Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một vài biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết trong giờ chính tả lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.07 KB, 21 trang )

1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
Đất nước Việt Nam đang trên đà phát triển, đời sống kinh tế - xã hội ngày
một “thay da đổi thịt”. Trước công cuộc đổi mới của đất nước, tại nghị quyết
Trung ương đảng lần thứ II khoá VII, Đảng ta đã khẳng định: “Muốn tiến hành
công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước thắng lợi, phải phát triển mạnh giáo
dục – đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển
nhanh và bền vững”.
Rõ ràng, sự nghiệp giáo dục – đào tạo có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong
công cuộc đổi mới đất nước. Đồng thời giáo dục – đào tạo cũng đang đứng trước
những thách thức vô cùng to lớn để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình.
Đặc biệt là bậc tiểu học, giữa yêu cầu phát triển nhanh về quy mô, đẩy mạnh tiến
độ phổ cập tiểu học, vừa gấp rút nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo để tiến
kịp nền khoa học công nghệ tiên tiến trong khu vực toàn cầu.
Để đào tạo ra những con người có đầy đủ tài năng, phẩm chất đạo đức tốt,
gánh vác công cuộc đổi mới của đất nước trong thế kỷ mới là một yêu cầu và
trách nhiệm vô cùng quan trọng, to lớn của ngành giáo dục nói chung, là trọng
trách và sự nghiệp của mỗi trường Tiểu học nói riêng. Đảng ta đã nhận định:
“Tiểu học là bậc học nền tảng vững chắc trong hệ thống giáo dục quốc dân”.
Nền tảng có chắc, có vững thì toàn hệ thống mới tạo nên cấu trúc bền vững và
phát triển hài hoà của toàn hệ thống. Giáo dục Tiểu học là bậc học tạo tiền đề cơ
bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ
thành người công dân tốt trong giai đoạn mới. Giáo dục Tiểu học là yêu cầu bắt
buộc của toàn dân, từ đó tiến tới nền giáo dục cao hơn (Trung học cơ sở) tạo tiền
đề nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Đổi mới phương pháp dạy học có vị trí đặc biệt quan trọng xuất phát từ
nhu cầu của công cuộc đổi mới sâu sắc nền kinh tế xã hội đang diễn ra trên đất
nước ta hiện nay. Công cuộc đổi mới này cần những người lao động có bản lĩnh,
có năng lực, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, thích ứng được với đời
sống, xã hội đang từng ngày, từng giờ thay đổi. Thực tiễn làm cho mục tiêu đào
tạo của nhà trường cũng phải điều chỉnh kéo theo sự thay đổi tất yếu của nội


dung, phương pháp dạy học.
Trong những năm gần đây, phòng Giáo dục Đào tạo đặc biệt là các nhà
trường đã rất chú trọng đến phòng trào “Rèn chữ, giữ vở” của học sinh . Do vậy
đòi hỏi học sinh phải biết viết chữ đẹp, giữ vở sạch. Phân môn chính tả nằm
trong môn Tiếng Việt là phân môn rất quan trọng, bởi vì nó là một trong những
mắt xích không thể thiếu được của hoạt động: nghe – nói – đọc – viết. Cùng với
phân môn tập viết, phân môn chính tả giữ vai trò chủ yếu đối với chương trình
học ở Tiểu học, đó là dạy chữ viết.
Những năm trước, người ta chú ý nhiều về học văn, học toán, còn phân
môn chính tả gần như “xem nhẹ”. Chính vì thế, chất lượng chữ viết: viết đúng,
viết đẹp còn thấp. Chữ viết của các em còn sai lỗi chính tả nhiều. Thậm chí, cả
học sinh cấp II cũng viết rất cẩu thả, sai nhiều.


Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay, để có thể thống nhất việc dạy
chính tả lớp 4 trong trường, đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn
chính tả được tốt, tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu tìm tòi: “Một vài biện pháp
nâng cao chất lượng chữ viết trong giờ chính tả lớp 4”
1.2 Mục đích nghiên cứu
Đổi mới phương pháp giảng dạy chính tả lớp 4 nhằm nâng cao chất
lượng dạy của giáo viên và sự tiếp thu tri thức của học sinh. Giúp học sinh nắm
vững các quy tắc chính tả, hình thành các kỹ năng, kỹ xảo về chính tả để đưa
phong trào “vở sạch, chữ đẹp” của nhà trường ngày một nâng cao.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Các lỗi chính tả học sinh thường mắc phải trong khi viết.
- Học sinh lớp 4 trường tiểu học Hoằng Thành - Hoằng Hoá
1.4 Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, tra cứu hồ sơ, sổ sách, tài liệu về
giáo dục, về chuẩn kiến thức kỹ năng có liên quan đến đề tài
- Phương pháp điều tra, khảo sát

- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phân tích tổng hợp
2. Nội dung
2.1 Cơ sở lý luận
Thuật ngữ chính tả được hiểu theo nghĩa gốc là phép viết đúng. Cụ thể là
hệ thống các quy tắc về cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn ngữ. Nói
cách khác, chính tả là những chuẩn mực của ngôn ngữ được thừa nhận trong
ngôn ngữ toàn dân. Mục đích của nó là làm phương tiện thuận lợi cho việc giao
tiếp bằng chữ viết. Bảo đảm cho người viết, người đọc hiểu thống nhất những
điều đã viết.
Chính tả thực chất là những qui định của cộng đồng về sử dụng hệ thống
chữ viết nhất định. Dạy cho học sinh viết đúng chính tả là giúp cho học sinh
nắm được các quy tắc chính tả, các luật chính tả đồng thời nhớ và học thuộc các
trường hợp “bất qui tắc” để vận dụng vào viết. Có nghĩa là rèn cho học sinh kỹ
năng trình bày văn bản dưới dạng chữ viết.
Chữ viết là thứ chữ ghi âm vì vậy giữa chữ và âm có mối quan hệ rất khăng
khít với nhau, thể hiện ở chỗ phát âm như thế nào thì viết tay như thế ấy. Hay chữ
viết phản ánh đúng âm đọc của từ. Đây là qui tắc chung nhất của chính tả.
Từ cơ sở này, ta thấy rằng đọc đúng chính âm là rất quan trọng, ảnh
hưởng trực tiếp đến việc viết chính tả của học sinh. Thầy đọc đúng thì trò viết
đúng, thầy đọc sai thì trò viết sai. Hay phát âm đúng thì viết đúng , phát âm sai
thì viết sai.
Trong bài chính tả nghe – viết học sinh phải qua ba hoạt động: tai nghe,
miệng đọc, tay viết. Lời đọc của thầy phải thông qua một lần đọc của trò mới thể
hiện thành chữ viết trong bài chính tả.
Ngoài qui tắc chung là phát âm thế nào thì con chữ ghi như thế ấy, chính
tả nước ta còn có những trường hợp “bất quy tắc”.
2



Ví dụ: - Âm “cờ” được ghi bằng 3 con chữ: “c”, “q”, “k”.
- Âm “ngờ” được ghi bằng 2 cách: “ng”, “ngh”.
- Âm “gờ” được ghi bằng 2 cách: “g”, “gh”.
Để giúp học sinh nắm được cách viết đúng chính tả các trường hợp “bất qui
tắc” thì giáo viên phải giúp học sinh phát hiện ra các quy luật, các mẹo chính tả.
Việc khắc sâu các mẹo chính tả, các qui tắc chính tả, luật chính tả cho học
sinh cần phải làm thường xuyên, liên tục, có như vậy mới khắc sâu cho các em,
và hình thành trong các em kỹ năng, kỹ xảo viết.
2.2 Thực trạng của vấn đề
2.2.1. Dạy chính tả hiện nay
Những năm gần đây việc dạy – học chính tả của giáo viên trong trường đã
có nhiều cố gắng. Phong trào “Vở sạch chữ đẹp” đã được quan tâm một cách
thiết thực . Phần lớn giáo viên đều cố gắng nỗ lực tham gia nhằm nâng cao chất
lượng dạy môn chính tả.
Bên cạnh những nỗ lực phấn đấu của giáo viên đã nêu ở trên, chúng ta
còn thấy có một số xu hướng giảng dạy môn chính tả của một số giáo viên chưa
có hiệu quả, làm hạn chế việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh ở phân
môn này. Những biểu hiện đó có thể tóm tắt như sau:
- Việc điều tra cơ bản về lỗi chính tả ở lớp mình, trường mình chưa hoàn
thiện, từ đó xây dựng kế hoạch về chữ viết chưa cụ thể, chưa tìm được những
nguyên nhân chính dẫn đến việc học sinh còn viết sai.
- Còn lệ thuộc vào sách giáo khoa, chưa sử dụng nội dung sách một cách
linh hoạt, nhất là dạng chính tả so sánh hay bài tập điền âm, vần thích hợp vào
chỗ trống cho trước…
- Đọc mẫu chưa chuẩn, việc đọc của giáo viên còn khác nhau (giáo viên
đọc sai dẫn đến học sinh viết sai, viết lẫn lộn). Một số giáo viên tiến hành tiết
chính tả với xu hướng “cho xong lần” một bài viết quy định, hoặc khá hơn là
đọc cho học sinh viết cho xong, không để ý đến chất lượng chữ viết, tư thế ngồi
viết của học sinh.
- Việc chấm, chữa bài, sửa lỗi cho học sinh chưa theo chuẩn mực, chưa

