Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Kinh nghiệm dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 2 theo mô hình VNEN ở trường tiểu học thành tiến, năm học 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ,
CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 2 THEO MÔ HÌNH VNEN
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH TIẾN
NĂM HỌC 2016-2017

Người thực hiện: Trần Thị Hòa
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường TH Thành Tiến
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý (Mô hình VNEN)

Mục lục
THANH HOÁ,
NĂM 2017


Mục lục
Mục
Mục lục
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm


2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt hoạt động “Tạo hứng thú
cho học sinh”.
2.3.2. Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên tổ chức cho học sinh phân
tích, khám phá dựa trên những điều kiện sẵn có tại địa phương.
2.3.3. Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên điều chỉnh hướng dẫn học
thích hợp giúp học sinh đi vào tiến trình phân tích thuận lợi và
hiệu quả.
2.3.4. Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt Thông tư 22/2016/TTBGDĐT
2.3.5. Hướng dẫn giáo viên tổ chức sử dụng đạt hiệu quả cao
nhất góc học tập và góc thư viện.
2.3.6. Hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên chú trọng công tác bồi
dưỡng đội ngũ hội đồng tự quản, nhóm trưởng.
2.3.7. Chỉ đạo giáo viên nghiêm túc, linh hoạt tích hợp dạy học
Tự nhiên và Xã hội qua các môn học khác.
2.3.8. Tham mưu với Hiệu trưởng tổ chức tốt chức hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục kiến thức tự nhiên và xã
hội.
2.3.9. Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phối hợp với cộng
đồng, quan hệ tốt với gia đình học sinh.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. Kết luận, kiến nghị
- Kết luận
- Kiến nghị

Số trang
1
2

2
2
2
3
3
3
5
7
7
8
13
14
15
16
17
17
18
19
20
20
20
2


I. MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Nghị quyết số 29/NQ- TW, Hội nghị Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8,
khóa XI đã xác định nhiệm vụ cần “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Giáo dục tiểu học đã

đưa ra nhiều giải pháp và Dự án Mô hình trường học mới Việt Nam (Dự án GPEVNEN, Global Partnerarhip for Education- Viet Nam Escuela Nueva) là một trong
những giải pháp nhằm thực hiện tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo với quan điểm cơ bản là biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo
dục.
Dự án GPE-VNEN là một dự án nhằm xây dựng và nhân rộng kiểu mô hình
nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm giáo dục
Việt Nam. Điểm nổi bật của mô hình này là đổi mới các hoạt động sư phạm, đổi
mới hệ thống tài liệu dạy học, đổi mới phương pháp học, phương pháp giáo dục
học sinh. Đây là mô hình được UNICEP, UNESCO,WB đánh giá cao, thực hiện
thành công ở nhiều nước đang phát triển.
Trong dạy học ở tiểu học theo mô hình VNEN, môn học Tự nhiên và Xã hội là
môn học giáo dục cho trẻ biết tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, giáo dục kĩ năng
sống, giúp trẻ biết quan sát, nhận xét về các sự vật, hiện tượng xung quanh mình.
Ở lớp 2, môn học Tự nhiên và Xã hội giáo dục cho trẻ biết tự chăm sóc sức
khỏe cho bản thân, ứng xử hợp lý trong đời sống để phòng chống một số bệnh tật
và tai nạn. Ngoài ra, còn phát triển cho trẻ các kỹ năng quan sát, nhận xét, nêu thắc
mắc, đặt câu hỏi, biết cách diễn đạt những hiểu biết của mình về các sự vật, hiện
tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.
Qua quản lý, chỉ đạo chuyên môn nhiều năm, tôi thấy thực tế giảng dạy, chất
lượng học tập môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 chưa đáp ứng được nhu cầu và mục
tiêu đã đặt ra. Tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 đã mang lại hiệu quả rất thiết
thực. Do đó, tôi mạnh dạn chia sẻ “ Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm
nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 theo Mô hình
VNEN ở Trường Tiểu học Thành Tiến, năm học 2016-2017 ”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và Xã
hội lớp 2 tại Trường Tiểu học Thành Tiến.
- Góp phần cùng với đồng nghiệp tìm ra phương pháp giảng dạy mới, sáng
tạo, phù hợp với địa phương xã Thành Tiến.

- Nhằm trau dồi và nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội khối lớp 2. Nghiên cứu,
tổng kết các biện pháp, giải pháp để dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 phù
3


hợp với học sinh địa phương nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Tự nhiên và Xã
hội ở Trường Tiểu học Thành Tiến năm học 2016-2017.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp thuyết trình, tranh luận.
-Phương pháp điều tra khảo sát điều tra thực tế, thu thập thông tin.
-Phương pháp phân tích.
-Phương pháp so sánh, tổng hợp.
- Phương pháp thống kê.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Mục tiêu môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1,2,3 là:
* Có một số kiến thức cơ bản ban đầu về:
- Con người và sức khỏe (Cơ thể người, cách giữ vệ sinh cơ thể và phòng
tránh bệnh tật, tai nạn)
- Một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.
* Bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng:
- Tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, ứng xử hợp lí trong đời sống để phòng
chống một số bệnh tật và tai nạn;
- Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, biết cách diễn đạt những hiểu
biết của mình về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự niên và xã hội.
* Hình thành và phát triển những thái độ và hành vi:
- Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình
và cộng đồng.

- Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương.[1]
Mức độ chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 nhằm giúp
học sinh:
- Nắm được kiến thức về con người và sức khỏe bao gồm: Nhận ra cơ quan
vận động gồm có bộ xương và hệ cơ, sự phối hợp của cơ và xương trong các cử
động của cơ thể; nêu được tên các vùng xương chính của bộ xương, tên các vùng
cơ chính; nêu được tên và chức năng chính của từng bộ phận thuộc cơ quan tiêu
hóa; Nói được sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở miệng, dạ dày và ruột non, ruột già;
biết được tập thể dục hằng ngày, lao động và ăn uống đầy đủ sẽ giúp hệ cơ và
xương phát triển tốt; nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tiêu
hóa, giữ vệ sinh ăn uống
- Nắm được kiến thức về xã hội bao gồm: Kể được một số công việc nhà của
các thành viên trong gia đình; biết được các thành viên trong gia đình cần cùng
nhau chia sẻ công việc nhà; Nêu được một số việc cần làm để giữ vệ sinh môi
trường xung quanh nhà ở, một số việc cần làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà;
nói được tên, địa chỉ và kể được một số cơ sở vật chất của nhà trường; nêu được
công việc của một số thành viên trong nhà trường, một số nét về cảnh quan thiên
nhiên và nghề nghiệp chính của người dân nơi học sinh ở; kể được tên các loại
4


