Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Tác động của cú sốc giá dầu lên lợi nhuận thị trường chứng khoán bằng chứng thực nghiệm tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TUYẾT HẠNH

TÁC ĐỘNG CỦA CÚ SỐC GIÁ DẦU LÊN LỢI
NHUẬN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN: BẰNG
CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TUYẾT HẠNH

TÁC ĐỘNG CỦA CÚ SỐC GIÁ DẦU LÊN LỢI
NHUẬN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN: BẰNG
CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài Chính- Ngân Hàng
Mã Số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây bài nghiên cứu “Tác động của cú sốc giá dầu lên lợi nhuận thị
trường chứng khoán: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam”, là công trình nghiên
cứu của tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

TP.HCM, Ngày 14 Tháng 10 Năm 2015
Học viên thực hiện luận văn

Nguyễn Tuyết Hạnh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1.GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ................................................ 1
1.1 Lý do thực hiện nghiên cứu ............................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................... 7
1.3 Lý thuyết nền và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 7
1.4 Kết cấu của đề tài ........................................................................................... 8


CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÓ ............... 9
2.1 Mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô, giá dầu và thị trường chứng khoán theo lý
thuyết kinh doanh chênh lệch giá (APT) ...................................................................... 9
2.2 Kênh truyền dẫn của cú sốc giá dầu đến nền kinh tế vĩ mô ................................ 9
2.3 Một vài nghiên cứu thực nghiệm .......................................................................... 13
2.3.1Nghiên cứu tại các quốc gia khác ........................................................................ 13
2.3.2 Nghiên cứu tại Việt Nam ..................................................................................... 17

2.4 Các loại cú sốc trong giá dầu................................................................................................ 20
2.5 Kết quả kỳ vọng của nghiên cứu........................................................................... 21

CHƯƠNG 3.PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ................ 24


3.1 Các cú sốc trong giá dầu – Phân tích mô hình VAR cấu trúc- SVAR ............. 26
3.2 Tương quan giữa cú sốc giá dầu, nền kinh tế vĩ mô và lợi nhuận TTCK Việt
Nam – phân tíchVAR ................................................................................................... 28
3.3 Tương quan động giữa cú sốc giá dầu và lợi nhuận TTCK Việt Nam, trong
điều kiện phương sai thay đổi- Mô hình Scalar-BEKK ........................................... 29
3.4 Dữ liệu nghiên cứu.................................................................................................................... 33

CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ............................................... 39
4.1 Kiểm định tính dừng .................................................................................... 39
4.2 Kết quả phân tích các cú sốc khác nhau trong giá dầu ...................................... 40
4.3 Tương quan giữa giá dầu, các chỉ số kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán
Việt Nam ........................................................................................................................ 44
4.3.1Kết quả phân tích mô hình VAR........................................................................... 44
4.3.2 Kết quả kiểm định mức ý nghĩa của mô hình VAR ............................................. 48
4.3.3 Kết quả phân tích phản ứng xung và phân rã phương sai.................................. 50
4.3.4 Kết luận về sự tương quan giữa cú sốc giá dầu, các yếu tố vĩ mô và thị trường

chứng khoán Việt Nam ................................................................................................. 54

4.4 Tương quan quan động giữa cú sốc giá dầu và lợi nhuận thị trường chứng
khoán Việt Nam, trong điều kiện phương sai thay đổi ............................................. 55
4.4.1 Kết quả ước lượng mô hình Scalar-BEKK (M- GARCH BEKK) ....................... 55
4.4.2 Kiểm định tính chính xác của mô hình Scalar-BEKK (M- GARCH BEKK)....... 58
4.4.3 Kết luận về sự tương quan động giữa cú sốc giá dầu và lợi nhuận thị trường
chứng khoán Việt Nam, trong điều kiện phương sai thay đổi...................................... 61

CHƯƠNG 5.KẾT LUẬN ........................................................................... 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADF

: Kiểm định Augmented Dickey - Fuller

ADS

: Aggregate demand: đại diện cho cú sốc tổng cầu dầu

ATP

: Arbitrage pricing theory, lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá

BEKK

: Baba, Engle, Kraft and Kroner


CPI

: Chỉ số giá tiêu dùng

ECM

: Mô hình hiệu chỉnh sai số

KPSS

: Kiểm định Kwiatkowski – Phillips – Schimidt- Shin

OECD

: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization of Economic
cooperation and Development)

OSS

: Oil Specific Demand Shocks

SS

: Supply-side

SVAR

: Mô hình véc tơ tự hồi quy cấu trúc


SVECM

: Mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số cấu trúc

TTCK

: Thị trường chứng khoán

VAR

: Mô hình Vector tự hồi quy

VECM

: Mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số

VN

: Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng

Tên Bảng

Bảng 1.1

Tình hình tiêu thụ và nhập khẩu xăng dầu


Trang
3

của Việt Nam từ năm 2005- 2014
Bảng 2.1

Bảng tóm tắt tương quan giữa các nhân tố với TTCK tại

22

Trung Quốc và Mỹ
Bảng 2.2

Bảng tóm tắt tương quan kỳ vọng giữa các nhân tố với

23

TTCK VN
Bảng 3.1

Tóm tắt các biến chính sử dụng trong bài

36

Bảng 3.2

Thống kê mô tả các biến

38


Bảng 4.1

Kết quả kiểm định ADF và KPSS đối với từng biến

39

Bảng 4.2

Kết quả ước lượng các ma trận ràng buộc trong SVAR

41

Bảng 4.3

Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình VAR

45

Bảng 4.4

Mối quan hệ giữa giá dầu, các chỉ số kinh tế vĩ mô và lợi

47

nhuận thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 4.5

Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan LM Test

49


Statistic
Bảng 4.6

Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi- Kiểm

49

định White
Bảng 4.7

Kết quả Phân tích phân rã phương sai

51

Bảng 4.8

Tương quan động theo thời gian giữa lợi nhuận thị trường

57

chứng khoán Việt Nam và mỗi loại cú sốc giá dầu
Bảng 4.9

Kết quả kiểm định Wald đối với mô hình Scalar- BEKK
(M- GARCH BEKK)