hướng dẫn học sinh viết sao cho đúng, đẹp và hướng dẫn học sinh tự sửa lỗi một
cách có ý thức.
- Phần luyện tập cho học sinh còn bị coi nhẹ, nhiều lúc chưa quan tâm
đến. Thậm chí có giáo viên còn bỏ sót, không dạy mà để học sinh tự làm ở nhà
2.2.2. Chất lượng của phân môn chính tả
Thông qua bài viết của học sinh và sự chấm chữa của giáo viên rút ra việc
học chính tả của học sinh còn tồn tại như sau:
- Học sinh thụ động tiếp thu không đầy đủ những gì do G. viên truyền đạt
- Chưa nắm chắc những tiếng có vần khó.
- Chưa nắm vững luật chính tả.
- Còn nhiều lỗi do sơ ý, lơ đãng.
- Chịu ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
- Vốn từ còn ít không hiểu nghĩa của từ, nên dễ viết sai.
3


2.2.3. Kết quả khảo sát viết chính tả:
Khảo sát một số bài viết chính tả của học sinh lớp 4, qua điều tra, tôi thấy
được các lỗi chính tả tập trung chủ yếu vào các cặp phụ âm sau:
- Viết lẫn lộn giữa “l” và “n”
VD: lắng nghe -> nắng nghe ; lo sợ -> no sợ
- Viết lẫn lộn giữa “ch” và “tr”
VD: che chở -> tre trở ; chiến tranh -> chiến chanh
- Viết lẫn lộn giữa “s” và “x”
- VD: se lạnh -> xe lạnh ; giọt sương -> giọt xương
- Viết lẫn lộn giữa “c” và “k” ; “ngh” và “ng” , “g” và “gh”
VD: con kiến -> con ciến; nghiêm trang -> ngiêm trang; bàn ghế -> bàn gế
LỚP

BẢNG THỐNG KÊ CỤ THỂ NHƯ SAU

SỐ HỌC SINH MẮC LỖI PHỤ ÂM ĐẦU
TỔNG SỐ HỌC SINH

5 lỗi trở lên
3-4 lỗi
1-2 lỗi
4A
30
6 em
5 em
4 em
4B
26
5 em
4 em
3 em
Bên cạnh chữ viết còn sai lỗi chính tả thì việc các em viết chưa đẹp, chưa
đúng mẫu, đúng cỡ còn chiếm không ít.
2.2.4. Nguyên nhân dẫn đến chất lượng chữ viết còn thấp
a. Nguyên nhân từ phía học sinh
- Do lớp 4 vốn từ học sinh còn ít chưa hiểu nghĩa của từ nên dẫn đến viết sai
- Do kỹ năng nghe viết còn nhầm lẫn các phụ âm đầu và một số vần nên
dẫn đến viết sai.
- Phát âm ngọng, do tiếng địa phương cũng là nguyên nhân dẫn đến viết sai
- Do năng lực, khả năng và sự phấn đấu của học sinh còn hạn chế.
b. Nguyên nhân từ phía giáo viên
- Do quan niệm dạy chính tả của giáo viên chưa phù hợp với nội dung,
nhận thức của học sinh.
- Do nhận thức về nhiệm vụ, chức năng, phương pháp dạy – học chính tả
của giáo viên chưa toàn diện.

- Chưa biết phối hợp nhiều phương pháp dạy học trong tiết dạy chính tả.
- Ít khi tổ chức trò chơi để giảm bớt căng thẳng gây hứng thú cho học sinh
Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến chất lượng chữ viết của học sinh còn
thấp tôi có một số đề xuất và giải pháp như sau:
2.3 Các giải pháp
Qua điều tra khảo sát thực tiễn tôi nhận thấy rằng trọng điểm mà học sinh
trường tiểu học Hoằng Thành thường mắc phải lỗi do viết nhầm lẫn các phụ âm
đầu ở các cặp phụ âm đầu dễ lẫn như : l-n ; s-x ; ch-tr ; r-d-gi...
Để giải quyết vấn đề này, trách nhiệm đầu tiên thuộc về người giáo viên
Tiểu học. Là một người giáo viên tiểu học trực tiếp đứng lớp giảng dạy tôi luôn
trăn trở suy nghĩ là làm thế nào để giúp học sinh viết đúng chính tả và viết đẹp
để góp phần vào việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Tôi đã mạnh dạn đưa
ra các giải pháp sau:
4


2.3.1. Dạy học phải đảm bảo những nguyên tắc chính tả sau:
a. Những nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực:
Xuất phát từ thực tế mắc lỗi chính tả của học sinh ở từng nơi để hình
thành nội dung giảng dạy, phải xác định được trọng điểm chính tả cần dạy cho
học sinh ở từng khu vực, từng địa phương. Cụ thể:
- Phương ngữ Bắc Bộ: chưa phát âm phân biệt rõ các cặp phụ âm đầu:
tr/ch; r/d/gi ; l/n và một số cặp khuôn vần như : ưu/iu ; ươu/iêu...
- Phương ngữ Bắc Trung Bộ: chưa phân biệt rõ hai thanh điệu: thanh hỏi
và thanh ngã.
- Phương ngữ Nam Bộ: có hiện tượng đồng nhất hoá hai phụ âm đầu v/d
khi phát âm và hai cặp phụ âm cuối n/ng ; t/c.
Vì vậy yêu cầu giáo viên điều tra cơ bản để nắm lỗi chính tả phổ biến của
học sinh. Từ đó lựa chọn nội dung giảng dạy thích hợp (nhất là đối với hình thức
chính tả so sánh). Có thể thêm, bớt những nội dung sách giáo khoa nếu xét thấy

không phù hợp với nội dung mình dạy.
b. Nguyên tắc dùng kiến thức ngữ âm học và từ vựng ngữ âm học có
liên quan đến chính tả.
VD: - Khi đứng trước các nguyên âm : i, iê, e, ê
Chữ ghi âm “cờ” viết bằng con chữ “k”
Chữ ghi âm “gờ” viết bằng con chữ “gh”
Chữ ghi âm “ngờ” viết bằng con chữ “ngh”
Nguyên tắc này được coi là nguyên tắc cơ bản, chủ đạo trong việc dạy
chính tả cho học sinh.
c. Nguyên tắc dùng mẹo chính tả:
Một điều quan trọng khi dạy chính tả cho học sinh là dạy cho các em biết
được một số mẹo chính tả, “Mẹo” được hiểu như là cách làm độc đáo giúp cho
học sinh phân biệt ghi nhớ cách viết đúng chữ cái, tránh được nhầm lẫn khi viết
chính tả.
VD1: Mẹo phân biệt l – n
- Không có hiện tượng “l” láy với “n” : lanh lẹn ; long lanh, no nê ...
- Sau “l” có âm đệm, n thì không (trừ trường hợp : noãn)
- “n” chỉ láy với “gi” : gian nan, gieo neo ...
- “l” láy được nhiều với phụ âm khác: khéo léo, cheo leo ...
- Những từ chỉ ẩn nấp viết “n” : nấp, nương nấu ...
- Những từ chỉ phương hướng viết “n”: nam, nồm ...
- Những từ chỉ trỏ đều viết là n: này, ni, nọ, nào, nó ...
- Các âm tiết mang vần eo, oa, uê, uy, oă, uâ, không đi với n mà đi với l:
loè loẹt, loà, loại, loắt choắt,...
- Trong cấu tạo từ láy, n chỉ cấu tạo theo kiểu láy âm( no nê, nóng nảy, nao
núng,...) l lại cấu tạo phổ biến theo kiểu láy vần ( lệt bệt, lùng bùng, lộp độp,..)
Vận dụng vào các bài:
* Nghe viết: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu – Phân liệt l/n, an/ ang( Tiết chính
tả tuần 1, Tiếng Việt 4 tập 1, trang 5)
5



