Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Giáo trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.41 MB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC - MẦM NON
========= o0o ========

GIÁO TRÌNH
(Lưu hành nội bộ)

RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
THƯỜNG XUYÊN 1
(Dành cho Đại học Giáo dục mầm non hệ chính quy)

Tác giả: Lê Thị Vân

Năm 2017
2


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................................4
Chương 1 ................................................................................................................................5
LÀM QUEN VỚI TRƯỜNG, LỚP MẦM NON...................................................................5
1.1. TÌM HIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC TRƯỜNG, LỚP MẦM NON................................5
1.2. TÌM HIỂU VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT TRƯỜNG, LỚP MẦM NON......................... 12
1.3. TÌM HIỂU VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON ............ 13
1.3.1. Các hoạt động giáo dục của trẻ tuổi nhà trẻ ở trường mầm non ............................. 13
1.3.2. Các hoạt động giáo dục của trẻ tuổi mẫu giáo ở trường mầm non.......................... 19
1.4. THAM QUAN THỰC TẾ TRƯỜNG MẦM NON .................................................. 33
1.5. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG CÔNG TÁC CHĂM SÓC, GIÁO
DỤC TRẺ ......................................................................................................................... 34
Chương 2 .............................................................................................................................. 38
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON ...................................................................... 38


2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON .............................. 38
2.1.1. Khái niệm............................................................................................................. 38
2.1.2. Khái niệm về phát triển chương trình giáo dục mầm non ...................................... 38
2.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON............................................................ 40
2.3. CÁC BƯỚC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON ............. 43
Chương 3 .............................................................................................................................. 46
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO
CHỦ ĐỀ ............................................................................................................................... 46
3.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM.............................................................................................. 46
3.1.1. Khái niệm về chủ đề ............................................................................................. 46
3.1.2. Quan điểm tích hợp .............................................................................................. 46
3.2. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ.................................................. 48
3.3. CÁC YẾU TỐ KHI THỰC HIỆN MỘT CHỦ ĐỀ .................................................. 48
3.4. CÁC CÁCH LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ ......................................................................... 48
3.5. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG MỘT CHỦ ĐỀ ............................................................... 50
3.6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ........................................................................... 51

3


LỜI NÓI ĐẦU

Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên hướng tới việc rèn
luyện cho sinh viên các năng lực sư phạm cần thiết của người giáo viên tương
lai. Vì thế hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên được coi là một
khâu quan trọng trong quy trình đào tạo giáo viên mầm non. Để góp phần đổi
mới công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên mầm non nhằm nâng cao năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy
học theo chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ.
Tài liệu “Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên” biên soạn nhằm mục

đích thông qua hoạt động thực hành thường xuyên khắc sâu các kiến thức về
nghiệp vụ sư phạm, hình thành hệ thống kĩ năng nghề nghiệp cơ bản gắn liền với
thực tiễn bậc mầm non, từ đó hình thành ý thức, tình cảm nghề nghiệp, chuẩn bị
cho sinh viên bước vào nghề.
Tài liệu gồm ba phần chính:
- Làm quen với trường lớp mầm non: Tìm hiểu chung về các cơ sở giáo dục
mầm non, các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non và tiến hành các bài
tập nghiên cứu về sự phát triển tâm - sinh lý của trẻ mầm non.
- Tìm hiểu về chương trình giáo dục mầm non: Đề cập đến vấn đề giúp sinh
viên tiếp cận chương trình giáo dục mầm non.
- Xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động theo chủ đề: Bao gồm xây
dựng kế hoạch hoạt động của các chủ đề trong chương trình giáo dục mầm
non.
Đây là tài liệu giúp tổ chức có hiệu quả các hoạt động thực hành nghề
nghiệp. Lần đầu tiên, tài liệu được biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những
thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của
bạn đọc.

Tác giả

4


Chương 1

LÀM QUEN VỚI TRƯỜNG, LỚP MẦM NON
1.1. TÌM HIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC TRƯỜNG, LỚP MẦM NON
Cơ cấu tổ chức của trường mầm non bao gồm:
- Tổ chức Đảng (Chi bộ Đảng)
- Tổ công đoàn

- Đoàn thanh niên
- Tổ chuyên môn
+ Tổ mẫu giáo
+ Tổ nhà trẻ
+ Tổ phục vụ
Chức năng, nhiệm vụ:
Hiệu trưởng
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của điều lệ trường MN:
+ Cụ thể: Phụ trách các mặt công tác, tổ chức, kế hoạch, thi đua, CSVC,
kiểm tra nội bộ, pháp chế...
- Chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động của nhà
trường. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học. Thành lập và cử các tổ
trưởng các tổ chuyên môn, tổ hành chính quản trị, thành lập các hội đồng trong
trường.
- Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường, tổ chức thực hiện
quy chế dân chủ trong nhà trường.
- Phân công quản lý, kiểm tra công tác của GV,NV. Đề nghị khen thưởng
kỷ luật, đảm bảo quyền lợi của giáo viên, nhân viên theo qui định của nhà nước.
- Tham mưu đề xuất với các cấp, các ngành xây dựng trường nhà trường,
huy động xã hội hóa giáo dục bằng mọi nguồn lực phục vụ cho công tác CSGD
trẻ, sự phát triển giáo dục MN của phường.
- Tham gia 2 hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ/tuần.
- Chủ tài khoản - Chủ tịch hội đồng thi đua khen thưởng.
Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn
- Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về những việc được
phân công.
- Là người phụ trách chuyên môn, chịu trách nhiệm về công tác chỉ đạo
chuyên môn trong nhà trường. Thực hiện kế hoạch chỉ đạo của hiệu trưởng. Thay
mặt hiệu trưởng điều hành các hoạt động của nhà trường khi được uỷ quyền,
phân công của Hiệu trưởng.

- Chủ động tham mưu với Hiệu trưởng các giải pháp nhằm thực hiện tốt
các mặt công tác được phân công.
5


- Cùng Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về các hoạt động liên
quan của nhà trường.
* Trực tiếp phụ trách: Công tác chuyên môn.
+ Xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn trong năm, tháng, tuần báo cáo
cụ thể về nội dung chỉ đạo chuyên môn, các giải pháp thực hiện trước cuộc họp
giao ban “ BGH và các khối trưởng chuyên môn”.
+ Bồi dưỡng chuyên môn theo chương trình GDMN. Phụ trách mảng kiểm
tra nội bộ, khảo thí nghiên cứu khoa học, CNTT, hoạt động ngoại khoá.
- Tham mưu tổ chức các hoạt động chuyên môn, phát động, kiểm tra đánh
giá các đợt thi đua, thi tay nghề giáo viên trong nhà trường. Báo cáo kết quả hàng
tháng theo kế hoạch.
+ Tổ chức hoạt động ngày hội, ngày lễ, chuyên đề, ngoại khóa.
+Tham gia 4 hoạt động giáo dục trẻ/tuần.
* Phụ trách công tác phổ cập
- Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, làm báo cáo thống kê, đi họp nắm
bắt việc chỉ đạo để triển khai kịp thời. Có đầy đủ hồ sơ phổ cập theo quy định
- Tham mưu và Triển khai công tác phổ cập giáo dục trẻ em 5 tuổi.
- Thực hiện đạt chuẩn Phổ cập trẻ em 5 Tuổi.
Chủ tịch công đoàn
- Xây dựng tiêu chí thi đua, kế hoạch hoạt động của công đoàn trong năm
học, đảm bảo tính dân chủ tính hợp pháp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng
cho CBGVCNV (Nghiên cứu các văn bản, thực hiện theo đúng qui định).
- Tham mưu đề xuất ý kiến, tìm các giải pháp tốt tổ chức các hoạt động
xây dựng nhà trường đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ năm học. Cùng hiệu trưởng xây
dựng và phân công nhiệm vụ CBGVCNV, triển khai thực hiện và chịu trách

nhiệm về công tác bảo vệ chính trị nội bộ nhà trường.
Tổ trưởng
- Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hoạt động chung của khối, kế hoạch
chuyên môn, chuyên đề, kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, giúp giáo viên trong
khối tổ chức các hoạt động, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn. Tham gia kiểm
tra đánh giá chất lượng giáo viên, học sinh khối mình phụ trách.
- Khối trưởng được tham gia đề xuất trong kế hoạch chuyên môn khen
thưởng, kỷ luật đối với giáo.
- Sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ, hàng tháng giao ban giữa hiệu phó
chuyên môn và khối trưởng theo nghị quyết chuyên môn. Giữa khối trưởng và
giáo viên trong khối phải thống nhất xây dựng kế hoạch mạng chủ điểm. Chịu
trách nhiệm trước Hiệu trưởng và Hiệu phoa chuyên môn đối với công việc được
giao.
6


