I. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài.
Qua thực tế bồi dưỡng học sinh giỏi cho thấy: Nhiều học sinh chưa tìm ra
cách giải cụ thể cho mỗi dạng câu hỏi trong đề thi, cứ thuộc gì là viết hết vào bài
thi. Nhiều học sinh cho rằng môn Địa lí là môn xã hội nên chỉ cần học thuộc
lòng và nhớ thật nhiều kiến thức là có thể đạt điểm cao.
Nhưng qua quá trình giảng dạy nhiều năm tôi thấy, nhiều học sinh tuy
thuộc nhiều kiến thức nhưng điểm thi lại không cao, nhất là thi học sinh giỏi.
Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là do thí sinh
còn lúng túng trong việc nhận dạng câu hỏi và cách làm bài thi. Đặc biệt khi gặp
các dạng bài khó như dạng câu hỏi chứng minh, giải thích, so sánh, chứng minhgiải thích…thì hầu như các em đều không biết phải đưa kiến thức gì để làm rõ
yêu cầu của đề bài nên các em cứ thuộc kiến thức gì liên quan là viết vào bài
làm, thậm chí còn bị lạc đề…Hay nói đúng hơn là các em chưa có kỹ năng làm
bài nên điểm không cao.
Chính vì vậy thông qua việc tổng kết các đề thi học sinh giỏi các cấp, nhất
là ở lớp 12, qua kinh nghiệm của bản thân, qua tham khảo sách, tài liệu …tôi đã
mạnh dạn thực hiện sáng kiến: Kinh nghiệm về hướng dẫn học sinh phân loại và
giải một số câu hỏi lí thuyết khó trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí ở
trường trung học phổ thông.
Ở mỗi dạng câu hỏi, sáng kiến tập trung làm rõ các nội dung: yêu cầu của
câu hỏi, cách nhận dạng câu hỏi, phân loại câu hỏi, hướng dẫn cách giải cụ thể
và một số ví dụ minh họa, với hy vọng phần nào khắc phục được thực trạng trên
giúp học sinh học môn địa lí tốt hơn và thi học sinh giỏi tỉnh đạt kết quả cao
hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm trang bị cho học sinh các kĩ năng nhận dạng,phân loại và giải các
dạng câu hỏi lí thuyết khó.
- Giúp học sinh tự tin hơn khi làm bài, từ đó đạt điểm và đạt các giải cao
trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Các câu hỏi trong thi học sinh giỏi môn Địa lí rất đa dạng như: câu hỏi
dạng trình bày, chứng minh, so sánh, phân tích, giải thích… Nhưng trong phạm
vi chuyên đề tôi chỉ đi sâu vào bốn dạng câu hỏi khó mà học sinh thường gặp
trong các kỳ thi đó là dạng câu hỏi: so sánh, chứng minh ,giải thích, giải thíchchứng minh.
- Ở mỗi dạng câu hỏi, sáng kiến tập trung làm rõ các nội dung: yêu cầu
của câu hỏi, cách nhận dạng câu hỏi, phân loại câu hỏi, hướng dẫn cách giải cụ
thể và một số ví dụ minh họa trong bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí 12.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1
- PP điều tra khảo sát thực tế: Tác giả đã tiến hành điều tra mức độ nắm
vững cách trả lời các câu hỏi lí thuyết khó qua các phiếu điều tra, qua các đề thi
thử học sinh giỏi cấp trường
- PP thống kê, xử lý số liệu: Từ những số liệu thu thập được từ phương
pháp điều tra, tác giả đã xử lí số liệu, đồng thời rút ra những đánh giá cần thiết.
- Phương pháp nghiên cứu, thu thập thông tin qua các đề thi học sinh giỏi
cấp tỉnh qua các năm; qua sách tham khảo; qua trao đổi với bạn đồng nghiệp.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
- Sáng kiến đã phân loại và hướng dẫn giải một cách chi tiết các câu hỏi lí
thuyết khó( giải thích, chứng minh,so sánh, chứng minh- giải thích) trong môn
Địa lí, kèm theo các ví dụ cụ thể ở từng loại, từng khía cạnh của câu hỏi – Đây
là điểm mới, khác biệt so với các sáng kiến về bồi dưỡng học sinh giỏi trước đây
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
- Căn cứ vào kế hoạch ôn tập và tổ chức kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh,
Thông báo số 2189/TB-SGDĐT ngày 31/10/2016 về nội dung, kế hoạch tổ chức
thi
- Căn cứ vào cấu trúc đề thi môn địa lý, đề thi bao gồm hai phần:
+ Phần lý thuyết với số điểm 15 điểm, thường có nhiều dạng câu hỏi,
trong đó có nhiều câu hỏi lí thuyết khó( ở mức vận dụng thấp và cao) .
+ Phần thực hành với số điểm 5 điểm( gồm vẽ biểu đồ, nhận xét, sử dụng
Atlat.)
- Với cơ cấu đề thi và biểu điểm trên, thí sinh (TS) cần nắm vững các kiến
thức cơ bản của toàn bộ chương trình và bản chất các kiến thức là khâu quan
trọng nhất. Tuy nhiên việc nắm vững kiến thức cơ bản không phải là tất cả, biết
vận dụng những kiến thức đó để trả lời đúng các yêu cầu của từng loại câu hỏi
trong đề thi mới là khâu quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả bài thi .
Vì vậy ngay từ khi ôn tập, TS nên phân loại các câu hỏi và cách trả lời
từng dạng câu hỏi (lý thuyết cũng như thực hành). Cách làm này rất có hiệu quả,
giúp TS nhanh chóng có định hướng làm bài ngay sau khi đọc đề thi.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Nhiều học sinh cho rằng môn Địa lí là môn xã hội nên chỉ cần học thuộc
lòng và nhớ thật nhiều số liệu là có thể đạt điểm cao trong các kỳ thi.
Nhưng qua quá trình giảng dạy nhiều năm tôi thấy, nhiều học sinh tuy thuộc
nhiều kiến thức nhưng điểm thi học sinh giỏi lại không cao.Nhất là đối với học
sinh các trường thuộc các huyện miền núi có điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều
khó khăn như trường THPT Thạch Thành 2 thì việc học và thi học sinh giỏi lại
càng khó khăn hơn, chứ chưa nói đến việc đạt giải cao trong các kì thi học sinh
giỏi cấp tỉnh.
- Và thực tế, những năm trước bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp
trong bộ môn Địa lí, thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc bồi dưỡng sinh
giỏi, khi thi, học sinh thường có điểm số không cao và không có, hoặc có nhưng
ít giải và giải không cao.Đầu năm học 2016- 2017, tôi đã tiến hành khảo sát mức
2
độ biết vận dụng kiến thức trong để trả lời các câu hỏi lí thuyết khó( như dạng so
sánh, chứng minh, giải thích..)qua phiếu trắc nghiệm và qua kì thi khảo sát học
sinh giỏi lần 1 năm học 2016- 2017, đối với 10 em học sinh thuộc các đội tuyển
học sinh giỏi ở khối khối 11 và khối 12, kết quả như sau:
Dạng câu Mức độ
Điểm thi KSCL học sinh
hỏi
giỏi lần 1( Thang điểm 20)
Chưa nắm vững Nắm vững
Dưới
10 Từ 10 điểm
điểm
trở lên
Số lượng Tỉ lệ Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ
Số
Tỉ lệ
(học
( %) lượng ( %)
lượng lệ
lượng ( %)
sinh)
( HS)
( HS) ( % (HS)
)
So sánh
7
70
3
30
Chứng
7
70
3
30
minh
9
90
1
10
Giải thích 8
80
2
20
Chứng
8
80
2
20
minh- giải
thích
- Qua kết quả điều tra cho thấy: đầu năm học 2016-2017, phần lớn các em
trong đội tuyển học sinh giỏi của trường chưa nắm vững cách làm các dạng câu
hỏi lí thuyết khó, 90% các em có điểm thi khảo sát chất lượng học sinh giỏi lần
1 dưới 10 điểm.
