SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
MỘT VÀI KINH NGHIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG
HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN THCS
ĐỐI VỚI KIỂU BÀI BIỆN PHÁP TU TỪ
Người thực hiện:
Lê Thị Nga
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Trần Mai Ninh
SKKN thuộc môn:
THANH HOÁ NĂM 2017
Ngữ văn
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
MỤC LỤC
1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2
2
2. Mục đích nghiên cứu
3
3. Đối tượng nghiên cứu
4
4. Phương pháp nghiên cứu
4
PHẦN 2. NỘI DUNG
5
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG
5
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHẦN 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
8
9
18
19
1. Kết luận
19
2. Kiến nghị
19
Tài liệu tham khảo
20
Danh mục các đề tài SKKN đã được đánh giá
21
2
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ở nhà trường THCS, môn Ngữ văn vai trò rất quan trọng trong việc hình
thành nhân cách và những phẩm chất, tư duy cho học sinh, góp phần đáp ứng
những yêu cầu của thời đại trong mục tiêu đào tạo con người. Là một môn học
thuộc nhóm khoa học xã hội, môn Ngữ văn có tầm quan trọng trong việc giáo
dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời cũng là môn học
thuộc nhóm công cụ, môn Ngữ văn còn thể hiện rõ vị trí, đặc trưng của bộ môn
trong mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực
tới các môn học khác và ngược lại. Để có được một học sinh yêu thích, đam mê
và thực sự giỏi văn chương là một việc không dễ. Bồi dưỡng nhân tài nói chung,
đào tạo học sinh giỏi văn nói riêng là công việc vô cùng quan trọng và thiêng
liêng của người giáo viên dạy văn trong nhà trường hiện nay. Công việc ấy, đòi
hỏi ở tài năng tâm huyết, trách nhiệm và phụ thuộc ở kinh nghiệm phát hiện, lựa
chọn và năng lực giảng dạy của người giáo viên dạy văn. Học sinh giỏi văn
chính là nguồn nhân lực tương lai của các ngành khoa học xã hội và nhân văn.
Đào tạo học sinh giỏi văn đúng nghĩa là công việc vô cùng khó, việc phát hiện
học sinh giỏi có tố chất văn càng không phải chuyện dễ trong ngày một ngày
hai. Có người ví rằng: “ chuyện người thầy phát hiện học sinh giỏi văn chẳng
khác công việc của người trồng hoa, chơi cây cảnh”. Bông hoa đẹp bởi bàn tay
chăm sóc, tỉa tót, uốn nắn của người trồng. Quan trọng hơn, đôi mắt của người
trồng phải thấy được thế cây, kiểu dáng, biết chọn dáng đẹp, biết làm cho hoa
khoe sắc rực rỡ đúng kì. Nói như thế cho thấy công việc phát hiện, bồi dưỡng
học sinh giỏi văn là một kì công của người dạy văn.
Hàng năm, qua các kì thi học sinh giỏi thành phố, tổ văn nói chung và bản
thân tôi nói riêng ngày càng gặt hái được những thành công đáng kể. Song đáng
tiếc là số học sinh tham gia thi và đạt giải môn văn có năm còn khiêm tốn. Điều
này có nguyên nhân từ cả hai phía. Trước hết là từ phía người thầy. Do phải bám
sát thực hiện theo phân phối chương trình, người thầy không có điều kiện đầu tư
về chiều sâu trong việc cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm học sinh
giỏi. Thời gian dành cho việc tập trung bồi dưỡng cũng không nhiều (thường
3
những em được chọn đi thi học sinh giỏi chỉ được tập trung bồi dưỡng trong một
thời gian rất ngắn). Về phía học sinh, “nhân tài” về văn vốn đã hiếm, các em lại
phải học nhiều môn nên việc đầu tư tự bồi dưỡng môn văn không được nhiều,
quyết tâm đạt giải của các em lại chưa cao, môi trường học tập thực sự chưa
tốt...
Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII : “Cùng với khoa học và công nghệ,
giáo dục - đào tạo là quyết sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài”. Để bồi dưỡng được nhân tài đặc biệt là môn văn thì cả
người “dạy” và người “học” đều phải tăng cường phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo, tự học trong hoạt động học tập của học sinh. Với ý nghĩa ấy, việc
phát hiện, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn ngữ văn trở thành
nhu cầu cần thiết không thể thiếu trong quá trình dạy học của giáo viên và chiến
lược phát triển của nhà trường.
Để có được một học sinh giỏi văn, ngoài năng lực, tố chất của học sinh
còn cần có vai trò, trách nhiệm, niềm đam mê, nhiệt huyết của người thầy là
điều kiện không thể phủ nhận được. Trải qua quá trình dạy học, tham gia bồi
dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS, nhận thấy khả năng, năng lực tiếp nhận
kiến thức và tạo lập văn bản ở học sinh vẫn còn nhiều hạn chế... Đặc biệt, kiểu
bài biện pháp tu từ nằm trong cấu trúc đề thi học sinh giỏi. Là một giáo viên đã
nhiều năm tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tôi đã nắm bắt được tình
hình này, tôi nhận thấy cần quan tâm tới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ
văn trong đó có kiểu bài biện pháp tu từ.
