Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đánh giá điều kiện vệ sinh môi trường trường học, điều kiện học tập ở làng nghề và sự ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh, đề xuất một số giải pháp cải thiện (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 112 trang )

BỘ Y TẾ
VIỆN Y HỌC LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
********************

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG HỌC, ĐIỀU KIỆN HỌC TẬP Ở LÀNG NGHỀ
VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE HỌC SINH.
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN.

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đặng Anh Ngọc

Hà Nội – 2008

i


BỘ Y TẾ
VIỆN Y HỌC LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
********************

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG HỌC, ĐIỀU KIỆN HỌC TẬP Ở LÀNG NGHỀ
VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE HỌC SINH.


ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN.

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đặng Anh Ngọc
Danh sách những người thực hiện chính:
- TS. Nguyễn Quốc Thức
- ThS. Đinh Xuân Ngôn
- ThS. Từ Hải Bằng
- CN. Lê Thái Hà
- BS. Lỗ Văn Tùng
- BS. Trần Thị Dung
- BS. Chu Thị Vân Ngọc
- BS. Lương Thị Tích Huyền
- KTV. Tạ Thị Thuý
- BS. Nguyễn Đình Thuận

Viện YHLĐ-VSMT
Viện YHLĐ-VSMT
Viện YHLĐ-VSMT
Viện YHLĐ-VSMT
Viện YHLĐ-VSMT
Viện YHLĐ-VSMT
Viện YHLĐ-VSMT
Viện YHLĐ-VSMT
Viện YHLĐ-VSMT
Trung tâm YTDP- Hưng Yên

Hà Nội – 2008

ii



BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

Ao:

Nguồn nước ao

ASTN-TB:

Ánh sáng tán xạ tự nhiên trung bình

ASTX-N:

Ánh sáng tán xạ ngồi trời

ATSDR:

Agency for Toxic Substances and Disease Registry

C:

Chiều

CBNSTP:

Chế biến nông sản thực phẩm

CBTP:

Chế biến thực phẩm


DN:

Dưới ngưỡng phát hiện

ĐR:

Độ rọi

HS:

Học sinh

HSCSTN:

Hệ số chiếu sáng tự nhiên

HSDR-TN:

Hệ số độ rọi tự nhiên

NHANES:

US National Health and Nutrition Examination Survey

S:

Sáng

TC:


Tiêu chuẩn

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCVS

Tiêu chuẩn vệ sinh

THCS

Trung học cơ sở

UBND

Uỷ ban nhân dân

VP

Viêm phổi

VPQ

Viêm phế quản.


iii


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................1
Chương 1.

TỔNG QUAN ......................................................3

1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước: ........................................................................3
1.2. Các nghiên cứu trong nước ..................................................................................10
Chương 2.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................16

2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu: .....................................................................16
2.2. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................................16
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:.............................................................................................16
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu: .........................................................................................17
2.2.3. Y đức trong nghiên cứu:.......................................................................................20
2.2.4. Cỡ mẫu cho nghiên cứu ngang.............................................................................20
2.3. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu: ............................................................21
2.4. Đánh giá và phân tích, xử lý số liệu:....................................................................23
2.4.1. Các tiêu chuẩn dựa vào để đánh giá:....................................................................23
2.4.2. Phân tích và xử lý số liệu .....................................................................................23
2.5. Những hạn chế của đề tài: ....................................................................................23
Chương 3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................25


3.1. Đặc điểm của các vùng nghiên cứu......................................................................25
3.2. Điều kiện vệ sinh môi trường ...............................................................................30
3.2.1. Điều kiện vi khí hậu .............................................................................................30
3.2.2. Thực trạng tiếng ồn ..............................................................................................32
3.2.3. Tình hình ơ nhiễm bụi ..........................................................................................33
3.2.4. Thực trạng ơ nhiễm một số chỉ số hố học trong khơng khí................................35
3.2.5. Thực trạng hàm lượng chì trong bụi nhà và đất bề mặt, ......................................38
3.2.6. Thực trạng vệ sinh nguồn nước............................................................................39
3.2.7. Hàm lượng chì trong một số loại rau và cá ..........................................................43
3.2.8. Điều kiện vệ sinh chiếu sáng................................................................................44
3.3. Điều kiện vệ sinh môi trường làng nghề theo nhận xét của học sinh ...............48
3.4. Tình hình sức khoẻ của học sinh làng nghề ........................................................50
3.4.1. Tình hình thể lực học sinh....................................................................................50
3.4.2. Tình hình bệnh tật của học sinh ...........................................................................54
iv


Chương 4.

BÀN LUẬN........................................................62

4.1. Đặc điểm của các vùng nghiên cứu......................................................................62
4.1.1. Huyện Văn Lâm ...................................................................................................62
4.1.2. Huyện Khoái Châu:..............................................................................................63
4.2. Điều kiện vệ sinh mơi trường ...............................................................................64
4.2.1. Điều kiện vi khí hậu .............................................................................................64
4.2.2. Thực trạng tiếng ồn ..............................................................................................65
4.2.3. Tình hình ơ nhiễm bụi ..........................................................................................67
4.2.4. Thực trạng ơ nhiễm một số chỉ số hố học trong khơng khí................................68

4.2.5. Hàm lượng chì trong bụi nhà và đất bề mặt.........................................................71
4.2.6. Thực trạng vệ sinh nguồn nước............................................................................74
4.2.7. Hàm lượng chì trong một số loại rau và cá ..........................................................76
4.2.8. Điều kiện vệ sinh chiếu sáng................................................................................77
4.3. Điều kiện vệ sinh môi trường làng nghề theo nhận xét của học sinh. ..............79
4.4. Tình hình sức khoẻ của học sinh làng nghề ........................................................80
4.4.1. Tình hình thể lực học sinh....................................................................................81
4.4.2. Tình hình bệnh tật của học sinh ...........................................................................83
4.5. Kết quả một số thử nghiệm trí tuệ của học sinh 2 làng .....................................89
4.6. Tóm tắt nguy cơ ơ nhiễm mơi trường đặc thù theo hoạt động sản xuất làng
nghề và ảnh hưởng liên quan tới sức khỏe học sinh. ................................................90
4.6.1. Nguy cơ ô nhiễm mơi trường ...............................................................................90
4.6.2. Tình hình sức khoẻ của học sinh 2 làng...............................................................95
Chương 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................98

5.1. Kết luận ..................................................................................................................98
5.1.1. Điều kiện vệ sinh môi trường trường học và điều kiện học tập ở làng nghề. ......98
5.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện vệ sinh môi trường, điều kiện học tập đến sức khỏe
học sinh. .........................................................................................................................98
5.2. Kiến nghị giải pháp cải thiện................................................................................99
5.2.1. Tại làng nghề tái chế chì (xã Chỉ Đạo)- Huyện Văn Lâm-Tỉnh Hưng Yên.........99
5.2.2. Tại làng nghề chế biến nông sản thực phẩm (xã Tứ Dân) – Huyện Khoái
Châu – Tỉnh Hưng Yên. ...............................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................103