59



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình vẽ

Tên Hình vẽ

Hình 1.1

Sản lượng vận tải biển Việt Nam giai đoạn 2006 –

Trang
2

2014
Hình 1.2

Diễn biến giá dầu thế giới và chỉ số VN Index

4

Hình 2.1

Sơ đồ kênh truyền dẫn của cú sốc giá dầu đến nền

10

kinh tế vĩ mô
Hình 4.1

Đồ thị phân tích phản ứng xung giữa các cú sốc gía


42

dầu và giá trị thực của dầu
Hình 4.2

Ước lượng các cú sốc giá dầu khác nhau từ năm

43

2005(05) đến 2015 (15)
Hình 4.3

Kiểm tra giá trị Roots

46

Hình 4.4

Đồ thị phân tích phản ứng xung (impulse)

47

giữa các nhân tố đến lợi nhuận thị trường chứng
khoán Việt Nam
Hình 4.5

Sự thay đổi theo thời gian của mỗi loại cú sốc (ước

57


lượng của mô hình Scalar-BEKK)
Hình 4.6

Tương quan giữa lợi nhuận TTCK Việt Nam và các
cú sốc giá dầu

58


TÓM TẮT
Bài nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá tác động của cú sốc giá dầu lên lợi
nhuận thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua mô hình Scalar-BEKK. Giá dầu
ở đây là giá dầu thô thế giới và cú sốc giá dầu được phân tích ở nhiều khía cạnh
khác nhau, bao gồm cú sốc cung dầu (oil supply shocks), cú sốc tổng cầu dầu
(aggregate demand shocks); và những cú phát sinh do nhu cầu phòng ngừa(oil
market specific demand shocks). Bài nghiên cứu được tiến hành dựa theo bằng
chứng thực nghiệm trong nghiên cứu của Kilian (2009), Filis. G (2010) và Filis. G
(2014). Chuỗi dữ liệu nghiên cứu có tần suất theo tháng, gồm: giá dầu thô thế giới,
sản lượng cung dầu thô thế giới, tổng nhu cầu dầu thô của thế giới,chỉ số kinh tế vĩ
mô của Việt Nam, chỉ số đại diện lợi nhuận thị trường chứng khoán Việt Nam (Vn
Index). Kết quả nghiên cứu đã cho thấy trong điều kiện phương sai thay đổi, các cú
sốc khác nhau trong giá dầu ảnh hưởng khác nhau đến lợi nhuận thị trường chứng
khoán Việt Nam. Cụ thể: cú sốc cung dầu tương quan dương với lợi nhuận thị
trường chứng khoán Việt Nam, cú sốc cầu dầu tương quan âm với lợi nhuận thị
trường chứng khoán Việt Nam và cú sốc nhu cầu phòng ngừa tương quan dương
với lợi nhuận thị trường chứng khoán Việt Nam.
Từ khóa chính: Cú sốc, giá dầu, thị trường chứng khoán, SVAR, Scalar-BEKK


1


CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 Lý do thực hiện nghiên cứu
Sự tác động của cú sốc giá dầu lên lợi nhuận thị trường chứng khoán, là đề tài
nghiên cứu học thuật được rất nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu.
Tại những quốc gia phát triển, chẳng hạn như là Mỹ, các nước Châu Âu, Nhật Bản;
Khối OPEC, hay Trung Quốc đã có nhiều nghiên cứu về giá dầu, nền kinh tế vĩ mô
và thị trường chứng khoán.Ví dụ như, nghiên cứu của Darby (1982), Hamilton
(1983); Burbridge và Harrison (1984); Gisser và Goodwin (1986); Jones và Kaul
(1996).Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, giá dầu có thể tác động đến hiệu suất của
tổng thể thị trường chứng khoán. Bằng chứng của Jones và Kaul (1996), thông qua
việc sử dụng mô hình APT, cho thấy tác động của giá dầu đến thị trường chứng
khoán, xảy ra do giá dầu biến động làm ảnh hưởng đến dòng tiền thực và giá dầu là
một yếu tố rủi ro đối với thị trường chứng khoán.Quan hệ ngược chiều giữa giá dầu
và lợi nhuận chứng khoán cũng đã được ghi nhận bởi Goswami và Jung (1998),
Gjerde và Sættem (1999), và O'Neill và cộng sự (2008). Gần nhất, Filis. G (2010)
cho thấy rằng giá dầu và CPI có tác động tiêu cực lên thị trường chứng khoán Hy
Lạp. Hay, Filis. G vàDavid C. (2014), cũng phân tích mối quan hệ giữa giá dầu và
thị trường chứng khoán trong một môi trường biến đổi theo thời gian. Kết quả
nghiên cứu tại thị trường Mỹ, các nước Châu Âu, Nhật Bản; Khối OPEC, hay
Trung Quốc ít nhiều đã chỉ ra rằng có tồn tại mối quan hệ thay đổi theo thời gian
giữa cú sốc giá dầu và lợi nhuận thị trường chứng khoán.
Giống như nhiều quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam hiện tại đang đối mặt với
sự bùng nổ dân số, các ngành công nghiệp tiếp tục phát triển, kéo theo đó là sự tăng
tốc của ngành vận chuyển, giao thông (do nhu cầu đi lại gia tăng). Theo số liệu của
Bộ giao thông vận tải, tổng phương tiện cơ giới đường bộ đăng ký mới vào quý 1
năm 2013 lên đến 39,056,343. Ngoài ra, sản lượng vận chuyển hàng hóa bằng

đường biển giai đoạn 2006- 2014 đều tăng (Hình 1.1). Vì vậy, có thể nói xăng dầu
sẽ đóng vai trò khá quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Trước
thời điểm nhà máy Lọc Dầu Dung Quất, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đi vào hoạt