- Từ thực trạng đó , việc đưa ra những giải pháp giúp các em có kĩ năng
làm bài tốt hơn trong các kì thi học sinh giỏi là rất cần thiết, nhất là khi những đề
tài nghiên cứu về lĩnh vực này còn rất hạn chế.Vì vậy, ngay sau kì thi khảo sát
chất lượng học sinh giỏi lần 1, tôi đã mạnh dạn áp dụng những kinh nghiệm của
mình vào trong công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi nhằm tạo ra những
chuyển biến tích cực trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Thạch
Thành 2.
2.3. Những kinh nghiệm trong nhận dạng và hướng dẫn học sinh giải
các dạng câu hỏi lí thuyết khó.
2.3.1. Dạng so sánh
a. Nhận dạng câu hỏi
- Nhận dạng câu hỏi dựa vào các từ và cụm từ “so sánh, Trình bày sự
giống và khác nhau, phân biệt, ”…
b. Yêu cầu của dạng câu hỏi so sánh
Dạng câu hỏi so sánh là dạng tương đối khó, nhưng nếu như nắm vững
cách giải thì không phải là không thể đạt được điểm cao. Đối với dạng này, cần
đảm bảo được một số yêu cầu chủ yếu sau đây:
3
- Trước hết, phải nắm vững kiến thức cơ bản. Đây là yêu cầu không chỉ
đối với dạng so sánh, mà còn với tất cả các dạng câu hỏi khác, bởi vì không có
"nguyên liệu" thì mọi cách "chế biến" đều là vô nghĩa.
- Sau đó, cần biết cách hệ thống hoá, phân loại và sắp xếp kiến thức để dễ
dàng cho việc so sánh. Trong phạm vi chương trình và SGK Địa lí 12 (ban
Chuẩn và ban Nâng cao), các câu hỏi thuộc dạng so sánh liên quan cả đến các
hiện tượng địa lí tự nhiên lẫn địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam. Nhìn chung, các
câu hỏi có thể yêu cầu so sánh hai (hay nhiều) vùng thuộc khu vực đồi núi (thí
dụ, Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam) hoặc các miền địa
lí tự nhiên cũng như hai (hay nhiều) vùng thuộc lĩnh vực địa lí kinh tế - xã hội
(như vùng chuyên canh, vùng kinh tế).
Các câu hỏi có thể chỉ yêu cầu so sánh một khía cạnh nào đó của các
vùng, thí dụ như địa hình đối với các miền tự nhiên hoặc thế mạnh nguồn lực
đối với các vùng chuyên canh... Vì thế, yêu cầu này đòi hỏi phải sắp xếp kiến
thức theo từng nhóm để tiện cho việc xác định sự giống nhau và khác nhau.
- Cuối cùng, biết cách khái quát hoá kiến thức để có thể tìm ra các tiêu chí
so sánh. Việc xác định được các tiêu chí so sánh phù hợp với yêu cầu câu hỏi có
ý nghĩa rất quan trọng giúp cho bài làm của thí sinh mạch lạc và không sót ý.
c. Phân loại câu hỏi so sánh
Phân loại các câu hỏi so sánh chỉ mang tính chất tương đối, nhưng lại có
giá trị thực dụng cao. Về đại thể, có thể phân tất cả các câu hỏi so sánh thành 2
loại:
- Loại câu hỏi so sánh hai (hay nhiều) chỉnh thể với nhau (gọi tắt là so
sánh chỉnh thể).
Chỉnh thể ở đây có thể hiểu như là một đối tượng địa lí (tự nhiên hoặc kinh tế xã hội) tương đối hoàn chỉnh như vùng hay miền địa lí tự nhiên, vùng thuộc lĩnh
vực địa lí kinh tế - xã hội (vùng chuyên canh, vùng kinh tế) hoặc ngành kinh tế
cũng như một nội dung trọng vẹn nào đó về địa lí dân cư. Với các chỉnh thể này,
việc so sánh phải đa chiều, toàn diện.
Có thể đưa ra một số thí dụ sau đây để minh hoạ:
+ So sánh 2 vùng núi: Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
+ So sánh đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ sông Cửu
Long.
+ So sánh miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung
Bộ.
+ So sánh 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu của nước ta:
Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ So sánh 2 trung tâm công nghiệp: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
+ So sánh 2 ngành công nghiệp trọng điểm đang được phát triển mạnh ở
nước ta hiện nay: công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm và công nghiệp
sản xuất hàng tiêu dùng.
- Loại câu hỏi so sánh một bộ phận (hay một phần, một khía cạnh) của
hai (hay nhiều) chỉnh thể (gọi tắt là so sánh bộ phận).
4
Loại câu hỏi này tương đối phổ biến trong các đề thi học sinh giỏi. Yêu
cầu của nó đòi hỏi sự so sánh không phải toàn bộ chỉnh thể, mà chỉ là một bộ
phận nào đó (hoặc một khía cạnh) của các chỉnh thể với nhau. Liên quan đến câu
hỏi so sánh bộ phận có cả phần địa lí tự nhiên Việt Nam và phần địa lí kinh tế xã hội Việt Nam.
Xin nêu một vài thí dụ sau đây:
+ So sánh địa hình của 2 vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc.
+ So sánh đặc điểm địa hình của 2 đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông
Cửu Long.
+ So sánh địa hình và khí hậu giữa miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với
miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
+ So sánh thế mạnh để phát triển lương thực, thực phẩm giữa Đồng bằng
sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
+ So sánh nguồn lực để phát triển cây công nghiệp giữa Đông Nam Bộ và
Tây Nguyên.
+ So sánh việc phát triển các ngành kinh tế biển giữa Duyên hải Nam
Trung Bộ với Đông Nam Bộ.
+ So sánh sự phân bố dân cư giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây
Nguyên...
d. Hướng dẫn cách giải dạng câu hỏi so sánh
* Hướng dẫn chung
Mặc dù các câu hỏi thuộc dạng so sánh được chia thành 2 loại, nhưng
cách giải đều có cùng một quy trình. Dù đó là so sánh chỉnh thể hay so sánh bộ
phận đều phải theo quy trình gồm có 3 bước sau đây:
- Bước thứ nhất: Tìm sự giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng cần
phải so sánh.
Về nguyên tắc, đối với câu hỏi so sánh nhất thiết phải làm rõ sự giống
nhau và khác nhau giữa các đối tượng. Trước hết cần đọc kĩ câu hỏi và xem yêu
cầu của nó là gì. Có thể có 2 cách hỏi và tuỳ theo từng cách hỏi cụ thể mà chọn
cách trả lời cho thích hợp.
+ Cách thứ nhất, yêu cầu của câu hỏi là so sánh (thí dụ, so sánh 2 vùng
núi: Đông Bắc và Tây Bắc, hoặc so sánh 2 vùng chuyên canh cây công nghiệp:
Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ).
Khi câu hỏi yêu cầu so sánh thì bắt buộc phải làm nổi bật sự giống nhau
và khác nhau. Cũng thuộc cách hỏi này, nhưng câu hỏi rõ ràng hơn, cụ thể hơn
khi yêu cầu hãy tìm sự giống nhau và khác nhau (thí dụ, tìm sự giống nhau và
khác nhau về điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình và đất giữa đồng bằng
sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long). Như vậy, việc phải làm rõ sự giống
nhau và khác nhau là lẽ đương nhiên, không còn gì phải bàn cãi.
+ Cách thứ hai, câu hỏi chỉ yêu cầu tìm sự khác nhau (hoặc giống nhau)
mà thôi. Thí dụ, địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam
khác nhau như thế nào? hoặc tìm sự khác nhau về các nguồn lực giữa 3 vùng
chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu của nước ta là Trung du và miền núi Bắc
5
Bộ, Tây Nguyên với Đông Nam Bộ. Rõ ràng, tuỳ theo yêu cầu câu hỏi mà thí sinh
sẽ có định hướng trả lời.