v



ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước có khoảng 1439 làng nghề với
hơn 4 triệu lao động phân bổ trên cả 3 miền Bắc Trung Nam, trong đó miền Bắc
chiếm tới 70% tổng số làng nghề cả nước.
Đa số những cơ sở sản xuất trong các làng nghề có quy mơ hộ gia đình
(chiếm tới 80,1%). Trung bình hàng năm, các làng nghề đóng góp cho xuất khẩu
tới 600 triệu USD. Nhìn chung các làng nghề đã đóng góp cho xã hội một lượng
hàng hố phong phú, góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho người lao
động. Tuy nhiên, do việc phát triển các làng nghề ở nước ta mang tính tự phát,
cơng nghệ thủ công lạc hậu, thiết bị chắp vá, thiếu đồng bộ, ý thức bảo vệ môi
trường rất thấp... nên ở nhiều làng nghề, vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày
càng nghiêm trọng. Việc này đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ cộng
đồng, đặc biệt là trẻ em do còn trong giai đoạn phát triển và hoàn chỉnh các chức
năng cơ thể.
Ở những làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm, yếu tố ô nhiễm đặc
trưng nhất là mùi hôi thối do sự phân hủy của các hợp chất hữu cơ có trong chất
thải rắn, nước thải từ các cống rãnh, kênh mương gây ảnh hưởng đến sức khỏe
người dân. Ngồi ra, đây cũng là mơi trường thuận lợi cho các vi khuẩn có hại
phát triển. Nước thải này tồn đọng ở cống rãnh thường bị phân hủy yếm khí gây
ơ nhiễm khơng khí rồi ngấm xuống gây ô nhiễm đất và suy giảm chất lượng nước
ngầm. Vì vậy, chất lượng nước ngầm tại các làng nghề chế biến nơng sản thực
phẩm phần lớn đều có dấu hiệu bị ô nhiễm. Kết quả điều tra y tế tại các làng nghề
chế biến nông sản thực phẩm cho thấy: 8 - 30% người dân có bệnh về đường tiêu
hóa, 4,5 - 23% bệnh viêm da, 6 - 18% bệnh đường hô hấp, 13 - 38% phụ nữ làng
nghề mắc bệnh phụ khoa...
Ở các làng nghề tái chế kim loại như Làng Đông Mai (xã Chỉ Đạo, huyện
Văn Lâm tỉnh Hưng Yên), do ô nhiễm môi trường, nhiều năm nay người dân phải
sống với bụi chì ngày cũng như đêm. Mỗi ngày, từ 25 lò tái chế cho ra 10 tấn chì
và cũng thải vào khơng khí hơn 500 kilơgam bụi chì (gấp 4.600 lần so với tiêu

chuẩn cho phép), 30% người trong làng bị bệnh đau mắt, bệnh đường hơ hấp...
Theo các tác giả nước ngồi, trong các chất ơ nhiễm mơi trường thì chì là
một trong những kim loại nặng, có độc tính cao và rất nguy hiểm đối với cơ thể
con người. Lượng chì được hấp thu ở trẻ cao gấp 4-5 lần so với người lớn, theo
1


ước tính qua dạ dày - ruột của trẻ lượng chì được hấp thu theo đường tiêu hóa từ
đất và bụi lên tới 30% [25]. Chu kỳ phân rã sinh học của chì có thể được xem
như dài hơn ở trẻ em so với người trưởng thành [72]. Chì được các tổ chức quốc
tế đặc biệt quan tâm. Tại nhiều nước trên thế giới như Đức, Mỹ, Đan Mạch, Áo,
Mexico, Thái Lan..., chương trình quốc gia giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường và
ảnh hưởng sức khỏe của chì đến sức khỏe trẻ em đã được triển khai. Các số liệu
dịch tễ hiện nay đã chứng minh rằng chì vơ cơ có ảnh hưởng bất lợi lên sức khỏe
trẻ em biểu hiện bởi các ảnh hưởng đến phát triển thể lực, sinh lý, giảm cường độ
tổng hợp hem, gây thiếu máu, tăng ngưỡng tiếp nhận âm thanh và giảm hàm
lượng vitamin D trong máu..., đặc biệt là gây rối loạn phát triển trí não, thiểu
năng về nhận thức, hành vi, kém linh hoạt, khả năng chú ý, khả năng thích ứng
và khả năng học tập.
Ở nước ta hiện nay, tuy đã có nhiều cơng trình đề cập đến vấn đề làng
nghề nhưng chưa có đề tài nào đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm tới sức khỏe của
học sinh trong các làng nghề. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành nhằm bước
đầu tìm hiểu một số ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của học sinh,
làm cơ sở khoa học cho việc cảnh báo các tác hại do ô nhiễm tại các làng nghề và
đề xuất kiến nghị góp phần bảo vệ sức khoẻ học sinh.
Mục tiêu của đề tài
o Đánh giá điều kiện vệ sinh môi trường trường học và điều kiện học tập ở
làng nghề.
o Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện vệ sinh môi trường, điều kiện học tập
đến sức khỏe học sinh.

Đề xuất một số giải pháp cải thiện.

2


Chương 1. TỔNG QUAN

1.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước:
Mơi trường bị ô nhiễm: khi xuất hiện các yếu tố lý học, hố học hoặc sinh
học mới nào đó khơng đặc trưng cho môi trường hoặc vượt quá giá trị tự nhiên
trung bình của nhiều năm. Đối tượng gián tiếp của ô nhiễm (chuỗi các chất ô
nhiễm) là các thành phần cơ bản của sinh quyển (vị trí tồn tại của quần thể sinh
học) như: đất, nước, khơng khí. Đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của ô nhiễm
(vật hy sinh của ô nhiễm) là các sinh thể (thực vật, động vật, vi sinh vật).
Nguồn gây ô nhiễm rất đa dạng. Trong số đó, ngồi các nhà máy, xí
nghiệp cơng nghiệp, các tổ hợp nhiệt điện cịn có các chất thải từ sinh hoạt, chất
thải trong chăn nuôi gia súc, giao thơng cũng như các chất hố học được con
người sử dụng vào mục đích chế biến, bảo quản thực phẩm, điều trị bệnh tật. Bất
kỳ một yếu tố lý học, hoá học hoặc sinh học nào (chủ yếu là vi sinh vật) đều có
thể là tác nhân gây ơ nhiễm khi nó rơi vào hoặc sinh ra trong mơi trường với
hàm lượng vượt mức bình thường (mức này có dao động hoặc trữ lượng tự nhiên
trung bình ở thời điểm xem xét).
Thơng thường, việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây ơ nhiễm khơng khí
do thải ra các chất như carbon monoxit, sulfur dioxit và các ơ xít nitơ... . Ơ
nhiễm nước có thể xảy ra trên một diện rộng do các hóa chất (như kim loại
nặng, dầu - mỡ, dung mơi) và vi khuẩn. Ơ nhiễm nước cũng có thể do nhiệt và
sự tiêu hủy ơ xy. Nhiễm bẩn đất là một vấn đề quan trọng trong nghiên cứu mơi
trường, hiện tượng này thường xảy ra khi có các sự cố gây đổ hoặc rị rỉ hóa chất.
Trong ô nhiễm đất, các yếu tố đáng quan tâm nhất là nhóm hydrocarbon, kim loại
nặng, methyl tert-butyl ether (MTBE), thuốc diệt cỏ, diệt sâu bọ và các dung

môi clo hữu cơ). Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản là những nước có thải lượng
khơng khí lớn nhất.Trong khi đó, Canada là nước đứng thứ 2 về ơ nhiễm tính trên
đầu người.
Những yếu tố gây ô nhiễm nước nghiêm trọng là hàng loạt các hóa chất,
mầm bệnh gây biến đổi tính chất hóa lý hoặc cảm nhận về nước. Sự biết đổi tính
chất hóa lý của nước gồm tính axit, độ dẫn và nhiệt độ, sự tăng quá mức về các
chất hữu cơ. Nhiều hóa chất có độc tính cao, thậm chí có thể gây ung thư. Các
mầm bệnh có nguy cơ gây bệnh không những đối với con người mà còn cả trên
các động vật chủ. Ngay ở nhiều nước phát triển, nguồn nước cung cấp cho các
3


thành phố vẫn có thể có các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Năm
1972, Mỹ đã ban hành các luật liên bang quy định chặt chẽ các giới hạn cụ thể
cho nước thải [78]. Những cơ sở chế biến thực phẩm có lượng chất thải hữu cơ
lớn hay gây ra sự thiếu hụt oxy, gây đục (các chất rắn lơ lửng), và đôi khi làm
thay đổi pH của nước thải. Những nhà máy sản xuất dầu thực vật hay thải ra các
chất xơ và chất thải có đường. Các hoạt động xay sát hay thải ra cám, trấu, và các
mảnh vỡ ngũ cốc. Tương tự, nhà máy chế biến sắn, khoai lang, chuối thường sinh
ra một số lượng lớn các chất thải rắn.
Công nghiệp dầu thực vật thường gây ra tình trạng ơ nhiễm nước và
khơng khí nghiêm trọng trong khu vực. Chất thải của công nghiệp dầu thực vật
hầu hết là các chất hữu cơ bị sinh vật phân hủy, vì thế người ta thường giám sát
pH, BOD5, COD, và các chất rắn lơ lửng trong nước thải. Nghiên cứu nước thải
trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Nigeria cho thấy: hầu hết các giá
trị đo được vượt quá tiêu chuẩn quy định về chất thải. Điều đó cho thấy nguy cơ
ơ nhiễm nước do ngành công nghiệp phổ biến này.