- Bài 2a: Điền vào chỗ trống l hay n?
Không thể ...ẫn chị Chấm với bất cứ ngưòi nào khác. Chị có một thân
hình ...ở nang rất cân đối. Hai cánh tay béo ...ẳn, chắc ...ịch. Đôi ... ông mày
không tỉa bao giờ, mọc ...oà xoà tự nhiên, ...àm cho đôi mắt sắc sảo của chị dịu
dàng đi.
* Nghe - viết: Những hạt thóc giống – Phân biệt n/l, en/eng (Tiết chính tả
tuần 5, Tiếng Việt 4, tập1, trang 47)
Bài 2a: Tìm những từ bị bỏ trống để hoàn chỉnh đoàn văn dưói đây. Biết
rắng những chữ bị bỏ trống bắt đầu bằng l hoặc n.
Hưng vẫn hí hoáy tìm .... giải cho bài toán mặc dù em có thể nhìn bài bạn.
Dũng ngồi ngay bên cạnh. Ba tiếng trống báo hiệu hết giờ, Hưng ..... bài cho cô
giáo. Em buồn, vì bài kiểm tra lần ..... có thế .... em mất danh hiệu học sinh tiên
tiến mà ..... nay em vẫn giữ vững. Nhưng em thấy .... thanh thản vì đã trung
thực, tự trọng khi .... bài.
Bài 3a: Giải đố
Tên con vật chứa tiếng bắt đầu bằng l hay n.
Mẹ thì sống ở trên bờ
Con sinh ra lại sống nhờ dưới ao.
Có đuôi bôi lội lao xao
Mất đuôi tức khắc nhảy nhao lên bờ.
Đáp án : Con nòng nọc
* Nghe – viết: Thợ rèn – Phân biệt n/l, uôn/uông( Tiết chính tả tuần 9,
Tiếng Việt 4, tập 1, trang 87)
Bài 2a: Điền vào chỗ trống l hay n
...ăm gian nhà cỏ thấp ...e te
Ngõ tối đêm sâu đóm ...ập ...oè
...ưng giậu phất phơ màu khói nhạt
...àn ao ...óng ...ánh bóng trăng loe.

* Nghe – viết: Người tìm đường lên các vì sao – Phân biệt n/l, i/iê(Tiết
chính tả tuần 13, Tiếng Việt 4, tập 1, trang 126)
Bài 2a: Tìm các tính từ:
- Có hai tiếng đều bắt đầu bằng l M: lỏng lẻo
- Có hai tiếng đều bắt đầu bằng n: M: nóng nảy
Bài 3 : Tìm các từ :
a. Chứa tiếng bắt đầu bằng l/n, có nghĩa như sau:
- Không giữ vững được ý chí, thiếu kiên trì trước khó khăn, trở ngại.
- Mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta phấn đấu để đạt tới.
- Không theo được đúng đường, đúng hướng phải đi.
Đáp án: nản chí, lí tưởng, lạc hướng.
* Nghe – viết: Sầu riêng – Phân biệt n/l, ưt/ưc (Tiết chính tả tuần 22,
Tiếng Việt 4, tập II, trang 35)
Bài 2a: Điền vào chỗ trống l hay n:
6


Bé Minh ngã sóng soài
Đứng dậy nhìn sau trước
Có ai mà hay biết
...ên bé ...ào thấy đau!

Tối về mẹ xuýt xoa
Bé oà ...ên ..ức ...ở
Vết ngã giờ sực nhớ
Mẹ thương thì mới đau!
Theo Vũ Duy Chu

* Nghe – viết: Thắng biển – Phân biệt n/l, in/inh (Tiết chính tả tuần 26,
Tiếng Việt 4, tập II, trang 77)

Bài 2a: Điền vào chỗ trống l hay n?
Từ xa nhìn ...ai cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng ...ồ. Hàng
ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn ...ửa hồng tươi. Hàng ngàn búp ...õn là hàng
ngàn ánh ...ến trong xanh. Tất cả đều ...óng ...ánh ...ung ...inh trong ... ắng. Chào
mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn ...ũ ...ũ bau đi bay về, lượn ...ên ...ượn xuống.
* Nghe – viết: Nghe lời chim nói – Phân biệt n/l, thanh hỏi/thanh ngã
(Tiết chính tả tuần 31, Tiếng Việt 4, tập II, trang 124)
Bài 2a:
- Tìm 3 trường hợp chỉ viết với l, không viết với n.
M: làm (không cóm nàm)
- Tìm 3 trường hợp chỉ víêt với n, không viết với l.
M: này (Không có lày)
Bài 3a: Chọn các tiếng trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn.
Băng trôi
(Lúi/Núi) băng trôi (lớn/nớn) nhất trôi khỏi (Lan/Nam) Cực vào
(lăm/năm) 1956. Nó chiếm một vùng rộng 31 ki-lô-mét vuông. Núi băng
(lày/này) lớn bằng nước Bỉ.
Với các dạng bài trên học sinh tự dựa vào mẹo và chọn được từ thích hợp
để điền
VD2: Mẹo phân biệt s – x
- Tên cây thường viết “s” : cây sen, cây sim, cây sung...
- “s” không láy với “x” : sung sướng, sắc sảo ...
- Tên động vật thường viết “s” : cá sấu, con sóc, con sò ...
- “s” không đi với các vần bắt đầu bằng oa, oă, oe, uê: xuề xoà, xoay xở,
xoen xoét,...
- Tên các thức ăn thường đi với x: xôi, xúc xích, xà lách ..
- “s” không láy với những âm đầu khác, trái lại x láy âm với một số âm
đầu khác: liểng xiểng, loà xoà ...
- Danh từ chỉ người thường viết là s: ông sư, bà sãi ...
Vận dụng vào bài

* Nghe – viết: Mười năm cõng bạn đi học. – Phân biệt s/x (Tiết chính tả
tuần 2,Tiếng Việt 4, tập I, trang 16)
Bài 2a: Chọn cách viết đúng từ đã cho trong ngoặc đơn.
Rạp đang chiếu phim thì một bà đứng dậy len qua hàng ghế ra ngoài. Lát
(sau/xau), bà trở lại và hỏi ông ngồi đầu hàng ghế (rằng/rằn):
- Thưa ông! Phải (chăng/chăn) lúc ra ngoài tôi vô ý giẫm vào chân ông?
7


- Vâng, những (sin/xin) bà đừng (băng khoăng/băn khoăn), tôi không
(sao/xao)!
- Dạ không! Tôi chỉ muốn hỏi để (xem/sem) tôi có tìm đúng hàng ghế của
mình không.
*Nghe – viết: Người viết truyện thật thà. – Phân biệt s/x (Tiết chính tả
tuần 6, Tiếng Việt 4, tập 1, trang 56)
Bài 3a: Tìm các từ láy:
- Có tiếng chứa âm s. M: suôn sẻ
- Có tiếng chứa âm x. M: xôn xao
* Nhớ - viết: Nếu chúng mình có phép lạ. – Phân biệt s/x, dấu hỏi/dấu
ngã (Tiết chính tả tuần 11, Tiếng Việt 4, tập I, trang 105)
Bài 2a: Điền vào chỗ trống s hay x?
Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu
Trỏ lối …ang mùa hè
Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ …íu
Thắp mùa đông ấm những đêm thâu
Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu
Chạm vào đầu lưỡi – chạm vào sức nóng.
Mạch đất cho ta dồi dào …ức …ống
Nên nhành cây cũng thắp …áng quê hương.
* Nghe – viết: Chiếc áo búp bê – Phân biệt s/x, ât/âc (Tiết chính tả tuần

