Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Quy định trình bày báo cáo tóm tắt đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.45 KB, 9 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
_______________________
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_______________________
QUY ĐỊNH TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
Báo cáo tóm tắt đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên với nội dung từ 7-15 trang A4,
dùng để đưa vào tuyển tập Kỷ yếu Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên hằng năm.
1. Về nội dung:
Báo cáo tóm tắt đề tài nêu lên được:
1.1. Tính thời sự, cấp bách của đề tài nghiên cứu: nêu được sự cần thiết của việc thực hiện đề
tài, lý do chọn đề tài.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu: mục tiêu của công trình nhằm đạt được mục đích gì?
1.3. Các câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra.
1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài.
1.5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
1.6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
1.7. Kết cấu của đề tài: việc phân chia đề tài thành các chương mục. Và nhiệm vụ cụ thể của
từng chương, mục.
Trong mỗi chương mục, trình bày tóm tắt những nội dung đạt được đã đạt được.
1.8. Các kết luận – kiến nghị: Các vấn đề đặt ra sau khi giải thực hiện đề tài, những kiến nghị để
thực hiện các đề tài tiếp theo, hướng nghiên cứu tiếp theo.
1.9. Danh mục các tài liệu tham khảo.
2. Hình thức:
Báo cáo tóm tắt được đánh máy trên một mặt khổ giấy A4( 210*297 mm), font chữ
Times New Roman kiểu Unicode, cỡ chữ 13, đánh số thứ tự trang ở chính giữa trang giấy, ở
phía trên mỗi trang.
Mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ.
Dãn dòng ở chế độ 1.5 lines, lề trên 3.5 cm, lề dưới 3 cm, lề phải 2 cm, lề trái 3.5 cm.


BAN TỔ CHỨC
Mẫu trình bày tóm tắt đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ XỔ SỐ TẠI CÁC TỈNH PHÍA
NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1978 – 2009
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Duy Minh K074010063
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hồng Nga
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xổ số là loại hình kinh doanh ra đời khá lâu và ngày càng phát triển. Phạm vi kinh
doanh của nó ngày càng mở rộng, đóng góp không nhỏ vào ngân sách địa phương và ngân
sách nhà nước, giúp giải quyết một lượng lớn lao động cho nền kinh tế, là nguồn vốn quan
trọng đóng góp vào việc xây dựng các công trình phúc lợi. Tuy nhiên, những hạn chế của nó
như nạn số đề, tiêu cực trong quay xổ mở thưởng , sử dụng các nguồn lực không được sử
dụng hiệu quả…Cả những lợi ích và hạn chế cũng như cơ sở lý luận cho sự phát triển của
nó cần được nghiên cứu một cách kỹ càng. Nó càng cần thiết trong bối cảnh hậu WTO các
ngành dịch vụ ở nước ta nói chung và xổ số nói riêng ngày càng có vai trò quan trọng hơn
trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Phân tích lý luận hình thành và phát triển thị trường xổ số. Tìm hiểu những lợi ích và hạn
chế của thị trường xổ số hiện nay
 Làm rõ thực trạng hoạt động của dịch vụ xổ số và phân tích mô hình hoạt động của dịch vụ
này ở miền Nam trong giai đoạn 1978-2009.
 Đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình phát triển xổ số
trong giai đoạn tiếp theo.
III. CÂU HỎI & NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :
Câu hỏi nghiên cứu:
 Hoạt động dịch vụ xổ số trong giai đoạn 1978-2009 diễn ra như thế nào? Những thành công
và hạn chế của hình thức này?
 Giải pháp nào để tăng cường hiệu quả hoạt động dịch vụ này trong các giai đoạn tiếp theo?
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm ra các yếu tố tác động tới việc mua vé số của người dân