2

động, Việt Nam gần như nhập khẩu 100% giai đoạn 2007 đến 2009 (số liệu được
trình bày ở bảng 1.1). Từ năm 2009, khi các nhà máy lọc dầu đi vào hoạt động thì
lượng nhập khẩu dầu của Việt Nam có giảm. Tuy nhiên các nhà máy lọc dầu chỉ
đáp ứng được khoảng 20%-30% nhu cầu tiêu thụ dầu trong nước, 60%- 70% nhu
cầu còn lại Việt Nam vẫn phải nhập khẩu từ bên ngoài (số liệu được trình bày ở
bảng 1.1).
Tấn
120000000
100000000
80000000
60000000

100,600,000
98,363,056 98,540,000
96,000,000
88,919,900
81,056,074
69,284,522
61,350,000
49,480,000

40000000
20000000

2006

2007

2008

2009

2010

2011

1

2

3

4

5

6

2012

2013

2014


8

9

0
7

Hình 1.1. Sản lượng vận tải biển Việt Nam giai đoạn 2006 – 2014
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, Cục Hàng Hải Việt Nam (Phụ lục 5)


3

Bảng 1.1. Tình hình tiêu thụ và nhập khẩu xăng dầu
của Việt Nam từ năm 2005- 2014
Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011


2012

2013

2014

Khối lượng

258

254

283

300

304

329

358

361

367

384

12.2


12

13.3

14.1

14.1

15.1

16.5

16.6

17.1

17.2

250

254

258

296.4

291.8

236.7


227

232

230

198

11.3

11

12.55

12.85

13

9.85

10.67

9.2

9.11

8.6

97%


100%

91%

99%

96%

72%

63%

64%

63%

52%

tiêu dùng
(ngàn
thùng/ngày)
Khối lượng
tiêu dùng
(triệu tấn)
Khối lượng
nhập
khẩu(ngàn
thùng/ngày
Khối lượng

nhập khẩu
(triệu tấn)
% Khối
lượng nhập
khẩu so với
khối lượng
tiêu dùng

Nguồn: Tổng Cục thống kê, Cục quản lý thông tin năng lượng Mỹ, Cơ quan quản lý
thông tin về năng lượng thế giới (Phụ lục 5)
Như vậy, dựa vào bảng 1.1, có thể thấy nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều
vào việc nhập khẩu dầu.
Mặt khác, thị trường chứng khoán Việt Nam đã xuất hiện từ năm 2000 và đang
trong giai đoạn phát triển. Số liệu thống kê của công ty cổ phần chứng khoán Sài
Gòn- Hà Nội, chỉ số Vn Index, năm 2014 tăng trưởng đến 20.62% so với năm 2013.
Đặc biệt, năm 2014, thị trường chứng khoán (TTCK) đã trải qua khá nhiều phiên


4

trượt giảm mạnh, do sự ảnh hưởng của hai sự kiện lớn, Biển Đông và giá dầu thô.
Gần đây hơn, theo thông tin đăng tải trên các báo điện tử như vnexpress.vn,
cafef.vn…, chỉ số Vn Index mất 30 điểm vào ngày 24/08/2015, kể từ khi giá dầu thế
giới không ngừng lao dốc và đã xuyên thủng ngưỡng 40 USD/thùng vào đầu giờ
sáng 24/8/2015, trên thị trường châu Á. Có thể thấy, tại thời điểm quý III của năm
2015, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đón nhận nhiều tin xấu đến từ cả trong
và ngoài nước như: sự bất ổn tại Trung Quốc; đồng nhân dân tệ giảm giá; giá dầu
không ngừng lao dốc; nỗi lo tỷ giá; tâm lý bầy đàn…
Vì vậy, mối quan hệ giữa giá dầu (thế giới) và lợi nhuận thị trường chứng khoán
Việt Nam là một đề tài rất được quan tâm. Hiện tại, theo đồ thị hình 1.2 bên dưới,

chúng ta dễ thấy hướng chuyển động giữa chỉ số Vn Index và giá dầu thế giới là
cùng chiều. Tuy nhiên, sự biến động của giá dầu thế giới có ảnh hưởng đến thị
trường chứng khoán Việt Nam hay không thì cần được chứng minh qua các phân
tích thực nghiệm.
1200

160
140
120
100
80
60
40
20
0

1000
800
600
400
200
01/04/2005
30/06/2005
30/12/2005
30/06/2006
29/12/2006
29/06/2007
28/12/2007
30/06/2008
31/12/2008

30/06/2009
31/12/2009
30/06/2010
31/12/2010
30/06/2011
30/12/2011
29/06/2012
28/12/2012
28/06/2013
31/12/2013
30/06/2014
31/12/2014
30/06/2015

0

Giá dầu

VNINDEX

Hình 1.2. Diễn biến giá dầu thế giới và chỉ số Vn Index
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của Ủy Ban chứng khoán Nhà nước Việt Nam,
Cơ quan quản lý thông tin về năng lượng thế giới (Phụ lục 5)


5

Cũng đã có khá nhiều nghiên cứu về sự ảnh hưởng của giá dầu đến thị trường
chứng khoán Việt Nam, của các tác giả trong và ngoài nước [sẽ được thảo luận lại
trong phần 2.3.2 của nghiên cứu này].

