Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Sử dụng hình thức dạy học tích hợp liên môn trong dạy học ngữ văn tạo hứng thú và nâng cao chất lượng học tập cho học sinh vùng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.11 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
Mục
A/MỞ ĐẦU

B/ PHẦN NỘI DUNG

C/ KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ

Nội dung
Trang
I. Lí do chọn đề tài
1
II. Mục đích nghiên cứu
1
III. Đối tượng nghiên cứu
2
IV. Phương pháp nghiên cứu
2
I. Cơ sở lí luận
2-3
1. Khái niệm
2. Các hình thức dạy học tích hợp
II.Thực trạng
4-5
1.Thuận lợi
2.Khó khăn
III.Các giải pháp
5-18
1. Giáo viên trang bị kiến thức bộ môn và
liên môn.


2. Xác định phạm vi tích hợp liên môn và
định hướng tích hợp liên môn
3. Cần bố trí giáo viên giảng dạy
4. Giáo án minh họa
IV.Hiệu quả của sáng kiến
18-19
1. Với học sinh
2. Với giáo viên
I. Kết luận
19-20
II. Kiến nghị


A/MỞ ĐẦU
I/ Lí do chọn đề tài
“Văn học là nhân học”. Văn học có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển
tư duy, nhận thức của con người. Là một môn khoa học thuộc nhóm Khoa học xã
hội, môn Ngữ văn có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giáo dục quan điểm tư
tưởng, tình cảm cho học sinh. Đây cũng là môn học góp phần hình thành nên
những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất là hình thành nhân cách con người,
chuẩn bị cho các em một hành trang để bước vào đời hoặc học lên những bậc học
cao hơn, là chiếc chìa khóa mở cửa cho tương lai. Đồng thời Ngữ văn cũng là môn
thuộc nhóm khoa học công cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn
học khác [1]. Học môn Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập các
môn học khác như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mĩ thuật ... và các
môn học đó cũng góp phần giúp học tốt môn Ngữ văn. Vấn đề là làm thế nào để
kết hợp các tri thức, kĩ năng riêng của từng phân môn vào trong bài dạy thật nhuần
nhuyễn nhằm đạt tới mục tiêu chung của môn Ngữ văn. Vì vậy yêu cầu tăng tính
thực hành, giảm lí thuyết, gắn môn học với thực tiễn phong phú, sinh động của
cuộc sống. Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã và

đang được thực hiện một cách đồng bộ ở các cấp học, môn học. Đồng thời phát
huy cao hơn nữa hiệu quả trong giảng dạy theo tinh thần đổi mới sách giáo khoa và
quan điểm tích hợp là vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay. Bởi tích hợp là một
xu thế phổ biến trong dạy học hiện đại. Nó giúp học sinh tiết kiệm thời gian học tập
mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức, có thể tránh được những biểu hiện cô lập, tách
rời từng phương diện kiến thức, đồng thời phát triển tư duy biện chứng, khả năng
thông hiểu và vận dụng kiến thức linh hoạt vào các yêu cầu môn học, phân môn cụ
thể trong chương trình học tập theo nhiều cách khác nhau. Và vì thế việc nắm kiến
thức sẽ sâu sắc, hệ thống và lâu bền hơn. Để thực hiện tốt phương pháp lấy học
sinh làm trung tâm; để nâng cao tính tích cực, chủ động, nỗ lực và kết quả học tập
của học sinh thì việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên là việc làm cần
thiết, nhất là đối với giáo viên dạy học Ngữ văn. Việc đổi mới phương pháp dạy
học có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau: đổi mới khâu kiểm tra đánh giá
học sinh, đổi mới hoạt động học cho học sinh ... Trong giới hạn của đề tài này, tôi
chủ yếu tập trung vào việc sử dụng hình thức dạy học liên môn. Đó chính là lí do
của đề tài: Dạy học Ngữ văn theo hình thức tích hợp liên môn nhằm nâng cao
kết quả học tập cho học sinh trường TH & THCS Thị trấn Mường Lát.
II/ Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp cho chúng ta đạt được mục tiêu của dạy
học tích hợp liên môn:
- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa hơn: Hình thành ở người học những năng
lực rõ ràng.
- Giúp học sinh phân biệt được cái cốt yếu với cái quan trọng hơn: do dự tính
được những điều cần thiết với học sinh
- Quan tâm đến việc sử dụng kiến thức vào những tình huống cụ thể, giúp học
sinh hòa nhập vào cuộc sống.
2


- Dạy học tích hợp liên môn giúp học sinh trở thành người học tích cực, người

công dân có năng lực giải quyết tốt các tình huống có vấn đề mang tính tích hợp
trong thực tiễn cuộc sống. Dạy học tích hợp liên môn cho phép rút ngắn được
thời gian dạy học đồng thời vẫn tăng được khối lượng và chất lượng thông tin.
III/ Đối tượng nghiên cứu
- Trong giới hạn của đề tài này, tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu và vận dụng
vào việc sử dụng hình thức dạy học tích hợp liên môn trong dạy học Ngữ văn ở
trường TH & THCS Thị trấn Mường Lát.
IV/ Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
- Phương pháp thực nghiệm.
B/ NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I/ Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Định hướng đổi mới phương pháp giáo dục ở trường phổ thông theo luật
giáo dục năm 1998 là:
- Phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Bồi dưỡng phương pháp tự học.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Bốn định hướng này có liên quan chặt chẽ với nhau, trong đó định hướng
đầu tiên là căn bản[2]. Để học sinh lĩnh hội một cách chặt chẽ phải hướng các
em vào “ hoạt động tích cực”, tức là học sinh phải tự tìm hiểu, khám phá vấn đề.
Một vấn đề được làm sáng tỏ sẽ mở ra những chân trời tri thức mới về sự sáng
tạo. Bộ môn Ngữ văn cũng đổi mới theo quy luật đó. Dạy học theo phương pháp
đổi mới tích cực phải “lấy học sinh làm trung tâm”, coi hoạt động của học sinh
là hoạt động có ý nghĩa nhất trong việc dạy, việc học. Và hoạt động học của học
sinh có hiệu quả thì giáo viên là một yếu tố quan trọng phải có sự chuẩn bị bài
thật tốt trong đó có việc sử dụng hình thức dạy học tích hợp liên môn trong dạy
học Ngữ văn.

1. Khái niệm
1.1. Vậy tích hợp là gì? Tích hợp là một khái niệm rộng, ở mỗi lĩnh vực khoa
học khác nhau cũng được hiểu và ứng dụng khác nhau.
1.2. Tích hợp trong môn Ngữ văn được hiểu là sự kết nối tri thức và kĩ năng
giữa ba phần Văn - Tiếng Việt – Tập làm văn và trong từng phân môn cụ thể.
Dạy học theo quan điểm tích hợp do đó sẽ có nhiều ưu điểm: Giúp người học
tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức; có thể tránh
được những biểu hiện cô lập, tách rời từng phương diện kiến thức, đồng thời còn
phát triển ở người học tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến
thức một cách linh hoạt vào các yêu cầu thực hành của môn học.
Dạy học Ngữ văn theo tinh thần tích hợp không phủ định việc dạy các tri
thức và kĩ năng đặc trưng của từng phân môn. Vấn đề là phải phối hợp các tri thức
3