Từ những vấn đề trên, trong phạm vi giới hạn bài viết mang tính chất
“trao đổi kinh nghiệm cá nhân” tôi chỉ đề cập đến vấn đề “Một vài kinh nghiệm
về phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn THCS đối với kiểu bài
biện pháp tu từ”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nhằm nghiên cứu phương pháp dạy học tốt phương pháp bồi dưỡng
giỏi môn ngữ văn THCS đối với kiểu bài biện pháp tu từ. Bản thân tôi mong
muốn đóng góp một số kinh nghiệm để tìm ra biện pháp thiết thực, khả thi nhất,
4
mục đích của đề tài giúp học sinh không những hiểu đúng các biện pháp tu từ
mà còn giúp các em yêu thích môn Ngữ văn hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đội tuyển học sinh giỏi của thành phố Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp chủ yếu khảo sát, nắm bắt tình hình thực tiễn và đúc rút kinh
nghiệm thực tiễn giảng dạy hàng năm để tìm ra giải pháp chung.
5
PHẦN 2. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trong tác phẩm văn học, các hình thức tu từ nằm trong lớp ngôn từ nghệ
thuật có chức năng biểu đạt nội dung của tác phẩm văn học.
1. Các hình thức tu từ ngữ âm:
Là những cách phối hợp sử dụng khéo léo các âm thanh đem đến cho phát
ngôn ( thường là văn bản thơ) một cấu thanh nhất định, nhằm tạo ra những giá
trị tượng thanh, tượng hình, biểu cảm.
Các hình thức tu từ ngữ âm xuất hiện chủ yếu trong văn bản thơ thể hiện
qua điệp phụ âm đầu, điệp vần, điệp thanh, nhịp điệu, âm hưởng, hài âm...tạo
nên đặc trưng rất riêng ở thơ: tính nhạc tràn đầy.
2. Các hình thức tu từ từ vựng:
Là tên gọi thứ hai mang màu sắc tu từ của sự vật, hiện tượng.Các hình
thức tu từ từ vựng chủ yếu: ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, so sánh tu từ, nói quá, nói
giảm nói tránh.
3. Các hình thức tu từ cú pháp:
Là cách nói phối hợp sử dụng các kiểu âm, kiểu câu nhằm đem lại ý nghĩa
biểu cảm, cảm xúc cho những mảnh đoạn của lời nói do chúng cấu tạo nên.
Các hình thức tu từ cú pháp: Điệp ngữ; đổi trật tự cú pháp;Liệt kê; câu hỏi
tu từ.
4. Vị trí các hình thức tu từ trong tác phẩm văn học:
Các hình thức tu từ tiếng Việt rất phong phú và việc vận dụng sáng tạo ở
từng bài văn, bài thơ của từng tác giả rất đa dạng linh hoạt nhưng có thể hiểu nó
ở hai vị trí sau:
a. Các hình thức tu từ xuất hiện với tư cách là những biện pháp nghệ
thuật:
Tác phẩm văn chương là hành vi sáng tạo là kết quả của ý đồ sáng tác của
việc vận dụng những thủ pháp tu từ. Với tư cách là những biện pháp nghệ thuật,
các hình thức tu từ thể hiện sự sử dụng từ, phối hợp từ, câu một cách chọn lọcsáng tạo, theo ý đồ sáng tác của nhà văn nhằm đem lại cho tác phẩm những giá
trị có tính biểu trưng lớn về nội dung và tính thẩm mĩ về mặt nghệ thuật.
6
Các hình thức tu từ xuất hiện trong tác phẩm văn học với tư cách là những
biện pháp nghệ thuật bởi nó không có mục đích tự thân mà chỉ phân tích nội
dung và hình thức trong tác phẩm thì giá trị của chúng mới thể hiện rõ.
b. Các hình thức tu từ xuất hiện trong tác phẩm văn học với tư cách là
những mã ngôn ngữ nghệ thuật.
Trong tác phẩm văn học, các hình thức tu từ chính là sự vận dụng ngôn
ngữ một cách có nghệ thuật nhằm đạt hiệu quả cao về mặt thẩm mĩ.
Các hình thức tu từ với tư cách là những mã ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện
ở phương tiện biểu hiện nhằm khiêu gợi liên tưởng, tưởng tượng qua sáng tác
nghệ thuật mà chỉ khi khám phá, phân tích tác phẩm nó mới được giải mã. Do
đó “ để hiểu lời văn nghệ thuật như là hình thức của tác phẩm, chẳng những phải
hiểu các phương tiện ngôn từ được tác giả sử dụng, nhận ra chính xác nội dung
và hình thức của chúng mà còn phải lí giải sự tổ chức của chúng phù hợp với các
nguyên tắc tư tưởng- thẩm mĩ của tác giả. Chỉ như vậy mới thâm nhập được vào
cái hồn thâm thuý của văn chương, thưởng thức cái hay cái đẹp của nó”.
Khả năng mã ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện ở tính hình tượng. Bởi “ đặc
điểm diễn đạt của ngôn ngữ văn chương tận dụng tất cả các biện pháp tu từ của
ngôn ngữ dân tộc để sáng tạo hình tượng”.