14, Tiếng Việt 4, tập 1, trang 135)
Bài 2a: Điền vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng s hay x?
Cái Mỹ có một anh lính thật đẹp. Đấy là một anh lính nho nhỏ, xinh ...
bằng đất mẹ mới mua cho Mỹ phiên chợ huyện hôm qua. Lũ trẻ trong ... xúm
lại, đứa nào cũng muốn cầm, sờ vào cái áo màu ... lá cây, cái mũ có ngôi ...,
khẩu ... đen bóng và ... cả vào khuôn mặt nho nhỏ, hồng hồng của anh ta nữa.
Nhưng cái Mỹ chỉ cho mỗi đứa cầm xem một tí vừa đủ để nó hỏi xong một câu:
“... nhỉ?”. Cứ như là nó ... để anh lính cười với bạn nó quá lâu.
Bài 3a: Thi tìm các tính từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hay x
M: sung sướng, xấu...
Bài 3a:Xếp các từ ngữ sau đây thành hai cột (từ ngữ viết đúng chính tả/từ
ngữ viết sai chính tả)
Sắp sếp, sáng sủa, sản sinh, tinh sảo, bổ xung, sinh động.
Từ ngữ viết đúng chính tả
Từ ngữ viết sai chính tả
M: sáng sủa
M: sắp sếp
* Nhớ - viết: bài thơ về tiểu đội xe không kính. – Phân biệt s/x (Tiết chính
tả 27, Tiếng Việt 4, tập II, trang 86)
Bài 2a: - Tìm 3 trường hợp chỉ viết với s, không viết với x.
Mẫu: Sai “không có xai”
- Tìm 3 trường hợp chỉ viết với x, không viết với s.
Mẫu: Xoe “không có soe”.
Bài 3a: Chọn các tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh câu văn:
8


Sa mạc đỏ
Ở lục địa Ô-xtrây-li-a có một (sa, xa) mạc màu đỏ. Trên trời dưới đất đều
có những mảng màu hồng, màu đỏ (xen, sen) kẽ rất kỳ lạ. Khi trời mưa nhỏ, các

loại động vật màu đỏ thi nhau ngóc đầu dậy.
* Nghe – viết: Vương quốc vắng nụ cười. – Phân biệt s/x, o/ô (Tiết chính
tả tuần 32, Tiếng Việt 4, tập II, trang 134)
Bài 2: Tìm những chữ bị bỏ trống để hoàn chỉnh mẩu chuyển dưới đây.
Biết rằng những chữ bị bỏ trống trong mẩu chuyển bắt đầu bằng s (hoặc x).
Chúc mừng năm mới sau một ... thế kỉ
Ngày 4-1-1889, ông Cô-lin từ Ô-xtrây-li-a gửi một tấm thiệp chúc mừng
năm mới cho cô Uôn-đrốp ở thành phố A-béc-đin, nước Anh. Không hiểu vì ...
mãi đầu năm 2001, tức là 112 năm ..., tấm bưu thiếp mới đến được A-béc-đin.
Các nhân viên bưu điện ... sở sương mù đang gắng ... tìm con cháu của cụ Uônđrốp để trao tấm thiệp và ... lỗi vì ... chậm trễ này.
* Ngoai lê có : xương, cái xe, cái xuồng, cây xoan, cây xoài, trạm xá, mùa xuân.
Một câu ngộ nghĩnh có thể giúp ta nhớ được phần lớn những ngoại lệ:
“Mùa xuân đi xuồng gỗ xoan mang xoài đến xã đổi xẻng ở xưởng để đem lại
cho trạm xá”
- Những chữ chỉ hơi ra đi viết với chữ x chứ không viết với chữ s: xì, xỉu,
xọp, xẹp.
- Những chữ có nghĩa “sụp xuống” đi với chữ s chứ không đi với x: sụt,
sụp, sẩy chân, sặc sụa...
- Những từ công cụ ngữ pháp có nhiều chữ đi với s nhưng không đi với x:
sự, sẽ, sắp, sao, sẵn, song,...
VD3: Mẹo phân biệt ch/tr:
- Chữ tr không đứng đầu các tiếng có vần âm đệm (oa, oă, oe, uê) do đó
nếu gặp các dạng này ta chọn ch để viết, không chọn tr:chích choè, loắt choắt,
chí choé, chuệch choạc....
- Những từ Hán Việt có thanh nặng hoặc thanh huyền thường có âm đầu
tr. Do đó nếu gặp các dạng này ta chọn tr để viết không chọn ch: trọng, trường,
trạng...
- Những từ chỉ đồ vật trong nhà, chỉ tên các loại quả, chỉ tên các món ăn,
chỉ tên các hoạt động, chỉ quan hệ những người trong gia đình và những từ
mang ý nghĩa phủ định thường có âm đầu ch: Chăn, chiếu, chổi, chén, ... chuối

chanh, chôm chôm,... cháo, chè, chả,... chạy, chặt, chắn, chẻ... cha, chú, chị,
cháu...chẳng, chưa, chớ, chả...
Vận dụng vào các bài:
* Nghe - viết: Người chiến sĩ giàu nghị lực. - Phân biệt tr/ch – ươn/ ương
(Tiết chính tả tuần 12, Tiếng Việt 4, tập 1, trang 116)
Bài 2a: Điền vào chổ trống ch hay tr ?
Ngu Công dời núi
Ngày xưa, ở …ung Quốc có một cụ già …ín mươi tuổi tên là Ngu Công.
Bực mình vì hai …ái núi Thái Hoàng và Vương Ốc …ắn ngang đường vào nhà,
9


Ngu Công hằng ngày mang quốc ra đào núi đổ đi.
Có người …ê cười cụ làm vậy uổng công. Cụ nói: “Ngày nào tôi cũng
đào. Tôi chết thì …áu tôi đào. …áu tôi chết, còn có …ắt của tôi đào. Họ hàng
nhà tôi …uyền nhau từ đời này đến đời khác đào. Núi …ẳng thể mọc cao hơn
đuợc nên nhất định sẽ có ngày bị san bằng”.
…ời nghe cụ già nói vậy, liền đẩy hai …ái núi ra xa để cụ có lối đi lại.
* Nghe – viết: Cánh diều tuổi thơ.- Phân biệt tr/ch – thanh hỏi/ thanh
ngã (Tiết chính tả tuần 15, Tiếng Việt 4, tập 1, trang 147)
Bài 2a:Tìm tên các đồ chơi hoặc trò chơi có tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch:
M: chong chóng, trốn tìm
* Nghe – viết: Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp. – Phân biệt tr/ch – uôt/uôc (Tiết
chính tả tuần 20, Tiếng Việt 4, tập II, trang 14)
Bài 2a: Điền vào chỗ trống tr/ch?
…uyền …ong vòm lá
...im có gì vui
Mà nghe ríu rít
Như …ẻ reo cười.
Bài 3a: Tìm tiếng thích hợp với mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện.

