Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nước cho học sinh lớp 12 THPT lang chánh qua (mục 3 bài 14 sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên địa lí 12, chương trình cơ bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (935.82 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC CHO
HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH
(Qua mục 3 – Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên,
Sách giáo khoa Địa lí 12, chương trình cơ bản)

Người thực hiện: Trịnh Thị Vinh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: môn Địa


THANH HÓA NĂM 2017

MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................2
...............................................................................................................................3
1. MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài...............................................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................2

2. NỘI DUNG.......................................................................................................2


2.1. Cơ sở lí luận......................................................................................................................................2

2.1.1. Khái niệm môi trường và ô nhiễm môi trường nước..................................2
2.1.2. Vai trò của môi trường nước đối với đời sống con người...........................3
2.1.3. Thực trạng ô nhiễm nước trên thế giới........................................................4
2.1.4. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước..................................................................5
2.1.5. Hậu quả........................................................................................................6
2.2. Thực trạng vấn đề............................................................................................................................7

2.2.1. Thuận lợi:....................................................................................................7
2.2.2. Khó khăn.....................................................................................................7
2.3. Các giải pháp ...................................................................................................................................8

2.3.1. Biện pháp 1: GV tổ chức cho HS tìm hiều về biểu hiện, nguyên nhân, thực
trạng và hậu quả của ô nhiễm nước.......................................................................9
2.3.2. Biện pháp 2: Nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường nước cho
học sinh................................................................................................................11
2.3.3. Biện pháp 3: GV tổ chức trò chơi ô chữ. Qua đó lồng ghép nội dung giáo
dục bảo vệ môi trường nước cho HS...................................................................13
2.4. Kết quả của sáng kiến kinh nghiệm...............................................................................................14

2.4.1. Đối với bản thân tác giả.............................................................................14
2.4.2. Đối với học sinh........................................................................................14
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................16
3.1. Kết luận...........................................................................................................................................16
3.2. Kiến nghị.........................................................................................................................................16

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO




1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết nước đóng vai trò thiết yếu vô cùng quan trọng
không chỉ đối với con người mà đối với cả mọi sinh vật trên Trái Đất. Nước cần
cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và toàn bộ các mặt
khác của cuộc sống. Nói đến vai trò quan trọng của nước không ai có thể phủ
nhận. Thế nhưng điều đáng buồn là hàng ngày trên thế giới các vấn đề có liên
quan tới nước như “ Thiếu nước sạch toàn cầu – hiểm họa giết chết hàng triệu
người”, “4000 trẻ em chết vì thiếu nước sạch mỗi ngày”, “mỗi năm 1,8 triệu trẻ
em chết vì thiếu nước sạch”…. vẫn diễn ra [4]. Thậm chí ở Việt Nam tình trạng
này cũng không hề hiếm và vẫn đang đe dọa tới cuộc sống hàng ngày của người
dân như “hơn nửa triệu người Miền Tây thiếu nước ngọt”, “Hà Nội – những
dòng sông chết: Sông Tô Lịch nhuộm màu ô nhiễm”, “xâm nhập mặn ở Đồng
bằng Sông Cửu Long”…..[4] Trước hiểm họa khôn lường như vậy nhưng nhiều
người vẫn thờ ơ và ngang nhiên sử dụng nước một cách lãng phí hoặc không
biết bảo vệ tài nguyên nước mặc cho cả nhân loại đang nêu cao tinh thần bảo vệ
môi trường. Các hành động như vứt rác bữa bãi xuống ao, hồ, sông, suối,… hay
thải nước thải trực tiếp ra môi trường nước vẫn diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi
và gần như trở thành thói quen của nhiều người, nhiều học sinh.
Bản thân là một giáo viên, tôi thực sự cảm thấy buồn và hoang mang khi
quê hương Yên Định của mình xảy ra sự kiện “Nhà máy thuốc sâu chôn chất
độc xuống lòng đất làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đất, nước”.
Ngay cả địa phương Lang Chánh nơi tôi công tác hiện tượng ô nhiễm nước diễn
ra cũng khá nghiêm trọng như vụ việc nước thải ô nhiễm làm cá chết hàng loạt
trên sông Âm. Đáng lo ngại hơn khi bản thân vô tình nghe được một câu
chuyện buồn của bác nông dân chăn nuôi lợn phải vứt bỏ cả một con lợn nặng
60 – 70 kg bị nhiễm bệnh xuống cả sông Âm thay vì chôn cất nó để tránh dịch
bệnh lây lan.

Trước thực trạng như trên vậy nhưng nhiều học sinh vẫn tỏ thái độ thờ ơ
cho rằng việc vứt rác bẩn xuống nước là điều đương nhiên, là việc vốn đã làm
từ xưa nay. Nhiều em chưa thực sự hiểu rõ về vai trò của nước và hậu quả của ô
nhiễm nước. Tuy nhiên để thay đổi thói quen và nhận thức đó là cả một quá
trình lâu dài, cần có sự góp sức và chung tay của toàn nhân loại. Trong đó việc
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nước cho học sinh luôn là nhiêm vụ quan
trọng hàng đầu.
Hiện nay ở các nhà trường công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho học sinh rất được chú trọng. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian nên nội
dung giáo dục môi trường còn sơ sài, thường chỉ được lồng ghép trong các môn
học mà chưa đi sâu vào từng loại môi trường cụ thể. Đây cũng là lí do để tôi
1


