Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

báo cáo Các biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỷ tại Trường mầm non Họa My

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.27 KB, 47 trang )

lỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do
Trẻ em hôm nay thế giới ngay mai .Trẻ em là những chủ nhân tương lai
cuả đất nước là những mầm non đang nảy chồi phát triển ,thế hệ đang tiềm ẩn
những tài năng .Vì vậy mà Nhà nước ta rất chú trọng đầu tư giáo dục . Tuy nhiên
hiện nay thì tỉ lệ trẻ mắc bệnh tư kỷ ở trẻ em ngày càng nhiều
- Bệnh tự kỷ ở trẻ là bệnh mà người lớn khó có thể phát hiện hoặc khi đã
phát hiện thì bệnh đã nặng và khó chữa trị. Trẻ tự kỷ thường kèm thêm các bệnh
khác như chậm phát triển, không có khả năng nhận thức, không có thể nói hay
nhận diện mọi vật xung quanh. Đây là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng vì thật ra
hiện nay không có một chính sách hỗ trợ hay chữa trị nào cho bệnh tự kỷ, gia
đình nào có ngươi mắc bệnh tự kỷ điều phải tự mình, tự lức cánh sinh mà chiến
đấu với nó. Thường bệnh tự kỷ ở trẻ có thể chữa trị được nếu điều trị đúng cách
và phát hiện sớm nhưng lại rất tốn kém về thời gian và tiền bạc. Một số gia đình
vì gia đình kinh tế khó khăn mà phải chấp nhận nhìn con bị tự kỷ mà bất lực
không biết làm gì.
Thông tin về bệnh tự kỷ hay biện pháp chữa trị bệnh tự kỷ ở trẻ là khá mơ
hồ và thiếu sót. Những gia đình chữa trị được cho trẻ bị bệnh tự kỷ cũng chỉ là
tự mày mò kết hợp với cách phương pháp hỗ trợ từ các trung tâm điều trị bệnh
tự kỷ.
Vấn đề đáng lo ngại và hậu quả của nó là khi số lượng của trẻ mắc bệnh tự
kỷ quá nhiều và không thể kiểm soát được. Và đây là đối tượng mà tương ại sẽ
là gánh nặng của xã hội khi mà khả năng tự nuôi sống bản thân là không có và
sẽ bị một lực lượng lao động khác nuôi trong thời gian dài làm cho nền kinh tế
bị giảm sút nghiêm trọng. Vì vậy đây cũng là một trong những bệnh đáng lo
ngại chỉ sau 10 tới 20 năm nữa, nếu không chú ý là tìm ra phương pháp thì bệnh


tự kỷ sẽ trở thành một căn bệnh khó chữa trị và gây hậu quả nghiêm trọng tới


gia đình và xã hội
Hiện nay tự kỷ là một vấn đề nóng trên toàn thế giới. Việt Nam cũng không
nằm ngoài xu hướng này. Lượng trẻ mắc bệnh tự kỷ ngày càng tăng. Theo Th.s
Nguyễn Thị Hồng Thúy (khoa Tâm bệnh – Bệnh viện Nhi TƯ) cho biết: Số
lượng trẻ chậm nói có dấu hiệu tự kỷ đến bệnh viện khám tăng dần theo hàng
năm. Cụ thể, nếu năm 2008 có 900 trẻ đến khám, 6 tháng gần đây con số này đã
là 1700 trẻ khám mới và 716 trẻ khám lại. Trung bình mỗi ngày có 10-20 trẻ tới
khám. Trẻ trai khám nhiều hơn trẻ gái 6-8 lần. Trong số đó, khoảng 50% trẻ tự
kỷ thể điển hình, còn lại ở thể nhẹ và trung bình. Tuổi của trẻ đến khám và phát
hiện ngày càng sớm hơn, chủ yếu 2-3 tuổi, một số gia đình cho trẻ đến khám
sớm từ dưới 16 tháng.
Trẻ tự kỷ có khiếm khuyết trong ba lĩnh vực: Tương tác xã hội, giao tiếp xã
hội và tưởng tượng. Hành vi và sở thích bị thu hẹp và lặp lại. Tự kỷ có năm thể
khác nhau trong đó có nhiều trẻ tự kỷ liên quan đến vấn đề sức khỏe (rối loạn
ngủ, tiêu hóa, động kinh…).
Chính những điều này làm cản trở và giảm hiệu quả của việc nuôi dưỡng,
giáo dục và phát triển của trẻ tự kỷ. Vì vậy,việc giáo dục trẻ tự kỷ là hết sức
quan trọng và cần thiết để giúp trẻ tự kỷ phát triển hết khả năng và phát huy tiềm
năng học hỏi.
Ngày nay, giáo dục trẻ tự kỷ là một vấn đề quan trọng trong việc đào tạo
thế hệ mầm non của đất nước. Thực tế trong thời gian gần đây, Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh hóa, phòng Giáo dục và Đào thành phố
Thanh hóa rất quan tâm đến vấn đề này, đã , tổ chức tập huấn chuyên đề nhằm
hướng dẫn giáo viên cách giáo dục trẻ tự kỷ và học hòa nhập trong các trường
mầm non. Đặc biệt trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 – 2017của
Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh hóa, Phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh
hóa, trường mầm non Họa My đều đưa ra các chỉ tiêu cụ thể về việc giáo dục
trẻ khuyết tật học và hòa nhập. Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu trường đã



chỉ đạo các lớp rà soát, báo cáo số lượng trẻ khuyết tật thể nhẹ – trong đó có trẻ
tự kỷ, hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên lập hồ sơ theo dõi sự phát triển của trẻ, xây
dựng mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục hòa nhập cụ thể, phù hợp với trẻ
khuyết tật.
Tại trường mầm non Họa My năm học 2016-2017 có 590 học sinh trong
đó có 12 học sinh chuyên biệt ở các dạng khác nhau ,ngoài việc chăm sóc thì
các em còn được học tập ở lớp dạy tổ chuyên biệt ,các em được hòa nhập cùng
với các bạn thầy cô
Vì vậy chúng ta cần quan tâm hơn nũa không phân biệt đối xử , yêu
thương các em chăm sóc giúp đỡ đấy cũng là một phần trách nhiệm của chúng ta
,
2.mục đích
Đánh giá thực trạng sự nhận thức, tương tác xã hội, giao tiếp xã hội và
tưởng tượng của trẻ tự kỷ khi học hòa nhập với môi trường giáo dục bình
thường.
+ Tìm ra các biện pháp giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập trong môi trường
giáo dục bình thường
3 Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỷ tại
Trường mầm non Họa My

NỘI DUNG
Chương1:Tổng quan về Trường Mần non Họa My
1.1Khái quát chung về trường
1. 1. 1Lịch sử hình thành và phát triển của trường


Trường mầm non Hoạ My được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày
30/5/2009 với mục tiêu cung cấp một môi trường chăm sóc giáo dục trẻ có chất
lượng. Trường được xây dựng theo định hướng hiện đại phù hợp với xu thế phát
triển chung của giáo dục toàn cầu. Trường mầm non Hoạ My là môi trường lý

tưởng hỗ trợ trẻ phát huy tối đa những tiềm năng của trẻ và cũng chính là nơi “
khởi đầu cho những ước mơ” của bé.
Đội ngũ cán bộ giáo viên đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học sư phạm chuyên
nghành giáo dục mầm non được chọn qua các đợt thi tuyển khắt khe để chọn ra
những giáo viên có trình độ chuyên môn tốt, tâm huyết với nghề, hết lòng
thương yêu trẻ. Đặc biệt nhà trường có đội ngũ giáo viên năng khiếu, tiếng anh,
mĩ thuật trực tiếp giảng dạy và tổ chức cho các bé tham gia các hoạt động vui
chơi rất bổ ích tạo cho trẻ sự tự tin và thân thiện .
1.1.2