Tiếng có âm tr hoặc ch.
Đãng trí bác học
Một nhà bác học có tính đãng … đi tàu hoả. Khi nhân viên soát vé đến,
nhà bác học tìm toát mồ hôi mà … thấy vé đâu. May mà người soát vé này nhận
ra ông, bèn bảo:
- Thôi, ngài không cần xuất … vé nữa.
Nhà bác học vẫn loay hoay tìm vé nói:
- Nhưng tôi vẫn phải tìm bằng được vé để biết phải xuống ga nào chứ!
* Nghe – viết: Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. – Phân biệt tr/ch (Tiết chính tả tuần
24, Tiếng Việt 4, tập II, trang 56)
Bài 2a: Điền truyện hay chuyện vào ô trống?
Kể … phải trung thành với …, phải kể đúng các tình tiết của câu … các
nhân vật có trong … . Đừng biến giờ kể … thành giờ đọc … .
VD 4: Mẹo phân biệt r/d/gi:
- Chữ r và gi không đứng đầu các tiếng có vần có âm đệm (oa, oe, uê,
uy).
Do đó gặp các tiếng dạng này thì ta chọn d để viết không chọn r hoặc gi : Kinh
doanh, doạ nạt, hậu duệ, duy nhất ...
- Trong các từ Hán Việt:
+ Các tiếng có thanh ngã hoặc thanh nặng thường viết với âm đầu d:
Diễn viên, hấp dẫn, bình dị, mậu dịch, kỳ diệu ...
+ Các tiếng có thanh sắc hoặc thanh hỏi thường viết với gi: Giải thích,
giảng giải, giá cả, giám sát ...
+ Các tiếng có thanh huyền hoặc thanh ngang thường viết với âm đầu gi
khi vận có âm đầu a và viết với âm đầu d khi vần có âm đầu khác a: gian xảo,
10


giao chiến, giai nhân,... du dương, do thám, dư dật, dương liễu...
- Trong cấu tạo từ láy cả gi, d, r đều có từ láy âm: giành giật, giục giã,

già giặn, giãy giụa, .... dai dẳng, dào dạt, dập dìu... réo rắt, ríu rít, run rẩy, rì
rào, rực rỡ, rón rén, rừng rực ....
Vận dụng vào các bài:
* Nghe – viết: Trung thu độc lập . –Phân biệt r/d/gi – iên/yên/iêng (Tiết
chính tả tuần 8, Tiếng Việt 4, tập I, trang 77)
Bài 2a: Em chọn những tiếng nào điền vào chỗ trống?
Những tiếng bắt đầu bằng r/d/gi:
Đánh dấu mạn thuyền
Xưa có người đi thuyền, kiếm … bên hông, chẳng may làm kiếm …
xuống nước. Anh ta liền đánh … vào mạn thuyền chỗ kiếm … . Người trên
thuyền thấy lạ bèn hỏi:
- Bác làm … lạ thế?
- Tôi đánh … chỗ kiếm … . Khi nào thuyền cập bến, cứ theo chỗ đã đánh
… mà mò, thế nào cũng tìm thấy kiếm.
Bài 3a: Tìm các từ:
- Có giá trị thấp hơn mức bình thường.
- Người nổi tiếng.
Đồ dùng để nằm ngủ, thường làm bằng gỗ, tre, có khung, trên mặt trải
chiếu hoặc đệm.
* Nghe – viết: Kéo co – Phân biệt r/d/gi – ât/âc (Tiết chính tả tuần 16,
Tiếng Việt 4, tập I, trang 156)
Bài 2a: Tìm và viết các từ ngữ chứa tiếng có các âm đầu là r/d/gi, có nghĩa
như sau:
- Trò chơi quay dây qua đầu, mỗi lần dây chạm đất thì nhảy lên cho dây
luồn qua dưới chân.
- Môn nghệ thuật sân khấu biểu diễn cách điều khiển các hình mẫu giống
như người, vật.
- Phát bóng sang phía đối thủ để mở đầu hiệp đấu hoặc lượt đấu.
* Nhớ - viết: Chuyện cổ tích về loài người. – Phân biệt r/d/gi - ?/~ (Tiết
chính tả tuần 21, Tiếng Việt 4, tập II, trang 22)

Bài 2a: Điền vào chỗ trống r, d hay gi?
Mưa ... ăng trên đồng
Uốn mềm ngọn lúa
Hoa xoan theo ...ó
...ải tím mặt đường.
Bài 3: Chọn những tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh bài văn sau:
Cây mai tứ quý
Cây mai cao trên hai mét, (dáng, giáng, ráng) thanh, thân thẳng như thân
trúc. Tán tròn tự nhiên xoè rộng ở phần gốc, thu (giần, dần, rần) thành một
(điễm, điểm) ở đỉnh ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay, cành vươn đều, nhánh nào
cũng (rắn, dắn, giắn) chắc.
11


Mai tứ quý nở bốn mùa. Cành hoa vàng (thẫm, thẩm) xếp làm ba lớp.
Năm cánh dài đỏ tía như ức gà chọi, đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết trái. Trái kết
màu chín đậm, óng ánh như những hạt cườm đính trên tầng áo lá lúc nào cũng
sum suê một màu xanh chắc bền.
Đứng bên cây ngắm hoa, xem lá, ta thầm cảm phục cái mầu nhiệm của tạo
vật trong sự hào phóng và lo xa: đã có mai vàng rực (rở, rỡ) góp với muôn hoa
ngày Tết, lại có mai tứ quý cần (mẫn, mẩn), thịnh vượng quanh năm.
* Nghe – viết: Nói ngược – Phân biệt r/d/gi 9Tiết chính tả tuần 34, Tiếng
Việt 4, tập II, trang 154)
Bài 2: Chọn những chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh
đoạn văn sau:
Vì sao ta cười khi bị người khác cù?
Để (dải/ rải/ giải/ giãi) đáp câu hỏi này, một nhà nghiên cứu ở Đại học
Luân Đôn nước Anh, đã cho người máy cù 16 người tham (ra/ gia/ da) thí
nghiệm và (dùng/ rùng) một thiết bị theo (dõi/ giỏi/ rõi/ giõi) phản ứng trong bộ
(não/ nảo) sẽ làm cho người đó mất vui bằng cách báo trước thứ tự động tác cù.

Còn khi bị người khác cù, do không (thể/ thễ) đoán trước được thứ tự của hoạt
động, ta sẽ bị bất ngờ và bật lên tiếng cười như là phản ứng tự vệ.
d. Nguyên tắc phối hợp giữa xây dựng cái đúng, loại bỏ cái sai:
* Xây dựng cái đúng:
Cung cấp cho học sinh những quy tắc chính tả. Hướng dẫn cho học sinh
thực hành luyện tập nhằm hình thành các kỹ xảo chính tả. Để xây dựng được cái
đúng cho học sinh, giáo viên cần nắm vững một cách có hệ thống những quy tắc
chính tả sau:
a) Cấu trúc âm tiết Tiếng Việt gồm: âm đầu, vần và thanh điệu.
* Âm đầu: Tất cả các phụ âm đều có thể đứng làm phụ âm đầu, lưu ý một
số trường hợp đặc biệt:
- Khi đứng trứơc các nguyên âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, uô, uơ:
+ Phụ âm đầu “cờ” đựoc viết là c (ca,căng,cuốc...)
+ Phụ âm đầu “ngờ” được viết là ng (ngã,ngân,nguời...)
+ Phụ âm đầu “gờ” được viết là gờ (gà,gần,guốc...)
- Khi đứng trước các nguyên âm:e, ê, i, iê.
+ Phụ âm đầu “cờ” được viết là k (kẻ, kê, kiến,...)
+ Phụ âm đầu “ngờ” được viết là ngh (nghe,nghề,nghiền...)
+ Phụ âm đầu “gờ” đuợc viết là gh (ghế,ghẹ,ghi...)
Khi đứng trước các âm vần có âm điệu là u, âm “cờ” đuợc viết là q
(quân,quang,quanh...)
- phụ âm “zờ” viết là gi khi ghép với các vần có âm i ở đầu vần thì viết
lược bỏ 1 chữ i: gì, giếng, gìn...
* Phần vần gồm âm đầu, âm chính và âm cuối. Âm chính luôn luôn có
mặt trong vần.
- Âm đầu, (âm đệm): được tạo bởi bán âm u. Bán âm u có hai cách viết là
u và o (uôn, oanh...)
12