+ Bước thứ nhất được coi là quan trọng và không thể thiếu được trong
quy trình xử lí câu hỏi. Tuy nhiên, ý nghĩa của nó chỉ giới hạn ở việc định hướng
cách giải (tìm cả sự giống nhau và khác nhau, hoặc chỉ 1 trong 2).
+ Sở dĩ phải trình bày bước này vì khi gặp loại câu hỏi so sánh, nhiều thí
sinh không biết cách làm, dù rằng thuộc bài. Do có thể không hiểu câu hỏi nên
các đối tượng so sánh lần lượt được trình bày theo kiểu thuộc bài. Chẳng hạn,
đối với câu hỏi yêu cầu so sánh 2 vùng chuyên canh cây công nghiệp (thí dụ,
Đông Nam Bộ và Tây Nguyên) thì đầu tiên thí sinh trình bày vùng Đông Nam
Bộ (với các kiến thức nhớ được, thậm chí rất thuộc bài như trong SGK), sau đó
là đến vùng Tây Nguyên. Cách trả lời như vậy không phù hợp với câu hỏi so
sánh và được đánh giá là không hiểu câu hỏi, thậm chí là lạc đề.
- Bước thứ hai: Xác định các tiêu chí để so sánh.
+ Xác định các tiêu chí để so sánh là bước có ý nghĩa quyết định đến chất
lượng bài thi bởi vì trình bày sự giống nhau và khác nhau theo các tiêu chí giúp
cho bài làm trở nên mạch lạc và giảm thiểu việc bỏ sót ý.
+ Thực tiễn chỉ ra rằng, nếu bỏ qua bước này bài làm sẽ rất lộn xộn, bỏ
sót nhiều ý và kết quả là điểm rất thấp. Trong quá trình làm bài, mặc dù có thể
đã nhận dạng được câu hỏi, nhưng do không xác định các tiêu chí để so sánh nên
thường rơi vào tình trạng nhớ đến đâu viết đến đấy.
+ Muốn xác định tương đối chính xác các tiêu chí để so sánh, cần phải biết
hệ thống và khái quát hoá kiến thức đã học. Mặt khác, cũng cần chú ý đến loại
câu hỏi (so sánh chỉnh thể hay so sánh bộ phận) để lựa chọn tiêu chí cho phù hợp.
Rõ ràng, đối với dạng câu hỏi so sánh việc xác định được các tiêu chí có tầm quan
trọng đặc biệt.
- Bước thứ ba: "Lấp đầy" các tiêu chí bằng kiến thức đã học.
- Sau khi định hướng trả lời và xác định được tiêu chí, bước cuối cùng là
dùng kiến thức cơ bản đã học để "lấp đầy" các tiêu chí được lựa chọn. Kinh
nghiệm chỉ ra rằng, đối với câu hỏi so sánh nên đưa ra khoảng 3 tiêu chí. Nếu có
quá ít tiêu chí thì dễ bị sót ý, nhưng nhiều tiêu chí quá dẫn tới sự phức tạp hoá
không cần thiết, hay không đủ kiến thức để lấp đầy hết các tiêu chí. Tất nhiên,
việc quyết định số lượng tiêu chí phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của câu hỏi.
- Để bài làm mạch lạc, đối với mỗi phần (giống nhau, khác nhau) cần phải
so sánh lần lượt theo từng tiêu chí. Khi trình bày sự giống nhau, cần làm rõ các
đối tượng phải so sánh có sự tương đồng như thế nào theo từng tiêu chí. Sau đó,
tiếp tục làm tương tự như vậy đối với phần khác nhau.
- Khi làm bài, có thể có 2 cách thể hiện.
+ Cách thứ nhất là chia đôi tờ giấy thi theo chiều dọc, một bên trình bày
sự giống nhau và bên kia là sự khác nhau. Cách này không nên sử dụng vì sự
hạn hẹp về diện tích của phần nửa tờ giấy thi.
6
+ Cách thứ hai là lần lượt phân tích sự giống nhau, rồi đến sự khác nhau
theo từng tiêu chí. Nên chọn cách này vì có thể trình bày được chi tiết, đầy đủ
nội dung cần phải so sánh, mà không bị giới hạn bởi tờ giấy thi.
- Một điểm nữa cần lưu ý là tương quan về lượng kiến thức phải sử dụng và
về cả số điểm giữa hai phần (giống nhau, khác nhau).
+ Ở phần giống nhau, lượng kiến thức thường ít hơn, bởi vì đây là những
điểm chung, tương đồng giữa các đối tượng phải so sánh. Vì thế, trong cơ cấu tổng
số điểm dành cho cả câu hỏi, phần này chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ (thườngvào khoảng
1/3 tổng số điểm).
+ Ngược lại, ở phần khác nhau, lượng kiến thức thường nhiều hơn và số
điểm cũng cao hơn (thườngvào khoảng 2/3 tổng số điểm).
- Đối với câu hỏi so sánh, có 2 trường hợp thí sinh dễ bị mất điểm do bỏ
sót ý với những nguyên nhân hầu như trái ngược nhau.
+ Trường hợp thứ nhất là ở phần giống nhau. Để tìm ra sự tương đồng,
lượng kiến thức sử dụng tuy ít nhưng lại đòi hỏi mức độ khái quát hoá cao. Đó
chính là lí do dễ dẫn đến bỏ sót ý và mất điểm.
+ Trường hợp thứ hai, ngược lại, là ở phần khác nhau. Ở phần này đòi hỏi
phải có sự chi tiết, tỉ mỉ về kiến thức cơ bản để lấp đầy các tiêu chí giữa hai (hay
nhiều) đối tượng phải so sánh. Nếu như không lưu ý đầy đủ thì cũng dễ sót ý và
mất điểm.
* Hướng dẫn cách giải cụ thể:
- Loại câu hỏi so sánh chỉnh thể
+ Yêu cầu của loại câu hỏi này là phải so sánh toàn bộ hai (hay nhiều)
chỉnh thể với nhau. Như đã nêu ở phần trên, chỉnh thể đó có thể là vùng, miền
địa lí tự nhiên hoặc vùng kinh tế (vùng chuyên canh, vùng kinh tế) hoặc ngành
kinh tế...
+ Quy trình xử lí loại câu hỏi này được thực hiện theo 3 bước. Các hướng
dẫn ở đây chỉ tập trung vào việc xác định tiêu chí, còn lấp đầy các tiêu chí (hay
nói cách khác là nắm vững kiến thức cơ bản) thì phụ thuộc vào thí sinh.
+ Khó có thể có một mẫu tiêu chí chung cho tất cả các chỉnh thể (địa lí tự
nhiên, địa lí kinh tế - xã hội). Dưới đây chỉ xin gợi ý các tiêu chí đối với 2 chỉnh
thể về địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam là ngành (phân ngành) kinh tế và vùng
lãnh thổ (vùng kinh tế, vùng chuyên canh).
+ Khi so sánh hai (hay nhiều) ngành với nhau, có thể gợi ý một số tiêu chí
dưới đây:
• Vai trò của ngành trong nền kinh tế (của cả nước hoặc của vùng);
• Nguồn lực phát triển (hay còn gọi là điều kiện hoặc các nhân tố ảnh
hưởng đến việc phát triển và phân bố của ngành);
• Tình hình phát triển;
• Cơ cấu (ngành, lãnh thổ);
• Phân bố (hay phân hoá theo lãnh thổ);
• Hướng phát triển…
7
+ Các tiêu chí về ngành và về vùng có nhiều điểm tương đồng. Khi so
sánh hai (hay nhiều) vùng lãnh thổ, có thể tham khảo các gợi ý sau đây:
• Vai trò, quy mô hay vị trí địa lí của vùng;
• Nguồn lực (hay điều kiện) phát triển;
• Hướng chuyên môn hoá;
• Tình hình phát triển các ngành trong vùng;
• Phân bố;
• Hướng phát triển…
+ Cần lưu ý là hai mẫu trên đưa ra các gợi ý tối đa. Trên thực tế, không
phải lúc nào cũng sử dụng tất cả các tiêu chí này để so sánh. Phụ thuộc vào câu
hỏi, có thể linh hoạt và lựa chọn khoảng 3 tiêu chí sao cho thích hợp nhất. Trong
số các tiêu chí, nên chú ý đến nguồn lực (điều kiện) để phát triển, bởi vì tiêu chí
này cần lượng kiến thức rất lớn. Vì thế, nếu yêu cầu phải so sánh hai (hay nhiều)
ngành hoặc vùng lãnh thổ, cần dành thời gian thích đáng để so sánh tiêu chí
nguồn lực nhằm tránh sót ý và đạt được phần điểm cao nhất cho câu hỏi.
