Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Nghiên cứu tuyển quặng 3 vùng mỏ Cóc mẫu MCQIII2 bằng sơ đồ kết hợp tuyển nổi trọng lực và tuyển nổi thông thường độ hạt 0,5mm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 90 trang )

Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Đồ Án Tốt Nghiệp
MỤC LỤC

BẢNG 4.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN ĐỘ HẠT.....................................47
BẢNG 4.3. BẢNG PHÂN TÍCH HOÁ TOÀN PHẦN......................................................47
...................................................................................................................................................52
BẢNG 6.1. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM TUYỂN VỚI LƯU LƯỢNG NƯỚC THAY
ĐỔI...........................................................................................................................................73
BẢNG 6.2. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM TUYỂN VỚI CHI PHÍ XÔ ĐA THAY ĐỔI....75
BẢNG 6.3. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM TUYỂN VỚI CHI PHÍ THỦY TINH LỎNG
THAY ĐỔI...............................................................................................................................77
BẢNG 6.4. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM TUYỂN VỚI CHI PHÍ THUỐC TẬP HỢP
THAY ĐỔI...............................................................................................................................79

SVTH: Vũ Văn Hoàng
Vũ Thị Hiên

1


Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Đồ Án Tốt Nghiệp

BẢNG BIỂU
BẢNG 4.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN ĐỘ HẠT.....................................47
BẢNG 4.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN ĐỘ HẠT.....................................47
BẢNG 4.3. BẢNG PHÂN TÍCH HOÁ TOÀN PHẦN......................................................47
BẢNG 4.3. BẢNG PHÂN TÍCH HOÁ TOÀN PHẦN......................................................47


...................................................................................................................................................52
BẢNG 6.1. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM TUYỂN VỚI LƯU LƯỢNG NƯỚC THAY
ĐỔI...........................................................................................................................................73
BẢNG 6.1. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM TUYỂN VỚI LƯU LƯỢNG NƯỚC THAY
ĐỔI...........................................................................................................................................73
BẢNG 6.2. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM TUYỂN VỚI CHI PHÍ XÔ ĐA THAY ĐỔI....75
BẢNG 6.2. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM TUYỂN VỚI CHI PHÍ XÔ ĐA THAY ĐỔI....75
BẢNG 6.3. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM TUYỂN VỚI CHI PHÍ THỦY TINH LỎNG
THAY ĐỔI...............................................................................................................................77
BẢNG 6.3. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM TUYỂN VỚI CHI PHÍ THỦY TINH LỎNG
THAY ĐỔI...............................................................................................................................77
BẢNG 6.4. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM TUYỂN VỚI CHI PHÍ THUỐC TẬP HỢP
THAY ĐỔI...............................................................................................................................79
BẢNG 6.4. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM TUYỂN VỚI CHI PHÍ THUỐC TẬP HỢP
THAY ĐỔI...............................................................................................................................79

SVTH: Vũ Văn Hoàng
Vũ Thị Hiên

2


Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Đồ Án Tốt Nghiệp

DANH MỤC HÌNH
BẢNG 4.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN ĐỘ HẠT.....................................47
BẢNG 4.3. BẢNG PHÂN TÍCH HOÁ TOÀN PHẦN......................................................47
...................................................................................................................................................52

BẢNG 6.1. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM TUYỂN VỚI LƯU LƯỢNG NƯỚC THAY
ĐỔI...........................................................................................................................................73
BẢNG 6.2. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM TUYỂN VỚI CHI PHÍ XÔ ĐA THAY ĐỔI....75
BẢNG 6.3. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM TUYỂN VỚI CHI PHÍ THỦY TINH LỎNG
THAY ĐỔI...............................................................................................................................77
BẢNG 6.4. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM TUYỂN VỚI CHI PHÍ THUỐC TẬP HỢP
THAY ĐỔI...............................................................................................................................79

SVTH: Vũ Văn Hoàng
Vũ Thị Hiên

3


Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Đồ Án Tốt Nghiệp
MỞ ĐẦU

Quá trình công nghệ chế biến quặng apatit sau công đoạn khai thác từ
mỏ để thu hồi apatit là một quá trình đa dạng, phức tạp và phong phú. Quá
trình này bao gồm nhiều giải pháp và quy trình kỹ thuật khác nhau để áp dụng
cho các đối tượng quặng đầu apatit có tính chất khác nhau đang tồn tại trong
thực tế ở Việt Nam.
Theo những tài liệu điều tra thăm dò địa chất thì apatit Việt Nam có trữ
lượng ước tính đạt tới hàng trăm triệu tấn, phân bố ở vùng Tây Bắc Bộ và tập
trung chủ yếu tại Lào Cai. Apatit Lào Cai là nguồn nguyên liệu chủ yếu để
sản xuất phân lân. Trữ lượng quặng loại 1, 2, 3 đã được thăm dò đánh giá đến
ngày 31/12/2011 vào khoảng 538 triệu tấn trong đó quặng loại 3 khoảng 244
triệu tấn.

Ngày nay, với sự phát triển của nền nông nghiệp nước nhà, nhu cầu
phân bón trong nước ngày càng cao trong đó đặc biệt là các loại phân chứa
gốc phosphat. Để đáp ứng nhu cầu, việc khai thác quặng apatit ngày càng
được đẩy mạnh. Do nguồn cung cấp nguyên liệu chính cho các nhà máy tuyển
hiện nay là quặng apatit loại 3, nên việc nghiên cứu công nghệ tuyển các loại
quặng apatit loại 3 cần phải tiếp tục để tăng hiệu quả quá trình tuyển đồng
thời đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu ngày càng tăng của các nhà máy hóa
chất và các nhà máy sản xuất phân bón trên cả nước.
Thực hiện đồ án tốt nghiệp: “Nghiên cứu tuyển quặng 3 vùng mỏ Cóc mẫu
MCQIII-2 bằng sơ đồ kết hợp tuyển nổi trọng lực và tuyển nổi thông
thường độ hạt -0,5mm” giúp bản thân em nắm vững kiến thức về tuyển
khoáng nói chung và tuyển nổi nói riêng, có cái nhìn tổng quát hơn, sâu sắc
hơn về phương pháp tuyển nổi, đặc biệt là với tuyển quặng apatit.

