Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ ĐẢNG bộ HUYỆN kỳ sơn TỈNH NGHỆ AN LÃNH đạo xóa đói GIẢM NGHÈO TRONG GIAI đoạn từ 2005 đến 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.71 KB, 98 trang )

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

Bảo hiểm y tế

BHYT

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Hội đồng nhân dân

CNH, HĐH
HĐND

Kinh tế - xã hội

KT - XH

Nhà xuất bản

Nxb

Mặt trận tổ quốc

MTTQ

Ủy ban nhân dân

UBND



Xóa đói, giảm nghèo

XĐ, GN

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

3


Chương 1: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ
HUYỆN KỲ SƠN VỀ XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO
(2005 – 2010)
1.1. Những yếu tố tác động và chủ trương xóa đói, giảm

10

nghèo của huyện Kỳ Sơn
1.2. Đảng bộ huyện Kỳ Sơn chỉ đạo thực hiện xóa đói, giảm

10

nghèo (2005 - 2010)

22

Chương 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN KỲ SƠN LÃNH ĐẠO ĐẨY
MẠNH XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO (2010-2015)

2.1. Những yêu cầu mới và chủ trương của Đảng bộ huyện

38

Kỳ Sơn về đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo (2010-2015)
2.2. Đảng bộ huyện Kỳ Sơn chỉ đạo đẩy mạnh xóa đói,

38

giảm nghèo (2010 - 2015)
Chương 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
3.1.

Nhận xét

3.2.

Kinh nghiệm

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

44
61
61
71
82
84
91


2


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đói nghèo là một thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của của
mỗi quốc gia, dân tộc. Cuộc chiến chống đói, nghèo luôn là vấn đề được quan
tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước ta, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi
toàn cầu hóa, quốc tế hóa nền kinh tế là xu hướng chủ đạo, chi phối sự phát
triển ở nước ta. Công tác XĐ, GN được xác định là một trong những nhiệm
vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước, đã và đang trở thành một nội dung
chính trong chương trình công tác của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn
thể chính trị xã hội. Công tác XĐ, GN nâng cao mức sống cho nhân dân ở
nước ta trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu qua trọng.
XĐ, GN bền vững, chống tái nghèo là chủ trương lớn nhất quán của Đảng
ta, nhiệm vụ thường tương quan trọng của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa
phương. Trong mọi hoàn cảnh Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm XĐ, GN, chăm
lo đời sống nhân dân bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội. Trong quá trình đổi
mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác XĐ, GN cả nước nói chung và từng
địa phương nói riêng đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng
góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh những
thành tựu đạt được công tác XĐ, Gn còn nhiều hạn chế bất cập, nhất là ở vùng
sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỷ lệ đói nghèo còn cao, khoảng
cách giàu nghèo còn lớn, công tác XĐ, Gn đang đứng trước những thánh thức to
lớn. Huyện Kỳ sơn là một huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn, có hơn 90%
dân số là dân tộc thiểu số, nhiều xã nằm trong diện đặc biệt khó khăn, trình độ
dân trí thấp và chưa đồng đều giữa các dân tộc, nền kinh tế chủ yếu dựa vào
nông nghiệp, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng

xa, vùng đặc biệt khó khăn và cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thấp kém. Đảng bộ
huyện Kỳ Sơn lãnh đạo công tác XĐ, GN nhằm nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho nhân dân, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ huyện, sự nỗ lực

3


phấn đấu của các ngành, các cấp và toàn thể nhân dân, huyện Kỳ Sơn đã đạt
được những thành tựu lớn trong công tác XĐ, GN, tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 là
60,90%, năm 2010 giảm xuống còn 24,64% (Theo chuẩn 2005). Tuy nhiên, vẫn
còn gặp nhiều khó khăn cả về khách quan và chủ quan, những nguồn lực sẵn có
chưa phát huy hết hiệu quả. Để lãnh đạo XĐ, GN trong những năm tới đạt kết
quả cao hơn, cần làm tốt công tác tổng kết thực tiễn, rút ra những bài học kinh
nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện XĐ, GN nhằm góp phần đáp ứng mục
tiêu công tác XĐ, GN, tôi chọn và thực hiện đề tài “Đảng bộ huyện Kỳ Sơn,
tỉnh Nghệ An lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo từ năm 2005 đến năm 2015” làm
luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Đói, nghèo và XĐ, GN là vấn đề lớn, bức thiết ở nước ta, đã và đang
thu hút các cơ quan, các nhà khoa học nghiên cứu để tìm giải pháp tháo gỡ.
Sau đây là kết quả nghiên cứu của các công trình đã được các nhà khoa học
đang tải trong sách, luận văn, luận án và các phương tiện truyền thông báo chí
liên quan trực tiếp đến đề tài:
Nhóm các công trình khoa học nghiên cứu về XĐ, GN
trên phạm vi cả nước:
Chu Tiến Quang (2001), “Đói nghèo ở Việt Nam”, Nxb Nông nghiệp, Hà
Nội; Nguyễn Trọng Xuân (2003), “Quân đội tham gia xóa đói giảm nghèo ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Luận án Tiến sĩ kinh tế chính trị, Học viện
Chính trị quân sự, Hà Nội; Lê Trọng (2004), “Hướng dẫn kế hoạch làm ăn xóa
đói giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân”, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội;

Nguyễn Thị Vi (2005), “Thành công và thách thức trong công cuộc xóa đói giảm
nghèo ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Cộng sản (số 21); Phạm Văn Khôi (2006),
“Nhận diện đói nghèo theo tiêu chí mới ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế & phát
triển, (số 111); Phạm Văn Khôi (2006), “Nhận diện đói nghèo theo tiêu chí mới
ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế & phát triển, (số 111); Phan Đức Kiên (2007), “Kết

4


hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong 20 năm đổi mới”,
Tạp chí Lịch sử Đảng (số 12); Nguyễn Tiệp (2008), “Giải pháp thúc đẩy thực hiện
chính sách xóa đói, giảm nghèo”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (số 357); Trần
Nguyễn Tuyên (2008), “Nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Lịch sử Đảng (số 7); Trịnh Thị Hiền
(2009), “Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông
thôn từ năm 1996 đến năm 2006”, Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị
quân sự, Hà Nội; Nguyễn Thị Kim Ngân (2011), “Bước ngoặt mới trong nỗ lực
xóa đói, giảm nghèo”, Tạp chí Cộng sản (số 821); Khúc Diệu Huyền (2011),
“Vấn đề đói nghèo trong quan hệ quốc tế hiện nay”, Luận văn thạc sĩ ngành Quốc
tế học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội; Nguyễn Trọng Đàm
(2012), “An sinh xã hội ở Việt Nam: Những quan điểm và cách tiếp cận thống
nhất”, Tạp chí Cộng sản (số 834); Lê Quốc Lý (2012), “Chính sách xóa đói giảm
nghèo - thực trạng và giải pháp”, Nxb Chính trị quốc gia; Lương Thị Hồng
(2015), “Quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam (19912010)”, Luận án Tiến sĩ Sử học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.
Các công trình luận giải làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về
XĐ, GN, làm rõ những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm
phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc với mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, đề
xuất những giải pháp chủ yếu, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng
về nhiệm vụ XĐ, GN trong giai đoạn hiện nay. Đây là nguồn tài liệu phong phú

