Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CA TRONG PHONG TRÀO THƠ TRẺ CHỐNG MỸ (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.87 KB, 15 trang )

1. Lí do chọn đề tài
Nở rộ vào thời điểm cuối thập kỉ 70 đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX, những
trường ca thuộc phong trào thơ trẻ chống Mỹ như một hiện tượng của thơ Việt
Nam hiện đại. Vào thời điểm ấy, khi mà dư âm của cuộc kháng chiến chống Mỹ
chưa xa, nhu cầu nhìn lại những gì đã diễn ra trong suốt cuộc kháng chiến trường
kì vẫn đang đặt ra một cách khẩn thiết thì sự xuất hiện của những trường ca thuộc
phong trào thơ trẻ chống Mỹ có một vị trí vơ cùng quan trọng: Tổng kết cuộc
kháng chiến thần thánh của dân tộc dưới cái nhìn đa chiều, chân thật. Đặt trong
tiến trình vận động, phát triển của thơ hiện đại Việt Nam, trường ca vừa là sự tiếp
nối những giá trị, kinh nghiệm của thơ chống Mỹ vừa mở ra những dấu hiệu dự
báo cho sự bắt đầu một hành trình mới - hành trình thơ sau 1975. Xuất phát từ ý
nghĩa lịch sử và những giá trị văn học lớn lao như thế nên đã có khá nhiều những
cơng trình nghiên cứu, bài viết về trường ca. Tuy nhiên, đánh giá những giá trị cơ
bản về nội dung và nghệ thuật để từ đó nhìn nhận sự ra đời của những trường ca
thuộc phong trào thơ trẻ chống Mỹ vừa như một sự tiếp tục vừa mang ý nghĩa
chuyển đổi giữa hai chặng đường thơ trước và sau 1975 là cách chúng tôi đặt vấn
đề cho đề tài này. Đây là căn cứ khoa học của đề tài.
Trong chương trình ngành Ngữ văn ở trường đại học, thơ chống Mỹ nói
chung và thơ trẻ chống Mỹ nói riêng là một nội dung lớn, được các giảng viên đưa
vào chương trình giảng dạy và nghiên cứu. Tuy nhiên, số tiết trên lớp không nhiều
nên những nội dung chuyên sâu như trường ca vẫn chưa được tìm hiểu một cách
đầy đủ. Vì thế, tìm hiểu đề tài này chúng tơi sẽ có cơ hội trau dồi kiến thức, phục
vụ cho việc học tập và nhất là quá trình giảng dạy sau này. Đây là lí do xuất phát từ
thực tiễn của đề tài.
2. Sơ lược về tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước về vấn đề nghiên
cứu
2.1. Nghiên cứu trong nước


Trong q trình thực hiện đề tài, chúng tơi đã được tiếp xúc với khá nhiều
cơng trình, bài viết về phong trào thơ chống Mỹ nói chung và trường ca trong


phong trào thơ trẻ chống Mỹ nói riêng. Sau khi chiến tranh kết thúc, một số nhà
thơ trẻ dành nhiều thời gian nghiên cứu thơ của chính thế hệ mình, đưa ra những ý
kiến đáng chú ý (Nguyễn Trọng Tạo, Vũ Quần Phương, Phạm Tiến Duật,…). Cũng
thời điểm này, nhiều cơng trình nghiên cứu thơ chống Mỹ ra đời. Trong xu hướng
đó, thơ trẻ cũng rất được chú ý trong những cơng trình tiêu biểu như: Văn học giải
phóng miền Nam (Phạm Văn Sỹ, 1976); Văn học Việt Nam chống Mỹ cứu nước
(Viện văn học, 1979),.. lần đầu tiên mảng thơ trẻ yêu nước tiến bộ vùng đô thị
miền Nam được nghiên cứu theo hướng tổng thể, hé lộ cách nhìn mới. Cơng trình
nghiên cứu Những đóng góp của thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước
(1998) của Nguyễn Kim Ngọc (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội) là cơng trình mang
tính tổng qt về phong trào thơ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Tác giả đã tìm hiểu những đóp góp của phong trào thơ trẻ một cách đầy đủ trên
phương diện nội dung và phương diện nghệ thuật. Nhìn chung, các cơng trình
nghiên cứu này đã khám phá và có cách đánh giá khách quan về sáng tác của thế
hệ trẻ chống Mỹ - thế hệ những nhà thơ đồng thời là những người lính trực tiếp
cầm súng.
Về trường ca, như đã nói, cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu, bài viết tìm
hiểu, đánh giá ở nhiều góc nhìn khác nhau. Có những cơng trình nghiên cứu một
cách khái qt về trường ca trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước như: Trường ca về
đề tài chiến tranh chống Mỹ nhìn từ góc độ thể loại (2004) của Diệu Thị Lan
Phương, trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường ca về thời chống
Mỹ trong văn học hiện đại Việt Nam (2009) của Nguyễn Thị Liên Tâm, trường Đại
học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh những cơng trình nghiên cứu trên,
một số bài viết, cơng trình khác nghiên cứu theo hướng đánh giá trường ca trên
phương diện cụ thể như nghệ thuật của trường ca: Yếu tố tự sự trong trường ca trữ