SVTH: Vũ Văn Hoàng
Vũ Thị Hiên

4


Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Đồ Án Tốt Nghiệp

1. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá khả năng kết hợp phương pháp tuyển nổi trọng lực và tuyển
nổi thông thường để tuyển có hiệu quả mẫu quặng III vùng Mỏ Cóc- Lào Cai
- Xác định các thông số và sơ đồ tuyển để từ quặng MCQIII-2 thu được
tinh quặng apatit có hàm lượng P2O5 ≥ 32%.
- Trên cơ sở đó, đánh giá khả năng ứng dụng của thiết bị tuyển nổi trọng

lực vào thực tế để cải thiện sơ đồ xử lý quặng apatit loại IIIvà khả năng kết
hợp phương pháp tuyển nổi trọng lực và tuyển nổi thông thường để tuyển hiệu
quả quặng loại III tại Lào Cai.
2.Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận
Trên cơ sở tài liệu tham khảo thí nghiệm tuyển nổi thông thường và
tuyển nổi trọng lực đối với apatit loại III tại Việt Nam và thế giới. Sau đó tối
ưu hóa các thông số điều kiện của quá trình
Phương pháp nghiên cứu
- Tổng hợp tài liệu về tuyển quặng apatit nói chung và quặng apatit –
thạch anh trên thế giới và Việt Nam.
- Thí nghiệm trong phòng thí nghiệm: tuyển nổi thí nghiệm điều kiện,
tuyển nổi vòng hở, tuyển nổi vòng kín, tuyển nổi trọng lực và đưa ra các
thông số tối ưu.
- Đánh giá và đưa ra kết luận
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tuyển mẫu quặng apatit loại III vùng Mỏ Cóc - Lào Cai cấp
hạt -0,5 mm
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tuyển quặng MCQIII-2 (apatit loại III vùng Mỏ Cóc – Lào
Cai) bằng phương pháp kết hợp tuyển nổi trọng lực và tuyển nổi thông
thường.
SVTH: Vũ Văn Hoàng
Vũ Thị Hiên

5


Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất


Đồ Án Tốt Nghiệp

Mặc dù chúng em đã hết sức cố gắng xong bản đồ án không tránh khỏi các
thiếu xót. Rất mong được sự chỉ bảo, góp ý của Thầy cô giáo và các bạn để
cuốn đồ án được hoàn thiện hơn.
Em xin được bày tỏ sự biết ơn các thầy cô trong bộ môn tuyển khoáng, đặc
biệt là Thầy Nguyễn Hoàng Sơn đã chỉ bảo, giúp đỡ tận tình để chúng em
hoàn thành cuốn đồ án này.
Hà Nội ,ngày 12 tháng 6 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Vũ Văn Hoàng
Vũ Thị Hiên

CHƯƠNG 1

SVTH: Vũ Văn Hoàng
Vũ Thị Hiên

6


Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Đồ Án Tốt Nghiệp

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC QUẶNG APATIT Ở TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1.Khái niệm và phân loại quặng Apatit.
Đá phosphat thường chứa khoáng vật apatit. Các mỏ quặng apatit được

chia làm ba kiểu chính: trầm tích , macma và guano. Đến nay người ta đã biết
được khoảng 200 dạng khoáng vật phosphat, nhiều nhất là họ apatit.
Apatit là quặng chứa hợp chất của phospho, có công thức hoá học tổng
quát là Ca5(PO4)3F hoặc Ca5(PO4)3Cl. Nó là nguyên liệu chính để sản xuất
phospho và các hợp chất của nó. Phospho và các hợp chất chứa phospho được
ứng dụng rộng rãi trong nền kinh tế quốc dân, ngành công nghiệp phân bón sử
dụng khoảng 90% nhu cầu về phospho, ở đây phospho được sử dụng dưới
dạng các loại phân bón chứa phosphat (phân lân) như supe phosphat đơn và
kép, amophos, nitrophos, phosphat kết tủa, các loại phân lân nung chảy. Các
ngành công nghiệp khác sử dụng 10% nhu cầu còn lại. Phospho đỏ được sử
dụng rộng rãi trong luyện kim và công nghiệp sản xuất diêm, phosphatnatri
trong công nghiệp sản xuất bột giặt và chất tẩy rửa, phosphatcanxi trong công
nghiệp sản xuất giấy, ferophospho trong công nghiệp luyện kim, các este của
axit phosphoric trong công nghiệp chất dẻo, thuốc trừ sâu và hoá dược, các
hợp chất sunfua và clorua chứa phospho là những hoá chất quan trọng trong
tổng hợp hữu cơ.
Theo thành phần hoá học, khoáng vật, thạch học quặng apatit được phân
chia ra bốn dạng cơ bản:
• Quặng loại I là loại apatit đơn khoáng giàu P 2O5 (hàm lượng từ 28% trở
lên).
• Quặng loại II là loại apatit dolomit (hàm lượng P2O5 18-26%).
• Quặng loại III là loại apatit thạch anh (hàm lượng P2O5 từ 14-18%).
• Quặng loại IV là apatit-dolomit-thạch anh (hàm lượng P2O5 từ 8-14%).

SVTH: Vũ Văn Hoàng
Vũ Thị Hiên

7



Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Đồ Án Tốt Nghiệp

1.2.Trữ lượng và tình hình khai thác quặng apatit.
1.2.1.Trữ lượng và tình hình khai thác quặng apatit trên thế giới.
Theo thống kê, trữ lượng quặng apatit trên thế giới hiện vào khoảng
63,1 tỉ tấn P2O5. Trong đó, quặng apatit – cacbonat là kiểu phosphorit trầm
tích khá phổ biến trên thế giới là nguồn nguyên liêu phosphat khổng lồ cung
cấp khoảng 80-90% sản lượng phosphat trên toàn thế giới trong 10 năm qua.
Những bể quặng apatit chủ yếu nằm ở Nga, Cộng hòa Nam Phi, Braxin, Phần
Lan, Dimbabue, Canada; còn photphorit có ở nhiều nơi, nhất là Châu Phi, Bắc
Mỹ.
Bảng 1.1. Trữ lượng dự trữ (khai thác) và trữ lượng tài nguyên của các nước
đứng đầu thế giới thời điểm 2010.
Tên quốc gia

Trữ lượng dự trữ

Tài nguyên (106tấn)

(106 tấn)
Mỹ
1.100
49.000
Algeria
260
2.000
Australia
82

3.500
Brazil
260
2.800
Canada
5
125
Trung Quốc
3.700
6.800
Angola
130
1600
Israel
200
1.600
Jordani
1.500
1.500
Maroc và Tây Sahara
5.700
170-340.000
Nga
200
4.300
Senegal
80
250
Nam Phi
1.500

7.700
Serya
100
2.000
Togo
60
1.000
Tunisia
100
1.200
Peru
100
10.000
- Dự trữ: là nguồn quặng apatit có thể được khai thác ở thời điểm nhất
định để sản xuất ra sản phẩm phù hợp.