Một vài nghiên cứu nổi bật như là củaCuong C. và M. Ishaq Bhatti (2012), sử dụng
phương pháp mô hình Coupla để phân tích sự phụ thuộc giữa giá dầu và thị tường
chứng khoán tại Trung Quốc và Việt Nam. Nghiên cứu của Narayan P.K và
Narayan.S (2009), với các phương pháp như kiểm định đồng liên kết Johansen với
mô hình VAR. Các tác giả này đã chứng minh được thị trường chứng khoán Việt
Nam có mối quan hệ cùng chiều với sự thay đổi của giá dầu thế giới. Điều này gần
như khớp với những gì đang diễn ra trong giai đoạn 2005- 2015 tại Việt Nam (theo
đồ thị của hình 1.2).
Tương tự, nghiên cứu của Bùi Văn Vinh (2011), cho thấy trong ngắn hạn giá dầu
thế giới được coi là nguyên nhân giải thích cho sự biến động giá cả chứng khoán
Việt Nam. Nghiên cứu của Đỗ Ngọc Anh (2011), chứng minh giữa giá dầu thô và
chỉ số Vn Index có mối tương quan trong dài hạn, nhưng khá yếu, chỉ khoảng 0.05.
Nghiên cứu của tác giảNguyễn Thị Liên Hoa (2012), chỉ ra cho thấy, tồn tại mối
quan hệ cùng chiều giữa sản lượng công nghiệp Việt Nam và giá dầu, tuy nhiên sự
tác động động của giá dầu đến sản lượng sản xuất công nghiệp tương đối nhỏ. Hay,
nghiên cứu của Trần Thị Minh Phương (2013), cũng cho thấy các cú sốc trong giá
chứng khoán bị tác động chủ yếu bởi các giá trị quá khứ của nó hơn là tác động của
giá dầu, tỷ giá hối đoái hay lãi suất. Gần đây hơn, nghiên cứu của Võ Thị Thảo
Nguyên (2014), đã cho kết quả chỉ số Vn Index có mối tương quan ngược chiều với
giá dầu, chỉ số công nghiệp sản xuất của Việt Nam, chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam.
Các kết quả nghiên cứu của các tác giả kể trên, nhìn chung khá giống nhau, khi chỉ
ra giữa giá dầu và thị trường chứng khoán Việt Nam cótồn tại tương quan trong
ngắn hạn và dài hạn. Đối với các chỉ số kinh tế vĩ mô, giá dầu có ảnh hưởng cùng
chiều lên chỉ số giá tiêu dùng và giá dầu cũng ảnh hưởng cùng chiều nhưng khá yếu
đối với sản lượng công nghiệp. Tuy nhiên, các cú sốc trong giá chứng khoán bị tác


6

động chủ yếu bởi các giá trị quá khứ của nó hơn là tác động của giá dầu, tỷ giá hối

đoái hay lãi suất.
Mặt khác, khi nghiên cứu tại thị trường Việt Nam, phương pháp được các tác giả
khác sử dụng khá giống nhau, như là mô hình VAR, mô hình ECM, mô hình
VECM, mô hình đồng liên kết, phương pháp Johansen, phương pháp phân rã
phương sai, phương pháp kiểm định nhân quả Granger, để kiểm định mối quan hệ
giữa giá dầu, nền kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán. Cú sốc giá dầu được các
tác giả phân tích thể hiện thông qua sự thay đổi của giá dầu thế giới, chưa có sự
phân tích sâu về các cú sốc khác nhau tồn tại trong giá dầu. Theo Kilian (2009)
chứng minh, cú sốc giá dầu sẽ được chia thành ba loại: oil supply shocks, aggregate
demand shocks và oil- specific demand shocks. Cũng theo thảo luận về kênh truyền
dẫn của giá dầu đến nền kinh tế (sẽ được thảo luận ở phần 2.1 của đề tài này), các
kênh truyền dẫn chính của cú sốc giá dầu bao gồm: cú sốc lên nguồn cung dầu, hiệu
ứng chuyển giao thu nhập và tổng cầu, hiệu ứng số dư tiền thực, lạm phát. Vì vậy,
cú sốc giá dầu nên phân tách thành các cú sốc khác nhau, khi phân tích ảnh hưởng
của cú sốc giá dầu lên nền kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán.
Ngoài ra, trên thực tế, khi phân tích dữ liệu chuỗi thời gian, hiện tượng phương sai
thay đổi là vấn đề đáng lưu ý theo quan điểm của Filis. G (2014). Do vậy, khi phân
tích ảnh hưởng của cú sốc giá dầu lên nền kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán
cũng nên quan tâm đến điều kiện phương sai thay đổi. Vấn đề này, chưa được các
tác giả tại Việt Nam đề cập đến.
Vì vậy, bằng sự kế thừa kết quả nghiên cứu về sự tác động của giá dầu lên lợi nhuận
thị trường chứng khoán của các tác giả trong và ngoài nước được đề cập bên trên,
và mong muốn phân tích rõ hơn về các cú sốc khác nhau của giá dầu lên nền kinh tế
vĩ mô và thị trường chứng khoán Việt Nam, trong điều kiện phương sai thay đổi là
như thế nào, tác giả tiến hành thực hiện nghiên cứu này. Bên cạnh đó, với nghiên
cứu này, tác giả sẽ sử dụng thêm mô hình Scalar-BEKK, để phân tích được sự
tương quan giữa các cú sốc giá dầu và lợi nhuận thị trường chứng khoán Việt Nam,


7


trong điều kiện phương sai của chuỗi dữ liệu thay đổi. Mô hình Scalar-BEKK là
một phương pháp mới chưa được tác giả nào sử dụng tại Việt Nam khi phân tích tác
động của cú sốc giá dầu đối với nền kinh tế.
Thông qua việc phân tách cú sốc giá dầu thành ba loại cú sốc khác nhau, và đo
lường tương quan động giữa từng loại cú sốc với lợi nhuận thị trường chứng khoán
Việt nam, tác giả hy vọng nghiên cứu sẽ có được một kết quả mới mẻ hơn và bổ
sung cho các nghiên cứu trước đó về cú sốc giá dầu, thị trường chứng khoán, kinh
tế vĩ mô tại Việt Nam.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chính của tác giả là phân tích tác động của các loại cú sốc khác
nhau trong giá dầu lên lợi nhuận thị trường chứng khoán Việt Nam, trong điều kiện
chuỗi dữ liệu có hiện tượng phương sai thay đổi, dựa theo quan điểm của Kilian
(2009), Filis. G (2010), và Filis. G (2014). Sự thay đổi của các loại cú sốc khác
nhau trong giá dầu sẽ tạo ra sự thay đổi cùng chiều hay ngược chiều đối với lợi
nhuận thị trường chứng khoán Việt Nam, trong điều kiện phương sai thay đổi? Và
kết quả có tương đồng với quan điểm của các tác giả đã nghiên cứu tại thị trường
Việt Nam hay không? Phân tích của tác giả sẽ tập trung làm sáng tỏ những câu hỏi
này.
1.3 Lý thuyết nền và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu của tác giả dựa trên nền tảng những lý thuyết kinh tế như là, kênh
truyền dẫn của giá dầu đến nền kinh tế vĩ mô, Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá
(APT), và Lý thuyết lạm phát do chi phí đẩy.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng dựa vào phương pháp nghiên cứu của những tác giả
nước ngoài, bao gồm bài nghiên cứu “Không phải tất cả các cú sốc giá dầu đều như
nhau: bằng chứng về cú sốc cung dầu và cú sốc cầu dầu trongthị trường dầu thô”
của Kilian (2009), “Chỉ số kinh tế vĩ mô, thị trường chứng khoán và giá dầu: Có tồn
tại mối quan hệ giữa các biến động mang tính chu kỳ hay không?”, của Filis. G
(2010),và “Cú sốc giá dầu và lợi nhuận thị trường chứngkhoán: bằng chứng mới ở
Mỹ và Trung Quốc” của Filis. G (2014). Nghiên cứu của tác giả sẽ sử dụng phương



