổ thơ sau:
Việt Nam đẹp khắp trăm miền,
Bốn mùa một sắc trời riêng đất này.
Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây,
Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang
Xum xuê xoài biếc, cam vàng
13



Dừa nghiêng, cau thẳng, hàng hàng nắng soi.
- Ở bài tập này học sinh xác định các tính từ: đẹp, cao, đầy, xum xuê,
nghiêng, thẳng một cách dễ dàng. Khi xét đến: “trời riêng”, “xoài biếc”,
“nắng chang” các em lúng túng không biết đây là một từ hay hai từ nên nhiều
em xác định từ loại sai. Vậy giáo viên phải củng cố và khắc sâu kiến thức
này: chỉ cho các em biết đây là hai từ đơn và các tính từ là “riêng” “biếc”
“chang”.
2.3.3.4. Dạng bài tập xác định từ loại trong những trường hợp dấu
hiệu hình thức từ loại không rõ:
VD: Xác định từ loại của các từ trong các thành ngữ sau:
- Đi ngược, về xuôi
- Nước chảy, đá mòn
- Nhìn xa trông rộng
- Nước chảy bèo trôi
Các từ loại học sinh xác định nhanh và rõ ràng chính xác là “đi, về”
“chảy”, “trôi”, “nhìn, trông” là động từ; “nước, đá” “nước, bèo” là danh từ;
“xa, rộng” là tính từ. Nhưng các em lúng túng và hay xếp các từ “ngược”,
“xuôi” là động từ, “mòn” tính từ. Vậy giáo viên phải phân tích ý nghĩa của từ
và hướng dẫn học sinh xếp từ “ngược” “xuôi”, là tính từ, “mòn” là động từ
chứ không phải là tính từ.
Danh từ
nước, đá, nước, bèo

Động từ
Tính từ
đi, về, chảy, trôi, ngược, xuôi, xa, rộng
nhìn, trông, mòn

Lưu ý: Ở dạng này học sinh có thể cho thêm một số ví dụ để xác định từ

loại.
2.3.3.5. Dạng bài tập xác định từ loại trong các trường hợp chuyển từ
loại theo một kiểu cấu tạo nào đó.
Ví dụ 1: Xác định từ loại của các từ sau:
- vui, buồn, đau khổ, đẹp.
- niềm vui, nỗi buồn, cái đẹp, sự đau khổ.
- Ở bài tập này, học sinh phải nắm được các từ “vui, buồn, đau khổ”
là các động từ chỉ trạng thái. Còn từ “đẹp” là tính từ.

14


Phải nắm được quy tắc cấu tạo từ: sự, cuộc, nỗi, niềm đi kèm với động từ
hoặc tính từ thì tạo thành một danh từ mới. Đó là các danh từ chỉ khái niệm
“niềm vui”, “nỗi buồn”, “sự đau khổ”, “cái đẹp”
Ví dụ 2:
“Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái
béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn”
a)
Hãy tìm các tính từ có trong câu văn.
b)
Nhận xét các từ loại: cái béo, mùi thơm
- Ở bài tập này học sinh cần vận dụng kiến thức về quy tắc cấu tạo từ và ý
nghĩa của từ để xác định từ loại và tìm được các tính từ trong bài là: “thơm”,
“béo”, “ngọt”, “già”
Nhờ có sự kết hợp từ: cái béo, mùi thơm… là các danh từ.
Xác định từ loại của những từ được gạch chân dưới đây :
1. Anh ấy đang suy nghĩ.
2. Những suy nghĩ của anh ấy rất sâu sắc.
3. Cô ấy đang muối dưa.

4. Mẹ em mua hai cân muối.
5. Anh ấy ước mơ nhiều điều.
6. Những ước mơ của anh ấy thật lớn lao.
+ Ở bài tập này học sinh phải dựa vào ý nghĩa của từ trong văn cảnh.
- Từ “suy nghĩ ”, “muối”, ước mơ” vốn là động từ nhưng trong các câu
2, 4, 6 thì không còn là động từ nhờ vào sự kết hợp. Các động từ kết hợp với
từ “những” nên nó là danh từ.
Vậy các từ “suy nghĩ ”, “muối”, “ước mơ” ở câu 1, 3, 5 là động từ còn
các từ “suy nghĩ ”, “muối”, “ước mơ” ở câu 2, 4, 6 là danh từ.
2.3.3.6. Dạng bài tập xác định từ loại tuỳ trong văn cảnh mà từ loại
cũng có thể thay đổi.
VD1: Xác định từ loại của từ “danh dự” trong câu văn sau:
“Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân
danh dự đứng trang nghiêm”
- Ở bài tập này học sinh phải dựa vào ý nghĩa của từ trong văn cảnh.
- Từ “danh dự” vốn là danh từ
- Trong câu văn: Từ được sử dụng để chỉ đặc điểm nên ta xếp từ “danh
dự” vào từ loại là tính từ.

