Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Kinh nghiệm hình thành tư duy tích cực và kĩ năng sống cho học sinh qua văn bản chuyện người con gái nam xương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.74 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
STT

Nội dung

Trang

1

A. MỞ ĐẦU:

Trang 2

2

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trang 2

3

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trang 2

4

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Trang 2


5

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 3

6

B. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

Trang 3

7

I. Cơ sở lí luận:

Trang 3

8

II. Thực trạng vấn đề:

Trang 4

9

1. Thực trạng:

Trang 4


10

2. Nguyên nhân, hậu quả của thực trạng trên:

11

III. Giải pháp và tổ chức thực hiện:

Trang 6

12

1. Giải pháp:

Trang 6

13

2. Các bước tổ chức thực hiện:

Trang 6

14

IV. Giáo án minh họa.

Trang 10

15


V. Kết quả và bài học kinh nghiệm.

Trang 17

16

1.

Kết quả:

Trang 18

17

2.

Bài học kinh nghiệm:

Trang 18

18

C.

KẾT LUẬN

Trang 19

Trang 5


1


A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây, chương trình giáo dục ở các cấp học nói chung
đều chú trọng hơn đến việc hình thành kĩ năng sống cho học sinh. Riêng đối với
bậc học THCS và đặc biệt là học sinh lớp 9, điều này đã đáp ứng được yêu cầu
thực tế của giáo dục bởi vì các em đang ở độ tuổi có nhiều biến đổi mạnh mẽ về
tâm, sinh lý. Sự lớn lên của cơ thể cộng với những tác động từ nhiều phía khiến
các em phải đối diện với những thách thức, khó khăn trong các mối quan hệ với
cha mẹ, thầy cô, bạn bè và chính cảm xúc của bản thân các em. Tuổi 14-15 của
các em được coi là giai đoạn “nổi loạn”, các em muốn được mọi người xung
quanh thừa nhận mình đã trưởng thành, không muốn bị bao bọc trong vòng tay
của thầy cô, bố mẹ. Các em có xu hướng thoát ra để tự lập trong khi thực tế các
kiến thức cũng như nhận thức, kĩ năng sống của các em chưa đủ để tự làm điều
đó. [1] Chính vì thế, giáo dục kĩ năng sống trên nền tảng một tư duy tích cực cho
học sinh lớp 9 là rất cần thiết nhằm giúp các em hiểu ra những giá trị đích thực
của đời sống, biết sống đẹp, sống có ích trong hiện tại và cả tương lai.
2. Mục đích nghiên cứu.
Môn Ngữ Văn là môn học quan trọng ở trường THCS. Điều này thể hiện ở
sự phân bố số tiết trên tuần của môn Ngữ Văn lớn hơn so với các môn học khác.
Ngoài nhiệm vụ cung cấp kiến thức xã hội, giáo dục nhận thức và thẩm mỹ, môn
Ngữ Văn còn có vai trò định hướng, hướng học sinh tới cái đẹp, cái lương thiện
trong sự hình thành nhân cách, đồng thời cung cấp cho các em những vốn sống
nhất định làm hành trang trong cuộc sống tự lập sau này. Do đặc thù của môn
học, môn Ngữ Văn được đánh giá là có nhiều thuận lợi trong việc hình thành tư
duy tích cực và các kĩ năng sống cơ bản cho học sinh THCS.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Nội dung chương trình Ngữ Văn 9 có vai trò hoàn thiện những đơn vị kiến

thức của chương trình Ngữ Văn THCS theo cấu trúc đồng tâm. Đặc biệt những
văn bản được chọn học đều là những văn bản thiết thực, có giá trị nội dung và
nghệ thuật sâu sắc. Trong số những văn bản của Ngữ văn 9, không thể không kể
đến văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Theo phân
phối chương trình, văn bản này được dạy ở tiết 16, 17 của chương trình Ngữ Văn
9 học kì I. Đây là một tác phẩm đặc sắc của văn học trung đại viết về đề tài người
phụ nữ trong xã hội phong kiến. Văn bản đã vượt ra ngoài một bi kịch trong
phạm vi gia đình của người phụ nữ trong xã hội xưa để vươn đến một câu chuyện
mang tính triết lý về những điều được, mất không nằm trong sự dự đoán hay tiên
lượng của bất kì ai. [2] Khi dạy văn bản này tôi thực sự mong muốn học sinh cảm
nhận được sự đổ vỡ của một gia đình nhỏ, nguyên nhân đổ vỡ đến từ đâu để sau
này khi bước vào xây dựng cuộc sống mỗi trò biết vun vén và giữ gìn cuộc sống
riêng của minh cho thật trọn vẹn. Cũng từ đó tôi muốn hướng học sinh đến một
cách nhìn tích cực mới, bao dung, vị tha và yêu thương nhiều hơn là truy tìm
nguyên nhân thủ phạm để oán hờn, trách móc. Chính vì chiều sâu của nội dung
tác phẩm và những bài học sâu sắc có thể dành riêng cho mỗi người, mỗi một gia
đình trong cách hành xử với chính hạnh phúc của mình mà tôi nhận thấy, đây
thực sự là một tác phẩm có nội dung thuận lợi cho việc tích hợp kĩ năng sống và
2


giúp các em có một cách tư duy tích cực trong một xã hội đa chiều.
Với những lí do trên, tôi xin được mạnh dạn chia sẻ những kinh nghiệm
của mình sau nhiều năm giảng dạy văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”
qua đề tài: Kinh nghiệm hình thành tư duy tích cực và kĩ năng sống cho học
sinh lớp 9 qua văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết. Phương pháp điều tra
khảo sát, thu thập thông tin. Phương pháp thống kê xử lí dữ liệu.
B. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1. Tư duy là phạm trù triết học dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần,
đem những cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động
vật chất, làm cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự vật và ứng xử tích cực
với nó. [3] Tư duy tích cực là gì?
“Tư duy” thường có nghĩa là suy nghĩ và nói đến suy nghĩ là ta thường có
ấn tượng rằng đó là một hoạt động của não bộ trong một thời điểm nào đó. Thực
ra, từ “tư duy” còn có nghĩa rộng hơn, nó chỉ một thái độ sống, một cái nhìn về
cuộc đời và sự sống, tương tự như tư duy trong cụm từ “thay đổi tư duy thay đổi
cuộc đời”, “ làm chủ tư duy thay đổi vận mệnh”. Tư duy tích cực chính là “sống
tích cực” hay “thái độ tích cực” đối với những sự vật, sự việc, những con người
chúng ta gặp trong đời sống. Đó là:
(1) Khi nhìn mọi sự, mọi vật, mọi vấn đề đều luôn thấy cái hay, cái đẹp.
(2) Nếu thấy cái xấu có khả năng biến cái xấu thành cái tốt
(3) Luôn luôn hướng đến hành động để làm mọi sự tốt hơn.
2. Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là "khả năng thích
nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu
cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày" . Trong giáo dục tiểu học và giáo
dục trung học, kỹ năng sống có thể là một tập hợp những khả năng được rèn
luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa; ví dụ cuộc sống
bao gồm quản lý tài chính (cá nhân), chuẩn bị thức ăn, vệ sinh, cách diễn đạt, và
kỹ năng tổ chức. Đôi khi kỹ năng sống, nhưng không phải luôn luôn, khác biệt
với các kỹ năng nghiệp vụ (trong nghề nghiệp) [4].
Cũng theo WHO, kỹ năng sống được chia thành 2 loại là kỹ năng tâm lý xã
hội và kỹ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như: tự nhận thức, tư
duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng
phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận
và phê phán, cách quyết định, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết [4].
Mối quan hệ giữa tư duy tích cực và kĩ năng sống là một mối quan hệ chặt
chẽ, tương hỗ cho nhau. Tư duy tích cực chi phối và rèn luyện kĩ năng, kĩ năng

sống chính là công cụ để thực hiện một tư duy tích cực, biến tư duy trở thành
những điều thực tế tốt đẹp chứ không còn là hoạt động riêng lẻ của não bộ. [5]
Học sinh THCS cần được trải nghiệm nhiều hơn những hoạt động tư duy
tích cực, sáng tạo, những kĩ năng sống cần thiết để tự bảo vệ mình và vươn lên
khẳng định bản thân trong một xã hội vận động không ngừng vốn đã có nhiều
cám dỗ lẫn những bất trắc. Không chỉ thế, hình thành thói quen tư duy tích cực,
3


