Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

TIỂU LUẬN CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG THÀNH THÀNH CÔNG VÀ BIÊN HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.72 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM

----------

MÔN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
ĐỀ TÀI:

SÁP NHẬP M&A: SBT VÀ BHS
GVHD: ThS. NGÔ SĨ NAM
Lớp: D01
Nhóm thực hiện:
NGUYỄN THỊ THẢO HIỀN

030630141088

LƯU HOÀNG NGỌC TRÂM

030630142130

PHẠM MINH TUẤN

03063014 1666

NGUYỄN THỊ KHÁNH VY

030630141877

Tháng 8/2017





Mục Lục

2


Lời mở đầu
Mua bán và Sáp nhập doanh nghiệp (M&A) là một xu hướng phổ biến và là
một chiến lược tạo ra nhiều tên tuổi trên trường kinh doanh quốc tế. Trong khi thị trường
M&A đã tỏ rõ những dấu hiệu bùng nổ tại các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ,
Singapore,… kể từ năm 2006, thị trường M&A của Việt Nam cũng đã có dấu hiệu phát
triển sau khi Việt Nam gia nhập WTO và thị trường chứng khoán có những bước phát
triển mạnh mẽ.
Trong bối cảnh hiện nay của ngành mía đường, việc tái cấu trúc ngành, doanh
nghiệp hợp tác với nhau là xu hướng sắp tới; trong đó giải pháp mua bán, sáp nhập
(M&A) là con đường tất yếu. Điều này sẽ là sự cộng hưởng để cùng phát triển không chi
cho doanh nghiệp mà mang lại lợi ích lớn cho ngành đường Việt Nam. M&A giữa các
doanh nghiệp mía đường nhằm mục tiêu tận dụng được thế mạnh của các bên. Trước hết,
sẽ giúp các doanh nghiệp mía đường mở rộng thị phần, giảm giá thành từ việc tiết kiệm
chi phí (vận chuyển, nghiên cứu, phát triển, quản lý doanh nghiệp), sử dụng được nguồn
lực nhân sự giỏi của nhau từ đó nâng cao được nội lực, sức mạnh tài chính để tạo ra các
giá trị gia tăng cho khách hàng và nhà đầu tư. Dưới đây nhóm phân tích những diễn biến
về giá cổ phiếu của hai công ty mía đường lớn của ngành mía đường Việt Nam là Công ty
CP Mía đường Thàn Thành Công Tây Ninh và Công ty CP Đường Biên Hòa, để thấy rõ
hơn bức tranh sáp nhập của hai công ty này.

3


1


ĐÁNH GIÁ BỐI CẢNH NGÀNH MÍA ĐƯỜNG

1.1
1.1.1

Tình hình hiện tại của ngành
Tình hình hiện tại trên thế giới1

Tổ chức Đường thế giới (ISO) dự báo, tình hình cung cầu đường trên thế giới niên
vụ 2016 - 2017 sẽ căng thẳng; giá đường diễn biến theo chiều hướng tăng đến khoảng
giữa năm 2017.
Theo ISO, ước tính sản lượng đường trên thế giới niên vụ 2016 - 2017 đạt khoảng
168,010 triệu tấn, tăng 2,170 triệu tấn so với niên vụ 2015 - 2016; nhu cầu tiêu thụ đường
trên thế giới niên vụ 2016 - 2017 vào khoảng 175,058 triệu tấn, tăng 2,02% so niên vụ
2015 - 2016. Như vậy, niên vụ 2016/2017, dự báo thế giới thiếu hụt khoảng 7,048 triệu
tấn đường. Hiện giá đường thế giới đang tăng, giá đường trắng giao kỳ hạn tại thị trường
London (Anh) đã ở mức xấp xi 600 USD/tấn.
Theo nhận định của Tổ chức đường quốc tế (ISO), sản xuất và nhu cầu đường toàn
cầu sẽ quay trở lại cân bằng trong niên vụ 2017/18, kết thúc đợt thâm hụt đẩy trữ lượng
đường tại các kho dự trữ đường thế giới xuống mức rất thấp. Theo dự báo đầu tiên về cân
bằng cung – cầu đường toàn cầu cho niên vụ tới sẽ bắt đầu từ tháng 10/2017 của ISO, giả
định tình hình thời tiết bình thường, sản xuất và tiêu dùng đường toàn cầu sẽ cân bằng trở
lại. Khả năng chu kỳ thâm hụt đường toàn cầu sẽ kết thúc, sau hai năm liên tiếp sản
lượng thấp hơn nhu cầu. Tuy nhiên, tổ chức này cũng thận trọng khi đưa ra dự báo về giá
do khả năng thâm hụt đường toàn cầu không diễn ra năm thứ 3 liên tiếp.
ISO nhấn mạnh các kho dự trữ toàn cầu vẫn ở mức thấp tính đến đầu niên vụ
2017/18 sau 2 năm thâm hụt liên tiếp làm giảm dự trữ đường toàn cầu hơn 13 triệu tấn.
Dự trữ đường toàn cầu đầu niên vụ 2017/18 dự đoán ở mức 76,2 triệu tấn, tương đương
43,6% tiêu dùng đường toàn cầu. Tỷ lệ dự trữ/tiêu dùng là chi báo chính cho ngành

đường, đang ở mức thấp nhất kể từ niên vụ 2010/11.
1.1.2

Tình hình hiện tại ở Việt nam2

Ngành sản xuất đường tại Việt Nam đã có từ lâu đời, từ khi người dân chúng ta
biết làm nên mật mía từ cây mía, nhưng ngành công nghiệp mía đường tại Việt Nam chi
mới bắt đầu phát triển vào đầu những năm 1990, vẫn còn rất non trẻ và khá lạc hậu. Cho
1 />2 />
4


