Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số giải pháp góp phần giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt qua dạy học tiết 85 sự giầu đẹp của tiếng việt ( ngữ văn 7)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.48 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH
QUA TIẾT 85, NGỮ VĂN 7: “SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT”
(ĐẶNG THAI MAI)

Người thực hiện:
Chức vụ:
Đơn vị công tác:
SKKN môn:

Nguyễn Lương Tâm
Giáo viên
Trường THCS Thành Tâm,
huyện Thạch Thành, Thanh Hóa
Ngữ văn

THANH HÓA, NĂM 2017

1


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
Trang
1.1. Lý do chọn đề tài…….................................................................
1.2. Mục đích nghiên cứu……….......….......……………………….


1.3. Đồi tượng nghiên cứu………….….…………...........................
1.4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................

1
2
2
2

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm…….........................
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến………...
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp........................
2.3.1. Từ văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” của Đặng Thai
Mai, có thể tích hợp rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt ở một số tiết học
trong chương trình Ngữ văn 7..................................................................
2.3.2. Từ "Sự giàu đẹp của tiếng Việt", từng bước hướng dẫn học
sinh nắm vững đặc trưng và các giá trị của ngôn ngữ tiếng Việt vào một
số văn bản và đoạn trích văn bản cụ thể............................................
2.3.3. Từ văn bản "Sự giàu đẹp của tiếng Việt", đi đến rèn luyện ý
thức cho học sinh tình yêu tiếng Việt ở một số văn bản cụ thể trong
chương trình Ngữ văn 7............................................................................
2.3.4. Từ văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” đi đến rèn luyện
cho học sinh khả năng sử dụng tiếng Việt trong văn học và trong giao
tiếp hàng ngày...........................................................................................
2.3.5. Đổi mới kiểm tra, đánh giá sau quá trình tiếp nhận văn bản
“Sự giàu đẹp của tiếng Việt” cho học sinh..............................................
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm........................................

2
3

6
6
8
11
13
15
16

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

2


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Đầu thế kỷ XX, nhân kỷ niệm ngày sinh Nguyễn Du, học giả Phạm Quỳnh đã
sang sảng tuyên ngôn: "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn; có
gì mà lo, có gì mà sợ, có điều chi nữa mà ngờ!..." [2]. Lời cụ Phạm không chỉ tỏ bày
sự ái mộ với cụ Nguyễn Tiên Điền, với Truyện Kiều, mà trong sâu thẳm, ta còn thấy
một niềm tự hào sâu sắc lẫn nhiệt huyết lớn lao với tiếng nói dân tộc.
Gần đây, sau buổi thi môn Ngữ văn kỳ thi quốc gia 2016, một loạt tranh cãi đã
diễn ra liên quan đến câu thơ trong bài Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ. Đề thi có đoạn:
"Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ"
Nhiều giáo viên, người yêu văn học và cả một số nhà thơ, nhà văn, nhà phê
bình,... cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhầm lẫn trong đề thi, bởi theo nhiều
người thì câu thơ chính xác phải là: "Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa". Nhưng hãy
khoan bàn luận, tham gia tranh cãi về câu chữ đúng- sai của bài thơ. Nhìn nhận một

cách khách quan, ta thấy dù ngả theo phương án nào thì những người đúng và cả
người chưa đúng đều rất tâm huyết với một tác phẩm đã tôn vinh tiếng Việt. Suy rộng
ra, đây là một việc làm tốt, có trách nhiệm của những người có tâm với tiếng nói của
dân tộc. Không có tình yêu với ngôn ngữ của đất nước thì không bao giờ khi thấy đem
so sánh tiếng Việt với "bùn" hay "đất cày", người ta phải suy nghĩ, khó chịu, trăn
trở,... đến mức nổ ra tranh luận quyết liệt đến thế. Tranh luận để tìm ra chân lý là một
điều đáng mừng, đáng quý, đáng trân trọng.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, tiếng Việt vẫn phát huy những thế mạnh của
mình. Bao nhiêu dân tộc anh em cùng sinh sống trên dải đất hình chữ S này là có bấy
nhiêu sự đa dạng về ngôn ngữ, nhưng tiếng Việt vẫn là tiếng nói chung, đảm trách vai
trò ngôn ngữ chính. Không chỉ bó hẹp trong phạm vi lãnh thổ, tiếng Việt còn là quốc
ngữ, mang tiếng nói của người Việt đến năm châu. Người Việt tự hào về tiếng nói của
mình; và người nước ngoài cũng ấn tượng sâu sắc: "Tiếng Việt tuy khó, nhưng lại du
dương, hòa điệu giống như bản nhạc liên hồi" (Borri); "Những người Việt từ nhỏ đã
học nói theo nhịp điệu, dù họ không phải là nhạc sư" (Marini), v.v... [8].
Tuy nhiên, việc sử dụng tiếng Việt hiện nay ở một số người, nhất là lớp trẻ, đã
đang dần biến một ngôn ngữ trong sáng thành thứ tiếng "xộc xệch, nhếch nhác, ô
hợp". Nói một cách hình ảnh thì đó hành vi làm "ô nhiễm tiếng Việt". Lứa tuổi học
sinh THCS có thể chưa nhận thức đầy đủ về giá trị của tiếng Việt đối với đời sống,
lịch sử và truyền thống dân tộc; lại càng chưa biết cách bảo vệ, giữ gìn sự trong sáng
của tiếng mẹ đẻ một cách tích cực, sâu sắc; nhưng nếu chưa làm được điều ấy thì yêu
cầu trước hết đó là bản thân các em đừng làm "tổn thương" tiếng Việt thân yêu.
Xuất phát từ những lý do trên, sáng kiến kinh nghiệm: "Rèn luyện kĩ năng sử
dụng tiếng Việt cho học sinh qua tiết 85, Ngữ văn 7: “Sự giàu đẹp của tiếng Việt"
(Đặng Thai Mai)" được hình thành, mong góp tiếng nói nhỏ của tôi gửi đến các đồng
chí, đồng nghiệp.
1


1.2. Mục đích nghiên cứu

Sáng kiến kinh nghiệm hướng đến những mục đích cơ bản sau:
- Làm rõ giá trị và những yếu tố có thể vận dụng vào việc rèn luyện ngôn ngữ
tiếng Việt cho học sinh qua văn bản "Sự giàu đẹp của tiếng Việt".
- Thực hành vận dụng các yếu tố của văn bản "Sự giàu đẹp của tiếng Việt" vào
một số bài dạy học trong chương trình Ngữ văn 7 và quá trình giao tiếp của học sinh
nhằm kịp thời điều chỉnh, uốn nắn những hành vi chưa phù hợp trong sử dụng ngôn
ngữ của các em. Từ đó có sự định hướng, xây dựng phương pháp thích hợp để giáo
dục học sinh biết yêu quý, giữ gìn và phát huy những giá trị của tiếng Việt.
- Tiếp thu góp ý của đồng nghiệp và lắng nghe ý kiến của học sinh nhằm góp
phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và dạy học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh: Khối lớp 7 (Trường THCS Thành Tâm, huyện Thạch Thành).
- Bài dạy học: "Sự giàu đẹp của tiếng Việt" (Tiết 85, Ngữ văn 7) và một số tiết
trong chương trình Ngữ văn 7.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt hiệu quả khi nghiên cứu, tôi vận dụng một số phương pháp như:
- Phương pháp quan sát;
- Phương pháp điều tra;
- Phương pháp phân tích- tổng kết kinh nghiệm;
- Phương pháp tổng hợp;
- Phương pháp phân loại;
- Phương pháp mô hình hóa lý thuyết;
v.v…
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Để thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung, suốt chương trình Ngữ văn 7, những
người xây dựng chương trình sách giáo khoa đã biên soạn nội dung theo hướng lồng
ghép những văn bản, những bài học có tính chất rèn luyện, vận dụng ngôn ngữ như:
giúp học sinh nhận biết được tác dụng của việc sử dụng từ láy, từ ghép; nhận thấy sự
phong phú của tiếng Việt qua những kiến thức liên quan đến từ đồng nghĩa, trái nghĩa,