rèn luyện kĩ năng sống chính là tạo thêm cho các em những cơ hội thành công,
chỉ cho các em lối sống của những con người biết xóa bỏ phiền não và biết tự
đem đến niềm vui cho chính mình.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
1. Thực trạng:
Trong nhiều năm tôi được phân công dạy Ngữ Văn 9, tôi đã dùng phiếu
đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm để tìm hiểu hướng tư duy và kĩ năng sống
của học sinh. Kết quả thu được có chênh lệch giữa các khóa học nhưng không
đáng kể. Số liệu tôi sử dụng trong đề tài này là của năm học 2016 – 2017 qua hai
lớp 9 của trường THCS Ngọc Liên huyện Ngọc Lặc.
Mục đích của phiếu đánh giá là kiểm tra hướng tư duy và những kĩ năng
xử lí tình huống cơ bản học sinh thường gặp trong đời sống. Từ đó có kế hoạch
bồi dưỡng năng lực tư duy, đặc biệt là tư duy tích cực và trang bị những kĩ năng
sống cơ bản cho các em.
Phiếu đánh giá của tôi gồm năm câu hỏi lựa chọn, có hai lựa chọn được
đưa ra. Lựa chọn a là cách suy nghĩ và giải quyết tình huống mang tính tích cực,
mỗi lựa chọn a được 2 điểm. Lựa chọn b là cách nghĩ và giải quyết tình huống có
thể kéo làm những nảy sinh mâu thuẫn bất lợi mới. Lựa chọn b được 1 điểm. Hệ
thống câu hỏi như sau:
Câu 1: Khi thầy cô giáo mời bố mẹ em đến trường để trao đổi về tình hình
học tập của em, em thường cho rằng thầy cô sẽ phản hồi lại với bố mẹ em về:

a. Sự cố gắng của em trong học tập thời gian qua.
b. Những việc làm chưa đúng, chưa tốt của em trong thời gian qua.
Câu 2: Khi em bị bố mẹ khiển trách vì lí do nào đó, em sẽ nghĩ:
a. Bố mẹ khiển trách bởi em đã làm sai và bố mẹ muốn em tiến bộ.
b. Mọi thứ thật đáng chán, không có gì khiến em có thể vui.
Câu 3: Khi em gặp thất bại trong một công việc nào đó, em nghĩ chuyện
này sẽ:
a. Là bài học kinh nghiệm cho em trong những lần tới.
b.Đây là thất bại dài lâu, em không có cơ hội thành công cho những lần tới.
Câu 4: Nếu bố mẹ em nảy sinh mâu thuẫn, em sẽ làm gì?
a. Tìm hiểu nguyên nhân mâu thuẫn và tìm cách gây dựng hòa khí trong
gia đình.
b. Tìm xem ai là người có lỗi trong cuộc tranh cãi và em sẽ đứng về phía
người đúng.
Câu 5: Lớp em mất máy tính, em nghi ngờ một bạn đã lấy, em sẽ làm gì?
a. Lặng lẽ dõi bạn và các biểu hiện của bạn để có kết luận một cách chắc
chắn.
b. Nói với các bạn khác để cùng theo dõi , khám xét bạn tìm lại vật đã mất.
Kết quả thu được như sau:
Số học sinh

58

Điểm 5 - 6
Số lượng Tỷ lệ %

27

46,5


Điểm 7 - 8
Số lượng Tỷ lệ %

16

27,6

Điểm 9 - 10
Số lượng Tỷ lệ %

15

25,9

Kết hợp giữa quá trình theo dõi học sinh trong giảng dạy và kết quả thu
4


được sau đợt trắc nghiệm, tôi nhận thấy: Chỉ có 25,9 % học sinh luôn có suy nghĩ
tích cực khi các tình huống có vấn đề xảy ra, có cách ứng xử khéo léo và ôn hòa.
Có 27,6 % số học sinh được trắc nghiệm có tư duy chưa ổn định, chưa hoàn toàn
hiểu bản thân cũng như làm chủ được mình trong mọi hoàn cảnh. Và có tới
46,5% học sinh có thể sẽ gặp rắc rối trong cách xử lí tình huống, với các lựa chọn
đa phần là b, các em sẽ là nguyên nhân dẫn đến nhiều mâu thuẫn tiếp theo mà
bản thân các em không lường trước được.
2. Nguyên nhân và hậu quả của thực trạng trên:
a. Nguyên nhân:
Như đã nói ở trên, học sinh THCS, đặc biệt là học sinh lớp 9 có nhiều thay
đổi mạnh mẽ cả về tâm lí và sinh lí. Các em đang trong quá trình dậy thì của cơ
thế, sự thay đổi về sinh lí kéo theo những biến động mạnh về tâm lí, các em

không còn hoàn toàn nghe theo những chỉ dẫn của người lớn mà bắt đầu làm theo
ý muốn của cái “tôi” cá nhân nhiều hơn. Các em muốn được tự do, tự lập hơn,
muốn được công nhận mình đã trưởng thành trong khi kĩ năng sống còn rất non
kém. Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh của Internet với các trang mạng xã hội đã
tác động rất lớn đến nhận thức của các em. Đứng trước những thông tin đa chiều
cũng như những biểu hiện tiêu cực của đời sống xã hội, các em dễ bị lôi kéo vào
lối sống suy đồi, suy nghĩ tiêu cực, hành động bế tắc.
Trong những năm gần đây, chương trình Ngữ Văn đã có những thay đổi đó
là tích hợp nhiều hơn kĩ năng sống vào bài học và thực hiện những giờ học có
tính chất liên môn. Xét một cách toàn diện chương trình Ngữ Văn 9 còn nặng về
kiến thức. Nhiều thầy cô vẫn tham kiến thức mà bỏ quên phần giáo dục về nhận
thức, quên việc giúp các em hình thành cách tư duy mang tính tích cực và các kĩ
năng sống cơ bản. Thời lượng tiết học có hạn, phần kiến thức mất nhiều thời gian
nên việc tích hợp kĩ năng sống được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn ngủi
để cho có nên hiệu quả không cao. Sự lồng ghép giáo dục kĩ năng sống còn mang
tính giáo điều, khiên cưỡng. Quá trình tích hợp không đúng thời điểm, không tự
nhiên khiến học sinh không tiếp nhận được vốn sống, thậm chí không có cả hứng
thú trong học Ngữ Văn. Điều này không chỉ làm hạn chế vai trò của môn Ngữ
Văn mà còn khiến cho kĩ năng sống của một bộ phận học sinh rất kém và đôi khi
còn có những tiêu cực trong nhận thức về môn học.
b. Hậu quả :
Thực tế đã cho thấy,ở độ tuổi 14-15, khi học sinh tư duy tiêu cực và thiếu
kĩ năng sống, các em dễ có những hành động bồng bột để lại không ít hậu quả.
- Khi gia đình có mâu thuẫn hoặc giận dỗi cha mẹ các em có thể bỏ nhà ra
đi, khi mâu thuẫn với bạn bè, gia đình các em có thể phá phách, khi gặp chuyện
buồn hay u uất các em có thể làm đau bản thân hoặc từ bỏ mạng sống của mình,
thậm chí vì cùng quẫn , túng thiếu các em có thể làm những việc tày trời như giết
người, hãm hiếp, tổn hại đến người khác.
- Thiếu nhận thức và kĩ năng sống các em có thể dễ bị các thành phần xấu
trong xã hội lôi kéo. Các em có thể trở thành nạn nhân của nạn xâm phạm tình

dục, xâm phạm cơ thể, bị lừa gạt tham gia tiếp tay cho kẻ xấu...
- Thiếu niềm tin và lòng bao dung các em có thể trở nên ích kỉ và bị cô lập.
Trước thực trạng trên, người giáo viên cần làm tốt vai trò người thầy trong
5


