Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Đánh giá tính thích nghi của con lai f1 giữa bò cái vàng với giống red angus và red brahman nuôi ở nông hộ tại tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI CỦA CON LAI F1
GIỮA BÒ CÁI VÀNG VỚI GIỐNG RED ANGUS
VÀ RED BRAHMAN NUÔI Ở NÔNG HỘ TẠI
TỈNH AN GIANG

NGUYỄN BÁ TRUNG

AN GIANG, THÁNG 12 - 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI CỦA CON LAI F1
GIỮA BÒ CÁI VÀNG VỚI GIỐNG RED ANGUS
VÀ RED BRAHMAN NUÔI Ở NÔNG HỘ TẠI
TỈNH AN GIANG

Chủ nhiệm đề tài:
ThS. NGUYỄN BÁ TRUNG

AN GIANG, THÁNG 12 - 2016



Đề tài nghiên cứu khoa học “Đánh giá tính thích nghi của con lai F1 giữa bò cái địa
phương với giống Red Angus và Red Brahman nuôi ở nông hộ tại tỉnh An Giang”, do tác giả
Nguyễn Bá Trung, và cộng tác viên Nguyễn Bình Trường công tác tại Khoa Nông Nghiệp và
Tài Nguyên Thiên Nhiên, Bộ môn Chăn nuôi thú y thực hiện. Tác giả đã báo cáo kết quả
nghiên cứu và được Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường Đại học An Giang thông qua
ngày 06/12/2016.

Thƣ ký
(Ký tên)

----------------------------------GHI CHỨC DANH, HỌ, TÊN

Phản biện 1
(Ký tên)

Phản biện 2
(Ký tên)

---------------------------------------GHI CHỨC DANH, HỌ, TÊN

-------- ----------------------------GHI CHỨC DANH, HỌ, TÊN

Chủ tịch Hội đồng
(Ký tên)

----------------------------------GHI CHỨC DANH, HỌ, TÊN


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm tạ Ban Giám Hiệu, Phòng Quản lý Khoa

học và Hợp tác Quốc tế và Phòng Tài vụ đã khuyến khích, quan tâm sát sao và tạo
nhiều cơ hội giúp tôi thực hiện đề tài này.
Chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên Thiên
nhiên, Ban chủ nhiệm Bộ môn Chăn nuôi Thú y và Văn phòng Khoa Nông nghiệp ủng
hộ, đôn đốc và tạo điều kiện thuận lợi nhất để đề tài này đạt tiến độ đúng kế hoạch.
Xin cảm ơn cộng tác chính của đề tài này: Thầy Nguyễn Bình Trường và đội
ngũ cán bộ thú y các huyện thị trong và ngoài tỉnh, học viên lớp ĐT7CN, ĐT8CN và
các chủ hộ chăn nuôi đã hỗ trợ nhiệt tình và đóng góp ý kiến quý báu giúp chúng tôi
hoàn thành nghiên cứu.
Trân trọng cảm tạ!
…………, ngày …… tháng ………. Năm ……..
Ngƣời thực hiện

ii


TÓM TẮT
Nhằm đánh giá sinh trưởng và tập tính thường ngày bê lai Red Angus và Red Brahman
với bò địa phương Việt Nam nuôi nhỏ lẻ ở khu vực nông thôn tỉnh An Giang, tiến hành thí
nghiệm phân nhóm 20 bò F1, được chọn ngẫu nhiên ở các hộ nuôi đồng thời 2 giống, thành 2
nhóm, mỗi nhóm là một giống và mỗi giống được lặp lại 10 lần (5 đực và 5 cái cho mỗi
giống), đơn vị thí nghiệm là 1 bê, chế độ chăn thả, dinh dưỡng, chăm sóc tương tự nhau. Xác
định khối lượng bê hàng tháng, từ sơ sinh đến 6 tháng, theo dõi tập tính khi kết thúc thí
nghiệm 5-6 tháng tuổi. Khi đó, bê được nhốt hoàn toàn khoảng 1,5 tháng theo chế độ ăn sáng
khoảng 7 giờ, trưa 11 và chiều 16 giờ. Hoạt động ăn uống, ngủ nghĩ, tiêu tiểu … của mỗi bê
được ghi chép trong 24 giờ. Đo chỉ tiêu sinh lý: thân nhiệt, nhịp tim và đếm nhịp thở với mỗi
chỉ tiêu sinh lý đo 3 phút, lặp lại 3 lần. Xác định nhiệt độ, ẩm độ không khí và các chỉ tiêu
sinh lý trong cùng ngày với thời gian lúc 7, 10, 13, 16 và 19 giờ.
Kết quả khối lượng sơ sinh F1 lai Angus dù có xu hướng nặng hơn F1 lai Brahman nhưng
tăng khối lượng trung bình 6 tháng có biểu hiện thấp hơn, khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở

3 tháng tuổi. Bê lai Angus dành thời gian ăn nhiều hơn bê lai Brahman (405 phút so 376
phút), nhai lại cao (479 phút so 445 phút) nhưng bê rút ngắn thời gian mỗi đợt nhai lại (16,5
phút so 19,7 phút) dẫn đến thời gian ngủ, nghĩ, lấy thức ăn, uống nước, tiểu và thải phân của 2
giống không khác biệt nhau. Tuy chỉ số THI dao động 80,9 đến 87,3 không gây xáo trộn sinh
lý đáng kể trên 2 giống bò, nhưng bê lai Angus tăng cao nhịp thở vào buổi trưa có ý nghĩa
thống kê. Với phương thức nuôi nhốt hoàn toàn, bò không mất thời gian tìm thức ăn, nên thời
gian ăn rút ngắn lại, bò nghỉ ngơi nhiều, do đó nhai lại diễn ra cả sáng (20%) lẫn trưa (20%)
và tối (60%).
Từ khóa: Tập tính, nhai lại, chỉ số nhiệt ẩm, bê lai

iii


ABSTRACT
Growth and behavior of crossbred Red Angus and Red Brahman with Vietnam Yellow
cattle rearing at small farms in the An Giang province
The daily behavior and growth in F1 crossbred calves among Red Angus and Red
Brahman with Vietnam Yellow cows reared at small farms was conducted at An Giang
province. Twenty crossbred were selected completely randomize in small farms and diveded
into two groups, each group was a breed, and every breed was repeated 10 times (5 male and
5 female calves/breed), one calf per experimental unit, having the same feeding and taking
care. Weight and conformational measurements were recorded every month, from newborn to
6 months old, and the daily behavior was conducted at about 5-6 months old. At that time,
calves were raising under lock and key. There were three meals per day at about 7,00; 11,00
and 16,00 o’clock. Calves were recorded all activities during 24 hours such as the time for
collecting and ruminating feeds, sleeping, resting and the number of urinating and drinking
water …. Ambient temperature, humidity and physiological parameters of the calves (body
temperature, pulse rate and respiration rate) were collected every 3 hours beginning at 7,00;
10,00; 13,00; 16,00 and 19,00 o’clock.
Results indicated that although the average newborn liveweight of F1 Red Angus got

