Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Ứng dụng phương pháp kovalkovaja để nghiên cứu đặc điểm đường cong sinh lý cột sống ở học sinh tiểu học (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 55 trang )

BỘ Y TẾ
VIỆN Y HỌC LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

TÊN ĐỀ TÀI:
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP KOVALKOVAJA ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM
ĐƯỜNG CONG SINH LÝ CỘT SỐNG Ở HỌC SINH TIỂU HỌC TỪ 8-10 TUỔI

Chủ nhiệm đề tài: Bs. Lỗ Văn Tùng
Đơn vị chủ trì: Khoa Vệ sinh và Sức khoẻ trường học
Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường

HÀ NỘI - 10. 2007

1


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Đặt vấn đề…………………………………………………………………….
I. Tổng quan………………………………………………………………….

1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước…………………………………
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu sinh lý cột sống…………………………..
1.1.2. Biến dạng cột sống…………………………………………….
1.1.3. Các phương pháp đánh giá đường cong cột sống……………..


1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước…………………………………
1.2.1. Tình hình biến dạng cột sống………………………………….
1.2.2. Các phương pháp khám cột sống……………………………...
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu………………………………….
3. Kết quả nghiên cứu……………………………………………………….

3.1. Số lượng mẫu nghiên cứu…………………………………………
3.2. Phát triển thể lực học sinh…………………………………………
3.3. Tỷ lệ cong vẹo cột sống…………………………………………...
3. 4. Đặc điểm cột sống………………………………………………..
3.4.1. Chiều dài cột sống……………………………………………..
3.4.2. Độ sâu ở đoạn cột sống cổ…………………………………….
3.4.3. Độ sâu ở đoạn cột sống thắt lưng……………………………...
3.4.4. Độ sâu ở đoạn cột sống cổ theo chiều dài cột sống……………
3.4.5. Độ sâu ở đoạn cột sống thắt lưng theo chiều dài cột sống…….

1
3
3
3
6
11
14
14
16
18
21
21
22
23

25
25
27
28
30
32
35
35

4. Bàn luận

4.1. Số lượng mẫu……………………………………………………...
4.2. Tình hình phát triển thể lực học sinh……………………………... 35
4.3. Tình hình cong vẹo cột sống ……………………………………... 36
4.4. Đặc điểm cột sống………………………………………………… 38
Kết luận……………………………………………………………………….
Kiến nghị……………………………………………………………………...
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………
Phụ lục………………………………………………………………………...

2

46
47
48
51


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BDCS

CVCS
SCMD

Biến dạng cột sống
Cong vẹo cột sống
Spinal Curvature Measuring Device
(Thiết bị đo độ cong cột sống)
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông

TH
THCS
THPT

3


DANH MỤC BẢNG - BIỂU ĐỒ
Nội dung bảng, biểu đồ

Trang

Bảng 3.1. Số lượng học sinh được nghiên cứu theo trường

21

Bảng 3.2. Số lượng học sinh được nghiên cứu theo tuổi

21


Bảng 3.3. Chiều cao học sinh theo tuổi và giới

22

Bảng 3.4. Cân nặng học sinh theo tuổi và giới

22

Bảng 3.5. Chỉ số khối cơ thể (BMI) theo tuổi và giới

23

Bảng 3.6. Tỷ lệ học sinh bị cong vẹo cột sống

23

Bảng 3.7. Chỉ số BMI của học sinh bình thường và học sinh bị CVCS

24

Bảng 3.8. Chiều dài cột sống của học sinh theo tuổi, giới và tỷ lệ so với chiều cao cơ
thể

26

Bảng 3.9. Phân nhóm chiều dài cột sống của học sinh 8, 9, 10 tuổi

27


Bảng 3.10. Độ sâu ở đoạn cột sống cổ của nam học sinh theo tuổi

28

Bảng 3.11. Độ sâu ở đoạn cột sống cổ của nữ học sinh theo tuổi

28

Bảng 3.12. Độ sâu ở đoạn cột sống thắt lưng của nam học sinh theo tuổi

29

Bảng 3.13. Độ sâu ở đoạn cột sống thắt lưng của nữ học sinh theo tuổi

29

Bảng 3.14. Độ sâu ở đoạn cột sống cổ của nam học sinh theo chiều dài cột sống

30

Bảng 3.15. Độ sâu ở đoạn cột sống cổ của nữ học sinh theo chiều dài cột sống

31

Bảng 3.16. Độ sâu ở đoạn thắt lưng của nam học sinh theo chiều dài cột sống

32

Bảng 3.17. Độ sâu ở đoạn thắt lưng của nữ học sinh theo chiều dài cột sống


33

Bảng 3.18. Chênh lệch độ sâu ở đoạn cột sống cổ và thắt lưng

34

Bảng 4.19. So sánh độ sâu ở đoạn cột sống cổ và cột sống thắt lưng giữa đối tượng
học sinh của đề tài và học sinh Liên Xô cũ

42

Bảng4. 20. Tổng hợp các chỉ số độ sâu ở cổ và ở thắt lưng theo giới và chiều dài cột
sống