quá trình truyền thụ tri thức đồng thời là người bạn, người anh,người chị trong
việc lắng nghe, bảo ban, khuyên nhủ các em , giúp các em vượt qua những
khủng hoảng, những cám dỗ, những bất trắc, để các em an toàn trưởng thành
trong một môi trường xã hội nhiều biến động.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Giải pháp:
Hình thành tư duy tích cực và kĩ năng sống cho học sinh thông qua các bài
giảng của môn Ngữ Văn trong chương trình chính khóa. Ở mỗi bài giảng giáo
viên lựa chọn những nội dung để học sinh cùng trải nghiệm tư duy và kĩ năng
sống khác nhau. Trong phạm vi của đề tài, tôi đã chọn văn bản “ Chuyện người
con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ để giúp học sinh có cách nhìn tích
cực, chuẩn bị cho các em những kĩ năng sống cần thiết sau này.
2. Các bước tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giúp học sinh hiểu rõ giá trị của tác phẩm “ Chuyện người
con gái Nam Xương”.
*Nguồn gốc của truyện:
“Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong tập Truyền kì
mạn lục của Nguyễn Dữ. Truyện có nguồn gốc từ một truyện dân gian tên là “
Vợ chàng Trương” ( Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam).
* Những giá trị cơ bản của truyện:
- Những đặc sắc về mặt nội dung:
Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” có hai giá trị nội dung
chính:
+ Giá trị hiện thực: Tác phẩm đề cập đến số phận bi kịch của người phụ nữ

trong xã hội phong kiến thông qua nhân vật Vũ Nương. Ở nàng hội tụ những
phẩm chất tốt đẹp của một người con, người vợ, người mẹ. Trong vai trò nào
nàng cũng hoàn thành một cách xuất sắc. Nhưng cuộc đời không cho nàng những
thứ nàng đáng được hưởng. Một câu nói ngây thơ của đứa con, một người chồng
đa nghi, hồ đồ đã làm tan vỡ gia đình bé nhỏ và đẩy nàng tới chỗ phải chọn cái
chết để minh chứng cho sự trong sạch của mình.
+ Giá trị nhân đạo: Thể hiện ở thái độ trân trọng, ngợi ca những vẻ đẹp của
người phụ nữ. Mặc dù rơi vào bi kịch tang thương nhưng Nguyễn Dữ đã xoa dịu
nỗi đau ấy bằng một sự cảm thông sâu sắc, bằng sự an ủi cho người bạc mệnh khi
gửi gắm nàng trong một thế giới thủy cung đẹp lung linh để nàng hưởng cuộc
sống yên bình, vĩnh viễn không còn đớn đau hay sóng gió của tục thế.
- Những đặc sắc về mặt nghệ thuật:
“Chuyện người con gái Nam Xương” là một tác phẩm được viết theo thể
loại truyện truyền kì. Tính chất truyền kì trong tác phẩm được thể hiện ở phần
cuối truyện. Vũ Nương tự vẫn nhưng nàng không chết mà được Linh Phi cứu
sống và nàng gửi thân nơi cung nước. Chi tiết Vũ Nương ngồi giữa dòng Hoàng
Giang trở về nói lời tạ từ cuối cùng với Trương Sinh. Kết thúc ấy phần nào đem
đến một sự an ủi, đề cao một triết lý , thể hiện ước mơ về lẽ công bằng trong đời
sống và những điều tốt đẹp dành cho những con người lương thiện. Hơn thế, yếu
tố kì ảo khiến nội dung của truyện trở nên hấp dẫn, li kì, huyền ảo hơn.
6


Ngoài ra, Nguyễn Dữ cũng rất thành công với nghệ thuật tạo kịch tính
trong câu chuyện. Bằng chi tiết nghệ thuật là lời thoại bé Đản và hình ảnh chiếc
bóng, người đọc không biết chiếc bóng xuất hiện tự bao giờ nhưng nó chính là
nguyên nhân dẫn đến câu nói vô tình của bé Đản khi cùng cha đi thăm mộ bà,
một câu nói được coi như châm ngòi thổi bùng nhọn lửa ghen tuông, đa nghi
trong Trương Sinh rồi dẫn đến kết thúc bằng sự trẫm mình của Vũ Nương trên
dòng Hoàng Giang. Và cũng một câu của bé Đản sau khi bi kịch đã xảy ra, đã

chấm dứt oan khiên cho người vợ chung thủy.
Tính triết lí của câu chuyện còn ở chi tiết chiếc bóng. Chiếc bóng đi theo
ngày tháng ấm êm của gia đình nhỏ, len lỏi ngự trị trong tâm tư mỗi người với
một vai trò khác nhau. Cái bóng không rõ hình hài nên lẩn khuất, cái bóng của
cuộc đời, của định mệnh, của sự mong manh nếu con người ta không cẩn trọng
mà giữ gìn, vun vén. Chiều sâu câu chuyện nhờ chi tiết chiếc bóng mà tăng thêm
rất nhiều. Không đơn thuần là bi kịch riêng của Vũ Nương mà có thể sẽ là bi
kịch của bất kì ai, trong bất kì thời đại nào nếu như chúng ta không làm rõ được
những cái bóng đen luôn hiện hữu trong tâm tưởng.
Bước 2: Lựa chọn những nội dung thích hợp để hình thành tư duy tích
cực và KNS cho học sinh qua văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương”.
Trước ki lựa chọn nội dung thích hợp để hình thành tư duy tích cực và kĩ
năng sống cho học sinh, giáo viên cần làm rõ với các em sự khác biệt giữa thời
đại tác phẩm ra đời, không gian nghệ thuật trong tác phẩm là những năm của thế
kỉ XVI, dưới chế độ phong kiến. Nhân vật Vũ Nương là hình mẫu lí tưởng, đại
diện cho vẻ đẹp của những người phụ nữ lúc bấy giờ. Ngay cả việc nàng tự vẫn
cũng là hành động quyết liệt để bảo toàn danh dự trong một xã hội vốn nhiều bất
công và hiếm khi lắng nghe tiếng nói của những người phụ nữ. Cảm thụ văn bản
“ Chuyện người con gái Nam Xương” bằng cách đặt không gian và tâm lí nghệ
thuật vào trong thời đại đó. Nhưng khi lựa chọn nội dung tích hợp giáo viên phải
chọn được những nội dung phù hợp với đời sống hiện đại của các em. Đảm bảo
việc tích hợp kĩ năng sống diễn ra tự nhiên, hiệu quả và vẫn đảm bảo những giá
trị thẩm mỹ của hình tượng nhân vật cũng như những giá trị cơ bản của tác phẩm.
Trong phần này tôi sẽ trình bày những nội dung được tích hợp trong bài
học để hình thành tư duy tích cực và kĩ năng sống cho học sinh. Thời điểm tích
hợp của từng nội dung sẽ được trình bày trong giáo án minh họa.
* Học Vũ Nương kĩ năng ứng xử trong cuộc sống gia đình:
Trong phần tìm hiểu về nhân vật Vũ Nương với vai trò một người làm vợ
có chi tiết “ Vũ Nương biết tính chồng đa nghi nên lúc nào cũng giữ gìn khuôn
phép không để vợ chồng đến thất hòa”. Đây là chi tiết giáo viên có thể liên hệ và

tích hợp. Thực tế của đời sống gia đình rất phức tạp và vai trò của người phụ nữ
giữ hòa khí trong gia đình, làm cho không khí gia đình luôn đầm ấm. Vũ Nương
đã nương theo tính cách một người chồng đa nghi, phòng ngừa vợ hết sức để
sống và giữ gia đình yên ổn. Đó chính là điểm khéo léo của người phụ nữ trong
gia đình, mềm mại tinh tế, đầy yêu thương. Đó là cách người phụ nữ học sống
chung. Mỗi học sinh cần học kĩ năng sống chung ấy, muốn sống chung phải hiểu
những người xung quanh, thích nghi được với cá tính của mỗi người bởi vì tất cả
chúng ta đều không hoàn toàn hoàn hảo, tập sống chung đồng thời tránh những
7


va chạm xấu có thể là cách mà mỗi người vun vén cuộc sống của mình. Đây
chính là kĩ năng cơ bản mà học sinh nên nhận diện và thực tập mỗi ngày. [4]
Ngoài ra chúng ta có thể học được cách Vũ Nương ứng xử khi bị hàm oan.
Khi Trương Sinh đi lính trở về cũng là lúc Vũ Nương rơi vào hoàn cảnh oan
khiên. Trước cơn thịnh nộ của chồng nàng đã rất nhẹ nhàng, khúc chiết trong
cách giãi bày oan ức và tấm lòng của mình. Đây cũng là kĩ năng mà mỗi học sinh
cần học khi đứng trước những tình huống bất lợi cho bản thân.
* Học kĩ năng lắng nghe và giải quyết tình huống mâu thuẫn từ thất
bại trong cách ứng xử của nhân vật Trương Sinh:
Trương Sinh- một người chồng đa nghi, phòng ngừa vợ quá sức, cho dù đó
là người vợ anh ta vốn yêu thương, cưới nàng về vì dung hạnh. Có thể khẳng
định đa nghi, ghen tuông là bản chất sẵn có trong con người Trương Sinh. Câu
nói của bé Đản như mồi lửa nhen lên thổi bùng ngọn lửa ghen tuông và khiến nó
đốt cháy cả một gia đình. Từ chỗ ghen tuông, không kiềm chế dẫn đến chỗ mù
quáng không tin vào ai. Thất bại của Trương Sinh chính là để cảm giác ghen
tuông thúc giục, điều khiển khiên anh ta không đủ bình tĩnh, sáng suốt tìm ra cội
nguồn, không tin lời vợ lẫn hàng xóm thanh minh và đẩy Vũ Nương đến chỗ bế
tắc, tuyệt vọng phải dùng cái chết để minh oan. Cũng bởi sự mù quáng, hồ đồ
trong cách cư xử, tự tay Trương Sinh đã phá vỡ hạnh phúc một gia đình, khiến

