Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Tổ chức, nguồn lực, hoạt động của nhà hộ sinh a quận hoàn kiếm, hà nội giai đoạn 2011 2016 và nguyện vọng của khách hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 99 trang )

Lời cảm ơn
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy
cô của Trường Đại học Y Hà Nội đã dạy bảo tôi trong quá trình học tập tại
trường, trong đó có các thầy cô Bộ môn Tổ chức và Quản lý Y tế, là chuyên
ngành mà tôi theo học. Và tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Vũ
Khắc Lương, người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi hoàn thành luận văn
này.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp
cao học, do trình độ cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên luận
văn của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của quý Thầy, Cô để tôi học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ
hoàn thành tốt hơn luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo./.

Học viên

Nguyễn Thị Hải Hà


Lời cam đoan
Tôi là: NGUYỄN THỊ HẢI HÀ, học viên cao học khóa 24 Trường Đại
học Y Hà Nội, chuyên ngành: Quản lý bệnh viện, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản than tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Vũ Khắc Lương.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết
này.


Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Người cam đoan

Nguyễn Thị Hải Hà.


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN..................................................................................3
1.1 Khái niệm. .............................................................................................3
1.2 Tổ chức, nguồn lực, dịch vụ của các trung tâm sinh hay NHS.............4
1.2.1 Trên thế giới ...................................................................................4
1.2.2 Tại Việt Nam ................................................................................10
1.3 Nguyện vọng của người sử dụng dịch vụ với NHS ............................17
1.3.1 Trên Thế giới................................................................................17
1.3.2 Tại Việt Nam ................................................................................19
1.4 Đặc điểm của Nhà hộ sinh A...............................................................22
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................24
2.1 Khung lý thuyết nghiên cứu ................................................................24
2.2 Thời gian và địa điểm thực hiện..........................................................25
2.3 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................25
2.3.1 Tiêu chuẩn lựa chọn .....................................................................25
2.3.2 Tiêu chuẩn loại trừ .......................................................................26
2.4 Thiết kế nghiên cứu và mẫu nghiên cứu .............................................26
2.4.1 Thiết kế nghiên cứu......................................................................26

2.4.2 Cỡ mẫu .........................................................................................26
2.4.3 Phương pháp chọn mẫu với đối tượng người sử dụng dịch vụ....27
2.4.4 Quy trình nghiên cứu....................................................................27
2.5 Công cụ thu thập thông tin ..................................................................27
2.6 Điều tra viên ........................................................................................28
2.7 Quản lý và phân tích số liệu ................................................................28


2.8 Biến số nghiên cứu ..............................................................................28
2.9 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu .......................................................33
2.10 Sai số và cách khắc phục...................................................................33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................35
3.1 Tổ chức, nguồn lực, một số dịch vụ của NHS A giai đoạn 2011-2016.
...................................................................................................................35
3.1.1 Cơ cấu tổ chức..............................................................................35
3.1.2 Các nguồn lực của NHS A ...........................................................37
3.1.3 Các dịch vụ tại NHS A giai đoạn 2011-2016...............................42
3.2 Nguyện vọng của người sử dụng dịch vụ..........................................444
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................500
4.1 Tổ chức, nguồn lực, một số dịch vụ của NHS A giai đoạn 2011 2016. ........................................................................................................500
4.1.1 Tổ chức.........................................................................................50
4.1.2 Về nguồn lực của NHS A giai đoạn 2011 – 2016...........................51
4.1.3 Dịch vụ chủ yếu của NHS A giai đoạn 2011 – 2016. ...................544
4.2 Về nguyện vọng của người sử dụng dịch vụ tại NHS A...................622
4.3 Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu .................................................677
4.3.1 Ưu điểm của nghiên cứu ............................................................677
4.3.2 Một số hạn chế của nghiên cứu..................................................677
KẾT LUẬN .....................................................................................................69
KIẾN NGHỊ...................................................................................................711
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................733

PHỤ LỤC ........................................................................................................76


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CSSKSS

Chăm sóc sức khỏe sinh sản

SKSS

Sức khỏe sinh sản

CSSS

Chăm sóc sau sinh

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TT-GDSK


Truyền thông – Giáo dục sức khỏe

TTYT

Trung tâm Y tế

SL

Số liệu

NHS

Nhà hộ sinh

DCTC

Dụng cụ tử cung

χ2

Khi bình phương (loại test thống kê)


8

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1: Phòng sản phụ, bếp ………………………..………………………6
Hình 1.2: Mô hình tổ chức của NHS công lập tại Việt Nam………………..10
Hình 1.3: Nhà hộ sinh Đống Đa khang trang, nhưng vắng sản phụ .............. 15

Hình 1.4: Nhà hộ sinh A ................................................................................. 22
Hình 1.5: Sản phụ chờ sinh và người thân tại Nhà hộ sinh A ........................ 23
Hình 2.6: Khung lý thuyết nghiên cứu............................................................ 24
Hình 3.7: Cơ cấu tổ chức................................................................................. 35
Hình 3.8: Sơ đồ mặt bằng Nhà hộ sinh A…………………………….……..36
Bảng 3.1: Nguồn nhân lực của Nhà hộ sinh A qua các năm .......................... 37
Bảng 3.2: Phân bố nhân lực theo phòng ......................................................... 38
Bảng 3.3: Cơ sở hạ tầng của Nhà hộ sinh A qua các năm .............................. 39
Bảng 3.4: Trang thiết bị, thuốc của NHS A qua các năm 2011-2016 ............ 40
Bảng 3.5: Một số dịch vụ của Nhà hộ sinh A ................................................. 42
Bảng 3.6: Cơ cấu các loại dịch vụ trong 6 năm .............................................. 43
Bảng 3.7: Tỷ lệ hài lòng với các dịch vụ cung cấp tại NHS A....................... 44
Bảng 3.8: Lý do người sử dụng dịch vụ hài lòng với các dịch vụ. ................. 45
Bảng 3.9: Ý kiến duy trì khám chữa bệnh sản phụ khoa tại NHS A .............. 46
Bảng 3.10: Ý kiến duy trì đỡ đẻ thường tại NHS A ....................................... 46
Bảng 3.11: Lý do không nên duy trì đỡ đẻ tại NHS A .................................. 46
Bảng 3.12: Nguyện vọng về chất lượng phục vụ ........................................... 47
Bảng 3.13: Các dịch vụ nên bổ sung tại NHS A ............................................ 47
Bảng 3.14: Các biện pháp duy trì hoạt động NHS A...................................... 48
Bảng 4.15: Hiệu quả kinh tế của dịch vụ đỡ đẻ (tạm tính) năm 2016................ 56