+ Trong các vần có âm chính là nguyên âm a, â, e thì bán âm u được ghi
bởi chữ các o (trừ trường hợp âm đầu là q).
VD: oang, oe, oăc,...
+ Trong các vần .ghép với âm đầu q thì bán âm u đựoc ghi bởi chữ cái u.
VD: quan,quay,quang...
* Âm chính: bao gồm 11 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi trong đó
nguyên âm ă, â không đứng độc lập tạo thành vần.
- Âm cuối: gồm 2 bán âm i, u và 8 phụ âm đầu: c, m, n, ch, p, nh, ng, t.
VD: túi, lạc, sạch, ngang, nhanh...
* Thanh điệu: gồm 6 thanh điệu trong đó có 5 thanh được ký hiệu là:
thanh huyền (\); sắc (/); ngã (~); hỏi (?); nặng (.). Còn một thanh (thanh ngang)
không được biểu hiện trên chữ vẽ.
b) Quy tắc viết dấu thanh:
- Với những âm tiết mà phần vần có âm chính là nguyên âm đơn thì dấu
thanh đặt trên (hoặc dưới) nguyên âm.
VD: cả, còn, lạnh lùng,...
- Những vần có âm chính là nguyên âm đôi không có âm cuối thì dấu
thanh đặt trên (hoặc dưới) chữ cái đứng trước nguyên âm đôi.
VD: múa, thừa, lựa,...
- Những vần có âm chính là nguyên âm đôi và trong vần có âm cuối thì
dấu thanh đặt trên (hoặc dưới) chữ cái đứng sau nguyên âm đôi.
VD: miếu, luống, muộn,...
c) Quy tắt viết hoa:
Tên người, tên địa danh, tên dân tộc Việt Nam được viết hoa tất cả các
chữ cái đứng đầu âm tiết.
VD: Nguyễn Ái Quốc, Lý Thái Tổ,...Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội,...
Kinh, Tày, Sán,...
- Tên người, tên địa lý và các tên dân tộc Việt Nam thuộc các dân tộc
thiểu số anh em có cấu tạo từ âm tiết (các âm tiết đọc liền nhau): Đối với mỗi bộ
phận tạo thành tên riêng viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết.

VD: Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, Tà-ôi,...
Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên
và các âm tiết đầu của các bộ phận tạo thành tên riêng.
VD: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Trường Tiểu học Gia Thuỷ,...
Từ và cụm từ chỉ các con vật, đồ đạc, sự vật được dùng làm tên riêng của
nhân vật:
- Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên riêng.
VD: (chú) Chuột, (bác) Gấu, (cô) Chổi Rơm,...
- Viết hoa tu từ tỏ sự tôn trọng đặc biệt đối với người hay sự vật nhất định.
VD: Người là Cha, là Bác, là Anh.
- Viết hoa tên nước ngoài:
+ Trường hợp phiên âm qua âm Hán – Việt: Viết hoa theo quy tắc, theo
tên người, tên địa lý Việt Nam.
13


VD: Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành,...Đức, Nhật Bản, Triều Tiên,...
+ Trường hợp phiên âm không qua âm Hán – Việt: Đối với bộ phận tạo
thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết.
VD: Vơ-la-đi-mia I-lich Lê-nin,...Mát-xcơ-va, I-ta-li-a,…
+ Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể nước ngoài.
Trường hợp dịch nghĩa: Viết theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức, đoàn
thể Việt Nam.
VD: Viện Khoa học Giáo dục Bắc Kinh,...
Trường hợp viết tắt: Viết nguyên dạng viết tắt
VD: WB (Ngân hàng Thế giới), ...
Tuy nhiên, trong thực tế còn có trường hợp nhiều từ đọc giống nhau, ý
nghĩa giống nhau nhưng cách viết thì khác nhau và các cách viết đều được cho
là đúng.
VD. – rập rờn, giập giờn, dập dờn.

- Suýt soát, xuýt xoát.
- gióng giả, dóng dả.
- xề xệ, sề sệ.
Để giải quyết những trường hợp này, tôi đã tham khảo nhiều sách và
thống kê các trường hợp như vậy để có thể giải thích cho học sinh những thắc
mắc khi các em gặp phải khó khăn khi làm bài.
Ngoài ra, trong bài chính tả gặp những từ có nhiều cách viết như trên thì
tôi quyđịnh chung cho các em một cách viết thống nhất như một bài mẫu.
*. Đối chiếu cái sai: Tức là đưa ra những trường hợp viết sai chính tả,
hướng dẫn học sinh phát hiện sửa chữa, rồi từ đó hướng các em đi đến cái đúng.
Yêu cầu giáo viên:
+ Nêu ra những đoạn văn, đoạn thơ trong đó có nhiều từ viết sai chính tả
để tự học sinh phát hiện lỗi, tìm hiểu nguyên nhân sai và chữa lại cho đúng.
Lưu ý: Phương pháp xây đối chiếu cái sai chỉ là thứ yếu, có tính chất hỗ
trợ cho phương pháp xây dựng cái đúng. Trong quá trình giảng dạy chính tả,
giáo viên cần phối hợp một cách hợp lý, hài hoà và có hiệu quả hai phương pháp
này.
e. Giáo viên nên sử dụng phối hợp nhiều phương pháp trong một tiết
dạy:
Nhằm làm cho lớp học sinh động. Học sinh được tham gia bài học bằng
nhiều cách với nhiều mức độ khác nhau. Đặc biệt là tổ chức trò chơi trong các
tiết học.
Trò chơi: Tiếp sức
Mục đích:
- Rèn kĩ năng viết đúng âm đầu l và n.
Nội dung chơi:
- Viết đúng những từ láy có âm đầu l và n
- Viết các từ ghép có tiếng “nên” hay “lên”
Cách chơi:
- Chọn ra hai hoặc ba đội, mỗi đội có số người như

nhau. Sau khi nghe giáo viên yêu cầu thì các đội bắt đầu cuộc chơi. Em thứ nhất
lên bảng viết từ đầu tiên rồi trao phấn cho em viết tiếp các từ khác và cứ lần lượt
14


như vậy. Hết thời gian đội nào viết được nhiều từ hơn thì đội đó thắng cuộc.
Ví dụ: * Nghe – viết: Người tìm đường lên các vì sao – Phân biệt n/l , i/iê
(Tiết chính tả tuần 13, Tiiếng Việt 4,, tậpI, trang 126)
Bài 2a: Tìm các tính từ:
- Có hai tiếng đều bắt đầu bằng l: M: lỏng lẻo
- Có hai tiếng đều bắt đầu bằng n: M: nóng nảy
Giáo viên chia lớp làm 2 đội và phổ biến luật chơi: mỗi đội cử 6 bạn, đội
1 nối tiếp nhau viết tính từ bắt đầu bằng l, đội 2 nối tiếp nhau viết tính từ bắt đầu
bằng n.
Hai đội sẽ chơi trong vòng 3 phút. Hết thời gian, lớp và giáo viên nhận
xét, kết luận đội thắng cuộc.
Trò chơi này được vận dụng trong rất nhiều bài dạy khác như:
* Nghe – viết: Người viết truyện thật thà. – Phân biệt s/x (Tiết chính tả
tuần 6, Tiếng Việt 4, tập I, trang 56)
Bài 3a: Tìm các từ láy:
- Có tiếng chứa âm s: M: suôn sẻ
- Có tiếng chưa âm x: M: xôn xao
* Nghe – viết: Nghe lời chim nói. – Phân biệt n/l , thanh hỏi/thanh ngã
(Tiết chính tả tuần 31, Tiếng Việt 4, tập II, trang 124)
Bài 2a:
- Tìm 3 trường hợp chỉ viết với l, không viết với n.
M: làm (không có nàm)
- Tìm 3 trường hợp chỉ viết với n, không viết với l.
M: này (không có lày)
* Có thể vận dụng trò chơi này trong các môn học khác với nội dung phù

hợp bài học.
Trò chơi: Về đích
Mục đích: Rèn kĩ năng nói phân biệt l và n.
Nội dung: Hãy kể tên các loài cây được viết bằng hai âm đầu l và n.
- Hãy kể tên các loài vật được viết bằng hai âm đầu l và n.
- Hãy kể tên các đồ dùng có âm đầu l và n.
Cách chơi: - Chia lớp làm 2 đội: bắt đầu từ đội 1 một học sinh nói tên một
loài cây được viết bằng âm đầu n (na, cây nêu ...) sau đó một học sinh của đội 2
nói tên một loài cây được viết bằng âm đầu l (lan, lim , lựu ...). Hai đội chơi nối
tiếp cho đến khi một đội không nêu tiếp được. Đội còn lại sẽ là đội về đích và
chiến thắng.
Trò chơi: Tai ai thính nhất.
Mục đích: Rèn kĩ năng phân biệt l và n.
Cách chơi: Học sinh dùng chữ cái l và n trong bộ chữ lớp 1 mỗi em hai
chữ cái [ l ] và hai chữ cái [n], khi nghe giáo viên đọc tiếng hoặc từ có chứa hai
âm l và n thì học sinh giơ đúng tấm bìa có ghi âm đó. Em nào giơ sai sẽ phải viết
lại 3 lần lên bảng.

