Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Tác động của các cú sốc giá dầu lên hoạt động kinh tế vĩ mô việt nam và phản ứng của chính sách tiền tệ một cách tiếp cận theo mô hình SVAR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

THÁI THỊ CẨM HỢP

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÚ SỐC GIÁ DẦU LÊN
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM VÀ
PHẢN ỨNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ:
MỘT CÁCH TIẾP CẬN THEO MÔ HÌNH SVAR

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
********

THÁI THỊ CẨM HỢP

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÚ SỐC GIÁ DẦU LÊN
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM VÀ
PHẢN ỨNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ:
MỘT CÁCH TIẾP CẬN THEO MÔ HÌNH SVAR

Chuyên ngành : TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số : 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


GS.TS. TRẦN NGỌC THƠ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Thái Thị Cẩm Hợp, tôi xin cam đoan bài luận văn thạc sĩ với đề tài “Tác
động của các cú sốc giá dầu lên hoạt động kinh tế vĩ mô Việt Nam và phản ứng
của chính sách tiền tệ: Một cách tiếp cận theo mô hình SVAR” là công trình nghiên
cứu khoa học độc lập của riêng tôi theo sự hướng dẫn của GS.TS Trần Ngọc Thơ. Các
thông tin, số liệu trong bài là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
TP.HCM, Ngày 02 tháng 11 năm 2016
Học viên thực hiện luận văn

Thái Thị Cẩm Hợp


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU .................................................................................. 2
1.1. Tầm quan trọng của nghiên cứu ..................................................................... 2

1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ................................................................... 10
1.2.1.

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 10

1.2.2.

Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 10

1.3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu ........................................................... 10
1.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 11
1.5. Dữ liệu nghiên cứu ....................................................................................... 11
1.6. Bố cục bài nghiên cứu .................................................................................. 12
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÀI LIỆU NGHIÊN
CỨU TRƯỚC ĐÂY ............................................................................................ 13
2.1. Cơ chế truyền dẫn của biến động giá dầu thô lên các hoạt động kinh tế vĩ
mô. ...................................................................................................................... 13
2.2. Tổng quan về các nghiên cứu trước đây....................................................... 17
2.2.1.

Nghiên cứu nước ngoài ............................................................................ 17


2.2.1.1.

Khuynh hướng thứ nhất: Biến động của giá dầu thể hiện qua sự gia

tăng ròng của giá đầu được đo lường bằng phương pháp HI. ............................... 17
2.2.1.2.


Khuynh hướng thứ hai: Biến động có điều kiện của giá được sử dụng

để đo lường bất ổn giá dầu .................................................................................... 20
2.2.2.

Nghiên cứu trong nước ............................................................................ 23

CHƯƠNG 3.MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .................................. 26
3.1. Mô hình nghiên cứu...................................................................................... 26
3.1.1.

Đo lường biến động của giá dầu .............................................................. 26

3.1.2.

Đo lường biến động giá dầu bằng mô hình EGARCH: ........................... 27

3.1.3.

Đo lường biến động giá dầu thông qau chỉ số Hamilton (HI) ................. 28

3.1.4.

Mô hình kinh tế ........................................................................................ 28

3.1.4.1.

Mô hình VAR dạng rút gọn ................................................................. 29

3.1.4.2.


Các ràng buộc trong mô hình .............................................................. 30

3.1.5.

Hàm phản ứng đẩy: .................................................................................. 32

3.2. Dữ liệu nghiên cứu ....................................................................................... 32
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 34
4.1. Tổng quan về thị trường dầu thô và các hoạt động kinh tế vĩ mô ở Việt Nam
giai đoạn 2002 đến 09/2016. ................................................................................. 34
4.1.1.

Tổng quan về thị trường dầu thô thế giới giai đoạn từ 2002 đến 9/2016 34

4.1.2.

Biến động thị trường dầu thế giới và nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam ... 35

4.1.3.

Chính sách tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 2002-09/2016 ...................... 37

4.2. Thống kê mô tả biến ..................................................................................... 40
4.3. Kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 42
4.3.1.

Kiểm định tính dừng ................................................................................ 42

4.3.2.


Ước lượng của mô hình EGARCH .......................................................... 43

4.3.3.

Các ước lượng từ mô hình SVAR ............................................................ 45


4.3.3.1.

Lựa chọn độ trễ tối ưu.......................................................................... 45

4.3.3.2.

Phân tích hàm phản ứng đẩy................................................................ 49

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN ................................................................................... 60
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 60
5.2. Kiến nghị và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................... 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Diễn giải


1

ADF

Kiểm định Augmented Dickey - Fuller

2

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

3

KPSS

Kiểm định Kwiatkowski – Phillips – SchimidtShin

4

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

5

NSNN

Ngân sách nhà nước


6

SVAR

Mô hình vector tự hồi quy cấu trúc

7

TCTD

Tổ chức tín dụng

8

VAR

Mô hình vector tự hồi quy

9

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Các biến trong mô hình, nguồn và cách đo lường ................................ 33
Bảng 4.1 Thống kê mô tả ..................................................................................... 41
Bảng 4.2 Kiểm định tính dừng. ............................................................................ 43
Bảng 4.3 Ước lượng mô hình EGARCH ............................................................. 44