slight heavier but the averaged liveweight at 6 months old was not heavy, this difference was
statistical at 3 months old (P < 0.05). Red Angus crossbred calves were better eater (405
minutes compare to 376 minutes), higher ruminating feeds (479 minutes compare to 445
minutes) but calves make the time for ruminating feeds ’ waves shorter (16,5 minutes
compare to 19,7 minutes). As a result, there were no differences (P>0.05) on the time for
sleeping, resting, drinking water, urinating and defecating. Moreover, although temperaturehumidity index (THI) fluctuated between 80,9 and 87,3 did not effect different statistically
(P>0.05) on physiological parameters of the calves but Red Angus crossbred calves had
increased significantly speed of respiration (P>0.05). Next, raising completely under lock and
key, calves had much time for resting. Therefore, ruminating feeds had happened all day,
comprising about 20% in the morning, 20% afternoon and evening 60%.
Key words: Behaviour, rumination, temperature-humidity index, beef crossbreds

iv


LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong
công trình nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới về khoa học của
công trình nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Long Xuyên, ngày tháng năm 2016
Ngƣời thực hiện

v


MỤC LỤC
Trang
Chƣơng 1 GIỚI THIỆU ....................................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................... 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................................... 2
1.4 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................................ 2
1.5 Những đóng góp của đề tài ............................................................................................... 2
Chƣơng 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................... 3
2.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu............................................................................................ 3
2.1.1 Tính thời sự của nghiên cứu .......................................................................................... 3
2.1.2 Tập tính và thích nghi của vật nuôi ............................................................................... 3
2.2 Lược khảo vấn đề nghiên cứu........................................................................................... 3
2.2.1 Cơ sở lý luận nghiên cứu về sự thích nghi và tập tính ở gia súc ................................... 3
2.2.1.1 Cơ sở lý luận nghiên cứu về sự thích nghi ................................................................. 3
2.2.1.2 Biểu hiện của sự thích nghi ........................................................................................ 4
2.2.1.3 Ứng dụng của thích nghi trong công tác giống vật nuôi ............................................ 4
2.2.1.4 Tập tính ở vật nuôi và ý nghĩa của nó ........................................................................ 5
2.2.2 Khái niệm stress ............................................................................................................ 7
2.2.2.1 Vùng nhiệt trung tính .................................................................................................. 7
2.2.2.2 Nhiệt độ nguy kịch cận dưới .................................................................................. 8
2.2.2.3 Nhiệt độ nguy kịch cận trên .................................................................................... 8
2.2.3 Yếu tố gây stress cho vật nuôi ....................................................................................... 8
2.2.3.1 Thức ăn, nước uống .................................................................................................... 8
2.2.3.2 Nhiệt độ, khí hậu, mùa vụ ........................................................................................... 8
2.2.3.3 Độ ẩm ......................................................................................................................... 9
2.2.3.4 Mật độ nuôi................................................................................................................. 9
2.2.3.5 Vận chuyển gia súc đi xa ............................................................................................ 9
2.2.4 Phản ứng của cơ thể đối với stress nhiệt ....................................................................... 9
2.2.5 Các biện pháp giảm stress nhiệt .................................................................................. 10
2.2.6 Khả năng thích nghi của vật nuôi ................................................................................ 10
2.2.6.1 Khái niệm .................................................................................................................. 10
2.2.6.2 Điều hòa thân nhiệt của các giống bò ...................................................................... 11
2.2.7 Đặc điểm bò Red Angus thuần và lai Angus ............................................................... 11
2.2.8. Đặc điểm bò Brahman ................................................................................................ 12

2.2.9 Cỏ lông tây ................................................................................................................. 13
2.2.10 Rơm lúa ..................................................................................................................... 13
2.2.11 Cỏ voi lai (VA06) ...................................................................................................... 13
2.2.12 Đặc điểm tiêu hóa của loài nhai lại............................................................................ 14
2.2.3 Cơ sở lý luận nghiên cứu sinh trưởng bê ..................................................................... 14
vi


2.2.3.1 Tính trạng số lượng và sự di truyền tính trạng số lượng ......................................... 14
2.2.3.2 Sự biến thiên, sai khác giá trị của các tính trạng số lượng ...................................... 15
2.2.3.3 Lai giống và ưu thế lai .............................................................................................. 15
2.2.3.4 Khả năng sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng ở bò .............................................. 16
2.2.3.5 Một số chỉ tiêu và phương pháp đánh giá khả năng sinh trưởng ............................ 17
2.2.4 Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................................................ 17
2.2.4.1 Công tác giống bò thịt và nghiên cứu thích nghi ................................................... 17
2.2.4.2 Công tác giống bò thịt ở khu vực An Giang ............................................................. 18
2.2.5 Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................................................ 19
Chƣơng 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 20
3.1 Mẫu nghiên cứu .............................................................................................................. 20
3.2 Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................................... 20
3.2.1 Thí nghiệm theo dõi sinh trưởng ................................................................................. 20
3.2.2 Thí nghiệm theo dõi tập tính ....................................................................................... 20
3.3 Công cụ nghiên cứu ........................................................................................................ 21
3.4 Tiến trình nghiên cứu ..................................................................................................... 21
3.5 Phân tích dữ liệu ............................................................................................................. 21
3.5.1 Phương pháp thu thập số liệ ........................................................................................ 21
3.5.1.1 Thí nghiệm theo dõi sinh trưởng .............................................................................. 21
3.5.1.2 Thí nghiệm theo dõi tập tính .................................................................................... 22
3.5.2 Xử lý số liệu ............................................................................................................... 22
Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................... 24

4.1 Khối lượng của bê thí nghiệm ........................................................................................ 24
4.2 Tăng khối lượng của bê thí nghiệm ................................................................................ 25
4.3 Các hoạt động chính trong 24 giờ của bò ....................................................................... 26
4.4. Các hoạt động tiêu hóa thức ăn trong 24 giờ của bê ..................................................... 27
4.5. Thời gian nhai lại của bê trong 24 giờ ........................................................................... 28
4.6. Quan hệ giữa chỉ tiêu sinh lý của bò với chỉ số nhiệt ẩm THI ..................................... 29
Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................. 31
5.1 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 31
5.2 KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................................ 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 32

vii


DANH SÁCH BẢNG
Trang

Bảng 1: Thân nhiệt bình thường của một số loài vùng nhiệt đới (oC) ........................ 6
Bảng 2: Tần số hô hấp của các loài (lần/phút) ............................................................ 6
Bảng 3: Nhịp tim một số loài (lần/phút)...................................................................... 7
Bảng 4: Khối lượng bê lúc sơ sinh, 3 và 6 tháng tuổi ............................................... 24
Bảng 5: Tăng khối lượng của bê thí nghiệm lúc 3 và 6 tháng tuổi .......................... 25
Bảng 6: Các hoạt động chính trong 24 giờ của bò ................................................... 26
Bảng 7: Các hoạt động tiêu hóa thức ăn trong 24 giờ ............................................... 27
Bảng 8: Thời gian nhai lại của bê trong 24 giờ ......................................................... 28
Bảng 9: Quan hệ giữa chỉ tiêu sinh lý của bò với chỉ số nhiệt ẩm THI .................... 29

viii



DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1: Làm quen bê ở bãi chăn thả ................................................................................... 23
Hình 2: Bê nghỉ trưa trên bờ kênh ....................................................................................... 23
Hình 3: Một trong các chuồng nhốt bê ............................................................................... 23
Hình 4: Ghi chép trong chuồng nuôi .................................................................................. 23

