Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy chuyển đổi đơn vị đo các đại lượng đối với học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.18 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC &
ĐÀO TẠO THANH HÓA
sangsowr
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY
CHUYỂN ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO CÁC ĐẠI LƯỢNG
ĐỐI VỚI HỌC SINH LỚP 5

Người thực hiện: Lê Thị Hạnh
Chức vụ
: Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Đông Vệ 2
SKKN thuộc môn: Toán

THANH HÓA NĂM 2017
1


PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
1 . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nhà trường phổ thông nói chung và nhà trường tiểu học nói riêng,
môn Toán với tư cách là một môn độc lập, nó cùng với các môn học khác góp
phần đào tạo những con người toàn diện. Tất cả các kiến thức, kĩ năng của
môn Toán đều được ứng dụng trong đời sống, chúng rất cần thiết cho con
người lao động mới và rất cần thiết cho các môn học khác ở tiểu học, giúp học
sinh tiếp cận với môn toán ở bậc Trung học cơ sở.
- Môn Toán ở tiểu học cung cấp những kiến thức cơ bản, ban đầu về số
học, số tự nhiên, số thập phân, các đại lượng cơ bản và một số yếu tố hình học


đơn giản. Hình thành và rèn luyện kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải bài
toán có nhiều ứng dụng trong thực tế đời sống.
- Môn Toán cùng với các môn học khác nhằm góp phần hình thành và rèn
luyện các phẩm chất, các đức tính rất cần thiết của người lao động trong xã
hội hiện đại như: cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó khăn, làm việc có kế
hoạch, có nề nếp và tác phong khoa học.
Trong quá trình giảng dạy lớp 5, tôi thấy kiến thức về chuyển đổi đơn vị
đo các đại lượng là mảng kiến thức quan trọng, các bài tập mang tính khái
quát, là một thuộc tính trừu tường của các sự vật và hiện tượng. Đây là một
trong những bài tập có tác dụng rèn luyện tư duy tốt. Nội dung dạy học về đại
lượng và đo đại lượng chính là một chiếc cầu nối giữa các kiến thức toán học
trong nhà trường với thực tế đời sống. Thông qua việc giải các bài tập toán,
học sinh không chỉ được rèn luyện các kĩ năng của môn toán mà còn được
cung cấp thêm nhiều tri thức thực tế bổ ích, qua đó thấy được thực tiễn của
toán học. Song thực tế cho thấy, nhiều học sinh gặp vướng mắc khi học phần
toán này, nhớ rồi lại quên rất nhanh. Đối với phần viết các số đo dưới dạng số
thập phân thì học sinh gặp phải nhiều rắc rối . Bản thân tôi mong muốn học
sinh nắm vững các đại lượng cơ bản, chuyển đổi các đơn vị đo một cách thành
thạo. Làm thế nào để giúp các em có thể học tốt phần toán này, áp dụng vào
thực tế để giải các bài toán có văn. Đây chính là lí do thôi thúc tôi nghiên cứu
đề tài : “ Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy chuyển đổi đơn vị
đo các đại lượng đối với học sinh lớp 5’’.

2


2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích :
- Giúp học sinh nắm vững các đơn vị, mối quan hệ giữa các đơn vị đo
đại lượng, có kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo một cách thành thạo.

- Đưa ra những biện pháp để học sinh có kĩ năng chuyển đổi, nhằm khắc
phục những tồn tại trong quá trình dạy chuyển đổi đơn vị đo các đại lượng.
- Qua đó đẩy mạnh được chất lượng học tập của các em, làm nền tảng
cho các cấp học sau này.
- Nâng cao trình độ chuyên môn để phục vụ cho quá trình giảng dạy
được tốt hơn.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài này.
Tìm ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi dạy học chuyển đổi
đơn vị đo các đại lượng.
Đề tài được thực hiện trong năm học 2016 – 2017.
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
b. Điều tra, khảo sát thực tế :
- Dự giờ, rút kinh nghiệm.
- Phỏng vấn trò chuyện với giáo viên và học sinh.
c. Thực nghiệm : Giáng dạy 2 tiết ( Lớp 5)
Tiết 40 : Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
Tiết 122 : Bảng đơn vị đo thời gian.
d. Kiểm tra, xử lí các số liệu:
Kiểm tra kiến thức của học sinh sau khi học xong mạch kiến thức về
chuyển đổi đơn vị đo các đại lượng.

3


PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
1 . CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trong chương trình toán Tiểu học, các kiến thức về phép đo đại lượng
gắn bó chặt chẽ và sắp xếp xen kẽ với các kiến thức số học và hình học. Khi

dạy hệ thống đơn vị đo của mỗi đại lượng đều phải nhằm củng cố các kiến
thức về hệ ghi số (hệ thập phân). Ngược lại, việc củng cố này có tác dụng trở
lại giúp nhận thức rõ hơn mối quan hệ giữa các đơn vị đo của đơn vị đó. Các
kiến thức về phép tính số học làm cơ sở cho việc dạy học trên số đo đại lượng,
ngược lại việc dạy học phép tính trên các số.
Ở Tiểu học, học sinh được học ba đại lượng cơ bản là : độ dài, khối
lượng và thời gian. Ngoài ra còn học hai đại lượng dẫn suất là diện tích và thể
tích. Thêm vào đó học sinh còn được học về tiền tệ, vận tốc …
Các kiến thức về đại lượng và đo đại lượng được sắp xếp đan xen với
các mạch kiến thức khác, làm nổi rõ “ hạt nhân’’ số học phù hợp với sự phát
triển theo từng giai đoạn học tập của học sinh. Chẳng hạn, nội dung phần
“Viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân’’ đã củng cố khái niệm số thập
phân; nội dung phần các đơn vị đo thể tích ( cm3 , dm3, m3 ) đã phục vụ phần
học thể tích các hình hộp chữ nhật, hình lập phương được thuận lợi ….)
Các kiến thức này được học dần dần, không thành chương riêng, mà xen
kẽ với việc dạy các vòng số và được phát triển, mở rộng cùng với việc mở
rộng các vòng số.
Bổ sung, hoàn thiện, khái quát và hệ thống các kiến thức về Đại lượng và
đo đại lượng đã học ở các lớp trước. Điều đó phù hợp với đặc điểm của năm
học lớp 5, năm kết thúc các kiến thức của cả cấp tiểu học.
Dạy học “ Đại lượng và đo đại lượng’’trong toán 5 có các nội dung chủ
yếu sau :
1 . Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài, bảng đơn vị đo khối lượng .
2 . Diện tích
- Bổ sung các đơn vị đo diện tích : dam2 ; hm2 ; mm2 và ha. Bảng đơn vị
đo diện tích.
-Thực hành chuyển đổi các đơn vị đo diện tích thông dụng.
3. Thể tích
4