Nhân viên văn thư, thủ quỹ, Quản trị mạng, nhân viên ytế làm thay công tác
văn thư, thủ quỹ
- Làm công tác văn phòng.
- Cập nhật thông tin trên mạng, báo cáo kịp thời với Ban giám hiệu về nội
dung, yêu cầu của các thông tin đó.
- Tham mưu đầu tư nâng cấp Website và đường truyền Internet trong nhà
trường, thực hiện hiệu quả hoạt động Website và hệ thống thư điện tử.
- Đảm bảo thông tin thông suốt giữa nhà trường với các cơ quan có liên
quan. Quản lý, sử dụng con dấu đúng qui định.
- Theo dõi, lưu giữ, chuyển giao kịp thời các công văn đi, đến theo quy
định về công tác văn phòng.
- Có đủ các loại hồ sơ, sổ sách các loại quỹ theo quy định.
- Chịu trách nhiệm về toàn bộ tiền của trường mà mình giữ, nếu mất phải
đền. Thường xuyên đối chiếu số liệu với sổ kế toán. Hàng tháng tiến hành kiểm

quỹ dưới sự giám sát của hiệu trưởng và kế toán, có biên bản kiểm quỹ theo quy
định.
- Hàng tháng thu các khoản, tổng hợp, báo cáo số lượng tiền mặt thu về và
số dư quỹ để kế toán báo cáo hiệu trưởng.
- Thu và quản lý các loại quỹ, cùng kế toán cân đối quỹ thu chi.
- Mọi vấn đề thu, chi phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc, phải có giấy của
Hiệu trưởng mới được chi tiền. Nếu làm sai phải hoàn toàn chịu tránh nhiệm.
- Khi phát tiền, thủ quỹ yêu cầu người lĩnh tiền phải ký vào chứng từ kế
toán và ký vào sổ chi của thủ quỹ (chú ý không cho nhận tiền thay nếu không
được uỷ quyền).
- Chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng và các cơ quan nghiệp vụ cấp trên về
việc thực hiện nghiêm chỉnh chế độ hiện hành.
Kế toán
- Quản lý các hoạt động của tổ văn phòng (có kế hoạch của cả năm, học
kỳ, từng tháng). Có đầy đủ hồ sơ của tổ văn phòng, quản lý tổ chức hoạt động
đều đặn, thường xuyên, theo dõi ngày công, giờ công, xếp loại thi đua của tổ,
tham gia mọi hoạt động khác.
- Tham mưu với Hiệu trưởng về công tác tài chính và triển khai theo đúng
quy định. Đảm bảo việc thực hiện đúng, kịp thời chế độ chính sách đối với
CBGVNV và trẻ.
- Chịu trách nhiệm với Hiệu trưởng về toàn bộ hồ sơ, sổ sách, chứng từ thu
chi: khoa học, chính xác, hợp lý, đúng luật.
- Hàng tháng, hàng quý phải đảm bảo báo cáo kịp thời về thanh quyết toán
theo quy định và phải báo cáo với Hiệu trưởng về tình hình thu chi tài chính của
7


trường theo từng mục, từng khoản. Cập nhật hàng ngày về tình hình thu, chi.
- Tham mưu cùng Hiệu trưởng về việc tu sửa mua sắm cơ sở vật chất của
trường.

- Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về mọi hoạt động liên quan đến tài
chính.
- Chịu trách nhiệm đôn đốc các khoản thu theo quy định.
- Giúp hiệu trưởng xây dựng kế hoạch thu chi tài chính, qui chế chi tiêu nội
bộ trong nhà trường.
- Hoàn thành nhiệm vụ kế toán.
- Kiểm tra và hoàn thiện chứng từ thu chi tài chính trình Hiệu trưởng phê
duyệt.
- Chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng và các cơ quan nghiệp vụ cấp trên về
việc thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế toán hiện hành.
- Phán ánh, ghi chép kịp thời, trung thực, chính xác các khoản thu chi của
nhà trường. Bảo quản lưu trữ hồ sơ sổ sách, chứng từ kế toán gọn gàng, khoa học
theo đúng thời gian quy định.
- Là người chịu trách nhiệm chính về xây dựng thực đơn (từ chiều hôm
trước). Hàng ngày theo dõi số trẻ ăn, tiền ăn tính cân đối, điều chỉnh ngay lượng
tiền và định lượng dinh dưỡng ăn cho trẻ, quyết định loại lượng thực phẩm bổ
sung. Vào sổ tính ăn, lên bảng tài chính công khai trong toàn trường và các khoản
thu với phụ huynhh.
Bếp trưởng
- Là người phân công điều hành tổ nuôi, ghi sổ giao nhận thực phẩm, kiểm
tra thực phẩm, đôn đốc nhắc nhở nhân viên vệ sinh phòng bếp, đồ dùng dụng cụ
của nhà bếp, đảm bảo tuyệt đối, vệ sinh an toàn thực phẩm. Công khai định
lượng, đảm bảo đủ lượng, đủ chất hợp lý.
- Đảm bảo giờ giấc ăn uống theo chế độ sinh hoạt hàng ngày. Có kế hoạch
hàng tháng về công việc được phân công. Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng
đối với công việc được giao.
Bí thư Đoàn thanh niên.
- Phụ trách công tác Đoàn TN: Lập kế hoạch công tác cả năm, học kỳ, từng
tháng, từng tuần. Lên kế hoạch hoạt động của chi đoàn giáo viên, bồi dưỡng
thanh niên ưu tú, phát triển Đoàn viên trong nhà trường, tham gia công tác bảo vệ

môi trường sư phạm, tham gia hoạt động xã hội khác (tổ chức cho đoàn viên hoạt
động văn hoá, văn nghệ, hoạt động ngoài giờ, các hội thi trong nhà trường).
Giáo viên
- Thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường.
Thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng đổi mới từng độ tuổi,
8


thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn và chấp hành nội quy của nhà trường.
- Đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng cho trẻ.
- Gương mẫu, yêu thương, tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ.
- Thực hiện nghiêm túc 6 điểm tư cách của người cán bộ giáo viên.
- Giao tiếp với phụ huynh nhẹ nhàng, lịch sự, kết hợp với phụ huynh để
tuyên truyền công tác chăm sóc giáo dục trẻ, vận động trẻ trong độ tuổi đến lớp.
- Học tập, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,
trình độ trên chuẩn. Năng động, sáng tạo trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ
theo hướng đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động.
- Tham gia tích cực các hoạt động phong trào của nhà trường, công đoàn
và đoàn thanh niên tổ chức. Tham gia hội thi cấp Tỉnh, cấp Thành phố đạt kết quả
cao
- Thực hiện đúng cam kết trách nhiệm với BGH. Nêu cao ý thức, tinh thần
trách nhiệm.
- Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của giáo viên phải mẫu mực, trang phục chỉnh
tề phù hợp với các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Duy trì và phát triển số lượng trẻ ra lớp. Chấm ăn kịp thời chính xác và
đôn đốc phụ huynh nộp các khoản thu tiền đúng kỳ hạn. Thực hiện nghiêm túc
công tác phổ cập trẻ em 5 Tuổi.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác dạy và học.
- Không tiếp khách, hút thuốc lá, uống rượu bia trong giờ làm việc và giờ
nghỉ trưa.

