Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số kinh nghiệm dạy kiểu bài làm văn nghị luận giải thích cho học sinh lớp 7 ở trường THCS phúc thịnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.25 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
STT
1

2

3

NỘI DUNG
TRANG
A. MỞ ĐẦU
1
I. Lí do chọn đề tài
II.Mục đích nghiên cứu
III.Đối tượng nghiên cứu
2
IV.Phương pháp nghiên cứu
B. NỘI DUNG
3
I. Cơ sở lí luận
3
II.Thực trạng vấn đề nghiên cứu
4
1.Thực trạng
4
2. kết quả của thực trạng
5
3. Nguyên nhân của thực trạng
5
III. Các Giải pháp thực hiện
6


1.Hướng dẫn học sinh nắm vững đặc điểm chung của văn
6
nghị luận.
2. Rèn cho học sinh nắm vững yêu cầu, bố cục của bài văn nghị
7
luận giải thích.
3. Định hướng cho học sinh các phương pháp, kĩ năng làm
9
bài văn giải thích.
3.1. Xây dựng hệ thống câu hỏi trong bài văn nghị luận giải
9
thích.
3.2. Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận giải thích.
11
3.2.1. Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý :
12
3.2.2. Rèn kĩ năng lập dàn ý cho bài văn lập luận giải thích.
12
3.2.3. Rèn kĩ năng dựng đoạn cho bài văn lập luận giải thích.

14

3.2.4. Rèn kĩ năng đưa dẫn chứng trong bài văn lập luận giải
thích.
IV. Hiệu quả
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
II. Kiến nghị

15

16
18
18
18

1


A. MỞ ĐÂU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quá trình đổi mới giáo dục cấp THCS nói chung và môn Ngữ văn nói
riêng, mục tiêu, nội dung giáo dục đã được đổi mới, đáp ứng nhu cầu của nền kinh
tế xã hội đang phát triển. Người thầy đã và đang vận dụng những phương pháp dạy
học tích cực để giúp học sinh học tốt và yêu thích môn Ngữ văn. Trong những năm
học gần đây giáo viên được tiếp thu các chuyên đề: Đổi mới kiểm tra đánh giá;
Dạy học bám chuẩn kiến thức- kĩ năng; Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích
cực; Tích hợp giáo dục các kĩ năng sống. Đặc biệt, từ năm học 2013-2014 đến nay,
bản thân giáo viên có tài liệu tham khảo để tự học bồi dưỡng thường xuyên, mô
đun 18( phương pháp dạy học tích cực) là những định hướng để người dạy phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện.
Ở trường THCS, làm văn là phân môn khó, là một phân môn thực hành tổng
hợp và sáng tạo, đòi hỏi học sinh phải huy động, vận dụng tất cả những gì mà các
em đã biết từ môn khác chứ không chỉ mình môn Ngữ văn. Vì thế, các em luôn
cảm thấy bài làm văn là một gánh nặng chứ không phải là một niềm vui sáng tạo,
một sự đam mê văn chương. Chương trình Tập làm văn lớp 7 đặt trọng tâm ở thực
hành, nhận biết, làm văn bản, làm văn nghị luận là một kỹ năng cơ bản, cần thiết và
quan trọng ảnh hưởng đến việc học văn của các em sau này. Đây còn là khâu quan
trọng để học sinh có nền tảng về: Vốn sống, vốn hiểu biết và khả năng tư duy, cảm

thụ văn học. Trong hệ thống kỹ năng làm văn nghị luận, có thể nói hành văn là
khâu then chốt của bài làm văn.
Tuy vậy, khi trực tiếp nghiên cứu và thực hiện các đơn vị bài học trong chương
trình sách giáo khoa Ngữ văn theo quy định của Bộ giáo dục, đôi khi người dạy
gặp không ít khó khăn, trong đó có việc hướng dẫn cách làm và rèn kỹ năng hành
văn nghị luận cho học sinh THCS. Điều đó cho thấy, vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu
các biện pháp hình thức nhằm rèn luyện và phát triển kỹ năng hành văn nghị luận
cho học sinh đã và đang trở thành một yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và
thực tiễn.
Đặc biệt, tạo lập một văn bản nghị luận thật sự khó đối với học sinh THCS nói
chung, học sinh lớp 7 nói riêng. Phân môn Tập làm văn là môn học sáng tạo chứ
2


không phải sao chép…Là môn học tích hợp kiến thức của các môn học khác và
kiến thức của cuộc sống, là môn tổng hợp các kĩ năng (kĩ năng sống, kĩ năng giao
tiếp, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, kĩ năng trình bày và tạo lập văn bản). Để học sinh
tạo lập một văn bản nghị luận nói chung và nghị luận giải thích nói riêng tốt thì
theo tôi nghĩ càng khó hơn với các em. Đây có lẽ là một trong những cụm bài khó
nhất của chương trình ngữ văn 7, kể cả cụm bài thơ Đường. Thử thách này đòi hỏi
cả thầy và trò phải cố gắng hơn nhiều và tự tìm những giải pháp nhất định, đem lại
hiệu quả cao trong việc dạy và học.
Chọn đề tài: Một số kinh nghiệm dạy kiểu bài làm văn nghị luận giải thích
cho học sinh lớp 7- ở trường THCS Phúc Thịnh, tôi mong muốn đóng góp một
phần nhỏ hiểu biết và công sức của mình vào việc nâng cao chất lượng làm văn của
học sinh, tiến tới nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn ở trường THCS.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Với đề tài: Một số kinh nghiệm dạy kiểu bài làm văn nghị luận giải thích cho
học sinh lớp 7- ở trường THCS Phúc Thịnh, tôi mong muốn nâng cao kết quả
học tập, chất lượng làm văn nghị luận của học sinh. Khi đưa đề tài này vào trong

quá trình giảng dạy môn Ngữ văn ở nhà trường THCS, học sinh sẽ hứng thú hơn,
hiệu quả giáo dục của bộ môn sẽ được nâng cao.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm, đối tượng tôi lựa chọn ngiên cứu
là Một số kinh nghiệm dạy kiểu bài làm văn nghị luận giải thích cho học sinh
lớp 7- ở trường THCS Phúc Thịnh. Hy vọng đề tài này sẽ trở thành tài liệu hữu
ích giúp giáo viên và học sinh đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình giảng dạy
và học tập.
IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Giáo viên đọc tài liệu tham khảo, sách giáo khoa, biên soạn đề cương, sử dụng
những phương pháp nghiên cứu khoa học. Đồng thời kết hợp một số phương pháp
đặc trưng bộ môn: - Phương pháp phân tích.
- Phương pháp gợi mở- nêu vấn đề.
- Phương pháp giải thích, chứng minh
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
3


Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới về chương trình,
sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Tuy nhiên, việc dạy và học trong nhiều
trường phổ thông vẫn còn chịu tác động nặng nề bởi mục tiêu thi cử, “chạy theo
thành tích” học để thi, dạy để thi.
Ở mỗi quốc gia, mục tiêu giáo dục thường được thay đổi theo từng giai đoạn
phát triển. Ở nước ta, mục tiêu giáo dục với quan điểm giáo dục toàn diện, chú
trọng bốn mặt: trí, đức, thể, mĩ nhằm đào tạo những người lao động mới có khả
năng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong thời kì công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế mục tiêu giáo dục đã dược cụ thể hóa và
bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới.
Hiện nay, đã có nhiều tài liệu và người dạy chú tâm đến phương pháp và các kĩ

thuật dạy học tích cực. Hiện nay, giáo viên môn Ngữ văn luôn tìm cách để “thổi”
vào các em học sinh một thái độ học tập tích cực, kinh nghiệm rèn kĩ năng cho học
sinh… với những đề tài viết về phân môn Tiếng Việt hoặc phần Văn. Đa số giáo
viên đã có những sáng kiến mới để rèn kĩ năng làm văn nghị luận cho học sinh
nhưng lại chủ yếu ở lớp 9. Rèn kĩ năng làm văn nghị luận cho học sinh lớp 7 rất
cần thiết bởi đây là bước khởi đầu. Thế nhưng, người dạy mới đưa ra các giải pháp
chung để hướng dẫn học sinh làm kiểu văn này mà chưa thật chú trọng, quan tâm
nhiều đến kiểu bài làm văn giải thích ở lớp 7. Đặc biệt, việc định hướng, rèn rũa
cho học sinh trong giờ dạy, giờ ôn tập về yêu cầu phương pháp làm bài văn nghị
luận giải thích trong giờ Tập làm văn là vấn đề ít được áp dụng trong thực tiễn,
chưa được quan tâm nhiều. Xét từ thực tế cho thấy nghị luận đưa vào chương trình
ngữ văn 7 là hơi sớm và khó. Nhưng do sự phát triển của xã hội hiện nay rất cần
đến sự hiểu biết của các em, nên kiểu bài này chính thức đưa vào chương trình. Bài
mở đầu về nghị luận giúp các em tìm hiểu chung về văn bản nghị luận với những
đặc điểm và cách thức trình bày. Vì vậy giáo viên phải giảng giải rõ cho các em
hiểu về nghị luận theo cách giản đơn nhất.
Với đề tài này, người viết tập trung đưa ra các giải pháp cụ thể trong những giờ
dạy Tập làm văn về kiểu bài nghị luận giải thích. Đó là những biện pháp hướng dẫn
học sinh nắm vững bản chất, yêu cầu, phương pháp của bài văn nghị luận giải
thích. Người dạy rèn một số kĩ năng cơ bản cho học sinh làm tốt kiểu bài nghị luận
giải thích. Bước đầu nâng cao chất lượng môn học, dần dần cải thiện những tồn tại
trong cách làm bài văn nghị luận của học sinh.
4


II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Thực trạng:
Luyện làm văn nghị luận là một vấn đề cần được chú trọng rèn luyện cho học
sinh lớp 7, 8, 9. Các em có một chuỗi bài kiểm tra trong khối THCS về văn nghị

luận. Vì vậy, vai trò của người giáo viên trong việc rèn luyện kỹ năng hành văn
nghị luận cho các em từ lớp 7 là rất quan trọng, đòi hỏi giáo viên phải thực sự có
tình yêu, tâm huyết với nghề.
Tuy nhiên thực tế việc rèn kỹ năng hành văn nghị luận ở các nhà trường THCS,
nhất là ở lớp 7, vấn đề này chưa được coi trọng và quan tâm đúng mức.
+ Về học sinh: Lần đầu tiên các em được làm quen với văn nghị luận và là kiểu
bài văn khó, nặng đối với học sinh lớp 7. Các em phải học nhiều môn và chỉ chú
trọng việc học trên lớp cho xong chương trình. Việc chuẩn bị cho giờ luyện nói,
luyện tập lập luận học sinh thường chuẩn bị sơ sài, hời hợt, chỉ mang hình thức đối
phó.
Mỗi khi nhận đề kiểm tra, học sinh còn lúng túng những lúc đó các em thường
dựa dẫm, lệ thuộc vào tài liệu tham khảo mà không chú ý đề văn đó yêu cầu như
thế nào.
Ở bài làm văn của các em còn lan man, chưa biết xác định luận điểm chính,
chưa biết chia đoạn và lập luận cho bài văn, dẫn chứng chưa sát với yêu cầu đề bài.
Đặc biệt, bài văn nghị luận giải thích của học sinh chưa có sức thuyết phục vì các
em chưa nắm được bản chất, phương pháp giải thích.
Hiện nay, chương trình sách giáo khoa Ngữ văn đổi mới đã chú ý đến tiết luyện
tập, điều này, tạo cho học sinh khả năng lập ý, lập luận ở nhà. Nhưng việc chuẩn bị
bài của học sinh chỉ qua loa, chiếu lệ. Đến lớp giáo viên lại phải dành thời gian
định hướng lại cách lập ý cho học sinh, chưa có nhiều thời gian để rèn kĩ năng,
hướng dẫn học sinh thực hành nên mục tiêu dạy học chưa được đáp ứng.
+ Về giáo viên: Người dạy chưa chú trọng đến việc luyện viết cho học sinh.
Thông thường, giáo viên nghĩ: Học sinh làm văn nghị luận yếu là do khó, có thể
tiến bộ dần ở lớp 8, 9 và để đó.
Trên thực tế, ở địa bàn nông thôn và miền núi, do điều kiện chủ quan và khách
quan, khả năng làm bài văn nghị luận của các em còn nhiều hạn chế. Thực tế giảng
dạy tôi thấy: Chỉ được 30% học sinh biết triển khai, giải thích, lập luận vấn đề nghị
luận, viết đúng yêu cầu về nội dung và hình thức. Số còn lại, các em viết sơ sài,
5



lủng củng, có bài viết rất dài thì sa vào lan man, nhớ gì viết nấy. Nguyên nhân sâu
xa là các em chưa có ý thức suy ngẫm, liên hệ, giải thích vấn đề nghị luận.
2. Kết quả của thực trạng:
Kết quả chấm bài Tập làm văn số 6 (văn nghị luận giải thích) khối 7 trường
THCS Phúc Thịnh năm học 2014- 2015 và 2015 - 2016 như sau:
Giỏi
Số
Khá
Trung bình
Yếu
Năm học học
%
SL
%
SL
%
SL
%
sinh SL
2014-2015
43
0
0
5
11,6
30
69,4
8