CƠ SỞ VẬT CHẤT TRANG THIẾT BỊ

Mầm non Hoạ My xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế trên diện tích
3209m2. Với kiến trúc nhà hợp khối 3 tầng gồm 16 phòng học, 5 lớp năng
khiếu, bếp ăn 1 chiều, các phòng nghỉ giáo viên, y tế, hành chính, phòng chiếu
phim, kidsmart, 1 thang máy, mỗi tầng có 1 sảnh chơi tập trung rộng 300m2 .
Trường được thiết kế mang kiểu dáng kiến trúc hiện đại, phù hợp với trẻ
thơ . Các phòng học rộng rãi, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, các
thiết bị được trang bị cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Khuôn viên trường được thiết kế bể bơi thông minh, rộng rãi kiểu dáng
sinh động, có hệ thống máy lọc nước tuần hoàn và đài phun nước được thiết kế
tạo cảm giác làm mát cho khuôn viên của nhà trường. Vườn cổ tích, sân golf
được thiết kế đa dạng, sinh động phù hợp cho việc vui chơi học tập của các bé.
* Mùa đông sưởi ấm bằng hệ thống lò sưởi hơi nước, không làm khô da
và thiếu


* Mùa hè làm mát bằng hệ thống điều hoà nhiệt độ
* Các phòng được lắp ti vi LCD, điện thoại, mạng Wi-fi, lắp đặt camera
trực tuyến tất cả các lớp giúp phụ huynh có thể quan sát hoạt động của trẻ trong

lớp.
* Sàn nhà ốp gỗ công nghiệp, trần nhà trang trí thạch cao với đường nét
màu sắc sinh động tạo sự hứng thú mỗi khi trẻ đến trường..
* Hệ thống phòng chức năng: Ngoại ngữ, âm nhạc, mỹ thuật, phòng
chiếu phim, kidsmart được trang bị đầy đủ các thiết bị và đồ dùng học tập.
* Nhà trường có đội xe chuyên dụng đưa đón trẻ đến trường: đó là nơi tạo
cho trẻ tính tự lập rất cao
* Trang web của nhà trường luôn cập nhật về chương trình học, chế dộ
dinh dưỡng, sự phát triển thể chất, trí tuệ , thành tích học tập của các bé
1.2

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU 6 NĂM THÀNH LẬP VÀ

SỰ PHẤN ĐẤU
Sau 6 năm phấn đấu xây dựng và trưởng thành, trường mầm non Hoạ
My đã có những kết quả như sau:
* Trường luôn hoạt động với mục tiêu:
Tạo điều kiện chăm sóc - giáo dục tốt nhất để trẻ em phát triển hài hoà các
mặt:
Phát triển nhận thức và kỹ năng học tập
Phát triển thể chất - Sức khoẻ và kỹ năng vận động
Phát triền ngôn ngữ và giao tiếp xã hội
Phát triển tình cảm và kỹ năng sống
Phát triển thẩm mỹ và khơi dậy các khả năng sáng tạo và năng khiếu
của bé
Đôi ngũ CBGV trẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh trong
việc tiếp cận với khoa học và công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ.



Tổ chức ngày hội ngày lễ như: Ngày hội đến trường của bé, tết trung thu, lễ
hội Noel, halloWeen, chợ quê ngày tết, tết 1/6…các hoạt động này giúp trẻ hiểu
thêm về văn hoá, phong tục tập quán và con người Việt Nam.
Nhà trường tổ chức các lớp học bổ trợ như: Ngoại ngữ, mỹ thuật, âm nhạc.
Riêng về học ngoại ngữ, trong xu thế hội nhập hiện nay nhu cầu dạy Tiếng Anh
cho các bé rất cần thiết vì thế nhà trường đã mạnh dạn đi đầu trong việc đưa giáo
viên là người nước ngoài về dạy trong trường để các bé không chỉ làm quen
tiếng Anh mà còn được tiếp xúc, giao lưu với nhiều thầy cô ở các đất nước khác
nhau. Thông qua các môn học bổ trợ tạo cho bé thêm mạnh dạn, tự tin, nhanh
nhẹn, chủ động tích cực trong mọi hoạt động và giao tiếp, góp phần củng cố,
nâng cao kiến thức cơ bản theo các lứa tuổi .
Ngoài ra nhà trường kết hợp với các chuyên gia, giảng viên trường đại học
Hồng Đức mở lớp học “ chuyên biệt ” dành cho các bé chậm phát triển về ngôn
ngữ, hoặc bé tăng động, giảm chú ý… ngoài thời gian học tập ở lớp học chuyên
biệt, các bé được hòa nhập tham gia tất cả các hoạt động tại lớp của mình với
các bạn cùng độ tuổi.
* Các hoạt động ngoại khoá:
Hàng tháng nhà trường tổ chức cho các bé đi tham quan dã ngoại, tham gia
các hoạt động trải nghiệm thực tế theo từng chủ đề chủ điểm như:
Chủ đề “ Trường mầm non ” tổ chức cho trẻ đi tham quan các lớp học, các
phòng hoạt động chung trong nhà trường
Chủ đề: “Bản thân” tổ chức cho các bé đến tham quan nơi ở, tập luyện của
các chú bộ đội.
Chủ đề: “Gia đính” tổ chức cho các bé đến thăm nhà bạn…
Chủ đề “Nghề nghiệp” Thăm quan cánh đồng lúa, Siêu thị, xưởng giặt là,
công ty may…
Chủ đề “Quê hương, đất nước,Bác Hồ” thăm quan xóm làng vùng quê, đài
tưởng niệm Bác Hồ, khu di tích lịch sử Hàm Rồng…



Chủ đề “ Thế giới thực vật” Tham quan trang trại rau sạch ở Quảng Xương
bé được tham dự các tiết học trải nghiệm như đóng vai bác làm vườn, cô vệ sinh
môi trường…
Chủ đề “ Thế giới động vật” thăm quan trang trại các con vật gần gũi với
trẻ…
Chủ đề “ Giao thông” tổ chức cho các bé hoạt động thực hành với phương
tiện giao thông tại mô hình sân trường, cứu hoả…
Chủ đề “Nước và các hiện tượng tự nhiên” thăm quan biển Sầm sơn…
Riêng học sinh 5- 6 tuổi được đi tham quan trường tiểu học
Ngoài chương trình ngoại khoá nhà trường còn tổ chức cho các bé các hoạt
động vui chơi giải trí như: Bơi lội, chơi gol, thể dục thể thao đá bóng, xem
phim…
Thông qua các hoạt động này cô giáo giúp trẻ được trải nghiệm thực tế,
nhận biết được các sự vật hiện tượng, tăng vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung
quanh, phát triển khả năng vận động, tư duy, tình cảm, thẩm mỹ và tính tự lập
cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
* Về hoạt động từ thiện nhân đạo:
Hàng năm nhà trường đã vận động quyên góp ủng hộ với tổng giá trị lên tới
72 triệu đồng. Miễn 100% tiền ăn tiền học phí cho các cháu Phường Đông thọ,
Phường Tân Sơn, Phường Đông sơn, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bố mẹ
không có điều kiện cho con đến trường học và Con cán bộ công tác tại biển đảo.
Đây không chỉ là đóng góp của cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường mà còn
là sự đóng góp của các bậc phụ huynh. Hoạt động này không chỉ mang ý nghĩa
chia sẻ về vật chất, tinh thần mà đó chính là hoạt động giáo dục về đạo đức, từ
những việc làm tốt của cô, của ba mẹ, của những người lớn xung quanh đã xây
dựng cho trẻ ý thức, tình cảm tốt, nếp sống văn minh, lành mạnh thân thiện ngay
từ lứa tuổi mầm non. Các con biết yêu thương, chia sẻ, nhường nhịn, giúp đỡ lẫn
nhau khi gặp khó khăn.