+ Ngoài loại câu hỏi có thể xác định các tiêu chí theo mẫu như trên đã
trình bày còn có loại câu hỏi mà việc xác định các tiêu chí không theo một mẫu
nào cả. Loại câu hỏi này khó hơn, mặc dù có thể lượng kiến thức phải sử dụng
không nhiều, nhưng lại đòi hỏi trình độ cao về tư duy. Ví dụ như so sánh 2 tháp
dân số của nước ta ở hai thời điểm khác nhau, loại câu hỏi này hầu như gặp rất
nhiều trong các đề thi học sinh giỏi.
- Loại câu hỏi so sánh bộ phận
Loại câu hỏi so sánh bộ phận bao trùm cả phần địa lí tự nhiên và phần địa
lí kinh tế - xã hội Việt Nam.
Vậy bộ phận nào trong chương trình và SGK Địa lí 12 hay được bóc tách
ra để thiết kế làm câu hỏi thi?
+ Đối với phần Địa lí tự nhiên Việt Nam, các bộ phận đó thường là:
• Thành phần tự nhiên (thí dụ, so sánh về địa hình giữa 2 vùng núi Tây
Bắc và Đông Bắc; so sánh địa hình và đất giữa đồng bằng sông Hồng với đồng
bằng sông Cửu Long...).
• Đặc điểm tự nhiên (thí dụ, so sánh đặc điểm của 3 miền địa lí tự nhiên
ở nước ta...).
• Thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên giữa các vùng (khu vực, miền) để
phát triển kinh tế (thí dụ, so sánh thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên đối với
việc phát triển kinh tế giữa khu vực đồi núi với khu vực đồng bằng ở nước ta...).
Vấn đề còn lại đối với thí sinh là căn cứ vào yêu cầu câu hỏi, trên nền tảng kiến
thức đã học phải tìm ra sự giống nhau và khác nhau về bộ phận nào đó giữa các
đối tượng cần so sánh.
+ Đối với phần Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, các bộ phận có thể gặp là:
• Thế mạnh/nguồn lực (rất hay gặp trong các đề thi). Thí dụ, so sánh thế
mạnh để phát triển lương thực - thực phẩm giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng
bằng sông Cửu Long; so sánh nguồn lực để phát triển cây công nghiệp giữa Trung
du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên Đông, Nam Bộ...
8
• Tình hình phát triển (rất ít gặp). Thí dụ, so sánh tình hình phát triển
lương thực giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
• Cơ cấu (rất hay gặp). Thí dụ, so sánh cơ cấu ngành của 2 trung tâm công
nghiệp Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
• Phân bố (rất hay gặp). Thí dụ, so sánh sự phân bố dân cư giữa Trung du
và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên...
- Việc xác định các tiêu chí để so sánh trong từng bộ phận rõ ràng là
không thể giống nhau. Về nguyên tắc, câu hỏi yêu cầu so sánh bộ phận nào thì
phải tìm các tiêu chí so sánh phù hợp với bộ phận đó. Trong số 4 bộ phận nêu
trên thì thế mạnh/nguồn lực là bộ phận thường gặp trong các đề thi học sinh giỏi
+ Đối với câu hỏi so sánh thế mạnh/nguồn lực, trước hết phải nắm chắc
khái niệm. Thế mạnh/nguồn lực bao gồm thế mạnh/nguồn lực về vị trí địa lí, về
tự nhiên và về kinh tế - xã hội. Đây chính là các tiêu chí để so sánh theo yêu cầu
của câu hỏi.
• Loại câu hỏi này tương đối dễ và đã có mẫu nhất định. Tuy nhiên, thí
sinh cũng cần lưu ý một số điểm sau đây:
Thứ nhất: đối với các câu hỏi yêu cầu so sánh thế mạnh/nguồn lực để
phát triển một ngành nào đó giữa hai (hay nhiều) vùng, bên cạnh tiêu chí vị trí
địa lí có thể bổ sung thêm tiêu chí quy mô hay vai trò của vùng, tuỳ theo từng
tình huống cụ thể.
Xin đưa ra một thí dụ để minh hoạ.
Câu hỏi đặt ra là: So sánh thế mạnh để phát triển lương thực - thực phẩm
giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Nếu cứ cứng nhắc
theo mẫu thì tiêu chí đầu tiên là vị trí địa lí. Ở trường hợp cụ thể này, vị trí địa lí
không có ảnh hưởng gì nhiều đến sự phát triển lương thực - thực phẩm, dù rằng
đối với một số ngành khác hoặc với nền kinh tế của mỗi vùng thì vị trí có thể có
tác động rõ rệt. Vì thế, thay cho tiêu chí vị trí địa lí là tiêu chí quy mô và vai trò
của từng vùng. Từ đó, xin nêu một vài gợi ý so sánh theo các tiêu chí đã được
lựa chọn (quy mô, vai trò).
Giống nhau:
• Đều là đồng bằng châu thổ, có diện tích lớn nhất trong số các đồng bằng
của nước ta.
• Đều là hai vùng lương thực - thực phẩm hàng đầu của cả nước.
• Có vai trò quyết định trong việc đảm bảo nhu cầu lương thực trong nước
và cho xuất khẩu.
Khác nhau:
• Đồng bằng sông Hồng có một phần nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc nên có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế nói chung và lương thực thực phẩm nói riêng.
• Đồng bằng sông Cửu Long có ưu thế hơn hẳn về một số mặt như diện
tích tự nhiên, diện tích trồng cây lương thực, sản lượng lương thực và bình quân
lương thực theo đầu người (dẫn chứng, so sánh với Đồng bằng sông Hồng và
với mức trung bình của cả nước).
9
Thứ hai, cần lưu ý đến yêu cầu câu hỏi (thế mạnh hay nguồn lực) để trả
lời cho đúng. Nếu câu hỏi yêu cầu so sánh thế mạnh thì chỉ tập trung phân tích
lợi thế mà không cần đề cập tới hạn chế (hay khó khăn). Ngược lại, khi so sánh
về nguồn lực thì cần phải nêu cả thế mạnh lẫn hạn chế. Thiếu ý nào, tất nhiên, sẽ
bị trừ điểm ý đó.
+ Đối với câu hỏi so sánh các bộ phận khác (tình hình, cơ cấu, phân bố)
thì thường chỉ bắt gặp trong các đề thi học sinh giỏi quốc gia. Trong trường hợp
này, việc xác định tiêu chí hoàn toàn phụ thuộc vào câu hỏi cụ thể và sự nhanh
nhạy của thí sinh.
2.3.2. Dạng câu hỏi chứng minh
Câu hỏi chứng minh là gì? Là dạng câu hỏi cần làm rõ về một vấn đề hay
một đối tượng địa lí nào đó, yêu cầu cần sử dụng hàng loạt các dẫn chứng để
khẳng định, để làn sáng tỏ vấn đề cần chứng minh, các dẫn chứng chính là chân
lý để thuyết phục người đọc, người nghe. Khi làm bài HS cần trình bày trình tự
từ ý khái quát đến ý cụ thể và bắt buộc phải có dẫn chứng.
a. Nhận dạng câu hỏi
- Nhận dạng câu hỏi dựa vào các từ và cụm từ “chứng minhh rằng, chứng
minh, lấy ví dụ để chứng minh, tại sao nói ”…
b. Yêu cầu của dạng câu hỏi chứng minh
- HS phải nắm vững kiến thức cơ bản, ngoài ra học sinh còn phải nhớ số
liệu liên quan đến yêu cầu của câu hỏi. Khi cần phải chứng minh một điều gì đó,
nhất là về phần địa lí kinh tế - xã hội thì số liệu thống kê trở thành yếu tố quan
trọng nhất để đạt điểm tối đa.
