Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

tieu luan tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về CON ĐƯỜNG QUÁ độ lên CHỦ NGHĨA xã hội ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.3 KB, 14 trang )

I. MỞ ĐẦU

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt
Nam, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà. Trong suốt quá
trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh không
ngừng chăm lo xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước của dân, do dân và
vì dân.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ
Chí Minh sáng lập và rèn luyện, gần 70 năm qua, Cách mạng Việt
Nam đã liên tiếp giành được những thắng lợi vô cùng vẻ vang. Từ một
nước thuộc địa nửa phong kiến, Việt Nam đã trở thành một quốc gia
độc lập, xây dựng nên Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông
Nam Á, trở thành ngọn cờ tiên phong trong phong trào giải phóng dân
tộc, giành hoà bình thống nhất tổ quốc, đưa cả nước tiến lên Chủ
nghĩa Xã hội. Trước những biến động vô cùng to lớn của thế giới, sự
sụp đổ của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, chủ
nghĩa xã hội bị một tổn thất vô cùng nặng nề, nhưng 10 năm qua, công
cuộc đổi mới của Việt Nam vẫn giành được những thành tựu quan
trọng, được bạn bè thế giới khâm phục.
Những thắng lợi to lớn của trên 20 năm thực hiện công cuộc đổi
mới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội do Đảng và Nhà Nước ta
lãnh đạo. Đặc biệt là về phát triển kinh tế. Đó là nhờ Đảng và Nhà
Nước ta đã vận dụng đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển
kinh tế. Những tư tưởng kinh tế của Người chứa đựng nội dung thiết
thực, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn gắnvới lịch sử đấu tranh vì độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội và vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của
nhân dân ta. Những tư tưởng kinh tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh có
1


tính chất nguyên lý soi sáng tư duy kinh tế của chúng ta, đặc biệt là tư


tưởng về phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.

2


II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ
LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.
1.Quan niệm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ xuất phát
từ quan điểm Mác-Lê Nin và không thể tách rời quan niệm đang
ngự trị trong hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới lúc bấy giờ.
- Trước hết, Hồ Chí Minh đã lưu ý chúng ta cần nhận thức rõ
tính quy luật và đặc điểm lịch sử cụ thể của mỗi nước khi bước vào
xây dựng chủ nghĩa xã hội: “Nhưng tuỳ hoàn cảnh, mà các dân tộc
phát triển theo con đường khác nhau… Có nước thì đi thẳng đến chủ
nghĩa xã hội,… có nước thì phải kinh qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến
lên chủ nghĩa xã hội”. Nói cách khác, Hồ Chí Minh đã chỉ ra hai
phương thức quá độ chủ yếu: phương thức quá độ trực tiếp ( từ chủ
nghĩa tư bản phát triển lên chủ nghĩa xã hội) và phương thức quá độ
gián tiếp ( từ nghèo nàn, lạc hậu, tiền tư bản chủ nghĩa, qua dân chủ
nhân dân đi lên chủ nghĩa xã hội).
- Hồ Chí Minh đã chỉ ra đặc điểm và mâu thuẫn của thời kì quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Sau năm 1954, miền Bắc nước ta
bước vào thời kì quá độ trong bối cảnh quốc tế khá thuận lợi. Về tình
hình trong nước, ta phải tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược,
vừa có hoà bình, vừa có chiến tranh,… nhưng bao trùm lên to nhất là
đặc điểm “ từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa
xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”.
Đặc điểm này thâu tóm đầy đủ những mâu thuẫn, khó khăn, phức tạp,
chi phối toàn bộ tiến trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nó
đặt ra hàng loạt vấn đề lý luận và thực tiễn mà chúng ta cần nhận thức

và giải đáp một cách đúng đắn để tìm ra con đường với những hình
thức, bước đi và cách làm chủ nghĩa xã hội phù hợp với đặc điểm Việt
Nam.
3


Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá, bỏ qua
chế độ tư bản, quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội, đã đặt ra biết bao
khó khăn, phức tạp khiến chúng ta không thể chủ quan, nóng vội, đốt
cháy giai đoạn, rơi vào phiêu lưu, duy ý chí.
Do đó, mặc dầu nói “tiến thẳng”, nhưng Hồ Chí Minh cũng đã
nhiều lần điều chỉnh lại: “Tiến lên chủ nghĩa xã hội, không thể một
sớm một chiều. Đó là cả một công tác tổ chức và giáo dục”. “Việt
Nam ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, công cuộc đổi xã hội cũ
thành xã hội mới gian nan, phức tạp hơn việc đánh giặc”. “Chủ nghĩa
xã hội không thể làm mau được mà phải làm dần dần”.
Về độ dài của thời kỳ quá độ, lúc đầu dựa theo kinh nghiệm của
Liên Xô và Trung Quốc, Hồ Chí Minh cũng dự đoán “chắc sẽ đòi hỏi
ba, bốn kế hoạch dài hạn, nếu nhân dân ta cố gắng thì có thể rút ngắn
hơn”.
Nhưng quan niệm này, chỉ sau đó ít lâu đã được Hồ Chí Minh
điều chỉnh lại. Người nói: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một cuộc
đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài”. Vì sao? Vì mâu
thuẫn của thời kỳ quá độ ở nước ta là mâu thuẫn giữa yêu cầu phải
tiến lên xây dựng một chế độ mới có kinh tế công nghiệp, nông nghiệp
hiện đại, có văn hóa, khoa học tiên tiến với tình trạng lạc hậu, kém
phát triển, lại phải đối phó với bao thế lực cản trở, phá hoại mục tiêu
chúng ta. Người nói: “ Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc
biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc nhất”, bởi vì “Chúng ta phải xây
dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử

dân tộc ta. Chúng ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quên,
ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm. Chúng ta phải
thay đổi quan hệ sản xuất cũ, xoá bỏ giai cấp bóc lột, xây dựng quan
hệ sản xuất mới... phải dần dần biến nước ta từ một nước nông nghiệp
4


lạc hậu thành một nước công nghiệp”. Vì vậy, Hồ Chí Minh đã khẳng
định lại: thời kỳ quá độ là thời kỳ lịch sử lâu dài, đầy khó khăn.
- Về nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ, Người chỉ rõ: “... phải
xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa miền
Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội , có công nghiệp và nông nghiệp
hiện đại, có văn hoá và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng
xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền
kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài”. Từ đó, Hồ
Chí Minh đã chỉ ra những nhiệm vụ cụ thể cho từng lĩnh vực của xã
hội ở thời kỳ quá độ: về chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội.
2. Những nội dung chủ yếu trong tư tưởng hồ chí minh về
phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân
2.1 Quan điểm về mục tiêu và con đường phát triển kinh tế,
nâng cao đời sống nhân dân
Tư tưởng phát triển kinh tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh bao giờ
cũngmang tính giai cấp, nghĩa là phải theo lập trường giai cấp công
nhân, phục vụ cho lợi ích giai cấp công nhân. Vì lợi ích giai cấp công
nhân phù hợp với lợi ích toàn dân tộc và lợi ích toàn thể nhân dân lao
động. Do đó, mục tiêu và con đường phát triển kinh tế phải hướng vào
mục tiêu đó.
Toàn bộ sự quan tâm của Người về kinh tế là chăm lo phát triển sản
xuất để làm sao cho nhân dân ta có đủ cái ăn, mặc, ở, học hành, đi lại,
chữa bệnh, giải trí, v.v., tức là lo sao cho mỗi người dân lao động đều

được ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống
của nhân dân là mục tiêu, đồng thời cũng là thước đo tính đúng đắn, ý
nghĩa, giá trị của mỗi chính sách, biện pháp kinh tế của chúng ta.

5


Theo người, mục đích của việc xây dựng hợp tác xã là: “làm cho
dân giàu, nước mạnh. Dân có giàu thì nươc mới mạnh”. Vì vây, phải
đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế nhằm “ Làm cho người nghèo thì
đủ ăn.
Người đủ ăn thì khá giàu.
Người khá giàu thì giàu thêm”. Tuy nhiên, Người cho rằng,
trong xã hội có bộ phận giàu lên trước, có bộ phận sẽ giàu sau do quy
luật phát triển không đều, nhưng về đời sống của phải làm cho ai cũng
được cải thiện, được nâng cao từng bước, đó mới là mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vì mục tiêu kinh tế là phục vụ
nhân dân nên phải dựa vào dân, biết phát huy sức người, sức của, tinh
thần làm chủ của dân để làm cho sản xuất phát triển. Người nói: “Chủ
nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân
dân và do nhân dân tự xây dựng lấy”. Do đó, trong Thư gửi đồng bào
huyện Quỳnh Côi, Thái Bình, tháng 8 – 1949, Người viết: Đưa tiền
của dân và sức của dân để làm việc ích lợi cho dân thì bao giờ dân
cũng hăng hái, việc cũng thành công. Việc gì to lớn, tốn kém mấy, dân
đồng sức đồng lòng lòng thì làm cũng được. Như vậy, dân vừa là mục
tiêu, vừa là động lực của kinh tế. Vì mục tiêu và động lực kinh tế của
chủ nghĩa xã hội là nhất chí nên chính sách kinh tế phải thống nhất và
phục vụ cho chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với tiến
bộ xã hội, không có chính sách, biện pháp kinh tế nào là tự thân, xa