và quan trọng để tác giả nghiên cứu, kế thừa trong quá trình viết luận văn.
Nhóm các công trình khoa học nghiên cứu XĐ, GN ở các
địa phương như:
Nguyễn Tuấn Cảnh (2003), “Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với
tiến bộ và công bằng xã hội ở tỉnh Thái Bình”, Tạp chí Kinh tế xã hội (số 8);
Trần Văn Phong (2006), “Tác động của chính sách xóa đói, giảm nghèo đối

5


với sự phân hóa xã hội ở nước ta”, Tạp chí Lý luận chính trị, (số 4); Lê Như
Nhất (2007), “Đảng bộ tỉnh Kon Tum lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo trong
giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị
quốc gia, Hà Nội; Luận Lê Đức An (2008), “Xóa đói, giảm nghèo ở khu vực
duyên hải miền Trung”, văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế Hà Nội; Trịnh
Sơn (2010), “Các Huyện ủy ở tỉnh Hà Giang lãnh đạo công tác xóa đói, giảm
nghèo trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện
Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Vũ Thị Thanh Thủy (2011), “Vấn đề xóa đói giảm
nghèo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Luận văn thạc sĩ Quan hệ
quốc tế, Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội; Lương Thị Thuần
(2011), “Quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng ở tỉnh
Yên Bái từ năm 1996 đến năm 2010”, Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng, Đại học
khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội; Hoàng Thị Ngọc Hà (2012), “Đảng bộ
tỉnh Cao Bằng lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo từ năm 2001 đến năm
2010”, Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng, Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận văn
thạc sĩ lịch sử Đảng của Vũ Thế Thực (năm 2013), Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh
lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo từ năm 1997 đến năm 2005”, Học viên Chính
trị; Vũ Bình Tuyển (2014),“Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xóa đói, giảm
nghèo từ năm 2001 đến năm 2010”, Luận văn thạc sĩ lịch sử Đảng, Học viện
Chính trị, Hà Nội; Lê Xuân Trường (2014), “Đảng bộ tỉnh Phú Yên lãnh đạo

thực hiện xóa đói, giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2010”, Luận văn thạc sĩ
lịch sử Đảng, Đại học Quốc gia, Hà Nội; Trần Kim Thành (2015), “Đảng bộ
huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo từ năm 2000
đến năm 2008”, Luận văn thạc sĩ lịch sử Đảng, Học viện Chính trị, Hà Nội.
Các công trình khoa học khẳng định chủ trương XĐ, GN đúng đắn, hợp
lòng dân của Đảng, Nhà nước đã tạo nên phong trào XĐ, GN lan rộng trong
cả nước; hầu hết các công trình khoa học đã nghiên cứu làm rõ đặc điểm vị trí
địa lý, lợi thế trong phát triển kinh tế, những vấn đề do lịch sử để lại liên quan

6


đến XĐ, GN; quá trình XĐ, GN đã phản ánh được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo sâu sát của Đảng bộ và chính quyền địa phương trong chuyển đổi cơ cấu
kinh tế, cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, phát triển làng nghề; bên cạnh
đó, các bài viết cũng chỉ ra những tồn tại, bất cập trong công tác XĐ, GN ở
các địa phương. Đây là cơ sở lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm quý báu để
nghiên cứu, làm rõ quá trình lãnh đạo XĐ, GN ở huyện Kỳ Sơn, Nghệ An.
Nhóm công trình khoa học nghiên cứu XĐ, GN ở tỉnh Nghệ
An và huyện Kỳ Sơn:
Hoàng Xuân Lương (2004), “Nghiên cứu các giải pháp và xây dựng mô hình
vượt đói nghèo cho đồng bào Khơ Mú”, Tạp chí khoa học và công nghệ, (số 13);
Quang Hưng (2006), "Sáu giải pháp đào tạo nghề cho lao động miền núi Nghệ
An", Tạp chí Lao động và xã hội, (số 288); Trần Văn Hằng (2010) "Nghệ An tập
trung phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống các dân tộc ở miền Tây", Tạp
chí Cộng sản, (số 807); Nguyễn Thị Hương (2010), "Đào tạo nghề cho người lao
động trên địa bàn các huyện thuộc Chương trình 30a ở Nghệ An trong thời kỳ hội
nhập", Tạp chí kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, (số 316); Lầu Bá Tểnh (2010),
"Mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội tại xã Mường Ải, huyện Kỳ Sơn", Tạp
chí Thông tin Khoa học - Công nghệ Nghệ An, (số 1); Nguyễn Quý Hiếu (2010),

"Một số kết quả ứng dụng khoa học - công nghệ tại các vùng dân tộc thiểu số và
miền núi trên đại bàn Nghệ An", Tạp chí Thông tin khoa học - công nghệ Nghệ
An,( số 2); Trần Xuân Bí (2010), "Chương trình xây dựng mô hình ứng dụng và
chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
và miền núi giai đoạn 2004 - 2010 ở Nghệ An", Tạp chí Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An, (số 6); Hồ Thị Thanh Vân (2011), "Lý thuyết “cực phát triển”
và vấn đề phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An", Tạp chí thông tin khoa
học Nghệ An, (số 12); Trần Thị Kim Châu (2015), “Xây dựng vùng tộc người
thiểu số "Đan Lai" tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An”, Luận văn thạc sĩ kinh
doanh và quản lý, Đại học kinh tế, Hà Nội.