19
2015-2016
41
0
0
7
18
25
60
9
22
Tổng

84

0

0

12

15

55

65

17

20


3. Nguyên nhân của thực trạng
- Về phía giáo viên:
+ Ở các tiết học tập làm văn, giáo viên thường tiến hành các hoạt động một cách
dập khuôn: kiểm tra bài cũ, dạy bài mới, củng cố, dặn dò. Cách lên lớp này đôi khi
gây sự căng thẳng cho học sinh, chưa tạo được tâm thế chủ động, vận dụng kiến
thức thực tế cho các em.
+ Thông thường giáo viên cho rằng phần làm văn nghị luận là khó nên chỉ cần
dạy theo kiểu khai thác câu hỏi trong sách giáo khoa là xong. Giáo viên còn nặng
về dạy lí thuyết, ít quan tâm đến thực hành. Cách nghĩ, cách dạy như vậy khiến tiết
học nặng nề, nhàm chán.
+ Cơ sở vật chất, tài liệu môn học, đồ dùng dạy học để phục vụ giảng dạy và bổ
sung kiến thức cho học tập môn văn nói chung và tập làm văn nói riêng còn hạn
chế, đơn điệu.
- Về phía học sinh:
+ Mấy năm gần đây, do nhận thức không đầy đủ, lệch lạc, thực dụng của một số
không nhỏ học sinh và phụ huynh học sinh đối với vị trí, tầm quan trọng của môn
văn đối với mỗi con người nên tâm lí lười học, học qua loa, đối phó.
+ Do sự phát triển của xã hội, ảnh hưởng việc lựa chọn nghề nghiệp sau này
nên học sinh không chú trọng, không quan tâm đến các môn học xã hội, đặc biệt
6


là môn Ngữ văn. Học sinh thường có tâm lí ngại học giờ Tập làm văn, vừa khô
khan vừa phải viết bài.
+ Do năng lực tư duy, trình độ ngôn ngữ còn hạn chế. Thiếu kiến thức thực tế,
lười đọc nên câu cú diễn đạt còn ngô nghê, vụng về, thiếu cảm xúc, không biết
lấy dẫn chứng từ đâu.
+ Do điều kiện khác nhau, nên việc trò chuyện, tiếp xúc với bố mẹ, những
người thân trong gia đình và cộng đồng rất hạn chế nên vốn liếng về cuộc sống,

về văn học còn chưa phong phú.
+ Những bài làm chưa đạt yêu cầu, các em thường mắc những lỗi cơ bản sau:
- Bài văn chưa sát với đề bài, lập luận chưa chặt chẽ, giải thích vấn đề còn sơ sài.
- Bài làm lan man, chưa đủ ý.
- Hành văn còn lủng củng, chưa có sức thuyết phục.
- Sau giải thích, học sinh chưa biết liên hệ, đánh giá.
Từ thực tế giảng dạy và học tập như trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số
phương pháp cụ thể để rèn kỹ năng làm văn nghị luận giải thích cho học sinh lớp 7.
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Hướng dẫn học sinh nắm vững đặc điểm chung của văn nghị luận.
Trước hết, chúng ta cần hướng dẫn học sinh nắm vững đặc điểm sau của văn
nghị luận:
Nghị luận là loại văn bản viết ra nhằm phát biểu ý kiến, bày tỏ nhận thức,
đánh giá thái độ đối với cuộc sống bằng những luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng. Nếu tác
phẩm văn học nghệ thuật phát biểu ý kiến, bày tỏ thái độ đối với cuộc sống bằng
những hình tượng nghệ thuật cụ thể, gợi cảm thì văn nghị luận diễn đạt bằng những
mệnh đề, phán đoán, những khái niệm có lôgic thuyết phục.
Ví dụ 1: Khi hướng dẫn học sinh giải thích bài ca dao sau:
"Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
Bài ca dao trên đưa ra những hình ảnh: Núi Thái Sơn, nước trong nguồn chảy
ra để nói về công ơn to lớn của cha mẹ, nhưng không hề nêu luận điểm nào. Ý kiến,
tư tưởng trong bài ca tiềm ẩn trong tác phẩm. Nếu phải viết một bài nghị luận về
7


công ơn của cha mẹ và trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ, thì phải có luận

điểm. Vậy, tôi hướng dẫn học sinh lập luận theo hệ thống luận điểm:
Bài ca dao có ý nghĩa sâu sắc. Bằng cách so sánh công cha với dãy núi Thái
Sơn đồ sộ và nghĩa mẹ với nước nguồn vô tận. Vì vậy, bài ca dao khẳng định công
lao của cha mẹ đối với con cái là vô cùng to lớn và bất tận. Tiếp đó, bài ca dao
khẳng định đạo làm con là phải Một lòng thờ mẹ kính cha…đạo con. Đạo là
hướng phải theo cho phù hợp với luân lí xã hội. Hiếu là lòng kính yêu của con cái
đối với cha mẹ. Thờ, kính là sự yêu mến, coi trọng, là sự chăm lo một cách tôn
kính. Toàn bài ca dao phản ánh một vấn đề đạo đức đó là: Làm con phải có hiếu với
cha mẹ, là hành vi đạo đức được người đời ca ngợi.
Từ bài ca dao và đoạn văn nghị luận nói trên, ta thấy muốn phát biểu ý kiến
nghị luận về vấn đề gì để người đọc, người nghe hiểu, tin, tán đồng với ý kiến của
mình thì ta phải giải thích. Vậy, hướng dẫn cho học sinh hiểu thế nào là nghị luận
giải thích, biết tạo lập một văn bản nghị luận giải thích, đó là việc làm thiết thực
của giáo viên mà ngay từ khi các em học lớp 7 cần được hiểu.
Trước hết, người dạy phải cho học sinh nắm được yêu cầu của kiểu bài này.
2. Rèn cho học sinh nắm vững yêu cầu, bố cục của bài văn nghị luận giải thích.
Yêu cầu này áp dụng cho cả người dạy và người học vì những mục đích nhất
định : Hiểu đúng kiểu bài nghị luận và viết đúng nghị luận giải thích. Lập luận giải
thích cần hiểu ở các khía cạnh : Giải thích là giảng giải cho cặn kẽ, chú thích thêm
sáng tỏ. Kiểu bài nghị luận giải thích là kiểu bài trình bày các lí lẽ để giảng giải có
kèm theo dẫn chứng cần thiết cho lí lẽ thêm vững chắc, giúp người đọc hiểu rõ
thêm vấn đề đã nêu ra
Nhưng trong chương trình, tiết học 104 tuy có lí thuyết chung cho nghị luận
giải thích nhưng còn rất đơn giản, chung chung. Ngoài những điều sách giáo khoa
trình bày về nghị luận giải thích như : Nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh,
đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi hại của vấn đề…làm cho
người đọc hiểu rõ các tư tưởng đạo lí, phẩm chất, quan hệ… giáo viên cần giới
thiệu thêm một số điều cần lưu ý khi làm văn nghị luận giải thích( nên dạy ở
những buổi học ôn) để các em nắm rõ hơn vấn đề, trước khi thực hiện tạo lập văn
bản.