SVTH: Vũ Văn Hoàng
Vũ Thị Hiên

8


Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Đồ Án Tốt Nghiệp

- Tài nguyên: nguồn quặng apatit ở mọi cấp độ có thể được khai thác ở
một thời điểm trong tương lai, bao gồm nguồn dự trữ.
Bảng 1.2. Sản lượng khai thác quặng apatit các nước trên thế giới
Đơn vị: triệu tấn

Tên quốc gia

Tổng Khối Lượng
2009

2010

2011

Thành Phần hữu hiệu P2O5
2009

2010

2011

Algeria
1.070
1.525
1.500
305
458
450
Canada
900
900
900
300
300
300

Australia
2.500
2.600
2.650
575
600
610
Brazil
6.084
6.192
6.200
2.163
2.179
2.200
Trung quốc
60.200
68.000
81.000
18.000
20.400
24.000
Israel
2.679
3.135
3.105
740
860
850
Jordan
5.281

6.529
6.500
1.620
2.000
2.000
Maroc
18.400
26.600
28.000
6.000
8.800
9.200
Nga
9.500
11.000
11.200
3.500
4.000
4.070
Nam phi
2.237
2.494
2.500
839
935
940
Syria
2.466
3.765
3.100

1.030
1.160
930
Tunisia
7.398
7.281
5.000
2.210
2.140
1.500
Mỹ
26.400
25.800
28.100
7.640
7.400
8.160
Theo các nhà nghiên cứu về quặng apatit dự đoán rằng sản lượng apatit sẽ đạt
cực điểm trong vòng 25 năm tới sau đó giảm dần do nguồn tài nguyên bị cạn
kiệt.
1.2.2. Trữ lượng và tình hình khai thác quặng apatit ở nước ta.
Quặng apatit Lào Cai có nguồn gốc liên quan chặt chẽ đến phụ thành
hệ dolomit – lục nguyên được tạo thành trong điều kiện biển tiến với sự sụt
lún kiểu địa hào vào đầu giai đoạn hoạt động nền Rifei – Paleozoi và được
trải qua quá trình biến chất khu vực yếu. Từ Rifei muộn đáy bồn trầm tích
được nâng lên cao, sau đó lại bị lún chìm với nhiều lần dao động hình thành
hệ lục nguyên – cacbonat (Điệp Cam Đường) được chia ra 3 phụ thành hệ:
phụ thành hệ lục nguyên - cacbonat (tầng KS1 đến KS3) có bề dày 430m, phụ
thành hệ dolomit - lục nguyên chứa photphat (tầng KS4 đến KS7) có bề dày
SVTH: Vũ Văn Hoàng

Vũ Thị Hiên

9


Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Đồ Án Tốt Nghiệp

300m và phụ thành hệ lục nguyên – cacbonat (tầng KS8) có bề dày 350m.
Phụ thành hệ dolomit – lục nguyên chứa photphat đã bị biến chất được đặc
trưng bởi các đá phiến giàu dolomit, apatit, thạch anh, muscovit, fenspat.
Bảng 1.3. Trữ lượng quặng apatit đã thăm dò và trữ lượng dự báo (Tính đến
ngày 31/12/2011)
Đơn vị: triệu tấn
Loại

A+B

quặng
I
II
III
IV

3,865
44,130
32,800
22,290


Tổng

103,085

C1
10,593
82,160
85,700
116,640
295,09
3

SVTH: Vũ Văn Hoàng
Vũ Thị Hiên

A+B+C1

C2

A+B+

P1+P2

A+B+C1+

14,458
126,290
118,500
138,930


C1+C2
12,586 27,044
5,790
59,552 185,842 19,820
113,900 232,400 567,007
151,780 290,710 1074,000

C2+P1+P2
32,834
205,662
799,407
1364,710

398,178

337,818 735,996 1666,617

2402,613

10


Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Đồ Án Tốt Nghiệp

Bảng 1.4. Thành phần hóa học trong quặng Apatit Lào Cai
Tên hợp chất
P2O5
SiO2

CaO
MgO
F
MnO2
CO2
CKT

Loại I
28-36
7-24
33-37
0,4-0,7
1,8-2,5
0,5-0,7
0,3-0,7
8-27

Hàm lượng trong quặng %
Loại II
Loại III(KS4)
20-26
14-16
6-12
44-48
37-43
18-20
4,8-6,8
1,4-1,6
1,5-1,7
0,4-0,5

0,2-0,7
6,4-12,4
0,4-0,5
7-13
52-57

Loại IV(KS6,7)
10-13
22-28
27-29
6,8-9,2
0,3-0,5
13-17
24-32

Bảng 1.5. Tình hình khai thác quặng apatit ở nước ta
Tổng khối lượng

Thành phần hữu hiệu P2O5

(nghìn tấn)
(nghìn tấn)
2007 2008 2009 2010 2011 2007 2008 2009 2010 2011
1.523 2.101 2.047 2.268 2.300 460
630
614
680
700
Trong khi diện tích đất nông nghiệp nước ta ngày càng bị thu hẹp do
quá trình đô thị hóa và chuyển đổi sang các ngành khác, đến năm 2025 giảm

đi 10-15% đất nông nghiệp, mà nhu cầu lương thực ngày càng tăng. Để đảm
bảo lương thực trong nước, chủ trương chính phủ là thâm canh nông nghiệp.
Do đó, nhu cầu phân bón ngày càng cao, đặc biệt là các loại phân có gốc
phosphat. Sản lượng khai thác và chế biến quặng apatit ở nước ta sẽ tăng cao.
Theo dự báo, từ năm 2017 đến 2030 sản lượng quặng loại III khai thác cần
phải đáp ứng vào khoảng 3.150 nghìn tấn/năm .
Giai đoạn sắp tới, quặng III không chỉ được sử dụng trực tiếp cho sản
xuất phân bón mà còn để cung cấp cho nhu cầu sản xuất thức ăn gia súc, sản
xuất axit photphoric trích ly đáp ứng cho nhu cầu hóa chất trong nước đang
ngày càng tăng. Do đó, việc nghiên cứu khai thác, chế biến và sử dụng quặng
III vẫn là điều cần thiết.

