Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Tác động của chất lượng báo cáo tài chính đến chi phí sử dụng nợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------

NGUYỄN HƯƠNG GIANG

TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT LƯỢNG BÁO
CÁO TÀI CHÍNH ĐẾN CHI PHÍ SỬ
DỤNG NỢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------

NGUYỄN HƯƠNG GIANG

TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT LƯỢNG BÁO
CÁO TÀI CHÍNH ĐẾN CHI PHÍ SỬ
DỤNG NỢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. NGUYỄN XUÂN HƯNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài luận văn thạc sĩ với đề tài “Tác động của chất lượng báo cáo
tài chính đến chi phí sử dụng nợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”
là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi theo sự hướng dẫn của
PGS.TS Nguyễn Xuân Hưng. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của Luận văn
này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm

Nguyễn Hương Giang


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH ẢNH
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 3
3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 3

4. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
7. Kết cấu đề tài ................................................................................................... 5
8. Ý nghĩa nghiên cứu ......................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ......................................................................................................................... 7
1.1. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa chất lượng
BCTC đo lường bằng chất lượng lợi nhuận và chi phí sử dụng nợ .................. 7
1.1.1.

Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................ 7

1.1.2.

Các nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................... 11

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................... 14
2.1. Một số khái niệm và thuật ngữ .................................................................... 14
2.1.1.

Biến kế toán dồn tích (Accrual) ......................................................... 14

2.1.2.

Quản trị lợi nhuận (Earning Management) ..................................... 14

2.1.3.

Chất lượng lợi nhuận (Earning Quality) .......................................... 18


2.1.4.

Chất lượng BCTC (Financial Report Quality) ................................ 19

2.1.5. Đo lường chất lượng BCTC theo chất lượng lợi nhuận .................... 21
2.1.6.

Chi phí sử dụng nợ (The cost of debt) ............................................... 27


2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sử dụng nợ ........................................ 28
2.3 Các lý thuyết nền liên quan .......................................................................... 31
2.3.1

Lý thuyết ủy nhiệm ............................................................................. 31

2.3.2

Lý thuyết thông tin bất cân xứng ...................................................... 33

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................... 36
3.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................................... 36
3.1.1.

Quy trình nghiên cứu ......................................................................... 36

3.1.2.

Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................. 37


3.2. Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 38
3.2.1.

Mô hình nghiên cứu ............................................................................ 38

3.2.2.

Đo lường biến ...................................................................................... 40

3.3. Phương pháp ước lượng ............................................................................... 49
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................. 52
4.1. Thống kê mô tả và ma trận tương quan ..................................................... 52
4.2. Phân tích kết quả ước lượng ........................................................................ 59
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 66
5.1. Kết luận .......................................................................................................... 66
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 67
5.3. Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................... 68
5.3.1.

Hạn chế đề tài ......................................................................................... 68

5.3.2.

Hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................. 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

HĐQT

Hội đồng quản trị

BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh
BCTC

Báo cáo tài chính

CAPM

Capital asset pricing model - Mô hình định giá tài sản vốn

CBTT

Công bố thông tin

CTCP

Công ty cổ phần

FASB

HNX

Financial Accounting Standards Board – Hội đồng tiêu chuẩn
kế toán tài chính
Generalized method of moments - Phương pháp ước lượng
moment tổng quát.
Sở giao dịch chứng khoán Tp.Hà Nội


HOSE

Sở giao dịch chứng khoản Tp.Hồ Chí Minh

IASB

OTC

International Accounting Standards Board – hội đồng chuẩn
mực kế toán quốc tế
Ordinary least squares - Phương pháp hồi quy kết hợp tất cả
các quan sát.
Thị trường giao dịch phi tập trung

QTLN

Quản trị lợi nhuận

S&P 500

TTKT

Standard & Poor's 500 Stock Index - Chỉ số cổ phiếu 500 của
Standard & Poor
Security and Exchange Commission - Ủy ban chứng khoán và
thị trường chứng khoán Mỹ
Small and medium-sized enterprises - Các doanh nghiệp nhỏ
và vừa
Thông tin kế toán


UPCOM

Thị trường giao dịch cổ phiếu của các công ty chưa niêm yết

VAS

Vietnam Accounting Standard- Chuẩn mực kế toán Việt Nam

VCP

Vốn cổ phần

GMM

OLS

SEC
SMEs


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 0.1. Tình hình vay nợ và vốn cổ phần của các doanh nghiệp từ năm 2005
– 2015 ............................................................................................................................... 1
Bảng 3.1. Tóm tắt phương pháp đo lường biến trong luận văn .............................. 47
Bảng 4.1. Thống kê miêu tả các biến quan sát trong luận văn ................................ 51
Bảng 4.2. Ma trận tương quan các biến trong luận văn ........................................... 56
Bảng 4.3. Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu xác định chi phí sử dụng nợ ... 58



DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3.1. Thiết kế quy trình nghiên cứu ................................................................... 35
Hình 3.2. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa theo ngành nghề kinh doanh .......... 37
Hình 3.3. Mô hình nghiên cứu.................................................................................... 38
Hình 4.1. Diễn biến lãi suất cho vay của Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2015 ... 53
Hình 4.2. Diễn biến điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
trong giai đoạn 2006 – 2014 ......................................................................................... 54