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, màng lưới y tế được triển khai đầy đủ từ tuyến cơ sở đến
Trung Ương. Tuy nhiên, sự quá tải của các bệnh viện lớn dường như ngược
lại với sự đìu hiu của các cơ sở y tế tuyến dưới. Những dịch vụ chăm sóc sức
khỏe ban đầu là cần thiết, góp phần giảm tải cho tuyến trên, nhưng thực tế
không phải cơ sở y tế nào cũng có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao

về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân.
Nhà hộ sinh được hình thành nhằm mục đích cung cấp dịch vụ sản phụ
khoa thiết yếu cho người dân. Ngay khi mới thành lập, nhà hộ sinh đã giúp
cho các bà mẹ, các sản phụ sinh nở được an toàn, hạn chế trường hợp đẻ rơi,
đẻ tại nhà và chăm sóc sơ sinh thiết yếu nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc
sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, họ còn cung cấp các dịch vụ về
chăm sóc sức khỏe sinh sản cho chị em phụ nữ, mang đầy đủ tính chất đặc thù
của tuyến y tế cơ sở.
Ngày nay, với sự phát triển của các phòng khám, bệnh viện công lập và
tư nhân về lĩnh vực sản phụ khoa, cùng với việc người dân sinh ít con hơn
trước, đồng nghĩa với việc họ quan tâm đến sức khỏe của mẹ và con hơn dẫn
đến số lượng sản phụ đăng ký sinh con ở nhà hộ sinh ngày càng giảm, cụ thể
trong tháng 6/2016 chỉ có 1 trường hợp sinh con tại Nhà hộ sinh A, trong đó
nhà hộ sinh được thiết kế với cơ cấu 10 giường nội trú [1]. Các dịch vụ khác
như: khám phụ khoa, khám thai, kế hoạch hóa gia đình vẫn tiếp tục duy trì
được người bệnh nhưng cũng có xu hướng giảm so với các năm trước đây. Cơ
sở vật chất của nhà hộ sinh được tu sửa khang trang thoáng mát, phòng ốc
sạch đẹp nhưng vẫn không thu hút được sản phụ đến sinh con. Với hiện trạng
cung cấp dịch vụ như vậy thì việc một cơ sở y tế như nhà hộ sinh có còn phù
hợp và cần thiết trong sự phát triển của ngành y tế hay không? Để duy trì và
phát triển thì nhà hộ sinh cần phải có những thay đổi như thế nào? Cũng có ý
kiến cho rằng nên chăng xóa bỏ việc đỡ đẻ tại nhà hộ sinh, tập trung vào công
tác khám chữa bệnh sản phụ khoa giống như các phòng khám sản khác sẽ đỡ


2

lãng phí các nguồn lực tại nhà hộ sinh. Đó là những câu hỏi cần đặt ra cho các
nhà quản lý.
Từ trước đến nay, chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu về mô hình

nhà hộ sinh cũng như các vấn đề của nó. Đứng trước những vấn đề này, cần
thiết có một nghiên cứu để xác định sự tồn tại và phát triển của nhà hộ sinh.
Vì vậy, nhóm nghiên cứu mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tổ chức,
nguồn lực, hoạt động của Nhà hộ sinh A quận Hoàn Kiếm, Hà Nội giai
đoạn 2011 - 2016 và nguyện vọng của khách hàng”.
Mục tiêu của nghiên cứu:
1. Mô tả tổ chức, nguồn lực, một số dịch vụ chuyên môn của Nhà hộ
sinh A giai đoạn 2011 - 2016;
2. Mô tả nguyện vọng của người sử dụng dịch vụ đối với dịch vụ
chuyên môn hiện tại và trong tương lai của Nhà hộ sinh A (NHS A).
Từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm cải tiến chất lượng dịch vụ cho
Nhà hộ sinh A.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Khái niệm.
1.1.1 Định nghĩa Nhà hộ sinh
Nhà hộ sinh là cơ sở y tế (công hoặc tư) làm dịch vụ đỡ đẻ. Ở Việt
Nam, trước năm 1960, NHS có chức năng đỡ đẻ thường và do nữ hộ sinh
phụ trách. Hiện nay NHS quận, thị xã có bác sĩ chuyên khoa phụ sản phụ
trách nên chức năng được mở rộng hơn, gồm: Quản lý thai sản, đỡ đẻ
thường; làm công tác bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em; công tác dân số và kế
hoạch hoá gia đình.
Trên thế giới
NHS ngày nay được vận hành vì nhiều lý do: Một số cơ sở do tư
nhân điều hành mang hình thức từ thiện, vì hạnh phúc của người mẹ và
đứa con; Một số hoạt động vì lý do tôn giáo như muốn thúc đẩy việc nhận

con nuôi thay vì phá thai. Những cơ sở khác được điều hành bởi nhà nước
như một hình thức phúc lợi, để đảm bảo cho bà mẹ và trẻ sơ sinh, những
người có thu nhập thấp và không có bảo hiểm y tế được sinh nở một cách
an toàn khỏe mạnh. Ngoài ra, NHS còn cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế
được thực hiện bởi các bác sĩ lâm sàng, và một số cung cấp các lớp kỹ
năng sinh đẻ và kỹ năng sống, thậm chí đào tạo việc làm [2].
Thuật ngữ "Trung tâm sinh đẻ tự do" là cơ sở y tế không phải là
bệnh viện, được cấp phép của Nhà nước, cung cấp dịch vụ đỡ đẻ không
biến chứng và có nguy cơ thấp tạo cảm giác cho thai phụ và gia đình như
đang ở nhà, chăm sóc sức khoẻ và tiền sản, chăm sóc sau sinh và các dịch
vụ lưu động khác có trong phạm vi hoạt động, tuân thủ các yêu cầu khác
liên quan đến sức khoẻ và an toàn của cá nhân, được trang bị các thiết bị
theo quy định của Nhà nước [3].
Tại Việt Nam
Như vậy, NHS có cơ cấu hoạt động giống một phòng khám chuyên
khoa sản có đỡ đẻ. Với các tiêu chí như trên, NHS tại Việt Nam khá giống
mô hình trung tâm sinh tại các nước phát triển nhưng với quy mô nhỏ hơn.


4

Còn NHS tại các nước này mang tính chất của một tổ chức xã hội, mang
tính từ thiện và hỗ trợ sinh sản cho những người có thu nhập thấp, những
người không có bảo hiểm y tế và không đủ khả năng chi trả kinh phí khi
vào các cơ sở sản khoa khác.
1.1.2 Định nghĩa về tổ chức, nguồn lực, dịch vụ
Khái niệm tổ chức
Tổ chức có nghĩa là quá trình sắp xếp và bố trí các công việc, giao
quyền hạn và phân phối các nguồn lực của tổ chức sao cho các nguồn lực
đóng góp một cách tích cực và có hiệu quả vào mục tiêu chung [4].