rời đối với mục tiêu phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân.
-Về con đường phát triển kinh tế của nước ta sau khi giành được
độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, đó là con đường cải tạo
và xây dựng nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội: “ Biến nền
kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công
6


nghiệp vvà nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến”.
Người cho rằng, muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì trước tiên phải cải
tạo nền kinh tế cũ, làm cho nó phục vụ đắc lực cho quốc kế, dân sinh.
Người chỉ rõ việc cải tạo nền kinh tế cũ theo hướng xã hội chủ nghĩa
không thể làm một bước mà xong ngay được, phải làm từng bước với
từnh hình thức thích hợp. Trước hết là phải khôi phục nông nghiệp để
tạo tiền đề kinh tế đưa nông dân đi dần vào con đường xã hội chủ
nghĩa thông qua việc vận động nông dân vào làm ăn hợp tác Người
viết: “ Nông dân muốn giàu, nông nghiệp muốn thịnh, thì cần phải có
hợp tác xã”. Tuy vậy, phải đi dần từng bước, Người nói: “ Chủ nghĩa
xã hội không thể làm mau được mà phải làm dần dần. Ở nông thôn
phải có tổ đổi công để tăng gia sản xuất rồi tiến lên hợp tác xã” .
Người chủ trương vận động nông dân lập tổ đổi công, từ tổ đổi công
từng vụ, từng việc và nơi nào trình đội quần chúng, trình độ cán bộ
khá thì tổ đổi công thường xuyên đổi công mùa này sang mùa khác.
người căn dặn: “ Sau này, tổ đổi công thường xuyên đã rộng khắp vavf
có nền nếp rồi, mới tiến lên làm hợp tác xã. Chớ sốt ruột, tham mau,
vội tổ chức hợp tác xã ngay”.
Người nói: “phải tổ chức tổ đổi công là hình thức thấp nhất, rồi tiến
lên hợp tác xã nông nghịêp, từ hợp tác xã nhỏ phát triển thành hợp tác
xã to dùng máy móc trong nông nghiệp”.
Ngay trong việc cải tạo quan hệ sản xuất cũng phải từng bước, Người

cho rằng, đối với nông dân thì: “ Phải làm thế nào cho xã viên trong
hợp tác xã thu nhập nhiều hơn thu nhập của nông dân trong tổ đổi
công và tổ viên trong tổ đổi công thu nhập nhiều hơn thu nhập nhiều
hơn thu nhập của nông dân còn làm ăn riêng lẻ”. Đối với thợ thủ công,
người buôn bán nhỏ, nhà tư bản công thương và những người lao
động riêng lẻ khác, Người nói: “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tư
7


liệu sản xuất của họ, ra sức hướng dẫn họ cải tiến cách làm ăn, khuyến
khích họ tổ chức hợp tác xã sản xuất theo nguyên tắc tự nguyện.
-Đối với những nhà tư sản công thương, Nhà nước không xoá
bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của họ; mà ra sức
hướng dẫn họ hoạt động làm lợi cho quốc kế dân sinh”.
Như vậy, về bản chất, nền kinh tế - xã hội chủ nghĩa phải được
tạo lập trên nền tảng chế độ công hữu, song ở thời kỳ quá độ, nó vẫn
tồn tại bốn hình thức sở hữu chính: sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể,
sở hữu của người lao động riêng lẻ và sở hữu của nhà tư bản, vì vậy
không thể nôn nóng xoá bỏ ngay một lúc được. Tư tưởng đó là cơ sở
để xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, khai thác và phát huy được
mọi tiềm năng để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
2.2. Biện pháp nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh tế, nâng cao
đời sống nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ nêu cao mục tiêu của phát triển
kinh tế mà còn chỉ ra biện pháp để đạt được mục tiêu đó. Nhiều biện
pháp cụ thể đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra có thể trực tiếp, có
thể gián tiếp, có thể cụ thể, có biện pháp chung... lợi dụng mọi cơ hội,
mọi điều kiện để hướng mọi người vào việc thực hiện mục tiêu không
cao xa mà gần gũi với đời sống hiện thực của mỗi con người. Đó là:
- Xây dựng dần, xây dựng từng bước nền móng kinh tế của chủ