- Giới thiệu khái niệm thể tích. Một số đơn vị đo thể tích thông dụng:
m ; dm3; cm3.
3

-Thực hành chuyển đổi giữa một số đơn vị đo thể tích thông dụng (chẳng
hạn giữa m 3 và dm3, dm3 và cm3 …)
4. Thời gian
-Bảng đơn vị đo thời gian. Thực hành chuyển đổi giữa một số đơn vị đo
thời gian thông dụng.
-Thực hành tính cộng, trừ các số đo thời gian có đến hai tên đơn vị ; nhân
(chia) các số đo thời gian có đến hai tên đơn vị đo với (cho) số tự nhiên (khác
0).
-Củng cố nhận biết về thời điểm và khoảng thời gian.
5. Vận tốc
-Giới thiệu khái niệm về vận tốc và đơn vị đo vận tốc.
-Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
6. Ôn tập tổng kết, hệ thống hoá kiến thức về “Đại lượng và đo đại
lượng’’ ở toàn cấp tiểu học.
Cơ sở để học sinh có thể chuyển đổi các đơn vị đo đai lượng là phải nắm
được “ mối quan hệ’’giữa hai đơn vị liền kề của mỗi đại lượng. Trong Toán 5,
các “ mối quan hệ’’ đó (hay các “cơ số’’đổi đơn vị) còn rất khác nhau ( hai
đơn vị kề liền ở đơn vị đo độ dài, khối lượng gấp ( kém ) nhau 10 lần ; ở đơn
vị đo diện tích gấp ( kém) nhau 100 lần ; ở đơn vị đo thể tích gấp (kém) nhau
1000 lần ; ở thời gian (giờ, phút, giây) gấp (kém) nhau 60 lần ….).
Vì vậy cần cho học sinh nắm vững các “Bảng đơn vị đo đại lượng’’ trước
khi thực hiện việc chuyển đổi các đơn vị đo.
2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY CHUYỂN ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO
CÁC ĐẠI LƯỢNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG VỆ 2.
2.1. Về phía giáo viên :

a. Ưu điểm:
Qua quá trình nghiên cứu việc dạy học chuyển đổi đơn vị đo các đại
lượng, tôi thấy : Giáo viên đã áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, các
phương tiện trực quan giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách chính xác. Phát
huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Đa số
5


giáo viên đều nắm được nội dung, mục đích của tiết dạy và vận dụng tương
đối linh hoạt các phương pháp dạy học.
b. Tồn tại:
Bên cạnh những ưu điểm của giáo viên như tôi trình bày ở trên. Khi dạy học chuyển đổi đơn vị đo các đại lượng một số giáo viên còn lúng túng,
hướng dẫn học sinh viết các số đo dưới dạng số thập phân chưa rành mạch, cụ
thể, chưa rèn cho học sinh kĩ năng khi chuyển đổi đơn vị đo….. Chính vậy,
hiệu quả giáo dục còn chưa đảm bảo, chưa phát huy hết khả năng sáng tạo
của học sinh.
2.2. Về phía học sinh :
a. Ưu điểm:
Trong quá trình giảng dạy trên lớp, kiểm tra bài tập học sinh làm kết hợp
với bài kiểm tra tôi thấy đa số học sinh nắm vững:
- Thứ tự đơn vị đo các đại lượng trong bảng.
- Mối quan hệ giữa hai đơn vị đo kề liền.
- Cách chuyển đổi đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích ở mức độ đơn
giản.
b. Tồn tại:
Khi làm các bài tập về đổi đơn vị đo lường, đặc biệt là đơn vị đo diện tích,
thể tích, thời gian học sinh còn lúng túng, thường thiếu chữ số ở phần thập
phân hàng liền với phần nguyên hoặc chưa chuyển dịch dấu phẩy đủ các chữ
số tương ứng, hay sai khi chuyển đổi các đơn vị đo không kề liền.
Một số học sinh học tập một cách thụ động, ghi nhớ một cách máy móc.