15


VD2: Xác định từ loại của từ “ngược”, “xuôi” trong 2 câu sau:.
1. Đi ngược về xuôi.
2. Họ đang ngược Thái Nguyên, còn tôi xuôi Thái Bình
Ở bài này ta thấy : + từ “ngược”, “xuôi” ở câu 1 là tính từ.
+ từ “ ngược”, “xuôi” ở câu 2 là động từ.
2.3.3.7. Dạng bài tập xác định chức vụ ngữ pháp của một từ loại khi nó
đứng ở những vị trí khác nhau.
VD: Xác định từ loại của từ thật thà và chỉ rõ nó giữ chức vụ ngữ pháp

trong câu.
a)
Chị Loan rất thật thà.
b)
Thật thà là phẩm chất đẹp đẽ của chị Loan.
Ở bài tập này, học sinh dựa vào ý nghĩa của từ để xác định “thật thà” là
tính từ.
- Ở câu a: từ giữ chức vụ vị ngữ
- Ở câu b: từ giữ chức vụ chủ ngữ
2.3.3.8. Dạng bài tập hướng dẫn học sinh biết vận dụng từ loại để đặt
câu.
Ví dụ : Đặt câu có tính từ làm vị ngữ và một câu có tính từ làm chủ ngữ.
- Ở bài tập này học sinh phải nắm vững kiến thức về từ loại và kiến thức
đặt câu và có thể đặt như sau
- Dịu dàng là đức tính của chị Linh.
- Bạn Hà có chiếc cặp mới.
CN
VN
2.3.4. Biện pháp 4. Tổ chức các trò chơi để củng cố kiến thức từ
loại.
Trò chơi thứ nhất: “Ai nhanh, ai chính xác”
a- Chuẩn bị: Các băng giấy có ghi sẵn từ.
Hai bảng phụ có kẻ sẵn 3 cột: danh từ, động từ, tính từ.
b- Cách tiến hành: Chọn hai đội chơi, mỗi đội có 5 em, xếp hai hàng.
Đặt tên cho hai đội. Mỗi em sẽ nhặt một băng giấy và gắn vào cột từ
loại. Đội nào nhanh chính xác sẽ thắng. Các em khác cổ vũ cho hai đội chơi.
* Mục đích của trò chơi: Củng cố kiến thứ từ loại, rèn tư duy nhanh.
Trò chơi thứ hai: “Ai nhanh , ai đúng”
VD1: “ Điền danh từ”


16


a- Chuẩn bị hai bảng phụ có chép sẵn và các băng giấy có ghi các danh
từ cần điền: con diều, con sóng, con tàu, con thuyền, con mắt.
Các dòng thơ được chép sẵn trên bảng phụ:
……… cưỡi sóng ra khơi.
……… chao lượn ngang trời hè vui.
……… dừng lại sân ga.
Đầy vơi………… hiền hoà dòng sông.
……… của sổ tâm hồn.
b- Cách tiến hành:
Chọn 5 em một đội và có 2 đội thi. Nếu đội nào gắn các danh từ đúng và
nhanh sẽ thắng.
* Mục đích: Luyện điền nhanh danh từ dựa vào ý nghĩa của câu thơ.
VD2: “Điền động từ”
a) Chuẩn bị
- Các động từ được ghi sẵn vào các băng giấy: vỗ, tha, nhuộm,
đánh thức, dậy, rải.
- Ghi vào 2 bảng phụ hoặc 2 tờ giấy to đoạn thơ:
“ Tiếng chim ……. lá cành
Tiếng chim …… chồi xanh … cùng
Tiếng chim …… cánh bầy ong
Tiếng chim …… nắng … đồng vàng thơm”
b) Cách tiến hành: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 4 học sinh. Mỗi học sinh
điền một dòng thơ cho đúng. Sau đó mỗi đội cử một bạn đọc diễn cảm đoạn
thơ, biết nhấn mạnh vào các động từ vừa điền. Tính điểm mỗi đội có 2 phần:
- Điền nhanh, đúng.
- Đọc thơ hay.
* Mục đích của trò chơi: Luyện tập sử dụng động từ đúng chỗ nhằm hoàn