tình hiện đại (tạp chí nghiên cứu văn học, số 4 - 2008) của Diệu Thị Lan Phương;
Đặc điểm giọng điệu trong trường ca sử thi hiện đại (Tạp chí Khoa học Xã hội
Nhân văn, số 23 (57) 10/2010) của Nguyễn Thị Liên Tâm;… Đặc biệt, đi sâu

nghiên cứu về các trường ca cụ thể của các nhà thơ trẻ trong thời kì chống Mỹ cứu
nước, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu như: Đặc điểm trường ca Thu Bồn (2002)
của Nguyễn Xuân Cổn, trường Đại học thành phố Hồ Chí Minh; Trường ca Thanh
Thảo (2009) của Đào Thị khánh Vân, trường Đại học Thái Nguyên; Đặc điểm
trường ca Thanh Thảo (2011) của Dương Lê Thủy, trường Đại học thành phố Hồ
Chí Minh; Trường ca Hữu Thỉnh nhìn từ góc độ thể loại (2014) của Nguyễn Thị
Tuyển, trường Đại học Sư phạm thái Nguyên; Trường ca Nguyễn Đức Mậu (2016)
của Mã Giang Lân trên trang vannghequandoi.com.vn. Nhìn chung, những cơng
trình này đã có những hướng nhìn nhận đánh giá về những đóng góp của thể loại
mới - trường ca. Tuy nhiên, những cơng trình nghiên cứu trên về cơ bản chưa đặt
vấn đề nhìn nhận trường ca với vai trị vừa là sự tiếp nối những giá trị, kinh nghiệm
của thơ chống Mỹ vừa mở ra những dấu hiệu dự báo cho sự bắt đầu một hành trình
mới - hành trình thơ sau 1975.
Như vậy, từ những cơng trình nghiên cứu trên có thể thấy trường ca có một vị
trí quan trọng trong nền thơ chống Mỹ nói riêng và thơ hiện đại Việt Nam nói
chung. Việc tiếp tục nghiên cứu trường ca, cụ thể là những trường ca trong phong
trào thơ trẻ chống Mỹ, ở những góc nhìn khác nhau để thấy hết được vị trí, giá trị
của nó vẫn là yêu cầu đặt ra. Lựa chọn đề tài này, chúng tơi muốn đóng góp những
phát hiện mới vào q trình nghiên cứu chung ấy.
1.2.

Nghiên cứu ngồi nước
Trong phạm vi đề tài và nhất là giới hạn thời gian, trình độ, chúng tơi chưa có
điều kiện tìm hiểu vấn đề nghiên cứu trường ca ở nước ngồi. Chúng tơi sẽ khắc
phục ở những cơng trình nghiên cứu sau.


3. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm sáng tỏ đặc điểm diện mạo và đóng góp của trường ca trong phong trào
thơ trẻ chống Mỹ.

- Trên cơ sở đó, đánh giá đúng vị trí, vai trị của trường ca trong nền thơ trẻ
chống Mỹ nói riêng và thơ hiện đại Việt Nam nói chung, nhấn mạnh ở bước
chuyển giữa hai chặng đường thơ trước và sau 1975 ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Trường ca trong phong trào thơ trẻ chống Mỹ ở
những giá trị cơ bản trên cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Từ
đó, hướng đến việc khẳng định vị trí và giá trị của trường ca thời kì này như một
bước chuyển giữa hai chặng đường thơ trước và sau 1975.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi của đề tài cũng như giới hạn về thời
gian, chúng tôi chỉ chọn khảo sát một số trường ca tiêu biểu thuộc phong trào thơ
trẻ chống Mỹ được đề cập đến trong chương trình ngành học Ngữ văn của trường
đại học như: Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh, Những người đi tới biển của
Thanh Thảo, Trường ca sư đoàn của Nguyễn Đức Mậu…
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân loại: Được sử dụng nhằm hỗ trợ cho các kết
luận khoa học.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nhằm cụ thể và khái qt hóa các luận
điểm.
- Phương pháp so sánh: Vận dụng nhằm đối chiếu, so sánh trên từng vấn đề
nghiên cứu ở những nội dung cần thiết.
- Phương pháp liên ngành.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được triển khai trên ba chương chính
như sau:


Chương 1. Khái quát về phong trào thơ trẻ chống Mỹ và sự xuất hiện của
trường ca.
Chương 2. Những đóng góp của trường ca trong phong trào thơ trẻ chống Mỹ
trên phương diện nội dung tư tưởng.