quyết định lựa chọn đề tài: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nước cho học
sinh lớp 12 Trường THPT Lang Chánh (Qua mục 3 - bài 14 “ Sử dụng và bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên, Sách giáo khoa Địa lí 12, chương trình cơ bản)
1.2. Mục đích nghiên cứu
Giúp học sinh nâng cao hiểu biết về vấn đề ô nhiễm môi trường nước như
ô nhiễm nước là gì, nguyên nhân, biểu hiện, thực trạng và hậu quả của ô nhiễm
nước.
Đề tài cũng giúp học sinh nhận thức đúng đắn về các hành động của con
người trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước. Từ đó giúp các em biết cách sử
dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên nước.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà đề tài hướng tới là các học sinh khối 12 thuộc 3 lớp 12A1,
12A2, 12A6 do bản thân tôi trực tiếp đứng lớp giảng dạy.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
Để nghiên cứu đề tài này bản thân tôi đã tham khảo nhiều nguồn kiến thức khác

nhau từ Internet, và các tài liệu của nhiều tác giả
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
Đề tài có khảo sát một số mẫu nước tại khu vực nhà máy sản xuất giấy Bãi Bùi –
Lang Chánh, khu vực sông Âm và một số kênh rãnh nơi các hộ gia đình thải
nước thải.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Đây là phương pháp được áp dụng trong việc thống kê ý thức bảo vệ môi trường
nước của học sinh lớp 12 THPT Lang Chánh.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Khái niệm môi trường và ô nhiễm môi trường nước
* Môi trường là gì?
Tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam ngày 29 tháng 11
năm 2005 quy định: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân
tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát
triển của con người và sinh vật”.[3]
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học,
sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động
của con người. Ðó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực
vật, đất, nước...
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Ðó là
những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như:
2


Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ
tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,...
Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả
các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống,

như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo...
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và
phát triển.
* Ô nhiễm môi trường là gì?
Theo Tổ chức Y tế thế giới: “Ô nhiễm môi trường được hiểu là việc
chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây
hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất
lượng môi trường”.[4]
Theo khoản 6 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005: “Ô nhiễm môi
trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu
chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”.
* Ô nhiễm môi trường nước là gì?
Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự biến
đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và
gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, cho động vật nuôi
và các loài hoang dã."[3]
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá
học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng
sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm
nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước
rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm.
Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi các loại hoá chất độc hại, các loại vi khuẩn
gây bệnh, virut, kí sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như chất
thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất, các loại rác thải của các bệnh viện,
các loại rác thải sinh hoạt bình thường của con người hay hoá chất, thuốc trừ
sâu, phân bón hữu cơ... sử dụng trong sản xuất nông nghiệp được đẩy ra các ao,
hồ, sông, suối hoặc ngấm xuống nước dưới đất mà không qua xử lí hoặc với
khối lượng quá lớn vượt quá khả năng tự điều chỉnh và tự làm sạch của các loại

ao, hồ, sông, suối.
2.1.2. Vai trò của môi trường nước đối với đời sống con người
Hàng ngày chúng ta tiếp xúc với nước và sử dụng nước cho những mục
đích khác nhau nhưng có lẽ không phải ai cũng hiểu được hết tầm quan trọng,

3


cũng như vai trò của nước đối với sự sống con người nói riêng và sự sống trên
hành tinh nói chung. Vậy nước có những vai trò quan trọng như thế nào?
* Nước đối với cơ thể người và động vật
Đối với cơ thể con người nước chiếm 70% ở lúc sơ sinh và giảm xuống
còn 60% khi trưởng thành,85% khối lượng bộ não được cấu tạo từ nước. Trong
cơ thể nước đóng vai trò là dung môi cho những phản ứng hóa học trong cơ thể
xảy ra. Nước vận chuyển những nguyên tố dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể. Điều
hòa thân nhiệt bằng tuyến mồ hôi…
Con người vẫn có thể sống sót nếu nhịn ăn 2 tháng, nhưng không thể tồn
tại được nếu thiếu nước khoảng 3-4 ngày. Nếu cơ thể mất đi 2% lượng nước thì
khả năng làm việc sẽ giảm đi 20%. Nếu mất đi 10% lượng nước thì cơ thể sẽ tự
đầu độc và nếu mất 21% lượng nước sẽ dẫn đến tử vong. Do đó cơ thể luôn cần
phải được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để đảm bảo sự hoạt động ổn định
của mình. Nhưng việc uống nhiều nước quá cũng không phải là tốt vì khi đó
thận sẽ phải làm việc quá tải và nếu tình trạng diễn ra trong một thời gian dài sẽ
dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Với động vật như chó, mèo thì nước cũng chiếm một vài trò quan trọng để
duy trì sự sống như: Tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn, vận chuyển vật
chất….
* Nước đối với cuộc sống hàng ngày
Chắc hẳn cuộc sống của chúng ta sẽ bị đảo lộn rất nhiều nếu bị mất nước
trong một thời gian. Đa số hoạt động sinh hoạt hàng ngày của chúng ta đều gắn