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chất lượng báo cáo tài chính (BCTC) là một trong những chủ đề nghiên cứu
phổ biến trong ngành kế toán, có liên quan tới việc cung cấp thông tin cho các bên liên
quan trong doanh nghiệp. Trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chủ nợ, việc thiết
lập các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, bên cho vay thường chủ yếu dựa vào các
con số trong BCTC. Vì vậy, khi xảy ra hiện tượng bất cân xứng thông tin do chất lượng
thông tin thể hiện trên báo cáo tài chính thấp sẽ làm ảnh hưởng đến các quyết định tài
trợ. Các doanh nghiệp có mức bất cân xứng thông tin cao sẽ khó tiếp cận với các nguồn
tài trợ bên ngoài hơn hoặc gặp phải những điều khoản cho vay khắc khe, rút ngắn thời
hạn cho vay và chịu chi phí sử dụng vốn cao, được coi như là sự bảo vệ bằng giá mà
chủ nợ đặt ra nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.
Tại Việt Nam, nguồn tài trợ đến từ việc vay nợ còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ
cấu vốn, bảng 0.1 dưới đây cho thấy tình hình vay nợ và vốn cổ phần của các doanh
nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2015.
Bảng 0.1. Tình hình vay nợ và vốn cổ phần của các doanh nghiệp từ năm 2005 –
2015
Năm


HNX

HOSE

UPCOM

OTC

Vay nợ VCP

Vay nợ VCP

Vay nợ VCP

Vay nợ VCP

2005

24.74% 31.04% 27.46% 28.56% 41.16% 26.69% 26.94% 36.47%

2006

26.18% 27.55% 24.85% 30.49% 44.08% 26.96% 32.69% 29.77%

2007

23.30% 32.07% 20.68% 31.72% 33.46% 33.47% 30.06% 35.12%

2008


20.88% 36.13% 21.85% 32.60% 28.46% 35.62% 18.82% 50.66%

2009

20.94% 32.41% 24.21% 31.21% 27.53% 33.62% 21.38% 43.35%

2010

21.27% 32.35% 24.55% 31.13% 29.05% 32.94% 23.14% 41.07%


2

2011

21.11% 34.07% 25.98% 30.69% 29.69% 32.46% 24.42% 45.70%

2012

20.68% 35.79% 25.46% 31.32% 31.03% 34.98% 24.27% 51.07%

2013

20.27% 36.86% 25.64% 31.73% 30.27% 36.24% 22.75% 54.17%

2014

19.50% 38.53% 24.35% 32.70% 28.71% 37.85% 21.73% 54.97%

2015


19.17% 38.76% 24.77% 33.83% 24.06% 40.75% 14.96% 86.52%
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Stox.vn
Từ bảng số liệu trên cho thấy trong những năm gần đây, tỷ trọng nợ vay trong

cấu trúc vốn của các doanh nghiệp có xu hướng giảm, một trong những nguyên nhân
có thể đến từ việc bất cân xứng thông tin giữa doanh nghiệp và các trung gian tài chính
- làm doanh nghiệp khó có thể tiếp cận với các nguồn tài trợ vì chi phí sử dụng nợ cao.
Để kiểm tra liệu chất lượng BCTC có ảnh hưởng đến chi phí sử dụng nợ hay không,
một số nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đã được thực hiện như: nghiên cứu của
Francis và các cộng sự (2005), Gao (2010), Lambert và các cộng sự (2006)... kết quả
thu được cho thấy các kết luận khác nhau về mối quan hệ giữa chất lượng BCTC và chi
phí sử dụng nợ tại các bối cảnh và thị trường khác nhau. Xét tại Việt Nam, theo như
hiểu biết của tác giả thì các nghiên cứu trước đây đơn thuần chỉ xem xét (i) các nhân tố
ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính, (ii) các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sử
dụng nợ tại Việt Nam; chưa thật sự đưa ra bằng chứng thực nghiệm cho mối liên hệ
giữa chất lượng BCTC và chi phí sử dụng nợ, đặc biệt là tại các doanh nghiệp nhỏ và
vừa có khả năng tiếp cận vốn khó. Do đó, tác giả tiến hành lựa chọn đề tài “Tác động
của chất lượng BCTC đến chi phí sử dụng nợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. Thông qua đó cho thấy vai trò của việc cung cấp
thông tin chất lượng cao trên BCTC sẽ giúp giảm chi phí sử dụng vốn vay, mở ra cơ
hội cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu vốn có thể tiếp cận nguồn vốn vay, giúp tồn tại
và phát triển trong nền kinh tế thị trường nhiều biến động như hiện nay. Đồng thời
cung cấp công cụ đánh giá chất lượng BCTC cho chủ nợ, để họ có thể cấp tín dụng cho
đúng đối tượng, nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chính của bài nghiên cứu như sau:
-

Xem xét tác động của chất lượng BCTC đo lường theo chất lượng lợi

nhuận đến chi phí sử dụng nợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay.
-

Đề xuất các kiến nghị liên quan đến việc trình bày và công bố, sử dụng

và quản lý chất lượng BCTC của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn tập trung vào các câu hỏi
nghiên cứu sau:
-

Tác động của chất lượng BCTC đo lường theo chất lượng lợi nhuận đến

chi phí sử dụng nợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam như thế nào?
-

Cần đề xuất một số kiến nghị nào đối với các đối tượng liên quan đến

việc trình bày và công bố, sử dụng và quản lý chất lượng BCTC của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay?
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu mà tác giả hướng đến là chất lượng báo cáo tài chính và
chi phí sử dụng nợ vay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cụ thể là tác giả sẽ sử dụng
dữ liệu trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong giai
đoạn 2005 – 2015.