đồng âm, chơi chữ; rèn kĩ năng rút gọn câu, mở rộng câu; kĩ năng sử dụng từ và dấu
câu; luyện năng lực chứng minh, giải thích; v.v… Về phần văn bản, Từ Sự giàu đẹp
của tiếng Việt trong văn bản của Đặng Thai Mai, ta có thể cảm nhận được giá trị của
ngôn ngữ tiếng Việt qua các văn bản: nét đặc sắc của những những bài ca dao, câu tục
ngữ; vẻ đẹp ngôn từ trong một số tác phẩm như Bài ca Côn Sơn, Buổi chiều đứng ở
phủ Thiên Trường trông ra, Sau phút chia ly, Qua Đèo Ngang, Tiếng gà trưa, Mùa
xuân của tôi, Ý nghĩa văn chương, Ca Huế trên sông Hương, v.v…
Năm 1966, khi phát động "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt", Cố Thủ tướng
Phạm Văn Đồng đã nhấn mạnh: “Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của
chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời và phong
phú. Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp. Hai nguồn của cái giàu, cái đẹp
ấy là ở chỗ tiếng Việt là tiếng nói của nhân dân, đầy tình cảm, màu sắc và âm điệu,
2


hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa; đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học mà
những nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du... và những nhà văn, nhà thơ ngày
nay ở miền bắc và miền nam đã nâng lên đến trình độ rất cao về nghệ thuật” [2].
Đến hôm nay, nhiệm vụ quan trọng ấy vẫn còn nguyên tính thời sự. Ngày
05/11/2016, tại Hội thảo khoa học "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các
phương tiện thông tin đại chúng", Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã nhận
xét: "Rất dễ thấy hiện tượng lạm dụng ngôn từ và cách nói từ tiếng nước ngoài. Điều
đáng báo động là không có nhiều, không có đủ những phân tích, phê phán và nhắc
nhở về những biểu hiện đó”. Đồng thời, đồng chí Phó Thủ tướng cũng định hướng khi
nói, khi viết cần: "...trong trẻo, không có tạp chất, phải trung thành, sáng tỏ được ý
muốn viết, muốn nói" [1].
Trong bài viết "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt – trách nhiệm không của
riêng ai!", cô giáo Nguyễn Thị Thúy (Trường THPT Trần Hưng Đạo, tỉnh Vĩnh Phúc)
đã khẳng định: "Có thể nói rằng ngôn ngữ của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc là một thứ
tài sản vô cùng quý giá. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện quan trọng trong các

hoạt động giao tiếp của con người và xã hội mà đối với mỗi dân tộc, ngôn ngữ còn
được ví như một thứ “căn cước” của nền văn hóa. Chính vì thế mà sống cách ta gần
nửa thế kỷ, ông chủ bút báo Nam Phong khi diễn thuyết về Nguyễn Du và Truyện
Kiều đã từng khẳng định “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; Tiếng ta còn, nước ta còn”.
Chính vì lẽ đó mà giữ gìn, bảo vệ ngôn ngữ dân tộc là một việc làm cần thiết và
thường trực của mỗi con người, mỗi quốc gia." [3].
v.v...
Điểm qua một số nhận xét, đánh giá, ta nhận thấy việc giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt là vấn đề đã được quan tâm từ lâu và liên tục. Tuy nhiên, đó chỉ mới dừng ở
mức độ trình bày ý kiến, quan điểm hoặc phát biểu hội nghị chứ chưa có công trình
nào bàn sâu về vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở các nhà trường- đặc biệt
là trường THCS. Vì vậy, dù có trăn trở suy nghĩ đến nhưng giáo viên và các nhà
trường chưa có kinh nghiệm để giải quyết, khắc phục hiện trạng trên. Sáng kiến kinh
nghiệm này nhắc đến một vấn đề cũ, nhưng cố gắng để tìm ra cách tiếp cận mới, cách
xử lý phù hợp với đặc điểm tình hình sử dụng tiếng Việt hiện nay.
Không phải ngẫu nhiên mà văn bản Sự giàu đẹp của Tiếng Việt của tác giả Đặng
Thai Mai được chọn đưa vào chương trình Ngữ văn 7. Đó là một quan điểm đúng và
việc làm cần thiết, kịp thời. Tôi cho rằng đây là một trong những bài viết xuất sắc,
thuyết phục về tiếng nói dân tộc. Văn bản hội tụ cơ bản các tiêu chí của một tác phẩm
có giá trị về nội dung, nghệ thuật; đồng thời có tính tích hợp cao với các phân môn
Tiếng Việt và Làm văn. Mặt khác, thông qua văn bản và liên hệ với một số văn bản
khác trong chương trình, giáo viên có thể giúp học sinh thêm yêu tiếng Việt, biết trân
trọng, giữ gìn, phát huy tiếng nói của dân tộc chúng ta.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Về phía giáo viên
Đa số giáo viên đều có ý thức, nỗ lực hoàn thiện bản thân để xứng đáng là tấm
gương sáng cho học sinh noi theo. Trong sự cố gắng không ngừng nghỉ ấy, nhiều thầy,
cô đã tự rèn cho mình cách diễn đạt chuẩn mực, ngôn ngữ trong sáng, biểu cảm, tinh
3



tế, tác động tích cực, sâu sắc đến học trò. Cách xưng hô của nhiều thầy giáo, cô giáo
cũng giúp học sinh cảm nhận được sự thân thiện, gần gũi, ấm áp, truyền cảm hứng
đến sự tiếp nhận kiến thức và lay động cảm xúc, tâm hồn các em.
Tuy nhiên, do tính đặc thù về phương ngữ nên điều hạn chế dễ nhận thấy nhất đó
là không ít giáo viên khi giảng bài còn sử dụng từ ngữ địa phương rất nặng. Chẳng
hạn: phát âm "có" thành "quớ", "trâu" thành "châu", "cái này" thành "cái ni", "cái
kia" thành "cái tê", "không biết đâu" thành "không biết mô",... Có đồng chí, quê ở
vùng Nam Định, khi chuyển về dạy trên địa bàn Thanh Hóa vẫn phát âm theo thổ âm
đặc trưng của vùng miền trước đây mình đã sinh sống như: "nỗi niềm" thành "lỗi
liềm", "long lanh" thành "nong nanh", "nóng nực" thành "lóng lực", "chú bé liên lạc
Lượm" thành "chú bé niên nạc Nượm",... Cảm giác vừa khó chịu, vừa buồn cười khi
phải nghe ai đó đọc bài thơ Bánh trôi nước của nữ sĩ Hồ Xuân Hương bằng một giọng
thật không thể diễn tả nổi:
BÁNH TRÔI LƯỚC
Thân em vừa trắng nại vừa tròn
Bảy lổi ba chìm với lước lon
Rắn lát mặc dầu tay kẻ lặn
Mà em vẫn giữ tấm nòng son [6]
Không chỉ gây cười, cách phát âm như trên sẽ khiến cho giờ học thiếu tính tập
trung, ý nghĩa tác phẩm bị lạc và toàn bộ giá trị thẩm mĩ của bài thơ bị đánh mất.
Chưa dừng lại ở sự phát âm nặng tính địa phương, ở mức đáng phê phán hơn,
không ít giáo viên còn xưng hô, gọi đồng nghiệp quá suồng sã, cẩu thả: "Mày ơi!",
"Mi ơi!", "Ông này", "Bà kia", thậm chí là "Con này", "Thằng kia",... Ở mức nghiêm
trọng hơn, một số người đã dùng những từ ngữ nặng nề mỉa mai, miệt thị, thậm chí
xúc phạm nhân cách đồng nghiệp và học sinh. Vì vậy, để giúp học sinh biết tôn trọng,
giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng ta cần quan tâm đầu tiên đến vai trò của
người dạy. Người dạy không chuẩn mực thì khó có thể có những tâm hồn học trò
chuẩn mực.
2.2.2. Về phía học sinh

Hiện nay, không chỉ trên mạng xã hội, trong giao tiếp của giới trẻ, trong sinh
hoạt của một bộ phận xã hội, mà ngay cả trên một số phương tiện thông tin đại chúng,
hiện tượng "tiếng ta đá tiếng Tây", lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài hoặc dùng tiếng
Việt không chuẩn xác đang làm "nghèo" đi tiếng Việt. Đây là một hiện tượng khá phổ
biến, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự giàu đẹp, trong sáng của ngôn ngữ dân tộc- một
trong những yếu tố quan trọng hàng đầu làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam. [3]
Đất nước ta đa dạng về dân tộc và vùng miền nên ngôn ngữ dân tộc và từ ngữ địa
phương rất phong phú. Cộng với đó, trong thời đại công nghệ thông tin, mạng
internet, mạng xã hội, điện thoại di động phát triển ồ ạt,... khiến nhiều người bị ảnh
hưởng tiêu cực trong cách dùng từ, lười đọc sách dẫn đến tình trạng nghèo nàn về vốn
từ vựng. Không khó để tìm thấy trong một giờ học, một số học sinh nhiệt tình xung
phong trả lời, nhưng diễn đạt không gãy gọn, ngập ngừng ấp úng. Các em hiểu nhưng
yếu về kĩ năng trình bày, không đủ ngôn ngữ để diễn đạt điều muốn nói. Rất nhiều từ
4


tiếng Việt hay, dư sức truyền cảm như: nóng, nóng rực, nóng ran, nồng nhiệt, ấm, ấm
áp, sục sôi, sôi động, sôi nổi, nổi bật,... nhưng học sinh chỉ đủ sức diễn đạt bằng một
từ: "hot"- từ tiếng Anh mà rất nhiều phương tiện truyền thông vẫn hay dùng. Không
hiểu sao các em không dùng các từ tiếng Việt gợi cảm như: trẻ trung, mơn mởn, tuổi
xuân, sức xuân,... để diễn tả vẻ đẹp của tuổi trẻ mà lại dùng ngôn từ xa lạ: "Xì- tin".
Có thể kể thêm ra đây một vài đoạn ngôn ngữ thiếu trong sáng (người ta hay gọi
là "ngôn ngữ @") mà lứa trẻ hiện nay hay dùng như:
- Bà ấy (chỉ cô giáo) dạy hay dã man! (Cô ấy dạy hay tuyệt vời!)
- Trông anh ấy hót boy quá, men- lỳ quá! (Trông anh ấy ấn tượng quá, nam tính
quá).
- Mẹ thật là ve- ry gút! Thanh kiu mẹ của con! (Mẹ thật là tốt, mẹ tốt quá! Cảm
ơn mẹ của con!)
Rồi có những lời nói của lớp trẻ mà người lớn không hiểu nổi, mà nếu hiểu được
thì phải bàng hoàng, giật mình:

- Con bé kia nhìn sexy thế! (Cô bé kia nhìn gợi cảm, quyến rũ thế!)
Thậm chí là những phát ngôn quá sức tục tĩu:
- Tao đếch cần biết nó là đứa nào! Đệch mợ! Tao chuẩn cmnr! (Tao đ... cần biết
nó là đứa nào! Đ... m...! Tao chuẩn con mẹ nó rồi!)
Ngoài nói tục, chửi bậy, nói năng không có đầu có đũa, trả lời cộc lốc thì việc
không đủ năng lực ngôn ngữ để diễn đạt một điều gì đó thực sự đang là vấn nạn lớn
của học sinh trong các nhà trường. Tuổi trẻ hiếu động, năng động, thích những điều
lạ, điều mới; nhưng chính những cái thích ấy đang làm nghèo đi tiếng mẹ đẻ thân
thương. Khảo sát đối tượng học sinh lớp 7B trường THCS Thành Tâm, tôi thống kê
được số liệu như sau:
THỐNG KÊ HÀNH VI, NĂNG LỰC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CỦA HỌC SINH

(Lớp: 7B; Thời gian làm khảo sát: tuần học thứ 5)
Kết quả
Nguồn ảnh hưởng chủ yếu
thống kê
Sĩ số
Sử dụng ngôn ngữ
(Bạn bè, mạng Internet,
HS
Số
Tỉ lệ
người lớn,...)
lượng (%)
Bạn bè, mạng Internet,
Nói tục, chửi bậy
14
45.2
người lớn,...
Bạn bè, mạng Internet,

31 Nói cộc lốc
21
67.7
người lớn,...
Nói tiếng Việt xen lẫn tiếng
Bạn bè, mạng Internet,
31
100
nước ngoài không phù hợp
người lớn,...
Thực tế đang diễn ra và bảng thống kê chính là những con số biết nói, gióng lên
hồi chuông báo động với người lớn, với giáo viên về trách nhiệm đối với thế hệ trẻnhững mầm non, chủ nhân tương lai của đất nước. Một việc làm dù nhỏ nào nhưng
nếu có thể hạn chế được những biểu hiện tiêu cực đã nêu trên đều là cần thiết và cấp
bách.
5


2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề
2.3.1. Từ văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” của Đặng Thai Mai, có thể tích
hợp rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt ở một số tiết học trong chương trình Ngữ văn 7
Tất cả những tiết học của cả ba phân môn Văn, Tiếng Việt và Làm văn của bộ
môn Ngữ văn cuối cùng đều hướng đến việc hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ,
năng lực liên quan đến việc học tập và rèn luyện, trau dồi khả năng sử dụng tiếng mẹ
đẻ của người học. Đặc biệt, từ quá trình giảng dạy văn bản của Đặng Thai Mai, tôi
nhận thấy có thể tích hợp giáo dục tình yêu và khả năng sử dụng tốt tiếng Việt của các
em qua các tiết học bằng bảng thống kê dưới đây:
TT
1


Tiết
theo
PPCT

Đơn vị
bài dạy

Khả năng tích hợp để giáo dục học sinh
sử dụng, giữ gìn, phát huy giá trị của tiếng Việt

4

Liên kết
trong văn
bản

- Biết vận dụng những hiểu biết về liên kết vào việc đọc- hiểu,
tạo lập văn bản; vận dụng trong cuộc sống.

2

9, 10,
13, 14

Ca dao,
dân ca

3

11


Từ láy

4

15

Đại từ

5

18, 23

Từ
Hán Việt

6

21

Bài ca
Côn Sơn

7

35,
39, 43

8


45

9

48

Từ đồng
nghĩa, trái
nghĩa,
đồng âm
Cảnh
khuya;
Rằm tháng
giêng
Thành ngữ

- Nhận thức sâu sắc, yêu mến một thể loại văn học truyền
thống, bình dân của dân tộc Việt Nam: ca dao, dân ca.
- Học tập được cách ứng xử của tác giả dân gian trước những
giá trị đạo đức tốt đẹp; những tình cảm cao quý; cách nhân dân
phê phán thói hư, tật xấu, những hủ tục lạc hậu.
- Có ý thức rèn luyện, trau dồi vốn từ láy.
- Hiểu nghĩa và biết cách sử dụng một số từ láy quen thuộc để
tạo giá trị gợi hình, gợi tiếng, biểu cảm, để nói giảm hoặc nhấn
mạnh.
- Thấy được hệ thống đại từ trong tiếng Việt là rất phong phú.
- Biết sử dụng đại từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
- Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với hoàn
cảnh giao tiếp; mở rộng vốn từ Hán Việt.
- Hiểu được rằng mượn từ ngữ tiếng nước ngoài phù hợp cũng

là cách làm giàu tiếng mẹ đẻ.
- Phân tích đoạn thơ chữ Hán được dịch sang tiếng Việt theo
thể thơ lục bát để thấy được thể thơ lục bát truyền thống của dân
tộc có khả năng biểu đạt đầy đủ, sinh động tư tưởng, tình cảm.
- Có ý thức lựa chọn từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm khi
nói, viết; sử dụng các loại từ trên phù hợp với ngữ cảnh và đời
sống.
- Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ
cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong
sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
- Giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.
- Ý thức trau dồi vốn thành ngữ, biết cách vận dụng phù hợp.

6


10

11

12
13

14

15

16

17

18
19

20

21

54

Điệp ngữ
Luyện nói:
Phát biểu
cảm nghĩ
về một tác
phẩm văn
học

- Biết cách vận dụng phép điệp ngữ vào khi nói và viết.
- Luyện tập phát biểu miệng trước tập thể, bày tỏ cảm xúc, suy
nghĩ về tác phẩm văn học.
- Biết cách bộc lộ tình cảm về một tác phẩm văn học trước tập
55, 56
thể.
- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về
một tác phẩm văn học bằng ngôn ngữ nói.
- Hiểu thế nào là phép chơi chữ và tác dụng của chơi chữ.
59
Chơi chữ
- Biết cách vận dụng phép chơi chữ và thực tiễn nói và viết.
- Biết nhận diện, phân tích vần, luật bằng trắc, nhịp thơ lục bát.

Làm thơ
60
- Tập viết được những câu, đoạn, bài thơ lục bát ngắn đúng
lục bát
luật, có cảm xúc.
- Hiểu các yêu cầu của việc sử dụng từ đúng chuẩn mực.
Chuẩn
- Tự thấy được nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ;
61
mực sử
sửa chữa được những lỗi về sử dụng từ.
dụng từ
- Có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực.
- Biết tích lũy thêm kiến thức qua các câu tục ngữ.
- Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về
73, 77
Tục ngữ
thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội vào đời
sống.
- Hiểu thêm về giá trị nội dung, đặc điểm hình thức của tục
Chương
ngữ, ca dao địa phương.
74
trình địa
- Biết cách sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.
phương
- Biết cách tìm hiểu tục ngữ, ca dao địa phương ở một mức độ
nhất định.
Rút gọn
- Nhận biết và phân tích câu rút gọn.