44

Bảng 4.21. Tổng hợp các chỉ số độ sâu ở cổ và thắt lưng theo chiều dài cột sống

44

Biếu đồ 3.1. Phân loại cong vẹo cột sống

24

Biểu đồ 3.2. Phân bố mẫu nghiên cứu theo chiều dài cột sống

25

Biểu đồ 3.3. Phân bố mẫu nghiên cứu theo độ sâu ở đoạn cột sống cổ


27

Biểu đồ 3.4. Phân bố mẫu nghiên cứu theo độ sâu ở đoạn cột sống thắt lưng

28

Biểu đồ 4.5. Phân bố mẫu theo sự chênh lệch độ sâu giữa đoạn cổ và thắt lưng

42

4


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cột sống có vai trò quan trọng trong mọi hoạt động sống của con người.
Nó tạo thành khung nâng đỡ cơ thể, tạo cho con người có dáng đứng thẳng,
bảo vệ tuỷ sống và các cơ quan trong cơ thể.
Cột sống bao gồm 33-34 đốt sống, liên kết với nhau bởi các đĩa đệm, khớp,
dây chằng, và các cơ lưng. Bình thường nếu nhìn từ sau về trước các gai đốt
sống tạo thành đường thẳng, còn nhìn từ trái qua phải cột sống có một số đoạn
cong sinh lý: đoạn cổ và thắt lưng cong về trước (lordosis), đoạn ngực và cùng
- cụt cong về phía sau (kyphosis).
Biến dạng cột sống có thể quan sát thấy ở trên cả 3 mặt phẳng giải phẫu cơ
thể người. Ở mặt phẳng trước - sau (frontal plan), cột sống có thể lệch sang
trái hoặc sang phải được gọi là vẹo cột sống (scoliosis), ở mặt phẳng đối xứng
dọc (sagital plan) các đoạn cong sinh lý có thể quá cong (hypekyphosis,
hypelordosis) hoặc giảm độ cong (hypokyphosis, hypolordosis), trên mặt
phẳng ngang (horizontal plan) là xoay vặn cột sống (rotation), gây ảnh hưởng
đến vẻ đẹp tư thế con người, là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng
đau lưng, tác động xấu đến chức năng các cơ quan bên trong như tim, phổi,

làm biến dạng khung chậu ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản.
Biến dạng cột sống đã được nền Y học phát hiện từ rất sớm và đã có nhiều
công trình nghiên cứu về nó. Đặc biệt ở Việt Nam, biến dạng cột sống ở học
sinh luôn được các nhà khoa học quan tâm và đã có nhiều công trình nghiên
cứu về vấn đề này ở cộng đồng. Tuy nhiên, các nghiên cứu hầu như chỉ đề cập
đến vấn đề vẹo cột sống, còn cong cột sống (dẫn đến “rối loạn tư thế”) thì rất
ít được quan tâm hoặc bị bỏ qua trong quy trình khám cột sống, mặc dù tỷ lệ
rối loạn tư thế ở học sinh (như gù, ưỡn, bẹt, vai so-còng) theo nghiên cứu của
các nhà khoa học trên thế giới không phải là nhỏ. Nguyên nhân của nó là
khám cong cột sống không đơn giản như khám vẹo cột sống, chúng ta chưa có
5


phương pháp đánh giá mang tính khách quan mà chỉ dựa vào cảm quan của
người khám theo một số hướng dẫn còn khá sơ lược..
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu nhằm bước đầu tìm
hiểu đặc điểm đường cong sinh lý cột sống của học sinh thông qua đánh giá
độ sâu ở vùng cổ và vùng thắt lưng, định hướng cho nghiên cứu tiếp theo, tiến
tới bổ sung và hoàn chỉnh phương pháp khám cong vẹo cột sống ở học sinh
Mục tiêu của đề tài: Đánh giá đặc điểm đường cong cột sống học sinh tiểu
học từ 8-10 tuổi thông qua các chỉ số độ sâu của đoạn cột sống cổ, thắt lưng.

6


1. TỔNG QUAN
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu sinh lý cột sống. Cột sống con người gồm 33 34 đốt sống (7 đốt cổ, 12 đốt ngực, 5 đốt thắt lưng, 5 đốt cùng và 4-5 đốt cụt)
được nối với nhau bằng các đĩa đệm, khớp và dây chằng, tạo thành khung
nâng đỡ cơ thể.

Ở người trưởng thành, chiều dài cột sống của
nam giới từ 60-75 cm, của nữ từ 60-65 cm, chiếm
khoảng 2/5 chiều cao cơ thể. Ở người già, chiều dài
cột sống có thể giảm trên 5 cm do tăng độ cong của
các đoạn cột sống và giảm độ dày của các đĩa đệm.
Cột sống không hoàn toàn nằm ở tư thế thẳng
đứng, mà có một số đoạn cong sinh lý trên mặt
phẳng trước sau và mặt phẳng đối xứng dọc. Trong

Hình 1.1. Hình dáng bình
thường của cột sống

tư thể đứng thẳng, nếu nhìn từ sau về trước, cột sống là một đường thẳng, nếu
nhìn nghiêng, cột sống có 2 đoạn cong uốn ra trước là cổ và thắt lưng, 2 đoạn
cong uốn ra phía sau là ngực và cùng - cụt (hình 1.1).

Hình 1.2. Quá trình hình thành các đoạn cong sinh lý của cột sống khi ngồi (1), khi
ngẩng đầu (2) và khi đứng (3)
7


Quá trình hình thành các đoạn cong cột sống chỉ diễn ra sau khi sinh (hình
1.2). Ở trẻ sơ sinh, cột sống có dạng hình cung, lồi ra phía sau. Khi trẻ bắt đầu
lẫy, ngồi thì cung ưỡn cong ra trước (lordosis) ở cổ được hình thành do trương
lực của các cơ gáy; khi trẻ bắt đầu tập đứng và đi, cung ưỡn ở thắt lưng hình
thành để cơ thể con người thích nghi với tư thế đứng thẳng, đồng thời tăng độ
cong ở vùng ngực và vùng cùng-cụt (kyphosis) [46]
Widhe T. đã tiến hành nghiên cứu sự phát triển của tư thế cột sống trên 90
trẻ em khi 5-6 tuổi và tiến hành đánh giá lại vào 15-16 tuổi. Hình dáng cột
sống được đo bằng thước đo gù Debrunner’s. Kết quả nghiên cứu cho thấy tư

