Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Đánh giá hiện trạng chất lượng nước và đề xuất một số giải pháp cải thiện chất lượng nước sinh hoạt tại một số xã ven biển huyện hải hậu tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
--------------

NGUYỄN THỊ NHUNG

ðÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ ðỀ
XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG
NƯỚC SINH HOẠT TẠI MỘT SỐ XÃ VEN BIỂN HUYỆN
HẢI HẬU - TỈNH NAM ðỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
--------------

NGUYỄN THỊ NHUNG

ðÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ ðỀ
XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG
NƯỚC SINH HOẠT TẠI MỘT SỐ XÃ VEN BIỂN HUYỆN
HẢI HẬU - TỈNH NAM ðỊNH

CHUYÊN NGÀNH

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG


MÃ SỐ

: 60.44.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. HOÀNG THÁI ðẠI

HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong
bất kỳ công trình nào.
Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ trong quá trình thực hiện luận
văn ñã ñược cảm ơn, các thông tin trích dẫn ñã chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2013

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nhung

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp


ii


LỜI CẢM ƠN
Lời ñầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn PGS. TS. Hoàng Thái ðại, người
ñã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Với những lời chỉ dẫn, những tài
liệu, sự tận tình hướng dẫn và những lời ñộng viên của Thầy ñã giúp tôi vượt qua
nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin cám ơn quý thầy cô giảng dạy chương trình cao học “Khoa học
Môi trường” ñã truyền dạy những kiến thức quý báu, những kiến thức này rất hữu
ích và giúp tôi nhiều khi thực hiện nghiên cứu. ðặc biệt, tôi xin cám ơn về những
góp ý có ý nghĩa rất lớn khi tôi thực hiện ñề cương nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cám ơn !

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nhung

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

iii


MỤC LỤC

Lời cam ñoan

ii

Lời cảm ơn


iii

Mục lục

iv

Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục bảng

viii

Danh mục hình

x

Danh mục biểu ñồ

xi

ðẶT VẤN ðỀ

1

Chương 1TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

4


1.1

Khái quát chung về tài nguyên nước hiện nay

4

1.1.1

Một số khái niệm cơ bản

4

1.1.2

Tiêu chí ñánh giá chất lượng nước sinh hoạt

5

1.1.3

Sự phân phối nước trong tự nhiên

7

1.1.4

Vai trò của tài nguyên nước ñối với cuộc sống con người

9


1.1.5

Ảnh hưởng của nước sạch ñến sức khỏe con người

11

1.2

Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt ở nông thôn Việt Nam

11

1.2.1

Các nguồn nước phục vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn

11

1.2.2

Các loại hình cấp nước sinh hoạt

12

1.3

Tình hình sử dụng nước sạch ở nông thôn Việt Nam

14


1.3.1

Khái quát về nông thôn Việt Nam sau 20 năm ñổi mới

14

1.3.2

Hiện trạng sử dụng nước sạch ở nông thôn

17

1.3.3

Chất lượng nước vùng cửa sông và biển ven bờ Việt Nam

19

1.3.4

Sự cần thiết của vấn ñề nước sạch ñối với nông thôn Việt Nam

21

1.4

Thực trạng của vấn ñề cấp nước sạch ở nông thôn Việt Nam

24


1.4.1

Những kết quả ñạt ñược

24

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

iv


1.4.2

Những mặt tồn tại

25

1.4.3

Các vấn ñề khó khăn liên quan ñến cấp nước sạch nông thôn

26

Chương 2 ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU


28

2.1

ðối tượng và phạm vi nghiên cứu

28

2.1.1

ðối tượng nghiên cứu

28

2.1.2

Phạm vi nghiên cứu

28

2.2

Nội dung nghiên cứu

28

2.2.1

ðiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của ñịa bàn nghiên cứu


28

2.2.2

ðánh giá hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của người dân trong
vùng nghiên cứu.

2.2.3

28

ðề xuất giải pháp cải thiện chất lượng nước sinh hoạt vùng
nghiên cứu.

29

2.3

Phương pháp nghiên cứu

29

2.3.1

Phương pháp thu thập các số liệu, tài liệu

29

2.3.2


Phương pháp lấy mẫu

29

2.3.3

Phương pháp phân tích mẫu

32

2.3.4

Phương pháp xử lý số liệu

32

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

33

3.1

Mô tả khu vực nghiên cứu

33

3.1.1

Vị trí ñịa lý và ñiều kiện tự nhiên


33

3.1.2

ðiều kiện kinh tế - xã hội

34

3.1.3

Về môi trường nói chung

40

3.2

Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của người dân tại xã Hải
Châu, thị trấn Thịnh Long và xã Hải Hòa

44

3.2.1

Hiện trạng các nguồn cấp nước cho sinh hoạt

44

3.2.2

Hiện trạng các công trình cấp nước khu vực


46

3.2.3

Kết quả phân tích chất lượng các nguồn nước sinh hoạt

48

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

v


3.2.4

Những mặt tồn tại về chất lượng nguồn nước, hệ thống thoát
nước và vệ sinh môi trường