nghĩa xã hội để từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Với quan điểm
đó, ngay sau khi miền bắc hoàn toàn giải phóng, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nêu rõ: ở nước ta, công nghiệp chưa phát triển, tỷ trọng GDP
của công nghiệp thấp, do đó phải từ nông nghiệp để giải quyết vấn đề
đời sống trước mắt. Hơn nữa, sau chiến tranh, nhiều làng mạc bị tàn
phá, hàng chục vạn hecta ruộng đất bị hoang hoá, các công trình thuỷ
lợi lớn và vừa đều bị phá hỏng, đê điều không được củng cố, thiên tai
8


dồn dập đưa đến nạn đói kém. Vì vậy muốn phát triển kinh tế để nâng
cao đời sống cho nhân dân thì phải bắt đầu từ khôi phục nông nghiệp.
- Lựa chọn cơ cấu kinh tế hợp lý trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn cứ vào tình hình kinh tế
của các nước phát triển, mô hình kinh tế của các nước xã hội chủ
nghĩa và hoàn cảnh thực tế của nước ta để lựa chọn một cơ cấu kinh
tế để đảm bảo được sự kết hợp chặt chẽ, tác động biện chứng thúc
đẩy lẫn nhau giữa hai ngành công nghiệp và nông nghiệp trong nền
kinh tế quốc dân. Người xác định: “ Muốn phát triển công nghiệp,
phát triển kinh tế nói chung phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm
gốc, làm chính. Nếu không phát triển nông nghiệp thì không có cơ
sở để phát triển công nghiệp vì nông nghiệp cung cấp nguyên liệu,
lương thực cho công nghiệp và tiêu thụ hàng hoá của công nghiệp
làm ra”. Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho nhà máy và cung
cấp nông sản xuất khẩu. Nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn nhất
hiện nay. Nông thôn tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm thì ngày
càng giàu có. Nông thôn giàu có sẽ mua nhiều hàng hoá của công
nghiệp. Như thế là nông thôn giàu có sẽ giúp cho công nghiệp phát
triển. Công nghiệp phát triển thì dân giàu nước mạnh.
- Nhưng bên cạnh việc chú trọng phát triển nông nghiệp để giải

quyết vấn đề lương thực thì cũng phải coi trọng phát triển công
nghiệp, Người cho rằng: “Công nghiệp phát triển thì nông nghiệp
mới phát triển. Cho nên công nghiệp và nông nghiệp phải giúp đỡ
lẫn nhau và cùng nhau phát triển, như hai chân đi khoẻ và đi đều thì
tiến bước sẽ nhanh và nhanh chóng đi đến mục đích. Thế là thực
hiện liên minh công nông để xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng
đời sống ấm no, sung sướng cho nhân dân”.

9


- Công nghiệp và nông nghiệp như hai chân của nền kinh tế,
nghĩa là nông nghiệp phải phát triển mạnh để cung cấp đủ lương thực
cho nhân dân; cung cấp đủ nguyên liệu cho nhà máy, cung cấp đủ
nông sản để xuất khẩu, đổi lấy máy móc. Công nghiệp phải phát triển
mạnh để cung cấp đủ hàng tiêu dùng cần thiết cho nhân dân, trước hết
là cho nông dân; cung cấp máy bơm nước, phân hoá học, thuốc trừ
sâu... để đẩy mạnh nông nghiệp. Công nghiệp phát triển thì nông
nghiệp mới phát triển, cho nên công nghiệp và nông nghiệp phải giúp
đỡ lẫn nhau, cùng nhau phát triển.
Tuy nhiên, “Công nghiệp của ta đại bộ phận đã xã hội hoá, nhưng
nông nghiệp thì nhiều nơi còn làm ăn riêng lẻ. Như thế là hai chân
không đều nhau, không thể bước mạnh được. Vì vậy, chúng ta phải
hợp tác hoá nông nghiệp làm cho nông nghiệp phát triển, làm cho
công nghiệp và nông nghiệp tiến đều, thì mới cải thiện tốt đời sống
của nhân dân”.
Mặt khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho rằng công nghiệp và
nông nghiệp liên hệ với nhau thông qua thương nghiệp, thương nghiệp
là cái khâu giữa công nghiệp và nông nghiệp, thể hiện liên minh công
nông. Bởi vì, “trong nền kinh tế quốc dân có ba mặt quan trọng: nông