- Phân tích thực trạng xổ số thông qua các bảng khảo sát người bán, người mua, các đại lý và
Công ty xổ số kiết thiết.
- Tìm hiểu, so sánh thị trường xổ số Việt Nam và thị trường xổ số một số nước trên thế giới.
- Nghiên cứu và làm rõ cơ chế tài chính của các Công ty xổ số kiến thiết.
- Tìm hiểu các tệ nạn liên quan đến hoạt động xổ số, đặc biệt là số đề.
- Đưa ra những kiến nghị về lý thuyết và kiến nghị thực tiễn; đề xuất những giải pháp để thị
trường xổ số tại khu vực phía Nam nói riêng và thị trường xổ số Việt Nam hoạt động hiệu
quả hơn.
IV. TỒNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Có 2 đề tài liên quan đến chủ đề xổ số mà tác giả tham khảo được trong quá trình thực hiện
đề tài này. Đó là, đề tài “Định hướng và những giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả tài
chính từ hoạt động xổ số kiến thiết Việt Nam” của tác giải Tô Thiện Hữu và đề tài “Hoàn
thiện cơ chế tài chính các công ty xổ số kiến thiết khu vực Miền Nam” của tác giả Võ Trung
Dũng. Đây là 2 luận văn thạc sĩ, được bảo vệ tại Đại Học Kinh tế TP HCM lần lượt vào
năm 1999 và năm 2008.
Ngoài ra tác giả còn tham khảo phong phú các bài viết từ các báo trong nước và nước ngoài,
các kỷ yếu từ các Công ty XSKT…Tuy nhiên, cả 2 đề tài này đều chỉ tập trung đề cập dưới
khía cạnh tài chính, chưa phân tích hoạt động xổ số dưới nhiều khía cạnh kinh tế, xã hội
khác. Mặc dù vậy, đây là nguồn tham khảo rất có ý nghĩa để tác giả hoàn thành đề tài “Thực
trạng phát triển dịch vụ xổ số tại các tỉnh phía Nam Việt Nam giai đoạn 1978 - 2009”.
V. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI
Đối tượng nghiên cứu: Thị trường xố số tại các tỉnh phía Nam Việt Nam hiện nay, bao gồm:
Người bán vé số, người mua hoặc chưa mua vé số, các đại lý, các Công ty xổ số kiến thiết
tại các tỉnh, thành khảo sát và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
Không gian: Các Tỉnh, Thành phía Nam Việt Nam (Từ Thành Phố Đà Nẵng trở vào tỉnh Cà
Mau, bao gồm 34 tỉnh và Thành Phố trực thuộc trung ương ).
Thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển xổ số của khu vực phía nam
Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1978 tới năm 2009. Tuy nhiên để đề tài có cái nhìn toàn
diện, nhóm nghiên cứu có phân tích một số nội dung trước và sau giai đoạn trên.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích định tính thông qua các việc so sanh, tổng hợp, phân
tích số liệu, phỏng vấn chuyên gia.
Bên cạnh đó đề tài cũng sử dụng phương pháp định lượng thông qua việc điều tra, khảo sát,
sử dụng mô hình kinh tế lượng để kiểm định nhân tố chính tác động hành vi mua xổ số của
người dân.
VII. KẾT CẤU ĐỀ TÀI:
Đề tài bao gồm 3 chương chính, trong đó, chương 1 trình bày các lý thuyết làm cơ sở lý
luận cho phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp; chương 2 phân tích hoạt động xổ số khu
vực phía Nam Việt Nam với nhiều đối tượng khác nhau như người bán vé số, người mua,
các Công ty xổ số kiến thiết và các đại lý; chương 3 đưa ra những giải pháp và kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty xổ số kiến thiết nói riêng và hoạt động của
toàn thị trường xổ số khu vực phía Nam nói chung. Kết cấu và nội dung đề tài có sự kết nối
chặt chẽ với nhau, phần này vừa là cơ sở vừa là kết quả phân tích của những phần khác, tạo
sự logic, hệ thống xoay quanh vấn đề xổ số.
CHƯƠNG 1 XỔ SỐ VÀ LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH XỔ SỐ
1.1 Xổ số và lý luận về xổ số
1.1.1 Khái niệm xổ số
xổ số là các sự kiện có kết quả ngẫu nhiên. Kinh doanh xổ số là “hoạt động kinh doanh dựa
trên các sự kiện có kết quả ngẫu nhiên, được tổ chức theo nguyên tắc thu tiền tham gia dự
thưởng của khách hàng và thực hiện trả thưởng cho khách hàng khi trúng thưởng”.
1.1.2 Bản chất xổ số
Xổ số là một biện pháp tài chính quan trọng để động viên nhu nhập quốc dân, phát triển
nền kinh tế xã hội”.
1.1.3 Sự tồn tại khách quan của xổ số
Xổ số đã có lịch sử phát triển hàng trăm năm tại các nước có nền kinh tế phát triển. Ở Việt
Nam, tại Miền Nam chính quyền cũ đã cho phép kinh doanh xổ số từ những năm 50, còn tại
Miền Bắc đã hình thành và phát triển vào thập niên 60. Khoảng thời gian tồn tại và phát
triển đó chưa đủ dài so với nhiều ngành dịch vụ khác nhưng cũng không quá ngắn. Và sự
tồn tại đó dựa trên những cơ sở nhất định sau:
Theo Võ Trung Dũng, sự tồn tại khách quan của xổ số dựa trên sự phát triển kinh tế xã hội,