Để vượt qua một chặng đường 6 năm tồn tại và phát triển với nhiều khó
khăn của những ngày đầu mới thành lập đến nay trường mầm non Họa My là
trường mầm non tư thục đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa được công nhận trường
mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Liên tục được GĐ Sở GD&ĐT tặng
giấy.Chủ tịch UBNDTP tặng danh hiệu lao động tiên tiến và năm học 2013 –
2014 được chủ tịch UBND Tỉnh tặng bằng khen
Trong 6 năm qua Công đoàn công ty cũng liên tục được liên đoàn
LĐ thành phố công nhận là công đoàn vững mạnh .
Ngoài ra cô và bé trường mầm non Hoạ My còn tham gia các hội thi do
ngành phát động và đều đạt được các giải tập thể, cá nhân
Có được những thành công đó là nhờ sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của
cô và bé trường mầm non Họa My và đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ chia sẻ,
động viên, khuyến khích kịp thời của ban lãnh đạo nhà trường, các cơ quan ban
ngành cùng toàn thể các bậc phụ huynh.
Chương 2 :Thực trạng về việc chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỷ ở
Trường mầm non Họa My
2.1. Khái quát chung
2.2.1 Tự kỷ là gì

Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển của não bộ. Rối loạn về não
này ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ của
một người với những người khác và khả năng phản ứng một cách
phù hợp với thế giới bên ngoài.

Để chẩn đoán đúng, người ta phải dựa vào việc quan sát giao tiếp,
hành vi, và các mức độ phát triển của trẻ. Trẻ tự kỷ có những đặc điểm
về hành vi có thể tương đối rõ với bố mẹ và bác sỹ từ những năm
tháng đầu đời. Tuy nhiên, vì nhiều hành vi đi đôi với tự kỷ cũng có ở
những rối loạn khác, ta có thể yêu cầu làm nhiều xét nghiệm y tế để
loại bỏ hoặc phát hiện những nguyên nhân có thể đã gây ra những

triệu chứng trẻ đã bộc lộ.


Để chẩn đoán một trẻ, bác sỹ phải quan sát thấy khiếm khuyết liên tục
ở một trong ba lĩnh vực sau đây:
- Sống khép kín, trầm lặng, lãnh đạm hoặc thờ ơ với việc giao tiếp,
không quan tâm tới những chuyện trong cuộc sống xung quanh.
- Chậm nói, tiếp thu chậm về phát triển từ ngữ giao tiếp.
- Không có sự giao tiếp bằng mắt với người khác.
- Không phản ứng lại đáp lại khi được gọi tên hoặc phản ứng rất
chậm.
- Luôn lặp đi lặp lại các hành vi hoặc sự cử động của cơ thể.
- Có những hành vi kì quái tự gây tổn hại tới bản thân như đập đầu
vào tường, cào cấu, thích ở một mình …
- Không hứng thú hoặc ác cảm với hoạt động thể chất, và chỉ thích
chơi 1 hoặc vài trò chơi quen thuộc có tính chất lặp lại.
- Rụt rè, nhút nhát không biết cách chơi với trẻ khác.
- Sợ chỗ lạ, người lạ, vật lạ.
- Khó thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh, công việc/ diễn biến
thường diễn ra hàng ngày.
- Bị hút chặt vào những đồ vật quen thuộc.
- Thường xuyên ăn vạ.
- Rối loạn ăn uống, tiêu hóa.
- Không có phản hồi với lối dạy thông thường hoặc những gợi ý bằng
lời
- Hay bùng nổ và ăn vạ.
- Mức độ quan tâm hoặc tập trung bất thường vào một hành vi hạn hẹp
hoặc điển hình
- Có một thói quen vỗ nghĩa, tuân theo nếp cứng nhắc
- Ám ảnh bởi một vài bộ phận nào đó của các vật

Tự kỉ là một biểu hiện của sự rối loạn tâm thần. Theo số liệu từ khoa
phục hồi chức năng thuộc Bệnh viện Nhi Trung Ương cho biết năm
2007 có tới 268% số trẻ em mắc bệnh tự kỉ, và số liệu này vẫn không
ngừng tăng lên, nhưng việc nhận biết triệu chứng bệnh tự kỉ ở trẻ để
phát hiện sớm và chăm sóc trẻ còn chưa được quan tâm nhiều, các bà
mẹ còn thiếu nhiều kiến thức về bệnh tự kỉ. Vì thế, các bà mẹ nên đọc
và tìm hiểu về triệu chứng bệnh tự kỉ ở trẻ và cách điều trị.
Vì tự kỷ có hành vi trải dài trên một phổ rộng, nếu chỉ quan sát nhanh
trong một bối cảnh thì khó có thể dự đoán đúng thực lực của một cá
nhân. Nếu làm vài đánh giá vào những ngày khác nhau hoặc trong


những bối cảnh khác nhau (ví dụ ở nhà, nơi làm việc của bác sỹ,
trường học của trẻ) thì sẽ cho chẩn đoán đáng tin cậy hơn.
Những thông tin do bố mẹ cung cấp và quá trình phát triển của sẽ
những phần thông tin rất quan trọng để ra chẩn đoán chính xác.
Thông thường, việc chẩn đoán trẻ tự kỷ có hai giai đoạn. Giai đoạn
đầu tiên là sàng lọc sự phát triển của trẻ do bác sỹ nhi làm khi kiểm tra
trẻ bình thường.
Cần làm đánh giá khi trẻ đang khỏe mạnh. Trẻ ốm có thể hành động
khác bình thường và việc quan sát sẽ không được chuẩn.
Giai đoạn hai là đánh giá toàn diện của một nhóm đa ngành. Nhóm
này gồm chuyên gia nhi về phát triển, trị liệu viên chức năng, trị liệu
viên vật lý, trị liệu viên ngôn ngữ, nhân viên công tác xã hội.
Vì vậy, mỗi một trẻ tự kỷ khác nhau sẽ được tiến hành các phương pháp
giáo dục khác nhau. Giáo dục trẻ tự kỷ là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban
đầu về cuộc sống xung quanh áp dụng các biện pháp giúp trẻ hòa nhập trong lớp
học, đồng thời áp dụng các phương pháp can thiệp hành vi không phù hợp. Từ
đó, trẻ tự kỷ biết sống tích cực, có kỹ năng giao tiếp xã hội, phát triển ngôn ngữ,
điều chỉnh hành vi phù hợp.


Nội dung giáo dục trẻ tự kỷ trong trường mầm non:

– Giáo dục trẻ tham gia vào các bài tập thể dục sáng, thể dục tiết học
với các vận động cơ bản theo chủ đề cùng bạn, có sự giúp đỡ của cô.

– Giáo dục trẻ nhận biết và có 1 số hiểu biết cơ bản về thế giới xung
quanh qua các chủ đề.

– Giúp trẻ giao tiếp, hỗ trợ trẻ giao tiếp bằng hành động kết hợp nói
từ, câu ngắn, không nên cưỡng bắt trẻ phải nói bằng được.