đến giai đoạn hiện nay ngành mía đường tại Việt Nam vẫn chưa phát triển mạnh để có thể
trở thành ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế.Nước ta sản xuất 3 loại đường
chính:
- Đường tinh luyện RE hay còn gọi là đường cát trắng
- Đường vàng RS
- Đường xay (hay đường thô)
Đặc trưng của ngành mía đường Việt Nam là có tính thời vụ, thường chủ yếu thu
hoạch,vận chuyển và sản xuất trong thời gian khoảng 5 tháng (tháng 11 đến tháng 4 năm
sau),sau đó tồn kho thành phẩm để bán cho các tháng còn lại trong năm. Vì vậy nên chi
phí tồn trữ hàng hóa này rất cao và giá thành sản phẩm khá cao.
Theo ước tính của các nhà máy đường, nhu cầu tiêu thụ đường của Việt Nam trung
bình 1,5 triệu tấn/năm, nhưng sản xuất của các nhà máy chi đáp ứng khoảng 1,2-1,3 triệu
tấn. Trong vài năm gần đây, nhất là từ cuối tháng 12/2016 đến nay, tình hình tiêu thụ
đường trong nước khá chậm, lượng đường lậu về nước có thể lên đến 400.000 tấn, tương
đương với 1/3 lượng sản xuất của các doanh nghiệp hiện nay. Trong một hội nghị tổng
kết ngành mía đường năm 2016 gần đây, rất nhiều doanh nghiệp mía đường đã nêu ra
những khó khăn mà ngành này phải đối mặt như tiêu thụ thì hạn chế, hầu như bán không
có lãi.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), sản lượng niên vụ mía đường 20172018 dự kiến vào khoảng 1,5 triệu tấn đường, cộng thêm lượng đường nhập khẩu theo
hạn ngạch thuế quan, đường nhập khẩu từ Lào, nên về cơ bản nguồn cung đáp ứng vừa
đủ nhu cầu tiêu thụ nội địa, giá sẽ không biến động. Tuy nhiên VSSA lo ngại nếu lượng
đường nhập lậu vào Việt Nam nhiều sẽ ảnh hưởng mạnh đến giá đường nội địa.
Trong những khó khăn mà ngành mía đường đang phải đối mặt, VSSA đề nghị Bộ
Tài chính xem xét cho áp dụng mức thuế trong hạn ngạch 5%, không chi cho sản phẩm
đường từ các nước khu vực ASEAN, mà còn cho nguồn gốc xuất xứ khác như Brazil,
Australia, Ấn Độ… để tăng tính cạnh tranh của nguồn cung. Điều này sẽ giúp tránh tạo ra
độc quyền nguồn cung từ Thái Lan, dẫn đến Việt Nam phải chấp nhận mua giá cao. Còn
ngoài hạn ngạch vẫn áp dụng mức thuế như hiện hành. Thực hiện điều này sẽ có lợi cho
việc nhập khẩu đường Việt Nam, đảm bảo các quy tắc thương mại quốc tế theo các cam
kết trong các Hiệp định thương mại.

5


1.2

Cấu trúc ngành3

Ngành mía đường Việt Nam đang đối mặt với những thách thức lớn (với cả doanh
nghiệp và nông dân) khi giá đường trên thị trường không được như kỳ vọng. Điều này
ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất, tác động tới chính sách thu
mua nguyên liệu cho người trồng mía... Mặt khác, theo lộ trình đến năm 2018, thuế xuất
nhập khẩu mía đường từ các nước trong khu vực ASEAN sẽ về 0% thay vì 30% như hiện
nay. Đến thời điểm này, lượng đường từ các quốc gia ASEAN sẽ tạo ra những sức ép
không nhỏ đối với ngành mía đường Việt Nam.
Giải pháp tái cấu trúc ngành đường thời gian qua là: Sáp nhập các doanh nghiệp
mía đường, nhằm có cơ sở triển khai những giải pháp tăng năng lực hoạt động qua việc
mở rộng vùng nguyên liệu, mở rộng thị trường, tăng quy mô sản xuất và năng lực hoạt

động…Tuy các giải pháp trên không mới, nhưng thực sự đòi hỏi sự quyết liệt và phương
pháp vận hành thực sự hiệu quả. Khi các doanh nghiệp ngành đường liên tục tái cấu trúc,
củng cố hoạt động, từ công tác M&A đến các hoạt động thị trường và nâng cao chất
lượng nguồn nhân sự, với mong muốn thổi một luồng gió mới vào công tác quản trị điều hành doanh nghiệp, bắt kịp với yêu cầu hội nhập.
1.3 Phân tích ma trận SWOT
1.3.1

Điểm mạnh

- Ngành mía đường đóng vai trò rất quan trọng cung cấp nguyên liệu cho ngành thực
phẩm và nhu cầu tiêu thụ của người dân. Điều này cho thấy đầu ra của ngành mía đường
rất ổn định.
- Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển của cây mía do đó có thể mở
rộng vùng nguyên liệu.
- Chi phí nhân công rẻ, thị trường tiêu thụ lớn. Nhu cầu tiêu thụ nội địa của Việt Nam
ngày càng tăng cao
- Được sự ưu đãi về thuế và các chính sách của chính phủ nên hoạt động của ngành ít
chịu rủi ro do biến cố của thị trường.
1.3.2

Điểm yếu:

- Giá thành đường cao do máy móc công nghệ lạc hậu, công suất thấp, hiệu suất thu hồi
đường của các nhà máy thấp, đồng thời Việt Nam là nước mới tham gia vào thị trường
này.
- Giá đường trong nước chịu ảnh hưởng lớn bởi giá nguyên vật liệu và giá đường thế
giới.

3 />
6



- Diện tích trồng mía nhỏ lẻ, năng suất mía thấp. Các doanh nghiệp sản xuất đường chưa
phát triển vùng nguyên liệu tập trung dẫn đến cạnh tranh nguyên liệu đầu vào gay gắt.
- Vốn đầu tư cho công nghệ sản xuất lớn, do đó các doanh nghiệp khó mở rộng sản xuất
và nâng cao chất lượng
1.3.3

Cơ hội:

- Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nền kinh tế nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư nước
ngoài. Điều này được chứng minh từ thự tế là dòng vốn FDI và Việt Nam ngày càng cao,
đây chính là yếu tố thu hút đầu tư mới vào ngành mía đường.
- Ngành mía đường thế giới đang trên đà phục hồi đồng thời nhu cầu về ethanol tăng cao.
Trong thời gian tới giá đường thế giới có khả năng tăng nhẹ.
- Mức tiêu thụ đường bình quân đầu người của Việt Nam tăng trưởng khá cao. Trong khi
đó sản xuất đường trong nước chi đáp ứng 70% nhu cầu do đó tiềm năng từ nội địa còn
rất lớn.
- Sẵn có nhiều vùng mía nguyên liệu
1.3.4

Thách thức

- Chịu ảnh hưởng lớn bởi giá đường thế giới và quan hệ cung cầu.
- Các doanh nghiệp trong nước còn non trẻ nên sẽ khó chủ động trong hoạt động sản xuất
kinh doanh dẫn đến chưa có hướng phát triển vùng nguyên liệu ổn định
- Với chính sách bảo hộ của nhà nước một mặt thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng phát
triển sản xuất đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến tính hoạt động liên tục của ngành khi
thuế nhập khẩu đường cao.
- Chịu rủi ro lớn bởi thay đổi khí hậu và có tính thời vụ cao.

