Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Báo cáo kiến tâp tại ban tuyên giáo tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.94 KB, 18 trang )

A.

MỞ ĐẦU

Bắc Cạn là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa và được coi là “cái nôi”
của cuộc cách mạng. Bắc Cạn cũng được biết đến với rất nhiều cảnh quan và
di tích lịch sử vô cùng đa dạng và phong phú, nổi bật lên là Vườn quốc gia Ba
Bể - một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Viêt Nam. Được sinh ra, lớn lên
trên mảnh đất Bắc Cạn em rất tự hào và may mắn răng khi học ở Trường Học
viện Báo chí và Tuyên truyền, khoa Chính trị học em lại có dịp về Bắc Cạn,
về Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy kiến tập để có cơ hội mở rộng thêm kiến thức, học
hỏi kinh nghiệm phục vụ cho công tác sau này.
Căn cứ vào kế hoạch kiến tập của Ban giám đốc Học viện Báo chí và
Tuyên truyền đối với khối lý luận, theo nội dung và yêu cầu kế hoạch đợt đi
kiến tập tại Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Bắc Kạn từ ngày 13 tháng 6 năm 2011
đến ngày 30 tháng 6 năm 2011, em đã cùng nhóm đến cơ quan, được phân
công vào các công tác cụ thể, được làm việc như một cán bộ công chức, được
hướng dẫn tận tình trong công tác của Ban tuyên giáo.
Là sinh viên năm thứ 3, nhận kế hoạch đi kiến tập do Khoa Chính trị
học chỉ đạo theo chương trình học của Nhà trường. Nhóm kiến tập chúng em
gồm 5 sinh viên đã được lãnh đạo Ban Tuyên Giáo Tỉnh Bắc Kạn nhiệt tình
quan tâm, giúp đỡ để chúng em có điều kiện tốt nhất trao đổi, tiếp xúc và học
hỏi kinh nghiệm thực tế của các cán bộ viên chức Nhà nước. Đồng thời, em
được làm quen với những công việc mà sau này em phải làm rất nhiều khi xin
việc vào một cơ quan Nhà nước cũng như được học hỏi kinh nghiệm lãnh
đạo thực tế từ những cán bộ lãnh đạo của địa phương để bổ sung thêm vào
vốn tri thức kinh nghiệm của bản thân.Bản thân em đã thu nhận được những
kết quả nhất định. Em xin được trình bày trong bản báo cáo dưới đây.

1



B. NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BẮC KẠN
1. Vị trí địa lý

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, có giới hạn từ vĩ độ tọa 22 0 44’B đến
210 48’B từ kinh độ 1060,14Đ đến 1050, 26’ kinh Đông, cách thủ đô Hà Nội

2


hơn 160km về phía Bắc. Phía Bắc giáp với tỉnh Cao Bằng, phía Nam giáp
Thái Nguyên, phía Tây giáp với tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp với tỉnh
Lạng Sơn.
2. Điều kiện tự nhiên
Khí hậu Bắc Kạn được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí
tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với hoàn cảnh địa
lý cụ thể đã làm nên khí hậu nóng ẩm, mưa theo mùa, có mùa đông lạnh và rất
thất thường trong năm. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 21 0C - 230C, lượng
mưa trung bình là 1400-1800mm/năm, độ ẩm trung bình là trên 80%, số giờ
có nắng trong năm là 1407h/năm.
Tài nguyên rừng của Bắc Kạn mang đặc tính của khu bản địa Việt Bắc Trung Hoa và các khu hệ thực vật Ấn Độ - Myanma di cư đến. Rừng của Bắc
Kạn chủ yếu là tre nứa, bên cạnh đó còn có nhiều loại lâm sản, quý hiếm.
Khoáng sản: Lãnh thổ tỉnh Bắc Kạn nằm trong hai khối kiến trúc địa
chất có chế độ địa động khác nhau do đó tạo nên bức tranh khoáng sản rất đặc
trưng như: chì, kẽm (Chợ Đồn, Ngân Sơn), vàng (NaRì, Chợ Mới, Ngân Sơn),
Antimoan (Bạch Thông), thiếc (Chợ Đồn, Ngân Sơn).
Bắc Kạn có Hồ Ba Bể, đây là một hồ kiến tạo lớn nhất và cũng là danh
lam thắng cảnh nổi tiếng trong cả nước. Hồ Ba Bể nằm trên độ cao 145m,
rộng khoảng 5 triệu m2, gồm 3 hồ (Pé Lầm, Pé Lù, Pé Lèng) dài gần 9km, nơi