65

3.2.5

Xác ñịnh nhu cầu dùng nước và công suất của hệ thống cấp nước

70

3.3

ðề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng nước sinh hoạt của

người dân vùng nghiên cứu

73

3.3.1

Giải pháp từ phía chính quyền

73

3.3.2

Giải pháp từ phía người dân:

75

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

76

1

Kết luận

76

2

Kiến nghị


77

TÀI LIỆU THAM KHẢO

78

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

DO

Hàm lượng oxy hòa tan

TDS

Tổng chất rắn

WHO


Tổ chức y tế thế giới

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

CNH - HðH

Công nghiệp hóa - Hiện ñại hóa

UNICEF

Tổ chức môi trường thế giới

TDP

Tổ dân phố

CN - TTCN

Công nghiệp - Tiều thủ công nghiệp

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

KHHGð

Kế hoạch hóa gia ñình


UBND

Ủy ban nhân dân

HVS

Hợp vệ sinh

VSMT

Vệ sinh môi trường

KT - XH

Kinh tế - Xã hội

HTX

Hợp tác xã

TT

Trung tâm

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

vii


DANH MỤC BẢNG


STT

Tên bảng

Trang

1.1

Các bệnh lây lan qua ñường nước

1.2

Thành phần các Ion chính có trong nước biển (g/l) tại Hải Hậu

19

và ðồ Sơn

21

2.1

Vị trí lẫy mẫu nước

30

2.2

Phương pháp phân tích chất lượng nước


32

3.1

Tổng hợp dân số vùng nghiên cứu

34

3.2

Tỷ lệ ca mắc bệnh liên quan ñến nguồn nước

38

3.3

Tổng hợp số học sinh tại khu vực nghiên cứu

39

3.4

Tổng hợp tỷ lệ người sử dụng nước hợp vệ sinh (%)