và kĩ năng của từng phân môn một cách tối ưu để đạt được mục tiêu chung của
môn Ngữ văn. [3]
2. Các hình thức dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn
Ở trường THCS hiện nay, có ba hình thức dạy học tích hợp mà chúng ta
vẫn thường thấy đó là:
2.1.Tích hợp ngang được hiểu là tích hợp môn, liên phân môn theo từng thời điểm.
Đó là hướng tiếp cậ kiến thức từ việc khai thác triệt để mối liên hệ kiến thức giữa
ba phần Văn bản – Tiếng Việt - Tập làm văn trong từng đơn vị bài học.
2.2.Tích hợp dọc được hiểu là tích hợp đồng tâm theo từng vấn đề trong từng
phân môn. Thực chất của kiểu tích hợp này là hệ thống hoặc các kiến thức có
liên quan với nhau trong từng thời điểm thích hợp sao cho HS có thế năm bắt
vấn đề một cách hệ thống.
2.3.Tích hợp liên môn còn được gọi là tích hợp mở rộng - được hiểu là tích hợp liên
môn giữa các kiến thức trong bài học Ngữ văn với kiến thức các bộ môn Khoa học
tự nhiên, Khoa học xã hội, các ngành khoa học, nghệ thuật khác và kiến thức đời

sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống, qua đó làm giàu thêm vốn hiểu biết và
phát triển nhân cách học sinh.
Qua đó, ta có thể một lần nữa khẳng định rằng GV là một vai trò quan
trọng trong việc nâng cao hiệu quả giờ dạy Ngữ văn theo hướng tích hợp liên
môn. Chương trình và SGK chỉ là định hướng, vấn đề đặt ra là GV phải xác định
được hướng tích hợp liên môn cho từng bài, từng phần cụ thể . Nghĩa là phải xác
định rõ mức độ tích hợp để tránh làm mất thời gian, mất nét đặc trưng riêng của
giờ học Ngữ văn và làm “loãng” không khí giờ học. Khả năng tích hợp liên môn
được thể hiện rõ nhất ở phần Văn bản, sau đó đến tập làm văn. Ở phần Tiếng
Việt chủ yếu là vận dụng kiến thức của tiếng mẹ đẻ trong thực tế giao tiếp.
Chúng ta có thể hình dung kiểu tích hợp này như sau :
CÁC LĨNH
VỰC NGHỆ
THUẬT

KHOA HỌC
TỰ NHIÊN

BÀI HỌC
NGỮ VĂN

KIẾN THỨC
ĐỜI SỐNG

KHOA HỌC
XÃ HỘI

4



Nhìn vào sơ đồ ta thấy: tích hợp liên môn là kiểu tích hợp hướng ngoại
( tích hợp ngang và tích hợp dọc vẫn chỉ là tích hợp trong nội bộ môn Ngữ văn)
với nhiều môn khoa học tự nhiên (Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học …), khoa
học xã hội (Địa lí, Lịch sử …), các lĩnh vực nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật,
Kịch …) và các kiến thức đời sống khác đem lại hiệu quả tối ưu cho bài học
Ngữ văn. [3]
II/ Thực trạng vấn đề
1. Thuận lợi
- SGK Ngữ văn lựa chọn khá nhiều văn bản với các đề tài phong phú, sinh động,
mới mẻ, kích thích nhu cầu khám phá của học sinh. Đó là điều kiện thuận lợi để
thực hiện kết nối tri thức của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực nghệ thuật và các
kiến thức đời sống trong dạy học Ngữ văn.
- Từ nhiều năm nay, Bộ, Sở và Phòng GD - ĐT đã chỉ đạo tích hợp liên môn vào
nhiều nội dung giáo dục và quá trình dạy học các môn học trong trường phổ
thông cũng như tổ chức các cuộc thi thiết kế giáo án dạy học theo chủ đề tích
hợp liên môn đặc biệt là qua “Trường học kết nối” từ đó nhận được nhiều sự
hưởng ứng tích cực của giáo viên.
- Trường TH & THCS Thị trấn Mường Lát mới được thành lập gần 3 năm nay,
với đội ngũ các thầy cô giáo đều trẻ, khỏe, nhiệt tình, có tinh thần ý thức tự học
cao và đều có trình độ đạt chuẩn, trên chuẩn. Khối THCS gồm 4 lớp ở 4 khối với
một giáo viên dạy Ngữ văn đồng nghĩa với việc giáo viên giảng dạy được trải
nghiệm tất cả các kiến thức ở tất cả các khối lớp, điều đó cũng rất thuận lợi cho
việc dạy học tích hợp ngang, tích hợp dọc và đặc biệt là tích hợp liên môn.
2.Khó khăn
- Hiện nay học sinh ở Mường Lát nói nói riêng và cả nước nói chung có xu hướng
xem nhẹ các môn Khoa học Xã hội trong đó có môn Ngữ văn. Cũng chính vì thế
mà chất lượng học văn có phần giảm sút, học sinh không còn mặn mà, yêu thích
môn học này nữa. Các em say mê các môn có tính thời cuộc như Toán, tiếng Anh,
điện tử, Tin học, … Dường như các em không còn hứng thú với những vần thơ lục
bát truyền thống, những câu tục ngữ, ca dao vần vè dễ thuộc, dễ đi vào lòng người.

- Nhận thức của một số phụ huynh và học sinh còn hạn chế, mặc dù là địa bàn
thị trấn song vẫn còn một bộ phận không nhỏ phụ huynh người dân tộc Thái,
Mường, Mông và một bộ phận không nhỏ phụ huynh người Kinh chưa có sự
quan tâm đúng mức đến việc học của con em. Dẫn đến các em còn tự ý bỏ tiết,
bỏ học - nghỉ học vô lí do. Phong tục bắt vợ, hủ tục tảo hôn của một số học sinh
người Mông làm cho nhiều em phải nghỉ học giữa chừng … cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng học tập nói chung và bộ môn Ngữ văn nói riêng.
- Bản thân giáo viên giảng dạy được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn song đều
theo chương trình sư phạm đơn môn, chưa có trang bị về cơ sở lí luận dạy học
tích hợp liên môn một cách chính thống, khoa học nên khi thực hiện dạy học
tích hợp liên môn giáo viên phải tự mày mò, tự tìm hiểu. Chính vì thế không
tránh khỏi việc chưa đúng, chưa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa cũng như cách
thức tổ chức dạy học tích hợp liên môn.
5


- Một số giáo viên vẫn áp dụng phương pháp dạy học truyền thống, giữa các phân
môn chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau tách rời từng phương diện kiến thức.
- Phần lớn học sinh ít có tài liệu để đọc và tham khảo trong khi đó thư viện của
nhà trường thì có nhưng tài liệu tham khảo cho học sinh khối THCS thì không
có một cuốn nào. Vì vậy các em không có sách tham khảo và chưa tạo được thói
quen tham khảo tài liệu khác để bổ sung thêm kiến thức.
- Học sinh vẫn theo xu hướng học thụ động, các em không tích cực, không chủ
động trong việc chuẩn bị, tìm hiểu, khai thác kiến thức môn học. Ngay cả việc
đọc và soạn bài trước khi đến lớp nhiều em còn rất lười, nếu có làm cũng là đọc
bài và soạn bài một cách đối phó.
- Khảo sát kết quả ở trường TH & THCS Thị trấn Mường Lát như sau:
+ Chất lượng đại trà cuối năm học 2015 - 2016
Tổng
Chất lượng đại trà

số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
106
14
13,2
30
28,3
39
36,8
19
17,9
04
3,8
+ Chất lượng mũi nhọn: Trong kì thi học sinh giỏi cấp huyện tháng 01/2016, bộ
môn Ngữ văn đạt 08 giải. Cụ thể như sau:
Khối /Lớp

Khối 6
Khối 7
Khối 8
Khối 9
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Nhất
0
0
0
0
0
0
0
0
Nhì
0
0
0
0
0
0
0
0