- Các nhà máy đường trong nước có quy mô vừa và nhỏ, thiết bị và công nghệ lạc hậu,
hiệu quả và chất lượng sản phẩm thấp
1.4 Các doanh nghiệp trong ngành4
- Ở Việt Nam có khoảng 40 công ty hoạt động trong ngành mía đường, trong đó có 6
công ty hoạt động hiệu quả và nổi bật nhất là:
SBT – CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh có công suất thiết kế lớn
(9,800 tấn mía/ngày) và vùng nguyên liệu rộng lớn tại khu vực, cung cấp đường RE cho
nhiều công ty lớn, doanh thu đa số từ bán sĩ
BHS – CTCP Đường Biên Hoà có kênh bán lẻ phát triển, giá bán lẻ đường RE cao hơn
các doanh nghiệp khác do có lợi thế thương hiệu. Doanh nghiệp có doanh thu cao nhất
trong số các công ty mía đường niêm yết do bên cạnh hoạt động sản xuất đường còn thu
mua đường thô để tinh luyện hoặc thu mua đường tinh lưu kho bán dần trong mùa thấp
điểm. Chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng quá lớn trên

4 />
7


doanh thu khiến hoạt động không hiệu quả, lợi nhuận sau thuế năm 2013 chi đạt dưới 40
tỷ.
LSS – CTCP Mía đường Lam Sơn có lợi thế về quy mô vùng trồng nguyên liệu (17.000
ha), công suất sản xuất (10.500 tấn mía ngày) và sản lượng đường sản xuất hằng năm. Vị
trí nhà máy gần khu công nghiệp nên dễ thiết lập mối quan hệ trực tiếp và bền vững với
các khách hàng, tỷ lệ đường RE chiếm tỷ trọng cao trên tổng sản lượng (80%). Hiện tại
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đang rất thấp và cổ tức chi trả hằng năm cũng
không cao (5,5%/năm) do gánh nặng từ chi phí lãi vay quá lớn. NHS – CTCP Đường
Ninh Hoà Vùng nguyên liệu của NHS có khả năng mở rộng được, không bị cạnh tranh
thu mua bởi các nhà máy đường khác, sản lượng đầu ra ổn định do có liên kết chặt chẽ
với hệ thống các doanh nghiệp trung gian thương mại đường và các bên liên quan. Tuy
nhiên, doanh nghiệp hoạt động tại khu vực có năng suất mía thấp và ít cải thiện qua.

SLS – CTCP Mía đường Sơn La có quy mô nhỏ nhưng hoạt động hiệu quả nhất trong
số các doanh nghiệp mía đường nội địa hiện tại đang niêm yết (ROE>30%), Doanh
nghiệp hoạt động ở khu vực có mật độ nhà máy thưa thớt nên ít bị cạnh tranh, tập trung
tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc vốn đang có nhu cầu rất cao (95% sản lượng vụ
2012/13).
HAG – CTCP Hoàng Anh Gia Lai có vùng trồng tập trung và rộng lớn tại Attapeu Lào, có địa thế thuận lợi cho sản xuất, cơ giới hoá triệt để dẫn đến năng suất và chữ
đường rất cao so với doanh nghiệp mía đường trong nước. Giá thành sản xuất đường rẻ
(dưới 5 triệu đồng/tấn), biên lãi gộp rất cao (~60%) và đủ sức cạnh tranh với đường thế
giới.
1.5 Triển vọng ngành5
1.5.1

Thuận lợi

- Việt Nam có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển cây mía trên cả ba miền: diện tích đất
đồng bằng rộng, lượng mưa từ 1.400 mm đến 2.400 mm, nhiệt độ và độ nắng phù hợp.
- Ngành trồng mía đƣợc bảo hộ: Đây là ngành nông nghiệp góp phần phát triển kinh tế
xã hội tại các vùng nông thông, trung du, miền núi, giúp nông dân khai hoang phục hoá
và chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Bên cạnh lợi ích kinh tế, cây mía còn đem lại những lợi
ích xã hội khác nên thường được nhận cơ chế hỗ trợ từ chính phủ.
- Công tác dồn điền đổi thửa để tạo cánh đồng mẫu lớn đã được triển khai ở nhiều nơi,
tuy còn nhiều bất cập và thiếu công khai do dính dáng đến nhiều nhóm lợi ích. Việc dồn
điền đổi thửa nếu được thực hiện tốt sẽ tạo tiền đề sản xuất mía tập trung chuyên canh,
đầu tư thâm canh, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất giúp ổn định vùng
nguyên liệu và hạ giá thành.
5 /> />
8


1.5.2


Khó khăn

- Nhu cầu tiêu dùng nội địa đang thấp: trung bình 1 người Việt Nam tiêu thụ hằng năm
khoảng 16 kg đường, thấp hơn so với mức xấp xi 20 kg/người/năm của toàn thế giới.
- Tình trạng đường tạm nhập tái xuất nhưng lại không xuất, mà quay ngược lại bán trong
nước.
- Ông Phạm Quốc Doạnh, Chủ tịch VSSA cũng cho biết, hiện nay có tình trạng một số cơ
sở đăng kí sản xuất chế biến đường tại miền Trung, nhưng thực ra không có sản xuất, mà
là tiêu thụ đường lậu thông qua việc đóng bao lại hoặc vô túi nhỏ để phân phối với bao bì
nhãn mác của chính đơn vị này. Không những vậy, đường lậu Thái Lan còn được phù
phép “trá hình” trong bao bì của công ty có thương hiệu như đường Biên Hòa, đường
Bourbon Tây Ninh…
2

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG THÀNH THÀNH CÔNG VÀ
CÔNG TY ĐƯỜNG BIÊN HÒA

2.1 Công ty mía đường Thành Thành Công Tây Ninh
2.1.1 Thông tin cơ bản

– Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG THÀNH THÀNH CÔNG TÂY
NINH
– Tên giao dịch: THANH THANH CONG TAY NINH JOINT STOCK COMPANY
– Tên viết tắt: TTCS
– Trụ sở chính: Xã Tân Hưng, huyện Tân Châu, tinh Tây Ninh
– Điện thoại: 066.3753.250
– Website:
– Email:
– Mã chứng khoán: SBT