Các chất gây ô nhiễm là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh như: ung thư,
luput, các bệnh miễn dịch, các bệnh dị ứng và hen. Mức phóng xạ nền cao liên

quan đến hiện tượng tăng tỷ lệ ung thư và tỷ lệ tử vong. Một vài bệnh được gọi
tên theo địa điểm xảy ra thảm kịch, nơi phát hiện các chất gây ô nhiễm đặc trưng
đầu tiên liên quan đến bệnh. Ví dụ như bệnh Minamata, do các hợp chất thủy
ngân gây ra.
Ô nhiễm tiếng ồn có thể gây ra huyết áp cao, stress và rối loạn giấc ngủ. Ơ
nhiễm ơzơn có thể gây ra các bệnh về họng, chứng viêm, đau ngực và dấu hiện
tắc nghẽn. Các kích thích da và chứng phát ban có thể tăng khi xảy ra ơ nhiễm
dầu trên diện rộng trong khu vực [78].

4


Ở các nước đang phát triển, các bệnh tật có liên quan đến chất bài tiết là
rất phổ biến. Nước thải sinh hoạt có hàm lượng các tác nhân gây bệnh cao như vi
khuẩn, virus, sinh vật đơn bào và ký sinh trùng (các loại giun) có thể gây ra các
bệnh nhiễm khuẩn đường ruột (GI) ở người. Trong Y tế cơng cộng, có khoảng 30
bệnh nhiễm trùng do chất bài tiết. Nhiều trong số chúng là rất quan trọng, thường
được dùng cảnh báo về chất bài tiết và nước thải [47].
Theo các tác giả nước ngoài, trong các chất ô nhiễm môi trường thì chì là
một trong những kim loại nặng, có độc tính cao và rất nguy hiểm đối với cơ thể
con người. Nguy hiểm nhất là chì tích lũy trong cơ thể (đặc biệt là ở trẻ em dưới
6 tuổi). Bào thai và phụ nữ có thai là những đối tượng nhạy cảm nhất với những
ảnh hưởng có hại tới sức khỏe này. Các ảnh hưởng của chì lên hệ thống thần kinh
trung ương có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Chì thường thâm nhập vào cơ thể từ: 1- Chì chứa trong bụi từ khơng khí hoặc
qua tay và các vật có dính chì; 2 - chì từ khơng khí; 3 - nước ăn uống; 4 - thức ăn, đặc
biệt là hoa quả và đồ hộp. Về mặt sinh thái, sự nhiễm bẩn các phương tiện và sản
phẩm này tùy thuộc vào sự thay đổi thành phần vật chất của môi trường bên ngồi liên
quan đến các chất thải chì do các phương tiện di động (giao thơng), các nguồn bất
động (xí nghiệp cơng nghiệp khai thác khống, luyện kim, thủy tinh và cơng nghiệp

chế biến sơn), sử dụng chì và các hợp chất của chì trong thành phần màu, đường ống
dẫn nước, chất liệu polime, lớp phủ trong đồ hộp...[78,82].
Các biểu hiện nhiễm độc chì cấp tính được thể hiện là uể oải, khó ngủ, dễ
bị kích thích, giảm thời gian chú ý, đau đầu, run cơ, cơ bụng cứng, gây tổn hại
cho thận, ảo giác, và mất trí nhớ. Nếu chì máu lên đến mức 100 – 200 μg/dl ở
người trưởng thành và 80 – 100 μg/dl ở trẻ em thì con người có thể mắc bệnh về
não. Các dấu hiệu nhiễm độc chì mạn tính bao gồm mệt mỏi, khó ngủ, kích thích,
đau đầu, đau khớp và các triệu chứng của tiêu hóa, có thể xuất hiện ở người lớn
tại mức chì máu 50 – 80 μg/dl. Sau 1 – 2 lần tiếp xúc, ở các cộng đồng tiếp xúc
nghề nghiệp tại mức chì máu 40 – 60 μg/dl có thể thấy biểu hiện yếu cơ, các triệu
chứng dạ dày ruột, thử nghiệm tâm lý với các điểm số thấp, tâm trạng lo âu, và
các triệu chứng thần kinh ngoại biên [74].
Các số liệu về dịch tễ hiện nay đã chứng minh rằng chì vơ cơ có trong các
liều lượng quy định về sinh thái có ảnh hưởng bất lợi lên sức khỏe cộng đồng trẻ
em. Điều đó được biểu hiện trong các rối loạn phát triển trí tuệ và thể lực, hàng
loạt các rối loạn thần kinh, sinh lý, làm giảm tổng hem và gây thiếu máu, tăng
ngưỡng tiếp nhận âm thanh, giảm hàm lượng Vitamin D trong máu (Xintaras C,
5


1999, Xlakin B.B., 1999, Rozanov B.A., 1999) [83]. Người ta đặc biệt chú ý tới
tác động độc hại lên thần kinh ở cơ thể đang phát triển vì nhận thấy các rối loạn
tinh thần kinh vẫn còn tiếp tục khi giảm mức chì trong máu (Needleman N.L. et
al)[36], (1990, Grandjean P., 1993) [30].
Chì gây trở ngại đến các hoạt động của một vài enzyme chính liên quan
đến sự sinh tổng hợp hem [74]. Về lâm sàng, chỉ có các triệu chứng được xác
định rõ có liên quan đến sự ức chế quá trình sinh tổng hợp hem là gây ra thiếu
máu [49]. Các triệu chứng này chỉ xảy ra khi hàm lượng chì trong máu vượt quá
40 μg/dl ở trẻ em và 50 μg/dl ở người lớn [37]. Thiếu máu do chì là kết quả của 2
quá trình riêng biệt: sự ngăn cản tổng hợp hem và sự tăng nhanh quá trình phá