- Sau giờ học phải kiểm tra tắt điện, đèn, quạt, nước và đóng các cửa bàn
giao bảo vệ.
Các cô nuôi.
- Nắm chắc cách tính định lượng, khẩu phần ăn cho trẻ.
- Làm tốt công tác tiếp phẩm, nhận thực phẩm tươi ngon có ký hợp đồng
cam kết rõ ràng. Thức ăn chế biến đảm bảo đúng định lượng khẩu phần ăn cho trẻ
đủ chất, đủ lượng. Thay đổi món ăn theo thực đơn theo tuần, theo mùa, vệ sinh
sạch sẽ. Thực hiện đồ dùng, dụng cụ chế biến thực phẩm sống, chín riêng biệt.
Trong công tác nuôi dưỡng phải đảm bảo cho trẻ ăn đúng giờ, ăn chín uống sôi.
Thanh toán ký giao nhận thực phẩm hàng ngày cụ thể rõ ràng đúng nguyên tắc.
Thực phẩm hàng ngày của cô không trùng với thực phẩm hàng ngày của trẻ.
Thực hiện đảm bảo tuyệt đối công tác phòng chống cháy nổ trong nhà trường.
- Đảm bảo tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh dụng cụ, kho,
bếp.
Nhân viên y tế học đường
9


- Chủ động tham mưu với nhà trường về công tác y tế học đường.
- Có thái độ phục vụ tận tình chu đáo, lịch sự.
- Có kế hoạch trình lên BGH: Kế hoạch năm, tháng, tuần, kế hoạch phòng
chống dịch bệnh.
- Chủ động trong khâu đề xuất trang thết bị, thuốc…cho phòng y tế
- Làm việc có khoa học, kế hoạch, sắp xếp phòng y tế ngăn nắp, vệ sinh.
- Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người khám.
- Có nhiệm vụ chăn sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ như: Khám định kỳ, sơ
cứu… và làm tốt công tác nha khoa cho trẻ.Theo dõi kiểm tra và chịu trách nhiệm
chính về vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn uống của trẻ và giáo viên.
- Chủ động tham gia với BGH để làm tốt công tác phòng chống các loại
dịch bệnh.

- Phải có hồ sơ sổ ghi chép theo dõi cụ thể tỉ mỉ, chính xác, khoa học theo
quy định.
Đối với bảo vệ
- Là người chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng nhà trường về việc quản lý
tài sản, CSVC trong nhà trường.
- Quản lý tài sản CSVC về thời gian cụ thể, thi hành theo văn bản giữa nhà
trường và nhân viên bảo vệ. Báo cáo kịp thời BGH đối với những việc xảy ra
trong nhà trường.
- Trực tiếp giải quyết những sự việc đột xuất xảy ra trong nhà trường.
- Kiểm soát chặt chẽ việc ra vào cơ quan của những người ngoài vào
trường. Không để người ngoài tự tiện ra vào trường. Không được tự ý cho trẻ ra
khỏi trường. Khi có người ngoài vào trường, bảo vệ đề nghị xuống xe, để ở vị trí
quy định, xuất trình giấy tờ. Mời khách vào văn phòng gặp nhân viên trực (không
thu tiền coi xe của khách đến liên hệ công tác). Ghi vào sổ khách đến trường liên
hệ công việc.
- Chấp hành nghiêm chỉnh sự chỉ đạo của Ban giám hiệu.
- Có trách nhiệm giữ gìn trật tự, đảm bảo an toàn cho giáo viên và trẻ trong
nhà trường.
- Có trách nhiệm bảo quản toàn bộ tài sản của nhà trường, tài sản của giáo
viên và trẻ.
- Có thái độ phục vụ khách lịch sự chu đáo (kể cả qua điện thoại).
- Sắp xếp phòng làm việc gọn gàng, ngăn nắp.
- Sau giờ học phải kiểm tra lại điện, đèn, quạt, nước và đóng các cửa kịp
thời, báo cáo về BGH những lớp không thực hiện các qui định trên.
10


- Không tiếp khách, uống rượu bia và hút thuốc lá trong giờ làm việc và
nghỉ trưa.
- Giữa 2 ca thay phiên nhau phải có sự bàn giao và ghi chép vào sổ.

* Cán bộ quản lý có thể kiêm nhiệm
Theo Thông tư, khi nhóm trẻ, lớp trẻ mẫu giáo có 1 trẻ khuyết tập học hòa
nhập thì sĩ số của nhóm, lớp được giảm 5 trẻ. Mỗi nhóm, lớp mẫu giáo không quá
2 trẻ khuyết tật
Theo Thông tư liên tịch, phạm vi điều chỉnh là các cơ sở mầm non công lập, bao
gồm các trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm nhà trẻ, lớp mẫu giáo
độc lập.
Thông tư cũng quy định rõ cơ cấu tổ chức đối với nhóm trẻ (số trẻ tối đa
của một nhóm trẻ, tùy theo tháng tuổi của trẻ) hay lớp mẫu giáo (số trẻ tối đa
trong một lớp mẫu giáo, tùy theo lứa tuổi).
Tại danh mục khung vị trí việc làm, đối với nhóm vị trí việc làm gắn với nhiệm
vụ quản lý, điều hành có 2 vị trí: Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng. Giáo viên
mầm non thuộc về nhóm vị trí việc làm gắn với các nhiệm vụ hoạt động nghề
nghiệp. Nhóm vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ hỗ trợ, phục vụ có: Kế toán, Văn
thư, Y tế và Thủ quỹ.
Thông tư cũng nêu rõ căn cứ vào khối lượng công việc của nhà trẻ, trường
mẫu giáo, trường mầm non mà 2 nhóm vị trí việc làm đầu tiên có thể bố trí kiêm
nhiệm. Đối với nhóm thứ 3 (vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ hỗ trợ, phục vụ), có
thể căn cứ vào khối lượng thực tế của nhiệm vụ tại cơ sở để xây dựng đề án vị trí
làm việc cụ thể, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Về định mức số lượng người làm việc, Thông tư liên tịch quy định mỗi nhà
trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non có 1 Hiệu trường.
Đối với Phó Hiệu trưởng:
- Nhà trẻ được bố trí 1 Phó Hiệu trưởng;
- Trường mẫu giáo, trường mầm non có dưới 9 nhóm, lớp đối với vùng trung du,
đồng bằng, thành phố hoặc có dưới 6 nhóm, lớp đối với vùng miền núi, vùng sâu,
hải đảo được bố trí 1 Phó Hiệu trưởng;
- Trường mẫu giáo, trường mầm non có 9 nhóm, lớp trở lên đối với vùng trung
du, đồng bằng, thành phố hoặc có 6 nhóm, lớp trở lên đối với vùng miền núi,
vùng sâu, hải đảo được bố trí 2 Phó Hiệu trưởng.

Đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non có từ 5 điểm trường trở lên có
thể bố trí thêm 1 Phó Hiệu trưởng.
* Định mức giáo viên theo từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
Về giáo viên mầm non, Thông tư liên tịch quy định những nơi bố trí đủ số trẻ tối
đa theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo theo quy định tại Điều 3 của Thông tư liên
tịch này (về tổ chức nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo) thì định mức giáo viên được
xác định như sau:
- Đối với nhóm trẻ: Bố trí tối đa 2,5 giáo viên/nhóm trẻ;
- Đối với lớp mẫu giáo học 2 buổi/ngày: Bố trí tối đa 2,2 giáo viên/lớp;
- Đối với lớp mẫu giáo học 1 buổi/ngày: Bố trí tối đa 1,2 giáo viên/lớp.
Với những nơi không có đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo quy
định tại Điều 3 của Thông tư liên tịch này thì định mức giáo viên mầm non sẽ
11


tính trên số trẻ bình quân theo từng độ tuổi của từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo. Cụ
thể:
- Đối với nhóm trẻ: 1 giáo viên nuôi dạy 6 trẻ từ 3 - 12 tháng tuổi hoặc 8 trẻ từ 13
- 24 tháng tuổi, hoặc 10 trẻ từ 25 - 36 tháng tuổi;
- Đối với lớp mẫu giáo học 2 buổi/ngày: 1 giáo viên nuôi dạy 11 trẻ từ 3 - 4 tuổi
hoặc 14 trẻ từ 4 - 5 tuổi, hoặc 16 trẻ từ 5 - 6 tuổi;
- Đối với lớp mẫu giáo học 1 buổi/ngày: 1 giáo viên nuôi dạy 21 trẻ từ 3 - 4 tuổi
hoặc 25 trẻ từ 4 - 5 tuổi, hoặc 29 trẻ từ 5 - 6 tuổi.
Đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, sẽ được áp dụng định mức giáo viên
mầm non theo các quy định vừa nêu.
Cùng với đó, Thông tư liên tịch cũng nêu rõ về định mức số lượng người làm
việc đối với kế toán, văn thư, y tế và thủ quỹ cũng như các quy định cụ thể liên
quan đến lao động hợp đồng (nấu ăn, bảo vệ).
1.2. TÌM HIỂU VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT TRƯỜNG, LỚP MẦM NON
Địa điểm xây dựng nhà trẻ - mẫu giáo được bố trí nơi cao ráo, thoáng mát,

nhiều cây xanh, sạch sẽ, xa nghĩa trang, bệnh viện, nhà máy, nơi sản xuất hoá
chất, nơi có chứa những chất dễ cháy, nổ, nơi họp chợ và khu quân sự.
Trường nên chọn nơi trung tâm thuận lợi cho học sinh đi lại, thuận tiện và
an toàn. Hướng của trường nên chọn hướng nam hoặc đông - nam. Các lớp phải
có đủ cửa, ánh sáng, thông khí và sạch sẽ.
* Mỗi lớp được thiết kế xây dựng theo các khu vực:
- Phòng sinh hoạt của lớp
- Phòng ăn
- Phòng ngủ
- Phòng nghỉ cho những trẻ mệt
- Phòng hoặc hiên chơi cho trẻ
- Nơi để mũ nón, quần áo
- Khu vệ sinh (phòng tắm, rửa, hố xí, hố tiểu...)
* Bộ phận phục vụ chung cho trường mẫu giáo bao gồm:
- Phòng sinh hoạt chung
- Phòng làm việc của Hiệu trưởng và tiếp khách
- Phòng Hành chính quản trị
- Phòng soạn bài và làm đồ chơi
- Phòng Y tế
- Phòng nghỉ cho cô giáo
- Nhà bếp (theo nguyên tắc bếp một chiều)
- Nhà giặt, tắm, vệ sinh của CB - CNV
- Chỗ là, gấp và để quần áo, chăn màn...
- Chỗ để xe đạp, xe máy
* Sân chơi và khu vườn trường
Mỗi trường mẫu giáo nhất thiết phải có khu sân chơi và vườn trường riêng.
- Sân vườn phải có hàng rào chắn hoặc song sắt có chiều cao không dưới
1,2m.
- Sân chơi:
+ Mỗi lớp phải có sân chơi riêng diện tích 2,5 - 3m2/ cháu. Trang bị tối

thiểu gồm có: hố chơi cát 5 - 7m2, đu, bập bênh, cầu trượt, ghế ngồi chơi, giàn
12


cây xanh...
+ Sân chơi chung của trường diện tích lớn hơn (khoảng 3,2m2 cho mỗi
cháu). Trong sân này có khu vực tập thể dục diện tích 1 - 1,5m2 cho mỗi cháu, hố
cát diện tích 15 - 35m2, chiều sâu không quá 0,25m, vườn trồng cây rau, hoa, cây
cảnh...
+ Các sân chơi được nối với nhau bằng đường vòng quanh rộng khoảng
1,2 - 1,5m để trẻ có thể đi được bằng xe đạp, ô tô có bàn đạp. Trong sân chung có
trang bị các loại đu, cầu trượt, cầu thăng bằng, các loại thanh để tập leo trèo, đài
quan sát, gò đất, cầu, dàn cây... Sân chơi diện tích 30 - 50m2... mỗi khu vực nên
có một thùng rác hợp vệ sinh.
1.3. TÌM HIỂU VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM
NON
1.3.1. Các hoạt động giáo dục của trẻ tuổi nhà trẻ ở trường mầm non
1.3.1.1. Các hoạt động giáo dục của trẻ
* Hoạt động giao lưu cảm xúc
Hoạt động này đáp ứng nhu cầu gắn bó của trẻ với người thân, tạo cảm xúc
hớn hở, luyện tập và phát triển các giác quan, hình thành mối quan hệ ban đầu
với những người gần gũi. Đây là hoạt động chủ đạo của trẻ dưới 12 tháng tuổi.
* Hoạt động với đồ vật
Hoạt động này đáp ứng nhu cầu của trẻ về tìm hiểu thế giới đồ vật xung
quanh, nhận biết công dụng và cách sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi, phát triển
lời nói, phát triển các giác quan...Đây là một hoạt động chủ đạo chủ đạo của trẻ
từ 12 - 36 tháng tuổi.
1.3.1.3. Hoạt động chơi
Hoạt động này đáp ứng nhu cầu của trẻ về vận động và khám phá thế giới
xung quanh, hình thành mối quan hệ với những người gần gũi. Ở độ tuổi này, trẻ

có thể chơi thao tác vai (chơi phản ánh sinh hoạt), trò chơi có yếu tố vận động, trò
chơi dân gian.
* Hoạt động chơi - tập có chủ đích
Đây là hoạt động kết hợp yếu tố chơi với luyện tập có kế hoạch dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Hoạt động này được tổ chức nhằm phát triển
thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và những yếu tố ban đầu
về thẩm mỹ.
* Hoạt động, ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân
Đây là hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu sinh lý của trẻ, đồng thời tập cho
trẻ một số nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày và tạo cho trẻ trạng thái
sảng khoái, vui vẻ.
1.3.1.2. Hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục
13


* Theo mục đích và nội dung giáo dục
- Tổ chức hoạt động có chủ định của giáo viên và theo ý thích của trẻ
- Tổ chức lễ, hội: tổ chức kỉ niệm các ngày lễ hội, các sự kiện quan trọng
trong năm liên quan đến trẻ có ý nghĩa giáo dục và mang lại niềm vui cho trẻ (Tết
trung thu, Tết cổ truyền, Tết thiếu nhi, ngày 1/6...)
* Theo vị trí không gian
- Tổ chức hoạt động trong phòng nhóm
- Tổ chức hoạt động ngoài trời
* Theo số lượng trẻ
- Tổ chức hoạt động cá nhân
- Tổ chức hoạt động theo nhóm nhỏ
- Tổ chức hoạt động theo nhóm lớn
Đối với trẻ lứa tuổi nhà trẻ nên chú trọng sử dụng hình thức tổ chức hoạt
động cá nhân và theo nhóm nhỏ.
1.3.1.3. Phương pháp giáo dục