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Kí hiệu
Angus
Brahman
Brah
CF
CP
Sind

Ý nghĩa
Red angus
Red brahman
Brahman
Xơ thô
Protein thô
Red sindhi

x



Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cải tạo giống bò ở Việt Nam gồm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 là Zê-bu hóa đàn bò và
giai đoạn 2 đi theo 2 hướng sản xuất là sữa và thịt. Hướng thịt: dùng bò cái lai Zêbu
phối với các giống chuyên thịt Charolais, Droughrmaster, Red Brahman, Red Angus ….
Tại An Giang, phần lớn gieo tinh hay phối trực tiếp Red Angus và Red Brahman nhằm
tạo con giống chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu chăn nuôi. Tuy nhiên, ở Tịnh Biên và
Tri Tôn, một số hộ nuôi bò không chấp nhận gieo tinh Angus vì nhiều lý do như màu
lông F1 đen lem luốt không hợp tính ngưỡng, con lai mới sinh ù lì, trưởng thành không
có u vai.
Hơn nữa, hộ nuôi bò vỗ béo ở Chợ Mới, Châu Phú, Tân Châu … cho rằng F1
Angus ăn nhiều nhưng chậm lớn, khó nuôi, dẫn đến gián đoạn nhập tinh Angus trong
một thời gian.
Trong thực tế, chưa có nghiên cứu chuyên sâu đánh giá tập tính, thích nghi kết hợp
theo dõi tăng trưởng trên đàn F1 nuôi ở khu vực này.
Các tỉnh khác, loại nghiên cứu này vẫn rất ít, vì quan sát, ghi chép đòi hỏi rất chi li
và chính xác cao. Ghi chép liên tục 24/24 giờ trong nhiều ngày, điều kiện khó khăn như
quan sát thâu đêm, ngồi tập trung cao, không giao tiếp nhiều, muỗi mòng, môi trường
thiếu vệ sinh, mưa tạt gió lùa, theo dõi ngoài trời nắng nóng …. Cho đến nay, chỉ một
vài nghiên cứu về tập tính trên bò sữa, thịt của các tác giả như Đinh Văn Cải và cs.
(2005); Vũ Chí Cương và cs. (2007); Nguyễn Thạc Hòa và cs. (2009) và Văn Tiến
Dũng và cs. (2010).
Trong khi đó, ảnh hưởng nhiệt độ, độ ẩm đến sinh lý bò được quan tâm ở nhiều quốc
gia, nghiên cứu và ứng dụng chỉ số nhiệt ẩm (tempertature humidity index - THI) rất
được chú ý (Srikandakumar và Johnson, 2004; Amundson và cs. 2005; Khongdee và
Chaiyabutr, 2006). Tập tính ăn uống, ngủ nghỉ, nhai lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố
như nhiệt độ, ánh sáng, thành phần thức ăn, tuổi gia súc và các tác nhân kích thích khác
(Sliworsky, 2009).

Tác động tổng hợp của nhiệt độ và ẩm độ thể hiện qua chỉ số THI được nghiên cứu
bởi Wiersama (2006) dựa vào công thức chỉ số THI của Mader và cs. (2006):
THI=0.8xT+(RH/100)x(T–14.4)+46.4 cho rằng khi: THI<72 thì bò sữa không bị stress
nhiệt, 72-78 sẽ gây stress nhẹ, 79-89 sẽ gây stress khá nặng, 89-98 gây stress rất nặng
và THI>98 bò sẽ chết.

1


Có ba mức độ thích nghi của vật nuôi: giống thích nghi trong điều kiện sống mới,
sinh trưởng và phát dục bình thường. Giống thích nghi chưa hoàn toàn đối với điều kiện
sống mới, sau một vài đời nuôi thuần chủng mới bình thường được. Giống không thích
nghi được với điều kiện sống mới, qua một vài đời thì thoái hóa, sinh bệnh và chết.
Vậy, bước đầu nên chọn giống bò ngoại nào có ưu thế trong cải tạo đàn bò ở An
Giang là cần thiết để nghiên cứu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá sinh trưởng và các chỉ tiêu sinh lý liên quan tập tính, thích nghi của bê lai
F1 giữa bò cái địa phương với đực Red Angus và Red Brahman trong sáu tháng tuổi.
Câu hỏi nghiên cứu: bê lai F1 Red Angus, Red Brahman sinh trưởng và thích nghi
như thế nào với điều kiện sống ở An Giang?
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Hai mươi bê sơ sinh F1 lai Angus, lai Brahman sinh ra từ gieo tinh nhân tạo bò cái
địa phương Việt Nam (5 đực và 5 cái cho mỗi giống).
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Ghi chép hoạt động của bê trong 24 giờ: ăn, uống, ngủ, nghỉ, nhai lại, đi phân ...
- Theo dõi chỉ số sinh lý: nhịp tim, nhiệt thở, thân nhiệt
- Ghi nhận chỉ số nhiệt ẩm THI của môi trường chuồng trại.
- Xác định sinh trưởng tuyệt đối của bê F1 trong 6 tháng tuổi
1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Cải tạo giống bò là một trong các vấn đề kinh tế trong các quyết định của Ủy

Ban Nhân Dân tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn An Giang như quyết
định 2163/ Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang
giai đoạn 2012-2020; quyết định 494/Quy hoạch vùng sản xuất chăn nuôi ứng dụng
công nghệ cao và tờ trình 235/ Gói hỗ trợ kỹ thuật, tài chính, thị trường cho sản phẩm
bò thịt năm 2015-2016. Các địa phương đã thực hiện những chủ trương trên như lập kế
hoạch tập huấn công tác giống, mở lớp dạy gieo tinh nhân tạo, kỹ thuật chăn nuôi bò,
lập dự án đầu tư trang trại bò cái sinh sản, nhập tinh bò…. Đề tài này cung cấp cơ sở
khoa học, phản ánh ít nhiều cho mức độ đạt hiệu quả kinh tế của các chủ trương nêu
trên.