- Biết sàng lọc, lựa chọn kiến thức cũng như số liệu cần thiết để đưa ra
bằng chứng chứng minh. Đây là một yêu cầu quan trọng nhằm tránh sự sa đà,
dàn trải và tập trung vào việc tìm đủ dẫn chứng để chứng minh.
- Đưa ra những bằng chứng thuyết phục dựa trên cơ sở kiến thức cơ bản
và số liệu thống kê đã được chọn lọc. Chất lượng của bài thi trong trường hợp
này phụ thuộc nhiều vào các bằng chứng có tính thuyết phục.
c. Phân loại các câu hỏi chứng minh.
- Dạng câu hỏi chứng minh có thể chia thành hai loại:
+ Loại câu hỏi chứng minh hiện trạng:
Hiểu theo nghĩa rộng thì bao gồm tất cả các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội
Việt Nam đang tồn tại như chúng ta đang thấy. Ví dụ:
+ Chứng minh khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
+ Chứng minh rằng nước ta có dân số đông và còn tăng nhanh. ..
+ Loại câu hỏi chứng minh tiềm năng:
Đây là loại câu hỏi tương đối dễ và cũng thường gặp trong các đề thi HSG. Loại
câu hỏi này chỉ liên quan đến phần Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (chương
trình Địa lí lớp 12). Ví dụ:
+ Chứng minh rằng vùng Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng lớn để
phát triển ngành sản xuất lương thực, thực phẩm.
10
+ Chứng minh rằng nước ta có nhiều điều kiện để phát triển tổng hợp kinh
tế biển...
d. Hướng dẫn cách giải dạng câu hỏi chứng minh
* Hướng dẫn cách giải loại câu hỏi chứng minh hiện trạng.
- Cách giải loại câu hỏi này nhìn chung không theo một mẫu cố định nào.
Câu hỏi như thế nào thì phải đưa ra bằng chứng tương ứng như thế để chứng
minh. Ta có thể đưa ra quy trình chứng minh theo các bước sau:
+ Bước 1: Đọc kỹ và nhận dạng câu hỏi. Chú ý xem câu hỏi yêu cầu
chứng minh cái gì: về tự nhiên hay kinh tế -xã hội, về vùng hay về ngành...Đây
là tiền đề quan trọng để định hướng và lựa chọn cách giải phù hợp.
+ Bước 2: Hệ thống hóa kiến thức và số liệu liên quan đến câu hỏi. Cần
chú ý gắn kiến thức với số liệu liên quan.
Về kiến thức: Dựa vào yêu cầu của câu hỏi để chọn lọc kiến thức thích
hợp.
Về số liệu: Cần chú ý đưa ra những số liệu gốc và số liệu bản lề.
+ Bước 3: Sử dụng những kiến thức cơ bản và số liệu đã chọn lọc để
chứng minh theo yêu cầu câu hỏi nhưng cần chú ý tìm ra bằng chứng có tính
thuyết phục.
- Trong quá trình làm bài HS cần linh hoạt phát hiện các mối liên hệ giữa
yêu cầu của câu hỏi với hệ thống kiến thức đã học.
- Câu hỏi chứng minh hiện trạng bao gồm:
+ Chứng minh hiện trạng về địa lí dân cư và các nội dung liên quan như:
đặc điểm chung dân cư cả nước, đặc điểm lao động, vấn đề lao động và việc
làm...
+ Chứng minh hiện trạng về địa lí kinh tế: các câu hỏi dạng chứng minh
hiện trạng về địa lí kinh tế thường có liên quan đến các ngành, các vùng lãnh thổ
hoặc nội dung kinh tế của vùng.
+ Chứng minh hiện trạng về tự nhiên: thường liên quan đến các thành
phần tự nhiên như khí hậu, sông ngòi, đất đai ... mối liên hệ giữa các thành phần
tự nhiên.
* Hướng dẫn cách giải loại câu hỏi chứng minh tiềm năng
- Loại câu hỏi này nhìn chung là dễ hơn so với dạng chứng minh hiện
trạng. Câu hỏi dạng này gần như chỉ có một cách hỏi, liên quan đến tiềm năng
(thế mạnh hay hạn chế) của một ngành hay một vùng lãnh thổ.
- Cách giải loại câu hỏi dạng này có thể theo một mẫu cố định. Các bước
tiến hành tương tự như câu hỏi chứng minh hiện trạng. Các tiềm năng của một
ngành hoặc một vùng lãnh thổ thường được thể hiện thông qua các yếu tố:
+ Vị trí địa lí.
+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (địa hình, đất, khí hậu,
thủy văn, sinh vật, khoáng sản)
+ Điều kiện kinh tế - xã hội (dân cư – lao động; cơ sở hạ tầng; cơ sở vật
chất - kỹ thuật; thị trường; đường lối, chính sách ...).
11
- Câu hỏi dạng chứng minh tiềm năng năng thường thiên về chứng minh
thế mạnh. Trong đó các thế mạnh về vị trí địa lí, về tự nhiên và kinh tế - xã hội
chính là các bằng chứng mà thí sinh cần phải đưa ra.
e. Một số câu hỏi minh họa.
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng
minh Trung du miền núi Bắc Bộ có thế mạnh nổi bật để phát triển công
nghiệp khai thác than, công nghiệp năng lượng.
* Tiềm năng để phát triển công nghiệp khai thác than.
+ Trữ lượng:Trên 3 tỉ tấn, chủ yếu tập trung ở Quảng Ninh (chiếm 90%
trữ lượng than cả nước). Ngoài ra còn có than ở Na Dương (Tuyên Quang), Thái
Nguyên...
+ Sản lượng khai thác hàng năm từ 15-20 triệu tấn, ngoài phục vụ nhu cầu
trong nước còn là mặt hằng xuất khẩu quan trọng.
* Tiềm năng để phát triển công nghiệp năng lượng .
- Tiềm năng lớn về thủy điện.
+ Hệ thống sông Hồng: 11 triệu KW, chiếm 37% tiềm năng thủy điện của
cả nước. Riêng sông Đà gần 6 triệu KW.
+ Các nhà máy thủy điện lớn như: Hòa Bình (1,92 triệu KW) trên sông
Đà, Thác Bà trên sông Chảy. Đang xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La công
suất 2,4 triệu KW lớn nhất nước ta (đã xây dựng xong).
- Tiềm năng lớn về nhiệt điện
+ Dựa trên nguồn than phong phú.
+ Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than lớn là Uông Bí, Phả lại lớn nhất
cả nước.
Câu 2: Chứng minh dân cư nước ta phân bố không đều.
- Dân cư nước ta phân bố không đều giữa vùng đồi núi với vùng đồng
bằng, ven biển.
+ Đồng bằng với 1/4 diện tích nhưng chiếm 3/4 dân số nên có mật độ dân
số cao.
+ Trung du miền núi ngược lại: chiếm 3/4 diện tích nhưng chỉ chiếm 1/4
dân số nên có mật độ thấp, ví dụ như Tây Nguyên hầu hết dưới 100 người/km 2,
nhiều nơi dưới 50 người/km2 .
- Dân cư nước ta phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị : năm
2003: nông thôn khoảng 74%, thành thị khoảng 26%.
- Dân cư nước ta phân bố không đều giữa các vùng miền hay trong một
địa phương.