Bảng 4.4 Độ trễ tối ưu trong mô hình VAR với biến CV_OP ............................. 46
Bảng 4.5 Độ trễ tối ưu trong mô hình VAR với biến HI ..................................... 46
Bảng 4.6 Kiểm định phương sai đổi và tự tương quan trong phần dư của mô hình
SVAR dựa trên CV_OP với độ trễ là 7. ................................................................ 47
Bảng 4.7 Kiểm định phương sai đổi và tự tương quan trong phần dư của mô hình
SVAR dựa trên HI với độ trễ là 7 ......................................................................... 48
Bảng 4.8 Các ước tính từ phân rã phương sai. ..................................................... 58


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Sơ đồ kênh truyền dẫn của cú sốc giá dầu đến nền kinh tế vĩ mô. ....... 13
Hình 4.1 Giá dầu thô thế giới WTI giai đoạn từ 2002 đến 09/2016 .................... 35
Hình 4.2 Lãi suất tái cấp vốn giai đoạn 01/2002 đến 09/2016. ........................... 38
Hình 4.3 Hàm phản ứng của I, CPI, IPI và EX đối với biến động giá dầu được đo
lường bằng CV_OP và hàm phản ứng của I đối với Fed) ..................................... 55
Hình 4.4 Hàm phản ứng của I, CPI, IPI và EX đối với sự gia tăng giá dầu ròng
được lường bằng phương pháp HI. ....................................................................... 57


1

TÓM TẮT

Nghiên cứu xác định tác động của biến động giá dầu lên các hoạt động
kinh tế vĩ mô của Việt Nam và phản ứng của chính sách tiền tệ. Tác giả sử dụng
mô hình VAR cấu trúc (SVAR) dựa trên dữ liệu tháng trong giai đoạn từ tháng
1/2002 đến 09/2016, các ước lượng của mô hình EGARCH cho thấy tác động bất
đối xứng có ý nghĩa của các cú sốc từ giá dầu lên các biến động có điều kiện của
giá dầu. Hàm phản ứng đẩy của mô hình SVAR cho thấy sản xuất công nghiệp
IPI của Việt Nam sụt giảm trong ngắn hạn khi có cú sốc đến từ sự bất ổn của giá

dầu. Chỉ số CPI giảm khi có một cú sốc dương lên biến động giá dầu. Điều này là
kết quả của cú sốc cầu âm vì sự sụt giảm trong nhu cầu tiêu dùng hàng hóa xa xỉ
của các cá nhân hộ gia đình và các thành phần kinh tế khác. Tác giả cũng phát
hiện rằng Ngân hàng trung ương Việt Nam chấp nhận chính sách tiền tệ mở rộng
để ứng phó với biến động trong giá dầu. Phân tích phân rã phương sai tái thẩm
định biến động trong giá dầu là nhân tố ngoại sinh bên ngoài nền kinh tế quan
trọng đối với việc giải thích biến động trong sản xuất công nghiệp và mức giá .
Những kết quả này phát ra một tín hiệu về cách mà Ngân hàng trung ương Việt
Nam có thể sử dụng các cơ chế kiểm soát để ổn định sản lượng và mức giá.


2

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1.

Tầm quan trọng của nghiên cứu
Cuối “chiến tranh lạnh”, toàn cầu hóa và sự trỗi dậy của Trung Quốc và

Ấn Độ thiết lập một thời kỳ tăng trưởng kinh tế liên tục, năng suất cao, và lạm
phát thấp khắp thế giới, mặc dù những nền kinh tế này đang hứng chịu các biến
động từ thị trường trực tiếp bởi nhiều sự kiện kinh tế như sự sụp đổ của thị trường
chứng khoán năm 1987, chiến tranh vùng vịnh lần thứ nhất (1989-1990), khủng
hoảng tài chính Châu Á (1998-1999), khủng bố 11/9 (2001), và khủng hoảng tài
chính toàn cầu (2007-2009). Trước thời điểm giữa năm 2007, sự gia tăng ổn định
trong giá gấp 3 lần giá dầu thực tế. Từ đó, giá dầu tăng đột biến mức cao nhất,
chuyển đến mức cao mới 145 USD/thùng vào ngày 3/7/2008.
Từ quý ba năm 2014, giá dầu thế giới bắt đầu giảm mạnh. Những dự báo
được xem là bi quan vào thời điểm đó cho rằng, khoảng giá “bền vững” sẽ dừng ở
mức 45 USD-50 USD/thùng và sớm tăng trở lại vào cuối năm 2015. Tuy nhiên,

những dự báo này lại trở thành quá lạc quan khi những giao dịch trên thị trường
giao ngay vào tuần thứ 2 tháng 12/2015 giá dầu đã rơi về mức 35 USD/thùng và
đó vẫn chưa phải là đáy. Kịch bản giá dầu của những năm 1986 dường như lặp
lại.
Việc giá dầu năm 2015 giảm xuống mức 35 USD/thùng là hoàn toàn có
cơ sở khoa học và thực tiễn. Về phương diện lý thuyết, khi phân tích giá dầu, cần
phân biệt rõ ràng các yếu tố giải thích dao động của giá trong ngắn hạn và dài hạn
là rất khác nhau. Nếu trong ngắn hạn, đặc trưng ít co giãn của lượng cung và
lượng cầu so với sự thay đổi của giá; ảnh hưởng từ các thể thức thương mại quốc
tế về dầu mỏ trên các thị trường vật lý và thị trường chứng khoán làm cho giá dầu
vô cùng nhạy cảm và biến động mạnh thì trong dài hạn, yếu tố quyết định mức
giá sẽ là chi phí sản xuất và cung ứng. Đó là nguyên lý kinh tế cơ bản.