15


Luôn động viên khuyến khích, khen thưởng học sinh, dù các em chỉ đạt
thành công nhỏ
* Có thể vận dụng trò chơi này vào tất cả các bài tập chính tả phân biêt l/n.
2.3.2. Phương pháp dạy một số kiểu chính tả:
a. Chính tả nghe – viết : Kiểu bài này thể hiện được đặc trưng của môn
chính tả: đọc như thế nào, viết như thế ấy.
Cấu trúc bài nghe – viết cũng gồm 3 phần: Bài viết, Viết đúng, Luyện tập.
Yêu cầu đặt ra trong kiểu bài này là việc đọc mẫu của giáo viên phải
chuẩn xác đúng chính âm. Cạnh đó, giáo viên nên đọc thong thả, rõ ràng, ngắt

hơi hợp lý.
- Giáo viên đọc bài chính tả một lần nhằm giúp học sinh có cái nhìn bao
quát. Luyện viết tiếng khó trước khi viết bài.
- Giáo viên đọc từng cụm từ hoặc câu ngắn.
Lưu ý; Giáo viên chỉ đọc một lần, sau đó học sinh đọc lại một lần (đọc
nhẩm), sau đó viết..
b. Chính tả nhớ - viết : Kiểu bài này nhằm kiểm tra năng lực ghi nhớ của
học sinh.
Bước 1: Học sinh tái hiện lại hình thức âm thanh của văn bản.
Bước 2: Học sinh chuyển hoá văn bản dưới hình thức âm thanh ấy thành
văn bản dưới hình thức chữ viết.
Lưu ý: Trước khi viết giáo viên cho học sinh đọc lại văn bản vài lượt để
chuẩn bị tâm thế viết bài cho học sinh, giúp học sinh tái hiện lại bài viết một
cách dễ dàng, chính xác.
c. Chính tả so sánh: Nhằm kiểm tra năng lực phân tích, so sánh của học
sinh đối với những trường hợp chính tả dễ lẫn lộn do ảnh hưởng của cách phát
âm địa phương.
Chính tả so sánh rất gần gũi với chính tả nghe – viết khác chăng chỉ ở
chỗ: chính tả so sánh nhấn mạnh vào các trường hợp chính tả dễ lẫn lộn.
Cấu trúc của kiểu bài so sánh gồm 3 phần: Bài viết, Phân biệt, Luyện tập
Lưu ý: Trước hết giáo viên cần chọn các bài chính tả so sánh thích hợp
tương ứng với những trọng điểm chính tả cần dạy ở trường mình, địa phương
mình. Ngoài trường hợp sách giáo khoa nêu ra, giáo viên có thể bổ sung những
trường hợp chính tả so sánh khác nếu thấy cần thiết, sao cho sát hợp với đối
tượng học sinh và có hiệu quả. Giáo viên cần chú ý phát âm chuẩn khi đọc mẫu
làm chỗ dựa cho học sinh viết đúng.
2.3.3. Giáo viên nắm vững quy định về chuẩn chính tả, sửa lỗi cho HS
a. Chuẩn chính tả:
Muốn thống nhất được chính tả thì phải có chuẩn chính tả. Chuẩn chính tả
là việc chuẩn hoá hình thức chữ viết của ngôn ngữ. Chuẩn chính tả phải được

qui định rõ ràng, chi tiết tới từng từ và được mọi người tuân theo.
b. Sửa lỗi cho học sinh:
Về các loại lỗi chính tả của học sinh thường mắc có 3 loại lỗi cơ bản sau:
- Lỗi chính tả do không nắm vững chính tự: Loại lỗi này thường gặp khi
16


viết các phụ âm đầu: d – gi – r, ch – tr; g – gh; ng – ngh; s – x; l – n;... Để sửa
chữa các loại lỗi này, học sinh cần nắm vững những qui tắc chính tả, nhớ kỹ mặt
chữ trong các từ có phụ âm đầu dễ lẫn.
- Lỗi chính tả do không nắm vững cấu trúc âm tiết Tiếng Việt, dẫn đến
học sinh viết thừa, viết thiếu.
- Ví dụ: quyét sạch, qoanh co... Để sửa loại lỗi này, học sinh cần hiểu âm
tiết Tiếng Việt được cấu tạo mấy phần, là những phần nào, vị trí từng phần trong
âm tiết.
- Lỗi chính tả do viết theo lối phát âm địa phương hoặc do không nắm
vững chính âm.
VD: Cái thuyền khác cái thuền...
Để sửa loại lỗi này, học sinh cần nắm vững chính âm trong Tiếng Việt,
cần tập phát âm chuẩn, tập viết nhiều lần những lỗi thường mắc.
2.3.4. Cách sửa lỗi :
- Đọc bài thong thả để học sinh sửa lỗi, đến chỗ nào có tiếng khó viết,
giáo viên có thể dừng lại, đọc lại hoặc viết lên bảng.
- Có thể hướng dẫn học sinh đổi vở cho nhau để cùng soát lỗi.
2.3.5. Các biện pháp dạy học chủ yếu và qui trình giảng dạy phân
môn chính tả lớp 4 mà tôi đã áp dụng
a. Biện pháp dạy học chủ yếu cho một bài chính tả.
1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị viết chính tả đoạn, bài có kết quả:
Các hoạt động chính của giáo viên là:
1.1. Cho học sinh đọc bài chính tả sẽ viết (theo SGK) và nắm bắt nội dung

chính của bài viết.
- Gọi 1 học sinh đọc thành tiếng bài chính tả.
Hoặc GV đọc bài viết một lần
1.2. Hướng dẫn học sinh nhận xét những hiện tượng chính tả trong bài
(theo gợi ý của SGK và hướng dẫn của GV) bằng một hệ thống câu hỏi.
1.3. Luyện viết những tiếng khó hoặc dễ lẫn (tiếng mang vần khó, tiếng
có âm, vần dễ viết sai do ảnh hưởng phương ngữ hay thói quen )
2. Đọc bài chính tả cho học sinh viết.
Các hoạt động chính của GV là:
Đọc toàn bài một lượt cho học sinh nghe trước khi viết
Khi đọc, giáo viên cần phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải, tạo điều kiện cho
học sinh chú ý đến những hiện tượng chính tả cần viết đúng.
2.1. Đọc cho học sinh nghe – viết từng câu ngắn hay từng cụm từ.
Mỗi câu hoặc cụm từ được đọc 3 lần: đọc lượt đầu chậm rãi cho học sinh
nghe, đọc nhắc lại 2 lần cho học sinh kịp viết theo tốc độ viết quy định ở lớp 4
(được cụ thể hoá theo từng giai đoạn)
2.2. Đọc toàn bài lần cuối cho học sinh soát lại.
3. Chấm và chữa bài chính tả
- Mỗi giờ chính tả, giáo viên chọn chấm một số bài của học sinh. Đối
tượng được chọn chấm bài ở mỗi giờ là:
17


+ Những học sinh đến lượt được chấm bài,
+ Những học sinh hay mắc lỗi, cần được chú ý rèn cặp thường xuyên.
Qua chấm bài, giáo viên có điều kiện rút ra nhận xét và nêu hướng khắc
phục lỗi chính tả cho lớp.
- Sau khi học sinh viết xong, giáo viên giúp học sinh tự kiểm tra và chữa
lỗi trong bài theo một trong những cách dưới đây:
+ Học sinh đối chiếu bài chính tả của mình với đoạn văn trong SGK.