rộng nhất tới gần 2km, sâu chừng 30 - 40m. Đây là một hồ kiến tạo được cấu
tạo trong đá phiến đã vôi. Hồ hơi eo lại ở giữa nên có dạng một hành lang bị
khép kẹp giữa các vách dựng đứng. Giữa hồ có 3 đảo nhỏ, trong đó dảo lớn
nhất có tên là An Mã. Trong hồ sơ đăng ký với Hội đồng di sản thế giới, các
nhà khoa học Việt Nam đã chứng minh rằng: “ Hồ Ba Bể là một hình mẫu nổi
bật thể hiện các thời kỳ phát triển lớn của lịch sử trái đất, chứa đựng những dữ
kiện về cuộc sống, các tiến trình phát triển tầng địa chất và có ý nghĩa đang
diễn ra trong quá trình hình thành các dạng đất đai, dạng sinh địa…”
3


nh. H Ba B- mt danh lam thng cnh ni ting ca tnh Bc Kn
3. Tỡnh hỡnh kinhh t - xó hi
* Tng trng kinh t
Khi mới tái thành lập, nền kinh tế Bc Kn còn ở mức thấp
và là một trong những tỉnh nghèo trong cả nớc. Qua 4 năm
nền kinh tế đã thể hiện sự tiến bộ và có bớc tăng trởng khá,
đạt đợc những kết quả ban đầu rất quan trọng. Niên giám
thống kê tỉnh Bắc Kạn (1996-1998) cho thấy điểm xuất phát
về kinh tế ở thời điểm mới tái thành lập tỉnh nh sau:
- Tổng sản phẩm GDP tỉnh Bắc Kạn năm 1996: 309.286
triệu đồng
- Năm 2001 giá trị tổng sản phẩm đạt 539.400 triệu
đồng.
Qua 5 năm (1996-2001) tốc độ tăng trởng kinh tế bình
quân của tỉnh Bắc Kạn đạt 9,8% năm.
Nm 2010, kinh t - xã hi ca tnh Bc Kn tip tc tng
trng trong iu kin lm phát v lãi sut tng cao, nhiu lnh
vc t c nhng kt quả khá, an ninh quc c phòng
4



bo m. Tăng trởng kinh tế của tỉnh cả năm ớc đạt 9,85%,
trong đó nông - lâm nghiệp tăng 5,99%. Thu nhập bình
quân đầu ngời đạt 6,4 triệu/ngời/năm (tơng đơng 380
USD).
Ngành nông nghiệp vẫn tăng trởng khá trong điều kiện
không thuận lợi nh vậy là do sự chỉ đạo tích cực của các cấp,
các ngành chức năng trong sản xuất nông nghiệp, phòng
chống thiên tai dịch bệnh. Kịp thời hỗ trợ nhân dân khắc
phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh xảy ra. Tổng giá trị sản
xuất nông lâm nghiệp năm 2010 ớc tăng 4,21% so với năm
2008, an ninh lơng thực đợc đảm bảo, tổng sản lợng lơng
thực có hạt đạt 151.23 tấn trong đó sản lợng thóc 94.02 tấn
Ngành dịch vụ có tốc độ tăng trởng cao và ổn định
nhất trong cơ cấu kinh tế. Tổng giá trị sản xuất ngành dịch
vụ năm 2010 ớc tăng 22,63%, tổng mức bán lẻ hàng hoá và
doanh thu dịch vụ tăng 28,33% so với năm 2008.
Ngành công nghiệp sụt giảm so với 2009 trong đó sụt
giảm mạnh nhất là ngành công nghiệp khai thác (giá trị sản
xuất năm 2010 ớc giảm 17,31%)
* V an sinh xó hi.
Cỏc vn an sinh xó hi c cỏc ngnh v a phng quan tõm thc
hin ỳng ch chớnh sỏch nh nc theo cỏc quy nh hin hnh. T chc
thc hin tt cỏc ch chớnh sỏch ngi cú cụng v chớnh sỏch xó hi ca
Nh nc. Cụng tỏc phũng chng bóo lt v tỡm kim cu nn c quan tõm
thng xuyờn nờn ó hn ch n mc thp nht nhng thit hi do thiờn tai,
l lt gõy ra. Cụng tỏc cu tr thiờn tai, l lt c t chc kp thi.
Tng Ngõn sỏch Nh nc h tr trc tip cho cỏc i tng th hng
chớnh sỏch an sinh xó hi ca tnh nm 2010 l 3.49 triu ng gúp phn m