5. Các hình thức tu từ là cách thức sử dụng ngôn ngữ biểu đạt nội dung
một cách hiệu quả:
Các hình thức tu từ là cách dùng từ, câu bóng bẩy, giàu hình ảnh, gợi cảm
thể hiện rõ giá trị to lớn của chúng đối với nội dung. Đó là tính chính xác, giá trị
hình tượng, giá trị thẩm mĩ và mang phong cách nhà văn.
a. Mang tính chính xác:
Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là ngôn ngữ gợi ra những tập hợp
không sao kể xiết, là ngôn ngữ “ Làm sống dậy các động tác sự vận động đầy ý
nghĩa của sự vật trong những thời khắc nhất định ”chính là nhờ các hình thức tu
từ, nó đã vẽ đúng được một nét sinh động của đối tượng theo như quan niệm của
tác giả.
7
Tính chính xác của hình thức tu từ biểu hiện một cách đúng đắn nhất cái
hiện thực mà nhà văn muốn diễn tả, cái tư tưởng tình cảm mà nhà văn muốn gửi
gắm.
b. Mang giá trị hình tượng:
- Tác phẩm nghệ thuật dù thuộc loại hình nào đi nữa cũng đều tác động
bằng hình tượng và hình tượng bao giờ cũng đến với người tiếp nhận bằng con
đường cảm quan nội tại, thông qua một cái nhìn thấy bên trong tạo nên những
rung động, những tác dụng thẩm mĩ nhất định.
- Các hình thức tu từ bằng nội dung ngữ nghĩa của từ, của câu trong việc
kết hợp sử dụng ngôn từ trong tác phẩm có thể biểu hiện thực tại tới tận những
chi tiết, những sắc thái tinh vi, tế nhị nhất, do đó lại tạo cho hình tượng văn học
nhiều khả năng to lớn, có thể dựng lại cuộc sống trong cả chiều rộng lẫn chiều
sâu.
- Giá trị của các hình thức tu từ khi xây dựng hình tượng nghệ thuật thể
hiện ở tính tạo hình, biểu cảm.
+Tính tạo hình có sức gợi trong trí tưởng tượng, hình ảnh cái hiện thực
nhà văn muốn gửi gắm.
+ Tính biểu cảm làm rung động trong đời sống tâm hồn tình cảm của ngời
đọc những cảm xúc, tình cảm mà nhà văn muốn biểu hiện.
c. Mang giá trị thẩm mĩ:
- Các hình thức tu từ là cách dùng từ bóng bẩy, trau chuốt, là cách dùng từ
hay, câu hay vào trong tác phẩm nghệ thuật. Mà nói đến nghệ thuật là nói đến
cái đẹp. “ Cái đẹp là điều kiện không thể thiếu được của nghệ thuật, nếu thiếu
cái đẹp thì không có và không thể có nghệ thuật”.
- Giá trị thẩm mĩ của các hình thức tu từ không chỉ thể hiện ở ý nghĩa tinh
tế, mới mẻ có sức khơi dậy và tiếp sức cho những rung động từ cái đẹp.
d. Mang phong cách tác giả:
Cái riêng của tất cả các yếu tố trong sáng tác: lối nghĩ, lối cảm, lối thể
hiện những đặc điểm riêng trong cách sử dụng từ ngữ, ngữ pháp, thủ pháp nghệ
thuật đều mang đậm dấu ấn phong cách tác giả. Tìm ra được cái riêng của tác
giả tức là đã nhận ra giá trị nghệ thuật độc đáo theo quan điểm của nhà văn.
8
Vận dụng các hình thức tu từ vào sáng tác thể hiện cá tính sáng tạo của
nhà văn qua cách sử dụng từ ngữ một cách chọn lọc, khả năng kết hợp từ, câu
theo một cách nào đó. Vì vậy, ở một bình diện rộng các hình thức tu từ chính là
phong cách.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM
1. Thuận lợi:
- Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn đã được các tổ chuyên
môn, BGH nhà trường, phòng giáo dục quan tâm. Đặc biệt là sự lo lắng trăn trở
của các thầy cô giáo dạy môn Ngữ văn. Vì thế họ đã xác định được vai trò, trách
nhiệm trong công việc giảng dạy của mình.
- Đã có những học sinh, phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của
việc học văn có ý nghĩa rất thiết thực trong cuộc sống giao tiếp thời hiện đại và
đã có những học sinh đi thi HSG môn Ngữ văn đạt giải cao.
- Đặc biệt là năm học 2014-2015 Bộ GD-ĐT quyết định đưa môn ngữ văn
là một môn thi bắt buộc vào đại học thì phụ huynh, học sinh đã có xu hướng cho
con em học văn nhiều hơn.
- Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn
còn gặp khá nhiều những khó khăn.
2. Khó khăn:
- Do xu thế thời hiện đại là phát triển về kinh tế mà cơ cấu cho ngành
nghề môn Ngữ văn còn rất ít. Thậm chí khi các em đã tốt nghiệp môn Ngữ văn
ra trường thì không được tuyển dụng nên nhiều phụ huynh học sinh không muốn
cho con em mình và bản thân học sinh không muốn học văn. ( Ví dụ có nhiều
em dự thi đội tuyển hai môn và đã đỗ rất cao trong đội tuyển nhưng gia đình và
bản thân em lại không theo môn Ngữ văn trong khi có khả năng đi thi sẽ đạt giải
cao).