Giờ lên lớp, chủ yếu nghe giảng, ghi nhớ và làm theo mẫu cho nên việc học
tập ít hứng thú, nội dung các hoạt động học tập thường đơn điệu, nghèo nàn.
2.3. Kết quả điều tra và khảo sát thực tế
Cuối năm học 2015- 2016, sau khi học sinh lớp 5 học xong mạch nội
dung về “ Đại lượng và đo đại lượng’’ tôi đã cho các em làm một bài kiểm tra
để kiểm tra thực tế chất lượng khi học xong phần toán này. Đề bài là những
dạng bài trong sách giáo khoa mà các em đã được học, tuy vậy nhiều em học
sinh bài làm không đạt điểm cao, làm sai, lầm lẫn giữa đơn vị nọ với đơn vị
kia, viết số đo dưới dạng số thập phân nhiều câu chưa chính xác.
6


Đây là kết quả khảo sát chất lượng cuối năm học 2015 –2016
Tổng số
25 bài

Điểm 9 - 10
SL
6 bài

Điểm 7 - 8

Tỉ lệ SL
24 %

6 bài

Điểm 5 - 6

Điểm 3 - 4


Tỉ lệ

SL

SL

Tỉ lệ

24 %

11bài 44 %

2 bài

8%

Tỉ lệ

Phân tích kết quả : Nhìn vào bảng trên, ta thấy tỉ lệ học sinh đạt điểm 910 chưa nhiều, học sinh đạt điểm 3 - 4 vẫn còn. Thống kê các lỗi sai mà học
sinh thường mắc phải trong nhiều năm học và năm học vừa qua tôi thấy:
Những khó khăn và sai lầm mà học sinh hay mắc phải khi chuyển đổi
đơn vị đo các đại lượng trong chương trình toán 5 :
Thực tế trong khi hướng dẫn học sinh chuyển đổi đơn vị đo các đại lượng
học sinh còn lúng túng, dễ quên cách chuyển đổi, lẫn đơn vị nọ với đơn vị kia,
giữa dạng này với dạng khác.
- Học sinh không nắm vững mối quan hệ giữa các đơn vị đo của một đại
lượng, đặc biệt là đơn vị đo diện tích, thể tích và thời gian.
Ví dụ : Học sinh thường mắc sai lầm khi viết : 37 m2 5 dm2 = 375 dm2
15m2 9cm2 = 1509 cm2 ; 2 phút 15 giây = 215 giây,…

-Học sinh dễ mắc sai lầm khi coi mối liên hệ giữa các đơn vị đo thời gian
giống như trong hệ thập phân.
Ví dụ: 5 giờ 30 phút + 2,5 giờ, học sinh có thể làm như sau :
5 giờ 30 phút = 5,3 giờ và tính : 5,3 giờ + 2,5 giờ = 7,8 giờ .
-Không hiểu thế nào là 2,5 giờ và 2,5 giờ bằng bao nhiêu giờ và bao
nhiêu phút, do đó không tính đúng kết quả.
- Một số học sinh quên mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian nên trong
các phép tính đối với số đo thời gian làm sai. Ví dụ : 1 ngày = 60 giờ
- Trong khi thực hiện đổi đơn vị đo các đại lượng do việc xác định mối
quan hệ giữa các đơn vị đo đại lượng không chính xác dẫn đến sai sót trong
các trường hợp phải thêm – bớt chữ số 0 hoặc dịch chuyển dấu phẩy trong các
số đo.
Ví dụ : Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
2kg 6g = … g ; 3m2 29cm2 =…cm2

; 25cm2 = ...,… dm2
7


Học sinh có thể viết thành :
2kg 6g = 26 g ;

3m2 29 cm2 = 329 cm2 ; 25cm2 = 2,5dm2

-Học sinh nhầm lẫn khi chuyển đổi : 7 tạ 5 kg = …kg với 7,5 tạ =…kg
Học sinh có thể viết: 7 tạ 5 kg = 75 kg
7,5 tạ =75kg
Hay : 5 km2 25 m2 =….m2 với 5,25 km2 =…….m2
- Khi chuyển đổi các đơn vị đo diện tích và thể tích học sinh thường thiếu
chữ số ở phần thập phân hàng liền với phần nguyên hoặc chưa chuyển

dịch dấu phẩy đủ các chữ số tương ứng.
Ví dụ: 17m2 345cm2 = ………m2
Nhiều học sinh làm : 17m2 345cm2 =17,345m2
hoặc 17m2 345cm2 = 173,45m2
Với những khó khăn học sinh gặp phải trong quá trình chuyển đổi đơn vị
đo các đại lượng, tôi băn khoăn và tự đặt ra cho mình phải tìm ra những giải
pháp để giúp học sinh nắm vững các đơn vị đo đại lượng, cách chuyển đổi
đơn vị đo một cách thành thạo. Bắt đầu từ năm học 2016 –2017 tôi đi nghiên
cứu về mạch kiến thức Đại lượng và các đơn vị đo đại lượng, đi sâu về chuyển
đổi các đơn vị đo. Vừa nghiên cứu, vừa áp dụng trong giảng dạy thực tế, dạy
học theo hướng đổi mới, đi sâu vào phần toán chuyển đổi đơn vị đo các đại
lượng. Chính vì vậy, chất lượng đã có chuyển biến rõ rệt, học sinh nắm vững
kiến thức hơn, ham học hơn.
3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN KHI DẠY CHO HỌC SINH
CÁCH CHUYỂN ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO CÁC ĐẠI LƯỢNG Ở LỚP 5
Nghiên cứu các kiến thức trong nội dung đo lường ở tiểu học từ lớp 1
đến lớp 5 cùng với kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, tôi đã phân loại
được các bài tập về đổi đơn vị đo.
3.1. Phân loại các dạng bài chuyển đổi đơn vị đo các đại lượng ở lớp 5:
Dạng 1 : Đổi số đo đại lượng có một tên đơn vị đo sang số đo có một
tên đơn vị khác .
-Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé.
Ví dụ : 3 tạ =…..kg ; 2m2 = ……cm2
-Đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn.
8


Ví dụ: 2345kg = ……tấn ; 34dm3 = ……m3
Dạng 2 : Đổi số đo đại lượng có hai tên đơn vị sang số đo có một tên
đơn vị và ngược lại.