5


bảo đời sống vật chất tinh thần cho các đối tượng chính sách.

Công tác bảo

vệ chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và đặc biệt khó khăn đã được thực
hiện tốt.
* Về giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thông tin và bảo vệ môi trường.
Giáo dục đào tạo tiếp tục duy trì được kết quả phổ cập giáo dục THCS
tại 8 huyện, thị xã. Tỉnh thực hiện tốt công tác chống tiêu cực trong thi cử và
bệnh thành tích trong lĩnh vực giáo dục. Năm 2010 kết quả thi tốt nghiệp
THPT đợt 1 đạt 50%, cả hai đợt đạt 80%.
Hệ thống y tế từ tuyến tỉnh đến tuyến xã được tăng cường, y tế thôn
bản dần được chuẩn hoá. Trong năm 2010 nhiều kỹ thuật tiên tiến đã được
thực hiện tại bệnh viện tỉnh. Công tác y tế dự phòng được quan tâm thực hiện
tốt, không để xảy ra các dịch bệnh lớn cho nhân dân trong tỉnh.
Lĩnh vực văn hoá, thông tin có bước phát triển khá, nhu cầu thông tin
của nhân dân ngày càng được đáp ứng. Duy trì và tăng các buổi chiếu phim
thông tin lưu động, các hoạt động triển lãm, trưng bày được duy trì.
Lĩnh vực bảo vệ môi trường được quan tâm. Các cơ quan chức năng đã
thanh tra, phát hiện, xử lý kịp thời các vi phạm về bảo vệ môi trường, trong
năm 2010 toàn tỉnh không xảy ra vấn đề nghiêm trọng về môi trường.
* Công tác giải quyết việc làm.
Cán bộ làm công tác giải quyết việc làm được đào tạo, tập huấn nâng
cao nghiệp vụ, ước tính hết năm 2010 giải quyết vệc làm cho h¬n 6.100 lao
động đạt 100% kế hoạch đề ra.
Công tác cho vay vốn tạo việc làm đối với các đối tượng chính sách

được thực hiện tốt cơ bản đáp ứng được nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm.
Tổng dư nợ cho vay vốn giải quyết việc làm năm 2010 đạt trên 185 tỷ đồng.
* Về cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng
chống tham nhũng.

6


Công tác cải cách hành chính được tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt,
nhiều Sở ngành và các địa phương đã có bộ phận “ một cửa” rút ngắn thời
gian, công khai minh bạch các thủ tục hành chính.
Công tác thực hành tiết kiệm và chống lãng phí được thực hiện triệt để,
cắt giảm nhiều hoạt động mít tinh kỷ niệm thành lập ngành, triển khai tuyên
truyền và thực hành tiết kiệm điện. Thực hiện nghiêm túc tiết kiệm 10% chi
thường xuyên chi thường xuyên theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại
quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 17-4-2008.
* Về hoạt động xúc tiến đầu tư và hợp tác.
Ngay từ đầu năm 2010 các hoạt động hợp tác, xúc tiến và thu hút đầu
tư đã được quan tâm triển khia thực hiện. Tổ chức tốt các chương trình xúc
tiến đầu tư tại tỉnh. Vốn trong nước đăng ký đầu tư vào tỉnh Bắc kạn trong
năm 2010 tăng khá, nhiều nguồn vốn ODA, FDI và NGO được triển khai ký
kết và tiếp nhận trong năm 2010.
Cùng với việc thu hút và vận động thêm được nhiều nguồn vốn vào
tỉnh, môi trường đầu tư của tỉnh được đánh giá tốt, chỉ số năng lực cạnh tranh
của tỉnh cũng được nâng lên. Tỉnh đã được Trung ương uỷ quyền ký một hiệp
định về vốn vay ODA.
* Trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng.
Công tác duy trì trật tự an toàn xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng
được quan tâm đúng mức. Các lực lượng vũ trang nhân dân đã vượt qua nhiều
khó khăn hoàn thành nhiệm vụ. An ninh quốc phòng được giữ vững, trật tự an