– Vốn điều lệ: 1.947.610 triệu đồng
– Số lượng cổ phiếu đang lưu hành: 253.188.268 cổ phiếu. Trong đó cổ đông lớn nắm
giữ đến 88%, tỷ lệ free-float chi khoảng 7%.
2.1.2

Lịch sử hình thành

Công ty TNHH Mía đường Bourbon Tây Ninh (nay là Công ty CP Mía đường
Thành Thành Công Tây Ninh) thành lập ngày 15/07/1995 do Ủy ban nhà nước về hợp tác
và đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp. Tiền thân là Công ty liên doanh giữa Tập
đoàn Bourbon (Pháp), Tổng Công ty mía đường II và Công ty mía đường Tây Ninh.
9


Ngày 25/02/2008 Công ty niêm yết 44.824.172 cổ phiếu trên Sàn giao dịch chứng
khoán Tp.HCM, chiếm 31,58% tổng số cổ phiếu phát hành.
Cuối năm 2010, Tập đoàn Bourbon thoái vốn tại Công ty Cổ phần Bourbon Tây
Ninh, chuyển nhượng toàn bộ số lượng cổ phần sở hữu cho đối tác Việt Nam, trong đó
Công ty Cổ phần Đầu tư Thành Thành Công là cổ đông lớn, chiếm 24,5% tổng số lượng
cổ phần phát hành của Công ty . Cuối năm 2010, Tập đoàn Bourbon thoái vốn tại Công ty
Cổ phần Bourbon Tây Ninh
Ngày 12/09/2013 Sở giao dịch TP.HCM ra thông báo số 823/2013/TB-SGDHCM
chấp thuận cho Công ty niêm yết và giao dịch cổ phiếu phát hành thêm (theo quyết định
số 309/2013/QĐ-SGDHCM ngày 10/09/2013) 6.574.200 cổ phiếu theo chương lựa chọn
cho người lao động trong Công ty
Sau 21 năm trên thị trường Việt Nam, TTCS hiện đang là một trong những 50
Công ty có hiệu quả kinh doanh tốt nhất do tập chí Forbes Việt Nam bình chọn và thuộc
Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản đạt 3.329 tỷ đồng, lợi nhuận
trước thuế 180 tỷ đồng và tổng giá trị vốn hóa thị trường đạt hơn 2.000 tỷ đồng.
2.1.3


Lĩnh vực kinh doanh



Sản xuất đường tinh luyện và các sản phẩm từ đường ;



Đầu tư trồng và phát triển cây mía;



Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm có sử dụng đường hoặc phụ phẩm, phế phẩm từ
sản xuất đường;



Sản xuất điện thương phẩm;



Sản xuất và kinh doanh phân bón, vật tư nông nghiệp;



Xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp;




Xây dựng các công trình dân dụng (siêu thị, nhà hàng, khách sạn, …);



Kinh doanh siêu thị, nhà hàng, khách sạn;



Xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp;



Gia công cơ khí (các thiết bị trong ngành mía đường);



Tư vấn kỹ thuật, công nghệ và quản lý trong ngành sản xuất mía đường;



Sản xuất, kinh doanh cồn và các sản phẩm phụ sau cồn;



Kinh doanh bất động sản, cho thuê căn hộ, văn phòng, nhà ở;



Đầu tư tài chính.
10



2.1.4 Xu hướng phát triển của TTCS

Xu hướng sáp nhập hiện nay là giữa các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất hiện
đại (khoảng 1/3 số doanh nghiệp mía đường) với các doanh nghiệp có công nghệ lạc hậu
hơn nhưng có tiềm năng về nguồn nguyên liệu, giúp tăng năng suất, tạo lợi ích kinh tế
theo quy mô. Thêm vào đó, các công ty mía đường lớn đều có liên kết hay sở hữu cổ
phần tại các doanh nghiệp thương mại, chuỗi giá trị sẽ dần được khép kín. Lâu nay, TTC
được biết đến như doanh nghiệp đứng đầu ngành mía đường khi nắm giữ cổ phần chi
phối ở nhiều công ty mía đường lớn như Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (SBT),
Mía đường Nhiệt điện - 7 Gia Lai (SEC), Đường Biên Hòa (BHS), Đường Ninh Hòa (NHS) và Mía đường
Phan Rang. Hai thương vụ sáp nhập đáng chú ý trong thời gian qua giữa BHS với NHS
và SBT với SEC là bước khởi đầu trong chiến lước phát triển dài hạn của Tập đoàn
Thành Thành Công.
TTC cũng tăng cường đầu tư vào một loạt doanh nghiệp mía đường khác như
Đường Nước Trong, Bourbon An Hòa, Đường La Ngà, Đường 333... Tất cả củng cố vị
thế số 1 của TTC trong ngành đường. Theo AgroMonitor, TTC đứng đầu cả nước với thị
phần 17,2%. Nếu xét riêng miền Nam, con số này là 27%. Trước sự cạnh tranh gay gắt từ
đường giá rẻ nhập khẩu từ Thái Lan, SBT đã chủ động giảm giá thành để giữ vững thị
phần. Do đó, Công ty đã kết hợp với nông trường để cơ giới hóa từ khâu làm đất, tưới
tiêu, nuôi cấy mô... Đồng thời, SBT cũng đầu tư thêm 12 triệu USD thành lập Công ty
TSU tại Singapore để xuất khẩu trực tiếp sản phẩm ra nước ngoài. Tương tự, BHS đầu tư
nâng cấp nhà máy luyện đường, đầu tư vùng nguyên liệu... Còn những bước đi kế tiếp, có
tính quyết định hơn trong việc hạ giá thành đường, tăng năng suất lại nằm ở khả năng
M&A các công ty có vùng nguyên liệu lớn, đưa các giống mía Thái Lan, Úc... về trồng ở
Việt Nam... Việc mua lại nhà máy đường của HAGL tại Lào phù hợp với chiến lược lâu
dài của TTC.
Thực tế, mảng mía đường của HAGL có những đặc điểm khiến bất cứ doanh
nghiệp mía đường nào cũng thèm muốn. Đó là lợi thế từ vùng nguyên liệu 6.000ha được