5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Trong luận văn tác giả giới hạn lại chỉ nghiên cứu việc đo
lường chất lượng BCTC theo chất lượng lợi nhuận. Do đó, dữ liệu nghiên cứu dự kiến
bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn 2005 – 2015. Theo quy định tại
khoản 1, Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ
giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thì doanh nghiệp hoạt động trong ngành nông,


4

lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp và xây dựng, thương mại và dịch vụ lần lượt có
tổng nguồn vốn tương ứng từ 100 tỷ đồng trở xuống, từ 100 tỷ đồng trở xuống và từ 50
tỷ đồng trở xuống thuộc doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hơn thế nữa, các công ty trong mẫu
nghiên cứu phải đảm bảo dữ liệu của các công ty phải là liên tục trong giai đoạn nghiên
cứu 2005 – 2015, các công ty không có sẵn dữ liệu liên tục thì sẽ được loại trừ ra khỏi
mẫu nghiên cứu. Đồng thời, tiêu chí cuối cùng được xem xét trong quá trình lựa chọn
công ty là các công ty được lựa chọn là các công ty phi tài chính, tức là các công ty
không hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư và
công ty chứng khoán. Cuối cùng, mẫu nghiên cứu mà tác giả có được bao gồm 96
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn 2005 – 2015 hoạt động trong 7 ngành khác
nhau.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài được sử dụng là nghiên cứu định lượng,
với nguồn dữ liệu thứ cấp lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất của các công ty phi tài
chính từ năm 2005 – 2015 được công bố tại các website chứng khoán. Sau khi thu thập
đầy đủ thông tin, tác giả tiến hành sàn lọc, lựa chọn và tính toán ra các dữ liệu cần thiết
phù hợp với các tiêu chuẩn đã được đặt ra cho cuộc nghiên cứu. Bước tiếp theo tác giả
tiến hành thống kê mô tả để phát hiện ra những đặc trưng của dữ liệu. Theo sau đó đến
kiểm tra khiếm khuyết của mô hình như hiện tượng đa cộng tuyến.....và sử dụng kiểm
định đa biến cho mô hình và giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp ước lượng

GMM để khắc phục các khiếm khuyết mắc phải. Đồng thời bài nghiên cứu cũng sẽ sử
dụng phương pháp tổng hợp cho phần tổng quan các nghiên cứu có liên quan để có cái
nhìn chung nhất về vấn đề và có thể rút ra được yếu tố kế thừa từ các bài nghiên cứu
trước. Tác giả cũng tiến hành thêm phương pháp so sánh và phân tích cho các kết quả
thu được trong phần bàn luận để có được nhận định cuối cùng về vấn đề cần nghiên
cứu.


5

7. Kết cấu đề tài
Luận văn được xây dựng thành 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan các nghiên cứu có liên quan.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
8. Ý nghĩa nghiên cứu
8.1 Ý nghĩa khoa học:
Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng báo cáo tài chính đo lường theo
chất lượng lợi nhuận ảnh hưởng đến chi phí sử dụng nợ ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Việt Nam không chỉ góp phần giải thích hoàn thiện lý thuyết làm tài liệu tham khảo
cho các đề tài nghiên cứu có liên quan. Đặc biệt, kết quả kiểm định trong bài nghiên
cứu của tác giả còn giải thích mức độ chất lượng lợi nhuận ảnh hưởng đến chi phí sử
dụng vốn ở Việt Nam.
8.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Mục tiêu chính của bài luận văn là giải thích mối quan hệ chất lượng BCTC đo
lường theo chất lượng lợi nhuận và chi phí sử dụng nợ. Hay nói cách khác, tác giả
nghiên cứu tác động của chất lượng BCTC đo lường theo chất lượng lợi nhuận đến chi
phí sử dụng nợ.

Dựa trên những phát hiện trong bài luận văn này, tác giả tin rằng đề tài chất
lượng báo cáo tài chính sẽ thu hút được sự chú ý của các nhà quản lý doanh nghiệp và
các trung gian tài chính, khi chúng tác động kinh tế đáng kể đến chi phí sử dụng vốn.


6

Từ đó đưa ra các kiến nghị hàm ý chính sách cho các doanh nghiệp nhằm mục đích
giảm chi phí sử dụng nợ cũng như giảm vấn đề bất cân xứng thông tin của các doanh
nghiệp. Do đó, các ứng dụng từ bài nghiên cứu của tác giả có thể đáng giá không chỉ
với doanh nghiệp và các nhà quản lý trung gian tài chính mà còn các nhà tạo lập chính
sách.
Hơn nữa, trên cơ sở đó có một kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng báo cáo tài
chính của các công ty nhỏ và vừa, đồng thời kết quả nghiên cứu này là thông tin tham
khảo hữu ích và quan trọng cho nhiều đối tượng có liên quan như cơ quan quản lý Nhà
nước, nhà quản lý doanh nghiệp, ngân hàng, các nhà đầu tư và các đối tượng khác có
liên quan trong bối cảnh thực trạng chất lượng BCTC của các doanh nghiệp Việt Nam
đang rất được nhiều đối tượng liên quan quan tâm hiện nay.
Trong phạm vi bài luận văn này, tác giả sẽ tiếp cận và phân tích dưới nhiều góc
độ khác nhau bằng cách sử dụng phương pháp định lượng dựa trên nghiên cứu của
Bauwhede và các cộng sự (2015). Cụ thể, tác giả sẽ tiến hành sử dụng dữ liệu của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa phi tài chính trong giai đoạn 2005 – 2015. Kết quả nghiên
cứu làm sáng tỏ hơn về mối quan hệ giữa chất lượng BCTC đo lường theo chất lượng
lợi nhuận và chi phí sử dụng nợ của các doanh nghiệp tại Việt Nam và từ đó đưa ra các
giải pháp giúp ích cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận với các nguồn tài trợ bên ngoài
với chi phí rẻ hơn và giảm vấn đề bất cân xứng thông tin tại thị trường Việt Nam.