3

Nếu như giá dầu dao động cao hơn nhiều so với chi phí sản xuất và kéo
dài theo thời gian, các hiệu ứng tiết kiệm và hiệu ứng thay thế từ phía cầu sẽ làm
lượng cầu giảm. Hiệu ứng đầu tư (giá cao hấp dẫn đầu tư) và hiệu ứng chi phí
(được hiểu là khi giá cao những mỏ dầu trước đây không khai thác kinh tế trở
thành khai thác kinh tế) từ phía cung sẽ làm cho lượng cung tăng. Khi đó, giá dầu
sẽ điều chỉnh giảm về gần chi phí. Tương tự, nếu giá dầu dao động ở mức thấp và
cũng kéo dài, các hiệu ứng từ hai phía sẽ tác động theo chiều ngược lại làm cho
lượng cầu tăng và lượng cung giảm, giá dầu chắc chắn sẽ điều chỉnh tăng lên.
Tóm lại, trong dài hạn, giá dầu vận động theo các chu kỳ cao, thấp xung
quanh chi phí sản xuất. Chúng ta có thể quan sát các chu kỳ giá đặc biệt là từ
khủng hoảng dầu lửa lần thứ nhất năm 1973.
Trở lại với giá dầu trong năm 2015, chúng ta đều biết trước đó từ năm
2004 cho đến năm 2014, giá tăng liên tục từ mức 50 USD/thùng và đạt đỉnh ở giai
đoạn 2011-2014 khi giá dầu luôn ở mức trên 100 USD/thùng. Giá dầu tăng cao

liên tục lại duy trì trong một thời gian dài làm cho các hiệu ứng cung - cầu đủ thời
gian để có hiệu lực. Những minh chứng đơn giản nhất có thể thấy là từ phía cầu
với xu hướng thiết kế các động cơ tiết kiệm và hiệu quả năng lượng (lượng cầu
giảm) và từ phía cung hiệu ứng đầu tư mà nổi bật nhất là thành công của công
nghệ sản xuất dầu từ đá phiến ở Mỹ đã làm cho lượng cung tăng một cách rõ rệt.
Cung tăng và cầu giảm thì không ngạc nhiên khi giá dầu giảm xuống.
Đặc biệt hơn, với các vấn đề chính trị hết sức nhạy cảm tại các khu vực dầu mỏ
như: Nga, Trung Đông, Mỹ… càng làm cho lượng cung vốn dĩ đã dư thừa lại
càng dư thừa hơn nên sau một chu kỳ tăng cao và kéo dài, giá dầu thế giới rơi về
chu kỳ giá thấp và giảm sâu tới mức 35 USD/thùng vào cuối năm 2015.


4

Dù vai trò của Việt Nam trên thị trường dầu mỏ thế giới là không lớn
nhưng thị trường dầu mỏ Việt Nam lại khá đặc thù và chịu nhiều tác động. Chúng
ta xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu hầu hết các sản phẩm dầu mỏ. Với sự phụ
thuộc đa chiều vào thị trường dầu mỏ thế giới nên những biến động về giá dầu thế
giới cũng gây ra những tác động đa chiều tới kinh tế Việt Nam.
Trước hết trên quan điểm là nước xuất khẩu dầu thô và doanh thu dầu thô
luôn chiếm từ 10 - 20% trong tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN), với giá dầu
thấp phải gánh chịu những thiệt hại trực tiếp từ khi giảm sút của doanh thu và
nguồn thu ngân sách. Việc giá dầu thô giảm sâu sẽ gây hậu quả xấu tới cân đối
ngân sách trong bối cảnh các nhiệm vụ chi theo dự toán ngày càng tăng cao.
Muốn đảm bảo các nhiệm vụ chi NSNN theo dự toán, đồng thời không làm tăng
quy mô thâm hụt NSNN bắt buộc Chính phủ phải khai thác nguồn thu khác để bù
đắp khoản hụt thu do giảm giá dầu.
Trái lại, trên phương diện Việt Nam là một nước nhập khẩu một lượng lớn xăng
dầu thành phẩm (với hơn 70% lượng xăng dầu nhập khẩu), khi giá dầu giảm, giá
các thành phẩm xăng dầu trên thị trường thế giới giảm theo sẽ làm giảm nhẹ hóa

đơn xăng dầu của người tiêu dùng Việt Nam. Trên thị trường nội địa, chúng ta
cũng đã nhận được các đợt điều chỉnh giảm liên tục giá các sản phẩm xăng dầu từ
điều hành của Nhà nước. Một khi chi tiêu cho xăng dầu giảm thì thu nhập khả
dụng của người tiêu dùng còn lại cho các sản phẩm hàng hóa khác sẽ tăng lên và
sự gia tăng sức mua cho người dân trong nước sẽ góp phần làm tăng GDP.
Đặc biệt, việc giảm giá dầu thành phẩm lại là cơ hội để phát triển các
hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước khi xăng dầu là yếu tố đầu vào quan
trọng của rất nhiều hoạt động kinh tế. Thông qua phát triển kinh tế trong nước và
xuất khẩu phi dầu mỏ, cơ cấu thu NSNN sẽ chuyển dịch sang nhiều hơn vào thu
từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước. Đây là cơ hội để Nhà nước có thể