hủy hồng cầu [49]. Các emzyme liên quan đến tổng hợp hem bao gồm sự tổng
hợp aminolaevulinate (các hoạt động của chúng được tạo ra do sự ức chế đáp ứng
dẫn đến sự tích tụ của δ-aminolaevulinate, một độc tố thần kinh), δaminolaevulinic axít dehydratase (δ-ALAD), copropor- phyrinogen oxidase và
ferrochelatase. Tất cả các hoạt động này của chúng đều bị ức chế [49,74]. Hoạt
tính của δ-ALAD là một dự báo tốt cho cả 2 mức độ tiếp xúc với chì trong mơi
trường và trong cơng nghiệp. Sự ức chế hoạt tính của nó ở trẻ em đã được lưu ý
tại mức chì máu dưới 5 μg/dl; tuy nhiên, khơng có những ảnh hưởng bất lợi cho
sức khỏe liên quan đến sự ức chế của nó tại mức này.[32]
Sự ức chế của ferrochelatase do chì dẫn đến tích lũy protoporphyrin hồng
cầu (EP). Việc tích lũy này cho thấy sự tổn thương của ty lạp thể [50]. Chưa thấy
tác hại (NOAELs - no observed adverse effect level) khi lượng protoporphyrin
hồng cầu tăng lên ở trẻ nhỏ và trẻ em tại mức 15 – 17 μg/dl [57,60,65]. Ở người
trưởng thành, không thấy ảnh hưởng có hại do tăng các mức protoporphyrin hồng
cầu trong khoảng 25 - 30 μg/dl [31]. Riêng đối với phụ nữ, khơng thấy mức độ
ảnh hưởng có hại trong khoảng từ 20-25μg/dl. Khoảng này gần hơn đối với trẻ
em [65,73,81]. Các thay đổi trong mơ hình phát triển của trẻ em dưới 42 tháng
tuổi có mối tương quan với các mức tăng của protoporphyrin hồng cầu. Sự tăng
trưởng kéo dài trong giai đoạn đầu dẫn đến tốc độ tăng nhanh về cân nặng nhưng
sau đó lại làm chậm q trình phát triển [17]. Việc phân tích các số liệu
NHANES II cho thấy mối tương quan âm tính có ý nghĩa cao giữa mức độ phát
triển của trẻ < 7 tuổi và lượng chì máu trong khoảng 5-35 μg/dl [67].
Chì cũng có khả năng gây cản trở chuyển hóa canxi theo cả hai cách: cách
trực tiếp và cách tác động tới thế hệ hem trung gian của điểm gắn vitamin D
1,25-dihdroxy- cholecalciferol. Hiện tượng giảm đáng kể mức chuyển giao 1,25dihydroxycholecal- ciferol đã được mô tả ở trẻ em có mức chì máu trong khoảng
6


12 – 120 μg/dl, mà khơng có bằng chứng của ngưỡng [45,66]. Mặt khác, chì tích
lũy trong tổ chức cịn làm tăng tính nhạy cảm của người tiếp xúc với chì, có thể
do tình trạng thiếu hụt canxi, nhất là ở phụ nữ có thai. Hiện tượng này cũng đã

được giải thích bằng sự tương tác giữa canxi và chì có vai trị khác nhau đối với
các điểm số ước lượng sự thơng minh thơng thường [43]. Trong khi đó, protein
não điều tiết enzyme kinase C được kích thích trong ống nghiệm ở nồng độ chì
10-12 pmol (picomolar- 10-9mol) tương tự ảnh hưởng đối với việc sinh ra bởi
nồng độ canxi ở mức μmol-micromolar, các mức độ này có thể gặp khi tiếp xúc
với chì trong mơi trường [46].
Nghiên cứu trên động vật linh trưởng còn non đã chứng minh rằng: tiếp
xúc với chì dẫn đến sự thiểu năng về nhận thức và hành vi có ý nghĩa, chẳng hạn,
như sự sút kém về tính linh hoạt, khả năng chú ý, khả năng thích ứng, khả năng
học tập, trí nhớ cũng như khả năng tập trung. Các ảnh hưởng này đã được biết
đến trên khỉ mới đẻ tiếp xúc với chì trong 29 tuần ở mức dẫn đến lượng chì
huyết lên đến 10,9 - 33 μg/dl [62]. Các ảnh hưởng này còn tồn tại đến tận giai
đoạn đầu của lứa tuổi trưởng thành, thậm chí sau đó lượng chì trở lại mức 11 13 μg/dl, và được duy trì tới sau 8 - 9 tuổi [29]. Các nghiên cứu ở những nhóm
khỉ với liều liên tục từ khi sinh tới 50 hoặc 100 μg/kg của trọng lượng cơ
thể/ngày cho thấy rằng: từ 7-8 tuổi, vẫn còn biểu hiện thiểu năng có ý nghĩa ở cả
hai chỉ số: trí nhớ ngắn hạn và nhận biết không gian [61].
Hàng loạt các nghiên cứu có sử dụng các nhóm chứng một cách thận trọng
đã chứng minh có mối liên hệ giữa sự tích lũy chì trong cơ thể trẻ em và hiện
tượng giảm hệ số phát triển trí tuệ (IQ) (Ernhart C.B. et al, 1987, Needleman
H.L.et al, 1979, Wasserman G., et al., 1992) [26,52,75]. Cùng với giảm chỉ số
IQ, người ta nhận thấy có sự giảm khả năng chú ý (phân tán), rối loạn chức
năng ngôn ngữ, rối loạn khả năng tiếp nhận các chương trình giáo dục và khả
năng thích nghi với môi trường nhà trường (Needleman H. L. et al, 1979) [52].
Một nghiên cứu (Dietrich K.N., 1993) [24] về các chỉ số khách quan đánh
giá rối loạn thần kinh vận động (trên 245 trẻ em 6 tuổi) được tiến hành ở
Cincinnati đã chỉ ra mối liên hệ giữa sự tích lũy chì trong cơ thể với sự giảm phản
xạ chi trên và sự chính xác của các vận động nhỏ. 109 trẻ em thuộc nhóm này (5,8 ±
0,78 tuổi) có rối loạn cân bằng-tùy theo mức độ tích lũy chì (Byattacharya A. et al,
1993) [21]. Trong một nghiên cứu (của Shukla R. et al, 1991) [69], các bằng chứng về
mối liên hệ giữa tích lũy chì và hiện tượng chậm phát triển thể lực ở trẻ nhỏ đã được

công bố. Nghiên cứu của Laraque D. et al, 1990; Koo W.W et al, 1991) [40,42] cũng
khẳng định các số liệu về rối loạn hàm lượng canxi và tổng hợp vitamin D khi có tích
7


lũy chì. Những trẻ sơ sinh ở thành phố Belovo và Karabas có chỉ số phát triển thể lực
thấp hơn so với vùng chứng[82].
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, vấn đề thấm nhiễm chì đơi khi nằm ngồi sự
chú ý của các bác sĩ. Do vậy, phải đến lúc phát hiện trẻ học tập kém, có các vấn
đề về khả năng chú ý và sự chính xác (đặc trưng cho tác động lên thần kinh của
chì với hàm lượng thấp) thì cha mẹ học sinh mới đưa trẻ đến với bác sĩ. Việc các
bậc cha mẹ đánh giá hành vi và khả năng trí tuệ của trẻ cịn phụ thuộc vào các
yếu tố di truyền, giáo dục, tình trạng văn hóa, xã hội của gia đình và nhiều tình
huống khác. Chính vì vậy, sự tiếp cận chun ngành đối với vần đề này cần phải
tính đến các yếu tố y tế và sinh thái[82].
Một số nghiên cứu dịch tễ học cắt ngang và dọc đã được thiết kế để điều
tra những ảnh hưởng của việc tiếp xúc với chì đến trí tuệ và hành vi ở trẻ em.
Các nghiên cứu này đã quan tâm đến những ảnh hưởng hay xuất hiện ở mức tiếp
xúc với chì liều “thấp” (ví dụ chì máu < 40 μg/dl), mà tại đó khơng có các triệu
chứng lâm sàng rõ rệt[71]. Một vài ranh giới của sự thể hiện được giải thích rằng:
ở cả hai hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên của trẻ tại mức chì máu hợp
lý dưới 30 μg/dl, tỷ lệ trẻ với điện não đồ bất thường có liên quan (có ý nghĩa)
với mức chì huyết xuống tới 15 - 30 μg/dl [55,56]. Người ta đã quan sát thấy
những thay đổi (có ý nghĩa) về tốc độ dẫn truyền thần kinh vận động tối đa
(MNCV) ở trẻ 5-9 tuổi sống gần lò nấu kim loại, với giới hạn đầu xảy ra tại mức
chì máu khoảng 20 μg/dl. Ngồi ra, người ta còn thấy tốc độ dẫn truyền thần kinh
vận động tối đa tiếp tục giảm 2% mỗi khi mức chì máu tăng thêm 10 μg/dl [70].
Trong một số báo cáo về sự giảm sức nghe của trẻ, thần kinh thính giác cũng
được đề cập như một điểm đích gây độc của chì [64]. Trong điều tra NHANES II
ở Hoa Kỳ, người ta tìm thấy chì máu có mối tương quan (có ý nghĩa) với sức