7


CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN

Giới Thiệu
Trong chương này tác giả tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến chủ đề
nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước, qua đó đưa ra lỗ hổng nghiên cứu (research
gap).
1.1.

Tổng quan các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa chất lượng

BCTC đo lường theo chất lượng lợi nhuận và chi phí sử dụng nợ
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Một trong các nỗ lực gần đây của các nhà nghiên cứu đã tập trung vào chất
lượng BCTC trong mối quan hệ với chi phí sử dụng vốn. Anderson và các cộng sự
(2003) thu thập mẫu 252 công ty công nghiệp từ cơ sở dữ liệu của Lehman Brothers
Fixed Income và S&P 500 giai đoạn 1993 đến 1998, các tác giả lập luận rằng HĐQT
và kích thước ban kiểm toán có liên quan nghịch biến đến chi phí sử dụng nợ. Điều này
cho thấy rằng, quy mô HĐQT lớn hơn và kích thước ban kiểm toán cung cấp 1 sự giám
sát lớn hơn các quy trình kế toán tài chính. Quy mô của hội đồng quản trị và sự độc lập
hoàn toàn bên kiểm toán sẽ có ảnh hưởng cùng chiều với độ tin cậy của chất lượng
BCTC và do đó sẽ làm giảm đáng kể chi phí sử dụng nợ.
Việc nâng cao chất lượng BCTC yêu cầu các doanh nghiệp cần cung cấp nhiều
thông tin hơn với chất lượng thông tin tăng lên, để đảm bảo rằng những người tham gia
thị trường có đầy đủ thông tin để đưa ra các quyết định về đầu tư, tín dụng,… Thông
tin có chất lượng cao tạo điều kiện cho sự minh bạch, điều này sẽ giúp làm giảm vấn đề
bất cân xứng thông tin, thỏa mãn các yêu cầu của nhà đầu tư và cổ đông. Hàng loạt lợi
thế của việc cung cấp thông tin có chất lượng cao đã được các nhà nghiên cứu nhắc

đến: nâng cao chất lượng BCTC sẽ làm giảm rủi ro thông tin và tính thanh khoản, hạn


8

chế các nhà quản lý sử dụng quyền lợi của họ cho các lợi ích riêng, giúp họ đưa ra các
quyết định đầu tư hiệu quả hơn. Hơn nữa, Lambert và các cộng sự (2006) phát triển mô
hình dựa vào mô hình CAPM và cho thấy rằng chất lượng BCTC ảnh hưởng đến chi
phí sử dụng vốn theo hướng trực tiếp – nhận thức của nhà đầu tư về việc phân bổ dòng
tiền trong tương lai, và theo hướng gián tiếp – các quyết định của các doanh nghiệp về
dòng tiền tương lai. Với ảnh hưởng trực tiếp của chất lượng BCTC thì chất lượng
BCTC không phải là một nhân tố rủi ro thông tin riêng biệt. Hay nói cách khác, ảnh
hưởng này không được đa dạng hóa trong nền kinh tế có quy mô lớn. Chất lượng của
thông tin kế toán ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp, cả trực tiếp và
gián tiếp.
Yee (2006) xây dựng một mô hình mà trong đó các nhà đầu tư mạo hiểm giao
dịch các trái phiếu phi rủi ro và các cổ phiếu rủi ro để đa dạng hóa danh mục. Mô hình
này cho thấy rằng nếu không có sự chắc chắn về việc chi trả cổ tức trong tương lai,
chất lượng BCTC sẽ làm gia tăng phần bù rủi ro. Tác giả cũng cho rằng cho đến khi
vẫn còn nhân tố đa dạng danh mục không chắc chắn (chi trả cổ tức trong tương lai là
không chắc chắn) và các nhà đầu tư không hoàn toàn bình tĩnh, chất lượng lợi nhuận bị
giới hạn sẽ làm tăng phần bù rủi ro vốn cổ phần.
Theo nghiên cứu thực nghiệm của Kim và Qi (2008) đối với các doanh nghiệp
tại Mỹ. Nhóm tác giả sử dụng bộ dữ liệu hàng năm của CRSP / Compustat Merged để
thu được lợi tức cổ phiếu hàng tháng và dữ liệu kế toán hằng năm. Mẫu được thu thập
từ tháng 1/1970 đến tháng 12/2006. Sau khi xem xét các chứng khoán có giá thấp, các
tác giả kết luận rằng chất lượng BCTC đo lường theo chất lượng lợi nhuận (sử dụng
mô hình kế toán dồn tích) và tìm thấy một tác động về giá đáng kể của chất lượng dồn
tích đến lợi nhuận cổ phiếu. Nhóm tác giả cũng nhận thấy yếu tố nguy cơ chất lượng
dồn tích là có ý nghĩa thống kê với nền kinh tế ở Mỹ sau khi loại trừ các cổ phiếu giá

thấp. Hơn nữa, nhóm tác giả cũng cho thấy rằng phí bảo hiểm rủi ro chất lượng dồn