5

giải quyết các vấn đề bất cập về cơ cấu thu NSNN với nguy cơ thiếu bền vững do
vẫn dựa rất lớn vào thu từ khai thác dầu mỏ (lĩnh vực phụ thuộc rất nhiều vào
biến động trên thị trường quốc tế). Định hướng này là hoàn toàn phù hợp trong
điều hành kinh tế vĩ mô, đặc biệt là khi kinh tế Việt Nam đang trong quá trình
phục hồi và tăng trưởng trở lại. Đó là chưa kể các hiệu ứng tích cực khác của việc
giá dầu giảm tới kinh tế của đất nước như việc hỗ trợ tích cực cho việc kiểm soát
lạm phát.
Có thể thấy biến động trên thị trường dầu thô thế giới có một tác động
nhất định theo như theo logic suy luận ở trên, vì vậy việc nghiên cứu tác động của
sự bất ổn giá dầu thô đến các hoạt động kinh tế vĩ mô tại Việt nam là cần thiết và
cần được tiến hành đặc biệt trong giai đoạn này.
Ngoài ra, một vấn đề kinh tế năng lượng đã và đang là đề tài tranh luận
sôi nổi trong những năm gần đây là tác động của cú sốc giá dầu lên hoạt động
kinh tế vĩ mô có một loạt các nghiên cứu cho thấy tác động có ý nghĩa của biến
động giá dầu lên hoạt động kinh tế vĩ mô (Aguriar-Conraria and Soares, 2011;
Iwayemi and Fowowe,2011; Milani, 2009; Holmes and Wang, 2003). Reynolds

and Kolodziej (2008) cho thấy sự sụt giảm trong sản lượng dầu gây ra tác động
nhân quả Granger làm sụt giảm GDP của Liên Xô cũ. Các cú sốc dầu có thể tác
động đến hiệu quả kinh tế bởi vì khả năng chi phối sức mua của các hàng hóa giá
trị cao và hàng hóa đầu tư (Bernanke 1983). Một sự gián đoạn quan trọng trong
nguồn cung dầu sẽ làm cho con người hoài nghi về tương lai dẫn đến chi tiêu về
xe cộ, nhà cửa, đồ gia dụng và mặt hàng đầu tư sụt giảm tức thời (Hamilton,
2003). Mặc dù tồn tại các bằng chứng đáng tin cậy về mối quan hệ giữa cú sốc
giá dầu và hoạt động kinh tế vĩ mô, nhưng bản chất của các mối quan hệ này hoặc
mối quan hệ của chúng vẫn chưa được xác định.


6

Có 2 khuynh hướng nổi bật nghiên cứu về vấn đề này. Thứ nhất, trong
nghiên cứu của Hamilton (1983) kết luận rằng tất cả ngoại trừ một trong các
cuộc suy thoái của Mỹ giữa cuối chiến tranh thế giới thứ 2 và năm 1973 được gây
ra bởi sự gia tăng nhanh chóng trong giá dầu. Tương tự Cunado và Gracia (2003)
tìm thấy rằng cú sốc giá dầu có một tác động đáng kể lên tăng trưởng kinh tế của
các nền kinh tế ở châu Âu. Thứ hai, các nhà nghiên cứu tập trung vào tác động
bất đối xứng của cú sốc giá dầu lên hoạt động kinh tế vĩ mô (Davis, 1987;
Hooker, 1996; Mork, 1989; Davis và Haltiwanger, 2001; Cunado và Gracia,
2005). Những nghiên cứu này cho thấy rằng sản lượng không phản ứng một cách
đối xứng đối với các cú sốc giá dầu khác nhau. Một nguyên nhân chính của sự bất
đối xứng này là khi có một cú sốc giá dầu tăng cao, người ta có khuynh hướng sử
dụng năng lượng thay thế cho dầu chẳng hạn như than, ga, năng lượng mặt trời.
Khi có một sự sụt giảm trong giá dầu, các doanh nghiệp sẽ không từ bỏ các hoạt
động đầu tư này ngay tức thời để tối thiểu hóa chi phí chìm, và do đó, sự sụt giảm
giá dầu ít tác động đến nền kinh tế hơn là sự gia tăng giá dầu.
Để hiểu được tác động bất đối xứng của giá dầu chúng ta có thể trả lời
các câu hỏi quan trọng sau.