Vậy, yêu cầu trước khi làm bài văn nghị luận giải thích là gì? Học sinh cần
nắm được:
8


Trước hết, phải xác định đúng vấn đề cần giải thích, tránh tình trạng nói chờn
vờn quanh đề bài. Muốn vậy, cần phải học nhiều, đọc nhiều, vận dụng tổng hợp các
thao tác giải thích cho phù hợp.
Phải phát hiện vấn đề của đầu bài có những khía cạch nào cần giải thích (hoặc
có những từ, khái niệm nào cần giảng giải) mối quan hệ giữa các khía cạnh đó
Có một hệ thống lí lẽ kèm theo dẫn chứng cần thiết để giảng giải cho cặn kẽ
vấn đề cần giải thích. Bài văn giải thích phải mạch lạc, lớp lang, ngôn từ trong
sáng, dễ hiểu. Không nên dùng những điều không ai hiểu để giải thích những điều
người ta chưa hiểu.
Trong phép lập luận giải thích, đối với người đọc, dẫn chứng khác với lập luận
chứng minh ở chỗ :
Về mục đích và mức độ, dẫn chứng chỉ đóng vai trò phụ trợ, bổ sung, làm nổi
bật một số lí lẽ
Về số lượng, nó ít hơn hẳn và không cần liên tục, thường xuyên, liền mạch.
Trong giải thích thường có chứng minh và ngược lại, trong chứng minh, cũng cần
phải giải thích.
Người dạy cần tìm hiểu kĩ vấn đề giải thích cho kĩ hơn, phải đi từ cái sâu xa
đến cái cụ thể, rõ ràng. Những tri thức này có lẽ chưa thể có được ở học sinh.
Chúng ta sẽ dùng hai ví dụ sau đây để làm rõ mục đích, yêu cầu của văn giải
thích.
Ví dụ 2 : Giải thích thế nào là Liêm (Trong Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí
công, Vô tư) : Liêm là trong sạch, không tham lam.
Nhưng giáo viên phải giảng giải cặn kẽ hơn ở các khía cạnh sau : Ngày xưa, dưới
chế độ phong kiến, những người làm quan không đục khoét của nhân dân gọi là
liêm (Nghĩa hẹp). Còn ngày nay, chữ liêm rộng nghĩa hơn nhiều, có nghĩa là mọi

người cần phải hiểu, chữ liêm phải đi đôi với chữ Kiệm, cũng như chữ kiệm phải đi
đôi với chữ cần. Có kiệm mới liêm được vì sự xa xỉ sẽ nảy sinh tham lam. Tham
tiền của, địa vị, danh tiếng… có nghĩa là bất liêm.
Ví dụ 3: Cho đoạn văn: “Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó
là điều rất khó nói. Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta
không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên…Có lẽ tiếng Việt
của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc
9


đấu tranh của nhân dân ta từ trước đến nay là cao quí, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp”
(Phạm Văn Đồng).
Đây là một đoạn văn giải thích rất hay, đặc sắc. Vấn đề cần giải thích là vẻ đẹp
của tiếng Việt. Là vấn đề trừu tượng, rất khó làm rõ. Bởi vậy, tác giả chọn cách giải
thích gián tiếp từ nguồn gốc, từ những nguyên nhân tạo ra vẻ đẹp đó. Đó là cách
giải thích rất thông minh, sáng tạo. Phạm Văn Đồng đúng là bậc thầy trong việc
giải thích.
Như vậy, chúng ta có thể đưa ra kết luận về yêu cầu của giải thích: Người ta
có thể giải thích bằng nhiều cách, có thể giải thích bằng trực tiếp, có thể bằng gián
tiếp. Có những vấn đề có thể dùng tư liệu có sẵn để giải thích, nhưng cũng có
những vấn đề trừu tượng(như đoạn văn của Phạm Văn Đồng) thì cần sự thông
minh, đưa ra lí lẽ phù hợp để giải thích vấn đề. Và đặc biệt cần lưu ý: Trong văn lập
luận giải thích cần có dẫn chứng nhưng ít hơn, không liên tục như trong lập luận
chứng minh.
3. Định hướng cho học sinh các phương pháp, kĩ năng làm bài văn giải thích.
Muốn tạo lập được một văn bản nghị luận giải thích, cần đảm bảo được:
3.1. Xây dựng hệ thống câu hỏi trong bài văn nghị luận giải thích:
Hệ thống câu hỏi trong văn lập luận giải thích cần được hiểu:
Đối với người cần được giải thích thì câu hỏi sẽ là: Nghĩa là gì? bao gồm những gì?
như thế nào? tại sao? Và chỉ khi giải đáp được những câu hỏi đó thì mới có thể tìm