trồng tập trung trên vùng thổ nhưỡng khí hậu phù hợp, có hệ thống tưới tiêu theo công
nghệ cao...Nhờ đó, năng suất trồng mía của HAGL có thể lên tới 120 tấn/ha, gần gấp đôi
mức trung bình của doanh nghiệp trong nước và HAGL lại có nhà máy đường nằm gần
kề. Đặc biệt, HAGL nhận được nhiều ưu đãi từ Chính phủ Lào. Giá thành sản xuất đường
rẻ (8-9 triệu đồng/tấn), biên lãi gộp rất cao ~40%. HAGL đã bán đường vào Việt Nam
theo hạn ngạch được Bộ Công Thương cấp hằng năm. Nhưng sắp tới đây, đường HAGL
sẽ có nhiều lợi thế để vào Việt Nam hơn nữa nhờ hưởng thuế suất 0%, theo Hiệp định
thương mại biên giới Việt - Lào. Nắm giữ mảng mía đường của HAGL là TTC có được
11


những lợi thế về mở rộng vùng nguyên liệu, gia tăng quy mô, gia tăng công suất - sản
lượng, nâng cao chất lượng, đặc biệt là hạ được giá thành - một trong những điểm then
chốt trong chiến lược cạnh tranh ngành đường. Đây cũng sẽ là bước đệm thuận lợi để
TTC thực hiện tiếp những kế hoạch của mình, cho mục tiêu hội nhập toàn cầu. Phân tích
báo cáo tài chính
2.2 Công ty đường Biên Hòa
2.2.1

Thông tin cơ bản

- Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU BIÊN
HÒA
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0313733213 do Sở kế hoạch và đầu tư
Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 04/04/2016
- Vốn điều lệ: 120.000.000.000 đồng
- Địa chi: 512 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: 08.38 423 371
- Số fax: 08.38444 558
2.2.2


Lịch sử hình thành

Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa được xây dựng từ năm 1969 với tiền thân là
Nhà máy đường 400 tấn, sản phẩm chính lúc bấy giờ là đường ngà, rượu mùi, bao đay.
Giai đọan 1969 – 1993, không ngừng mở rộng quy mô lắp đặt dây chuyền tăng năng suất
và tạo ra các sản phẩm mới. Năm 1994, nhà máy Đường Biên Hòa đổi tên thành Công ty
Đường Biên Hòa. 16/05/2001, công ty Cổ phần Đường Biên Hòa ra đời.
2.2.3

Lĩnh vực kinh doanh






Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty bao gồm:
Sản xuất đường;
Trồng cây mía;
Sản xuất và bán buôn thực phẩm khác có sử dụng đường, sản phẩm từ phụ phẩm,







phế phẩm của ngành mía đường;
Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy ngành mía đường;

Sửa chữa, lắp đặt, bảo dưỡng thiết bị ngành mía đường;
Kinh doanh bất động sản, cho thuê kho bãi;
Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp;
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ;
12


− Mua bán, đại lý, ký gửi hàng nông sản, thực phẩm công nghệ, nguyên liệu, vật tư
ngành mía đường;
− Dịch vụ ăn uống;
− Sản xuất, mua bán sản phẩm rượu các loại;
− Dịch vụ canh tác cơ giới nông nghiệp.
Chiến lược đến năm 2020

2.2.4

− Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng;
− Đầu tư mở rộng để khai thác thêm các sản phẩm thuộc chuỗi giá trị ngành đường;
− Tập trung đầu tư phát triển vùng nguyên liệu để đảm bảo sự phát triển bền vững và





3

lâu dài;
Nâng cao năng lực của hệ thống phân phối;
Khai thác và phát huy tối đa thế mạnh của thương hiệu Đường Biên Hòa;
Tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu;

Tối đa hóa giá trị gia tăng cho cổ đông;
Bảo đảm môi trường làm việc, cơ hội cho mọi nhân viên.

DIỄN BIẾN GIÁ CỔ PHIẾU TRƯỚC VÀ SAU CÔNG BỐ SÁP NHẬP

3.1 Công ty CP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh
Ngày 25 và 26.5, lần lượt Công ty CP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh
(TTCS, mã chứng khoán SBT) và Công ty CP Đường Biên Hòa (BHS, mã chứng khoán
BHS) - hai đơn vị trực thuộc Tập đoàn Thành Thành Công - tổ chức Đại hội đồng cổ
đông bất thường 2016 - 2017 nhằm thông qua chủ trương sáp nhập và phương án hoán
đổi toàn bộ cổ phiếu BHS đang lưu hành với cổ phiếu phát hành thêm của TTCS.
Theo đó, cổ đông của BHS sẽ nhận được một lượng cổ phiếu tương ứng của SBT
trên cơ sở tỷ lệ hoán đổi là 1 : 1,02 (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu BHS vào ngày chốt quyền
sẽ hoán đổi lấy 1,02 cổ phiếu SBT). Như vậy, SBT dự kiến phát hành 303,83 triệu cổ
phần để thực hiện hoán đổi 297,87 triệu cổ phần BHS. Sau khi hoán đổi, SBT trở thành
chủ sở hữu duy nhất sở hữu 100% vốn điều lệ của Đường Biên Hòa. Với việc phát hành
thêm cổ phần này, Đại hội cũng thông qua việc tăng vốn điều lệ TTCS thêm tối đa là
3.038 ti đồng, tương ứng với giá trị của số lượng cổ phần phát hành thêm.
3.1.1

Trước thời điểm công bố thông tin M&A

Số lượng cổ phiếu của SBT đang lưu hành là 253.188.268 cổ phiếu. Trong niên độ
báo cáo tài chính quý 2 năm 2016 - 2017 giá trị sổ sách của SBT là 11.600 đồng/cổ phiếu.
Trong niên độ báo cáo tài chính quý 2 năm 2016 - 2017 giá trị sổ sách của SBT là 11.600
đồng/cổ phiếu, trong khi đó giá trị sổ sách của BHS sau khi phát hành tăng vốn thành
công là 11.940 đồng/cổ phiếu.
13