– Hình thành ở trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân (ăn uống vệ sinh:
rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, thực hiện ăn chín, uống sôi…).

– Hình thành ở trẻ kỹ năng điều chỉnh hành vi, các kỹ năng liên quan
đến xúc cảm, tình cảm và tâm lý của trẻ xảy ra trong các thời điểm trong ngày.



.
2.2.2 Các dấu hiệu cảnh báo tự kỷ:
-Không biết cười lớn tiếng hoặc có những biểu lộ vui vẻ, thích thú khác
ở 6 tháng tuổi
-Không chia sẻ qua lại với những âm thanh, nụ cười, hoặc biểu lộ nét
mặt ở lúc 9 tháng
-Không biết bập bẹ lúc 12 tháng
-Không biết nói từ đơn lúc 16 tháng
-Không nói được cụm từ đôi một cách tự nhiên lúc 24 tháng ( không

phải là nhại lời)
-Không chú ý đến giọng nói của người khác vào lúc 24 tháng
-Không nhìn vào mặt và mắt người khác lúc 24 tháng
-Không biểu lộ quan tâm đến trẻ khác vào lúc 24 tháng
-Không biết bắt chước vào lúc 24 tháng
-Mất ngôn ngữ và kỹ năng xã hội ở bất kỳ tuổi nào
Filipek và cộng sự (1999) liệt kê những quan tâm của cha mẹ có ý nghĩa
cảnh báo tự kỷ:


-Quan tâm về xã hội: Không biết cười xã hội, chơi một mình, rất độc
lập, giao tiếp mắt kém, ở trong chính thế giới của trẻ, không hoà hợp, không
quan tâm đến trẻ khác
-Quan tâm về giao tiếp: Không đáp ứng khi gọi tên, không biết nói với
cha mẹ điều trẻ muốn, không theo hướng dẫn, giống như bị điếc, có lúc nghe
nhưng lúc khác lại không nghe, không biết chỉ hoặc vẫy tay chào tạm biệt
Quan tâm về hành vi: Những cơn nổi giận, tăng động, không hợp tác
hoặc chống đối, không biết chơi với đồ chơi, lập đi lập lại , đi nhón gót, gắn
bó khác thường với một số đồ chơi, xếp đồ cho thẳng hàng, quá nhạy cảm
với một số cảm giác xúc giác hoặc âm thanh, có những kiểu vận động ngón
tay hoặc cơ thể khác lạ.
2.2.3 Những tiêu chí đánh giá trẻ mắc bệnh tự kỷ
Hiện tại trên thế giới có hai hệ thống phân loại bệnh mang tính quốc tế có
thể đưa ra chẩn đoán HCTK là Bảng phân loại bệnh quốc tế (ICD) và Sổ tay
thống kê và chẩn đoán các rối loạn tâm thần (DSM), nhưng theo xu hướng
chung, các bác sỹ tâm thần thích sử dụng cuốn Sổ tay thống kê và chẩn đoán các
rối loạn tâm thần của Hội tâm thần học Hoa Kỳ xuất bản lần thứ 4 ( DSM-IV)
vào chẩn đoán hơn vì tính ưu việt của nó như: đầy đủ, chặt chẽ, dễ hiểu, dễ sử
dụng (BS. Nguyễn Tú).
Nội dung DSM-IV trong chẩn đoán tự kỷ bao gồm 3 mục là A, B, C:

1. Biến đổi về chất lượng trong các tương tác xã hội được biểu hiện
trong ít nhất hai trong những yếu tố sau đây:
-. Bất thường rõ rệt trong sử dụng những hành vi phi ngôn ngữ đa dạng
như: tiếp xúc bằng mắt, vẻ mặt, tư thế, cử chỉ để điều chỉnh các tương tác xã hội.
-. Mất khả năng thiết lập mối quan hệ với những bạn bè cùng tuổi tương
ứng với mức độ phát triển.
- Cá nhân không tự ý tìm cách chia sẻ những vui sướng, những thích thú
hoặc những thành đạt của mình với người khác (ví dụ: không tìm cách lấy tay
chỉ hoặc lấy những đồ vật mà mình quan tâm đến)


- Mất sự tác động qua lại về xã hội hoặc cảm xúc.
2. Biến đổi chất lượng về sự giao tiếp được biểu hiện bởi ít nhất một
trong những yếu tố sau đây:
- Chậm trễ hoặc mất hoàn toàn sự phát triển ngôn ngữ nói (không có toan
tính bù trừ bằng những phương thức giao tiếp khác như cử chỉ hoặc vẻ mặt).
- Ở những người có khả năng nói được thì vẫn có rối loạn không rõ rệt khi
bắt đầu hoặc duy trì một câu chuyện với người khác.
- Sử dụng ngôn ngữ định hình, lặp đi lặp lại hoặc sử dụng ngôn ngữ theo
cách riêng của bản thân.
-. Không có trò chơi “giả vờ” đa dạng và tự ý hoặc không có trò chơi bắt
chước và quan hệ xã hội tương ứng với mức độ phát triển.
3. Tính chất giới hạn, định hình và lặp đi lặp lại trong hành vi và hoạt
động được biểu hiện ít nhất một trong những yếu tố sau đây:
- Bận tâm tập trung vào một hoặc nhiều kiểu vui thú giới hạn và định hình,
bất thường về cường độ hoặc về định hướng.
- Gắn bó kiên cố vào những thói quen hoặc những nghi thức đặc biệt và
không có ý nghĩa.
- Kiểu cách vận động định hình và lặp đi lặp lại. (Ví dụ: vỗ tay, vặn xoắn
những bàn tay và ngón tay, cử động phức tạp toàn thân).

- Bận tâm dai dẳng đối với một số phần của đồ vật.
.Chậm trễ hoặc có tính chất bất thường về hoạt động, khởi đầu trước
ba tuổi, ít nhất một trong những lĩnh vực sau đây: (1) tương tác xã hội, (2)
ngôn ngữ cần thiết để giao tiếp xã hội, (3) trò chơi biểu tượng hoặc tưởng
tượng.
Rối loạn không thể quy cho hội chứng Rett hoặc Rối loạn tan rã ở
trẻ em
2.2 Thực trạng về trẻ tử kỷ đang được chắm sóc và giáo dục tại trường
Mầm non Họa Mi


2.2.1. Tình hình chăm sóc trẻ tự kỷ ở trường


Trường mầm non Họa My nằm ở 09 Lê Văn An - Phường Đông Thọ - TP

Thanh Hóa , có 4 năm liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc cấp
Thành phố
– Năm học 2016 – 2017 trong thời gian thực tập 3tháng ở trường tôi được
Ban giám hiệu nhà trường phân công vào lớp sky1 lớp nhà trẻ , lớp có 3 cô Lớp
nhà trẻ có tổng số 35 cháu, trong đó có 15 cháu gái và 20 cháu trai, có 2 trẻ tự
quá trình thực hiện tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:

A Điều kiện thuận lợi :

– Lớp rộng rãi, thoáng mát, cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp. Nhà
trường đầu tư đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị tương đối đầy đủ cho cả cô và trẻ
để phục vụ cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.

– Phụ huynh làm nghề ở các cơ quan nhà nước , kinh doanh, buôn bán…

Phụ huynh của lớp rất nhiệt tình, quan tâm đến công tác chăm sóc – giáo dục trẻ;
hiểu, thông cảm và chia sẻ với các hoạt động của cháu tự kỷ tại lớp .