43

3.5

Mô tả những loại hình sử dụng nước sinh hoạt tại 3 xã vùng

nghiên cứu

45

3.7

Chất lượng nước cảm quan tại khu vực nghiên cứu

48

3.8

Tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại 3 xã ñược nghiên cứu

49

3.9

Kết quả phân tích mẫu nước sinh hoạt tại xã Hải Châu ngày
28/02/2013

3.10

Kết quả phân tích mẫu nước sinh hoạt tại thị trấn Thịnh Long
ngày 28/02/2013

3.11

52


Kết quả phân tích mẫu nước sinh hoạt tại xã Hải Châu ngày
30/06/2013

3.13

51

Kết quả phân tích mẫu nước sinh hoạt tại xã Hải Hòa ngày
28/02/2013

3.12

50

56

Kết quả phân tích mẫu nước sinh hoạt tại thị trấn Thịnh Long
ngày 30/06/2013

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

57

viii


3.14

Kết quả phân tích mẫu nước sinh hoạt tại xã Hải Hòa ngày
30/06/2013


3.15

Kết quả phân tích mẫu nước sinh hoạt tại xã Hải Châu ngày
09/09/2013

3.16

3.18

61

Kết quả phân tích mẫu nước sinh hoạt tại thị trấn Thịnh Long
ngày 09/09/2013

3.17

58

62

Kết quả phân tích mẫu nước sinh hoạt tại xã Hải Hòa ngày
09/09/2013

63

Tổng hợp nhu cầu dùng nước tại 3 xã ñến năm 2025

72


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

ix


DANH MỤC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

3.1

Khẩu hiệu tuyên truyền về bảo vệ môi trường

41

3.2

Bể chứa nước mưa của người dân vùng nghiên cứu

46

3.3

Bể chứa nước giếng khoan sau xử lý

47


3.4

Giếng bơm nước trực tiếp từ nước ngầm

47

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

x


DANH MỤC BIỂU ðỒ

STT

Tên biểu ñồ

Trang

3.1

Biến ñộng màu sắc (CTU) tại các vị trí lấy mẫu nước giếng khác nhau

66

3.2

Biến ñộng ñộ ñục (NTU) tại các vị trí lấy mẫu nước giếng khác nhau


66

3.3

So sánh hàm lượng sắt (mg/l) trong mẫu nước của 3 xã

68

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

xi


ðẶT VẤN ðỀ
1 Tính cấp thiết của ñề tài
Nước là tài nguyên ñặc biệt quan trọng, quyết ñịnh ñến sự tồn tại và phát
triển của sự sống trên Trái ðất. ðặc ñiểm của tài nguyên nước là ñược tái tạo
theo quy luật thời gian và không gian. Nhưng ngoài quy luật tự nhiên, hoạt
ñộng của con người ñã tác ñộng không nhỏ ñến vòng tuần hoàn nước. Nước ta
có nguồn tài nguyên nước vô cùng phong phú nhưng khoảng 2/3 lại bắt nguồn
từ ngoài lãnh thổ quốc gia, mùa khô lại kéo dài 6 - 7 tháng làm cho nhiều
vùng thiếu nước trầm trọng. Dưới áp lực của gia tăng dân số, nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội ñã ảnh hưởng tiêu cực ñến tài nguyên nước như tăng
dòng chảy lũ, lũ quét, cạn kiệt nguồn nước mùa cạn, hạ thấp mực nước ngầm,
suy thoái chất lượng nước…
Trong khi ñó nước sạch và vệ sinh môi trường là nhu cầu thiết yếu của
cuộc sống, ñã thực sự trở thành vấn ñề toàn cầu, thu hút sự quan tâm của toàn
nhân loại, ñồng thời cũng là vấn ñề cấp thiết của các nước ñang phát triển,
trong ñó có nước ta. Nước sạch và vệ sinh môi trường liên quan ñến mọi
người, mọi ngành, mọi vùng miền, nhất là sự phát triển bền vững của ñất

nước và ñòi hỏi sự nỗ lực của các bộ ngành, chính quyền ñịa phương và nhận
thức của người dân về vấn ñề sử dụng nước sạch, ñặc biệt là vùng nông thôn
Việt Nam.
Cung cấp nước sạch cho nông thôn là vấn ñề bức xúc và ñược sự quan
tâm sâu sắc của các cấp lãnh ñạo, của người dân cũng như các cán bộ khoa
học trong lĩnh vực môi trường. Từ lâu, ðảng và Nhà nước ñã dành sự quan
tâm thích ñáng ñến vấn ñề cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn và ñiều này
ñược thể hiện trong nhiều văn bản: Quyết ñịnh số 104/2000/Qð-TTg ngày
25/08/2000 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

1


nước sạch và vệ sinh nông thôn ñến năm 2020. Và gần ñây nhất là ngày
31/3/2012, Thủ tướng Chính phủ ñã ký Quyết ñịnh số 366/Qð-TTg về việc
phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường
nông thôn giai ñoạn 2012 - 2015, với tổng mức vốn thực hiện Chương trình
khoảng 27.600 tỷ ñồng.
Nam ðịnh là tỉnh thuộc khu vực ñồng bằng sông Hồng, có bờ biển dài
72km, hệ thống sông ngòi phong phú, nguồn nước ngầm tốt, tập trung ở các
huyện phía Nam tỉnh gồm Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, một số xã thuộc
2 huyện Ý Yên và Xuân Trường. Từ năm 2009 ñến nay toàn tỉnh ñã ñầu tư
xây dựng và ñưa vào sử dụng hàng chục nghìn công trình cấp nước các loại,
trong ñó có 42 công trình cấp nước tập trung với tổng công xuất theo thiết kế
là 41.500m3/ngày, ñáp ứng yêu cầu sử dụng nước sạch cho 430.000 người.
Kết quả ñó góp phần quan trọng nâng tỷ lệ số dân nông thôn trong tỉnh ñược
sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh ñến năm 2010 là 84,1%. Bên cạnh ñó số hộ
có công trình vệ sinh ñạt tiêu chuẩn tăng lên hàng năm, từ 33% năm 1999 lên

62,4% năm 2010.
Tại huyện Hải Hậu, nơi ñược ñánh giá là có nguồn nước ngầm tốt, tỷ
lệ người sử dụng nước hợp vệ sinh trên ñịa bàn ñạt 92%, tỷ lệ hộ dân sử dụng
nhà tiêu hợp vệ sinh ñạt trên 76%, các xã, thị trấn trong huyện ñã hoàn thành
xây dựng bãi chứa chất thải rắn và thành lập ñội thu gom rác thải. Tuy nhiên,
trong những năm gần ñây hiện tượng xâm nhập mặn, hàm lượng sắt gia tăng
cao làm ảnh hưởng nghiêm trọng ñến chất lượng nguồn nước dùng cho mục
ñích sinh hoạt của người dân. Bên cạnh ñó hệ thống cấp nước sinh hoạt cho
người dân tại một số xã vùng ven biển huyện Hải Hậu chưa có, chất lượng
nguồn nước thì ngày càng suy giảm. Chính vì những lý do trên học viên xin
tiến hành thực hiện ñề tài: “ ðánh giá hiện trạng chất lượng nước và ñề
xuất một số giải pháp cải thiện chất lượng nước sinh hoạt tại một số xã ven
biển huyện Hải Hậu - tỉnh Nam ðịnh”