nghiệp, công nghiệp, thương nghịêp. Ba mặt công tác quan hệ mật
thiết với nhau. Thương nghiệp là cái khâu giữa nông nghiệp và công
nghiệp. Thương nghiệp đưa hàng đến nông thôn phục vụ nông dân,
thương nghiệp lại đưa nông sản, nguyên liệu cho thành thị tiêu dùng.
Nếu khâu thương nghiệp bị đứt thì không liên kết được nông nghiệp
với công nghiệp, không củng cố được công nông liên minh. Công tác
thương nghiệp không chạy rhì hoạt động nông nghiệp, công nghiệp sẽ
bị rời rạc”.

10


- Đối với cán bộ, đảng biên phải biết giáo dục, tổ chức, lãnh đạo,
giúp đỡ, hướng dẫn nhân dân tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.
- Nhà nước phải biết tẩy sạch các căn bệnh quan liêu, tham ô,
lãng phí. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ ra các căn bệnh ấy đối với
từng đối tượng cụ thể để cùng nhau giáo dục, xoá bỏ.

11


III.VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG CỦA NGƯỜI TRONG VIỆC
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KINH TẾ HIỆN NAY Ở NƯỚC TA.

Trước đổi mới không quán triệt tư tưởng trên, nên chúng ta đã mắc
sai lầm về xác định cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư. Như Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thức VI của Đảng đã nhận định: “thiên về xây dựng
công nghiệp nặng và những công trình quy mô lớn, không tập trung
sức giải quyết về căn bản vấn đề lương thực, thực phẩm, phát triển sản
xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Kết quả là đầu tư nhiều nhưng

hiệu quả rất thấp”. Do nhận rõ thiếu sót trên, Đại hội VI của Đảng đã
đề ra chủ trương đúng đắn: bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lớn cơ
cấu đầu tư, tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện cho được
ba chương trình mục tiêu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và
hàng xuất khẩu. Có thể khẳng định đây là một trong những nhân tố cơ
bản giúp cho nước ta sớm ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội,
đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới.
Bối cảnh lịch sử hiện nay ở nước ta tuy khác với lúc sinh thời của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng chúng ta phải luôn khắc ghi lời căn dặn
của Người: cách mạng chuyển biến đòi hỏi phải có một sự chuyển
biến sâu sắc về tư tưởng và nhận thức, đòi hỏi phải có những chính
sách, những biện pháp về công tác tổ chức phù hợp với tình hình mới.
Tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, nghĩa là
gắn với cải thiện đời sống của nhân dân, xoá đói, giảm nghèo, giảm
bất bình đẳng trong thu nhập của dân cư hay theo cách diễn đạt của
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nước dâng thuyền lên. Đối với nước ta phát
triển kinh tế để nâng cao đời sống nhân dân phải dựa vào sức mình là
chính, thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí để sử dụng có hiệu
12


quả các nguồn lực trong nước, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.

13


IV. KẾT LUẬN
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận thiên tài
của cách mạng Việt Nam. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng

của mình. Hồ Chí Minh đã dồn hết tâm trí, sức lực cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc cả về chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, trong đó nội
dung về kinh tế là hết sức quan trọng. Bởi vì theo Người, đất nước
được độc lập mà dân còn đói rách thì độc lập không có ý nghĩa gì.
Người nhấn mạnh:” Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi
mà dân được ăn no mặc đủ”.
Vấn đề là phải tiếp tục làm quán triệt những tư tưởng ấy trong cơ
chế, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước; trong tổ chức và
hành động của mỗi cán bộ, đảng viên. Chỉ có bằng hiệu quả thực tế
trong đổi mới kinh tế chính trị, đem lại sự cải thiện vật chất và tinh
thần cho nhân dân, chúng ta mới củng cố được trong quần chúng niềm
tin mà Hồ Chí Minh đã khẳng định:” Con đường tiến tới chủ nghĩa xã
hội của các dân tộc là con đường chung của thời đại, của lịch sử,
không ai ngăn cản nổi”.

14



×