thiện nội dung đoạn thơ gợi tả tiếng chim buổi sớm và cảm nhận được cách
dùng từ sinh động trong đoạn thơ hay.
VD3: “ Điền tính từ”
a) Chuẩn bị: Ghi các tính từ chỉ màu trắng ra các băng giấy: trắng phau,
trắng bệch, trắng xoá, trắng hồng, trắng nõn, trắng bạc.
- Viết các câu có chỗ trống trên bảng phụ.

17


Giáo viên gắn các từ nhưng sai ý nghĩa vào chỗ trống (2 bảng gắn các từ
khác nhau)
Tuyết rơi trắng phau một màu
Vườn chim chiều xế trắng xóa cánh cò
Da trắng bệch người ốm o
Bé khoẻ đôi má non tơ trắng bệch
Sơn len trắng hồng như bông
Làn mây trắng nõn bồng bềnh trời xanh.
b) Cách tiến hành: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 6 em. Mỗi em lên sửa
đúng một câu. Nếu còn thời gian các em vẫn liên tiếp lên sửa lại cho đến khi
hết giờ.
Đáp án:
Tuyết rơi trắng xoá một màu
Vườn chim chiều xế trắng phau cánh cò
Da trắng bệch người ốm o
Bé khoẻ đôi má non tơ trắng hồng
Sơn len trắng nõn như bông
Làn mây trắng bệch bồng bềnh trời xanh.
* Mục đích: Luyện cách dùng tính từ chỉ màu trắng với các sắc độ khác
nhau có tác dụng gợi tả. Làm giàu vốn từ chỉ màu trắng thường dùng trong

các đoạn văn miêu tả
2.4. Kết quả thực hiện
Sau khi nhận lớp, tôi có ngay ý định áp dụng các biện pháp mà mình đã
nghĩ từ lâu. Thời gian đầu, tôi tiến hành cho các em làm bài tập tìm 3 từ loại
danh từ, động từ, tính từ.... mà không áp dụng các biện pháp của đề tài. Thời
gian tiếp theo, tôi áp dụng các biện pháp của đề tài để các em nhận diện về
danh từ, động từ, tính từ rồi sau đó mới cho các em làm bài tập kiểm nghiệm
lại. Kết quả thật đáng phấn khởi, so với lúc chưa áp dụng thì bây giờ hiệu quả
làm bài của học sinh đạt cao. Từ cơ sở này, các em phân tích về các loại câu
khá chính xác, tìm chủ ngữ và vị ngữ cũng khá dễ dàng.
Qua việc cung cấp kiến thức cơ bản về từ loại và học sinh thực hành các
dạng bài tập về xác định và sử dụng từ loại đối với họ sinh lớp 4, tôi nhận thấy:
1. Học sinh đã nắm vững về thuật ngữ từ loại.
2. Phân biệt các từ loại cơ bản: danh từ, động từ, tính từ nhanh, chính
xác, ít bị nhầm lẫn.

18


3. Biết sử dụng các từ loại trong câu văn đúng chỗ.
4. Học sinh tự tin, hào hứng khi học đến phần này.
5. Kết quả môn học được nâng cao.
Sau đây là bảng thống kê kết quả ( tháng 3/2017) của học sinh lớp 4A,
làm một số bài tập về thực hành từ loại Tiếng việt có trong chương trình Tiểu
học hiện hành khi đã thực hiện đề tài này.
KÕt
qu¶
T.S HS
25