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

2


2 Mục ñích và yêu cầu nghiên cứu
2.1 Mục ñích nghiên cứu
- ðánh giá ñược hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt tại 3 xã Hải Châu,
thị trấn Thịnh Long và xã Hải Hòa.
- ðề xuất một số giải pháp cải thiện chất lượng nước sinh hoạt nhằm
phục vụ ñời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân vùng nghiên cứu.
2.2 Yêu cầu nghiên cứu
- Tìm hiểu ñiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường trên ñịa
bàn huyện Hải Hậu và vùng nghiên cứu.
- ðánh giá hiện trạng chất lượng các nguồn nước cấp cho sinh hoạt và
so sánh với các chỉ tiêu chất lượng theo QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.
- ðề xuất giải pháp cải thiện chất lượng nguồn nước cấp cho sinh hoạt.
.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

3


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Khái quát chung về tài nguyên nước hiện nay
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Nước (Water): một chất lỏng thông dụng, nước là một chất không
màu, không mùi, không vị. Nước tinh khiết có công thức cấu tạo gồm 2
nguyên tử hydro và một nguyên tử oxy. Dưới áp suất khí trời 1 atmosphere,
nước sôi ở 1000C và ñông ñặc ở 00C, nước có khối lượng riêng là 1000kg/m3.
Nguồn nước (Water resource): các dạng nước chuyển tích khác nhau
chung quanh ta như nước mưa, nước mặt và nước ngầm.
Nước sạch (Clean water): nước sử dụng ñạt yêu cầu vệ sinh và an toàn
sức khỏe theo tiêu chuẩn quy ñịnh của Bộ Y tế ( Luật Tài nguyên nước, 2013).
Nước thải (Waste water): nước sau khi sử dụng (nước từ hệ thống cấp
nước, nước mưa, nước mặt, nước ngầm…) cho các mục tiêu khác nhau như
sinh hoạt, sản xuất…có trộn lẫn chất thải, mang ít nhiều chất gây ô nhiễm.
Nước thải chưa xử lý (Untreated wastewater): là nguồn tích lũy các
chất ñộc hại lâu dài cho con người và các sinh vật khác. Sự phân hủy các chất
hữu cơ trong nước thải có thể tạo ra các chất khí nặng mùi. Thông thường,
nước thải chưa xử lý là nguyên nhân gây bệnh do nó chứa các loại ñộc chất
phức tạp hoặc mang các chất dinh dưỡng thuận lợi cho việc phát triển cho các
loại vi khuẩn, các thực vật thủy sinh nguy hại.
Sự ô nhiễm nước (Water pollution): xảy ra khi các chất nguy hại xâm

nhập vào nước lớn hơn khả năng tự làm sạch của chính bản thân nguồn nước.
Kỹ thuật cấp nước (Water supply techniques): giải pháp ñem lại
nước sạch ñến từng hộ gia ñình, nhóm dân cư, khu vực sản xuất và các cụm
chuyên dụng ñảm bảo các yêu cầu về kinh tế kỹ thuật và vệ sinh môi trường.
Hệ thống cấp nước (Water supply system): tổ hợp các công trình liên

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

4


quan ñến việc khai thác nguồn nước, thu nước, xử lý nước, các trạm bơm và
mạng phân phối ñiều hòa nước sạch.
Hệ thống thoát nước (Sewerage system): hệ thống thu gom tất cả các
loại nước thải, nước mưa ra khỏi khu vực dân cư, sản xuất và sau ñó làm sạch và
khử trùng ở một mức ñộ cần thiết trước khi xả trở lại vào nguồn nước chung.
Người sử dụng nước (Water user): một hay một nhóm người sử dụng
nước từ công trình cấp nước cho mục tiêu sinh hoạt hoặc sản xuất.
Bệnh liên quan ñến nguồn nước (Water-related disease): các dạng
bệnh tật sinh ra do sử dụng hoặc tiếp xúc với nguồn nước bị nhiễm bẩn và
nhiễm trùng.
1.1.2 Tiêu chí ñánh giá chất lượng nước sinh hoạt
a. pH:
Nước tinh khiết ở ñiều kiện bình thường sẽ bị phân ly theo phương
trình phản ứng: H2O => H+ + OH-. Giá trị pH của nước ñược xác ñịnh bằng
logarrit cơ số 10 nồng ñộ ion H+ theo công thức: pH = - lg (H+). ðối với nước
cất pH = 7, khi nước chứa nhiều ion H+, pH < 7 và ngược lại, khi nước nhiều
OH- (kiềm), pH > 7.
Như vậy, pH là ñộ axit hay ñộ chua của nước. ðộ pH có ảnh hưởng tới
ñiều kiện sống bình thường của các sinh vật nước. Cá thường không sống ñược

trong môi trường nước có ñộ pH < 4 hoặc pH > 10. Sự thay ñổi pH của nước
thường liên quan tới sự có mặt của các hóa chất axit hoặc kiềm, sự phân hủy chất
hữu cơ, sự hòa tan của một số anion SO42-, NO3-, v.v... ðộ pH là một chỉ tiêu cần
thiết ñể ñánh giá chất lượng nước nói chung và nước sinh hoạt nói riêng.
b. TDS (Total Dissolved Solids)
Tổng chất rắn hoà tan (TDS) là tổng số các ion mang ñiện tích, bao
gồm khoáng chất, muối hoặc kim loại tồn tại trong một khối lượng nước nhất
ñịnh, thường ñược biểu thị bằng hàm số mg/l hoặc ppm (phân nghìn). TDS
thường ñược lấy làm cơ sở ban ñầu ñể xác ñịnh mức ñộ sạch hoặc tinh khiết