thế có sự biến đổi đáng kể trong thời gian nghiên cứu, các góc gù ngực và góc
ưỡn thắt lưng đều tăng lên 6o [41].
Mikko S. Poussa và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tư thế cột sống và
những thay đổi tổng hợp của nó trong toàn bộ quá trình phát triển ở tuổi dậy
thì. Trước đây chưa có một nghiên cứu thuần tập nào tập trung vào tư thế cột
sống trong quá trình phát triển của nó. Nghiên cứu này được tiến hành trên
1060 trẻ em và đánh giá 5 lần vào các tuổi 11, 12, 13, 14 và 22 tuổi. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, độ cong ở ngực của nam lớn hơn của nữ ở mọi lứa tuổi,
khuynh hướng tăng độ cong ở ngực diễn ra ở nam mà không diễn ra ở nữ. Độ
cong ở vùng thắt lưng không thay đổi trong suốt thời kỳ dậy thì và bắt đầu
thời kỳ vị thành niên. Ở mọi tuổi, nữ có độ cong ở thắt lưng lớn hơn nam, tăng
độ cong ở ngực (>45o) ở nam phổ biến hơn nữ khi 14 tuổi, nhưng cao hơn có ý
nghĩa thống kê (p<0,0001) khi 22 tuổi (nam 9,6%; nữ 0,9%) [34]
Margaret Schenkman và cs. sử dụng thước đo cong cột sống Debrunner’s
để nghiên cứu các đối tượng thuộc 3 nhóm tuổi (nhóm 1 từ 20-40, nhóm 2 từ
60-74 tuổi, nhóm 3 từ 75 tuổi trở lên). Kết quả cho thấy đường cong lồi ra
phía sau ở ngực là 27,2o±9,4o (nhóm 1) 37,1o±7,6o (nhóm 2), 33,3o±7,1o
(nhóm 3), đường cong lồi ra phía trước ở thắt lưng là 32,6o±7,9o (nhóm 1),
32,0o±9,5o (nhóm 2), 26,3o±12,6 (nhóm 3) [31].
8


Theo Robert S. Poshman, độ lồi ra phía sau ở vùng ngực (gù) bình thường
là 20-40o, độ ưỡn ở vùng thắt lưng của trẻ em vào khoảng 18-50o và ở người
lớn là 9-57o. Tăng độ cong vùng ngực và giảm độ cong vùng thắt lưng khi tuổi
tăng lên và biểu hiện rõ rệt hơn ở phụ nữ [39].
Marie Nilson đã nghiên cứu ở 122 trẻ em bao gồm 65 nam và 57 nữ thuộc
3 nhóm tuổi là 8, 11 và 15. Đối tượng được lựa chọn nghiên cứu là những trẻ
khoẻ mạnh và không có các dấu hiệu, triệu chứng đau lưng hoặc các biểu hiện
sai lạc hay dị dạng cột sống. Hình thái cột sống biểu hiện như sau [32]:

Bảng 1.1. Các chỉ số độ cong ở các đoạn cột sống (theo Marie Nilson)
Đặc điểm
cột sống

8 tuổi
Nam

11 tuổi
Nữ

Uỡn cổ (o)

17,5±5,85

Gù ngực (o)

25,7±5,98

25±7,28

Ưỡn TL (o)

29,5±6,10

28,6±5,64

Nam

15 tuổi
Nữ


Nam

Nữ

9,4±8,26

8,9±7,11

1,7±5,90

30,9±5,90 25,9±5,26 32,3±6,38

25,6±6,82

33,9±6,71

33,1±7,09

16,4±10,09 14,1±9,18

31,6±5,21 31,8±5,2

Trong một nghiên cứu của Ohlen G. và cs. tiến hành trên 67 đối tượng nữ
vận động viên thể dục nhịp điệu, tuổi trung bình là 12, góc cong ngực trung
bình là 32o, góc ưỡn thắt lưng là 35o [38]. Theo Nitzschke E, Hildenbrand M,
góc cong ngực lớn hơn 40o được cho là bệnh lý [37]. Theo phân loại của
Lenke thì độ cong bình thường ở đoạn cột sống cổ là 10-40o. Nếu độ cong nhỏ
hơn 10o thì thuộc loại giảm độ cong (hypokyphosis), còn lớn hơn 40o là tăng
độ cong (hyperkyphosis) [29]

Theo Lyle J. Micheli và Elly Trepman thì hiện nay người ta vẫn đang còn
tranh luận về khoảng dao động của độ cong cột sống bình thường. Nói chung,
khi người ta đứng, độ cong ở ngực trong khoảng từ 20-50o. Vượt ra ngoài giới
hạn này là bị giảm độ cong ngực (hypokyphosis) (<20o) hoặc tăng độ cong
ngực (hyperkyphosis) (>50o). Tương tự như vậy, độ cong bình thường ở vùng
thắt lưng cũng nằm trong khoảng 20-50o [30].
9


Sự thiếu thống nhất trong đánh giá cột sống như thế nào là bình thường
theo chúng tôi có một số nguyên nhân sau đây: Thứ nhất, độ cong của từng
đoạn cột sống ở trẻ em thay đổi theo tuổi, phụ thuộc vào chiều dài cột sống và
giới tính. Thứ 2, các nghiên cứu của các nhà khoa học dựa vào phương pháp
đo góc Cobb trên các bản phim chụp x-quang hoặc thước đo cong cột sống.
Do các phương pháp này tiến hành phức tạp, chi phi tốn kém nên số lượng
mẫu thu được hạn chế, chưa mang tính đại diện cao, do đó chưa đủ các bằng
chứng thuyết phục.
Ở một phương diện khác, Kovalkovaja D. P. đánh giá tư thế cột sống trẻ
em thông qua độ sâu của các đoạn uốn cong ở vùng cổ và thắt lưng. Phương
pháp này đơn giản, nhanh, chi phí thấp, thuận tiện cho việc triển khai ở cộng
đồng với số lượng mẫu nghiên cứu lớn. Đối với cột sống cân bằng, độ sâu cột
sống ở đoạn cổ (được đo ở vị trí mỏm gai đốt sống cổ số 7) và đoạn thắt lưng
(đo ở mỏm gai đốt sống sâu nhất ở thắt lưng) xấp xỉ bằng nhau hoặc dao động
trong một khoảng nhất định (< 2 cm). Độ sâu bình thường của cột sống ở cổ
và độ sâu ở vùng thắt lưng là 3-4 cm đối với học sinh tiểu học và 4-5,5 cm
đối với học sinh THCS và THPT [42, 44]. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra
phương pháp đánh giá tư thế cột sống học sinh. Phương pháp này hiện nay
đang được áp dụng rộng rãi trong việc chẩn đoán tư thế học sinh ở Liên bang
Nga và các nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ.
1.1.2. Biến dạng cột sống