Ba
0
0
01
33,3
0
0
0
0
Khuyếnkhích
02
66,7
02
66,7
02
66,7
01
01
Tổng
02/03 66,7 03/03
100
02/03 66,7 01/01 100
III/ Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
1. Giáo viên phải trang bị kiến thức bộ môn và liên môn.
Mỗi giáo viên phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện để không
ngừng trau dồi về kiến thức, kỹ năng dạy học, nâng cao và rèn luyện kỹ năng sư
phạm ở độ nhuần nhuyễn. Thường xuyên đổi mới về cách soạn, cách giảng; đưa
các ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, đa dạng hóa các phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học để lôi cuốn được học sinh vào quá trình học tập. Quan
tâm sâu sát đến từng đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém, giúp đỡ ân

cần, nhẹ nhàng, tạo niềm tin, hứng thú cho các em trong môn học.Trong quá trình
giảng dạy giáo viên phải hướng học sinh vào việc phát huy tính tích cực, chủ
động sáng tạo, tạo ra những tình huống có vấn đề để học sinh thảo luận. Trong
mỗi tiết học phải tạo ra được sự giao lưu đa chiều giữa giáo viên - học sinh, học
sinh - học sinh, giữa các tổ - nhóm. Giáo viên cần mạnh dạn đưa các ứng dụng
công nghệ thông tin vào dạy học như các phần mềm vẽ hình, các loại máy đa
năng, các hiệu ứng hình ảnh để tiết học thêm sinh động. Song người giáo viên
cũng cần phải trang bị cho mình vốn sống, vốn thực tế phong phú, am hiểu nhiều
lĩnh vực, nhiều bộ môn khác nhau. Từ các lĩnh vực khoa học tự nhiên cho đến các
lĩnh vực khoa học xã hội, đời sống, các lĩnh vực nghệ thuật khác … Nếu làm
6


được điều đó giáo viên có thể tích hợp liên môn một cách nhẹ nhàng, uyển
chuyển, linh hoạt, mà không bị gượng ép làm mất tính tự nhiên của giờ học hoặc
không phù hợp với lứa tuổi học sinh.
2. Xác định phạm vi tích hợp liên môn và định hướng tích hợp liên môn
Đây là khâu quan trọng nhất của việc dạy học theo chủ đề tích hợp kiến
thức liên môn học. Giáo viên cần định hướng tích hợp thông qua nhiều hình
thức, cách thức tiến hành khác nhau như thông qua việc kiểm tra bài cũ, giới
thiệu bài mới, qua câu hỏi tìm hiểu bài, qua hệ thống bài tập, qua các hình thức
kiểm tra hoặc qua việc gắn với đời sống thực tiễn … Từ đó, dựa vào thực tế là
việc soạn giáo án và giảng dạy Ngữ văn để xác định phạm vi tích hợp. Khả
năng tích hợp liên môn được thể hiện rõ nhất ở phần Văn bản, sau đó đến tập
làm văn. Ở phần Tiếng Việt chủ yếu là vận dụng kiến thức của tiếng mẹ đẻ trong
thực tế giao tiếp.
2.1. Tích hợp liên môn Ngữ văn với các môn Khoa học xã hội
a/ Tích hợp liên môn Ngữ văn – Lịch sử.
Tích hợp liên môn theo hướng vận dụng những kiến thức về hoàn cảnh
lịch sử của từng thời kỳ, về nhân vật lịch sử . . . để lý giải và khai thác giá trị

của tác phẩm.
Ví dụ: Khi dạy bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” ( Ngữ văn 7 – tập 2 trang 24) giáo viên có thể tích hợp với môn lịch sử khi tìm hiểu về hoàn cảnh ra
đời của văn bản – đó là tháng 2 năm 1951, tại chiến khu Việt Bắc – Thủ đô
kháng chiến đã diễn ra Đại hội lần thứ II của Đảng cộng sản Việt Nam. Lúc này,
cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang đi vào giai đoạn phòng ngự,
chiến dịch Thu – Đông năm 1950 đã thắng lợi oanh liệt. Trong Đại hội này, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Ban chấp hành Trung Ương Đảng Báo cáo chính
trị . “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là đoạn trích nằm trong Báo cáo chính
trị này. Đồng thời khi dạy xong văn bản, giáo viên có thể tích hợp với phân môn
Lịch sử qua bài “Ba lần kháng chiến chống quân Nguyên - Mông” ( Lịch sử 7trang 55) và đặt câu hỏi: Qua văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, em
hãy tìm một số sự kiện lịch sử đã học để làm sáng tỏ điều đó?
b/ Tích hợp liên môn Ngữ văn – Địa lý.
Tích hợp liên môn theo hướng vận dụng kiến thức hiểu biết về các địa
danh địa lí, vị trí đặc điểm địa lí ... để lý giải rõ một số địa danh, chi tiết hình
ảnh nghệ thuật … nào đó liên quan đến bài học.
Ví dụ: Khi dạy văn bản “Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất” ( Ngữ
văn 7 – tập 2, trang 3), để học sinh hiểu một cách rõ ràng, cụ thể hiện tượng
ngày và đêm dài ngắn khác nhau trên trái đất dẫn đến kinh nghiệm mà nhân dân
rút ra được qua câu tục ngữ số 1.
“ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Giáo viên cần tích hợp kiến thức liên môn qua bài Địa lí lớp 6 ( Bài 9 – SGK
trang 28): Hiện tượng ngày và đêm dài ngắn theo mùa. Lúc đó giáo viên đặt câu
hỏi: Vị trí nước ta nằm ở nửa quả cầu nào? Giải thích tại sao có hiện tượng tháng
7


5 ngày dài đêm ngắn còn tháng 10 lại đêm dài, ngày ngắn. Học sinh dựa và kiến
thức Địa lí đã học để trả lời và giáo viên phải nắm được kiến thức ấy để nhận xét
rồi kết luận: Vào tháng 5, nửa cầu Bắc ngả về phía mặt trời nên nhận được nhiều

ánh sáng. Vì thế mà ngày dài hơn và đêm ngắn lại. Vào tháng 10, nửa cầu Bắc
không ngả về phía mặt trời nên nhận được ít ánh sáng. Vì thế mà ngày ngắn lại và
đêm dài ra.
c/ Tích hợp liên môn Ngữ văn – Giáo dục công dân.
Tích hợp liên môn theo hướng vận dụng những kiến thức môn giáo dục
công dân để giáo dục học sinh một bài học nào đó có liên quan bài học Ngữ văn
như lòng yêu nước, tính trung thực, tôn sư trọng đạo ....
Ví dụ: Khi dạy xong phần I bài “Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố
nghị luận” ( Ngữ văn 9- tập 1, trang 160) giáo viên có thể tích hợp kiến thức liên
môn Giáo dục công dân trong bài 6 “ Biết ơn” để giáo dục cho học sinh về lòng
biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình một cách chân thành, sâu sắc nhất.
d/ Tích hợp liên môn Ngữ văn – Tiếng Anh.
Ví dụ: Khi dạy bài “Đại từ ” ( Ngữ văn 7 – tập 1, trang 54) giáo viên cần vận dụng
kiến thức liên môn tiếng Anh để hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu bài tập 5.
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên cần tích hợp kiến thức liên môn tiếng Anh để
nhận xét và kết luận: Về số lượng – từ xưng hô trong tiếng Việt phong phú hơn
nhiều so với từ ngữ xưng hô trong tiếng Anh. Ví dụ: Ngôi thứ hai trong tiếng Anh
chỉ có hai từ, số ít “you” và số nhiều cũng “you” – Tiếng Việt ngôi thứ hai có rất
nhiều từ để xưng hô: anh, em, cậu, bác, chú, dì, mình, chàng, thiếp… tùy vào từng
trường hợp hoàn cảnh cụ thể mà chúng ta sử dụng cho phù hợp. Về ý nghĩa biểu
cảm: tiếng Việt ý nghĩa biểu cảm đa dạng hơn, tinh tế hơn. Ví dụ như trong tiếng
Việt ngôi thứ nhất khi xưng hô lịch sự có thể dùng ngôi “tôi, tớ …” nhưng khi giận
giữ có thể dùng “tao” còn trong tiếng Anh chỉ có một sắc thái duy nhất là “ I”.
2.2. Tích hợp liên môn Ngữ văn với các môn Khoa học tự nhiên.
a/ Tích hợp liên môn Ngữ văn – Toán.
Ví dụ: Khi dạy bài “Ôn dịch, thuốc lá” ( Ngữ văn 8- tập 1, trang 118), giáo viên
cần tích hợp liên môn Toán học để tính giá tiền trong một năm thiệt hại kinh tế bao
nhiêu khi hút thuốc lá. Với số tiền 1 đô la sẽ mua được 1 bao thuốc lá khi bạn ở Mĩ.
Còn ở Việt Nam là 15000đ / 1 bao. Vậy ta thấy số tiền chi cho việc hút thuốc lá ở
Việt Nam là rất lớn, muốn có thuốc hút người nghiện sẽ bất chấp đạo đức: Ăn cắp