Ví dụ:

4km 35m = ……km

90 phút= …..giờ…phút

3.2. Cách hướng dẫn học sinh chuyển đổi đơn vị đo các đại lượng cụ thể
như sau:
Ở mỗi dạng toán, tôi phải hướng dẫn kĩ cho học sinh các kiến thức cần
nhớ. Đối với từng đối tượng học sinh cần ra các bài tập phù hợp, ngoài các bài
tập trong sách giáo khoa tôi đưa thêm một số bài tập nâng cao để bồi dưỡng
học sinh có năng khiếu. Tôi lấy thêm các ví dụ để phân tích cho học sinh hiểu
rõ vấn đề. Nhiều bài khó cho học sinh thảo luận với nhau để tìm ra đáp số
đúng. Điều cần thiết là giáo viên phải chấm chữa bài thường xuyên để kiểm
tra kiến thức của các em, bổ sung những phần thiếu sót và sai lầm đúng lúc,
đúng chỗ. Dành thời gian ôn luyện cho các em vào các buổi tăng tiết, trong
các giờ luyện tập .
Ở các lớp trước, các số đo đại lượng thường là số tự nhiên. Đến lớp 5,
các số đo đại lượng thường là số thập phân. Do đó việc chuyển đổi các đơn vị
đo đại lượng có khó khăn hơn. Vì vậy trước khi học “chuyển đổi’’ đơn vị đo
cần cho học sinh cách viết số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích, thời
gian dưới dạng số thập phân.
Đặc biệt là phải nắm vững các “bảng đơn vị đo đại lượng’’ trước khi
thực hiện việc chuyển đổi các đơn vị đo .

a. Dạng 1 : Đổi số đo đại lượng có một tên đơn vị đo sang số đo có
một tên đơn vị khác.
Cơ sở của việc đổi đơn vị đo là mối tương quan tỉ lệ nghịch giữa số đo và
đơn vị đo : “ Với cùng một giá trị của đại lượng, khi đơn vị đo tăng lên ( hoặc
giảm đi) bao nhiêu lần thì số đo sẽ giảm đi ( hoặc tăng lên ) bấy nhiêu lần’’

Khi dạy dạng bài tập này trước tiên tôi yêu cầu học sinh phải nắm chắc
mối quan hệ giữa các đơn vị đo, mỗi khi đổi cần nhắc lại mối quan hệ các đơn
vị và tập chuyển theo hai chiều ( từ đơn vị lớn ra đơn vị bé và ngược lại ).
Ví dụ 1 : 7 tạ = ….kg
Với ví dụ này, tôi để học sinh tự làm nêu mối quan hệ của hai đơn vị đo
sau đó chốt kiến thức bằng cách học sinh nêu cách làm:
9


Vì: 1tạ = 100kg nên 7tạ = 700kg ( 100 x 7 = 700)
GVKL : Ta thấy từ tạ xuống kg thì đơn vị giảm 100 lần. Vậy số đo phải
tăng 100 lần .
Do đó :

7tạ = 700kg

(100 x 7 = 700)

Ví dụ 2 : 40 00 m2 = 4…(?)
Câu này khó đối với học sinh, Gv để học sinh thảo luận và nêu cách làm.
GV kết luận: Ta thấy từ 40 000 xuống 4 thì số đo giảm 10 000 lần. Vậy
đơn vị phải tăng 10 000 lần. Do đó :
40 000m2 = 4ha

( 40 000 : 10 000 = 4 )

Ví dụ 3 : 24 phút = …giờ
Yêu cầu học sinh phải nắm vững mối quan hệ của các đơn vị đo thời gian
HS nêu: 1giờ = 60phút; 1phút =


1
giờ
60

Từ phút lên giờ thì đơn vị tăng 60 lần. Vậy số đo giảm 60 lần. Do đó :
24phút = 0,4giờ

( 24 : 60 = 0,4 )

* Sau đây là một số bài tập cụ thể trong sách giáo khoa toán 5 :
Bài 3 trang 153 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
0,5m =…cm

0,075km = …m

0,064kg = ….g

0,08tấn =….kg

Trước khi làm bài tập, giáo viên đã giúp học sinh hệ thống lại hai bảng
đơn vị đo độ dài và đo khối lượng, mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong
bảng. Hướng dẫn học sinh có thể làm như sau :
Khi chuyển đổi từ đơn vị m sang đơn vị cm thì số đo theo đơn vị mới
phải gấp lên 100 lần so với số đo theo đơn vị cũ. Ta có : 0,5 x 100= 50 ( vì
1m = 100 cm )
Vậy : 0,5m = 50cm
Chuyển đổi từ đơn vị kg sang g thì số đo theo đơn vị mới được gấp lên
1000 lần so với số đo theo đơn vị cũ. Ta có : 0,064 x 1000 = 64(1kg = 1000 g)
Vậy : 0,064 kg = 64 g


10


• GV cho học sinh ghi nhớ: Ở bảng đơn vị đo độ dài và khối lượng hai
đơn vị đo kề liến có mối quan hệ: Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé,
đơn vị bé bằng

1
đơn vị lớn.
10

• Muốn đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị đo liền kề ta lấy số đơn vị đã cho
nhân với 10. Trường hợp hai số đo không liền kề thì ta phải xác định
mối quan hệ của hai đơn vị đó để nhân với 100 hoặc 1000,….
Bài 2 trang 155 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
4,351dm3 = ……cm3 ; 0,5m3 = …….dm3 ; 2105dm3 = …….m3
Khi chuyển đổi từ dm3 sang cm3 thì số đo theo đơn vị mới phải gấp lên
1000 lần so với số đo theo đơn vị cũ. Ta có : 4,351 x 1000 = 4351 (1dm 3 =
1000cm3 ).
Vậy : 4,351dm3 = 4351cm3
Từ đơn vị dm3 sang đơn vị m3 thì số đo theo đơn vị mới phải giảm đi
1000 lần so với số đo theo đơn vị cũ. Ta có : 2105 : 1000 = 2,105
(1 dm3 =