Chương 3. Những đóng góp của trường ca trong phong trào thơ trẻ chống Mỹ
trên phương diện nghệ thuật.
7. Hiệu quả và phạm vi sử dụng (kinh tế, xã hội, giáo dục, khoa học, kĩ
thuật,…) và tính mới, đóng góp mới của đề tài
Đề tài góp phần thể hiện những quan điểm nghiên cứu, đánh giá mới về
trường ca khi mà dư âm của cuộc kháng chiến chống Mỹ chưa xa, nhu cầu nhìn lại
những gì đã diễn ra trong suốt cuộc kháng chiến trường kì vẫn đang đặt ra một
cách khẩn thiết: Tổng kết cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc dưới cái nhìn đa
chiều, chân thật. Đặt trong tiến trình vận động, phát triển của thơ hiện đại Việt
Nam, trường ca vừa là sự tiếp nối những giá trị, kinh nghiệm của thơ chống Mỹ
vừa mở ra những dấu hiệu dự báo cho sự bắt đầu một hành trình mới - hành trình
thơ sau 1975. Đồng thời, có thể dùng làm tư liệu tham khảo cho sinh viên các
ngành đại học sư phạm Ngữ văn cũng như giáo viên, học sinh trong q trình giảng
dạy và học tập về các trích đoạn trường ca.


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ PHONG TRÀO THƠ TRẺ CHỐNG MỸ VÀ
SỰ XUẤT HIỆN CỦA TRƯỜNG CA
1.1. Quá trình hình thành, phát triển và những giá trị nổi bật của phong
trào thơ trẻ chống Mỹ
1.1.1. Quá trình hình thành, phát triển của phong trào thơ trẻ chống Mỹ
1.1.1.1.

Quá trình hình thành của phong trào thơ trẻ chống Mỹ
Thơ kháng chiến chống Mỹ là sự kế thừa và phát huy truyền thống thơ đuổi
giặc trong văn học hàng nghìn năm trước với những tên tuổi rạng rỡ như: Phạm
Ngũ Lão, Trần Quang Khải, Đặng Dung, Nguyễn Biểu, Nguyễn Đình Chiểu,
Nguyễn Quang Bích,… và là sự kế tục dịng thơ u nước và cách mạng từ đầu thế
kỉ XX đến năm 1945, thơ thời kì kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) và thơ

thống nhất đất nước từ sau 1954. Nếu như thời kì kháng chiến chống Pháp, nhà thơ
chỉ đơn thuần là nguồn cổ vũ, khích lệ tinh thần chiến đấu của cách mạng thì đến
với văn học thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những nhà thơ đồng thời là
những người chiến sĩ trực tiếp chiến đấu trên chiến trường. Những khó khăn,
những trải nghiệm sương máu trên chiến trường khốc liệt đã hun đúc nên những
hồn thơ nồng ấm, những chia sẻ rất chân thành của người lính. Đứng trước yêu cầu
phản ánh hiện thực chiến tranh lúc bấy giờ, thơ trẻ nhanh chóng trở thành một
phong trào lớn mạnh, nó như một chất xúc tác làm bùng lên tinh thần đấu tranh
quật cường của những người con dân tộc Việt Nam.
1.1.1.2. Quá trình phát triển của phong trào thơ trẻ chống Mỹ
Quá trình phát triển của phong trào thơ trẻ có thể chia thành ba chặng. Mỗi
chặng có một nét riêng gắn liền với sự xuất hiện của những nhà thơ tiêu biểu.
Chặng thứ nhất (1964 - 1968):