bản thân anh ta mất vợ, con trai anh ta mất mẹ.
Nếu trong trường hợp của Trương Sinh, HS sẽ làm gì? Để giải quyết được
tình huống mâu thuẫn như thế này các em cần có kĩ năng lắng nghe, với tâm thế
bình tĩnh để thấu hiểu. Nếu các em không nghe, các em sẽ không hiểu, khi không
hiểu sẽ dẫn đến nhiều hiểu lầm và sự sai biệt trong tâm mình lẫn tâm người. Sự
bình tĩnh giúp các em lắng nghe được từ nhiều phía đồng thời phân tích được
đúng sai một cách chuẩn mực nhất và có hành động sáng suốt nhất.
* Học cách tư duy tích cực từ bi kịch của Vũ Nương:
Trong truyện, nhân vật Vũ Nương vì bị chồng nghi ngờ thất tiết. Thói đa
nghi, hồ đồ, độc đoán khiến Trương Sinh chửi mắng, đánh đập, bịt kín hết mọi
con đường để thanh minh của nàng. Không còn cách nào khác, nàng đã thề
nguyền trước khi trẫm mình xuống dòng Hoàng Giang, lấy cái chết để chứng
minh cho phẩm hạnh trong sạch của nàng. Cái chết của Vũ Nương thể hiện sự
quyết liệt của nàng, nàng thà chết trong còn hơn sống đục.
Một tác phẩm văn học cổ, viết về bi kịch của một người phụ nữ đức hạnh
có sức thuyết phục và ảnh hưởng không nhỏ tới tư duy của học sinh đang tuổi
mới lớn. Các em có thể coi hành động tự vẫn của Vũ Nương là cách hiệu quả
nhất để làm mỗi khi cần chứng tỏ những oan ức chưa nói ra được của bản thân.
Đây chính là lúc giáo viên phải nhấn mạnh rõ để các em hiểu được sự khác biệt
giữa thời đại tác phẩm ra đời và thời đại các em sống. Chế độ nam quyền trong
một xã hội phong kiến không coi trọng người phụ nữ đã đẩy Vũ Nương đến chỗ
phải lựa chọn dùng cái chết để bảo toàn danh dự. Chế độ xã hội chủ nghĩa các em
đang sống là chế độ dân chủ và bình đẳng. Mỗi người đều có quyền chọn cách
tích cực nhất để thay đổi cuộc sống của mình. Giáo viên cần khẳng định, việc học
sinh được học tác phẩm là để các em có cái nhìn bao quát về xã hội xưa, hiểu rõ
thân phận con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Để các
8


em biết cảm thông, yêu thương và trân trọng cuộc sống hiện tại.

Cũng trong nội dung này, giáo viên hướng cho học sinh tới cách tư duy
tích cực khi gặp phải những vấn đề tương tự trong cuộc sống. Thực tế, bất kì ai
cũng có thể rơi vào cảnh hàm oan, vào những thị phi một lời, một lúc không nói
hết được. Đời sống hiện đại không có cái kì ảo của truyện truyền kì, không có
phép màu cho những quyết định sai lầm, đôi khi không có cả cơ hội để làm lại
khi con người từ chối sự sống của chính mình. Tuổi học trò còn non nớt càng dễ
rung động với những thay đổi và dư luận từ bên ngoài. Đã từng có những bi kịch
xảy ra khi học sinh học kém, hoàn cảnh gia đình bế tắc, những mối quan hệ bạn
bè đổ vỡ, thậm chí cả những rung động đầu đời không diễn ra như các em mong
muốn. Mỗi lúc như thế các em cần bình tĩnh, kiên nhẫn và lạc quan tìm ra một
cách tư duy theo chiều hướng tốt hơn. Bên cạnh các em còn có gia đình, thầy cô,
cao hơn là các đoàn thể xã hội có thể giúp đỡ, tư vấn để các em tháo gỡ được
những vướng mắc của tuổi mới lớn. Và quan trọng hơn hết, các em cần tránh
cách tư duy tiêu cực có thể dẫn mình đến chỗ tuyệt vọng, bế tắc, có hành động
cùng quẫn mất lí trí.
* Bài học về lòng tin tưởng và sự bao dung:
Khi dạy văn bản này tôi muốn mở ra một hướng tiếp cận mới giúp học sinh
có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống và cả cách mỗi người phải nhận diện và
thấu hiểu để tự chịu trách nhiệm với hành động của chính mình.
Thực tế đã cho thấy. bi kịch gia đình của Vũ Nương không chỉ xảy ra ở xã
hội phong kiến mà còn có thể xảy ra trong xã hội hiện đại nếu như con người
thiếu lòng tin vào nhau và thiếu sự bao dung cho lỗi lầm của người khác. Trương
Sinh vì thiếu lòng tin vào vợ mà đẩy nàng đến tuyệt vọng phải tự vẫn. Bản thân
Trương Sinh cũng là nạn nhân của sự thất học. Vì thất học nên dù con nhà hào
phú vẫn phải đi lính. Từ đó để thấy, vai trò của việc học tác động không nhỏ đến
nhân cách con người. Người không học ngoài kiến thức thiếu sót thì tâm tính
cũng như chưa được thuần dưỡng. Trương Sinh vốn đa nghi, hay ghen cộng thêm
với sự thất học đã để cơn giận dữ chi phối và làm vỡ gia đình nhỏ. Bản thân anh
ta cũng mất vợ, bé Đản thiếu mẹ, Vũ Nương chỉ là cái bóng ẩn hiện trên dòng
Hoàng Giang. Xét ở một phương diện nào đó, Trương Sinh có cái đáng thương

của một kẻ ngu dốt, cái đau khổ của một kẻ thất bại. Nếu trong đời sống gia đình,
thiếu niềm tin và cư xử hồ đồ thì cũng có nghĩa mỗi người có thể trở thành những
Trương Sinh thời hiện đại.
Bản thân tôi khi dạy tác phẩm này, tôi không cố hướng học sinh đến chỗ
truy tìm nguyên nhân cái chết của Vũ Nương bằng cách điểm mặt gọi tên cái đẩy
Vũ Nương đến chỗ oan ức phải tự vẫn. Tôi vẫn cho rằng đời sống con người vốn
nhiều phức tạp và lắm éo le, Trương Sinh đáng trách nhưng cũng đáng thương vì
xét đến cùng anh ta cũng là nạn nhân của sự ngu dốt. Vũ Nương là nạn nhân
nhưng cái nhân đưa đẩy có một phần do hành động và quyết định của nàng.
Trong những ngày chờ chồng về, khỏa lấp nỗi trống vắng cho mình và cho con
nàng đã chỉ bóng mình trên tường mà nói đó là cha bé Đản. Cái bóng của nàng
chính là người cha trong tâm tưởng bé Đản, là người tình của nàng trong sự hoài
nghi của Trương Sinh. Mầm mống bi kịch đã nảy chồi từ trong những ngày tháng
nàng chờ đợi chồng về. Vì thế, cụ thể nguyên nhân, nhất là những nguyên nhân
9


về mặt xã hội có phần gượng ép. Trong phần này tôi chỉ muốn hướng học sinh
đến chỗ nhận ra sai lầm của từng nhân vật và tìm cách khắc phục những sai lầm
theo chiều hướng tích cực. Nếu Trương Sinh tin tưởng hơn, lắng nghe hơn thì có
thể oan ức sáng tỏ và bi kịch không xảy ra. Bản thân Vũ Nương mặc dù hàm oan
nhưng nàng đã rất bao dung không một lời oán hận, lời thoại cuối chuyện khi
nàng hiện giữa dòng Hoàng Giang đã nói lên điều đó. Thay vì chỉ tên sát thủ, tôi
muốn hướng học sinh đến lòng tin tưởng và sự bao dung nhiều hơn bởi vì xã hội
hiện đại khá nhiều bi kịch từ chỗ thiếu niềm tin, không đủ bao dung mà ra. Hiểu
như thế thì câu chuyện sẽ mang tính nhân văn hơn rất nhiều.
* Cảm nhận về quy luật của cuộc đời và giá trị của hạnh phúc:
Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Dữ đã âm thầm gửi vào trong đó quy
luật của cuộc sống thông qua các chi tiết nghệ thuật đặc biệt là chi tiết nghệ thuật
chiếc bóng.