9

tích gắn liền với rủi ro cơ bản liên quan đến điều kiện kinh tế vĩ mô và hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp.
Hơn thế nữa, Gray và các cộng sự (2009) đã tăng thêm bằng chứng thực nghiệm
bằng cách giải thích các doanh nghiệp ở thị trường Úc. Mẫu được chọn từ dữ liệu kế
toán cho nghiên cứu được rút ra từ cơ sở dữ liệu FindAnalysis Aspect cho giai đoạn
1992-2005. Nhóm tác giả đã sử dụng dụng mô hình chất lượng dồn tích của Dechow và
Dichev (2002) và đã cung cấp bằng chứng về rủi ro thông tin. Cụ thể hơn, họ tìm thấy
rằng rủi ro thông tin thể hiện như là một nhân tố tạo ra rủi ro về giá trong các doanh
nghiệp Úc và ảnh hưởng đến việc quyết định chi phí sử dụng vốn. Nhóm tác giả cũng
đã chỉ ra rằng chi phí sử dụng vốn phụ thuộc nhiều vào các khoản dồn tích tự nguyện
hơn là các khoản dồn tích tùy ý.
Theo Gao (2010) tìm thấy mối quan hệ nghịch biến giữa chất lượng BCTC và
chi phí sử dụng vốn chỉ tồn tại với một số điều kiện nhất định. Với nền kinh tế có sự
cạnh tranh của các nhà đầu tư là hoàn hảo, tác giả đưa ra các điều kiện mà ở đó mối
quan hệ nghịch biến giữa chất lượng BCTC và chi phí sử dụng vốn có thể sẽ không xảy
ra. Chất lượng công bố thông tin BCTC cải thiện phúc lợi của nhà đầu tư bằng cách
giảm chi phí sử dụng vốn.
Costello và Wittenberg-Moerman (2010) đã thu thập dữ liệu về các báo cáo
kiểm soát nội bộ yếu kém theo đạo luật Sarbanes-Oxley, từ những phân tích của kiểm
toán ở mục 302. Mẫu ban đầu gồm 2,231 công ty có báo cáo yếu kém trọng yếu trong
giai đoạn từ tháng 9/2002 đến tháng 7/2008. Nhóm tác giả kết hợp mẫu báo cáo kiểm
soát nội bộ của họ với các công ty nhà nước trong cơ sở dữ liệu của DealScan và giữ
lại tất cả các khoản vay đã được phát hành trước đó, bao gồm cả kỳ chưa chỉnh sửa và
được chỉnh sửa. Sau khi điều chỉnh nhóm tác giả yêu cầu công ty phải có ít nhất 1
khoản vay đã phát hành trong kỳ trước và ít nhất 1 khoản vay được phát hành trong

thời gian không sửa chữa hoặc đã chỉnh sửa để đảm bảo rằng kết quả của nhóm tác giả


10

không không dẫn tới sai lệch do sự thay đổi thành phần của mẫu. Các tác giả đo lường
chất lượng BCTC bởi những yếu kém trọng yếu trong các báo cáo kiểm soát nội bộ của
Sarbanes-Oxley và kết luận rằng, chất lượng BCTC ảnh hưởng ngược chiều đến việc
định giá các khoản vay.
Theo Choi và Pae (2011) trong một nghiên cứu về mối quan hệ giữa đạo đức
kinh doanh và chất lượng BCTC tại Hàn Quốc đã đo lường chất lượng BCTC theo 3
cách đó là QTLN (sử dụng biến kế toán dồn tích), kế toán thận trọng và tính chính xác
của dồn tích về dòng tiền hoạt động trong tương lai. Kết quả cho thấy các doanh nghiệp
thể hiện sự cam kết cao hơn sẽ có chất lượng BCTC cao hơn. Những doanh nghiệp này
cũng cho thấy việc quản trị lợi nhuận ít hơn, các BCTC nhất quán hơn, và dự báo dòng
tiền chính xác hơn các doanh nghiệp khác. Ngoài ra, các doanh nghiệp này còn ảnh
hưởng đến việc duy trì chất lượng BCTC trong tương lai.
Gần đây hơn, Caneghem và Campenhout (2012) đưa ra bằng chứng rằng đòn
bẩy có mối quan hệ đồng biến đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp có quy mô
nhỏ và vừa. Nhóm tác giả sử dụng hàng loạt các biến thể hiện chất lượng BCTC dựa
trên sự xác minh của các kiểm toán viên để kiểm tra ảnh hưởng của chất lượng BCTC
đến đòn bẩy của các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Hơn nữa, các nghiên cứu sử
dụng xác nhận của kiển toán viên – dựa trên các mẫu này với giả định rằng xác minh từ
các kiểm toán viên sẽ làm tăng chất lượng thông tin trong các BCTC và xem xét các
vấn đề (1) xác minh của kiểm toán viên cải thiện chất lượng BCTC và (2) chất lượng
BCTC ảnh hưởng đến sự sẵn có và khả năng sử dụng nợ. Kết quả cho rằng chất lượng
của mẫu BCTC ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng của các doanh nghiệp
có quy mô nhỏ và vừa và do đó sẽ ảnh hướng đến chi phí sử dụng nợ của các doanh
nghiệp này.
Bauwhede và các cộng sự (2015) sử dụng chất lượng dồn tích đại diện cho chất

lượng BCTC của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn 1997 – 2010, và tìm