Đội ngũ nhà thơ trẻ bước đầu được khẳng định với sự xuất hiện của những
cây bút trẻ tiêu biểu như: Bằng Việt, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh,... Thơ của họ
trẻ trung tươi tắn, sôi nổi, đậm màu sắc lý tưởng. Thơ thế hệ trẻ thường theo những
mô tip quen thuộc như là những dự cảm vào cuộc, những cuộc chia tay, những
đêm hành quân, khát vọng ra quân,... Một số bài thơ tiêu biểu cho chặng này như:
Đêm hành quân, Gửi anh, Ngã ba thị xã, Đường xuân của Lưu Quang Vũ, Chiến
hào của Xuân Quỳnh.
Chặng đường thứ 2 (1969 - 1972):
Đây là giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt dữ dội nhất, cũng là
chặng đường ghi dấu những bước trưởng thành vượt bậc của phong trào thơ chống
Mỹ nói chung và thơ trẻ chống Mỹ nói riêng. Về đội ngũ sáng tác, ở chặng này
ngoài những tác giả xuất hiện ở chặng đầu tiên, cịn có thêm nhiều cây bút tài năng
khác: Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Đức Mậu, Hoàng Nhuận
Cầm,... Từ những cảm xúc hồn nhiên, trong trẻo thời kì đầu, đến chặng này, thế hệ
nhà thơ trẻ đã thực sự khẳng định được tiếng nói riêng của mình qua những vần

thơ giàu chi tiết chân thực, sinh động như còn vương bụi đất chiến trường và mùi
khét lẹt của đạn bom, mang khí thế hừng hực của cuộc chiến đấu.
Chặng thứ 3 (từ 1973):
Đến chặng cuối này, thơ trẻ chống Mỹ đã bổ sung thêm một số nhà thơ đồng
thời cũng là những chiến sĩ trực tiếp cầm súng chiến đấu ở chiến trường. Những
cây bút tiêu biểu ở giai đoạn này là: Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Trần Mạnh Hảo, Văn
Lê, Anh Ngọc,… Ở chặng này, khuynh hướng chung của các nhà thơ trẻ là phản ánh
những mảng hiện thực lớn của chiến tranh, tổng kết cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại.
Qua những trang thơ, người đọc có thể bắt gặp những rung cảm mang tính thâm trầm
nhất, những suy tư sâu sắc nhất về những phạm trù lớn như nhân dân, Tổ quốc.
1.1.2. Những giá trị nổi bật của thơ trẻ thời kì chống Mỹ
Giá trị nổi bật và bền vững của thơ kháng chiến chống Mỹ là ở nội dung tư
tưởng - cảm xúc. Nó tập trung biểu hiện những tình cảm, tư tưởng lớn của thời đại,
phát hiện và sáng tạo những hình tượng cao đẹp về Tổ quốc, dân tộc và nhân dân,


về những thế hệ con người Việt Nam trong cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do và
thống nhất đất nước. Trên phương diện ngôn ngữ, các nhà thơ trẻ có xu hướng sử
dụng nhiều ngơn ngữ đời thường, giản dị, giàu yếu tố khẩu ngữ cũng như yếu tố
văn xi. Bên cạnh đó, các nhà thơ cũng vận dụng sáng tạo các biện pháp tu từ và
sáng tạo hình ảnh. Trên phương diện giọng điệu, có thể nói giọng điệu anh hùng ca
là chủ âm trong dàn đồng ca chống Mỹ. Ngoài ra, thơ trẻ chống Mỹ nổi lên một số
kiểu giọng điệu sau: giọng điệu hào sảng, lạc quan; giọng điệu trữ tình thống thiết;
giọng điệu triết lí, suy tưởng. Về cấu trúc bài thơ, ngoài những cách thức quen
thuộc kế thừa từ Thơ mới và thơ ca dân gian, thơ kháng chiến chống Mỹ có nhiều
tìm tịi theo hướng mở rộng khn khổ, đa dạng hóa kết cấu bài thơ.
1.1.

Sự xuất hiện và nở rộ của trường ca ở thời kì cuối phong trào thơ trẻ chống
Mỹ


1.1.1.