Như vậy, P/B của BHS ở giai đoạn hiện tại là 1,52 lần và P/B của SBT hiện tại là
2,4 lần. Tỷ lệ hoán đổi 1:1 là khó xảy ra do sự chênh lệch lớn về P/B của hai cổ phiếu.
SBT cũng có bước tăng trưởng đáng kể khi đi từ mức 25.000 đồng/ cổ phiếu (ngày
04/04/2017) lên mức 28.000 đồng/cổ phiếu (ngày 3/5/2017) tương ứng mức tăng 12,5%
sau một tháng giao dịch, đặc biệt trong 3 phiên gần nhất. Lợi nhuận sau thuế của SBT
niên độ 2016-2017 tính từ 1/1 đến 31/3/2017 đạt hơn 83,4 tỷ đồng tăng trưởng hơn 80%
so với cùng kỳ năm trước.
Phiên giao dịch ngày 4/5, cổ phiếu này bất ngờ giảm 700 đồng từ mức giá 28.200
đồng (phiên ngày 3/5) xuống còn 27.500 đồng. Đến ngày 5/5, SBT tiếp tục lao dốc giảm
1.600 đồng (5,82%) xuống còn 25.900 đồng/cp.
Trước thời điểm cận kề sáp nhập với Mía Đường Biên Hoà (mã: BHS), giá cổ
phiếu SBT liên tục bứt phá, tăng mạnh từ mức 25.300 đồng/CP lên tới mức kỷ lục 41.600
đồng/CP ngày 3/8/2017. Tức thị giá cổ phiếu này đã “bốc hơi” tới 25,2% so với mức đinh
ngắn hạn. Khối lượng giao dịch khớp lệnh và thoả thuận lên tới 4-5 triệu cổ phiếu mỗi
phiên.
Thế nhưng, sau khi lập đinh, SBT bất ngờ “đổ đèo” lao dốc mấy phiên gần đây,
nhất là giảm sàn hai phiên liên tục hôm 7 và 8/8 vừa qua xuống còn 31.500 đồng/CP
phiên sáng nay 9/8.

Diễn biến giao dịch SBT 3 tháng qua

14


3.1.2

Sau thời điểm công bố thông tin M&A

Sau sáp nhập, vốn điều lệ của SBT sẽ tăng từ 2.532 tỷ lên 5.570 tỷ đồng, tương
đương với tổng số cổ phần lưu hành là 557 triệu cổ phiếu. Cổ phiếu SBT phát hành để

hoán đổi sẽ không bị điều chinh giá tại ngày thực hiện hoán đổi.
Chốt phiên giao dịch ngày 17/7, cổ phiếu SBT đang được giao dịch tại mức giá
38.800 đồng/cổ phiếu. Giả sử cổ phiếu SBT vẫn duy trì mức giá này đến khi hoàn tất
chuyển đổi và niêm yết bổ sung, Công ty mía đường của gia đình ông Đặng Văn Thành
được định giá lên đến 21.600, tương đương 950 triệu USD.

Theo kế hoạch, SBT sẽ có doanh số hợp nhất ước tính 8.353 tỷ đồng và thu về 540
tỷ đồng lợi nhuận sau thuế cho niên độ tài chính 2017-2018. Theo đó, Với số cổ phiếu
tính bình quân trong kỳ là 481 triệu cổ phiếu, EPS của SBT khi đó là 1.122 đồng, tăng
8% so với trước sáp nhập.

Có thể nói, ‘game’ sáp nhập giữa SBT và BHS đã làm hài lòng các nhà đầu tư rất
nhiều nhà trong năm nay. Chưa đầy 3 tháng cổ phiếu SBT đã tăng giá gần 60%, trong khi
cổ phiếu BHS cũng đã tăng gần gấp đôi kể từ thời điểm thông tin sáp nhập được hé lộ.
15


Đến nay, khoảng cách giá của BHS và SBT vẫn chưa được rút ngắn, dù tỷ lệ hoán
đổi gần bằng nhau nhưng chênh lệch đến gần 13.000 đồng/cổ phiếu. Điều đó khiến các
nhà đầu tư băn khoăn trước 2 lựa chọn. Một là bán chốt lời cổ phiếu BHS trước ngày hủy
niêm yết. Hai là nắm giữ đến ngày được giao dịch. Đâu là lựa chọn tốt nhất?
Vấn đề quyết định ở chỗ, liệu sau hơn 4 tháng nữa, giá cổ phiếu SBT trên sàn ra
sao? Điều đó cũng tùy thuộc rất lớn vào hành động của các nhà đầu tư cá nhân. Bởi cổ
đông cá nhân đang nắm giữ một lượng cổ phần lớn trong cơ cấu cổ đông của cả BHS lẫn
SBT hiện tại.
3.2 Công ty Đường Biên Hòa
3.2.1

Trước thời điểm công bố thông tin M&A


Kết thúc phiên giao dịch 3/8/2016, sau 7 tháng đầu năm cổ phiếu BHS giảm về giá
đáy tháng 1/2016 tương đương với VNindex 520 điểm. Trong suốt 7 tháng tăng trưởng
của VNIndex cổ phiếu BHS gần như không tăng, chủ yếu giao dịch đi ngang và khi thị
trường giảm mạnh thì lại giảm nhanh hơn thị trường.
BHS có các chi số tài chính được xem là tốt, giá trị sổ sách cao, là công ty có
thương hiệu trong ngành mía đường ở Việt Nam, giá cổ phiếu chưa tăng trưởng so với
các cổ phiếu mía đường khác trong xu hướng khá thuận lợi cho cổ phiếu mía đường trong
7 tháng đầu năm như: giá đường thế giới tăng, thị trường chứng khoán tăng trưởng tốt, cổ
phiếu cùng ngành tăng,
Cách giao dịch của BHS cũng rất lạ, giá cổ phiếu đi ngang rất lâu, đẩy lên bất ngờ
chi 1,2 phiên và bị bán mạnh ngay sau đó, tạo “cú lừa” cho giới phân tích kỹ thuật, đặc
biệt là phiên giao dịch 12/7/2016, BHS bị đẩy vượt 20.000 đồng/cổ phiếu, tại phiên giao
dịch này nhiều nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật đã tham gia. Tuy nhiên đây
là điểm mùa sai lầm nhất đối với BHS và giới phân tích kỹ thuật.

Đầu tháng 8/2016 CTCP Đường Biên Hòa (HOSE: BHS) vừa công bố họp
ĐHĐCĐ bất thường niên độ 2016/2017 thông qua việc chào bán cổ phiếu cho cổ đông
hiện hữu để thực hiện tăng vốn điều lệ. Mục đích: Tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực
16


tài chính, nâng cao hình ảnh và qui mô công ty, đồng thời tái cơ cấu lại nguồn vốn hiện
nay nhằm thu hút được nhiều khách hàng, đối tác lớn trong và ngoài nước, cũng như tăng
cường năng lực cạnh tranh của công ty. Tỷ lệ thực hiện: 30% (cổ đông sở hữu 100 cổ
phiếu vào ngày chốt danh sách hưởng quyền sẽ được nhận 30 cổ phiếu mới). Tổng số
lượng cổ phiếu dự kiến phát hành thêm: 38.853.359 cổ phiếu.