và dẫn đến nghiện ma tuý là con đường rất ngắn. Nếu như 1 bao thuốc lá trị giá
10.000đ mà một người 1 ngày hút một bao thì sẽ hết 10.000đ , một tháng 30 ngày
sẽ hết 300.000đ và một năm sẽ tiêu tốn hết số tiền là 3.600.000đ ( 10.000đ x 30
ngày x 12 tháng = 3.600.000đ). Còn nếu như một bao thuốc là 15.000đ thì 30 ngày
sẽ tiêu hết số tiền là 450.000đ và một năm sẽ tiêu hết 5.400.000đ ( 15.000đ x 30
ngày x 12 tháng = 5.400.000đ). Nếu mua thuốc là 20.000đ một bao thì một tháng
sẽ tiêu hết số tiền là 600.000đ và một năm số tiền là 7.200.000đ ( 20.000đ x 30
ngày x 12 tháng = 7.200.000đ). Ở Việt Nam hằng năm số người hút thuốc lá đã lên
khoảng 2 triệu người: Năm 2003 tiêu tốn khoảng 8.200 tỷ đồng. Sau 3 năm 14.000
tỷ đồng. Nếu số tiền này không chi cho việc mua thuốc độc như thuốc lá thì sử
8


dụng được rất nhiều việc có ích: Cải thiện cuộc sống gia đình giúp đỡ những người
có hoàn cảnh khó khăn
b/ Tích hợp liên môn Ngữ văn – Sinh học
Ví dụ: Khi dạy văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” ( Ngữ văn 6 – tập 1, trang 100),
giáo viên cần vận dụng kiến thức liên môn Sinh học 7 để giới thiệu cho học sinh
biết về loài ếch: Ếch là loài động vật nằm trong lớp lưỡng cư, gồm 3 bộ, 34 họ,
398 giống và 4015 loài. Đây là loài động vật rất có ích, sống ở mọi nơi nhưng
chủ yếu là nơi ẩm ướt, cơ thể trung bình dài 7 – 10cm, tiếng kêu rền vang ...
c/ Tích hợp liên môn Ngữ văn – Hóa học
Ví dụ: Khi dạy bài “Ôn dịch, thuốc lá” ( Ngữ văn 8 - tập 1, trang 118) giáo
viên cần vận dụng kiến thức liên môn Hóa học 8 để nói về các chất và đặc tính
thành phần hóa học của các chất đó có trong thuốc lá.
- Ni – co - tin: dưới dạng tinh khiết đó là một chất lỏng trong suốt, có mùi khó
chịu và vị đắng, dễ bị oxy hóa trong không khí và trở nên có màu xám bẩn. Nico-tin dễ tan trong nước và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, hô
hấp
- Hắc – ín: Chất đen thu được khi chưng cất dầu mỏ hay than đá, dùng để sơn
hoặc rải đường nhựa, làm phổi và các ống dẫn của nó đọng lại dẫn đến các bệnh

về họng xuyên thấm vào phổi.
- Ô-xít cacbon(CO2): Chất nhẹ hơn không khí một ít, là chất khí không màu,
không mùi, không vị, làm thay đổi thành phần của máu, đi khắp nơi cùng máu,
làm cho máu đặc thêm khiến cho sự vận chuyển nghẽn tắc đó là nguyên nhân
gây nhồi máu cơ tim. Còn có trong các đám cháy như: Đốt lò (lò vôi, lò gạch, lò
sưởi, khói bếp). Khí thải của động cơ đốt trong, phương tiện giao thông. Các
chất này cùng với nhiều chất thải khác còn gây ô nhiễm môi trường. Trong khói
thuốc lá nồng độ ngộ độc cao vì ta trực tiếp hút vào cơ thể.
d/Tích hợp liên môn Ngữ văn – Tin học
Ví dụ: Khi dạy bài “Thứ tự kể trong văn tự sự” ( Ngữ văn 6 – tập 1, trang 97)
giáo viên dạy học bằng sự hỗ trợ của máy chiếu nên rất cần sự am hiểu và thuần
thục các kĩ năng trong môn học Tin học. Có như vậy bài dạy mới sinh động, hấp
dẫn và thu hút học sinh.
2.3. Tích hợp liên môn Ngữ văn với các môn thuộc lĩnh vực nghệ thuật
a/Tích hợp liên môn Ngữ văn – Âm nhạc, Kịch …
Tích hợp liên môn theo hướng vận dụng những bài hát có liên quan đến
tác phẩm để học sinh hiểu hơn về tác phẩm hoặc cho học sinh đóng kịch ....
Ví dụ: Khi ta dạy một tác phẩm văn học như bài “Đồng chí” (Ngữ văn 9 – tập 1,
trang 128), “Viếng lăng Bác” ( Ngữ văn 9 – tập 2, trang 58) giáo viên có thể
tích hợp kiến thức liên môn cho các em hát, ngâm thơ hoặc nghe bài hát đã được
phổ nhạc từ các bài thơ ấy. Hoặc có những tác phẩm có thể cho học sinh đóng
kịch như bài “ Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục” ( Ngữ văn 8 - tập 2, trang 118)
hay bài “ Bắc Sơn” ( Ngữ văn 9 - tập 2, trang 159).
b/ Tích hợp liên môn Ngữ văn – Mỹ thuật.
9


Khi dạy học một tác phẩm văn chương GV có thể cho học sinh vẽ tranh
minh họa một cảnh hay một nhân vật mà học sinh yêu thích, sau đó các em đặt
tiêu đề cho bức tranh và nêu lý do vì sao lại chọn nội dung ấy để tái hiện bằng

tranh vẽ. Cũng có thể cho học sinh nhận xét bức tranh trong SGK, so sánh với
bức tranh của mình… Hoặc bằng kiến thức Mĩ thuật được học vẽ bản đồ tư duy
khái quát nội dung một bài học nào đó.
Ví dụ: Khi học xong bài “Các phương châm hội thoại – tiếp” ( Ngữ văn 9 – tập 1,
trang 21) giáo viên tích hợp liên môn Mĩ thuật và yêu cầu học sinh khái quát các
phương châm hội thoại và đặc điểm của từng phương châm bằng một bản đồ tư duy.