Nguyên nhân và tiến triển: Biến dạng cột sống đã được nền y học phát
hiện và quan tâm từ rất sớm. Biến dạng cột sống có nhiều nguyên nhân, bao
gồm những dị tật bẩm sinh, rối loạn thần kinh cơ, loạn sản xương và các rối
loạn phát triển (tự phát) [25].
Tiến triển của gù cột sống liên quan đến tuổi có thể được cho là do sự cốt
hoá [20], mất trương lực cơ, tư thế nghề nghiệp hoặc thói quen [35] và những
thay đổi về hình dáng thân đốt sống [23]. Vai trò của việc sửa đổi lại thân đốt
10


sống và sự kết hợp của nó với cong cột sống ngực đã được dẫn chứng trong
các nghiên cứu liên quan đến chứng loãng xương. Tuy vậy người ta đã biết
được một số ảnh hưởng của đĩa đệm cột sống ngực trong việc hình thành gù
cột sống. Các kết quả từ các nghiên cứu gần đây giả định sự liên quan của các
đĩa đệm ngực với gù cột sống, mặc dù vai trò của chúng biểu hiện ít [24].

Hình 1.3. Sơ đồ tiến triển của gù cột sống theo Gohler [28]

Gù cột sống xuất hiện ở trẻ em và vị thành niên có thể tiến triển nặng ở tuổi
trung niên (hình 1.3) [45]
Ở trường học, sự sai lạc tư thế có thể gây ra bởi ngồi học trên bàn ghế
không phù hợp với chiều cao học sinh, mang cặp sách quá nặng về một bên
tay hoặc vai, chiếu sáng học đường kém bắt buộc học sinh phải cúi đầu khi
đọc, viết bài hoặc học nghề, các tư thế xấu (đi, đứng, ngồi không đúng tư thế),
cường độ lao động không thích hợp với lứa tuổi…Biến dạng cột sống có thể
do trẻ bị mắc bệnh suy dinh dưỡng hoặc do ngồi, đi, đứng quá sớm.
Biến dạng cột sống trẻ em thường không xuất hiện ngay ở thời điểm mới
sinh. Tất cả các biến dạng cột sống đều tiến triển trong mối tương quan với sự
phát triển của cột sống [25]. Những triệu chứng nhẹ của cong vẹo cột sống
thường bắt đầu xuất hiện sớm, và dường như chúng không được chú ý đến.


11


Cong vẹo cột sống thường phát triển không kèm các triệu chứng đau và xuất
hiện ở những người trẻ tuổi đang trong tình trạng sức khoẻ tốt [21]
Biến dạng cột sống có thể tiến triển và gây ra tổn thương phổi, tổn thương
tim và thiếu hụt về thần kinh (neurological deficits) [25]. BDCS nặng không
được điều trị có thể là nguyên nhân dẫn đến rối loạn thể chất, các hội chứng
viêm khớp, rối loạn tim phổi và các vấn đề sức khoẻ khác [21]. Ưỡn cột sống
ở vùng thắt lưng quá mức có thể là nguyên nhân dẫn đến đau thắt lưng. Trong
nghiên cứu của Ohlen và cs, 20% trẻ em gái bị đau ở vùng thắt lưng, những
trẻ này có độ cong cột sống thắt lưng trung bình là 41o, lớn hơn so với những
học sinh không có tiền sử đau lưng (35o) [38]
Phân loại biến dạng cột sống. Biến dạng cột sống được chia thành 2 loại
là vẹo cột sống và cong cột sống (hình 1.4). Vẹo cột sống là hiện tượng các
đốt sống bị lệch sang phải hoặc sang trái, làm cho cột sống có hình chữ C
thuận, C ngược hoặc hình chữ S thuận, S ngược. Cong cột sống là trường hợp
các đoạn cong sinh lý có hình dáng khác thường, bao gồm gù, ưỡn, bẹt, còng.

Hình 1.4 . Các hình thái biến dạng cột sống

Phân loại tư thế cột sống theo Kovalkovaja(hình 2.5)
Dựa vào độ sâu của các đoạn uốn cong ở cổ (C) và thắt lưng (L) có thể
phân thành 2 loại tư thế chính:
12


1. Chênh lệch độ sâu giữa đoạn cột sống cổ và đoạn thắt lưng < 2cm:
- Tư thế đúng (bình thường): thân người được giữ thẳng, đầu ngẩng, hai bờ

vai cân đối, bụng hơi căng, chân thẳng. C=L=N (đơn vị cong bình thường N
dao động trong khoảng từ 3-4 cm ở học sinh tiểu học và 4-5,5 cm ở học sinh
trung học cơ sở và trung học phổ thông (hình 1.5a).

Hình 1.5. Các dạng tư thế
a. Bình thường; b. Vai so; c. Ưỡn; d. Gù; e. Bẹt

- Tư thế gù: tăng độ sâu vùng cổ và thắt lưng, lưng tròn, vai thấp, đầu hơi
ngả về phía trước, bụng nhô ra phía trước. A>N, B>N (hình 1.5d)
- Tư thế bẹt: lưng thẳng, bụng xệ, độ cong cột sống giảm. A1.5e)
2. Chênh lệch độ sâu giữa đoạn cột sống cổ và đoạn thắt lưng > 2cm:
- Tư thế ưỡn: bụng xệ, phần trên của thân hơi ngả về phía sau A<N, B>N
(hình 1.5c)
- Tư thế vai so: đầu ngả về trước, hai vai chùng xuống, tăng độ cong cổ và
giảm độ cong thắt lưng. A>N, B13


Bảng 1.2a. Các chỉ số để xác định dạng tư thế bình thường (theo Kovalkovaja)
Tư thế đúng (Bình thường)
Tư thế ưỡn
Tư thế vai so
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Cổ
TL

Cổ
TL
Cổ
TL
Cổ
TL
Cổ
TL
43,8- 46,2
3,36 3,56 3,21 3,49 1,84 5,04 2,02 5,27 4,66
2,14
46,8-48,7
3,25 3,55 3,25 3,51 2,13 4,97 2,12 5,05 4,79
2,13
48,8-51,2
3,46 3,70 3,48 3,73 2,27 5,27 2,31 5,27 4,63
2,13
51,3-53,7
3,45 3,82 3,57 3,85 2,39 5,59 2,25 5,50 4,79
2,05
53,8-56,2
3,59 4,03 3,60 3,87 2,31 5,62 2,34 5,38 5,07
2,44
56,3-58,7
3,69 4,17 3,76 3,86 2,34 5,73 2,49 5,46 5,28
2,61
58,8-61,2
3,81 4,46 3,97 3,75 2,53 5,99 2,34 6,17 5,55
2,67
Bảng 1.2b. Các chỉ số để xác định dạng tư thế bình thường (theo Kovalkovaja)