+ Học sinh đối chiếu bài chính tả của mình với bài giáo viên viết trên bảng
+ GV đọc từng câu, có chỉ dẫn cách viết những chữ dễ sai chính tả.
4. Hựớng dẫn học sinh làm bài tập chính tả âm, vần
GV áp dụng một số biện pháp như sau:
a) Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập
- Cho học sinh đọc thầm rồi trình bày lại yêu cầu của bài tập.
- GV giải thích thêm cho rõ yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho học sinh thực hiện làm mẫu một phần của bài tập để cả lớp
nắm được yêu cầu của bài tập đó.
b) Tổ chức cho học sinh thực hiện làm bài tập
- Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân hoặc theo cặp, theo nhóm để
thực hiện bài tập.
- Tổ chức cho học sinh thực hiện và báo cáo kết quả bằng nhiều hình thức
khác nhau.
- Trao đổi với học sinh, sửa lỗi cho học sinh hoặc tổ chức để học sinh góp
ý cho nhau, đánh giá cho nhau trong quá trình làm bài.
- Giáo viên sơ kết, tổng kết ý kiến của học sinh; ghi bảng nếu cần thiết.
b. Quy trình giảng dạy.
1. Kiểm tra bài cũ: học sinh nghe – viết một số từ đã được luyện tập ở bài
chính tả trước (hoặc giáo viên nhận xét kết quả bài chính tả trước.)
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu bài học: Đọc bài chính tả sẽ viết.
2.2. Hướng dẫn chính tả
Chính tả nghe – viết:
+ Đọc toàn bài một lượt cho học sinh nghe trước khi viết. Khi đọc, giáo
viên cần phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải, tạo điều kiện cho học sinh chú ý đến
những hiện tượng chính tả cần viết đúng.
+ Hướng dẫn cho học sinh nhận xét về các hiện tượng chính tả cần chú ý
trong bài.
+ Tổ chức cho học sinh tập viết trước (vào bảng con hoặc vào giấy nháp)

những từ ngữ dễ viết sai chính tả.
+ Đọc cho HS nghe – viết trong câu hay trong cụm từ. Mỗi câu hoặc cụm
từ được đọc hai lần: đọc lượt đầu chậm rãi cho học sinh nghe, đọc nhắc lại lần
hai cho học sinh kịp viết theo tốc độ quy định ở lớp 4 (được cụ thể hoá qua từng
giai đoạn).
+ Đọc toàn bài lần cuối cho học sinh soát lại.
18


Chính tả nhớ viết:
+ Tổ chức cho học sinh ôn lại đoạn, bài cần viết trước khi viết: 1-2 học
sinh đọc thuộc lòng bài viết trước lớp; các học sinh khác nhẩm theo.
+ Hướng dẫn học sinh nhận xét về các hiện tượng chính tả cần chú ý
trong bài.
+ Tổ chức cho học sinh viết trước (vào bảng con hoặc giấy nháp) những
từ ngữ dễ viết sai chính tả.
+ Tổ chức cho học sinh viết theo tốc độ viết quy định ở lớp 4 (được cụ thể
hoá cho từng giai đoạn).
2.3. Chấm và chữa bài chính tả
- Mỗi giờ Chính tả, GV chọn chấm một số bài của học sinh. Đối tượng
được chọn chấm bài ở mỗi giờ là:
+ Những học sinh đến lượt được chấm bài.
+ Những học sinh hay mắc lỗi,cần được chú ý kèm cặp thường xuyên.
Qua chấm bài, giáo viên có điều kiện rút ra nhận xét và nêu hướng khắc
phục lỗi chính tả cho cả lớp.
- Sau khi chấm bài xong cho một số học sinh, giáo viên giúp cả lớp tự
kiểm tra bài và chữa lỗi theo một trong những cách dưới đây:
+ GV viết toàn bộ bài chính tả lên bảng. (bài có thể được chuẩn bị sẵn
trên bảng hoặc bảng phụ).
+ Học sinh tự rà soát lại bài của mình, sau đó đổi chéo vở cho nhau để

giúp nhau rà soát bài.
+ GV đọc từng câu, có chỉ dẫn cách viết những chữ dễ sai chính tả. HS rà
soát bài làm của mình một lần nữa theo chỉ dẫn của giáo viên.
2.4. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả âm, vần
Các loại bài tập chính tả âm, vần:
+ Bài tập lựa chọn cho từng vùng phương ngữ: nội dung các bài tập này là
luyện viết phân biệt các âm, vần, thanh dễ lẫn do ảnh hưởng cách phát âm địa phương.
VD: l/n, ch/tr, s/x… (đối với HS phương ngữ Bắc bộ), ang/an, ắc/ăt… (đối
với học sinh các phương ngữ Nam Trung Bộ, Nam Bộ), thanh hỏi/thanh ngã (đối
với học sinh các phương ngữ Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ).
Trong SGK, số hiệu các bài tập lựa chọn được đặt trong ngoặc đơn.
VD: Mỗi bài tập lựa chọn bao gồm 1, 2 hoặc 3 bài tập nhỏ (kí hiệu là a, b
,c), mỗi bài tập nhỏ dành cho một vùng phương ngữ. GV căn cứ vào đặc điểm
phát âm và thực tế viết chính tả của người địa phương mình dạy mà chọn bài
tập nhỏ thích hợp cho học sinh
+ Bài tập bắt buộc: Số lượng bài tập chính tả âm, vần bắt buộc ở lớp 4
không nhiều. Đây thường là một số bài tập chữa lỗi chính tả.
- Cách hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả âm, vần:
+ Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập.
+ Giúp học sinh chữa một phần của bài tập làm mẫu.
+ Tổ chức cho học sinh làm bài và báo cáo kết quả.
+ Chữa bài.
2.5. Củng cố - dặn dò.
GV nhận xét tiết học, lưư ý những trường hợp dễ viết sai chính tả trong
19


bài và nêu yêu cầu luyện tập ở nhà.
2.4. Kết quả đạt được
Qua việc tìm hiểu nguyên nhân và xác định được những trọng điểm chính

tả cần dạy cho học sinh ở trường Tiểu học Hoằng Thành nói riêng, tôi đã đưa ra
một số biện pháp đã nêu ở trên và kết hợp với Ban giám hiệu, tập thể nhà trường
đã áp dụng thực nghiệm giảng dạy trên khối 4 của trường. Tuy qua một thời gian
ngắn, cùng với sự nỗ lực và cố gắng không ngừng của tập thể giáo viên trong
khối chúng tôi đã thu được những kết quả tương đối khả quan. Cụ thể như sau:
LỚP

TỔNG SỐ HỌC SINH

SỐ HỌC SINH MẮC LỖI PHỤ ÂM ĐẦU

5 lỗi trở lên
3-4 lỗi
1-2 lỗi

30
1 em
1 em
4B
26
1 em
1 em
3. Kết luận
Tiểu học là nền tảng của hệ thống giáo dục phổ thông ở nước ta. Những
tri thức, kĩ năng đọc , viết, tính toán, những hiểu biết về tự nhiên và xã hội,
những chuẩn bị về thể lực, trí tuệ, tình cảm.... của những năm học tiểu học là
những kiến thức sơ đẳng ban đầu, là cơ sở cần thiết nhất cho cuộc sống của bản
thân của cộng đồng
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ giáo dục tiểu
học cũng đang từng bước chuyển mình . Trong sự đổi mới của cả bậc học, có sự

đổi mới cả về nội dung và phương pháp của phân môn chính tả.
Phân môn chính tả ở trường tiểu học có nhiệm vụ dạy cho học sinh viết
đúng Tiếng việt, đó là một trong những yếu tố tối thiểu để học sinh có thể viết
đúng, đọc đúng , viết thạo chữ Việt góp phần giúp học sinh dùng tiếng Việt như
một công cụ để giao tiếp tư duy. Vậy trong khi giảng dạy chính tả, chúng ta
không ngừng suy ngẫm tìm ra các phương pháp sáng tạo, linh hoạt và chủ động
trong việc dạy để làm sao đưa phong trào “Vở sạch, chữ đẹp” đạt hiệu quả thiết
thực nhất
Trên đây là một số vấn đề thực hiện “Nâng cao chất lượng chữ viết
trong giờ chính tả cho học sinh lớp 4” ở trường tiểu học. Những vấn đề cơ bản
được trình bày ở trên có thể chưa thật sự hoàn chỉnh, tôi hy vọng rằng sáng kiến
này sẽ là tài liệu tham khảo cho các bạn đồng nghiệp và đóng góp một phần nào
vào việc nâng cao chất lượng dạy học phân môn chính tả cũng như môn Tiếng
Việt ở tiểu học hiện nay. Góp phần thực hiện tốt chủ đề của năm học./.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Hoằng Thành, ngày 25 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan SKKN này là do tôi viết
Không sao chép nội dung của người khác
Người viết

20


Nguyễn Tuyết Thanh

21




×