11

thấy bằng chứng rằng chất lượng BCTC của doanh nghiệp nhỏ và vừa có ảnh hưởng
ngược chiều đến chi phí lãi vay của các doanh nghiệp. Các tác giả lập luận rằng lợi
nhuận là nhân tố quan trọng để các chủ nợ dự báo các khả năng trả nợ của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa (chẳng hạn như dòng tiền trong tương lai) và sai sót nhỏ trong việc
ước tính các khoản dồn tích có thể gia tăng chất lượng lợi nhuận để dự báo dòng tiền
trong tương lai. Các tác giả cũng kết luận rằng chất lượng BCTC càng cao sẽ càng có
thể làm giảm vấn đề bất cân xứng thông tin giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các
chủ nợ của họ. Tóm lại, các nghiên cứu trước đây đề nghị rằng mối quan hệ giữa chất
lượng BCTC và chi phí sử dụng nợ là mối quan hệ ngược chiều.
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về chất lượng BCTC đo lường theo chất lượng lợi
nhuận cũng có 1 số nhà nghiên cứu quan tâm, cụ thể như sau:
Bài nghiên cứu của Bùi Thị Thủy (2014) đã xem xét chất lượng kiểm toán báo
cáo tài chính đối với các doanh nghiệp niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
Kết quả cho thấy có 3 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính,
bao gồm: nhân tố bên ngoài (môi trường pháp lý, doanh nghiệp niêm yết và kiểm soát
bên ngoài và khác), nhân tố về kiểm toán viên và nhân tố công ty kiểm toán. Từ đó, tác
giả đã đưa ra các biện pháp để giúp tăng chất lượng của BCTC. Đầu tiên, kinh nghiệm,
ý thức tuân thủ quy định và tính chuyên nghiệp của các kiểm toán viên cần được nâng
cao. Thứ hai, cần nâng cao tính hiệu quả của các chính sách quản lý, vận hành, cùng
các phương pháp được sử dụng của các công ty kiểm toán. Thứ ba, các cơ quan có
thẩm quyền nên tăng tính hiệu quả trong vai trò hỗ trợ đào tạo, tọa đàm trao đổi kinh
nghiệm.
Theo tác giả Trần Thị Thùy Linh cùng cộng sự (2015) đã cho thấy chất lượng
BCTC và kỳ hạn nợ ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp Việt



12

Nam. Cụ thể, theo nhóm tác giả chất lượng BCTC và kỳ hạn nợ thể hiện mức độ thay
thế với nhau trong việc tăng hiệu quả đầu tư hay chất lượng BCTC tốt hơn sẽ nâng cao
hiệu quả đầu tư. Để hiểu rõ hơn về lập luận này, nhóm tác giả đã dẫn chứng rằng các
doanh nghiệp ít sử dụng các khoản nợ ngắn hạn thì chất lượng BCTC ảnh hưởng đến
hiệu quả đầu tư cao hơn. Từ đó, các nhà quản trị tài chính có thể thấy được vai trò của
chất lượng báo cáo tài chính và kỳ hạn nợ đến hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp
Việt Nam.
Theo nghiên cứu của Phạm Ngọc Toàn và Hoàng Thị Thu Hoài (2015) về ảnh
hưởng của đặc điểm doanh nghiệp đến mức độ công bố thông tin trên HOSE. Các tác
giả đã sử dụng mẫu gồm 100 công ty trên HOSE theo phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên. Dữ liệu được chọn là các báo cáo thường niên vào năm 2013 và sử dụng phương
pháp chỉ số công bố thông tin để đo lường mức độ công bố thông tin. Qua phân tích hồi
quy, kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ công bố trong BCTC của các công ty niêm
yết chưa cao. Hơn nữa, về phía các nhân tố tác động như các yếu tố thành phần của
HĐQT, tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT, đòn bẩy tài chính, tỷ lệ sở hữu nước ngoài đều có
ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin, các nhân tố còn lại không ảnh hưởng.
Gần đây, nghiên cứu của Phạm Thị Bích Vân (2015) đã phân tích về hai khía
cạnh của quản trị lợi nhuận đó là QTLN thông qua biến kế toán dồn tích và thông qua
sự dàn xếp các giao dịch thực. Dữ liệu được tác giả thu thập từ 111 công ty phát hành
thêm cổ phiếu niêm yết trên HOSE vào năm 2011. Kết quả cho thấy rằng, các doanh
nghiệp này có hành vi điều chỉnh lợi nhuận thông qua sự can thiệp vào các giao dịch
thực và nhà quản trị có sự điều tiết lẫn nhau giữa QTLN thông qua biến kế toán dồn
tích và thông qua sự dàn xếp các giao dịch thực khi thực hiện điều chỉnh lợi nhuận.
Trong bài luận án của Nguyễn Thị Phương Hồng (2016) đã xác định được 17
nhân tố tác động đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại
Việt Nam. Trong đó chất lượng báo cáo tài chính được đo lường theo chất lượng lợi



13

nhuận dựa trên cơ sở kế toán và thị trường. Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy
có nhiều sự khác biệt so với kết quả ở các quốc gia khác, từ đó giúp cho các đối tượng
có liên quan cải thiện được việc lập và trình bày, sử dụng và quản lý chất lượng BCTC
của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam.
Như vậy, các nhà nghiên cứu tại Việt Nam cũng đã bước đầu quan tâm đến việc
nghiên cứu các chủ đề liên quan đến BCTC. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đã
thực hiện chỉ dừng lại ở việc phân tích các nội dung cơ bản liên quan đến BCTC, chỉ có
một vài nghiên cứu về mức độ công bố thông tin, tính minh bạch của BCTC, chất
lượng BCTC đo lường theo chất lượng mà chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào việc
phân tích định lượng chất lượng BCTC đo lường theo chất lượng lợi nhuận với chi phí
sử dụng nợ. Do đó, tác giả nhận thấy đây là lỗ hổng nghiên cứu để tác giả tiến hành
nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng BCTC và chi phí sử dụng nợ của các doanh
nghiệp tại Việt Nam nhằm hoàn thiện nội dung nghiên cứu về chủ đề này.
Kết luận
Trong chương 1, tác giả đề cập đến những nghiên cứu mà tác thu thập được có
liên hệ với đề tài mà tác giả đang thực hiện cả trong và ngoài nước. Đối với bài nghiên
cứu nước ngoài, khi kiểm tra mối quan hệ giữa chi phí sử dụng nợ và chất lượng BCTC
cho thấy có mối quan hệ nghịch biến giữa hai yếu tố này như trong nghiên cứu của
Bauwhede và các cộng sư (2015)... Tuy nhiên tại Việt Nam, còn khan hiếm các đề tài
nghiên cứu về mối quan hệ trên, dựa vào đó tác giả xác định lỗ hổng nghiên cứu làm ý
tưởng cho việc thực hiện đề tài này.