nghe tại tất cả các mức từ 5 tới 45 μg/dl ở trẻ 4-19 tuổi. Trong đó ngưỡng nghe
(của những người có mức chì máu là 20 μg/dl) tăng từ 10 – 20% (so với những
người có mức chì máu là 4 μg/dl). Số liệu của NHANES II cũng cho thấy rằng
mức chì máu có mối tương quan có ý nghĩa ở lứa tuổi trẻ em bắt đầu biết đi. Các
giới hạn ngưỡng tồn tại tại ở mức phần trăm 29 và 28 của mức chì theo lứa tuổi
tập ngồi và tập nói [68].
Trong một nghiên cứu tương tự ở Mỹ, một nhóm 58 trẻ em từ 6-7 tuổi có
hàm lượng chì cao trong răng (tương ứng với hàm lượng chì máu khoảng 30-50
μg/dl), người ta thấy xuất hiện sự khác nhau có ý nghĩa của 4 mức độ giảm đồng
bộ của tỷ số IQ. Điều này được khẳng định trong một báo cáo năm 1986 rằng:
8


ảnh hưởng của chì đến IQ chỉ có ý nghĩa thống kê ở nhóm trẻ có hàm lượng chì
trong răng cao (tương đương với chì huyết > 40 μg/dl) [74].
Bệnh thận có mối liên quan lâu dài với nhiễm độc chì; tuy nhiên, chưa
khẳng định được mối liên quan giữa bệnh thận mạn tính ở người trưởng thành và
trẻ em có mức chì máu dưới 40 μg/dl[22,44]. Chì có thể gây ảnh hưởng cấp tính ở
ống lượn gần, do tạo ra các hình thể trịn nhơ lên (là phức hợp protein – chì) ở các tế
bào biểu mơ của ống lượn gần khi hàm lượng chì máu ở mức 40-80 μg/dl[63].
Các tác giả đưa ra các phân mức về tác động của chì máu: [27]

Tại các mức chì máu lớn hơn 37 μg/dl, các biểu hiệu của chứng tăng huyết
áp rõ hơn [59]. Có mối tương quan tỉ lệ thuận rõ rệt giữa hàm lượng chì máu
(trong khoảng 7 – 34 μg/dl) và huyết áp tâm trương ở những người có độ tuổi 21
– 55 (số liệu từ điều tra dinh dưỡng và sức khỏe quốc gia Mỹ - NHANES II)
[33,58]. Có mối tương quan giữa chì máu (ở mức 40-50 μg/dl) với sự hoạt động
9



bất thường ở chức năng sinh dục nam như giảm số lượng tinh trùng
[18,23,41,80]. Sự bất thường này cũng có thể xảy ra với bộ máy sinh sản nữ khi
có tiếp xúc nghề nghiệp với chì [36,74].
Các nghiên cứu dịch tễ học đã cho thấy nguy cơ đẻ non tăng lên ở những phụ nữ
mang thai có tiếp xúc với chì. Nghiên cứu trên 774 phụ nữ có thai ở Port Pirie (được
theo dõi thai đầy đủ) cho thấy: nguy cơ đẻ non tăng gấp 4 lần ở những phụ nữ có mức
chì máu trên 14 μg/dl, so với những người có mức 8 μg/dl hoặc thấp hơn [48].
Trong một thành phố khác có nhà máy luyện kim - Vladicapkas- số lượng phụ
nữ vô sinh, sảy thai, nhiễm độc, thai chết lưu, trẻ em sinh ra dị dạng, biến dạng hệ cơ
xương, tật tim bẩm sinh..., tỉ lệ mắc tật bẩm sinh ở trẻ em có cha mẹ làm việc trong các
nhà máy luyện kim cao hơn. Trong thành phố này, phát hiện thấy số lượng biến đổi
nhiễm sắc thể tăng ở những công nhân làm trong các nhà máy luyện chì [82].

1.2. Các nghiên cứu trong nước
Theo thống kê vùng châu thổ sơng hồng có 731 làng nghề chiếm trên 50%
tổng số các làng nghề ở Việt Nam (Duong Ba Phuong, 2001). Lao động hàng
năm với những người làm việc toàn bộ thời gian trong mỗi làng nghề là 813
người, số lượng này không bao hàm số lượng lớn những lao động được thuê theo
mùa vụ. Trong số 731 làng nghề, chỉ có khoảng 29,4% là làng nghề truyền thống,
số còn lại là những làng nghề mới chiếm khoảng 70,6%. [54]
Các làng nghề và nhân công ở vùng châu thổ sông Hồng (1998):
Tỉnh

Số lượng làng nghề

Nhân công
(người)
Tổng số Truyền thống Làng nghề mới

Thái Bình


82

14

68

88.505

Ninh Bình

165

20

141

87.221

Nam Định

37

16

21

38.802

Hải Dương


42

30

12

34.440

Hưng n

39

11

28

22.394

Hải Phịng

80

15

65

33.762

Bắc Ninh


58

31

27

34.120

Hà Nội

40

20

20

68.679

Hà Tây

88

20

68

113.956

Vĩnh Phúc


14

9

5

20.595

215

515

594.303

Tổng cộng
731
(nguồn: Duong Ba Phuong, 2001.)
10


Qua nghiên cứu của Đặng Kim Chi nhận thấy phần lớn các làng nghề hình
thành và phát triển do tự phát, thiết bị đơn giản thủ công, công nghệ lạc hậu, hiệu
quả sử dụng nguyên nhiên liệu thấp, mặt bằng sản xuất hạn chế, việc đầu tư cho
xây dựng các hệ thống xử lý nước, khí thải hầu như khơng được quan tâm. Ý
thức bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ sức khỏe cho chính gia đình mình của
người lao động cịn rất hạn chế. Vì vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường các làng
nghề ở nông thôn là vấn đề đang được quan tâm và cần thiết phải có những
nghiên cứu điều tra cụ thể. Ơ nhiễm môi trường tại các làng nghề ảnh hưởng lớn
đến sức khỏe cộng đồng, đến môi trường sinh thái, hạn chế sự đầu tư phát triển

ngành nghề nông thôn, ảnh hưởng đến việc khôi phục, bảo tồn và phát triển các
làng nghề một cách bền vững. [2]
Vũ Mạnh Hùng [2005] nghiên cứu 611 hộ gia đình và phỏng vấn 1672
cơng nhân thấy: làng nghề là nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình (91,8%).
57,9% làm kiêm nơng nghiệp. Nhìn chung chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của
các yếu tố nguy cơ tại nơi làm việc; 98,4% hộ sản xuất có phát sinh các yếu tố
độc hại gồm ồn, nóng, bụi, sinh vật học, sử dụng lao động trẻ em, tư thế làm việc
bất lợi. v.v.; nhìn chung các làng nghề đều bị ô nhiễm nghiêm trọng môi trường
không khí, nước đất và chất thải rắn do hoạt động sản xuất phi nông nghiệp.
* Chất thải rắn được đổ mọi nơi hoặc có đổ ra bãi rác riêng nhưng đều không
được xử lý trước.
* Chất thải lỏng: phần lớn không được xử lý, đổ trực tiếp ra cống chung, ao, hồ
của làng.
* Chất thải khí: Khơng được xử lý theo ống khói ra ngồi. [6]
Các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, nhất là các làng nghề sản
xuất tinh bột, rượu, ni và giết mổ gia súc có độ ô nhiễm rất cao. Định mức
nước thải và các chất ơ nhiễm chính cho 1 tấn sản phẩm là 60 – 100 m3, với tải
lượng BOD5 = 380 – 400 kg; COD = 600 – 650 kg). Chất lượng nước ngầm ở
các làng nghề CBNSTP đã có dấu hiệu bị ô nhiễm, hàm lượng COD,TS, NH4+
trong nước giếng cao. Nước giếng của làng Tân Độ và Ninh Vân có nhiễm
coliform rất cao (172-542 MPN/100ml) đặc biệt là nước giếng của làng nghề sản
xuất nước mắm Hải Thanh (Thanh Hóa) bị ô nhiễm nghiêm trọng (COD= 186
mg/lit, TS= 510 mg/l) [2]
Chế biến nơng sản thực phẩm là một ngành có nhu cầu nước rất lớn và
thải ra một lượng nước thải không nhỏ, giàu chất hữu cơ gây ô nhiễm mơi
trường. Tùy theo mục đích sử dụng, nước thải chế biến nơng sản thực phẩm có
11