78
câu
- Biết cách sử dụng câu rút gọn trong nói và viết.
Câu
- Phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản.
82
đặc biệt
- Sử dụng câu đặc biệt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Tạo lập được một văn bản nghị luận dài khoảng 500 từ theo
Ôn tập văn
101
các thao tác lập luận đã học (chứng minh, giải thích).
nghị luận
- Trình bày, lập luận có lí, có tình.
- Phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm
137,
Chương
thường thấy ở địa phương.
138,
trình địa
- Biết cách khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của
139
phương
cách phát âm địa phương.
- Có ý thức rèn luyện ngôn ngữ chuẩn mực.
- Tạo lập được một văn bản nghị luận dài khoảng 500 từ theo
Ôn tập văn
101
các thao tác lập luận đã học (chứng minh, giải thích).
nghị luận

- Trình bày, lập luận có lí, có tình, hấp dẫn và thuyết phục.

v.v...
Việc thống kê như trên mang tính chuẩn bị, định hướng, tạo tâm thế chủ động
cho người giáo viên trước khi giảng dạy văn bản để đạt được mục đích toàn diện theo
yêu cầu của bài học. Tuy nhiên, thời lượng dành cho tiết dạy văn bản “Sự giàu đẹp
của tiếng Việt” chỉ có hạn mà lượng bài có thể tích hợp giáo dục và rèn kĩ năng sử
7


dụng tiếng Việt cho các em là rất nhiều, thậm chí có cả những tiết chưa học đến tại
thời điểm đó. Vì vậy, bảng thống kê trên là định hướng để giáo viên chọn vùng kiến
thức tích hợp. Cũng có thể lồng ghép giao bài tập về nhà, dưới hình thức là bài tập
ngắn, tạo lập văn bản Tập làm văn hoàn chỉnh hoặc bài thu hoạch với thời gian nhất
định, đủ để các em tìm tòi, trải nghiệm, rút ra bài học vận dụng hiệu quả cho bản thân.
Ví dụ: Từ bài "Sự giàu đẹp của tiếng Việt", giáo viên có thể vận dụng vào tiết 11:
Từ láy (Lưu ý: Lúc này học sinh chưa được học bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt nên
giáo viên chủ động vận dụng phù hợp) để giúp học sinh sử dụng hiệu quả các từ láy
trong hoàn cảnh giao tiếp. Chẳng hạn:
- Giáo viên đặt câu hỏi liên hệ: Khi muốn diễn tả những sự vật gần nhau đến
mức gần như không có khoảng cách, các em có thể sử dụng những từ láy nào?
Học sinh suy nghĩ để lựa chọn các từ: sát sạt, sát sàn sạt,...
Giáo viên đặt thêm câu hỏi: Trong những từ láy trên, từ nào có hiệu quả nhấn
mạnh mức độ hơn? (Từ "sát sàn sạt").
Qua ví dụ này, giáo viên đã giúp học sinh tự nhận thức về một đặc điểm cơ bản
của từ láy trong tiếng Việt: những từ láy ba, láy tư được hình thành trên cơ sở từ láy
đôi thường mang sắc thái nhấn mạnh tính chất, mức độ. Nắm vững đặc điểm ấy, học
sinh sẽ biết cách vận dụng các từ láy cùng dạng như: khít khìn khịt, dửng dừng dưng,
tẹo tèo teo, đứ đừ đừ, luộm thà luộm thuộm, hổn hà hổn hển, khấp kha khấp khểnh,...
để biểu đạt chính xác, hiệu quả về sự vật, hiện tượng trong hoàn cảnh cụ thể.

- Hoặc giáo viên có thể cho học sinh cảm nhận, phân tích hiệu quả của việc sử
dụng từ láy trong một số ngữ liệu ngoài sách giáo khoa như:
“Gió may nổi bờ tre buồn xao xác
Trên ao bèo tàn lụi nước trong mây
Hoa mướp rụng từng đóa vàng rải rác
Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay.”
(Anh Thơ, Sang thu)
Học sinh sẽ xác định: "xao xác, rải rác, ngẩn ngơ" trong đoạn thơ trên là từ láy
và phân tích, cảm thụ được cái hay của việc sử dụng từ láy để gợi khoảnh khắc sang
thu đẹp mà buồn lặng lẽ, đầy tâm trạng. Nhưng cũng có một số em sẽ nhầm lẫn về từ
"chuồn chuồn", vì vậy, giáo viên cần lưu ý học sinh: từ “chuồn chuồn” không phải từ
láy; đây chỉ là một tên gọi. Từ đó, giáo viên cần giúp học sinh ghi nhớ để phân biệt từ
láy với những từ ngữ chỉ có chức năng định tên gọi sự vật như: đu đủ, cào cào, châu
chấu, chôm chôm,...
2.3.2. Từ "Sự giàu đẹp của tiếng Việt" của Đặng Thai Mai, từng bước hướng dẫn
học sinh nắm vững đặc trưng và các giá trị của ngôn ngữ tiếng Việt vào một số văn
bản và đoạn trích văn bản cụ thể
Trên cơ sở những năm tháng học tập ở trường chuyên nghiệp, tham khảo nhiều
nguồn tài liệu, sau đó là dạy bộ môn Ngữ văn ở trường THCS và đặc biệt nghiên cứu
sâu bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt [7], tôi đã đúc kết được một số đặc trưng cơ bản
của tiếng Việt để có thể vận dụng và hướng cho học sinh khai thác hiệu quả khi học
tập bộ môn. Những đặc điểm nổi bật và giá trị của tiếng Việt có thể khái quát trên
những phương diện sau:
8


- Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc [7].
Vận dụng đặc điểm này, chúng ta có thể giúp học sinh khai thác ở các bài dạy
Ngữ văn 6 như: Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ), Cây tre Việt Nam (Thép Mới),
Lao xao (Duy Khán),... Ở những văn bản này, chất nhạc thể hiện rất rõ nét trong

những dòng thơ, câu văn mượt mà, uyển chuyển. Ví dụ đoạn thơ:
"Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn"
(Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ)
Đã ngân lên xúc động thành lời ca trong bài hát Bác Hồ, một tình yêu bao la của
cố nhạc sĩ Thuận Yến.
Hay đọc văn bản Cây tre Việt Nam của Thép Mới, lòng ta cứ mãi ngân nga giai
điệu ngọt ngào của những dòng văn:
"Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào,
nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc của đồng quê.
Diều bay, diều lá tre bay lưng trời...
Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời...
Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều.
Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông hãy lắng nghe tiếng hát giữa trời
cao của tre, của trúc..." [5].
Tiếng Việt ngân nga, trầm bổng. Tiếng Việt giàu tính nhạc. Có những bài thơ mới
chỉ đọc lên ta đã nghe ngân lên trong lòng nhạc điệu, say sưa như muốn cất lên lời ca,
tiếng hát. Mời các em đến với bài thơ “Đi học” (Thơ Hoàng Minh Chính) và lắng
nghe ca khúc “Đi học” (nhạc Bùi Đình Thảo) để khẳng định lại một lần nữa một
trong những vẻ đẹp của tiếng Việt đó là giàu tính nhạc. -> Mỗi bài thơ đều có thể vút
lên thành bài hát. Mỗi bài hát làm hồn thơ ngân nga hơn. Thơ hòa nhạc, nhạc quyện
trong thơ. Đó chính là vẻ đẹp tuyệt vời của tiếng Việt chúng ta.
Còn rất nhiều những văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS mà giáo viên có
thể lồng ghép để học sinh nhận ra chất nhạc của ngôn ngữ tiếng Việt trong từng tác
phẩm như: Cảnh khuya (Hồ Chí Minh), Một thứ quà lúa non: Cốm (Thạch Lam),
Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng) trong chương trình Ngữ văn 7,...
- Tiếng Việt có một hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và giàu về thanh
điệu [7].

Hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú của tiếng Việt giúp ngôn ngữ của chúng
ta "rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong
những câu tục ngữ" [7]. Giúp học sinh xác định được điều ấy nghĩa là người giáo viên
đang rèn luyện cho các em cách phát âm sao cho chuẩn. Để học sinh ghi nhớ, giáo
viên có thể lưu ý công thức "4 hay" khi phát âm: lưỡi cao hay thấp, miệng mở hay
khép, lưỡi trước hay sau, môi tròn hay dẹt.
Cùng với nguyên âm và phụ âm, ngôn ngữ tiếng Việt còn được đánh giá là một
trong những ngôn ngữ giàu có về thanh điệu bậc nhất trên thế giới. Sáu thanh điệu:
huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng và thanh không (thanh ngang) của tiếng ta có thể ví với
9