hiểu được đối tượng. Người hiểu biết cần giải đáp cho người khác hiểu những câu
hỏi dạng đó.
Với một bài tập làm văn, người làm văn cần thực hiện cả hai nhiệm vụ của
người hỏi và người trả lời. Ở cương vị người cần tìm hiểu, phải biết đặt lấy những
câu hỏi để tìm hiểu cho phù hợp, đầy đủ. Còn ở cương vị người giải thích, cần phải
tìm hiểu mọi lí lẽ để giảng giải, trả lời đầy đủ, rõ ràng những câu hỏi ấy.
Câu hỏi trong bài nghị luận giải thích có ba nhóm, mỗi nhóm sẽ có ý nghĩa nhất
định (Minh hoạ trong 2 tiết: 104 và 107- Ngữ văn 7- kì II)
Ví dụ 4: Đề bài: Giải thích thế nào là Lòng khiêm tốn (mục 3- I) và Giải thích
câu tục ngữ “ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” (Mục I)
Nhóm Lòng khiêm tốn nghĩa là gì?
Câu hỏi để giảng giải nghĩa của
câu
(Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống từ ngữ, hình ảnh nằm trong
10


hỏi 1

một cách nhún nhường, luôn hướng về
phía tiến bộ, tự khép mình vào những
khuôn thước của cuộc đời, không
ngừng học hỏi…)
Đi một ngày đàng có nghĩa là gì?
Học một sàng khôn là gì?(Giải thích
từ đi, học, đàng, sàng khôn, một ngày
đàng, một sàng khôn)

những câu nói, câu tục ngữ. Vì
vậy, hỏi từ đó mà ra

*Vấn đề cần giải thích
(Nêu khái niệm). Các câu hỏi
thường là : Nghĩa là gì?

Nhóm Vì sao cần phải có lòng khiêm tốn?
câu
(Cuộc đời là cuộc đấu tranh bất tận,
hỏi 2 mỗi cá nhân chỉ như một hạt cát bé nhỏ
giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của
mỗi người không thể so sánh với cả xã
hội. Vì thế cần học nữa, học mãi, và
Ví dụ đặc biệt, cần phải khiêm tốn học hỏi)
Tác dụng của lòng khiêm tốn ?
Lòng khiêm có ý nghĩa nào trong
cuộc sống ?
Vì sao cần phải Đi một ngày đường?
đi như vậy có tác dụng gì trong cuộc
sống?
(Đi nhiều, giao hoà với đời sống sẽ học
hỏi được nhiều điều bổ ích, tích luỹ
được nhiều tri thức để trưởng thành, là
dịp kiểm nghiệm, ứng dụng những tri
thức vào đời sống…)
Nhóm Chúng ta phải làm gì, làm như thế
câu
nào để luôn giữ được lòng khiêm tốn?
hỏi 3
(Luôn luôn tự hoàn thiện mình, biết
mình, hiểu người, không tự ti trước
Ví dụ những thành công của người khác…)

Đói lập với lòng khiêm tốn là gì?

Nhóm câu hỏi 2 giải thích tầm
quan trọng của vấn đề với cuộc
sống. Thường là nhóm câu hỏi
Vì sao? Có tác dụng gì? ý
nghĩa đối với cuộc sống?.
Đây là câu hỏi quan trọng nhất,
tìm ra lí lẽ để giải thích đựơc
nguyên nhân để tìm ra bản chất
của vấn đề

Ví dụ

Đây là câu hỏi hướng người
đọc suy nghĩ và hành động
đúng theo vấn đề đã đưa ra.Đây
là câu hỏi liên hệ, nâng cao vấn
đề.
Thường là câu hỏi : Phải làm
11


(Đối lập với lòng khiêm tốn là tính tự cao, gì? Làm như thế nào?
tự đại, luôn cho mình là hơn người, hơn đời, đối lập với hiện tượng, vấn đề
khác đời…)
nêu ra là gì?
Chúng ta cần phải học hỏi những gì?
Học như thế nào khi đã đi ra? Người không
chịu đi ra để học hỏi là người như thế nào?

Nhìn lên hệ thống câu hỏi trong mỗi nhóm ở bảng trên, bài nghị luận giải thích
sẽ sâu sắc, chặt chẽ hơn. Bài viết chỉ minh hoạ một số câu hỏi và lời giải đáp đơn
giản. Nếu học sinh tự nghĩ ra và trả lời được các nhóm câu hỏi đó, vận dụng vào
yêu cầu của từng đề. Tôi tin là sẽ rất tốt, sẽ khởi sáng cho việc dạy kiểu bài này
ngay từ lớp 7 và quá trình học văn nghị luận sau này.
Trong cuộc sống, không chỉ biết công nhận mà khi đứng trước một vấn đề mới,
chúng ta phải tự hỏi: Tại sao, vì sao? Và tự tìm ý kiến lí lẽ để giải thích. đó là thao
tác tư duy, là phương pháp, là tư tưởng để phát hiện mọi vấn đề, mọi hiện tượng
trong cuộc sống và đó cũng là đích của bài văn nghị luận giải thích.
3.2. Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận giải thích.
Sau khi đã xác định được các nhóm câu hỏi, ý nghĩa của các nhóm câu hỏi đó,
giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài cần tuân thủ các bước sau:
Qui trình làm một bài văn nghị luận giải thích, về cơ bản cũng tương tự như
qui trình làm một bài văn nghị luận chứng minh mà ta đã từng học tiết 86. Tuy
nhiên, ở kiểu bài này, vẫn có những đặc thù riêng, thể hiện ngay trong từng bước,
từng khâu
Trong bài viết này, ta tiếp tục minh hoạ bằng đề bài trong tiết 107- Giải thích
câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” và một số đề bài khác như :
Giải thích ý nghĩa của câu nói : “Sách mở ra trước mắt tôi một chân trời mới”- M.
Go-Rki. Giải thích câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”…
3.2.1. Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý :
Tìm hiểu đề và tìm ý là việc làm không thể thiếu được trong mỗi quá trình tạo
lập văn bản. Nếu không tìm hiểu đề, người viết sẽ thường rơi vào tình trạng lạc đề,
xa đề hoặc thiếu nội dung đề yêu cầu. Nếu hiểu chưa hết ý đề bài ra, hiểu tường tận
từng câu chữ có trong đề bài, e rằng bài viết sẽ non kém ý. Với kiểu bài nghị luận
giải thích, việc tìm hiểu đề và tìm ý cần thận trọng, kĩ hơn, xác định đúng hướng
hơnố với các kiểu bài khác
12