7


Các công trình nghiên cứu về hình thức, bước đi, cách làm trong XĐ, GN
trong địa bàn tỉnh Nghệ An, rút ra một số giải pháp trong XĐ, GN bền vững.
Đây là những tài liệu quý liên quan trực tiếp đến quá trình nghiên cứu, hoàn
thiện luận văn. Tuy nhiên, các công trình trên chưa đề cập một cách toàn diện,
đầy đủ về những thuận lợi, khó khăn của tỉnh Nghệ An trong XĐ, GN. Đặc biệt
là chưa có công trình nào nghiên cứu một cách độc lập, có tính hệ thống về quá
trình Đảng bộ huyện Kỳ Sơn lãnh đạo XĐ, GN từ năm 2005 đến năm 2015. Vì
thế, đề tài là vấn đề mới, không trùng lặp với các công trình đã công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ huyện Kỳ Sơn lãnh đạo XĐ, GN giai đoạn 20052015; nhận và xét rút ra một số kinh nghiệm để tiếp tục vận dụng trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận giải yêu cầu khách quan về lãnh đạo XĐ, GN của Đảng bộ huyện
Kỳ Sơn từ năm 2005 đến năm 2015.
Làm rõ quá trình Đảng bộ huyện Kỳ Sơn lãnh đạo XĐ, GN giai đoạn 2005-2015.
Nhận xét và rút ra một số kinh nghiệm về quá trình Đảng bộ huyện Kỳ
Sơn lãnh đạo XĐ, GN từ năm 2005 đến năm 2015.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ huyện Kỳ Sơn về XĐ, GN
Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Luận văn nghiên cứu chủ trương, chỉ đạo của Đảng bộ huyện
Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An về XĐ, GN.
Không gian: Trên địa bàn huyện Kỳ Sơn.
Thời gian: Luận văn nghiên cứu trong khoảng 10 năm từ năm 2005 đến
năm 2015. Tuy nhiên để vấn đề nghiên cứu có hệ thống, luận văn có đề cập
một số nội dung liên quan trong thời gian trước và sau theo năm nói trên.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

8


Cơ sở lý luận
Luận văn thực hiện trên cơ sở lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm chủ trương của Đảng
Cơ sở thực tiễn
Luận văn thực hiện trên cơ sở thực tiễn quá trình Đảng bộ huyện Kỳ Sơn
lãnh đạo công tác XĐ, GN từ năm 2005 đến 2015
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ đạo của luận văn là phương pháp lịch sử,
phương pháp lôgíc và sự kết hợp giữa hai phương pháp đó là chủ yếu; đồng
thời sử dụng phương pháp so sánh, thống kê, tổng kế, khảo sát thực tế, xử lý,
đánh giá tư liệu để làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu.
6. Ý nghĩa của đề tài
Góp phần tổng kết quá trình Đảng bộ huyện Kỳ Sơn lãnh đạo XĐ, GN từ
năm 2005 đến năm 2015.
Là nguồn tư liệu để các cấp ủy Đảng, chính quyền ở huyện Kỳ Sơn nghiên

cứu, vận dụng trong lãnh đạo XĐ, GN trong thời gian tiếp theo.
7. Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm: Mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.

9


Chương 1
CHỦ TRƯƠNG VÀ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN KỲ SƠN
VỀ XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO (2005-2010)

1.1. Những yếu tố tác động và chủ trương xóa đói,
giảm nghèo của huyện Kỳ Sơn
Huyện Kỳ Sơn là địa phương có trên 90% đồng bào dân tộc thiểu số sinh
sống, có 20 xã với 129 thôn, bản thuộc diện khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Điều kiện địa hình, địa bàn, thời tiết và giao thông phức tạp, là một trong
những yếu tố ảnh hưởng đến việc cụ thể hóa các chủ trương chính sách của
Đảng, Nhà Nước và tỉnh Nghệ An.
1.1.1. Những yếu tố tác động đến xóa đói, giảm
nghèo ở huyện Kỳ Sơn
* Quan niệm về nghèo và đói
Một là, nghèo là tình trạng một bộ phận người dân chỉ có điều kiện thỏa
mãn một phần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống
thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng trên mọi phương diện.
Hai là, đói là tình trạng một bộ phận người dân nghèo có mức sống dưới
mức tối thiểu, thu nhập không đáp ứng nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc
sống; là tình trạng thiếu cái ăn, ăn không đủ lượng dinh dưỡng tối thiểu cần
thiết để duy trì sự sống hàng ngày và không đủ sức để lao động sản xuất.
Ba là, nghèo và đói là hai khái niệm khác nhau, phản ánh cấp độ và mức

độ khác nhau về tình trạng nghèo khổ của một bộ phận người dân. Giữa đói
và nghèo có mối quan hệ mật thiết với nhau, đã đói thì đương nhiên là nghèo
và ngược lại nghèo là một dạng tiềm tàng của đói.
* Đặc điểm, điều kiện tự nhiên và KT - XH tác động đến xóa
đói, giảm nghèo
Điều kiên tự nhiên

10


Huyện Kỳ Sơn ở tọa độ 19006’-19043’ vĩ độ Bắc, 103052’-104047’ kinh
độ Đông. Phía Đông huyện giáp với huyện Tương Dương - tỉnh Nghệ An, phía
Bắc, phía Tây và phía Nam huyện (gồm 11 xã) giáp với 5 huyện thuộc 3 tỉnh
(Xiêng Khoảng, Bô ly Khăm xay, Hủa Phan) của Lào với 192 km đường biên
giới. Diện tích tự nhiên là 2.094,84 km2.
Hệ thống đường giao thông từng bước đầu tư xây dựng, Quốc lộ 7A chạy
từ huyện Tương Dương đến cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn; đường 7B từ Khê
Kiềng (Tương Dương) đến xã Na Ngoi, Tà Cạ (Kỳ Sơn); Quốc lộ 16 từ thị trấn
Mường Xén, Mỹ Lý (Kỳ Sơn) đến xã Mai Sơn (Tương Dương). Hệ thống sông
suối chảy khá dày đặc, vừa là những khó khăn, song cũng là tiềm năng để phát
triển thủy điện góp phần XĐ, GN của huyện.
Khí hậu thời tiết khắc nghiệt, thể hiện bốn mùa trong năm, các vùng trong
huyện có thời tiết nóng lạnh khác nhau. Chịu ảnh hưởng trực tiếp vùng khí hậu
gió Lào xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8, gây khô, nóng. Nhiệt độ trung bình biến
đổi từ 20 độ C đến 25 độ C. Lượng mưa bình quân đạt 1.650 mm, phân bố không
đều.
Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội
Huyện Kỳ Sơn thuộc 3 huyện nghèo nhất của tỉnh Nghệ An và 9 huyện khó
khăn nhất cả nước. Địa hình chia cắt, tạo thành nhiều tiểu khu vực và có chiến
lược quan trọng về chính trị, quốc phòng - an ninh và đối ngoại.

Toàn huyện có 59 nghìn ha rừng, chiếm 28% diện tích tự nhiên và trên 40
nghìn ha đất làm nương rẫy, đất ruộng, chiếm gần 20% diện tích đất tự nhiên.
Tổng dân số: Năm 2007 là 65.881 người, năm 2009 là 62.300 người và
năm 2014 là 74.017 người thuộc 05 dân tộc (Kinh, Thái, Mông, Khơ Mú, Hoa).
Có nhiều phong cảnh thiên nhiên đẹp như Đỉnh núi Phu xai lai leng ở xã
Na Ngoai, hang phỉ ở xã Mường Lống, hang Tù ở xã Nậm Cắn, Tháp cổ ở xã
Mỹ Lý là những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn.