Quá trình xuất hiện của thể loại trường ca
Trường ca khơng những là thể loại có sức bao chứa lớn, có khả năng khái quát
về bức tranh hiện thực cuộc chiến mà còn tạo nét độc đáo bởi yếu tố tự sự. Đồng
thời, đặc điểm tự do hóa trong trường ca đã giúp cho cá tính, tình cảm của nhà thơ
được bộc lộ một cách rõ nét nhất, chân thực nhất. Với những ưu điểm như vậy,
trường ca xứng đáng được sự quan tâm của đông đảo nhà thơ và nhanh chóng bùng
nổ ở chặng cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trường ca cuối phong
trào thơ trẻ chống Mỹ như một dấu gạch nối giữa hai thời kì trước và sau 1975 của
thơ Việt Nam. Nó được tiếp nối ở cảm hứng sử thi, giọng điệu sử thi. Nhưng cũng
đồng thời mở ra những dấu hiệu chuyển đổi: trên cái nền sử thi ấy, cảm hứng,
giọng điệu và trung tâm hơn là hình tượng cái tơi trữ tình đã mang những sắc thái
khác (ở những chương sau chúng tôi sẽ làm rõ những dấu hiệu chuyển đổi này).
1.2.2. Trường ca phát triển nở rộ cuối thời kì thơ trẻ chống Mỹ
Nửa sau thế kỷ XX, thơ Việt Nam được mùa trường ca. Nhất là sau năm 1975,
chỉ trong vịng trên dưới 50 năm có tới 164 trường ca của 102 tác giả, chưa kể đến
gần 30 truyện thơ và hàng trăm bài thơ trường thiên khác. Chiến tranh đã kết thúc,
nhưng những dư âm của nó dường như vẫn còn nguyên. Bước qua cuộc chiến khốc
liệt ấy, những nhà thơ trẻ đồng thời là những người trực tiếp cầm súng có cơ hội
được nhìn lại những gì đã đi qua, nhìn lại những năm tháng chiến đấu gian khổ mà


hào hùng của cả dân tộc. Lúc này mới là lúc họ phải trả món nợ cho độc giả và cho
chính hành trình sáng tạo của mình: viết những tác phẩm dài hơi để phản ánh,
chính xác hơn là tổng kết cuộc chiến ở nhiều góc nhìn khác nhau. Đáp ứng nhu cầu
phản ánh đầy đủ bức tranh sinh động về cuộc kháng chiến chống Mỹ, như là cách
để tổng kết cuộc chiến, các nhà thơ trẻ có xu hướng mở rộng dung lượng phản ánh,
gia tăng chất tự sự.

CHƯƠNG 2
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TRƯỜNG CA TRONG PHONG TRÀO
THƠ TRẺ CHỐNG MỸ TRÊN PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG TƯ TƯỞNG
2.1. Tiếp tục mảng đề tài và chủ đề thơ chống Mỹ với khuynh hướng sử
thi
2.1.1. Đề tài đất nước và tình u tổ quốc
Hình tượng Đất Nước chiếm một vị trí trang trọng, trung tâm trong thơ ca cách
mạng nói chung và trường ca nói riêng. Các nhà thơ cách mạng đã xây dựng một
thế giới nghệ thuật mới về Đất Nước qua những hình tượng thơ khá sắc sảo, thiên
về chiều sâu văn hóa - lịch sử và trong tình cảm nhân dân, thường mang dấu ấn cội
nguồn nhằm động viên sức mạnh tồn dân, cổ vũ ý chí chiến đấu.
2.1.2. Đề tài chiến tranh, người lính và tinh thần ngợi ca
Hiện thực mà đề tài này mơ tả chính là cuộc sống chiến đấu của tồn dân tộc,
q trình tham gia vào các sự kiện, biến cố trọng đại của lịch sử; những hình tượng
điển hình... Vì vậy, xuất phát từ cảm hứng sử thi mãnh liệt, các nhà thơ ưu tiên khai
thác các sự kiện, tình huống, chi tiết tiêu biểu… giàu tính sử thi. Hệ thống nhân vật
là những con người giàu lý tưởng, tính cực tham gia vào các sự kiện lịch sử của đời
sống dân tộc. Người lính trong các trường ca khơng phải là những nhân vật có địa
vị quan trọng như trong trường ca cổ điển mà có thể là những con người hết sức
bình thường, vơ danh. Những người lính trong các trường ca là những con người ý
thức sâu sắc về trách nhiệm của của mình, họ đã phát ngơn những tun ngơn của
đời mình mà làm bao thế hệ phải suy ngẫm.


2.1.3. Hình ảnh Nhân dân được xây dựng như sức mạnh làm nên cuộc
kháng chiến
Một cuộc chiến tranh tổng lực, sức dân được huy động tối đa, tất cả mọi
người, đủ các tầng lớp, lứa tuổi, giới tính đều tham gia đánh giặc. Thơ trẻ
thời chống Mỹ tái hiện hình tượng nhân dân một cách sinh động, đầy ám gợi. Đối
với thơ trẻ yêu nước tiến bộ vùng đô thị, hình tượng nhân dân được tiếp cận từ