2


Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.1 Tính thời sự của nghiên cứu
Nhằm tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình qua chăn nuôi, công tác cải tạo giống bò
thịt bởi gieo tinh hay phối trực tiếp giống bò ngoại đang xúc tiến mạnh mẽ trong
phạm vi cả nước.
Riêng An Giang, có nhiều định hướng cụ thể như phát triển nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao, quy hoạch vùng sản xuất chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao và hỗ trợ
kỹ thuật, tài chính, thị trường, gieo tinh nhân tạo.... Trong khi sản phẩm bê lai F1 ra
đời chưa có nghiên cứu đánh giá khả năng thích nghi, tăng trưởng ra sao trong môi
trường sống ở khu vực này.
2.1.2 Tập tính và thích nghi của vật nuôi
Tập tính và thích nghi là kết quả của phản ứng cơ thể con vật trong điều kiện sống
mới và những tác động của con người để điều chỉnh phản ứng đó.
Nghiên cứu tập tính và thích nghi cũng là nghiên cứu về sự thay đổi những chỉ tiêu
về ngoại hình, sinh lý, khả năng sản xuất, khả năng chống chịu của con vật trong điều

kiện sống mới so với môi trường cũ của nó và tác động của con người làm cho con vật
thích ứng với điều kiện sống mới, nâng cao được sức sản xuất.
2.2 LƯỢC KHẢO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu về sự thích nghi và tập tính ở gia súc
2.2.1.1 Cơ sở lý luận nghiên cứu về sự thích nghi
Thích nghi là kết quả của hàng loạt những quá trình sinh hoá phức tạp trong cơ thể
con vật nhờ đó mà nó có thể sống phù hợp với các điều kiện của môi trường mới. Nếu
con vật được nuôi trong môi trường khác xa với môi trường cũ của nó đã sống mà
không thích nghi được nó sẽ gầy, kém sinh sản, dễ mang bệnh tật và cuối cùng sẽ
chết.
Trong trường hợp này, thường xẩy ra khi chuyển con vật từ vùng ôn đới đến vùng
nhiệt đới. Con vật có khả năng phát triển và sinh sản, sản xuất khác nhau trong điều
kiện nhất định, có loại thích hợp với khí hậu lạnh, có loại thích hợp với khí hậu ôn
đới, có loại với khí hậu nhiệt đới.
Vấn đề thích nghi của vật nuôi đã được quan tâm từ khi loài người bắt đầu thuần
hóa thú hoang. Sự thích nghi của vật nuôi gắn liền với sự giao lưu, trao đổi đồng thời
cũng làm phong phú thêm nguồn gen của từng khu vực (Đặng Vũ Bình, 2007).

3


Các kiến thức về thích nghi dần dần được tích lũy lại, đi từ nhận xét về thay đổi
ngoại hình, sinh lý đến các chức năng quan trọng như cho sữa, sinh sản... của con vật.
Việc theo dõi thích nghi còn đi sâu vào những diễn biến trao đổi chất của con vật
đang thích nghi như các dạng hemoglobin, các tiểu phần protid huyết thanh... mục
đích là tìm ra được thực chất thay đổi về trao đổi chất và xác định mối tương quan
giữa tính di truyền của con vật với điều kiện môi trường mới.
Cũng không phải chỉ nghiên cứu ở đời con vật đang thích nghi mà cả ở những đời
con của nó được sinh ra trong môi trường mới (Nguyễn Hải Quân và cs., 1995).
2.2.1.2 Biểu hiện của sự thích nghi

Thích nghi của vật nuôi được thể hiện ở các mặt sau: thay đổi về ngoại hình, sinh
lý đến chức năng như tiết sữa, sinh sản ... của con vật. Những biến đổi về trao đổi chất
của con vật đang thích nghi.
Khi nghiên cứu thích nghi không những cần phải xem xét bản thân con vật đang
thích nghi mà còn cả đời con của nó được sinh ra trong môi trường mới, xem xét sự
thay đổi so với giống gốc, sự thay đổi đó có lợi gì cho con người và có hại gì cho con
vật. Nghiên cứu xác định mối tương quan giữa tính di truyền của con vật với điều
kiện môi trường sống mới.
Cho đến nay, Đặng Vũ Bình (2007) đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề lai các
giống nhập với giống địa phương. Trong quá trình nghiên cứu thích nghi của bò cho
thấy con lai giữa bò Zê-bu với bò Châu Âu chịu nắng khá tốt. Tất cả những kết quả
nói trên không những chứng minh lai giữa các giống nhập với các giống địa phương
là một biện pháp giúp cho các giống nhập thích nghi có hiệu quả cao mà còn chứng tỏ
phạm trù lai tạo để thích nghi (Nguyễn Hải Quân và cs., 1995).
2.2.1.3 Ứng dụng của thích nghi trong công tác giống vật nuôi
Dùng giống nhập, thường là những giống cao sản lai với giống có sẵn trong nước
hoặc cho lai những giống cao sản nhập có mức độ thích nghi không giống nhau.
Ví dụ: khi nhập bò cao sản để cho lai với bò địa phương, kết quả nghiên cứu cho
thấy sức sản xuất nói chung của con lai chưa vượt hẳn giống cao sản nhập, nhưng con
lai đã có sức chống bệnh cao, chịu đựng nhiệt độ, độ ẩm cao. Nếu con lai tiếp tục có
thêm nhiều tỷ lệ máu của giống gốc cao sản mà được chọn lọc và nuôi dưỡng tốt thì
năng suất của con lai sẽ ngày càng tốt hơn và gần với giống cao sản (Đặng Vũ Bình,
2007).
Theo tác giả Đặng Vũ Bình (2007), vật nuôi có cơ thể nhỏ dễ thích nghi hơn vật
nuôi có cơ thể lớn, vì tuy vật nuôi nhỏ có cường độ trao đổi chất mạnh hơn tính theo

4


đơn vị diện tích bề mặt cơ thể, nhưng diện tích bề mặt của vật nuôi lớn tiếp xúc với

môi trường ngoài lớn hơn vật nuôi nhỏ.
Con vật sẽ có năng suất cao hơn, nếu nó được nuôi dưỡng đầy đủ và các điều kiện
khác được đảm bảo. Nếu các điều kiện khác kém thuận lợi như thức ăn xấu, mùa đông
rét ẩm, mùa hạ khô cằn ...thì trước tiên phải chú ý đến khả năng sinh sản và chống
bệnh của vật nuôi.
Trong quá trình nhập vật nuôi, để cho con vật nhanh chóng thích nghi với điều
kiện mới, cần chú ý: nhập vật nuôi còn non, chưa trưởng thành, vì cơ thể dễ “uốn
nắn” phù hợp với điều kiện sống mới. Trong điều kiện phải nhập vật nuôi đã trưởng
thành thì ban đầu phải nuôi dưỡng chúng theo các điều kiện (dinh dưỡng, tiểu khí hậu
...) gần giống với môi trường xuất phát của nó.
Cần chuyển vật nuôi đến những vùng có khí hậu thích hợp. Ví dụ nhập giống có
nguồn gốc ôn đới nên nuôi ở vùng có khí hậu gần với ôn đới.
Trong quá trình nuôi thích nghi cần so sánh những chỉ tiêu sản xuất của con vật
mới nhập với những con hiện còn ở vùng gốc để tiến hành chọn lọc. Tuy nhiên trong
quá trình thích nghi, trong quần thể vẫn có những con đột xuất thích nghi nhanh. Ðó
là những cá thể cần được chú ý chọn lọc và nhân giống.
Ngoài việc nhập nuôi thuần chủng giống cao sản, nhiều nước cũng đã dùng các
giống nhập cho lai với các giống địa phương. Ðó là cách nuôi thích nghi tích cực, nhất
là trong điều kiện nuôi thích nghi vật nuôi thuần gặp khó khăn.
Khi nhập vật nuôi cần chuyển từ từ con vật qua các môi trường trung gian gần
giống với môi trường gốc để vật nuôi dễ thích nghi (Đặng Vũ Bình, 2007).
2.2.1.4 Tập tính ở vật nuôi và ý nghĩa của nó
Tập tính là cơ chế tác động qua lại giữa vật nuôi và môi trường sống. Tập tính
được điều khiển bằng cơ chế hành vi của hệ thần kinh, thông qua sự điều khiển hành
vi đến hệ cơ, xương. Các tác động từ môi trường sống, đặc biệt là nhiệt độ và ẩm độ
ảnh hưởng trực tiếp con vật thông qua hệ thần kinh, từ đó quyết định các tập tính sinh
hoạt và tập tính sản xuất (Fraser and Broom, 1998)
Tìm hiểu về tập tính và ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ đến tập tính sinh hoạt của
bò lai hướng thịt, từ đó tìm biện pháp hạn chế các ảnh hưởng bất lợi góp phần tăng
năng suất và hiệu quả chăn nuôi bò lai hướng thịt là việc làm có ý nghĩa.