– Đối với trẻ tự kỷ:

+ Thể chất: Sức khỏe phát triển bình thường thể hiện là trẻ khỏe mạnh và
ăn uống đủ dinh dưỡng.

+ Kỹ năng vận động thô: Trẻ đi đứng, chạy nhảy, trèo lên cầu thang, bước
chân luân phiên nhịp nhàng…


+ Kỹ năng nhận thức: Có khả năng phối hợp tay, mắt, biết cầm bút vẽ, tô
màu…

B. Điều kiện khó khăn:

:



Bản thân tôi tuổi nghề còn ít và không được theo học chuyên ngành Giáo dục

đặcbiệt
nên chưa có được nhiều kinh nghiệm về giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập trong
môitrường giáodụcbìnhthường.
– Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, chăm sóc giáo dục trẻ
được đầu tư đầy đủ, nhưng nhiều khi vẫn chưa đáp ứng đủ theo yêu cầu và điều
kiện cho việc chăm sóc, giáo dục chuyên biệt trẻ tự kỷ. Bên cạnh đó các tài liệu
về giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường còn ít,

nêngiáoviênchúngtôicóíttàiliệuđểthamkhảovàhọctập.
– Phụ huynh cháu Nguyễn Minh Nhật còn hạn chế về những kiến thức, kỹ năng
cuộc sống giao dục trẻ tự kỷ, nên sự phối hợp cùng giáo viên để giáo dục cho trẻ
còn gặp nhiều khó khăn.
–Đối với trẻ tự kỷ:
+Khó khăn khi tham gia với các trẻ khác
+
Cười không đúng lúc, đúng cách
+ Thíchchơimột mình, có phong cách lạ: Múa tay, chạy lung tung…
+ Giảm tập trung, không phản ứng với phương pháp giáo dục truyền thống.
+Khôngphảnứngvớilờinóicủangườikhác


+ Khó khăn trong việc bày tỏ nhu cầu: Trẻ chưa có ngôn ngữ nói, khóc la hét khi
không đượcđápứngnhucầu.
+ Kỹ năng vận động thô và vận động tinh không phát triển đồng đều.
Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi đã trăn trở suy nghĩ
đểtìmra
những biện pháp giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập. Bước đầu đã thu được những
kếtquả đángkhíchlệtrêntrẻ.
Sau đây, tôi xin trình bày một số biện pháp mà tôi đã áp dụng có hiệu quả:
III/CÁCBIỆNPHÁP
1. Biệnpháp 1: Khảo sát, đánh giá trẻ.
* Để nắm được khả năng nhận thức, kỹ năng khi tham gia các hoạt động
của trẻ: kỹnăng vận động thô, kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp xã hội, kỹ
năng điều chỉnh hànhvi của trẻ tự kỷ thì ngay từ đầu năm học (tháng 9/2013)
giáo
. Từ đó, giáo viên sẽ xây dựng được những kế hoạch cụ thể để giáo dục trẻ
trong năm học và tìm ra những phương pháp, biện pháp phù hợp nhất lồng ghép
tích hợp giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập.

* Cách làm: Từ tuần 1 tháng 9 năm 2013, tôi và các giáo viên cùng lớp đã tiến
hành
đánh giá mức độ nhận thức của trẻ tự kỷ, xây dựng hệ thống các câu hỏi, đặt ra
cáctình huống, tổ chức một số hoạt động quan sát, lao động, dạo chơi, tham
quan,trảinghiệm cho trẻ tự kỷ tham gia. Thông qua kết quả của các hoạt động
đó,giáoviênđãđánhgiá được mức độ nhận thức những kỹ năng cơ bản của trẻ tự
kỷ,kếtquảđánhgiáđượcghi vào bảng đánh giá riêng của trẻ (Phụ lục 1 kèm theo)


Trường mầm non Hoạ My được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày
30/5/2009 với mục tiêu cung cấp một môi trường chăm sóc giáo dục trẻ có chất
lượng. Trường được xây dựng theo định hướng hiện đại phù hợp với xu thế phát
triển chung của giáo dục toàn cầu. Trường mầm non Hoạ My là môi trường lý
tưởng hỗ trợ trẻ phát huy tối đa những tiềm năng của trẻ và cũng chính là nơi “
khởi đầu cho những ước mơ” của bé
Năm học 2016-2017 có 590 học sinh trong đó có 12học sinh chuyên biệt ở
các dạng khác nhau ,ngoài việc chăm sóc thì các em còn được học tập ở lớp
dạy tổ chuyên biệt ,các em được hòa nhập cùng với các bạn và thầy cô
Theo thống kê của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, ở Việt Nam, hiện
nay có khoảng 200.000 người có chứng tự kỷ và con số này vẫn tiếp tục tăng
nhanh trong thời gian

tới.

Tại hội thảo, phó giáo sư Phạm Minh Mục - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
cho hay, ở Việt Nam, chưa có con số nghiên cứu chính thức về số lượng trẻ có
hội chứng rối loạn phổ tự kỷ. Nhưng từ năm 2000 đến nay, số lượng trẻ được
chẩndoánvàđiềutrị tự kỷ ngày càng tăng.
Nghiên cứu mô hình tàn tật ở trẻ em của Khoa Phục hồi Chức năng Bệnh
viện Nhi Trung ương giai đoạn 2000-2007 cho thấy số lượng trẻ được chẩn đoán

và điều trị tự kỷ ngày càng nhiều. Số lượng trẻ có hội chứng rối loạn phổ tự kỷ
đến khám năm 2007 tăng gấp 50 lần so với năm 2000; xu thế mắc tự kỷ tăng
nhanh từ 122% đến 268% trong giai đoạn 2004-2007 so với năm 2000.
Theo phó giáo sư Mục, những bất thường của rối loạn tự kỷ gây ảnh hưởng
kéo dài suốt đời đến các chức năng cá nhân ở nhiều lĩnh vực như học tập, các
mối quan hệ thích ứng xã hội và khả năng độc lập. Mức độ ảnh hưởng có thể từ
nhẹ đến nặng tùy theo mức độ của rối loạn tự kỷ và các rối loạn đi kèm.


Tuy nhiên, sự thiếu hụt rõ rệt các chức năng khiến cho người mắc rối loạn tự
kỷ trở thành người khuyết tật trong cộng đồng, suy giảm trầm trọng chất lượng
sống, đồng thời là gánh nặng của gia đình và xã hội, suy giảm nguồn nhân lực
lao động và kéo theo chi phí kinh tế lâu dài.
Chứng tự kỷ được biết đến ở Việt Nam vào cuối những năm 90 của thế kỷ
trước. Từ năm 2000 rối loạn này bắt đầu được quan tâm nhiều hơn về vấn đề can
thiệp, điều trị tại các bệnh viện nhi và trung tâm giáo dục đặc biệt
Tự kỷ đã trở thành một vấn đề mang tính xã hội, phổ biến ở nhiều nước
trên thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây Anh, Mỹ, Úc...Ở những nước
này, khuyết tật tự kỷ đã được xã hội hoá và hầu như mọi công dân đều có những
hiểu biết nhất định về rối loạn tự kỷ. Ở Việt Nam, đây là một lĩnh vực mới mẻ,
chưa có nhiều công trình nghiên cứu. Các chính sách về hỗ trợ xã phúc lợi xã
hội cho trẻ khuyết tật vẫn còn tồn tại những hạn chế trong hệ thống giáo dục và
can thiệp. Số trẻ tự kỷ được hưởng các loại hình giáo dục đặc biệt chưa nhiều,
kể cả các thành phố lớn như Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh.
Có thể thấy, số lượng trẻ tự kỷ ở Việt Nam đang ngày một gia tăng. Tuy
nhiên, trẻ được phát hiện và chuẩn đoán tự kỷ khá muộn, phần đông trẻ được
phát hiện và chuẩn đoán khi đã quá 2 tuổi. Các cán bộ đánh giá, cán bộ quản lý
và cha mẹ đã nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của việc đánh giá để lập
kế hoạch giáo dục đối với trẻ tự kỷ nhưng các hình thức đánh giá và phương
pháp, công cụ đánh giá còn thô sơ, không thống nhất giữa các địa phương và cơ

sở thực hiện.
Trước thực trạng trên tại Thanh hóa đã có các trung tâm dạy trẻ chuyên biệt
như ; Trung tâm dạy trẻ tự kỷ Bầu trời xanh ,trung tâm Phúc tâm an ,trung tâm
chuyên biệt Sunrise, … đã và đang phát triển , hình thức can thiệp như can thiệp
theo giờ ,can thiệp cả ngày theo hình thức bán trú . . .