những cung bậc trầm bổng tuyệt vời trong bản giao hưởng ngôn ngữ kỳ diệu, vĩ đại
của dân tộc Việt Nam. Với nét đặc sắc này, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh sửa
lỗi phát âm lẫn lộn- nhất là giữa dấu hỏi và dấu ngã. Ngoài ra, học sinh còn được rèn
khả năng cảm thụ tác phẩm, phát hiện các diễn đạt đặc sắc trong mỗi câu từ với những
thanh điệu được sử dụng khác nhau sẽ mang lại hiệu quả khác nhau. Ví dụ: hai câu
cuối trong hai bài thơ Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) và Bạn đến chơi nhà
(Nguyễn Khuyến) đều có cụm từ "ta với ta" kết thúc bài thơ. Nhưng tinh ý sẽ nhận ra
trong câu thơ: "Một mảnh tình riêng, ta với ta" thì cụm từ "ta với ta" kết hợp với
những từ "Một", "mảnh" là những từ mang thanh trắc- trầm, "tình" là từ mang thanh
bằng (huyền trầm) nên ý thơ càng nặng nề, ai oán. "ta với ta" trong dòng thơ: "Bác
đến chơi đây, ta với ta" cũng kết hợp với hai tiếng đầu mang thanh trắc là "Bác",
"đến" nhưng là những tiếng mang thanh trắc- bổng, đồng thời hai tiếng "chơi", "đây"
đều là những tiếng có thanh bằng- bổng nên tứ thơ bỗng vút lên, bừng sáng như một
niềm hân hoan, một tiếng reo vui vậy. Trong trường hợp này, đặc sắc về thanh điệu đi
liền với hiệu quả về mặt ngữ âm.
Nhớ được chức năng, nét đặc sắc của mỗi thanh điệu, học sinh chắc chắn sẽ cảm
thấy hết sức thú vị, khơi gợi dần trong các em niềm đam mêm tìm hiểu về những giá
trị tốt đẹp khác của tiếng Việt. Nhưng trước hết, các em sẽ hiểu được rằng khi biểu

hiện những gì nhẹ nhàng, vui tươi, phấn khởi, hân hoan,... hoặc khi bộc lộ cảm xúc
buồn bã, lo lắng, bi thương, oán thán,... thì dùng thanh điệu nào sẽ mang lại hiệu quả
trọn vẹn nhất cho cách diễn đạt của mình.
- Tiếng Việt có sự kỳ diệu của thanh điệu [7].
“Diều bay, diều lá tre bay lưng trời...
Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời...
Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều.”
Những câu văn trong bài Cây tre Việt Nam của Thép Mới được tách ra, ngân nga,
mềm mại như dòng thơ, như câu hát. Dòng đầu của đoạn có những tiếng thanh bằng
chiếm ưu thế (7/8 tiếng) làm toát lên vẻ đẹp êm ả mà quyến rũ.
Hoặc:
"Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông"
Hai dòng lục bát biến thể được ngân dài miên man, gợi hình ảnh cánh đồng quê
dường như bất tận. Nét rộng lớn, khoáng đạt ấy không chỉ được vẽ lên bằng cảm
nhận, bằng điểm nhìn nghệ thuật mà còn có sự góp phần từ việc sử dụng hiệu quả
phần lớn thanh bằng trong đoạn trên (16 thanh bằng so với 9 thanh trắc).
- Tiếng Việt có đầy đủ khả năng thỏa mãn nhu cầu trao đổi tình cảm, cảm xúc,
phản ánh mọi phương diện của đời sống xã hội [7].
Đặc điểm và giá trị trên đây của tiếng Việt có thể khái quát bằng lời của nhà
nghiên cứu Đặng Thai Mai:
"Tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như về hình
thức diễn đạt. Từ vựng tiếng Việt qua các thời kỳ diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày
một nhiều. Ngữ pháp cũng dần dần trở nên uyển chuyển, chính xác hơn. Dựa vào đặc
tính ngữ âm của bản thân mình, tiếng Việt đã không ngừng đặt ra những từ mới,
10


những cách nói mới hoặc Việt hóa những từ và những cách nói của các dân tộc anh
em và các dân tộc láng giềng, để biểu hiện những khái niệm mới, để thỏa mãn yêu

cầu của đời sống văn hóa ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học,
kĩ thuật, văn nghệ,...
Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng
với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là chứng cớ khá rõ về sức sống
của nó" [7].
Từ nhận định trên, giáo viên cần khái quát để định hướng giáo dục học sinh:
Thứ nhất: Tiếng Việt dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt (có từ đơn,
từ ghép, từ láy, đại từ, chỉ từ, số từ, lượng từ,... Tư tưởng, tình cảm của người Việt có
thể diễn đạt bằng thơ, ca, hò, vè, đồng dao, tuồng, chèo, kịch, truyện ngắn, tiểu
thuyết...). Giáo viên có thể yêu cầu học sinh suy nghĩ, lấy ví dụ minh chứng từ những
tác phẩm trong hoặc ngoài nhà trường.
Thứ hai: Từ vựng tiếng Việt vốn đã phong phú. Theo tiến trình lịch sử, kho từ
vựng ấy ngày càng thêm giàu có bằng những cách thức: đặt ra từ mới, Việt hóa, vay
mượn từ tiếng nước ngoài. Để làm sáng tỏ luận điểm, giáo viên nên yêu cầu học sinh
tự tìm những từ ngữ mới trong ngôn ngữ hiện đại, so sánh với từ ngữ trước đây.
Phương pháp này sử dụng hiệu quả với những dạng bài liên quan đến kiến thức từ
mượn, từ Hán Việt, các tác phẩm văn thơ cổ,...
Thứ ba: Nhận thức về sự giàu có của tiếng Việt, học sinh phải hiểu rằng vay
mượn, Việt hóa từ ngữ của tiếng nước ngoài một cách phù hợp, đúng mực chính là
hành động ý nghĩa làm giàu cho tiếng Việt của chúng ta. Bản thân các em cần tiếp thu
một cách không định kiến, không thành kiến nhưng cũng không thể dễ dãi, suồng sã,
đua đòi khiến tiếng Việt bị ảnh hưởng tiêu cực.
Thứ tư: Biết làm giàu tiếng Việt, người học sinh còn cần trân trọng, tự hào, biết
bảo vệ, phát huy những giá trị của nó, bởi vì tiếng Việt là một thành tố quan trọng của
văn hóa truyền thống, của đời sống xã hội và lịch sử Việt Nam. Tiếng Việt chính là
"một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc" (Đặng Thai Mai). Yêu tiếng nói của
dân tộc mình chính là biểu hiện quý báu của tinh thần yêu nước xuất phát từ một tâm
hồn cao đẹp.
2.3.3. Từ văn bản "Sự giàu đẹp của tiếng Việt", đi đến rèn luyện ý thức cho học
sinh tình yêu tiếng Việt ở một số văn bản cụ thể trong chương trình Ngữ văn 7

Trong khuôn khổ của đề tài này, tôi chỉ xin nêu một ví dụ minh họa của bản thân
khi lồng ghép nội dung giáo dục tình yêu tiếng Việt vào trong bài giảng của mình để
góp phần tác động hiệu quả từng bước đến học sinh như sau:
2.3.3.1. Giáo dục tình yêu nước cho học sinh thông qua văn bản “Sự giàu đẹp
của tiếng Việt”
* Sử dụng lời dẫn vào bài mang tính gợi mở, có sức truyền cảm, lôi cuốn:
Tiếng Việt- tiếng mẹ đẻ của chúng ta- như một dòng sông không bao giờ cạn đã
bồi đắp cho tâm hồn chúng ta thêm đẹp, thêm giàu có, cho chúng ta thêm sức sống.
Bản thân chúng ta đã trân trọng những giá trị của tiếng Việt như thế nào? Đó là những
giá trị gì? Bài học hôm nay, thầy cùng các em sẽ tìm hiểu về những nội dung trên.
11


* Bình giá hai câu đầu của văn bản theo hướng khẳng định:
Hai câu đầu tiên tác giả nhẹ nhàng dẫn dắt người đọc vào nội dung văn bản. Thái
độ, tình cảm của tác giả đối với tiếng Việt được thể hiện qua các từ ngữ như “tự
hào”, “tin tưởng hơn nữa”. Không chỉ tin tưởng mà là “tin tưởng hơn nữa”. Điều đó
cho thấy tiếng Việt từ lâu đã là tình yêu, là một phần tâm hồn, thành máu thịt...
Văn bản đã khẳng định giá trị của tiếng Việt có thể góp phần thể hiện tinh thần
yêu nước của mỗi người. Đồng thời, từ việc chỉ rõ những khía cạnh về nguyên âm,
phụ âm, thanh điệu, chất nhạc... trong văn bản, Đặng Thai Mai đã hướng bạn đọc đến
một biểu hiện cao quý khác của lòng yêu nước chính là biết sử dụng hợp lí, biết giữ
gìn và phát huy ngôn ngữ dân tộc.
2.3.3.2. Liên hệ giáo dục tình yêu nước cho học sinh qua một số văn bản khác
* Liên hệ tự nhiên đến những lời ngợi ca khác khi phân tích nhận xét của
người nước ngoài đối với tiếng Việt:
Đó là những nhận xét khách quan của người nước ngoài. Nhà thơ Bùi Đình Khôi
cũng đã có những vần thơ ấm áp về tiếng Việt:
“Tiếng Việt đẹp trong từng âm tiết
Mẹ ru ta từ thuở ấu thơ.