Khái niệm nguồn lực y tế.
Nguồn lực y tế bao gồm nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất (bao gồm
cả thuốc) phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho chăm sóc sức khoẻ [5].
+ Nguồn nhân lực y tế là số lượng và trình độ, khả năng điều động
nhân lực.
+ Trang thiết bị y tế được dùng để chỉ tất cả các dụng cụ, thiết bị kỹ
thuật, phương tiện vận chuyển, phục vụ cho các hoạt động phòng bệnh,
chẩn đoán và chữa bệnh của ngành y tế.
1.2 Tổ chức, nguồn lực, dịch vụ của các trung tâm sinh hay NHS
1.2.1 Trên thế giới
Ở các nước có thu nhập trung bình và cao, sinh nở trong các cơ sở y
tế trở thành nhu cầu thiết yếu đối với phụ nữ mang thai. Từ năm 1985,
cộng đồng y tế quốc tế đã coi tỷ lệ lý tưởng cho mổ lấy thai là 10-15% số
ca sinh con. Trong những điều kiện cần thiết về y tế, sinh mổ có thể ngăn
ngừa tử vong mẹ và trẻ sơ sinh [6].
Trong một nỗ lực để hỗ trợ cho phụ nữ mang thai khỏe mạnh và sinh
nở một cách tự nhiên nhất có sự hỗ trợ của cán bộ y tế, các mô hình chăm
sóc thai sản cộng đồng đã được xây dựng. Đó là những mô hình “nhà hộ
sinh” là cơ sở y tế tạo cho sản phụ cảm giác như là căn nhà để hỗ trợ sinh
con. Hoặc mô hình trung tâm sinh : Không chỉ trong lĩnh vực sinh con mà
còn cung cấp các dịch vụ ban đầu về sinh sản, chăm sóc tiền sản, chăm sóc
sau sinh và các dịch vụ lưu động khác [7].


5

Một trung tâm sinh là một cơ sở y tế, nhân viên bao gồm nữ hộ sinh,
bác sĩ sản khoa, và huấn luyện viên giúp các bà mẹ tập luyện và đào tạo
trước sinh và sau sinh. Khi các bà mẹ chuyển dạ, các cán bộ y tế có thể
giúp các bà mẹ và làm cho quá trình sinh nở dễ dàng hơn. Các bác sĩ, nữ

hộ sinh theo dõi quá trình mang thai và sinh nở, hỗ trợ y tế bổ sung khi cần
và chuyển đến bệnh viện nếu cần thiết. Hầu hết các bệnh viện tại Mỹ hiện
nay đang coi các trung tâm sinh như là cơ sở thai sản vệ tinh, góp phần
chăm sóc sức khỏe thai phụ một cách tốt nhất [7].
Tổ chức của trung tâm sinh tại Mỹ.
Một trung tâm sinh là một cơ sở độc lập, có tổ chức giống nhau,
hoạt động trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ để chăm sóc sức khỏe sinh
sản cho phụ nữ và sản phụ có nguy cơ thấp trước, trong và sau thai kỳ [8].
Trung tâm sinh được trang bị phục vụ cho nhu cầu của một gia đình
sản phụ tạo cảm giác như ở nhà. Các loại hình dịch vụ tập trung vào sự
thoải mái và an toàn, trung tâm sinh làm giảm nhu cầu can thiệp y tế và
giảm các biến chứng [8].
Trung tâm sinh thường được tổ chức như sau:
- Được thành lập và tổ chức thành hiệp hội các trung tâm sinh.
Chính phủ liên bang thẩm định và cấp phép mới được hoạt động [9].
- Ngoài ra, mỗi bang sẽ có những quy định của riêng bang mình trên
cơ sở thống nhất chung về tổ chức hoạt động của Chính phủ Mỹ.
- Là cơ sở cung cấp dịch vụ đỡ đẻ cho các trường hợp sinh đẻ bình
thường, không biến chứng và nguy cơ thấp. Ngoài ra họ có thể cung cấp
các dịch vụ khám sức khỏe thông thường về sinh sản và phụ khoa tùy theo
nhu cầu, nguồn lực của từng cơ sở và phải được cấp phép [9].
- Là đơn vị hoạt động độc lập với bệnh viện, tuy nhiên có sự kết nối
với các trung tâm sinh khác, đặc biệt liên kết với các bệnh viện trong cùng
khu vực tạo thành mạng lưới. Khoảng cách tối đa từ trung tâm sinh đến
bệnh viện là 20 dặm và không quá 30 phút chạy xe [10].
- Người điều hành chủ yếu là nữ hộ sinh đại học, bác sĩ sản khoa và
nhi khoa chỉ xuất hiện khi có những vấn đề cần sự hỗ trợ. Có những trung


6


tâm sinh được điều hành bởi bác sĩ sản khoa. Tất cả những cán bộ này đều
phải có giấy chứng nhận và đủ điều kiện hành nghề [11].
- Trung tâm sinh là một đơn vị hành chính tự trị và chịu trách nhiệm
về các hoạt động của mình, báo cáo trực tiếp với cơ quan quản lý của bệnh
viện hoặc cơ sở y tế về mọi vấn đề liên quan [11].
- Theo quy định của bang Ilinois, một trung tâm sinh không quá 10
giường bệnh nội trú [12].
- Các trung tâm sinh đa phần là các cơ sở y tế tư nhân, có một số ít
của nhà nước. Do vậy, tùy thuộc năng lực tài chính của chủ đầu tư mà quy
mô và các dịch vụ của nó lớn hay nhỏ, tuy nhiên không được vượt quá quy
định và nguồn lực tại chỗ [12].
Cơ sở vật chất: Trung tâm bao
gồm phòng sinh:
- Được trang bị tiện nghi với
giường đôi và nôi trẻ em, có sân vườn
riêng lẻ và điều hòa không khí.
- Phòng tắm vòi hoa sen hoặc bồn
tắm lớn và nhà vệ sinh.
- Khu xét nghiệm, khu cung cấp
các dịch vụ khám chữa bệnh.
- Nhà xe phục vụ cấp cứu, khám
lưu động tại nhà, hoặc các buổi dã ngoại
truyền thông giáo dục sức khỏe.
- Nhà bếp để chuẩn bị thức ăn và
lưu giữ thực phẩm cho gia đình và nhân
viên.
- Khu vui chơi cho trẻ em [13].
Ngoài ra, có những trung tâm sinh
được trang bị phòng mổ để kịp thời xử

trí những biến chứng có thể xảy ra [14].

Hình 1.1. Phòng sản phụ, bếp.