thể có BOD5 lên tới 5.500-12.500 mg/l, COD: 13.300 – 20.000 mg/l (nước tách

bột đen trong sản xuất tinh bột sắn). Nước thải cống chung của các làng nghề chế
biến thực phẩm đều vượt TCVN 5945-1995 từ 5-32 lần. Không ngoài quy luật
trên, nước thải các làng nghề sản xuất bún, bánh,... đều có BOD vượt quá TCCP
12,8 – 140 lần; COD vượt quá: 9,7 - 87 lần. Hầu hết nước thải có pH thấp, thể
hiện chất thải hữu cơ đã bị phân giải yếm khí) [6].
Xã Tam Đa (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) có 900 hộ tham gia nấu
rượu. Hàng năm, xã tiêu thụ khoảng 12.000 – 13.000 tấn lát sắn và 22.000 –
23.000m3 nước để sản xuất 1,2 – 1,3 triệu lít rượu. Nước thải từ việc sản xuất
rượu và chăn nuôi là nguyên nhân làm cho nước bề mặt trở thành mầu đen và bốc
mùi, gây ảnh hưởng đến cuộc sống dân làng và vùng xung quanh.[54]
Lê Đình Minh nghiên cứu ở làng nghề sản xuất đay nhận thấy: Nước
ngâm đay và nước không ngâm đay có các chỉ số vi sinh vật đều vượt quá tiêu
chuẩn cho phép từ 1,5 đến 2,4 lần TCCP. Nước ngâm đay có các chỉ số COD,
BOD5 đều cao hơn từ 1,5 đến 3 lần TCCP. Số lượng vi khuẩn hiếu khí trên 1m3
khơng khí đều cao hơn từ 2 đến 20 lần TCCP. Số nấm mốc/m3 khơng khí của xã
Kim Ngưu đều thấp hơn xã Đại Tập. Cả 2 xã Kim Ngưu và Đại Tập có chỉ số
CO2 và H2S trong khơng khí cao hơn TCCP[9].
Ơ nhiễm nước có liên quan chặt chẽ đến ơ nhiễm khơng khí và đất. Do đó
các yếu tố gây ơ nhiễm khơng khí và gây ơ nhiễm đất thì cũng trực tiếp hay gián
tiếp gây ô nhiễm nước. Khi nước bề mặt bị ơ nhiễm thì sau đó nước ngầm cũng
dần dần bị ô nhiễm.
Lê Văn Trình và Cs tại một số làng nghề cho thấy mơi trường khơng khí
tại các làng nghề sản xuất thực phẩm như làng rượu Vân Hà (Bắc Giang) cũng bị
ơ nhiễm nặng do khói từ các lị nấu, đun thủ cơng tỏa ra các khí độc như CO2,
NO2, SO2, và hơi khí từ phân gia súc, gia cầm, bã sản phẩm để chất đống như
H2S, NH3, ... [6] Theo nghiên cứu của Đan Thị Lan Hương tại làng nghề chế biến
thuốc nam Thiết Trụ (Khoái Châu – Hưng Yên) cho thấy loại tác nhân gây ô
nhiễm chủ yếu ở làng nghề này là các khí độc hại CO, CO2, SO2 phát sinh từ quá
trình đốt cháy bột diêm sinh và từ các lị tiểu thủ cơng. Các chỉ số này đều vượt
TCCP từ 2 – 4 lần. Ngoài ra nước thải từ các hộ sản xuất mứt táo, quất được thải

trực tiếp ra ao hồ trong làng gây mùi hơi thối khó chịu. Kết quả nghiên cứu cho
thấy 99,5% hộ gia đình thấy khơng khí có mùi khó chịu và 98,3% số hộ cho là do
mùi hơi diêm sinh, 75,5% do hơi than và 71,5% do nước thải [7].

12


Nguồn gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí đặc trưng nhất của các làng
nghề chế biến NSTP là mùi hôi do sự phân hủy yếm khí các chất hữu cơ dạng rắn
và chất hữu cơ tồn đọng trong nước thải sinh ra, các khí ơ nhiễm gồm: H2S, CH4,
NH3,...Đặc biệt làng nghề sản xuất nước mắm do phơi cá ngoài trời nên mùi hơi,
mùi tanh bốc lên rất khó chịu, làm giảm chất lượng mơi trường khơng khí và ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân làng nghề, giảm hiệu suất lao động.
Ngoài ra các làng nghề chế biến nơng sản thực phẩm cịn sử dụng một lượng
nhiên liệu khơng nhỏ là than, củi, khí thải do đốt nhiên liệu có chứa bụi và các
khí ơ nhiễm như: SO2, CO2, CO, NO2.
Kết quả khảo sát cho thấy môi trường khơng khí của làng nghề chế biến
nơng sản thực phẩm cho thấy: Do khí thải được phát tán nên các chỉ tiêu về bụi,
SO2,CO, NO2 trong khu vực sản xuất đều nhỏ hơn TCCP, có hàm lượng bụi của
hộ sản xuất miến ở làng nghề Yên Ninh và làng nghề Tương Chao vượt TCCP,
Hàm lượng SO2 của hộ sản xuất bún ở làng nghề Phú Đơ (0,6048 mg/m3), do q
trình đốt than chất lượng thấp. Hàm lượng THC và NH3 rất cao ở các làng nghề
nước mắm và tương (NH3=1,025mg/m3 khơng khí làng nghề sản xuất nước mắm,
THC=1,32mg/m3 làng nghề sản xuất tương). Nồng độ NH3 trong khơng khí ở
làng nghề bún Phú Đô và miến Yên Ninh gấp ~ 2,5 lần TCCP (0,47 mg/m3).
Hàm lượng H2S ở tất cả các làng nghề khảo sát rất cao, tại làng nghề sản xuất tinh bột
Tân Hòa, rượu sắn Tân Độ, miến Yên Ninh nồng độ H2S gấp 25 – 33 lần TCCP [2].
Tái chế kim loại ở các làng nghề gồm tái chế kim loại mầu và tái chế sắt
thép, Tuy nhiên do các công đoạn và việc sử dụng nhiên liệu, năng lượng trong
sản xuất tương đối giống nhau nên có thể đánh giá chung cho cả hai loại hình này.