+ Đồng bằng sông Hồng dân cư đông hơn đồng bằng sông Cửu Long :
Đồng bằng sông Hồng với 1192 người/km2, đồng bằng sông Cửu Long 425
người/km2
+ Miền Bắc: dân cư tập trung đông ở đồng bằng sông Hồng, thưa ở phía
Tây Bắc và Đông Bắc…
2.3.3. Dạng câu hỏi giải thích
12
Câu hỏi giải thích là gì? Là dạng câu hỏi có yêu cầu cần làm sáng tỏ một
vấn đề, đối tượng địa lí. Yêu cầu HS phải biết lập luận kết hợp việc sắp xếp ý, lý
lẽ với các dẫn chứng (trong đó chủ yếu dựa vào lý lẽ, lý lẽ phải chặt chẽ, dẫn
chứng chỉ là phụ) để làm sáng tỏ vấn đề.
a. Nhận dạng câu hỏi
- Trong yêu cầu đề bài xuất hiện các từ và cụm từ “hãy giải thích”, “tại
sao”, “vì sao”, “giải thích vì sao”, “giải thích nguyên nhân”…
- Cần lưu ý: HS tránh nhầm lẫn với dạng câu hỏi có cụm từ: Tại sao nói.
Về hình thức câu hỏi xuất hiện cụm từ “Tại sao nói” HS sẽ dễ nhầm sang dạng
trình bày hoặc dạng giải thích vì có chứa cụm từ “Tại sao” nhưng thực chất đây
là câu hỏi yêu cầu chứng minh. Nếu trả lời theo dạng giải thích dựa vào các thế
mạnh bao gồm điều kiện TN và KT-XH để làm bài là dễ lạc đề.
b. Yêu cầu
- Đây là dạng câu hỏi khó đòi hỏi học sinh không những chỉ nắm vững
kiến thức cơ bản mà còn phải biết vận dụng chúng để giải thích một hiện tượng
địa lí (tự nhiên hoặc kinh tế- xã hội).
c. Phân loại
Căn cứ vào cách giải thì có thể phân thành hai loại:
- Loại câu hỏi có cách giải theo mẫu tương đối cố định. Bao gồm:
+ Các câu hỏi có cách giải chủ yếu dựa vào nguồn lực. Ví dụ:
Tại sao Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả
nước?
+ Các câu hỏi có cách giải dựa trên cơ sở khái niệm đã có trong SGK.
- Loại câu hỏi có cách giải không theo một mẫu nhất định. Câu hỏi này
cần vận dụng kiến thức đã học, tìm mối liên hệ để phát hiện nguyên nhân nên
đòi hỏi HS phải nhanh nhạy, linh hoạt trong tư duy dựa trên kiến thức đã có để
làm bài.
d. Hướng dẫn cách giải
* Hướng dẫn loại câu hỏi có cách giải theo mẫu tương đối cố định
- Hướng dẫn loại câu hỏi có cách giải theo mẫu nguồn lực
+ Muốn trả lời được loại câu hỏi này ta phải căn cứ vào nguồn lực để giải
thích hiện tượng địa lí kinh tế - xã hội mà câu hỏi yêu cầu. Nguồn lực cũng có
thể hiểu là điều kiện (tự nhiên, kinh tế xã hội) để phát triển.
+ Nguồn lực phát triển kinh tế xã hội bao gồm :
+ Nguồn lực tự nhiên: Địa hình, đất, khí hậu, thủy văn, sinh vật, khoáng
sản
+ Nguồn lực kinh tế - xã hội : Dân cư, lao động; cơ sở hạ tầng, cơ sở vật
chất kĩ thuật; thị trường; đường lối chính sách; các nguồn lực khác (vốn đầu tư,
lịch sử khai thác lãnh thổ..).
Lưu ý: Tùy vào từng yêu cầu của câu hỏi, từng đối tượng địa lí KT-XH
mà học sinh trình bày tất các nguồn lực hoặc chọn lọc những nguồn lực có liên
quan để trình bày, nguồn lực nào không liên quan thì không phải trình bày sẽ đỡ
mất thời gian.
13
+ Nguồn lực thường bao hàm cả thuận lợi (thế mạnh) và khó khăn (hạn
chế). Nhưng tùy vào yêu cầu của câu hỏi có thể cần hoặc không cần nêu hạn chế
(thuận lợi thì là điều tất yếu phải nêu) do đó HS cần nhậy bén và linh hoạt xác
định đúng hướng trả lời để tránh thiếu mà mất điểm, thừa thì mất thời gian.
+ Khi giải thích cho các đối tượng phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng cao
trong cơ cấu hoặc qui mô lớn nhất ta phải dựa vào các điều kiện thuận lợi
(không nêu hạn chế) và cố gắng sắp xếp các nhân tố quan trọng lên trước, điều
này tùy thuộc vào từng đối tượng. Giải thích cho các đối tượng phát triển chậm,
không ổn định, tỷ trọng thấp hoặc giảm ta nên dựa chủ yếu vào những hạn chế,
khó khăn.
- Hướng dẫn dạng câu hỏi có cách giải theo mẫu khái niệm
Riêng loại câu hỏi này thường gắn với việc giải thích các ngành công
nghiệp trọng điểm. Muốn giải thích được ta cần tìm trong khái niệm ngành công
nghiệp trọng điểm .
- Theo khái niệm: ngành công nghiệp trọng điểm là ngành.
• Chiếm tỷ trọng cao (d/c) .
• Có thế mạnh lâu dài (về tự nhiên, KT- XH).
• Đem lại hiệu quả kinh tế cao( về KT-XH, môi trường).
• Có tác động mạnh mẽ đến ngành kinh tế khác.
+ Đây chính là các lí do để giải thích bất cứ một ngành công nghiệp nào
đó là ngành công nghiệp trọng điểm . Nhưng cũng tùy vào từng ngành mà HS
linh hoạt khi dẫn ra thế mạnh sao cho phù hợp với yêu cầu từng ngành.
Lưu ý: trong ba lí do nêu trên thì lí do thứ nhất (có thế mạnh lâu dài)
thường chiếm số điểm lớn nhất nên HS cần tập trung hơn và lí do này. Còn hai lí
do còn lại ( đem lại hiệu quả kinh tế cao; tác động mạnh mẽ đến ngành kinh tế
khác) nhìn chung ít nội dung và đòi hỏi sự tổng hợp kiến thức của thí sinh.
* Loại câu hỏi có cách giải không theo một mẫu nhất định.
- Do câu hỏi loại này không có mẫu cố định nên không thể có cách giải cụ
thể như loại câu hỏi có mẫu vì vậy tôi xin đưa ra các bước giải như sau:
+ Bước 1: Đọc kỹ câu hỏi để xác định hướng trả lời.
+ Bước 2: Tái hiện kiến thức có lien quan đến câu hỏi, sắp xếp và tìm mối
liên hệ giữa chúng với nhau từ đó xây dựng dàn bài với các ý chính.
+ Bước 3: Đưa ra các lí do để giải thích theo yêu cầu.
- Muốn thực hiện tốt các bước trên học sinh phải có kiến thức cơ bản,
đồng thời phải có sự linh hoạt trong từng câu hỏi gặp phải.
e. Một số dạng câu hỏi minh họa.
* Loại câu hỏi có cách giải theo mẫu cố định.
- Loại câu hỏi có cách giải theo mẫu dựa vào việc phân tích nguồn lực.
Câu 2: Tại sao ngành thủy sản nước ta trong những năm gần đây phát
triển nhanh?
HS cần trình bày rõ các điều kiện thuận lợi ảnh hưởng tới sự phát triển của
ngành thủy sản:
+ Điều kiện tự nhiên:
14
• Nước ta có đường bờ biển dài, vùng biển rộng, nhiều vũng vịnh, đầm,
phá, rừng ngập mặn...
• Nhiệt độ vùng biển : ấm quanh năm...
• Có trữ lượng thủy sản lớn, với nhiều loại hải sản ... ( d/c)
• Có nhiều bãi cá, tôm, tập trung ở 4 ngư trường(d/c)
=>là cơ sở phát triển nghề đánh bắt, nuôi trồng, chế biến hải sản.