Chiều dài cột
sống (cm)

Chiều dài cột
sống (cm)
43,8- 46,2
46,8-48,7
48,8-51,2
51,3-53,7
53,8-56,2
56,3-58,7
58,8-61,2

Tư thế vai so
Nữ
Cổ
TL
4,46
1,71
4,84
1,97
4,83
2,19
4,98
2,20
5,18
2,33
5,45
2,26
6,00

2,32

Tư thế bẹt
Nam
Nữ
Cổ
TL
Cổ
TL
1,84
2,14 2,02 1,71
2,13
2,13 2,20 1,97
2,27
2,15 2,31 2,19
2,39
2,05 2,25 2,20
2,31
2,44 2,34 2,33
2,34
2,61 2,49 2,26
2,53
2,57 2,34 2,33

Tư thế gù
Nam
Nữ
Cổ
TL
Cổ

TL
4,66 5,04 4,44 5,27
4,79 4,97 4,84 5,05
4,63 5,27 4,83 5,27
4,79 5,59 4,95 5,50
5,07 5,62 5,18 5,33
5,26 5,73 5,45 5,46
5,53 5,99 6,00 5,17

Dịch tễ học biến dạng cột sống. Ngày nay, số lượng trẻ em bị biến dạng
cột sống chiếm tỷ lệ khá cao. Ở Philadenphia (Mỹ), nghiên cứu trên 731 trẻ
em, có 18% trong số 350 trẻ nam và 41% trong số 381 trẻ em nữ bị cong vẹo
cột sống [19]. Tại Anh, Sterning và cộng sự đã khám sàng lọc cho 1.799 học
sinh từ 6-14 tuổi, kết quả cho thấy có 5,9% học sinh có biểu hiện cong - vẹo
cột sống và sau khi cho chụp X-quang, thấy có 2,7% học sinh được chẩn đoán
xác định là bị cong vẹo cột sống [22].
Nghiên cứu của Nitzschke E, Hildenbrand M. được tiến hành tại 5 trường
học ở thành phố Bochum (Đức) trên tổng số 2075 trẻ em từ 10-17 tuổi, nhận
thấy tỷ lệ cong bệnh lý là 12% ở nữ và 15,3% ở nam (Góc gù đo bằng thước
đo gù Debrunner’s > 40o) [37].
Jana Kratěnová và cộng sự (2003) tiến hành nghiên cứu trên 3.600 học sinh
7, 11,15 tuổi ở nước cộng hoà Czech cho thấy có 32% học sinh bị ưỡn, 31%
14


học sinh bị gù (round back). Những học sinh có tư thế xấu có biểu hiện đau ở
vùng cổ và vùng thắt lưng cao hơn những học sinh bình thường [27]
Theo báo cáo của bác sỹ trưởng ban thanh tra vệ sinh phòng dịch thành
phố Gatchina (Nga) Xapiro I. M về tình hình sức khỏe học sinh thì tỷ lệ học
sinh bị rối loạn tư thế năm 2002 chiếm 26,6% [43] , theo Ladareva I. A. thì

trong những năm gần đây tỷ lệ học sinh bị rối loạn tư thế là 30-60%, trong đó
90-95% là do mắc phải [47]
Để nghiên cứu đường cong cột sống, trên thế giới người ta thường sử dụng
một số phương pháp sau đây:
1.1.3. Các phương pháp đánh giá đường cong cột sống.
Phương pháp chụp X-quang.
Đây là phương pháp được ứng dụng rất phổ biến.
Cột sống được chụp từ phía bên. Đối tượng đứng ở tư thế bình thường,
bên phải hướng về phía phim x-quang. Góc gù ngực, góc ưỡn thắt lưng và góc
cùng-cụt được đo trên phim x-quang ở phần ngực, thắt lưng và cùng cụt
[26].Góc gù ngực là góc tạo ra giữa cạnh dưới của thân đốt sống T4 và T12,
góc ưỡn thắt lưng là góc tạo ra giữa cạnh dưới của thân đốt sống T12 và cạnh
trên của thân đốt sống S1. Góc cùng-cụt là góc giữa cạnh trên của thân đốt
sống S1 và đường nằm ngang [36] (hình 1.6)
Phương pháp sử dụng thước Debrunner’s Kyphometer (hình 1.7)
Thước đo cong cột sống Debrunner’s được sử dụng để đánh giá hình dáng
cột sống theo mặt phẳng đứng trước sau (sagittal plan) (gù ngực và ưỡn thắt
lưng). Người khám dùng tay sờ rồi đánh dấu các điểm giữa các đốt sống T2 và
T3, T11 và T12, S1 và S2. Sau đó cho đối tượng đứng ở tư thế thẳng bình
thường, hai tay buông theo thân. Dùng thước để đo góc cong cột sống, được
đọc trực tiếp ở bộ phận thang đo của thước. Góc gù ngực là góc tạo thành giữa
đường nối đỉnh gai đốt sống T2-T3 và T11-T12, góc ưỡn thắt lưng là góc giữa
đường nối đỉnh gai đốt sống T11-T12 và S1-S2 [22, 31]
15


Hình 1.6 Đo góc Cobb trên phim
x-quang chụp nghiêng [36]

Hình 1.7. Đo cong cột sống bằng thước đo

gù Debrunner’s [32]

Góc cong thắt lưng được dự báo trước bằng thước đo gù là 44,66o± 2,68o
(từ 27-62o) và góc gù chẩn đoán bằng hình ảnh x-quang là 47,5o±3,35o (từ 2470o). Thước đo gù có độ tin cậy và chính xác hơn khi góc gù được đo nhỏ hơn
50o. Phương pháp này có thể làm giảm chi phí cho các chương trình kiểm soát
biến dạng cột sống trường học, chẩn đoán quá mức và tránh nhiễm phóng xạ
cho trẻ em [28].
Phương pháp sử dụng dây dọi (hình 1.8)