Thứ nhất, sự thay đổi trong giá dầu có phải là nguồn gốc của sự bất đối xứng hay
không? Nếu nó được xem là nguồn gốc thì tác động có thể của sự bất đối xứng
này lên tổng sản lượng là gì?
Thứ hai, nếu sự bất ổn trong giá dầu có một tác động tiêu cực lên sản lượng thì
chính sách tiền tệ sẽ phản ứng như thế nào để đối phó?
Thứ ba, nguyên nhân của sự biến động đáng kể của giá dầu sau năm 1986 là gì?
Tranh luận về biến động về giá dầu và tác động của nó lên hoạt động kinh
tế vĩ mô xuất phát từ lý thuyết đầu tư dưới sự bất ổn được thiết lập bởi Bernanker


7

(1983) và Henry (1974). Họ cho rằng sự bất ổn càng cao có thể làm giảm đầu tư
hiện tại và do đó có thể gây ra một tác động kéo dài lên tổng sản lượng.
Bernanker (1983) cho rằng biến động trong giá năng lượng sẽ khiến các
doanh nghiệp trì hoãn các quyết định đầu tư để tối ưu hóa giá trị doanh nghiệp. Vì
vậy, sẽ dẫn đến sự sụt giảm trong tổng cầu.
Friedman (1977) cho thấy rằng biến động trong lạm phát có thể gây ra
một sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên vì giảm hiệu quả phân bổ và dẫn đến
một sự sụt giảm trong sản lượng. Một hàm ý quan trọng phát sinh từ quan điểm
của Friedman là nếu sự biến động trong lạm phát là nguyên nhân của sự sụt giảm
sản lượng thì sự biến động trong giá dầu tương tự cũng là nguyên nhân của biến
động giá cả và sự sụt giảm sản lượng. Người ta có thể cho rằng, sự sụt giảm trong
giá cả và sản lượng có thể là vì những cú sốc cầu tiêu cực đến từ sự sụt giảm
trong tiêu dùng các hàng hóa lâu bền và các hàng hóa quan trọng của các cá nhân
và gia đình. Cụ thể, giá dầu cao hơn và sự sụt giảm kéo theo của nhu cầu sử dụng
dầu tác động lên các thị trường tiêu dùng và sản xuất. Giá dầu gia tăng có thể làm
giảm sự dịch chuyển lao động dẫn đến độc quyền mua và nguồn nhân lực thấp
hơn (Cervero, 2001). Giá dầu cao hơn cũng có thể giảm dịch chuyển sản phẩm
dẫn đến cạnh tranh độc quyền địa lý và chi phí sản xuất cao hơn, đặc biệt đối với

máy móc lớn (O’Toole, 2006).
Mặc dù biến động trong giá dầu có thể tác động nhất định lên sản lượng,
tài liệu nghiên cứu về mối quan hệ này vẫn còn hạn chế ở cả các quốc gia phát
triển và đang phát triển. Ferderer (1996) cho thấy rằng biến động của giá dầu
được đo lường bởi độ lệch chuẩn hàng tháng của giá dầu hàng ngày, giúp dự báo
biến động sản lượng ở Mỹ. Hơn thế nữa, phần mối quan hệ bất đối xứng giữa giá
dầu và sự tăng trưởng được tìm thấy trong các nghiên cứu trước đây có thể được
giải thích bởi phản ứng của nền kinh tế đối với biến động của giá dầu.


8

Huang và cộng sự (2005) xác định tác động của cả cú sốc giá dầu và cú
sốc biến động giá dầu lên hiệu quả kinh tế vĩ mô. Họ cho thấy rằng giá dầu giải
thích tốt hơn biến động giá dầu đối với các hoạt động kinh tế vĩ mô. Elder và
Serletis (2010) xác định tác động của biến động giá dầu lên đầu tư sử dụng dữ
liệu ở Mỹ và gợi ý rằng biến động giá dầu dẫn đến làm sụt giảm đầu tư ở Mỹ.
Điều quan trọng được đề cập đến là mặc dù nhiều nghiên cứu sẵn có ở nhiều quốc
gia , tuy nhiên rất ít các nghiên cứu về mối quan hệ giữa sản lượng và giá dầu từ
góc nhìn của các nền kinh tế mới nổi, bao gồm Việt Nam.
Từ quan điểm của các nhà tạo lập chính sách, cú sốc giá dầu tạo thách
thức, khó khăn lên việc cân bằng đánh đổi giữa lạm phát cao và thất nghiệp cao
hơn. Bernanke và cộng sự (1997, 2004) tranh luận rằng nhà tạo lập chính sách
tiền tệ có truyền thống nghiên về phía giữ lạm phát tại điểm mà chi phí suy thoái
kinh tế lớn hơn (Herrera và Pesavento,2009). Họ gợi ý sâu hơn rằng thành phần
có hệ thống của chính sách tiền tệ chiếm một tỷ trọng lớn trong sự sụt giảm GDP
theo sau một cú sốc về giá dầu. Kilian (2009) cho thấy rằng phản ứng chính sách
tiền tệ đối với các cuộc khủng hoảng như bị kìm hãm lại và nhỏ hơn về độ lớn và
chậm hơn so với kỳ vọng của hầu hết các nhà kinh tế. Kilian (2009) đề xuất một
mô hình SVAR cho thị trường dầu thô toàn cầu và tương tác của nó với nhu cầu

đối với hàng hóa công nghiệp toàn cầu. Giả định một cấu trúc đệ quy, Kilian
(2009) nhận dạng 3 cú sốc khác nhau lên thị trường dầu thô toàn cầu: một cú sốc
cung dầu thô, một cú sốc đối với nhu cầu cho tất tả hàng hóa công nghiệp toàn
cầu, và một cú sốc cầu cụ thể cho thị trường dầu thô toàn cầu. Kết quả của tác giả
gợi ý rằng hàm ý của giá dầu cao hơn đối với GDP thật của Mỹ, CPI-lạm phát
phụ thuộc vào nguyên nhân của sự gia tăng giá dầu. Kilian (2009) nhận thấy rằng
sự gia tăng trong nhu cầu dự phòng dự phòng dầu thô gây ra những sự gia tăng
lớn lập tức, dai dẳng trong giá dầu thô thực; sự gia tăng trong tổng cầu đối với