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

5


của nguồn nước. Chất rắn hoà tan ñang nói ñến ở ñây tồn tại dưới dạng các
ion âm và ion dương. Do nước luôn có tính hoà tan rất cao nên nó thường có
xu hướng lấy các ion từ các vật mà nó tiếp xúc. Ví dụ, khi chảy ngầm trong
lòng núi ñá, nước sẽ lấy các ion Canxi, các khoáng chất. Khi chảy trong
ñường ống, nước sẽ lấy các ion kim loại trên bề mặt ñường ống, như sắt,
ñồng, chì (ống nhựa).
Theo các quy ñịnh hiện hành của WHO và Việt Nam, TDS không ñược
vượt quá 500 ñối với nước tinh khiết và không vượt quá 1000 ñối với nước
sinh hoạt. TDS càng nhỏ chứng tỏ nước càng tinh khiết. Một số ứng dụng
trong ngành sản xuất ñiện tử yêu cầu TDS không vượt quá 5. Tuy nhiên, ñiều
ngược lại không phải luôn ñúng. Nguồn nước có TDS cao chưa chắc ñã
không an toàn, có thể do nó chứa nhiều ion có lợi. Các loại nước khoáng
thường không bị giới hạn về TDS.
c. Các chất dinh dưỡng (N, P)
Muối của nitơ và photpho là các chất dinh dưỡng ñối với thực vật, ở

nồng ñộ thích hợp chúng tạo ñiều kiện cho cây cỏ, rong tảo phát triển. Amoni,
nitrat, photphat là các chất dinh dưỡng thường có mặt trong các nguồn nước
tự nhiên, hoạt ñộng sinh hoạt và sản xuất của con người ñã làm gia tăng nồng
ñộ các ion này trong nước tự nhiên.
• Amoni và amoniac (NH4+ và NH3): nước mặt thường chỉ chứa một
lượng nhỏ (dưới 0,05 mg/l) ion amoni (trong nước có môi trường axít) hoặc
ammoniac (trong nước có môi trường kiềm). Nồng ñộ amoni trong nước
ngầm thường cao hơn nhiều so với nước mặt. Vì vậy amoni theo NH4+ là một
chỉ tiêu cần xét ñến khi nghiên cứu về nước sinh hoạt. Theo QCVN
08:2008/BTNMT, nồng ñộ amoni theo NH4+ quy ñịnh là 3mg/l.
• Nitrat (NO3-): là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất chứa
nitơ có trong chất thải của người và ñộng vật. Trong nước tự nhiên nồng ñộ
nitrat thường nhỏ hơn 5mg/l. Do các chất thải công nghiệp, nước chảy tràn

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

6


chứa phân bón từ các khu nông nghiệp, nồng ñộ của nitrat trong các nguồn
nước có thể tăng cao, gây ảnh hưởng ñến chất lượng nước sinh hoạt và nuôi
trồng thủy sản. Trẻ em uống nước chứa nhiều nitrat có thể bị mắc hội chứng
methemoglobin (hội chứng “trẻ xanh xao”). QCVN 08:2008/BTNMT quy
ñịnh nồng ñộ tối ña của nitrat trong nguồn nước mặt dùng vào mục ñích sinh
hoạt là 2mg/l (tính theo N).
• Photphat (PO43-): cũng như nitrat, photphat là chất dinh dưỡng cần
cho sự phát triển của thực vật thủy sinh. Photphat không thuộc loại hóa chất
ñộc hại ñối với con người, nhiều tiêu chuẩn chất lượng nước không quy ñịnh
nồng ñộ tối ña cho photphat.
d. Clorua (Cl-)

Là một trong các ion quan trọng trong nước và nước thải. Clorua kết
hợp với các ion khác như natri, kali gây ra vị cho nước. Nguồn nước có nồng
ñộ clorua cao có khả năng ăn mòn kim loại, gây hại cho cây trồng, giảm tuổi
thọ của các công trình bằng bê tông,...Nhìn chung clorua không gây hại cho
sức khỏe con người, nhưng clorua có thể gây ra vị mặn của nước do ñó ít
nhiều ảnh hưởng ñến mục ñích ăn uống và sinh hoạt.
e. Kim loại nặng (Asen)
Asen hóa trị 3 ñộc hơn rất nhiều so với hóa trị 5. Liều lượng gây chết
người khoảng 50-300mg nhưng phụ thuộc vào từng người. Con người bị
nhiễm ñộc ASEN lâu dài qua thức ăn hoặc không khí dẫn ñến bệnh tim mạch,
rối loạn hệ thần kinh, rối loạn tuần hoàn máu, rối loại chức năng gan, thận.
Ngộ ñộc asen cấp tính có thể gây buồn nôn, khô miệng, khô họng, rút cơ, ñau
bụng, ngứa tay, ngứa chân...Hàm lượng cho phép trong nước uống ñóng chai
là 10µg/L (QCVN 6-1:2010/BYT), trong nước ngầm là 50µg/L (QCVN
09:2008/BTNMT)
1.1.3 Sự phân phối nước trong tự nhiên
Tổng sản lượng nước trên thế giới gồm: 97% nước biển (mặn) và chỉ