Mẹ thì nghèoTiếng Việt đẹp như mơ.
Mẹ trầm lặng
Tiếng Việt như tiếng hát”.
Hay tác giả Lưu Quang Vũ cũng đã có những lời thơ gan ruột về tiếng nói dân tộc
mình:
"Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết
Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi
Như vị muối chung lòng biển mặn
Như dòng sông thương mến chảy muôn đời.
...
Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ
Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn
Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá
Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình..."
* Liên hệ một số văn bản để thấy được yêu tiếng nói dân tộc cũng chính là
một biểu hiện của lòng yêu nước:
Ngoài các văn bản “Buổi học cuối cùng” của nhà văn Pháp A. Đô- đê; "Lòng
yêu nước" của tác giả I. Ê- ren- bua trong chương trình Ngữ văn 6, giáo viên có thể
lựa chọn một số văn bản khác ở chương trình Ngữ văn 7 để giáo dục tình yêu nước
của các em qua việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.
Ví dụ:
- Văn bản “Nam quốc sơn hà”: Việc sử dụng các từ ngữ, giọng điệu, âm
hưởng,... có sức lôi cuốn mạnh, khẳng định chủ quyền dân tộc, ý thức quyết tâm bảo
vệ vững chắc chủ quyền,... khiến bài thơ hào sảng, ngân vọng hùng tráng, xứng đáng
là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta.
12


- Chùm các bài ca dao ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người với
những hình ảnh thiên nhiên đẹp, hình ảnh người lao động bình dị, hệ thống từ láy

phong phú, trí tuệ dân gian uyên bác,... đã thể hiện niềm tự hào, gắn bó máu thịt với
mỗi địa danh, mỗi vùng quê trên đất nước ta. Từ đó, những câu ca dao, làn điệu dân
ca giản dị, thắm nghĩa đượm tình cũng góp phần bộc lộ tình yêu quê hương, đất nước
sâu đậm của nhân dân lao động v.v...
2.3.4. Từ văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” đi đến rèn luyện cho học sinh
khả năng sử dụng tiếng Việt trong văn học và trong giao tiếp hàng ngày
2.3.4.1. Rèn kĩ năng vận dụng và phát huy giá trị của ngôn ngữ tiếng Việt từ
trong văn học đi đến đời sống xung quanh
Năm học 2013- 2014, tôi phụ trách dạy môn Ngữ văn 9. Khi dạy bài Lục Vân
Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (tiết 38, 39), đến hai câu thơ:
"Thưa rằng: tôi Kiều Nguyệt Nga,
Con này tì tất tên là Kim Liên"
Có học sinh đã hỏi tôi rằng: Thưa thầy, tại sao nàng Nguyệt Nga lại gọi người
hầu cạnh mình là "Con này" mà không dùng cách xưng hô khác?
Quả thực, bản thân tôi cũng có chút băn khoăn trước khi dạy tiết học này bởi hai
câu thơ trên có vẻ gì đó không ổn ở cách Kiều Nguyệt Nga gọi người hầu Kim Liên.
Để giải đáp thắc mắc của học sinh, tôi đã hỏi em: Theo em, Kiều Nguyệt Nga là một
thiếu nữ như thế nào?
Học sinh chỉ ra: Nguyệt Nga là một tiểu thư khuê các, phẩm hạnh vẹn toàn.
Tôi đặt câu hỏi tiếp: Nguyệt Nga là một người con gái công, dung, ngôn, hạnh
đẹp đẽ; vậy em có đồng ý với cách xưng hô của nàng với nàng hầu Kim Liên không?
Vì sao?
Đa số học sinh đều không đồng tình với cách xưng hô ấy bởi lí do: "con này, con
kia" nghe có vẻ khinh mạn, xem thường thân phận người khác.
Tôi tôn trọng ý kiến của các học trò, nhưng đồng thời cũng chỉ ra cho các em
thấy: Cách Kiều Nguyệt Nga trỏ nàng hầu không phải xuất phát từ phẩm hạnh của
nàng, mà nó mang đặc trưng của ngôn ngữ phong kiến (tức là nhắc các em lưu ý về
tính thời điểm của lịch sử). Mặt khác, không giống như ngôn ngữ uyên bác của
Truyện Kiều (Nguyễn Du), ngôn ngữ trong Truyện Lục Vân Tiên mang dấu ấn, hơi thở
của người Nam Bộ với tính cách tự nhiên, thoải mái, ít câu nệ lễ nghi. Vì thế, cụ

Nguyễn Đình Chiểu đã có sự lựa chọn ngôn từ chính xác, mang đúng bản sắc vùng
miền nơi mình sinh sống.
Tuy nhiên, để học sinh thật sự thoải mái, đồng thời giúp các em có kĩ năng lựa
chọn, sử dụng từ ngữ phù hợp khi ứng xử, tôi đã đặt thêm câu hỏi: Vậy nếu là các em,
các em sẽ xưng hô với nàng hầu Kim Liên như thế nào?
Rất nhiều học sinh háo hức để đề xuất phương án, như:
"Thưa rằng: tôi Kiều Nguyệt Nga,
Còn đây tì tất tên là Kim Liên"
hoặc:
"Thưa rằng: tôi Kiều Nguyệt Nga,
Nàng này tì tất tên là Kim Liên"
13


và:
"Thưa rằng: tôi Kiều Nguyệt Nga,
Đây là tì tất tên là Kim Liên"
hay:
"Thưa rằng: tôi Kiều Nguyệt Nga,
Và đây tì tất tên là Kim Liên"
v.v...
Rất nhiều phương án được các em lựa chọn để đưa ra và nhận xét: những cách
diễn đạt mới này có những hiệu quả riêng như nhẹ nhàng, nhã nhặn, khiến hình ảnh
nàng Nguyệt Nga đẹp hơn, phù hợp với cảm nhận của bản thân các em. Nhưng các
em cũng thống nhất cao quan điểm: hoàn toàn tôn trọng văn bản và đặc biệt là tôn
trọng nét độc đáo, khu biệt của văn hóa ứng xử vùng miền ở mỗi địa phương.
Từ rất nhiều tình huống liên hệ tương tự như khi dạy lớp 9 nêu trên, bằng sự
quan sát của bản thân và nắm bắt yêu cầu của cuộc sống, tôi có một số gợi ý để giúp
học sinh rèn luyện ý thức sử dụng tiếng Việt như sau:
- Đối với bản thân học sinh: các em cần nắm vững, hiểu rõ nghĩa của từ; tích cực

tự làm giàu vốn từ vựng của bản thân bằng cách: học những từ chưa biết, tích lũy
ngôn ngữ trong sáng từ bạn bè, nhất là lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân
(trong đời sống, qua ca dao, dân ca, tục ngữ, thành ngữ,...); tích cực đọc và làm theo
những bài học quý giá trong sách các em được học, được đọc. "Mỗi ngày một câu
chuyện" là một cách để học sinh tự giao lưu với nhau trong các buổi sinh hoạt đầu giờ
hoặc ngoại khóa; chủ động định hướng, lựa chọn phương thức giao tiếp bằng ngôn
ngữ chuẩn mực, có đạo đức, văn hóa (trong giao tiếp ở gia đình, với thầy cô giáo, với
bạn bè, em nhỏ, với người lớn tuổi,...); tuyệt đối không tiêm nhiễm ngôn ngữ tục tĩu,
lai căng thứ ngôn ngữ nửa người nửa ta, a dua bắt chước thái độ sính ngoại bài nội,...
- Đối với gia đình: cha mẹ cần gương mẫu, nói năng mực thước; tránh sử dụng
ngôn từ người lớn hoặc nhạy cảm trước mặt con; thường xuyên kèm cặp và quản lí
các em trong việc sử dụng điện thoại, các trang web và mạng xã hội; giáo dục các em
đạo lý hiếu thuận, kính trên nhường dưới, tôn sư trọng đạo,... dạy các em những cách
giao tiếp, ứng xử đúng với thuần phong mĩ tục, phù hợp với truyền thống đạo đức,
văn hóa của người Việt Nam.
- Đối với nhà trường: Thầy cô giáo trên lớp là một hình ảnh trực quan tác động
mạnh mẽ tới tâm lí của học sinh. Để được học sinh yêu thích hay nói cách khác là để
học sinh thích học môn của mình, muốn nghe mình nói thì trước hết học sinh phải yêu
mình, kính trọng mình sau đó mới nói đến việc dạy cái gì? Dạy như thế nào? Để tạo
được thiện cảm với học sinh, thiết nghĩ mỗi người thầy, người cô cần tạo ra một hình
ảnh riêng thật gần gũi và thân thiện với học sinh. Nghĩa là làm tất cả những gì mình
có thể, phù hợp với tâm lí các em, phù học với chuẩn mực đạo đức xã hội của một nhà
giáo [3]. Cùng với tác phong, phẩm chất đạo đức, nhân cách; kĩ năng biết lắng nghe;
khiếu hài hước, văn nghệ; năng lực hiểu biết tinh tế, nhạy bén,... thì ngôn ngữ của
thầy, cô giáo là một trong những phương tiện tác động trực tiếp, ảnh hưởng đến các
em nhiều nhất. Thầy cô là người uốn nắn và sửa chữa cho học sinh từ cách phát âm,
luyện cho các em viết đúng chính tả, ngữ pháp; rèn luyện cho các em cách trình bày
14