liền với nước. Từ việc nấu nướng, tắm giặt, vệ sinh đều cần đến nước. Hãy
tưởng tượng xem một ngày nào đó lượng nước không đủ dùng cho mỗi người
hoặc nước không còn được sạch nữa thì cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao nhỉ?
* Nước đối với trái đất
Đối với đa số nước tồn tại trên hành tinh là một điều hiển nhiên bởi vì nó
cần thiết cho hoạt động sống của tất cả các sinh vật. Nhưng ngoài ra nước trên
hành tinh còn có một nhiệm vụ khác rất quan trọng đó là điều hòa nhiệt độ của
trái đất. Bởi nước là một chất lỏng có nhiệt dung riêng rất lớn vào khoảng
4200j/kg.K. Tức là để đun nóng 1 kg nước lên 1 độ thì phải cần phải cung cấp
4200J. Do đó năng lượng mặt trời chiếu đến hành tinh của chúng ta là rất lớn
nhưng nhiệt độ của trái đất luôn được duy trì để đảm bảo sự sống.
2.1.3. Thực trạng ô nhiễm nước trên thế giới
Rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng nước chiếm 3/4 diện tích trái đất
cơ mà. Sao chúng ta lại phải lo thiếu nước? Nhưng các bạn có biết rằng 3/4 hay
75% nước đó lại chứa tới 97% là nước mặn ở các đại dương, cái mà chúng ta
không thể sử dụng được cho những mục đích hàng ngày được. Đó là chưa kể
đến 99.7% trong số 3% nước ngọt lại tồn tại ở dạng băng đá và tuyết. Vậy chỉ
4


còn 0.3% trong tổng số 3/4 kia là nước ngọt mà chúng ta có thể sử dụng cho
mục đích sinh hoạt của mình được. Quá là ít phải không nào?
Mặc dù lượng nước ngọt ít là vậy nhưng hàng ngày chúng ta vẫn đang luôn làm
cho nó ít hơn bằng sự vô tâm trong cách sử dụng nước một cách hoang phí và
làm ô nhiễm nguồn nước.
Hiện nay công nghiệp phát triển kéo theo đó là việc thải ra môi trường
một lượng lớn nước thải. Nếu lượng nước thải này không được xử lý một cách
bài bản thì việc ô nhiễm nguồn nước là điều khó tránh khỏi. Báo chí đã phanh
phui rất nhiều những doanh nghiệp vì không muốn bỏ ra một số tiền lớn xử lý
nước thải đã cố tình che dấu việc thải trực tiếp nước sau sản xuất ra tự nhiên.

Điều này sẽ dẫn đến việc ô nhiễm nguồn nước xung quanh và trực tiếp ảnh
hưởng đến sức khỏe của người dân xung quanh đó.
2.1.4. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước
Có 2 nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước là ô nhiễm tự nhiên và ô
nhiễm nhân tạo
* Ô nhiễm tự nhiên
Là do mưa,tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động
sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị
vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó
ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng
lớn. Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ
trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác và
cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ. Nước lụt có thể bị ô
nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc
hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ nghệ bị
lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất. Ô nhiễm nước do các yếu tố tự
nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,...) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không
thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng
nước toàn cầu.
* Ô nhiễm nhân tạo
Từ sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt (domestic wastewater): là nước thải phát sinh từ các
hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong
quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải
sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu
mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống
và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải
của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì
lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.
5



* Từ các chất thải công nghiệp
Nước thải công nghiệp (industrial wastewater): là nước thải từ các cơ sở
sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước
thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần
cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Ví dụ:
nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất
hữu cơ; nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn có các
kim loại nặng, sulfua. Ngoài các nguồn gây ô nhiễm chính như trên thì còn có
các nguồn gây ô nhiếm nước khác như từ y tế hay từ các hoạt động sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp của con người…
Có một thực tế đang diễn ra là, cuộc sống ngày càng hiện đại, phát triển,
đời sống vật chất của người dân ít nhiều được cải thiện thì tình trạng ô nhiễm
môi trường lại có những diễn biến phức tạp. Ở nông thôn cũng như thành thị,
miền núi cũng như miền biển, nước và không khí đều bị đe dọa về sự ô nhiễm.
Theo các nguồn tài liệu của các tổ chức bảo vệ môi trường, ở nước ta, 70% các
dòng sông, 45% vùng ngập nước, 40% bãi biển đã bị ô nhiễm, huỷ hoại về môi
trường [1]
* Do sử dụng các hóa chất, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp quá mức
Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa
không qua xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp
khác: thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất
hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt.
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật gấp ba lần liều khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân còn sử
dụng cả các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Aldrin, Thiodol, Monitor... Trong
quá trình bón phân, phun xịt thuốc, người nông dân không hề trang bị bảo hộ lao
động.
Hiện nay việc sử dụng phân hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật tràn lan

trong nông nghiệp làm cho nguồn nước cũng bị ảnh hưởng. Lượng hóa chất tồn
dư sẽ ngấm xuống các tầng nước ngầm gây ảnh hưởng tới chất lượng nước.
2.1.5. Hậu quả
Khi nước bị ô nhiễm nhất là bị nhiễm các kim loại nặng sẽ gây độc cho
con người, gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột biến. Đặc biệt đau
lòng hơn là nó là nguyên nhân gây nên những làng ung thư.
Nếu nước bị nhiễm các chất hữu cơ tổng hợp bao gồm các chất nhiên
liệu,chất màu, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, các phụ gia trong
dược phẩm thực phẩm thường độc và có độ gây ô nhiễm môi trường mạnh, gây
ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.