. Thân nhiệt gia súc:
Gia súc là động vật đẳng nhiệt, nhiệt độ cơ thể bình thường nằm trong phạm vi
nhất định mặc cho điều kiện môi trường sống như thế nào. Điều này có nghĩa là vượt
qua biến động về nhiệt độ chung sẽ chết.

5


Nhiệt độ cơ thể là chỉ thị tốt nhất về sức khỏe của gia súc và biên độ nhiệt của cơ
thể trên hoặc dưới mức bình thường là số đo khả năng chịu đựng của gia súc với các
môi trường khắc nghiệt.
Mỗi loài gia súc có một phạm vi thân nhiệt bình thường. Gia súc non thân nhiệt
cao hơn gia súc trưởng thành 1,0 - 1,5oC, (Steven Rosen, 2004).
Bảng 1: Thân nhiệt bình thường của một số loài vùng nhiệt đới (oC)
Loài
Bò Zê-bu (Bos Indicus)
Bò ôn đới (Bos Taurus)
Trâu

Thân nhiệt
37
37.5
38

Cao nhất
41
40
39

. Nhịp thở:

Tần số hô hấp là số lần thở/phút. Tần số hô hấp phụ thuộc vào cường độ trao đổi
chất, tuổi và tầm vóc, trạng thái sinh lý, vận động, nhiệt độ môi trường,… Tần số hô
hấp của các loài gia súc khác nhau được đưa ra ở bảng 2 (Nguyễn Xuân Tịnh, 1996).
Chưa tìm thấy minh chứng về sự khác nhau giữa các giống trong đáp ứng về hô
hấp với nhiệt độ thấp, nhưng ở nhiệt độ cao sự sai khác này biểu hiện rõ (Kadzere và
cs., 2002)
Bảng 2: Tần số hô hấp của các loài (lần/phút)
Loài

Tần số hô hấp (lần/phút)



10 – 30

Trâu

18 – 21

. Tần số tim:
Tần số tim hay chính là nhịp tim/phút có thể xác định bằng cách dùng tay sờ hoặc
nghe bằng tai nghe ở vùng ngực. Ta có thể xác định tần số tim bằng cách bắt mạch ở
tĩnh mạch đuôi.
Trong một loài gia súc thậm chí một cá thể nhịp tim cũng có sự thay đổi. Ngoại
cảnh và trạng thái bản thân đều ảnh hưởng đến nhịp tim. Trong một ngày thì nhịp tim
về sáng chậm hơn. Khi nhiệt độ cao, thân nhiệt tăng, tinh thần hưng phấn, khi ăn, khi
vận động đều làm cho nhịp tim tăng lên. Nhịp tim của các loài gia súc khác nhau.
Theo Nguyễn Xuân Tịnh (1996) nhịp tim của một số loài gia súc được thể hiện ở
bảng 3.
Signh và Newton (1978) cho rằng nhịp tim giảm ở bê Bos Taurus 2-3 tháng tuổi

khi nhiệt độ môi trường tăng từ 18 - 45 oC, ẩm độ 50%. Cụ thể nhịp tim bình quân

6


114,5 lần/phút giảm xuống còn 110,5 lần /phút ở ngày thí nghiệm thứ nhất và tiếp tục
giảm xuống 95 lần/phút ở ngày thí nghiệm 14.
Nhìn chung, giảm nhịp tim khá phổ biến ở bò khi bị stress nhiệt (Kadzere và cs.,
2002). Tuy nhiên theo Signh và Bhattachryya (1990) cho rằng nhịp tim ít nhạy cảm
với stress nhiệt hơn khi so sánh với thân nhiệt và nhịp thở.
Bảng 3: Nhịp tim một số loài (lần/phút)
Loài
Nhịp tim (lần/phút)


50 – 70

Trâu

45 – 50

Nghé

45 – 55

2.2.2 Khái niệm stress
Là trạng thái mất cân bằng nội môi của cơ thể, là một trạng thái sinh lý không bình
thường xảy ra do tác động của các yếu tố bất lợi trong và ngoài cơ thể. Khi điều kiện
ngoại cảnh thay đổi, có tác nhân stress mà cơ thể không duy trì được trạng thái cân
bằng nội môi thì con vật lâm vào trạng thái stress và phải trải qua quá trình stress để

thích nghi.
Khi bị stress, gia súc phải trải qua quá trình huy động năng lượng để chống lại tác
nhân gây stress, duy trì cân bằng nội môi. Khi tác nhân stress vượt qua giới hạn chịu
đựng, sự duy trì cân bằng nội môi gặp khó khăn. Con vật lâm vào trạng thái stress
nặng và có thể bị chết.
Khi bị stress, gia súc phải huy động năng lượng tiềm tàng của cơ thể; đây là năng
lượng cho tăng trọng, sinh sản và tiết sữa. Do đó, trong điều kiện stress khả năng sản
xuất của gia súc giảm và gây thiệt hại cho chăn nuôi.
2.2.2.1 Vùng nhiệt trung tính
Vùng nhiệt trung tính là vùng mà tại đó nhiệt sản sinh trong trao đổi chất là thấp
nhất (Kadzere và cs., 2002). Tại vùng này năng suất bò là cao nhất, chi phí cho các
hoạt động sinh lý của cơ thể là thấp nhất (Johson, 1987).
Thông thường vùng nhiệt trung tính thay đổi từ nhiệt độ nguy kịch cận dưới
(nhiệt độ cận dưới) và nhiệt độ nguy kịch cận trên (nhiệt độ cận trên). Các cận này thay
đổi phụ thuộc vào tuổi gia súc, loài, giống gia súc, lượng thức ăn ăn vào, thành phần
khẩu phần, khả năng thích nghi, năng suất, kiểu chuồng trại... (Yousef, 1985)
2.2.2.2 Nhiệt độ nguy kịch cận dưới
Nhiệt độ môi trường mà dưới đó tốc độ sản xuất nhiệt của gia súc ở trạng thái nghỉ
phải tăng lên để duy trì cân bằng nhiệt chính là nhiệt độ nguy kịch cận dưới (nhiệt độ cận