- Đại đa số học sinh ngại học văn vì luôn quan niệm học văn khổ và khi đi
thi ít đạt giải. Vì thực tế do đặc trưng bộ môn muốn học giỏi văn thì học sinh
không chỉ chăm chỉ chịu khó mà còn đòi hỏi phải có năng khiếu, tâm hồn, say
mê, ham thích học văn.
9
- Trong các nhà trường hiện nay công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn
Ngữ văn chưa được thực hiện đồng đều và triệt để trong khi đó công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn phải là một quá trình lâu dài nhưng lại chưa
được đào tạo có hệ thống mà chỉ gần khi đi thi mới thành lập đội tuyển để dạy
nên thời gian quát ít không đủ để bồi dưỡng học sinh.
- Bản thân giáo viên được giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi môn
Ngữ văn cũng chưa thật cố gắng nhiệt tình trong công việc, chưa thật sự có tâm
huyết và độ say trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn.
Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy và học tập môn văn ở trường THCS. Lâu
nay, giờ học văn trở thành nổi lo sợ, nặng nề về mặt tâm lí ở một số HS. Do các
em không thích học môn văn, lượng kiến thức của giờ văn nhiều, lại quá trừu
tượng so với tầm đón nhận và một số giờ dạy văn chưa thực sự lôi cuốn các em.
Bản thân là một giáo viên nhận thấy khi phân tích tác phẩm văn học chỉ
tập trung phân tích phần nội dung, không chú trọng đến mặt hình thức nghệ
thuật nhất là các hình thức tu từ ít được phân tích nên học sinh hiểu theo kiểu
diễn nôm, máy móc.Tôi thiết nghĩ, không chỉ riêng bản thân mà một số các đồng
nghiệp khác cũng mắc phải điều này, nhất là những đồng nghiệp non trẻ.
Chính vì những lí do trên mà trong những năm qua, kết quả thi học sinh
giỏi môn Ngữ văn còn rất nhiều hạn chế.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. GIẢI PHÁP CHUNG ĐỐI VỚI TỪNG HÌNH THỨC TU TỪ CỤ
THỂ :
1.1. Hình thức tu từ về từ : Hướng vào sự tạo hình, gợi cảm.
* So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá: GV dùng phương pháp tái hiện để
khai thác chúng. Dùng phương pháp này vào phân tích, GV nên có hướng gợi ý
cho HS liên tưởng, tưởng tượng. Nghĩa của ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá bao giờ
cũng mang nghĩa hình tượng, nghĩa bóng nên dùng phương pháp tái hiện nhằm
giúp HS ngoài cách biểu hiện nghĩa gốc, nghĩa cơ bản còn hiểu được ý nghĩa bổ
sung, ý nghĩa hình tượng của biện pháp ấy. Dùng phương pháp tái hiện, GV
phân tích cơ chế cơ bản trong việc sản sinh ra sức gợi tả là thông qua sức liên
10
tưởng mà tạo nên sự chuyển đổi nghĩa, dẫn dắt người đọc từ một nghĩa đầu tiên
bề ngoài đi đến những nghĩa khác bên trong.
Ví dụ 1 : Dùng phương pháp tái hiện vào phân tích hình ảnh ẩn dụ sau :
-“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”
(Từ ấy- Tố Hữu, Văn 8)
Hình ảnh ẩn dụ là : Bừng nắng hạ - mặt trời chân lí.
Dùng phương pháp tái hiện bằng cách : gợi hình ảnh cho học sinh hiểu
nghĩa gốc.
Bừng nắng hạ được hiểu như thế nào ?
Mặt trời chân lí hiểu ra sao ?
Gợi liên tưởng cho học sinh hiểu theo nghĩa hình tượng: Tác giả nói
trong thời điểm nào, lúc ấy xã hội ra sao? Mặt tời chân lí tượng trưng cho đường
lối lãnh đạo nào lúc bây giờ ?
Sau đó GV khái quát thành nghĩa của hai hình ảnh ẩn dụ như trên : Tôi
sáng suốt, minh mẫn khi bắt gặp ánh sáng soi đường dẫn lối của Đảng.
Ví dụ 2:
“ Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre
Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc có gì lạ đâu”
( Tre Việt Nam- Nguyễn Duy Ngữ Văn 7).
Ẩn dụ: Măng non được so sánh ngầm với thế hệ trẻ nhằm diễn tả măng
non là lớp kế tiếp cha ông, là mầm non của đất nước.
* Nói quá : Dùng phương pháp giảng nghĩa từ đối với biện pháp tu từ mày
GV hướng HS vào hiểu nghĩa của những sự vật hiện tượng và đem đối chiếu với
thực tế để rút ra ý nghĩa của cách dùng biện pháp này.
VD1 : Trong câu ca dao có sử dụng biện pháp nói quá.
-“Cày đồng đang buổi ban trưa”
GV cần giảng nghĩa mưa ruộng cày là như thế nào ? Trên cơ sở giảng
nghĩa “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” GV cho HS liên hệ với thực tế ở
ngoài đời sống để rút ra kết luận : ý nghĩa tác dụng của biện pháp này nhằm diễn
11
tả công việc cày đồng rất cực nhọc, người nông dân phải vất vả mới làm ra hạt
lúa, hạt gạo trắng thơm.
VD2: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ hết sức,
kẻ thì thuổng, người thì cuốc,...tình cảnh trông thật là thảm”.