SVTH: Vũ Văn Hoàng
Vũ Thị Hiên

11


Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Đồ Án Tốt Nghiệp

1.3.Tình hình nghiên cứu làm giàu quặng apatit.
1.3.1.Tình hình nghiên cứu làm giàu quặng apatit nghèo trên thế giới.
Quặng apatit là nguồn nguyên liệu vô cùng quý giá, nguồn cung cấp
chính gốc PO43-. Vấn đề sử dụng triệt để quặng apatit không phải là vấn đề
mới nhưng luôn là vấn đề lớn, ngay cả các nhà quản lý ở cấp vĩ mô cũng thấy
được điều ấy. Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã công bố, việc lựa chọn
phương pháp làm giàu quặng apatit nghèo thì phụ thuộc rất nhiều vào thành
phần khoáng vật đi kèm và cách xử lý khoáng vật đi kèm đó. Tùy vào thành

phần của quặng mà người ta có thể áp dụng những phương pháp làm giàu như
sau: sàng, rửa, đãi, tuyển từ, tuyển tĩnh điện, xử lý nhiệt, xử lý hóa học, tuyển
nổi hoặc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.
Ở Nga, quặng ở Kovdor là quặng manhetit – apatit, chứa trung bình 7,0
-7,8% P2O5 sau khi tách từ ướt nâng hàm lượng lên 8-13% P 2O5 rồi cô đặc và
khử Slam loại 0,044 mm trong xyclon thủy lực, nghiền bã tới 40-43% -0,074,
khử Slam loại 0,01 mm đưa vào tuyển nổi.
Ở mỏ Phalabowa ở Nam Phi có 3 dạng quặng chứa apatit: piroxen,
phoskorit và cacbonanit có hàm lượng P2O5 7-11,5%, ngoài khoáng vật có ích
là apatit, quặng còn có chứa manhetit và đồng sunfua. Cả 3 kiểu quặng này
được làm giàu theo những công đoạn riêng: tuyển nổi đồng sunfua, tuyển từ
với manhetit và tuyển nổi với phosphat. Nhờ sơ đồ công nghệ thích hợp mà
người ta thu được 6 loại quặng tinh apatit có hàm lượng P2O5 36-40%.
Ở mỏ Silinhavi Phần Lan, khai thác quặng nghèo. Thành phần khoáng
vật apatit 10%, canxi và dolomit 20%, mica 65%, khoáng silicat khác 5%.
Tinh quặng thu được chứa 35-40% P2O5, ở dạng bánh có độ ẩm 8% dùng để
sản xuất axit trích ly, đuôi thải thì dùng để sản xuất canxit bón ruộng và sản
xuất mica.

SVTH: Vũ Văn Hoàng
Vũ Thị Hiên

12


Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Đồ Án Tốt Nghiệp

Ở mỏ Doron Dimbabe, người ta khai thác quặng với tạp chất manhetit

có hàm lượng P2O5 trung bình khoảng 8%. Người ta tuyển bằng cánh rửa, đập
chọn lọc, tách từ và tuyển nổi những phần không có tính từ. Phần này được
nghiền đến -0,18 mm, khử Slam 0,04 mm thì thu được quặng tinh có hàm
lượng 35%.
Đối với những quặng apatit chứa cacbonat và silic, người ta áp dụng cả
hai chế độ tuyển: tuyển nổi cacbonat và tuyển nổi phosphat. Thí dụ như quặng
Jhamacotra (Ấn Độ), Guizhoa (Trung Quốc) được áp dụng công nghệ tuyển
nổi cacbonat đơn dùng axit béo làm thuốc tập hợp, chất tạo bọt, dùng axit
phosphoric làm thuốc điều chỉnh môi trường ở 3,4-4,5 pH. Tinh quặng đạt 3438% P2O5, 0,8-1% MgO, hệ số thu hồi là 70-90%.
Đối với quặng chứa nhiều silic như ở Floia và Tây Nam Hoa kỳ (tương
tự như quặng loại IV Lào Cai) thì áp dụng kết hợp hai giai đoạn: giai đoạn
một là tách dolomit trong môi trường axit, giai đoạn hai là tách apatit ra khỏi
silic. Tinh quặng thu được 29-30% P2O5, 0,8-1% MgO, thực thu đạt từ 7589%.
Ở Brazin, Rodrigo và các cộng sự đã sử dụng nhiều công đoạn để tuyển
quặng chứa phosphat-dolomit-thạch anh. Quặng đầu vào sẽ được gia công
nghiền, tách Slam, tuyển nổi phosphat – dolomit bằng các axit béo (Flotanol
D25) trong môi trường kiềm. Sản phẩm trong ngăn máy chứa nhiều thạch
anh, sản phẩm bột chuyển đổi môi trường về pH = 5,5 bằng axit phosphoric
hoặc bằng axit citric và tuyển nổi dolomit bằng dầu đậu tương. Với quặng đầu
vào có hàm lượng P2O5=19% thu được tinh quặng có hàm lượng
P2O5=32,46%.
1.3.2 Tình hình nghiên cứu làm giàu quặng apatit loại III ở nước ta.
Ngay từ năm 1958 các nhà khoa học Việt nam và Liên Xô (cũ) đã bắt đầu
nghiên cứu khả năng làm giàu quặng apatit III tại Mỏ Cóc, Cam Đường, Lào
SVTH: Vũ Văn Hoàng
Vũ Thị Hiên