7

Có những trung tâm sinh với nguồn lực hạn chế, ở vùng sâu, vùng
xa, trang thiết bị rất cơ bản chỉ bao gồm: Giường sinh, nồi hấp tiệt trùng,
đèn sưởi cho trẻ, cân, bộ hút thai chân không cho KHHGĐ [15].
Ngày nay, các trung tâm sinh sản tại Mỹ thường được bảo hiểm y tế
chi trả. Mỗi trung tâm sinh có thể đăng ký gói bảo hiểm với một hoặc vài
công ty bảo hiểm khác nhau. Do vậy, khi phụ nữ chọn dịch vụ tại trung
tâm sinh cần tìm hiểu thông tin, tư vấn và lựa chọn cũng như hoàn thành
các giấy tờ pháp lý để được đảm bảo quyền lợi của mình [16].
Gây tê ngoài màng cứng được cung cấp ở trung tâm sinh đồng nghĩa
với việc tại đây có trang thiết bị để mổ đẻ khi cần thiết. Việc thực hiện cần
phải có đủ tiêu chuẩn và do bác sĩ của trung tâm được cấp phép thực hiện
hoặc từ bệnh viện cử tới hỗ trợ [17].
Tại một số trung tâm sinh các dịch vụ rất đa dạng trong đó có cả các
dịch vụ chuyên sâu: Chẩn đoán trước sinh và sau sinh, chăm sóc sau sinh,
sinh tại trung tâm, sinh tại nhà, khám và điều trị phụ khoa, các biện pháp
tránh thai lâm sàng, khám vú, hỗ trợ sinh sản, tư vấn trong thai kỳ, tư vấn
tiền hôn nhân, chống trầm cảm sau sinh [18]. Đặc biệt, các trung tâm sinh
đẩy mạnh các hoạt động giáo dục sức khỏe cho mọi đối tượng phụ nữ từ vị
thành niên, thanh niên, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai,
tiền mãn kinh, người cao tuổi.
Trong các trung tâm sinh, không tìm thấy dịch vụ khám nam giới.
Có thể ở các nước phát triển, bộ phận khám nam học tách riêng với khám
nữ giới.

Ngoài việc chăm sóc cho bà mẹ và trẻ sơ sinh trong quá trình mang
thai, sinh nở và sau sinh, tại một số trung tâm sinh có các dịch vụ khám
chữa bệnh ban đầu về sản phụ khoa. Họ cung cấp dịch vụ khám điều trị
phụ khoa, khám sức khỏe định kỳ, một số bệnh về buồng trứng, sàng lọc
phát hiện sớm ung thư đường sinh sản hoặc cao hơn nữa có thể thực hiện
một số can thiệp nhỏ trong điều trị vô sinh.
Để có thể sinh con tại một trung tâm sinh, trong quá trình mang thai
thai phụ có sức khỏe bình thường hoặc có nguy cơ thấp với tất cả các yếu


8

tố ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và con trong khi sinh. Tuy nhiên, ngay cả
khi một trường hợp không thể sinh nở tại trung tâm sinh do mang thai có
nguy cơ cao, họ có thể được cung cấp dịch vụ chăm sóc trước khi sinh lên
đến một tuần nhất định của thai kỳ và liên kết với các bệnh viện trong khu
vực [19].
Tại Pháp: Những mô hình NHS nhỏ được điều hành bởi các nữ hộ
sinh giúp cho bà mẹ có thai sản bình thường không có nguy cơ [20].
Tuy nhiên, mô hình NHS đã có sự thay đổi trong bốn mươi năm qua.
Một số được duy trì cấu trúc tuy nhiên ngày càng được chuẩn hóa phát
triển thành các trung tâm sinh và được giám sát chặt chẽ nhằm nâng cao
chất lượng chuyên môn và tính pháp lý [20].
Các cơ sở y tế thai sản phân loại thành ba nhóm:
• Thai sản hoặc cấp 1 hay trung tâm sinh: Khám chữa bệnh ban đầu
về sản phụ khoa, chăm sóc cho phụ nữ mang thai được xác định không có
nguy cơ và chăm sóc thường xuyên cho trẻ sơ sinh . Tất cả các trung tâm
sinh này phải liên kết và được hỗ trợ ngay lập tức về chuyên môn, nhân lực
chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh từ các cơ sở y tế tuyến trên khi có các nguy
cơ phát sinh hoặc tai biến xảy ra. Các bác sĩ nhi khoa không có mặt tại các

trung tâm này mà chỉ thường trực, có mặt ngay khi được gọi [21].
• Thai sản cấp 2 và cấp 3 là các bệnh viện có nhiệm vụ liên kết hỗ
trợ các trung tâm cấp 1 lân cận, cung cấp các dịch vụ ở mức 2, 3 khi các
thai phụ và trẻ sơ sinh có nguy cơ, có khả năng đảm bảo giám sát liên tục
và chăm sóc đặc biệt của trẻ sơ sinh có nguy cơ và những người có điều
kiện có xấu đi sau khi sinh [21].
Các trung tâm sinh thường là các cơ sở sản khoa ở cấp độ 1 hoặc
hiếm hơn, cấp độ 2. Nếu có vấn đề hoặc tai biến xảy ra, người sử dụng
dịch vụ sẽ được chuyển đến một cơ sở ở cấp cao hơn. Tuy nhiên, tất cả các
bệnh viện phụ sản, các trung tâm sinh được tổ chức thành mạng lưới khu
vực để kịp thời ứng phó với các trường hợp này [22].


9

Tại các trung tâm sinh, chi phí chăm sóc trung bình cho sinh đẻ bình
thường thấp hơn 50% so với chi phí sinh con không biến chứng trong bệnh
viện [23].
Hơn một nửa số trung tâm sinh cung cấp bao gồm các dịch vụ: Các
xét nghiệm thông thường, giáo dục sức khỏe về sức khỏe sinh sản và thai
kỳ, khám tại nhà, chăm sóc sau sinh (CSSS) tại nhà, khám chữa bệnh ngoại
trú. Hầu hết các công ty bảo hiểm y tế lớn hợp đồng với trung tâm sinh đẻ
để chi trả cho người bệnh [24].
Trung tâm sinh tại Úc
Hầu hết các trung tâm sinh gắn liền với bệnh viện, một số trung tâm
miễn phí được thành lập. Các trung tâm sinh tại đây phải đáp ứng điều kiện
cách bệnh viện tối đa 90 phút chạy xe. Khá nhiều các trung tâm sinh hiện
đang hoạt động chỉ bởi các nữ hộ sinh, bác sĩ sản khoa chỉ có mặt khi có
các biến chứng [25].
Một số trung tâm sinh tại Úc không còn là các đơn vị cung cấp dịch

vụ có nguy cơ thấp mà đã phát triển thành các trung tâm sinh có thể can
thiệp y tế chuyên sâu cho bà mẹ và chăm sóc đặc biệt cho thai nhi.
Trung tâm sinh ở Canada
Trung tâm sinh sản vẫn là một vấn đề gây tranh cãi ở Canada, mặc
dù nó là một trong những lựa chọn của phụ nữ Canada [25].
Trung tâm sinh tại Canada có chi phí thấp hơn cho các dịch vụ khám
chữa bệnh đường sinh sản, khi chuyển dạ và sinh nở so với các dịch vụ
tương ứng tại bệnh viện, nhưng lại đáp ứng sự hài lòng cao hơn, mà không
làm tăng nguy cơ cho các bà mẹ hoặc trẻ sơ sinh [26].
Tại các nước đang phát triển: Tại Ghana
Đối với những bà mẹ mang thai ở nông thôn Ghana, các dịch vụ
chăm sóc y tế an toàn rất khó tìm. Ở các vùng nông thôn chỉ có 10% phụ
nữ được chăm sóc về sản phụ khoa. Đối với những phụ nữ này, nữ hộ sinh
có kỹ năng đóng một vai trò rất quan trọng.
Ở nông thôn Ghana, tiếp cận với một nữ hộ sinh có kỹ năng có
nghĩa là tiếp cận với thai kỳ an toàn và lành mạnh. Trong khi bệnh viện