sự thay đổi trong nhận thức của xã hội. Đây còn là hình thức giải trí mới và đầu tư mới.
1.1.3.1 Sự phát triển về kinh tế, xã hội
1.1.3.2 sự thay đổi trong nhận thức của xã hội
1.1.3.3 Thay đổi quan niệm về xổ số
1.1.3.4 Vai trò của xổ số
• Xổ số góp phần đầu tư cho phúc lợi xã hội
• Xổ số là công cụ điều tiết, phân phối lại thu nhập quốc dân
• Góp phần giải quyết việc làm
1.2 Hội đồng xổ số kiến thiết tỉnh
1.3 Lý thuyết về lao động và việc làm
1.4 Ma trận SWOT
1.5 Lý thuyết kế hoạch hóa phát triển trong nền kinh tế thị trường
1.6 Các nghiên cứu thực nghiệm
1.6.1 Đề tài “Định hướng và những giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả tài chính từ
hoạt động xổ số kiến thiết Việt Nam” của Tô Thiện Hữu
1.6.2 Đề tài “Hoàn thiện cơ chế tài chính các công ty xổ số kiến thiết khu vực Miền Nam”
của Võ Trung Dũng.
Tóm tắt chương I:
Chương I đã trình bày những lý thuyết khác nhau làm cơ sở cho việc phân tích đề tài, bao
gồm: lý luận về xổ số và hội đồng giám sát xổ số tỉnh; lý thuyết về lao động và việc làm;
ma trận SWOT; lý thuyết về kế hoạch hóa phát triển trong nền kinh tế thị trường. Những lý
thuyết này là cơ sở cho những phân tích trong chương thực trạng của thị trường xổ số các
tỉnh Phía Nam Việt Nam. Chương 1 còn đề cập đến các đề tài thực nghiệm trước đây liên
quan đến vấn đề xổ số. Cụ thể là luận văn thạc sĩ “Định hướng và những giải pháp hoàn
thiện, nâng cao hiệu quả tài chính từ hoạt động xổ số kiến thiết Việt Nam” của tác giải Tô
Thiện Hữu và luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện cơ chế tài chính các công ty xổ số kiến thiết khu
vực Miền Nam” của tác giả Võ Trung Dũng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁP TRIỂN CỦA DỊCH VỤ XỔ
SỐ TẠI CÁC TỈNH PHÍA NAM VIỆT NAM
2.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội của các tỉnh phía Nam Việt Nam

2.2 Thực trạng phát triển chung của dịch vụ xổ số
2.2.1 Lịch sử hình thành dịch vụ xổ sổ
- Thời kỳ 1954 trở về trước
- Thời kỳ 1954 – 1982
- Thời kỳ 1982 đến nay
2.2.2 Vé số và phân phối vé số
2.2.4 Các loại hình xổ số
- Xổ số kiến thiết truyền thống (vé giấy)
- Xổ số kiến thiết biết kết quả ngay
- Xổ số điện toán
- Xổ số lô tô
2.2.5 Lịch mở thưởng
2.2.6 Tổ chức xác định kết quả trúng thưởng, thực hiện trả thưởng, quản lý vé số không tiêu
thụ hết và vé số trúng thưởng.
2.2.7 Quy trình mở thưởng
2.2.8 Phân tích về người bán vé số
Dựa trên kết quả khảo sát trên 9 tỉnh, Thành phố (trong tổng số 34 tỉnh, Thành phố trong
phạm vi nghiên cứu) nhóm nghiên cứu đã thu thập được nhiều số liệu thực tế về những
người bán vé số được thể hiện qua các đồ thị dưới đây:
2.2.9 Phân tích về người mua vé số
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 94 người tiêu dùng theo phương pháp ngẫu nhiên,
trong đó nam giới chiếm 57,4%. Số tuổi trung bình của họ là 34,66 tuổi và thu nhập trung
bình là 2,675 triệu đồng. Trong phần này, sẽ phân tích những dữ liệu tiêu biểu trong quá
trình khảo sát, cụ thể:
2.2.10 Doanh nghiệp kinh doanh xổ số
2.2.11 Đối tượng tham gia dự thưởng
- Công dân Việt Nam ở trong nước.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam.
- Người nước ngoài nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam.
2.3 Thực trạng hoạt động xổ số tại một số tỉnh

- Thành Phố Hồ Chí Minh
- Tỉnh Bình Thuận
- Tỉnh Trà Vinh
2.3 Công ty xổ số kiến thiết
- Lịch sử hình thành
- Loại hình doanh nghiệp và điều kiện kinh doanh xổ số
- Sản phẩm và dịch vụ
- Chế độ tài chính
- Chế độ kế toán và báo cáo
- Kiểm toán, công khai báo cáo tài chính
Xử lý vi phạm
2.4 Kết qủa hoạt động của một số Công ty XSKT
- Kết quả hoạt động của Cty XSKT và dịch vụ tổng hợp Đồng Nai
- Kết quả hoạt động của Cty XSKT và dịch vụ tổng hợp Bình Dương
- Kết quả hoạt động của Cty XSKT và dịch vụ tổng hợp TP HCM
- Phân tích SWOT đối với các Công ty XSKT
2.5 Cơ chế tài chính hoạt động của các Công ty xổ số kiến thiết
2.6 Các yếu tố tác động tới việc mua vé số
TB = 3.81 - 1.94 RUIRO + 1.32 NGUOITHAN + 2.05 GIOITINH
Theo phương trình trên thì các yếu tố tác động đến lượng vé số mua trung bình hàng tuần
của người mua bao gồm: giới tính của người mua, mức độ thường xuyên mua hàng của
người thân và thái độ của người mua đối với rủi ro.
2.7 Hoạt động xổ số tại một số quốc gia trên thế giới

×