13



Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Đồ Án Tốt Nghiệp

Cai (16,5% P2O5) với môi tường tuyển gồm xôđa, thuỷ tinh lỏng, dùng xà
phòng làm chất tập hợp và đã thu được tinh quặng 35% P 2O5; 4% các oxit
(sắt, nhôm...) với tỷ lệ thu hồi P2O5 (thực thu) đạt 69%. Năm 1960 cũng ở
Liên Xô, người ta thử nghiệm tuyển quặng apatit loại III tại Mỏ Cóc với hàm
lượng 14,3% P2O5 và thu được tinh quặng chứa 31-32% P2O5với hệ số thực
thu P2O5 gần 60% tại các phòng thí nghiệm ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu
cũng thí nghiệm tuyển quặng apatit với chất tập hợp là natri oleat. Các kết quả
thí nghiệm cho thấy đối với các mẫu quặng có hàm lượng than cao hoặc chứa
nhiều muscovit, thì tinh quặng thu được chỉ có hàm lượng P 2O5 trung bình cỡ
30% với hệ số thực thu thấp (cỡ 50%). Những kết quả trong phòng thí nghiệm
vào năm 1974 với quặng ở vùng Cam Đường, Lào Cai, do các chuyên gia
Liên Xô thực hiện với mục đích nghiên cứu khả năng dùng quặng apatit loại
III Lào Cai cho sản xuất phân bón, cho thấy với quặng được nghiền đến cỡ
hạt 0,1 mm, khử bùn (cỡ hạt 0,01 -0,02 mm), dùng chất tập hợp là cặn rượu
bậc cao (0,1 - 0,2 kg/T) để tuyển khoáng muscovit và sau đó tiến hành tuyển
khoáng apatit, thì tinh quặng nhận được có hàm lượng P2O5 là 32%. Kết quả
thử nghiệm tuyển trên lô lớn (60T) quặng apatit III Lào Cai (16,8 % P 2O5) cho
thấy tinh quặng thu được có hàm lượng P2O5 là 32% với hệ số thực thu 55%.
Cũng trong khoảng thời gian này tại một số phòng thí nghiệm ở CHDCND
Triều Tiên, Rumani, CHDC Đức người ta cũng tiến hành thử nghiệm tuyển
quặng apatit loại III Lào Cai với nhiều quy mô thử nghiệm khác nhau về
tuyển quặng apatit loại III nghèo (khoảng 14% P 2O5). Qua nghiên cứu, người
ta thấy có thể thu được tinh quặng apatit với hàm lượng P 2O5 26 - 32% và hệ
số thực thu đạt đến 60 - 70%. Nếu tăng hàm lượng P 2O5 trong tinh quặng lên (
32,2 - 32,7 %) P2O5 thì hệ số này thấp xuống (chỉ đạt cỡ 47 - 50%). Người ta
cho rằng sở dĩ hệ số thực thu khá thấp vì trong các mẫu quặng nghiên cứu có

chứa nhiều cacbonat và có các thành khoáng hỗn tạp khác làm giảm tính khả
SVTH: Vũ Văn Hoàng
Vũ Thị Hiên

14


Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Đồ Án Tốt Nghiệp

tuyển của quặng apatit. Trên cơ sở Nhà máy tuyển quặng apatit đang xây
dựng dở dang theo thiết kế của Liên Xô (cũ), Nhà máy tuyển quặng apatit
được xây dựng lại và đi vào hoạt động từ năm 1994. Nhà máy đã hoạt động
nhưng còn nhiều khâu trong dây chuyền công nghệ như tự động hoá đo
lường, xử lý trung hòa quặng đầu vào v.v... còn chưa hoạt động hoặc hoạt
động kém hiệu quả. Quy trình tuyển nổi sử dụng trong Nhà máy là quy trình
tuyển thuận: tuyển tách khoáng apatit (phần nổi) ra khỏi đuôi tuyển. Trong
thời gian đầu hoạt động Nhà máy đều sử dụng các loại thuốc tuyển nhập
ngoại của Thuỵ Điển. Trước 1990 Viện Hoá học Công nghiệp đã thực hiện Đề
tài nghiên cứu chế tạo thuốc tuyển quặng apatit Lào Cai trong khuôn khổ đề
tài cấp Nhà nước KC.06-01. Thuốc tuyển đã qua nhiều giai đoạn thử nghiệm
và cải tiến với các tên DPO -92; DPO - 93; DPO - 93A; VH - 2k2 và gần đây
nhất (năm 2000) là VH 2000. Vào những năm 1996 - 2001 Nhà máy bắt đầu
tuyển thử nghiệm ở quy mô pilot và công nghiệp các loại thuốc tuyển do Viện
Hoá học Công nghiệp nghiên cứu, sản xuất. Ngày 16/11/2001,Thuốc tuyển
VH 2000 của Viện Hoá học Công nghiệp, đã được Hội đồng KHCN của Tổng
Công ty Hoá chất Việt Nam đánh giá tương đương với một số thuốc tuyển
nhập ngoại hiện có tại Nhà máy. Tổng công ty Hoá chất Việt Nam và Công ty
Apatit Việt Nam đã quyết định sử dụng thuốc tuyển VH 2000 để thay thế một

phần các loại thuốc tuyển ngoại. Trong các năm từ 1995 Nhà máy tuyển
quặng apatit Lào Cai đã thử nghiệm và sử dụng thuốc tuyển nội trong sản xuất
quặng apatit.

SVTH: Vũ Văn Hoàng
Vũ Thị Hiên

15


Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Đồ Án Tốt Nghiệp
CHƯƠNG 2

KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA CHẤT, TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ TUYỂN
QUẶNG APATIT LOẠI 3 LÀO CAI
2.1 Giới thiệu về khu mỏ apatit Lào Cai.
2.1.1 Vị trí địa lý.
Khoáng sản apatit Lào Cai nằm ở phía Tây Bắc Bộ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam (giáp biên giới Việt Nam – Trung Hoa), với chiều dài
khoảng 100 km từ Lũng Pô – Bát Xát đến Bảo Hà thuộc tỉnh Lào Cai, với
chiều rộng từ 1 đến 4 km được chia thành 3 vùng chính là:
Vùng 1. Phân vùng Bát Xát-Ngòi Bo: là trung tâm của khoáng sàng
apatit Lào Cai, có chiều dài 33,5 km. Là vùng có chữ lượng lớn và ổn định
nhất.
Vùng 2. Phân vung Ngòi Bo-Bảo Hà: Số liệu thăm dò địa chất chưa đầy
đủ để xác định trữ lượng tài nguyên.
Vùng 3. Phân vùng Bát Xát-Lũng Pô: Chưa thực hiện thăm dò địa chất
để xác định trữ lượng tài nguyên.

Khu vực đã và đang khai thác nằm ở giữa khoáng sàng là nơi có trữ
lượng quặng loại I tập trung nhất, nó nằm trong địa phận giữa 2 xã Cam
Đường, Tả Phời và Xã Đồng tuyển thuộc thành phố Lào Cai.
2.1.2 Giao thông vận tải.
Khu vực mỏ sử dụng hệ thống giao thông đường bộ là chủ yếu để nối
liền giữa các thị trấn, thị xã, tỉnh, thành phố lân cận. Ngoài ra còn có hệ thống
đường sắt Quốc gia và đường sắt nội bộ phục vụ công tác khai thác và tiêu thụ
sản phẩm.
Đường ô tô.
Từ khu mỏ có đường ô tô chạy thẳng lên thành phố Lào Cai- nối thông
với quốc lộ 70, xuôi về phía nam nối thông với quốc lộ 4E. Trong khu vực
khai thác và chế biến của mỏ có hệ thống đường bộ tương đối quy mô.
Đường sắt.