8

pháp VAR, phân tích phản ứng xung, phân tích phân rã phương sai, như các tác giả
khác đã sử dụng khi nghiên cứu về Việt Nam, với sự bổ sung của mô hình SVAR.
Đặc biệt hơn, tác giả sẽ sử dụng thêm mô hình Scalar-BEKK, một phương pháp
hoàn toàn mới chưa được tác giả nào sử dụng là mô hình Scalar-BEKK, để phân
tích được sự tương quan giữa các cú sốc giá dầu và lợi nhuận thị trường chứng
khoán Việt Nam, trong điều kiện phương sai của chuỗi dữ liệu thay đổi.
1.4 Kết cấu của đề tài
Nghiên cứu được tổ chức theo cấu trúc như sau:
Phần 1. Giới thiệu chung về nghiên cứu. Trong đó, nói rõ lý do, mục tiêu thực
nghiên cứu.
Phần 2. Thảo luận các lý thuyết nền tảng và các nghiên cứu thực nghiệm về sự
tương quan giữa giá dầu (cú sốc giá dầu), chỉ số kinh tế vĩ mô và thị trường chứng
khoán
Phần 3. Thảo luận phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu
Phần 4. Kết quả thực nghiệm
Phần 5. Những kết luận chính và một số hạn chế của nghiên cứu.


9

CHƯƠNG 2.

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÓ

2.1 Mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô, giá dầu và thị trường chứng khoán theo
lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá (APT)

Vào năm 1976, nhà kinh tế học Stephen Ross đã đề xuất Lý thuyết kinh doanh
chênh lệch giá (APT) để xác định giá cả tài sản. APT nói rằng tỷ suất sinh lợi kỳ
vọng của tài sản tài chính có thể được đo lường thông qua các yếu tố kinh tế vĩ mô
khác nhau hoặc là yếu tố thị trường. Vì vậy, theo APT, tỷ suất sinh lợi của chứng
khoán (lợi nhuận của chứng khoán) là một hàm số tuyến tính của tập hợp các yếu tố
kinh tế tác động đến tất cả các chứng khoán.
Stephen Ross (1976) đã triển khai mô hình APT như sau:
R=
Trong đó:

+ F1+

F2+…+

Fn +

(1)

R: tỷ suất sinh lợi của chứng khoán (lợi nhuận của chứng khoán)
: tỷ suất sinh lợi mong đợi của chứng khoán
Fn: nhân tố vĩ mô thứ n của nền kinh tế
: đặc trưng của từng chứng khoán riêng biệt

Các yếu tố F được sử dụng trong mô hình (1) có thể là: lạm phát, GDP, thay đổi
trong lãi suất, rủi ro chính trị, giá dầu, khu vực mậu dịch, tỷ giá hối đoái…
Trên cơ sở kế thừa mô hình APT của Stephen Ross (1976). Trong nghiên cứu thực
nghiệm, Jones và Kaul (1996), đã sử dụng mô hình APT với việc bổ sung biến giá
dầu vào mô hình và cho thấy tác động của giá dầu đến thị trường chứng khoán.
Tương quan xảy ra do giá dầu biến động làm ảnh hưởng đến dòng tiền thực và giá
dầu là một yếu tố rủi ro đối với thị trường chứng khoán. Như vậy, có thể xem yếu tố

giá dầu là một nhân tố vĩ mô ảnh hưởng lên tỷ suất sinh lợi của chứng khoán trong
mô hình APT.
2.2 Kênh truyền dẫn của cú sốc giá dầu đến nền kinh tế vĩ mô
Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Liên Hoa (2012), dựa trên nghiên cứu của
Brown và Yucel (2002) và Tang và cộng sự (2010)đã đề cập đến kênh truyền dẫn
của cú sốc giá dầu đến nền kinh tế vĩ mô theo sơ đồ 2.1 sau:


10

Hình 2.1. Sơ đồ kênh truyền dẫn của cú sốc giá dầu đến nền kinh tế vĩ mô
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Liên Hoa (2012).
TheoNguyễn Thị Liên Hoa (2012), Kilian (2009) và Filis. G (2014), sơ đồ 2.1 sẽ
giải thích của sự thay đổi giá dầu lên các biến kinh tế vĩ mô thông qua các kênh
truyền dẫn chính như sau:


Cú sốc cung dầu: Sự tăng giá dầu có thể thể được xem là một chỉ báo từ một cú
sốc trong tổng nguồn cung dầu. Sự tăng giá chính là báo hiệu sự khan hiếm của
nguồn năng lượng vốn được xem là nguyên liệu đầu vào cơ bản của sản xuất.
Do đó, tốc độ tăng trưởng sản lượng và năng suất của các ngành công nghiệp sẽ
sụt giảm. Điều này dẫn dến giảm mức tăng lương thực và tăng tỷ lệ thất nghiệp.
Như vậy, dựa trên quan điểm này, cùng với kết luận của Kilian (2009)và Filis.
G (2014), có cơ sở để tin rằng trong cú sốc giá dầu sẽ bắt nguồn từ cú sốc cung
dầu(oil supply shocks). Và khi giá dầu thay đổi sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ
mô.