Hưởng ứng ngày thế giới nhận thức về tự kỷ 2/4 hằng năm các trung tâm
đã tổ chức các hoạt động vui chơi cho các bé tạo thêm sự gần gũi gắn kết với
mọi người hơn ..
Tại trường Mầm non Họa My mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ đang
được áp dụng tính đến năm học 2016-2017có 590 học sinh trong đó có12 học
sinh chuyên biệt ,trẻ được chăm sóc và giáo dục của nhà trường và

của tổ

chuyên biệt , hình thức dạy theo giờ ,theo tiết , mỗi một học sinh là một cách
thức phương pháp dạy khác nhau vì mức độ của mỗi bạn cũng khác
Bên cạnh các phương pháp áp dụng cho trẻ thì trường cũng dành sự quan
tâm đặc biệt tới việc “ huấn luyện ”cho các bậc phụ huynh có con bị tự kỷ . Trên
thực tế , cuộc chiến với hội chứng tự kỷ gian nan , đòi hỏi tinh thần và ý chí thép
từ những phụ huynh có con tự kỷ .Trước khi muồn chữa cho con ,phải chữa cho
cha mẹ .Cha mẹ phải chấp nhận sự thật một cách thoải mái,dù chắc chắn sẽ có
khó khăn ,mới mong con phát triển tốt
Trường Mầm Non Họa My đã có các giáo viên giáo dục đặc biệt có trình
độ .
Ý thức được mỗi trẻ tự kỷ sẽ có những khó khăn khác nhau , các giáo
viên ở nhóm tổ chuyên biệt đã thiết kế các chương trình riêng biệt để phù hợp
cho từng bạn và sự phát triển
,


Nhà trường đã hoàn thiện cơ sở vật chất và trang thiết bị nhằm nâng

cao chất lượng chăm sóc, phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ; Đào tạo, tập huấn
cho giáo viên ở tổ chuyên biệt về chăm sóc, giáo dục cho cho tự kỷ cũng như
các giáo viên khác trong nhà trường cho trẻ tự kỷ .Hỗ trợ chương trình, giáo
trình đào tạo, tập huấn cho cán bộ, nhân viên chăm sóc, trợ giúp và phục hồi
chức năng cho trẻ tự ; nhà trường đã cho các giáo viên tập huấn về kỹ năng,
phương pháp chăm sóc, trợ giúp và phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ. đồng thời
truyền thông, cho phụ huynh có con tự kỷ về chăm sóc, cho con mình ở nhà . sự
phối hợp giữa gia đình và nhà trường sẽ giúp cho các bé tiến bộ nhanh can
thiệp sớm cho con có biện pháp phù hợp


Nhà trường đã có những buổi tọa đàm với phụ huynh về vai trò và vị
trí của gia đình trong quá trình trị liệu cho trẻ tự kỷ. Sự tiến bộ của trẻ có được
hay không phụ thuộc rất nhiều vào gia đình, gia đình là lực lượng quan
trọng số 1 đối vớ iquá trình can thiệ pcủa trẻ
- Nhà trường đã tổ chức các lớp học nhằm cung cấp cho cha mẹ những
kiến thức tổng quát về các dấu hiệu của rối loạn tự kỷ, dấu hiệu chậm phát triển,
các giai đoạn giao tiếp của trẻ và những kỹ năng tiền ngôn ngữ cũng như các
cách can thiệp rối loạn phổ tự kỷ, dấu hiệu chậm phát triển, các giai đoạn giao
tiếp của trẻ và những kỹ năng tiền ngôn ngữ.
- Bên cạnh đó, lớp tập huấn sẽ hướng dẫn cha mẹ tạo cơ hội cho trẻ chơi,
các kỹ năng cần thiết với người chăm sóc, những đồ chơi phù hợp. Quan trọng
hơn là cách giúp trẻ giao tiếp cùng mọi người, cùng bạn bè, nhấn mạnh đến việc
cải thiện giao tiếp cho trẻ.
- Cung cấp cho gia đình về đặc điểm tâm sinh lý trẻ tự kỷ, kỹ năng chăm
sóc, giáo dục cũng như các phương pháp khoa học trong can thiệp cho trẻ tự kỷ
để tránh được những hao tổn về kinh phí khi lựa chọn các phương pháp chưa

được kiểm chứng. phương pháp mới, điều chỉnh linh hoạt phù hợp với từng trẻ.
-Giáo án, tài liệu về can thiệp cho trẻ tự kỷ cho từng gia đình theo từng giai
đoạn, từng mốc phát triển của trẻ qua email, trang web của trung tâm, sổ nhật ký

2.2. 2 Các pháp phương giảng dạy
Do bệnh tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển lan tỏa, là bệnh không
khu trú vào một lĩnh vực cụ thể nào, thể hiện sự rối loạn toàn diện các
mặt trong đời sống tâm lý con người. Khi mà các bác sỹ vẫn chưa tìm
ra phương thuốc trị liệu hữu hiệu thì các nhà tâm lý, nhà giáo dục
học, vật lý trị liệu, chỉnh âm, tâm vận động…tham gia trị liệu đã đem
lại nhiều kết quả đáng khích lệ.
Sau đây là một số phương pháp đã từng được áp dụng trong trị liệu
trẻ tự kỷ trên thế giới và Việt Nam.


I. Các phương pháp Y - Sinh học
1. Sử dụng hóa dược
Điều đầu tiên muốn nói là thuốc không nhằm chữa hết chứng tự kỷ vì chưa
có thuốc đặc trị, thuốc chỉ dùng để chữa triệu chứng. Hội chứng tự kỷ gồm
nhiều triệu chứng khác nhau và các triệu chứng này thay đổi ở mỗi trẻ. Khi
trẻ được cho uống thuốc thì mục đích là chữa một hay nhiều triệu chứng có
liên quan. Chủ yếu khi sử dụng thuốc các bác sĩ nhắm tới trị liệu làm giảm
các triệu chứng: tính hiếu động, kém chú ý, hành vi rập khuôn, hành vi tự
hủy hoại, hung hăng, lo lắng quá độ, lầm lì, khó ngủ. Ngoài ra vitamine B6
và magnesium cũng được sử dụng trong trị liệu trẻ tự kỷ…
Tuy nhiên hiện nay chưa có loại thuốc nào đặc trị cho trẻ tự kỷ. Các loại
thuốc chỉ để hỗ trợ trị liệu những triệu chứng đơn lẻ, riêng biệt trong hội
chứng tự kỷ.
2. Giải độc hệ thống
Xuất phát từ quan điểm cho rằng, trẻ bị tự kỷ là do nhiễm độc thủy ngân và