Cuộc sống con người là sự luân chuyển vô thường. Cái bóng cũng theo
quy luật đó mà biến đổi. Từ cái bóng của Vũ Nương đến người cha là trong tâm
trí bé Đản, đến “người tình vô danh” trong hoài nghi tưởng tượng của Trương
Sinh. Cái bóng âm thầm di chuyển theo thời gian, len lỏi vào tâm tưởng của mỗi
người. Mỗi bước đi của nó vừa mang lại sự an ủi, vừa gieo rắc oan khiên, vừa
như minh chứng rửa sạch uất ức cho Vũ Nương và cả gia đình bé nhỏ của nàng.
Cái bóng luân chuyển một vòng tròn và trở lại là cái bóng trên tường trong đêm
Trương Sinh ngồi ôm con. Một vòng để hạnh phúc đi từ có đến không. Kết thúc
bằng vợ xa chống, chồng mất vợ, con lìa mẹ. Cũng cái bóng ấy người đọc nhân
ra hạnh phúc vốn rất mong manh nếu người ta không cẩn trọng nâng giữ.
Cuộc sống là chuỗi nhân duyên trùng trùng rồi mới dẫn đến một kết quả hết sức
bất ngờ không ai lường trước được. Một khi hạnh phúc đã mất khó có thể tìm lại.
Cảm nhận được những quy luật của cuộc sống bằng lối tư duy tích cực cho học
sinh những trải nghiệm sâu sắc hơn về cuộc sống. Biết trân quý sinh mạng của
mình, biết yêu thương, biết thông cảm với những người xung quanh,cảm nhận
hạnh phúc ngay trong từng phút giây các em sống và các em còn có khả năng yêu
thương để từng giây phút sống ấy thực sự thăng hoa.
IV. GIÁO ÁN MINH HỌA
Dựa trên những nội dung có thể tích hợp trong bài giảng để hình thành tư
duy tích cực và kĩ năng sống cho học sinh như đã trình bày trên, tôi thực hiện
minh họa cụ thể bằng giáo án cho hai tiết 16,17: Văn bản: “Chuyện người con gái
Nam Xương” của Nguyễn Dữ ( Chương trình Ngữ Văn 9). Các phần tích hợp sẽ
được đánh dấu bằng chữ nghiêng, in đậm.
Tiết 16: Văn bản:
Chuyện người con gái Nam Xương (tiết 1)
(Trích Truyền kì mạn lục)
A. Mục tiêu cần đạt: Qua bài học, học sinh đạt được:
1. Kiến thức:
- Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiến trong một tác phẩm truyền kì.
- Vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt nam trong xã hội cũ.

- Mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng Trương
2. Kĩ năng:
10


- Vận dụng kiến thức đã học để đọc và hiểu tác phẩm viết theo thể loại
truyện truyền kì.
- Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự
có nguồn gốc dân gian.
3 Thái độ:
- Có thái độ cảm thông trân trọng những đau khổ và đức hạnh của người
phụ nữ trong xã hội xưa và có ý thức rèn luyện phát triền bản thân trong xã hội
hiện đại.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc, chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động:
* Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
* Giới thiệu bài mới:
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung văn bản
I. Tìm hiểu chung
- GV: Giới thiệu khái quát những 1. Tác giả Nguyễn Dữ
- Sống ở thế kỉ 16 quê ở tỉnh Hải
nét chính về tác giả Nguyễn Dữ?
- HS dựa vào chú thích trả lời; Dương.
- Học rộng tài cao, nhưng chỉ làm

GV bổ sung.
quan một năm rồi xin nghỉ để về nhà
nuôi mẹ già và viết sách, sống ẩn dật.
2. Tác phẩm:
- GV hướng dẫn đọc,
- GV hướng dẫn kể tóm tắt (Câu a. Đọc, kể tóm tắt.
Đại ý: Câu chuyện kể về số phận
chuyện kể về ai? về sự việc gì?)
- Hướng dẫn HS tìm hiểu chú oan nghiệt của người phụ nữ có nhan
sắc, đức hạnh dưới chế độ phụ quyền
thích
phong kiến.
- GV: Giới thiệu khái quát về tác b. Tìm hiểu chú thích
phẩm Truyền kỳ mạn lục và truyện (1) Truyền kỳ mạn lục: 20 truyện, viết
bằng chữ Hán. Nhân vật chính thường
Chuyện người con gái Nam Xương?
- HS dựa vào chú thích (1) trả lời. là những người phụ nữ đức hạnh
GV bổ sung cho HS về truyện Vợ khao khát cuộc sống yên bình hạnh
phúc.
chàng Trương.
- Chuyện người con gái Nam Xương
là truyện thứ 16 trong 20 truyện của
Truyền kỳ mạn lục. Truyện có nguồn
gốc từ truyện dân gian Vợ chàng
Trương.
- GV: Truyện chia làm mấy phần? c. Bố cục: 3 phần
Nội dung từng phần? (Hướng dẫn HS - Đoạn 1 (Từ đầu đến"cha mẹ đẻ
11



phân đoạn và tìm ý chính từng đoạn.)
- HS dựa vào văn bản xác định.

mình"): Vẻ đẹp của Vũ Nương.
- Đoạn 2 (Tiếp theo đến "Nỗi oan
khuất và cái chết bi thảm của Vũ
Nương.
- Đoạn 3 (Phần còn lại): Ước mơ của
nhân dân.

Hoạt động 2 : Hướng dẫn phân tích phần 1
Theo dõi phần đầu của truyện :
? Truyện được mở đầu bằng sự
việc gì ?
(Sự việc : Vũ Thị Thiết được
Trương Sinh cưới về).
? Vì sao người con gái tên Vũ Thị
Thiết lại được một người hào phú như
Trương Sinh đem vàng bạc đến cưới
về?
HS : Vì tính nàng thùy mẹ nết na,
tư dung tốt đẹp.
? Khi về làm vợ Trương Sinh, Vũ
Thị Thiết được gọi là Vũ Nương. Để
giúp Vũ Nương bộc lộ những phẩm
chất tốt đẹp tác giả đã đặt nàng vào
những vai trò nào?
(Làm vợ, làm mẹ, làm con)
? Tìm những chi tiết thể hiện vai
trò làm vợ của Vũ Nương?

(Giữ gìn khuôn phép, không để
vợ chồng đến thất hòa, tiễn chồng ra
trận chỉ mong chồng về được bình
an...)
? Em học được điều gì từ Vũ
Nương trong cách cư xử với vai trò
của người làm vợ trong gia đình?
(Học cách ứng xử khéo léo của
Vũ Nương với Trương Sinh, biết
tính chồng đa nghi nên nàng đã lựa
để giữ gìn khuôn phép tạo nên hòa
khí trong gia đình, vun vén tình cảm
vợ chồng. Cũng từ đó phát huy được
vai trò của người phụ nữ trong gia
đình. Đây là những phẩm chất tốt
đẹp của người phụ nữ Việt Nam từ
xưa đến nay cũng là những kĩ năng
mỗi chúng ta cần trang bị để sống

II. Phân tích
1. Vẻ đẹp của Vũ Nương:
- Người con gái Vũ Thị Thiết:
+ Tính tình thùy mị nết na
+Tư dung tốt đẹp
=> Đẹp người, đẹp nết

- Khi lấy chồng:

+ Làm vợ:
Giữ gìn khuôn phép, yêu thương

chồng=> Biết lựa tình chồng để giữ
hòa khi trong gia đình và hết mực yêu
thương chồng.