Hiệu ứng chuyển giao thu nhập và tổng cầu

Cú sốc giá dầu có thể tác động đến hoạt động kinh tế thông qua hiệu ứng chuyển
giao sức mua từ những nước nhập khẩu dầu thô sang những nước xuất khẩu dầu
thô khi giá dầu tăng, như trong nghiên cứu của Fried và Schulze (1975)và


11

Dohner (1981). Sự tăng giá dầu sẽ chuyển giao thu nhập từ các nước nhập khẩu
dầu thô sang các nước xuất khẩu dầu thô, điều này làm giảm cầu tiêu dùng ở
nước nhập khẩu và tăng cầu ở nước xuất khẩu, tuy nhiên mức độ tăng lại ít hơn,
điều này làm tổng cầu của cả thế giới đối với sản phẩm của nước nhập khẩu
giảm, làm tăng cung tiết kiệm. Cung tiết kiệm tăng gây áp lực giảm lãi suất thực,
và mức giảm này có thể lấn át mức tăng lãi suất thực do người tiêu dùng ổn định
chi tiêu. Lãi suất giảm sẽ kích thích đầu tư, điều này sẽ bù đắp cho mức giảm
trong tiêu dùng, vì vậy tổng cầu không thay đổi ở các nước nhập khẩu dầu thô.
Tuy nhiên, nếu giá cả khó điều chỉnh giảm, sự sụt giảm trong tiêu dùng hàng
hóa sản xuất ở những nước nhập khẩu dầu mỏ sẽ làm tăng trưởng GDP giảm
hơn nữa. Tiêu dùng giảm sẽ tạo áp lực làm giá giảm về điểm cân bằng mới.
Như vậy, giá dầu thay đổi làm tổng nhu cầu dầu mỏ thay đổi theo. Khi nhu cầu
tiêu thụ dầu mỏ sụt giảm sẽ tạo ra áp lực làm giá giảm về điểm cân bằng mới
(dựa tên lý thuyết kinh tế về cung cầu hàng hóa). Đây cũng có thể chính là cú
sốc cầu dầu mỏ (aggregate demand shocks), theo như quan điểm của Kilian
(2009). Khi cú sốc này xảy ra sẽ tạo nên sự truyền dẫn đến nền kinh tế vĩ mô.


Áp lực lạm phát: giá dầu tăng sẽ tạo áp lực tăng lạm phát trong nền kinh tế. Có
thể giải thích điều này thông qua lý thuyết lạm phát do chi phí đẩy
Lý thuyết lạm phát do chi phí đẩy:
Theo lý thuyết lạm phát do chi phí đẩy, ba loại chi phí thường gây ra lạm phát
là: tiền lương, thuế gián thu và giá nguyên liệu nhập khẩu.

Dầu được xem là nguyên liệu nhập khẩu đầu vào của mọi ngành sản xuất kinh
doanh. Khi giá dầu tăng, kỳ vọng lạm phát sẽ tăng, do chi phí đầu vào doanh
nghiệp tăng. Tiếp theo đó khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp bị thu hẹp do chi phí đầu vào tăng. Theo thời gian, nếu giá dầu tiếp tục
tăng cao sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng và các giá trị doanh nghiệp. Dựa theo
mô hình Gordon được trình bày trong Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Trần
Ngọc Thơ (2007-Trang 44), khi tốc độ tăng trưởng và các giá trị doanh nghiệp
giảm thì giá cổ phiếu cũng giảm theo.Giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp sụt giảm


12

làm giảm lợi nhuận thực và kỳ vọng ( ) của nhà đầu tư đối với chứng khoán và
thị trường chứng khoán có xu hướng xụt giảm lợi nhuận tổng thể (theo lý thuyết
APT).
Như vậy, khi lạm phát tăng xuất phát từ cú sốc tăng giá của dầu thì chi phí sản
xuất tăng, làm lợi nhuận giảm và đầu tư cũng giảm theo.
Nếu người dân nhìn nhận đây là một cú sốc ngắn hạn, họ sẽ giữ ổn định chi tiêu
bảng cách tiết kiệm ít hơn và tăng vay mượn, điều này làm tăng lãi suất thực cân
bằng. Tăng trưởng sản lượng chậm lại, lãi suất thực tăng sẽ làm giảm lượng cầu
đối với số dư tiền mặt thực tế, và với mức tăng trưởng cung tiền nhất định, tỷ lệ
lạm phát sẽ tăng. Như vậy, giá dầu tăng sẽ làm giảm tăng trưởng GDP, làm tăng
lãi suất thực và nguy cơ lạm phát.
Nếu tiền lương danh nghĩa khó thay đổi theo hướng giảm đi (sticky downward),
sự suy giảm trong tăng trưởng GDP sẽ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp và làm tăng
trưởng GDP giảm hơn nữa - nếu lạm phát tương lai không bằng đúng mức sụt
giảm trong tăng trưởng. Sự suy giảm ban đầu trong tăng trưởng GDP đi cùng
với sự sụt giảm năng suất lao động. Nếu mức giảm tiền lương thực không bằng
mức giảm trong năng suất lao động, doanh nghiệp sẽ cắt giảm nhân công, làm
tăng tỷ lệ thất nghiệp và giảm GDP. Điều này gây áp lực làm tăng lạm phát.

Như vậy, giá giá dầu tăng sẽ làm giảm tăng trưởng GDP, làm tăng lãi suất thực
và nguy cơ tăng lạm phát.Nếu người dân và các nhà sản xuất nhìn thấy lạm phát
có xu hướng tăng sẽ phát sinh nhu cầu phòng ngừa rủi ro lạm phát, bằng cách
cắt giảm nhu cầu dầu mỏ trong dài hạn. Và tiếp đến, các nhà sản xuất sẽ điều
chỉnh sản lượng cung dầu. Khi cung dầu và cầu dầu thay đổi thì giá dầu sẽ thay
đổi theo (Lý thuyết cung cầu hàng hóa). Đây cũng có thể chính là cú sốc phòng
ngừa (oil specific demand shocks), theo như quan điểm của Kilian (2009).