(Bản đồ tư duy của học sinh Nguyễn Thị Trang – Lớp 9, trường TH & THCS
Thị trấn Mường Lát vẽ)
2.4/ Tích hợp liên môn Ngữ văn – kiến thức đời sống.
Ví dụ: Khi dạy bài “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” ( Ngữ văn 8- tập 1,
trang 105) giáo viên cần vận dụng kiến thức liên môn với đời sống thực tiễn để
nói về nạn ô nhiễm môi trường và các giải pháp cụ thể bảo vệ môi trường trong
đó có việc hạn chế, thay thế việc sử dụng bao bì ni lông. Thực tế ở địa phương
Mường Lát – mặc dù đây là một huyện vùng cao nhưng vấn đề rác thải trong đó
có bao bì ni lông cũng là một vấn đề nhức nhối. Giải pháp để hạn chế được vấn
10


đề có thể giải quyết rất thuận lợi. Ví dụ như thay bằng việc sử dụng bao ni lông
để gói xôi, người dân có thể sử dụng lá dong hoặc lá chuối rất an toàn, sạch sẽ,
không mất tiền mua vì trong rừng sẵn có mà lại dễ phân hủy trong đất.
Như vậy qua nội dung phân tích ở trên, ta có thể một lần nữa khẳng định
rằng GV đúng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giờ dạy Ngữ
văn theo hướng tích hợp liên môn. Chương trình và SGK chỉ là định hướng, vấn đề
đặt ra là GV phải xác định được hướng tích hợp liên môn cho từng bài, từng phần
cụ thể. Nghĩa là phải xác định rõ mức độ tích hợp để tránh làm mất thời gian, mất
nét đặc trưng riêng của giờ học Ngữ văn và làm “loãng” không khí giờ học.
3.Cần bố trí giáo viên giảng dạy
Trong thời gian đầu, các tổ/nhóm chuyên môn thảo luận, phân công giáo

viên phối hợp thực hiện hoặc có thể tham mưu để hiệu trưởng lựa chọn phân công
giáo viên có điều kiện thuận lợi nhất thực hiện. Thông qua việc triển khai dạy học
các chủ đề tích hợp liên môn và qua sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên giúp
nhau tự bồi dưỡng để những năm học sau mỗi giáo viên có thể đảm nhận nhiều
phân môn trong một môn học tích hợp. Việc quản lý dạy học các chủ đề tích hợp
liên môn cần thực hiện theo hướng bảo đảm quyền tự chủ của nhà trường, tổ/nhóm
chuyên môn và giáo viên; nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý về công
tác kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các nhà trường thực hiện kế hoạch giáo dục theo
định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Trong thời gian đầu có
thể lựa chọn xây dựng và tổ chức dạy học theo hình thức tích hợp liên môn khoảng
02 chủ đề/ học kì. Nên ghi hình các tiết dạy và các cuộc họp, thảo luận/rút kinh
nghiệm để làm tư liệu chia sẻ cho giáo viên tham khảo. Tổ chức tốt hoạt động sinh
hoạt chuyên môn theo cụm trường; cử người phụ trách tổ chức và quản lý các hoạt
động chuyên môn trên "Trường học kết nối" và chỉ đạo các trường tích cực tham
gia các hoạt động chuyên môn trên mạng; tăng cường tổ chức các hội thảo, đánh
giá tổng kết, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện dạy học các chủ đề tích hợp liên
môn.
4.Giáo án minh họa bằng hình thức dạy học tích hợp liên môn với các môn:
Tin học, Lịch sử, Địa lí, Mĩ thuật, Âm nhạc, Giáo dục công dân, Sinh học,
Kiến thức đời sống ....
Tiết 29 – Bài 8:
Qua Đèo Ngang
( Bà Huyện Thanh Quan)
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
2.1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan.
- Đặc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ “ Qua Đèo Ngang”.
- Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ.
- Nghệ thuật tả tình, tả cảnh độc đáo trong văn bản.

2.2. Kĩ năng
- Đọc hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.
- Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong bài thơ.
11


2.3 Thái độ
- Trân trọng tình cảm, tài làm thơ của Bà Huyện Thanh Quan qua nghệ thuật tả
cảnh, tả tình độc đáo của tác giả.
B.Chuẩn bị
1. Phương pháp: đọc sáng tạo, thảo luận nhóm, giảng bình, vấn đáp …
2. Phương tiện
- GV:
+ Máy chiếu, láp tốp
+ Sách giáo khoa, sách thiết kế, sách giáo viên, nâng cao ngữ văn.
- HS: đọc và soạn bài ở nhà.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
* Ổn định lớp
* Kiểm tra bài cũ
- GV tích hợp liên môn bằng cách trình chiếu câu hỏi kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc
lòng văn bản “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương và nêu nghĩa bóng của bài thơ?
* Bài mới
1.Giới thiệu vào bài
Trên con đường từ Bắc vào Nam, nếu đi bằng tàu hỏa bạn vừa đi ngang
qua vừa chui qua hầm núi đèo. Nếu đi bằng ô tô bạn sẽ có cái thú vượt qua đỉnh
đèo rồi đổ dốc đèo sang phía Quảng Bình. Còn nếu từ cửa máy bay nhìn xuống
bạn sẽ thấy Đèo Ngang như một sợi chỉ đỏ cắt ngang bờ biển xanh nhạt. Thế còn
trong mắt người xưa, trong cảm nhận của tâm hồn một bà quan phong lưu, quý
phái lần đầu xa nhà, xa quê vào kinh đô làm việc, Đèo Ngang sẽ được tái hiện
như thế nào? Cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu văn bản “Qua Đèo Ngang”.

2. Dạy bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động1: Hướng dẫn tìm hiểu I. Tìm hiểu chung
chung
1. Tác giả
- GV tích hợp liên môn Tin học để - Tên thật: Nguyễn Thị Hinh (1805trình chiếu tranh minh họa Bà Huyện 1848).Quê ở phường Nghi Tàm, huyện
Thanh Quan.
Hoàn Long, tỉnh Hà Đông, nay là Hà
? Qua phần chú thích sao và những Nội.
hiểu biết của em về Bà Huyện Thanh - Chồng làm tri huyện Thanh Quan –
Quan, em hãy nêu một số nét chính về Bà Huyện Thanh Quan.
tác giả?
- Một trong 3 nữ sĩ tài danh.
- HS trả lời
- Tác phẩm tiêu biểu
+ Thăng Long thành hoài cổ
- GV tích hợp liên môn đời sống văn + Qua Đèo Ngang
hóa để dạy phần này: Ở những bài + Chiều hôm nhớ nhà
trước, các em đã được làm quen với 2 + Cảnh Hương Sơn
nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam là
Đoàn Thị Điểm và Hồ Xuân Hương.
Và Bà Huyện Thanh Quan là người thứ
12


3 trong các nữ sĩ tài danh hiếm có
trong thời đại xưa. Chồng bà là Lưu
Nguyên Ôn ( 1804 – 1847) người làng
Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà

Đông, nay là ngoại thành Hà Nội. Ông
đã có lần làm Tri huyện Thanh Quan,
nay thuộc Thái Thụy, Thái Bình. Chính
vì thế mà bà Nguyễn Thị Hinh có tên
gọi là Bà Huyện Thanh Quan.
- GV hướng dẫn HS cách đọc: ngắt
nhịp 4/3 ở các câu 1, 2, 9; nhịp 2/2/3 ở
các câu 3, 4, 5, 6; riêng câu 7 ngắt nhịp
2/2/1/1/1. Giọng đọc chậm, buồn, càng
về cuối bài giọng càng ai hoài, khắc
khoải, chậm và nhỏ hơn. 3 tiếng “ ta
với ta” đọc như tiếng thì thầm nói với
mình.
- GV đọc một lần, 3-4 HS đọc, nhận
xét.
- GV hướng dẫn HS giải thích từ khó
- GV tích hợp liên môn kiến thức lịch
sử, văn hóa để giới thiệu xuất xứ của
bài thơ: Bà Huyện Thanh Quan là
người học rộng, thơ hay sống cùng
chồng làm tri huyện Thanh Quan –
Thái Bình ( ở Đàng ngoài). Bà được
vua mời vào trong cung ( ở Đàng trong
) để dạy học cho các cung phi và công
chúa. Khi đi qua Đèo Ngang bà đã tức
cảnh sinh tình mà làm bài thơ này.
? Bài thơ này thuộc thể thơ gì?
? Điểm giống nhau và khác nhau của
bài thơ này và bài “ Bánh trôi nước”
của Hồ Xuân Hương?