( Tức nước vỡ bờ-phạm Duy Tốn, Ngữ Văn 8).
Cách nói quá này nhằm mô tả cảnh hộ đê đông đúc, hỗn loạn.
* Nói giảm - nói tránh : Dùng phương pháp xác định sắc thái tu từ để
phân tích ý nghĩa trong từ có quan hệ với phạm vi tình cảm - cảm xúc. Xác định
sắc thái tu từ, GV dựa trên cơ sở đối lập sắc thái trung hoà và sắc tu từ (ở sắc
thái tu từ bào giờ cũng chia thành hai thái cực dương tính và âm tính ) nhằm rút
ra hiệu quả của cách dùng từ.
Sắc thái biểu cảm dương Trung hoà sắc thái
tính
Thái độ trang trọng,
biểu cảm
Sắc thái biểu cảm âm tính
Thái độ miệt thị, coi
kính yêu, quý trọng
thường.
VD1: Nguyễn Khuyến tránh dùng cái chết để nói đến nỗi đau buồn :
“Bác Dương, thôi đã thôi rồi”.
Nước mây man mác biết là về đâu ?
(Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)
GV xác lập từ “chết” là trung thành về sắc thái biểu cảm, nó chỉ mang ý
nghĩa thông báo về một con người không còn tồn tại trong cuộc sống.
Cho HS xác định từ “thôi đã thôi rồi” được hiểu ở mức độ tình cảm nào ?
tiếc nuối, coi thường.
GV rút ra nhận xét chung: Đây là lời tiếc nuối buồn đau , tránh nói đến cái
chết bằng tình cảm kính yêu, trang trọng.
VD2:
“ Thân lươn bao quản lấm đầu,
Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa”
( Truyện Kiều- Nguyễn Du).
12
Sau khi bị tú bà và sở khanh đánh lừa, Thuý Kiều buộc phải ra tiếp khách,
nàng không thể nói thẳng phải làm “ Gái lầu xanh” vì thấy bị xúc phạm, đau đớn
quá nên thốt ra lời trên.
1.2. Hình thức tu từ về câu :
Hướng vào sự gây chú ý, sự nhấn mạnh sáng rõ đặc điểm đối tượng, thái
độ bình giá.
* Điệp ngữ ; Dùng phương pháp hệ thống GV hướng HS vào sự xuất hiện
của hình thức này ở mỗi khổ thơ, câu văn có tác dụng như thế nào đối với toàn
bộ tác phẩm. Nghĩa là xem điệp ngữ như là một yếu tố, nó góp phần như thế nào
vào một hệ thống lớn là tác phẩm văn học.
VD1 : + Trong bài “ Tiếng chổi tre’ của Tố Hứu )Văn 7)
Điệp ngữ “Tiếng chổi tre” xuất hiện bốn lần. đặt trong hệ thống bài
thơ, GV hướng HS xác định vào tổng thể lặp lại của “tiếng chổi tre” ở những
thời điểm nào? và nhìn vào tổng thể bài thơ điệp ngữ nhằm thể hiện điều gì?
Nhưng điều quan trọng GV phải nói được sự lặp lại diễn tả mặt thời gian gợi cho
người đọc một liên tưởng chị lao công làm việc một cách âm thầm, bền bỉ.
VD2: Mai sau
Mai sau
Mai sau...
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh
( Tre Việt Nam- Nguyễn Duy, Ngữ Văn 7).
Sử dụng điệp ngữ “ Mai sau” nhấn mạnh sự trường tồn của tre, của người
Việt Nam. Tre là biểu tượng cho con người Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam.
VD3 “Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó khắp mọi nơi. Nó hôn tóc, hôn cổ,
hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”.
( Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng).
Điệp từ “hôn” xuất hiện liên tiếp, dồn dập diễn tả tình cảm thắm thiết, sâu
sắc của bé Thu đối với ba nó.
* Đổi trật tự cú pháp : Dùng phương pháp so sánh, GV đối chiếu hình
thức câu có trật tự bình thường với hình thức câu đảo thành phần để rút ra hiệu
quả của cách dùng này về mặt hình thức diễn đạt, nội dung ngữ nghĩa.
13
VD :
“Nó chết rồi, com chim của tôi.
Con chim se sẻ mới ra đời
Hôm qua nó hãy còn bay nhảy
Chỉ một ngày gia, đã chết rồi”.
(Con chim của tôi - Tố Hữu, Văn 8)
GV cho so sánh 2 trật tự.
“Nó chết rồi, con chim của tôi” với “con chim của tôi, nó chết rồi”.
Rõ ràng câu dùng biện pháp tu từ hay hơn vì nó nhấn mạnh ý thông báo :
Con chim đã chết.
Hình thức diễn đạt này vừa mới lạ vừa gây một ấn tượng mạnh thể hiện
tình cảm của tác giả trước cái chết của con chim sẻ.
* Đối ngữ : Dùng phương pháp phân tích ngôn ngữ GV chia cặp đối theo
từng cấp độ từ, câu hoặc phân loại theo trường biểu niệm, biểu vật ... để phân
tích.
VD: Miêu tả về cảnh đổi mùa Thạch Lam viết như sau:
“Vừa mới ngày hôm qua trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối
tháng mười làm nứt nẻ đồng ruộng, và làm giòn khô những chiếc lá rơi, Sơn và
chị chơi cỏ gà ở ngoài động còn thấy nóng bức, chảy mồ hôi.
Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi ra gió bấc rồi cái lạnh ở đâu
đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn tung chăn tỉnh
dậy, nhưng không bước xuống giường ngay như mọi khi, còn ngồi thu tay vào
trong bọc bên cạnh đứa em bé vẫn nắm tay ngủ kĩ. Chị Sơn và mẹ Sơn đã trở
dậy đang ngồi quạt lò để pha nước chè uống. Sơn nhận thấy mọi người đã mặc
áo rét cả rồi”.
(Gió lạnh đầu mùa - Thạch Lam - Văn 8)
GV hướng dẫn HS phân tích từng cặp đối lập như:
+ Thời gian :
Hôm qua - sáng nay
+ Thời tiết :
Nắng ấm, hanh- gió bấc, lạnh
+ Sự vật :
Đồng ruộng nứt nẻ, lá giòn khô - ở giữa mùa đông rét mướt
+ Con người :
Thấy nóng bức, chảymồ hôi - mặc áo rét.
14
Nêu ý nghiã tác dụng : Toàn bộ sự đối lập này báo hiệu cảnh vật đã
chuyển mùa hay thời tiết đã chuyển mùa.
* Liệt kê: Dùng phương pháp phân tích - tổng hợp, GV khai thác hình
thức tu từ này trên cơ sở.
+ Phân tích các thành phần đồng chức bằng cách lý giải, đánh giá hiện
tượng, sự vật.
+ Tổng hợp: Phát hiện ra các mối liên hệ giữa các thành phần đồng chức
với nhau.
VD : “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà
hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỏ ổi... toàn
những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là người đáng thương;
không bao giờ ta thương...”
(Lão Hạc - Nam Cao , Văn 8)
Dùng phương pháp phân tích tổng hợp theo từng bước:
+ Phân tích : GV hướng dẫn HS tìm các thành phần đồng chức trong mối
quan hệ với chủ thể như : Họ - liên hệ với các thành phần đồng chức: Gàn dở,
ngu ngốc, xấu xí, bần tiện, bỉ ổi... đây là những tính từ chỉ phẩm chất mang sắc
thái biểu cảm âm tính.
+ Tổng hợp : Tìm nét chung từ sự đồng chức trên. Tác giả muốn nhấn
mạnh, đề cập đến những cái nhìn phiến diện miệt thị, khinh bỉ, coi thường người
nông dân ở một lớp người. Đó là một cách nhìn thiếu sự thông cảm, thiếu hoà
đồng với nông dân nghèo.
* Câu hỏi tu từ : Dùng phương pháp gợi - tìm, GV hướng HS tìm những
phần sau :
+ Dạng câu hỏi là cần trả lời hay không cần trả lời.
+ Câu hỏi không cần trả lời có tính khẳng định hay phủ định.
+ Tìm sắc thái biẻu cảm của loại câu hỏi đã sử dụng.
VD1 :
“Tre xanh
Xanh tự bao giờ ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh?”
(Tre ViệtNam - Nguyễn Duy, Văn 7)
15
Dùng phương pháp gợi -tìm, GV hướng HS vào tìm hiểu để xác định đây
là loại câu hỏi không cần trả lời, có tính khẳng định về mặt nội dung: Tre đã có
từ xưa, nâng tính hình tượng “cây tre” thật đẹp, ngợi ca, tự hào.
VD2: “Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”.
(Ông đồ- Vũ Đình Liên).
Câu hỏi là một nỗi lòng chất vấn lòng người. Hồn ở đâu bây giờ? như
một lời trách cứ, một nỗi xót xa về một quá khứ của nét đẹp chữ thánh hiền dân
tộc đã vội bị mọi người quên lãng.
VD3 “ Về thì đâm đầu vào đâu? Để chồng bị trói đến bao giờ nữa?...Thôi,
trời đã bắt tội, cũng đành nhắm mắt liều...”.
( Tắt đèn- Ngô Tất Tố).
Lời độc thoại thể hiện một tâm trạng giằng xé tâm can chị Dậu: Một bên
là chồng bị trói, một bên là tiền bán chó, bán con rẻ mạt.
Các hình thức tu từ xuất hiện trong tác phẩm phong phú, đa dạng về mặt
nội dung lẫn hình thức. Ngoài những phương pháp nêu trên, GV có thể dùng
nhiều phương pháp dạy học Văn và Tiếng Việt để phân tích.
2. GIẢI PHÁP CỤ THỂ:
Do thời gian và khuôn khổ bài viết có hạn, vì vậy ở đây tôi chỉ đi sâu vào
cách làm kiểu bài: Phát hiện và phân tích tác dụng (hiệu quả) của biện pháp tu từ
trong đoạn thơ, văn (gọi là ngữ liệu).
Khi dạy về kiểu bài này tôi thường tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1: Xác định đúng biện pháp tu từ có trong ngữ liệu và chỉ ra những
từ ngữ thực hiện biện pháp tu từ đó.
Bước 2: Phân tích giá trị biểu đạy ở ba phương diện:
+ Giá trị biểu đạt nội dung.
+ Giá trị đối với người cảm nhận.
+ Giá trị đối với tác giả.