SVTH: Vũ Văn Hoàng
Vũ Thị Hiên

16


Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Đồ Án Tốt Nghiệp

Phía Đông Nam của khu mỏ có hệ thống đường sắt Quốc gia từ ga Pom
Hán đi các ga sau: Pom Hán đi Lào Cai (16 km); Pom Hán đi phố Lu (24 km)
… Ngoài ra còn có hệ thống đường sắt nội bộ dài hàng chục km, vận chuyển
quặng từ khai trường về nhà máy tuyển Tằng Loỏng với toa xe tự lật.
Đường sông
Ngoài đường bộ và đường sắt Lào Cai còn có đường sông. Sông Hồng

có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển và lưu thông hàng hóa với các
tỉnh, thành phố lân cận…
2.1.3 Dân cư.
Dân cư ở Lào Cai có khoảng 6,5 vạn người với 25 dân tộc khác nhau:
Gồm dân tộc Kinh, Hmông,Tày, Dao, Nhắng, Thái, …
Dân số trong tỉnh phát triển kinh tế theo hai hướng chủ yếu là: Công
nghiệp khai thác khoáng sản và nông nghiệp với chăn nuôi, trồng trọt là chủ
yếu, một phần làm nghề thủ công mỹ nghệ và buôn bán nhỏ lẻ.
2.1.4 Địa hình.
Khu vực mỏ nằm trong tỉnh Lào Cai. Địa hình thấp dần từ phía Tây
đến phía Đông, các dãy núi thuộc dải Hoàng Liên Sơn chạy theo hướng Đông
Bắc - Tây Nam với độ cao trung bình là 500m.
Sông Hồng là con sông chính chảy qua địa phận thành phố Lào Cai,
Cam Đường và cách khu mỏ 15 km về phía Đông với hướng chảy chính: Tây
Bắc- Đông Nam. Ngoài sông Hồng khu mỏ còn có các con suối nhỏ chảy xen
kẽ giữa các khu vực…
2.1.5 Khí hậu.
Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do nằm sâu trong lục địa bị
chia phối bởi yếu tố địa hình phức tạp nên diễn biến thời tiết có phần thay đổi,
khác biệt theo thời gian và không gian. Đột biến về nhiệt độ thường xuất
hiện ở dạng nhiệt độ trong ngày lên cao hoặc xuống thấp.
SVTH: Vũ Văn Hoàng
Vũ Thị Hiên

17


Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Đồ Án Tốt Nghiệp


Khí hậu Lào Cai chia làm hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến
tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung
bình nằm ở vùng cao từ 150C ÷ 200C,lượng mưa trung bình từ 1.800mm÷
>2.000mm. Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng thấp từ 230C ÷ 290C, lượng mưa
trung bình từ 1.400mm ÷ 1.700mm.
2.1.6 Điện lực và nhiên liệu.
Nguồn cung cấp điện chính là mạng điện quốc gia 110/35/6 kv. Các
nguồn nguyên nhiên liệu khác được cung cấp bởi các Tổng công ty, nhà máy
trong nước.
2.1.7 Lịch sử phát triển của khu mỏ.
Apatit được phát hiện năm 1924 và đi vào khai thác từ năm 1940 đến
năm 1944 do thực dân Pháp sau đó đến phát xít Nhật đã khai thác ở Cam
Đường, Mỏ Cóc và Làng Mô.
Tháng 6 năm 1956 Chính phủ Việt Nam đã đề nghị Chính phủ Liên Xô
giúp đỡ xây dựng và phát triển mỏ với công suất quặng là 500.000 tấn/năm
trên cơ sở trữ lượng của khu Mỏ Cóc.
Từ năm 1956 đến năm 1979 mỏ đã đi vào khai thác nửa thủ công nửa
cơ giới,theo phương pháp lộ thiên, bốc xúc đất đá đổ ra các bãi thải để lấy
quặng đạt tiêu chuẩn loại I.
Từ năm 1980 trở đi mỏ chính thức đi vào khai thác và sử dụng quặng
loại III với hàm lượng P 2O5 = 20% nhưng việc khai thác không tuân theo một
biện pháp cụ thể nên làm tổn thất một lượng lớn quặng loại I. Ngoài số đã bóc
trên các công trường cũng có loại quặng loại III chưa được khai thác. Đến nay
về cơ bản quặng loại I đã được khai thác gần hết, quặng loại III ở các bãi thải
riêng cũng như ở các khai trường đang được khai thác cung cấp làm nguyên
liệu cho các nhà máy tuyển.
2.2 Giới thiệu về quặng apatít Lào Cai.
SVTH: Vũ Văn Hoàng
Vũ Thị Hiên


18


Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Đồ Án Tốt Nghiệp

2.2.1 Đặc điểm địa chất.
Quặng apatit Lào Cai là loại quặng thuộc thành hệ metan phosphorit
(apatit-dolomit), là thành hệ chủ yếu được sử dụng cho ngành công nghiệp
sản xuất phân bón chứa lân ở nước ta. Về trữ lượng thuộc thành hệ apatitdolomit có trữ lượng lớn nhất phân bố dọc theo bờ phải sông Hồng thuộc địa
phận Lào Cai. Mỏ apatit Lào Cai có chiều dày 200m, rộng từ 1–4 km chạy dài
100 km nằm trong địa phận Việt Nam, từ Bảo Hà ở phía Đông Nam đến Bát
Xát ở phía Bắc, giáp biên giới Trung Quốc.
Quặng apatit ở đây được phát hiện từ năm 1924. Các nhà địa chất đã
hoàn thành các nghiên cứu về khảo sát chi tiết địa tầng chứa apatit, nghiên
cứu cấu trúc kiến tạo của khu mỏ, nghiên cứu và xác định trữ lượng từng loại
quặng.
2.2.2 Phân loại theo thạch học.
Căn cứ vào đặc điểm thạch học người ta chia toàn bộ khu mỏ apatit Lào
Cai thành 8 tầng, ký hiệu từ dưới lên trên (theo mặt cắt địa chất) là tầng cốc
san (KS) KS1, KS2,... KS7, KS8. Trong đó, quặng apatit nằm ở các tầng KS4,
KS5, KS6 và KS7. Trong từng tầng lại được chia thành các đới phong hóa hóa
học và chưa phong hoá hoá học.
- Tầng KS4 (còn gọi là tầng dưới quặng) là tầng nham thạch apatit
cacbonat - thạch anh - muscovit có chứa cacbon. Nham thạch của tầng này
thường có màu xám sẫm, hàm lượng chất chứa cacbon tương đối cao, khoáng
vật chứa cacbonat là đolomit và canxit trong đó đolomit nhiều hơn canxit.
Tầng này gồm 2 loại phiến thạch chính là dolomit -apatit - thạch anh và apatit

- thạch anh - dolomit, chứa khoảng 35-40% apatit, các dạng trên đều chứa
một lượng cacbon nhất định và các hạt pyrit phân tán xen kẽ nhau, chiều dày
của tầng này từ 35-40m.