14

CHƯƠNG 2.


CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Giới thiệu
Trong chương này tác giả đưa ra các cơ sở lý thuyết về chất lượng BCTC và chi
phí sử dụng nợ. Bao gồm đưa ra các cách đo lường chất lượng BCTC và chi phí sử
dụng nợ; các cơ sở lý thuyết có liên quan đến chi phí sử dụng nợ của các doanh nghiệp;
cũng như xác định các nhân tố (ngoại trừ chất lượng báo cáo tài chính) có ảnh hưởng
đến chi phí sử dụng nợ.
2.1.

Một số khái niệm và thuật ngữ

2.1.1. Biến kế toán dồn tích (Accrual)
Theo VAS số 01 – Chuẩn mực chung, nguyên tắc cơ sở dồn tích được định
nghĩa như sau: “Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài
sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào
thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc
tương đương tiền. BCTC lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh
nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai”. Kế toán doanh nghiệp dựa trên cơ sở dồn
tích nên lợi nhuận trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là lợi nhuận dồn tích.
Trong khi đó, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo
cơ sở tiền – điều này có nghĩa là nhà quản trị chỉ được ghi nhận nghiệp vụ phát sinh khi
có số tiền thực thu và thực chi, không thể điều chỉnh thời điểm ghi nhận giao dịch.
Chính vì vậy, hai biến này có độ chênh lệch. Độ lệch này chính là biến kế toán dồn
tích. Hay nói cách khác biến kế toán dồn tích là phần lợi nhuận kế toán không bằng
tiền được trình bày trong BCTC.
2.1.2. Quản trị lợi nhuận (Earning Management)
Quản trị lợi nhuận là 1 trong 3 quan điểm để nghiên cứu chất lượng BCTC:
quản trị lợi nhuận, chỉnh sửa BCTC và gian lận. Đặc biệt quản trị lợi nhuận lại được



15

xem là quan điểm mang lại hiệu quả tối ưu nhất khi tiếp cận BCTC vì đó là gian lận
phổ biến nhất trong thị trường vốn (Nguyễn Thị Phương Hồng, 2016). Việc QTLN là
một chiến lược của các nhà quản trị để quản lý được lợi nhuận của các doanh nghiệp,
nâng cao mức lợi nhuận, đáp ứng các mục tiêu đã đề ra trước đó của ban lãnh đạo. Do
đó, thay vì báo cáo lợi nhuận cao bất thường của doanh nghiệp trong một năm và lợi
nhuận thấp vào những năm khác, các doanh nghiệp thường cố gắng giữ mức lợi nhuận
ổn định hằng năm.
Theo Security and Exchange Commission (SEC), việc lạm dụng QTLN là một
cách thức làm sai kết quả BCTC có chủ ý. Khi mức độ ổn định của lợi nhuận bị phóng
đại, SEC có quyền đưa ra các hình phạt. Các phương pháp được sử dụng bởi các nhà
quản lý để làm ổn định lợi nhuận có thể phức tạp, có thể liên quan đến các lựa chọn kế
toán hoặc các quyết định điều hành (cũng có thể gọi là quản lý kinh tế lợi nhuận). Các
nhà quản lý luôn hứa sẽ đem lại những con số lợi nhuận cao nên sẽ có những lúc bị
cám dỗ để bịa ra những con số. Chính vì vậy, việc QTLN là một hành động cố ý, hành
động này có thể hợp pháp hoặc không.
Mỗi giám đốc điều hành phải hiểu rằng tác động của các lựa chọn các phương
pháp kế toán có thể tác động đến các quyết định của doanh nghiệp. Việc QTLN còn
được gọi là “cách quản lý hợp lý và hợp pháp với mục đích tạo ra được các kết quả tài
chính ổn định”. Việc QTLN không được nhầm lẫn với các hoạt động không hợp pháp
với mục đích phóng đại các báo cáo tài chính và kết quả báo cáo không phản ánh được
nền kinh tế thực tế. Những hoạt động này được gọi là “book cooking” bao gồm các
hoạt động phóng đại kết quả tài chính.
Theo các tài liệu trước đây, các hành động trên sẽ dẫn đến việc các nhà quản lý
phải gặp những tình trạng vượt qua ranh giới của việc QTLN và “book cooking”.
Những áp lực của nhà quản lý khi phải tạo ra các lợi nhuận báo cáo cao được xác nhận
bởi một cuộc khảo sát được thực hiện ở hội nghị Business Week CFO được tổ chức