Bước 3: Viết thành đoạn văn, bài văn ngắn.
Hoặc khi dạy về các kiểu bài nghị luận văn học, phải hướng dẫn học sinh
giải quyết đề thi theo từng loại bài cụ thể.
16
Thường gặp ở phân môn Tiếng Việt trong đề thi HSG là: chỉ ra và phân
tích tác dụng (hiệu quả thẩm mĩ, biểu đạt...) của biện pháp tu từ được sử dụng
trong đoạn thơ văn (gọi tắt là ngữ liệu).
Ví dụ đề văn: Chỉ ra và phân tích cái hay của các biện pháp tu từ trong
đoạn thơ sau:
“Đồng chiêm phả nắng lên không,
Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng.
Gió nâng tiếng hát chói chang,
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.”
(Tiếng hát mùa gặt - Nguyễn Duy)
Giải quyết đề thi :
- Bước 1: Xác định chính xác biện pháp tu từ có trong đoạn thơ và chỉ ra
những từ ngữ thực hiện:
+ Biện pháp nhân hóa: Đồng chiêm phả, cánh cò dẫn gió, lưỡi hái liếm.
+ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Tiếng hát chói chang
+ Đảo trật tự từ: Long lanh lưỡi hái.
+ Nói quá (khoa trương): Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.
Bước 2: Phân tích giá trị (cái hay) của các biện pháp tu từ ở ba phương
diện:
+ Đối với việc biểu đạt nội dung: thể hiện cảnh mùa gặt thể hiện sinh
động trên cánh đồng lúa chín mênh mông, trù phú.
+ Đối với người cảm nhận: nhờ việc sử dụng kết hợp nhiều biện pháp
nghệ thuật ở trên mà người đọc cảm nhận được bức tranh mùa gặt một cách cụ
thể, sinh động với cánh đồng lúa mênh mông tràn ngập ánh nắng. Cái nắng hè
gắt gao nóng bức. Biện pháp nhân hóa đồng chiêm phả nắng từ dưới đồng lên.
Chữ “phả” vừa tả được cái nóng hầm hập của nắng tháng năm vừa tạo được ấn
tượng về một đồng lúa bội thu. Câu thơ thứ hai tả gió “Cánh cò dẫn gió qua
thung lúa vàng” . Đúng ra là gió đưa cánh có nhưng tác giả nhân hóa cánh cò
dẫn gió làm cho người đọc cảm nhận cảnh vật trở nên sống động cánh cò như
dẫn luồng gió mát làm dịu cái nắng hè gay gắt.
17
Câu thơ thứ ba nhờ phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác thú vị vì người ta
thường nói “nắng chói chang” nhưng ở đây tác giả lại nói “tiếng hát chói
chang”. Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác giúp ta cảm nhận tiếng hát của bà con
nông dân vang xa hòa quyện vào gió vào nắng tràn ngập không gian.
Câu thơ thứ tư với biện pháp khoa trương và đảo từ ngữ “ Long lanh lưỡi
hái” làm cho hình ảnh lưỡi hái dưới ánh mặt trời lóe sáng lên như những tia
chớp. Hình ảnh lãng mạn này còn nâng tầm vóc của con người lao động lớn lao
ngang tầm vũ trụ làm cho câu thơ giàu giá trị thẩm mĩ.
Như vậy chỉ với bốn dòng thơ, mỗi câu mỗi cảnh, từ ngữ, hình ảnh giàu
sức gợi cảm đặc biệt là việc sử dụng nhiều biện pháp tu từ độc đáo, Nguyễn Duy
đã giúp người đọc cảm nhận được bức tranh mùa gặt sinh động tràn ngập nắng,
gió, tiếng hát, niềm vui được mùa của bà con nông dân mà ta có thể thấy ở bất kì
đồng quê nào trên đất nước Việt Nam - quê hương của nền văn minh lúa nước.
+ Đối với tác giả: thể hiện được sự quan sát, liên tưởng tinh tế, tài tình và
tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống lao động và đã ngợi ca bằng cả tấm lòng
trân trọng mến yêu tự hào với những vẻ đẹp của con người cảnh sắc quê hương.
Từ đó khơi gợi trong ta tình yêu đối với vẻ đẹp rất đỗi bình dị của quê hương đất
nước.
Bước 3: Viết thành đoạn văn hay bài văn ngắn:
Đây là bước cuối cùng quyết định bài viết có thành công hay không.
Vì ta không nên hiểu làm bài về biện pháp tu từ nghĩa là kiểu bài tiếng
việt nên chỉ trả lời một cách máy móc cứng nhắc. Mà ta nên hiểu kiểu bài này
chính là một dạng cảm thụ văn học nên phải biết hướng dẫn học sinh trình bày
về biện pháp tu từ một cách sâu sắc có chất văn. Vì vậy phải đặt ngữ liệu có
chứa biện pháp tu từ trong hệ thống của toàn bài. (Giới thiệu qua về tác giả tác
phẩm rồi chuyển đến ngữ liệu mà mình phân tích để làm toát lên được cảm nhận
sâu sắc nhất của mình về giá trị của biện pháp tu từ đó).