11


Văn hóa phi vật thể rất phong phú như Đền Pu Nhạ Thầu ở xã Hữu Kiệm,
đền Cây Đa, lễ hội chọi trâu chọi bò, múa thổi khèn, phong tục uống rượu
vòng, lễ hội Xang Khăn, hát múa khắp, lễ mừng nhà mới, hát Rer Rer, hát tơm,
cồng chiêng trong các ngày lễ và các sự kiện chính trị xã hội ở địa bàn huyện.
Với điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, những nguồn tài nguyên sẵn có,
đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân, tạo thuận lợi
nhất định trong công tác XĐ, GN. Tuy nhiên, có những khó khăn nhất định,
sự chênh lệch trong mức sống của nhân dân huyện Kỳ Sơn còn rất lớn.
* Chủ trương của Đảng và Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo
Trong giai đoạn 2005 - 2010, Đảng ta tiếp tục gắn phát triển kinh tế với giải
quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tốt, nhất là trong công cuộc XĐ, GN. Đồng
thời làm tốt việc “sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển là
thể hiện sự nhìn nhận nghiêm túc, khách quan về tình hình đất
nước hiện nay, đồng thời cổ vũ nhân dân ta vươn lên với tinh thần
tự tôn dân tộc và quyết tâm cao để đưa đất nước ta ra khỏi tình
trạng kém phát triển, không chỉ ở mức thu nhập bình quân đầu
người thấp mà còn ở những lĩnh vực khác như kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội” [13, tr.24] và thực hiện thành công mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ văn minh, không ngừng phát triển sản xuất, nâng cao

đời sống cho nhân dân.
Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn,
chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có thi thường và đẩy mạnh
thâm canh các loại cây trồng trên cơ sở áp dụng các quy trình sản xuất đồng
bộ tiên tiến. Đồng thời “đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức
thực hiện xóa đói, giảm nghèo theo hướng phát huy cao độ nội
lực và kết hợp sử dụng có hiệu quả sự trợ giúp của quốc tế.Nhà
nước tập trung đầu tư xây dựng kế cấu hạ tầng kinh tế, xã hội
và trợ giúp về điều kiện sản xuất, nâng cao kiến thức để người

12


nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo tự vươn lên thoát nghèo” [13,
tr.217].
* Chủ trương của tỉnh Nghệ An về xóa đói, giảm nghèo
Giải quyết tốt việc cấp đất hợp lý và lâu dài cho phát triển kinh tế trang
trại, cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp bảo đảm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến và
đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ; đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa nhằm tăng
hiệu quả sản xuất. Đồng thời “tiếp tục xây dựng các trục đường giao
thông vào đến tất cả các trung tâm xã, đi lại được cả 4 mùa
trong năm. Đặc biệt cần quan tâm đầu tư xây dựng các tuyến
đường giao thông trong các vùng nguyên liệu, đảm bảo vận
chuyển vật tư, phân bón phục vụ sản xuất, vận chuyển nguyên
liệu về các nhà máy chế biến trong mọi điều kiện thời tiết bất
thuận” [81, tr.16].
* Thực trạng xóa đói, giảm nghèo huyện Kỳ Sơn trước 2005
Xuất phát điểm từ huyện có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, không có các cơ sở sản xuất công nghiệp; thực trạng XĐ, GN

trước năm 2005 nổi lên những ưu điểm và hạn chế cơ bản sau:
Ưu điểm
Một là, Đảng bộ huyện Kỳ Sơn thường xuyên xây dựng kế hoạch, xác
định các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT - XH gắn với XĐ, GN; thực hiện
tốt các chính sách trợ giúp người nghèo. Chủ trương giao đất giao rừng cho
hộ dân sử dụng và quản lý, đầu tư vốn, tạo việc làm, đẩy mạnh thực hiện
chương trình xóa nhà dột nát, tiếp nhận vốn tài trợ của các tổ chức chính trị xã
hội giúp đỡ làm nhà tình nghĩa, giúp đỡ những gia đinh khó khăn, ổn định
cuộc sống và phát triển sản xuất. Có nhiều chuyển biến trong nhận thức về
XĐ, GN, nguồn nhân lực của huyện được tham gia lao động, sản xuất, tăng
thu nhập, nâng cao đòi sống nhân dân, góp phần XĐ, GN trong huyện.

13


Hai là, kinh tế có hướng phát triển đi lên, cơ sở hạ tầng như đường,
trường, trạm, điện, nhà văn hóa, thông tin, liên lac, phát thanh truyền hình, vệ
sinh môi trường, bảo vệ rừng được tập trung đầu tư, làm thay đổi rõ rệt diện
mạo của huyện, công tác XĐ, GN được cấp ủy chính quyền quan tâm. Trong
sản xuất nông, lâm, đẩy mạnh phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Mô
hình kinh tế trang trại phát triển đa dạng và có hiệu quả, tích cực chuyển dịch
cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi, đưa giống mới có năng xuất vào sản xuất.
Hạn chế
Một là, hệ thống đường giao thông đang xây dựng chưa hoàn thanh,
trước 2005 có 10/21 xã thị trấn chưa mở đường ô tô đến trung tâm xã. Công
tác XĐ, GN đạt hiệu quả thất, công tác quản lý, điêu hành, tuyên truyền, vận
động thực hiện XĐ, GN còn chậm, lúng túng, chưa khai thác hết nội lực và
tiềm năng sẵn có của từng địa phương để thực hiện công tác XĐ, GN.
Hai là, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao, các giải pháp hỗ trợ XĐ,
GN chưa phát huy quả, thiếu thiết thực. Các xã ở vùng sâu vùng xã chưa có

điện lưới quốc gia; hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, lạc hậu.
Ba là, an ninh chính trị căng thẳng, tàn quân phỉ Lào vào nội địa móc nối
xây dựng cơ sở, dủ dỗ, mua chuộc đồng bào dân tộc tham gia xưng vua Vàng
Pao; là địa bàn trung chuyển, buôn bán ma túy trái phép từ Lào vào Việt nam.
Nguyên nhân
Một là, tình trạng tái nghèo, đa số các hộ thoát nghèo chỉ “thoát chuẩn
nghèo” nhưng chưa thực sự thoát nghèo bèn vững; thiếu ý chí quyết tâm vượt
đói nghèo, còn tồn tại tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự trợ giúp của trên.
Hai là, thực tế đã đặt ra yêu cầu ngày càng lớn đối với Đảng bộ huyện Kỳ Sơn
quan tâm, rà soát để có chủ trương chính sách XĐ, GN phù hợp từng thời kỳ, từng
giai đoạn để đạt được những thành quả lớn hơn trong công tác XĐ, GN.
XĐ, GN là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và tỉnh nghệ An nhằm
cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về
trình độ phát triển giữa các vùng, các địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân

14


cư. Thực hiện thắng lợi các mục tiêu chỉ tiêu XĐ, GN là nội trong những nội
dung góp phần phát triển kinh tế xã hội.
1.1.2. Chủ trương xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ huyện Kỳ Sơn
(2005-2010)
* Quan điểm chỉ đạo
Đảng bộ huyện Kỳ Sơn xác định công tác XĐ, GN là nhiệm vụ quan
trọng thường xuyên chi phối đến mọi hoạt động công tác; đồng thời thực hiện
nhất quán quan điểm chỉ đạo sau:
Một là, công tác XĐ, GN là một trong những nhiệm vụ chính trị hàng
đầu nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp
khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng các xã.
Quan điểm trên thể hiện tư tưởng chỉ đạo nhất quán của Đảng bộ huyện

trong phát triển kinh tế, là tập trung chuyển dịch cơ cấu theo hướng nông lâm
nghiệp kết hợp gắn với tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Đồng thời khoanh
nuôi, bảo vệ rừng tự nhiên nhằm hạn chế tối đa tình trạng phát nương làm rẫy,
tăng cường đầu tư phát triển chan nuôi, trồng cây ăn quả, thâm canh ruộng
nước là yếu tố quan trọng bảo đảm sự ổn định, phát triển kinh tế, phát huy
tinh thần nhân ái lá lành đùm lá rách, tương thân tương ái để giúp người
nghèo đói. Đẩy mạnh cuộc vận động XĐ, GN là nhiệm vụ chính trị, trách
nhiệm của toàn Đảng bộ, toàn hệ thống chính trị xã hội trong huyện.
Hai là, thực hiện mục tiêu XĐ, GN cần phát huy sức mạnh tổng hợp của
các ngành, các cấp cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội và sự đồng thuận
của toàn dân. Đồng thời “khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả,
chỉ đạo đầu tư có trọng điểm cho những ngành, những vùng sớm tạo ra hiệu
quả kinh tế - xã hội, giải quyết được nguồn lao động địa phương” [16, tr.19].
Công tác XĐ, GN sẽ không có hiệu quả cao nếu không phát huy sức mạnh
tổng hợp của mọi lực lượng, sức mạnh của toàn dân. Chính vì vậy, muốn thực
hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu XĐ, GN trên địa bàn huyện, trước hết

15


phải “quan tâm giải quyết cơ bản hạ tầng kỹ thuật, đời sống dân sinh ở
những địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, tạo đòn bẩy tác động vào cả quá
trình phát triển chung của huyện” [16, tr.19] và phải phát huy sức mạnh tổng
hợp của các cấp Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể chính trị xã hội và
sự đồng thuận hưởng ứng của nhân dân để hướng tới công bằng xã hội, thu hẹp
khoảng cách về trình độ phát triển và mức sống của người dân. Mở rộng và
khai thác hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài là sự bổ trợ quan trọng cho các
nguồn lực trong huyện; trong xu thế hội nhập, mở cửa với khu vực và thế giới,
huyện Kỳ Sơn có nhiều khả năng tìm kiếm đối tác, phát triển các dự án phối
hợp, tài trợ, viện trợ nhân đạo và XĐ, GN; làm tốt công tác quản lý, kiểm tra và

sử dụng khai thác nguồn lực bổ trợ từ ngoài vào trong huyện có hiệu quả,
chống lãng phí và tiêu cực; tập trung nhiều vào việc tổ chức triển khai dự án,
thường xuyên theo dõi đánh giá kết quả triển khai, công khai hoá kế hoạch đầu
tư vốn và tài chính, tạo điều kiện để người nghèo có thể tham gia nhiều hơn
vào quá trình triển khai các dự án, hướng dẫn kỹ năng quản lý, bảo trì các công
trình dự án đã được xây dựng để tăng thời gian phục vụ lợi ích cho nhân dân.
Đói, nghèo xuất phát từ nguyên nhân khách quan và chủ quan, yếu tố quyết
định là từ bản thân người nghèo. Ngoài những nguyên nhân rủi ro khách quan,
thì chủ yếu vẫn là do tự bản thân người nghèo, đói không biết can cơ, tính toán
làm an, nên họ thường bị tụt hậu so với nhiều người khác trong cộng đồng;
phát huy cao độ tinh thần tự lực, tự cường vươn lên của bản thân người nghèo
trong quá trình triển khai XĐ, GN là chủ yếu.
Ba là, công cuộc XĐ, GN là nhiệm vụ chính trị, đạt dưới sự lãnh đạo
trực tiếp của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự tham gia từ các nguồn lực của
toàn xã hội. Đồng thời “khơi dậy truyền thống cách mạng, ý thức tự lực tự
cường, chủ động, sáng tạo trong nhân dân. Quan tâm giải quyết tốt các vấn
đề xã hội, giữ vững khối đại đoàn kết các dân tộc trong huyện vì mục tiêu
phát triển ổn định và bền vững” [16, tr.19].

16


Sự lãnh đạo của Đảng bộ, của các cấp ủy Đảng là nhân tố hàng đầu bảo
đảm sự thành công của công tác XĐ, GN. Chính vì vậy, tăng cường công tác xây
dựng Đảng, phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo của Đảng, khơi dậy truyền thống
cách mạng, ý thức tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo trong nhân dân; Quan
tâm giải quyết tốt các vấn đề xã hội, giữ vững khối đại đoàn kết các dân tộc
trong huyện vì mục tiêu phát triển ổn định và bền vững. Công cuộc XĐ, GN, đặt
dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp uỷ Đảng, quản lý điều hành của chính
quyền các cấp và sự tham gia của các ban ngành đoàn thể chính trị xã hội sẽ tạo

thành sức mạnh tổng hợp. XĐ, GN không phải là chủ trương riêng tách biệt khỏi
các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, mà luôn nằm trong tổng thể của quá
trình phát triển; các hộ nghèo tồn tại bên cạnh các hộ không nghèo, các vùng
nghèo tồn tại bên cạnh các vùng không nghèo, giữa hai bộ phận này luôn có sợ
tác động qua lại lẫn nhau, khuyên khích tạo điều kiện thuận lợi cho một bộ phận
dân cư có điều kiện giàu lên, thúc đẩy kinh tế phát triển, ưu tiên đối với các hộ
nghèo là đối tượng chính sách như: Gia đình liệt sĩ, thương binh, gia đình có
công với nước để các hộ này có thể nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đói nghèo.
Bốn là, “Quan tâm giải quyết tốt các vấn đề xã hội giữ vững khối đại
đoàn kết các dân tộc trong huyện vì mục tiêu phát triển ổn định và bền vững”
[15, tr.19] và nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, tăng thu nhập cho
người dân để ổn định nâng cao mức sống và hưởng thụ các dịch vụ xã hội.
Thực hiện công tác XĐ, GN phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát
triển KT - XH của huyện, trên cơ sở quán triệt các chính sách hỗ trợ hộ
nghèo phải đi liền với công tác tư vấn, hướng dẫn sử dụng vốn vay có hiệu
quả, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của từng hộ gia đình để cho vay vốn
trong thời gian vừa đủ phát triển kinh tế có hiệu quả; Ngân hàng Chính
sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn cho hộ nghèo
vay vốn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế gia đình, cơ bản các hộ nghèo đã
sử dụng số tiền vay được vào phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cho gia