đường giao thông và một số phương tiện giao thông; nhận biết được một số biển
báo giao thông.
- Nắm được kiến thức về tự nhiên bao gồm: Nêu được tên và ích lợi của
một số thực vật sống trên cạn dưới nước; nêu được tên, ích lợi hoặc tác hại của một
số động vật trên cạn, dưới nước đối với con người; nhận biết bầu trời ban ngày và
ban đêm; nói được 4 phương chính và kể được phương mặt trời mọc và lặn.
- Rèn được một số kĩ năng bao gồm: quan sát và chỉ được vị trí các bộ
phận chính của cơ quan vận động, tiêu hóa trên tranh vẽ hoặc mô hình; biết đi
đứng, ngồi đúng tư thế và mang vác hợp lí để phòng tránh cong vẹo cột sống; biết

cách phòng tránh bệnh giun; biết cách giữ gìn và xếp đặt một số đồ dùng trong nhà
gọn gàng, ngăn nắp; thực hiện một số hoạt động giữ trường lớp sạch đẹp; biết cách
phòng tránh ngã khi ở trường; thực hiện đúng các quy định khi đi các phương tiện
giao thông; quan sát và nêu nhận xét bầu trời ban ngày và ban đêm; biết tìm
phương hướng bằng mặt trời.
Theo tài liệu tập huấn dạy học theo Mô hình trường học mới Việt Nam có
nêu rõ:
- Giảng dạy theo mô hình VNEN cần thực hiện theo 5 bước giảng dạy, đó
là:
+ Tạo hứng thú
+ Trải nghiệm
+ Phân tích- khám phá- rút ra bài học
+ Thực hành, củng cố
+ Ứng dụng
- Các phương pháp dạy học môn Tự nhiên và Xã hội được sử dụng phổ
biến như: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, đóng vai, thực hành,...
Nhưng ở đây, giáo viên đóng vai trò “ ẩn” vì các hoạt động học tập chủ yếu diễn ra
giữa học sinh với học sinh. Với các hoạt động hướng dẫn rất cụ thể trong Hướng
dẫn học, từng học sinh đọc và có thể hiểu được mình cần phải làm gì, làm việc cá
nhân, theo nhóm hay theo cặp. Công việc của giáo viên chủ yếu là theo dõi và trợ
giúp khi các em học sinh có nhu cầu.
- Điều quan trọng nhất là giáo viên cũng cần bao quát lớp để xem các em
có hiểu được những chỉ dẫn trong tài liệu không, có thực hiện theo đúng những
yêu cầu trong tài liệu hướng dẫn không, cần trợ giúp gì (Làm rõ chỉ dẫn, hướng
dẫn cách làm, giải thích thông tin hay cung cấp phương tiện/ đồ dùng học tập,...).
Nếu cần phương tiện/ đồ dùng gì thì giáo viên phải kiểm tra xem phương tiện/ đồ
dùng đó có được trang bị trong góc học tập của lớp học không. Nếu thiếu, giáo
viên cần chuẩn bị trước khi giờ học bắt đầu.
- Các hoạt động học tập trong hướng dẫn học được biên soạn trên quan
điểm học tập tương tác. Đó là sự tương tác giữa học sinh với học sinh, giữa học

sinh với gia đình, cộng đồng, giữa học sinh với các phương tiện dạy học trong góc
học tập của lớp học, hay môi trường xung quanh và giữa học sinh với chính hướng
dẫn học.... [2]
5


Các bài học trong tài liệu hướng dẫn học môn Tự nhiên và Xã hội( Sách
thử nghiệm) theo Dự án mô hình trường học mới Việt Nam được trình bày theo cấu
trúc chung như sau :
* Tên bài
* Mục tiêu
* A. Hoạt động cơ bản (Học sinh được trải nghiệm, tìm tòi, phân tích,
khám phá phát hiện kiến thức mới)
* B. Hoạt động thực hành (Học sinh thực hành các bài tập, trò chơi..)
* C. Hoạt động ứng dụng (Học sinh được chia sẻ với gia đình, cộng đồng)
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Là xã miền núi nằm ở phía Đông Nam huyện Thạch Thành, Thành Tiến cách
trung tâm huyện 3km, gồm 2 dân tộc Kinh và Mường sinh sống trên 7 thôn. Trong
đó người dân tộc Mường chiếm hơn một nửa dân số. Kinh tế chủ yếu của người
dân địa phương là sản xuất nông nghiệp nên phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Số
hộ nghèo nhiều, trình độ dân trí thấp nên sự phát triển giáo dục còn chậm.
Trường Tiểu học Thành Tiến là trường nằm ở vùng ven của huyện Thạch
Thành được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 lần đầu năm 2011 và công
nhận lại năm 2016. Trường tham gia dự án VNEN từ năm học 2012-2013. Tới nay,
toàn trường có 8 lớp đang thực hiện dạy học theo mô hình này.
Được sự quan tâm của nhà nước, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và
lãnh đạo phòng giáo dục nên nhà trường có cơ sở vật chất đầy đủ, đảm bảo cho
dạy học. Hiện nay, nhà trường có đủ các phòng học kiên cố, các phòng chức năng.
Các phòng học có hệ thống cửa sổ, điện sáng đảm bảo cho việc học tập của học
sinh; bàn ghế đủ chỗ ngồi và đúng quy cách, đạt chuẩn.

Năm học 2016-2017, trường có 10 lớp với tổng 268 học sinh (6 học sinh
khuyết tật) chia thành 10 lớp. Trong đó, có tới 93,2% học sinh là con nhà nông
nghiệp và có 55,9% là dân tộc thiểu số. Có khoảng 46% học sinh có bố mẹ đi làm
ăn xa phải ở với ông bà hoặc anh em.
Khối lớp 2 có 2 lớp, gồm 49 học sinh, tham gia học 2 buổi/ngày đạt tỉ lệ
100%. Học sinh khối 2 đều là con các gia đình nông nghiệp. Các em đa phần
ngoan, chăm học.
Về phía đội ngũ, nhà trường có tổng số cán bộ, giáo viên là 20 đồng chí,
trong đó có 16 đồng chí có trình độ từ cao đẳng trở lên luôn năng động, nhiệt tình,
chuyên môn vững vàng. Nhiều đồng chí đạt danh hiệu giáo viên giỏi các cấp. Đây
là một yếu tố quan trọng giúp nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục. Giảng dạy
môn Tự nhiên và Xã hội khối 2 gồm có 2 đồng chí là đồng chí Lưu Thị Hạnh và
đồng chí Bùi Thị Huyên.
Trong năm học 2015- 2016, qua dự giờ, kiểm tra kế hoạch dạy học, đăng
ký giảng dạy, nhật ký bài dạy của giáo viên, tôi thấy giáo viên chủ yếu chỉ dùng
kênh hình trong sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn học. Trong khi đó, không phải
kênh hình nào cũng chính xác và phù hợp với địa phương. Một phần lớn số bài học
6


trong môn Tự nhiên và Xã hội giáo viên chưa có sự đầu tư cho phù hợp với địa
phương dẫn đến giờ học còn nặng nề, học sinh khó áp dụng vào thực tế cuộc sống.
Tuy nhiên, khi tổ chức dạy học trên lớp nhiều giáo viên còn phụ thuộc
hoàn toàn vào kênh hình trong sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn học, chưa có sự
sáng tạo, đổi mới trong việc khai thác kênh hình để phù hợp với học sinh ở địa
phương. Tôi nhận thấy, lí do dẫn đến hiệu quả của công tác này chưa được như
mong muốn là do:
+ Giáo viên chưa hiểu hết về tác dụng của vật thật khi tổ chức quan sát.
+ Giáo viên còn lúng túng khi tổ chức cho học sinh làm việc trên đồ dùng
nên dẫn đến tâm lý tránh né, ngại sử dụng.