SVTH: Vũ Văn Hoàng
Vũ Thị Hiên

19


Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Đồ Án Tốt Nghiệp

- Tầng KS5 (còn gọi là tầng quặng): Đây là tầng apatit cacbonat. Nham
thạch apatit cacbonat nằm trên lớp phiến thạch dưới quặng và tạo thành tầng
chứa quặng chủ yếu trong khu vực bể photphorit. Nằm dọc theo trung tâm
khu mỏ Lào Cai từ Đông Nam lên Tây Bắc chạy dài 25 km. Quặng apatit hầu
như đơn khoáng thuộc phần phong hoá của tầng quặng (KS5) có hàm lượng
P2O5 từ 28-40% gọi là quặng loại 1, chiều dày tầng quặng dao động từ 3-4m
tới 10-12m. Ngoài ra, còn có các phiến thạch apatit - đolomit, đolomit -apatit
- thạch anh - muscovit.
- Tầng KS6, KS7 (còn gọi là tầng trên quặng). Nằm trên các lớp nham
thạch của tầng quặng và thường gắn liền với các bước chuyển tiếp trầm tích
cuối cùng. Nham thạch của tầng này khác với loại apatit cacbonat ở chỗ nó có
hàm lượng thạch anh, muscovit và cacbonat cao hơn nhiều và hàm lượng
apatit giảm. Phiến thạch của tầng này có màu xỏm xanh nhạt, ở trong đới
phong hoá thường chuyển thành màu nâu sẫm. Về thành phần khoáng vật,
khoáng vật tầng trên quặng gần giống như tầng dưới quặng nhưng ít muscovit
và hợp chất chứa cacbon hơn và hàm lượng apatit cao hơn rõ rệt. Chiều dày

của tầng quặng này từ 35-40m.
2.2.3 Phân loại theo thành phần vật chất.
Dựa vào sự hình thành và thành phần vật chất nên trong khoáng sàng
apatit Lào Cai phân chia ra 4 loại quặng khác nhau.
- Quặng loại I: Là loại quặng aptatit hầu như đơn khoáng thuộc phần
không phong hóa của tầng quặng KS5 hàm lượng P2O5 chiếm khoảng từ 2840%.
- Quặng loại II: Là quặng apatit-dolomit thuộc phần chưa phong hóa của
tầng quặng KS5 hàm lượng P2O5 chiếm khoảng 18-25%.
- Quặng loại III: Là quặng apatit-thạch anh thuộc phần phong hóa của tầng
dưới quặng KS4 và trên quặng KS6 và KS7, hàm lượng P 2O5 chiếm khoảng
từ 12-20%, trung bình khoảng 15%.
SVTH: Vũ Văn Hoàng
Vũ Thị Hiên

20


Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Đồ Án Tốt Nghiệp

- Quặng loại IV: Là quặng apatit-thạch anh-dolomit thuộc phần chưa
phong hóa của tầng dưới quặng KS4 và các tầng trên quặng KS6 và KS7 hàm
lượng P2O5 khoảng 8-10%.
Xuất phát từ điều kiện tạo thành của tầng quặng và dựa vào kết quả
phân tích thành phần vật chất, vị trí phân bố, đặc tính cơ lý và công nghệ,
quặng apatit Lào cai được chia làm 2 kiểu: kiểu quặng apatit nguyên sinh và
kiểu apatit phong hoá. Các tầng cốc san được chia làm 2 đới: đới phong hoá
hoá học và đới chưa phong hoá hoá học.
Quặng apatit loại 3 Lào Cai là quặng apatit- thạch anh nằm trong đới

phong hoá thuộc các KS4 và KS6,7 có chứa 8% ÷ 22% P 2O5 là quặng phong
hoá (thứ sinh) được làm giàu tự nhiên nên quặng mền và xốp hơn quặng
nguyên sinh. Đây chính là đất đá thải trong quá trình khai thác quặng apatit
loại 1 và là nguyên liệu cho nhà máy tuyển quặng apatit loại 3 Lào Cai.
2.2.4 Thành phần hóa học.
Theo các tài liệu địa chất, trong các loại quặng apatit loại 1 loại 2 cũng
như loại 3, khoáng vật apatit đều có cấu trúc Ca 5F(PO4)3 thuộc loại fluoapatit,
trong đó có khoảng 42,26% P2O5; 3,78%F và khoảng 50% CaO các mẫu
quặng 3 ở các cốc san đã được lấy và phân tích thành phần hóa học.
Apatit là khoáng vật của nhóm muối photphat canxi. Quặng Apatit có
công thức hóa học là: Ca5 (PO4)(Cl, F).
Các khoáng vật có giá trị công nghiệp của nhóm này là flo-apatit Ca 5(PO4)3F (trong đó có chứa 42,3%P2O5 và 3,8% F), và clo-Apatit Ca5(PO4)3Cl
(có chứa 41% P2O5 và 6,8% Cl ). Trong đó clo-apatit phổ biến hơn, được sử
dụng rộng rãi hơn và thường có gốc OH.Trong apatit thường chứa một lượng
lớn nguyên tố Sr,Th,V và đôi khi còn chứa cả Bo. Quặng apatit thường có
màu xanh nhạt (hơi xanh) hoặc có màu vàng nhạt, tím và thường có thớ dọc,
có tỷ trọng khoảng 3,18 ÷ 3,27, nhiệt độ nóng chảy từ 1400 ÷ 1570°C
Quặng sau khi tuyển đạt hàm lượng P2O5 > 33% được cung cấp cho các
nhà máy làm nguyên liệu để sản xuất phân lân, làm phân bón.