6


Hay vi khuẩn có hại trong nước bị ô nhiễm có từ chất thải sinh hoạt của
con người, động vật có thể gây ra bệnh tả, thương hàn và bại liệt. Dĩ nhiên khi
nước bị ô nhiễm thì các sinh vật sinh sống trong môi trường nước cũng sẽ bị
chết hoặc bị biến đổi gen. Nếu con người sử dụng các động vật này thì đương
nhiên con người cũng sẽ bị mắc bệnh
Nguy hiểm hơn con người sẽ không có nước sạch để sử dụng. Theo như
dự đoán của những nhà phân tích thì trong tương lai nước sạch sẽ là một nguồn
tài nguyên quý hiếm không khác gì dầu mỏ ở những thập kỷ trước và thậm trí
nước còn có tầm quan trọng hơn rất nhiều. Dầu mỏ có thể được thay thế bằng
khí đốt và những nguồn nhiên liệu khác. Nhưng nước thì không. Sẽ không khó
tưởng tượng ra viễn cảnh xung đột giữa những quốc gia xung quanh việc chiếm
hữu nguồn nước sinh hoạt. Thực tế thì nhu cầu nước đã tăng 6 lần so với 70 năm
qua. Do dân số gia tăng, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu sẽ mất đi
khoảng 1/3 nguồn nước sử dụng trong 20 năm tới; sẽ có khoảng 2/3 dân số thế
giới thiếu nước sạch trong 25 năm tới. Hàng năm, có khoảng 3-5 triệu người
chết vì các bệnh có liên quan đến nước.

2.2. Thực trạng vấn đề
2.2.1. Thuận lợi:
Xuất phát từ vai trò quan trọng của môi trường và thực trạng ô nhiễm môi
trường đang diễn ra gay gắt ở nhiều nơi nên Nhà nước ta rất coi trọng việc giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân ( bao gồm cả học sinh). Vì vậy học
sinh bước đầu đã được giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua nhiều phương tiện
truyền thông đại chúng như sách vở, báo chí, ti vi... [2]
Bản thân trường THPT Lang Chánh nơi tôi đang công tác cũng thường
xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
nước cho các em như “Cuộc thi vẽ tranh về môi trường”, hay tổ chức các buổi
tuyên truyền về môi trường qua các tiết sinh hoạt, tiết chào cờ…
Ngay trong chương trình học ở các cấp học sinh cũng đã được tiếp cận
với các vấn đề về môi trường. Đặc biệt ở bộ môn Địa lí vấn đề này cũng đã được
thể hiện ở nhiều bài học như lớp 10 có chương X: Môi trường và sự phát triển
bền vững, lớp 11 có bài 3 : Một số vấn đề mang tính toàn cầu, lớp 12 có chương
2: Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên. Đây là thuận lợi để giáo viên có thể
lồng ghép vào các bài học nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học
sinh. Vì vậy nhiều học sinh có ý thức tốt trong bảo vệ môi trường nước.
2.2.2. Khó khăn
Tuy nhiên việc nâng cao hiểu biết và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
nước cho học sinh trong trường phổ thông cũng có những khó khăn nhất định.
Hiện nay, vấn đề giáo dục ý thức, trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường
trong các nhà trường chưa được chú trọng đúng mức, bảo vệ môi trường chưa
7


được xem là một môn học ở các cấp học phổ thông, ngoại trừ một số trường đại
học, cao đẳng có môn học chuyên ngành về môi trường. Bộ môn này mới chỉ
được lồng ghép trong các môn sinh học, giáo dục công dân, địa lý và một số tiết
học ngoại khóa. Nhưng do thời gian dành cho các chương, các bài học có giới

hạn nên các nội dung về môi trường còn sơ sài chưa cụ thể. Đa số đều nêu lên
thực trạng chung về vấn đề môi trường mà chưa có nội dung đào sâu về từng
loại môi trường nói riêng. Dẫn tới nhận thức về vấn đề ô nhiễm môi trường nước
còn sơ sài.
Một số cuộc thi bảo vệ môi trường đã được tổ chức trong trường học,
song nhìn chung, vẫn còn mang nặng tính hình thức. Do vậy ý thức bảo vệ môi
trường vì thế chưa hình thành rõ nét trong tầng lớp học sinh.
Ngay cả gia đình của các em đa phần có bố mẹ đều là những người nông
dân, thuộc dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn nên nhận
thức từ các bậc cha mẹ về vấn đề môi trường còn lạc hậu và chưa quan tâm đúng
mức. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của bản thân học sinh.
Trong tư tưởng của nhiều học sinh còn nghĩ rằng việc ô nhiễm môi trường nước
chỉ xảy ra ở một nơi nào đó rất xa xôi như ở nước ngoài hay ở các thành phố có
nhiều nhà máy công nghiệp chứ không phải là nơi miền quê nông thôn các em
đang sinh sống. Dẫn tới nhiều học sinh có thái độ bàng quan và thờ ơ đối với
việc bảo vệ môi trường. Đây cũng là lí do để nhiều học sinh còn có các hành
động đáng lên án như vứt rác bừa bãi vào ao, hồ, sông , suối.... sử dụng nước
một cách lãng phí chưa tiết kiệm nước....
Trong cuộc sống, nhiều học sinh chưa được sử dụng nguồn nước sạch
đúng nghĩa. Bởi vì khu vực gia đình các em sinh sống là ở nông thôn, nơi mà
trình độ dân trí còn thấp và chưa được đầu tư đồng đều, đúng mức cho hệ thống
cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt. Bà con thường sử dụng trực tiếp từ nguồn
nước giếng đào, thậm chí vào mùa khô còn sử dụng nước mặt (ao hồ, sông
suối…) cho nhu cầu nước sinh hoạt. Các bể lọc thường được đầu tư sơ sài, mang
tính tự phát, lọc bằng bể cát là chủ yếu. Với phương pháp này chỉ phần nào lọc
bỏ được những kim loại nặng còn các độc tố khác, các vi rút và vi khuẩn thì
không hề được loại bỏ.
2.3. Các giải pháp .
Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên gồm 3 nội dung chính:
Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và sử