Kết luận: Dựa trên ba kênh truyền dẫn được trình bày bên trên có thể thấy

sự thay đổi trong giá dầu có thể do những cú sốc khác nhau trong giá dầu quyết
định.


13

Và, cũng có thể kết luận, dầu là nguồn nguyên liệu đầu vào đối với nền kinh tế.
Giá dầu sẽ góp phần trong việc quyết định chi phí sản xuất của nền công nghiệp,
và cũng nằm trong yếu tố cấu thành nên giá trị của sản phẩm đầu ra. Jones và
Kaul (1996) chỉ ra, khi giá dầu cao hơn thì đồng nghĩa với việc nhiên liệu đắt đỏ
hơn, có thể tạo nên chi phí cao hơn trong vận chuyển, cũng như giá cả lạm phát
của hàng hóa và dịch vụ, có thể lần lượt mang đến các lo ngại về lạm phát. Do
đó, người tiêu dùng sẽ có nhiều hạn chế trong chi tiêu của họ và có thể làm giảm
nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ. Điều này lại có thể gây ra sự suy giảm lợi
nhuận của công ty và thu nhập khi cắt giảm sản lượng sản xuất. Từ đó, giá trị cổ
phiếu của các công ty sẽ bị ảnh hưởng và tạo ra thay đổi trên thị trường chứng
khoán.
Tương tự, Basher và Sadorky (2006), cũng đã lập luận: Dầu, vốn, lao động và
vật liệu sản xuất đại diện cho những thành phần quan trọng trong quá trình sản

xuất cho hầu hết các hàng hóa và dịch vụ, khi những thành phần này thay đổi sẽ
ảnh hưởng đến dòng tiền mặt của công ty (theo mô hình chiết khấu dòng tiền).
Giá dầu cũng là một trong những yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất.
Cuối cùng, cú sốc giá dầu đã tạo ra sự ảnh hưởng đến sản lượng, lạm phát, thu
nhập, đầu tư, thất nghiệp, giá cả chứng khoán. Nói khác đi, giá dầu có ảnh
hưởng đến nền kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán.
2.3 Một vài nghiên cứu thực nghiệm
2.3.1Nghiên cứu tại các quốc gia khác
Từ những năm 1980, các nghiên cứu tiên phong về giá dầu và thị trường chứng
khoán đã xuất hiện và chứng minh được giá dầu và thị trường chứng khoán có
tương quan với nhau. Chẳng hạn như nghiên cứu của Darby (1982), Hamilton
(1983); Burbridge và Harrison (1984); Gisser và Goodwin (1986); Jones và Kaul
(1996).Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, giá dầu có thể tác động đến hiệu suất của
tổng thể thị trường chứng khoán, bao gồm cả tác động trực tiếp và tác động gián
tiếp. Khi giá dầu có xu hướng, tăng sẽ làm gia tăng sự bất ổn trong thị trường tài
chính, làm cho giá cổ phiếu sụt giảm, đó là tác động trực tiếp. Thứ hai, khi giá dầu


14

cao hơn thì đồng nghĩa với việc nhiên liệu đắt đỏ hơn, có thể tạo nên chi phí cao
hơn trong sản xuất và vận chuyển và làm giá cả của hàng hóa và dịch vụ tăng theo,
từ đó tạo ralo ngại về lạm phát và người tiêu dùng sẽ có khuynh hướng hạn chế
trong chi tiêu của họ, kéo theo việc giảm nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ. Điều
này lại có thể gây ra sự suy giảm lợi nhuận của công ty và thu nhập. Sự suy giảm lợi
nhuận của các công ty đồng nghĩa với việc giá cổ phiếu của những công ty này sẽ
có sự thay đổi lớn và thị trường chứng khoán biến động theo. Đó chính là tác động
gián tiếp của giá dầu lên thị trường chứng khoán. Bằng chứng của Jones và Kaul
(1996), thông qua việc sử dụng mô hình APT, cho thấy tác động của giá dầu đến thị
trường chứng khoán, xảy ra do giá dầu biến động làm ảnh hưởng đến dòng tiền thực

và giá dầu là một yếu tố rủi ro đối với thị trường chứng khoán.
Quan hệ ngược chiều giữa giá dầu và lợi nhuận chứng khoán cũng đã được ghi nhận
bởi Goswami và Jung (1998), Gjerde và Sættem (1999), Nandha và Faff (2008) và
O'Neill và các cộng sự (2008).
Vasslou (2004) đã kiểm định mô hình Fama- French ba nhân tố, kết hợp các thông
tin liên quan đến GDP trong tương lai. Kết quả cho thấy khi đi kèm với các yếu tố
thị trường, mô hình có thể giải thích lợi nhuận thị trường chứng khoán hiện tại.
Khía cạnh khác, Cobo-Reyes và Quiros (2005), đã chứng minh tác động của giá dầu
đến thị trường chứng khoán mạnh hơn so với tác động đến sản xuất công nghiệp,
thông qua mô hình chuyển đổi Markov.
Agren (2006), sử dụng mô hình VAR-ABEKK bất đối xứng để kiểm tra các biến
động lan toả từ những thay đổi giá dầu đến lợi nhuận chứng khoán tại Nhật Bản, Na
Uy, Thụy Điển, Anh và Mỹ. Kết luận là thị trường chứng khoán chịu ảnh hưởng
mạnh từ những cú sốc xuất phát từ chính sự bất ổn của thị trường, hơn là do tác
động của các cú sốc giá dầu. Hơn nữa, Maghyereh (2004) đã sử dụng một mô hình
VAR cho giai đoạn 1998-2004 trên 22 nền kinh tế mới nổi. Bằng chứng về mối
quan hệ giữa giá dầu và lợi nhuận thị trường chứng khoán tại các thị trường mới nổi