Nước sử dụng trong tái chế kim loại từ phế liệu gồm: Nước làm mát (chứa
nhiều bụi bẩn, rỉ sắt và dầu mỡ); Nước thải từ làng nghề tái chế kim loại (kim
loại đen và kim loại màu) thường chứa bụi kim loại, bụi silicat, rỉ sắt, dầu mỡ.
Nước thải q trình tẩy rửa và mạ kim loại chứa hóa chất (axit, xút, các kim loại
như: CN-, Cr2+, Zn2+, Pb2+, Cu2+, ...) gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước; hàm
lượng Pb gấp 4,4 lần, Cu gấp 3,25 lần, ... [2].
Công nghệ tái chế kim loại phát sinh một lượng lớn bụi kim loại, khí thải
từ lị than và hơi hóa chất từ các q trình gia cơng và hồn thiện sản phẩm. Bụi,
khí ơ nhiễm phát sinh chủ yếu từ khâu nấu chảy kim loại, ủ và tháo dỡ các khn đúc.
Hơi kiềm, hơi axít sinh ra từ khâu tẩy rửa, làm sạch bề mặt kim loại và mạ điện.... [2].
Làng nghề đúc nhơm, kẽm và chì ở xã Vân Mơn (n Phong, Bắc Ninh)
với một lượng bụi lớn có chứa kim loại nặng được tung vào khơng khí trước khi
13


phủ lên các cây, và các mái nhà làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân
trong làng. Một số lượng lớn mẫu chì trong vùng vượt tiêu chuẩn 87,2 lần.[54]
Trong khi đó thì ơ nhiễm mơi trường đất làng nghề là do các loại hóa chất
và kim loại nặng trong các làng nghề đúc đồng, nhơm, chì, các ngành sản xuất đồ
gốm, ngói, gạch lát, dệt,... Các chất thải rắn và lỏng từ các làng này đều có thể
thấm sâu xuống lòng đất, chảy ra đồng ruộng làm cho nguồn đất và khả năng
sinh lợi của đất như năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, sinh vật thủy sinh
bị suy giảm và hủy diệt [13].
Các chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất ở các làng nghề đã và đang
gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, làm suy thối mơi trường và tác
động trực tiếp tới sức khỏe của người lao động
Các bệnh hay gặp của người lao động làng nghề là tai mũi họng 56,3%;
răng hàm mặt 50,4%, các bệnh ở mắt 24,8%; các bệnh thần kinh 22,2%; các bệnh
ngoài da 18,3%; bệnh cơ xương khớp 16%; các bệnh tiêu hoá 11,1%.
- Làng nghề chế biến thực phẩm đặc biệt có tỷ lệ da cao 37,3% như viêm

quanh móng, nấm kẽ, dày sừng...
- Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ La Xuyên: gần 50% người lao động mắc bệnh
xương khớp và thần kinh.
- Làng nghề cơ khí Vân Tràng: trên 50% người lao động mắc bệnh liên
quan đến thần kinh (60,3%). 19,2% người dân mắc bệnh ngoài da, tỷ lệ bệnh tim
mạch và tiết niệu cao 15,4%.
Các bệnh hay gặp của người dân trong các hộ thuần nông là răng hàm mặt
60%; tai mũi họng 33,3%; các bệnh ngoài da 16,3%; các bệnh thần kinh 14,8%;
các bệnh đường hô hấp 14,1%. [12]
Tại các làng nghề CBNSTP, các bệnh phổ biến thường gặp trong đó bệnh
phụ khoa chiếm tỷ lệ chủ yếu (13-38%), bệnh về đường tiêu hóa chiếm (8-30%),
bệnh viêm da (4,5-23%),bệnh về đường hơ hấp (6-18%), bệnh đau mắt (9-15%).
Nguyên nhân gây bệnh ở các làng nghề chủ yếu là do vệ sinh môi trường
không đảm bảo vệ sinh, nguồn nước sạch khan hiếm. Tỷ lệ mắc bệnh do sản xuất
nghề ở làng nghề Dương Liễu-Hà Tây, làng nghề bún bánh Vũ Hội-Thái Bình là
70%, làng nghề bún Phú Đô, làng nghề rượu Tân Độ là 50%, làng nghề bún bánh
Yên Ninh, nước mắm Hải Thanh là 15%. Tỷ lệ người già tại các làng nghề rất
thấp, trên 90 tuổi hồn tồn khơng có. Tỷ lệ trẻ em ở các làng nghề mắc bệnh

14


cao, chủ yếu là suy dinh dưỡng, mắc bệnh về đường tiêu hóa. Phụ nữ mắc bệnh
phụ khoa do nước sinh hoạt không sạch[2].
Nguyễn Thị Minh Châu (2005) nghiên cứu về tình hình sức khỏe và bệnh
tật cho thấy:
+ Tỷ lệ mắc các bệnh của thợ gốm sứ Bát Tràng cao hơn rõ rệt ( p<0,05 ) so với
nhóm chứng. Các bệnh có tỷ lệ cao là suy nhược thần kinh (65,58%), bệnh
đường hô hấp (46,18%), rối loạn thần kinh thực vật (25,58%), bệnh về dạ dày tá
tràng (37,05%), bệnh về khớp (18,82%), bệnh răng miệng (8,52%),bệnh da liễu

(8,52%) và thiếu máu (7,35%). Cơ cấu bệnh phù hợp với tình trạng ơ nhiễm bụi,
các khí thải lị nung và chì trong môi trường lao động và môi trường sống tại làng
nghề Bát Tràng.
+ Tỷ lệ mắc các bệnh của nhóm thợ có tuổi nghề >5 năm tăng lên rõ rệt so với
nhóm có tuổi nghề ≤ 5 năm (p < 0,05). Nhóm thợ gốm sứ tiếp xúc trực tiếp với
men màu bị mắc các bệnh suy nhược thần kinh, rối loạn thần kinh thực vật, thiếu
máu, bệnh răng miệng và bệnh da liễu nhiều hơn nhóm khơng tiếp xúc men màu
(p<0,05) với chỉ số chênh OR là 3,04; 7,8; 5,5; 2,16 và 2,84 (theo thứ tư).
+ Nhóm thợ nữ gốm sứ có tỷ lệ mắc các bệnh cao hơn so với nhóm nữ đối chứng,
so với thợ nam giới cùng nghề, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Thợ
nữ phải tiếp xúc trực tiếp với men màu cũng có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn nhóm
khơng tiếp xúc men màu, chỉ số chênh OR là 7,8 đối với rối loạn thần kinh thực
vật; 6,7 đối với bệnh lý rối loạn kinh nguyệt; 5,5 với thiếu máu; 3,04 đối với suy
nhược thần kinh và 2,84 với bệnh da liễu...
+ 28,1% thợ gốm sứ được kiểm tra (23/82) có thâm nhiễm chì; lượng trung bình
enzym ∂-ALA niệu cao hơn so với chuẩn lý thuyết, tăng cao ở nhóm tiếp xúc với
men màu gốm sứ, ở nhóm có tuổi nghề >5 năm và tăng cao tỷ lệ thuận tại các vị
trí có nồng độ chì khơng khí cao. 10 người trong số 86 thợ gốm sứ (12,5%) có
hình ảnh bụi phổi silic từ 0/1p đến 1/0p trên phim chụp phổi và 25% số thợ có
rối loạn thơng khí phổi. Tỷ lệ trung bình bạch cầu ái toan tăng cao (p<0,05) ở thợ
gốm sứ so với chứng và tăng chủ yếu ở nhóm thợ tiếp xúc trực tiếp với men màu
(số người có bạch cầu ái toan tăng >0,05G/l là 28,84%)[1].