+ Giáo viên chưa có sự đầu tư cho việc chuẩn bị đồ dùng dạy học trong các
tiết dạy Tự nhiên và Xã hội. Vì để chuẩn bị đồ dùng cho học sinh quan sát cho phù
hợp thực tế thì phải chuẩn bị rất công phu nhưng thời gian của giáo viên hạn hẹp
do phải tham gia dạy 2 buổi/ngày.
+ Một số ít giáo viên có thay đổi kênh hình cho phù hợp với địa phương
song chỉ sử dụng ở một số bài, chưa áp dụng thường xuyên.
Kết quả thống kê sau khi dự giờ, kiểm tra kế hoạch dạy học, đăng ký giảng
dạy, nhật ký bài dạy của giáo viên như sau (Với những bài có thể thay đổi hình ảnh
để cho sát thực với địa phương):
Số
GV dùng toàn bộ
GV khi sử dụng kênh
giáo viên kênh hình trong SGK, hình trong SGK, có sự
được kiểm không có sự thay đổi thay đổi cho phù hợp
Ghi
Môn
tra
cho phù hợp địa
địa phương.
chú
phương.
SL
TL
SL
TL
Toán
6
1
16,7%
5

83,3%
Tiếng Việt
6
2
33,4%
4
66,6%
Tự nhiên và 6
6
100%
0
0
Xã hội
Kết quả thống kê về chất lượng học tập môn Tự nhiên và Xã hội khối lớp
1năm học 2015-2016 ( Hiện nay là khối lớp 2 của năm học 2016-2017) như sau:
Lớp
Sĩ số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL
SL
TL
SL
TL
1A
26
4
15,4%

21
80,8%
1
3,8%
1B
26
5
19,2%
20
77%
1
3,8%
Nhận thức được thực trạng nhà trường như vậy, tôi đã tiến hành các giải pháp
để nâng cao chất lượng giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trên cả hai phương
diện: tổ chức bồi dưỡng giáo viên về phương pháp dạy học môn Tự nhiên và Xã
hội theo mô hình VNEN và tăng cường kiểm tra, hỗ trợ giáo viên trong các tiết
dạy học Tự nhiên và Xã hội.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
7


2.3.1. Chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt hoạt động “Tạo hứng thú cho học
sinh”.
Bước tạo hứng thú diễn ra đầu tiết học, nếu giáo viên tổ chức tốt sẽ kích
thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh về bài học. Học sinh sẽ hứng khởi
và cảm thấy vấn đề nêu lên gần gũi với chính các em.
Giáo viên có thể đưa ra hệ thống câu hỏi, câu đố vui, kể lại một mẩu
chuyện, đặt một tình huống, tổ chức trò chơi, hát, xem đoạn phim ngắn..... để tạo
cho lớp học không khí vui, tò mò, chờ đợi, thích thú.
Khi tổ chức trò chơi tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên cần lưu ý trò chơi

phải dễ tổ chức và thực hiện, có thời gian tổ chức hợp lý, phù hợp với đặc điểm
học sinh. Tất cả học sinh tham gia chơi phải nắm được cách chơi, luật chơi. Giáo
viên cũng không nên tổ chức mãi một trò chơi, cần thay đổi sao cho linh hoạt, hấp
dẫn đối với các em. Cần tránh phạt học sinh chơi thua bằng những hình phạt nặng
nề, nên phạt bằng những hình thức nhẹ nhàng như hát, đọc thơ, ...
Ví dụ khởi động cho bài 4 (tiết 2): Ăn uống thế nào để cơ thể khỏe mạnh?
tổ chức “trò chơi đi chợ” như sau:
+ Học sinh các nhóm quan sát tranh các món ăn bày bán ở “cửa hàng”
+ Lựa chọn, viết vào bảng nhóm tên các loại thức ăn, đồ uống cho 3 bữa ăn
trong ngày.
Đối với bài 9( tiết 2) tổ chức trò chơi “ Thi làm hoa đẹp” như sau:
+ Các nhóm lấy từ giá đựng đồ dùng của nhóm 2 bông hoa 5 cánh có ghi
rõ chữ “ Nên làm” và “ Không nên làm” và các cánh hoa có gắn thẻ chữ như sau: “
đi lại nhẹ nhàng”; “ trèo cây”, “ ngắt hoa”, “ bảo vệ cây”, “chạy ở cầu thang”,
“không viết lên bàn”, “ không dẫm vào gốc cây”, “ đuổi bạn”, “ vứt rác ra sân
trường”, “tập thể dục ở sân trường”
+ Ghép cánh hoa có thẻ chữ vào bông hoa cho phù hợp.
+ Trưng bày sản phẩm vào góc học tập để thầy, cô đánh giá (nhóm nào làm
hoa đúng và đẹp nhất sẽ thắng cuộc).
Đối với bài 2 (tiết 2) Làm gì để xương và cơ phát triển? Giáo viên tổ chức
trò chơi “ Ai khéo hơn?” như sau: Học sinh xếp hàng thành vòng tròn quanh nhóm.
Mỗi em đội trên đầu một quyển Tài liệu Hướng dẫn học Tự nhiên và Xã hội. Các
hàng cùng đi quanh nhóm rồi về chỗ nhưng phải đi thật thẳng người, giữ đầu và cổ
thẳng sao cho quyển sách trên đầu không bị rơi xuống. Sau khi chơi, giáo viên cho
học sinh nhận xét khi nào thì sách trên đầu bị rơi xuống (khi tư thế đầu, cổ hoặc
mình không thẳng) và khen ngợi những em giữ được sách không rơi xuống.
Tổ chức cho học sinh hát đầu tiết để khởi động cũng là cách để giúp các
em vui vẻ, hứng khởi tiếp cận chủ đề bài học một cách tự nhiên và thích thú. Lưu ý
khi chọn các bài hát khởi động phải là các bài hát mà các em đã biết. Giáo viên nên
trao đổi trước với hội đồng tự quản về việc tập lại bài hát trong lớp, nhóm để giúp

học sinh nhớ lại bài hát. Bài hát phải có nội dung liên quan đến chủ đề bài học.
Ví dụ khởi động cho bài 5: Vì sao chúng ta phải ăn uống sạch sẽ ? tổ chức
cho học sinh hát bài “Thật đáng chê!”
8


Tạo hứng thú cho học sinh đầu tiết học có thể còn bằng tình huống nhỏ.
Việc giáo viên đưa ra tình huống nhỏ sẽ giúp cho học sinh được suy nghĩ, trải
nghiệm, đặt bản thân vào tình huống để tìm cách giải quyết. Lưu ý khi đưa tình
huống cần không quá dài, có nội dung thực tế với học sinh, không nên đưa tình
huống quá khó sẽ làm học sinh chán nản ngay từ đầu tiết.
Ví dụ, đối với phần khởi động cho bài 3: Thức ăn được tiêu hóa như thế
nào? Giáo viên phát cho học sinh mỗi em một mẩu bánh nhỏ, cho học sinh ăn. Sau
khi ăn xong, giáo viên hỏi: khi các em ăn, thức ăn đi đâu?[3]
Hay ví dụ đối với bài 8: Trường học của chúng em, giáo viên tổ chức cho
học sinh trải nghiệm qua tình huống nhỏ: Bây giờ có một khách đến tham quan
trường ta, bác muốn em dẫn đi giới thiệu trường, em sẽ dẫn bác đến những đâu,
giới thiệu với bác những gì?
Ngoài ra, hệ thống câu hỏi giáo viên sử dụng đầu tiết học cũng giúp học
sinh nhớ lại các kiến thức cũ, các kiến thức thực tế, .... Hệ thống câu hỏi đầu tiết
học cần được biên soạn có nội dung ngắn gọn, câu hỏi đưa ra phải rõ ràng, dễ hiểu,
bám vào kiến thức của học sinh. Khi đưa câu hỏi, giọng nói của giáo viên phải đủ
to để cả lớp nghe thấy. Tuy nhiên, cần tránh đưa ra hệ thống câu hỏi vụn vặt, không
có chất lượng.
Ví dụ khởi động cho bài 4 (tiết 1): Ăn uống thế nào để cơ thể khỏe mạnh?
Giáo viên tổ chức hỏi hệ thống câu hỏi sau:
- Buổi sáng hôm nay, em ăn gì?
- Em ăn sáng ở đâu?
- Em ăn sáng cùng với ai?
- Theo em, những đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc, xuất xứ được bày bán ở