Nếu với đề bài giải thích câu tục ngữ “Đi …khôn” mà chỉ giải thích tập trung
làm cho người đọc hiểu rõ việc đi của con người thì sẽ chỉ nêu được một mặt của
vấn đề. Vì hiểu đúng nghĩa của từ đi ở đây là việc ra đi, thoát khỏi luỹ tre làng để
tìm hiểu, tìm tòi, học hỏi những điều hay, việc làm tốt trong thiên hạ .
Hay, với
đề bài giải thích ý nghĩa của câu nhận định, câu nói của nhà văn lớn như thế nào
cho rõ vấn đề cốt lõi là “Tác dụng của việc đọc sách”, và ý nghĩa của vấn đề thuộc
đạo lí con người, truyền thống dân tộc (đề3)…không phải là dễ. Người làm cần xác
định tư liệu cần có để giải thích ngay trong việc tìm hiểu đề và tìm ý. Vậy, chúng ta
cần xác định xem trong đề bài vấn đề nghị luận cần hiểu đúng là gì? Có những mặt,
những khía cạnh nào? ý nghĩa là gì? nếu không nắm vững những điều cơ bản đó,
chắc chắn người viết sẽ lạc đề, xa đề chẳng hạn như lạc sang loại đề lập luận chứng
minh, vì chứng minh dễ thực hiện hơn giải thích.
3.2.2. Rèn kĩ năng lập dàn ý cho bài văn lập luận giải thích.
Về cơ bản, dàn ý của bài văn nghị luận giải thích cũng giống như qui trình một
bài văn khác. Nhưng người viết xin lưu ý để đồng nghiệp thấy rõ những điểm khác
cơ bản trong từng phần (đặc biệt là phần thân bài) vì hệ thống câu hỏi ngầm, những
vấn đề trả lời cho hệ thống câu hỏi đó khác một số kiểu bài khác, ứng với phần nào,
đoạn nào của thân bài? và như thế nào để giải thích tường tận vấn đề? Dưới đây là
một số ví dụ minh hoạ cho những tiết dạy kiểu bài nghị luận giải thích, tập trung ở
các tiết dạy cách làm, luyện tập cách làm văn nghị luận giải thích.
Ví dụ 5- Đề bài : Xin minh hoạ bằng một số bài lập luận giải thích như sau:
1. Tục ngữ có câu “ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích.
2. Giải thích câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.
3. Hãy giải thích ý kiến của M.Go- Rki về việc đọc sách “Sách mở ra trước mắt tôi
những chân trời mới”.
Ba đề bài trên thuộc ba dạng của kiểu bài lập luận giải thích. Chúng ta tiến
hành lập dàn ý như sau:

Các

Đề 1
Đề 2
Đề 3
phần
Mở
Khẳng định sự cần thiết - Khẳng định sự giản - Khẳng định nhu cầu
bài
và vai trò to lớn của việc dị mà có sức giáo dục đọc sách của mỗi con
13


đi vào cuộc sống để mở cao của câu tục ngữ. người.
mang hiểu biết qua câu - Xác định vấn đề - Đưa vấn đề cần giải
tục ngữ : “Đi…khôn”.
đạo lí tốt đẹp được thcíh trong câu nói của
vận dụng, nhắc nhở M.GK.
trong câu tục ngữ.
Thâ Cần đặt ra và trả lời cho - Giải thích khái I- giải thích câu nói của
n bài những câu hỏi : Đi một niệm: Uống nước (Là M.G-Ki
ngày là đi đâu? Một sự thừa hưởng thành 1. Sách là gì?
sàng khôn là gì? Vì sao quả).
2 Sách mở rộng những
lại đi một ngày đàng, - Nguồn: Nơi xuất chân trời mới
học một sàng khôn? Đi phát
của
dòng A Sách giúp ta hiểu biết
như thế nào? học ra sao? nước( Nghĩa đen), mọi lĩnh vực
những người làm ra b. Sách giúp ta vượt
thành quả (bóng)
không gian, thời gian

- ý nghĩa chung của II. Vì sao cần phải đọc
(Những dẫn chứng minh câu tục ngữ
sách
hoạ)
- Giải thích vì sao III. Phải làm gì để
uống nước cần phải thông qua sách có thể
nhớ nguồn
mở được chân trời mới
- Nhớ nguồn cần phải (dẫn chứng)
thể hiện như thế nào
(Dẫn chứng minh
hoạ)
Kết
Cần đặt ra câu hỏi và trả - Khẳng định lại câu - Khẳng định lại vai trò
bài
lời: Câu tục ngữ có ý tục ngữ là lời khuyên của việc đọc sách.
nghĩa nào? lời khuyên tốt từ bao đời nay.
- Liên hệ bản thân.
gì? có bài học ?
- Là đạo lí, là nhân
cách sống của mỗi
con người.
- Liên hệ bản thân.
Từ bảng hệ thống cách lập dàn ý cho kiểu bài lập luận giải thích nói trên, ta
có thể rút ra việc lập dàn ý tương đối giống các kiểu bài khác. Nhưng phần thân bài
hơi khác, đó là:
14