Bình thường



Ưỡn

Hình 2.8. Sử dụng dây dọi để khám cong cột sống

16


Học sinh đứng ở tư thế tự nhiên, mắt nhìn thẳng, hai tay buông xuôi dọc
theo thân, đầu gối thẳng, 2 bàn chân song song. Dây dọi bắt đầu ở bờ phía
trước của mắt cá chân chạy thẳng lên.
Bình thường: dây dọi sẽ đi qua các điểm giữa của đầu xương mác, mấu
chuyển xương đùi, mỏm xương quạ và đi qua lỗ tai ngoài.
Gù: điểm mỏm xương quạ nhích về phía sau (với trường hợp tư thế đầu
bình thường) hoặc nhích về phía trước (với trường hợp đầu, vai bị dô ra trước)
Ưỡn: điểm mấu chuyển xương đùi lệch về phía trước
Phương pháp đánh giá độ cong lưng
Người ta sử dụng thiết bị SCMD – (Spinal Curvature Measuring Device)

để vẽ đường cong cột sống ra giấy (hình 1.9). Sau đó tiến hành đo chiều dài
của cột sống, chiều sâu của các đoạn cong cột sống [36]

Hình 1.10. Hệ thống đồ bản

Hình 1.11. Đo độ sâu của

Hình 1.9. Phương pháp

Pneumex-MAP (Pneumex,

các đoạn cột sống (theo

SCMD [33]

Inc. Sandpoimt, ID)

Kovalkovaja) [44]

Ngoài ra người ta còn sử dụng hệ thống đồ bản Pneumex-MAP (hình 1.10)
để xác định đường cong tư thế cột sống. Đồ thị nhận được khi bệnh nhân đứng
quay lưng lại hệ thống Pneumax-MAP. Cả bệnh nhân và thầy thuốc đều có thể
nhìn thấy độ cong cột sống bệnh nhân so với độ cong lý tưởng. Hệ thống còn
cung cấp phương pháp xác định gián tiếp (non-invasive) vẹo cột sống. Một
17


nghiên cứu gần đây ở trường Tổng hợp Montana đã cho thấy có mối tương
quan cao giữa đo vẹo cột sống bằng hệ thống Pneumex-MAP và x-quang.
Phương pháp Kovalkovaja. [42, 44]

Đo độ sâu của các đoạn cong của cột sống: cho người bệnh đứng ở tư thế
tự nhiên, đặt ở phía sau thước đo nhân trắc, sao cho nó có phương thẳng đứng
và tiếp xúc với cột sống ở một điểm. Dùng thước đo (hình 1.11):
- Độ sâu của đoạn cong cổ (A) - khoảng cách từ thước đến gai đốt sống cổ
số 7
- Độ sâu của đoạn cong thắt lưng (B) - khoảng cách từ thước đến phần sâu
nhất của đường cong thắt lưng
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.1. Tình hình biến dạng cột sống. Tại Việt Nam, trong thập kỷ 80, theo
báo cáo của Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Song, tỷ lệ học sinh bị cong vẹo cột
sống là 27%. Ở Hà Nội, theo Đặng Đức Nhu [10], tỷ lệ cong vẹo cột sống ở
học sinh là 28,6%. Tác giả Trần Văn Dần [4].nhận định, tỷ lệ cong vẹo cột
sống ở học sinh thập kỷ 90 dao động từ 16-27% và nhìn chung tỷ lệ này không
giảm.
Theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Xuân Trường ở học sinh người Kh’me
tỉnh Kiên Giang, tỷ lệ cong vẹo cột sống năm 1997 là 27,1% và năm 2000 là
13,98%.
Hoàng Thị Thiệu và cs. nghiên cứu trên 456 học sinh thuộc 3 trường tiểu
học Lê Văn Tám, Thủ Lệ và Hoàng Văn Thụ (Hà nội) nhận thấy tỷ lệ bị cong
vẹo cột sống là 46,2% cả nam và nữ. Trong đó các em bị cong vẹo cột sống độ
I chiếm 86,4%, còn độ 2 chiếm 13,6% với nhiều hình thể vẹo khác nhau như
C thuận, C ngược, S thuận, S ngược, gù và ưỡn, trong đó chủ yếu là cong vẹo
hình chữ C thuận và C ngược, còn các hình thể vẹo khác chiếm tỷ lệ thấp [15].

18


Năm 2000, các tác giả Vũ Đức Thu, Lê Thị Kim Dung và Đào Ngọc Phong
khi nghiên cứu ở học sinh tại Sóc Sơn – Hà Nội đã nhận thấy tỷ lệ bị biến
dạng cột sống là 30,8% [17]

Tác giả Trần Thị Nguyên Hạnh (2001) khi nghiên cứu trên 300 học sinh
phổ thông tại Sóc Sơn - Hà Nội cho thấy tỷ lệ biến dạng cột sống thể gù chiếm
khá cao (23,8%) và tăng theo cấp học, biến dạng hình chữ C thuận chiếm tỷ lệ
từ 45-50% [6]
Theo Trương Văn Nguyên (2003), Tỷ lệ cong vẹo cột sống ở trường PTTH
Lương Ngọc Quyến (Thái Nguyên) là 7,2%, trong đó nữ bị cong vẹo cột sống
chiếm tỷ lệ cao hơn nam (nam 42%, nữ 58%). Tỷ lệ cong vẹo lệch phải là
64,5%, lệch trái là 35,5% [13]
Phạm Hồng Hải (2003) nghiên cứu trên 1157 học sinh tại Thái Nguyên cho
thấy tỷ lệ học sinh bị cong vẹo cột sống thực sự chiếm tỷ lệ 4,8%, trong đó
khối tiểu học là 4,5%, khối trung học cơ sở chiếm 5,0%; nguy cơ cong vẹo
chiếm 17,6% còn lại là vẹo sinh lý [5].
Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Chỉnh và cs. trên 9151 học sinh ở thành phố
Hải Phòng cho thấy, tỷ lệ vẹo cột sống chung là 4,48% (nam là 4,24; nữ là
5,57). Học sinh ở nông thôn có tỷ lệ cao nhất (6,29%) sau đó đến vùng Hải
đảo (4,73%; tỷ lệ thấp nhất là ở học sinh thành phố (3,83%). Hình thái cong
vẹo cột sống chủ yếu là vẹo hình chữ C (84%), trong đó C thuận 44,7%, C
ngược 39,3% [3].
Nguyễn Thị Bích Liên và cs (2005) tỷ lệ học sinh bị cong vẹo cột sống nói
chung là 18,9%, trong đó 19,6% ở nam và 18,3% ở nữ. Tỷ lệ cong vẹo cột
sống tăng theo cấp học (tiểu học là 17,2%, THCS 22,2%, THPT 18,8%), học
sinh ngoại thành có tỷ lệ cong vẹo cột sống cao hơn học sinh nội thành (21.4%
và 16,3%) [9]