các quán trước cổng trường chúng ta có nên ăn không?
Câu đố vui cũng có tác dụng rất lớn trong việc tạo hứng thú cho học sinh
đầu tiết học. Việt Nam có kho tàng câu đố dân gian vô cùng to lớn, sinh động, diễn
tả các sự vật, hiện tượng với hình thức phong phú và hấp dẫn. Bằng việc chỉ ra
những đặc điểm nổi bật của một sự vật hiện tượng, các em có thể phân tích, phán
đoán, liên tưởng về nó. Vì thế, khi dạy các bài về sự vật, hiện tượng, giáo viên có
thể sử dụng các câu đố vui để tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu về sự vật, hiện
tượng đó.
Ví dụ khởi động bài 14 (tiết 2): Bầu trời ban ngày và ban đêm, giáo viên
tổ chức đố vui về mặt trời như sau:
“Sáng , chiều gương mặt hiền hòa
Giữa trưa thì thật chói lòa gắt gay
Dậy đằng Đông, ngủ đằng Tây
Hôm nào đi vắng trời mây tối mù.
Là gì?” [4].
Đối với những bài theo chủ đề động vật, phần khởi động nên sử dụng trình
chiếu các đoạn video về các con vật sẽ đem lại hiệu quả cao. Với điều kiện thực tế
tại trường Tiểu học Thành Tiến có máy chiếu nên tôi đã chỉ đạo giáo viên sử dụng
9


trình chiếu cho học sinh xem đoạn video, tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú với
nội dung tiết học.
Ví dụ đối với bài 13: Loài vật sống ở đâu. Trước khi thực hiện các bước học
tập, giáo viên tổ chức cho học sinh xem đoạn phim tư liệu về môi trường sống của
một số con vật sống trên cạn, dưới nước trong thời gian 2-3 phút học sinh đã hào
hứng với chủ đề bài học và say mê tìm hiểu về nội dung bài học.
2.3.2. Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên tổ chức cho học sinh phân tích,
khám phá dựa trên những điều kiện sẵn có tại địa phương.
* Chỉ đạo giáo viên tổ chức cho học sinh khai thác kiến thức trên vật

thật phù hợp với điều kiện sẵn có của địa phương.
Đối với phần nội dung chủ đề tự nhiên, các trường ở thành phố khó tìm cây
để cho học sinh tri giác trực tiếp thì mới nên sử dụng kênh hình trong tài liệu
hướng dẫn học. Còn đối với học sinh Trường Tiểu học Thành Tiến nằm ở vùng
nông thôn, tôi thấy không nên lựa chọn tranh, ảnh mà nên sử dụng chính cây thật
để cho học sinh khai thác kiến thức cần chiếm lĩnh một cách sinh động, dễ nhớ
nhất.
Tuy nhiên, tùy theo đối tượng và mục đích quan sát, giáo viên cần chỉ dẫn
cho học sinh sử dụng nhiều giác quan để quan sát như mắt nhìn, tay sờ, mũi ngửi,...
để cảm nhận một cách đầy đủ các sự vật, hiện tượng. Giáo viên cũng cần hướng
dẫn học sinh quan sát theo trình tự: Quan sát tổng thể chung rồi mới đi vào các bộ
phận, chi tiết, quan sát từ bên ngoài rồi mới đến bên trong.[5].
Thực tế giảng dạy, tôi thấy, đối với các bài học về thực vật, tổ chức cho
học sinh quan sát vật thật đã đem lại hiệu quả giảng dạy tốt hơn.
Ví dụ: Khi dạy bài 12 (tiết 1): Cây sống ở đâu? Giáo viên tổ chức cho học
sinh ra sân trường để quan sát cây, nói cho bạn cùng nhóm nghe tên cây, nơi sống
và ích lợi của cây.
Cũng dạy bài 12 (tiết 2): Cây sống ở đâu? Giáo viên tổ chức cho học sinh
quan sát trên vật thật như cây mía tại vườn mía của nhà bác bảo vệ cạnh trường,
còn cây hoa sen, do địa phương không có nơi trồng sen nên giáo viên đã chuẩn bị
cây sen cho học sinh quan sát trong lớp học kết hợp tổ chức cho học sinh quan sát
ảnh hoa sen vì tại thời điểm dạy bài này hoa sen chưa nở. ( Có ảnh phụ lục kèm
theo)
Tuy nhiên cần lưu ý khi tổ chức cho học sinh quan sát vật thật ở ngoài lớp
học, giáo viên nên chuẩn bị những vần đề sau:
- Tìm hiểu trước địa điểm, lựa chọn thời gian thích hợp để tiến hành cho
học sinh quan sát, thuận lợi cho việc đi lại của học sinh.
- Cần có hai phương án cho thời tiết thuận lợi và thời tiết không thuận lợi
cho việc tổ chức quan sát.
- Quy định về kỉ luật, an toàn trên đường đi và khi học tập.

- Dự kiến cách ngồi, đứng của học sinh xung quanh đối tượng quan sát.

10


Học sinh lớp 2A quan sát cây
Đối với các bài về chủ đề con người và sức khỏe, giáo viên tổ chức cho học
sinh quan sát, thử nghiệm ngay trên cơ thể mình. Ví dụ khi dạy bài 1: Vì sao chúng
ta vận động được? Giáo viên yêu cầu các em quan sát sự hoạt động của các khớp ở
tay hoặc chân của mình. Khi được trải nghiệm ngay trên cơ thể mình, các em sẽ có
kiến thức tốt nhất về cơ thể người.
* Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức trên bộ
ảnh về nhà trường, địa phương cho gần gũi, sát thực tế địa phương.
Khi tổ chức dạy học môn tự nhiên và Xã hội, trường hợp không thể tổ chức
cho học sinh quan sát trên vật thật, giáo viên nên chuẩn bị tranh ảnh về chính địa
phương các em đang sống bởi lúc này đối tượng quan sát mới gần gũi, thân thuộc
với chính bản thân các em. Như vậy, nội dung mà giáo viên muốn học sinh hướng
tới sẽ được học sinh tiếp nhận nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Ví dụ khi dạy bài 7: Em cần làm gì khi ở nhà? Tôi đã chuẩn bị một số hình
ảnh về môi trường ở địa phương để các em quan sát và giáo dục kiến thức thực tế
luôn cho các em. Bởi vì tại địa phương, tuy ủy ban nhân dân xã đã có nhiều biện
pháp để nhắc nhở người dân về việc vứt rác bừa bãi. Đoàn thanh niên, công an xã,
hội phụ nữ đã có nhiều việc làm để ngăn chặn nhưng tình trạng vứt rác bừa bãi của
người dân. Tuy nhiên thực tế vẫn còn xảy ra tình trạng này, nhất là đối với các hộ
dân của thôn 3, thôn 6. Vì vậy để lồng ghép kiến thức về giữ vệ sinh môi trường
sạch sẽ. Theo tài liệu hướng dẫn học chỉ yêu cầu học sinh hỏi trong nhóm để liên
hệ thực tế. Tôi đã chỉ đạo giáo viên điều chỉnh hoạt động Liên hệ thực tế theo hình
thức hỏi nhau trong nhóm bằng hình thức quan sát ảnh trả lời. Bằng việc quan sát
các ảnh chụp thực tế về môi trường xung quanh tại chính địa phương xã Thành
Tiến mà các em đang sinh sống, các em sẽ nhận ra được những việc vứt rác ra

đường hoặc xuống ao hồ là không nên làm. Từ đó có ý thức giữ gìn môi trường
xung quanh và nhắc nhở người thân trong gia đình có ý thức giữ gìn môi trường
xung quanh sạch sẽ.