9

hàng hóa công nghiệp dẫn đến sự gia tăng chậm nhưng bền vững trong giá dầu
thô thật và sự sụt giảm sản lượng dầu thô gây ra sự gia tăng tức thời và nhỏ trong
giá dầu thô thực trong năm đầu tiên. Mô hình của Kilian (2009) không tính đến
tương tác giữa thị trường dầu toàn cầu nền kinh tế vĩ mô Mỹ và chính sách tiền tệ.
Có 2 khía cạnh riêng biệt trong nghiên cứu của tác giả dựa trên các tài
liệu nghiên cứu trước đây.
Thứ nhất, tác giả xem xét 2 phương pháp quan trọng đo lường cú sốc giá
dầu ngoài phạm vi nghiên cứu của Federer (1996). Đó là biến động có điều kiện
được ước lượng bằng mô hình EGARCH của Nelson (1991), và phương pháp
Hamilton đo lường sự gia tăng giá dầu ròng. Cả hai phương pháp này thể hiện
vấn đề về bất đối xứng được nhìn nhận trong mối quan hệ giữa cú sốc giá dầu và
hoạt động kinh tế vĩ mô. Phương pháp Hamilton là một phương pháp quan trọng
đo lường cú sốc giá dầu ở Mỹ (Nathan và cộng sự, 1999). Các ước lượng của
thước đo biến động có điều kiện và thước đo Hamilton sau đó được sử dụng cho
mô hình VAR để xác định phản ứng của các nhân tố vĩ mô đối với các cú sốc
biến động giá dầu. Những sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007 giá dầu biến
động hơn và chúng ta nên đưa biến động này vào mô hình kinh tế lượng để giải
thích vai trò của sự thay đổi giá dầu trong nền kinh tế vĩ mô.

Thứ hai, có rất ít các nghiên cứu trước đây ở các quốc gia đang phát triển
xác định tác động của cú sốc biến động giá dầu lên hoạt động kinh tế vĩ mô. Việt
Nam được chọn như một ví dụ của nền kinh tế mở và năng động đại diện cho các
nền kinh tế mởi nổi bởi vì kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào nguồn tài nguyên giàu
có cụ thể là năng lượng, hàng hóa cho việc phát triển công nghiệp. Tình trạng
hiện tại của Việt Nam là xuất khẩu dầu ròng, một trong những nhà sản xuất lớn
nhất của các hàng hóa cơ bản như dầu cọ, thiếc, cao su và nhập khẩu ròng các sản
phẩm từ dầu cung cấp động lực để thực hiện nghiên cứu này.


10

1.2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

1.2.1.

Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu xác định tác động của biến động giá dầu lên các

hoạt động kinh tế vĩ mô ở Việt Nam.
Thứ hai, tác giả cũng xác định cách mà Ngân hàng trung ương Việt Nam
phản ứng lại với các cú sốc từ biến động của giá dầu.
1.2.2.
-

Câu hỏi nghiên cứu
Biến động giá dầu được đo lường như thế nào?
Trước một cú sốc dương trong biến động giá dầu, giá cả hàng hóa của nền

kinh tế thay đổi như thể nào?

-

Sản xuất công nghiệp Việt Nam phản ứng như thế nào đối biến động giá
dầu?

-

Biến động giá dầu ảnh hưởng như thế nào đến tỷ giá hối đoái của Việt
Nam?

-

Chính sách tiền tệ của Việt Nam sẽ phản ứng lại với các cú sốc từ biến
động giá dầu như thế nào?

1.3.

Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Biến động của giá dầu thô thế giới và các hoạt động

kinh tế vĩ mô của Việt Nam như lạm phát, chính sách tiền tệ, chỉ số sản xuất công
nghiệp, tỷ giá hối đoái giai đoạn từ tháng 1/2002 đến 09/2016.
Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa biến động giá dầu thô thế giới
được đo lường thông qua hai phương pháp biến động có điều kiện và thước đo
HI, và các biến vĩ mô của nền kinh tế.


11


1.4.

Phương pháp nghiên cứu
Có hai khía cạnh mà nghiên cứu muốn tập trung đó là phản ứng bất đối

xứng của sản lượng đối với các cú sốc giá dầu và chính sách tiền tệ sẽ như thế
nào để đối phó với các biến động từ giá dầu.
Đầu tiên, tác giả xem xét 2 phương pháp quan trọng đo lường cú sốc giá
dầu ngoài phạm vi nghiên cứu của Federer (1996). Đó là biến động có điều kiện
được ước lượng bằng mô hình EGARCH của Nelson (1991), và phương pháp
Hamilton đo lường sự gia tăng giá dầu ròng. Cả hai phương pháp này thể hiện
vấn đề về bất đối xứng được nhìn nhận trong mối quan hệ giữa cú sốc giá dầu và
hoạt động kinh tế vĩ mô. Phương pháp Hamilton là một phương pháp quan trọng
đo lường cú sốc giá dầu ở Mỹ (Nathan và cộng sự, 1999).
Sau đó, các ước lượng của thước đo biến động có điều kiện và thước đo
Hamilton được sử dụng cho mô hình SVAR để xác định phản ứng của các nhân
tố vĩ mô đối với các cú sốc biến động giá dầu. Các ràng buộc trong mô hình
SVAR được sắp xếp dựa theo nghiên cứu của Kim và Roubini (2000), với một
hiệu chỉnh bằng cách loại bỏ cổ phiếu tài chính và đưa vào biến động giá dầu và
chỉ số HI.
1.5.

Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu được thu thập theo tháng giai đoạn từ tháng 1/2002 đến 09/2016.
Đại diện cho các biến thể hiện hoạt động kinh tế vĩ mô của nền kinh tế

bao gồm: Chính sách lãi suất (I) - lãi suất tái cấp vốn, mức giá (CPI), chỉ số sản
xuất công nghiệp (IPI), tỷ giá hối đoái (LEX).
Các biến thể hiện tác động của các sự kiện bên ngoài nền kinh tế bao gồm

biến động giá dầu (CV_OP, HI) và lãi suất liên bang Mỹ (Fed)


12

1.6.

Bố cục bài nghiên cứu
Luận văn được trình bày trong 5 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu trình bày mô hình nghiên cứu, mô tả

các biến và dữ liệu nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu trình bày và phân tích kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận.


13

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÀI LIỆU NGHIÊN
CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.1.

Cơ chế truyền dẫn của biến động giá dầu thô lên các hoạt động kinh
tế vĩ mô.

Giá dầu tăng

Sản lượng giảm


Thất nghiệp tăng

Trong ngắn hạn

Thu nhập giảm

Sản lượng giảm
Trong dài hạn
Lạm phát tăng

PPI tăng

Lợi nhuận

Đầu tư

giảm

giảm
Cầu tiền giảm
Lãi suất giảm

CPI Tăng

Chính sách tiền tệ

Chi phí sản xuất

Cầu tiền giảm


Chi tiêu tăng

Lãi suất giảm

Lãi suất tăng

Đầu tư giảm

Kiểm soát lạm phát

Sản lượng giảm
trong dài hạn

Hình 2.1 Sơ đồ kênh truyền dẫn của cú sốc giá dầu đến nền kinh tế vĩ mô.
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Liên Hoa (2012)


14

Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Liên Hoa (2012), dựa trên
nghiên cứu của Brown và Yucel (2002) và Tang và cộng sự (2010) đã đề cập đến
kênh truyền dẫn của cú sốc giá dầu đến nền kinh tế vĩ mô, sơ đồ hình 2.1 giải
thích sự thay đổi giá dầu lên các nền kinh tế thông qua các kênh truyền dẫn chính
như sau:
Cú sốc cung dầu: Sự gia tăng giá dầu có thể được xem là một chỉ báo từ
một cú sốc trong tổng nguồn cung dầu. Sự gia tăng giá chính là báo hiệu sự khan
hiếm của nguồn năng lượng vốn được xem là nguyên liệu đầu vào cơ bản của sản
xuất. Do đó, tốc độ tăng trưởng sản lượng và năng suất của các ngành công
nghiệp sẽ sụt giảm. Điều này dẫn đến giảm mức tăng lương thực và tăng tỷ lệ thất

nghiệp.
Như vậy, dựa trên quan điểm này, cùng với kết luận của Kilian (2009) và Filis.G
(2014), có cơ sở để tin rằng trong cú sốc giá dầu sẽ bắt nguồn từ cú sốc cung dầu
(oil supply shocks). Và khi giá dầu thay đổi sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô.
Hiệu ứng chuyển giao thu nhập và tổng cầu: Cú sốc giá dầu có thể tác
động đến hoạt động kinh tế thông qua hiệu ứng chuyển giao sức mua từ những
nước nhập khẩu dầu thô sang những nước xuất khẩu dầu thô khi giá tăng, như
trong nghiên cứu của Fried và Schulze (1975) và Dohner (1981). Sự gia tăng giá
dầu sẽ chuyển giao thu nhập từ các nước nhập khẩu dầu thô sang các nước xuất
khẩu dầu thô, điều này làm giảm cầu tiêu dùng ở nước nhập khẩu và tăng cầu ở
nước xuất khẩu, tuy nhiên mức độ tăng lại ít hơn, điều này làm tổng cầu của cả
thế giới đối với sản phẩm của nước nhập khẩu giảm, làm tăng cung tiết kiệm.
Cung tiết kiệm tăng gây áp lực giảm lãi suất thực, và mức giảm này có thể lấn át
mức tăng lãi suất thực do người tiêu dùng ổn định chi tiêu. Lãi suất giảm sẽ kích
thích đầu tư, điều này sẽ bù đắp cho mức giảm trong tiêu dùng, vì vậy tổng cầu
không thay đổi ở các nước nhập khẩu dầu thô. Tuy nhiên, nếu giá cả khó điều