ngắn gọn, súc tích; biết vận dụng những từ ngữ có giá trị biểu đạt cao, gây ấn tượng
sâu sắc. Trong mỗi giờ dạy, giáo viên cần vận dụng lồng ghép nội dung giáo dục lòng
yêu nước, tình yêu ngôn ngữ đối với học sinh. Nhà trường cần xây dựng tủ sách thiếu
nhi phong phú, đặc sắc về nội dung và có tính liên hệ đối với chương trình giáo dục
THCS và phù hợp với lứa tuổi; tổ chức các cuộc thi, các phong trào học tập và làm
theo sách. Để làm được điều đó, mỗi thầy cô giáo phải luôn xứng đáng là tấm gương
sáng về đạo đức, về văn hóa ứng xử- trong đó có yêu cầu ứng xử về ngôn ngữ- để học
sinh noi theo.
2.3.4.2. Rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ phù hợp chuẩn mực đạo đức trong giao
tiếp cho học sinh
Qua nội dung bài học “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”, giáo viên đưa bài tập củng
cố để học sinh liên hệ: Trên mạng xã hội và tin nhắn điện thoại, nhiều lần chúng ta bắt
gặp những cách viết như sau:
a) “No! Vjec ay e ko bit nen e ko noj dc!”
b) FảI LuN LuN Cố gẮg Để cHữ kỦa MìN đẸp HơN ChỮ KủA nG` kHáC
- Theo em, đó có phải tiếng Việt hay không? Chúng ta cần ứng xử với tiếng Việt
như thế nào?
-> Đó không thể gọi là tiếng Việt mà chỉ có thể gọi là “tiếng Việt xộc xệch”,
“tiếng Việt nhếch nhác”, "tiếng Việt lai căng", "tiếng Việt rởm đời",... Nếu tình trạng
cứ tái diễn như thế, sẽ có lúc khi học sinh làm bài kiểm tra bằng dạng ngôn ngữ như
trên thì có lẽ thầy, cô giáo phải phê vào bài làm theo ngôn ngữ của chính các em.
Chẳng hạn: "= Kach ViT nhU kỦa E tHi hÔg BíT tƯơNg lAi kỦa nGuN nGữ TiẾg
VịT tHâN iU sẼ Là nTn" (Bằng cách viết như của em thì không biết tương lai của
tiếng Việt thân yêu sẽ là như thế nào?). Nếu điều đó xảy ra thì số phận của tiếng mẹ
đẻ bi đát, xót xa biết chừng nào! Vì vậy, các em cần bảo vệ, trân trọng, giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt, tránh sính ngoại, lai căng, làm nghèo tiếng Việt.
Trên đây là ví dụ minh họa cụ thể trong quá trình giảng dạy của tôi. Các cách
làm trong ví dụ này xuất phát từ tình yêu tiếng Việt để đi đến mục tiêu cuối cùng:
khơi gợi dậy tình yêu tiếng Việt của học sinh! Với trách nhiệm "trồng người" và lòng
yêu nghề, yêu học trò sâu sắc, mỗi giáo viên chắc chắn sẽ có những sáng kiến mới,

những phương pháp hiệu quả để góp phần giữ gìn, phát huy và làm đẹp, làm giàu
thêm cho tiếng Việt của chúng ta.
2.3.5. Đổi mới kiểm tra, đánh giá sau quá trình tiếp nhận văn bản “Sự giàu đẹp
của tiếng Việt” cho học sinh
Với chức năng là người giảng dạy và vai trò là người đồng hành giáo dục học
sinh, mỗi giáo viên đều ý thức được nhiệm vụ cao cả, quan trọng của mình. Vì vậy, để
chất lượng giáo dục thật sự hiệu quả, mỗi người cần tận dụng tối đa mọi cơ hội để bồi
dưỡng kiến thức, hình thành phẩm chất, nhân cách, năng lực cho học sinh, hướng các
em đến với những giá trị chân, thiện, mĩ tốt đẹp.
Để giáo dục tình yêu tiếng mẹ để cho học sinh ở trường THCS, ngoài những giải
pháp đã nêu trên, mỗi thầy giáo, cô giáo có thể đưa vào các nội dung kiểm tra thường
xuyên, kiểm tra định kỳ những yêu cầu, những câu hỏi có tính chất liên hệ, giáo dục
cao. Chẳng hạn:
15


- Khi giao bài tập về nhà, giáo viên có thể yêu cầu các em ghi lại những ý kiến
nói về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt; sưu tầm những lời ca dao, dân ca hay
của dân tộc Việt Nam, của địa phương em...
- Khi kiểm tra bài cũ, giáo viên có thể phát vấn câu hỏi liên hệ dạng như: cách
diễn đạt của lời thơ, câu văn trên có điểm gì đặc sắc?; Em hãy tìm trong bài thơ, tác
phẩm này (tác phẩm kia) những minh chứng về sự giàu đẹp của tiếng Việt trên
phương diện: ngữ âm (hoặc từ vựng, ngữ pháp, thanh điệu, nhạc tính,...); Tìm 5 từ
ngữ địa phương Thanh Hóa và chỉ ra từ ngữ toàn dân tương ứng, v.v...
- Với bài kiểm tra 15 phút, giáo viên có thể hướng các em đến kĩ năng viết đoạn
văn trình bày luận điểm liên quan đến vẻ đẹp của tiếng Việt. Ví dụ: Triển khai luận
điểm sau theo lối diễn dịch bằng một đoạn văn (khoảng 7- 10 dòng): Tiếng Việt có
đầy đủ khả năng để biểu đạt tư tưởng, tình cảm của người Việt Nam; hoặc yêu cầu
học sinh viết đoạn văn ngắn để chỉ ra những vẻ đẹp mới mẻ của chất liệu cổ thi trong
bài thơ Rằm tháng giêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh,...

- Đối với những bài kiểm tra định kỳ (1 tiết, 2 tiết), giáo viên cũng có thể lồng
ghép, tích hợp nội dung giáo dục ý thức sử dụng tiếng Việt để học sinh suy nghĩ, tư
duy về vấn đề đặt ra. Một số dạng câu hỏi thường được sử dụng đó là: Tìm từ thuần
Việt có ý nghĩa tương đương với từ Hán Việt; Trong số những cách diễn đạt sau, cách
nào diễn đạt gợi hình, gợi cảm?; Hai câu thực trong bài Qua Đèo Ngang sử dụng nghệ
thuật nổi bật gì? Tác dụng của thủ pháp nghệ thuật đó?; Tại sao cùng là những từ ngữ
phủ định, nhưng nhà thơ Nguyễn Duy không viết: "Ta đi trọn kiếp con người/ Cũng
chưa đi hết mấy lời mẹ ru" mà lại viết: "Ta đi trọn kiếp con người/ Cũng không đi hết
mấy lời mẹ ru"; hoặc ở mức độ cao hơn (vận dụng cao), giáo viên đặt ra yêu cầu:
Thực trạng sử dụng tiếng Việt hiện nay của giới trẻ và đề xuất của em để giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt;...
Chúng ta không cần thiết chỉ rõ ra cho học sinh rằng: với câu hỏi này, bài tập kia
tức là thầy cô đang yêu cầu các em tư duy về tiếng Việt. Đó là việc làm thừa, hết sức
khiên cưỡng. Hãy đặt ra những yêu cầu phù hợp với nhận thức của các em, để cho ý
thức về tiếng Việt, tình yêu đối với tiếng Việt thấm vào các em, lan tỏa tự nhiên trong
tâm hồn và biểu hiện sâu sắc, cụ thể trong hành động của các em. Tuy nhiên, cần lưu
ý: Không phải bài kiểm tra, nội dung kiến thức nào, hay tất cả mọi câu hỏi của môn
Ngữ văn đều phải liên quan đến sự giàu đẹp của tiếng Việt, đến ý thức giữ gìn sự
trong sáng, phát huy giá trị tốt đẹp của tiếng Việt. Nếu chỉ loanh quanh với nội dung
ấy tức là chúng ta đang rơi vào chủ quan, áp đặt cục bộ, vô hình chung đã quên mất
những chức năng khác của môn Ngữ văn, là hành động tiêu cực làm nghèo tiếng Việt.
Chúng ta chỉ nên tích hợp nội dung cần liên hệ ở mức độ phù hợp, có tác dụng trực
tiếp và mang lại hiệu quả thực sự đối với học sinh trong từng điều kiện hoàn cảnh,
ngữ cảnh cụ thể.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến này được kế thừa kinh nghiệm từ những năm học trước đây và phổ
biến từ đầu năm học 2016- 2017. Cho đến nay, việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm
đối với bản thân trong hoạt động giáo dục, với đồng nghiệp và nhà trường đã đạt được
những tín hiệu đáng mừng. Cụ thể:
16