7


dưới) (Kadzere và cs., 2002)
2.2.2.3 Nhiệt độ nguy kịch cận trên
Nhiệt độ môi trường mà tại đó gia súc tăng sản xuất nhiệt, do nhiệt độ cơ thể tăng
lên vì thải nhiệt do bốc hơi không đủ chính là nhiệt độ nguy kịch cận trên (Yousef,
1985). Khi nhiệt sinh ra trong cơ thể vượt quá khả năng thải nhiệt do bốc hơi, nhiệt độ
cơ thể tăng lên và gia súc có thể chết do nhiệt độ quá cao, Allan và Dan (2005).
o


Thông thường nhiệt độ cơ thể bò là (38.6 C). Bò bị stress nhiệt khi nhiệt độ cơ thể
o

cao hơn (39.2 C). Tuy nhiên Yousef (1985): lại cho rằng nhiệt độ cận trên biến đổi
phụ thuộc vào tình trạng sinh lý, và các yếu tố môi trường khác. Frisch và Vercoe
(1977) cho thấy các giống gia súc nhai lại đã thích nghi với các môi trường khô hạn,
có khả năng chống chịu tress nhiệt tốt hơn.
2.2.3 Các nhân tố gây stress cho vật nuôi
2.2.3.1 Thức ăn, nước uống
Theo Nguyễn Xuân Tịnh (1996) các loài gia súc đều mẫn cảm với thức ăn và nước
uống, đặc biệt là gà trứng và bò sữa. Gà trứng bị bỏ đói 1 bữa thì sản lượng trứng
giảm kéo dài tới 1 tuần. Bò sữa ăn thiếu 1 - 2 ngày thì sau đó sản lượng sữa giảm rõ
rệt.
Yếu tó gây stress do thức ăn và nước uống gây ra, biểu thị ở các mặt thiếu thức ăn,
nước uống hoặc thừa 1 thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần: ví dụ: trong khẩu
phần quá thừa protein thì sự hấp thu vitamin A bị trở ngại, dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Khẩu phần mất cân đối giữa các thành phần. Phẩm chất thức ăn: nếu thức ăn để thiu,
thối, mốc, có mùi vị không tốt đều gây stress cho gia súc.
2.2.3.2 Nhiệt độ, khí hậu, mùa vụ
Thú non rất mẫn cảm đối với nhiệt độ do ở chúng cơ quan điều tiết nhiệt chưa
hoàn chỉnh. Vì thế chăn nuôi gia súc non cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi
thích hợp (Nguyễn Xuân Tịnh, 1996).
Mỗi loài, mỗi đối tượng gia súc đều có một giới hạn nhiệt độ nhất định. Trên hay
dưới giới hạn đó đều gây stress cho chúng.
Bò sữa vùng ôn đới nhiệt độ thích hợp nhất là 5 - 15oC. Ở nhiệt độ cao gia súc
kém ăn, sản lượng giảm, chất lượng của sản phẩm cũng giảm.
2.2.3.3. Độ ẩm
Nguyễn Xuân Tịnh (1996) cho rằng mỗi loài gia súc có một giới hạn độ ẩm nhất
định. Nếu ẩm ướt quá cao hoặc quá thấp (khô hanh) so với giới hạn đều gây stress cho


8


chúng. Độ ẩm thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển gia súc là 70 - 80%, trên 90 %
gây stress cho trâu bò.
Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió có thể kết hợp thành một hệ thống tác nhân gây stress
cho gia súc. Nhiệt độ cao làm cho ảnh hưởng của độ ẩm càng thêm trầm trọng.
Johson (1987) cho rằng độ ẩm tăng làm giảm hô hấp và bốc hơi bề mặt gây tăng
thân nhiệt, giảm lượng ăn vào đáng kể trên gia súc.
2.2.3.4. Mật độ nuôi
Mật độ thú trong chuồng phụ thuộc vào từng loài. Dê cừu có tính quần thể cao,
nếu từ 1 đàn cừu bắt ra một vài con cho đi riêng lẻ thì chúng sẽ bị stress. Nhưng ở trâu
bò tính quần thể thấp. Gia súc non, nuôi theo ô chuồng phải đảm bảo mật độ thích
hợp, với độ tuổi đồng đều nhau, hình thành một trật tự sắp xếp nhất định để tránh
stress.
Theo Nguyễn Xuân Tịnh (1996), khi trật tự sắp xếp đã được hình thành trong đàn,
cần duy trì ổn định sẽ thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của đàn. Nếu đưa một
con ra khỏi đàn hoặc đưa một con mới nhập đàn đều gây stress. Nếu mật độ quá đông
trên mức quy định sẽ gây stress cho thú vì môi trường bị ô nhiễm, nồng độ CO2, NH3
tăng, trong khi đó nồng độ oxy bị giảm. Thú va chạm lẫn nhau dẫn đến cắn xé, gây
xáo trộn đàn.
2.2.3.5. Vận chuyển gia súc đi xa
Theo tác giả Nguyễn Xuân Tịnh (1996) Gia súc được vận chuyển đường dài là
một nhân tố gây stress nặng vì có nhiều yếu tố tác động: từ trạng thái yên tĩnh ở
chuồng trại sang trạng thái động, gây kích thích thần kinh và làm thay đổi sinh lý bình
thường.
Mật độ quá đông, quá chật trên phương tiện dẫn đến va chạm xô đẩy nhau. Nhiệt
độ tăng cao về mùa hè, ngược lại vận chuyển mùa đông gió thổi mạnh khi xe chạy
làm mất nhiệt, gây rét cóng, giảm thể trọng, gây thiệt hại kinh tế.

Vận chuyển gia súc làm giảm sút khối lượng 10% ở Anh. Ở Pháp vận chuyển gia
súc làm giảm 4,2 % về mùa xuân, giảm 7 % về mùa hè. Ở Việt Nam vấn đề vận
chuyển gia súc cũng gây thiệt hại rất lớn (Nguyễn Xuân Tịnh, 1996)
2.2.4 Phản ứng của cơ thể đối với stress nhiệt
Blazquez và cs., (1994) cho rằng khi bị stress, các phản ứng của cơ thể bao gồm
tăng: nhịp thở, hô hấp, thân nhiệt, tiết mồ hôi, tiết nước mũi, giảm nhịp tim, giảm ăn,
uống nhiều nước. Theo tác giả Finch (1986), phản ứng với stress nhiệt phụ thuộc vào
giống bò Bos Indicus ít mẫn cảm hơn Bos Taurus.