19


Nghiên cứu trên 14.516 học sinh các cấp tại 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hoá
của Ngô Thị Bê (2001-2005) cho thấy tỷ lệ học sinh bị dị tật cột sống tăng
theo cấp học, TH là 20,22%, THCS: 28,44%, THPT: 32,98% [2]

Nguyễn Hữu Nghị và cộng sự nghiên cứu trên 199 học sinh khối 8 tại
thành phố Huế nhận thấy tỷ lệ cong vẹo cột sống chiếm 47,2%, không có sự
khác biệt giữa nam và nữ. Hình thái cong vẹo C thuận và C ngược chiếm tỷ lệ
cao nhất (43,6% và 25,5%). Cong vẹo cột sống phối hợp chỉ thấy ở nữ [11]
1.2.2. Các phương pháp khám cột sống. Hiện nay ở Việt Nam áp dụng
nhiều phương pháp khám cột sống khác nhau. Dường như các phương pháp
khám chủ yếu mô tả những biến đổi hình dáng cột sống trên mặt phẳng trái
phải (phát hiện vẹo cột sống), còn những biến đổi cột sống trên mặt phẳng
trước sau (cong cột sống) thì còn khá sơ lược, khiến cho các bác sĩ gặp không
ít khó khăn khi khám cột sống cho học sinh tại cộng đồng .
- Phương pháp khám lâm sàng.
Khám vẹo: Người khám quan sát, đánh giá sự cân đối của 2 mỏm xương bả
vai, 2 bờ vai, tam giác eo ở 2 bên sườn, miết tay theo cột sống, đánh dấu đỉnh
của các gai đốt sống, dùng dây dọi...sau đó so sánh cột sống với một đường
thẳng để tìm độ lệch, vẹo.
Khám cong: Học sinh ở tư thế đứng thẳng tự nhiên ( như khi khám vẹo cột
sống) người khám nhìn từ phía bên ( nhìn nghiêng) và chú ý các vị trí sau:
- Hai mỏm vai: khi có cong cột sống vai bị dô ra trước và thu hẹp lại (vai
so)
- Xương bả vai: khi có cong cột sống xương bả vai nhô lên, hai mỏm bả vai
doãng xa nhau.
- Ngực: khi có cong đoạn cột sống ngực lõm ra sau, các xương sườn lộ rõ.
- Bụng: ưỡn ra trước.
Các phương pháp này đều cho kết quả định tính và không thể so sánh sự
thay đổi của hình dáng cột sống giữa các đợt khám.
20


- Phương pháp chụp phim x-quang. Đây là phương pháp chính xác, lưu trữ
được hình ảnh. Nhưng việc tiến hành phức tạp và chi phí lớn nên khó áp dụng

cho khám tại cộng đồng.
- Phương pháp dùng thước Scoliosis Meter. Đây là phương pháp đơn giản,
dễ thực hiện tại cộng đồng. Sử dụng thước đo scoliosis meter để xác định độ
lệch của 2 khối cơ lưng. Độ lệch này hình thành khi cột sống bị vẹo làm cho
đầu xương sườn ở phía tiếp giáp với cột sống nhô lên tạo thành một ụ lồi ở vị
trí vẹo của lưng.[12, 13]
Tiêu chuẩn để đánh giá độ cong vẹo cột sống
- Từ 0o đến dưới 3o là bình thường
- Từ 3o đến dưới 5o là nghi ngờ, có nguy cơ
- Từ 5o đến dưới 10o là cong vẹo cột sống độ 1 (nhẹ)
- Từ 10 đến 15o là cng vẹo độ 2 (vừa)
- Trên 15o là cong vẹo độ 3 (nặng)

21


2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu : Học sinh tiểu học 8, 9 và 10 tuổi.
2.2. Địa điểm nghiên cứu : 3 trường tiểu học ở Thành phố Bắc Ninh (Trường
tiểu học Thị Cầu, TH Đáp Cầu và TH Võ Cường I)
2.3. Thời gian nghiên cứu : 11/2006 – 12/2007
2.4. Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
- Cỡ mẫu nghiên cứu: Mỗi tuổi chọn 100 học sinh nam và 100 học sinh nữ. Số
mẫu cho cả 3 tuổi là 600 học sinh. Do phải loại bỏ những trường hợp bị CVCS
(theo các nghiên cứu trước đây, học sinh CVCS 25%), do vậy phải bổ sung
thêm vào mẫu là 150 học sinh.
Tổng số mẫu là 750 học sinh
2.5. Nội dung nghiên cứu:
- Đo chiều cao, cân nặng học sinh

- Khám cột sống toàn bộ học sinh
- Đo đạc các chỉ số (những học sinh không bị vẹo cột sống)
- Đo chiều dài cột sống
- Đo độ sâu của đường cong đoạn cột sống cổ và thắt lưng
2.6. Bộ công cụ phục vụ nghiên cứu
- Thước đo nhân trắc, cân trọng lượng
2.7. Phương pháp thu thập số liệu
Bước 1: Khám cột sống cho toàn bộ học sinh từ 8 đến 10 tuổi, xác định những
trường hợp bị biến dạng cột sống (theo Thường quy kĩ thuật Viện Y học lao
động và vệ sinh môi trường)[18]
a. Tư thế khám.
- Đứng thẳng, nhìn thẳng từ phía sau
- Đứng thẳng, nhìn nghiêng từ phía bên