10

công và phòng khám đa khoa không có sẵn, thì tuyến y tế duy nhất của
hàng triệu phụ nữ mang thai là NHS độc lập, thường có nhân viên hộ sinh
đủ tiêu chuẩn. Không chỉ cung cấp dịch vụ về chăm sóc thai sản, các NHS
ở đây cũng cung cấp các dịch vụ khám sản phụ khoa ban đầu như khám
phụ khoa, kế hoạch hóa gia đình.
Tuy nhiên, nữ hộ sinh ở các vùng nông thôn thường không được tiếp
cận với những cập nhật mới nhất về thực hành lâm sàng mà nữ hộ sinh
thành thị được hưởng. Thiếu sự tiếp cận thông tin và thiếu sự kết nối với
các tuyến y tế cao hơn cũng làm cho chất lượng chăm sóc của các NHS tại
đây có phần giảm sút [27].

1.2.2 Tại Việt Nam
Tại Việt Nam hiện nay có 87 NHS [28], chưa tìm được con số thống
kê về các NHS thuộc khối công lập.
Khi tìm hiểu về các NHS thuộc khối tư nhân có đăng quảng cáo trên
mạng, đa phần mô hình giống như một phòng khám sản phụ khoa có cung
cấp các dịch vụ khám thai, khám phụ khoa, Kế hoạch hóa gia đình
(KHHGĐ), chẩn đoán sơ loại về hỗ trợ sinh sản, chăm sóc, tư vấn.., nhưng
rất hiếm có NHS tư nhân cung cấp dịch vụ đỡ đẻ thường vì không thấy
quảng cáo trực 24/24 mà chỉ có thời gian làm việc từ 8h-20h.
TRUNG TÂM Y
TẾ QUẬN

PHÒNG
NGHIỆP VỤ Y

PHÒNG TỔ
CHỨC

PHÒNG
DƯỢC

PHÒNG
TÀI VỤ

TRƯỞNG NHÀ
HỘ SINH

BÁC
HÀNH
SỸ

ĐIỀU TRỊ

NỮ HỘ SINH,
ĐIỀU DƯỠNG

XÉT
NGHIỆM

DƯỢC

KẾ
TOÁN

Hình 1.2: Mô hình tổ chức của NHS công lập tại Việt Nam
Tại Thành phố Hồ Chí Minh.

BẢO
VỆ


11

Các NHS trực thuộc tuyến quận là các cơ sở y tế công lập. Cơ cấu tổ
chức, nhân sự của họ tuân theo đúng quy định của Bộ Y tế ban hành, bao
gồm:
* Cơ sở vật chất:
- NHS phải có các buồng khám thai, khám phụ khoa, kỹ thuật kế
hoạch hóa gia đình, buồng đẻ, buồng nằm của sản phụ và phải đáp ứng các
yêu cầu về kết cấu của Bộ Y tế.
* Tổ chức, nhân sự:

- Có bộ máy tổ chức phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn.
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của NHS: là bác sỹ
hoặc cử nhân hộ sinh (tốt nghiệp đại học).
* Phạm vi hoạt động chuyên môn:
a) Khám thai, quản lý thai sản;
b) Cấp cứu ban đầu, sơ cứu sản khoa;
c) Tiêm phòng uốn ván;
d) Thử protein niệu;
đ) Đỡ đẻ;
e) Nạo sót rau sau đẻ; sau sẩy thai;
g) Đặt vòng tránh thai;
h) Hút thai, phá thai nội khoa đối với thai £ 06 tuần
i) Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê
duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị
y tế, cơ sở vật chất của phòng khám [29].
Mặc dù quỹ đất có hạn nhưng các quận vẫn bố trí địa điểm cho các
NHS. Tuy nhiên các cơ sở đều chật chội, trang thiết bị y tế cũ kỹ [33].
Nguồn nhân lực vẫn đáp ứng được nhu cầu của trực cấp cứu 24/24 bao
gồm cả bác sĩ và nữ hộ sinh như NHS quận 8 có số lượng bác sĩ là 4. Tại
đây họ cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản ban đầu,
đỡ đẻ thường, khám thai, khám phụ khoa, KHHGĐ, điều trị vô sinh, nam
khoa …Họ thông tin rất rõ: khám chữa bệnh thời gian từ 8h-20h, trực cấp
cứu đẻ 24/24 như NHS quận 1, quận 8.


12

Tọa lạc trên vị trí rất thuận tiện tại đường Nguyễn Tri Phương, thế
nhưng NHS của Trung tâm Y tế (TTYT) quận 5 – Thành phố Hồ Chí Minh
(TPHCM) luôn lâm cảnh... đìu hiu, mỗi tháng chưa tới 2 người đến sinh!