* Nhóm phương pháp tác động bằng tình cảm
Dùng cử chỉ vỗ về, vuốt ve gần gũi cùng với những điệu bộ, nét mặt, lời
nói âu yếm để tạo cho trẻ những cảm xúc an toàn, tin cậy, thỏa mãn nhu cầu giao
tiếp, gắn bó, tiếp xúc với người thân và môi trường xung quanh.
* Nhóm phương pháp trực quan - minh họa
Dùng phương tiện trực quan (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh, phim ảnh...) hành
động mẫu (lời nói và cử chỉ) cho trẻ quan sát, rèn luyện sự nhạy cảm của các giác
quan, thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận các thông tin từ thế giới bên ngoài. Phương tiện
trực quan và hành động mẫu cần sử dụng đúng lúc và kết hợp với lời nói với các
minh họa phù hợp.
* Nhóm phương pháp thực hành
a) Hành động, thao tác với đồ vật, đồ chơi
Tổ chức cho trẻ thao tác trực tiếp với đồ vật, đồ chơi dưới sự hướng dẫn
của cô giáo (sờ mó, cầm nắm, lắc, mở đóng, xếp cạnh nhau, xếp chồng lên nhau)
để tiếp nhận thông tin, nhận thức và hình thành các hành vi, kỹ năng.
b) Trò chơi
Sử dụng các yếu tố chơi, các trò chơi đơn giản thích hợp để kích thích trẻ
hoạt động, mở rộng hiểu biết về môi trường xung quanh, phát triển lời nói và vận
động phù hợp.
c) Luyện tập
Tổ chức cho trẻ thực hiện lặp đi lặp lại các câu nói, động tác, hành vi,
14


cử chỉ, điệu bộ phù hợp với yêu cầu nội dung giáo dục và hứng thú của trẻ. Lời
nói của cô cần hướng đến giúp trẻ dễ dàng thực hiện các hành động, động tác
luyện tập.
* Nhóm phương pháp dùng lời nói
Sử dụng lời nói, lời kể diễn cảm, câu hỏi gợi mở phối hợp cùng với các cử
chỉ, điệu bộ phù hợp nhằm khuyến khích tiếp xúc với đồ vật và giao tiếp với

những người xung quanh; bộc lộ ý muốn, chia sẻ những cảm xúc với người khác
bằng lời nói và hành động cụ thể. Lời nói và câu hỏi của người lớn cần ngắn gọn,
rõ ràng, dễ hiểu phù hợp với kinh nghiệm của trẻ.
* Nhóm phương pháp đánh giá, nêu gương
Ở lứa tuổi nhỏ, người lớn khen, nêu gương, tỏ thái độ đồng tình, khích lệ
những việc làm, hành vi, lời nói tốt của trẻ là chủ yếu. Có thể tỏ thái độ không
đồng tình, nhắc nhở khi cần thiết nhưng cần khéo léo.
Giáo viên phối hợp với các phương pháp tạo ra sức mạnh tổng hợp tác
động đến các mặt phát triển của trẻ, khuyến khích trẻ sử dụng các giác quan
(nghe, nhìn, sờ...) sử dụng lời nói và tích cực hoạt động để phát triển; tăng cường
giao tiếp, hướng dẫn cá nhân bằng lời nói, cử chỉ và hành động; chú trọng sử
dụng phương pháp tác động bằng tình cảm và thực hành. Giáo viên luôn là tấm
gương cho trẻ noi theo.
1.3.1.4. Tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động
* Môi trường vật chất
a) Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng nhóm/ lớp
- Có các đồ dùng, đồ chơi đa dạng có màu sắc sặc sỡ, hình dáng phong
phú, hấp dẫn, phát ra tiếng kêu và có thể di chuyển được.
- Sắp xếp, bố trí đồ vật an toàn, hợp lý đảm bảo thẩm mỹ và đáp ứng mục
đích giáo dục.
- Có khu vực để bố trí chỗ ăn, chỗ ngủ cho trẻ đảm bảo yêu cầu quy định.
- Các khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt tạo điều kiện dễ dàng
cho trẻ tự lựa chọn và sử dụng đồ vật, đồ chơi, tham gia vào các góc chơi, đồng
thời thuận lợi cho sự quan sát của cô giáo.
+ Trẻ dưới 12 tháng tuổi có khu vực đủ rộng cho trẻ bò, trườn, đi men và
chơi với các đồ chơi phát triển các giác quan, các thiết bị cho trẻ tập đi, tập vận
động.
+ Trẻ 12 - 24 tháng tuổi có thêm khu vực cho trẻ hoạt động với đồ vật, với
các tranh, bút sáp, giấy, các vật dụng và thiết bị, đồ chơi vận động đơn giản.
15



+ Trẻ 24 - 36 tháng tuổi có thêm khu vực chơi thao tác vai, chơi với đất
nặn, bút vẽ.
b) Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời
- Sân chơi, thiết bị đồ chơi ngoài trời được trang bị phù hợp với độ tuổi nhà
trẻ và sắp xếp ở khu vực gần phòng nhóm/ lớp.
- Có vườn cây, bồn hoa, cây cảnh, khu vực nuôi các con vật.
* Môi trường xã hội
Môi trường chăm sóc, giáo dục trong trường mầm non cần phải đảm bảo
an toàn về mặt tâm lý, tạo thuận lợi giáo dục các kỹ năng xã hội cho trẻ. Hành vi,
cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu
mực để trẻ noi theo.
1.3.1.5. Thực hành
Tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ em lứa tuổi nhà trẻ
- Hoạt động với đồ vật
- Hoạt động chơi - tập có chủ đích
- Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân
* Mục tiêu giáo dục
TRẺ DƯỚI 12 THÁNG TUỔI
1) Phát triển thể chất
- Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A, cụ thể:
 Trẻ trai: Cân nặng từ 8.1 đến 12.4 (kg)
Chiều cao từ 70.7 đến 81.5 (cm)
 Trẻ gái: Cân nặng từ 7.4 đến 11.6 (kg)
Chiều cao đạt 68.6 đến 80.6 (cm)
- Có thể đứng lên, ngồi xuống, đi một vài bước chập chững.
- Có thể cầm một vật chuyển từ tay này sang tay kia.
- Có thể nhặt được vật bằng các ngón tay.
2) Phát triển nhận thức

- Thích thú khi nhìn tranh ảnh, đồ chơi có màu sắc sặc sỡ
- Chỉ được một số đồ vật, đồ chơi quen thuộc khi nghe tên gọi
- Chỉ được một số bộ phận cơ thể khi nghe tên gọi
- Nhận ra người lạ, người quen.
3) Phát triển ngôn ngữ
- Nhắc lại được một số âm của người lớn
- Hiểu được câu hỏi Đâu? ở đâu?
- Nói được một vài từ.
4) Phát triển tình cảm - xã hội
- Bộc lộ cảm xúc khi nghe các âm thanh khác nhau
- Bộc lộ cảm xúc với người lạ, người quen
- Bắt chước một số điệu bộ, cử chỉ, động tác của người lớn như chào, vẫy
tay...
TRẺ 12 THÁNG TUỔI
16


1) Phát triển thể chất
- Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A, cụ thể:
 Trẻ trai: Cân nặng từ 9.9 đến 15.2 (kg)
Chiều cao từ 80.9 đến 94.9 (cm)
 Trẻ gái: Cân nặng 9.4 đến 14.5 (kg)
Chiều cao từ 79.9 đến 93.3 (cm)
- Bước lên 5 bậc cầu thang có vịn
- Xếp chồng 4 khối
- Cầm được thìa xúc ăn, cầm cốc uống nước, tự đi dép...
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định theo sự hướng dẫn của cô.
- Biết thể hiện một số nhu cầu về ăn uống và vệ sinh bằng cử chỉ
- Biết một số vật dụng gây nguy hiểm.
2) Phát triển nhận thức