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

7


3% nước ngọt. Trong 3% này chỉ có 0,9% nước mặt gồm sông ngòi, ao hồ và
hơi nước trong không khí; 30,1% nước ngầm, và phần còn lại là những tảng
băng trải rộng ở Bắc và Nam cực. Và sau cùng trong 0,9% nước mặt ñó, có
87% nước ao hồ, 2% sông ngòi, phần còn lại là 11% gồm các vùng ñất ngập
nước (wetland) (Gleick, P.H.,1996).

ða số nước là nước mặn không thể sử dụng cho sinh hoạt, sản xuất

nông nghiệp và công nghiệp ñược. Nước mặn có thể gây ngộ ñộc muối cho cơ
thể sinh vật và gây ăn mòn các thiết bị trong công nghiệp.
Lượng nước ngọt ở trong lòng ñất và băng hà ở 2 cực là lượng nước
ngọt khá tinh khiết, tuy nhiên do xa nơi ở của loài người, vị trí thiên nhiên
khắc nhiệt nên chi phí khai thác rất lớn.
Con người và các loài thực và ñộng vật khác tập trung chủ yếu ở khu vực
sông ngòi nhưng lượng nước sông chỉ chiếm 0,0001% tổng lượng nước, không
ñủ cho cả nhân loại sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất công nông nghiệp.
Lượng nước mưa phân bố trên trái ñất không ñồng ñều và không hợp
lý. Tùy theo vị trí ñịa lý và biến ñộng thời tiết, có nơi mưa nhiều gây lũ lụt, có
nơi khô kiệt, hạn hán kéo dài.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

8


Sự phân bổ nước trên thế giới hoàn toàn không ñồng bộ do ñiều kiện
ñịa lý từng vùng. Theo ước tính, có 70% lượng nước trên thế giới ñược sử
dụng cho nông nghiệp, 20% cho kỹ nghệ, và 10% cho sinh hoạt gia ñình.
Hàng ngày, trong nhiều vùng ở Châu Phi, phần ñông cư dân không có hơn
một lít nước dùng cho sinh hoạt cá nhân; trong lúc ñó ở Hoa kỳ, mức tiêu thụ
nước cho mỗi người dân có thể lên ñến 700 lít cho một ngày.
Thêm nữa, sự gia tăng dân số kéo theo nhu cầu cần phải phát triển nông
nghiệp, do ñó việc tận dụng nguồn nước, nhất là nước ngầm sẽ là một nguy
cơ làm cạn kiệt nguồn nước trong tương lai. Trước mắt, các quốc gia ñang
phát triển phải trực diện với nạn gia tăng dân số vì không có khả năng ngăn
chặn mức sinh sản của người dân, các nước này sẽ là những nạn nhân ñầu tiên
của nạn khan hiếm nguồn nước. ðể có khái niệm rõ thêm về vấn ñề nước,
thiết nghĩ cũng cần nên biết về những yêu cầu ñòi hỏi cho nước “sạch” và tiêu

chuẩn cần có ñể bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng.
1.1.4 Vai trò của tài nguyên nước ñối với cuộc sống con người
1.1.4.1 Vai trò của tài nguyên nước ñối với cuộc sống
Nước là vật phẩm quý giá nhất mà tạo hóa ñã ban tặng cho loài người,
nó là khởi nguồn của sự sống. Vạn vật không có nước không thể tồn tại và
con người cũng không là ngoại lệ. Các nghiên cứu khoa học ñã cho thấy con
người có thể nhịn ñói ñược 3 tuần nhưng sẽ chết khát nếu 3 ngày không ñược
uống nước. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường
nước và 70% trọng lượng cơ thể người, con người mỗi ngày cần 250 lít nước
cho sinh hoạt…
Nước cũng là tài nguyên có ý nghĩa ña ngành, là nguồn nguyên liệu
không thể thiếu cho hoạt ñộng của các ngành kinh tế. Hiện nay, Nông nghiệp
vẫn là ngành sử dụng nhiều nước nhất, chiếm khoảng 75 - 80% tổng lượng
nước sử dụng hàng năm, kế theo là nước dùng cho công nghiệp, dịch vụ và
sinh hoạt. Theo tính toán, tổng nhu cầu sử dụng nước của nước ta năm 2010 là