toàn xã hội được đảm bảo. Năm 2010 đã tổ chức tốt đợt diễn tập phòng thủ
huyện Na Rì.
Thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
Bảo đảm tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân đúng quy định của pháp
luật, xử lý kiên quyết, đúng pháp luật, xử lý cương quyết đúng pháp luật các
hành vi gây mất trật tự an toàn xã hội.

7


Công tác tuyên truyền về an toàn giao thông, kiểm tra xử lý các vụ vi
phạm an toàn giao thông được thực hiện tốt. Năm 2010 số vụ tai nạn giao
thông và thiệt hại về người và phương tiện giảm so với năm 2009.
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA BAN TUYÊN
GIÁO
2.1. Chức năng
Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ là cơ quan tham mưu của Tỉnh uỷ mà trực tiếp,
thường xuyên là Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh uỷ về công tác xây
dựng Đảng thuộc các lĩnh vực chính trị, tư tưởng- văn hoá, khoa giáo, biên
soạn về lịch sử Đảng bộ địa phương.
Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ là cơ quan chuyên môn- nghiệp vụ về công tác
tuyên giáo của Tỉnh uỷ.
2.2. Nhiệm vụ
* Nghiên cứu, đề xuất
Nghiên cứu, theo dõi, tổng hợp tình hình tư tưởng trong cán bộ, đảng
viên và nhân dân, những âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước và
chế độ ta trên lĩnh vực tư tưởng- văn hoá của các thế lực thù địch trên địa bàn
tỉnh; dự báo những diễn biến và xu hướng tư tưởng có thể xẩy ra, kịp thời báo
cáo, kiến nghị với cấp uỷ phương hướng, nhiệm vụ, nội dung, biện pháp giải
quyết.

Các đề án, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế của Tỉnh uỷ,
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về công tác tuyên giáo và biên soạn lịch sử đảng bộ địa
phương.
Đánh giá hoạt động và nghiên cứu đề xuất phương hướng, chính sách,
cơ chế và giải pháp trên lĩnh vực công tác tuyên giáo.

8


Tham gia ý kiến với các cơ quan chính quyền địa phương trong việc vận
dụng, thể chế các quy định của cấp trên về các lĩnh vực có liên quan đến công
tác tuyên giáo.
Sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết về công tác tuyên giáo.
* Tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn kiểm tra, giám sát
Tổ chức nghiên cứu, tuyên truyền, quán triệt, hướng dẫn triển khai
thực hiện các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế của Đảng;
kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, các ban, ngành, đoàn thể trong việc
thực hiện nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế của Trung
ương, của Tỉnh trong lĩnh vực tuyên giáo.
Tổ chức bồi dưỡng lý luận chính trị, thông tin thời sự, tuyên truyền chính
sách theo các chương trình của Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh uỷ. Bồi
dưỡng và hướng dẫn nghiệp vụ công tác tuyên giáo cho ban tuyên giáo cấp uỷ cấp
dưới, đảng bộ cơ sở, Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
Tổ chức mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên từ tỉnh đến cơ sở;
hướng dẫn, kiểm tra nội dung thông tin của các phương tiện thông tin đại
chúng, các nhà xuất bản do địa phương quản lý.
Sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng bộ tỉnh; hướng dẫn sưu tầm biên soạn
lịch sử đảng bộ các huyện, thị xã trong tỉnh.
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục phát huy truyền thống cách mạng của địa
phương.