9 -10
®iÓm

7-8 ®iÓm

5-6
®iÓm

Điểm dưới 5

S.L

%

S.L

%

S.L

%

S.L

%

7

28%


13

52%

5

20%

0

0%

3. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
Lớp 4 các em cần có kiến thức vững chắc về từ loại Tiếng Việt để có thể
học tốt ở những năm tiếp theo. Là một giáo viên tiểu học, tôi đã lưu ý nghiên
cứu nội dung và phương pháp truyền thụ, có một hệ thống các bài tập giúp
học sinh thực hành để củng cố kiến thức này. Đặc biệt, luôn phải lấy học sinh
làm trung tâm, khuyến khích các em tìm tòi và tự rút ra những kết luận cho
mình. Có như vậy, các em mới nhớ kỹ, nhớ lâu những kiến thức mới khám
phá. Đặc biệt, tôi rất chú ý thời điểm và thời lượng tung ra các dạng bài tập và
tổ chức các trò chơi phù hợp. Mạnh dạn đề xuất ý kiến điều chỉnh một số nội
dung chưa hợp lý và bổ sung những kiến thức làm nội dung phong phú hơn,
chất lượng hơn. Giáo viên luôn có ý thức tôn trọng nhân cách và ý kiến của
học sinh trong giờ học. Vận dụng hợp lý các hình thức khen thưởng kịp thời,
nhắm khuyến khích học sinh mạnh dạn, chủ động, sáng tạo trong học tập,
kích thích lòng ham học và ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập của học
sinh. Xác định từ loại chính xác cho các từ trong văn bản tiếng Việt là vấn đề
rất quan trọng trong lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Việc xác định này sẽ
hỗ trợ cho việc phân tích cú pháp các văn bản, góp phần giải quyết tính đa
nghĩa của từ và trợ giúp các hệ thống rút trích thông tin hướng đến ngữ nghĩa.

Qua việc cung cấp kiến thức cơ bản về từ loại và cho học sinh thực hành
các dạng bài tập về xác định và sử dụng từ loại đối với học sinh lớp 4, tôi
nhận thấy:
19


1. Giáo dục được ý thức ham học tập cho học sinh
ngay từ đầu vì ấn tượng đầu tiên rất quan trọng.
2. Yêu cầu, bắt buộc học sinh phải học thuộc phần
lí thuyết về từ loại.
3. Trên cơ sở nội dung chương trình Tiếng Việt ở lớp 4,
giáo viên phải hệ thống hoá kiến thức, cung cấp thêm
một số bài tập khác. Đồng thời rèn kỹ năng xác định, có biện
pháp lồng ghép phù hợp với giảng dạy, ôn, luyện
tập trong từng bài tập cụ thể.
4. Phải tạo được tình huống có vấn đề buộc các
em phải tự tìm cách tháo gỡ có như vậy mới phát
triển được năng lực tư duy sáng tạo của học sinh.
5. Phải dạy cho học sinh tự làm các bài tập tương
đối míi, những bài đòi hỏi có những tìm tòi sáng tạo
trong cách hiểu.
Tõ nh÷ng ®iỊu ®· nãi ë trªn t«i cã mét sè kiÕn nghÞ, ®Ị
xt nh sau:
- §èi víi gi¸o viªn: Mçi ngêi gi¸o viªn cÇn ph¶i t×m tßi ®Ĩ
biÕt cách xác định từ loại ngồi các kiến thức ở sách giáo khoa.
- §èi víi tỉ chuyªn m«n, chuyªn m«n nhµ trêng cÇn tổ chức
các chun đề về từ loại.
Trên đây là đề xuất sáng kiến của tơi. Tơi rất mong được sự đóng góp ý
kiến của các đồng nghiệp, của BGH nhà trường và của cấp trên.
T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n!

Hoằng Anh, ngày 25 tháng 3 năm 2017
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

NGƯỜI VIẾT SKKN
Tơi xin cam đoan đây là SKKN
bản thân tự viết, khơng sao chép
nội dung của người khác

20


Tào Quang Đổng

Lê Thị Tâm

21


Tài liệu tham khảo
STT

Tên tác giả

Tên tài liệu tham khảo

Nhà XB

Năm XB

1


Diệp Quang Ban Hoàng Văn Thung

Ngữ pháp tiếng Việt/ Tập 1

Giáo dục

1998

2

Lê Biên

Từ loại Tiếng Việt hiện đại

Giáo dục

1999

3

Hoàng Đức Huy

Sổ tay tiếng Việt cấp 1

Đồng Nai

1993

4


Lê Phương Nga

Dạy học ngữ pháp ở Tiểu
học

Giáo dục

2000

22



×