phương diện nạn nhân chiến tranh. Viết về họ, các nhà thơ muốn gửi thơng điệp lên
án chiến tranh; chiến tranh dù nhìn phía nào, người dân cũng bất hạnh. Ở góc độ
nghiên cứu, có thể khẳng định, xây dựng thành cơng hình tượng Tổ quốc, hình
tượng nhân dân là những giá trị rất đáng ghi nhận của thơ trẻ thời chống Mỹ nói
chung và nhất là trường ca trong thơ trẻ chống Mỹ.
2.1.4. Đề tài về tình u đơi lứa
Tình u trong thời chống Mỹ không chỉ là nỗi nhớ nhung sâu đậm, kín đáo... mà
cịn đầy cay đắng và có thể là cả sự chia ly. Nỗi niềm của nhân vật trữ tình như của
chính nhà thơ. Nhân danh người lính ra trận, các nhà thơ hiểu từng chân tơ sơi tóc
nỗi lịng của người ở lại để bày tỏ, sẻ chia những hi sinh, mất mát, chịu đựng của
cả dân tộc trong cuộc hành trình đạt tới chiến thắng. Trong trường ca thời kì kháng
chiến chống Mỹ cứu nước, những cảm thức ước mong, khao khát tình u đơi lứa,
khao khát hạnh phúc riêng tư đều được nén lại, gác lại bởi cao hơn tình u đơi lứa
là tình u Tổ Quốc thiêng liêng.
2.2. Những dấu hiệu trong trường ca cuối thời kì thơ trẻ chống Mỹ có
tính dự báo cho một hành trình mới của thơ Việt Nam sau 1975
2.2.1. Nói nhiều đến những hi sinh mất mát với góc nhìn mới về chiến
tranh
Nhìn lại những năm tháng chiến tranh thời kỳ chống Mỹ đi qua, các nhà thơ
thẳng thắn nhắc lại từng vết thương mà chiến tranh để lại trong từng trang trường
ca. Dân tôc ấy, sẵn sàng nhìn thẳng vào hiện thực, chấp nhận có chiến tranh là có
mất mát, hy sinh. Chính vì vậy, những mất mát, hy sinh ấy dường như khơng cịn


bi lụy như trước đây mà ngược lại, nó càng tô đậm cho tinh thần thép của một dân
tộc anh hùng.
2.2.2. Trường ca có nhiều thay đổi trong cảm hứng sử thi
Cảm hứng chủ đạo trong nhiều trường ca ra đời vào nửa cuối những năm 70
vẫn là cảm hứng sử thi về cuộc kháng chiến chống Mỹ và chiến thắng của dân tộc,
nhưng đã có nhiều nét mới từ cảm hứng đến chất liệu và giọng điệu. Sự khác biệt

đó là độ chênh nhất định giữa cảm hứng ngợi ca và sự khắc nghiệt của hiện thực
đời sống sau chiến tranh. Trường ca cuối thời kì thơ trẻ chống Mỹ với những sự
thay đổi trong cảm hứng sử thi đã góp phần làm nên tính chân thật của thơ. Đó là
sự thay đổi cần thiết để thơ Việt Nam từ đây bắt đầu có những chuyển biến dần từ
khuynh hướng sử thi sang khuynh hướng thế sự đời tư, đáp ứng nhu cầu của tiến
trình phát triển văn học. Cũng từ điểm nhìn này, cũng có thể đánh giá trường ca
cuối thời kì thơ trẻ chống Mỹ với ý nghĩa vừa là sự tiếp tục, vừa mở ra những dấu
hiệu chuyển đổi để thơ Việt Nam bước vào một chặng đường sáng tác mới – thơ
sau 1975.
Chương 3. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TRƯỜNG CA TRONG PHONG
TRÀO THƠ TRẺ CHỐNG MỸ TRÊN PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT
3.1. Sự phối kết hợp nhiều thể thơ
Khi xét về đặc điểm của trường ca, chúng tôi thấy rằng trường ca là một cấu
trúc nghệ thuật phức hợp thông qua các phương thức biểu hiện. Điều đó được thể
hiện rõ trong việc sử dụng đa dạng và sáng tạo các thể thơ. Việc cách tân trong hình
thức của trường ca với việc sử dụng kết hợp nhiều thể thơ đã tạo nên sự độc đáo
khiến cho người đọc có những hướng tiếp cận mới lạ và đa chiều.
Trong trường ca, thể thơ tự do được các nhà thơ ưu tiên sử dụng. Với thể thơ tự
do, bài thơ được chia thành nhiều khổ thơ với nhiều hình thức khác nhau. Có những
khổ thơ được cấu tạo rất độc đáo khổ bốn câu kiểu thơ mới. Bên cạnh đó, cịn tồn tại
những dạng cấu tạo khổ thơ chỉ bao gồm một hoặc hai câu. Đặc biệt, đa phần các
trường ca thường sử dụng hình thức khổ thơ bao gồm nhiều câu thơ kết hợp với