- HS trả lời
- GV tích hợp liên môn Tin học nhận
xét rồi trình chiếu và giới thiệu đặc
điểm của thể thơ này.
? Căn cứ vào nội dung của bài thơ, em
hãy cho biết bài thơ được chia làm
mấy phần?
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu
văn bản

2. Tác phẩm
- Đọc và giải thích từ khó

- Xuất xứ: được viết khi bà vào Nam
nhận chức

- Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt Đường
luật

- Bố cục: 4 phần
II. Đọc hiểu văn bản
13


- 1 HS đọc 2 câu đề.
- GV tích hợp liên môn Địa lí để giới
thiệu về Đèo Ngang: Đây là Đèo
Ngang, ranh giới phân chia hai tỉnh Hà
Tĩnh và Quảng Bình. Người ta ví Đèo
Ngang như một chiếc đòn gánh, gánh

một bên là Hà Tĩnh, một bên là Quảng
Bình. Địa hình Đèo Ngang rất hiểm
trở: một bên là núi cao, một bên là biển
Đông. Đây cũng là ranh giới phân chia
hai miền : Đàng trong và Đàng ngoài
thời Trịnh – Nguyễn thế kỉ 18 – 19.Vì
vị trí địa lí đặc biệt và cảnh đẹp sơn
thủy hữu tình nên có rất nhiều nhà thơ
làm thơ về cảnh Đèo Ngang như Cao
Bá Quát với “ Đăng Hoành Sơn”,
Nguyễn Khuyến với “ Quá Hoành
Sơn”, Lê Thánh Tông với “ Qua Đèo
Ngang” ….
? Cảnh Đèo Ngang được miêu tả vào
thời điểm nào trong ngày? Thời điểm
đó gợi cảm xúc gì?
? Cảnh Đèo Ngang được gợi tả bằng
những chi tiết nào?
? Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ
“ chen” ?
- Chen: lẫn vào nhau, xâm lấn nhau,
không có lối ra.
? Lặp lại động từ “ chen” gợi cảnh
tượng thiên nhiên như thế nào?

1. Hai câu đề( Câu 1-2)

- Thời điểm: bóng xế tà – mặt trời đã
lặn, ngày sắp tàn – Gợi cảm giác buồn
thương, mong được sum họp.

- Cỏ, cây, đá, lá, hoa.

Lặp động từ “ chen” : cảnh rậm rạp,
um tùm, hoang vu. Từ đó tôn thêm vẻ
? Quan sát tranh trong SGK trang 103: đẹp hoang dã của đất nước.
Cảnh chụp Đèo Ngang có gì giống và
khác với cảnh được Bà Huyện Thanh
Quan miêu tả?
- HSTL
- GV tích hợp kiến thức liên môn Mĩ
thuật để dạy phần kiến thức này: Qua
bức tranh chụp cảnh Đèo Ngang và
qua việc miêu tả của Bà Huyện Thanh
Quan đều giống nhau ở sự hoang vắng,
tiêu điều nhưng khác nhau ở chỗ: cảnh
trong bức ảnh là cảnh khái quát thiếu
14


đi đường nét cụ thể, không cụ thể như
cảnh mà bà Huyện Thanh Quan miêu
tả có cỏ, lá, đá, hoa.
- 1 HS đọc hai câu thực
?Cảnh Đèo Ngang được tác giả miêu tả
có thêm chi tiết nào?
? Em có nhận xét gì về việc sử dụng
từ ngữ ở trong 2 câu thơ này? Tác
dụng?

- GV giảng bình: Hai từ láy được đảo

lên đầu câu thơ cùng với phép đối
khiến cho cảnh vật và cuộc sống nơi
đây gieo vào lòng người đọc đầy ấn
tượng: lặng lẽ, hoang vu, nhọc nhằn và
vất vả. Hình như câu thơ có thêm dấu
hiệu sự sống của con người và cuộc
sống thì cảnh Đèo Ngang làm càng
tăng thêm vẻ heo hút, quạnh vắng.
Hình bóng con người đã nhỏ, đã mờ
nhạt nay lại càng nhỏ và mờ nhạt hơn
với dáng lom khom dưới núi xa. Cuộc
sống thưa thớt lại tiêu điều, thê lương
với sự lác đác của lều chợ với những
số từ chỉ số ít ( vài, mấy). Câu thơ có
đủ yếu tố của một bức tranh sơn thủy
hữu tình nhưng đều gợi cảnh miền sơn
cước heo hút, nơi tận cùng của xứ
Đàng ngoài xưa.
? Hai câu thơ tả cảnh đã hé mở tâm
trạng gì của nhà thơ?
- 1HS đọc hai câu luận
? Em có nhận gì về cấu trúc đối ý, đối
thanh trong 2 câu luận này ? Việc sử
dụng phép đối này có tác dụng gì?
- GV tích hợp liên môn văn học, lịch
sử và sinh học để giảng phần kiến thức
này: (Sinh học) trong 2 câu thơ này
xuất hiện hình ảnh con chim cuốc.

2. Hai câu thực ( Câu 3 – 4)

- Thêm người: tiều vài chú
Thêm nhà: chợ mấy nhà
- Số từ chỉ số ít : vài, mấy
Từ tượng thanh: lom khom, lác đác
Đảo ngữ
Phép đối rất chỉnh( nhịp, thanh, ý)
=> Gợi hình dáng vất vả, nhọc nhằn
của người tiều phu giữa núi rừng.
Sự thưa thớt, xác xơ của những quán
chợ nghèo ven sông.
Sự sống con người có đó nhưng vẫn
thưa thớt, mờ nhạt.

- Nỗi buồn man mác lòng người trước
cảnh vật hoang sơ, xa lạ.
3. Hai câu luận ( Câu 5- 6)
- Phép đối
+ Nội dung cảm xúc: Nhớ nước –
thương nhà; con quốc – cái gia gia.
+ Thanh điệu : T – B – T với B – T –
B Làm rõ hai trạng thái cảm xúc nhớ
nước và thương nhà của Bà Huyện
Thanh Quan. Từ đó tạo nhạc điệu cân
đối cho lời thơ.
15


Cuốc là một loài chim nhỏ, thân mình
chỉ chừng bàn tay chụm, thon thon như
chiếc thoi. Khắp mình đen tuyền, đít

đỏ, cổ dài, chân dài, từng ngón chân
cũng dài, khô khẳng như cái que. Còn
gọi là chim đỗ quyên. Cũng còn gọi là
con cuốc lủi vì nó chạy mà như lủi, rất
nhanh. Nó mò mẫm kiếm ăn ở góc ao,
bờ ruộng. Khi tìm mồi, đầu nó cúi
xuống, hai mắt nhìn chăm chăm, lặng
lẽ dò từng bước. Nó lặng lẽ đến nỗi khi
ta đến gần thấy nó lủi vào bụi rậm
hoặc bay vụt lên mới biết. Cuốc lủi
thường đi kiếm ăn một mình, không có
tiếng kêu, tiếng hót gì đặc biệt.(Văn
học) Tiếng chim cuốc đã đi vào trong
văn học khá nhiều trong đó có “Truyện
Kiều” của Nguyễn Du "Dưới trăng
quyên đã gọi hè. Đầu tường lửa lựu lập
lòe đâm bông”. Tiếng nó kêu đúng như
tên của nó: cuốc! cuốc!... thường kêu
vào mùa hè. Tiếng chim cuốc đã kêu
thì kêu liên tục hết ngày này sang ngày
khác đều đều, khoan nhặt, ra rả suốt
ngày lại khắc khoải thâu đêm, khi
chậm rãi, có lúc lại rúc lên từng hồi
"cuốc... cuốc... cu la... cu la". Có lúc
bổng lên, có lúc khàn đi nghe thật mệt
mỏi, não nùng. Nhất là những đêm
trăng, tiếng cuốc kêu đồng vọng,
khoan nhặt nghe buồn đến đứt ruột, cứ
như tiếng một oan hồn nào than vãn
trong đêm.( Lịch sử) Người xưa bảo nó