1
m3)
1000

* Với đơn vị đo thể tích, yêu cầu học sinh nhớ mối quan hệ của hai đơn
vị đo kề liền, các đơn vị không kề liền, cách chuyển đổi tương tự như đơn vị

đo độ dài, khối lượng và diện tích.
* Tuy nhiên trong thực tế khi chuyển đổi đơn vị đo đại lượng ( trừ số đo
thời gian) ta có thể hướng dẫn học sinh dùng cách chuyển dịch dấu phẩy như
sau :
Cứ mỗi lần chuyển sang đơn vị liền sau (liền trước) thì ta dời dấu phẩy
sang phải (sang trái) :
-1 chữ số đối với số đo độ dài và khối lượng .
- 2 chữ số đối với số đo diện tích .
- 3 chữ số đối với số đo thể tích .
Thực tế mỗi lần ta chuyển dấu phẩy của số đo sang phải một, hai, ba,…
chữ số tức là ta nhân số đó lên với 10; 100; 100;…. Hay: Chuyển dấu phẩy
của số đo sang trái một, hai, ba,.. chữ số tức là ta chia số đó cho 10; 100;
1000;…( Đây chính là mối quan hệ giữa các đơn vị đo)
Ta có thể hướng dẫn cụ thể như sau :
11


Ví dụ 1 : 4,3256km = …..m
Từ km đến m phải qua ba lần chuyển sang đơn vị (độ dài) liền sau
(km – hm – dam - m) nên ta phải dời dấu phẩy sang bên phải ba chữ số,
mỗi một hàng đơn vị đo độ dài tương ứng với một chữ số:
4,3256km = 4325,6m
Khi thực hành học sinh viết và nhẩm như sau : 4 km (đầu bút chỉ vào dấu
phẩy) 3 hm (đầu bút chỉ vào sau chữ số 3) 2 dam (đầu bút chỉ vào sau chữ số
2) 5m (đánh dấu phẩy sau chữ số 5). Ta được :
4,3256 km = 5325,6 m
* Khắc sâu kiến thức khi hướng dẫn học sinh nhẩm đối với đơn vị đo độ
dài và khối lượng: Chữ số hàng đơn vị bao giờ cũng gắn với tên đơn vị của nó
và mỗi hàng tiếp theo gắn với 1 đơn vị liến trước hoặc liền sau nó.
4,3256km : 4(km) 3(hm) 2(dam) 6(m)

678,54m : 8(m) 7(dam) 6(hm) 5(dm) 4(cm)
Ví dụ 2 : 425mm2 = ……dm2
Từ mm2 đến dm2 phải qua hai lần chuyển sang đơn vị (diện tích) liền
trước
( mm2 - cm2 – dm2 ) nên ta phải dời dấu phẩy sang trái 2 x 2 =4 (chữ số)
425 mm2 = 0,0425 dm2
Khi thực hành viết và nhẩm như sau : 25 mm 2 (chấm nhẹ đầu bút sau chữ
số 5 tượng trưng cho dấu phẩy) 04 cm2 (viết thêm 0 trước chữ số 4 và chấm
nhẹ đầu bút sau chữ số 4) 0 dm 2 ( đánh dấu phẩy trước chữ số 0 và viết thêm
một chữ số 0 nữa trước dấu phẩy). Ta được : 425mm2 = 0,0425 dm2
Ví dụ 3 : 5,92 m3 =……..cm3
Từ m3 đến cm3 phải qua hai lần chuyển sang đơn vị (thể tích) liền sau
( m3- - dm3 – cm3) nên ta phải dời dấu phẩy sang phải 2 x 3 = 6 (chữ số)
Khi thực hành HS viết nhẩm như sau : 5m 3 (chấm nhẹ vào dấu phẩy)
920dm3
(viết thêm 0 sau 2 cho đủ ba chữ số) 000 cm 3 (viết thêm ba chữ số 0) . Ta
được :
5,92m3 = 5 920 000 cm3
12


b. Dạng 2 : Đổi từ số đo có hai tên đơn vị sang số đo có một tên đơn
vị và ngược lại .
Đối với số đo độ dài, khối lượng, diện tích và thể tích ta thường dùng qui
tắc về “ số chữ số trong một hàng đơn vị’’sau : Khi viết số đo độ dài , khối
lượng (diện tích hoặc thể tích) mỗi hàng đơn vị ứng với 1 (2 hoặc 3) chữ số .
* Đổi từ số đo có hai tên đơn vị đo sang số đo có một tên đơn vị đo.
Ví dụ : Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
5 tấn 7kg =……kg ;


17dm2 23cm2 = ……dm2 ;

2cm2 5mm2 =…..cm2

Hướng dẫn HS suy luận và tính toán :
5tấn 7kg = 5 tấn + 7kg = 5000kg + 7kg = 5007 kg hoặc có thể nhẩm : 5
(tấn) 0 (tạ) 0 (yến) 7 kg , vậy : 5 tấn 7kg = 5007 kg .
Tương tự HS có thể suy luận :
2cm2 5 mm2= 2

5
cm2 = 2,05cm2
100

17dm2 23cm2 = 17

23
dm2 = 17,23 dm2
100

Riêng đối với số đo thời gian, thường chỉ dùng cách tính toán.
Ví dụ : Viết số thích hợp vào chỗ chấm : 4 ngày 18 giờ = …giờ
Ta có : 4 ngày 18 giờ = 4 ngày + 18 giờ = 24 giờ x 4 + 18 giờ = 114 giờ .
Hay : 7 phút 36 giây = …phút
Nhẩm : 36 giây =