dụng và bảo vệ các tài nguyên khác. Ở nội dung 1 và 2 chương trình sách giáo
khoa đã chỉ rõ thực trạng suy giảm tài nguyên rừng, đa dạng sinh học và tài
nguyên đất. Đồng thời cũng chỉ rõ biện pháp cần bảo vệ các loại tài nguyên này.
Tuy nhiên ở nội dung 3 – các tài nguyên khác chương trình có đề cập tới tài
nguyên nước, tài nguyên du lịch và tài nguyên khoáng sản nhưng với nội dung
8


còn sơ sài và ngắn gọn. Vì vậy để học sinh hiểu sâu hơn về thực trạng tài nguyên
nước bản thân tôi tiến hành lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nước
cho học sinh qua mục 3 – Sử dụng và bảo vệ tài nguyên khác. Các biện pháp bản
thân đã ứng dụng trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nước cho học
sinh bao gồm:
2.3.1. Biện pháp 1: GV tổ chức cho HS tìm hiều về biểu hiện, nguyên nhân,
thực trạng và hậu quả của ô nhiễm nước.
Mục đích của hoạt động này chủ yếu là cung cấp các kiến thức lí thuyết
cơ bản nhất cho học sinh về các vấn đề như biểu hiện, nguyên nhân, thực trạng
và hậu quả của ô nhiễm nước. Do đây là nội dung kiến thức lồng ghép không
được thể hiện rõ trong chương trình sách giáo khoa nên học sinh sẽ khó khăn
hơn trong việc tiếp cận tri thức. Vì vậy để hoạt động này diễn ra không bị nhàm
chán dễ gây hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên cần chuẩn bị các phương
tiện dạy học đầy đủ như máy chiếu, các mẫu nước sạch và nước bẩn, các hình
ảnh thực tế để các em có cái nhìn trực quan. Hoạt động này được tiến hành cụ
thể như sau:
Đầu tiên giáo viên chuẩn bị sẵn 2 mẫu nước: 1 mẫu nước sạch và 1 mẫu
nước bẩn đựng trong 2 chai khác nhau. Giáo viên cho học sinh quan sát và đến
từng bàn học sinh cho các em ngửi mùi trực tiếp. Sau đó giáo viên có thể hình
thành khái niệm ban đầu về ô nhiễm nước cho học sinh thông qua việc đặt câu
hỏi như theo em đâu là nguồn nước đã bị ô nhiễm? Vậy ô nhiễm nước là gì?
Giáo viên có thể hỏi học sinh những câu hỏi tiếp theo như theo em nguyên nhân

gây ô nhiễm nước là gì? Để gợi ý cho học sinh giáo viên có thể cho các em quan
sát các hình ảnh nổi bật gây ô nhiễm môi trường nước như lũ lụt, bão làm nước
bị ô nhiễm, hay nước thải từ các nhà máy công nghiệp, rác thải sinh
hoạt….Thực tế cho thấy rằng bản thân học sinh cảm thấy rất thích thú khi được
quan sát các mẫu vật trực tiếp và quan sát các hình ảnh thực tế. Lúc này qua các
câu hỏi dẫn dắt, gợi ý của giáo viên học sinh dễ dàng nhận biết được biểu hiện
và nguyên nhân gây ô nhiễm nước.
Nắm bắt được tâm lí thích xem tranh ảnh, vi deo của học sinh, giáo viên
tiếp tục cho học sinh quan sát các hình ảnh thực tế về ô nhiễm nước trên thế
giới, ô nhiễm nước ở Việt Nam và ô nhiễm nước tại địa phương. Khi chọn hình
ảnh nguồn nước địa phương bị ô nhiễm bản thân tôi đã chọn hình ảnh nước thải
của các nhà máy sản xuất giấy tại Lang Chánh và hình ảnh cá chết hàng loạt trên
sông Âm – sự kiện nóng trong năm tại địa phương. Chứng kiến các hình ảnh này
đa số các em đều nhận thức được rằng tình trạng ô nhiễm nước đang diễn ra
hàng ngày, hàng giờ và diễn ra tại nhiều nơi kể cả môi trường nơi các em đang
sinh sống.