12


chung một cách hòa thuận với mọi
người)
? Trong vai trò một người con Vũ
Nương đã thể hiện như thế nào?
+ Làm con:
* Thuốc thang, lễ bái khuyên lơn mẹ
chồng khi bà ốm đau.
? Những chi tiết đó chững tỏ nàng * Ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất
là người con dâu như thế nào?
=> Người con dâu hiếu thảo
? Trong vai trò người làm mẹ, Vũ
Nương đã có hành động gì thể hiện - Người mẹ yêu thương con
tình thương đối với con?
(Chăm sóc con khi vắng chồng,
chỉ bóng trên tường để con bớt cảm
giác thiếu vắng người cha)
? Qua việc phân tích trên em có
những đánh giá chung gì về nhân vật => Vũ Nương xinh đẹp , nết na, hiền
Vũ Nương?
thục, lại đảm đang , hiếu thảo, thủy
- HS suy nghĩ độc lập.
chung vun đắp cho hạnh phúc gia
đình. Nàng đã làm tròn nghĩa vụ, bổn

phận của một người con, người vợ,
người mẹ. Nàng là một hình mẫu lí
tưởng cho những vẻ đẹp đức hạnh của
người phụ nữ Việt Nam mà chúng ta
cần học tập.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập
Nhân vật Vũ Nương gợi cho em
* Luyện tập
nghĩ tới những nhân vật nào trong các Nhân vật Vũ Nương gợi nghĩ tới những
tác phẩm văn học đã được học, đọc?
nhân vật: Cô Tấm, nàng Ngọc Hoa....
Tiết 17 - Văn bản:
Chuyện người con gái Nam Xương (tiết 2)
(Trích Truyền kì mạn lục)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Hướng dẫn phân tích phần 2
2. Cái chết trong oan khuất
của Vũ Nương:
? Theo dõi nội dung truyện và em cho - Vũ Nương bị chồng nghi ngờ
thất tiết.
biết vì sao Vũ Nương chết ?
+ Vì lời nói ngây thơ của
? Vũ Nương bị oan như thế nào ? Em
hãy kể vắn tắt lại nỗi oan của Vũ Nương khi bé Đản về cái bóng trên tường.
+ Trương Sinh ghen tuông
Trương Sinh trở về ?
(GV phân tích ba lời thoại của Vũ hành động mù quáng.
+ Vũ Nương không thể nào
Nương để thấy được tâm trạng đau khổ đến

dùng lời lẽ để thanh minh được
tuyệt vọng của nàng.)
=> đau khổ , tuyệt vọng.
? Khi không thanh minh được tâm trạng
13


của Vũ Nương như thế nào?
(Tuyệt vọng, đau khổ)
? Vậy nàng chọn cái chết có phải vì quá
đau khổ, tuyệt vọng hay vì một lí do nào
khác?
? Chi tiết nào cho em biết Vũ Nương
chọn cái chết để tự minh oan cho mình?
(tắm gội chay sạch, thề nguyền trước khi
trẫm mình xuống dòng Hoàng Giang).
? Nếu đặt em vào vị trí của Vũ Nương,
em có chọn cái chết để minh oan cho mình
không? Vì sao?
(HS tự do bộc lộ)
Vũ Nương chọn cái chết vì người
chồng đa nghi, độc đoán đã ruồng rẫy ,
đánh đập và đuổi nàng đi. Vì xã hội phong
kiến không cho nàng một chỗ dung thân.
Đó là sự lựa chọn bế tắc nhưng là sự lựa
chọn cuối cùng và duy nhất của Vũ Nương.
Chúng ta đang cách xa Vũ Nương hơn
400 năm, con người, đặc biệt là người phụ
nữ đã có quyền vươn lên khẳng định những
giá trị bản thân. Nếu lựa chọn cái chết trong

thời điểm này lại là điều đáng trách.
Trong thực tế đời sống, nhiều khi
chúng ta phải đối diện với những khó khăn,
đau khổ, bế tắc. Mỗi lúc như vậy chúng ta
cần giữ cho mình sự bình tĩnh không nên để
những suy nghĩ tiêu cực đẩy bản thân đến
chỗ tuyệt vọng, chán nản và có những hành
động hủy hoại bản thân. Chúng ta cần nuôi
dưỡng tinh thần lạc quan, rèn luyện nghị
lực trước khó khăn và tin tưởng vào những
điều tốt đẹp phía trước để cuộc sống của mỗi
chúng ta ngày một tốt đẹp hơn.
? Và chúng ta cùng theo dõi phần tiếp
theo của truyện, sau khi Vũ Nương trẫm mình
xuống dòng Hoàng Giang, điều gì đã xảy ra?
(Hướng dẫn học sinh theo dõi phần 3)
? Sau khi Vũ Nương trẫm mình xuống
sông, oan ức của nàng có được làm sáng tỏ
không? Chi tiết nào cho em thấy nỗi oan của
nàng được làm sáng tỏ?
? Và bây giờ em hiểu người đàn ông mà

- Vũ Nương chọn cái chết để
tự minh oan cho mình.

3. Vũ Nương được minh
oan:
- Cái bóng trên tường của
Trương Sinh đã minh oan cho
Vũ Nương.


14


bé Đản nói đến là ai?
(Là cái bóng của Vũ Nương trong những
ngày đợi chồng về, muốn con cảm nhận được
sự ấm áp của gia đình và hai mẹ con bớt cô
đơn, nàng đã trỏ cái bóng của mình trên vách
và nói là Cha của bé Đản.)
? Thái độ của Trương Sinh lúc này thế
nào? (Trương Sinh ân hận)
? Sự ân hận của Trương Sinh có làm
thay đổi được điều gì không?
(không, vì mọi sự đã rồi....)
(Ân hận vì đã ghen tuông đến mức mù
quáng, hồ đồ độc đoán đến mức vũ phu không
cho vợ cơ hội để thanh minh, không dùng lí
trí để phán xét mà để cơn tức giận điều khiển
mình)
? Nếu là em, em sẽ hành động như thế
nào khi đứng trước câu nói của bé Đản?
(Hỏi chi tiết hơn về người con đang
nói tới. Nhắc lại lời của con khi về chất vấn
Vũ Nương, bình tĩnh nghe Vũ Nương thanh
minh và nghe hàng xóm giãi bày cho nàng.)
? Theo các em, có chi tiết nào trong
truyện khiến chúng ta có thể thông cảm với
những hành động của nhân vật Trương
Sinh được không?

(Trương Sinh là một kẻ thất học, là
nạn nhân của sự thất học.Người có học sẽ
biết cách điều tiết bản thân hơn không để
tình cảm và những nghi ngờ che mất lí trí=>
học không chỉ để biết kiến thức, học còn để
hiểu rõ bản thân và rèn luyện bản thân theo
chiều hướng tốt hơn.
Trương Sinh đã có sự tỉnh ngộ, thấu
nỗi oan của vợ, lập đàn tràng ba ngày đêm ở
bến sông....) Nhưng dù sao thì Trương Sinh
cũng mãi mãi mất vợ và còn đẩy gia đình
vào chỗ chia ly bởi những hành động thiếu
kiểm soát của lí trí.
? Như vậy cái bóng của Vũ Nương một
phần nào đó chính là nguyên nhân dẫn đến
nỗi oan của Vũ Nương và đồng thời cũng đã
minh oan cho nàng. Từ đó em có cảm nhận
gì về chi tiết cái bóng trong truyện?
15


(HS tự bộc lộ sau đó giáo viên định
hướng, giúp các em cảm nhận những quy
luật của đời sống: Hạnh phúc và khổ đau
đôi khi không tách rời mà hiện hữu sẵn
trong nhau. Cái bóng chính là hạnh phúc và
cũng là bi kịch. Quy luật ấy của đời sống
con người cần nhận ra bằng chính trải
nghiệm của mình. Nguyễn Dữ đem đến cho
chúng ta trải nghiệm ấy thông qua hình ảnh

cái bóng, nhắc chúng ta trong mỗi hành
động cần cẩn trọng để giữ trọn hạnh phúc,
tránh gieo mầm mống của khổ đau)
? Ngoài ra còn chi tiết nào trong truyện
có vai trò minh oan cho Vũ Nương?
? Chi tiết này có điểm gì đặc biệt?
(Chi tiết kì ảo trong truyện)
? Vì sao chi tiết này được coi là chi tiết
minh oan cho Vũ Nương?
(Lời thề của Vũ Nương trước lúc tự vẫn.
Chi tiết nàng được sống trong một thế giới
thần tiên đẹp đẽ chốn thủy cung đã khẳng
định sự trong sạch của nàng)
? Ngoài vai trò minh oan cho Vũ Nương,
các chi tiết kì ảo trong truyện còn có tác dụng
gì?
? Có người nói việc trở lại dương thế
trong chốc lát của Vũ Nương dù lung linh
huyền ảo nhưng vẫn mang tính bi kịch, theo
em điều đấy có đúng không?
(HS tự bộc lộ)
(Chi tiết này thể hiện nhãn quan hiện
thực tỉnh táo và sâu sắc của nhà văn
Nguyễn Dữ: hạnh phúc không có trong ảo
ảnh hay ở thế giới bên kia, hạnh phúc chỉ có
thật ở trần gian và con người phải biết giữ
gìn, vun đắp thì mới có được.)
? Trước đây có ý kiến cho rằng, cuộc đời
những phụ nữ như Vũ Nương chỉ xảy ra trong
xã hội phong kiến, theo em điều này có đúng

không?( HS tự bộc lộ)
GV định hướng: Trong xã hội phong
kiến người phụ nữ như Vũ Nương phải
chịu nhiều thiệt thòi nhưng điều đó không
có nghĩa đời sống hiện đại không bao giờ