Bác sĩ Lê Thị Ánh Tuyết, Trưởng NHS quận 5, cho biết phòng ốc
của cơ sở này khá đầy đủ, có phòng khám phụ khoa, khám thai, phòng
sinh, phòng siêu âm, phòng kỹ thuật điều trị kinh nguyệt, phòng mổ (triệt
sản), phòng hậu phẫu, hậu sản, phòng soi cổ tử cung, phòng xét nghiệm...
Đặc biệt, có cả phòng dịch vụ cho thai phụ nằm sau sinh, trang bị tivi, máy
lạnh, tủ lạnh [30].
NHS quận Tân Bình - TPHCM (số 1, Đông Sơn) là cơ sở chật chội,
cũ kỹ, thiếu trang thiết bị (máy siêu âm trắng đen là trang thiết bị hiện đại
nhất!). Chị Trần Thị Nhung, nữ hộ sinh NHS Tân Bình, cho biết cơ sở vẫn
chưa có máy theo dõi tim thai. Một nhân viên làm việc tại đây hơn 20 năm
nhận xét "gần như cơ sở không có gì thay đổi, hầm cầu thường nghẹt, hệ
thống thoát nước rất kém. Chỉ những người nghèo mới chịu đến đây sinh
con" [30].
NHS khu vực 5 (Quế Mai) thuộc TTYT quận 8 - TPHCM tọa lạc tại
số 322, Tùng Thiện Vương, P.13, được xây dựng từ trước năm 1975 nhưng
đến nay vẫn chưa từng được sửa chữa. Bên ngoài NHS, người dân kê xe
bán nước ngọt, cà phê... và chỉ chừa một lối đi nhỏ dẫn vào trong. Vì vậy,
mặt tiền NHS nhìn rất nhếch nhác, người đi đường phải nhìn kỹ lắm mới
thấy tấm bảng lớn ghi “Nhà hộ sinh khu vực 5” treo trên cao, phía dưới là
một tấm bảng hiệu khác đã cũ kỹ, loang lổ [30].
Trong khi đó, một số khoa sản của TTYT quận, huyện được đầu tư
cơ sở, trang thiết bị hiện đại đang thu hút được sản phụ đến sinh. Tiêu biểu
là Khoa Sản của TTYT quận 1, Khoa Sản TTYT quận Phú Nhuận và Khoa
Sản TTYT huyện Củ Chi... Bác sĩ Phan Thị Thảo Trang, Trưởng Khoa Sản
TTYT quận 1 - TPHCM, cho biết Khoa Sản TTYT quận 1 được xây dựng
từ năm 2003, đồng thời được trang bị nhiều máy móc hiện đại như 2 máy
monitor sản khoa (theo dõi tim thai và cơn co tử cung trong chuyển dạ),
phòng sinh có đầy đủ dụng cụ để xử lý thủ thuật, có bàn mổ đa năng với



13

máy gây mê giúp thở, máy siêu âm màu... Tại Khoa Sản TTYT quận 1, các
phòng của khoa đều khang trang, sạch sẽ, đặc biệt phòng dành cho các sản
phụ sau sinh rất rộng rãi, tiện nghi. Theo bác sĩ Trang, số sản phụ đến đây
sinh ngày một tăng, trung bình mỗi tháng có 40-60 người đến sinh và
không ít hôm giường bệnh tại khoa đầy kín người [30].
Trong khi các bệnh viện phụ sản lớn ở TPHCM như Từ Dũ, Hùng
Vương... luôn quá tải người đến sinh, thì ngược lại, ở một số NHS lại vắng
người.
NHS quận 5 mặc dù có đầy đủ các phòng chuyên môn, nhưng lâu
lâu phòng sinh mới mở cửa để thực hiện chức năng của mình. Cả năm
2008 nơi đây chỉ có 23 người đến sinh. Tính ra, trung bình mỗi tháng NBS
tiếp nhận chưa tới 2 thai phụ [30].
Bà Trần Thị Kim Hồng, Phó trưởng NHS khu vực 5 thuộc TTYT
quận 8 - TPHCM, cho biết mỗi năm nơi đây tiếp nhận khoảng 100 ca sinh.
Chị Nguyễn Thị Minh Thảo, nhà ở Bình Hưng, Bình Chánh - TPHCM, đến
đây sinh con thứ 2, nhận xét: “Nhà tôi nghèo, không có tiền đi bệnh viện
lớn nên đến đây sinh con. Chi phí trọn gói tiền sinh, khâu thẩm mỹ, tiền
phòng, thuốc men... chỉ tốn hơn 600.000 đồng”. Mặc dù NHS ít người, yên
tĩnh, được bác sĩ thăm khám tận tình, nhưng chị Thảo cho biết vẫn không
thấy yên tâm vì phòng ốc quá ẩm thấp, nhà vệ sinh cũ kỹ lại không có chỗ
gửi xe cho người nhà [30].
Tình cảnh của NHS quận Tân Bình - TPHCM (số 1, Đông Sơn)
cũng không khác gì mấy. Từng là một trong những NHS tuyến quận,
huyện đứng đầu về số giường và số người đến sinh vào những năm 1990,
vậy mà theo bác sĩ Lương Sỹ Minh, Giám đốc TTYT quận Tân Bình, trong
những năm gần đây lượng người đến đây sinh cứ giảm dần. Nếu trước đây
NHS này từng chứng kiến nhiều sản phụ phải nằm la liệt chờ sinh, tháng
cao điểm lên đến 200 ca, thì nay tháng cao nhất chỉ còn 41 ca [30].

Tại Nha Trang
NHS Hồng Bàng được nhà nước đầu tư năm 2004 với kinh phí xây
dựng hơn 2 tỷ đồng. Đây được coi là NHS khang trang, hiện đại. Ngay từ


14

khi mới thành lập, trong tháng đầu, NHS Hồng Bàng đã thực hiện gần 100
ca đẻ, bình quân mỗi ngày 2 - 3 ca, chưa kể các trường hợp đến khám chữa
bệnh (KCB). Với lưu lượng 1.000 ca đẻ/năm, hiện NHS đang xây dựng kế
hoạch để phát triển. Tại NHS này đang triển khai phòng mổ bởi thực tế có
rất nhiều sản phụ muốn sinh ở đây nhưng còn ngại vì sợ đẻ khó lại phải
chuyển lên tuyến trên. Hiện NHS có 18 cán bộ, nhân viên, trong đó có 2
bác sĩ, 2 cử nhân hộ sinh [31].
Tại Hà Nội
Thành phố Hà Nội hiện có 4 NHS được đầu tư xây mới khang trang,
rộng rãi, sạch sẽ nằm trên những tuyến phố lớn thuận tiện cho việc đi lại và
vận chuyển bệnh nhân.
Các NHS này được hình thành từ rất lâu, khi đó Hà Nội mới chỉ có
4 quận nội thành mà ngày nay gọi là 4 quận nội thành cũ. Bốn NHS này
nằm trên địa bàn 4 quận trực thuộc TTYT của quận đó: NHS A thuộc quận
Hoàn Kiếm, NHS B thuộc quận Hai Bà Trưng, NHS Đống Đa thuộc quận
Đống Đa, NHS Ba Đình thuộc quận Ba Đình.
Cơ cấu tổ chức và hoạt động của 4 NHS này đều giống nhau. Mô
hình này giống như một bệnh viện sản tuyến cơ sở thu nhỏ trong đó có 510 giường bệnh nội trú, có khả năng tiếp nhận ít nhất 5-10 ca đẻ mỗi ngày.
Số lượng cán bộ y tế ở NHS Đống Đa là 30 người, trong đó có 4 bác sĩ, 15
nữ hộ sinh. NHS Ba Đình có 3 bác sĩ, nữ hộ sinh 16 người. NHS B có 34
nhân viên y tế, trong đó có 5 bác sĩ, khả năng đỡ đẻ thường rất tốt [32].
Ngoài bác sĩ và nữ hộ sinh, NHS còn có các bộ phận hành chính, kế
toán, dược, hộ lý, điều dưỡng phụ trách tiêm chủng, bảo vệ. Các phòng ban

tại đây bao gồm nhà đẻ, khu thủ thuật, khu xét nghiệm, khu khám phụ
khoa, siêu âm, phòng tiêm chủng, nhà giặt, nhà hấp sấy, kho dược, khu
khử trùng dụng cụ, nhà xe, khu hành chính-kế toán. Tại đây, họ cung cấp
các dịch vụ: khám thai, khám phụ khoa, đỡ đẻ thường, KHHGĐ, chăm sóc
sơ sinh, tiêm chủng.
Với cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất như trên nhưng thực trạng hoạt
động của các NHS tại Hà Nội không mấy khả quan. Cả 4 NHS này đang