9


Nước trên Sông Âm đổi màu đen, đục, cá chết hàng loạt
Để giúp các học sinh hiểu rõ hơn về thực trạng ô nhiễm nước bản thân tôi
tiếp tục đưa ra các con số cụ thể về tình trạng ô nhiễm nước tại Việt Nam. Hiện
nay theo các nguồn tài liệu của các tổ chức bảo vệ môi trường, ở nước ta, 70%
các dòng sông, 45% vùng ngập nước, 40% bãi biển đã bị ô nhiễm, huỷ hoại về
môi trường. Đây là một con số đáng báo động về tình trạng ô nhiễm môi trường
nước. Và đương nhiên khi nguồn nước bị ô nhiễm sẽ đặt con người vào nhiều
mối đe dọa. Đến đây bản thân tôi tiến hành cho các em tự thảo luận tìm ra hậu
quả của ô nhiễm nguồn nước. Kết quả cho thấy rằng đa số các em đều chỉ ra
được những hậu quả khôn lường khi nguồn nước bị ô nhiễm. Để tổng kết lại

phần này bản thân tôi lựa chọn một bức thư “ Cuộc sống năm 2070” của cựu
tổng thống Ấn Độ, tiến sĩ A.P.J Abdul Kalam đọc cho cả lớp nghe giúp các em
hình dung ra được cuộc sống sẽ khó khăn như thế nào nếu như không có nước
sạch.
Bức thư “ Cuộc sống năm 2070”
"Hiện, chúng tôi sống vào năm 2070. Tôi vừa mừng sinh nhật lần thứ 50,
thế mà trông như ông cụ 85 tuổi. Hiện giờ tôi đã là người lớn tuổi nhất ở đây.
Tôi vẫn còn nhớ về khoảng thời gian khi mới lên 5 tuổi, mọi thứ đều rất khác
với hiện nay. Trước đây phụ nữ thường tự hào về mái tóc mềm mại và suôn
thẳng của mình. Thế mà bây giờ, mọi cô gái đều phải cạo trọc đầu để giữ vệ sinh
khi không còn nước gội rửa. Trước đây cha tôi từng xịt rửa xe hơi bằng những
luồng nước ào ạt tuôn ra từ chiếc ống dẫn, nay thì ….
Thời ấy, tôi còn nhớ nhiều nơi đã treo tấm bảng cảnh cáo: “Đừng lãng phí
nước”. Nhưng chẳng ai để ý cả. Mọi người cứ nghĩ rằng nước không bao giờ
cạn. Khu vực xung quanh nơi chúng tôi ở đã biến thành sa mạc nóng bỏng bát
ngát. Các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa, ung thư da và chứng rối loạn đường
tiểu đang trở thành nguyên nhân chính gây chết người. Điều đáng sợ nhất là có
rất nhiều trường hợp bị giết để cướp nước uống nơi các con đường vắng vẻ ở
ngoại ô thành phố. Tất cả thức ăn mà chúng tôi dùng hàng ngày đều được tổng
hợp bằng hóa chất. Mọi người trông như những bóng ma: thân thể họ lờ đờ vì
yếu đuối, nứt nẻ vì thiếu nước trầm trọng. Nước trở thành một thứ hàng xa xỉ
10


khó kiếm được, quý hơn cả kho báu và nhiều khi có giá cao hơn cả vàng hoặc
kim cương…”
(Trích từ lá thư "Life in the year 2070" (Cuộc sống năm 2070) của cựu tổng
thống Ấn Độ - tiến sĩ A. P. J. Abdul Kalam)
2.3.2. Biện pháp 2: Nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường nước
cho học sinh

Mục tiêu cao nhất của hoạt động này là giúp học sinh phân biệt được các
hoạt động đúng sai của con người trong quá trình sử dụng và bảo vệ tài nguyên
nước. Từ đó mỗi học sinh sẽ tự rút ra được các bài học kinh nghiệm. Đồng thời
tự ý thức được bản thân cần phải sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước một cách
hợp lí và tiết kiệm tránh gây ô nhiễm môi trường nước.
Xuất phát từ việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nước cho học sinh
phải được bắt nguồn từ những hành động nhỏ nhất nên các hình ảnh được lựa
chọn phải là các hoạt động diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của các em. Giáo
viên có thể đưa ra các hình ảnh như vứt xác động vật chết xuống sông, để vòi
nước chảy liên tục khi tắm rửa, giặt quần áo, bơm thuốc trừ sâu……Sau đó yêu
cầu học sinh chỉ ra các hành động trên là đúng hay sai, giải thích vì sao, có các
biện pháp gì để bảo vệ môi trường nước?