36
6
phút = phút = 0,6 phút.
60

10

7 phút + 0,6 phút = 7,6 phút
Viết : 7 phút 36 giây = 7,6 phút
* Đổi từ số đo có một tên đơn vị đo sang số đo có hai tên đơn vị đo.
Ví dụ 1 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
5685m = ……km …..m

150 giây = …phút ….giây

Ta có thể hướng dẫn HS làm như sau :
Nhẩm : 5 (m) 8 (dam) 6 (hm) 5 (km)
Vậy : 5685m = 5 km 685 m
13


150 giây = ……phút …..giây
Tính : 150 : 60 = 2 (dư 30)
Nhẩm : 150 giây = 60 giây x 2 +30 giây
Viết : 150 giây = 2 phút 30 giây
Ví dụ 2 : 74 253cm3 = …dm3 …cm3
Hướng dẫn học sinh viết và nhẩm như sau : 253 (cm3) 74 (dm3) để được:
74 253 cm3 = 74 dm3 253 cm3
Ví dụ 3 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
a. 3,4 giờ = ……giờ …..phút

b. 3,4 ha = ……ha….a

3,4 giờ = …….giờ …..phút


a. Nhẩm : 3,4 giờ = 3 giờ +

4
giờ
10

4
4
giờ =
x 60 = 24 phút ( 1 giờ = 60 phút)
10
10

Viết: 3,4 giờ = 3 giờ 24 phút .
b. Nhẩm : 3,4 ha = 3 ha +
= 3ha+
=

4
ha
10

40
ha
100

3ha + 40 a

Viết : 3,4 ha = 3 ha 40a
* Nhắc học sinh cần chú ý đến quan hệ giữa các đơn vị đo của từng loại

đại lượng để có thể chuyển đổi đúng các số đo đại lượng theo những đơn vị đo
xác định, đặc biệt là trong những trường hợp thêm hay bớt chữ số 0.
Ví dụ : Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
a. 342 dm =……cm

d. 4000 m =…km

b. 2kg 326 g =….g

e. 9050 kg =…tấn …..kg

c. 25 cm2 = ….dm2

g. 3 m229 dm2 =…dm2

* Có thể hướng dẫn học sinh như sau :
a. 342dm =…..cm
14


Lấy 342 x 10 = 3420(vì 1 dm = 10 cm)
Vậy 342 dm = 3420 cm
c. 25cm2 = …..dm2
Lấy 25 : 100 = 0,25 (vì 25 cm2 =

25
dm2)
100

Vậy 25cm2 = 0,25 dm2

e. 9050 kg = ……..tấn …..kg
Lấy : 9050 : 1000 = 9 (dư 50) vì 1 tấn = 1000 kg
Vậy 9050 kg = 9 tấn 50 kg
g. 3 m2 29 dm2 =….dm2
Nhẩm :

3x 100 = 300 (Vì 1m2 = 100 dm2)
300 + 29 = 329

Vậy 3 m2 29 dm2 = 329 dm2
* Đối với việc chuyển đổi số đo thời gian cần lưu ý học sinh nắm vững
quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian và kĩ năng thực hiện các phép tính với
các số tự nhiên hoặc số thập phân trong việc giải các bài tập.

15


BÀI DẠY THỰC NGHIỆM

KẾ HOẠCH BÀI DẠY THỰC NGHIỆM
Ngày dạy : Thứ 6 ngày 28 tháng 10 năm 2016
Lớp dạy : 5c
Tiết 40 : VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU. Giúp học sinh :
- Ôn bảng đơn vị đo độ dài.
- Nắm vững mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng.
- Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân ( trường hợp đơn giản)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng đơn vị đo độ dài để trống một số ô.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Hoạt động 1. Ôn lại hệ thống bảng đơn vị đo độ dài
- Gv treo bảng phụ kẻ sẵn lên bảng. Gọi một học sinh lên viết tên các đơn vị
vào bảng theo thứ tự từ lớn đến bé, HS khác viết vào vở nháp.
- Yêu cầu HS nhận xét, vài em đọc lại tên các đơn vị đo trong bảng theo thứ tự
từ lớn đến bé và ngược lại.
- Gọi Hs nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề, Gv ghi tiếp vào bảng
phụ, ví dụ :
1km = 10hm

1hm =

1
km = 0,1km
10

1m = 100 cm

1cm =

1
m = 0,01m
100

- Yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo kề liền.
- HS phát biểu và đi đến nhận xét chung :
Mỗi đơn vị đo độ dài gấp 10 lần đơn vị liền sau nó.
Mỗi đơn vị đo độ dài bằng một phần mười ( bằng 0,1) đơn vị liền trước.
- Cho Hs nêu mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng, ví dụ :
1
km = 0,001 km.

1000

1km = 1000m

1m =

1m =100 cm

1cm =

1
m = 0,01 m
100
16


2. Hoạt động 2. Hướng dẫn HS viết các số đo độ dài dưới dạng số thập
phân
GV nêu ví dụ 1 : Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm :
6m 4dm = ….m
- Gv yêu cầu HS nêu cách làm : 6m 4dm = 6

4
m = 6,4 m.
10

Vậy : 6m 4dm = 6,4 m
HS nêu cách làm : Muốn viết 6m 4dm dưới dạng số thập phân ta viết số đo
dưới dạng hỗn số rồi viết dưới dạng số thập phân.
Ví dụ 2 : Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm

3m 5cm = …..m
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào giấy nháp.
- Hướng dẫn HS nhận xét và nêu cách làm.
- Gv lấy thêm một số ví dụ để học sinh làm, chẳng hạn :
5 dm 4cm = ….m
8m 24cm = ….m
- Yêu cầu Hs giải thích cách làm.
GV kết luận chung : Muốn viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân ta
phải thuộc thứ tự tên các đơn vị đo trong bảng, nắm vững mối quan hệ giữa
các đơn vị đo.
3. Hoạt động 3. Thực hành (Củng cố cách viết số đo độ dài dưới dạng số
thập phân)
Bài 1 : - HS xác định yêu cầu của bài, tự làm vào vở. Gv giúp đỡ những HS.
- Gv gọi hai HS lên bảng làm bài, giải thích cách làm.
- Hướng dẫn HS đối chiếu và nhận xét bài làm. Cả lớp thống nhất kết quả.
a. 8m 6dm = 8

6
m = 8,6m
10

c. 3m 7cm = 3

7
m = 3,07m
100

b. 2dm 2cm = 2

2

dm = 2,2dm
10

d. 23m 13cm =

13
m = 23,13m
100

Bài 2 và 3:
- GV yêu cầu HS dùng bút chì gạch chân dưới yêu cầu của bài.

17


- Gv cho cả lớp làm chung ý đầu tiên. Yêu cầu HS nhận xét và giải thích về
yêu cầu của đề bài : Viết 3m 4dm dưới dạng số thập phân có đơn vị đo là mét,
tức là viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm : 3m 4dm =……m
- Học sinh tự làm bài, Gv theo dõi giúp đỡ HS khi các em lúng túng.
- HS nêu miệng bài làm, GV hướng dẫn HS đối chiếu và nhận xét.
GV nhấn mạnh một số trường hợp mà các em thường mắc sai lầm. Ví dụ :
5km 75m = ……km

302m = …..km

- Gv yêu cầu Hs nêu cách làm.
* Gv kết luận : Nắm vững mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài và xác định
đúng từng chữ số ứng với tên các đơn vị đo thì việc chuyển đổi các đơn vị đo
sẽ không sai.
Hoạt động nối tiếp : Gv yêu cầu Hs nhắc lại thứ tự tên các đơn vị đo trong

bảng đo độ dài.
- Gv nhận xét tiết học.
-

Dặn học sinh chuẩn bị bài cho tiết sau.

ĐỀ KIỂM TRA
THỜI GIAN LÀM BÀI 30 PHÚT
Ngày kiểm tra : 20 - 3 - 2017
Câu 1. (2 điểm) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a. 5km 235m =…….km
60cm

b. 4kg 24g = ……kg

=……..m

3720kg = …..tạ

Câu 2 : (3 điểm) Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân:
a. Có đơn vị đo là héc-ta :
65 000m2

9,237km2

173dam2

b. Có đơn vị đo là mét khối:
6m3 234dm3


4563dm3

3m3 78dm3

Câu 3. (2 điểm)Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
a. 150giây = ….phút…..giây
2 năm 5 tháng =……tháng

b. 3 giờ 15phút =….,…giờ
90 phút

= ….,….giờ
18


2
giờ = ……phút
3

4,3 giờ = ….giờ……phút

Câu 4. (3 điểm) Có 5 xe ô tô, mỗi xe chở 4,5 tấn gạo và 3 xe ô tô, mỗi xe chở
3 tấn 750kg gạo. Hỏi cả 8 xe ô tô đó chở được bao nhiêu ki- lô gam gạo ?

4 . HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4.1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Trong quá trình hướng dẫn học sinh cách chuyển đổi đơn vị đo các đại
lượng, tôi đã từng bước gợi mở và dẫn dắt để học sinh nắm vững nội dung bài
học, nắm vững mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong bảng , chỉ ra những sai
lầm mà các em thường mắc phải. Chính vậy, các em hiểu kĩ , hiểu sâu hơn về

vấn đề, tránh được những sai lầm mà những năm học trước một số em thường
mắc phải. Tôi thấy học sinh hứng thú, học tập say mê hơn, đặc biệt là các em
nhớ kiến thức một cách lâu hơn, tính chủ động và sáng tạo được phát huy.
Trong hai tiết dạy thực nghiệm ở lớp 5C, các đồng chí giáo viên trong
trường tới dự, hai tiết dạy đều được đánh giá cao về sự đổi mới phương pháp,
đặc biệt là học sinh rất say mê học tập. Đa số các em đều nắm được kiến thức
và kĩ năng cơ bản vận dụng để giải toán.
Đây là kết quả khảo sát chất lượng của học sinh lớp 5C, sau khi học
xong mạch kiến thức “ Đại lượng và đo các đại lượng’’ ở lớp 5 năm học 20162017.
Tổng số
30 bài

Điểm 9-10
SL

Tỉ lệ

18 bài

Điểm 7-8
SL

tỉ lệ

7 bài
60 %

Điểm 5-6

Điểm 3-4


SL

SL

Tỉ lệ

5 bài
23,3%

0 bài

Tỉ lệ
0%

16,7%

Phân tích kết quả ở bảng trên, tôi thấy bài làm của học sinh đạt điểm 9-10
nhiều, không có bài đạt điểm dưới 5, ở các bài này nhìn chung các em nắm
vững kiến thức, có kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo nhờ việc nắm vững mối quan
hệ giữa các đơn vị đo trong bảng, nhớ cách chuyển đổi và trình bày miệng
cách làm một cách lưu loát.
19