• Với mật độ sông suối dày đặc là cơ sở phát triển nghề đánh bắt, nuôi
trồng, chế biến thủy sản nước ngọt.
+ Điều kiện kinh tế - xã hội:
• Dân số đông, lao động đồi dào....
• Cơ sở vật chất kĩ thuật: phương tiện đánh bắt ngày càng hiện đại, công
nghiệp chế biến phát triển...
• Chính sách nhà nước...
• Thị trường trong và ngoài nước mở rộng...
Câu 3: Vì sao chăn nuôi còn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu giá trị
sản xuất nông nghiệp của nước ta?
HS cần nêu những điều kiện khó khăn ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi nước ta:
+ Môi trường khí hậu nhiệt đới ẩm dễ phát sinh dịch bệnh cho vật nuôi.
+ Hình thức chăn nuôi chủ yếu theo lối quảng canh, lạc hậu.
+ Cơ sở thức ăn chưa ổn định vững chắc (diện tích đồng cỏ nhỏ, phân
tán, có nhiều cỏ tạp khó cải tạo, năng suất đồng có thấp, thức ăn công nghiệp
chế biến chưa nhiều và chất lượng chưa cao...).
+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ chăn nuôi còn thiếu;
công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi và công tác dịch vụ thú y còn hạn chế.
+ Giống gia súc, gia cầm năng suất thấp; chất lượng chưa cao, vệ sinh an
toàn thực phẩm chưa đảm bảo nên chưa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
- Dạng câu hỏi giải thích có cách giải dựa vào mẫu khái niệm.
Câu 1: Giải thích tại sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta hiện nay?
+ Nêu khái niệm về ngành công nghiệp trọng điểm.
+ Chiếm tỷ trọng cao (d/c).
+ Là ngành có thế mạnh lâu dài:
• Nguyên liệu tại chỗ phong phú: từ trồng trọt, từ chăn nuôi, từ thuỷ sản .
• Lao động (dồi dào, khéo tay, rẻ).
• Thị trường(trong và ngoài nước mở rộng).
• Các yếu tố khác: chính sách, cơ sở vật chất kỹ thuật…
+ Đem lại hiệu quả cao:
• Kinh tế: Vốn đầu tư ít, thời gian quay vòng vốn nhanh, thu lợi nhuận
tương đối dễ... Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đóng
góp các mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
• Xã hội: Giải quyết việc làm cho 1 bộ phận lao động .Nâng cao chất
lượng cuộc sống.Giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng trong
nước.
15
+ Tác động mạnh mẽ đến ngành kinh tế khác: Bản thân các ngành công
nghiệp.Các ngành cung cấp nguyên liệu.Đến các ngành khác: GTVT, thương
mại, tài chính, ngân hàng...
Câu 2: Giải thích tại sao công nghiệp điện lực là ngành công nghiệp
trọng điểm ở nước ta hiện nay?
- Nêu khái niệm về ngành công nghiệp trọng điểm.
- Chiếm tỷ trọng cao (d/c).
- Là ngành có thế mạnh lâu dài:
+ Thị trường (đời sống, sx).
+ Nguyên, nhiên liệu: Than, dầu khí, thuỷ năng, năng lượng khác: gió,
Mặt Trời...
+ Các thế mạnh khác : chính sách, cơ sở vật chất…
- Đem lại hiệu quả cao:
+ Kinh tế:Nâng cao năng suất lao động .Nâng cao hiệu quả kinh tế.
Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
+ Xã hội:Nâng cao chất lượng lao động.Giải quyết việc làm cho 1 bộ phận
lao động.Giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng trong nước.
- Tác động mạnh mẽ đến ngành kinh tế khác.
+ Bản thân các ngành công nghiệp.
+ Các ngành cung cấp nguyên liệu.
* Câu hỏi giải thích không theo mẫu cố định.
Câu 1: Vì sao nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng dần từ Bắc
vào Nam
- Lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc - Nam, càng vào Nam càng gần xích
đạo hơn, góc nhập xạ tăng nên nhận được nhiều nhiệt hơn.
- Càng vào Nam, mức độ ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm dần, từ
16ºB vào Nam không có mùa đông lạnh, nóng quanh năm.
Câu 2: Giải thích vì sao tỉ lệ dân thành thị nước ta thấp, tăng nhưng
tăng chậm.
- Tỉ lệ dân thành thị thấp và tăng chậm do chiến tranh, nền kinh tế chủ yếu
vẫn là nông nghiệp, mới ở giai đoạn đầu công nghiệp hóa, trình độ đô thị hóa
thấp….
- Tỉ lệ dân thành thị tăng do đẩy mạnh công nghiệp, dịch vụ, mở mang các
đô thị, di dân từ nông thôn vào thành thị…
Câu 3: Giải thích vì sao năng suất lúa của Đồng bằng Sông Hồng cao
nhất cả nước nhưng sản lượng lúa bình quân lại thấp.
- Dân số quá đông (dẫn chứng).
- Bình quân đất canh tác theo đầu người thấp, khả năng thâm canh có giới
hạn.
- Khả năng mở rộng diện tích đất canh tác hầu như không còn.
- Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh dẫn đến diện tích đất canh tác
nông nghiệp ngày càng giảm.
2.3.4. Dạng câu hỏi kết hợp chứng minh và giải thích.
16
a. Nhận dạng câu hỏi.
Đề thường ra có các cụm từ “chứng minh và giải thích” hoặc “giải thích
và chứng minh”
b. Hướng dẫn cách giải
- Các câu hỏi dạng chứng minh và giải thích có thể ở dạng độc lập (như
đã nêu trên) nhưng cũng có khi không tồn tại độc lập mà có sự kết hợp giữa cả
chứng minh và giải thích.
- Về cơ bản thì cách giải không có gì khác. HS chỉ cần nắm vững các cách
giải của từng dạng chứng minh và giải thích là sẽ làm bài tốt
Lưu ý:
+ Nếu câu hỏi yêu cầu chứng minh thì HS cần lựa chọn chính xác dạng để
chứng minh và đưa ra những bằng chứng sát thực.
+ Nếu yêu cầu giải thích HS cũng cần xác định rõ dạng giải thích và có lý
lẽ phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề.
+ Nếu câu hỏi có yêu cầu: “chứng minh và giải thích” hoặc “giải thích và
chứng minh” thì cứ yêu cầu nào trước thì làm trước, yêu cầu nào sau thì làm sau.
+ Thông thường ở dạng này cứ yêu cầu chứng minh về một vấn đề nào thì
giải thích vấn đề đó và ngược lại. Giữa vấn đề cần chứng minh và giải thích
thường có mối quan hệ với nhau.
c. Một số câu hỏi minh hoạ
Câu 1: Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không đều? Vì sao
dân cư nước ta phân bố không đều?
* Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không đều
+ Dân cư nước ta phân bố không đều giữa vùng đồi núi với vùng đồng
bằng, ven biển.
+ Dân cư nước ta phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị : năm
2003: nông thôn khoảng 74%, thành thị khoảng 26%.
+ Dân cư nước ta phân bố không đều giữa các vùng miền hay trong một
địa phương.
* Dân cư phân bố không đều là do:
+ Do điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
+ Do điều kiện kinh tế - xã hội.
+ Do lịch sử khai thác lãnh thổ.
Câu 2: Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có nhiều thế mạnh.
1. Chứng minh các thế mạnh đó của vùng đã phục vụ cho phát triển kinh
tế - xã hội.
2. Giải thích tại sao việc khai thác những thế mạnh này lại có ý nghĩa lớn
về mặt kinh tế và ý nghĩa sâu sắc về mặt chính trị, xã hội.
* Chứng minh các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi phía Bắc để
phát triển kinh tế - xã hội.