Vứt xác động vật xuống ao, hồ

Thuốc trừ sâu

Xả tràn nước

Nước thải nhà máy
11


Do đây là hoạt động quan trọng nhất, là đích tới của việc giáo dục bảo vệ
môi trường nước nên giáo viên cần tập trung đi sâu vào nội dung, phân tích rõ
các hành động đúng sai ở từng hình ảnh minh họa. Việc để vòi nước chảy liên
tục khi giặt quần áo hay tắm rửa dường như chẳng vô hại. Nhưng sẽ thế nào khi
không phải một người trên thế giới này có cách sử dụng như vậy mà là rất nhiều
người, hàng trăm, hàng triệu thậm chí là hàng tỉ người. Hay việc vứt xác động
vật xuống sông – một bên là một con vật bé nhỏ và một bên là cả một dòng sông

dài vô tận liệu có đủ sức làm ô nhiễm cả một dòng sông. Đương nhiên là có thể
và khả năng còn rất cao bởi vi khuẩn có thể dễ dàng lây lan mầm bệnh từ nơi
này qua nơi khác thông qua môi trường nước. Việc xả nước thải của các nhà
máy xuống sông, xuống biển cũng sẽ đẩy con người tới thảm cảnh đau lòng do
phải đứng trước sự lựa chọn 1 trong 2 “ Bạn chọn cá tôm hay chọn nhà máy”.
Sử dụng thuốc trừ sâu cũng sẽ dễ dàng gây ô nhiễm cho tất cả các loại môi
trường đất, nước, không khí.
Để tác động vào tâm lí của các em giáo viên tiếp tục cho học sinh quan sát
các hình ảnh về tình trạng khan hiếm nước trên thế giới khi những người đàn
ông phải tắm từ một lỗ rò rỉ trên ống nước, người phụ nữ phải đi một quãng
đường xa mới lấy được một can nước….Từ đó giáo viên khẳng định rằng sử
dụng nước một cách tiết kiệm, tránh gây ô nhiễm nước là điều cần thiết để bảo
vệ cuộc sống của chính chúng ta.

2 người đàn ông đang tắm từ lỗ rò rỉ
của ống dẫn nước

Người tị nạn ở Kenya đi xin nước

Hạn hán ở Châu Phi
12


2.3.3. Biện pháp 3: GV tổ chức trò chơi ô chữ. Qua đó lồng ghép nội dung
giáo dục bảo vệ môi trường nước cho HS
Sau khi kết thúc việc tìm hiểu các kiến thức lí thuyết về ô nhiễm nước, để
thay đổi không khí giờ học theo tinh thần “Học mà chơi, chơi mà học” bản thân
tôi tiến hành tổ chức trò chơi ô chữ. Thông qua trò chơi này học sinh sẽ thể hiện
được khả năng trả lời nhanh các câu hỏi về môi trường. Đồng thời cũng giúp
giáo viên kiểm tra được mức độ lĩnh hội kiến thức của từng học sinh ở hoạt

động 1.
Để tiến hành hoạt động này giáo viên cần thông báo rõ ràng thể lệ trò
chơi. Đặc biệt cần có sự chuẩn bị các ô chữ sẵn có. Các ô chữ này được thiết kế
và thể hiện trên máy tính bao gồm 5 ô chữ hàng ngang. Trả lời được các ô chữ
hàng ngang sẽ giúp học sinh có các từ chìa khóa để tìm ra ô chữ chủ đề. Để giúp
các em khám phá ra kiến thức giáo viên lần lượt đưa ra các câu hỏi tương ứng
với từng ô chữ. Nếu học sinh nào trả lời đúng sẽ được một phần quà hấp dẫn và
vô cùng đặc biệt, đó có thể là một tràng pháo tay, hay điểm số….Riêng với bản
thân tôi đã chuẩn bị 5 hộp đựng 5 món quà khác nhau. Gía trị của các món quà
lần lượt là: một tràng pháo tay, một gói bim bim, một cái bút bi, một cục gọt bút
chì, và một lời chúc. Riêng phần quà dành cho học sinh tìm ra được ô chữ chủ
đề sẽ là một điểm 10. Học sinh trả lời đúng sẽ được chọn bất kì các hộp quà.
Thực tế khi tiến hành hoạt động này tôi cảm nhận được sự hào hứng của từng
học sinh muốn khám phá kiến thức và giành lấy các món quà.
Nội dung ô chữ như sau:
+ Ô chữ 1: Đây là một bộ phận của đại dương?
+ Ô chữ 2: Đây là sinh vật biển được sử dụng làm thực phẩm cho con người?
+ Ô chữ 3: Đây là hiện tượng tảo biển nở hoa bùng phát ở các cửa sông, cửa
biển?
+ Ô chữ 4: Đây là tình trạng chung của nhiều nguồn nước trên thế giới?
+ Ô chữ 5: Là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nước?
+ Ô chữ chủ đề: Là địa danh ở Miền Trung nước ta?
- Ô chữ hàng ngang

T

H
H Ủ
Ô
N Ư


B

Y
N


I
I
T
H
C


S
R
I
T

N

I

H

N
Ề U Đ Ỏ
M
Ả I


- Ô chữ chủ đề
H

À

T

Ĩ

N

H
13


Năm 2016 Hà Tĩnh là nơi sảy ra sự cố các loài hải sản, đặc biệt là cá chết
hàng loạt tại vùng biển của tỉnh. Lúc đầu các nhà chức trách cho rằng đây là kết
quả của hiện tượng thủy triều đỏ gây ra. Nhưng qua kết quả điều tra việc cá chết
hàng loạt ở đây là do nước thải của nhà máy Fomosa thải trực tiếp ra môi
trường biển làm nước biển bị ô nhiễm nghiêm trọng. Sau đó hiện tượng này còn
lan truyền sang bờ biển của các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế
gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cư dân vùng ven biển miền Trung.