17


đình; bên cạnh đó, còn một số hộ chưa biết cách sử dụng số tiền vay ở ngân
hàng, phải cho hộ khác sử dụng, đây là biểu hiện dấu hiệu lợi dụng danh
nghĩa hộ nghèo để vay vốn ngân hàng. Thực hiện những quan điểm của
Đảng, Nhà nước và tỉnh Nghệ An, Đảng bộ huyện Kỳ Sơn triển khai kịp
thời cụ thể hoá bằng kế hoạch, chương trình, dự án phát triển KT - XH của
huyện nhằm các Chương trình 134, Chương trình 135, Quyết định

30a/2008/QĐ-CP và Quyết định 167/2008/QĐ-TTg với các nội dung hỗ trợ
xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
cơ cấu cây trồng vật nuôi, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt
khó khăn, hỗ trợ định canh định cư và di dân làm kinh tế mới, hỗ trợ y tế,
giáo dục cho người nghèo, hướng dẫn người nghèo cách làm ăn, hỗ trợ phát
triển sản xuất, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho nhân dân nói chung
và người dân nghèo nói riêng.
* Phương hướng xóa đói, giảm nghèo (2005-2010)
Phương hướng chung: Hằng năm thực hiện giảm dần tỷ lệ hộ nghèo, hộ
đói. Phát huy tốt các hoạt động trên các lĩnh vực văn hoá - xã hội, nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và củng cố nền quốc phòng toàn
dân, an ninh nhân dân vững manh, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên
giới và trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu năm 2010, huyện Kỳ Sơn có mức độ
tăng trưởng ổn định và phát triển khá trên các lĩnh vực.
Phương hướng cụ thể: Bảo đảm cho người nghèo được hưởng các dịch
vụ xã hội cơ bản như văn hoá, giáo dục, khám chữa bệnh, dân số kế hoạch
hoá gia đình, nâng cao trình độ dân trí cho người nghèo. Tăng cường đầu tư
cơ sở hạ tầng cho các xã khó khăn, xây dựng nâng cấp hệ thống đường giao
thông bảo đảm cho nhân dân lưu thông hàng hóa và tập trung sữa chữa các
trạm y tế xã đủ tiêu chuẩn khám chữa bệnh. Tạo môi trường và cơ chế thuận
lợi cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội; Đồng thời

18


hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao mức sống, tăng thu nhập và thu hẹp
khoảng cách giàu nghèo.
* Mục tiêu xóa đói, giảm nghèo
Mục tiêu chung: “Kiên trì giảm làm rẫy dốc, bảo vệ được rừng phòng hộ
đầu nguồn, tăng cường khai thác, phát triển vốn rừng, biến rừng tạp thành

rừng kinh tế” [16, tr19]. Thường xuyên duy trì các giải pháp ổn canh ổn cư,
cải thiện mức sống cho người nghèo, hộ nghèo và vùng nghèo. Đồng thời
phát huy nội lực của chính người nghèo tự thoát nghèo một cách bền vững.
Mục tiêu cụ thể: Đảng bộ huyện Kỳ Sơn xác định năm 2008, 100% xã có
đường ô tô từ trung tâm huyện đến trung tâm xã, 90 % thôn (bản) có đường xe
mô tô. Xây dựng 5 chợ vùng, 50 công trình nước hợp sinh, 27 công trình thủy
lợi, 10 trạm thủy điện nhỏ, 10 trạm bưu điện văn hoá xã, 58 nhà văn hoá cộng
đồng, 1.050 phòng học kiên cố, 3 nhà điều trị và 10 trạm y tế xã. 100% trạm
trưởng trạm y tế xã có trình độ y sĩ, 4 bác sĩ/vạn dân và hơn 96,6% dân số được
dùng nước sạch sinh hoạt. Tỷ lệ gia hộ nghèo và hộ đói hằng năm giảm xuống
10% - 11% (theo chuẩn nghèo 2005), năm 2010 giảm tỷ lệ hộ đói nghèo 20% 25% và cơ bản xoá hết nhà tạm bợ, dột nát và bảo đảm 96,6% dân số được
dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Đồng thời hằng năm tạo việc làm cho 400
đến 500 người lao động, duy trì 11.100 ha diện tích gieo trồng cây lương thực,
1.000 ha cây chề chất lượng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 12,5% - 13% và
thu nhập bình quân theo đầu người đạt 06 triệu đồng/năm.
* Nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu chỉ tiêu Đại hội, Đảng bộ huyện xác
định lãnh đạo thực hiện tốt bốn nhóm nhiệm vụ cơ bản sau:
Một là, thực hiện tốt chủ trương chính sách của trên về phát triển KT - XH
và “chỉ đạo sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa; đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa
các giống cây, con có năng suất cao vào sản xuất. Tăng cường

19


phát triển và nhân điện 7 mô hình kinh tế đã được xây dựng.
Tập trung lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản
xuất hàng hoá, ưu tiên phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế
trang trại” [16, tr.20] và tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất,
tăng thu nhập.

Sản xuất nông nghiệp theo hướng CHH, HĐH là một trong những
nhiệm vụ quan trọng, Đảng bộ huyện đã tạo được môi trường thuận lợi thu
hút vốn đầu tư và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn phát triển KT - XH để
xây dựng các khu vực thị tứ, thị trấn, lãnh đạo đẩy mạnh phát triển các ngành
nghề truyền thống như: Đan lát, dệt thổ cẩm, thêu ren và đồ gỗ mỹ nghệ. Căn
cứ vào tình hình thực tế trong huyện để rà soát, bổ sung quy hoạch tổng thể
phù hợp các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 37, 39 của Bộ
chính trị, Quyết định 134, 135, 30a của Chính phủ, đề ra các giải pháp cụ thể,
hợp lý và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Thực hiện quy hoạch các xã, quy
hoạch cụm xã, quy hoạch vùng trọng điểm, huy đông sử dụng có hiệu quả các
nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tập trung xây dựng các công trình
trọng điểm như điện lưới quốc gia, đường giao thông và quản lý chặt chẽ các
hoạt động xây dựng trên địa bàn nhằm đảm bảo có chất lượng và đúng quy
hoạch đã duyệt. Đồng thời xây dựng các tiêu chuẩn về quy hoạch đô thị, ưu
tiên các dự án xây dựng nhà ở cho người nghèo và bảo đảm điều kiện phát
triển cân bằng cảnh quan vệ sinh môi trường.
Hai là, “phát triển các hình thức đào tạo nghề và giải quyết
việc làm, thực hiện tốt các chính sách đầu tư” [16, tr.22]. Đồng thời
xây dựng cơ chế hỗ trợ và vận động người nghèo tự vươn lên thoát nghèo bền
vững.
Đảng bộ huyện lãnh đạo thực hiện tốt việc mở rộng công tác đào tạo
nghề cho nam nữ thanh niên nông thôn, hỗ trợ kinh phí cho người nghèo học
nghề, tăng cường hệ thống dịch vụ giới thiệu các chính sách tạo việc làm để