là oan hồn của Thục đế. Thục đế là vua
nước Thục. Vua Thục để mất nước, bỏ
đi lang thang, bước chân vô định, vừa
đi vừa kêu "Thục quốc! Thục quốc!".
Đó là tiếng kêu nước Thục đã mất. Vua
đi mãi, đi mãi rồi gục xuống chết mà
hóa thành con cuốc cuốc, suốt đời gọi
nước. Tác giả đã mượn chuyện vua
Thục mất nước hóa thành con chim
quốc kêu hoài nhớ nước và âm thanh
16


của tiếng chim đa đa để bộc lộ tâm
trạng của mình. Và Bà Huyện Thanh
Quan vốn là người Đàng ngoài, thuộc
Lê Trịnh; nay bà đã là người của triều
Nguyễn, con cháu của chúa Nguyễn ở
Đàng trong, mệnh thời thế đã chuyển
về họ Nguyễn. Chính vì thế trong tâm
thế của bà, người đất Bắc không khỏi
ngầm lắng một niềm luyến tiếc nhà Lê
của mình. Gia đình đều ở Hà Nội,
Thăng Long xưa đã đổi bà mất dần dấu
tích xưa. Nay vào kinh, một nơi lạ
nước lạ nhà, tình cảm nhớ cảnh cũ
người xưa đã thường trực, nay qua Đèo
Ngang gặp cảnh hoang vu, tiêu điều
tình cảm ấy càng trào dâng mãnh liệt.
? Trong 2 câu thơ này còn xuất hiện

cách diễn đạt ẩn dụ, hãy chỉ ra biện
pháp ẩn dụ trong câu thơ này và nêu
tác dụng, ý nghĩa của biện pháp ẩn dụ
ấy?
? Qua việc phân tích 6 câu đầu , em có
nhận xét gì về bức tranh Đèo Ngang?

- Ẩn dụ: mượn tiếng chim quốc để bày
tỏ tâm trạng, nỗi lòng người.
=> Nỗi nhớ nước, thương nhà bồn
chồn trong dạ.

=> Bức tranh Đèo Ngang đẹp, hùng vĩ
nhưng buồn và hoang vu. Ẩn trong
cảnh ấy là nỗi nhớ thương tiếc nuối
lặng lẽ của tác giả. Đó là nỗi nhớ nhà,
nhớ quê và nỗi nhớ khôn nguôi một
- 1 HS đọc hai câu kết
triều đại đã qua.
? Toàn cảnh Đèo Ngang hiện lên như 4. Hai câu kết ( Câu 7 -8)
thế nào qua cái nhìn của Bà Huyện - Trời, non, nước ( Vụ trụ bao la đối lập
Thanh Quan?
với sự nhỏ nhoi, cô đơn của tác giả)
? Đó là ấn tượng về một không gian => Mênh mông, xa lạ, tĩnh vắng.
như thế nào?
? Em có nhận xét gì về nhịp thơ ở câu - Câu thơ ngắt nhịp ngắn, tiết tấu chậm
thơ thứ 7? Tác dụng?
dần như muốn khắc họa rõ hơn ấn
tượng về cảnh vật khi nhà thơ dừng
? Giữa không gian ấy, con người một chân phóng tầm mắt ra xung quanh.

mình đối mặt với nỗi cô đơn. Lời thơ
nào cực tả nỗi cô đơn này?
- Tâm sự riêng của tác giả: một mình
- “ Một mảnh tình riêng, ta với ta”
đối mặt với nỗi cô đơn.
? Em hiểu như thế nào là “ tình riêng, + Ta: ngôi thứ 1 – chỉ tác giả
ta với ta”?
+ Ta với ta: chỉ một mình tác giả
? Từ “ta” được dùng ở ngôi thứ mấy?
17


“ ta với ta” là những ai”?
- GV tích hợp kiến thức Văn học để
giảng: Một tâm sự kín, một mình mình
biết, một mình mình hay, 2 mà 1, một
nỗi buồn, một nỗi cô đơn không ai sẻ
chia ngoài trời, mây, non, nước bát
ngát, mênh mông, giữa đỉnh đèo hoang
vu, xa vắng. Đối diện với thiên nhiên
vô tận, vô cùng trong cảnh hòang hôn
dần tắt làm cho lòng người phụ nữ
càng trở nên trống vắng, cô đơn. Và
cũng cụm từ này nhưng trong bài “
Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn
Khuyến mà chúng ta học ở tiết sau lại
có một ý nghĩa khác. Nó không chỉ
một mình tác giả nữa mà còn chỉ một
người bạn của tác giả của Nguyễn
Khuyến.

? Vậy tình riêng ấy tình riêng gì?
=> Tình thương nhà, nhớ nước da diết
? Vậy cả bài thơ là tả cảnh hay tả tình? âm thầm, lặng lẽ của Bà Huyện Thanh
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
Quan.
? Trình bày 1 phút những đặc sắc nội - Tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
dung và nghệ thuật của văn bản ?
III. Tổng kết
- HSTL
1. Nghệ thuật
- GV tích hợp kiến thức văn học nhận - Tả cảnh ngụ tình
xét và kết luận
- Phép đối, ẩn dụ ….
2. Nội dung
- Cảnh Đèo Ngang đẹp hùng vĩ nhưng
rậm rạp và hoang vu.
- Nỗi buồn thầm lặng, cô đơn và nỗi
- 2 HS đọc ghi nhớ
nhớ nước thương nhà của tác giả.
?Qua bài thơ em hiểu gì về bà Huyện * Ghi nhớ : SGK
Thanh Quan?
- HSTL
- GV sử dụng kiến thức môn Giáo dục
công dân để dạy phần này: Bà Huyện
Thanh Quan là người phụ nữ nặng
lòng với gia đình, đất nước và có tài
làm thơ thất ngôn bát cú. Yêu, tự hào
và ngợi ca một cảnh đẹp của non sông
đất nước – Cảnh Đèo Ngang, cũng
chính là một biểu hiện của tình yêu quê

18


hương đất nước. Vượt qua Đèo Ngang
cũng chính là vượt qua ranh giới Đàng
trong và Đàng ngoài, vượt qua một địa
danh cũng chính là vượt qua một triều
đại, vượt chính mình, vượt qua những
mặc cảm, những ràng buộc của đạo
đức phong kiến. Từ đó chúng ta càng
thấy yêu mến, tự hào và trân trọng một
hồn thơ đầy chất nhân văn của Bà.
Đèo Ngang qua cái nhìn của nữ sĩ Hồ
Xuân Hương là vậy và Đèo Ngang của
thế kỉ XXI hôm nay đang từng ngày
thay da đổi thịt chào đón tất cả chúng
ta ghé thăm.
- GV tích hợp liên môn môn Mĩ thuật
để tổng kết bằng bản đồ tư duy mạch
cảm xúc của toàn bài.
- GV tích hợp liên môn Âm nhạc cho
HS nghe bài ngâm thơ “ Qua Đèo
Ngang”
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
- GV tích hợp liên môn Tin học để
trình chiếu 2 câu hỏi luyện tập.
? Tìm hàm nghĩa của cụm từ “ ta với
ta”?