Nhìn vào biểu đồ thấy được xu hướng của giá cổ phiếu giảm, vào thời điểm cuối
năm 2016 mức giá đóng cửa của cổ phiếu BHS là 14200 đồng (30/12/2016)
BHS đăng ký 2% cổ phần SBT của công ty mẹ, thời gian giao dịch là 1 tháng kể từ ngày

17/12/2016 đến 15/1/2017. Đây được coi là một bước chuẩn bị sáp nhập trong tương lai –
Công ty Cổ phần đường Biên Hòa đá đăng ký bán 5,009,575 cổ phiếu Công ty Cổ phần
mía đường Thành Thành Công Tây Ninh.

Đầu năm 2017, BHS tăng trần trong ngày giao dịch không hưởng quyền phát hành
cổ phiếu thưởng - tỷ lệ phát hành cổ phiếu thưởng là 30%. Đây là động thái trong kế
hoạch tăng vốn trong đó BHS cũng phát hành thêm 129.511.198 cổ phiếu với ti lệ 1:1 tại
mức giá 10,000đ/ cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Như vậy tổng số cổ phiếu phát hành
mới là 168.364.557 cổ phiếu; tăng số lượng cổ phiếu lưu hành 2.3 lần lên 297.875.755 cổ
phiếu.
Tại thời điểm này, thị trường vẫn kỳ vọng nhiều vào việc sáp nhập giữa SBT &
BHS – SBT đã trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu thưởng tổng cộng là
58.428.309 cổ phiếu; nâng số lượng cổ phiếu lưu hành thêm 30% lên
17


253.188.268 cổ phiếu vào tháng 10/2016. Tại thời điểm cuối Q2 năm tài chính
2016/2017; BVPS của SBT là 11.626đ còn BVPS sau khi phát hành cổ phiếu của BHS là
11.944đ. Theo đó P/B của cổ phiếu SBT là 2,06 lần và của BHS là 0,92 lần. Việc sở hữu
cổ phiếu BHS có vẻ là lựa chọn hấp dẫn nhất để tham gia câu chuyện M&A sắp tới trong
ngành

Ngược lại với 6 tháng cuối năm 2016, giá cổ phiếu có những biến động tăng giảm
bất thường. Tháng 1 và 2 giá chi giao động lên xuống trong một mức nhỏ 136500 đồng –
14200 đồng. Tuy nhiên trong giai đoạn tháng 3 đến tháng 4 giá đột ngột giảm mạnh, mức
giá giảm thấp nhất là 10700 đồng (ngày 6-8/3/2017). Những ngày đầu tháng 5 giá cổ
phiếu bắt đầu có xu hướng tăng mạnh, trong khoảng thời gian này thì BHS và SBT bàn
phương án sáp nhập vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6, đây cũng có thể là một lý do kiến
giá cổ phiếu tăng.
3.2.2


Sau thời điểm công bố thông tin M&A

Ngày 07/06, cả CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (HOSE: SBT) và
CTCP Đường Biên Hòa (HOSE: BHS) cùng thông qua hợp đồng sáp nhập. Theo đó, SBT
sẽ phát hành gần 304 triệu cp để hoán đổi toàn bộ cổ phần của BHS đang lưu hành với tỷ
lệ 1:1.02 (cổ đông sở hữu 1 cp BHS sẽ hoán đổi lấy 1,02 cp SBT). Số lượng cổ phần
BHS được hoán đổi dự kiến hơn 297 triệu cổ phiếu.
Khi thông tin về thương vụ sáp nhập hai doanh nghiệp mía đường có quy
mô lớn (CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh - SBT và CTCP Đường Biên
Hòa - BHS) được công bố, thị giá cả 2 cổ phiếu đều có mức tăng trưởng ấn tượng sau
thời gian ngắn, mang lại nhiều tín hiệu lạc quan cho các nhà đầu tư… Theo quyết định về
việc hủy niêm yết của Công ty Cổ phần đường Biên Hòa vào ngày 25/7/2017 sẽ chính
thức có hiệu lực vào ngày 30/8/2017, nhận thấy ràng càng sát ngày BHS hủy niêm yết,
nghĩa là cái đích M&A càng gần, thì thị giá cổ phiếu SBT sụt giảm do nhiều nhận định
khác nhau.
“Game sáp nhập” khiến nhiều nhà đầu tư có một “mùa mía ngọt” khi vào trúng sóng tăng
và nếu chốt lãi ở thời điểm này. Phiên 18/7, giá cổ phiếu này đã quay đầu giảm
mạnh. BHS giảm sàn 6,95% tương ứng mất 1.800 đồng xuống còn 24.100 đồng/cổ
phiếu. Khối lượng giao dịch lên tới 5,6 triệu cổ phiếu.
18


Ngày 26/7/2017, mức giá đạt cao nhất trong khoảng thời gian này, giá đóng cửa
tăng lên đến 25500 đồng. Sau phiên giao dịch này, giá cổ phiếu bắt đầu giảm cho tới này
hôm nay chi còn 20300 đồng (8/8/2017)
4