20


người nghèo có cơ hội tìm việc làm phù hợp, đáp ứng yêu cầu của người sử
dụng lao động. Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học xóa mù chữ,
phát triển các hình thức đào tạo nghề và giải quyết việc làm, thực hiện tốt các

chính sách xã hội. Đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh và chăm sóc
sức khoẻ cho nhân dân, nhất là người nghèo. Đồng thời đầu tư xây dựng phát
triển mạng lưới các công trình kết cấu hạ tầng như điện, nước, giao thông,
thông tin liên lạc và các công trình kết cấu hạ tầng xã hội như trường học, tập
trung ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu như
công trình cấp nước sạch, y tế, giáo dục, giao thông đường bộ và vay vốn
ngân hàng lãi suất thấp cho người nghèo.
Ba là, đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hoá mới ở khu dân cư gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới.
“Tiếp tục tổ chức quán triệt, học tập, nghiêm cứu lồng ghép
nghị quyết của Đảng về lĩnh vực văn hóa trong các buổi sinh
hoạt, hội họp” [32, tr.02], tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia các
hoạt động văn hóa và thực hiện tốt công tác xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa.
Đồng thời chăm lo giải quyết tốt các vấn đề dân tộc, tôn giáo và phát huy các
mối quan hệ truyền thống dòng họ, bản sắc văn hóa dân tộc. Đảng bộ huyện
lãnh đạo thực hiện thống nhất thành lập Ban chỉ đạo, bộ giúp việc và văn
phòng điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn
mới là nhiệm vụ của liên ngành. Đồng thời quan tâm đến công tác già làng,
trưởng bản, những người có uy tín tham gia tuyên truyền nhân dân góp công
sức xây dựng nông thôn mới.
Bốn là, thực hiện tốt đề án nâng cao nhận thức và kỹ năng sử dụng khoa
học kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ tham gia XĐ, GN và người nghèo.
Tăng cường tập huấn khuyên nông, khuyến lâm, áp dụng những tiến bộ khoa
học kỹ thuật, phát triển các loại cây trồng thu lại năng suất cao và có giá trị kinh
tế. Đồng thời, mở rộng diện tích trồng chè, cây dược liệu và cây gỗ chế biến

21


nguyên liêu công nghiệp. Các phòng, ban, ngành, cơ quan cấp huyện phối hợp với

cấp uỷ Đảng, chính quyền khảo sát, đánh giá tình hình đầu tư cây con trên địa bàn
để có hướng bố trí cây, con phù hợp theo hướng tập trung, mũi nhọn, tạo được sản
phẩm hàng hoá, chú trọng phát triển chăn nuôi bò, lợn địa phương, dê, gà đen, tập
trung chỉ đạo giải ngân kịp thời, hiệu quả nguồn vốn vay phát triển chăn nuôi.
Chủ động tổ chức cho nông dân, nhất là nông dân nghèo tham quan các
mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại và các mô hình làm kinh tế giỏi. Tập
trung khai thác tốt mọi tiềm năng lợi thế của các xã thị trấn nhằm bảo đảm cho
người nghèo tiếp cận các nguồn lực để vươn lên thoát nghèo. Đồng thời, thực
hiện phân cấp quản lý diện tích rừng tự nhiên, đẩy mạnh công tác khoanh
nuôi, bảo vệ rừng, trồng rừng và xây dựng quy hoạch vùng chăn nuôi, vùng
chuyên canh sản xuất, vùng trồng cây công nghiệp.
Năm là, “đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng chống dịch bệnh và chăm sóc
sức khỏe cho nhân dân” [16, tr.22], nhất là chăm sóc cho người nghèo. Có giải
pháp hợp lý để hạn chế tỷ lệ gia tăng dân số và giảm trẻ em suy dinh dương.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, cần tiếp tục củng cố mạng lưới y tế từ
huyện đến thôn (bản) đảm bảo có chất lượng trong khám, điều trị và chăm sóc
sức khoẻ ban đầu cho nhân dân nói chung và người nghèo nói riêng; lãnh đạo
thực hiện tốt việc mua cấp thẻ BHYT cho nhân dân và có chính sách hợp lý
trong công tác đào tạo và thu hút đội ngũ y, bác sĩ có trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ. Đồng thời đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh, xã hội hoá
công tác y tế, tăng cường kiểm tra thị trường thuốc chữa bệnh, vệ sinh an toàn
thực phẩm cho nhân dân và nâng cao chất lượng chương trình chăm sóc sức
khỏe sinh sản góp phần nâng cao chất lượng dân số.
1.2. Đảng bộ huyện Kỳ Sơn chỉ đạo thực hiện xóa đói,
giảm nghèo (2005-2010)
Đảng bộ huyện Kỳ Sơn lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ
các giải pháp xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; trong công tác XĐ,