IV. Luyện tập

Câu 1:
- Ta thứ nhất là bản thân của người nói
– tác giả - Bà Huyện Thanh Quan.
- Ta thứ hai cũng chính là bản thân
người nói – tác giả - Bà Huyện Thanh
Quan.
- “Ta với ta” không có ai khác, đó
chính là nhà thơ, là Bà Huyện Thanh
? Bài tập trắc nghiệm: Điền dấu nhân Quan.
vào các cột tương ứng?
Câu 2
Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà
GV tích hợp liên môn Tin học để hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho HS học ở nhà
- Học thuộc bài thơ và phần ghi nhớ trong sách giáo khoa.
- Đọc và soạn bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.
IV.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
1.Đối với học sinh
- Dạy học tích hợp liên môn nên bài dạy bao giờ sinh động, hấp dẫn, có ưu thế
trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích
hợp liên môn giúp học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào
19


giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.
Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không
phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau,
vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như
khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
- Kết quả khảo sát vào tháng 3 năm 2017 ở trường TH & THCS Thị trấn mường

Lát sau khi áp dụng sáng kiến vào thực tế dạy học cụ thể như sau:
+ Chất lượng đại trà cuối học kì I năm học 2016 - 2017
Khối/Lớp
Chất lượng đại trà
Tổng
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
116
20
17,2
39
33,6
44
37,9
13 11,3
0
0

+ Chất lượng mũi nhọn: Trong kì thi học sinh giỏi cấp huyện vào tháng
01/2017 , bộ môn Ngữ văn đạt 22 giải. Cụ thể như sau:
Khối /Lớp
Khối 6
Khối 7
Khối 8
Khối 9
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Nhất
0
0
01
11,2
0
0
0
0
Nhì
02
28,6
03
33,3
0

0
0
0
Ba
02
28,6
03
33,3
02
28,5
0
0
Khuyếnkhích
03
42,8
02
22,2
03
42,9
01
50
Tổng
07/07
100
09/09
100
05/07 71,4 01/02
50
2.Đối với giáo viên
- Trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải

dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am
hiểu về những kiến thức liên môn đó.
- Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của 2 giáo viên không
còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt
động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ môn
liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy
học. Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo
viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác
dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần
phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng
lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đào
tạo về dạy học tích hợp liên môn ngay trong quá trình đào tạo.
C/KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I/Kết luận
Có lẽ trong nhà trường, không có môn học nào thay thế được môn Ngữ
văn. Đây là một môn học vừa hình thành nhân cách, vừa nuôi dưỡng tâm hồn
con người. Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển nhanh, môn
Ngữ văn sẽ giúp chúng ta giữ lại tâm hồn con người, giữ lại cảm giác nhân văn
để con người lại tìm đến con người, để trái tim lại cùng nhịp đập trái tim. Sau
20


khi nghiên cứu, trải nghiệm đề tài này, bản thân cả người dạy và người học sẽ có
cái nhìn mới mẻ, tích cực hơn về đổi mới phương pháp dạy học và đặc biệt là áp
dụng hình thức dạy học tích hợp liên môn trong dạy học Ngữ văn nhằm nâng
cao chất lượng học tập cho HS trường TH & THCS Thị trấn nói riêng, HS học
Ngữ văn ở trường THCS nói chung. Từ đó tôi rất hy vọng vào kết quả học Ngữ
văn của các em sẽ tốt hơn, các em sẽ yêu thích, đam mê và tích cực, chủ động
học tập, khắc sâu kiến thức môn học này cũng như các môn học khác nhiều hơn
nữa.

II/ Kiến nghị
1. Với phụ huynh học sinh
- Quan tâm nhiều hơn nữa đến việc học hành của con em mình bằng cách đầu tư
nhiều thời gian hơn cho con cái học tập; động viên con em mình đi học đầy đủ;
không nên lạm dụng sức khỏe của các em vào những công việc phụ giúp gia
đình; tạo điều kiện cho con em mình được bộc lộ cảm xúc, tình cảm trong cuộc
sống nói chung và trong học tập nói riêng. Mua sắm thêm tài liệu sách vở cho
các em tham khảo, học tập.
- Phối với hợp chặt chẽ thường xuyên với nhà trường, đặc biệt là giáo viên chủ
nhiệm và giáo viên bộ môn để tìm hiểu, nắm bắt việc học tập của con em mình.
2. Với tổ chuyên môn, nhà trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Đối với tổ, nhóm chuyên môn tăng cường đổi mới nội dung sinh hoạt tổ nhóm
chuyên môn theo hướng tích hợp dạy học liên môn bằng việc xây dựng các nội
dung, chủ đề dạy học tích hợp để dạy thử nghiệm, rút kinh nghiệm cả về nội
dung và phương pháp tổ chức.
- Nhà trường, Phòng Giáo dục lưu lại những kinh nghiệm hay, thiết thực có tính
chất khả thi để phổ biến rộng rãi giúp giáo viên có điều kiện tham khảo, học tập
và vận dụng trong giảng dạy.
- Có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời đối với những học sinh, giáo
viên có ý thức tự học, vươn lên trong học tập, giảng dạy đặc biệt là tổ chức các
cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn qua “ Trường học kết nối”.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong quá trình dạy
học Ngữ văn ở THCS. Tôi nghĩ rằng kinh nghiệm mà tôi đã, đang và sẽ làm này
không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, tôi rất mong nhận được ý kiến nhận
xét, góp ý từ hội đồng khoa học các cấp cũng như bạn bè, đồng nghiệp để sáng
kiến kinh nghiệm của bản thân ngày càng hoàn thiện hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 4 năm 2017.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Lê Thị Thu Hường
21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Thu Hường, GV Trường PTDTBT THCS Mường Lý, huyện
Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa - “ Một số hình thức phụ đạo môn Ngữ văn giúp học
sinh dân tộc thiểu số chủ động, tích cực học tập” - SKKN năm học 2013 - 2014
được xếp loại C cấp tỉnh.
2. Nghiên cứu giáo dục, số 28, 11/1973).
- Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS theo Luật giáo
dục (1998).
3. Dạy học Ngữ văn 6,7,8,9 theo hướng tích hợp – Tác giả Lê A, Nguyễn
Thị Thúy, Lê Minh Thu ( Nhà xuất bản Đại học sư phạm)
4. Sách giáo viên Ngữ văn 6,7,8,9 ( Nhà xuất bản giáo dục)
5. Sách giáo khoa Ngữ văn 6,7,8,9 ( Nhà xuất bản giáo dục)
6. Sách Nâng cao Ngữ văn 6,7,8,9 - Tác giả Lê Thuận An, Tạ Đức Hiền,
Nguyễn Việt Nga, Phạm Minh Tú ( Nhà xuất bản Hà Nội)
7. Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 6,7,8,9 ( Nhà xuất bản giáo
dục)

22


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG

ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT XẾP
LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Thu Hường
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường TH & THCS Thị trấn Mường Lát

TT

Tên đề tài SKKN

1.

Lồng ghép hình thức dạy học Ngữ
văn vào trong hoạt động ngoài giờ
lên lớp ở trường THCS Mường Lý.
Tích cực đưa hình thức thảo luận
nhóm và sử dụng trò chơi trong
dạy học Ngữ văn ở trường THCS.
Tích cực sử dụng tranh ảnh minh
họa có sẵn và đồ dùng dạy học tự
tạo gây hứng thú học tập cho học
sinh trong dạy học Ngữ văn ở
trường PTDT Bán trú THCS
Mường Lý.
Một số hình thức phụ đạo môn
Ngữ văn giúp học sinh dân tộc
thiểu số chủ động, tích cực học tập.

2.
3.


4.

Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

PGD

A

2008 - 2009

PGD

A
2009 - 2010

SGD


PGD

PGD

C
A

2012 - 2013

A
2013 - 2014

SGD

C

----------------------------------------------------

23



×