11


Ảnh đường đi vào thôn 6

Ảnh đường đi dọc thôn 3
Đối với bài 8: Trường học của chúng em. Hoạt động 4: Quan sát các hình
sau và trả lời
a) Trong hình có những ai?
12


b) Họ đang làm gì?
Hệ thống tranh ảnh trong hướng dẫn học sẽ không gần gũi, sát thực để giúp
học sinh nhận ra cô hiệu trưởng nhà trường, bác bảo vệ, cô cán bộ phụ trách y tế,
cán bộ phụ trách thư viện,.... Tôi đã chỉ đạo giáo viên sử dụng hệ thống các ảnh
chụp về nhà trường để học sinh quan sát cho gần gũi và thực tế như sau:

Ảnh cô Hương- Cán bộ phụ trách y tế

Ảnh thầy Dũng- Cán bộ phụ trách thư
viện nhà trường

Ảnh cô Phạm Thị Điệp- Hiệu trưởng
đang phát biểu trong Lễ khai giảng


Ảnh bác Lát - Bảo vệ nhà trường đang
mở cổng đón các bạn học sinh
13


nh cụ Thy v cỏc anh ch hc sinh lp 5A trong tit hc
* Ch o giỏo viờn hng dn hc sinh khai thỏc kin thc trờn
phối hợp cả vật thật và tranh ảnh, mô hình để quan sát .
i vi cỏc bi v ch con ngi v sc khe, ngoi vic t chc cho
hc sinh quan sỏt tranh nh trong Hng dn hc T nhiờn v Xó hi tụi cũn ch
o giỏo viờn t chc cho hc sinh quan sỏt xng, khp xng v c ca mt s
ca mt s ng vt d kim nh g, ln, ch,...
Khi dy cỏc bi v ch ng vt, giỏo viờn cn s dng c tranh nh,
video, mụ hỡnh hc sinh quan sỏt bit c nhiu hn cỏc loi ng vt v
hot ng ca chỳng tng thờm kin thc cho cỏc em.
Vớ d khi dy bi 13: Loi vt sng õu? Hot ng 1 phn thc hnh,
giỏo viờn nờn cho hc sinh gii thiu vi cỏc bn v loi vt mỡnh v hoc su tm
c. Cú th mang c mụ hỡnh con vt nh gu bụng, cỏ su c lm bng
bụng, .... hc sinh s gii thiu tờn loi vt, ni sng v tho lun xem loi vt y
cú ớch hay tỏc hi gỡ i vi con ngi.
2.3.3. Ch o, hng dn giỏo viờn iu chnh hng dn hc thớch
hp giỳp hc sinh i vo tin trỡnh phõn tớch thun li v hiu qu.
Hng dn hc l nhng thit k ca cỏc chuyờn gia v mụn hc v ca
cỏc giỏo viờn gii. Ni dung hc ch yu phn ỏnh chng trỡnh v chun kin
thc, k nng ca mụn hc. Khi biờn son, cỏc tỏc gi ó chỳ ý n c im la
tui ca hc sinh lp 2, kinh nghim ca hc sinh, mt vi mụi trng xó hi m
phn ln hc sinh ang sng. Tuy nhiờn, cỏc tỏc gi khụng th bao quỏt ht kinh
nghim sng ca tng nhúm hc sinh, iu kin dy hc ca lp hc,.... Do ú,
vic mt s hot ng trong hng dn hc cha phự hp vi hc sinh mt s
lp hay hc sinh mt s vựng l chuyn cú th xy ra. Vỡ vy khi dy theo hng

dn hc, mi giỏo viờn cn iu chnh hng dn hc cho phự hp vi hc sinh v
iu kin lp mỡnh.
14


Trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 theo mô hình VNEN, tôi đã
chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên điều chỉnh hệ thống câu hỏi và điều chỉnh mức độ bài
tập như sau:
* Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên điều chỉnh hệ thống câu hỏi.
Giáo viên muốn trợ giúp học sinh hiệu quả, cần thiết phải biên soạn hệ
thống câu hỏi hỗ trợ học sinh kịp thời khi học sinh gặp khó khăn trong việc phân
tích để chiếm lĩnh kiến thức hoặc để giúp học sinh hiểu vần đề, Như vậy tiến trình
phân tích mới thuận lợi và hiệu quả.
Lưu ý hệ thống câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Câu hỏi phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu.
- Phải logic, phù hợp với nội dung bài dạy.
- Phải phù hợp với trình độ học sinh.
- Phải gây hứng thú học tập, kích thích suy nghĩ, động não của học sinh.
- Câu hỏi phải có tác dụng dẫn dắt học sinh phân tích theo tiến trình cụ
thể.
- Tránh những câu hỏi quá khó hoặc quá dễ, câu hỏi chung chung.
Khi đưa ra hệ thống câu hỏi, giáo viên có thể hỏi bằng nhiều hình thức như
hỏi bằng lời, hỏi bằng tranh ảnh, hỏi bằng câu đố,...
Ví dụ, khi dạy bài 2: Làm gì để xương và cơ phát triển, giáo viên cần biên
soạn hệ thống câu hỏi sau:
+ Bạn nhỏ trong hình 6 ngồi học đúng hay sai tư thế?
+ Nơi bạn ngồi học có đủ ánh sáng không?
+ Đèn học trên bàn để ở phía tay trái hay tay phải của bạn?
+ Để như vậy có ích lợi gì? (Để đèn ở phía tay trái, ánh sáng đèn hắt sang
tay phải sẽ không bị lấp bóng khi viết, tránh bị vẹo người).

+ Lưng của bạn khi ngồi học thế nào?
+ Liên hệ xem em thường ngồi học thế nào?
Đối với bài 5: Vì sao chúng ta phải ăn uống sạch sẽ ? Để giúp học sinh đi
vào tiến trình phân tích hiệu quả, giáo viên cần biên soạn hệ thống câu hỏi như sau:
+ Rửa tay như thế nào là rửa tay hợp vệ sinh?( Rửa bằng nước sạch và xà
phòng...)
+ Rửa quả như thế nào cho đúng? ( Rửa dưới vòi nước chảy hoặc rửa nhiều
lần với nước sạch)
+ Bạn gái trong hình 5 đang làm gì? Việc làm đó có ích lợi gì? Kể tên một
số quả trước khi ăn cần gọt vỏ?
+ Tại sao thức ăn phải được để trong bát sạch, mâm đậy lồng bàn?
+ Bát đũa thìa trước và sau khi ăn phải làm gì? ( Bát, đũa, thìa để nơi cao
ráo sạch sẽ. Sau khi ăn bát đũa được rửa bằng nước sạch với nước rửa bát, dụng cụ
rửa phải sạch. Bát, đũa được úp nơi khô ráo hoặc phơi nắng...)
+ Bạn nhỏ trong hình 9 uống nước mía như vậy có hợp vệ sinh không?
+ Tại sao không nên uống nước lã?
15


*Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên tiếp tục ra các bài tập với mức độ khó
dần lên hợp với khả năng của học sinh.
Ở mỗi bài học, kết thúc hoạt động cơ bản, thường học sinh được trải qua
việc thực hiện các bài tập theo hình thức cá nhân để nắm được kiến thức bài học.
các hoạt động theo hình thức cá nhân này đối với môn Tự nhiên và Xã hội chủ yếu
là hoạt động ghi chép lại nội dung bài học. Ở một số bài còn có thêm các câu hỏi
để giúp học sinh nắm vững thêm về nội dung bài học.
Do đó, trong lớp học có nhiều học sinh ở trình độ và mức độ phát triển
khác nhau việc tiếp nhận kiến thức của mỗi học sinh cũng khác nhau. Nên hầu như
tiết nào cũng xảy ra tình huống một số học sinh học tốt sẽ hoàn thành hoạt động cá
nhân của mình trước trong khi các bạn khác vẫn đang thực hiện hoạt động của

mình nhưng không thể điều các em đi hỗ trợ các bạn khác được vì lúc này các bạn
khác đang ghi chép nội dung bài học, học sinh cũng không thể tiếp tục các hoạt
động tiếp theo phần hoạt động thực hành do hoạt động tiếp theo hầu như là hoạt
động nhóm hoặc cả lớp. Tôi đã chỉ đạo , hướng dẫn giáo viên tiếp tục ra các bài tập
với mức độ khó dần lên hợp với khả năng của các em. Giáo viên cần chuẩn bị sẵn
các bài tập này ở góc học tập môn Tự nhiên và Xã hội để khi học sinh hoàn thành
xong trước các bạn sẽ đến góc học tập để nhận bài tập thêm cho mình.
Tôi đã chỉ đạo giáo viên tổ chức việc làm này thường xuyên để khắc phục
tình trạng học sinh học tốt, khi hoàn thành xong phần việc của mình lại phải ngồi
chờ các bạn để tiếp tục hoạt động nhóm hoặc cả lớp tiếp theo. Do đó học sinh học
tốt vẫn được đẩy nhanh tốc độ học tập cá nhân.
Ví dụ như khi dạy bài 1: Vì sao chúng ta vận động được? Giáo viên cần
chuẩn bị sẵn bài tập như sau:
Viết vào chỗ chấm (...) tên những bộ phận của cơ thể giúp em thực hiện:
a) Hoạt động “ Nhảy”.....................................................................................
b) Hoạt động “Viết”........................................................................................
2.3.4. Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT
Tôi đã chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên thực hiện tốt việc đánh giá theo Thông
tư 22/2016/TT-BGDĐT. Giáo viên luôn đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi
trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học
sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng,
khách quan. [6]. Muốn vậy giáo viên cần nắm tốt các kỹ thuật để đánh giá qua
quan sát.
Khi học sinh quan sát đối tượng học tập, đọc tài liệu, suy nghĩ và phán
đoán, phát biểu ý kiến trong nhóm và trước lớp, giáo viên nên khích lệ các em
mạnh dạn nêu lên ý kiến của mình. Tránh việc học sinh nêu sai, giáo viên và các
bạn đã chê ngay làm cho học sinh sẽ thêm nhút nhát, tự ti, không dám thể hiện.
Trường hợp học sinh nêu sai, giáo viên nên khích lệ, dẫn dắt, gợi mở, giúp các em
biết trình bày đúng vấn đề.


16


Giáo viên qua quan sát và lắng nghe để đánh giá các thao tác, động cơ, các
hành vi, kĩ năng nhận thức, kĩ năng thực hành trong thực hiện hoạt động của học
sinh. Lưu ý cần quan sát:
- Qua quá trình học của học sinh: (Các kỹ năng về ngôn ngữ; ý tưởng mới;
cách tìm ra ý tưởng mới; cách vận dụng sự hiểu biết vào hoạt động cụ thể; thể hiện
ra bên ngoài).
- Qua tương tác hay cá tính của học sinh: (Có hợp tác với các bạn; Có tham
gia tổ chức hoạt động nhóm; có thụ động hay thờ ơ; Có nghe các bạn và thầy cô;
Có phản ứng trước sự việc hay mỗi người)
- Qua mỗi hoạt động của học sinh: Giáo viên cần dựa vào câu trả lời của
học sinh để đưa ra nhận xét, đánh giá chính xác. Ví dụ:
+ Tại sao em viết như vậy?
+ Em biết điều đó bằng cách nào?
+ Em thích nhất điều gì?
+ Tới đây em sẽ làm gì?
Giáo viên cần dựa vào các chỉ số quan sát năng lực để có đánh giá tốt nhất
cho mỗi học sinh. Khi đánh giá, giáo viên cần tăng cường động viên, khuyến
khích, ghi nhận những tiến bộ của học sinh dù là nhỏ nhất. Bằng lời nói của mình,
giáo viên chỉ ra chỗ đúng, chỗ chưa đúng và hướng dẫn cách sửa chữa.
Ngoài ra, giáo viên cần tổ chức tốt việc học sinh tự nhận xét, tham gia
nhận xét bạn. Nên cho học sinh được diễn đạt theo cách hiểu của mình khi tự đánh
giá kết quả học tập của mình và tham gia đánh giá bạn trong tiết học. Tuy nhiên,
giáo viên cần tập cho học sinh biết diễn đạt câu nhận xét đầy đủ ý, lịch sự với
người khác.
Ví dụ:
- Bạn nêu đã đúng ý....., tôi muốn bổ sung thêm ....
- Nhóm bạn đã trình bày gần đúng rồi, tôi muốn bổ sung thêm...

Khi nhận xét và đánh giá các câu trả lời của học sinh thường xuất hiện
những tình huống tâm lí phức tạp. Các câu trả lời của học sinh thường thiếu chính
xác, không định hình. Trong những điều kiện đó thì điều kiện cực kì quan trọng là
giáo viên phải biết nhận ra được cái gì mà học sinh muốn nói ra nhưng không biết
cách biểu đạt. [7].
2.3.5. Hướng dẫn giáo viên tổ chức sử dụng đạt hiệu quả cao nhất góc
học tập và góc thư viện.
Thư viên lớp, các góc học tập là nơi quan trọng, tạo cơ hội cho học sinh
học tập một cách tích cực, chủ động, đồng thời cung cấp các nguồn tài liệu khác
nhau để học sinh học tập và nghiên cứu.
Qua thực tế giảng dạy theo mô hình VNEN, tôi nhận thấy Tài liệu Hướng
dẫn học đã cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, cần thiết, nhưng vẫn có
lúc học sinh vướng mắc và không hiểu rõ một quan niệm, hay một khái niệm nào
đó. Trong những trường hợp này, giáo viên nên hướng dẫn và đưa học sinh đến thư
viện lớp để tìm cách giảng giải phù hợp với trình độ của học sinh. Ngoài ra, thư
17


viện lớp học, các góc học tập sẽ giúp học sinh thỏa mãn sự tò mò về thế giới xung
quanh mình.
Tôi đã bồi dưỡng để mỗi giáo viên nhận thức được vai trò quan trọng của
việc xây dựng góc học tập và Thư viện lớp học trong dạy học môn tự nhiên và Xã
hội , nên mỗi bài học giáo viên đều có sự chuẩn bị tài liệu, bài tập thêm, đồ dùng
như mẫu vật quan sát, tranh ảnh,... vào góc học tập cùng với sự trợ giúp của hội
đồng tự quản lớp và các nhóm trưởng.
Nhờ vậy, mỗi tháng, góc học tập luôn có sự thay đổi, sắp xếp lại tài liệu và
đồ dùng học tập cho phù hợp với tiến trình học tập, hoạt động của học sinh mỗi bài
học. Không để xảy ra tình trạng sử dụng góc học tập, góc thư viện làm làm kho
chứa các tài liệu học tập hay đồ dùng học tập của lớp.
Để xây dựng góc thư viện phong phú, thực sự là công cụ để tạo cơ hội cho