22



GN, huyện tập trung chỉ đạo thực hiện làm tốt các vấn đề cơ bản như sau:
1.2.1. Quán triệt và thực hiện tốt các chương trình, chính sách giảm
nghèo của Đảng, Nhà nước và tỉnh Nghệ An
Giai đoạn (2005-2010), huyện được thụ hưởng các chương trình, dự án,
chính sách lớn của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; chủ
yếu là tập trung triển khai thực hiện Quyết định 134, Chương trình 135 giai
đoạn II, Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng
dẫn thực hiện của tỉnh Nghệ An về XĐ, GN:
* Quyết định 134: Là chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và
nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn,
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày
20/7/2004. Đảng bộ huyện Kỳ Sơn mở hội nghị chuyên đề chỉ đạo quán triệt
thực hiện các nội dung khai hoang ruộng bậc thang, công trình thủy lợi miền
núi, hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng và thực hiện tốt 02 văn bản của tỉnh Nghệ
An liên quan đến Quyết định 134 (Nghị quyết 06 - NQ/TU ngày 06/10/2006
của Tỉnh ủy về thông qua kế hoạch triển khai phát triển kinh tế xã hội miền
Tây Nghệ An đến năm 2010 và Kết luận 02-KL/TU ngày 22/5/2005 về
chương trình giải quyết việc làm và chương trình mục tiêu giảm nghèo năm
2006-2010) và Đảng bộ huyện ban hành 02 văn bản (Quyết định 107-QĐ/HU
ngày 26/4/2006 về thành lập kiểm tra tiến độ thực hiện dự án đầu tư trên
huyện Kỳ Sơn và Kết luận 03-KL/HU ngày 16/3/2006 về việc triển khai thực
hiện Chương trình 134 trên địa bàn huyện Kỳ Sơn) để chỉ đạo thực hiện
Chương trình 134 của Chính phủ; Đồng thời tổ chức nhiều hội nghị chỉ đạo
các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể chính trị tuyên truyền
vị trí ý nghĩa và triển khai thực hiện các dự án đầu tư thuộc Chương trình 134.
Trong giai đoạn 2005 - 2008, huyện Kỳ Sơn tập trung triển khai thực hiện
đầu tư hỗ trợ nhà ở cho nhân dân và xây dựng hệ thống công trình nước hướng
hợp vệ sinh ở các thôn (bản) vùng sâu vùng xa thuộc Chương trình 134 của


23


Chính phủ. Đảng bộ huyện Kỳ Sơn chỉ đạo UBND huyện triển khai cấp ủy
Đảng, chính quyền các cấp rà soát các thôn bản chưa đầu tư hỗ trợ hệ thống
công trình nước hợp vệ sinh hoặc đã đầu tư nhưng không bảo đảm sinh hoạt
thiết yếu cho nhân dân, từ đó chỉ đạo xây dựng kế hoạch và đề suất HĐND phê
duyệt kinh phí xây dựng các công trình nước hợp vệ sinh cho nhân dân. Trong
03 năm (2005-2007) đã triển khai xây dựng 58 dự án công trình nước hợp vệ
sinh thuộc Chương trình 134 của Chính phủ, tổng số nguồn kinh phí huyện bổ
sung thêm gần 100 triệu đồng (mỗi công trình khoảng 15 triện đồng), gần 70%
thôn (bản) trong huyện đã được đầu tư xây dựng công trình nước hợp vệ sinh
và huyện đã hoàn thành kế hoạch về hạn mục xây dựng công trình nước hợp vệ
sinh cho nhân dân. Đồng thời chỉ đạo tổ chức rà soát đối tượng hỗ trợ nhà ở
theo Quyết định 134 của chính phủ, các ban ngành cấp huyện trực tiếp chỉ đạo
UBND các xã thị trấn triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ
nghèo; trong 04 năm (2005-2008) huyện Kỳ Sơn đã hỗ trợ 5.192 nhà ở cho
người nghèo theo Quyết định 134 của Chính phủ.
* Chương trình 135 giai đoạn II: Là chương trình phát triển kinh tế xã hội
các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi , được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quyết định 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998, kế hoạch
ban đầu chia làm hai giai đoạn (giai đoạn I: 1998-2000, giai đoạn II: 2001-2005),
đến năm 2006 chia thành ba giai đoạn (giai đoạn I: 1997-2005, giai đoạn II: 20062010 và giai đoạn III: 2011-2020). Đảng bộ huyện Kỳ Sơn quán triệt chỉ đạo
triển khai thực hiện tốt các ý kiến chỉ đạo của Trung ương và tỉnh Nghệ An về
Chương trình 135 của Chính phủ, chủ động mở các hội nghị chuyên đề, hội nghị
kết hợp quán triệt chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện và
thực hiện tốt 01 văn bản của Trung ương liên quan đến triển khai thực hiên
Chương trình 135 (Quyết định 147/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng về phát triển
kinh tế xã hội miền Tây Nghệ An đến năm 2010), 03 văn bản của tỉnh Nghệ An
(Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 06/10/2006 của Tỉnh ủy Nghệ An về việc thông


24


qua kế hoạch triển khai Quyết định 147/2005/QĐ-TTg, Thông báo 112-TB/TU,
ngày 05/6/2006, Thông báo 565-TB/TU ngày 29/4/2008 và Thông báo 651TB/TU ngày 27/8/2008 của Tỉnh ủy Nghệ An về phát triển kinh tế xã hội đến
năm 2010). Đồng thời tổ chức nhiều cuộc hội nghị chỉ đạo các cơ quan ban
ngành đoàn thể chính trị xã hội cấp huyện và 21 cấp ủy Đảng chính quyền xã thị
trấn triển khai thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II. Đảng bộ huyện Kỳ Sơn
ban hành 02 văn bản chỉ đạo (Kế hoạch 03-KH/HU ngày 16/5/2006, Kết luận
06-KL/HU ngày 23/6/2007 về việc triển khai thực hiện Thông báo 403-TB/TU
ngày 12/9/2007 của Tỉnh ủy) thực hiện phát triển kinh tế liên quan đến Chương
trình 135 của Chính phủ, UBND huyện mở nhiều hội nghị triển khai và đánh giá
việc thực hiện các dự án đầu tư thuộc diện Chương trình 135 của Chính phủ.
Nhìn chung huyện Kỳ Sơn chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình 135 của
Chính phủ có trọng tâm trọng điểm và đã góp phần phát triển kinh tế huyện nhà,
đồng thời thu hẹp khoảng cách mức sống giữa người dân nghèo với người giàu.
Huyện Kỳ Sơn tập trung triển khai thực hiện các nội dung xây dựng
đường giao thông, trường học, trạm y tế và hỗ trợ con giống cây trồng, con
giống gia súc cho nhân dân thuộc hộ nghèo nằm trong Chương trình 135 giai
đoạn II của Chính phủ. Từng bước kiên cố hóa hệ thống hạ tầng giao thông là
một trong những nhân tố quan trọng quyết định trong thực hiện công tác XĐ,
GN ở các xã vùng sâu, vùng xa trong địa bàn huyện, vì vậy trong 05 năm
(2005-2010) huyện Kỳ Sơn đã nâng cấp được 130 km đường biên giới, 180 km
đường giao thông liên xã và 140 km đường dân sinh, hoàn thành kế hoạch Đại
hội Đảng bộ huyện xác định 20/20 xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Đồng
thời đã đầu tư xây dựng được 357 phòng học kiên cố cho 13 trường học ở 13
xã thuộc Chương trình 135 và chữa sữa nâng cấp 21 trạm y tế xã, thị trấn. Xây
dựng 357 phòng học cho các trường học trong huyện và các trạm y tế có đủ số
lượng đội ngũ y sĩ bác sĩ khám chữa bệnh cho nhân dân, trong đó 57% xã có

bác sĩ và tỷ lệ 3,5 bác sĩ/1 vạn dân.

25


×