15

chung số phận: Hoạt động èo uột, dư thừa cơ sở vật chất, nhưng lại thiếu
vắng sản phụ [33]. Trong khi đó, tại các bệnh viện: Phụ Sản Hà Nội, Phụ
Sản Trung Ương lúc nào cũng quá tải [20].
Một cán bộ y tế tại NHS Đống Đa cho biết, các sản phụ vẫn không
mấy mặn mà đến sinh tại đây do phân cấp về thủ thuật khiến chị em…
ngại. Chẳng hạn: NHS chỉ được đỡ đẻ thường, không được mổ đẻ; điều
này vừa không đáp ứng được yêu cầu của số đông sản phụ, lại vô tình hạn
chế chuyên môn của bác sĩ [33].

Hình 1.3: Nhà hộ sinh Đống Đa khang trang, nhưng vắng sản phụ [30] .

Chị Nguyễn Minh Thu (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ “Hôm đến đẻ, cả
NHS chỉ có 1 ca của mình, nên 5, 6 bác sĩ y tá, tập trung vào chăm sóc, hỏi
han, động viên cho mình đỡ sợ. Rồi lúc mình vừa sinh xong, vẫn còn nằm
trên bàn chờ khâu, có chị còn vào hỏi mình có lạnh không, mình gật, thế là
chị ấy lấy chăn đắp cho mình, pha cho mình 1 cốc sữa nóng rồi động viên
mình uống” [34].
Cùng ấn tượng như chị Thu, trên các diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm,
nhiều sản phụ cũng đã dành rất nhiều những lời “có cánh” để nói về

chuyện sinh đẻ ở một số NHS. “Tuy nhiên, chừng ấy vẫn không đủ để cho
nhiều bà mẹ lựa chọn NHS làm nơi sinh nở. Bởi điều quan trọng nhất
khiến các gia đình quan tâm đó là về chuyên môn của y bác sĩ, và các thiết
bị hiện đại” – chị Linh (Linh Đàm – Hà Nội) nói [34].
Chính vì thế, dù rất thoáng mát, sạch sẽ, nhưng các NHS vẫn rơi vào
tình trạng “ế ẩm” [34].


16

Thống kê 7 tháng đầu năm 2012, NHS Ba Đình đỡ đẻ cho 150
trường hợp, trong đó có nhiều ca thai to trên 3kg, thậm chí hơn 4kg. Nhiều
gia đình có điều kiện, nhưng họ vẫn chọn đẻ ở NHS do đã tìm hiểu tường
tận về quy trình thăm khám liên tục, tiên lượng nguy cơ ở đây. Theo nữ hộ
sinh Bùi Thị Tuyết Lê – NHS Ba Đình, khám định kỳ và tiên lượng trước
sinh là hai vấn đề cực kỳ quan trọng để đảm bảo cho sản phụ sinh được an
toàn. Có trường hợp thai to, tiên lượng phải chuẩn xác, đẻ được vẫn cho đẻ
thường, nhưng có những thai chỉ hơn 2kg vì tiên lượng xấu, NHS vẫn phải
cho chuyển viện [35].
Không khỏi băn khoăn khi NHS đỡ đẻ rất tốt, nhưng lại ít người biết
đến, BS Nguyễn Thị Mộng Anh – Trưởng NHS Ba Đình - cho biết, số sản
phụ đẻ ngày càng giảm, trung bình chỉ 1ca/ngày trong khi trước kia là 8 ca,
thậm chí 10 ca/ngày [35].
Trong số 4 NHS ở Hà Nội thì NHS B Lò Đúc (hay còn gọi là NHS
Cây đa Nhà Bò) vẫn khá tấp nập. Trong 7 tháng đầu năm 2012, NHS B
mới chỉ đỡ đẻ cho 98 ca. Như vậy, trung bình 2 ngày mới có một sản phụ
đến sinh. Trong khi đó, NHS đủ sức phục vụ cho khoảng 50 người nằm
[32].
Theo đánh giá của Ban Giám đốc TTYT quận Hai Bà Trưng – đơn
vị chủ quản của NHS B: Khoảng 10 năm trở lại đây, sản phụ đến NHS B

giảm đi rõ rệt. Đây cũng là tình trạng chung của các NHS khác trên địa bàn
Hà Nội và đây là điều thực sự lãng phí, vì cơ sở vật chất đang dư thừa mà
thiếu vắng sản phụ [32].
Một giáo sư đầu ngành về sản phụ khoa đã nghỉ hưu cho rằng, từ
trước tới nay, việc quản lý thai và đỡ đẻ tuyến cơ sở làm rất tốt. Những bà
đỡ dày dặn kinh nghiệm có thể xử lý cả những ca sinh khó. Về sau, do cơ
chế về y tế và tâm lý người bệnh, những cơ sở sản khoa tuyến dưới đang
dần bị lãng quên [36].
Bên cạnh việc đỡ đẻ, với kinh nghiệm và tay nghề, các NHS tại Hà
Nội cung cấp các dịch vụ cơ bản về sản phụ khoa thu hút khá đông người
sử dụng dịch vụ. Với 4 NHS có quy mô, tổ chức, hoạt động, nguồn lực


17

tương đối giống nhau, số lượng dịch vụ của họ cũng khá tương đồng. mỗi
tháng trung bình họ tiếp đón 500-600 lượt người sử dụng dịch vụ đến sử
dụng dịch vụ. Đông nhất là khám phụ khoa, khám thai rồi đến KHHGĐ.
Ngoài đỡ đẻ, khám thai, khám phụ khoa, KHHGĐ, họ cung cấp dịch vụ
chăm sóc sau sinh tại nhà, tiêm chủng cho mẹ và con và một số dịch vụ
cận lâm sàng phục vụ cho công tác khám chữa bệnh và đỡ đẻ.
1.3 Nguyện vọng của người sử dụng dịch vụ với NHS
1.3.1 Trên Thế giới
98,8% phụ nữ sử dụng dịch vụ tại các trung tâm sinh sẽ khuyên bạn
bè hoặc trở lại trung tâm để sinh con và khám chữa bệnh lần sau [37].
Các phụ nữ Mỹ thường có nhu cầu quay về phương pháp sinh truyền
thống nên họ chọn sinh con tại trung tâm sinh. Hầu hết phụ nữ chỉ đến
bệnh viện để sinh con khi có một nguy cơ y tế đến với mình hoặc đứa trẻ
[38].
Theo một nghiên cứu tại Úc năm 2012 về cảm xúc của phụ nữ khi