- Thích chơi với các đồ chơi
- Chỉ và nói được tên đồ dùng, đồ chơi, con vật, hoa quả quen thuộc
- Biết sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi
- Biết tên của bản thân và một số người thân trong gia đình
- Chỉ và nói được tên một số bộ phận cơ thể của bản thân: mắt, mũi, tay,
chân...
3) Phát triển ngôn ngữ
- Nhắc được câu 3 - 4 từ
- Hiểu, làm theo chỉ dẫn đơn giản của người lớn
- Trả lời được câu hỏi đơn giản như: Ai?, Cái gì? Thế nào?
- Nói được câu 3 từ
4) Phát triển tình cảm - xã hội
- Thích bắt chước một số hành động: ôm ấp, vỗ về, cho búp bê ăn...
- Thích nghe hát, nghe nhạc
- Thích xem sách, tranh ảnh có màu sắc...
- Cảm nhận và biểu lộ cảm xúc: hớn hở, sợ hãi...
TRẺ 36 THÁNG TUỔI
1) Phát triển thể chất
- Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A cụ thể:
 Trẻ trai: Cân nặng từ 11.6 đến 17.7 (kg)
Chiều cao từ 89.4 đến 103.6 (cm)
 Trẻ gái: Cân nặng từ 11.1 đến 17.2 (kg)
Chiều cao từ 88.4 đến 102.7 (cm)
- Đi thẳng người
- Chạy theo hướng thẳng và đổi hướng không mất thăng bằng
- Bật xa bằng 2 chân khoảng 20cm
- Chắp ghép được các mảnh hình
- Xâu hạt
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định
- Tự xúc cơm, cầm cốc uống nước

- Cởi tất, quần khi bị bẩn
- Nhận biết một số vận dụng và nơi nguy hiểm
2) Phát triển nhận thức
17


- Thích khám phá đồ vật
- Gọi tên và nói được chức năng của một số bộ phận cơ thể (mắt, mũi, tay,
tai, miệng, chân, đầu)
- Biết tên cô giáo và một số bạn trong lớp
- Biết dùng một số đồ vật thay thế trong trò chơi
- Nhận biết được một vài đặc điểm nổi bật của một số đồ vật, hoa quả, cây
cối, con vật gần gũi (màu sắc, hình dạng) và công dụng
- Nhận ra 3 màu cơ bản (đỏ, vàng, xanh)
3) Phát triển ngôn ngữ
- Phát âm rõ
- Đọc được thơ, kể lại truyện ngắn quen thuộc theo tranh
- Diễn đạt được bằng lời nói các yêu cầu đơn giản
- Trả lời được câu hỏi: Để làm gì? Tại sao?
4) Phát triển tình cảm - xã hội
- Thích chơi với bạn
- Nhận biết cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi...
- Thực hiện yêu cầu đơn giản của người lớn
- Thích tự làm một số việc đơn giản
- Biết chào hỏi, cám ơn
- Biết được một số việc được phép làm, không được phép làm
- Thích hát một số bài hát quen thuộc và vận động đơn giản theo nhạc
- Vẽ nguệch ngoạc bằng bút sáp, phấn...
* Thời khóa biểu
Trẻ từ 3 - 6 tháng tuổi

Thời gian
07h00 - 07h30 (30 phút)
07h30 - 09h00 (90 phút)
09h00 - 09h30 (30 phút)
09h30 - 10h30 (60 phút)
10h30 -12h30 (120 phút)
12h30 - 13h00 (30 phút)
13h00 - 14h00 (60 phút)
14h00 - 15h30 (60 phút)
15h30 - 16h00 (30 phút)
16h00 - 17h00 (60 phút)

Hoạt động
Đón trẻ
Ngủ (lần 1)
Bú mẹ (lần 1)
Chơi - Tập
Ngủ (lần 2)
Bú mẹ (lần 2)
Chơi - Tập
Ngủ (lần 3)
Bú mẹ (lần 3)
Chơi/Trả trẻ

Trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi
Thời gian
07h00 - 08h00 (60 phút)
08h00 - 09h30 (90 phút)
09h30 - 10h30 (60 phút)
10h30 - 11h30 (60 Phút)

11h30 - 12h00 (30 phút)
12h00 - 14h00 (120 phút)
14h00 - 15h00 (60 phút)

Hoạt động
Đón trẻ, tắm nắng
Ngủ (lần 1)
Ăn
Chơi - Tập
Bú mẹ
Ngủ (lần 2)
Ăn
18


15h00 - 16h00 (60 phút)
16h00 - 17h00 (60 phút)

Chơi - Tập
Trẻ bé ngủ (lần 3)
Trẻ lớn chơi/Trả trẻ

Trẻ từ 12 - 18 tháng tuổi
Thời gian
07h00 - 08h00 (30 phút)
08h00 - 08h30 (60 phút)
08h30 - 10h00 (90 phút)
10h00 - 11h00 (60 phút)
11h00 - 12h00 (60 phút)
12h00 - 12h30 (30 phút)

12h30 - 14h30 (120 phút)
14h30 - 15h30 (60 phút)
15h30 - 17h00 (90 phút)

Hoạt động
Đón trẻ, tắm nắng
Chơi - Tập
Ngủ (lần 1)
Ăn chính
Chơi - Tập
Ăn phụ
Ngủ (lần 2)
Ăn chính
Chơi/Trả trẻ

Trẻ 18 - 24 tháng tuổi
Thời gian
7h00 - 8h00 (60 phút)
8h00 - 10h00 (120 phút)
10h00 - 11h00 (60 phút)
11h00 - 13h30 (150 phút)
13h30 - 14h (30 phút)
14h00 - 15h00 (60 phút)
15h00 - 16h00 (60 phút)
16h00 - 17h00 (60 phút)

Họat động
Đón trẻ, tắm nắng, thể dục
sáng
Chơi - Tập

Ăn chính
Ngủ
Ăn phụ
Chơi - Tập
Ăn chính
Chơi - Trả trẻ

Trẻ 24 - 36 tháng tuổi
Thời gian
07h00 - 08h00 (60 phút)
08h00 - 10h00 (120 phút)
10h00 - 11h00 (60 phút)
11h00 - 13h30 (150 phút)
13h30 - 14h (30 phút)
14h00 - 15h00 (60 phút)
15h00 - 16h00 (60 phút)
16h00 - 17h00 (60 phút)

Hoạt động
Đón trẻ, tắm nắng, thể dục sáng
Chơi - Tập
Ăn chính
Ngủ
Ăn phụ
Chơi - Tập
Ăn chính
Chơi/ Trả trẻ

1.3.2. Các hoạt động giáo dục của trẻ tuổi mẫu giáo ở trường mầm non
1.3.2.1. Các hoạt động giáo dục

* Hoạt động chơi
Hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo. Trẻ em có thể
chơi với các loại trò chơi như sau:
19


- Trò chơi đóng vai theo chủ đề
- Tròchơi ghép hình, lắp ghép, xây dựng
- Tròchơi đóng kịch
- Trò chơi học tập
- Trò chơi vận động
- Trò chơi dân gian
- Trò chơi hiện đại
* Hoạt động học
Hoạt động học được tổ chức có chủ định theo kế hoạch dưới sự hướng dẫn
trực tiếp của giáo viên. Hoạt động học ở mẫu giáo được tổ chức chủ yếu dưới
hình thức chơi.
* Hoạt động lao động
Hoạt động lao động đối với lứa tuổi mẫu giáo không nhằm tạo ra sản phẩm
vật chất mà được sử dụng như một phương tiện giáo dục.
Hoạt động lao động đối với trẻ mẫu giáo gồm: Lao động tự phục vụ, lao động
trực nhật, lao động tập thể.
* Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân
Đây là các hoạt động nhằm hình thành một số nền nếp, thói quen trong
sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu sinh lí của trẻ, tạo cho trẻ trạng thái thoải mái, vui vẻ.
1.3.2.2. Hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục
* Theo mục đích và nội dung giáo dục
- Tổ chức hoạt động có chủ định của giáo viên và theo ý thích của trẻ
- Tổ chức lễ, hội: tổ chức kỷ niệm các ngày lễ hội, các sự kiện quan trọng
trong năm liên quan đến trẻ có ý nghĩa giáo dục và mang lại niềm vui cho trẻ (Tết