Hải sản chết trắng tại biển Hà Tĩnh
2.4. Kết quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Đối với bản thân tác giả
Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nước cho học sinh luôn là vấn đề
khiến tôi trăn trở nhiều năm nay. Việc bảo vệ môi trường nước luôn đòi hỏi phải
có nhiều biện pháp được thực hiện cả ở tầm vi mô và vĩ mô. Tuy nhiên để các
biện pháp đạt được hiệu quả cao nhất thì yếu tố tiên quyết phải là ý thức tự giác

của con người. Vì vậy đề tài đã đóng góp một phần vào việc nâng cao ý thức
trách nhiệm bảo vệ môi trường nước cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục.
Giúp tôi có thêm kinh nghiệm trong giáo dục học sinh và bảo vệ môi trường.
Gia đình tôi hiện nay cũng đang áp dụng các biện pháp này để sử dụng tài
nguyên nước một cách tiết kiệm và hợp lí. Bản thân tôi cảm thấy thật sự thoải
mái khi được đóng góp một phần công sức trong việc bảo vệ môi trường nước.
2.4.2. Đối với học sinh
Giúp các em hiểu sâu hơn về nguyên nhân, biểu hiện, thực trạng và hậu
quả của ô nhiễm nước. Nếu biết sử dụng tài nguyên nước đúng cách, hợp lí sẽ là
cách để các em chia sẻ với những thách thức của nhân loại. Từ đó giúp các em ý
thức hơn trong việc bảo vệ môi trường nước. Thực tế ý thức của nhiều học sinh
đã có sự thay đổi theo hướng tích cực. Các em đã nhận thức đúng đắn được tầm
quan trọng của tài nguyên nước, hiểu sâu hơn về tình hình ô nhiễm nước trên thế
giới và có ý thức hơn trong việc bảo vệ tài nguyên nước.

14


Để điều tra về sự thay đổi nhận thức trong bảo vệ môi trường nước cho
học sinh bản thân tôi có tiến hành khảo sát qua phiếu thông tin trước và sau tiết
dạy.
PHIẾU THÔNG TIN
1. Theo em môi trường nước có quan trọng không?
 Không quan trọng
 Rất quan trọng
 Không quan tâm
2. Nước thải của gia đình bạn là loại nào?
 Nước thải sinh hoạt
 Nước thải chăn nuôi
 Nước thải do làm nghề ( Nghề…………………)

3. Gia đình bạn có hệ thống chứa nước thải không?
 Có
 Không
4. Bạn có biết và quan tâm đến những vấn đề cấp bách của ô nhiễm nước
hiện nay không?
 Không biết
 Biết nhưng không quan tâm
 Rất quan tâm
5. Nếu địa phương phát động phong trào xây dựng bể chứa nước thải sinh
hoạt, bảo vệ môi trường nước thì bạn và gia đình bạn có sẵn sàng tham gia?
 Không vì tốn tiền, mất thời gian
 Nếu được cấp phí xây dựng
 Sẵn sàng
6. Theo em để làm cho môi trường nước tốt hơn thì ai phải là người thực
hiện?
 Người dân
 Cơ quan quản lí môi trường
 Ủy ban Huyện
7. Em có đề xuất biện pháp nào để bảo vệ môi trường nước không?
 Không
 Có
Kể tên các biện pháp đề xuất của em…………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Tuy nhiên kết quả đã có sự thay đổi. Cụ thể:

15



Lớp

Tổng
số hs

Trước
Sau
Có ý thức
Không có ý
Có ý thức
Không có ý
thức
thức
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
lượng
% lượng % lượng % lượng %
12A1
30
20
67
10
33
30

100
0
0
12A2
38
22
58
16
42
35
92
3
8
12A6
35
15
43
20
57
32
91
3
7
Tổng
103
57
55
46
45
97

94
6
6
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, là hành vi đạo đức của
con người. Nếu môi trường trong lành sẽ tạo điều kiện cho học sinh phấn khởi
học tập, phát huy tiềm năng của bản thân. Ngược lại nếu môi trường xung quanh
bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống và thành tích học tập của
các em. Chính vì thế giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh nhất là môi
trường nước là cần thiết. Tuy nhiên để thực hiện thành công người giáo viên
phải thực sự khéo léo trong việc thiết kế bài giảng cũng như sử dụng các phương
pháp dạy học thích hợp để tác động vào tâm lí của các em, làm thay đổi nhận
thức của các em theo hướng tích cực. Đồng thời phải có sự phối hợp giữa gia
đình, nhà trường và xã hội thì việc giáo dục thực sự mới có hiệu quả.
3.2. Kiến nghị
Đối với nhà trường cần phải tăng cường hơn nữa công tác giáo dục môi
trường cho các em
Thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua theo từng loại môi trường
cụ thể
Khen thưởng kịp thời và thường xuyên đối với các học sinh có các hoạt
động tích cực trong tuyên truyền và bảo vệ môi trường.
Tạo mọi điều kiện để giáo viên thực hiện tốt việc giáo dục môi trường cho
học sinh.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 12 tháng 05 năm 2017.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.


Trịnh Thị Vinh
16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cơ sở khoa học môi trường – Lưu Đức Hải, 2000 NXB ĐHQG Hà Nội
2. Chương trình giáo dục môi trường trong các trường học chuyên nghiệp – Lê
Thạc Cán, 1999
3. Môi trường và ô nhiễm – Lê Văn Khoa, 1995 NXB Giáo dục
4. Internet

17



×