sinh con ở bệnh viện và các trung tâm sinh cho thấy: Nguyện vọng của
phụ nữ trình độ đại học thích sử dụng dịch vụ trong bệnh viện nhiều hơn.
Hầu hết các phụ nữ sinh con tại trung tâm sinh đều có nguyện vọng tham
gia các khóa đào tạo tiền sản [39].
Những phụ nữ khi đến trung tâm sinh thường thấy rằng nhu cầu của
họ không thể được phục vụ tại bệnh viện. Tại các bệnh viện bắt buộc phụ
nữ phải sinh trên bàn đẻ, tuân theo những quy định của bệnh viện, không
có cảm giác thoải mái tạo nên áp lực cho phụ nữ. Trong khi đó tại các
trung tâm sinh bạn có thể lựa chọn địa điểm sinh theo quyết định của sản
phụ nếu điều kiện y tế cho phép ví dụ như sinh dưới nước, sinh trên giường
mà không phải bàn đẻ, tạo cảm giác thoải mái như ở nhà [39].
Văn hóa tín ngưỡng cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn nơi sinh. Có
những phụ nữ theo đạo Hồi khi đến bệnh viện họ không thể đảm bảo là
người khám, chăm sóc cho mình hoàn toàn là nữ. Do vậy, họ chọn sinh tại
các trung tâm sinh để đáp ứng được theo niềm tin tôn giáo của họ [39].


18

Phụ nữ chọn sinh ở trung tâm sinh có quan điểm hạn chế các can
thiệp y tế càng tốt, thiên nhiều về xu thế sinh tự nhiên, trong khi các phụ
nữ sinh tại bệnh viện lại mong muốn sự can thiệp của y tế nhiều hơn, coi
đó là tiêu chí an toàn đối với họ [39].
Thuận tiện
Sự thuận tiện có ảnh hưởng không nhỏ tới lựa chọn của phụ nữ. Họ
mong muốn tìm những cơ sở y tế gần nhất để sinh con bất kể là bệnh viện
hay trung tâm sinh. Mặc dù ban đầu họ có thể chọn một trung tâm sinh,
nhưng nếu bệnh viện cũng gần đấy thì lựa chọn của họ lại nghiêng về phía
bệnh viện nhiều hơn [39].
Tuy nhiên, có những trường hợp, sự tiện lợi chưa hẳn đã giúp họ

quyết định nơi sinh mà còn liên quan đến yếu tố niềm tin và sự phục vụ.
Có những người phụ nữ thực sự muốn sinh con tại một trung tâm sinh có
khoảng cách xa hơn bệnh viện gần nhà của họ vì họ có niềm tin vào trung
tâm họ lựa chọn, đến đó họ được chăm sóc tốt hơn, gần gũi hơn, sự phục
vụ nhanh chóng, tận tình, hạn chế chờ đợi, theo các phương pháp tự nhiên
hơn [39].
Tài chính
Tại Australia, phụ nữ có thể lựa chọn được chăm sóc bởi một bác sĩ
sản khoa nếu họ có bảo hiểm y tế tư nhân, dịch vụ y tế công cộng, thông
qua các mô hình bảo hiểm y tế công cộng được gọi là Medicare, cho phép
tất cả các phụ nữ chăm sóc thai sản tại bệnh viện. Nếu phụ nữ muốn đến
các trung tâm sinh, họ phải chi trả tất cả các chi phí, bởi vì công ty bảo
hiểm y tế không đăng ký tại các trung tâm sinh [39].
Uy tín
Danh tiếng của bệnh viện và các nữ hộ sinh cũng đóng một vai trò
trong việc lựa chọn nơi sinh. Những người phụ nữ sinh con tại bệnh viện
thường tìm kiếm nơi có danh tiếng tốt qua lời khuyên từ bạn bè, đồng
nghiệp [39].
Giáo dục về SKSS


19

Những người phụ nữ khi đến các trung tâm sinh đã giải quyết nỗi sợ
của mình bằng các khóa đào tạo giáo dục sức khỏe, tư vấn trước sinh. Đây
là hình thức chuẩn bị có tác động mạnh mẽ tới tinh thần của sản phụ về
kinh nghiệm sinh. Họ được tham dự lớp học tiền sản, các lớp học quản lý
đau, yoga. Nữ hộ sinh đã tư vấn cho sản phụ giải tỏa những lo lắng trong
quá trình sinh của họ [39].
Những phụ nữ nhập cư ít có khả năng sử dụng thai sản và chăm sóc

sức khỏe dịch vụ trong các trung tâm sinh ở Úc vì những lý do:
- Thiếu kiến thức về sức khỏe nhất định và các nhu cầu khác và
thiếu nhận thức về dịch vụ để đáp ứng những nhu cầu này.
- Nỗi sợ hãi về các chi phí dịch vụ và khả năng chi trả.
- Thiếu kiến thức các lớp giáo dục sinh con.
- Thiếu tin tưởng về chất lượng chuyên môn một số dịch vụ [40].
1.3.2 Tại Việt Nam
Một giáo sư đầu ngành về sản phụ khoa đã nghỉ hưu cho rằng, hiện
nay phụ nữ quan tâm tới sức khỏe nhiều hơn, việc chăm sóc thai kỳ cũng
được chú ý, tuy nhiên nhiều người lại thực hiện chưa đúng cách khi chỉ
siêu âm 4 chiều, siêu âm màu, chọn nơi sinh theo đám đông, quảng cáo.
"Siêu âm không phải là khám thai. Khám thai là quản lý sức khỏe của cả
mẹ và bé, tiên lượng những trường hợp có thể xảy ra trong ca đẻ. Nếu làm
tốt việc này thì sẽ hạn chế được rất nhiều tai biến sản khoa, mà không cần
phải dồn tới các bệnh viện tuyến trên", ông nói [36].
Làm việc gần NHS Ba Đình, chị Ngọc, biên tập viên một tạp chí
thường đến khám thai định kỳ và rất hài lòng vì dịch vụ ở đây. Dù vậy, chị
nhất quyết phải vào Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sinh "cho yên tâm".
Mặc dù rất vất vả khi đợi chờ giữa biển bệnh nhân để đợi làm xét
nghiệm trước sinh tuần thứ 36 ở viện phụ sản, chứng kiến cảnh các bà bầu
xếp hàng la liệt, muốn đăng ký đẻ dịch vụ với giá gần chục triệu đồng mà
không có phòng, nhưng chị vẫn không thay đổi quyết định [41].
Chị Lê Thị Hồng Thu, tâm sự: “Lần đầu mình chọn sinh tại Bệnh
viện Phụ sản Trung ương, từ khi nhập viện đến khi mẹ tròn con vuông rồi


×