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ DỰA VÀO THÔNG TIN M&A


4.1 Lợi ích cho công ty mẹ SBT
Sau sáp nhập, quy mô của SBT sẽ tăng mạnh với hơn 5.570 ti đồng vốn điều lệ,
tổng tài sản 15.900 ti đồng, trở thành công ty mía đường có quy mô lớn nhất Việt Nam.
Đây cũng là cơ sở để SBT đáp ứng các điều kiện tiên quyết về tiêu chí “vốn hóa”, tiệm
cận kế hoạch niêm yết tại thị trường quốc tế Singapore, vốn đang được triển khai.
Ngoài ra, bức tranh kinh doanh của SBT cũng sẽ khác. Vì thế, mục tiêu doanh thu,
lợi nhuận của SBT năm 2017 sẽ không dừng ở các con số như đã được cổ đông thông qua.
Mục tiêu này sẽ gộp với phần kinh doanh của BHS và ước đạt 8.600 ti đồng về doanh thu,
323 ti đồng về lợi nhuận trước thuế.
Sau sáp nhập thành công, BHS ước sẽ đóng góp hơn 50% tổng doanh thu và
khoảng một nửa lợi nhuận cho SBT. Đó là chưa nói đến những lợi thế khác như lợi thế về
kênh phân phối và công nghệ chế biến. BHS có hệ thống bán hàng hoàn chinh so với các
công ty cùng ngành và hiện diện trên khắp cả nước, với hơn 100 doanh nghiệp sử dụng
đường của BHS làm nguyên liệu đầu vào và 130 nhà phân phối, đại lý, siêu thị trực tiếp
bán si, bán lẻ trên thị trường tiêu dùng. BHS cũng đã xuất khẩu đường sang các nước
ASEAN, Trung Quốc và Iraq. Sau sáp nhập thành công, SBT có thể tận dụng được kênh
phân phối này.
Cộng hưởng từ thế mạnh của BHS: SBT cũng có thể tăng cường sức mạnh khi
thâu tóm BHS do BHS là công ty Việt Nam duy nhất sở hữu công nghệ chế biến đường
của Nhật và có khả năng sản xuất chuỗi sản phẩm đa dạng (đường công nghiệp, đường ký,
đường phèn, đường ăn kiêng, đường bổ sung vitamin, đường que, đường làm bánh…). Các
sản phẩm của BHS tuy có giá bán cao hơn nhưng vẫn được khách hàng chấp nhận nhờ
chất lượng và thương hiệu lâu năm.

19


4.2 Đối với công ty con BHS
Đối với BHS, trở thành công ty con của SBT cũng là cách để Công ty tránh đối
đầu với đường nhập từ Thái Lan. Hiện tại, đường Thái Lan đã vào Việt Nam theo nhiều

cách, với sản lượng trung bình 400.000-500.000 tấn/năm, bán theo giá rẻ hơn 30-40% so
với đường của Việt Nam. Tình trạng này đã đẩy nhiều doanh nghiệp đường Việt Nam vào
chỗ khốn đốn. Các thương vụ sáp nhập xảy ra, như BHS thâu tóm Đương Ninh Hòa
(NHS) và Đường Phan Rang, SBT thâu tóm Đường Gia Lai (SEC)… cũng bởi duyên cớ
này. Sắp tới, theo lộ trình mở cửa hội nhập, từ năm 2018, đường Thái Lan và các nước sẽ
còn ồ ạt tràn vào Việt Nam, với mức thuế thấp (chi 5%). Nghĩa là cạnh tranh với đường
ngoại nhập sẽ càng khốc liệt. Như vậy việc sáp nhập với SBT là cách tốt nhất để BHS
tránh những rủi ro khó khăn này.
4.3 Đối với nhà đầu tư
Việc sáp nhập BHS thành công sẽ giúp SBT là công ty có vị thế lớn nhất trong
ngành mía đường, từ thị phần đến quy mô diện tích trồng mía cũng như quy mô vốn hóa
thị trường. Lợi thế này hứa hẹn giúp SBT nâng cao năng lực tài chính, uy thế khi cạnh
tranh với đường nhập khẩu và thực hiện tiếp các tham vọng của mình.
Đến nay, khoảng cách giá của BHS và SBT đang dần được rút ngắn, với mức giá
25.000 đồng và 38.000 đồng/cổ phiếu… dường như các nhà đầu tư đều quan tâm sao tỷ
lệ hoán đổi gần như tương đồng nhưng có mức chênh lệch này. Quan sát thấy khối lượng
cổ phiếu BHS giao dịch hàng ngày tương đối cao, bình quân 3 đến 5 triệu cổ phiếu/ngày,
20


sự quan tâm càng lớn thì BHS càng được giao dịch với vệc sử dụng đòn bẩy tài chính từ
các nhà các nhà đầu tư.
Như vậy, triển khai thành công M&A với BHS được đánh giá là động thái nhất cử
lưỡng tiện, dọn đường hoàn hảo để SBT thực hiện 2 chiến lược sắp tới: hạ giá thành sản
xuất và chiếm lĩnh thị trường nội địa.
Có thể thấy, việc cộng hưởng toàn diện các giá trị từ quy mô, thị phần, thương
hiệu… thể hiện bước đi chủ động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành đường
và từng bước tiệm cận các tiêu chí của sân chơi lớn thế giới. Đến nay, mối quan tâm khác
cũng đang đổ dồn vào cổ phiếu BHS, trong ngắn hạn, thị giá BHS đang chờ đợi diễn biến
từ việc niêm yết bổ sung 168 triệu cổ phiếu do phát hành thêm.

Tuy nhiên, đây cũng chính là cơ hội hấp dẫn đối với các nhà đầu tư khi nhận thấy
tiềm năng tăng trưởng của cổ phiếu này sau hoàn tất sáp nhập với SBT… Nếu chưa tính
sức bật sau M&A, mà chi so sánh tương quan thị giá BHS so với SBT tại thời điểm hiện
nay, thì với ti lệ hoán đổi như đã được công bố, mức lợi nhuận từ việc đầu tư và nắm giữ
cổ phiếu BHS trong vòng vài tháng tới… hoàn toàn là một “mức giá rất hời”.
Sức hấp dẫn của 2 cổ phiếu mía đường khi về một mối không chi nằm ở game sáp
nhập mà còn nằm ở tham vọng của đế chế mía đường Thành Thành Công. Tập đoàn này
trước đó đã mua lại nhà máy mía đường của Hoàng Anh Gia Lai với công suất đạt hơn 1
triệu tấn mỗi năm, vùng nguyên liệu hơn 6.000 hect ta ngay cạnh nhà máy.
Hiện tại thị phần của Thành Thành Công chiếm hơn 30% cả nước, sau khi sáp
nhập BHS và SBT và mua lại mảng mía đường của HAG thì Tập đoàn Thành Thành
Công dự kiến sẽ tăng diện tích vùng nguyên liệu lên 20.000 héc ta và 6.000 héc ta mía tại
Lào. Như vậy, với các lợi thế về nguồn nguyên liệu, công nghệ… thì việc cạnh tranh với
các nước sản xuất mía đường trong khu vực không còn là vấn đề.
Thành Thành Công cũng đã tuyên bố sẽ niêm yết trên sàn chứng khoán Singapore.
Việc niêm yết trên thị trường chứng khoán Singapore phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt
khe như vốn hóa, doanh thu, lợi nhuận tối thiểu và tiêu chuẩn tài chính quốc tế. Cho đến
nay, chưa có doanh nghiệp Việt Nam nào thực hiện được mục tiêu này.

21


Nguồn tham khảo:

/>









22



×