nhau tạo thành. Thơ lục bát vốn là thể thơ truyền thống của dân tộc tuy nhiên đến
với trường ca trong phong trào thơ trẻ chống Mỹ, thể thơ này đã có những chuyển
biến quan trọng. Đó là thể thơ có sự hài hịa của dấu ấn thời đại và dấu ấn dân tộc.
Điều ấy có nghĩa là thơ vừa giữ được những nét riêng của thể thơ truyền thống vừa
có những thay đổi phù hợp với đặc điểm thời đại. Bên cạnh đó, thơ văn xi cũng
là một thể thơ mới lạ và được các nhà thơ trẻ trong phong trào chống Mỹ đón nhận

với những cảm tình đặc biệt. Trong thể thơ văn xi, về hình thức và cấu trúc bài
thơ câu thơ gần với văn xuôi. Thể thơ này có xu hướng phá vỡ những cú pháp
truyền thống trong câu. Tuy nhiên, khơng phải vì thế mà làm mất đi bản chất của
thơ mà ngược lại, các yếu tố tiết tấu, nhạc điệu vẫn được đảm bảo, kèm theo đó là
những hình ảnh giàu chất liên tưởng, hình ảnh và hình tượng trở nên phong phú,
gợi cảm. Kết hợp với đó là cách sử dụng ngơn ngữ sáng tạo.
3.2. Tính chất đa giọng điệu
Giọng điệu là yếu tố hình thức quan trọng để chuyển tải tư tưởng, tình cảm và
quan niệm sáng tác của nhà thơ. Giọng điệu phụ thuộc vào đối tượng được phản
ánh, thể thơ cũng như phong cách sáng tác, tâm hồn của nhà thơ. Tính chất đa
giọng điệu của trường ca, cụ thể ở đây là trường ca trong phong trào thơ trẻ chống
Mỹ, đóng vai trị quan trọng, tạo nên sắc thái biểu cảm cao, tránh lối sáo mịn về
hình thức thể hiện. Đọc trường ca của các nhà thơ trẻ chống Mỹ, chúng tôi nhận
thấy giọng ca hào hùng vẫn là chủ đạo. Đó là những lời hơ hào, kêu gọi, cổ vũ tinh
thần chiến đấu. Đó là sự tái hiện những cuộc hành quân ra trận, hình ảnh của cuộc
diễn binh đầy khí thế, có chiến đấu là có hi sinh, có mất mát. Tiếp cận với hiện
thực chiến đấu, các nhà thơ chuyển sang giọng điệu trầm tư, sâu lắng và đằm thắm
chứa đựng bên trong những trăn trở, suy tư đầy trách nhiệm về đất nước, quê
hương, nhân dân cũng như về cách mạng. Nổi bật với âm hưởng suy tư trầm lắng
là những nét vẽ về những mảnh ghép chiến tranh. Kiên cường là vậy, đau đớn là


vậy, nhưng khi nhắc về tình quê hương, đất nước, về tình u con người, tình u
đơi lứa, ánh mắt họ trở nên sáng lạ kì, giọng điệu trữ tình da diết.
Có thể khẳng định một đặc điểm nghệ thuật góp phần làm nên sự thành cơng
cho trường ca chính là sự đa giọng điệu. Giọng điệu trong trường ca sử thi hiện đại
chủ yếu là giọng điệu ngợi ca, có khi kết hợp cả giọng điệu kể mang chất tự sự pha
lẫn giọng điệu tâm sự giãi bày; có khi là độc thoại nội tâm thiên về chất bình luận
triết lý. Quả thật như thế! Tính chất đa giọng điệu của trường ca đóng vai trị quan
trọng, tạo nên sắc thái biểu cảm cao, tránh lối sáo mòn về hình thức thể hiện. Đây

là một đặc điểm nổi bật góp phần làm nên sự thành cơng cho trường ca sử thi hiện
đại.