vào năm 2001, theo đó 55% CEO được khảo sát đã bị yêu cầu làm giả kết quả tài


16

chính, 17% trong đó đã đồng ý làm điều này. Kết quả cho rằng 8-12% doanh nghiệp có
mức lợi nhuận giảm đã phóng đại lợi nhuận để đạt được mức lợi nhuận báo cáo tăng,
trong khi 30-44% các doanh nghiệp có mức lợi nhuận âm đã phóng đại lợi nhuận để
tạo ra mức lợi nhuận dương. Điều này cho rằng có một số lượng lớn các doanh nghiệp
đã sử dụng các phương pháp QTLN để giữ mức tăng trưởng ổn định để tránh các
trường hợp rơi vào tình trạng báo cáo “red ink”.
Có rất nhiều kiểm toán và kế toán trên thế giới đồng ý rằng họ đã được các nhà
quản lý yêu cầu đưa ra một bức tranh màu hồng về tình hình kinh tế của doanh nghiệp.
Họ cũng đồng ý rằng điều này ảnh hưởng đến các chỉ số lợi nhuận và chất lượng lợi
nhuận bất kể là QTLN có hợp pháp hay không. Nếu các chỉ số lợi nhuận không chính
xác thì chất lượng BCTC của doanh nghiệp cũng sẽ bị nghi ngờ. Do đó, chất lượng của
BCTC cũng ảnh hưởng đến quyết định của các cổ đông, ngân hàng, bên cho vay, và
chủ yếu là độ tin cậy của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, kế toán và kiểm toán đồng
ý rằng QTLN là một trách nhiệm của nhà quản lý. Với lý do này, các phương pháp kế
toán/ kiểm toán được sử dụng để thay đổi báo cáo tài chính (bao gồm cả sự thay đổi
trong giá trị tài sản dài hạn). Khi QTLN bất hợp pháp, họ xem đó là gian lận cho lợi ích
cá nhân.
Các phương pháp QTLN dù có hợp pháp hay không đều phản ảnh chất lượng lợi
nhuận, cũng như chất lượng các BCTC của doanh nghiệp. Dựa vào các tiêu chuẩn kế
toán, không có sự phân biệt rạch ròi giữa QTLN và các lỗi tài chính, hay nói cách khác
là QTLN hợp pháp và không hợp pháp. Từ đó, tùy theo các nhà kiểm toán và phân tích
tài chính đưa ra ý kiến của họ.
Có thể hiểu rằng, QTLN chính là sự điều chỉnh lợi nhuận nhằm đạt được mục
tiêu mà nhà quản trị đặt ra, đó là “…một sự can thiệp có tính toán kĩ lưỡng trong quá
trình công bố BCTC ra ngoài, với mục đích đạt được một số lợi ích cá nhân”

(Schipper, 2003). Bên cạnh đó, QTLN có thể xảy ra khi nhà quản trị sử dụng sự điều
chỉnh trong BCTC và trong cấu trúc giao dịch để thay đổi BCTC hoặc nhằm đánh lừa


17

một số bên liên quan về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty hoặc nhằm ảnh
hưởng đến kết quả các hợp đồng mà phụ thuộc vào số liệu báo cáo kế toán. QTLN như
những nỗ lực của nhà quản lý để gây ảnh hưởng hoặc “điều khiển” lợi nhuận bằng cách
sử dụng phương pháp kế toán đặc biệt (hoặc các phương pháp đang thay đổi), công
nhận một khoản mục không định kỳ, trì hoãn hoặc đẩy nhanh việc ghi nhận các giao
dịch chi phí hoặc doanh thu, hoặc sử dụng các phương pháp khác được thiết kế gây ảnh
hưởng đến lợi nhuận ngắn hạn.
Mặc dù có khá nhiều cách ghi nhận QTLN trước đây, nhưng trong phần lớn các
nghiên cứu, đã nhóm QTLN thành hai loại là quản trị thực và quản trị lợi nhuận dựa
trên biến kế toán dồn tích. Ở loại thứ nhất, QTLN thực (Real Earning Management)
như là một hành động có ảnh hưởng đến dòng tiền. Còn QTLN dựa trên biến kế toán
dồn tích (Accrual Management) chính là thông qua những thay đổi trong chính sách kế
toán và ước tính kế toán có thể kể đến những nghiên cứu của Jones (1991), Dechow và
các cộng sự (1995), Dechow và các cộng sự (2010).
Trong quá trình nghiên cứu đã cho tác giả thấy cách tiếp cận trực tiếp nhất
nhưng cũng là cách tiếp cận phổ biến nhất đối với QTLN chính là sử dụng biến kế toán
dồn tích. Các ý kiến ủng hộ cho rằng các nhà quản lý sẽ sử dụng phương pháp biến kế
toán dồn tích tùy ý để điều chỉnh doanh thu dịch chuyển giữa các kỳ kế toán hoặc trong
việc trì hoãn chi tiêu (Jones, 1991; Dechow và các cộng sự, 1995). Biến kế toán dồn
tích có thể điều chỉnh chính là lợi nhuận có được bằng việc vận dụng các phương pháp
kế toán – chính vì vậy nó được xem là đại diện cho QTLN. Từ đó có thể thấy rằng
QTLN không phải là một khái niệm mới mẻ và xa lạ, mà từ lâu đã được các nhà nghiên
cứu quan tâm, đồng thời cũng cho thấy đây là một vấn đề phức tạp, khó khăn trong
cách tiếp cận và định nghĩa chính xác, cụ thể và vẫn luôn là đề tài gây tranh cãi, thu hút

sự bàn luận nhằm đưa ra được định nghĩa chính xác nhất. Trong luận văn này tác giả đã
sử dụng QTLN để đo lường chất lượng BCTC. Và dù QTLN hợp pháp hay không hợp


×