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

9


112 tỷ m3, trong ñó có ngành nông nghiệp dùng 92 tỷ m3, công nghiệp dùng 17
tỷ m3, dịch vụ dùng 11 tỷ m3. Ước tính ñến năm 2040, tổng lượng nước cần
dùng tăng lên 260 tỷ m3. Tỷ trọng của các ngành cũng có những thay ñổi ñáng
kể: nông nghiệp và dịch vụ dùng 134 tỷ m3, công nghiệp 40 tỷ m3.
Ngoài những chức năng trên, nước còn là chất năng lượng (hải triều,
thủy năng), chất mang vật liệu và tác nhân ñiều hòa khí hậu, thực hiện các chu
trình vật chất trong tự nhiên. Nước cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới sức
khỏe của con người, số lượng cùng với chất lượng nguồn nước mà con người
có và sử dụng là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc ñánh giá trình

ñộ văn minh, tiến bộ của con người hiện nay.
1.1.4.2 Vai trò của nước sạch ñối với cuộc sống
Nước ñóng vai trò quan trọng ñối với con người và mọi sinh vật, mà
việc sử dụng nước sạch càng quan trọng hơn. Vì nước sạch là một nhu cầu
căn bản nhất của con người và là trọng tâm của các mục tiêu phát triển thiên
niên kỷ, nó còn là yếu tố thiết yếu ñể xoá ñói giảm nghèo. Nước sạch góp
phần nâng cao sức khoẻ, giảm thiểu bệnh tật, tăng sức lao ñộng, cải thiện ñiều
kiện sống và mang lại một cuộc sống văn minh ñang là ñòi hỏi bức bách của
người dân sống trong các khu dân cư nghèo và những vùng nông thôn hiện
nay ()
Nước sạch là một nhu cầu cơ bản ñối với cuộc sống hàng ngày, là vấn
ñề ñang ngày càng trở lên cấp thiết và cũng là trọng tâm của các mục tiêu phát
triển thiên niên kỷ.
Nước sạch góp phần vào việc nâng cao sức khỏe, giảm thiểu bệnh tật,
tăng sức lao ñộng, và sản xuất cho con người.
Nước sạch cũng ñược coi là nhân tố thiết yếu góp phần vào công cuộc
xóa ñói, giảm nghèo, cải thiện ñiều kiện sống và mang lại một cuộc sống văn
minh, tiến bộ cho con người.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

10


1.1.5 Ảnh hưởng của nước sạch ñến sức khỏe con người
Trong quá trình tiếp cận nguồn nước người dân thành thị sử dụng
nước sạch cao hơn dân nông thôn, do ñó khả năng xảy ra bệnh liên quan tới
nước người dân thành thị thấp hơn so với người dân nông thôn. Ở nông
thôn phần lớn người dân sử dụng nước sông, việc xử lý nước thì ñơn giản
như lắng phèn, phơi nắng không thể loại bỏ hết chất ñộc hại, khi ñem sử

dụng nguồn nước bị ô nhiễm cho ăn uống dễ phát sinh, phát triển bệnh cho
con người. Bên cạnh ñó, nước bị ô nhiễm còn gây ra bệnh ngoài da như ñau
mắt hột, phụ khoa, ghẻ ngứa…Nước vô trùng sẽ góp phần nâng cao sức
khỏe, giảm thiểu bệnh tật, tăng sức lao ñộng mang lại cho người dân một
cuộc sống thoải mái, văn minh. Các bệnh liên quan tới nước thường do
nước bị ô nhiễm có tác nhân gây bệnh từ nguồn gốc con người và ñộng vật.
Nước là một phương tiện lan truyền các nguồn bệnh và trong thực tế các
bệnh lây lan qua môi trường nước là nguyên nhân gây ra bệnh tật và tử
vong, nhất là các nước ñang phát triển thì bệnh tật làm tổn thất tới 35%
tiềm năng sức lao ñộng (ðoàn Bảo Châu, 2006).
1.2 Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt ở nông thôn Việt Nam
1.2.1 Các nguồn nước phục vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn
Ở các vùng nông thôn hiện nay hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng
chịt, vào mùa mưa thường xuyên xảy ra làm cho nguồn nước ngập lụt, rửa trôi
các chất rác thải, phân gia súc, gia cầm, thuốc bảo vệ thực vật.
Việc xử lý nước sông thì rất ñơn giản như lắng phèn, phơi nắng, không
thể loại bỏ hết các chất ñộc hại trong nước như hóa chất dùng trong nông
nghiệp, chất thải công nghiệp, vi khuẩn gây hại …nguyên nhân này dễ phát
sinh dịch bệnh và ñược lây lan chủ yếu qua ăn uống.
Mật ñộ dân cư thành thị cao và sống tập trung, người dân thành thị ít có
nguồn nước khác thay thế cho sinh hoạt hàng ngày cho nên nguồn nước họ sử
dụng chủ yếu là nước máy. Mặt khác mật ñộ dân số thành thị ñông nên nhu