học sinh học tập một cách tích cực, chủ động, hiệu quả, đồng thời cung cấp các
nguồn tài liệu khác nhau để học sinh học tập và nghiên cứu, giáo viên cần huy
động xây dựng từ nhà trường, các giáo viên trong trường, từ chính học sinh, gia
đình học sinh và cộng đồng.
Trong các góc học tập và góc thư viện những đồ dùng vật dụng không có
tác dụng cho việc học tập của học sinh đều được đưa ra khỏi để tiện lợi cho việc
sắp xếp, sử dụng vào việc học tập của học sinh. Góc học tập, góc thư viện được sắp
xếp hấp dẫn, là địa chỉ thân quen đồng hành với học sinh của lớp.
Ví dụ khi dạy các bài về chủ đề thực vật, để hiểu rõ hơn về cây sống trên
cạn, cây sống dưới nước. Học sinh đến góc học tập môn Tự nhiên và Xã hội để có
thể quan sát thêm về các loại cây ( cây rau muống, cây mướp, cây ngô, cây đu đủ,
cây đậu nành, cây su hào, cây hoa súng,...) và tìm hiểu thêm về các tài liệu in ấn về
thực vật để học sinh mở rộng kiến thức.
2.3.6. Hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên chú trọng công tác bồi dưỡng đội
ngũ hội đồng tự quản, nhóm trưởng.
Trong lớp học theo mô hình VNEN, hội đồng tự quản, nhóm trưởng có vai
trò cực kì quan trọng. Hội đồng tự quản có nhiệm vụ quản lí, tổ chức các hoạt động
của lớp giúp các em phát triển kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác và kĩ năng
lãnh đạo. Nhóm trưởng có vai trò duy trì tiến trình học tập của nhóm. Nếu nhóm
trưởng còn lúng túng thì tiến trình học của nhóm dễ bị chậm và không hiệu quả.
Đối với học sinh lớp 2, các em mới bước sang học tập theo mô hình mới
nên việc thành lập hội đồng tự quản theo đúng quy trình là vô cùng xa lạ với các
em. Vì thế, giáo viên cần tổ chức cho các em dự một số buổi bầu hội đồng tự quản
của các lớp trên để các em thấy không còn bỡ ngỡ với các hoạt động trong buổi
bầu hội đồng tự quản của lớp mình. Ngoài ra, tôi còn chỉ đạo hội đồng tự quản các
lớp trên nhận giúp đỡ các lớp 2 để khi khó khăn, khi chưa hiểu rõ về khâu tổ chức
hoạt động nào đó, các em sẽ gặp gỡ để trao đổi và để được hỗ trợ.
Việc đào tạo, bồi dưỡng nhóm trưởng cũng vô cùng cần thiết. Vì thế, ngay
từ đầu năm, giáo viên đã bồi dưỡng cho tất cả các em biết nhóm trưởng cần phải
làm gì. Có thể giáo viên đóng vai là nhóm trưởng để làm mẫu cho các em, cho các

18


em luyện tập làm nhóm trưởng. Kết quả, học sinh trong lớp em nào cũng nắm được
làm nhóm trưởng phải làm những công việc gì. Như vậy, trong năm giáo viên có
thể cử luân phiên nhóm trưởng dễ dàng.
Trong năm học, giáo viên cần thay đổi luân phiên nhóm trưởng ở trong
nhóm học tập. Phải để các em cảm thấy hứng thú và có trách nhiệm khi được làm
nhóm trưởng. Mỗi tiết học, giáo viên phải thường xuyên nhắc nhở, khen ngợi khi
các em trong hội đồng tự quản, nhóm trưởng làm tốt công việc của mình.
2.3.7. Chỉ đạo giáo viên nghiêm túc, linh hoạt tích hợp dạy học Tự
nhiên và Xã hội qua các môn học khác.
Để đạt được mục tiêu giúp cho học sinh biết yêu thiên nhiên, con người,
đất nước có ý thức và hành động bảo vệ chúng thì giáo viên cần dạy không chỉ ở
môn Tự nhiên và Xã hội mà còn cần dạy kiến thức tự nhiên, xã hội qua các môn
học khác một cách phù hợp.
Lồng ghép để dạy kiến thức về tự nhiên xã hội nhiều nhất có lẽ là môn
Tiếng Việt, Hoạt động giáo dục mĩ thuật, hoạt động giáo dục đạo đức,... Vì thế, khi
giảng dạy các môn học khác, giáo viên cần lồng ghép để giúp học sinh nhận thức
được rõ hơn kiến thức tự nhiên xã hội. Ví dụ:
* Đối với Hoạt động giáo dục mĩ thuật. Giáo viên lồng ghép để giáo dục
học sinh:
- Môi trường sống của loài vật qua dạy học sinh vẽ theo chủ đề: Những
con vật sống dưới nước; Con vật thân thuộc.
- Ý thức bảo vệ môi trường qua chủ đề: Môi trường quanh em.
- Môi trường sống của cây cối qua chủ đề: Khu vườn kỳ diệu
* Đối với môn Tiếng Việt, giáo viên có thể giáo dục lồng ghép:
- Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học luôn sạch đẹp qua bài 6A Một
buổi học vui phần hoạt động cơ bản tập đọc bài Mẩu giấy vụn bài 6B Đẹp trường
đẹp lớp.

- Môi trường sống của các loài động vật; Ý thức bảo vệ các loài động vật
qua bài:
+ Bài16A: Bạn thân của bé
+ Bài17B: Con vật nào trung thành với chủ
+ Bài 24A Vì sao cá sấu không có bạn
* Đối với Hoạt động giáo dục đạo đức. Giáo viên có thể tổ chức cho học
sinh thảo luận để giáo dục:
- Cách giữ gìn một số đồ dùng trong nhà gọn gàng ngăn nắp qua bài 4:
Chăm làm việc nhà.
- Tham gia nhắc nhở mọi người giữ gìn trường lớp sạch đẹp qua bài 7: giữ
gìn trường lớp sạch đẹp.
- Ý thức bảo vệ loài vật có ích qua bài 14: Bảo vệ loài vật có ích.
2.3.8. Tham mưu với Hiệu trưởng tổ chức tốt chức hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp để giáo dục kiến thức tự nhiên và xã hội.
19


Nhận thấy hoạt động ngoài giờ lên lớp ở tiểu học rất đa dạng và phong
phú. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp là điều kiện thuận lợi để đưa những kiến thức
đã học về tự nhiên, xã hội của học sinh được khắc sâu một cách nhẹ nhàng, tự
nhiên, hấp dẫn và hiệu quả.
Tôi đã tham mưu và được hiệu trưởng đồng thuận. Trong năm học, tôi đã
chỉ đạo giáo viên tổ chức nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp để củng cố, bổ sung
những kiến thức đã học trên lớp, từng bước hình thành và phát triển được các kĩ
năng cần thiết, phù hợp với lứa tuổi lớp 2 của học sinh. Ví dụ:
- Tổ chức các hoạt động làm sạch, đẹp trường, lớp gồm các hình thức như:
+ Vệ sinh lớp học, sân trường
+ Trồng, chăm sóc cây và hoa trong vườn trường, sân trường
+ Tổ chức thi trang trí lớp học sạch, đẹp.
- Tổ chức thi tuyên truyền viên giỏi, vận động mọi người cùng bảo vệ môi