Cần giải thích từng nội dung, khía cạnh của vấn đề bằng cách vận dụng lí lẽ và

dẫn chứng tiêu biểu, chính xác theo một trình tự hợp lí:
- Luận điểm 1: Thường trả lời các câu hỏi: Như thế nào? Có ý nghĩa gì ?
- Luận điểm 2: Thường trả lời cho các câu hỏi: Tại sao? Vì sao?
- Luận điểm 3: Trả lời cho các câu hỏi: Phải làm gì ?
( Mỗi luận điểm thường có các luận cứ bao gồm lí lẽ và dẫn chứng minh hoạ )
3.2.3. Rèn kĩ năng dựng đoạn cho bài văn lập luận giải thích.
Phương pháp dựng đoạn của bài văn giải thích cũng gần giống như các kiểu bài
khác vì phải có nhiều đoạn khác nhau. Mỗi đoạn văn giải thích một vấn đề cụ thể,
một khía cạnh của vấn đề (tương ứng với một luận điểm). Có đoạn nhằm giải nghĩa
để trả lời cho câu hỏi: Như thế nào? Tại sao? Nhưng khi dựng đoạn văn lập luận
giải thích cần chú ý:
+ Các đoạn văn trong bài văn giải thích phải đồng hướng và liên kết với nhau
một cách chặt chẽ. Nghĩa là mọi lí lẽ đưa ra trong từng đoạn phải cùng hướng về
luận đề, đảm bảo sự thống nhất.
+ Cách trình bày trong từng đoạn văn cần thay đổi cách lập luận. Có thể lập luận
theo kiểu diễn dịch hay qui nạp, nêu phản đề… là tuỳ thuộc vào khả năng của từng
người làm. Chúng ta minh hoạ các đoạn văn cần triển khai trong phần thân bài cho
một đề bài cụ thể như sau:
Ví dụ 6 : Hãy giải thích câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” ( Đề bài 2)
Đoạn 1:Theo nghĩa đen, nguồn là nơi bắt đầu của dòng nước. Còn nghĩa bóng,
nguồn là ẩn dụ về công lao tạo lập nên những thành quả của người đi trước dành
cho các thế hệ sau. Nước có nguồn nên uống nước hiểu theo nghĩa bóng là thừa
hưởng thành quả mà người đi trước, thế hệ trước để lại. Câu tục ngữ mượn mối
quan hệ khăng khít giữa nguồn và nước trong tự nhiên để nói với chúng ta một cách
triết lí về lẽ sống: Khi hưởng thụ thành quả nào đó, người ta phải nhớ ơn, đền ơn
xứng đáng cho những người đã đem lại thành quả cho mình
Đoạn 2: (Nhắc lại ý đã khẳng định, chốt lại ở đoạn 1 và mở rộng vấn đề đang
nói ở trên)Triết lí sống Uống nước nhớ nguồn là hoàn toàn đúng đắn. Lẽ thường,
khi hưởng thụ một thành quả, người ta thường quên đi sự khó nhọc của những
người đã làm nên thành quả ấy. Chính vì thế, người lao động xưa đã chọn thời điểm

“ Bưng bát cơm đầy- thời điểm của sự hưởng thụ để cất lên tiếng nhắn nhủ thật
thấm thía: Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
15


Đoạn 3: Triết lí uống nước nhớ nguồn trở thành đạo lí của mọi người, đó là dạy
cho con người lòng biết ơn. Câu tục ngữ trở thành quan niệm nhân sinh cao cả…
(Nâng cao vấn đề đang giải thích).
(Mỗi đoạn văn được trình bày nối tiếp ý của nhau, ý nọ được nâng cao lên bằng
ý kia, tạo nên bài văn hoàn chỉnh, làm rõ vấn đề nghị luận. Các đoạn trong bài đều
hướng vào một luận đề: Uống nước cần phải nhớ nguồn đảm bảo sự thống nhất,
chặt chẽ, lo- gíc. Cách trình bày lí lẽ trong từng đoạn văn theo kiểu lập luận khác
nhau làm cho bài văn sinh động và lôi cuốn người đọc, người nghe hơn).
3.2.4. Rèn kĩ năng đưa dẫn chứng trong bài văn lập luận giải thích.
Dẫn chứng là bản chất của văn lập luận chứng minh. Trong văn lập luận chứng
minh, dẫn chứng phải được phân tích đầy đủ để làm sáng tỏ một khía cạnh của vấn
đề cần phải chứng minh. Vậy, văn giải thích có cần dẫn chứng không ?
Trong văn giải thích, lí lẽ là linh hồn, là bản chất, văn giải thích cũng cần có
dẫn chứng, nhưng không phân tích dẫn chứng, mà như một vẻ thoáng qua, chỉ gợi
mà thôi. Vì thực tế, nếu cứ chú ý việc đưa dẫn chứng vào bài làm, dẫn chứng sa đà,
để dẫn chứng lấn át lí lẽ, sẽ dẫn đến tình trạng lạc kiểu bài- biến văn giải thích
thành bài văn chứng minh
Ví dụ 7: Khi giải thích câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” ở đoạn khẳng
định triết lí đúng đắn đó chỉ cần đưa một số dẫn chứng như :
Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Hay :
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Không thầy đố mày làm nên.
Lấy tục ngữ, ca dao để dẫn chứng cho việc giải thích tục ngữ, ca dao là sáng

suốt. Nhưng chỉ nêu ra mà không cần phân tích. Ví bản chất nội dung của chính
những câu đó đã nói lên vấn đề ta đang giải thích.
Còn khi viết đến đoạn nâng cao triết lí này thành quan niệm nhân sinh, giá
trị nhân văn cao đẹp… thì nên lấy câu nói của Bác Hồ khi cùng các chiến sĩ đi
thăm đền Hùng: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng
nhau gĩư lấy nước”. Dẫn chứng này có giá trị khẳng định, thuyết phục người đọc về
quan điểm, lập trường của người viết khi quan niệm câu tục ngữ trở thành quan
niệm nhân sinh cao đẹp. Hay tìm thêm vài dẫn chứng theo sự hiểu biết của bản thân
như: Biết ơn các thương binh liệt sĩ đã đổ xương máu để giữ hoà bình, chúng ta có
16


ngày 27/7. Nguyễn Trãi ăn lộc Vua nhưng lại tâm niệm : “Đền ơn kẻ cấy cày”. Trần
Đăng Khoa biết từ những khó nhọc của cha mẹ để thầy hơn trách nhiệm của mình:
“áo mẹ bạc màu, đầu mẹ nắng cháy tóc, mẹ ngày đêm khó nhọc, con chưa ngoan,
chưa ngoan…”
Cần lập luận lại vấn đề bằng cách dùng dẫn chứng để giải thích thêm sâu sắc.
Ví dụ: “Trong thực tế, không phải không có những kẻ vô ơn, thậm chí quay lưng lại
phản bội những người từng có công lao với mình . Đó là những kẻ ích kỉ, giả dối
như Lí Thông trong chuyện cổ tích “Thạch Sanh”.
Như vậy, việc chọn lựa dẫn chứng trong bài nghị luận giải thích cần phù hợp
với từng đề bài. Dẫn chứng tuy ít hơn trong bài lập luận chứng minh nhưng phải
làm rõ thêm cho vẫn đề cần giải thích. Có các dẫn chứng ngược chiều để tăng tính
thuyết phục cho vấn đề nghị luận. Đó cũng là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lập luận
giải thích và chứng minh, trong giải thích có chứng minh và trong chứng minh có
giải thích.
IV. HIỆU QUẢ:
Sau một năm thực hiện áp dụng sáng kiến vào việc dạy ngữ văn 7, trao đổi
kinh nghiệm với đồng nghiệp trong tổ bộ môn, đến nay đã thu đựơc kết quả đáng
kể cả phía người dạy và cả phía người học.