22


- Cúi (gót chân chụm, thẳng gối, đầu cúi, 2 tay buông lỏng đầu ngón tay
chạm vào mu bàn chân) nhìn cột sống từ phía sau
b. Tư thế
- Cột sống bình thường: tư thế thẳng đứng, nhìn từ phía sau, cột sống
thẳng, nhìn nghiêng phía bên cột sống có 2 đoạn uốn cong ra trước ở
cổ và thắt lưng, 2 đoạn cong uốn ra phía sau là đoạn lưng và cùng cụt
- Gù lưng (kyphosis) Đứng thẳng, nhìn nghiêng từ phía bên, đường
cong sống lưng nhô lên quá cao khiến thân hình ngắn lại. Gù lưng hay
đi đôi với vẹo cột sống (kypho-scoliosis)
- Ưỡn lưng (lordosis), thường ưỡn thắt lưng, đứng thẳng, nhìn nghiêng
từ phía bên, vòng cong thắt lưng ưỡn ra phía trước làm ngực nhô lên,
hai vai so lại, mặt có xu hướng ngửa lên.
- Vẹo cột sống (scoliosis) là chứng cột sống có đường cong khi đứng

thẳng nhìn từ phía sau. Hay gặp 2 loại là đường cong chữ S và chữ C.
*Vẹo hình chữ C: vẹo hoàn toàn làm đường cong lồi sang một
bên, đường nối vai nghiêng, đường nối mỏm xương bả vai nghiêng,
đường nối mào chậu nghiêng, tam giác thân 2 bên không bằng nhau.
Vẹo chữ C không hoàn toàn thường diễn ra ở khoảng đốt sống lưng 5-8.
Vẹo lưng phải hoặc vẹo lưng trái mà các dấu hiệu nhận biét bả vai có
khác nhau. Vẹo thắt lưng thường mặt lồi ở phía trái, tam giác thân phải
sâu, mạn sườn phải lõm hơn.
*Vẹo hình chữ S: thường gặp ở đoạn ngực và thắt lưng. Vẹo chữ
S thuận thì đoạn ngực lồi về trái, đoạn thắt lưng lồi về bên phải. Vẹo
chữ S ngược thì đoạn ngực lồi về bên phải và thắt lưng ngược lại lồi về
bên trái.
Bước 2: Đo đạc các chỉ số theo phương pháp Kovalkovaja (chỉ tiến hành đối
với các học sinh với chẩn đoán lâm sàng là không bị cong vẹo cột sống)

23


- Đo độ dài cột sống: Cho đối tượng đứng thẳng, đặt thước đo nhân trắc ở phía
sau và song song với đường giữa của thân, nhưng không chạm vào cột sống.
Đo chiều cao đứng của điểm trên cùng của cột sống (điểm dưới chẩm ở dọc
theo đường trung tâm) và điểm cuối cột sống (cuối xương cụt); hiệu số chiều
cao của 2 điểm trên chính là độ dài cột sống theo trục thẳng đứng.
- Đo độ sâu của các đoạn cong cổ và thắt lưng: Để đối tượng đứng tự nhiên,
phía sau đặt thước đo nhân trắc sao cho thước nằm theo chiều thẳng đứng và
có một điểm tiếp xúc với đường cong cột sống. Dùng thước đo khoảng cách
ngang từ thước nhân trắc đến gai đốt sống cổ số 7 (độ sâu ở cổ - C) và đến
điểm sâu nhất ở thắt lưng (độ sâu thắt lưng - L)
- Tính độ sâu trung bình theo chiều dài cột sống (M)
Chiều dài cột sống được chia thành k nhóm theo công thức [7]

k ≥ 1+3,32 lg n
Rx là miền biến thiên của X,

Rx = maxxi – min xi

∆x là khoảng trống của mỗi nhóm : ∆x ≤ Rx/k
2.8. Sai số và biện pháp khắc phục:
Tập huấn sâu cho cán bộ tham gia nghiên cứu để nắm vững các kỹ thuật thu
thập số liệu và cố gắng không thay đổi cán bộ trong quá trình triển khai đề tài,
tránh các sai số hệ thống.
2.9. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu được sự đồng ý của học sinh.
- Các đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ ràng và hợp tác với cán bộ
nghiên cứu
- Những trường hợp được phát hiện bị cong vẹo cột sống đểu được thông báo
cho nhà trường để nhà trường thông báo với gia đình học sinh
2.10. Xử lý số liệu : Xử lý số liệu bằng chương trình phần mềm Exel và SPSS,
sử dụng các test thống kê để so sánh các giá trị trung bình: test t, test t ghép
cặp.
24


3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Số lượng mẫu nghiên cứu
Bảng 3.1. Số lượng học sinh được nghiên cứu theo trường
Trường

Lớp 2

Lớp 3


Lớp 4

Tổng

Trường TH Thị Cầu

138

135

175

448

Trường TH Đáp Cầu

82

67

86

235

Trường TH Võ Cường I

70

58


67

195

Tổng cộng

290

260

328

878

Số lượng học sinh trong nghiên cứu là 878 em, gồm các học sinh khối 2
(290 em), khối 3 (260 em) và khối 4 (328 em) của 3 trường Tiểu học tại thành
phố Bắc Ninh là trường Tiểu học Thị cầu (448 học sinh), trường Tiểu học Đáp
Cầu (235 học sinh) và trường Tiểu học Võ Cường I (195 học sinh)
Bảng 3.2. Số lượng học sinh được nghiên cứu theo tuổi
Tuổi

Nam
Số lượng

Nữ

Tỷ lệ % Số lượng

Tổng


Tỷ lệ %

7

50

56,82

38

43,18

88

8

150

55,15

122

44,85

272

9

141


49,47

144

50,53

285

10

106

46,70

121

53,30

227

11

4

80,00

1

20,00


5

12

0

0,00

1

100

1

Tổng cộng

451

51,37

427

48,63

878

784

Số lượng học sinh thuộc đối tượng nghiên cứu từ 8 đến 10 tuổi là 784 em,

trong đó có 150 học sinh nam và 122 học sinh nữ 8 tuổi, 141 học sinh nam và
25


×