trường.
- Tổ chức Rung chuông vàng về Thế giới quanh em nhân dịp 26/3. ( Có
ảnh phụ lục kèm theo)
2.3.9. Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phối hợp với cộng đồng, quan
hệ tốt với gia đình học sinh.
Hoạt động ứng dụng trong bài học môn Tự nhiên và Xã hội theo mô hình
VNEN sẽ giúp học sinh học và hỏi ở cộng đồng rất nhiều. Hoạt động này cũng
thúc đẩy không nhỏ tới khả năng diễn đạt nội dung học tập của học sinh với gia
đình và cộng đồng. Vì thế, tôi đã chỉ đạo giáo viên nên có hướng dẫn cho sinh về
cách diễn đạt vấn đề với gia đình và cộng đồng. Thời gian đầu năm, giáo viên tổ
chức cho học sinh tập thử tại lớp trong các giờ giải lao, đóng vai, thực hành hoạt
động ứng dụng với gia đình và cộng đồng..
Ví dụ: Để thực hiện hoạt động ứng dụng bài 1. Vì sao chúng ta vận động
được? Học sinh lớp tôi đã tập trình bày với người thân như sau: “Hôm nay con học
bài 1: Vì sao chúng ta vận động được? môn Tự nhiên và Xã hội, bây giờ con sẽ
chạy rồi giới thiệu cho bố mẹ (ông, bà) biết hoạt động chạy là nhờ những cơ và
xương nào nhé!”
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Trong năm học, tôi đã chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên áp dụng các biện pháp
nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2, cuối năm học,
kết quả đánh giá 2 lớp như sau:
Lớp
Sĩ số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL
SL

TL
SL
TL
2A
24
10
41,7%
14
58,3%
0
2B
25
8
32%
17
68%
0
Như vậy, học sinh khối 2 sau khi áp dụng các biện pháp dạy học nhằm nâng
cao chất lượng môn tự nhiên và Xã hội đã có kết quả khác biệt. Tỉ lệ học sinh hoàn
thành tốt môn học cao hơn hẳn. Các tiết học môn Tự nhiên vàõã hội đã không còn
20


nặng nề. Khi được hỏi các em yêu thích những môn học nào? Có tới trên 80% học
sinh thích học môn Tự nhiên và Xã hội. Học sinh bước đầu đã có kỹ năng quan sát,
nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, biết cách diễn đạt những hiểu biết của mình về
các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội, biết tự chăm sóc sức khỏe
cho bản thân phù hợp với lứa tuổi.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận

Dạy học môn Tự nhiên và Xã hội muốn đạt kết quả cao thì trước hết người
giáo viên phải tâm huyết, yêu nghề, nhiệt tình với công tác giảng dạy. Không ngại
khó, ngại khổ. Bản thân cũng luôn phải nỗ lực, cố gắng bồi dưỡng chuyên môn
thường xuyên.
Chuyên môn cần chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên cần đầu tư thích đáng cho
phần khởi động đầu tiết học để đưa vấn đề bài học tiếp cận với học sinh một cách
nhẹ nhàng, tự nhiên và gây hứng thú cho các em.
Vấn đề lựa chọn đối tượng cho học sinh quan sát là vô cùng quan trọng.
Giáo viên cần cố gắng tổ chức cho học sinh quan sát trên vật thật sẽ làm cho học
sinh được tri giác trực tiếp, kiến thức học sinh lĩnh hội sẽ được ghi nhớ lâu hơn.
Trường hợp không thể tổ chức quan sát trên vật thật nên sử dụng tranh, ảnh , mô
hình, các đoạn video sẽ giúp các em chiếm lĩnh kiến thức tốt hơn.
Ngoài ra, cần khuyến khích học sinh dùng những nguồn tài liệu khác nhau
để học, ví dụ nguồn tài liệu từ góc học tập, từ thư viện của lớp, từ cộng đồng (gia
đình, hàng xóm,...). Cần tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp phù hợp để
góp phần giáo dục các kĩ năng cho học sinh.
Muốn dạy học môn tự nhiên và Xã hội đạt hiệu quả cao thì cần thiết bồi
dưỡng cho hội đồng tự quản, nhóm trưởng. Bởi nhóm trưởng có vai trò cực kì quan
trọng trong việc điều hành mọi hoạt động học của học sinh theo đúng định hướng
của giáo viên.
Điểm quan trọng khi thực hiện công tác giáo dục là cần cho học sinh hiểu rõ
ràng ý nghĩa của các kiến thức và kĩ năng mình đã học, vì các em được vận dụng
kiến thức, kĩ năng đó có ích lợi gì trong đời sống của các em. Muốn có được điều
đó, giáo viên cần dạy kiến thức tự nhiên xã hội lồng ghép qua các môn học khác
một cách hợp lí.
3.2. Kiến nghị.
+ Nhà trường cần khuyến khích và hỗ trợ giáo viên trong công tác chuẩn bị
đồ dùng cho tiết học.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2017.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của

mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Trần Thị Hòa
21


Tài liệu tham khảo
[1]. Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học do Nhà xuất bản Giáo dục
tại Hà Nội xuất bản năm 2006.
[2]. Tài liệu tập huấn dạy học theo mô hình Trường học mới việt Nam lớp 2
[3]. Dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học bằng phương pháp Bàn tay
nặn bột của nhóm tác giả Ngô Trần Ái, Vũ Văn Hùng, Phan xuân Khánh do Nhà
xuất bản Giáo dục tại Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2015.
[4]. 999 câu đố vui thông minh dí dỏm xuất bản năm 2011
[5]. Phương pháp dạy học các môn học về tự nhiên và xã hội của nhóm tác giả
Nguyễn Thị Thấn (chủ biên), Nguyễn Thượng Giao, Đào Thị Hồng, Nguyễn Thị
Hường, Nguyễn Tuyết Nga Nhà xuất bản Đại học Sư phạm xuất bản năm 2009.
[6]. Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo ký ngày 22 tháng 9 năm 2016 .
[7]. Tâm lí học, Giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP và SP 12+ 2 của
nhóm tác giả Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn, Lê Ngọc Lan của Nhà xuất
bản Giáo dục xuất bản năm 1998.


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trần Thị Hòa
Chức vụ và đơn vị công tác: Phó Hiệu trưởng. Trường Tiểu học Thành Tiến.


TT
1.

Tên đề tài SKKN
Một số biện pháp giúp học
sinh lớp 4 giữ vở sạch- viết

2.

chữ đẹp
Một số biện pháp giúp học
sinh lớp 5 giải toán tỉ số phần

3.

4.

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
Năm học đánh
xếp loại
(Phòng, Sở,
giá xếp loại
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)
Phòng GD

B
2004-2005
và ĐT
Phòng GD
và ĐT

trăm
Một số biện pháp quản lý, chỉ Phòng GD
và ĐT
đạo nâng cao chất lượng sinh
hoạt tổ chuyên môn.
Một số biện pháp quản lý, chỉ
đạo nâng cao chất lượng

Phòng GD
và ĐT

A

2005-2006

B

2010-2011

B

2013-2014

A


2016-2017

giảng dạy môn Toán lớp 5 tại
5.

Trường Tiểu học Thành Tiến
Một số biện pháp quản lý, chỉ Phòng GD
đạo nâng cao chất lượng dạy và ĐT
học môn Tự nhiên và Xã hội
lớp 2 theo Mô hình VNEN ở
Trường Tiểu học Thành Tiến
năm học 2016-2017


ẢNH PHỤ LỤC

Bộ hoa và cánh hoa để tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Thi làm hoa đẹp”
khởi động tạo hứng thú đầu tiết học bài 9: Làm gì để trường học sạch sẽ và an
toàn? (tiết 2)


Ảnh cây hoa sen để cho học sinh quan sát khi dạy bài 12: Cây sống ở đâu?


×