Phía người dạy: Nắm chắc hơn về kiểu bài nghị luận giải thích áp dụng cho
học sinh lớp 7. Khi dạy lập luận giải thích cần sử dụng phương pháp giải thích
bằng cách chia nhóm câu hỏi ở ba tầng bậc từ đơn giản đến phức tạp vấn đề. Lấy
dẫn chứng phù hợp, đan xen, tránh phân tích kĩ dẫn chứng. Chú ý nhiều hơn lí lẽ vì
đó mới là bản chất của giải thích.
Phía người học: Biết vận dụng lý thuyết kiểu bài vào thực hành tạo lập văn bản
nghị luận giải thích. Biết cách chia nhóm câu hỏi trong mỗi bài lập luận giải thích
để làm bài. Thực tế, khi các em biết chia nhóm câu hỏi cũng đồng nghĩa với việc
biết trả lời câu hỏi, sẽ dễ dàng lập luận hơn.
Bên cạnh đó, học sinh hiểu rõ việc đưa dẫn chứng có chọn lọc vào bài văn nghị
luận giải thích sẽ càng tăng thêm tính thuyết phục của bài viết.
Sau một thời gian nghiên cứu, áp dụng những biện pháp cụ thể nêu trên cho
học sinh khối 7 - Trường THCS Phúc Thịnh, tôi thấy ngày càng tự tin, đáng mừng
về hướng đi của mình. Bản thân tôi vững vàng hơn về phương pháp, cách thức tiến
hành. Kỹ năng làm văn nghị luận giải thích của học sinh ngày càng có kết quả tốt.
17


Học sinh tự giác, hứng thú trong giờ luyện tập. Bài viết của các em đủ ý, sâu sắc,
dẫn chứng tiêu biểu, phong phú, hành văn trôi chảy hơn. Cùng với kỹ năng viết bài
văn nghị luận giải thích đúng, nhiều em đã vươn lên viết hay, có sức thuyết phục
cao. Các em không còn ngại học những tiết Tập làm văn nói chung, kiểu bài nghị
luận nói riêng.
Kết quả bài kiểm tra bài viết Tập làm văn số 6- khối 7 (Năm học 2016 –
2017) Trường THCS Phúc Thịnh cụ thể như sau:
Năm học
2016-2017
Tổng

Lớp Sĩ

Giỏi
Khá
%
SL
%
số SL
7A 29
4
14
11
38
7B 31
2
6
12
39,0
60
6
10
23
38
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trung bình
SL
%
12
41
14
45

26
43

Yếu
SL
2
3
5

%
7
10
9

I. KẾT LUẬN
Nghị luận giải thích là một trong các kiểu bài của văn nghị luận. Nghị luận ở
chương trình ngữ văn lớp 7 chỉ dùng lại ở hai kiểu cơ bản: Giải thích và chứng
minh. Hai kiểu bài tuy khác nhau ở bản chất nhưng có những điểm giống nhau và
hỗ trợ nhau. Học sinh lớp 7 có thể làm một bài nghị luận chứng minh dễ dàng
nhưng với lập luận giải thích thì không đơn giản. Lập luận giải thích đòi hỏi người
viết phải nắm rõ bản chất của vấn đề, tránh mơ hồ, chàng màng. khi chưa hiểu thì
cũng khó giải thích cho người khác hiểu. Người học không thể làm bài nghị luận
dạng này một cách gượng ép mà cần có tri thức nhất định về khá nhiều mặt: đạo
đức xã hội, con người, cuộc sống và cả những điều phức tạp hơn như danh ngôn,
chân lí…đối với cấp học THCS và đặc biệt là với trình độ lớp 7, thường chỉ gặp ở
vấn đề giải thích đơn giản như: Đạo đức, truyền thống, vấn đề môi trường, những
tấm gương người tôt, việc tốt…đã được tích hợp ở các văn bản đã học như tục ngữ,
ca dao, các vấn đề đơn giản khác mà các em đã từng nghe, đọc, hiểu.
Kiểu bài giải thích như đã trình bày ở trên yêu cầu người dạy và học hiểu rõ
bản chất của văn nghị luận nói chung, nghị luận giải thích nói riêng. Nắm được yêu

cầu của kiểu bài, từ đó tìm ra phương pháp làm bài hữu hiệu, đạt được đúng yêu
cầu của kiểu bài. Linh hoạt trong từng khâu làm bài, kết hợp với nghị luận chứng
minh để giải thích thêm sáng tỏ.
18


Khi gii thớch cn trỡnh by theo ba nhúm cõu hi theo trỡnh t (nh ó trỡnh
by trong bi). a dn chng phự hp, chn lc, ngc chiu tng tớnh thuyt
phc.
II. KIN NGH
- Nờn t chc tho lun, chia s kinh nghim cụng tỏc vit SKKN giỏo viờn lm
SKKN cú tớnh thc tin v hiu qu hn.
- Nhà trờng bố trí máy chiếu hợp lí hơn để những giờ học Tp
lm vn của học sinh đợc hiệu quả.
- Th viện nhà trờng đầu t các loại sách tham khảo về phân môn
Tp lm vn, c bit l phn vn ngh lun.
- Thng xuyờn t chc cỏc chuyờn v i mi phng phỏp dy hc tớch cc
giỏo viờn cú c hi trao i, tho lun kinh nghim dy hc tt hn.
XC NHN CA TH
TRNG N V

Thanh Húa, ngy 09 thỏng 03 nm 2017
TễI XIN CAM OAN Y L SKKN CA TễI,
KHễNG SAO CHẫP CA NGI KHC

Ngi thc hin

Hong Vn Minh

DANH MC CC SKKN C XP LOI

- Nm hc 2006-2007: c Hi ng khoa hc ngnh xp loi B cp tnh
vi ti: "S dng tranh nh trong dy hc cm VBND lp 9"
- Nm hc 2010-2011: c Hi ng khoa hc ngnh xp loi C cp tnh
vi ti Rốn luyn k nng lm bi ngh lun v tỏc phm truyn trong chng
trỡnh ng vn 9
19


- Năm học 2012-2013: có SKKN xếp loại A cấp huyện với đề tài: "Sủ dụng
tranh ảnh trong dạy học tích hợp bảo vệ môi trường cụm văn bản nhật dụng ngữ
văn 8"
- Năm học 2014-2015: có SKKN xếp loại B cấp huyện với đề tài "Kĩ năng
sử dụng từ ngữ trong dạy học tác phẩm truyện ngữ văn 9- tập 1 ở Trường THCS
Phúc Thịnh".

20



×