- Học sinh lớp 7B trường THCS Thành Tâm đã hạn chế được rất nhiều về vấn
nạn nói cộc lốc, nói những từ ngữ phản cảm, không phù hợp với lứa tuổi của mình.
- Nhiều em đã biết diễn đạt lưu loát hơn, trình bày gãy gọn, khúc chiết; do đó,
các em tự tin hơn khi đứng trước đông người.
- Số học sinh say mê đọc sách tăng lên đáng kể. Trong quá trình đọc (sách giáo
khoa và sách tham khảo trong thư viện nhà trường), các em đã từng bước biết cảm thụ
những từ ngữ đặc sắc, những câu văn đẹp, những ý thơ hay để có thể vận dụng trong
học tập và cuộc sống. Từ đó, các em tự bồi dưỡng tinh thần và phẩm chất để hướng
tới những giá trị chân, thiện, mĩ cao đẹp.
- Nhiều học sinh đã tâm niệm được rằng tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ
tiếng hay, nó chứa đựng trong đó cả truyền thống, lịch sử, văn hóa,... và hồn thiêng
dân tộc. Yêu tiếng nói dân tộc mình; giữ gìn, phát huy và làm giàu vốn tiếng Việt
chính là một biểu hiện cao quý của lòng yêu nước.
Tuần 29 của năm học này, tôi đã tiến hành khảo sát lại với học sinh lớp 7B, lớp
mà tôi đã chọn để khảo sát đầu năm. Kết quả:
THỐNG KÊ HÀNH VI, NĂNG LỰC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CỦA HỌC SINH


số

31

(Lớp: 7B; Thời gian làm khảo sát: tuần học thứ 29)
Kết quả thống kê
So sánh với
Sử dụng ngôn ngữ
tuần học thứ 5
Số lượng

Tỉ lệ (%)
Nói tục, chửi bậy

3

9.7

Giảm 35.5%

Nói cộc lốc

8

25.8

Giảm 41.9%

Nói tiếng Việt xen lẫn tiếng
9
29.0
Giảm 71%
nước ngoài không phù hợp
Căn cứ vào kết quả trên, tín hiệu rất đáng mừng khi khảo sát trong một tuần lễ
(tuần học thứ 29) đó là: số học sinh lớp 7B nói tục, chửi bậy chỉ còn 03 học sinh; nói
cộc lốc còn 08 học sinh (giảm 13 em so với thời điểm đầu năm). Tình trạng học sinh
đua đòi, nói pha tạp tiếng Việt với tiếng nước ngoài chỉ còn 09 em (giảm tới 22 em so
với thời điểm tuần 5 của năm học 2016- 2017).
Tất nhiên, nếu chỉ mình sáng kiến kinh nghiệm này thì chưa đủ để giáo dục hành
vi ngôn ngữ của học sinh. Chúng ta cần kết hợp từ nhiều phía, từ nhiều phương pháp,
liên tục trong nhiều thời điểm,… thì chất lượng giáo dục mới có thể toàn diện. Nhưng

chúng tôi tin tưởng rằng, nếu sáng kiến kinh nghiệm có cơ hội được nhân rộng và vận
dụng hiệu quả thì nạn "ô nhiễm tiếng Việt" sẽ dần được tháo gỡ; góp phần đưa tiếng
Việt sẽ trở về đúng vẻ đẹp "như lụa", "như tơ",... như lời thơ Lưu Quang Vũ.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và phát huy những phẩm chất ưu
việt của nó không phải bây giờ mới được đặt ra và cũng không phải trách nhiệm riêng
của các nhà ngôn ngữ học. Cách đây hàng ngàn năm, trong thời kỳ Bắc thuộc, với
tham vọng đồng hóa dân tộc Việt, giặc ngoại xâm đã quyết tâm đồng hóa về trang
phục, phong tục tập quán, văn hóa, tư tưởng,... của nhân dân ta. Để làm được điều đó,
17


một trong những chính sách thâm hiểm đầu tiên của chúng là phải đồng hóa bằng
được về ngôn ngữ. Nếu không nhận thức sâu sắc về mối nguy hiểm đó, đồng thời
không khéo léo, cương quyết thì có lẽ ông cha ta đã khó có thể giữ vững giang sơn
gấm vóc cho muôn đời con cháu mai sau. Không được phép lệ thuộc vào ngôn ngữ
ngoại bang chính là một chiến lược quan trọng của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch
sử. Tiếng nói người Việt trường tồn qua bao thế hệ; chữ Nôm trước đây và chữ quốc
ngữ của ngày hôm nay là một minh chứng hùng hồn cho điều đó.
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng
lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó nhằm
làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp” [1]. Sáng kiến kinh nghiệm "Rèn luyện
kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh qua tiết 85, Ngữ văn 7: “Sự giàu đẹp của
tiếng Việt" (Đặng Thai Mai)" góp phần bồi dưỡng ý thức, trách nhiệm của người học
sinh đối với ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam. Đây là những quan điểm, cách nhìn
nhận của cá nhân nên không tránh khỏi nhiều thiếu sót, hạn chế trong phương pháp
thực hiện và trình bày nội dung. Rất mong nhận được những góp ý chân thành, thẳng
thắn của đồng nghiệp để bản sáng kiến được hoàn thiện hơn.
3.2. Kiến nghị

Để sáng kiến kinh nghiệm có thể thực hiện hiệu quả, tôi xin đề xuất một số kiến
nghị sau:
- Nhà trường cần tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh;
trong đó đặc biệt quan tâm đến hành vi ứng xử và ngôn ngữ để góp phần hoàn thiện
nhân cách cho các em.
- Mỗi giáo viên cần có sự kết hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, với gia đình học
sinh để kịp thời giúp đỡ, uốn nắn những biểu hiện chưa lành mạnh về lời ăn tiếng nói
của các em. Tận dụng thời gian ở lớp, ở trường để gần gũi, chia sẻ với học sinh những
hạn chế trong tính cách và năng lực. Vận dụng khéo léo để gửi gắm những thông điệp
ý nghĩa về lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, về bản sắc văn hóa, truyền thống
lịch sử,... qua mỗi tiết học.
- Tham mưu với các cấp lãnh đạo triển khai tích cực chủ trương của Đảng, Nhà
nước về vấn đề "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" qua các việc làm cụ thể như:
kiểm tra, giám sát; đầu tư sách báo phù hợp với lứa tuổi; quản lý chặt chẽ việc sử
dụng công nghệ thông tin và truyền thông; v.v...
Thành Tâm, ngày 16 tháng 3 năm 2017
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản thân,
không sao chép nội dung của người khác.

Đỗ Mạnh Hùng

Nguyễn Lương Tâm
18


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
2.
3.
4.




Ngữ văn 6, (Tập một), Nguyễn Khắc Phi (Chủ biên), Nhà xuất bản

Giáo dục, Hà Nội, năm 2015
5. Ngữ văn 6 (Tập hai), Nguyễn Khắc Phi (Chủ biên), Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội, năm 2015
6. Ngữ văn 7, (Tập một), Nguyễn Khắc Phi (Chủ biên), Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội, năm 2015
7. Ngữ văn 7 (Tập hai), Nguyễn Khắc Phi (Chủ biên), Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội, năm 2015
8. Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm, Nhà xuất bản Trẻ,
TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 2015
9. 99 phương tiện và biện pháp tư từ tiếng Việt, Đinh Trọng Lạc,
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, năm 2015

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:

Nguyễn Lương Tâm

Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Thành Tâm, Thạch Thành

19


TT

Tên đề tài SKKN

1.

Nắm vững nguyên lý cấu trúc
vần thơ để hỗ trợ dạy tốt môn

2.

Phòng

B

2009

Phòng

B

2010

Phòng

B


2011

Phòng

A

2012

Phòng

B

2014

Phòng

A

2017

6
Một số biện pháp tích cực để
dạy học thơ trữ tình trong

4.

chương trình Ngữ văn THCS
Sử dụng sơ đồ tư duy để dạy

5.


học hiệu quả môn Ngữ văn 8
Tự làm và sử dụng hiệu quả
bộ tranh ảnh tác giả văn học
Việt Nam trong nhà trường

6.

Năm học
đánh giá
xếp loại

Ngữ văn
Dạy thể loại truyện cổ tích
trong chương trình Ngữ văn

3.

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại

THCS
Rèn luyện kĩ năng sử dụng
tiếng Việt cho học sinh qua
tiết 85, Ngữ văn 7: “Sự giàu
đẹp của tiếng Việt" (Đặng
Thai Mai)


20



×