15

là khá yếu. Điều này là trái ngược so với các báo cáo tương tự được thực hiện tại
các thị trường phát triển.
Tiếp đến, Miller và Ratti (2009), sử dụng phương pháp tiếp cận VECM, trong giai
đoạn 1971- 2008,và kết luận trong dài hạn, thị trường chứng khoán và sự thay đổi
trong giá dầu có mối quan hệ ngược chiều. Thú vị là tác động ngược chiều này có
xu hướng trở thành gần như bằng không cho những năm sau năm 1999. Miller và
Ratti (2009) lý luận rằng, thay đổi mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán và giá
dầu có thể được giải thích bởi thực tế là thị trường chứng khoán và bong bóng giá
dầu đã xuất hiện từ năm 2000. Đồng quan điểm, Park và Ratti (2008),đã kiểm

chứng tác động ngược chiều của giá dầu đến lợi nhuận thị trường chứng khoán, đối
với 12 nước châu Âu, vì những nước này có đặc điểm chung là những nước nhập
khẩu dầu.
Mối quan hệ giữa giá dầu, thị trường chứng khoán và các nhân tố vĩ mô cũng được
phân tích trong nghiên cứu của Filis. G (2010). Tác giả, đã xem xét mối quan hệ của
các thành phần mang tính chu kỳ trong các biến giá dầu, chỉ số giá tiêu dùng (CPI),
sản lượng công nghiệp (IP), trong thị trường chứng khoán Hy Lạp. Từ đó tác giả
đánh giá ảnh hưởng của giá dầu lên các biến đó. Kết quả sơ bộ là sự biến động của
những biến mang tính chu kỳ khác nhau đáng kể, tùy thuộc vào bản chất của chúng,
chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có sự biến động cao nhất và sản lượng công nghiệp là
thấp nhất. Mô hình VAR cùng với VECM (1) cho thấy rằng giá dầu và CPI có tác
động tiêu cực lên thị trường chứng khoán Hy Lạp.
Có thể thấy, các nghiên cứu trước năm 2009, chỉ dừng lại ở việc phân tích giá dầu,
hoặc những thành phần mang tính chu kỳ. Cho đến năm 2009,Kilian công bố kết
quả nghiên cứu mới về cú sốc giá dầu. Kilian (2009), đã phân tách cú sốc giá dầu
thành nhiều loại khác nhau, đó là: cú sốc cung dầu (oil supply shocks), cú sốc tổng
cầu dầu (aggregate demand shocks); và những cú sốc phát sinh do nhu cầu phòng
ngừa rủi ro giá dầu (precautionary demand shocks), để tìm hiểu xem giá trị thực của
dầu được quyết định bởi yếu tố nào. Kilian (2009) sử dụng một vector tự hồi quy


16

(VAR) với ba biến, nguồn cung dầu, giá thực tế của dầu và một biến trung gian đại
diện cho nhu cầu toàn cầu đối với các mặt hàng công nghiệp, với tác dụng đo lường
hoạt động kinh tế toàn cầu thực sự. Ông xác định, dựa trên một cấu trúc đệ quy, ba
cú sốc dầu lửa bao gồm: một cú sốc từ nguồn cung cấp dầu, một cú sốc dầu cụ thể
thị trường và một cú sốc nhu cầu toàn cầu.Kilian đã chỉ ra: sự gia tăng trong nhu
cầu phòng ngừa đối với dầu thô sẽ dẫn đến sự tăng mạnh và ngay lập tức trong giá
dầu thực tế, còn sự gia tăng trong nhu cầu dầu cho các ngành công nghiệp sẽ khiến

giá dầu thay đổi chậm hơn, và cuối cùng việc gián đoạn sản xuất dầu, sẽ gây ra việc
tăng giá ít và chỉ diễn ra nhanh chóng trong thực tế.
Nếu như theo kết luận của Kilian (2009), thì giá dầu chịu ảnh hưởng từ các cú sốc
khác nhau. Vậy các cú sốc khác nhau của giá dầu sẽ ảnh hưởng thế nào đến lợi
nhuận thị trường chứng khoán? Từ đây, đã xuất hiện các nghiên cứu tập trung vào
việc phân tích vấn đề này. Chẳng hạn như, Filis. G (2014), phân tích mối quan hệ
giữa giá dầu và thị trường chứng khoán trong một môi trường biến đổi theo thời
gian. Kế thừa quan điểm của Kilian (2009), các tác giả, đã phân tích sự biến đổi
theo thời gian, của ba loại cú sốc trong giá dầu, bao gồm cú sốc cung dầu (oil
supply shocks), cú sốc tổng cầu dầu (aggregate demand shocks); và những cú sốc
phát sinh do nhu cầu phòng ngừa (oil market specific demand shocks) với thị trường
chứng khoán của Mỹ và Trung Quốc. Nghiên cứu của tác giả, là sự kết hợp giữa
việc phân tích cú sốc giá dầu (thông qua mô hình SVAR) và phân tích mối quan hệ
biến đổi theo thời gian giữa cú sốc giá dầu và thị trường chứng khoán trong điều
kiện phương sai thay đổi (thể hiện trong mô hình BEKK). Những kết luận chính của
tác giả bao gồm: tương quan giữa các cú sốc giá dầu và lợi nhuận cổ phiếu là rõ
ràng và biến đổi theo thời gian (tức qua thời gian khác nhau, mối quan hệ giữa
chúng sẽ thay đổi theo); những cú sốc dầu của các loại khác nhau cho thấy sự thay
đổi đáng kể trong tác động của chúng lợi nhuận thị trường chứng khoán; đối với
từng ngành công nghiệp cụ thể, cú sốc giá dầu sẽ có tác động khác nhau; và cuối
cùng thị trường chứng khoán Trung Quốc, dường như vững vàng hơn thị trường
chứng khoán Mỹ, khi chịu ảnh hưởng từ các cú sốc giá dầu.


×