9


Silanikove (1992) nhận định stress nhiệt ảnh hưởng ngay lập tức đến trao đổi năng
lượng và trao đổi nước. Bò bị stress nhiệt sẽ tăng hàm lượng nước dạ cỏ vì tốc độ luân
chuyển của nước ở dạ cỏ tăng lên. Aganga và cs., (1990) cho rằng khi bị stress nhiệt
và thiếu nước sẽ làm giảm nhai lại, nhưng làm tăng dung tích dạ cỏ (Attenberry và
Johson, 1968). Stress nhiệt làm tăng tỷ lệ tiêu hóa một chút do giảm lượng thức ăn ăn
vào và tăng thời gian thức ăn lưu lại đường tiêu hóa.
NRC (1989) cho rằng có sự tương quan đáng tin cậy giữa tiêu thụ nước và nhiệt
độ môi trường. Anderson (1985) thấy rõ nhiệt độ nước cho uống cũng ảnh hưởng đến
lượng nước tiêu thụ hằng ngày. Nên che bóng mát cho máng uống, cung cấp nước đầy
đủ, giữ nước sạch và mát, không nhiễm bẩn là rất cần thiết.
Theo Schneider và cs., (1988) bò thích nghi với stress nhiệt bằng cách thay đổi
cách ăn, ăn nhiều khi nhiệt độ mát.
2.2.5. Các biện pháp giảm stress nhiệt
Để giảm thấp hoặc ngăn ngừa stress nhiệt trong mùa hè cần che chắn bức xạ nhiệt
và tăng thải nhiệt từ cơ thể ra môi trường. Bóng mát cho phép giảm hơn 30% bức xạ
nhiệt ở bò. Đây là phương pháp đơn giản, rẽ tiền, dễ làm và hiệu quả nhất
(Bandaranayaka và Holmes, 1976).
Bò chăn thả có thể tạo bóng mát bằng cây cối, lưới che. Dùng lưới che đang trở

thành biện pháp phổ biến vì dễ làm, rẻ, bền. Chuồng nuôi thông thoáng là phương
pháp bắt buộc đang được áp dụng rộng rãi và hiệu quả. Thông thoáng bắt buộc cho bò
ở Isreal làm giảm một nửa tỉ lệ thân nhiệt tăng so với lô đối chứng (Berman và cs.,
1985)
2.2.6. Khả năng thích nghi của vật nuôi
2.2.6.1 Khái niệm
Các yếu tố thời tiết khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến trao đổi nhiệt của cơ thể và do
vậy mà ảnh hưởng đến khả năng thu nhận thức ăn, sức khoẻ và sức sản xuất của bò.
Các yếu tố đó bao gồm nhiệt độ, ẩm độ, gió, bức xạ, thời gian chiếu sáng và lượng
mưa. Trong các yếu tố này nhiệt độ và ẩm độ là những yếu tố quan trọng nhất.
Nhiệt độ không khí từ 10 – 20oC, ẩm độ tương đối từ 55 - 65%, tốc độ gió trung
bình khoảng 5 - 7 km/giờ và mức độ ánh sáng mặt trời trung bình được xem là điều
kiện khí hậu, thời tiết lý tưởng cho sự tăng trưởng và sản xuất của bò (Nguyễn Xuân
Tịnh, 1996).
Khi nhiệt độ không khí tăng cao hơn 27oC, hiệu quả sinh học trong các hoạt động
của bò đều giảm xuống. Trong điều kiện khí hậu, thời tiết của vùng nhiệt đới như Việt

10


Nam, thường thì nhiệt độ không khí vượt mức 25oC và ẩm độ tương đối vượt mức
80% là tác nhân bất lợi, gây nhiều tác động xấu đến khả năng sản xuất của bò sữa
(Nguyễn Xuân Tịnh, 1996).
Các giống bò nhóm Zê-bu - Bos indicus (Sindhi, Sahiwal, Brahman, Ongole) sống
trong môi trường khí hậu nhiệt đới (Kadzere và cs., 2002), nhiệt độ, ẩm độ cao nên đã
có những biến đổi về mặt cơ thể như tăng diện tích da (phát triển u, yếm) để thích
nghi với nhiệt độ môi trường cao.
Trong khi các giống bò Bos taurus (như Holstein Friesian) vốn sống trong điều
kiện môi trường khí hậu ôn đới, đã có những biến đổi cơ thể như phát triển hệ thống
lông, giảm diện tích bề mặt cơ thể (không u, yếm) để giảm sự thoát nhiệt, thích nghi

với môi trường nhiệt độ thấp. Vì vậy khi các giống bò ôn đới, được nuôi trong điều
kiện nhiệt độ môi trường cao khó thể hiện được các tính năng sản xuất cao của mình.
Hiện nay, đã có nhiều tiến bộ trong việc chọn lọc những giống bò thích nghi với điều
kiện nhiệt độ cao.
2.2.6.2 Điều hòa thân nhiệt của các giống bò
Khả năng điều hoà nhiệt là một quá trình thích nghi tiến hoá, cho phép gia súc giữ
được thân nhiệt ổn định trong khi nhiệt độ môi trường thay đổi (Berman và cs., 1985).
Thông thường Bò Bos Taurus đáp ứng kém hơn bò Bos Indicus, bò Zê-bu trong môi
trường nóng ẩm (Kadzere và cs., 2002).
Yousef (1985) cho rằng: khả năng đáp ứng với nhiệt tốt ở bò Bos indicus do 2
yếu tố quan trọng là lượng thức ăn ăn vào thấp và tốc độ trao đổi chất thấp. Thêm vào
đó, thoát nhiệt tăng theo diện tích cơ thể ở bò Bos Indicus, đặc biệt ở yếm, bò Bos
indicus có nhiều tuyến mồ hôi, lông ngắn, mỡ phân bố trong cơ và ở u. Các đặc điểm này
giúp cho việc truyền nhiệt từ cơ thể bò ra môi trường ngoài tốt hơn (Ledger, 1959).
Gia súc có khả năng thích ứng với môi trường nóng bằng cách đáp ứng từ
từ (Prosser and Brown, 1969).
2.2.7 Đặc điểm bò Red Angus thuần và lai
Bò lai Red Angus được tạo ra bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo giữa những
giống bò u đang nuôi tại địa phương Việt Nam với tinh trùng giống bò Red Angus
nhập từ nước ngoài. Bò lai Sind, bò bô, bò lai Brahman, bò Brahman gieo tinh bò Red
Angus cho ra bò cọp, bò phèn.
Bò lai Red Angus có mũi, khoen mắt, âm hộ, móng và tinh hoàn màu đỏ hồng.
Lưỡi trắng hoặc đen, không có u hoặc u thấp. Mắt to nhô, lồi, đầu truội, sừng ngắn.
Lông vàng chuyển trắng, kem, đỏ, và phèn…nếu có sọc đen thì gọi là bò cọp, nếu
không có sọc đen thì gọi là bò siêu thịt phèn. (Phúc Nhân, 2016).