* Thẩm định, thẩm tra
Đề án của các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức đoàn thể của tỉnh có liên
quan đến lĩnh vực tư tưởng- văn hoá, khoa giáo, lịch sử đảng bộ địa phương
trước khi trình Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ.
* Phối hợp
- Phối hợp với các cơ quan hữu quan đề xuất cơ chế, chính sách đào tạo,
bồi dưỡng, bố trí sử dụng, quản lý và đãi ngộ với đội ngũ trí thức khoa học và

9


văn nghệ sĩ ở địa phương. Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ đề xuất chủ
trương đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý, đãi ngộ nhân tài.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng, tham gia công tác xây dựng Đảng
đối với các đảng bộ thuộc khối tuyên giáo.
- Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ trong việc quản lý tổ chức bộ máy,
biên chế ban tuyên giáo của các cấp uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ. Tham gia ý kiến
về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ trong khối theo phân cấp quản lý.
* Thực hiện một số nhiệm vụ do Ban Thường vụ, Thường trực giao
Chỉ đạo định hướng chính trị, tư tưởng trong hoạt động của các cơ quan
báo chí, xuất bản, văn hoá - văn nghệ, cơ quan thông tin tuyên truyền ở địa
phương, các hội văn học- nghệ thuật, hội nhà báo, đảm bảo hoạt động theo
đúng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Chỉ đạo nội dung giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh trong hệ thống giáo dục, trường chính trị, tổ chức chính trị- xã hội ở địa
phương.
Giúp Tỉnh uỷ chỉ đạo công tác chính trị, tư tưởng trong đội ngũ trí thức,
các nhà khoa học và trong sinh viên, học sinh ở địa phương.
Thực hiện các công việc khác do Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ giao.
2.3. Tổ chức bộ máy

Lãnh đạo ban: Gồm Trưởng ban và 02 Phó trưởng ban:
Trưởng ban: Hoàng Đức Hoan
Các phó trưởng ban:
1. Vũ Xuân Khánh
2. Phạm Huy Hoàng
Các đơn vị trực thuộc:
Văn phòng Ban:
1. Chánh Văn phòng: Bế Ngọc Bình.
2. Phó chánh Văn phòng: Điền thi thu Hương
3. Kế toán: Nguyễn Thị Phương, (kiêm Văn thư).
10


4. Chuyên viên: Hà thu Hiền
5. Lái xe: Hoàng Trung.
6. Lái xe: Nông văn Thuyên
7. Tạp vụ : Hứa Thị Thanh Huệ
+ Phòng Tuyên truyền:
1. Trưởng phòng: Hoàng Văn Bảy
2. Phó Trưởng phòng: La thi kiều Diên
3. Chuyên viên: Trương Phúc Vinh
+ Phòng Lý luận chính trị và Lịch Sử Đảng:
1. Trưởng phòng: Chu Minh Bình
2. Phó Trưởng phòng: Chu Thị Hoài
3. Chuyên viên: Hoàng Chiến Thuật
4. Chuyên viên: Hoàng Hồng Nhung
+ Phòng Khoa giáo:
1.Trưởng phòng Phụ trách Phòng: Đinh Hồng Kiên.
2. Phó Trưởng phòng: Phạm Thế Thành
3. Chuyên viên: Nguyễn Thị Chọi

+ Phòng Thông tin Công tác tuyên giáo:
1. Trưởng phòng: Triệu Văn Dùng.
2. Phó Trưởng phòng: Trần Thị Lý
3. Chuyên viên: Hà Đức Thưởng
+ Phòng Văn hoá - Văn Nghệ:
1. Trưởng phòng: Hoàng Thị Lan
2. Chuyên viên: Âu Thị Hương
3. Phó Trưởng phòng: Hà Văn Tiềm
2.4. Trách nhiệm, quyền hạn của lãnh đạo ban, các phòng chức năng và
cán bộ công chức
* Trưởng ban:

11


Quản lý và điều hành chung mọi hoạt động của cơ quan. Chịu trách
nhiệm trước Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về toàn bộ
công tác của Ban theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh uỷ, Ban Tuyên giáo
Trung ương, Viện Lịch sử Đảng.
Phụ trách công tác tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, công tác tài
chính của Ban.
Là chủ tịch Hội đồng thi đua- khen thưởng, kỷ luật của cơ quan.
Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Ban Thường vụ hoặc Thường
trực Tỉnh uỷ phân công, uỷ quyền.
* Các phó trưởng ban:
Giúp lãnh đạo Ban điều hành các hoạt động công tác của Ban theo công
việc được trưởng ban phân công.
* Các trưởng phòng chuyên môn và chánh văn phòng ban:
+ Các trưởng phòng chuyên môn
Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Ban về các hoạt động của phòng

chuyên môn do mình phụ trách.
Xây dựng kế hoạch công tác tuần, tháng, quí, năm của phòng mình phụ
trách (trên cơ sở kế hoạch công tác năm của cơ quan), tổ chức thực hiện các
nội dung công việc theo chức năng nhiệm vụ được giao và chương trình kế
hoạch công tác đã được lãnh đạo Ban phê duyệt.
Nghiên cứu, đề xuất, tham mưu cho lãnh đạo Ban về lĩnh vực chuyên
môn của phòng.
Quản lý cán bộ công chức của phòng thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn
và kỷ luật lao động theo quy định của Nhà nước và của cơ quan.
Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được lãnh đạo Ban phân công hoặc uỷ
quyền.
+ Chánh Văn phòng Ban

12


Chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý và điều hành cán bộ văn phòng thực
hiện tốt công tác phục vụ, văn thư, đánh máy, sao in tài liệu, nhận, chuyển văn
bản đúng địa chỉ đảm bảo công tác bảo mật.
Tham mưu cho lãnh đạo Ban về công tác thực hiện chế độ chính sách
cho cán bộ, công chức của cơ quan. Giúp lãnh đạo Ban quản lý, kiểm tra việc
thực hiện ngân sách, kinh phí đúng qui định hiện hành của Nhà nước.
Phối hợp với các phòng chuyên môn xây dựng kế hoạch công tác năm;
tổng hợp thông tin, dự thảo các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu
của Tỉnh uỷ và Ban Tuyên giáo Trung ương; dự thảo các nội quy, qui chế của
cơ quan.
Tổ chức quản lý, sử dụng, bảo quản tài liệu, tài sản, trang thiết bị của cơ
quan. Chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí phục vụ
hoạt động chuyên môn và phục vụ lãnh đạo Ban.
* Trách nhiệm của cán bộ, công chức

Cán bộ công chức của Ban có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Luật cán
bộ, công chức và các nội qui, qui chế của cơ quan; không vi phạm pháp luật.
Thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm
trước lãnh đạo phòng về phần việc được giao.
III. NỘI DUNG CÔNG VIỆC KIẾN TẬP ( Nhật ký kiến tập): Có bản kèm
theo.
IV. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẬT LƯỢNG KIẾN TẬP
Qua thời gian kiến tập tại Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Kạn bản thân em
nhận thấy hoạt động kiến tập là rất cần thiết, với mục đích kiến tập là làm cho
sinh viên tiếp cận với thực tế và hoạt động của cơ quan nhà nước nói chung,
tìm hiểu các hoạt động của cơ quan để hiểu biết về nhiệm vụ, các quan hệ
công tác nhằm nâng cao ý thức rèn luyện, bồi dưỡng tinh thần say mê nghề
nghiệp đối với chuyên ngành được đào tạo của mình. Bởi vậy hoạt động kiến
tập của đoàn sinh viên, em có một vài kiến nghị, đề xuất như sau:
4.1. Đối với ban tuyên giáo tỉnh Bắc Kạn
13


Trong thời gian em được kiến tập tại Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Kạn,
em nhận thấy văn phòng có ít nhân viên mà khối lượng công việc lớn. Chính
vì thế mà em có kiến nghị là nên bổ sung thêm nhân lực để có thể đáp ứng tốt
hơn nhu cầu của nhân dân đồng thời giảm áp lực công việc đối với cán bộ
trong văn phòng.
Mặt khác, cơ sở vật chất kĩ thuật của văn phòng còn chưa đủ để đáp
ứng tốt cho các công việc của cơ quan. Chính vì thế mà em có kiến nghị Ban
Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Kạn cần chi thêm ngân sách cho việc tăng cường cơ
sở vật chất kĩ thuật và các phương tiện làm việc cho nhân viên để có thể hoàn
thành tốt nhất nhiệm vụ được giao. Đồng thời tạo mọi điều kiện về chỗ ở và
không gian làm việc cho các sinh viên kiến tập, đặc biệt là các sinh viên ở xa.
Lãnh đạo và các phòng ban nên thường xuyên cho sinh viên thực tập