15


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu:
Qua các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước thấy một trong những loại

làng nghề mang đặc thù của Việt nam là các làng nghề chế biến nông sản thực
phẩm, đồng thời làng nghề có nguy cơ cao với sức khoẻ của cộng đồng, đặc biệt
là trẻ em nói chung và học sinh nói riêng như các làng nghề tái chế kim loại
mầu… Với tính chất các trường tiểu học, Trung học cơ sở được đóng trên địa
phận và thu nhận các học sinh của xã. Vì vậy chúng tơi lựa chọn đối tượng
nghiên cứu là học sinh tiểu học và trung học cơ sở tại 1 xã làng nghề chế biến
nông sản thực phẩm (Xã Tứ Dân-Khoái Châu – Hưng Yên) và 1 xã có làng nghề
tái chế kim loại mầu (Xã Chỉ Đạo – Văn Lâm – Hưng Yên).
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp phân tích so sánh tình hình bệnh tật
của học sinh và các điều kiện vệ sinh môi trường, trường học theo đặc điểm các
xã làng nghề.
Mơ hình các yếu tố tác động tới sức khỏe trẻ em

16


2.2.2. Đối tượng nghiên cứu:
) Học sinh tại trường tiểu học và trung học cơ sở của các xã nghiên cứu
) Môi trường, trường học ở xã làng nghề

SƠ ĐỒ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

17


BIẾN SỐ VÀ CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU

Nội dung


Biến số

Mục tiêu 1
Đánh giá ơ
nhiễm mơi
Vi khí hậu
trường và
ảnh hưởng
của sản
Ơ nhiễm do
xuất tới mơi tiếng ồng
trường
trường học
Đo nồng độ
một số khí
liên quan có
trong mơi
trường

Đo nồng độ
bụi trong
khơng khí

Chỉ số

Phương pháp
thu thập

Cơng cụ


máy ThermoĐo bằng thiết hydrometer (Model
SK90 TRH, hãng
bị đo nhanh
SATO, Nhật Bản)
Cường độ tiếng ồn
Máy RION-NL 20,
Máy đo ồn
tại các thời điểm.
Nhật Bản
- máy lấy mẫu
SKC(Mỹ) và
Kimoto (Nhật Bản),
ống hấp thụ Gelman,
CO, CO2, SO2,
Lấy mẫu và
filter loại MCE
phân tích theo
NO2,H2S, NH3,
(45μm, d =37mm).
Chì trong khơng TCVN 1995 và
- phân tích trên máy
Thường quy
khí
so màu UV-VIS
Kỹ thuật của
(Anh), máy cực phổ
Viện YHLĐxung vi phân 757 VA
VSMT
(Thuỵ Sỹ)

Nhiệt độ
Độ ẩm
Tốc độ gió

Nồng độ bụi trong
khơng khí

bằng máy SKC-Mỹ

theo phương
máy Perkin Elmer,
pháp quang
AAS 3300 - Mỹ
phổ hấp thụ
nguyên tử
theo 6193:
1996 Xác định
Coban, Niken, đo trên máy Quang
Đánh giá
phổ hấp thụ nguyên
Đồng, Kẽm,
thấm nhiễm
Hàm lượng chì
Cadimi và Chì tử (AA800-Perkin
chì trong thực
- Phương pháp Elmer. Mỹ)
phẩm
phổ hấp thụ
nguyên tử
pH, độ đục, độ

theo TCVN
thiết bị pH meter,
cứng, độ ơ xy hóa, 5954, 59452Đánh giá ơ
NO2 ,NO3 , SO4 , 1995 và thường máy CECIL- CE
1021, máy quang phổ
nhiễm nước NH4+,Cl-, Fe,
quy kỹ thuật
+
hấp thụ nguyên tửsinh hoạt
của Viện
Mn2 , Pb, Asen,
YHLĐ-VSMT AAnalayst 700 …
H2S. Coliform,
(Bộ Y tế, 2002)
F.Coliform.
Đánh giá ơ
nhiễm chì
trong đất

Hàm lượng chì
trong bụi lắng, đất
bề mặt và ở độ sâu
20 cm

18


pH, COD, BOD5,
Đánh giá các
SS , NO2-, NO3-,

chất ô nhiễm
NH4+,Cl-,Mn2+, Pb,
trong nước
Coliform,
thải
F.Coliform.
Đánh giá vệ
Đánh giá vệ
- Diện tích trường
sinh học
sinh quy
- Diện tích lớp
đường theo
hoạch thiết kế
Đánh giá trường lớp
Quyết định
điều kiện vệ
1221/2000/QĐ- Thước đo và máy đo
ánh sáng Testo 545sinh học tập
BYT ngày
của học
Đánh giá điều Độ rọi ánh sáng tự 18/4/2000 và Đức
sinh.
thường quy kỹ
kiện vệ sinh nhiên trong và
thuật của Viện
ngoài lớp học.
chiếu sáng
YHLĐ-VSMT
(Bộ Y tế, 2002)

Mục tiêu 2
Theo thường
quy kỹ thuật
- Thước dây
Đánh giá phát - Chiều cao
của Viện
- Cân bàn
triển thể lực - Cân nặng
YHLĐ-VSMT
(Bộ Y tế, 2002)
Khám sức
khỏe học
Các dụng cụ chuyên
- Hỏi tiền sử
sinh
môn: Ống nghe,
- Khám các chuyên Khám theo các
huyết áp, bảng thị
Khám các
khoa Nội, da liễu, quy định khám
lực, đèn soi đáy mắt,
chuyên khoa
cơ xương khớp,
lâm sàng
đèn khám tai mũi
TMH, Mắt, RHM..
họng…
máy cực phổ xung vi
phân 757 VA (Thuỵ
Xét nghiệm Hàm lượng:

Sỹ), máy quang phổ
thấm nhiễm - chì niệu
hấp thụ nguyên tử- δ-ALA niệu
chì
AAnalayst 700
Các xét
nghiệm
Theo thường
- Bộ test hình Raven
quy kỹ thuật
Thử nghiệm Thử nghiệm
- Bộ test trí nhớ hình
của Viện
trí tuệ.
Raven, trí nhớ hình
YHLĐ-VSMT (18 tam giác)
(Bộ Y tế, 2002)

19


2.2.3. Y đức trong nghiên cứu:
Các học sinh tham gia nghiên cứu đều tự nguyện và được sự chấp thuận
của nhà trường, cha mẹ.
2.2.4. Cỡ mẫu cho nghiên cứu ngang
2.2.4.1. Cỡ mẫu khảo sát và khám sức khỏe cho học sinh: sử dụng cơng thức tính
cỡ mẫu cho việc ước tính một tỷ lệ trong quần thể:
n0 = Z 12−α / 2 x

p(1 − p)

= 1068
Δ2

Trong đó:
-

n0 Cỡ mẫu nghiên cứu cần có tính theo cơng thức. (n0 = 1068)

-

α Mức ý nghĩa thống kê (được quy ước bởi người nghiên cứu) với α =
0,05 tương ứng với mức tin cậy 95%.

-

Z21 – α/2 giá trị được tra trong bảng theo mức tin cậy (95%).

-

p Tỷ lệ bệnh ước tính trong trong quần thể (trong trường hợp chưa có tỷ
lệ thường dùng p = 0,5).

-

Δ

Khoảng sai lệch mong muốn của tỷ lệ giữa quần thể nghiên cứu và
cộng đồng thực, trong nghiên cứu lựa chọn Δ = 0,03

Cỡ mẫu được tính theo quần thể hữu hạn:

n1

=

N
N

x
+

n0
n0

Trong đó:
-

n1 Cỡ mẫu nghiên cứu cần có được điều chỉnh theo quần thể hữu hạn.

-

N Quần thể hữu hạn của nghiên cứu

Sau khi tính toán cỡ mẫu và dựa vào thực tế số lượng học sinh tại các xã làng
nghề chúng tôi dự kiến số lượng điều tra sức khỏe học sinh tại mỗi xã là 1000
học sinh. Thực tế đề tài khảo sát được 2356 học sinh tiểu học và trung học cơ sở
ở cả 2 xã được lựa chọn nghiên cứu.
2.2.4.2. Cỡ mẫu khảo sát và khám sức khỏe cho học sinh: sử dụng cơng thức tính
cỡ mẫu cho việc ước tính một tỷ lệ trong quần thể:
n = Z 12−α / 2 x


p(1 − p)
= 385
Δ2

20


×