KẾT LUẬN
Như vậy, trong đề tài nghiên cứu khoa học “Trường ca trong phong trào thơ
trẻ chống Mỹ”, chúng tôi đã đi sâu nghiên cứu và tiến hành triển khai nội dung trên
ba chương chính. Trong mỗi chương chúng tơi đã trình bày rõ ràng, khoa học các
kết quả nghiên cứu của nhóm.
Trong chương một, chúng tơi tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài, cụ thể là khái
quát về phong trào thơ trẻ chống Mỹ, những giá trị trên cả hai phương diện nội


dung và hình thức nghệ thuật; đồng thời, dành nhiều trang hơn để nói đến sự xuất
hiện của khá nhiều trường ca cuối phong trào thơ này. Phong trào thơ trẻ chống Mỹ
nổi lên như một nhu cầu tất yếu, góp sức mình vào phong trào đấu tranh giải phóng
dân tộc. Những nhà thơ trẻ vừa là những người chiến sĩ vừa là những người nghệ
sĩ. Thơ của họ thực sự là những trải nghiệm của chính họ trên chiến trường. Bởi vậy,
sức lay động của thơ rất mãnh liệt và đã mang lại những giá trị to lớn đối với văn
học thời kỳ kháng chiến chống Mỹ nói riêng và đối với văn học Việt Nam hiện đại
nói chung. Bên cạnh đó, trong nghiên cứu về thể loại trường ca, chúng tơi có điểm
lại sự hình thành của trường ca trong nền thơ chống Mỹ và đặc biệt là sự nở rộ của
trường ca cuối thời kì thơ trẻ chống Mỹ. Từ đó, chúng tơi thấy được vai trị to lớn
của trường ca đã tổng kết cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, với nhiều góc
nhìn khác mà trong thời kì chiến tranh các nhà thơ chưa thể nói tới. Với việc phản
ánh nhiều chiều, cả thắng lợi huy hồng lẫn đau thương mất mát, có thể coi là dấu
hiệu để trường ca giai đoạn này được đánh giá như dấu gạch nối giữa hai chặng
đường thơ trước và sau 1975.
Trong chương hai và chương ba, chúng tôi đi sâu hơn tìm hiểu những đóng
góp của trường ca trong phong trào thơ trẻ chống Mỹ, ở góc nhìn bước chuyển
giữa hai chặng đường sáng tác của thơ Việt Nam trước và sau 1975, cụ thể với ba

tác phẩm trường ca tiêu biểu: Những người đi tới biển của Thanh Thảo, Trường ca
Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh và Trường ca Sư đoàn của Nguyễn Đức Mậu.
Mỗi chương có sự khái quát những giá trị của trường ca trên hai phương diện nội
dung và hình thức thể hiện.
Trên phương diện nội dung, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra sự kế thừa của trường
ca về đề tài, chủ đề. Đấy là những đề tài, chủ đề quen thuộc trong văn học thời kì
chống Mỹ như: Đất nước và tình yêu tổ quốc; đề tài chiến tranh, người lính và tinh
thần ngợi ca; đề tài về nhân dân và đề tài về tình u đơi lứa. Tuy nhiên, trong nội
dung phản ánh, cách tiếp cận của các trường ca đã khác: nói nhiều đến hi sinh, mất


mát hay góc nhìn mới về chiến tranh. Họ khơng hề che giấu mà ngược lại thể hiện
rất chân thực những mất mát mà chiến tranh đã gây ra cho con người, đất nước
Việt Nam. Ở đây, khuynh hướng sử thi đã khơng cịn cất lên ở âm vực cao mà thay
vào đó là chất trữ tình và suy tư chính luận.
Trên phương diện nghệ thuật, chúng tơi tập trung triển khai trên hai ý chính là
sự phối hợp nhiều thể thơ và tính chất đa giọng điệu trong trường ca. Từ q trình
nghiên cứu, chúng tơi nhận thấy trong trường ca đã có sử dụng kết hợp nhiều thể
thơ như: lục bát, lục bát biến thể, thơ năm chữ, thơ tự do, thơ văn xuôi,… Với việc
sử dụng linh hoạt những thể thơ này, trường ca đã có những cách tân trong thể loại
và là tạo điều kiện cho nhà thơ thể hiện mạch cảm xúc của mình một cách tự nhiên
nhất. Cũng với quan điểm phá vỡ sự gị bó, khn sáo trong cách biểu hiện, các
nhà thơ đã sử dụng linh hoạt đa giọng điệu trong thơ của mình. Tính chất đa giọng
điệu giúp nhà thơ thể hiện tối ưu nhất những cảm xúc, suy tư của mình. Cùng với
các hình thức nghệ thuật khác góp phần làm nên tính chân thực và tạo sức hấp dẫn
cho trường ca.
Trên đây là kết quả nghiên cứu, ở bước đầu nên chắc chắn sẽ cịn nhiều thiếu
sót. Chúng tơi mong nhận được sự góp ý để có thể tiếp tục hoàn thiện hơn đề tài.




×