Trung thu, Ngày hội đến trường, Tết cổ truyền, sinh nhật của trẻ, ngày hội của
các bà, các mẹ, các cô, các bạn gái (8/3), Tết thiếu nhi (ngày 1/6), ngày ra
trường...
* Theo vị trí không gian
- Tổ chức hoạt động trong lớp
- Tổ chức hoạt động ngoài trời
* Theo số lượng trẻ
- Tổ chức hoạt động cá nhân
- Tổ chức hoạt động theo nhóm
- Tổ chức hoạt động cả lớp
1.3.2.3. Phương pháp giáo dục
* Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm
20


- Phương pháp thực hành thao tác với đồ vật, đồ chơi: Trẻ sử dụng và phối
hợp các giác quan, làm theo sự chỉ dẫn của giáo viên, hành động đối với các đồ
vật, đồ chơi (cầm, nắm, sờ, đóng mở, xếp chồng, xếp cạnh nhau, xâu vào nhau...)
để phát triển các giác quan và rèn luyện thao tác tư duy.
- Phương pháp dùng trò chơi: Sử dụng các loại trò chơi với các yếu tố chơi
phù hợp để kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú hoạt động, tích cực giải quyết
nhiệm vụ nhận thức, nhiệm vụ giáo dục đặt ra.
- Phương pháp nêu tình huống có vấn đề: Đưa ra các tình huống cụ thể
nhằm kích thích trẻ tìm tòi, suy nghĩ dựa trên vốn kinh nghiệm để giải quyết vấn
đề đặt ra.
- Phương pháp luyện tập: Trẻ thực hành lặp đi lặp lại các động tác, lời nói,
cử chỉ, điệu bộ theo yêu cầu của giáo viên nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng đã
thu nhận được.
* Nhóm phương pháp trực quan - minh họa
Phương pháp này cho trẻ quan sát, tiếp xúc, giao tiếp với các đối tượng,

phương tiện (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh); hành động mẫu; hình ảnh tự nhiên, mô
hình, sơ đồ và phương tiện nghe nhìn (phim vô tuyến, đài, máy ghi âm, điện
thoại, vi tính). Thông qua sử dụng với các giác quan kết hợp với lời nói làm tăng
cường vốn hiểu biết, phát triển tư duy và ngôn ngữ của trẻ.
* Nhóm phương pháp dùng lời nói
Sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (đàm thoại, trò chuyện, kể chuyện, giải
thích) nhằm truyền đạt và giúp trẻ thu nhận thông tin, kích thích trẻ suy nghĩ, chia
sẻ ý tưởng, bộc lộ những cảm xúc, gợi nhớ những hình ảnh và sự kiện bằng lời
nói. Lời nói, câu hỏi của giáo viên cần ngắn gọn, cụ thể, gần với kinh nghiệm
sống của trẻ.
* Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ
Phương pháp dùng cử chỉ điệu bộ kết hợp với lời nói thích hợp để khuyến
khích và ủng hộ trẻ hoạt động nhằm khơi gợi niềm vui, tạo niềm tin, cổ vũ sự cố
gắng của trẻ trong quá trình hoạt động.
* Nhóm nêu gương - đáng giá
- Nêu gương: Sử dụng các hình thức khen, chê phù hợp,đúng lúc, đúng
chỗ. Biểu dương trẻ là chính, nhưng không lạm dụng.
- Đánh giá: Thể hiện thái độ đồng tình hoặc chưa đồng tình của người lớn,
của bạn bè trước việc làm, hành vi, cử chỉ của trẻ. Từ đó đưa ra nhận xét, tự nhận
xét trong từng tình huống hoặc hoàn cảnh cụ thể. Không sử dụng các hình phạt
làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm - sinh lý của trẻ.
21


1.3.2.4.Tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động
* Môi trường vật chất
Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng lớp
- Trang trí phòng lớp đảm bảo thẩm mỹ, thân thiện và phù hợp với chủ đề
giáo dục
- Có các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu đa dạng, phong phú, hấp dẫn

trẻ.
- Sắp xếp và bố trí đồ dùng, đồ chơi hợp lý, đảm bảo an toàn và đáp ứng
mục đích giáo dục.
- Có khu vực để bố trí chỗ ăn, chỗ ngủ cho trẻ đảm bảo yêu cầu quy định.
- Các khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt (có thể bố trí cố định
hoặc có thể di chuyển), mang tính mở, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự lựa chọn
và sử dụng đồ dùng, đồ chơi, tham gia hoạt động và thuận lợi cho sự quan sát của
giáo viên.
- Các khu vực hoạt động của trẻ gồm có: khu vực chơi đóng vai; tạo hình;
thư viện (sách, tranh truyện); khu vực ghép hình, lắp ráp/ xây dựng; khu vực dành
cho hoạt động khám phá thiên nhiên và khoa học; hoạt động âm nhạc và có khu
vực yên tĩnh cho trẻ nghỉ ngơi. Khu vực cần yên tĩnh bố trí xa các khu ồn ào. Tên
các khu vực hoạt động đơn giản, phù hợp với chủ đề và tạo môi trường làm quen
với chữ viết.
Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời
- Sân chơi và sắp xếp thiết bị chơi ngoài trời
- Khu chơi với cát, đất, sỏi, nước.
- Bồn hoa, cây cảnh, nơi trồng cây và khu vực nuôi các con vật.
* Môi trường xã hội
- Môi trường chăm sóc giáo dục trong trường mầm non cần phải đảm bảo
an toàn về mặt tâm lý, tạo thuận lợi giáo dục các kỹ năng xã hội cho trẻ.
- Trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ
với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh.
- Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những trẻ
khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.
1.3.2.5. Thực hành
Tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo
- Hoạt động vui chơi
- Hoạt động học
- Hoạt động lao động

22


- Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân
* Mục tiêu giáo dục
MẪU GIÁO BÉ (3 - 4 tuổi)
* Mục tiêu giáo dục cuối 3 tuổi
1)Phát triển thể chất
- Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A, cụ thể :
* Trẻ trai :
Cân nặng đạt 12,9 - 20,8 kg → 16,7 ± 3,8 kg.
Chiều cao đạt 94,4 - 111,5 cm → 102,9 ± 8,5 cm.
* Trẻ gái :
Cân nặng đạt 12,6 - 20,7 kg → 16,0 ± 3,4 kg.
Chiều cao đạt 93,5 - 109,6 cm →101 ± 7,1 cm.
- Đi, chạy phối hợp chân tay nhịp nhàng.
- Giữ được thăng bằng trên một chân
- Ném xa 2m bằng hai tay.
- Cầm kéo cắt
- Rửa tay, lau mặt, đánh răng, cởi quần áo có sự giúp đỡ.
- Cầm được bình rót nước vào cốc.
- Nhận biết được một số vật dụng và nơi nguy hiểm.
2) Phát triển nhận thức
- Thích tìm hiểu, khám phá đồ vật và hay đặt các câu hỏi : Ai đây? Cái gì
đây?….
- Nói được một vài đặc điểm nổi bật của sự vật, hiện tượng quen thuộc.
- Nhận biết được sự thay đổi rõ nét của sự vật, hiện tượng.
- Nhận biết được tay phải, tay trái của bản thân.
- Đếm được trong phạm vi 5.
- Nhận biết được sự khác nhau về kích thước của 2 đối tượng.