15

chỉnh giảm, sự sụt giảm trong tiêu dùng hàng hóa sản xuất ở những nước nhập
khẩu dầu mỏ sẽ làm tăng trưởng GDP giảm hơn nữa. Tiêu dùng giảm sẽ tạo áp
lực làm giá giảm về điểm cân bằng mới.
Như vậy, giá dầu thay đổi làm tổng nhu cầu dầu mỏ thay đổi theo. Khi nhu cầu
tiêu thụ dầu mỏ sụt giảm sẽ tạo ra áp lực làm giá giảm về điểm cân bằng mới (dựa
trên lý thuyết về cung cầu hàng hóa). Đây cũng có thể chính là cú sốc dầu mỏ
(aggregate demand shock), theo như quan điểm của Kilian (2009). Khi cú sốc này
sẽ tạo nên sự truyền dẫn đến nền kinh tế vĩ mô.
Áp lực lạm phát: giá dầu tăng sẽ tạo áp lực tăng lạm phát trong nền kinh
tế. Có thể giải thích điều này thông qua lý thuyết lạm phát do chi phí đẩy. Theo lý

thuyết lạm phát do chi phí đẩy, ba loại chi phí thường gây ra lạm phát là: tiền
lương, thuế gián thu và giá nguyên liệu nhập khẩu. Dầu được xem là nguyên liệu
nhập khẩu đầu vào của mọi ngành sản xuất kinh doanh. Khi giá dầu tăng, kỳ vọng
lạm phát sẽ tăng, do chi phí đầu vào doanh nghiệp tăng. Tiếp theo đó, khả năng
mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị thu hẹp do chi phí đầu vào
tăng. Theo thời gian, nếu giá dầu tiếp tục tăng cao sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng
và các giá trị doanh nghiệp. Như vậy, khi lạm phát tăng xuất phát từ cú sốc tăng
giá dầu thì chi phí sản xuất tăng, làm giảm lợi nhuận và đầu tư cũng giảm theo.
Nếu người dân nhìn nhận đây là một cú sốc ngắn hạn, họ sẽ giữ ổn định chi tiêu
bằng cách tiết kiệm ít hơn và tăng vay mượn, điều này làm tăng lãi suất thực cân
bằng. Tăng trưởng sản lượng chậm lại, lãi suất thực tăng sẽ làm giảm lượng cầu
đối với số dư tiền mặt thực tế, và với mức tăng trưởng cung tiền nhất định, tỷ lệ
lạm phát sẽ tăng.
Như vậy, giá dầu tăng sẽ làm giảm tăng trưởng GDP, làm tăng lãi suất thực và
nguy cơ tăng lạm phát. Nếu người dân và các nhà sản xuất nhìn thấy lạm phát có
xu hướng tăng sẽ phát sinh nhu cầu phòng ngừa rủi ro lạm phát bằng cách cắt


16

giảm nhu cầu dầu mỏ trong dài hạn. Và tiếp đến, nhà sản xuất sẽ điều chỉnh sản
lượng cung dầu. Khi cung dầu và cầu dầu thay đổi thì giá dầu sẽ thay đổi theo (Lý
thuyết cung cầu hàng hóa). Đây cũng có thể chính là cú sốc phòng ngừa (oil
specific demand shocks), theo như quan điểm của Kilan (2009).
Mặc dù sớm nổi lên như một cách giải thích cho tác động của cú sốc giá
dầu đến nền kinh tế, chính sách tiền tệ lại dần bị thay thế bởi lý thuyết chu kỳ
kinh doanh thực. Tuy nhiên, sự thất bại trong việc giải thích mối quan hệ giữa giá
dầu và nền kinh tế trong những năm 80 và 90 đã khiến các nhà nghiên cứu phải
xem xét lại mô hình cú sốc cung thuần túy và tìm hiểu những kênh truyền dẫn
khác. Trong đó phải kể đến những thay đổi trong việc điều hành chính sách tiền

tệ. Trong một chừng mực nhất định, chính sách tiền tệ sẽ định hình cách nền kinh
tế hấp thụ các cú sốc giá dầu. Nếu những nhà làm chính sách muốn giữ nguyên
tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa thì tỷ lệ lạm phát sẽ tăng đúng với mức giảm
GDP thực. Một chính sách tiền tệ nới lỏng (thắt chặt) sẽ phần nào bù đắp (làm
tăng) sự suy giảm trong GDP thực trong khi lại làm tăng (giảm) áp lực lạm phát.
Nếu cú sốc giá dầu làm tăng lãi suất thực (như đã đề cập ở phần trên), vòng quay
của tiền sẽ tăng, và nhà điều hành chính sách tiền tệ phải giảm tốc độ tăng trưởng
cung tiền bằng cách nâng lãi suất thực cao hơn nữa để ổn định tăng trưởng tăng,
tăng trưởng GDP danh nghĩa sẽ tăng và lạm phát sẽ tăng. Nếu nhà làm chính sách
giữ nguyên lãi suất thực, tăng trưởng cung tiền sẽ tăng làm tăng tỷ lệ lạm phát.
Tuy nhiên, nếu cú sốc giá dầu không ảnh hưởng đến lãi suất thực, việc ổn định lãi
suất, tăng trưởng GDP danh nghĩa và cung tiền vẫn có thể đạt được bằng những
chính sách tiền tệ tương tự. Có nhiều nghiên cứu khẳng định chính sách tiền tệ là
kênh quan trọng truyền dẫn tác động của cú sốc giá dầu đến nền kinh tế, có thể kể
đến Bohi (1989, 1991), Bernanke, Gertler và Watson (1997) và Lee và cộng sự
(2009). Tuy nhiên, Ferderer (1996), Davis và Haltiwanger (1998) và Hamilton và


×