- Thế mạnh về khoáng sản và thủy năng:
+ Là vùng có hầu hết các loại khoáng sản của nước ta, nhiều loại có trữ lượng
lớn và có giá trị như: than, sắt, đồng, thiếc, niken, boxit, vàng…
17
+ Tiềm năng lớn về thủy điện:
Với hệ thống sông Hồng có trữ lượng thủy năng chiếm 37% cả nước ( 11 triệu
kw). Phần lớn các sông trong vùng đều có giá trị thủy điện.
+ Nhiều nhà máy đã và đang xây dựng như : Hòa Bình, Thác Bà, Đại Thị, Na
Hang, Sơn La…
- Thế mạnh về cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt đới và ôn
đới.
+ Có diện tích đất feralit lớn và đất phù sa cổ ở trung du.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, có sự phân hóa theo độ
cao, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt đới
và ôn đới: chè, tam thất, ... ; mận, đào, lê …
- Thế mạnh về chăn nuôi gia súc:
+ Vùng có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên. Khí hậu thích hợp với
việc chăn nuôi gia súc lớn như trâu, bò, dê, ngựa, đặc biệt là trâu.
- Thế mạnh về kinh tế biển:
+ Vùng giáp với vịnh Bắc Bộ, giàu tiềm năng về nuôi trồng, đánh bắt, chế
biến thủy sản; du lịch biển đảo, hang động; về giao thông biển.
* Giải thích tại sao việc khai thác những thế mạnh này lại có ý nghĩa lớn về
mặt kinh tế và ý nghĩa sâu sắc về mặt chính trị, xã hội. Là vì:
- Ý nghĩa về kinh tế.
+ Thúc đẩy kinh tế của vùng phát triển.
+ Thúc đẩy kinh tế của cả nước phát triển.
- Ý nghĩa về chính trị, xã hội
+ Đây là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc ít người, chiếm ½ số dân tộc ít
người của cả nước, họ là ngững người có công lớn trong sự nghiệp giải phóng dân
tộc.
+ Kinh tế - xã hội của vùng phát triển chậm hơn so các vùng khác và đời sống
của đồng bào các dân tộc còn nhiều khó khăn;
+ Đây là vùng căn cứ địa cách mạng, thủ đô kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ;
+ Có đường biên giới với Trung Quốc, Lào và các tuyến giao thông, cửa khẩu
quốc tế quan trọng.
Một số câu hỏi HS tự giải:
1. Chứng minh rằng từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta
đã có sự chuyển biến rõ rệt trong cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ.
2. Chứng minh rằng tài nguyên thiên nhiên nước ta đa dạng tạo điều kiện
để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.
3. Nêu và chứng minh các ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng
sông Hồng có thế mạnh lâu dài.
4. Giải thích vì sao Đông Nam Bộ có nền kinh tế phát triển nhất so với các
vùng khác.
5. Giải thích và chứng minh khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới, gió
mùa ẩm.
18
2.4. Kết quả triển khai sáng kiến
Sáng kiến đã được áp dụng vào công tác bồi dưỡng HS giỏi môn Địa lí
cấp tỉnh ở trường THPT Thạch Thành 2 năm học 2016 - 2017. Bước đầu nhận
được phản hồi tích cực từ các bạn đồng nghiệp và từ phía học sinh: học sinh đã
có kỹ năng phân tích đề tốt hơn, nhận đúng dạng câu hỏi và biết đưa nguồn kiến
thức hợp lí để làm bài.Qua phiếu thăm dò, qua việc phân tích bài làm của các em
và đặc biệt qua điểm số kì thi khảo sát chất lượng học sinh giỏi lần 3, kết quả
như sau:
Dạng câu Mức độ
Điểm thi KSCL học
sinh
hỏi
giỏi lần 3( Thang điểm 20)
Chưa nắm vững Nắm vững
Dưới 10 điểm Từ 10 điểm
trở lên
Số lượng Tỉ lệ Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ
(học
( %) lượng ( %) lượng ( %) lượng ( %)
sinh)
( HS)
( HS)
(HS)
So sánh
0
0
10
100
Chứng
0
0
10
100
minh
1
10
9
90
Giải thích 0
0
10
100
Chứng
1
10
9
90
minh- giải
thích
- Kết quả trên cho thấy, qua áp dụng sáng kiến, hầu hết các em đã nắm
được cách trả lời các câu hỏi lí thuyết khó, chỉ còn 1 em duy nhất còn chưa thật
chắc chắn khi trả lời dạng câu hỏi kết hợp chứng minh- giải thích. Kết quả qua
điểm số của kì thi cho thấy các e đã có sự tiến bộ rõ rệt: 9/10 em có điểm bài thi
khảo sát chất lượng học sinh giỏi lần 3 từ 10 điểm trở lên( chiếm 90%)
- Đặc biệt, kết quả trong kì thi học sinh giỏi tỉnh môn Địa lí của trường
THPT Thạch Thành 2 đã có nhiều chuyển biến tích cực, điểm số của các em
tham gia kì thi cao hơn các năm trước và số lượng giải cũng nhiều hơn: Có 5 em
tham gia thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí năm học 2016-2017 vừa qua, thì
cả 5 em đều đạt từ 12 điểm trở lên, trong đó 3 em đạt giải khuyến khích học sinh
giỏi cấp tỉnh.
III. KẾT LUẬN
3.1. Kết luận
- Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, trên nền kiến thức cơ bản đã có và vốn
kinh nghiệm của bản thân, tôi xin mạnh dạn chia sẻ với các bạn đồng nghiệp
một vài kinh nghiệp về bồi dưỡng học sinh giỏi thông qua sáng kiến: Kinh
nghiệm về hướng dẫn học sinh phân loại và giải một số câu hỏi lí thuyết khó
trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí ở trường trung học phổ thông
Những kinh nghiệm trong sáng kiến này có thể áp dụng đối với bồi dưỡng học
sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 nói riêng và với môn Địa lí nói chung. Với mỗi dạng
19
câu hỏi, ngoài việc đưa ra cách giải , chuyên đề còn nêu rõ những yêu cầu
chung, cách phân loại và các ví dụ cụ thể để minh họa.
- Tuy nhiên, do kinh nghiệm và thời gian hạn chế nên sáng kiến chỉ đưa ra
được một số ví dụ cụ thể. Để sáng kiến của tôi có thể áp dụng rộng và có hiệu
quả cao hơn vào việc giảng dạy và bồi bưỡng học sinh giỏi, tôi rất mong được
sự góp ý chân thành của các thế hệ đồng nghiệp.
3.2. Kiến nghị.
- Để sáng kiến đi vào thực tiễn, cần có sự tạo điều kiện của Ban giám hiệu
nhà trường để giáo viên có cơ hội trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy.
- Đề nghị nhà trường cung cấp thêm nguồn sách vở, tài liệu để giáo viên
nghiên cứu và ứng dụng.
- Đề nghị sở GD- ĐT tổ chức nhiều chuyên đề có sự chia sẻ của các
chuyên gia đầu ngành để giáo viên được học hỏi nhiều hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 16. tháng 05 năm 2017
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Nguyễn Thanh Trường
20
Tài liệu tham khảo
1. Các đề thi học sinh giỏi cấp trường và cấp tỉnh qua các năm.
2. Luyện thi đại học môn Địa lí – NXB Đại học Quốc gia tp Hồ Chi Minh
3. Hướng dẫn ôn thi THPT quốc gia năm học 2015- 2016 – NXBGD Việt Nam
4. Chuẩn kiến thức kĩ năng Địa lí 12- NXBGD Việt Nam
5. Sách giáo viên Địa lí 12- NXBGD Việt Nam.
6. Tham khảo một số vấn đề qua mạng internet
21
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thanh Trường
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Thạch Thành 2
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá Năm
học
giá xếp loại
TT Tên đề tài SKKN
xếp loại đánh giá xếp
(Phòng, Sở,
(A,
B, loại
Tỉnh...)
hoặc C)
1. Một số biện pháp nhằm Sở
GD& C
2010- 2011
ĐT Thanh
nâng cao hiệu quả công tác
Hoá
chủ nhiệm lớp ở trường
THPT Mường Lát.
22