4.2. KẾT LUẬN CHUNG
Qua thực tế giảng dạy, tôi đã rút ra cho bản thân bài học kinh nghiệm :
* Đối với học sinh : Để chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng một cách
thành thạo thì học sinh phải thuộc thứ tự các đơn vị đo trong từng bảng, nắm
chắc mối quan hệ giữa các đơn vị đo, nắm vững cách chuyển đổi. Đặc biệt

thường xuyên tự ôn lại kiến thức để không bị lãng quên.
* Đối với giáo viên : Trong quá trình hướng dẫn học sinh chuyển đổi
đơn vị đo các đại lượng cần:
- Tạo ra niềm say mê, hứng thú trong học tập của học sinh.
- Tìm ra con đường nhanh nhất để học sinh tiếp cận với kiến thức một
cách dễ hiểu, dễ nhớ.
- Tổ chức linh hoạt các hình thức dạy học như hoạt động nhóm, hoạt
động cá nhân, hoạt động cả lớp. Dạy học theo hướng khuyến khích học sinh
tự phát hiện.
- Chấm chữa bài chỉ ra những sai lầm kịp thời để học sinh rút kinh
nghiệm ở những bài sau.
- Đối với học sinh có năng khiếu môn Toán cần giao thêm bài tập nâng
cao để phát huy trí thông minh, sự tìm tòi .
- Đối với học sinh đại trà không nên ra những bài tập về chuyển đổi đơn
vị đo liên quan đến những đơn vị đo cách xa nhau tới 3 đơn vị đo hoặc xuất
hiện tới ba đơn vị đo cùng một lúc.
- Để học sinh lớp 5 nắm vững cách chuyển đổi đơn vị đo các đại lượng,
ngay các lớp dưới giáo viên cần giúp học sinh hình thành biểu tượng về mỗi
loại đại lượng và đơn vị đo đầu tiên của đại lượng đó một cách dễ hiểu, gần
gũi qua những vật thật.
- Cho học sinh luyện tập đo đạc ngoài thực tế để giúp các em nhớ lâu,
hiểu kĩ. Ở mối một bài tập nên yêu cầu học sinh nêu lại cách làm, nhớ mối
quan hệ giữa các đơn vị đo trong bảng.

20


PHẦN THỨ BA:
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN

Dạy học đại lượng và đo đại lượng ở lớp 5 nói chung, dạy chuyển đổi
các đơn vị đo đại lượng nói riêng trước hết phải theo định hướng đổi mới
phương pháp dạy học ở tiểu học. Cần tổ chức giờ học dưới dạng các hoạt
động học tập, học sinh tự lĩnh hội kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên .
Thông qua việc nghiên cứu đề tài này bản thân tôi có điều kiện nghiên
cứu kĩ mạch kiến thức : Đại lượng và đo đại lượng của chương trình toán 5, đi
sâu nghiên cứu phần chuyển đổi đơn vị đo các đại lượng, từ đó giúp cho
việc giảng dạy môn toán ở tiểu học được tốt hơn.
2. KIẾN NGHỊ
2.1. Đối với học sinh và phụ huynh
Học sinh phải có ý thức về việc học tập của mình, cố gắng phấn đấu vượt
khó để vươn lên. Trên lớp lắng nghe những kiến thức thầy cô truyền đạt, xây
dựng cho mình một phương pháp tự học, tự nghiên cứu vấn đề và chủ động
trong việc tìm kiếm kiến thức.
Phụ huynh cần quan tâm và động viên các em đồng thời tạo mối quan hệ
chặt chẽ với thầy cô, nhà trường để điều chỉnh những sai lệch của học sinh
trong học tập. Chuẩn bị cho học sinh đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, tạo thời
gian cho học sinh học tập ở nhà cũng như trên lớp.
2.2. Đối với giáo viên
- Mỗi giáo viên phải nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân, tâm huyết
với nghề nghiệp, giành thời gian để nghiên cứu, tìm tòi và đọc tài liệu để nâng
cao kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn.
- Trong một lớp học, giáo viên cần phân loại đối tượng học sinh để có
biện pháp giúp đỡ, uốn nắn ngay trong tiết học.
- Đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh tìm tòi, nghiên cứu và tự
chiếm lĩnh kiến thức; phát huy tính sáng tạo và chủ động của học sinh.
2.3. Đối với ngành giáo dục các cấp
21



- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng học tập phục vụ
cho tiết dạy để giáo viên sử dụng.
- Quan tâm đến đời sống giáo viên để họ có thể yên tâm công tác.
- Để phát huy được việc viết sáng kiến kinh nghiệm hàng năm, qua
những sáng kiến đó ta học tập được những gì, tích luỹ điều gì cho bản thân và
đã áp dụng vào thực tế giảng dạy như thế nào,….Tôi đề nghị cần giành thời
gian để hội thảo vấn đề này, những sáng kiến hay, có giá trị cần được học tập
và áp dụng vào thực tế giảng dạy.
Từ đề tài này, tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm khi dạy phần toán
chuyển đổi đơn vị đo các đại lượng, chắc chắn tôi sẽ áp dụng vào thực tế
giảng dạy để đạt được kết quả cao hơn.
Với khả năng còn hạn chế, thời gian nghiên cứu không nhiều chắc chắn
trong đề tài còn có những thiếu sót. Rất mong sự góp ý chân thành của cấp
trên và các bạn đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thiện được đề tài, áp dụng vào
thực tế để dạy phần toán này được tốt hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA HIỆU
TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG

Thanh Hóa, ngày 26 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Thị Hạnh

22



MỤC LỤC
Trang
Phần thứ nhất: Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài

1

2. Mục đích nghiên cứu

2

3. Đối tượng nghiên cứu

2

4. Các phương pháp nghiên cứu

2

Phần thứ hai: Nội dung
1. Cơ sở lí luận

3-4

2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

4-7

3. Các giải pháp đã thực hiện khi dạy cho học sinh cách

chuyển đổi đơn vị đo các đại lượng ở lớp 5
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

7 - 18
18-19

Phần thứ ba: Kết quả đạt được và đề xuất kiến nghị
1. Kết luận
2. Kiến nghị

20
20-21

23


24


25


×