đến các lớp ở các cơ sở, đồng thời tổ chức các hoạt động trao đổi, nhằm cung
cấp kinh nghiệm thực tiễn hơn nữa cho sinh viên.
Trong quá trình đánh giá và nhận xét đối với sinh viên kiến tập phải
có sự đánh giá năng lực của sinh viên và khả năng thực hiện công việc của
sinh viên một cách khách quan, công bằng.
2. Đối với học viện Báo chí và Tuyên truyền
Em nhận thấy Học viện Báo chí và Tuyên truyền cần phối hợp chặt chẽ
hơn với các Ban tuyên giáo và trường Chính trị tỉnh để đề ra được kế hoạch
kiến tập hợp lý cho sinh viên, cần tăng cường công tác kiểm tra đối với hoạt
động kiến tập của sinh viên để có cơ sở đánh giá công bằng kết quả thực hiện
các nhiệm vụ của từng sinh viên.
Học viện cần tiếp tục đẩy mạnh các hình thức đào tạo, liên kết đào tạo
đối với các cơ quan nhà nước ở cơ sở nói chung và ban tuyên giáo tỉnh Bắc
Kạn nói riêng để giúp cho sinh viên có nhiều hơn nữa lượng kiến thức thực
tiễn, quy trình làm việc ở mỗi cơ quan nhà nước và ý thức học tập không

14


ngừng cho mỗi sinh viên. Có như vậy quá trình kiến tập của sinh viên mới đạt
được mục đích và hiệu quả cao nhất.

KẾT LUẬN
Qua đợt kiến tập sư phạm ở ban tuyên giáo tỉnh Bắc Kạn từ ngày
13/06/2011 đến ngày 30/06/2011, em đã học hỏi được rất nhiều về chuyên
môn nghiệp vụ và phong cách làm việc, thái độ khi làm việc cũng như tinh
thần trách nhiệm của người công chức đối với công việc được giao.
Được sự giúp đỡ nhiệt tình cũng như sự quan tâm chu đáo của các Bác,
các chú, cùng các anh chị trong Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Kạn em đã hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao.Từ đó em cảm thấy tự tin hơn khi ra trường, bản

thân em đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm bổ ích trong quá trình tham
15


gia cùng cơ quan thực hiện các hoạt động giáo dục chính trị cơ sở. Qua đó em
cũng ý thức được người làm công tác tuyên giáo, mọi lời nói của chúng ta sẽ
có ý nghĩa nếu chúng ta sống đúng mực, gương mẫu và trách nhiệm với mọi
người. Sống đúng mực, gương mẫu không phải chỉ với mỗi người trong gia
đình mà cần phải đúng mực gương mẫu trách nhiệm với mỗi người trong làng
xóm, nơi dân cư mà chúng ta chung sống, gương mẫu, trách nhiệm với cán bộ
công chức trong cơ quan, đúng mực, gương mẫu trách nhiệm với bạn bè, với
cộng đồng xã hội.
Trên đây là bản báo cáo trong quá trình bản thân em tham gia kiến tập
tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Kạn. Do sự hạn chế về trình độ cũng như
kinh nghiệm chính vì vậy bản báo cáo còn nhiều thiếu sót, vì vậy rất mong
nhận được sự góp ý của thầy cô để bản báo cáo được hoàn thiện hơn.

16


HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA CHÍNH TRỊ HỌC
*********************

BÁO CÁO KIẾN TẬP
CƠ QUAN KIẾN TẬP: BAN TUYÊN GIÁO TỈNH
ỦY BẮC KẠN

Sinh viên : Hà Đức Hoàng
Lớp


: Chính trị học –

K28

17


Hà Nội, tháng 6 năm 2011

18



×