- Vũ Nương không chết, nàng
sống ở thủy cung và gặp lại
người làng là Phan Lang =>
Chi tiết kì ảo làm rạng ngời vẻ
đẹp tâm hồn, là minh chứng
cho sự trong sạch của Vũ
Nương.
- Sự minh oan (đền đáp), làm
hoàn chỉnh thêm một nét đẹp
vốn có của nhân vật Vũ
Nương.
- Tạo nên kết thúc có hậu cho
tác phẩm, thể hiện ước mơ của
nhân dân ta về sự công bằng ,
về lẽ sống “ở hiền gặp lành”
trong xã hội.
- Kết thúc ngầm chứa một bi
kịch :Vũ Nương trở lại trần thế
uy nghi, loang loáng nhưng mờ
nhạt là một chút an ủi cho
người bạc phận, hạnh phúc
(thực sự) đã mất đi thì không
bao giờ tìm lại được : Chàng
Trương phải trả giá cho hành

động của mình.
- Thể hiện tính chất truyền kì
đặc trưng cho câu chuyện.

16


xảy ra những bi kịch gia đình như thế. Nếu
như chúng ta không cùng nhau vun đắp và
giữ gìn hạnh phúc gia đình thì hoàn toàn có
thể có những nàng Vũ Nương hay những
Trương Sinh thời hiện đại. Đặc biệt, sự vun
đắp cần xây dựng trên cơ sở của lòng tin
chúng ta dành cho những người mà mình
thực sự yêu quý.
? Qua đó, em cảm nhận được gì về tình
cảm của nhà văn Nguyễn Dữ đối với người
phụ nữ? Nguyễn Dữ đã ngợi ca vẻ đẹp của
người phụ nữ và cảm thông với những oan
trái mà họ gặp phải.
? Và thông điệp Nguyễn Dữ muốn gửi III. Tổng kết:
gắm qua câu chuyện là gì?(hs bộc lộ)
1. Nội dung:
GV: Bằng tấm lòng yêu thương, bằng Qua câu chuyện về cuộc đời và
những trải nghiệm sâu sắc về cuộc đời, cái chết thương tâm của Vũ
Nguyễn Dữ đã đem đến cho chúng ta một nương, “Chuyện người con gái
tác phẩm vượt thời gian, nhắc nhở chúng ta Nam Xương” thể hiện niềm
biết yêu thương và tin tưởng nhiều hơn để cảm thương đối với số phận
nâng niu những hạnh phúc bình dị ngay oan nghiệt của người phụ nữ
bên cạnh, đừng để mất đi rồi mới hối tiếc thì Việt Nam dưới chế độc phong

đã quá muộn.
kiến, đồng thời khẳng định vẻ
? Qua việc phân tích, em hãy khái quát đẹp truyền thống của họ.
lại những giá trị nội dung và nghệ thuật của 2. Nghệ thuật:
truyện?
- Nghê thuật dựng truyện, tạo
? Hãy kể lại “ Chuyện người con gái các tình huống thắt nút, mở nút
Nam Xương theo cách của em?
cho câu chuyện.
(GV hướng dẫn học sinh kể lại câu - Sử dụng linh hoạt các chi tiết
chuyện theo cách cảm nhận riêng của từng kì ảo trong truyện.
học sinh, khuyến khích học sinh thể hiện quan IV. Luyện tập:
điểm và những sáng tạo mang tính tích cực
vào trong câu chuyện. Gọi 1-2 HS kể lại)
D. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- Nắm vững nội dung bài học. Chuẩn bị bài: Xưng hô trong hội thoại.
V. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
1. Kết quả:
Một thời gian sau khi giảng dạy văn bản “ Chuyện người con gái Nam
Xương” tôi đã sử dụng một phiếu trắc nghiệm khác với hệ thống câu hỏi tương
đồng với phiếu trắc nghiệm đầu năm. Mục đích là để kiểm tra sự thay đổi trong
cách tư duy và những tiến bộ trong kĩ năng sống.
Hệ thống câu hỏi như sau:

17


Câu 1: Sau khi trao đổi với thầy, cô giáo về việc học tập có chiều hướng đi
xuống của em, về nhà, bố mẹ đã nhắc nhở em và yêu cầu em cố gắng. Em đã
nghĩ:

a. Sự nghiêm khắc của bố mẹ đối với mình xuất phát tự lòng yêu thương
bố mẹ dành cho mình.
b. Bố mẹ đòi hỏi quá nhiều ở minh, không dành cho mình thời gian nghỉ
ngơi, thư giãn.
Câu 2: Em đi học về và thấy bố mẹ đang to tiếng với nhau. Em sẽ:
a. Yên lặng và đợi bố mẹ bình tĩnh, tìm cách hàn gắn hai người.
b. Lập tức bênh vực mẹ vì bao giờ mẹ cũng yếu thế hơn.
Câu 3: Em bị một số bạn trong lớp cô lập vì nghi ngờ em không trung thực
trong những bài kiểm tra gần đây. Em sẽ làm gì:
a. Cố gắng chứng minh bằng cách phát biểu xây dựng bài nhiều hơn để thể
hiện sự tiến bộ và trung thực của mình.
b. Báo lại với thầy cô giáo chủ nhiệm về sự việc trên để thầy cô can thiệp.
Câu 4: Em bị mất máy tính, em nghi ngờ một bạn trong lớp lấy, em sẽ :
a. Báo lại với giáo viên chủ nhiệm về việc em mất máy và trình bày cơ sở
nghi ngờ của em để thầy cô giáo có hướng xử lí.
b. Gặp bạn kia, yêu cầu bạn trả lại máy cho mình, nếu bạn không trả em
mới báo lại với thầy cô giáo.
Câu 5: Dạo này việc học tập của em có phần sa sút, bạn bè không quan
tâm đến em nhiều như trước, tất cả đều diễn ra không mấy thuận lợi, em sẽ:
a. Ngồi lại, suy nghĩ và tìm ra nguyên nhân của những vấn đề trên và giải
quyết nó.
b. Không phải lúc nào mọi chuyện cũng tốt đẹp được, cứ để yên rồi mọi
chuyện mọi cũng sẽ qua.
Với cách cho và tính điểm như trên, tôi thu được kết quả sau:
Số học sinh

58

Điểm 5 - 6
Số lượng Tỷ lệ %


11

19,0

Điểm 7 - 8
Số lượng Tỷ lệ %

17

29,3

Điểm 9 - 10
Số lượng Tỷ lệ %

30

51,7

Kết hợp giữa quá trình theo dõi học sinh trong giảng dạy và kết quả thu
được sau đợt trắc nghiệm, tôi nhận thấy: Đã có 51,7 % học sinh luôn có suy nghĩ
tích cực khi các tình huống có vấn đề xảy ra, có cách ứng xử khéo léo và ôn hòa.
Có 29,3 % số học sinh được trắc nghiệm có tư duy chưa ổn định, chưa hoàn toàn
hiểu bản thân cũng như làm chủ được mình trong mọi hoàn cảnh. Còn 19% học
sinh có thể sẽ gặp rắc rối trong cách xử lí tình huống, với các lựa chọn đa phần là
b, các em sẽ là nguyên nhân dẫn đến nhiều mâu thuẫn tiếp theo mà bản thân các
em không lường trước được. Nhưng hai nhóm học sinh này hoàn toàn có thể bồi
dưỡng tư duy tích cực, rèn kĩ năng sống cho các em thông qua các bài giảng tiếp
theo của chương trình.
2. Bài học kinh nghiệm:

Sau nhiều năm áp dụng nội dung tích hợp trên vào giảng dạy văn bản “
Chuyện người con gái Nam Xương” và để có hiệu quả, tôi nhận thấy:
18


- Việc lồng ghép các nội dung tích hợp định hướng tư duy tích cực và rèn
kĩ năng sống cho học sinh trong giờ học phải tự nhiên, đúng thời điểm, hòa cùng
dòng chảy kiến thức của bài giảng, tránh cách tích hợp thô cứng, áp đặt. Học sinh
sẽ có tâm thế thoải mái trong khi tiếp nhận và chính bởi tâm thế ấy nên kiến thức
đọng lại trong các em bền hơn. Bản thân các em khi tiếp cận tác phẩm với những
định hướng mới về tư duy cũng thấy nội dung câu chuyện dễ hiểu hơn và hứng
thú hơn với bài học. Các em có được cách nhìn mới, lạc quan hơn, tích cực hơn
trước những biến động bất thường không báo trước của đời sống. Sự tích cực
trong tư duy cho các em một tâm thế tự tin, sẵn sàng vượt qua khó khăn. Không
để những tư duy tiêu cực làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của bản thân.
- Các kĩ năng sống được tích hợp trong bài cho các em kinh nghiệm để ứng
phó với những tác động xấu, những tình huống xấu có thể xảy ra bằng sự bình
tĩnh, lạc quan và cả sự kiên nhẫn. Cho các em kĩ năng để xử lí các tình huống có
vẫn đề, đặc biệt là các mâu thuẫn, đồng thời có thể lường trước được những hậu
quả nếu như các em không biết cách ứng phó với các tình huống ấy.
- Cách tiếp cận tác phẩm mới mang đến cho các em cái nhìn yêu thương và
thông cảm hơn. Bản thân mỗi nhân vật trong câu chuyện đều là nạn nhân của
những vấn đề bức thiết cần giải quyết của mỗi thời đại chúng ta sống, nhưng hơn
hết chúng ta phải biết nâng niu và gìn giữ hạnh phúc đang có trong tầm tay.
- Thông qua việc hình thành tư duy tích cực và kĩ năng sống cho học sinh,
mối quan hệ thầy trò có điều kiện cởi mở hơn, tình cảm gắn bó hơn. Học sinh tin
tưởng và có thể tâm sự những chuyện vui buồn với giáo viên, khi gặp những mâu
thuẫn trong gia đình hay tình cảm với bạn bè các em đã biết tìm đến giáo viên
như một người bạn lớn để sẻ chia những khúc mắc, tìm hướng giải quyết tích
cực. Điều này đã hạn chế được những hành động mang tính bột phát, nổi loạn của

học sinh lớp 9 đang có nhiều thay đổi tâm sinh lí phức tạp. Đặc biệt, học sinh trên
địa bàn xã tôi dạy được coi là đối tượng học sinh có phần cá biệt hơn các địa bàn
khác: quậy phá hơn, thực dụng hơn... Nhưng khi các em được học những bài
giảng có sự hình thành cách tư duy tích cực mà trong đó có văn bản “ Chuyện
người con gái Nam Xương” thì ở các em có những biến chuyển rõ rệt trong tình
cảm, thái độ đối với giáo viên, với bạn bè. Có thể nói tâm tính các em “thuần”
hơn rất nhiều, các em hiểu được tấm lòng của thầy cô và đáp trả bằng thái độ tin
yêu. Gạt qua những hành động bồng bột muốn thể hiện bản thân đôi khi có phần
thái quá khiến thầy cô buồn lòng thì thực tế, nhận thức của các em vẫn là những
đứa trẻ còn nhiều non nớt cần thầy cô dạy dỗ. Kĩ năng hình thành cho học sinh
phải xuất phát từ lòng yêu thương, từ thái độ nâng niu và bảo vệ những gì mình
có chứ không phải là những mánh khóe vặt vãnh mang tính cá nhân. Lối sống của
người giáo viên phải tạo được sức ảnh hưởng với học trò, kết hợp với nội dung
tích hợp, thời điểm tích hợp trong mỗi bài dạy sẽ đem đến những giờ học Ngữ
Văn chất lượng nhất.
C. KẾT LUẬN:
1. Hiện nay việc dạy học có tích hợp kĩ năng sống đang được quan tâm
trong nhà trường, môn Ngữ Văn có cơ hội làm điều đó thuận lợi và phong phú
19


hơn so với các môn học khác. Tuy nhiên việc tích hợp này phải được làm với
mức độ vừa phải, tự nhiên. Không nên biến bài giảng thành một bài học kĩ năng
sống đơn thuần, cả giờ học chỉ đề cập đến kĩ năng sống. Kĩ năng sống không phải
là dạy học sinh đối phó với xung quanh bằng những tiểu xảo hay chỉ đơn thuần là
mưu cầu lợi ích riêng cho bản thân mà không quan tâm đến cảm nhận của người
khác. Kĩ năng sống chỉ nên được hình thành trên một nền tảng tư duy tích cực,
cho một trái tim biết yêu thương và chia sẻ. Có như vậy, học sinh mới thực sự
được trưởng thành cả về kiến thức, kĩ năng và có thái độ sống nhân văn hơn với
mọi người.

2. Có rất nhiều văn bản được chọn dạy trong chương trình Ngữ Văn THCS
nhưng không phải văn bản nào cũng có thể tích hợp kĩ năng sống. Chọn lựa bài
giảng để tích hợp là một việc quan trọng quyết định thành công của việc tích hợp
và giờ dạy. Văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” chỉ là một trong nhiều
tác phẩm được học trong chương trình Ngữ Văn 9 nhưng những giá trị mà nó
đem lại thì rất sâu sắc. Việc hình thành tư duy tích cực và kĩ năng sống trong văn
bản này dễ dàng hơn so với các văn bản khác.
3. Người giáo viên không chỉ có nhiệm vụ truyền dạy kiến thức mà còn là
những người bạn đồng hành gương mẫu và có trách nhiệm tháo gỡ, chia sẻ, dẫn
dắt học sinh vượt qua những khó khăn trong giai đoạn biến động về tâm lí, hướng
các em tới những suy nghĩ lạc quan, yêu cuộc sống và trao cho các em những kĩ
năng cơ bản để bước vào đời.
Tuy nhiên, “một cây làm chẳng nên non”, những kinh nghiệm trình bày ở
trên vẫn mang tính cá nhân được thu gặt trong nhiều năm giảng dạy của tôi nên
chắc chắn còn những điểm thiếu sót. Chính vì thế, tôi rất mong được các đồng
nghiệp góp ý, bổ sung để kinh nghiệm được hoàn thiện hơn.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 7 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đam đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

TÁC GIẢ

Lê Văn Sơn

20



TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Rèn kĩ năng sống dành cho học sinh Trung học cơ sở. Nguyễn Thanh
Lâm, Nguyễn Tú Phương. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2014.
[2]. Giáo trình văn học trung đại Việt Nam tập 1. Lã Nhâm Thìn, Đinh Thị
Khang, Vũ Thanh. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2010.
[3]. Giáo trình triết học Mác – Lê Nin. Nguyễn Hữu Vui, Nguyễn Ngọc Long.
Nhà xuất bản chính trị, 2005.
[4]. Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở.
Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Đặng Hoàng Minh. Nhà xuất bản Đại
Học Quốc Gia Hà Nội 2010.
[5]. Những kĩ năng mềm thiết yếu dành cho học sinh Trung học cơ sở - lớp 9.
Phan Kiên. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2014.

21


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:
Lê Văn Sơn
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Ngọc Liên, Ngọc Lặc

TT

Tên đề tài SKKN

Bồi dưỡng năng lực cảm thụ
1 thơ văn cho đối tượng học sinh

lớp 8 trường THCS Ngọc Liên.
Mẹo phân biệt hai biện pháp tu
2 từ Ẩn dụ và Hoán dụ.
Kinh nghiệm hình thành tư
duy tích cực và kĩ năng sống
3 cho học sinh lớp 9 qua văn bản
“Chuyện người con gái Nam
Xương”.

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
Năm học
giá xếp loại
xếp loại đánh giá xếp
(Phòng, Sở,
(A, B,
loại
Tỉnh...)
hoặc C)
Cấp phòng

B

2010 – 2011

Cấp phòng

C


2013 – 2014

Cấp phòng

A

2016 - 2017

22



×