- Gọi đúng tên hình tròn, hình vuông, hình tam giác.
- Nhận biết một số nghề phổ biến, gần gũi.
- Biết họ và tên của bản thân, tên của người thân trong gia đình, tên trường, lớp
mầm non.
3) Phát triển ngôn ngữ
- Nghe hiểu được lời nói trong giao tiếp đơn giản.
- Diễn đạt nhu cầu, mong muốn để người khác hiểu.
- Trả lời được một số câu hỏi của người khác.
- Kể lại chuyện dựa theo câu hỏi.
4) Phát triển tình cảm xã hội
- Thích chơi cùng bạn, không tranh giành đồ chơi.
- Có biểu hiện quan tâm đến người thân.
- Cảm nhận được một số trạng thái cảm xúc của người khác và có biểu lộ phù hợp.
- Chấp nhận yêu cầu và làm theo chỉ dẫn đơn giản của người khác.
- Biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, xin phép.
- Biết bỏ rác đúng nơi quy định, cất dọn đồ dùng, đồ chơi.
- Cố gắng tự thực hiện các công việc được giao.
5) Phát triển thẩm mỹ
- Trẻ bộc lộ cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng xung quanh và
các tác phẩm nghệ thuật gần gũi.
- Trẻ thích hát, nghe hát, nghe nhạc. Biết hát kết hợp với vận động đơn giản:
23


nhún nhảy, giậm chân, vỗ tay…
- Biết sử dụng màu sắc, đường nét, hình dạng tạo ra các sản phẩm đơn giản
* Thời gian biểu
Thời gian
Mïa hÌ
Mïa ®«ng

Néi dung
6h45 - 8h00
7h00 - 8h30
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng
8h00 - 8h30
8h30 - 9h00
Họat động học
8h30 - 9h10
9h00 - 9h40
Chơi, hoạt động ở các góc
9h10 - 10h00
9h40 - 10h20
Chơi và hoạt động ngoài trời
10h00 - 11h10
10h20 -11h40
Vệ sinh, ăn trưa
11h10 - 14h00
11h40 - 14h00
Ngủ trưa
14h00 - 14h40
14h00 - 14h40
Vệ sinh, ăn phụ
Chơi và hoạt động theo ý
14h40 - 15h40
14h40 - 15h40
thích
15h40 - 17h00
15h40 - 17h00
Chơi, trả trẻ
* Nội dung chương trình của trẻ mẫu giáo bé bao gồm:

- Chủ đề Bản thân
+ Tôi là ai
+ Cơ thể của tôi
+ Tôi cần gì để lớn lên và khoẻ mạnh
- Chủ đề Gia đình
+ Gia đình tôi
+ Ngôi nhà gia đình tôi ở
+ Nhu cầu của gia đình
- Chủ đề Môi trường xã hội
+ Trường mầm non
+ Nghề nghiệp
+ Giao thông
- Chủ đề Môi trường tự nhiên
+ Thế giới động vật
+ Thế giới thực vật
+ Nước và một số hiện tượng tự nhiên
- Chủ đề dinh dưỡng và sức khoẻ
+ Thực phẩm nuôi sống con người
+ Nhu cầu và vai trò của dinh dưỡng với sức khoẻ
+ Giữ gìn vệ sinh, sức khoẻ, nền nếp, thói quen trong ăn uống
* Phân phối các chủ đề trong năm học

24


Thời gian

Chủ đề

Số tuần


Tháng 9

Trường mầm non
- Ngày hội đến trường
- Lớp học của bé
- Tết trung thu

Tháng 10

Bản thân
- Tôi là ai?
- Cơ thể tôi
- Tôi cần gì để lớn và khoẻ mạnh
(Lồng ghép: Chăm sóc vệ sinh, nền nếp, các thói quen)

1- 2 tuần
1- 2 tuần
2 tuần

Gia đình
- Gia đình tôi (các thành viên, công việc gia đình)
- Ngôi nhà tôi ở
- Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11)
- Nhu cầu của gia đình (lồng ghép vai trò của
dinh dưỡng với sức khoẻ…)

1 tuần
1 tuần
1 tuần

1 - 2 tuần

Tháng 11

2 tuần

Tháng
12 - 1

Nghề nghiệp (theo 6 loại nghề)
4 - 5 tuần
- Giao thông (lái xe, lái tàu, phi công…)
- Xây dựng (thợ xây, thợ mộc, kiến trúc sư…)
- Dịch vụ (bán hàng, thợ may, làm đầu…)
- Chăm sóc sức khoẻ (bác sĩ, ý tá…)
- Giúp đỡ cộng đồng (cảnh sát, bộ đội, giáo viên,
người đưa thư…) (lồng ghép ngày 22/12)
- Sản xuất (nông dân, công nhân, đầu bếp…)

Tháng
1-2

Thế giới động vật
- Một số vật nuôi trong gia đình
- Một số con vật sống trong rừng
- Cá

Tháng 2

Thế giới thực vật

- Cây xanh
- Tết Nguyên đán - Mùa xuân (lồng ghép thức ăn
ngày tết)
- Một số loài rau
- Một số loại quả
(Lồng ghéo giá trị dinh dưỡng của các loại rau, quả)

25

2 - 3 tuần

1 tuần
1 - 2 tuần
1 tuần
1 tuần


Tháng 3

Tháng 4

Giao thông
- Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3)
- Một số luật lệ giao thông
- Một số phương tiện giao thông
Nước và các hiện tượng tự nhiên
- Nước
- Mùa hè
Bác Hồ với các cháu thiếu nhi


1 tuần
2 tuần

1- 2 tuần
1- 2 tuần
1- 2 tuần

MẪU GIÁO NHỠ (4 - 5 tuổi)
* Mục tiêu giáo dục trẻ cuối 4 tuổi
1)Phát triển thể chất
- Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A, cụ thể :
 Trẻ trai: Cân nặng đạt 14,4 - 23,5 kg.
Chiều cao đạt 100,7 - 119,1 cm.
 Trẻ gái:
Cân nặng đạt 13,8 - 23,2 kg.
Chiều cao đạt 99,5 - 117,2 cm
- Bò chui không bị chạm vào vật.
- Giữ được thăng bằng trên một chân trong 5 giây
- Chạy đổi hướng theo vật chuẩn.
- Ném xa 3m bằng hai tay.
- Bật xa 30 - 40 cm
- Cắt được theo đường thẳng.
- Rửa tay bằng xà phòng, tự lau mặt, đánh răng
- Cởi và mặt quần áo
- Phân biệt được một số vật dụng nguy hiểm, nơi an toàn và không an toàn.
2) Phát triển nhận thức
- Thích tìm hiểu khám phá đồ vật và hay đặt các câu hỏi: Tại sao? Để làm
gì?...
- Nhận biết được một số đặc điểm giống nhau và khác nhau của bản thân với
người gần gũi.

- Phân loại được các đối tượng theo 1 - 2 dấu hiệu cho trước.
- Nhận ra mối liên hệ đơn giản giữa sự vật, hiện tượng quen thuộc.
- Nhận biết được phía phải, phía trái của bản thân.
- Nhận biết các buổi sáng - trưa - chiều - tối.
- Đếm được trong phạm vi 10.
- Có biểu tượng về số trong phạm vi 5
- So sánh và sử dụng các từ: bằng nhau, to hơn - nhỏ hơn, cao hơn - thấp hơn,
rộng hơn - hẹp hơn, nhiều hơn - ít hơn…
- Nhận biết được sự giống nhau giữa các hình tròn, hình vuông, hình tam giác,
hình chữ nhật qua một vài dấu hiệu nổi bật.
- Nhận biết một số công cụ, sản phẩm, ý nghĩa của một số nghề phổ biến
và gần gũi.
- Nói được địa chỉ, số điện thoại của gia đình
- Biết tên của một vài danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.
26


×