bằng phương pháp loại trừ hệ thống để thải chất thủy ngân ra ngoài.
Phương pháp này được coi là có hiệu quả trên cơ sở thực nghiệm chữa trị
của một số nhóm bác sĩ tại Mỹ. Tuy nhiên, đến nay phương pháp này vẫn
chưa được coi là phương pháp chính thống, do chưa chứng minh được cơ
chế gây bệnh cũng như cơ chế khỏi bệnh bằng phương pháp giải độc thủy
ngân.
3. Ăn kiêng
Có giả thuyết cho rằng trẻ bị tự kỷ là do trẻ bị rối loạn một số tuyến nội tiết
trong cơ thể, thiếu sinh tố, và bị dị ứng với một số chất từ bên ngoài đưa
vào cơ thể. Theo một số tác giả của giả thuyến này trẻ tự kỷ cần được kiểm
soát chặt chẽ những thành phần hóa học của những chất cung cấp cho cơ
thể. Do đó, ăn kiêng là biện pháp đưa lên hàng đầu của phương pháp này.
Các chất mà các tác giả đưa ra là: sữa và các sản phẩm làm từ sữa,
đường, bột mì…
Đây vẫn được coi là giả thuyết vì chưa có một công trình khoa học nào
được khẳng định chắc chắn về vấn đề này.
4. Vật lý trị liệu
Phương pháp này nhằm giúp trẻ hoạt hóa một số cơ quan vận động không
được hoạt động hoặc hoạt động kém ở trẻ tự kỷ. Trong sinh hoạt hằng
ngày, có nhiều cơ quan vận động của trẻ hoạt động bình thường, nhưng trẻ
tự kỷ không muốn vận động cơ quan đó do tính tự kỷ quy định; vật lý trị liệu
là cách tốt nhất giúp trẻ hoạt hóa các cơ quan này. Các hoạt động vận động
của trẻ thường gặp khó khăn là: vận động chéo của chân và tay, vận động
của cơ quan phát âm, các vận động tinh của đôi bàn tay và có những trẻ


gặp khó khăn cả trong vận động thị giác khi tri giác các sự vật và hiện
tượng trong thế giới.
Vật lý trị liệu còn giúp loại bỏ những hành vi định hình đặc trưng của trẻ tự
kỷ, thay vào đó là sự tăng cường các hành vi tích cực, phù hợp với hoàn

cảnh, với hoạt động xã hội của bản thân trẻ tự kỷ.
5. Bấm huyệt
Theo định nghĩa của Bộ Y tế Nhật Bản, bấm huyệt là thủ thuật dùng ngón
tay cái, các ngón khác và lòng bàn tay, với sự trợ giúp của dụng cụ bất kỳ
(cơ học hay loại khác) để tạo áp lực trên da bệnh nhân. Mục đích là điều
chỉnh các rối loạn chức năng, tạo hưng phấn, duy trì sức khỏe và điều trị
một số bệnh đặc thù.
Phương pháp được áp dụng nhiều cho những trẻ tự kỷ tại Nhật Bản, Trung
Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Việt Nam. Có phụ huynh cho
rằng khi trẻ tự kỷ được kết hợp nhiều phương pháp, trong đó có phương
pháp châm cứu, bấm huyệt thì trẻ có tiến bộ rõ ràng, trẻ có thể nói được
một số từ và hợp tác hơn với người lớn, chịu chơi với trẻ em khác hơn.
Đây là phương pháp khó chứng minh về mặt khoa học nhất trong nhóm
các phương pháp y – sinh học. Do vậy mà phương pháp này cũng chưa
được kiểm chứng thuyết phục về mặt khoa học.
6. Nerofeedback
Phản hồi thần kinh (NFB), cũng được gọi là trị liệu thần kinh, phản hồi sinh
học thần kinh hay phản hồi sinh học qua điện não đồ (EEGBF) EEG là một
kỹ thuật chữa bệnh bằng việc phản hồi tức thời trên hoạt động của sóng
điện não, như được đo bởi những điện cực trên da đầu, biểu hiện điển hình
trên màn hình video. Mục tiêu sẽ cho phép điều khiển có ý thức hoạt động
của sóng điện não. Nếu hoạt động não thay đổi theo xu hướng mong muốn
của bác sĩ thì một " phần thưởng " tích cực được trao cho cá nhân, và nếu
hoạt động của song điện não theo hường tiêu cực thì hoặc là có một sự
phản hồi âm tính hoặc là không có sự phản hồi nào được đưa ra (phụ
thuộc vào nghi thức). Những phần thưởng có thể đơn giản như sự thay đổi
cao thấp của một âm thanh hay độ phức tạp của một kiểu hoạt động nhất
định trong đặc tính của một trò chơi video. Kinh nghiệm này có thể được
gọi là sự điều hòa có kiểm soát những trạng thái trong cơ thể.
Với phương pháp này có thể hỗ trợ tích cực khi muốn trẻ tự kỷ tương tác

với kích thíchtrong điều trị.
7. Oxy cao áp(hyperbaric oxygen - HBO)
HBO là một điều trị y học trong đó bệnh nhân được đặt trong môi trường ôxy tinh khiết gần như 100% với áp lực lớn hơn 1,4 atmosphere. Ngoài hô
hấp, lượng ô-xy thấm qua da và hòa tan trong huyết tương sẽ tăng 22 - 30
lần so với ô-xy trong máu người bình thường. Ô-xy cao áp vừa có tác dụng


điều trị, vừa có tác dụng điều dưỡng. HBO có hai tác dụng làm giảm kích
thước những bóng khí gặp trong những bệnh tắc mạch như bệnh giảm áp,
hoại thư hay gia tăng ô-xi trong tất cả các mô trong cơ thể. Nếu cho bệnh
nhân thở ô-xy nguyên chất ở áp suất 3 atmosphere thì lượng ô-xy hòa tan
trong máu sẽ lớn hơn trên 20 lần so với bình thường.
Phương pháp này đang được điều trị trẻ tự kỷ khá phổ biến ở TP. Hồ Chí
Minh.
8. Trị liệu tế bào gốc (Term cell therapy)
Tế bào gốc thường là những tế bào ở giai đoạn rất sớm có khả năng phân
chia để tạo ra nhiều tế bào gốc hơn, hoặc trong những điều kiện thích hợp
có thể biến thành các loại tế bào chuyên biệt khác chẳng hạn như tế bào
thần kinh, cơ, da, gan, v.v... Tế bào gốc là tế bào chủ của cơ thể, có tiềm
năng trở thành nhiều loại mô khác nhau. Việc lưu giữ tế bào gốc mở ra
những phương pháp mới để sửa chữa và thay thế các mô bị bệnh hoặc tổn
thương trong cơ thể.
Một số quan niệm tin rằng trẻ bi tự kỷ là do bị khiếm khuyết một hệ thống
gien di truyền nào đó, những tác giả của quan niệm này hy vọng khi bản đồ
gien được giải mã hoàn toàn sẽ là cơ hội duy nhất chữa thành công bệnh
tự kỷ.
9. Hoạt động trị liệu
. Vận động thô
Là hình thức trị liệu dễ làm và đơn giản, với mục đích tăng cường khả năng
hoạt hóa các hành vi, nâng cao thể lực, củng cố các hành vi tích cực, giảm