11


Red Angus thuần là giống chuyên dụng thịt. Lông màu đen hoặc đỏ sẫm, có thể có

đốm trắng ở bụng, bầu vú, bao tinh hoàn, ngoại hình, thể chất chắc chắn, khỏe mạnh,
thường không có sừng. Khối lượng bê sơ sinh từ 24 - 30 kg, khối lượng 6 tháng tuổi:
150 - 180 kg. Bò đực lúc trưởng thành nặng 800 - 1000 kg. Bò cái trưởng thành nặng
550 - 700 kg. Tốc độ tăng trưởng nhanh: 1000 gram/ngày, tốc độ tăng trưởng lúc vỗ
béo: 1000 – 2000 gram/ngày.
Bò Red Angus được biết như một nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.
Chất lượng thịt tốt, vân mỡ trắng xen kẽ trong thớ thịt, giúp thịt mềm, vị béo, thịt có
màu đỏ tươi sáng. Bò có khả năng sinh sản cao và trưởng thành sớm, dễ nuôi, phù hợp
với điều kiện nhiệt đới ( />Theo Đinh Văn Cải (2007), bò thường không có sừng, gene không sừng là gene
trội. Con lai F1giữa bò Angus với giống bò khác luôn luôn không có sừng. Ưu điểm
nổi bật là chất lượng thịt tuyệt vời. Bò thành thục sớn, hiệu quả sinh sản cao.
Khuyết điểm của giống này là khối lượng không lớn và tăng trọng chậm. Bò cái
trưởng thành nặng 550 - 650kg, bò đực 800 - 950kg. Nuôi thịt lúc 15 tháng tuổi bê
đực đạt 450 - 460kg, bê cái 350 - 450kg. Tỷ lệ thịt xẻ bình quân 65 - 67%. Bò thích
hợp với vùng khí hậu ôn đới và nuôi chăn thả.
2.2.8. Đặc điểm bò Brahman
Bò Brahman là một loại bò thịt thuộc giống bò Zê-bu có nguồn gốc từ Ấn Độ
(Bos primigenius indicus). Bò được đặt tên theo vị thần Bà La Môn tôn kính của tôn
giáo Ấn Độ. Đây là loại bò thịt nhiệt đới, được nuôi rộng rãi ở các nước nhiệt đới và
cận nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Việt Nam đã nhập bò Brahman từ
Australia để nhân thuần và cho lai với bò cái Việt Nam để tạo con lai hướng thịt.
Lông bò có màu trắng bạc hoặc trắng xám, hoặc đỏ. Đầu hơi dài, trán dô, tai to
rủ đưa ra phía sau, u to. Yếm rộng, nhiều nếp gấp, ngực sâu nhưng hơi lép, chân cao,
đuôi dài. Trọng lượng sơ sinh 24 kg/con, lúc 12 tháng tuổi bò đực nặng 211 kg; bò cái
177 kg/con. Lúc trưởng thành, bò đực nặng 800 kg/con, bò cái 450 kg/con. Tuổi đẻ
lứa đầu khá muộn vào lúc 40 tháng. Thời gian mang thai 286 ngày; khoảng cách các
lứa đẻ là 18 tháng.
Nhược điểm của giống này là hiệu quả sinh sản chưa cao, bò cái tơ có tuổi phối
giống lần đầu muộn (trên 24 tháng), khoảng cách lứa đẻ 15 - 18 tháng/ lứa. So với các
giống bò chuyên thịt ôn đới thì chất lượng thịt cũng chưa cao do thớ thịt còn thô và

mùi vị chưa thơm bằng bò thịt ôn đới, (Bò Brahman. wikipedia.org).

12


Bò lai Brahman là kết quả lai kinh tế giữa đực giống bò Brahman với bò cái
lai Sind hoặc cái địa phương Việt Nam để tạo đàn bò lai F1 nuôi lấy thịt. Đây là phẩm
giống có tỷ lệ thịt xẻ cao. Bê lai Brahman có đặc điểm nổi trội là trán dô, tai cúp, lớn
nhanh. Khối lượng bê sơ sinh 18 – 22 kg, ở 3 tháng tuổi đã đạt trọng lượng trên 80kg,
5 – 6 tháng tuổi đạt từ 120 – 150 kg/con, so với bê lai Sind thì bê lai Brahman có
trọng lượng lớn hơn và lớn nhanh hơn. Tỷ lệ thịt xẻ 51 – 53 %, tỷ lệ thịt tinh 40%
(Đinh Văn Cải, 2007).
2.2.9 Cỏ lông tây
Là loại cỏ sống lâu năm, rễ nhiều, thân dài 0,6 – 2,0 m, phân nhánh mềm bò trên
mặt đất, mọc rễ và đâm chồi ở các đốt, sau đó vươn thẳng lên cao khoảng 2 m. Cỏ
lông tây ưa thích khí hậu nóng ẩm, sinh trưởng tốt ở các vùng thấp, nhiệt độ tối thiểu
có thể sống được là 8oC .Nếu lạnh hơn thì có thể chết lụi dần. Cỏ phát triển nhanh ở
những nơi ẩm ướt, tạo thành những thảm cỏ dày, cao và không chịu được khô hạn. Cỏ
lông tây có thể chịu được ngập nước ngắn ngày, chịu mặn chịu phèn. Có thể sử dụng
cỏ lông tây dưới dạng tươi, ủ xanh, hoặc phơi khô (Nguyễn Xuân Trạch, 2008).
2.2.10 Rơm lúa
Rơm lúa là loại phụ phẩm nông nghiệp có ở khắp các vùng trồng lúa, giá trị dinh
dưỡng thấp chủ yếu là chất xơ. Hàm lượng protein trong rơm lúa từ 25 - 40 g/kg chất
khô. Rơm lúa có hàm lượng lignin tương đối cao, chiếm 60 - 70g/kg chất khô, hàm
lượng khoáng rất cao 170g/kg chất khô, trong đó chủ yếu là silic, vì vậy hệ số tiêu hóa
của rơm lúa rất thấp. Tỷ lệ tiêu hóa của rơm sẽ được tăng lên nếu xử lý rơm rạ bằng
phương pháp kiềm hóa, axit hóa hay amoniac hóa....
Thành phần hóa học cơ bản của rơm rạ phụ thuộc nhiều đến đặc tính sinh lý, thời
điểm thu hoạch, độ thành thục của cây trồng và chế độ dinh dưỡng của đất ... Nhưng
nhìn chung các thành phần chính bao gồm: tỷ lệ cao của cacbonhydrat thành vách tế

bào như cellulose, hemicellulose và lignin chiếm 60-80% tổng vật chất hữu cơ của
cây trồng (Nguyễn Xuân Trạch, 2008).
2.2.11. Cỏ voi lai (VA06)
Là giống cỏ được lai tạo giữa giống cỏ voi và cỏ đuôi sói của Châu Mỹ được đánh
giá là vua của các loại cỏ.
VA06 thuộc họ hoà thảo, dạng bụi, mọc thẳng, năng suất cao, chất lượng tốt, phiến
lá rộng, mềm, có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, nhiều nước, khẩu vị ngon. Trong cỏ
có 17 loại axit amin và nhiều loại vitamin. Trong cỏ tươi, hàm lượng protein thô
4,6%, protein tinh 3%, đường 3,02%. Trong cỏ khô, hàm lượng protein thô 18,46%,

13


×