Hoặc ở ví dụ 2: Cảm nhận của em về hiệu quả biểu đạt của phép tu từ
trong hai câu thơ :
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”
(Quê hương - Tế Hanh)
18
Trong đề bài tuy không yêu cầu cụ thể “chỉ ra và phân tích tác dụng” của
biện pháp tu từ như ở đề trước nhưng ta vẫn phải tiến hành theo các bước trên.
Như vậy, khi phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ phải hướng dẫn học
sinh cảm nhận sâu sắc về các phương diện khác nhau như đối với việc biểu đạt
nội dung đối với người cảm nhận, đối với tác giả thì bài viết sẽ sâu sắc hơn.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Qua thực tế giảng dạy đội tuyển những năm qua, kết quả học sinh giỏi ngữ
văn nâng cao rõ rệt. Học sinh nắm chắc kiến thức từ đó vận dụng thành thạo kiểu bài
biện pháp tu từ.
Đánh giá cụ thể kết quả đội tuyển lớp 9 với phương pháp khác nhau như
sau:
Đội tuyển 1: Đội tuyển thành phố dự thi cấp tỉnh năm học 2015 - 2016
(đối chứng): được đánh giá thấp hơn, không áp dụng phương pháp mới.
Đội tuyển 2; Đội tuyển thành phố dự thi cấp tỉnh năm học 2016 - 2017
(thực nghiệm): được đánh giá cao hơn, áp dụng phương pháp mới.
Năm học
Số học
sinh dự thi
Giải cấp tỉnh
Giải
nhất
Giải nhì
Giải ba
Giải KK
Tổng
số giải
Đội tuyển 1
10
0
0
2
3
5
Đội tuyển 2
10
1
2
2
2
7
Qua thực tế giảng dạy đội tuyển học sinh giỏi đối với kiểu bài biện pháp
tu từ tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau xin cùng trao đổi :
- Khi dạy các phép tu từ trước hết giáo viên phải dựa vào đặc điểm của
mỗi phép tu từ để hướng dẫn học sinh cách nhận biết thông qua các dấu hiệu về
hình thức và nội dung.
- Tiếp đến giáo viên hướng dẫn học sinh phải dựa vào sự hiểu biết về sự
vật dùng để so sánh và dựa vào văn cảnh chứa nó để tìm được nội dung, ý nghĩa,
cái hay, cái đẹp, mà tác giả sử dụng, ngụ ý.
- Từ những hiểu biết về cách nhận biết, cách tìm giá trị nghệ thuật của các
phép tu từ, giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng vào việc tạo lập văn bản và
trong giao tiếp hàng ngày để lời văn, lời nói giàu hình ảnh, tính biểu cảm cao.
19
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Tôi thiết nghĩ rằng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các môn nói chung
và môn Ngữ văn nói riêng không dễ nhưng cũng không phải là quá khó nếu
chúng ta có sự quan tâm đầu tư nhiệt tình và trách nhiệm, say mê. Nếu chúng ta
có sự thống nhất quyết tâm chắc chắn môn Ngữ văn cũng sẽ đạt kết quả cao như
các môn học khác.
Trong phạm vi đề tài tôi mới đề cập một vài ý kiến cơ bản về công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn THCS đối với kiểu bài biện pháp tu từ qua
quá trình trực tiếp giảng dạy của bản thân mà tôi đã từng làm và đạt đạt kết quả.
Nhưng dù sao đây cũng chỉ là cách làm, kết quả còn khiêm tốn. Trên đây chỉ là
một vài kinh nghiệm bản thân nêu ra để mong sao góp phần nhỏ vào việc nâng
cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn nói chung và đối với kiểu
bài biện pháp tu từ nói riêng.
2. Kiến nghị:
- Về phía nhà trường, phòng GD-ĐT:
Cần quan tâm hơn để có sự chỉ đạo sát sao đối với công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi ở các trường và phải được thực hiện đồng bộ trên khắp địa bàn ở thành
phố.
Tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh dạy và học đội tuyển có khoảng
thời gian thích hợp và phải được đầu tư rèn luyện trong cả một quá trình lâu dài.
- Về phía giáo viên dạy đội tuyển:
Phải nâng cao vai trò trách nhiệm, có lòng say mê nhiệt tình đối với công
việc được giao.
Phải tích cực tham gia các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi và rút kinh
nghiệm từ đồng nghiệp, từ các đề thi, đáp án trên mạng internet.
Mặc dù đã cố gắng song không thể tránh được các thiếu sót, rất mong
được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của các đồng nghiệp để đề tài
của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 12 tháng 4 năm 2017
CAM KẾT KHÔNG COPY
Người viết
Lê Thị Nga
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 99 phương tiện và biện pháp tu từ, Đinh Trọng Lạc, NXB Giáo dục năm 1994.
2. Sổ tay các biện pháp tu từ ngữ nghĩa Tiếng Việt dành cho học sinh, Nguyễn
Thanh Lâm - Nguyễn Tú Phương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2016.
21
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Nga
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Trần Mai Ninh
TT
1.
2.
Tên đề tài SKKN
Một số biện pháp dạy kiểu
bài ôn tập văn học THCS
Vận dụng nguyên tắc dạy học
hướng vào hoạt động giao tiếp
ở một bài Tiếng việt lớp 9
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)
Năm học
đánh giá xếp
loại
Cấp tỉnh
B
2011-2012
Cấp tỉnh
B
2013-2014
22