thiểu các hành vi tiêu cực, nâng cao khả năng tập trung chú ý, là giai đoạn
cần thiết để trước khi thực hiện chương trình giáo dục đặc biệt
. Thể dục
Chương trình này tạo cho trẻ bắt chước, cùng hoạt động với bạn bè, sự
tương tác qua lại, hình thành những nhận thức xã hội, tăng cường thể lực,
hỗ trợ tốt cho giáo dục đặc biệt.
Ngoài ra còn các phương pháp khác như: Massage, châm cứu…cũng
được sử dụng trong trị liệu trẻ tự kỷ.
II. Các phương pháp tâm lý - Giáo dục
1. Trị liệu phân tâm
Phương pháp này chủ yếu là chơi và nói chuyện, nhằm giúp trẻ và gia đình
giải tỏa những căng thẳng dồn nén trong quá khứ, hệ thống lại cấu trúc
nhân cách của trẻ. Trong trị liệu phân tâm sẽ giúp cải thiện bầu không khí
gia đình, giúp mọi người thấu hiểu thực tại và chấp nhận thực tại tốt hơn,
mọi người sẽ vui vẻ hơn trong giao tiếp và chăm sóc trẻ. Điều này giúp trẻ


tự kỷ cải thiện tình huống giao tiếp và hình thành sự tiếp xúc qua lại.
Khuyến khích trẻ hợp tác trong mọi hoạt động sinh hoạt của gia đình, nhà
trường và xã hội; từ đó, tình trạng tự kỷ của trẻ được cải thiện dần dần.
2. Phương pháp tâm vận động
Một phương pháp kích thích trẻ hoạt hóa hành vi. Quan điểm chi phối của
phương pháp là: Vận động (hoạt động) của cơ thể sẽ dẫn đến sự nhanh
nhậy hệ thần kinh và tác động đến phát triển tâm lý, vận động về cơ thể
càng tăng thì vận động về tâm lý tăng theo; phát triển vận động sẽ dần phát
triển tâm lý. Đồng thời sự phát triển tâm lý sẽ kéo theo sự phát triển vận
động. Phương pháp này giúp những trẻ em gặp các vấn đề khó khăn về
tâm lý có khả năng phối hợp các chức năng tâm trí tản mạn, hướng trẻ đến
những hoạt động tâm lý có ý nghĩa cho chính trẻ em đó và cho những
người xung quanh. Khả năng hợp tác của trẻ được tăng lên khi áp dụng

phương pháp.
3. Phương pháp chỉnh âm và trị liệu ngôn ngữ:
Đây là phương pháp can thiệp thường thấy nhất ở trẻ tự kỷ. Trẻ tự kỷ có
khó khăn về liên hệ; điều này bị chi phối to lớn bởi ngôn ngữ và lời nói.
Theo các chuyên gia âm ngữ trị liệu, nếu trẻ tự kỷ biết nói sẽ ảnh hưởng rất
tốt cho sự phát triển trong tương lai. Nên chỉnh âm là một phần đặc biệt
quan trọng cho trị liệu. Trị liệu thường được áp dụng cho từng trẻ một, diễn
ra từ một đến hai tuần một lần và đôi khi kéo dài nhiều năm. Mục tiêu và
phương pháp được soạn dựa vào khả năng ngôn ngữ của trẻ.
4. Trò chơi đóng vai
Đây là sự diễn xuất tình huống, người đóng phải tưởng tượng mình là nhân
vật khác, biểu lộ những buồn bực, nóng giận, vui vẻ hạnh phúc… mà vai
diễn quy định. Ví dụ: tập làm MC, nhạc công, công an, cô giáo, bác sỹ…
Trò chơi đóng vai thể hiện mức độ cao trong phát triển nhận thức, nêu trẻ
làm tốt phương pháp này thì cơ hội hòa nhập của trẻ hầu như bình thường,
có thể tham gia tốt vào đời sống xã hội, cộng động.
5. Phương pháp giáo dục đặc biệt
Hầu hết các nước trên thế giới hiện nay, giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ là
một việc thông thường. Do trẻ tự kỷ bị rối loạn phát triển nên có rất nhiều
khiếm khuyết: trí tuệ, giao tiếp, xúc cảm, tình cảm, ngôn ngữ, tự phục vụ…
Thông qua giáo dục sẽ giúp trẻ hiểu và có kỹ năng hòa nhập xã hội, tăng
cường khả năng giao tiếp, giúp nhận thức sự vật và hiện tượng xung
quanh, hiểu biết và quan tâm đến những ứng xử tình cảm của người khác,
tăng cao khả năng hội nhập cộng đồng.
Những nước trên thế giới có nền giáo dục phát triển, việc giáo dục trẻ tự kỷ
thường sớm hơn trẻ bình thường. Xu hướng hiện nay là giáo dục cho trẻ tự
kỷ ngay sau khi đưa ra chẩn đoán. Việc giáo dục trẻ tùy thuộc vào khả


năng nhận thức và hành vi của trẻ; mục tiêu, chương trình và phương pháp

đều được thiết kế dựa vào mức độ trí tuệ của trẻ.
6. Trị liệu thông qua các môn nghệ thuật như:
- Âm nhạc trị liệu
Cũng giống như các phương pháp trị liệu hiện nay; trị liệu âm nhạc không
thể chữa lành bệnh tự kỷ. Mục tiêu mà trị liệu âm nhạc hướng tới là làm
giảm bớt các hành vi bất lợi, tăng cường các tương tác xã hội thông qua
âm nhạc.
- Vẽ và Nặn
Đây là hoạt động mang tính sáng tạo, dễ thực hiện, không quá coi trọng
tính đúng sai của sản phẩm, phát huy khả năng tự do tưởng tượng của trẻ.
Thông qua vẽ và nặn, trẻ có thể nâng cao khả năng vận động tinh, khả
năng phối hợp tay và mắt, giúp trẻ từng bươc làm chủ các vận đông kỷ xảo
trong học viết và các thao tác tinh tế khác. Ngoài ra hoạt động này giúp trẻ
rèn luyện khả năng tập trung chú y, làm chủ các hành vi một cách có ý
thức.
- Thơ, đồng giao
Do trẻ tự kỷ có khả năng nhớ máy móc hơn nhớ ý nghĩa, nên việc dạy trẻ
đọc chữ thông qua thơ đồng giao có giá trị đáng khích lệ. Với những tiết
tấu, giai điệu, vần điệu, từ ngữ đơn giản, tươi sáng và dễ hiểu của thơ,
đồng giao sẽ giúp cho trẻ dễ tiếp thu hơn. Đây là hình thức học tự do
không có áp lực.
Vẽ và nặn giúp nâng cao khả năng vận động tinh cho trẻ tự kỷ. Ảnh:
Internet
7. Phương pháp nhóm:
Trẻ tự kỷ gặp khiếm khuyết nghiêm trọng về giao tiếp và tương tác xã hội,
phương pháp nhóm giúp trẻ hòa nhập với trẻ em cùng trang lứa với mục
đích kích thích trẻ tương tác qua lại với các thành viên khác. Thông qua
chơi nhóm, trẻ hiểu những cách ứng xử và quy định của nhóm. Hoạt động
của các thành viên chính là những nhân tố kích thích trẻ nhận thức và bắt
chước, các thông điệp lời nói và không lời được truyền trong nhóm tác

động đến từng thành viên, lôi kéo các thành viên tham gia hoạt động. Tình
trạng tự kỷ được cải thiện khi trẻ tự kỷ dần dần chơi tương tác với các
thành viên khác trong nhóm.
8. Phương pháp lao động trị liệu:
Lao động trị liệu hướng dẫn trẻ thực hiện những công việc phải thực hiện
hằng ngày tại gia đình hoặc nơi nuôi dạy trẻ. Thông thường trẻ phụ giúp


×