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

11


cầu ñăng ký sử dụng nước máy người dân thành thị rất cao, hầu hết ñều sử
dụng nước máy là nguồn nước chính trong sinh hoạt, vì thế chủ ñầu tư nhà

máy nước khu vực thành thị sẵn sàng ñáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt
cho người dân rất thoải mái và ổn ñịnh.
Trong khi ñó mật ñộ dân cư nông thôn thưa thớt, mức thu nhập trên ñầu
người thấp hơn so với thành thị và mọi nhu cầu phục vụ trong sinh hoạt, vui
chơi giải trí cũng ñược hạn chế tối ña, nguồn nước người dân nông thôn sử
dụng chủ yếu là nước từ sông ngòi, kênh rạch. Với ñịa hình khó khăn, phức
tạp những hộ dân sống cách xa nhau, chi phí ñể lắp ñặt tuyến ñường ống dẫn
nước tốn kém rất nhiều mà số hộ ñăng ký sử dụng nước trung bình hoặc thấp
hơn số hộ ở ñịa bàn. ðiều này làm cho chủ nhà máy nước khó có thể ñầu tư
xây dựng tuyến ñường ống nước cung cấp nước máy cho một số khu vực ở
nông thôn hiện nay.
Người dân nông thôn nói chung còn nghèo và trong quá trình cải cách
kinh tế của ñất nước người dân nông thôn ñang có xu hướng tụt hậu so với
dân thành thị về phát triển kinh tế lẫn chất lượng cuộc sống. Năm 2000, vẫn
còn hơn 70% dân số nông thôn sử dụng nước không ñảm bảo tiêu chuẩn vệ
sinh và 50% số hộ ở nông thôn không có nhà vệ sinh. Các bệnh liên qua tới
nước và vệ sinh như tiêu chảy, ñường ruột rất phổ biến và chiếm tỷ lệ cao
nhất trong các bệnh thường gặp trong nhân dân. Vấn ñề xây dựng các công
trình cấp nước và nhà vệ sinh ở nông thôn trở thành ñòi hỏi cấp bách và có
quy mô rộng trong tương lai (Trần Văn Nhân và Ngô Thị Nga, 2006)
1.2.2 Các loại hình cấp nước sinh hoạt
1.2.2.1 Bể chứa nước mưa
- Hệ thống thu hứng nước mưa gồm: mái hứng, máng dẫn và bể chứa
- Khi hứng nước mưa cần chú ý:
+ Trước mùa mưa phải vệ sinh sạch sẽ mái hứng, máng dẫn và bể chứa.
+ Nước của trận mưa ñầu mùa và 15 phút ñầu của các trận mưa phải
loại bỏ.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp


12


+ Bể chứa phải có nắp ñậy.
+ Lắp vòi hoặc dùng gầu sạch ñể lấy nước, gầu phải có chỗ treo cao và
sạch.
+ Phải nuôi cá vàng và cá cờ trong bể ñể diệt bọ gậy.
1.2.2.2 Giếng khơi
- Giếng ñào cách xa chuồng gia súc, nhà tiêu ít nhất là 10m. Thành
giếng xây cao khoảng 0,8m; trong lòng giếng có thể xây gạch, ñá hộc, ñó ong,
bê tông.
- Sân giếng lát gạch hoặc xi măng dốc về phía rãnh thoát nước. Miệng
giếng có nắp ñậy, rãnh thoát nước có ñộ dốc vừa phải.
1.2.2.3 Giếng hào lọc
- Ở những vùng không có nước ngầm hoặc ven biển, người ta ñào
giếng ven suối hoặc cạnh ao, hồ, mương, máng ñể lấy nước vào giếng qua hệ
thống hào lọc.
- Hào lọc có chiều dài 1-2m, sâu 0,5m; rộng 0,7m và dốc thoải thoải
ñến giếng.
- Ao, hồ dùng ñể lấy nước dẫn vào giếng hào lọc phải sạch, vệ sinh
quang cảnh thường xuyên.
1.2.2.4 Nước tự chảy
- Nguồn nước lấy từ khe núi ñá, mạch lộ dẫn về thôn, bản, làng.
- Máng dẫn nước có thể là tre, ống nhựa.
- Tốt nhất là nên xây 1 bể lọc từ ñầu nguồn, từ ñó ñặt hệ thống ống dẫn
về thôn, bản, tại ñây xây bể chứa.
1.2.2.5 Giếng khoan bơm tay hay bơm ñiện
- Lấy nước từ các mạch nước ngầm sâu từ 20m trở lên.
- Xây sân giếng và rãnh thoát nước.
- Làm bể lọc sắt (nếu nước có sắt).

- ðịnh kỳ bảo dưỡng máy bơm.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

13


×