SVTH: Vũ Văn Hoàng
Vũ Thị Hiên

21


Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Đồ Án Tốt Nghiệp


Tinh hệ: Lập phương dạng đối xứng tháp lập phương L6PC. Nhóm không
gian C- P6/m. Hằng số mạng.
Flo- Apatit : a0= 9,36A0 C0 = 6,88A0
Clo- Apatit : a0= 9,25A0 C0 = 6,85A0
Cấu trúc tinh thể:
Thường ở dạng tinh thể dẹp, mỏng trong các hỗng có dạng lăng trụ lục
phương, dạng cột, dạng kim… đôi khi có cả dạng tấm. Các đơn hình thường
gặp là {1010} song điện {0001}, lưỡng tháp {1011}… thường gặp tập hợp
dạng đặc xít, dạng tinh thể nhỏ đôi khi dạng mạch dạng đứt. Trong đá trầm
tích thường gặp kết hạch và có chứa nhiều bao tinh thể cát và các tạp chất
khác chúng có tên là fotforit.
Tính chất vật lý:
Có thể là không màu, màu trắng, màu lục, màu xanh, màu vàng…
nhưng thường gặp là màu lục.
Apatit có ánh thủy chiết suất của Flo- Apatit Nm = 1,633, NP = 1,629.
Độ cứng là 5, tỉ trọng từ 3,18 – 3,21 kg/m3.
Đặc điểm nhận biết: Apatit rất khó nóng chảy trong ngọn lửa ống thổi.
Apatite hòa tan trong HNO3, HCl, H2SO4.
Apatit có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, chủ yếu là để sản
xuất phân bón. Ngoài ra người ta còn sản xuất phôtpho vàng từ apatit và các
hợp chất khác.

SVTH: Vũ Văn Hoàng
Vũ Thị Hiên

22


Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất


Đồ Án Tốt Nghiệp

2.3 .Tình hình tài nguyên quặng apatit loại 3 Lào Cai
Bảng 2.1 : Trữ lượng quặng 3 các khai trường , kho lưu thuộc vùng trung tâm
còn lại tính đến 31/12/2010
Số
TT

Quặng 3 KS4
Khai trường

1
2
I I.Tổng KT và Kho
II

II.QuặngK/trường

Q
(1000T)
3
14.363

Q

P2O5

Cộng
Q


P2O5

(1000T)
(1000T)
4
5
6
7
8
13,93 40.592 15,80 86.059 15,32

14363

13,93

31566

16,08

52.953

15,41

1.474,2
583
2
136,6
526,9
245
2.043

133
138,2
213,0
43
604
1333
322,5

16,86 6.710,2
14,27 4.916
18,37
57
16,62 550,8
15,01 476,7
13,48
18
13,86
546
10,48
89
15,48 264,5
12,78 1.781,3
14,82
39
13,67 6.738
13,64 2.836
13,05
195

17,36

16,27
17,66
14,24
11,77
10,86
14,47
12,19
12,51
13,55
17,27
16,62
15,85
17,75

8.184
5.499
59
687
1.003
263
2.589
222
403
1.994
82
7.342
4.169
517

17,27

16,02
17,68
14,71
13,47
13,30
13,99
11,16
13,53
13,47
15,98
16,00
12,20
14,82

12,48

16,32

2.635

14,82

16,32
17,08
16,00
14,88
13,51
14,65
12,48
19,41


5.048
2.624
1.409
73
2148
1.917
604
1.015

14,67
14,10
14,96
14,54
13,41
14,46
12,51
14,77

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15
17

KT20-22
KT21
KT17
KT15A
KT15B
KT14
KT13
KT12
KT11- K1
KT11- K2
KT31
KT10
Mỏ cóc
Làng Cóc

18

Làng Cáng 1

341

19
20
21
22
23

25
26
26

Làng Cáng 2
Làng Cáng 3
Cam Đường 2
Đ1- CĐ3
Cam đường
KT9/37
KT8B
KT6

2144
1.276
186
14,1
1798
760,0
30
839

SVTH: Vũ Văn Hoàng
Vũ Thị Hiên

P2O5

Quặng 3 KS6,7

2294


13,76 2904
12,40 1.084,2
13,66 1.223
13,09
59,1
13,67
350
14,17 1.158
13,15
574
13,66
178

23


Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất
27
III
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13
14
15
16

KT7
III. Quặng kho
Kho Nhà bò
Kho Đồi 2- CĐ2
Kho Mỏ cóc A
Kho Mỏ cóc B
Kho Hu hoài
Kho Làng cóc
Kho Làng Cáng
Kho BNS
Kho KT 15
Kho KT 10
Kho KT 9/37
Kho Làng Hẻo
Kho gốc hồng
Kho KT 14
Kho KT 12
Kho KT 11 K2

SVTH: Vũ Văn Hoàng
Vũ Thị Hiên

1.276

0

Đồ Án Tốt Nghiệp
12,44

2392

16,57

3.668
33.106
5
96
1457
4984
2957
3364
3869
699
7612
2858
113
68
1318
1084
2261
361

14,77
14,26

13,82
15,27
15,45
15,02
16,50
16,68
16,68

11,47
15,5
15

24


Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Đồ Án Tốt Nghiệp

Nhận xét:
Khoáng sàng gồm nhiều loại quặng khác nhau, có cấu tạo địa chất phức
tạp, chất lượng quặng và điều kiện thế nằm thay đổi rất mạnh trong phạm vi
khu mỏ, điều này làm cho công tác khai thác gặp nhiều khó khăn và phức tạp
mà hậu quả của nó sẽ làm tổn thất tài nguyên lớn. Bởi vậy yêu cầu đặt ra là
phải thay đổi các sơ đồ công nghệ cũ, áp dụng các sơ đồ công nghệ khai thác
phù hợp, có sự nghiên cứu kỹ về các mối quan hệ giữa các điều kiện địa chất
mỏ, điều kiện thế nằm thân quặng với đồng bộ thiết bì sử dụng và các thông
số hệ thống khai thác
Khoáng sàng trải trên một diện tích khá rộng, hàng trăm km 2 với hàng
chục khai trường hoặc khu vực khai thác khác nhau, trữ lượng quặng loại I từ

hàng trăm nghìn đến hàng triệu tấn với chất lượng khác nhau. Điều này dẫn
tới tình trạng phải tiến hành khai thác đồng thời với 3 khai trường trở lên,
nhằm đảm bảo sản lượng hàng năm theo yêu cầu và đảm bảo trung hoà quặng
I nguyên khai cũng như quặng III tuyển. Yếu tố này sẽ làm phức tạp cho công
tác khai thác, yêu cầu vốn đầu tư xây dựng lớn và trong một số trường hợp sẽ
làm tăng chi phí sản xuất hoặc không hoàn thành kế hoạch sản lượng nếu việc
tổ chức phối hợp giữa các khai trường không tốt.

SVTH: Vũ Văn Hoàng
Vũ Thị Hiên

25


×